Khủng hoảng rất cần thiết – La crise est nécessaire


Ts Phan Văn Song

«Khủng hoảng là một điều cần thiết. Khủng hoảng là một điều tốt. Nó giúp đỡ cho chúng ta nhận rõ những sai trái của đời sống hằng ngày, nó giúp chúng ta nhìn rõ những tên ăn gian nói dối. Nó chỉ sợ Phẩm Chất thôi» –
«La Crise, c’est nécessaire. La crise, c'est formidable.C'est un révélateur magnifique qui permet de démasquer les tricheurs; la seule chose qui lui résiste, c'est la qualité."». 
Claude Lelouche, nhà đạo diễn và sản xuất phim nổi tiếng người Pháp, đã định nghĩa khủng hoảng như trên, trong một phỏng vấn của nhựt báo miền Tây Nam Pháp, La Dépêche du Midi.
(Claude Lelouche, sanh năm 1937 tại Paris, là một nhà đạo diễn, một nhà sản xuất, và một chuyên viên quay phim. Ông là tác giả của hơn 50 bộ phim nỗi tiếng như : Un homme et une femme, Le Voyou, L'aventure c'est l'aventure, Les Uns et les Autres, Partir, revenir, Itinéraire d'un enfant gâté, Tout ça... pour ça !, Les Misérables, Roman de gare… và gần đây, Ces amours-là. – Nguồn Wikipédia).

Khủng hoảng:
Crise, từ Pháp, xuất từ gốc Hy lạp «Krisis » ("κρισις"). Với quan điểm La-Hy, nghĩa đen là: một quyết định quan trọng, một lựa chọn quan trọng, một phán xét. Crise cũng có nghĩa là cái «thời điểm phải có những quyết định».
Trong cái suy nghĩ cổ xưa La-Hy, ý niệm phát ra từ từ ngữ Krisis là một ý niệm rất tích cực. Tích cực vì đòi hỏi ở con người một sự tự do cá nhơn và một tự chủ quyết định – libre arbitre de l’être et souveraineté de son jugement critique.
Trong mọi khủng hoảng, luôn luôn có sự lựa chọn, thoát khỏi khủng hoảng hay lay hoay kẹt trong khủng hoảng. Thế nào đi nữa cũng phải hành động và quyết định hành động.
Khủng hoảng, tiếng Việt, đến từ chữ Tàu (危机) wēi jī. Khủng hoảng là một từ Hán Việt. Gồm hai chữ:
wēi là nguy hiểm
jī, nghĩa đầu tiên, là «thời điểm» (bất kể thuận lợi hay không). Thí dụ, 机会 jī huì, là «may mắn».
Cũng có thể hiểu: Khủng hoảng, theo quan điểm Đông phương rằng, vì được hợp thành bởi hai chữ Nguy hiểm và Thời cơ. Thời cơ – opportunité-opportunity. Như vậy, Khủng hoảng cũng là một «thời điểm nguy hiểm» và cũng là «thời cơ để thay đổi».
Tây phương và Đông phương đã gặp nhau ở quan điểm nầy: Khủng hoảng là lúc để ta thay đổi. Quan niệm La Hy cổ còn giúp cho chúng ta quan niệm ; «Có một sự Độc lập trong hành động, với cái Tự do cá nhơn với quyền Tự quyết». Khác với nghĩa ngày nay, khủng hoảng là một cái gì bất ngờ, đột phá, chia ly, hay một sự đột quỵ bệnh hoạn – chúng ta gần như là nạn nhơn, bó tay.
Với quan niệm Tây: «Mọi khủng hoảng đòi hỏi một quyết định phải thoát, hay bị kẹt». Cũng như quan niệm Đông: «Mọi khủng hoảng đều là một «Nguy hiểm», nhưng cũng đều là một «Cơ hội».
Về mặt từ ngữ Y khoa, từ la tinh «crisis» là «giai đoạn quan trọng của cơn bệnh». Y khoa xem những «moments critiques - những giai đoạn phải giải quyết» là những giai đoạn cần một sự quyết định đúng đắn «hợp thời», hợp với bệnh lý để giải quyết.

Với Jean Monnet, (1888-1979)Ông là một công chức quốc tế người Pháp, một trong những cha đẻ của Liên Âu. Ông là người cổ súy chủ thuyết «Đại Tây Dương – Atlantisme», chủ thuyết «Tự Do Thương mãi –libre échange», chủ thuyết bỏ «Quốc gia Dân tộc – État Nation» để thành lập một Liên bang Âu Châu – Europe Fédérale».
Ông quan niệm rằng «Con người chỉ chấp nhận những thay đổi trong sự cần thiết, bắt buộc. Con người chỉ chấp nhận sự cần thiết khi có sự khủng hoảng - les hommes n'acceptent le changement que dans la nécessité et ils ne voient la nécessité que dans la crise».
Nhưng dù dưới bất cứ dạng nào đi nữa, khủng hoảng vẫn là một hỗn loạn – chaos, một giao điểm, một điểm thay đổi đầy bất an, đầy bất trắc giữa hai trạng thái, một bên đổ vỡ, đập phá và một bên tái kiến trúc, tái xây dựng.
Nơi giao điểm ấy có giá trị như một «buổi lễ, một nghi thức phải đánh dấu, phải bước qua, vượt qua – rite de passage» như, chến rượu tẩy trần, một lễ cưới, một sự chia ly, một tiệc ly dị, …với tất cả những đánh dấu một những đổi thay, vứt bỏ, lột bỏ, và thay vào những cái mới. Từ bỏ thế giới cũ để bước vào một thế giới mới. và trong suốt cuộc đời của nhơn loại chúng ta cũng đã phải đối diện với những «khủng hoảng thay đổi ấy», từ khi bước vào «tuổi vị thành niên», vào tuổi «trung niên», hôn phối, nhập học: đại học, quân trường, «xa cha mẹ lần đầu», «có con lần đầu» hay đối với tất cả chúng ta những người tỵ nạn, đã từng trãi qua trong cuộc sống, từ «những ngày đầu của Cộng Sản ở miền Nam» qua đến «những ngày đầu tự do, nơi trại tỵ nạn, hay nơi đất tỵ nạn».

Jacques Attali viết trong tiểu luận «Tìm một lý thuyết cho sau cuộc khủng hoảng – Pour une théorie de l’après crise » (Nhà Sách Fayard) nói rằng: «cái mà người đời gọi là khủng hoảng không phải là một bài viết lại dài và khó khăn đã chia đôi hai thời gian tạm thời của hai trạng thái của thế gìớiCe que l’on nomme la crise n’est pas la longue et difficile ré-écriture qui sépare les deux formes provisoires du monde.»
Jacques Attali, sanh năm 1943, nhà nghiên cứu Kinh tế, nhà văn, công chức cao cấp của nước Pháp, đồng thời cũng là giáo sư ngành Kinh tế. Ông đã làm cố vấn đặc biệt của cựu Tổng Thống François Mitterrand từ năm 1981 đến 1991. Vào năm 1991, ông sáng lập kiêm nhiệm luôn Chủ tịch, đầu tiên, của Ngân Hàng Phát Triển và Kiến Thiết Âu Châu- Banque européenne pour la Construction et le Développement (BERD).Tác giả của 65 tiểu luận, tiểu sử và truyện dài, đam mê âm nhạc, đàn dương cầm-piano rất giỏi từ nhỏ. Từ năm 2000, ông là Nhạc Trưởng Giàn Nhạc Giao hưởng của Đại học tỉnh Grenoble, dành riêng cho sanh viên và giáo chức đại học yêu nhạc. Cùng với nhạc trưởng nổi tiếng ở Pháp Patrick Souillot, năm 2012, tạo một cơ chế quốc gia giống như Xưởng Nhạc Cổ điển của Grenoble-La Fabrique Opéra Grenoble ở nhiều thành phố ở Pháp và thế giới.

Nhà xã học học Alain Touraine, trái lại, «thay đổi của thế giới không chỉ có sáng tạo, hay tiên tiến, trước tiên đó là và luôn luôn phá hoại, đổ vỡ, khủng hoảng. Khi đạt cường độ, khủng hoảng hoạt động như một súp páp-một nút thoát, để xì hơi – le changement du monde n’est pas seulement création, progrès, il est d’abord et toujours, décomposition, crise. Paroxystique, la crise agit également après une soupape, après trop de pression ».
Sanh năm 1925, ông là một nhà xã học học nổi tiếng chuyên về hoạt động xã hội và những phong trào xã hội mới.

Như vậy, tất cả những khủng hoảng ngày hôm nay, từ những khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới xuất phát từ Mỹ năm 2008, đến nay vẫn còn dai dẳng, hay cuộc khủng hoảng của Tàu vừa bùng nổ, đều mang lại những biến động lớn cho thế giới, như những cuộc chiến ở Trung Đông hay Trung Á, như những phong trào khủng bố, hay những phong trào tôn giáo quá khích, ngay cả sự độc tài của chủ nghĩa kinh tế thị trường do cạnh tranh thị trường, do sức ép đòi hỏi càng nhày càng cao của thị trường lao động, với những sự đột quỵ tâm thần-burn out của những nhơn viên làm việc quá sức. Và tất cả chúng ta đều nghĩ rằng, bộ máy kinh tế, tài chánh, lao động nầy không thể tiếp tục mãi con đường nầy.
Và khủng hoảng đã làm chúng ta mở mắt. Ít ra, khủng hoảng sẽ buộc mỗi mỗi chúng ta đật lại vấn đề, và nhờ vậy sẽ có sáng tạo, sẽ có nhiều sáng kiến, nhiều con đường thoát thân.
«Những thời cơ sẽ nhơn đôi đời sống con người - Les moments possibles produisent un redoublement de vie chez les hommes», đại văn hào Chateaubriand đã nhận xét trong tác phẩm «Ký ức vọng từ cõi chết-Mémoires d’outre-tombe».
François-René, hầu tước Chateaubriand, 1768- 1848, là một đại văn hào của nền văn chương Pháp, ông cũng là một nhà chánh trị. Hậu thế cho ông là cha đẻ của trường phái lãng mạn Pháp-romantisme français. Tác phẩm Mémoires d’outre-tombe, xuất bản sau khi ông mất 1949-1951, là một kiệt tác không lồ gom góp tất cả những bài viết, những tác phẩm từ thời trẻ đến lúc mãn đời.

Việt Nam trước khủng hoảng:
Riêng Việt Nam ta ? Việt Nam có lẽ sống quen với khủng hoảng. Vốn không giống ai, Việt Nam có thể thoát khỏi nạn khủng hoảng trầm trọng do Trung Cộng truyền nhiễm sang không ? Dân Việt Nam khổ ? Khổ sở quen rồi…dân miền Bắc suốt thời bao cấp với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Đảng Cộng Sản «trên đường vinh quang xây (với) xác quân thù !», dân miền Nam suốt 10 năm đầu của Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa với Đảng Cộng Sản «đỉnh cao trí tuệ loài người!», và ngày nay với sự ủng hộ tiếp viện của 4 triệu «khúc ruột ngàn dặm» gởi tiền về, dân «lè phè» vẫn lè phè, dân «phe đảng» vẫn phe đảng sống «qua ngày». «ăn trên ngồi trốt, trên đầu» «dân ngu khu đen», nhóm lợi ích vẫn phục vụ «lợi ích» Đảng, và xuân thu nhị kỳ, vẫn lễ kỷ niệm, vẫn lễ chiến thắng, vẫn Họp Đảng, vẫn Đại Hội, vẫn dựng Tượng Đài hết Tượng Bác đến tượng Khổng Tử…và tà tà Việt Nam cứ tiếp tục đội sổ các quốc gia có «hy vọng» phát triển, với cái nghịch lý là có con số rất cao về con số người có bằng cấp đại học, nhưng lại với một con số Tổng Sản Lượng đầu người thấp lè tè trên 1000 dollars hằng năm.
Từ cả tháng nay, sau khi được những tin «tướng chết, quan đổ», hay những tin hành lang, nói nhỏ do các «nguồn tin đáng tin cậy» bảo rằng có một anh Ba – nào đó – « sắp sửa làm một cải tổ to lớn»! Ôi thì dù, phe ta, dân trong nhà thi ít, chứ dân hải ngoại, cứ ngóng cổ dài chờ…Cải tổ, chờ Cách mạng, chờ… ngày về vinh quang, ngựa xe, lọng vàng vinh quy bái tổ…! Nhưng cái cảnh khủng hoảng ta sẽ tiếp nối khung hoảng Tàu cũng đâu đó lảng vảng, tiền Tàu hạ giá, tiền Việt chắc gì khá hơn ! Và đau lòng hơn, vẫn tháng ngày, ngày tháng trôi qua, cái tượng Bác vẫn dựng, côn an vẫn tiếp tục côn an, đánh người, thâu tiền «mãi lộ» vả Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn bình thân như vại, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tà tà đi dự diễn binh ngày Tàu (nào ? Tưởng hay Mao ?) thắng Nhựt !
Vậy thì ở Việt Nam nay có mấy phe ? phe thân Tàu ? phe thân Mỹ, phe thân Tàu-Mỹ, phe thân Mỹ-Tàu ? Phe nào «woánh» phe nào ? Thật là rối rắm ! Chỉ hai thằng Mỹ Tàu chia đôi sơn hà Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam, chỉ luồn cúi đi đêm, «ngư ông thu lợi» trên đầu trên cổ «nhân danh nhân dân» kiềm kẹp «nhân dân» ! Hình như, ở Việt Nam cũng có Dân Chủ, vì có các phe «tranh đấu Nhơn quyền Dân Chủ» nữa ! Ta quên sao ? Và còn những Phong trào đấu tranh ở Hải ngoại nữa, các «Cộng đồng người Việt Hải ngoại, cờ vàng» nữa. Sao chúng ta bi quan quá vậy ! Nhưng
chúng ta, hãy thử họa «Bức tranh đấu tranh» của người Việt Nam ngày nay:
Hải ngoại ta, tiếp tục ồn ào với những «cãi vả», tranh giành ảnh hưởng, tranh giành «chánh thống», giữa những «nhơn sĩ», giữa những «nhơn vật công chúng» giữa những «người trách nhiệm cộng đồng» với nhau. Ai cũng cho, «mình», «cộng đồng mình» là «chánh phái, chống cộng cờ vàng số một» cả !
Và, dĩ nhiên, và ôi thôi ! Hết «hội họp để nói chuyện đất nước» đến những «mạn đàm tình hình Mỹ Việt Trung, tình hình Biển Đông» để «áo thụng vái nhau», chứ thật tình ra nếu chịu khó đọc báo, thì lời bàn của các Mao Tôn Cương Âu Mỹ Quốc tế cũng đủ rõ. Thật sự mà nói, đấy cũng chỉ là những sanh hoạt cuối tuần của một cộng đồng xa xứ, chưa hội nhập hoàn toàn với các sanh hoạt cuối tuần của dân bản xứ, như nhảy đầm, uống rượu, dạ hội, opéra, ciné, foot ball, base ball, tennis… hay du thuyền, thể thao, trượt tuyết, leo núi… Bằng chứng, vì sợ nói đến Chánh Trị đụng chạm mất lòng, cộng đồng ta bèn «Văn chương hóa», nào là các «ra mắt sách», nào là các Đại hội «Gặp lại, Hội Ngộ», để ca lại «nhạc xưa phe ta hồi đó» nhảy lại những vũ điệu Cha Cha, Tango… thuở thiếu thời của các nàng còn choai choai áo đầm, và ta còn đầu tóc dài, chải mướt lán on!». Sanh hoạt cuối tuần, 52 tuần một năm, không đủ! Vì chưa kể những «đám cưới» con, những «hấp hôn» nào «kim khánh» nào «bạc khánh»… còn có người «đám cưới sau nữa» vì góa vợ, hay vợ bỏ, về Việt Nam kiếm thêm «người thay tả, và đút cơm»… À cũng chớ quên, thỉnh thoảng, nhưng càng ngày càng nhiều, thường trong tuần, dạo nầy thêm những cuộc «tiễn đưa» các bạn bè cùng trang cùng lứa 6, 7, 8 bó, «bỏ bạn ra đi».
Và quốc nội ? Quốc nội vẫn phải «đấu tranh» một mình, với những «treo cờ» lẻ tẻ, với những «chọc nóng côn an», với những «nhận định chung chung» vô thưởng vô phạt của các hết «phó» nầy «phó» khác, hoặc «tiến sĩ», hoặc «giáo sư»…nhưng chẳng thấy một «phó nhòm» thật sự nào chụp một bức hình thật sự của tình hình Việt Nam cả !

Tình hình thật sự của Việt Nam nay ở đâu ?
Biển Đông ? Việt Nam hoàn toàn mất chủ quyền ? Đó là một chắc chắn! Vì chỉ lăm le rủ một công ty dầu hỏa Ấn độ đến hợp tác phụ tìm dầu trong hải phận mình cũng bị thằng Tàu ăn hiếp lên mặt hù dọa. Tàu ăn hiếp như thế mà vẫn đưa Trương Tấn Sang Chủ tịch nước sang dự diễn binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng Nhựt. Mà là một chiến thắng láo! Người chiến thắng Nhựt là Đồng Minh Anh Mỹ, người ăn có là Tàu Tưởng, chứ Tàu Mao có thấy đâu? Tổng Thống Phi Luật Tân là một người biết tự trọng ! Cả Tổng thống Đài Loan. Có trục trặc ngoại giao là ta không chơi. Các quốc gia tiên tiến Tây phương thấy Tàu làm lễ kỷ niệm kiểu cầm nhầm nầy nơi không ai đến dự cả. Chỉ có anh Việt Nam vuốt mặt, «bịt râu», đi qua khấu đầu dự lễ chiến thắng «dỏm» của Tàu.
Năm tới đảng Cộng Sản Hà nội cũng dám làm lễ chiến thắng Nhựt lắm chứ ! Vì thắng Nhựt, thắng Tây, thắng Mỹ là ba chiến tích của «Cách mạng và Nhân dân ta anh hùng đánh hạ» như trong những bài học chánh trị mà chúng tôi bị «học» nhồi sọ, trong suốt thời gian tù đày (trong tù nhỏ, và cả trong tù lớn).
Khủng hoảng cũng cần thiết cho Việt Nam. Đây là lúc, Đảng cầm quyền, Đảng Cộng Sản Việt Nam thấy rõ cái yếu của mình: 70 năm cầm quyền không tạo một nguồn kinh tế dồi dào bằng thời Tây thuộc, không đem đất nước cường thạnh chánh trị như thời các Chúa Nguyễn Đàng Trong.
Nước Việt Nam Đàng Trong từ năm 1620, với Chúa Nguyễn Phúc Nguyên bỏ tục triều cống và đi sứ Tàu.
Tiếc thay, Gia Long khi lập Triều Nguyễn năm 1804 mới đi sứ lại và xin Tàu đặt tên nước Việt mới. Tàu vì mặc cảm tên Đại Việt, nên chỉ chấp nhận tên Việt Nam, sau khi Gia Long đề nghị Nam Việt (Nam Việt là tên nước của Triệu Đà khi ly khai với nhà Nam Hán, -207/-111 TrướcTC). Vua Minh Mạng (1820-1841), hèn hơn, quá sợ Tàu nên đổi tên nước là Đại Nam – vì tên Việt là tên mà Tàu rất sợ và mặc cảm. Dùng Nam để đối Bắc xem như Tàu và Ta là một giống dân vậy Thật là nhục nhã cho dân Việt ta. Ngày nay cũng thế ? Triều đình Cộng Sản có khác chi Triều Nguyễn đâu ? Không dám gọi Tàu là Tàu, cứ Bắc, hay Lạ ! Thật là nản…và nhục.
Khủng hoảng Tàu là một điều có lợi với Việt Nam. Nhờ khủng hoảng Tàu Việt Nam có cơ hội «Thoát Trung» ! Nó bận tâm với xứ sở nó, chúng ta rảnh tay thoát Tàu. Cũng như năm 905, Khúc Thừa Dụ thừa cơ khủng hoảng nội bộ chia rẽ Tàu (Nam Hán) nổi lên cướp chánh quyền giành độc lập cho An Nam đến 923. 15 năm sau, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán để lập một Quốc gia hoàn toàn Độc lập mở đường cho Đại Việt sau nầy không còn An Nam nữa !
Khủng hoảng kinh tế Việt là một điều có lợi cho Việt Nam. Nhờ khủng hoảng kinh tế - đây là một điều bắt buộc, quá lệ thuộc với nền kinh tế Tàu, Kinh tế Tàu khủng hoảng kinh tế Việt chỉ theo thôi ! - Việt Nam sẽ đặt lại vấn đề ngoại giao thương mại. Tiềm lực Việt Nam có, ngày xưa do Tàu chiếm. Nay hãy đuổi Tàu đi, giành lại quyền làm ăn, quyền xây dựng cho Việt Nam, cho các quốc gia khác. Âu Mỹ đang bỏ Tàu vì giá nhơn công Tàu mắc; Việt Nam hãy giựt mối Tàu. Việt Nam hãy khôn ngoan hơn, lợi dụng, ngày nay Việt Nam ta sẽ là «xưởng của thế giới» để học tay nghề. Hãy thừa cơ hội nầy, vứt bỏ những hủ tục, làm ẩu, làm láo, xem lợi nhuận ngắn, quên lợi nhiều ngày mai. Hãy kiên nhẫn làm ăn ký những hợp đồng dài hạn, lấy cái phẩm làm đầu.
Đây cũng là cơ hội để chỉnh đốn lại đội ngũ lao động, hoàn chỉnh tay nghề, lựa cái phẩm. Phải tạo một Made in Việt Nam hoàn hảo. Phải hãnh diện với cái Made in Việt Nam ! Muốn như vậy phải làm ngay những Cải tổ để tiến dần đến một cuộc Cách Mạng để tạo những con người Việt Nam mới lành mạnh Thể xác, lành mạnh Tư Tưởng, để xây dựng một nước Việt Nam Tử Tế Đàng Hoàng.

Khủng hoảng Việt Nam ngày nay, sẽ tạo một biến chuyển tốt cho Việt Nam, một biến chuyển chánh trị
Vì đây, là lúc người Việt Nam Tử Tế, nếu còn; người Việt Nam Tự Trọng, nếu còn, Người Cộng Sản yêu nước, nếu còn; tất cả, hãy cùng Người Việt Quốc Gia, yêu nước, yêu dân tộc Đại Việt, hãy cùng nhau nắm lấy lại Quyền Tự Quyết Dân tộc, nắm lấy vân mệnh Quốc gia, giải thể và thay thế Đảng Cộng Sản. Hãy giựt lấy quyền lực, cầm quyền, vì đó là Chánh Quyền, vì dân, do dân và của dân.
Chỉ có thế mới «Thoát Trung» để đi với thế giới. Và thế giới cũng «sẽ», vì nay «đã» sẳn sàng tiếp đón một Việt Nam hoàn toàn không cộng sản rồi !
Còn chờ gì nữa! Chớ sợ Tàu!
Những biểu diễn của Tàu là những giẩy dụa cuối cùng của một con khủng long sắp chết. Toàn là những biểu diễn, tốn tiền, vô tích sự, Nước Tàu tuy có núi tiền thật đấy, nhưng dân Tàu còn nghèo xơ nghèo xác, vẫn còn có nơi thiếu ăn, còn nhiều dân Tàu tiếp tục tỵ nạn kinh tế. Tàu xài bậy bạ, không khéo sập tiệm bây giờ! Tàu nghĩ rằng Tàu nắm một lô Công Khố Mỹ là Mỹ sợ. Còn lâu, vì Công Khố Phiếu Mỹ chỉ là những tờ giấy do một máy in Mỹ «in ra» được bảo đảm bằng tiền cũng bằng tờ giấy xanh tên là dollars cũng do «máy in Mỹ» in ra, tiền Mỹ được bảo đảm bằng Thiên Chúa - «In God we trust» dưới con mắt của Cao Đài Illumati - và được nhóm Bilderberg, chủ nhơn các sòng bài-casinos Thị Trường Chứng Khoán Âu Mỹ từ Wall Street New York, qua đến CAC 40 của Paris… có khi của cả Á Châu như Tokyo Nhựt Bổn hay cả Hong Kong đâu biết chừng nữa - chăm sóc (và giựt giây).
Việt Nam biết khôn nên tránh xa ra. Bám vào 16 chữ vàng là bám vào 16 chữ Chết. Bám vào 4 tốt là vào Bốn Cửa Tử thôi!
Hẹn ngày mai ở Chợ Sài gòn
See You in Saïgon !

Hồi Nhơn Sơn tuần hai tháng 9.
Phan Văn Song

 

Đăng ngày 12 tháng 09.2015