Dân Việt đang bị bức tử. Người Việt không thể ngồi khoanh tay cúi đầu chờ chết. Hãy cùng nhau can đảm đứng lên tiêu diệt bè lũ cộng sản vô nhân vô liêm sĩ và đánh đuổi bọn giặc Tàu độc ác ra khỏi lãnh thổ VN để tìm sinh lộ cho dân tộc.
HOẶC LÀ ĐÓNG CỬA FORMOSA VĨNH VIỄN
HOẶC LÀ ĐÓNG CỬA CHÍNH PHỦ!
Người Kỳ Anh
Đóng cửa Chính phủ, một tư tưởng hoang đường ư!? Và với nhiều người Việt, đó là một "tư tưởng phản động"!??
Cho dù, nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa làm gì được cho đất nước ngoài việc phải đóng rất nhiều khoản thuế cao hơn ở các nước khác, nhưng tất cả chúng ta đều có quyền yêu cầu các lực lượng có trách nhiệm phải làm tốt hơn nữa công việc của mình trong việc sử dụng đồng thuế của dân.
Bởi "tôi nghe những lời chỉ trích đó hàng ngày. Nhưng chính sức ép đó, những tranh luận mở đó, việc đối mặt với những khiếm khuyết của chính mình, và việc cho phép mọi người đều được có tiếng nói, đã giúp chúng tôi lớn mạnh hơn, thịnh vượng hơn" (B.Obama)
Thảm hoạ cá chết đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vượt xa dự liệu của pháp luật hình sự. Nó đã vượt qua mọi giới hạn của Tội phạm học.
Đó thực sự là Thảm hoạ kinh hoàng cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Có thể nói, nó còn đáng sợ hơn cả thảm hoạ 11/9 đối với nhân dân Mỹ. Nó tác động đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ miếng ăn trong bữa cơm đạm bạc của người nghèo đến nhu cầu du lịch giải trí của tầng lớp trung lưu, từ thu nhập của một ngư dân đến GDP của đất nước!
Tất thảy – phàm là con dân Việt sống trên lãnh thổ Việt Nam – đều cảm thấy bức xúc và tự nhận thấy mình có trách nhiệm góp phần giải quyết thảm hoạ này !
Người ta có quyền nghi ngờ chính Đảng cầm quyền và Bộ máy Nhà nước về Bản lĩnh chính trị, về Năng lực đối phó với khủng hoảng, hoặc cả hai.
Quan sát động thái của giới truyền thông đại chúng trong suốt thời gian xảy ra thảm hoạ, có thể khẳng định rằng: sự lúng túng của chính quyền đã bộc lộ hết những thuộc tính yếu kém của nó, chính xác hơn là phản nước hại dân!.
Thông thường, khi gặp dịch vụ tồi tệ, người dân chúng ta - những người tiêu dùng - không hơi sức đâu nghĩ cách giúp nhà cung ứng nâng cao chất lượng, vì đấy là việc của họ, không phải của chúng ta.
Chúng ta làm một việc đơn giản mà hiệu quả hơn: 'Trừng phạt' họ bằng cách chọn một nhà cung ứng khác, để chính họ muốn tồn tại phải chủ động đổi mới.
Phương cách đơn giản đó hiện chưa được áp dụng trong thị trường chính trị đất nước, khiến đa số người cầm quyền chóp bu dù năng lực hạn chế, chỉ biết vinh thân phì gia chẳng thèm quan tâm đến chất lượng dịch vụ cung ứng cho xã hội, vẫn có thể ôm lấy giấc mộng 'vĩnh viễn không bị ai thay thế' với câu thần chú 'kỷ luật hết thì lấy ai làm việc?'
Cầm quyền là một dịch vụ, và bi kịch của xã hội Việt Nam hiện nay là chỉ có một nhà cung ứng!
Đất nước đang thiếu cạnh tranh chính trị, nhân dân thì lại không dám dấn thân để thiết lập một xã hội cạnh tranh chính trị, chấp nhận toàn bộ thị trường cầm quyền bị thao túng chỉ bởi một nhà cung ứng, thế thì có khả thi không nếu chúng ta đòi hỏi được thụ hưởng những chính sách công tốt đẹp vốn là sản phẩm của dịch vụ cầm quyền?
Cùng logic đó, dù có đóng cửa được Formosa này, chúng ta dựa vào đâu để tin rằng sẽ không có những Formosa khác trong tương lai?
https://www.facebook.com/cuubiencuudan
Con em người Kỳ Hà, Kỳ Anh, Hà Tĩnh lỡ loét hết rồi
Bà con nhìn đi, những bàn tay, bàn chân của con em người Kỳ Hà, Kỳ Anh, Hà Tĩnh lỡ loét hết rồi. Còn có những người bị nặng hơn là co giật toàn thân, miệng tiết bọt nhiều. Các bác đi lặn sò lặn ngao thì bây giờ nằm một chỗ.
Hậu quả đang xảy ra chứ đâu cần đợi đến tương lai đâu. Ai oán, bi thương quá. Trẻ con 11 tuổi có cháu bị nổi rồi thối từng đốt tay. Nguyên nhân ở đâu? - Do ăn cá ghẹ gần bờ rồi bị nhiễm chì thôi.
Nghe thông tin formosa tạm đóng cửa, thiết nghĩ dẹp mẹ luôn đi chứ tạm tiếc gì nữa. Chúng nó chỉ biết làm giàu trên xương máu nhân dân, con em mình mà thôi.
Nguồn FB Nguyễn Thu Huyền
Bé trai 2 tháng tuổi chịu đau đớn từng ngày
vì lở loét khắp người
Nguồn: Internet
Từ lúc chào đời đến nay đã 2 tháng trôi qua, bé Phát phải chịu những cơn đau đớn từng ngày khi khắp cơ thể bị lở loét do căn bệnh ly thượng bì bóng nước gây ra.
Những ngày qua, cộng đồng facebook chia sẻ một hoàn cảnh đáng thương của bé trai 2 tháng tuổi bị lở loét khắp người khiến ai cũng xót thương. Từ mông, móng tay cho đến lỗ tai của bé đều xuất hiện những vết bỏng đau đớn. "Hiện bé đang đau lắm, buốt tận trong xương...", lời chia sẻ từ facebook của cô gái tên N.T.K.T làm những ai xem hình ảnh này cũng thấy nghẹn ngào. Chỉ trong ít ngày, dòng chia sẻ của cô gái nhận được tới gần 25.000 lượt share và hàng nghìn comment thương xót.
Điều này đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về bệnh tình và hoàn cảnh của bé. Ngày 27/9, thông tin từ bệnh viện Da Liễu TP. HCM cho biết vẫn đang điều trị cho bé Trần An Phát (2 tháng tuổi) bị lở loét khắp cơ thể do căn bệnh ly thượng bì bóng nước gây ra. Theo các bác sĩ, đây là căn bệnh hiếm gặp trên thế giới và rất khó để chữa trị, hiện tại các bác sĩ vẫn đang theo dõi tình hình sức khỏe của bé. Tình trạng của bé Phát chỉ còn một phương pháp duy nhất là ghép tế bào - tức ghép tủy từ người thân và gia đình bé. Đây là phương án cuối cùng với hy vọng có thể cứu được bé.
Toàn cơ thể từ đầu, tai, ngón chân của bé Phát đều bị lở loét nghiêm trọng.
Từ vùng quê Bắc Hạ (xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), gia đình anh Trần Văn Thạnh (31 tuổi, cha bé Phát) ngậm ngùi đưa con vào TP. HCM để chữa trị căn bệnh quái ác đang hành hạ con từng ngày. Khi lên thành phố, anh và vợ chỉ có số tiền ít ỏi vài ba triệu đồng tích góp được.
Có mặt tại bệnh viện Da Liễu TP. HCM một ngày cuối tháng 9, nhìn anh Thạnh chạy ngược xuôi chăm rửa vết thương cho con khiến chúng tôi vô cùng xót xa. "Tội nghiệp con lắm, chưa được hưởng trọn vẹn hạnh phúc của một đứa trẻ bình thường khi mới chào đời thì đã bị hành hạ như vậy. Mỗi lần bé cười thì lòng tôi lại nhói đau khi nghĩ về những nỗi đau con phải chịu trong thời gian sắp tới", anh Thạnh chia sẻ.
Kể từ khi cùng chồng đưa con vào bệnh viện chữa trị (ngày 23/9), chị Nguyễn Thị Thiện (21 tuổi mẹ bé Phát) cũng kiệt sức đến nỗi phải đi truyền nước. Vì quá lo lắng cho con nên chị mất ngủ thường xuyên, sức khỏe suy kiệt.
Đang dùng thuốc thoa vào vết lở loét trên người con trai, anh Thạnh kể lại, gia đình phát hiện bệnh từ hơn 2 tháng trước, mặc dù đưa đi chữa trị ở khắp quê nhà nhưng đến nay vẫn không khỏi được.
Anh Thạnh nghẹn ngào: "Khi bé được sinh ra, gia đình tôi vỡ òa trong hạnh phúc vì vợ sinh khó nhưng vẫn mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên khoảng 2 - 3 ngày sau khi sinh, bé có những triệu chứng bất thường trên da như nổi bóng nước, sốt cao... Từ đó các bóng nước bắt đầu lan dần ra nhiều nơi và phồng to lên khiến bé rất đau nên khóc suốt. Mỗi khi bóng nước phồng to là phải lấy kim đâm vào cho vỡ ra. Trong thời gian đó, gia đình được nhiều người mách bảo thầy thuốc này, phương pháp này đến bác sĩ kia nhưng vẫn không thể khỏi. Các bác sĩ ngoài đó nói là bệnh này không chữa được khiến tôi suy sụp lắm".
Bé rất ngoan khi được bà ngoại cho uống sữa.
Quyết tâm không đầu hàng số phận, gia đình anh đi vay thêm ít tiền cộng với số tiền tích góp được để vào TP. HCM điều trị với hy vọng sẽ có những phương pháp tốt để con mau khỏi bệnh. "Khi nhập viện ở đây, các bác sĩ cho thuốc điều trị giảm đau tạm thời, thoa thuốc vào các vết lở loét. Bộ phận cơ thể bị lở loét nhiều nhất là mông và lưng, còn các bộ phận khác cũng vết thương như thế nhưng ít hơn. Tôi sợ trong thời gian tới vết lở loét sẽ ngày càng lan ra nhiều hơn", anh Thạnh cho biết.
Anh Thạnh cũng cho biết, sau khi bác sĩ phác đồ điều trị bệnh hiếm gặp này là sẽ ghép tủy, anh nói anh sẽ là người hiến tủy cho con. Tuy nhiên, gia đình sẽ về quê hội ý cùng người thân họ hàng rồi mới quyết định. Khi chia sẻ đến đây, anh Thạnh và bà Nguyễn Thị Thiện (bà ngoại bé Phát) đang ẵm cháu thở dài trong lo lắng vì biết số tiền ghép tủy sẽ rất lớn, trong khi kinh tế gia đình đang rất khó khăn.
Người cha đang ân cần chăm sóc cho con trai.
Ánh mắt hồn nhiên của đứa trẻ mới 2 tháng tuổi đang phải chịu cơn đau hành hạ từng ngày khiến ai cũng xót xa.
"Gia đình tôi và phía nội cháu là dân biển, phụ nữ và người già chỉ trông vào mấy sào muối với 1 năm chỉ làm trong 3 tháng, còn đàn ông thì đi biển thuê với chuyến được chuyến mất thì lấy đâu ra có dư. Số phận đã khổ, lại càng khổ nữa khi cháu ngoại đang chìm trong đau đớn", bà Thiện tâm sự.
Theo gia đình, trong dòng họ không ai bị mắc chứng bệnh quái ác như thế này từ trước đến nay. Tuy nhiên tại quê nhà cũng đã có 1 trẻ em mắc bệnh hiếm gặp này và đã qua đời sau khi sinh được vài ngày. Hiện tại gia đình đang rất lo lắng khi căn bệnh của bé Phát ngày càng hành hạ bé.
* * *
Bệnh Ly thượng bì bóng nước (viết tắt EB) là bệnh rất hiếm gặp về da. EB không phải là một loại vi rút hay bệnh mà đây là dạng đột biến gen gây ra hoặc do di truyền.
Thường trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng ở các vết rộp. EB có 3 dạng: EB Simplex; Junctional EB (có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) và Dystrophic EB(gây ảnh hưởng mắt, răng, cơ ở hai đầu hệ tiêu hóa).
Hiện nay trên thế giới đã đưa ra 4 phương pháp điều trị: Thay băng thường xuyên, nghiên cứu gene, tiêm tế bào sợi vào nơi bị phồng rộp và ghép tế bào gốc (tủy).
*Mọi trường hợp giúp đỡ gia đình anh Trần Văn Thạnh xin gửi về địa chỉ:
Đội 1, thôn Bắc Hạ, xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh hoặc Số tài khoản 100.025.756.000.001 Ngân hàng TMCP Nam Á, chi nhánh quận 3 (TP. HCM). Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Mỹ (mẹ bé Phát).
Sống chết với sông Quyền!
Chúng tôi chỉ còn một dòng sông!
Hôm nay ngày 18/09/2016 người Tây Yên, Dũ Yên xuống đường quyết sống chết để bảo vệ sông Quyền. Sông Quyền dài 20 km chảy qua 7 xã trên địa bàn Kỳ Anh, Hà Tĩnh; nằm cạnh Formosa. Con sông bây giờ là nguồn sống duy nhất còn lại của người dân nơi đây!
Trước vụ việc Formosa nhập hàng trăm tấn chất thải cực độc từ Trung Quốc vào VN và trước kiến nghị của tỉnh Hà Tĩnh cho phép Formosa xả thải ra sông Quyền trước khi chảy ra biển để "dễ dàng kiểm soát".
Trong một báo cáo của Bộ Tài Môi cho hay, năm 2008 một phương án từng được phê duyệt cho phép Formosa xả thải ra biển thông qua sông Quyền. Tuy nhiên, sau khi xem xét trong vòng một tháng, ông Bùi Cách Tuyến - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Môi, đã ký quyết định cho phép Formosa điều chỉnh vị trí xả thải ra vịnh Sơn Dương thay vì sông Quyền.
Sông Quyền nhiều năm nay được lấy nước để nuôi trồng thủy sản, việc xả thải qua đây sẽ khiến không còn sông Quyền tự nhiên, mức độ ảnh hưởng khôn lường.
Tuần qua, Lê Đình Sơn Bí thư Hà Tĩnh đã đề nghị Bộ trưởng Trần Hồng Hà sớm tổ chức khảo sát, đánh giá nhằm cho phép việc xả thải của Formosa ra sông Quyền để dễ quản lý.
Với các khẩu hiệu bảo vệ sông Quyền, trả lại biển sạch, yêu cầu khởi tố và đóng cửa Formosa, người dân Dũ Yên Kỳ Thịnh tiếp tục xuống đường nói lên nguyện vọng của mình.
Bảo vệ sông Quyền là bảo vệ sự sống!
"We pledge to fight for SONG QUYEN until our last breath! "
"Protecting SONG QUYEN is protecting our lives"
"Stop! releasing toxic wastes in our precious water"
"Stop! releasing toxic wastes in our precious SONG QUYEN ! "
Formosa get out of VIET NAM
http://nguoikyanh.blogspot.com/2016/09/song-chet-voi-song-quyen-chung-toi-chi.html