Lạm bàn về phái đoàn thể thao chung Nam-Bắc Hàn

Tình đồng chí,  Nghĩa đồng bào

Phan Văn Song

Không phải một ngẩu nhiên mà lịch sử Việt Nam hiện đại bắt đầu với một tháng giêng dương lịch đầy biến cố đau buồn. Không phải là một ngẩu nhiên là năm âm lịch Việt Nam cũng bắt đầu bởi những ngày Tết đầy kỷ niệm máu lửa chết chóc với ngày Giổ của một cái Tết đầy chết chóc của cái Tết Mậu Thân, cách đây đúng 50 năm!.
Tất cả các quốc gia «tự trọng» đều hưu chiến các ngày thiêng liêng: Tết dương lịch hay âm lịch, hay Giáng Sanh… chỉ có những phần tử không tự trọng, vô tổ tiên, vô thần mới xâm phạm những ngày thiêng liêng ấy.

1. Tháng Giêng dương lịch đầy đau buồn:
Tháng giêng đương lịch hằng năm là tháng của những kỷ niệm đau buồn của lịch sử hiên đại Việt Nam.
Bắt đầu tháng với ngày 8 tây, lễ Giổ, ngày anh hùng Trần Văn Bá và các bạn bị Cộng Sản Việt Nam sát hại.
Sau đó đến ngày lễ Giổ các anh hùng tử sĩ vị quốc vong thân, bỏ mình để gìn giữ biển đảo trong trận hải chiến với Tàu Cộng tại quần đảo Hoàng sa .
Và chắc chắn rằng, mọi chúng ta, không một ai quên được ngày cuối cùng, ngày 31 tháng giêng, ngày mồng hai Tết năm Mậu Thân 1968, một ngày thiêng liêng đầu năm âm lịch của năm ấy, năm Mậu Thân – 1968. Ngày mà quân Cộng Sản Bắc Việt, xé bỏ lệnh ngưng chiến, xâm phạm một ngày truyền thống dân tộc, thừa cơ hội vì ngày cổ truyền của toàn dân tộc Đại Việt chúng ta, nên toàn dân Miền Nam của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy, ngưng mọi sanh hoạt để lo tưởng nhớ, thờ cúng tổ tiên, đất nước... xua quân tấn công từ thành thị đến nông thôn thảm sát dân lành của miền Nam Việt Nam, của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa… chỉ để nhuộm đỏ Việt Nam đúng chỉ tiêu của Cộng Sản quốc tế Nga Tàu!
Do đó, với tất cả uất hận, chúng tôi người viết xin phép quý thân hữu cho phép chúng tôi được dịp nói lên một lời, có thể làm phật lòng vài thân hữu, có thể đối với đa số bạn bè, một quan điểm, gọi là «không phải đạo với dư luận thế giới».

2. Cám ơn Kim Yong Un và Moon Jae In, của Nam và Bắc Hàn
Hôm nay, với bài viết nầy, chúng tôi xin có một lời ca tụng Kim Yong Un, chú Ủn Bắc Hàn.
Và dĩ nhiên Moon Jae In Tổng thống Nam Hàn
Ca tụng, tên độc tài, cầm đầu nhà nước Bắc Hàn nầy, tên đồ tể đã cai trị dân mình với một bàn tay sắt, giết sạch các đối thủ chánh trị trong nước mình, cả trong gia đình mình, kể cả ông dượng mình, một người thân tín của cha mình, một người mình nối nghiệp. Một tên sát nhơn, quên cả tình gia đình, ruột thịt, máu mủ, cho người ra ngoại quốc ám sát người anh cùng cha khác mẹ mình để diệt mọi hậu họa phản loạn. Một tên độc tài, sát máu, một con người cả thế giới ngày nay đều ghê sợ, đang có biện pháp trừng trị, cấm vận… Một tên đầu sỏ của một «tiểu quốc duy nhứt trên thế giới» dám đe dọa dùng hỏa tiễn liên lục địa với đầu đạn nguyên tử hăm dọa khiêu khích đại cường quốc nguyên tử Huê kỳ. Thật là một sự «không phải đạo»!
Nhưng chúng tôi, chúng ta cũng phải phục vì một nghĩa cử rất «tình đồng bào» của chú Ủn độc tài và Moon Jae In vị Tổng thống tân nhiệm của Nam Hàn.
Thật vậy, từ bao nhiêu năm nay, từ sau thế chiến thứ 2, thế giới đã quen sống một thời gian dài với «Chiến tranh lạnh Mỹ Liên Sô», với cuộc chạy đua nguyên tử, và nỗi sợ chiến tranh nguyên tử.
Nhưng ta chớ quên rằng: Huê Kỳ là quốc gia duy nhứt dám phô trương lực lượng nguyên tử thật sự, quốc gia duy nhứt trong lịch sử hiện đại thế giới đã dám sử dụng bom nguyên tử – hai lần – giết hại các thường dân của một quốc gia địch thủ. Các cường quốc gọi là nguyên tử kia: Liên Sô, tuy có vũ khí nguyên tử đó, có từ bom, đến vũ khí tác chiến, nào hỏa tiễn liên lục địa, nào máy bay, tàu lặn… nhưng chỉ nghe nói, biết hù dọa thôi! Pháp kia, cũng có vũ khí nguyên tử, Anh kia cũng có vũ khí nguyên tử, Tàu, nghe nói, cũng có vũ khí nguyên tử, đến cả các quốc gia hạng hại như Israël–Do Thái, hay cả Ấn độ?… cũng có thể có vũ khí nguyên tử, nhưng tất cả đếu là nghe nói… có gì chứng mình không? Hù dọa.
Ngày nay nguyên tử là con ngáo ộp, và đến hôm nay chỉ là những con ngáo ộp.
Thực sự sức mạnh nguyên tử, đến ngày hôm nay chỉ có Huê Kỳ là có thành tích, dám giết người bằng nguyên tử thôi! Hiroshima và Nagasaki!
Nhưng các cường quốc ấy... Đại hay Trung cường quốc ấy ngày nay, bổng biến thành những quốc gia đạo đức, ngăn cấm các quốc gia khác KHÔNG được có vũ khí nguyên tử.
Và cái anh du côn nhứt, anh sát nhơn nhứt, đã từng sử dụng bom nguyên tử đầu tiên – hai lần – giết hại dân Nhựt bổn lại là anh hung hăn nhứt CẤM nào Iran, nào Bắc Hàn... cấm ... cấm tất cả mọi ai sử dụng nguyên tử, kể cả nguyên tử làm nhiên liệu phục vụ đời sống công dân mình... Sợ rằng sẽ dùng nguyên tử ấy làm vũ khí phá hoại hòa bình thế giới? Năm 1945, anh dùng bom nguyên tử thì được, bây giờ anh lại SỢ.
Các quốc gia Mỹ Anh Pháp nhơn danh Luân lý nào, Đạo đức nào mà cấm người khác có BOM nguyên tử?
Ít hàng chia sẻ cùng quý thân hữu để thấy cái bất công của luật cá lớn nuốt cá bé.

3. Nghĩa đồng bào
Với bài viết nầy, chúng tôi muốn khen anh chàng du côn Kim Yong Un đã biết thế nào là Nghĩa đồng bào, thế nào là Tự hào dân tộc. Anh biết bỏ cái mặt độc tài mình, nhún nhường, biết nhịn nhục, xuống nước, bắt tay thỏa thuận với Tổng thống Moon Jae In của Nam Hàn để cùng lập một đội ngũ chung hai miền Nam - Bắc, của hai quốc gia đối nghịch từ 65 năm nay, từ sau cuộc chiến huynh đệ của bán đảo Triều Tiên, để bắt tay nhau qua thể thao tham dự Thế Vận Hội Điền Kinh Mùa Đông tại Pyeongchang, Nam Hàn.
Xin bái phục và cám ơn hai vị Tổng thống của hai quốc gia Bắc Nam Hàn, với hai chế độ hoàn tòan đối nghịch – tự do tư bản và cộng sản độc tài – đã biết để qua một bên, những dị biệt, những bất đồng chánh kiến chánh trị, dị biệt từ chủ thuyết đến chế độ đã có từ trên 70 năm nay, từ ngày đất nước Triều tiên bị chia đôi bởi vĩ tuyến thứ 38.
Xin nhắc lại một tý lịch sử: Vĩ tuyến thứ 38, thoạt đầu được các quân đồng minh - Mỹ Liên Sô - thắng Nhựt năm 1945 đặt ra để chia bán đảo đất nước của cựu quốc gia Triều tiên – thân Nhựt, làm hai quốc gia tạm thời do hai chế độ thắng trận tạm chiếm, miền Bắc Liên Sô, miền Nam Huê Kỳ. Năm 1948, hai quốc gia Triều Tiên Bắc Hàn và Nam Hàn thật thụ được thành lập với hai chế độ hai chủ nghĩa đối lập nhau. Sau trận đụng độ thử lửa – trận chiến Triều Tiên – từ 6/1950 đến 7/1953 – giữa hai thế lực Cộng Sản và Quốc Gia, vĩ tuyến thứ 38 mới thực thụ biến thành lằn ranh quốc cộng, quân sự hóa với một vùng phi quân sự, hoàn toàn cắt đôi bán đảo.
Giống như Việt Nam của chúng ta sau năm 1954, Triều tiên cũng bị chia thành hai quốc gia Bắc Hàn Cộng Sản độc tài do Liên Sô và Tàu cộng yểm trợ, và Nam Hàn Quốc gia tư bản tự do do Huê kỳ và khối tự do ủng hộ giúp đỡ. Mặc dù hằng năm vẫn có cả trăm «đụng chạm» chọc nóng, khiêu khích nhau... Mặc dù chung quanh căn nhà «nói chuyện ngưng bắn Bàn môn Điếm-Panmunjong» đã 65 năm qua, «vừa nói chuyện, vừa tuyên truyền», cả hai quốc gia đồng bào, nhưng không đồng chánh nghĩa, vẫn chưa hoàn toàn gặp nhau.
Hôm nay, chính là tay đầu sỏ độc tài du côn nhứt, tên mà cả thế giới đều cho là khùng điên nhứt, lại là tên đã chấp thuận bắt tay với anh Thủ tướng của Miền Nam mới nhận chức từ tháng 7 vừa qua, gởi một phái đoàn thể thao vượt tuyến đến tham dự chung với phái đoàn thể thao Nam Hàn, quốc gia tổ chức Thế vận điền kinh Mùa Đông 2018.
Một cử chỉ nhỏ của một tên du côn, chứng minh dưới cái «điên khùng của một tay chánh trị», có cái tình đồng bào, cái nghĩa dân tộc và đặc biệt cái tự hào dân tộc.
Hai miền Triều tiên nếu không hòa hợp được có thể có Hòa Giải chăng?

4. Trái với Tình đồng chí
Việt Nam ta trái lại. Cùng tình trạng như Triều tiên. Từ năm 1954, đất nước chúng ta cũng bị chia đôi bởi vĩ tuyến thứ 17. Nếu Triều tiên có vùng phi quân sự chung quanh Bàn Môn Điếm – Panmunjung, thì Việt Nam ta cũng có vùng phi quân sự, với cầu Hiền Lương và con sông Bến Hải chia đôi hai miền Nam Bắc.
Nếu, tháng 6 năm 1950, Bắc Triều Tiên bất ngờ nổ lửa đánh chụp miền Nam Triều Tiên, nhưng, nhờ Huê kỳ vận động được Liên Hiệp Quốc, tạo được chánh nghĩa, nên Nam Triều Tiên được cả thế giới tự do ủng hộ. Cho nên, mặc dù với súng đạn dồi dào của Liên Sô, với một triệu chí nguyện quân của Tàu, chỉ với ba năm khói lửa Nam Bắc Triều Tiên hai quốc gia đều bất phân thắng bại; quay lại biên giới cũ, phải trở về vị trí chia đôi của vĩ tuyến thứ 38, và từ đấy vĩnh viễn lấy đó làm ranh giới hai quốc gia, hai thế giới, hai chế độ.
Việt Nam ta vô phước hơn. Huê kỳ không vận động được Liên Hiệp Quốc, không tạo được chánh nghĩa, một mớ thế giới «phản chiến, thân phe tả», nên không ủng hộ. Lại thêm, với những đường lối chánh trị vụng về của các vị Tổng Thống kế tiếp nhau, đồng áp dụng một chủ nghĩa nói là «be bờ», nhưng thật sự dùng «để nói chuyện với Tàu Cộng, dụ Tàu phản Nga»… dùng «đòn đở nhiều hơn đòn công»… dùng Nam Việt làm con cờ thí để dụ Tàu phản Nga.
Kết quả: Khi Mỹ nói chuyện được với Tàu. Mỹ bèn Bán Việt Nam cho Tàu.
Do đó Miền Nam Việt Nam bị Tình đồng chí mới Tàu-Mỹ phản bội.
Mỹ sau 1972, bắt tay «đồng chí với Tàu» bèn bỏ ngay Việt Nam Cộng Hòa.
Và Việt Cộng hay Bắc Việt Cộng Sản :
Bắc Việt Cộng Sản đã là chư hầu của Tàu ngay từ sau khi Tàu giúp Cộng Sản Việt thắng Pháp năm 1954 rồi. Nên khi Mỹ đến Việt Nam với chủ nghĩa be bờ, biên giới «giữ bờ» là vĩ tuyến thứ 17. Do đó Mỹ không bao giờ cho phép Việt Nam Cộng Hòa xua quân vược tuyến cả!
Năm 1974, khi Tàu đánh Hoàng Sa, Nam Việt - Việt Nam Cộng Hòa đề nghị với Bắc Việt – Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hưu chiến để cùng nhau đánh Tàu Cộng, giữ đảo biển, giữ toàn vẹn lãnh thổ hải đảo, giang sơn gấm vóc, đất nước quốc gia, nhưng Bắc Việt từ chối… ngó lơ.
Thà giao đảo giao đất đai, giao biển cho Tàu.
Tình đồng chí lớn hơn nghĩa đồng bào, lớn hơn tự hào dân tộc.
Hạm đội 7 của Mỹ lúc ấy, cũng có mặt ở Biển Đông chẳng những không giúp Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, mà cũng chẳng đem ghe thuyền đến cứu các thủy thủ bị nạn nữa.
Năm 1974, Mỹ tuy nói còn đồng Minh Việt Nam Cộng Hòa nhưng đã là đồng chí với Tàu Cộng rồi.
Nên vì Tình đồng chí, Mỹ đã bỏ Tình đồng minh!

Thay lời kết :
Bài viết hôm nay xin là một nhánh hương đốt lên vái các anh hùng tử sĩ đã bỏ mình cho đất nước, cho chánh nghĩa Đại Việt.
Chớ quên những kẻ vì tình đồng chí, đã tàn sát hàng ngàn người dân vô tội vào dịp Tết Mậu Thân. Chớ quên những tên vô cảm, vì tình đồng chí, đã, kẻ dựa boong tàu Hạm đội 7 (Mỹ), người ngồi Ba Đình (Bắc Việt Cộng Sản), trơ mắt nhìn, như đi xem phim ciné, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa bị tàn sát, bỏ mình để giữ đảo biển Việt Nam.
Chớ quên những kẻ vì tình đồng chí đã dâng đất dâng biển cho láng giềng phương Bắc.
Chớ quên những kẻ vì tình đồng chí đã ký thỏa thuận năm nào ở Thành Đô, Hán hóa đất nước Việt Nam, biến đất nước và dân tộc Việt thành ngôi sao chư hầu thứ năm trên lá cờ 6 sao tương lai của Trung Cộng. (năm tiểu tinh Mông, Hồi, Tạng, Mãn và Việt hầu lạy Đại tinh Hán tộc).
Muốn thoát nạn Hán Hóa
Hãy chống Tàu diệt Việt cộng mới tìm lại được Nghĩa đồng bào Đại Việt, Tình Dân tộc Đại Việt. Dân tộc Đại Việt Muôn Thuở. Đất Nước Đại Việt Muôn Năm!
26-01-2018
Hồi Nhơn Sơn,
Cuối tháng Giêng dương lịch đầy đau buồn uất hận.
Phan Văn Song


500 năm Phong trào cải cách

Martin Luther, tự do và trách nhiệm

Phan Văn Song

2017, kỷ niệm 500 năm Phong trào Cải cách nhà thờ Thiên Chúa Giáo – La Réformation. Các nhà thờ do hướng suy nghĩ mới của Phong trào Cải cách. Ở Âu châu thường được biết dưới tên gọi Nhà Thờ Cải Cách, hoặc theo ảnh hưởng của Luther (Đức và các quốc gia Bắc Âu) hay theo ảnh hưởng của Calvin (Thụy sĩ Pháp) , ở Hòa Lan, vùng nơi bạn già Nguyên Ngôn ở, có cả nhà thờ Cải Cách- tái Cải Cách nữa.
Phong trào Cải cách, với tên gọi Tin Lành - Évangélique có mặt cả Việt Nam chúng ta ở đầu thế kỷ thứ XX – 1911 tại Đà Nẳng do các nhà truyền giáo thuộc Tổ chức Christian and Missionary Alliance (CMA) – Hiệp Hội Ky tô Truyền Giáo. CMA là một Tổ chức Truyền giáo Tin lành Huê kỳ, vẫn còn hoạt động hữu hiệu ngày nay, do một mục sư Tin lành Cải cách Presbyterian người Gia Nả Đại tên là Albert Benjamin Simpson (1843-1919) thành lập. Nhà truyền giáo đầu tiên đến Đà Nẳng năm 1911, tên là R.A Jaffray, cũng là người Gia Nả Đại, đến từ Úc châu...
Các giáo hữu Tin lành, thường dùng văn kiện suy nghĩ và sanh hoạt chánh là cuốn Thánh Kinh Bible, và lời dạy của bốn sách giảng Tin lành – Évangiles, của bốn tông đồ của Jêsus. Do đó, các sanh hoạt tại các Nhà Thờ đến từ Phong trào Cải cách của thế kỷ thứ 16 đều được chuyển qua Việt ngữ dưới tên gọi đìợc dịch dưới tên các Nhà Thờ Tin lành. Các Nhà thờ Tin Lành (chúng tôi không gọi là Giáo hội, vì các giáo dân hướng tôn giáo Tin Lành không có Tổ chức thành Giáo hội), lấy Thánh Kinh làm trọng, họp thành một hay nhiều hướng Thiên Chúa Giáo, được phổ biến rộng rãi tại các quốc gia văn hóa Bắc Âu, các quốc gia văn hóa Anh Mỹ và Đức.
Cũng xin nhắc lại năm 1517, một nhà tu người Đức, Martin Luther, tố cáo sự buôn bán các « phép lành - việc thiện » do Toà Thánh La Mã do Giáo Hoàng Léon X tô chức để kiếm tiền xây Toà Thánh Phêdrô tại Rôma ( la pratique grandissante de la vente des indulgences par l’Église catholique romaine, autorisée par le Pape Léon X pour financer la construction de la Basilique Saint Pierre de Rome). Cái tựa chánh của 95 điều tốc cáo là : Martini Lutheri disputatio pro declaratione virtutis indulgentiarum.
Sự việc nầy đã tạo ra sự cắt đứt, chia rẽ với Toà Thánh La Mã Trung ương của Thiên Chúa Giáo La mã. Các nhà thờ Thiên Chúa Giáo La mã lúc bấy giờ, khuyến khích việc "cúng dường" – cúng tiền cho các Nhà Thờ để mua "phép lành" hoặc làm "nghĩa vụ nhà thờ" và "hành việc đạo" để sớm được giải thoát khỏi mọi tội. "Cúng dường để chuộc tôi, cúng dường để được ban hay mua phép lành" (xin lỗi dùng hình ảnh tập tục của Phật Giáo Tàu và Ta để so sánh) .
Từ đó, Phong trào Cải cách do Luther chủ xướng dạy người Cơ đốc giáo sống một đời sống đạo hạnh tự do, tâm linh trưởng thành và trách nhiệm – không còn dưới trướng của giới tăng lữ, các cha cố, các linh mục, giám mục nữa. Sống thẳng thắn, với những suy nghĩ với một tư tưởng tự do, sống đầy trách nhiệm, nhìn thẳng và trả lời trực tiếp với Thiên Chúa.
500 năm đã qua, thử xem những lời của Luther có được hậu thế nghe không ?

1. Niêm yết trên cánh cửa 95 điều tâm niệm cải cách chế độ cúng kiến
Ngày 31 tháng 10 năm 1517, trên cánh cửa khổng lồ của nhà thờ Wittenberg, tỉnh Saxe, Đức, một vị tu sĩ, dòng Augustin, dán một bảng tường trình "95 điều tâm niệm chống cuộc giao thương buôn bán các "phép lành – les indulgences", cho các giáo dân nhà giàu có thể mua các giải tội, mua sự "giải thoát cá nhơn" mua các phép lành của các tăng lữ bán, ban, bằng cách tặng, biếu tiền "cúng dường" ( xin phép dùng từ ngữ của Phật Giáo) cho các Nhà thờ (Thiên Chúa Giáo La mã)". Chẳng chốc bảng nêu 95 tâm niệm của Luther được in chép lại và phổ biến rộng rãi. Và, cũng từ đó, Bảng in 95 điều tâm niệm nầy là bước đầu chia rẽ của Giáo hội Thiên Chúa Giáo.
Đức Giáo Hoàng lúc bấy giờ, Léon X, vốn đang cần tiền để xây Thánh Đường Thánh Phê-Rô ở Rô ma - La mã Ý, cùng các vị chủ các ngân hàng vùng Florence, những người tài trợ, là những người hưởng thụ số "thu thương mãi do bán phép lành và giải tội nầy", từ ngày đó, bổng nhiên bị mất một phần thu hoạch đến từ cái thị trường khá lớn tiền "thuế thu được từ những nhà giàu đầy tội lỗi mong mua được phép giải thoát linh hồn". Thị trường đang vượt khỏi tầm tay của La mã gồm hơn phân nửa âu châu : hầu như gần toàn thể nước Đức và các quốc gia thuộc văn hóa ảnh hưởng Đức, và các quốc gia Bắc Âu.
Thế nhưng, riêng với Martin Luther, vị tu sĩ đã vô tình gây một cơn động đất khổng lồ nầy, ông cũng đang bị một khủng hoảng nội tâm trầm trọng : đó là, làm sao trả lời với những ai đang chờ mong một sự "Tha tội – Cứu Rỗi" ? Nói rõ một sự Giải thoát – Le Salut - The Salvation ?
Đối với Luther, rất rõ ràng, " Sự Giải thoát chỉ do Ơn Thiên Chúa - Sola Deo Gratia». Do đó, sống có đạo đức, đàng hoàng, và sau đó chúng ta chỉ cần biết có Đức Tin "thả và giao vào Thiên Chúa" - Ơn Chúa! Sola Deo Fide. Martin, nghĩ rằng cái tên Luther của ông là do Thiên Chúa sắp đặt, là định mạng. Theo Luther, tên ông đến từ ngữ hy lạp eleutherios, nghĩa là "tự do". Khi ông không chấp nhận sự giải thoát đến từ mua bán, mua chuộc, ông chỉ giải quyết Đức Tin và Lương Tâm của ông thôi, nhưng làm sao thay đổi Đức Tin, Não Trạng, Tập Tục, của cả một tập đoàn giáo hữu mà ông cảm thấy ông có trách nhiệm, đo đó khủng hoảng tâm thần. Và vì tin tưởng, cho rằng tên "Luther" đến từ "Tự do", ông làm một hành động tự do : là viết rõ 95 điều tâm niệm và niêm yết, dán lên trước của Nhà Thờ Wittenberg, để nói rõ, nêu rõ, trước "thanh thiên bạch nhựt" cho tất cả mọi người được biết rõ.
Luther chẳng phải là một ông thánh, cũng chẳng phải một nhà hiền triết đơn độc. Đã cùng thời ấy, đã có những Erasme, Machiavel, Rabelais, Ignace de Loyola, Calvin và nhiều vị nữa, những nhà hiền triết, nhà văn, nhà tư tưởng đã có những băn khoăn, đã có những suy tưởng, những trao đổi, đối đáp, bồi đắp các hướng suy nghĩ tuy khác nhau, nhưng đã tạo ra một thời kỳ tư tưởng mới, một chu kỳ suy nghĩ mới… tạo một vận hội mới cho nền văn hóa, một hướng văn minh nhơn loại mới. Hannah Arendt, nhà triết và nhà văn của đầu thế kỷ 20, đã rất ngạc nhiên và thất vọng khi nhận xét, rằng : với những cái bước chơn tuy khập khểnh, nhưng đầy hứa hẹn đó, sẽ có một hội vận mới đầy hy vọng của một thời đại cải cách của thế kỷ thứ 16 do "sự bùng nổ của sự hoạt động (trí tuệ) của con người hoàn toàn mới mẽ, đầy sáng tạo, đầy hứa hẹn – l’explosion d’activité humaine si neuve, si riche de promesses" và cái kết quả quá yếu ớt của thế kỷ thứ 20 chúng ta.
Giải thoát con người là chuyện của riêng của Thiên Chúa, chúng ta từ nay không cần bận tâm đến nữa. Phong trào Cải cách ít ra, cũng giải quyết cho chúng ta khỏi phải lo "Giải Thoát linh hồn chúng ta" nữa. Khỏi còn phải sợ "phải xuống Địa Ngục hay lên Thiên Đàng, hay đầu thai đời đời, hay lên Niết Bàn tụng kinh suốt ngày" nữa! Thiên Chúa đã cho chúng ta "khỏi phải lo cho tương lai của cá nhơn chúng ta" ; đó là để chúng ta rãnh rang, lo cho người khác, lo cho tha nhơn, cho thế sự! Do đó, người đi đạo Tin Lành chúng tôi, có bổn phận, phải biết lo cho người khác, cho "tha nhơn và cho thế gian".
Và đó là tự do. Sự tự do của người Cơ đốc giáo. Cái cơ bản đầu tiên của Phong trào Cải cách, là phải thoát khỏi những cái suy nghĩ hẹp hòi chung quanh những phần thưởng, những phước lành, những tội lỗi, phải rửa tội...chung quanh những giả sử, huyền thoại, nào là phép lạ, nào là huyền bí, nào là sự mê hoặc, nào là thánh, nào là thần tượng. Người Cơ đốc giáo chúng tôi không có thánh, có thần, không có đất thánh.. ; trung gian linh mục, giám mục tăng lữ, không có lời giảng lời nói linh thiêng : chỉ có lời của Sách Kinh - Bible dạy thôi. Anh mục sư, anh thầy giảng chỉ là con chiên đầy đàn làm bổn phận giảng lời giảng ngày hôm ấy, lúc ấy thôi, ici et maintenant – chổ nầy, ngay bây giờ.
Giáo hội Thiên Chúa Giáo La mã, thời ấy xem "người giáo hữu như là một đứa bé … phải cần uống sữa", như Calvin đã ví, "kinh thánh, phước lành, huyền bí, phép lạ" như giòng sữa mẹ cho đứa con giáo hữu uống suốt ngày cả thời thơ ấu đến cả lúc trưởng thành. …". Và thuở ấy, do đó, giới trí thức cao cấp âu tây thường vẫn cho rằng tôn giáo, (là) để dành dạy dỗ nông dân, nghèo nghèo, thất học. Phong trào Cải cách đã giúp giáo hữu Cơ đốc Giáo trưởng thành, trách nhiệm trước Thiên Chúa ( Lương tâm?) Và Phong trào Cải Cách cũng đưa tới những quan điểm trung thực - với Jean-Jacques Rousseau chẳng hạn. Và cuối cùng Phong trào Cải cách tạo được một Phong trào Đạo đức mới cởi mở hơn, thành thực hơn, trách nhiệm hơn, tuy có đụng chạm với một vài tập tục xã hội, một vài tiện nghi giai cấp và một vài tập tục lễ nghi phù hợp với phân chia giai cấp xã hội bấy giờ.

2. Niêm yết, Nói rõ, là Phản kháng, Đấu tranh : đó là quyền Tự do
Thời ấy, Niêm yết, Nói rõ ĐÃ là Phán kháng, là Đấu tranh rồi.
Tại Việt Nam ngày nay cũng thế? Viết trên Blog nói rõ tư tưởng, viết lên mạng nói rõ những chỉ trích, khi đóng góp không bằng lòng là Phản kháng là Đấu tranh.
Người Tin Lành (Évangéliste vì độc giả các Évangiles – Sách Tin Lành ) ở Pháp được gọi là Protestant động từ protester phản đối– Người Phản kháng.
Do Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã dùng từ Catholique là Đúng, Đạo đúng của số đông quần chúng, peuple - public ( Việt ngữ ta đã cố tình dịch nhầm catholique từ cái nghĩa public ấy của Pháp ra – công giáo - religion publique - nên chúng tôi không dùng khi viết Việt ngữ – "anh nhập vào Việt Nam sau chót mà anh tự xưng là Công, là của chung. Anh còn ngang ngược tự cho anh là đi trong con đường (đạo) - nội – tất cả các đạo khác anh cho là – ngoại - ở ngoài xã hội của anh. Anh còn ngang tàn gọi các giáo dân khác là người lương, còn anh mới là giáo! Vừa thôi chứ! Vì vậy các thân hữu thông cảm với cái nhìn của tôi, tôi không xài chữ của thuộc địa không xài từ của Cộng sản. Tôi không cản ai, không cấm ai. Đừng cấm tôi, cũng đừng nhơn danh thống nhứt, hay chuẩn chiếc gì. Tôn giáo Catholic Romain, tôi dịch là Thiên Chúa Giáo La mã! That’s it! Xin cảm ơn!
Có một thời Thiên Chúa Giáo La mã ở Việt Nam dịch từ ngữ Protestant là Phản Thệ nữa! Nói tóm lại gọi chúng tôi là những người Phản lời thề với Chúa. Chúng tôi, những người Cơ Đốc Giáo cùng đọc kinh qua cuốn Bible, Kinh Thánh cùng cầu nguyện với những lời của Kinh Thánh, Cùng một Đức Tin là Jésus là Con Đức Chúa Trời sai xuống chết trên Thập Tự Giá đề cứu rỗi nhơn loại. Chúng tôi, giáo hữu Cơ Đốc Giáo – Chrétien, Christian, từ chữ Christ. Protestant cũng có nghĩa là PRO – thủ ngữ la tinh là thuận. TESTA là chứng. Chúng tôi là những chứng nhơn của những lời của Jêsus-Christ Đấng Cứu Thế, và những người học, đọc và hành theo Thánh Kinh Tin Lành, Évangiles.
Với Phong trào Cải Cách, với Luther, ngay từ thuở ấy, tự do phát biểu, niêm yết, nói rõ là quyền tự do ngôn luận của Thiên Chúa ban cho mỗi con người để nói rõ tư tưởng mình, ngoài sự kiểm soát của các nhà cầm quyền dù quyền lực ấy là thế quyền – công lực hay thần quyền – nhà thờ, chùa, đền thờ... Tự do ngôn luận, nói rõ, nói thật, với lương tâm là một nghĩa vụ của người Cơ đốc – c’est une exigence de Dieu.
Vì là một sự bắt buộc của Thiên Chúa – exigence de Dieu, nên cái quyền tự do để phản kháng nằm ngoài những quyền lực của thế quyền hay thần quyền, được đối xử một cách hạn chế và được xem như là một tập tục thôi. Vào thế kỷ thứ 17, Cuộc Cách mạng lần thứ nhứt, cuộc "Cách mạng khắc khổ - la révolution puritaine" của dân Anh quốc cũng là một hiện tượng của cái quyền tự do đó (vì theo thiển nghĩ, các "nhà khắc khổ – les puritains", trái với thành kiến, chỉ là những nhà cách mạng quá khích đó thôi) : nhà thơ John Milton (1608-1674), với tác phẩm " Thiên đàng đánh mất – Paradise Lost" biện hộ quyền rời bỏ nhà thờ – tôn giáo mình, quyền rời bỏ phục vụ nhà vua mình, quyền được phép ly dị, quyền tự do báo chí .. . Khi chúng ta nhìn lại thời của Jean Calvin (1509-1564), với một Genève đầy hổn loạn, hay với cuộc cách mạng lần thứ nhứt của Anh quốc, chúng ta khó mường tượng được cái khó khăn, cái công trình sức lực phải bỏ ra để thay đổi não trạng gông cùm của thế giới cũ. Như vậy chúng ta cũng đừng ngạc nhiên, và phải nhẫn nại khi nghĩ đến Việt Nam chúng ta khi chúng ta cần phải dẹp, phá vỡ gông cùm của não trạng xưa cũ độc tài của thế giới do chế độ Cộng sản áp đặt. Và cũng như với Phong trào Cải Cách của thế kỷ thứ 16, phong trào giải phóng, cải cách cho một "Việt Nam mới đầy tình người đầy sự tử tế, đầy công bằng" chỉ bắt đầu với và bằng những người ly khai, những người đấu tranh phản kháng, những người ly hương, tỵ nạn và những người sống sót.

3. Xã hội không do sự sắp đặt của Thiên cơ, Tạo hóa, thân phận nữa
Và nếu xã hội không do sự sắp đặt của thiên cơ nữa :
"Con vua thì vẫn làm vua , Con sãi ở chùa vẫn quét lá đa…."
Xã hội được tạo ra bằng những khế ước. Một tổ chức giữa người và người.
Hãy nhìn vào xã hội âu tây ngày nay ; hai điều quan trọng phải chú trọng : 1/ không một ly khai nào mà không có một liên minh mới ; 2/ không có tự do nào mà không có một dấn thân. Phải có quyền ly dị, tách ly để có quyền kết hợp lại. Đó là một tư tưởng, một hành động mới do Phong trào Cải cách của Luther khởi xướng tử thế kỷ thứ 16 mang lại. Cải cách đã cho con người có tự do rời bỏ đoàn thể, bỏ đàn ra đi ; và cắt đứt những khế ước kể cả khế ước hôn phối. Đến Calvin, Calvin trao quyền cho cả đàn bà như đàn ông - nam nữ bình quyền - trong lựa chọn hôn nhơn và ly dị. Đó là một quan niệm mới về cặp Nam Nữ do ý Chúa (Adam và Eva). Luther tự đóng cửa Nhà nguyện của mình và lấy vợ. Và nếu ta đọc kỹ Nhã Ca – Cantiques des Cantiques – Song of Songs – hôn phối không bắt buộc phải là sự truyền giống, hôn phối cũng là một khế ước, trung thành với nhau, tin tưởng nhau, một trao đổi yêu thương, nhục dục, một sự tự do trao nhau, tình thương, khoái cảm, luyến ái, cảm xúc...một cuộc đàm thoại tự do tương đắc đầy cảm xúc!

4. Cải cách và tiền bạc 
Một giải thoát của Phong trào Cải cách : Tiền. Đối với Thiên chúa Giáo La mã : Tiền là quỷ -Satan, nhưng tiền cũng là thánh. Tiền cúng dường là thánh, tiền làm ăn, làm giàu là quỷ quái. Càng giàu càng lắm tội, phải đem tiền "cúng duờng" để bớt tội. Phong trào cải cách giúp con người sanh hoạt trong xã hội, như người nông dân sanh hoạt trong cách đồng, cánh tác tốt, thu hoạch tốt, ăn không hết, chia cho người láng giềng thu hoạch kém thế thôi! Làm giỏi, làm hay, thu hoạch là Ơn Chúa. Giữ vừa phải để sống, phần còn lại chia bớt cho những người láng giếng kém hơn mình. Nhà giàu, các tỷ phú, triệu phú các quốc gia có văn hóa Thiên Chúa giáoTin lành Cải cách – Anh Mỹ Bắc Âu Hòa lan, Đức,…. rộng lượng hơn người nhà giàu, tỷ triệu phú các khu vực văn hóa tôn giáo khác kể cả Thiên Chúa Giáo : Bill Gates, Warren Buffet ... là những thí dụ…

5. Cải cách và chữ viết
Phong trào Cải cách đến cùng với phát minh của máy in với Johannes Guttenberg (1400-1468).
"Thiên Chúa rất khổ tâm vì lời phán của Chúa không đến với trần thế , lý lẽ sự thật của lời Chúa bị giữ kín trong một ít sách chép lại bằng tay, bị cất kỹ ; bảo mật cái gia tài to lớn ấy làm của riêng, thay vì truyền bá ra quần chúng. Hãy đập vỡ những xiềng xích đã khóa cột những gia tài thánh hóa ấy, hãy để sự thật tung bay ra, qua những lời nói, không còn được sao chép cực nhọc bởi những bàn tay dễ mỏi mệt nữa, mà được tung ra trước gió bởi một bộ máy không mỏi mệt, chỉ biết đi tìm những ý hay, ý đẹp đến từ bốn phương - Dieu souffre dans des multitudes d'âmes auxquelles sa parole sacrée ne peut pas descendre; la vérité religieuse est captive dans un petit nombre de livres manuscrits qui garde le trésor commun, au lieu de le répandre. Brisons le sceau qui scelle les choses saintes, donnons des ailes à la vérité, et qu'au moyen de la parole, non plus écrite à grand frais par la main qui se lasse, mais multipliée comme l'air par une machine infatigable, elle aille chercher toute âme venant en ce monde!"
Gutenberg, 1455 (traduction d'Alphonse de Lamartine – lời Pháp do Lamartine dịch từ Đức ngữ)
Ngày 23 tháng 2 năm 1455, là ngày được lịch sử thế giới đồng ý xem rằng là ngày Johannes Gutenberg cho ra đời cuốn Kinh thánh được in bằng máy in. Cuốn Thánh Kinh – Bible bằng chữ la tinh do Gutenberg in là cuốn sách được in bằng máy in với những chữ được sắp rời ( tiếng việt xưa trước những năm 75, có thuật ngữ ở nhà in có những thợ sắp chữ "bốc cức chuột"! - báo chí, sách Việt Nam thuở ấy vẫn còn dùng máy in với sắp chữ bốc cức chuột!).
Cuốn Kinh Thánh - Bible đầu tiên nầy được gọi là cuốn B42 vì mỗi trang được trình bày thành hai cột 42 giòng. Gutenberg phải tốn 3 năm mới hoàn tất, in được 180 cuốn. Ba năm cũng là thời gian một anh tu sĩ thợ viết – moine copiste bỏ công hoàn thành chỉ một cuốn. Sau đó, với phát minh nhà in, Phong trào Cải Cách, bắt đầu in ra những cuốn Kinh Thánh với chữ của bản xứ : ở Đức, Đức ngữ ; ở Pháp, Pháp ngữ, đây là lần đầu tiên người dân mới đọc được Thánh Kinh bằng ngôn ngữ bản xứ, xưa Thánh Kinh chỉ giành riêng cho người biết đọc tiếng la tinh và tiếng hy lạp cổ, nói tóm chỉ cho giới thượng lưu có học. Cũng như trong Phật giáo ngày nay tất cả kinh đều phát âm tiếng Phạn vậy. Với Luther, lời Chúa đến với người trong tiếng nói, trong ngôn ngữ của con người.
Quan niệm nầy là cả một cuộc cách mạng suy nghĩ. Tuy nhiên mở cửa Kinh Thánh cho tất cả , có thể tạo cho tất cả những dịễn dịch không đồng đều. Do đó một phong trào khuyến khích các mục sư phải được học ngôn ngữ cổ do thái và hy lạp để cho một thống nhứt, đồng đều trong những bản dịch.Ở Genève, những năm đầu của Calvin, ông buộc chánh quyền tỉnh đưa các ông cụ của thế hệ trước đến trường, bắt buộc và miễn phí. Phải cho người dân biết đọc để tự đọc Kinh Thánh không qua trung gian một linh mục, mục sư vân vân ... Đọc sách thánh, đọc nhiều, qua nhiều bản khác nhau tạo cái nhìn sáng suốt, chỉ trích, so sánh, … Kinh Thánh Bible gồm những chuyện , những lời khuyên nhủ, những lời tiên tri, những bài ca ngợi, những bài than khóc, những chuyện lịch sử, châm ngôn, ngụ ngôn, thi ca, diễn văn … nói tóm lại tất cả những giọng phát biểu của con người. Đó là những đóng góp của Luther…
Nhưng có một nguy hiểm, Luther giao cho con người, tạo cho con người độc lập, cá nhơn, và TRÁCH NHIỆM. Trách nhiệm cá nhơn ? Cả một bầu trời rộng lớn, cho con người yếu đuối trước vũ trụ. Trách nhiệm cá nhơn ? Tất cả là khế ước giữa hai con người trách nhiệm. Nghĩa vụ cũng là trách nhiệm của con người xã hội. Ngày nay sự cạnh tranh của một xã hôi tiên tiến đã bỏ bên lề bao con người yếu đuối. Lưu manh, lường gạt, vì khế ước không tạo đủ người đồng sàn, đồng sức mà là vẫn có kẻ mạnh kẻ yếu. Tạo một xã hội tử tế với toàn người trách nhiệm cả là một giấc mơ của các nhơn chúng tôi. Và Khế ước - hôn phối ? Giữa hai người tình nghéo tay nhau cùng đi một con đường, xây dựng, gia đình, tổ chức sanh đẻ nối dõi tông đường, giòng giống...Tự do khế ước đòi hỏi sự cân bằng, thông cảm, … Mở cửa tư do đem lại sự tự ngạo mạn, không biết nhường nhịn nhau, vì cân bằng, vì bình quyền, và cuối cùng đi đến đổ vỡ và cô đơn vì mất sự tin tưởng nơi người khác.

Thay lời kết
Luther, cha đẻ của nền Dân Chủ Tự Do Tư Bản?
Có người cho rằng Luther đã mở ra con đường của nền Dân Chủ Tự do Tư Bản-La Démocratielibérale capitaliste ( và tạo ra cái xã hội âu tây đầy mâu thuẩn của ngày nay) Có thể. Nhưng tội nghiệp cho các ngài Luther và Calvin quá! Thiển nghĩ các ngài ấy không tạo ta Tự do Tư Bản. Các ngài chỉ dạy chúng ta quyền Tự do. Tự do cá nhơn : tự do suy nghĩ, tự do tư tưởng. Và khi có những tự do ấy, Tự do Trách Nhiệm. Xã hội con người tạo bởi những khế ước giữa những người Tự Do và Trách Nhiệm với nhau. Đó là quan niệm của một người Tử Tế.
Chừng nào chúng ta có những người Việt Tử Tế cho một Quốc Gia Việt Nam Tử Tế đầy trách nhiệm? Mong lắm!

20-01-2018
Hồi Nhơn Sơn, gác trọ đất khách đón Xuân Mậu Tuất 2018.
Phan Văn Song


Chuyện tình quê hương III

Dân chủ, Nhơn quyền và Việt Nam?

Những biểu tượng của Dân Chủ của người Việt Nam :
Từ Bàn Thờ Ông Thiên Ở Miền Nam Việt Nam
Đến Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Ở Hải Ngoại

Phan Văn Song

Mở: Một ngày đầu năm thú vị, ấm tình người, đầy tình thương
Ngày mồng 1 Tết tây, dậy trễ vì Giao thừa thức khuya, hết xem pháo bông ở làng cùng hàng xóm, đến chia champagne mừng xuân cùng bà xã, và qua truyền hình "lặng nhìn thiên hạ xem hình ảnh đón Tân niên ở Paris thêm điện thoại bầy con, nay đã trưởng thành đi ăn Tết xa cùng bạn bè, nhưng vẫn không quên hôn (gió) chúc Tết cha mẹ. Sau khi thưởng thức xong hai bài nhạc nổi tiếng của hai cha con nhạc sĩ Johann Strauss đại tài : với ông trưởng nam, Johann con - fils, bản trường ca Giòng Sông Xanh bất hủ – đã được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời việt và đã được nữ ca sĩ tài ba Thái Thanh đưa vào trí nhớ của các thế hệ hiện đại việt nam chúng ta – và với Johann cha - père, Hành khúc mừng Radetzky– La Marche de Radetzky nhộp nhịp, để đời, kết thúc buổi hòa nhạc truyền thống đầu năm do giàn nhạc Giao hưởng của thành phố Vienna của nước Áo đầy thơ mộng – romantic, dưới quyền điểu khiển của nhạc trưởng Ricardo Mutti già dặn ( Hành khúc - La Marche de Radetzsky là một khúc nhạc khi tấu lên, toàn cử tọa được quyền vỗ tay nhịp hưởng ứng theo, cũng như ca khúc Libiamo, libiamo ne'lieti calici – Hãy uống đi, hãy cạn chén đi - của tuồng hát cổ - opéra La Traviata của Guiseppe Verdi vậy! ).

Suốt ngày đầu năm, vợ chồng chúng tôi, điện thoại, dạo một vòng âu châu chúc Tết (tây) bạn bè. Riêng thằng tôi, đầu năm, có duyên, được hai cuộc gặp gỡ đầy sáng tạo.
Một là cuộc trao đổi với anh bạn già Nói Thiệt – Nguyên Ngôn - đồng chí, đồng tâm, tương đắc ngụ tận xứ Hòa Lan.
Hai là cuộc hội luận đầu năm qua Đài Việt Nam Tự Do phát thanh từ New Orleans do nhà báo Vương kỳ Sơn tổ chức. Với cả hai, sau những lời chúc tết đầy thân tình, trân quý, chúng tôi, có duyên, được bà con thính giả Đài, cùng anh nhà báo trao đổi gợi những suy nghĩ liên quan đến tình hình Việt Nam, qua những diễn biến năm qua, đầy đặc thú đặc điểm của con người, đất nước, môi trường chánh trị xa gần ảnh hưởng đến quê hương thân yêu của chúng ta.

Tương lai, vận mệnh dân tộc chúng ta ra thế nào năm tới ? Tùy thuộc vào vùng dĩ nhiên, tùy thuộc vào tình hình thế giới lại càng không tránh khỏi…
Rõ ràng, trên bàn cờ chánh trị thế giới, vai trò Việt Nam chỉ là một con "tốt» ? Nhưng, nếu, có thể là một "con tốt đã qua sông» ? Con tốt ấy, tuy với một vai trò rất hạn chế, khiêm nhường, chỉ biết tấn, không biết thối, chỉ đi ngang qua lại, từng bước, từng ô, thận trọng hay bừa bãi, biết hợp lực hay phụ lực với quân cờ khác, hay "câu giờ chờ thời" … Vào tay một kiện tướng, "con tốt" sẽ làm địch thủ nhức đầu, dầu có "thí» đi nữa, cũng "đáng đồng tiền bát gạo». Vào tay một "tay non» cò con… chỉ là một con tốt, dù đã qua sông, sẽ "bị thí» một cách phí của, do xà bát, do lơ đểnh, hay ..( như Mỹ thí "tốt Việt Nam" vào năm 1975 vậy!). Và một lần nữa, qua trao đổi bạn bè hay qua những đối thoại, qua các câu hỏi, các chủ đề vẫn lay hoay quanh quẩn chung quanh cái ưu tư vương vấn từ bao năm nay : phải đấu tranh thế nào để Tự do, Độc lập, trở về với đất nước và dân tộc
Vũ khí nào sẽ cứu Việt Nam ra khỏi gọng kìm Đảng Cộng Sản đương quyền đang tiếp tục phá nát khuôn khổ truyền thống quốc gia ? Từ núi rừng, biển cả, sông ngòi bị phá, bán, đầu độc đến văn hóa, đạo đức con người Đại Việt, đã và đang bị ... hay ... để DÂNG… cho Tàu Cộng, cho Hán tộc?

1. Đòi hỏi Dân Chủ và Nhơn Quyền không hợp cho Việt Nam?
Từ bao năm nay, dân phe ta tỵ nạn Hải ngoại chúng ta, kêu gào thế giới hãy cứu dân Việt Nam đang quằn quoại dưới ách cường quyền Công Sản. Chúng ta biết tố cáo trước dư luận thế giới :
Nào Cộng sản Việt Nam độc tài. Nào Cộng sản Việt Nam bán nước. Nào Cộng sản Việt Nam đành đoạn làm tay sai cho Tàu Cộng, nhơn danh, cùng thờ một chủ nghĩa. Và cũng do cái nhơn danh cái gọi là chủ nghĩa Cộng sản quốc tế ấy, ngày nay thật ra chẳng còn giá trị gì nữa, vì chính cái quốc gia cha đẻ của chủ nghĩa ấy cũng đã bị phá sản, và đã không còn sử dụng nó nữa, và do đó chỉ là một thủ đoạn của Đế quốc Tàu Cộng dùng để gồm thâu thiên hạ.
Ngọn cờ Tàu Cộng đã nói rõ, với màu đỏ khát máu Cộng Sản chủ trương Giết để cầm quyền, với bốn ngôi sao nhỏ, biểu tượng bốn sắc tộc (mất tánh cách dân tộc rồi) chư hầu là Mông (cổ) Tạng (Tây) Hồi (giáo) Mãn (thanh) cùng bao quanh – cúi đầu dưới trướng – hầu đại ngôi sao sáng - Đại minh tinh, Hán tộc. Chắc chắn rằng, sẽ trong một tương lai rất gần, sẽ có thêm một ngôi sao chư hầu thứnăm là ngôi sao Việt Nam.
Đó là giấc mơ xưa kia, của Tần thủy Hoàng gồm thâu lục quốc, bình thiên hạ. Đó của là giấc mơ xưa kia của Tào Tháo. Đó là giấc mơ xưa kia của Mao Trạch Đông. Và ngày nay Tập Cận Bình tiếp tục giấc mơ và mong sẽ thành công tạo được. Ngày nay, thử nhìn rõ xem : trên đất Tàu, tại các vùng thuộc Nội Mông xưa, bao nhiêu dân còn nói ngôn ngữ Mông cổ ? Dân Mông cổ nay, là thiểu số ngay trên lãnh thổ Nội Mông. Ngày nay, tại đất Tây tạng, dân gốc Tây tạng là thiểu số tại ngay thủ đô Lhassa của Tây tạng – cư dân tại đấy, nay đa số là người Hán, nói tiếng Hán Bắc kinh. Còn dân Mãn thanh, đến đầu thế kỷ 20 vẫn còn là sắc dân trị vì toàn xứ Tàu, thế mà ngày nay, chỉ còn là một sắc dân thiểu số, ngôn ngữ mãn thanh hầu như không còn người dùng nữa. Còn ở Tân Cương, với sắc dân Hồi giáo, hoàn toàn khác biệt văn hóa với văn hóa Hán, thế mà ngày nay, ngay tại thủ phủ Urumqi, dân tộc Hồi là một sắc dân thiểu số.
Nói tóm lại, viễn ảnh một nước Việt Nam đang trên con đường Hán hóa rõ ràng như vậy! Chẳng bao lâu nữa, sắc tộc Đại Việt sẽ mất hẳn!
- (Chúng tôi xin phép nói rõ dân tộc Đại Việt, chứ không dùng tên Việt hay Việt Nam, lý dolà để thoát khỏi cái gọi là sự thật lịch sử hay khoa học chủng tộc, đã do các sử gia Hán Tàu từ ngàn năm nay đã cố gom dântộc Đại Việt ta vào đại gia đình Việt hay Bách Việt – gốc gác từ bên Tàu qua! Một cách "gom bi" nhận bà con, tình tự quê hương, gốc gác... Và cũng được vài "nhà lịch sử Việt ta chạy theo – hay ngay cả các nhà khảo cổ âu tây. Lý do các tài liệu Việt đã bị thủ tiêu qua nhnữg thời kỳ đất nước bị chiếm, chỉ còn những tài liệu láo lếu xuyên tạc của Tàu! - Văn hóa Hán học thường mỵ dân "dụ khị" dân ta " Hãy hãnh diện với cái gọi là 4000 năm văn hiến", nhưng, quên sao, đã mất gần 2000 năm thuộc đất Tàu, với 1000 năm nô lệ, học, viết chữ Hán, mang ơn Tích Quang, mang ơn Nhâm Diên, thái thú Tàu qua dạy dân Việt ta biết cầy cấy, gieo lúa … Còn lâu ? Cái gì chứng minh ? Ai là nhà sử học Việt chứng minh cái sự láo lếu ấy ? Tất cả tài liệu lịch sử của ta đã bị đốt sạch, thủ tiêu...Dân Đại Việt đã mất lịch sử, mất căn cước!
Và tại sao gọi các nhóm thuộc gia đình Bách Việt ? Họ là ai ? Nay còn ai ? Những Quảng Đông nhơn-Tung Wảng dành, Quảng Tây nhơn-Xi Wảng dành, rồi Hẹ – Hakka… họ là gốc Mân Việt, hay gì gì Việt, …láo lếu , tất cả người "Dzuế - Việt" nầy đều biến thành Hán cả!
Riêng ba nhóm – gia đình - bộ lạc Việt còn lại : Lạc Việt Âu Việt Nam Việt… đã thành lập được một quốc gia Đại Việt, một dân tộc Đại Việt, hùng cứ một phương Nam từ năm thứ kỷ thứ 10, từ Nhà Ngô đến thế kỷ thứ 20 với hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam!
Dân tộc Đại Việt là một dân tộc đa nguyên, đa chủng, đã mất một phần lớn gốc gác Nam Hán phương Bắc du mục, nhờ trà trộn, hiệp chủng, với các dân tộc phương Nam, thoạt đầu với các sắc tộc của đồng bằng sông Hồng, xâm mình, ăn trầu, nhuộm răng, sau đó dần dần xuôi về nam, trộn với văn hóa phong tục sắc dân miền Nam gốc Ấn độ, Mã lai, lúa nước, cá mắm, dần dân mất hẳn hoàn toàn không còn có bao nhiêu gốc gác Mông cổ phương Bắc ăn lúa mì, cưởi ngựa du mục nữa. Bà Trưng, Bà Triệu cởi voi chống quân Hán cưởi ngựa. Vua Quang Trung dùng Tượng binh đại phá kỵ binh quân nhà Thanh )
Chế độ Cộng sản như thế! Nhưng người chống cộng chúng ta, nào có dùng vũ khí chống cộng thật sự đâu ? Chống cộng thực sự, là phải là giải thể Đảng Cộng sản Hà nội đang cầm quyền. Bằng lá phiếu, hay bằng cách mạng bạo lực...
Nhưng chúng ta có đòi đánh đuổi đảng Cộng sản đâu?
Chúng ta chỉ hô hào XIN thế giới BAN Nhơn quyền, BAN Dân Chủ cho dân Việt Nam thôi!

2. Nhơn quyền và Dân Chủ?
Trên thế giới ngày nay, quan niệm mọi cá nhơn trong xã hội đều được hưởng những quyền lợi và những quyền lợi này được luật pháp bảo vệ là một quan niệm phổ thông.
Nếu luật pháp không bảo vệ thì những quyền này sẽ không thể tồn tại. Nhưng trong truyền thống văn hóa, lại có những quyền mà do con người được hưởng thụ như chính sở hữu của mình. Đó là những quyền tự nhiên. Và quan trọng hơn nữa, những quyền này, là những quyền căn bản, nếu thiếu thì xã hội con người không thể vận hành được.
Do đó những nhơn quyền nầy tạo ra một quan niệm phổ thông khác là quan niệm Dân Chủ.
Thể chế dân chủ chỉ có giá trị trong những giới hạn của quyền tự nhiên, và quyền căn bản của con người.
Nhưng để các quyền tự nhiên và các quyền căn bản được bảo đảm cao ; phải cần mối quan hệ với xã hội chánh trị, như sự tôn trọng luật pháp do xã hội chánh trị đặt ra. Do đó :
Mối quan hệ ấy, mặc nhiên, trở thành một thứ "Khế ước" giữa người dân và chánh quyền.
Từ đây, mỗi bên (người dân và nhà cầm quyền) tự giác chấp nhận nhường một phần tự do tuyệt đối của mình vốn có từ trước, nhưng lại được bảo đảm là những quyền tự nhiên được thừa nhận và sự bảo đảm này không căn cứ trên quan hệ mạnh yếu.
Khế ước qui định cho đôi bên những quyền lợi và những bổn phận tương quan với nhau. Những cá nhơn bị bắt buộc phải tuân hành mệnh lệnh của chánh quyền, nhưng lại được chánh quyền bảo vệ trong đời sống, bảo vệ sự tự do, quyền tư hữu...
Còn chánh quyền, trong quan hệ hai chiều này, bắt buộc chỉ hành động nhằm bảo đảm những quyền tự nhiên.Và khi hành động như vậy chánh quyền được dân chúng tôn trọng và bảo vệ.
Sự tương quan hài hòa này là nền tảng ổn định xã hội.
Nếu một bên không thi hành nghiêm túc bổn phận của mình thì bên kia có quyền từ khước việc thi hành bổn phận của họ. Nếu chánh quyền trở thành hung bạo, độc đoán, thì người dân sẽ không còn nghĩa vụ phải tuân phục chánh quyền nữa. Khế ước của hai bên vì thế sẽ lập tức bị hủy bỏ. Dân chúng, trong trường hợp này, dĩ nhiên sẽ đùng trong thế đề kháng chống lại chánh quyền để tự bảo vệ mình. Chánh quyền không còn tư cách chánh quyền nữa. Sựchánh thống đã bị mất.
Từ xưa nay, không có chánh quyền nào là chánh quyền tự nhiên, mà chánh quyền đều do khế ước, tức là mối tương quan hai chiều ấy, mà thành hình. Dân chủ là vậy!
Dân Chủ và Nhơn quyền hoàn toàn không ngăn cách, cô lập con người với nhau như người mac-xít lên án, mà trái lại, những quyền này ràng buộc thân ái con người với con người.
Nhơn quyền kết hợp mọi người lại với nhau, tạo ra một "không gian gặp gỡ, trao đổi, thảo luận" để từ đó, xác định những qui luật sống chung và cũng từ đó, thành hình "tính chánh thống quốc gia"
Nhà hiền triết người Anh John Locke (1632-1704) còn khẳng định rằng một khi chánh quyền không thi hành bổn phận của mình thì người dân có đầy đủ quyền hạn để từ khước thi hành bổn phận của họ đối với chánh quyền ấy. Một dân tộc chịu áp bức, bạo ngược của nhà cầm quyền có quyền nổi dậy chống lại , lật đỗ chế độ.
Quyền nổi dậy, chống lại áp bức của Nhà nước còn cho phép người dân cả quyền sát hại những người cầm quyền.
John Locke còn nhấn mạnh thêm rằng không nên hỏi người dân có quyền nổi dậy chống lại bạo quyền hay không ? Bởi vì chính bạo quyền đã vi phạm tinh thần khế ước mà hai bên đã chấp thuận tuân thủ. Phản ứng của người dân đối với bạo quyền như vậy là hoàn toàn chánh đáng. Phản ứng này đã đưa vào hệ thống hóa quyền lực để trở thành một thứ quyền bất khả nhượng, đó là quyền chống lại áp bức của nhà cầm quyền. (Tình hình những ngày nay tại Ba tư – Iran, dân chúng đang xuống đường, biểu tình, bạo loạn, vì nhà cầm quyền Ba tư không giữ được lời hứa tạo công ăn việc làm, quyền tự do, và không tạo được an sinh, và đời sống an lành cho người dân)
Phải chăng vì thế mà Quyềnvùng lên lật đỗ bạo quyền để thiết lập cho đất nước một chế dân chủ là quyền tối thượng của nhân dân?

3. Tập tục Nhơn quyền và Dân chủ của dân miền Nam Việt Nam
Chế độ truyền thống của các triều đại Đại Việt đều bị ảnh hưởng Hán học rất nhiều, từ cách tổ chức chánh quyền đến cách tổ chức xã hội. Nhà Vua, gia đình Nhà Vua trên tất cả, giới quý tộc phục vụ nhà Vua thay mặt Nhà Vua điều hành thứ dân. Nhưng, nếu tất cả đều bắt chước Tàu, một tập tục Việt Nam vẫn còn giữ được ấy là "Phép Vua thua lệ làng".
Nghĩa là một phần nào đó, những tục lệ của làng xã vẫn được duy trì để quản trị sanh hoạt tại thôn làng. Phép Vua dừng lại ở cổng làng, nhưéơng luật cho lệ làng. Có thể nói "phép Vua thua lệ làng" của Việt Nam ta là một hành động một tập tục rất dân chủ của một xã hội tuy chậm tiến so với Âu Mỹ.
Ngay tại Anh Quốc thường được xem là quê hương của Dân chủ, phải chờ mãi đến năm 1215, các quan chức Anh mới được Nhà Vua Vua Jean Vô Điền – Jean Sans Terre chấp nhận cái gọi là Đại Hiệp Ước – Magna Carta, bằng tiếng la tinh. Hai điều số 38 và 39 rất quan trọng vẫn được gợi đến ngày nay để bảo vệ nhơn quyền, đó là Luật Habeas Corpus, quyền được xét xử, và không bắt người trái phép, chứng mình sự độc lập của người công dân đối với nhà cầm quyền. Đó là quyền tự do cá nhơn của mỗi con người.
Trách nhiệm cá nhơn vs Trách nhiệm tập thể :
Như đã nói qua trong một bài viết. Văn hóa Âu Mỹ Thiên Chúa Giáo trọng cá nhơn, trái với văn hóa Trung Đông và Á Đông. Nhà văn Pháp Descartes đã viết Cogito, ergo sum – tôi suy nghĩ tôi là hiện hữu.
Khi trình diện tự giới thiệu người âu mỹ tự giới thiệu bởi first name, bởi prénom, tên đứng đầu là tên cá nhơn Paul, Paul-Marie, hay Song. Người á đông giới thiệu bằng tên gia đình, tên tộc họ Phan hay Phan Văn, người trung đông ahmed ben mohamet, hamed CON của mohamet.
Người âu mỹ tên Song là một hiện hữu, là tôi, là một chủ từ – sujet, là một cá nhơn với trách nhiệmcủa cá nhơn. Người á đông tôi là Song, thuộc Tộc Phan, gia đình Phan Văn làng Mậu Tài huyện Phú vang tỉnh Thừa thiên ... các vị đã biết rồi đó, đó là tiểu sử lý lịch bảo đảm trách nhiệm tôi. … á đông ta lúc nào cũng cần đở đầu. Làng, xã, Đảng và Nhơn dân. Đảng trách nhiệm, Nhơn dân trách nhiệm… Tập thể trách nhiệm, tập thể gìn giữ.
Do đó , quan niệm Dân chủ cũng khác nhau. Tập thể âu mỹ là tổng số cá nhơn. Bỏ phiếu kín để xem số đông các cá nhơn đồng một ý kiến phát biểu… Tập thể á đông chung chung, là Gia đinh, là Đảng. Việt Nam ngày nay, Đảng vs Nhơn dân… ai trách nhiệm đây ? Hai thế lực đối chọi. Xưa, Nhà Vua và quý tộc vs thứ dân…. Đè bẹp thứ dân… Ngày nay Cộng sản khác chi Xưa, Vua Chúa?

Hai tập tục dân chủ của dân Miền Nam :
- Bàn thờ Ông Thiên ở quê nhà:
Chiếu chiều dài của lịch sử dân tộc Đại Việt, trong cuộc Nam tiến để tìm đường sống, dân Đại Việt xuôi Nam, mang theo phong tục, bàn thờ tỏ tiên, ông bà, vào đến tận cùng mủi Cà Mau, xa Nhà Vua, xa Triều Đình, xa cả "Phép Vua thua lệ làng". Vì vào đến miền Nam rộng lớn, người di dân sống tản mác không còn làng xã, với lủy tre bao bọc nữa. Mạnh ai nấy, cất chòi, cất nhà ở giữa đồng, gieo trồng, chăn nuôi giữa thiên nhiên. Mê tín, lòng thành cám ơn trời đất mưa thuận gió hòa, người xa Nhà Vua không cần Nhà Vua phải lập Đàn Nam Giao Vái Trời, Cúng Đất nữa. Người dân tự lập Bàn Thờ Ông Thiên, tự mình cúng thẳng, vái thẳng với Trời Đất, cầu xin hay cám ơn. Mỗi nhà lập một cái Bàn thờ độc lập, riêng biệt.
Ông Trời của chung do Nhà Vua đại diện nói chuyện. Nay là của riêng cho mỗi gia đình.
(Người Cơ đốc Giáo chúng tôi cũng thế, cầu xin, cám ơn thẳng với Jêsus, Thiên Chúa không cần qua một trung gian – mại bản – nào linh Mục hay tăng lữ)
Tâp tục bàn thờ ông thiên đúng là một tập tục dân chủ.

- Lá Cờ Vàng Ba sọc đỏ của người Tỵ Nạn Cộng Sản ở Hải Ngoại
Sau ngày mất nước, sau ngày quốc hận, người công dân Việt Nam Cộng Hòa mất lý lịch. Tập thể không còn nữa. Quyền cá nhơn quyết định, cá nhơn từ chối chế độ, "bỏ phiếu bằng chơn" vượt biên, ra hải ngoại, mang bàn thờ tổ tiên, lập bàn thờ ông thiên và mang lá cờ tổ quốc của quốc gia lý lịch mình theo gót chơn tỵ nạn.
Hiện nay, mỗi người tỵ nạn đều chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Tổ quốc, quê hương Việt Nam mình, treo ở nhà, trước nhà, nơi họp cộng đồng hằng ngày hay những ngày tết lễ hay cả lúc tang gia bối rối!
Và tất cả nhơn danh cá nhơn, có quyền mang cả lá cờ theo mình lúc ra đi vĩnh viễn. Không một ai được quyền cấm hay cho phép quyền phủ cờ vàng lúc tang lễ. Mọi công dân Việt Nam Cộng Hòa đều có quyền mang cờ vàng theo mình.
Lá cờ Ba sọc đỏ đại diện quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã mất.
Và mổi cá nhơn mỗi người tỵ nạn chấp nhập vinh danh lá cờ ấy.
Và Tập thể các các nhơn mỗi tỵ nạn trên khắp mỗi vùng, thành phố, đất nước Hải ngoại có mặt người tỵ nạn đều nêu cao lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ, bài Công dân hành khúc là của chung, cũng là của riêng trách nhiệm gìn giữ do từng cá nhơn tự nguyện.
Do đó Lá cờ vàng ở Hải ngoại là biểu tượng dân chủ của người Việt Tỵ nạn.
Hãy nhin xem, tuần trước, tại thành phố téhéran, Ba tư – Iran, một phụ nữ trẻ, lột khăn choàng đầu – đối với Đạo Hồi là một thái độ "cấm", có thể bị "ném đá đến chết". Đây là một thái độ " cá nhơn". Toàn dân Iran xuống đường chống chánh phủ Iran là những hành động cách mạng cá nhơn.

Để kết luận:
Trên 40 năm đấu tranh kêu gào cho Nhơn quyền, cho Dân chủ.. . tuy có vài kết quả, nhiều người bị tù thêm, nhiều tài tử mới với những vũ khí đấu tranh mới, blog, mạng, nối...đài… báo nói… tờ rơi, nhưng Đảng Cộng sản vẫn cứ thế tà tà qua ngày cướp bóc, đàn áp, tham nhũng… Đảng và đảng viên càng ngày càng giàu, vô sản thì càng ngày càng vô sản...
Ở Việt Nam, vốn bị cai trị bởi một chế độ độc tài toàn trị nên người dân khó có cơ hội hành sử quyền nổi dậy chống áp bức. Tuy nhiên, ngày nay, ở Việt Nam đang xuất hiện những cá nhơn, đoàn thể, và cả những người cộng sản vì phản tỉnh về thân phận của mình và quyền lợi tối thượng của đất nước, dân tộc, công khai lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội phải thực thi ngay dân chủ và tôn trọng nhơn quyền. Không ít người đã bị cầm tù với những bản án nặng nề mà tội danh vẫn là " âm mưu chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa ". Thật hoàn toàn vô lý!
Do đó, muốn đấu tranh phải chính do cá nhơn người trong nước. Nổi dây hay không là quyết định của cá nhơn người trong nước. Hãy nhìn gương dân Ba tư - Iran hiên nay!
Sự chuyển mình của thế giới trong quan hệ nhơn quyền của người dân và chủ quyền của Nhà nước đang đem lại một bối cảnh rất thuận lợi cho công cuộc tranh đấu dân chủ và nhơn quyền ở Việt nam. Ngày nay, Đại Họa Hán Hóa đang xảy ra.
Chống Tàu Diệt Việt Cộng phải được tạo, cổ vũ thành một phong trào quần chúng.
Mong lắm!
05-01-2018
Hồi Nhơn Sơn ra Tết tây
Phan Văn Song


Chuyện Tình Quê Hương II

Chống Hán họa xâm lăng

phải là một truyền thống Đại Việt

Phan Văn Song

Tháng qua đến thăm ông bạn già Nguyễn Văn Trần, nhìn thấy trên bàn có cuốn sách tựa đề Lược Sử Việt Nam Chống Trung Hoa Xâm Lăng của Ông Huỳnh Thanh Nhơn bèn xin mượn đọc.
Sau khi đã đọc kỹ, chẳng những chúng tôi có ý kiến, mà chúng tôi xin có đôi giòng cảm tạ tác giả Huỳnh Thanh Nhơn!
Sách khá dầy, 443 trang, soạn thảo rất công phu. Nhưng vốn là một nhà nghiên cứu sử khá lão luyện, nên đã lôi cuốn người đọc vào giòng sử Việt Nam ngay.
Cũng như tác giả đã cẩn thận mở lòng mình trong những lời Trần Tình, ông Huỳnh Thanh Nhơn nhấn mạnh rằng:
“Ai ai mỗi người Việt chúng ta đều ít nhiều gì thuộc sử nước nhà. Ai ai mỗi người Việt chúng ta đều biết “chọn cho mình những vị anh hùng, liệt nữ dân tộc đã xả thân cứu nước cứu dân. Ai ai mỗi chúng ta đều biết lên án và tránh xa những kẻ buôn dân bán nước, dứt tình ruột thịt, quên nghĩa đồng bào. Nhưng mỗi người vẫn có thể nhận định khác nhau về một sự kiện lịch sử nước nhà, dù rằng bản chất nguyên thủy của sự kiện vẫn đồng nhứt không thay đổi.”
Và tác gỉả kết luận rằng “chính cái nhìn và đánh giá không giống nhau đó đã xác định vị trí của họ trong lịch sử”.
Nói như vậy, quan niệm cho rằng đã là một người viết sử, phải có một cái nhìn khách quan là một quan niệm sai. Người viết sử, tác giả, nói rõ, và nói rất rõ ràng là người viết (tức là tác giả) có ý định “truyền bá sự suy nghĩ của mình” (sic) đến người đọc.
Chúng tôi nghĩ rằng sau khi đọc cuốn sách của tác giả Huỳnh Thanh Nhơn, chúng ta chia sẻ được một phần lớn tâm trạng lo âu của tác giả là phải nhận rõ ràng là người láng giềng phương Bắc của chúng ta, lúc nào trong suốt quá trình lịch sử của chúng ta là một tên Đại Xâm Lược.

1. Trung Hoa luôn luôn là một Đại Xâm Lược
Chúng tôi xin viết hoa để không bao giờ quên, và lịch sử Việt Nam là một xâu chuổi dài họp bởi những mắc xích: hết thời kỳ đất nước bị phương Bắc xâm lăng, rồi đến thời kỳ chống xâm lăng.
Dĩ nhiên, lịch sử quốc gia nào cũng gồm có những giai đoạn chống xâm lăng để giữ nước, cũng có những giai đoạn bành trướng sang những quốc gia, những dân tộc yếu hơn để mở mang bờ cỏi. Mạnh được yếu thua là chuyện thường tình. Cá lớn nuốt cá bé là luật trời đất. Một dân tộc muốn sanh tồn phải vận dụng mưu trí, thông minh chánh trị, khả năng quân sự để chống cự, be bờ, để không bị lấn áp, đàn áp, bành trướng để mở mang bờ cỏi, không gian sanh tồn. Lịch sử Việt Nam cũng vậy. Vì họa phương Bắc, nên gần như bắt buộc, dân tộc ta phải bành trướng về phía Nam. Mũi Cà Mau là tận cùng phía Nam của vùng đất, hết đường bành trướng xuôi Nam. Dải Trường Sơn hiểm trở, làm hàng rào, chận đường tiến về phía Tây.Chỉ còn đường lên Miên, thế nhưng, chính thế lực Pháp đã cứu đất nước Cao Mên khỏi sức chinh phục của dân tộc Việt. Nhưng nhìn chung, mặc dù nếu chỉ thuần túy quân sự, dân tộc Việt đánh nhau thật sự với quân Tàu chỉ có trên dưới chưa đầy mươi lần. Nhưng với một ngàn năm đô hộ, với một chương trình Hán hóa có hệ thống, từ văn hóa, xóa bỏ chữ viết, xóa bỏ tập tục, phong tục, lễ nghi…, mà dân tộc Việt ta vẫn giữ được Việt tánh, dân tộc tánh, là một sự kiện hiếm có trên lịch sử thế giới, đáng ca ngợi!
Thật vậy, trước những đòn tấn công của những chiến dịch hán hóa ta từ tập tục, lễ nghĩa đến nền văn hóa Tàu, điển hình với những Tích Quang –Xi Guang, Thái thú Giao Chỉ từ năm 1 SDL đến 25 chẳng hạn,đã có đường lối chánh trị là hán hóa dân Lạc Việt ta bằng cách khuyến khích đem dân từ bên Tàu qua : cho dân Tàu di dân bằng động viên dân tàu đi kiếm đất canh tác, đi buôn bán, chấp nhận cả dân phản loạn qua đất Việt trốn luật pháp tra lùng; chấp nhận cả dân Tàu bị điđày, chấp nhận cả những tỵ nạn chánh trị hoặc kinh tế để dần dần hán hóa đất Lạc Việt. Riêng phần đối với các quan chức Lạc Việt, thuần hóa, sử dụng, mua chuộc. Chỉ có một tướng Lạc là Tây Vũ dám nổi dậy, nên đã bị giết chết. Tích Quang, vì không nhìn nhận Vương Mảng - Wang Mang đã cướp ngôi nhà Hán, để trở thành vì Hoàng Đế đầu tiên dùng Khổng Giáo đề cai trị (9-23 SDL) nên Tích Quang đã mở cửa Giao Châu tiếp đón các quan chức và các văn hào, nhơn sĩ nhà Hán không phục Wang Mang tỵ nạn, mang văn hóa Tàu sang đất Việt. Tích Quang và sau đó Nhâm Diên –Ren Yan (29-33) cùng nhau Hán hóa đất Giao Châu, từ phong tục, lễ lạc buộc dân Việt làm lễ cưới theo phong tục Tàu) cho đến canh tác cấy cày*
( * Theo H. Maspero et E. Malas Histoires et institutions dev la Chine ancienne Paris P.U.F 1967 page 68 ; H. Maspero "L’expédition de Ma Yuan" BEFEO XVIII n°3 page 11 ; Revue " Annam" VII 1a, Sainson p316, Cương Mục tiên biên II, 9a).
Dĩ nhiên, giữa những cuộc chiến chống xâm lăng vẫn có những giai đoạn xây dựng và gìn giữ đất nước, vẫn có những giai đoạn “nghỉ ngơi giữa hai cuộc xâm lăng” của láng giềng phương Bắc. Nhưng trong những thời gian nghỉ ngơi xây dựng ấy, các Triều đình Đại Việt vẫn luôn luôn cảnh giác, tuy chung sống hòa bình, nhưng vẫn “giữ kẻ” với phương Bắc, tuy thắng trận, nhưng vẫn thực tế biết mình yếu. Các triều đại tổ tiên ta, không điên rồ như triều đại Cộng sản Việt Nam, nướng dân, tàn phá đất đai, quê hương để thực hiện cho được mộng nhuộm đỏ Việt Nam theo chỉ thị của Vương Triều Cộng sản Quốc Tế Kremlin, nói láo là chống Mỹ cứu Nước nướng trên 1 triệu đồng bào, phần lớn là tuổi trẻ, thanh xuân trai tráng, sẳn sàng dìm đất nước miền Bắc trong tăm tối lạc hầu, trong suốt 20 năm từ 1954 đến 1975, bắt dân ăn cơm độn khoai, dùng phân người làm phân bón, dùng sức người thế máy cày và trâu bò (có sức người sỏi đá cũng thành cơm)!

2. Não trạng cùng Văn hóa thần phục Tàu 
Các Vua Đại Việt, tổ tiên ta, lúc nào cũng cho mình là khéo léo, cũng cho mình là biết ngoại giao, nhịn nhục, đi hàng dưới, triều cống, thần phục Bắc triều. Nhưng khốn nổi, vì lúc nào cũng triều cống, vì lúc nào cũng "nói" thần phục, vì “nhịn voi chẳng xấu mặt nào”, nên Bắc phương không nể mặt, hể có dịp, là Bắc phương tìm cách ăn hiếp. Triều đình Tàu nào, thời đại nào, cũng có một anh Vua Tàu kiếm chuyện đánh Việt Nam, đòi chinh phục Việt Nam. Nhưng, phần lớn cũng do cái não trạng chung chung của Việt Nam, não trạng "rất đồ Nho"lúc nàocũngKhổng, cũng Mạnh, mở miệng ra, là nói toàn chuyện điển tích bên Tàu.Những đại văn hào Việt Nam, những án văn bất hủ của Việt Nam nổi tiếng từ Kim Vân Kiều, qua đến Chinh Phụ Ngâm, hay CungOán Ngâm Khúc, Nhị Độ Mai, hoặc Phan Trần đều được dịch hay lấy từtruyện Tàu. Các Cụ Nguyễn Du, Đặng Trần Côn đều không có sáng kiến tự nghĩ ra một câu chuyện đặc biệt Đại Việt với những điển tích, những địa danh địa lý thuần túy đất Việt ta. Làm sao người Tàu không nghĩ rằng người Việt Nam ta là một người anh em gốc Tàu đi lạc được ? Và nay phải đem về lại quê cha đất tổ ?
Chỉ trừ một thời gian rất ngắn, thời gian vừa lấy lại nền Độc lập sau 1000 năm tăm tối nô lệ, từ Nhà Đinh, Nhà Lý, đến nhà Nhà Trần là lấy Phật Giáo làm nền tảng quản trị dân. Tất cả những thời đại sau, vẫn vướng víu đến Nho Giáo. Kể cả nhà Lê, quân Minh đô hộ ta trên 10 năm, tàn ác như thế, diệt dân ta như thế, và khốn nạn hơn, diệt văn hóa ta bằng đốt sách Việt Nam ta, lấy kho tàng văn hóa sách vỡ Việt ta để đem về Tàu, thế mà khi Vua Lê thành công lên cầm quyền, vẫn dùng Nho giáo và Hán Văn để quản trị đất nước! Đau đớn quá! Những sai lầm ấy chúng ta đang trả ngày nay. Một đất nước mà Nhà cầm quyền, Triều đình, quan chức viết chữ, nói người dân không hiểu. Tuy là âm Việt đấy nhưng người dân vẫn không hiểu. Nước Việt Nam ta phát triển sanh hoạt với hai ngôn ngữ khác nhau : tiếng Việt quan chức, tiếng Việt học hành, trí thức –Hán Việt và tiếng Việt dân gian. Do đó,
Thiển ý chúng tôi cho đấy là cái phần hèn kém nhứt của nền Văn hóa Việt Nam. Các Cụ tổ tiên chúng ta có thể mượn ý Tàu nhưng ít ra cũng phải biết biến qua những tiếng nói, chữ viết Đại Việt. Đáng khen thay những cố gắng độc lập qua chữ Nôm, nhưng chữ Nôm cũng do các ông đồ Nho nghĩ ra và vẫn không thoát khỏi các mô hình độc tài của Nho Giáo (chữ Thánh Hiền ? Mà Thánh Hiền là ai , toàn là người Tàu cả!) Thử so sánh quá trình phát triển văn hóa Việt qua chữ Nôm của Việt ngữ ta với Nhựt ngữ, và Hàn ngữ. Văn Hóa Nhựt, Văn Hóa Hàn cũng bị Khổng Mạnh ảnh hưởng, nhưng tại sao văn hóa người Nhựt tìm được sự Độc lập đối với chữ Hán, tại sao tinh thần người Nhựt đầy sự cương quyết, quật khởi, hùng cường, đầy sức sống đầy dân tộc tính ? Người Đại Hàn cũng vậy!
Chữ Nôm chỉ được hai triều đại - Nhà Hồ và Vua Quang Trung có quyết chí sử dụng nhưng vẫn bị các đồ Nho vẫn phá bỉnh. Lịch sử Văn Hóa Việt Nam cũng như lịch sử Việt Nam là một chuổi dài của cuộc xâm lược phương Bắc Tàu.
Thiển ý chúng tôi không sợ Họa Xâm lược Tàu bằng chiến tranh hay kinh tế. Chúng tôi sợ xâm lược Tàu bằng Văn Hóa. Ngày nay, nếu thật sự mà nói, nền văn hóa Việt Nam còn được bao nhiêu chất dân tộc Việt?

3. Cám ơn những phong trào văn hóa thời tiền thế chiến thứ 2
Tiện dây xin vinh danh các nhóm Tự Lực Văn Đoàn, các nhà báo miền Nam và tất cả những Phong trào Văn hóa thời tiền chiến. May quá, các Văn Nghệ Sĩ thời tiền chiến đã để những dấu ấn đáng ghi nhớ từ Văn, với nhóm Tự Lực Văn Đoàn, với các cụ Pétrus Ký, Paulus Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, các nhà báo miền Nam qua đến Hôi Họa của nhóm xuất thân từ Trường Mỹ thuật Hà Nội với các họa sĩ Cát Tường–Lemur, Gia Trí, Lê Phổ…. hay Nhạc với những nhạc sĩ sáng tác và phổ biến với những solfège mới những nhạc cụ mới như violon, piano, accordéon… với những điệu nhạc tây học như boléro, tango, valse … mà những bài hát ngày nay vẫn còn vương vấn trong ký ức chúng ta. Ngay cả trong cổ nhạc, thời tiền chiến đã cho chúng ta những bài ca rất Việt nam thuần túy với bài Vọng Cổ Hoài Lang.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt có một ngọn gió Văn hóa hoàn toàn Việt Nam, không bị lai căng, ảnh hưởng Tàu.

3. Hán Ngụy 
Thái độ, não trạng lụy Tàu, sẳn sàng làm Hán Ngụy, cũng phải kể đến những thái độ hèn kém của những người Việt chúng ta khi thua cuộc, trong những tranh chấp nội chiến, đi cầu cạnh Vua Tàu, sẳn sàng "dắt voi về dày xéo mả tổ" sẵn sàng làm Hán ngụy, đời nào cũng có. Con cháu nhà Trần dưới đời nhà Hồ, đến Mạc đến Lê, nhiều khi không cầu cạnh Vua Tàu, vì Bắc Kinh quá xa, mà chỉ cầu cạnh tên Tổng đốc Lưởng Quảng.
Ngay đến cả thời cận đại, những nhà đấu tranh chống Pháp, từ không Cộng sản đến Cộng sản đềuchạy qua Tàu. Hết nhờ Tưởng, rồi nhờ Mao. Ngày nay, nếu các tay cầm quyền trong nước hèn và sợ Tàu như vậy, âu đó phải chăng cũng là do cái truyền thống ấy ? May mà một phần đoạn cuối của lịch sử chúng ta “bị” Tây thực dân, “bị” Mỹ đế quốc, nên mới có dịp tỵ nạn ở Tây ở Mỹ. Nếu không ngày nay tụi mình ở Tàu hết, may lắm thì Hong Kong, Ma Cao, không thì Bắc Kinh Trùng Khánh, Shanghai…
Tội nghiệp thay cho Việt Nam! Lược sử của anh Huỳnh Thanh Nhơn cũng cho chúng ta thấy cái bề trái của dân tộc ta. Anh hùng nhưng vẫn ham sống.

4. Dân tộc sanh tồn
Dân tộc sanh tồn của Việt Nam? Trước là “né Tàu”. Né không được mới đánh, thường đánh những trận ngắn, đánh thắng xong, giảng hòa, triều cống…Và tiếp tục Nam tiến để tìm đất sống. Đất Lưởng Quảng, Hợp Phố, Phiên Ngung, mặc dù của tổ tiên đấy nhưng vẫn lơ không dám đòi. Đảo Hải Nam cũng là đất của của dân Việt, cũng không dám đòi.
Trong các Triều đại Việt Nam chỉ có Vua Quang Trung là có ý định đòi lại Lưởng Quảng thôi. Trong các trận đánh chống xâm lược, đều đánh nhau trên đất Đại Việt để tự vệ.
Chỉ có dưới đời Nhà Lý, kiện tướng anh hùng Lý thường Kiệt dám xuất quân vượt biên giới Việt –Hoa phạt Tống (cuối năm 1075), hạ được thành Ung Châu, chém Đô Giám Quảng Tây. Nhưng rất tiếc sau đó, các Triều đình về sau chỉ biết giữ nước, be bờ với Tàu thôi!

Lịch sử Trung Hoa cũng lắm lần thay ngựa giữa giòng, thay vua đổi chủ, nhưng bất cứ những tay lãnh đạo nào, bất cứ một ông Vua Tàu nào, khi lên ngôi, trong chương trình, cũng không sớm muộn gì, cũng đòi xâm chiếm Việt Nam ta. Đến cả những lãnh chúa các dân tộc ngoại xâm gốc cực Bắc nước Tàu, không phải gốc Hán tộc như Mông cổ, hay Mãn Thanh khi chinh phục được ngai vàng Bắc kinh cũng lâm le xâm chiếm Việt Nam!
Đến cả ngày nay, Trung Cộng/ Việt Cộng thề thốt với nhau, “môi hở răng lạnh, núi liền núi, sông liền sông” thế mà, hể có dịp là cũng xâm chiếm Việt Nam.

5. Hán hóa là một dĩ nhiên
Mà cũng phải, Việt Nam lúc nào cũng cho mình là Văn Hóa Khổng Mạnh. Lăng miếu, Chùa chiền, đều chữ Tàu cả, dân Việt đi viếng không đọc được. dân Tàu thường dân đi du lịch đọc được, vì vậy họ tưởng nhầm là Đất Việt là đất Tàu. May các Cha Cố Đạo đến Việt Nam, la- tinh hóa tiếng nói Viêt Nam để thành chữ Quốc ngữ, quốc hồn quốc túy Việt Nam.

Ngày nay, Tàu nó ăn hiếp như vậy mà trong nước, Cộng quyền vẫn nín im re, im rinh rít. Né, tránh, nhịn…thôi cũng được nhưng tại sao không để dân biểu tình, dân phản đối Tàu. Dân chủ mà! Chớ có quên những nỗi nhục ngàn xưa:
Nếu chúng ta chấp nhận bị hành xác, lên núi xẻ gỗ, xuống biển mò trai, triều cống Tàu, chúng ta PHẢI nhứt định không chấp nhận, viết văn tự hoàn toàn bằng chữ Hán, chúng ta không chấp nhận tái lại cảnh “ Cột đồng chết, Giao chỉ diệt”, chúng ta không chấpnhậnbím tóc. Vua Quang Trung đã nói chúng ta phải đánh “để có quyền nhuộm răngđen!”, chúng ta không chấp nhậnlễ lạc theo Tàu, …
Mong các nhà viết sử, nghiên cứu để phân loại ra những tập tục nào thật sự Việt, những tập tục nào do Tàu … Còn đâu hình ảnh con Nghiêu trên những sân đình, những nóc đình ? Còn đâu những tượng Phật khổ hạnh, gầy ốm của Phật giáo Việt Nam, ngày nay chỉ thấy toàn những ông Phật Di Lạc mập mạp của Tàu ?

6. Phải tìm lại Văn hóa và Con đường Độc Lập và Tự Do của Đại Việt
Mong toàn dân trong nước như ngoài nước cùng nhau đi tìm lại nguồn gốc Văn Hóa Việt: Đạo Việt của Đại Việt với Thờ Cúng Cha mẹ, với Thờ cúng Trời đất, Tổ tiên, Đất Nước, Đồng Bào…với Bà Thờ Ông Thiên, với Ơn Trời Đất, với Nghĩa Đồng Bào.
Hãy về Miền Tây đất Nam Kỳ chúng ta (tôi nói Nam Kỳ, chứ không nói Nam Bộ - vì Nam Kỳ do Nam Triều tức là Nhà Nguyễn ta gọi chứ không phải của Tây thuộc địa đặt tên đâu! Tây thuộc địa nó gọi là Cochinchine. Tây không có chia đất nước ra làm ba miền như thiên hạ tưởng. Chính Nam Triều đã chia ra ba miền. Nam Kỳ Lục tỉnh đã có sẳn trong hành chánh Triều Nguyễn rồi.
Bằng chứng, Cụ Phan Thanh Giản, bị Nhà Nguyễn đổ thừa là làm mất ba tỉnh cuối cùng của Nam Kỳ!)
Hãy về miền Tây Nam kỳ của chúng ta, hãy tiếp xúc với các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo để nhìn thấy người Hòa Hảo cúng kiến thờ phượng. Họ nhớ Ơn Tam Bảo Nhà Phật đã đành, nhưng họ cũng nhớ Ơn Tổ Tiên,ơn Cha mẹ, ơn Đồng bào, ơn Đất Nước gọi là Tứ Ơn. Kinh giảng sấm giảng bằng tiếng Việt dễ dàng cho mọi người dân Việt hiểu. Chữ Thánh Hiền Việt Nam phải là chữ Việt chứ không chữ Hán. Văn Hóa Đại Việt lễ nghi Đại Việt có đầy đủ Thánh Hiền không cứ chi mà phải mượn Khổng Tử, Mạnh Tử của Tàu.
Chừng nào chúng ta còn ca tụng Văn Hóa Khổng Mạnh, chừng nào chúng ta còn truyền tụng, kinh điển, đọc những Tam Quốc Chí, những Thủy Hử, chừng nào chúng ta còn diễn, còn giải, còn lấy những tích Tàu làm bài học thì dù có bao nhiêu lần đánh đuổi bọn xâm lược Tàu, chúng ta không dứt điểm được suy nghĩ, ý chí và giấc mộng của người Tàu là luôn luôn xâm chiếm nước ta, vì nước ta là đất Tàu đó thôi!

Để kết luận:
Chúng ta phải có ý chí dứt bỏ thằng Tàu trong con người Việt của chúng ta, thì thằng Tàu mới không đòi chiếm đất Việt.
Lần nữa cám ơn anh Huỳnh Thanh Nhơn đã cho những giây phút tự hào qua những chiến thắng chống Tàu và chống bọn Hán ngụy “cỏng rắn chống gà nhà, rước Tàu vào nhà xâm chiếm quê hương”.
Trân trọng,
Viết năm xưa, hiệu đính năm nay , tháng 1.2018
Phan Văn Song

 

Đăng ngày 12 tháng 02.2018