Hội ngộ 40 năm viễn xứ

cựu ĐH Văn Khoa và ĐH Sư Phạm Sàigòn

dhspvk 2015dhspvk 2015

Linh Nguyễn/Người Việt

SANTA ANA, California (NV) - Buổi hội ngộ "40 Năm Viễn Xứ" do nhóm cựu sinh viên hai đại học Văn Khoa và Sư Phạm cùng thân hữu tổ chức, tưng bừng diễn ra lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật, 30 Tháng Tám, tại Majesty Restaurant, Santa Ana.

"Nửa đời người, trải qua bao nhiêu nghịch cảnh, biết bao bất hạnh do chiến tranh gây ra, và đa số những người hiện diện nơi đây đã phải trải qua 40 năm viễn xứ. Như vậy là chia ly, kẻ mất người còn, phải xa cách biết bao người thân yêu, nỗi buồn tưởng như không biết chia sẻ cùng ai..." ông Trần Năng Phùng, đại diện ban tổ chức, phát biểu với niềm xúc động trong bài diễn văn khai mạc.
"Nhưng hôm nay, những giọt nước mắt tuôn tràn vì những cuộc trùng phùng, những người trò gặp lại thày, những người bạn gặp lại bạn xưa, và rồi chắc chắn chúng ta sẽ được liên kết với nhau trong tương lai. Đó có thể là những điều quí giá nhất mà chúng ta vừa tìm được," ông Phùng nói thêm.

MC xướng danh và mời 16 vị giáo sư hiện diện lên sân khấu để các trò trao hoa tạ ơn thầy. Các giáo sư dạy cả hai trường văn khoa và sư phạm, gồm GS Phạm Cao Dương, GS Doãn Quốc Sĩ; các giáo sư dạy Đại Học Sư Phạm, gồm GS Trần Thị Khánh Vân, GS Đàm Trung Pháp, GS Trần Đình Tuấn, GS Nguyễn Hoàng Duyên, GS Mai Thanh Truyết, GS Nguyễn Hữu Phước, GS Lê Quang Tiếng, GS Võ Thị Cẩm Vân, GS Võ Thị Kim Sơn, GS Võ Thị Minh Vân; GS Nguyễn Văn Sâm dạy Đại Học Văn Khoa. Ngoài ra, còn có GS Dương Ngọc Sum, thanh tra Bộ Giáo Dục; GS Tiến Sĩ Cao Văn Hở, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh; và cả GS Nguyễn Thanh Liêm, thứ trưởng Bộ Giáo Dục.

Giữa quang cảnh nhộn nhịp của nhà hàng, người ngồi chật ních 36 bàn, những cái bắt tay, những cái ôm nồng ấm của bạn cũ gặp lại, cũng như nỗi bồi hồi của các cựu sinh viên gặp lại những vị giáo sư xưa, đây đó những tâm tư được trải ra cùng nỗi xúc động. Một trong những vị thầy khả kính được MC nhắc đến là Giáo Sư Phạm Cao Dương. Thầy được hết nhóm học trò văn khoa vây quanh để chụp hình lưu niệm, lại đến các nữ sinh viên sư phạm muốn có hình ảnh chung với vị thầy của mình. Họ như muốn níu kéo những hình ảnh thương yêu ấy trong lòng.

"Lẽ ra ban tổ chức phải nghĩ đến những buổi hội ngộ như thế này từ nhiều năm trước. Chúng ta đã có những giáo sư phải ra đi vì tuổi già, như Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa, Giáo Sư nguyễn Khắc Hoạch, v.v... Chúng ta có những sinh viên từ giã bạn bè, như cố Đại Tướng Cao Văn Viên, cố Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm, v.v..." Giáo Sư Phạm Cao Dương nói với nhật báo Người Việt.
"Rồi hội ngộ 50 năm, tức mười năm nữa, biết ai là kẻ còn, người mất. Thôi hãy vui với hiện tại, những giây phút như tối nay rất quý," giáo sư nói.

Ngồi cùng bàn với Giáo Sư Phạm Cao Dương là nhà văn Doãn Quốc Sĩ, 92 tuổi, hiện sống ở Garden Grove. Ông nói qua lời cô con gái là Doãn Quốc Khánh: "Tôi qua Mỹ năm 1995. Ngày xưa tôi dạy Đại Học Văn Khoa, Sư Phạm và Vạn Hạnh. Không nhớ năm nào, chỉ biết là lâu lắm rồi!"

Trước đó, sau nghi thức chào cờ Việt-Mỹ và mặc niệm, ông Phùng giới thiệu thành phần các anh chị em cựu sinh viên của hai trường đại học, gồm Trần Năng Phùng, điều hành tổng quát; Lê Tinh Thông và Hoàng Văn Thịnh, đồng trưởng ban tổ chức; Nguyễn Ngọc Hà, tổng thư ký; Trần Công Tiến, thủ quỹ; Đặng Huệ Hoa, phó thủ quỹ; Nguyễn Mai, liên lạc các phân khoa bạn; và nhiều thành viên khác.

Ban tổ chức cho biết chương trình có ba MC, gồm Hồng Vân, Minh Hiền và Thanh Mai, cũng là các cựu sinh viên. MC Hồng Vân cho biết, đêm hội ngộ có phần văn nghệ rất hào hứng và phong phú, gồm gần 30 tiết mục.
Đặc biệt có phần trình diễn dương cầm của bà Trần  Minh Ngọc, từng học một năm đại học văn khoa, sau tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc và trở lại dạy tại trường này.
Chị Từ Dung, một cựu sinh viên văn khoa ban Anh văn, được giới thiệu là con gái nhà văn Hoàng Đạo, trình bày liên khúc "Trở Về" gồm Về Mái Nhà Xưa, Trở Về và Trở Về Mái Nhà Xưa, được mọi người vỗ tay nhiệt liệt. Ông Nguyễn Quang Minh, đại diện ban tổ chức lên tặng hoa khích lệ.
Luật sư Nguyễn Đình Sơn kéo vĩ cầm cùng Ngọc Lan trình diễn bài Nostalgie cổ điển.

Xen kẽ là các nhạc phẩm được ưa chuộng của thập niên 60-70, như Áo Lụa Hà Đông, Thương Hoài Ngàn Năm, Cô Láng Giềng.
Ca sĩ Thanh Lan với nốt ruồi duyên dáng, trình diễn bài Tiếng hát Học trò của nhạc sĩ Minh Kỳ và Dạ Cầm, để đưa mọi người về với thời gian cắp sách đến giảng đường.
Người ca sĩ chia sẻ một kỷ niệm mà hôm nay cô gặp lại một người bạn cũ là anh Phạm Bá Vinh, sinh viên văn khoa: "Thanh Lan chỉ nhớ hồi học ban Anh văn ở Đại Học Văn Khoa, anh Vinh đem bài đến tận nhà, vứt vào cửa sổ, vì khi ấy Thanh Lan thường không có nhà."
Một người khác, ông Nguyễn Trung Quân, 78 tuổi, cư dân Santa Ana, chia sẻ: "Tôi học cùng thời với anh Đỗ Quý Toàn. Tôi nhớ mãi học Pháp văn với Giáo Sư Võ Văn Lúa. Chúng tôi rất sơ phải thi vấn đáp khi gặp thầy. Chúng tôi đùa với nhau gặp thầy Võ Văn Lúa là 'lúa' rồi!"

Cựu Giáo Sư Võ Kim Sơn, từng dạy Cal State Fullerton 20 năm cho biết bà dạy Đại Học Sư Phạm năm 1967 sau khi du học từ Mỹ về.
Ông Vũ Ngọc Cảnh, 72 tuổi, cư dân Fountain Valley, cựu hiệu trưởng trung Học Ngô Sĩ Liên ở Tân Bình, vui vẻ kể kỷ niệm thời đi học văn khoa và học sư phạm ban sử địa: "Tôi hồi xưa nhỏ tuổi nhưng dáng dâp lại già, nhưng không hiểu sao lúc nào cũng như 'gươm lạc giữa rừng hoa'."

Chương trình với phần văn nghệ kéo dài đến 11 giờ đêm mà mọi người còn bịn rịn. Nhiều người nói "nên tổ chức hàng năm để gặp nhau cho đỡ nhớ."


https://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgVKuwyrXumk3BOgVVoeSkrc

 


 Hình ảnh buổi Hội ngộ ĐHSP & ĐHVK Sàigòn

 ngày 30 tháng 08.2015
 
 MN
 
 photo IMG_9621_zps5z5ryq7g.jpg
 
 photo IMG_9633_zpsu9rz3wag.jpg
Ban tổ chức từ trái sang phải: Trần Năng  Phùng, Lê Tinh Thông, Hoàng V Thịnh, Nguyen Ngọc Hà, Trần Công Tiến, Đặng Huệ Hoa, Nguyễn Đăng Nam, Trần Minh Ngọc, Phạm Thanh Mai, Cao Hoàng Hoa, Nguyen Quang Minh, Pham Ngọc Thạch, Nguyễn Mai
 
 photo IMG_9650_zpsgrlfyeu1.jpg
Hơp ca: Khúc ca Muà Hè & Viet Nam Muôn năm
 
 photo GSDHSP_VK_zpszyhujcra.jpg 
Các cựu GS ĐHSP & ĐHVK & BTC Chụp hình lưu niệm                 
(Photo by Đỗ Phong CSV Sư Pham/Lý Hoá)
 
 photo IMG_9624_zpsbial90hd.jpg
 photo IMG_9627_zpso6wmdrnn.jpg
Ban Tiêp tân
 
 photo IMG_9684_zpse3f1xib9.jpg"
Ca sĩ  Thanh Lan (CSV Văn Khoa) : "Tiếng hát Học trò"
 
 photo IMG_9669_zpshsryve7o.jpg
Tam ca Thu Đào, Bích Thuỷ, Thanh Mai: "Tiếng Hát vơí Cung Đàn"
 
 photo IMG_9695_zps7ndyzier.jpg
Câu Lac Bộ Tình Nghệ Sĩ: Trinh diễn "Tà Áo Dài"
 
 photo IMG_9704_zpsvzgnrfo9.jpg
Song ca Chế Tùng & Minh Hiền: "Mưa Chiều Kỷ niệm"
 
 photo IMG_9646_zps1wanzgh4.jpg
MC văn nghệ: Thanh Mai, Minh Hiến, Hồng Vân
 
 photo IMG_9666_zpsxjqkbrqx.jpg
 photo IMG_9703_zpsljeuihqk.jpg
Mai Khanh, Minh Ngọc, Kim Hạnh, Cao Thị Hoa, Hồng Vân, Thanh Mai
 
 photo IMG_9698_zpso5qbfc53.jpg
Phạm Thanh Mai (SP/Lý Hoá) & Đỗ Phong (SP/Lý Hoá)
 
dhspvk 2015  dhspvk 2015
 
 

ĐH SƯ PHẠM & ĐH VĂN KHOA TỔ CHỨC HỌP MẶT 40 NĂM VIỄN XỨ

NGÀY 30-8-2015 TẠI LITTLE SAIGON, NAM CALIFORNIA

Hoàng Thụy Văn
 
Little Saigon - 1/tháng 9/2015 - Cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa tổ chức thành công chiều Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ, Chủ Nhật 30 tháng 8 vừa qua tại Little Saigon, miền Nam California. Đây là lần đầu tiên cựu sinh viên hai trường đại học lớn và danh tiếng này ở Sàigòn cùng phối hợp thực hiện chương trình này. Tại đây không phải tụ điểm duy nhất ở cuối tuần vừa qua, tuy nhiên đồng hương, các vị giáo sư trọng tuổi và cựu sinh viên hai trường Đại học Sư Phạm và Đại học Văn Khoa cùng với thân hữu trong cộng đồng người Việt tị nạn đã họp mặt đông đủ đã là một điều khích lệ cho Ban tổ chức và nhóm chủ trương.
Hai vị điều hành Ban tổ chức (BTC) thuộc hai ngành Sư phạm và Văn khoa đều là những nhà hoạt động cộng đồng tại miền Nam California: Gs. Lê Tinh Thông và Nhà văn Hoàng Nguyên Linh (tức Hoàng Văn Thịnh). Các vị tham gia BTC không thấy nêu tên nhưng rất tích cực đến phút cuối của chương trình, người ta nhận thấy Bà Phạm Cao Dương, tức Gs. Phạm Khánh Vân, Văn Nghệ sĩ Trần Năng Phùng và Pianiste Trần Minh Ngọc. Người ta cũng nhận thấy có CVA Nguyễn Mai rất đắc lực trong công tác sắp xếp chương trình và tiếp đón khách tham dự. Về tài năng điều khiển chương trình trong vai trò MC gồm ông Quang Minh, cô Thanh Mai, cô Hồng Vân, và cô Minh Hiền. 
Một số bài hát đã được trình bày nhằm hâm nóng bầu không khí buổi tiệc trước khi bước vào phần chương trình chính thức chiếm thời lượng suốt 3 giờ mà mở đầu là lễ Chào cờ Việt-Mỹ và Phút mặc niệm. Sau đó đến phần trình diện BTC với khách tham dự và liền ngay đó Nghị viên Phát Bùi, cũng là Chủ tịch Bùi Thế Phát của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California được mời lên phát biểu. Nhân dịp này Chủ tịch Bùi Thế Phát trao bằng Tưởng lục cho hai vị đại diện cho hai ngành trong BTC gồm Gs. Lê Tinh Thông và Nhà văn Hoàng Nguyên Linh (tức Hoàng Văn Thịnh).
Trong phần kế tiếp của chương trình, BTC trân trọng mời khách quý của buổi tiệc Hội Ngộ hôm nay là các giáo sư đã có công phục vụ người dân Miền Nam tự do qua nền Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam với tinh thần Nhân Bản, Dân Tộc, và Khai Phóng dưới chính thể Việt Nam Cộng Hoà. Người ta nhận thấy sự có mặt của các vị theo danh sách của BTC như sau: 
GS. Doãn Quốc Sĩ, ĐHVK & ĐHSP
GS. Phạm Cao Dương, ĐHVK & ĐHSP
GS. Trần Khánh Vân, ĐHSP
GS. Đàm Trung Pháp, ĐHSP
GS. Dương Ngọc Sum, Thanh Tra Bộ Giáo Dục
GS. Nguyễn Thanh Liêm, Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục
GS. Nguyễn Văn Sâm, ĐHVK
GS. Trần Đình Tuấn, ĐHSP
GS. Nguyễn Hoàng Duyên, ĐHSP
GS. Mai Thanh Truyết, ĐHSP
GS. Lê Quang Tiếng, ĐHSP Toán
GS. Nguyễn Hữu Phước, ĐHSP
GS. Võ Thị Cẩm Vân, ĐHSP AV
GS. Võ Thị Kim Sơn, ĐHSP, VVGD
GS. Võ Thị Minh Vân, ĐHSP
GsTs. Cao Văn Hở, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
 
dai hoi 2015
Các vị Giáo sư đã có công phục vụ dân chúng Miền Nam tự do qua nền Giáo Dục Quốc Gia với tinh thần Nhân Bản, Dân Tộc, Khai Phóng dưới chính thể VNCH. (Danh sách các vị đăng trong bài)
 
Chương trình Văn nghệ thật đặc sắc, gợi nhớ hình ảnh quê hương Việt Nam trải rộng khắp 4 vùng chiến thuật của ngày xưa ấy. Nay hơn thế nữa dưới sự cai trị của chế độ Cộng sản độc tài trên toàn đất nước, lấy chủ trương "Hồng hơn chuyên" để củng cố ngôi vị lãnh đạo muôn năm của đảng Cộng sản Việt Nam trên đầu người dân Việt. Trong khi Cộng sản Việt Nam huỷ hoại nền văn hoá cổ truyền của dân tộc ở trong nước, cấy người vào các bộ phận của văn hoá, đặc biêt tạo tình trạng ung thối trong sinh hoạt tôn giáo. Tình trạng của xã hội XHCN trong nước, con người đã bị đảng CSVN đánh mất nhân tính của người Việt Nam thì ở hải ngoại người dân Việt tị nạn ngăn chận được công tác thi hành cho nghị quyết 36 của CSVN nhằm lôi cuốn khối người Việt tị nạn, biến văn hoá nhân bản của họ thành văn hoá xã hội chủ nghĩa.Tất cả đều nhắm vào quyền lợi và quyền lực cho đảng CSVN.
 
 
dhspvk 2015
Ban tổ chức ngày Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ (1975-2015)
 
 
 dhspvk 2015
Từ bên trái, MC Thanh Mai, MC Minh Hiền và MC Hồng Vân
 
 
dhspvk 2015
 
Ban tổ chức với ảnh lưu niệm
 


HỌP MẶT SỬ ĐỊA TẠI NHÀ Gs PHẠM CAO DƯƠNG

"Ngày 29 tháng 08.2015, buổi trưa thì Gs Phạm Cao Dương nói ra mắt sách cho Cụ Vũ Ngọc Ánh Cựu Thượng Nghị sĩ. Chiều thì là keynote Speaker của "Lễ Cầu nguyện cho nạn nhân CSVN năm thứ nhất ngày 29-08-2015" ở Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, do đó không thấy hình Thầy Phạm Cao Dương trong video"... (Gs Trần thị Khánh Vân)

 
Video 1


Video 2


 Tản mạn về ngày hội ngộ 40 năm viễn xứ

 (Tung cánh chim tìm về tổ ấm)

Nguyễn Quang Minh
 
Chỉ còn vài ngày nữa  là đến ngày Hội Ngộ "40 NĂM VIỄN XỨ"!
40 năm xa xứ, thời gian đã đủ cho hơn nửa đời người ( Thất thập cổ lai hy)
Ôi biết bao  đau thương, buồn vui  lẩn lộn, thăng trầm trong  cuộc sống  của kẻ tha hương  nơi xứ lạ quê người
30-4- cái  ngày đau thương , oan nghiệt  đó, cứ một lần nhắc đến  là một  nỗi  đau  cho  những  kẻ  còn tình tự dân tộc , còn tình yêu  quê hương  và trân trọng nền  tự do , dân chủ.
Đối  với chúng ta , là những người đã dành cả cuộc đời  của minh  để học hỏi  trao dồi kiến thức  để vươn lên đỉnh cao  của Chân,Thiện. Mỹ ..Chúng ta  là những  người làm công tác giáo dục  và khoa học , Chúng ta đem kiến thức đến cho thế hệ trẻ  và cho mọi người  để kiến tạo một cuộc sống tươi đẹp ,  ngày càng tiến bộ  Nên  cái ngày 30-4  nó làm cho chúng ta ĐAU hơn  người  dân bình thường . Từ một nơi cao chúng ta rơi đùng xuống  hố sâu ,  sống chung, chịu đựng với  một  xã hội  băng hoại về mọi mặt , nhất là về giáo dục và đạo đức . .
Ngày xưa Quý Thầy Cô của chúng ta đi Tây, đi Mỹ  học hỏi  điều hay, điều  cao  để về dạy chúng ta , còn chúng ta "cố công  mài sắt, có ngày nên kim ", đã thành kim rồi , nhưng 30-4- oan nghiệt .kim đành liệng chìm đáy biển, làm sao sử dụng được  những gì mình đã học  với cái xã hội  bị băng hoại, với bọn cầm quyền  từ trên  cao xuống tới hạ tầng là những lũ vừa ngu  vừa dốt, bán nước cầu vinh ....Ngày xưa , khi thi tuyên vào trường Đại Học Sư Phạm, lúc vào thi Vấn đáp (oral)  Thầy Nguyễn Văn Hai  nói với  tôi:" Anh chắc chắn chọn ngành  này không? Anh có biết anh  bước vào  nghề này  là anh  phải từ bỏ những cái tự do phóng khoáng  để trở thành một người mô phạm không? Anh  nên nhớ  đôi lúc anh không  được ngồi  ăn ở lề đường  gần trường anh dạy ." Ngày nào  bước vào lớp  người Thầy quần áo  chỉnh tề với cà vạt, giày láng cóong. trên tay  là cái cartable trông  oai vệ  lắm, còn bây  giờ Thầy  giáo  lo chạy sô, móc nôi ăn hối lộ  học trò, phụ huynh ...... 
Nền Giáo dục Dân Tộc, Nhân Bản và Khai phóng của chứng ta đã bị  bọn  người ngu dốt này  thay thê bằng một nền giáo dục ngu dân, đồi trụy lai Tàu...
Chúng ta là những người  "trí thức"  chúng ta ĐAU hơn người dân chứ ?
            40 NĂM QUA, Thầy  và trò chúng ta  đã rời khỏi ngôi  trường   ĐHSP thuở nào, cổ kính và  khiêm tốn ẩn mình  sau 2 dãy  Giảng  đường  của ĐHKH, Có ai còn nhớ những buôi  ăn trưa, hay uống café, nước đá chanh... ở góc sâu của trường ( có bàn ping pong) hay dưới chân cầu thang  của Giảng  đường  2 (của MPC và Vạn Vật)            
            * Đại Học  Văn Khoa nằm ở vị trí thật dễ thương (vừa nhìn ra Cường  Để, vừa nhìn ra Đại Lộ Thống Nhất). Nhìn qua Đài Truyền hình, trường Dược và Nông Lâm Súc,  gần Thảo Cầm Viên, nơi hẹn hò  sau  những giờ  trống, hay trốn học... nhiều cặp đã nên" duyên" nhờ những lần hẹn hò này?
.Anh Chị nào  ở độ tuổi trên 70  chắc không thể nào quên những chương trình văn nghệ  tài tử, ngoài trời nhưng rất là trữ tình  của các cặp  song  ca TCS-Khánh Ly; Từ Dung-Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương.
             Hay bực mình  vì những  đêm bị sách (xấc) động  đấu tranh  của nhóm cộng sản nằm vùng  Tôn Thất Lập, Trương Quốc Khánh .... Ai đã bị ăn lựu đan cay  vì hoạt động  của bọn nằm vùng  này (?) .....
            40 NĂM trôi qua, chưa một lần gặp mặt, chưa có ai dám đứng ra tổ chức  một đại hội có tầm cở  "Toàn Thế Giới"  để Thầy Cô  trò, bạn bè có cơ hội  gặp nhau. Chúng ta chỉ có những  cuộc hội ngộ từng  nhóm nhỏ  của từng môn mà thôi. Lần này chúng tôi, tất cả không  ai  quen nhau  thân, chỉ là một sự kết hợp tình  cờ  sau  vài lần trao đổi  chúng tôi  quyết tâm làm thử. 
 Xét thấy thời gian không thể để qua năm khác  vì muốn lấy cái móc 40 năm như  của tất cả  công đồng  người  Việt Hải ngoại trên toàn thế giới, xét rằng  quý Thầy Cô  của chúng  ta tuổi  đã quá cao , sức khỏe giảm dần, ngay cả các Cựu  Sinh viền  cũng có nhiều  ngưòi bát tuần , còn thất tuần thì nhiều  lắm .
Nhiều Thầy Cô  đã lần lượt ra đi .... Vậy thử cố gắng làm một  lần xem sao , thời gian quá cấp bách phải tổ chức trước khi  niên học mới  bắt đầu  vào tháng 9.
 BTC chúng tôi chỉ có 3 tháng , Và Quý Thầy Cô  và các CSV cũng rất khó khăn  để xin nghỉ vacation, sắp xếp chuyện gia đình để book vé máy bay  đi dự Hội  ngộ.
 Thật là phấn khởi, qua "Tiếng chim gọi đàn"  của BTC, cuả Bạn bè , nhờ Quý Thầy lên tiếng hổ trợ, đến hôm nay đà có hơn 15 vị Giáo Sư  nhân lời mời đển dự và trên 300 "tung cánh chim tìm về tổ ấm" các anh chi Cựu Sinh Viên  từ các tiểu bang xa về khá đông.
"Gp nhau đây, ri chia tay , ngày vàng như đã vt qua trong phút giây, niêm hăng say còn chưa phai. Đưng trưng  sông núi hn mai ta sum vy"
Rồi ngày mai  sẽ ra sao?  "Tuổi  gìa sòng sọc nó đà theo sau". Biết ai  còn biết ai  mất. Có ai muốn  đứng ra gánh vác tổ chức Hội ngộ  nữa không?  tổ chức ớ  đâu?
TH (Web ĐHSPSG) có  bàn  với  tôi (từ 3 năm trước)  tổ chức họp  mặt  ĐHSPSG  tại Paris, sau 2 năm sẽ làm tại Mỹ nhưng 2 năm trôi  qua  không  ai  giúp TH  để làm, Tôi hứa giúp làm ở Mỹ vào năm 2014  nhưng  cũng  qua đi.  
"40 năm viễn xứ" lần này  là sự quyết định "táo bạo" của anh em chúng  tôi  dưới  sự khuyến khích, ủng hộ ngay từ đầu của Ông Bà Giáo sư PCD  ở Orange County Cali.
Chúc cho Hôị Ngộ thành công tốt đẹp.  Các Anh chị em CSV vui vẻ gặp lại Thầy Cô và bạn bè cũ.
Nguyễn Quang Minh
SĐ ĐHSP ( 1968-1975)
ĐHVK( 1967-1975)
________________
 
 
Đăng ngày 02 tháng 09.2015