Những câu chuyện dọc đường
Dân Chủ
Một con đường cho Việt Nam? (bài 2)
Phan Văn Song
Bài tuần trước, chúng tôi đã bắt đầu chia sẻ cùng quý vị ý niệm Dân Chủ. Và một thân hữu có ý kiến đã hỏi tôi tại sao lại có dấu hỏi đặt trên chủ đề: Dân Chủ. Một con đường cho Việt Nam?
Xin được phép trả lời câu hỏi bằng một câu hỏi: Quý thân hữu, người Việt tha thiết với tương lai vận mệnh quốc gia, quý vị có chắc rằng một chế độ dân chủ sẽ là một chế độ đưa quốc gia Việt Nam thoát cảnh nghèo đói tăm tối không?
Dân Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản hiện sống ở hải ngoại tại các quốc gia Dân Chủ tiên tiến ở Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu hưởng Dân Chủ xứ người, sanh hoạt trong một xã hôi Dân Chủ, ăn nói hít thở dân chủ nên mong rằng chỉ cần tuyên bố thành lập một tổ chức dân chủ là tự nhiên dân chủ sẽ đến, quyên rằng cần phải có cả một bộ máy quyền lực bảo vệ chế độ dân chủ, và quan trọng nhứt bảo vệ xã hội dân chủ và sanh hoạt dân chủ.
Các quốc gia như Tunisia, Lybia, sau các cuộc cách mạng mùa xuân, các quốc gia Đông Âu cựu Khối Cộng Sản Varsovie, sau cuộc đổi đời Bức tường Bá linh sụp đổ đều làm lại cuộc đời bằng xây dựng một chế độ Dân Chủ... Nhưng bao nhiều quốc gia thành công? Vì quan niệm Dân Chủ, ý niệm Dân Chủ, đều được sử dụng, áp dụng tại các quốc gia ấy bởi các chánh đảng, dưới dạng một lý thuyết, một chủ thuyết và có khi tại nhiều quốc gia, nếu không nói là đa số, lại như một ý thức hệ!
Không phải chỉ có tổ chức bầu cử, không phải chỉ có nhiều ứng cử viên, không phải rằng có đa đảng, rằng có đa nguyên, là đương nhiên tức khắc có Dân Chủ. Tại hải ngoại ta trong cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản ta há chẳng có một Đảng Chánh trị lấy tên là đảng Dân Chủ Đa Nguyên đó sao? Quên rằng Đòi quyền Dân Chủ là đương nhiên phải chấp nhận Đa Nguyên tư tưởng chánh trị! Hay chắc là để đối trọng lại với Dân chủ Độc Đảng của Đảng Cộng Sản Hà nội trong nước chăng?
Bầu cử người đại diện, với nhiều đảng phái, đa đảng đa nguyên ngày nay tại vài quốc gia âu châu, đã đưa đến tình trạng khủng hoảng chế độ chánh trị vì không thành lập được một chánh phủ có đa số để cầm quyền ... Trường hợp Ý, Đức, của ngày nay...
Do đó, giao suy nghĩ, giao trách nhiệm suy nghĩ và tổ chức chánh trị cho các nhà chánh trị, các nhà trí thức chuyên nghiệp chánh trị tổ chức, với các sơ đồ, đảng phái chánh trị, thị trường chánh trị đã tạo những khủng hoảng như chúng ta đã và đang nhận xét ngày hôm nay trên thế giới... Nào khủng hoảng cầm quyền ở Mỹ với một ông Trump độc diễn, khủng hoảng chánh trị với một Brexit Anh Quốc đầy phiêu lưu, rồi nào độc tài Tân Hoàng đế Xi Jinping ở Tàu, hay Tân Tsar Nga Hoàng độc tài Poutine, hay các tiểu Độc tài Pacha Attaturk Thổ Nhỉ Kỳ...Iran, Kim Ủn...
Trong một bài thứ ba chúng tôi sẽ đề nghị một suy nghĩ để chúng ta sửa soạn cho người dân thực sự làm Dân Chủ, sống Dân Chủ, ... Tạo một nền Văn Hóa Dân Chủ, một Văn minh Dân Chủ!
1. Hãy tổ chức lại tình tương trợ
“Xã hội chánh trị” đã ngự trị gần một thế kỷ, “Xã hội doanh thương” (la société marchande) và “Xã hội cộng đồng” (la société communautaire) hoàn toàn không có tiếng nói. Đặc biệt tại những quốc gia do độc tài toàn trị cai quản, như Việt Nam. Nhà Nước độc tài đã đè bẹp tất cả những cá nhơn thương nghiệp, hay những “cơ chế trung gian” (les corps intermédiaires). Ngày nay dưới sức bộc phát của kinh tế thị trường, các xã hội doanh thương phục hồi rất nhanh, nhưng trong tình trạng hỗn loạn, vì thiếu một khung pháp lý.
Các công ty quốc doanh được tư hữu hóa khá nhanh và dễ dàng, sự cạnh tranh bắt đầu thực hiện bởi sự thúc đẩy của hoàn cầu hóa. Nhưng con người và tâm trạng “cộng đồng”đến chậm hơn.
Bởi lẽ, thời xưa dưới chế độ độc tài toàn trị, quan niệm “tập thể” bị thúc đẩy đến cao độ, nhưng quan niệm ấy chỉ là bề mặt thôi, thật sự lúc bấy giờ, là thời gian của cá thể cao độ, mạnh ai nấy lo, “tôi lo cho tôi và gia đình tôi trước”. Chụp giựt, mạnh ai nấy lo chụp giựt là tâm trạng công dân dưới thời “tập thể” lãnh đạo. Ngày nay, những dấu vết chánh trị ấy vẫn còn, mặc dầu xã hội doanh thương đã hoạt động bình thường. Làm sao có được cái yên tâm để lo cho người khác và lo việc chung?!
2. Công dân Giáo dục
Một chương trình công dân giáo dục phải được nghĩ đến. Những công dân có nhiệt tình, có tinh thần cộng đồng, hãy gánh vác việc tổ chức lại những cơ cấu xã hội và những cơ chế tương trợ cộng đồng. Thoạt tiên là gia đình, ngày nay, tánh cách gia đình đã bị phá vỡ, cộng đồng gia đình là môi trường tạo sự tương trợ và hòa hợp, không nói đến gia đình là phủ nhận nền tảng của xã hội.
Trong khi chờ đợi một quan niệm mới để tổ chức lại gia đình, chúng ta phải cố gắng đào tạo những đức tánh căn bản để phát triển “những tập tục đời sống hội đoàn”, “những sáng kiến tương trợ” và “những hy sanh cá nhơn”.
Phát huy những đức tánh ấy là thực hiện được những đóng góp của công dân đối với nền dân chủ. Đo đó, thể hiện những “đức tánh dân chủ” của những người công dân mới.
3. Một nền dân chủ tham dự
Nếu “quyền lực chánh trị” đã vượt khỏi phạm vi hoạt động, nếu “nền dân chủ” đã bị tướt đoạt bởi một nhóm người chánh trị toàn quyền, một hệ thống quan liêu, cửa quyền toàn trị hay những nhóm thế lực độc tài; hoặc quan điểm, tư tưởng về nền tảng của “các xã hội tự do”, của “các xã hội công dân” đã bị lãng quên, hay bị tước đoạt, thì sự thờ ơ với “việc công cộng”, “việc chung” (la chose publique) của các công dân đã mặc nhiên giao phó “đời sống công cộng” cho một nhóm “người làm chánh trị”, đó là vô tình quên đi trách nhiệm “cộng hòa” - Cộng hòa từ quan niệm “Res Publica”, nghĩa là pour la chose publique, tức là “việc chung”, việc công cộng.
Cũng dễ hiểu thôi, người công dân ngày nay, đứng quá xa trong hệ thống tổ chức quyền lực. Người công dân nhận thấy những quyết định về thuế má, những luật lệ hành chánh, những đặc quyền và cả những xì–căng–đan đã vượt qua tầm tay của mình.
Dân chủ ư? Quá trễ rồi. Làm sao thay đổi tâm lý và tập tục để có một Quốc hội mới, một Chánh phủ mới? Hiện tượng bỏ mặc việc chung, việc công cộng, xem “việc chánh trị là việc ở trển” rất phổ thông! Chúng ta hiểu tại sao, bỏ phiếu trằng, không đi bầu, là điều rất tự nhiên ở các nước tiên tiến, như Huê kỳ, Pháp, Anh, Đức…
Khi “nền Dân chủ bị chỉ định nghĩa tóm tắt bằng lá phiếu” (La Démocratie réduite au bulletin de vote) như Yves Cannac đã định nghĩa, người dân có cảm tưởng rằng họ chỉ có quyền công dân trước vài tuần có bầu cử, khi những ứng cử viên nhớ đến họ, bằng những hứa hẹn.
Chúng ta có thể phá vỡ quan niệm ấy bằng những sanh hoạt cộng đồng, bằng những sanh hoạt hội đoàn. Hãy nhìn xem, rất nhiều công dân nhận xét như chúng ta. Tại sao chúng ta không tập trung những suy nghĩ, những nhận xét ấy lại rồi biến thành hành động chung để ảnh hưởng đến “việc chung”? Và những hành động cho “việc chung” trong một “xã hội cộng đồng” sẽ đem “xã hội dân sự” và “xã hội cộng đồng” đi vào quản lý “cái việc chung”. Đó là “dân chủ tham dự”.
Theo thiển ý, hãy tổ chức ngay những bài học công dân giáo dục. Tu Thân, Trị Quốc.
- Tu thân, nói rõ vai trò của con người và ảnh hưởng của môi trường qua một nền giáo dục, trau giồi Đạo đức công dân.
- Trị Quốc, bắt đầu bằng những suy nghĩ đóng góp vào cộng đồng xã hội của mình, đầu tiên là đối với gia đình mình: một người con tốt, hiểu rõ bổn phận đối với cha mẹ; cha mẹ cũng thế, thi hành đúng bổn phận đối với con, giảng dạy cho con mình biết thế nào là cộng đồng, là môi trường xã hội, văn hóa và kinh tế... Hãy tổ chức những hội đoàn thiện nguyện ngay trong thời niên thiếu của những con trẻ, những hội đoàn thiện nguyện tại các khu phố của mình. Hãy chứng minh rằng những đường giây thiện nguyện này sẵn sàng làm việc, thay thế những cơ quan xã hội cộng đồng do chánh phủ thành lập. (Việt Nam đã có sẵn những tổ chức Nhà Thờ, Chùa, phục vụ cho cộng đồng tín hữu hay Phật Tử. Đó là truyền thống cộng đồng của dân tộc Việt Nam, vốn có tự ngàn xưa)
Nếu chúng ta biết sử dụng “Xã hội dân sự”, thoạt tiên là những “Cơ cấu tổ chức tương trợ”: cho người khiếm tật, cho trẻ con bị tàn tật, cho các nạn nhơn bão lụt, giúp đỡ và giáo dục trẻ con bụi đời ... Các xã hội dân sự có thể đi vào những chương trình to lớn hơn, như giúp đỡ Khoa học thực nghiệm nghiên cứu các bệnh nan trị : ung thư, Alzheimer, Parkinson, sốt rét… hoặc về Văn hóa, như chống nạn mù chữ, dạy nghề cho người nghèo ...
Các “Xã hội dân sự ” hay “Cộng đồng” cũng còn vai trò thành lập những “Xã hội Công dân” hay những “Hội đoàn công dân” (les clubs citoyens) nghiên cứu những luật lệ hiện hành để bổ túc ngành hành pháp về luật bảo hiểm; về luật thừa kế; về luật hôn phối để bảo vệ người phụ nữ và con trẻ lúc ly hôn được hài hòa với sự phát triển và thay đổi của xã hội. Về mặt bảo vệ công nhơn, công đoàn phải có vai trò của công đoàn, là bảo vệ quyền lợi của công nhơn đối với chủ nhơn, Nhà Nước chỉ có vai trò trung gian mà thôi. Mỗi luật lao động phải được thương thuyết với các đại diện công đoàn, công đoàn phải có từng ngành, vì mỗi ngành có những đặc biệt và dị biệt đối với ngành nghề ấy. Mỗi mỗi hoạt động xã hội phải có những “Xã hội dân sự”, “Hội đoàn” để bảo vệ. Ý niệm Đạo Đức chánh trị và xã hội phải được nêu cao.
Cũng với ý niệm Đạo đức chánh trị và xã hội, những “Xã hội dân sự Chánh trị” sẽ là những hoạt động xã hội có tánh cách chánh trị được khuyến khích. Những xã hội chánh trị sẽ giúp các nhà cầm quyền đi đến sự quản lý tốt (la bonne gouvernance). Những xã hội chánh trị có thể là những hội đoàn công dân (associations citoyennes), những nhóm nghiên cứu và suy nghĩ (think tanks) hay là những Đảng phái.
Quan niệm Đảng phái “làm” chánh trị để “cướp chánh quyền” là một quan niêm sai lầm.
Vai trò đầu tiên của Đảng chánh trị là “tham dự chánh trị”, tham dự chánh trị một quốc gia là “đồng quản lý” (co - gouverner). Tham dự ở ngay hạ từng cơ sở, ở quận, ở xã, ở làng với quan niệm “kiểm soát và đề nghị thay thế” (checks and balances). Đồng quản lý, là dòm ngó, thúc đẩy, đòi hỏi, chỉ trích, bàn tính, đề nghị và thay đổi cách điều hành ngay từ hạ từng cơ sở của xã hội. Đó là sử dụng quyền công dân, sử dụng quyền dân chủ. Trách nhiệm nhà cầm quyền, là điều hành tốt cơ sở từ dưới lên trên, tức từ xã, quận, tỉnh, quốc gia. Bên cạnh cơ quan hành chánh, bên cạnh cơ quan dân cử phải có những “Xã hội công dân” để làm nhiệm vụ kiểm soát, thúc đẩy, đề nghị…
Dân chủ tham dự là như thế. Phải phá vỡ bức tường mà “các nhà chánh trị chuyên nghiệp” đã tạo thành một “thị trường chánh trị”.
4. Một xã hội có trách nhiệm và đạo đức
a) Con người "thật sự" dân chủ: Không phải chỉ tạo ra những hội đoàn, những xã hội dân sự là chúng ta có dân chủ tham dự. Phải có những “con người thật sự dân chủ”.
Thật sự dân chủ là phải có tinh thần trách nhiệm.
Việc đầu tiên là dấn thân, và khi dấn thân ta phải có tinh thần trách nhiệm. Chú ý đến người khác, quan tâm đến tha nhơn, biết lắng nghe ý kiến của kẻ khác trong tinh thần tương kính, tương trọng và đạo đức trách nhiệm. Vạn sự khởi đầu nan, thoạt tiên bao giờ cũng khó, nhưng nếu biết cố gằng sẽ thành tập tục. Và khi đã đi vào tập quán, những người thờ ơ sẽ được cuốn hút đi vào dân chủ cùng với mọi người.
b) Trau dồi Trách nhiệm và Đạo đức, Nhơn bản : Trách nhiệm và Đạo đức phải được trau giồi từ thuở nhỏ. Dạy con từ thuở còn thơ. Con trẻ được trau giồi tinh thần trách nhiệm, đạo đức công dân, lòng vị tha, tương kính, sẽ là những công dân tốt. Hãy trau dồi những đức tánh nhơn bản ấy!
Hãy tổ chức ngay vào tuổi thơ những hội đoàn học sanh, biết làm nghĩa vụ công dân, biết quan tâm đến láng giềng, quan tâm đến tình bằng hữu, tinh thần hội đoàn, biết cá nhơn sống và hoạt động trong môi trường của mình, đi thăm người già, đi giúp đỡ người khiếm tật. Ngày nay, ở các quốc gia tiên tiến, và ngay cả ở Việt Nam, những Nhà thờ, những Hội thánh tôn giáo, những nhà Chùa, thường tổ chức những “Hội đoàn thanh thiếu niên” hướng dẫn các con trẻ tín hữu vừa học Giáo lý vừa làm việc thiện. Chúng tôi muốn nói, chúng ta không nên để việc ấy cho các Hội Thánh tổ chức, vì đấy không phải là việc thiện mà là “việc chung” , “việc của cộng đồng”.
Tổ chức các “Hội đoàn thanh thiếu niên” là bổn phận giáo dục của nhà trường, của quốc gia!
Phải đưa vào giáo dục những quan niệm: “xứng đáng”, “trách nhiệm”, “việc chung ”, “tự trọng”, “ tương kính”. Một nền Giáo dục, một nền Đạo đức, một nền Văn hóa, lấy Con Người làm trọng điểm.
Nói tóm lại Nhơn bản. Quốc gia tạo Nhơn dân thành Công dân, tạo nên Quốc Dân với tinh thần Quốc Gia, phục vụ Quốc Gia!
“Con người và môi trường” phải biết sanh hoạt với những “Con người và môi trường”. Sống chung, sống cùng, mọi tổ chức phải lấy trọng điểm là cái Sống Chung, chia sẻ Tâm linh, chia xẻ Vật chất. Tạo một xã hội hài hòa.
Biết chia xẻ một khung xã hội phải cần những đức tánh và đạo đức ấy. Sống chung là nhìn nhau, chào nhau và tôn trọng lẫn nhau.
Thay lời kết:
Việt Nam ta đã vào Tổ chức thương mại quốc tế, dầu Nhà cầm quyền Cộng sản có muốn hay không muốn, dân chủ cũng sẽ đến với Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam không thể mãi mãi coi dân chủ là một món hàng cấm ở Việt Nam. Nhơn dân Việt Nam đang như trăm hoa đua nở, rộ lên những bộc phát, những nhu cầu dân chủ, những đòi hỏi công bằng pháp lý, những nhu cầu phát biểu, ngôn luận, ý kiến… đang dấy lên, điển hình qua những hội đoàn, đoàn thể, đảng phái..Tất cả những ấp ủ thầm kín đè nén đang bừng dậy. Nhà cầm quyền Cộng sản không thể mãi mãi bịt mồm 80 triệu đồng bào được.
Kiểm soát sự Dân chủ đang thức dậy bằng Công An trị, như nhà cẩm quyền cộng sản đang làm ở Việt Nam không phải là một giải pháp. Bắt và đàn áp người đấu tranh đòi dân chủ, bắt và đàn áp người xem mạng internet, bắt và đàn áp những bloggers, các vị luật sư đang hành nghề, vì những vị luật sư nầy đang lập hồ sơ kiện cáo cho những người đi kiện Nhà Nước, là "phản nhân quyền", "phản dân chủ".
Quyền được bào chữa là một quyền tối thiểu của con người. Anh có quyền buộc tội, tôi có quyền bào chữa. Anh phải chứng minh tôi có tội, tôi sẽ chứng minh tôi vô tội. Đó là Dân chủ. Nhà cầm quyền phải tạo phương tiện để buộc tội và bào chữa tội : đó là Tòa Án, đó là thẩm phán, nhưng đó cũng là luật sư, mỗi phần hành một vai trò. Trạng sư, thẩm phán, quan tòa. Tòa Án xữ Đại hình thì có Nhơn dân làm quan tòa, đó là bồi thẩm đoàn, các vị bồi thẩm là những công dân được lựa chọn để làm nhiệm vụ xét xữ những vụ án có tánh cách quan trọng, đại hình.
Nhà nước Cộng sản Việt Nam muốn đưa quốc gia Việt Nam đi vào con đường Phát triển, muốn đưa dân tộc Việt Nam vào con đường văn minh, hãy biết soạn mình để chứng tỏ mình là những người lãnh đạo văn minh. Hãy nhìn kỹ và tự xét mình tại sao ngày nay, có những phiền hà, khiếu nại, đòi hỏi của rất nhiều từng lớp nhơn dân trong xã hội Việt Nam như vậy? Hãy lắng tai nghe những đòi hỏi ấy. " Tự kiểm thảo và kiểm thảo" là một sanh hoạt Đảng cộng sản. Tại sao không làm? Trái lại, đàn áp, trù dập người dân đòi dân chủ để làm gì? Hay là đây là một phương pháp "Đàn áp để Dạy dân"?
Giáo dục công dân bằng đàn áp, bằng CôngAn cũng không phải là một giải pháp. Người dân ngày nay không còn "mê" chủ nghĩa cộng sản nữa, người dân Việt Nam ngày nay không còn "sợ" Công An cộng sản nữa.
Giải pháp tốt là: hãy biết đối thoại, hãy biết lắng tai nghe, mặt nhìn mặt, hãy biết chào đón những lời chỉ trích, đúng thì phải biết nhận và sửa sai, sai hãy chứng minh, nhưng hãy biết nói chuyện với nụ cười, hãy tôn kính người dân. Dân chủ là đối thoại với dân, dân chủ là đối thoại với đối lập; dân chủ tham dự là đón nhận tiếng nói của người dân, của đối lập, và chấp nhận đối lập; chấp nhận chỉ trích là chấp nhận dân chủ…
Và quan trọng hơn: Hãy biết cám ơn những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam ngày nay đã biết lựa chọn đấu tranh ôn hòa để sửa sai cái quản lý kém của nhà cầm quyền hiện tại, vì những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam nầy đã biết quan tâm đến sự sanh tồn của đất nước và dân tộc.
Hãy biết cám ơn những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam ngày nay đã biết tạo ra những xã hội công dân để đối thoại, để tạo đối tác chánh trị, để tham dự vào chánh trị, để làm phận sự công dân, lo cho việc chung, tiến tới một nền dân chủ tham dự, pháp trị và hiến định.
Hãy lắng nghe tiếng nói của công dân.
Hãy trả quyền công dân lại cho công dân.
15/03/2018
Phan Văn Song
Ghi chú: Tham khảo
Yves Canne : Le juste pouvoir. Essai sur les deuxchemins de la Démocratie.
J.Cl Lattès, coll Pluriel Paris 1984.
Anthony de Jasay : l’Etat, la logique du pouvoir politique. Préface de Pascal Salin
Les Belles Lettres, coll Laissez-faire Paris 1994.
Gordon Tullock : Le Marché politique. Analyse économique des processus politiques
Association pour l’économie des Institutions. Economica Paris 1978
Ségolène Royal, Dominique Strauss-Kahn, Laurent Fabius : Programmes politiques pour être candidat du Parti Socialiste à l’élection présidentielle 2007.
Những câu chuyện dọc đường
Dân Chủ
Một con đường cho Việt Nam? (bài 3)
Phan Văn Song
"Các người là muối của đất, song nếu mất mặn đi, thì sẽ lấy giống chi làm cho mặn lại! Muối ấy không dùng chi được nữa, chỉ phải quăng ra ngoài và bị người ta đạp dưới chơn"
(Ma-ti-ơ 5 : 13)
Đôi lời mở:
Sau bài viết tuần qua, chúng tôi nhận được nhiều lời bàn, phản biện, chê trách, xin thành thật cám ơn tất cả quý bạn đọc, quý thân hữu đã bỏ công viết lời đóng góp.
Phần đông những lời bàn thường nhìn vào những nhận xét thực tiễn của tác giả qua những bài toán nan giải hiện đang xảy ra tại các quốc gia tiên tiến dân chủ, hay về các khủng hoảng chánh trị cũng tại các quốc gia tiên tiến ấy.
Tất cả cũng do một cuộc đối choại và hiểu lầm quan niệm dân chủ giữa hai cái nhìn tây phương và trung đông á châu, nếu không nói là giữa thiên chúa giáo âu mỹ và hồi giáo trung đông á châu – Người âu mỹ văn hóa thiên chúa giáo, lẫn lộn thái độ vị tha thông cảm văn hóa với tôn trọng những dị biệt tập tục hay dị biệt tôn giáo - nên bị các tôn giáo hay văn hóa trung đông phương hay hồi giáo hiểu lầm là yếu đuối – Do đó, ngày nay, mới có những xáo trộn trật tự xã hội, các thân hữu nào hiện sanh sống tại âu mỹ đều nhìn thấy những hiện tượng nầy. Quan niệm Dân chủ ngày nay, cũng bị các đảng phái có những lý thuyết quá khích, (quốc túy, dân túy, chống cộng đồng lạ, chống liên âu, chống toàn cầu hóa, chống văn hóa chủng tộc ...) lợi dụng nhơn danh Nhơn quyền và Dân Chủ để bóp méo chế độ Dân Chủ.
Những khủng hoảng ấy, đa phần, thường, do, tại các quốc gia ấy, sự cạnh tranh bầu cử, tìm chiêu mộ đảng viên, để có dân cử nhiều, do đó đang đã biến « tập tục tranh luận bầu cử dân chủ » thành những « thị trường chánh trị »… Những ứng cử viên thường phải hứa hẹn nhiều đề tìm cảm tình viên, đảng viên, … với đa số dư luận từ « chung chung », đến « đặc biệt » với những cộng đồng thiểu số, hay « dị biệt » với cộng đồng dị biệt, tất cả là lời hứa, cả những lời hứa hảo ... để kiếm phiếu !
Do đó, khi cá nhơn chúng tôi nhận xét một ông Trump độc diễn, hay khi nhận xét một Brexit đầy phiêu lưu, chúng tôi chỉ mong quý độc giả nhận rõ, khi chúng ta bước vào dân chủ chúng ta phải có một thái độ dân chủ để chấp nhận trò mọi chơi dân chủ, kể cả chỉ trích và không đồng ý kiến !
Nước Nga ngày nay, nước Tàu ngày nay, hai cường quốc, kẻ số 2 và người số 3 về kinh tế, quân sự, cộng hai vai trò chánh trị hàng đầu, có thể thay đổi cả một bộ mặt thế giới, đều tuyên bố rằng quốc gia họ có dân chủ! Vì cả hai đều có chế độ bầu cử, chẳng những bầu cử người đại diên người dân ; chẳng những cả hai đều có Quốc hội, đều có có Hiến Pháp, đều có cả Tam quyền Phân lập ; mà họ còn có cả bầu cử Tổng thống nữa (Trường hợp Nga ngay lúc nầy). Thế nhưng bà con chúng ta cả hải ngoại và cả quốc nội có thể gọi đấy là dân chủ không ? Xin miễn trà lời, và cũng xin không nói đến Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, vì chúng tôi sẽ bị quý vị rầy la cho rằng cá nhơn chúng tôi thiếu thiên vị !
«Dân Nga muốn ổn định, sau nhiều năm xáo trộn sau khi Nga Xô Viết sụp đổ. Người Nga nghĩ Putin đã mang lại thịnh vượng cho nước Nga. Sự thực, cả kinh tế Nga xây dựng trên dầu lửa. Putin may mắn lên cầm quyền đúng lúc dầu lửa lên giá, dollars đổ vào như nước. Chính quyền Nga không có một chính sách kinh tế gì lâu dài, chỉ chia chác nhau và dùng tiền của quốc gia để củng cố quyền lực. Dân Nga so sánh đời sống thời Putin với thời Cộng Sản, thấy đỡ khổ, đỡ thiếu thốn hơn trước. Không nghĩ rằng làm bệ rạc hơn kinh tế Cộng Sản là chuyện rất khó. Cũng như ở Việt Nam, có người nói đời sống ở Việt Nam bây giờ thoải mái hơn nhiều, so với thời đói khát trước 75 ở miền Bắc, thời ăn bo bo ở miền Nam những năm sau 75. Không nghĩ rằng nhóm cầm quyền đã bán đổ bán tháo tài nguyên quốc gia, xuất cảng lao động kiếm tiền, chưa nói tớihàng tỷ dollars của người Việt hải ngoại gởi về. Ngân khoản khổng lồ đó rơi vào túi nhóm cầm quyền và tay chân, ngày nay gọi là các “đại gia”. Dân chúng chỉ được hưởng những hạt gạo lọt dưới sàng». (Từ Thức Putin Superman – Hoa Tự Do ngày 18/03/2018).
Tác giả, Từ Thức đã nói đúng tâm trạng của người Nga ngày nay. Người Nga muốn ổn định. Thật là Độc tài tạo ổn định. Làm công dân một quốc gia độc tài, cũng như làm công nhơn một xí nghiệp độc tài, rất ổn định. Sáng vác ô đi, tối vác ô về. Không suy nghĩ, làm 8 tám tiếng/ngày, 5 ngày/tuần. Thứ bảy đưa vợ đi chợ. Chúa Nhựt đi lễ Nhà thờ, đi Chùa, cuối tháng lãnh lương. Ở Paris có câu ví von tản cái ngày ngày của người dân bình thường Paris, là «métro, bulot, dodo» - «Xe điện, làm việc, đi ngủ» - ba cái sanh hoạt cho một con người bình thường ở Paris? Do đó,
Độc tài là ổn định. Do đó, tuy gần cả 40 năm dân tỵ nạn người việt hải ngoại la ó, chống cộng, tuy gần 40 năm, dân quốc nội than oán, đấu tranh đòi dân chủ nhơn quyền… Đảng Cộng Sản vẫn trơ trơ mặt dầy... cầm quyền Việt Nam!
Quý vị có biết chăng là Triều Đình Nhà Cộng Sản cầm quyền từ 1945 đến nay... đã 70 năm không? Ngang ngửa bằng thời gian triều đình Nhà Nguyễn cầm quyền!. Nầy nhé: Vua Gia long lên ngôi 1802. Đến năm 1858, Đà nẳng đã bị Đô đốc Charles Rigault de Genouilly (1807- 1873 ) chiếm, năm sau 1859, Sài gòn cũng mất. Và Việt Nam mất chủ quyền từ đó*. Và gắng gượng lắm, đến 1885 hoàn toàn mất nước… Đất nước chia ba, Bắc Việt Tonkin, và Đế quốc Empire d’Annam, chế độ Protectorats - Tây bảo hộ, và Nam Kỳ – Cochinchine, thuộc địa - colonie.
Quý thân hữu nghĩ rằng khi chúng tôi nói đến những khủng hoảng do chế độ dân chủ đưa ra, là chúng tôi "chê" Dân chủ. Chúng tôi không chê, chúng tôi nói rõ, phân tích những cái xấu và cái tốt khi chúng ta "chơi trò dân chủ". Khi biết rõ luật chơi dân chủ. Chúng ta mới lựa chọn dân chủ. Bằng không, hãy nhìn xem những bài học của những Tunisia, Ai Cập, Lybie… Sau cách mạng hoa lài giải phóng các độc tài Bắc Phi. Các cuộc cách mạng đều thành công! Nhưng gặp khủng hoảng và thất bại, khi thành lập chánh phủ và thể chế! Vì với Dân chủ không tự chủ, thiếu sửa soạn, kém thông hiểu, nên đã đưa các quốc gia nầy đi từ khủng hoảng nầy đến khủng hoảng khác. Dân chủ là một cơ chế chánh trị rất phức tạp, một tập tục chánh trị, nên cần phải có một dân tộc với một văn hóa chánh trị trưởng thành, và một văn hóa dân chủ thuần thục.
Phê bình, chỉ trích Dân chủ! Đó mới là thái độ Dân Chủ. Ở các quốc gia độc tài, ai dám chê chế độ, chỉ trích chế độ? Đi tù mục xác!
Do đó, chỉ ở các quốc gia tiên tiến Dân Chủ mới có những phe Đảng nầy vs chống những phe Đảng kia. Mỹ Cộng Hòa vs Dân Chủ. Âu châu, Phái Tả vs Phái Hữu. Rồi cũng có những Đảng đi thái quá, cựu hữu, cực tả. Fascisme, Nazisme vs Communisme.
Nhưng càng nhìn rõ, lại thấy hai thái cực ấy lại giống nhau. Nazisme, Hitler độc tài, trại tập trung cải tạo...Communisme, Staline, cũng độc tài cũng trại tâp trung cải tạp...Goulag. Nực cười, và đau khổ thay! Trên cổng trại tập trung lao động cải tạo Nazie đều có hàng chữ Arbeit macht frei (tạm dịch : Lao động tạo Tự do). Các Trại Tập trung lao động cải tạo Cộng Sản Hà nội sau 30/tháng Tư/1975 đều ca tụng "Lao động là Vinh quang)! Cộng Sản Hà nội đã gặp Nazisme, Fascisme?
Từ trên 40 năm nay, và chỉ trên 40 năm nay thôi, từ ngày có một cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại, mới có một số người Việt Nam chúng ta có thông cảm và thương cảm những người Việt đang sống quốc nội Việt Nam ngày nay. Đau lòng và mỉa mai hơn nữa, có cả một động từ lạ lùng thường được sử dụng. Cá nhơn chúng tôi cũng đã từng nghe. Đó là động từ "Kẹt". "Ba mẹ tôi, anh em tôi, bà con tôi, con cháu tôi... còn kẹt ở Việt Nam!" Nơi quê hương, nơi chốn nhao cắt rún, mà gọi là kẹt – kẹt như kẹt trong một cái bẫy?– un piège – a trap…!
Do đó để ngày mai khỏi Kẹt, để đất nước Việt Nam không còn là một cái Bẩy nữa. Người Việt Nam không còn ở trong một cái bẩy nữa! Thì phải làm sao?
Câu hỏi đó, người viết chúng tôi không dám trả lời. Xin để quý thân hữu, quý đồng bào trả lời.
Ngắn gọn. Có phải không còn hình bóng nhà cầm quyền Cộng Sản không? Có phải rằng: Đảng Cộng Sản không được cầm quyền nữa nữa không? Tất cả đồng ý? OK?
- Cả toàn thể cộng đồng người việt tỵ nạn Cộng Sản hải ngoại đều chống Cộng, tất cả đồng một lời, tất cả đồng một lòng… Chắc không? Ai hằng năm về ăn Tết, du lịch, gởi tiền về?. Cả 14, 15 tỷ dollars US - bằng 10% Tổng Sản Lượng quốc gia Việt Nam - 40 tỷ US$? (Nói tóm lại, chỉ với 4 triệu dân Hải ngoại đối với 90 triệu dân quốc nội Việt Nam – nghĩa là chỉ với 0,5% tổng dân số đất nước Việt Nam đã đóng góp 10 t% TSL quốc gia). No Comment! Hết ý!
- Cả quốc nội đấu tranh, đòi nhơn quyền, đòi dân chủ, Chống tàu diệt Việt Cộng. Thât không? Ai ai cũng mơ, mong, muốn nhà cầm quyền Cộng Sản xuống, để người Dân chủ lên cầm quyền. Nhưng tại sao, khi Hàng Không Mẫu hạm đáp thăm Đà Nẳng, là tức khắc Hải ngoại, và cả quốc nội ca tụng Mỹ, cám ơn Mỹ đã "Nối Vòng Tay Lớn" … "hồ hởi phấn khởi" cùng nhau thương Mỹ cứu nước! Quên rằng Mỹ đến Đà Nẳng là để hù Tàu, là để củng cố, cứu bồ nhà cầm quyền Việt Cộng! Có xá, có thương chi các anh đấu tranh nhơn quyền, dân chủ tự do…
Nói cho cùng, vả lại ngày nay, dân quốc nội, ở tù, vì đấu tranh cũng không đông lắm. Các thành phố Mỹ nay đều có các Tiểu Sài gòn, đếu có thương xá, các chợ Phước Lộc Thọ… Nên nếu cho tất cả tù nhơn đấu tranh chánh trị, nhơn quyền dân chủ... ra đi có trật tự ODP, nhhu chương các cưụ sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, thì cũng có sao đâu – No star where? Xưa kia, cần các Nhà Thờ hổ trợ các dân tỵ nạn. Ngày nay, các cộng đồng người Việt xứ Mỹ, đủ sức để rước tất cả những người dấu tranh dân chủ nhơn quyền qua Mỹ tỵ nạn HO. Và, bảo đảm, ngày nay, chắc chắn rằng nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội cũng sẳn sàng "trục xuất" tất cả mọi chống đối phản kháng. Vừa được lòng Mỹ và dân Chống Cộng, vừa dẹp những cái gai chướng mắt, những cái mổm ngứa tai!
Bài ca "Từ Bắc vô Nam…" thật lắm nghĩa…! Bàn tay Bắc nối vòng bắt bàn tay Nam, 40 năm chưa thành, ngày nay bắt bàn tay Mỹ...thành vòng tròn… E rằng ngày nay, dù Cộng Sản Bắc Việt đang bắt bàn tay Mỹ, nhưng vì vẫn tiếp tục bắt bàn tay Tàu...nên e rằng khó bắt bàn tay toàn bộ người Việt
Dân Chủ tham dự
Bài 1 đã trình bày Dân chủ Đại diện... Dân cầm quyền, Dân bầu người đại diện cầm quyền. Chưa đủ, vì người đại diện, vì lo đi chợ kiếm phiếu, hứa tiều, hứa quảng, nên chánh trị biến thành thị trường chánh trị, kẻ hứa kiếm phiếu cũng nhiều, nhưng người đi mua người đại diện (lobby) để ra luật thuận cho kinh doanh làm ăn mình cũng lắm. Hãy xem: Lobby kỹ nghệ xe hơi, lobby kỹ nghệ bán súng ở Mỹ chẳng hạn…
Dân chủ đại diện thiếu thốn, vì người dân thiếu tham gia. Cần phải trung gian qua các Xã hội Dân Sự. Qua các Xã hội Dân Sự, những suy nghĩ, tham luận, tham khảo, tham chiếu được các người dân lưu tâm, lưu ý, bày tỏ thái độ, tham gia đóng góp với nhà chánh trị, nhà kinh tế, các chuyên gia, chuyên ngành… Xã hội dân sự tham gia cầm quyền với xã hội chánh trị. Từ nay, chánh trị không còn là không gian dành riêng biệt của nhà cầm quyền, hay của các chuyên viên chánh trị nữa. Chánh trị đi vào đời sống cá nhơn của người dân, của công dân. Người dân nay đã là một công dân. Một phần trong công dân là "dân sanh tư nhơn" : gia đình. Một phần là "dân sanh kinh tế công cộng": nghề nghiệp, sản xuất, đóng góp vào xã hội, vào kinh tế đất nước, và một phần "dân sanh chánh trị". Là công dân, người dân ấy sản xuất, tạo của cải riêng cho mình cho gia đình mình ; đóng thuế, tạo của cải chung cho xã hội và quốc gia mình bằng sản xuất, tiêu dùng...và với "chức năng chánh trị" bầu cử, hoạt động, tham gia vào các hội đoàn xã hội dân sự để cùng quản trị đất nước…
Tóm lại Dân chủ là một "chế độ ít xấu nhứt" để mang lại Tự Do va Hạnh Phúc cho người dân ( Winton Churchill 1874 -1965). “La démocratie est un mauvais système, mais elle est le moins mauvais de tous les systèmes” - Dân Chủ là một thể chế xấu, nhưng nó ít xấu nhứt"
Nhưng, Dân Chủ phải thực sự, với một quyết tâm – volonté – willing của toàn dân – Dân chủ tại Nga tại Tàu, tại Việt Nam không thực sự, vì cho dưới sự chỉ đạo, bài bản của nhà cầm quyền, do Đảng. Sau khi toàn dân quyết tâm, người dân phải tham gia cùng các nhà chánh trị cùng quản trị đất nước đó là Dân chủ Tham dự. Ngày tại các quốc gia tiên tiến...các hội đoàn, các xã hội dân sự, mỗi người một vẻ tham gia tham luận, tham gia cầm quyền, bàn cải chỉ trích, cùng với báo chí cơ quan truyền thồng tạo nguồn dư luận... Dân chủ tham dự tạo đời sống chánh trị, nhưng Dân Chủ tham dự cũng có bề trái của nó. Khi nhà cầm quyền lắng nghe, khi nhà cầm quyền hỏi ý kiến, thì cũng lắm lời, lắm chuyện, thuận tai cũng có, nghịch nhĩ cũng có. Dân chủ tham dự có thiện tâm cầm quyền, giúp việc, thì mọi điều xong xuôi tốt đẹp, nhưng gặp nếu gặp phải loại Dân Chủtham dự để tạo sức ép, tạo dư luận, bóp méo, kiềm hảm, thì ôi thôi cũng lắm khủng hoảng…! Cũng do đó, 6 tháng mới tìm được một chánh phủ liên hiệp khả dỉ cho nước Đức. Chúng tôi khi trình bày những cái hay những cái tốt của Dân Chủ, chúng tôi cũng phải nói đến những cái khó khăn, cái khủng hoảng do Dân chủ. Đã làm Dân Chủ. Phải biết cân bằng đẹp xấu nặng nhẹ. Khác với độc tài, vì độc tài cấm nói đến cái xấu. Dân Chủ có trách nhiệm, có người trách nhiệm, chịu sai trái, lỗi lầm thưởng phạt. Độc tài trái lại, không có trách nhiệm. "Đảng chỉ đạo, nhà nước quản lý, nhơn dân làm chủ"! Chả ai trách nhiệm cả!
Văn hóa dân chủ :
Muốn có Dân chủ. Muốn thực hiện dân chủ phải huấn luyện, đào tạo cho toàn dân, cho cả dân tộc một văn hóa dân chủ. Dân chủ ngay tại gia đình. Trong tình nghĩa vợ chồng, đồng thương, đồng kính. Không có chồng Chúa vợ tôi, Con cái được nể trọng… Người con là một đơn vị trong gia đình có quyền tham gia đóng góp ý kiến. Dân chủ trong tiểu gia đình, dân chủ trong đại gia đình, với ông bà chú bác. Dân chủ trong công đồng xã hội, làng xóm láng giềng, trong trường học, thầy trò... trong công sở, kỹ sư, công nhơn, Giám đốc, Trưởng sở. Trách nhiệm phần hành, chứ không phải quan lớn quyền hành …
Văn hoá dân chủ cần phải một thời gian huấn luyện dài… để tạo ra những Con Người Dân Chủ.
Văn Hóa Dân chủ là thương thuyết, là thảo luận, là liên hiệp, là đồng thuận…
Văn Hóa Dân chủ là văn hóa mặc cả, trả giá, thương lượng nơi gặp gởi giữa cung với cầu, là Khế Ước. Quản trị dân chủ là quản trị bằng khế ước, là thương thuyết, là thảo luận…
Khác với độc tài là Xin Cho, Mua Chuộc…
Mong rằng một thế hệ Việt Nam mới với những Con Người Dân Chủ và một Văn Hóa Dân chủ sẽ tạo một Dân Tộc Việt Nam Dân Chủ để xây dựng một Quốc Gia Việt Nam Dân Chủ.
Mong lắm!
23/03/2018
Hồi nhơn Sơn, ngày đầu Xuân
Tưởng Niệm Hai Bà Trưng
Phan Văn Song
Ghi chú:
* "Le 30 août, son escadre mouille devant Tourane- Đà Nẳng. Deux jours plus tard, un ultimatum est adressé à l'empereur Tự Đức, mais demeure sans réponse. Rigault tente un débarquement, s'empare facilement de Tourane, mais, faute de matériel adapté et d'hommes, il doit renoncer à attaquer la capitale, Huê, et il est même contraint de se retirer. Il décide alors de changer de stratégie et d'attaquer la Basse-Cochinchine, grenier à riz du royaume. Le 17 février, il parvient à prendre Saïgon… - Ngày 30 tháng 8, hạm đội của Đô Đốc Charles Rigault de Genouilly, thả neo tại Tourane - Đà Nẳng ngày nay. Hai ngày sau, một tối hậu thư được gởi đến Hoàng đế Tự Đức. Không trả lời. Rigault bèn cho đổ bộ, Đà Nẳng bị chiếm dễ dàng. Nhưng vì thiếu phương tiện, tiếp liệu, vận tải, và nhơn sự, Rigault đình chỉ việc tấn công và chiếm thủ đô Huế., và rút lui. Ông bèn đổi chiến lược, và quyết định chiếm Basse Cochinchine – Vùng Hạ Nam kỳ. Vựa lúa của Đế quốc An Nam. Ngày 17 tháng 2, 1859, Saì gòn thất thủ …." (Wikipédia).
Đăng ngày 15 tháng 04.2018