Cá voi chết - Vội chôn để dấu điều gì?

Hồ Huy Khang

[Diễn Thịnh, 27/5/2016] Cá Voi chương phình dạt vào bờ biển xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An không chỉ lôi kéo sự hiếu kỳ của hàng ngàn người, mà còn gây hoang mang dư luận về môi trường biển bị nhiễm độc.
Khoảng 7h sáng, một ngư dân xã Diễn Thịnh phát hiện cá Voi chương phình cách bờ biển hơn 2km, nên gọi bà con gần kề đến hỗ trợ đưa vào bờ. Thông tin được cập nhật lên trang mạng facebook nên sau 2 tiếng đã có hàng trăm người hiếu kỳ tới để xem. Tuy nhiên họ chỉ có thể nhìn từ đàng xa chờ.
Đến 14h chiều, thủy triều lên nên cá được bà con kéo vào cách bờ biển khoảng 600 - 700m, lúc này người trên bờ đến xem lên tới hơn 5000 người. Một phụ nữ đứng hàng giờ liền chờ đưa cá Ông vào bờ cho biết: "Tui đợi từ khi 12h đến dừ rồi, rất nóng ruột vì không biết có đưa cá vào bờ trước khi trời tối không? Chứ cứ nằm ngoài nớ mãi chờ xót ruột lắm". Hàng ngàn con mắt đều hướng về chú cá tội nghiệp chết oan kia. Bình luận quanh vấn đề này, một bạn trẻ bức xúc: Do cá Voi ăn cá nhỏ từ biển miền trung bị nhiễm độc bơi ra mới chết thôi.
Thật vậy, gần hai tháng nay những bờ biển quanh khu vực miền trung xuất hiện cá chết không rõ nguyên nhân, mặc dù chính phủ đã vào cuộc từ lâu. Theo nhận định của nhiều chuyên gia và các nhà nghiên cứu thì Cá chết nhiều ở khu vực biển miền trung là do nhiễm chất kim loại nặng - Một loại chất cực độc thải ra từ khu công nghiệp. Hiện tượng này không những làm hoang mang dư luận mà còn làm thất thu cho nhiều ngư dân, nhà kinh doanh hải sản.
Lo sợ điềm xấu khi xuất hiện hai xác Cá Voi chết, một ngư dân sau khi thắp hương cho hay: Cá Voi là thần hộ mệnh cho ngư dân chúng tôi, cá chết không biết có điềm gì xảy ra không nữa. Chúng tôi lo lắm.
Chờ đợi đến 17h30 thì xác cá Voi đã được đưa vào bờ, nhiều người hiếu kỳ tới xem đã không còn ung dung cười khi thấy những vết lở loét và phình trướng của cá Voi, và Cá được chôn ngay sau đó. Theo nhận định của ngư dân thì cá đã chết hơn 1 tuần mới bị phình như vậy.
Câu hỏi đặt ra là tại sao chính quyền địa phương và nhà chức trách không mổ để tìm ra nguyên nhân cá chết, mà vội chôn như vậy?? Phải chăng họ đang cố che giấu điều gì? - Cá Voi thực sự là sinh vật sống khỏe và thích nghi nhiều môi trường khác nhau.
Được biết cá Voi 2 ngày trước được bà con nơi đây giải cứu cũng đã chết cách con cá này tầm 500m.

 

Qua vụ cá Voi chết, chắc các bạn phần nào tự biết nên tin vào điều gì.
Các quan chức giờ không phải lên tivi tạo mí cái sờ căng đan xúi người dân đi chết mô, mà lo tập trung trả lời dân mí cái này nè:
1. Đã có kết quả điều tra nguyên nhân chưa sau gần 2 tháng xảy ra thảm họa cá chết? Kết quả từng phần ra sao?
2. Tại sao nhà cầm quyền, nhất là các lãnh đạo như Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang hoàn toàn im re, không viếng thăm gia đình những ngư dân đang sống dở chết dở vì không kế sinh nhai?
3. Nhà máy Formosa đã ngưng hoạt động chưa? Formosa còn đang xả thải không?
4. Nếu vẫn kiên quyết tiếp tục hoạt động, Formosa sẽ gắn dàn thiết bị lọc sạch độc tố không? Ai sẽ là người giám định? Dân cần một cơ quan/tổ chức độc lập giám sát dàn lọc vì không tin các quan tham nhũng, chuyên nhận phong bì của chủ hãng rồi mặc tình cho họ xả rác độc vào môi trường.
5. Nhà nước đã tổ chức cứu trợ cho nạn nhân thảm họa chưa? Giúp được bao nhiêu gia đình, chi bao nhiêu tỉ đồng? Tiền, phẩm vật có tới tay người nhận không?
6. Nhà nước đã có chính sách giúp ngư dân miền Trung đổi nghề (dù tạm) để họ có điều kiện nuôi sống gia đình chưa?
........
ĐỪNG XÚI DÂN ĐI CHẾT!!!



Cá Voi chết sình đc chụp lúc 9h30 sáng



Cá được đưa vào bờ lúc 17h30









 


Đảng lùa, nhưng nhiều người dân

vẫn không chịu đi bầu


Nhiều ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử phi dân chủ do cộng sản tổ chức, mạng xã hội Faceboook đã tràn ngập những tuyên bố “tẩy chay bầu cử” của người dân. Hình ảnh những lá phiếu cử tri bị gạch chéo, bị xé nát hoặc bị ném vào sọt rác là tiếng nói dứt khoát của người dân nói KHÔNG với Quốc hội bù nhìn. “Tẩy chay bầu cử”, “trò hề bầu cử”, “độc tài trơ trẽn”, “yêu cầu làm rõ nguyên nhân cá chết” v.v... và nhiều khẩu hiệu mang nội dung lên án nhà cầm quyền cộng sản đàn áp người yêu nước, bóp nghẹt quyền tự do và dung túng cho nạn hủy hoại môi trường đã được người dân viết lên chính lá phiếu cử tri của mình.






































Ảnh: Tổng hợp từ Facebook.
Xem thêm ảnh tẩy chay bầu cử tại Facebook
Myhanh Nguyen


Ngay trong buổi sáng ngày 22/5/2016, thay vì đến các điểm bỏ phiếu, nhiều người dân đã tập trung biểu tình ở một số nơi.

Tại Hà Nội: Hàng chục dân oan Dương Nội đã tập trung biểu tình, giơ cao các khẩu hiệu lên án cuộc bầu cử là giả hiệu và tuyên bố tẩy chay Quốc hội bù nhìn.




Ảnh Facebook Trịnh Bá Tư




Ảnh Facebook
Nguyễn Thị Tâm


Một số nhà hoạt động nhân quyền cũng đã vượt thoát khỏi sự canh gác của côn an, mật vụ để tổ chức biểu tình. Khẩu hiệu được những người này đưa ra là: “Trả lại biển và quyền làm người cho dân tôi; Kẻ nào đầu độc biển miền Trung?; Formosa đầu độc biển là tội ác; yêu cầu minh bạch và giải trình”.



Ảnh: Facebook Thao Teresa




Ảnh: Facebook Lê Hoàng


Ảnh: Facebook Tụ Tinh Thần

Tại Sài Gòn: Mặc dù rát cổ kêu gọi người dân đi bầu, nhưng côn an, mật lại vụ rải quân khắp nơi, canh gác tại nhà của hầu hết những người đấu tranh nhân quyền và những người từng đi biểu tình bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn những người này ra khỏi nhà. Từ nhiều ngày trước, rất ít người có thể rời khỏi nơi ở của mình.

Không cho dân ra khỏi nhà nhưng vẫn muốn ăn cắp tính chính danh bằng cách áp giải người dân đi bầu. Điển hình là trường hợp của ký giả tự do Trương Minh Đức. Đêm 21/5, công an đã đến tận khách sạn nơi ông Đức tá túc để khủng bố tinh thần ông.


Anh chị Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Phúc Lộc đáp lời Thư Chung
của Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh. Ảnh Facebook Dũng Nguyễn Quân

Tại khu vực bỏ phiếu số 6 - xã Xuân Thọ - Xuân Lộc - Đồng Nai, Cha Tân Lần đầu tiên 'được đi bầu' đã chia sẻ trên Facebook.
"Lần đầu tiên trong đời, tôi “ĐƯỢC” đi bầu, nên tôi phải ăn mặc hết sức long trọng:
- Áo veston.
- Mũ “Công Tử Bạc Liêu”.
- Quần Âm lịch.
- Dép tổ ong.
Tôi chỉ mong được bầu Tổng thống. Tôi tìm xem có tên: Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ… nhưng ko thấy. Tôi gạch bỏ hết tất cả mấy đ/c Đảng Viên rơm rác, vì đa số những người tham nhũng đều là đảng viên."


Tại Huế: Bạn Nguyễn Linh chia sẻ trên Facebook "Tại một tổ bỏ phiếu ở TP Huế, có một người trực ngay ở cửa ra vào nơi hòm phiếu với tấm bảng BÀN GẠCH GIÚP, bảo mình đưa phiếu để họ gạch giúp cho. Mình cảm ơn, nói tự làm được và gạch rẹt rẹt trong vòng hai nốt nhạc xong 4 phiếu bầu. Trong khi đó người này cầm cả xấp phiếu bầu của người dân gạch liên tục theo ý ông ta. Vậy là sao ta?"


Chưa có một kỳ bầu cử nào khiến người dân chán ngán như lần này. Cũng chưa có một phong trào tẩy chay bầu cử nào mạnh mẽ như lần này. Mặc dù kết quả bầu cử đã được đảng cộng sản tự ý sắp xếp từ trước nhưng việc người dân bị lùa mà vẫn không chịu đi bầu cho thấy người Việt Nam đã dần ý thức được quyền hạn và nghĩa vụ thực sự của mình. Có thể dễ dàng đoán trước rằng truyền thông cộng sản sẽ hân hoan công bố kết quả số lượng cử tri đi bầu gần đạt mức tuyệt đối với gần 100 %. Điều đó càng cho thấy một bộ mặt nhơ nhuốc, trơ trẽn của cái gọi là “bầu cử tự do” dưới thời cộng sản
Tẩy chay bầu cử đang là một lựa chọn dứt khoát và đúng đắn của người dân.


CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com


 

Làm sai để kiếm tiền,

kiếm tiền rồi làm sai nữa!

Văn Quang

Mỗi một lỗi sai như thế này, người dân phải bỏ 200 ngàn đồng để sửa sai.



Chị Lê Thị Hà bất bình trước việc làm của Công an trị trấn Lam Sơn.

Mới hai tuần trước tôi đã tường thuật với bạn đọc những chuyện khôi hài đau lòng ở Việt Nam, nay lại thêm những chuyện khôi hài khác chắc chắn chỉ có ở VN. Cứ như cuộc sống là một chuỗi những câu chuyện hài. Chuyện hài này chưa qua, chuyện hài khác đã tới. Có vài chuyện mới nhất làm người dân cười đau khóc hận.
Người dân đi mua lỗi chính tả trong sổ hộ khẩu và tiền phạt mở cửa sổ
Chuyện đùa như thật, mới đây, người dân ở huyện Thọ Sơn, Thanh Hóa “tá hỏa” vì họ phải nộp 200 nghìn đồng cho mỗi lỗi sai trong sổ hộ khẩu và giấy khai sinh. Nhiều tờ báo trong nước thông tin, trong hai ngày 28 và 29/4 vừa qua, người dân thôn Đoàn Kết, thị trấn Lam Sơn nhận được thông báo của Công an thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Sơn, tình Thanh Hóa mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh đến UBND thị trấn để đối chiếu, kê khai sửa chữa sổ hộ khẩu và cấp mới.
Tuy nhiên, khi mang giấy tờ đến thì người dân mới sững sờ vì mỗi lỗi sai trên sổ hộ khẩu hay giấy khai sinh sẽ phải “đổi” bằng 200 ngàn đồng ($9 Mỹ kim). Không những vậy, họ còn phải nộp thêm 100 ngàn đồng ($4.50) tiền sửa sổ. (Chẳng biết vì mở cửa sổ hay đóng cửa sổ bị phạt, có lẽ cả hai thứ đều bị phạt chăng?)
Hầu hết các sổ hộ khẩu (sổ khai tên những người trong gia đình) của người dân đều có lỗi sai. Trong đó có những gia đình sai đến 4, 5 lỗi trong sổ hộ khẩu. Có những gia đình phải mất hơn triệu đồng cho những “lỗi chính tả” này. Như thế có nhiều gia đình phải “mua lại” những “lỗi lầm” đó từ các quan địa phương. Một số tiền không nhỏ đối với người dân nông thôn, họ làm quần quần quật suốt ngày “bán lưng cho trời, bán mặt cho đất” mà chưa đủ ăn, có khi mùa màng thất bát, công việc đình trệ vì thiên tai hạn hán như ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay hay người dân ở các tỉnh ven biển miền Trung trắng tay vì cá chết thì lấy tiền đâu ra mà nộp cho các quan phường xã đây?

Sổ hộ khẩu nhà anh Học và giấy khai sinh sai 2 lỗi phải đóng 500 ngàn đồng mới được sửa.

Không nộp có thể bị phạm tội “kháng lệnh nhà nước” hoặc tệ hơn là theo đuôi “bọn phản động” là đi tù như chơi. Thời nay người ta dễ bị coi là “do bọn phản động từ nước ngoài xúi giục” lắm. Người dân đã đói lại còn lo trăm thứ rình rập quanh mình. Quả là một đời sống bất an. Mai này không biết các ông quan phường, quan xã còn bày ra trò gì để phạt nữa đây?
Cụ thể nhiều gia đình phải bỏ tiền “mua” lỗi “chính tả” trong sổ hộ khẩu như: gia đình anh Đỗ Viết Long, Lê Văn Hoan, Nguyễn Thị Thảo. Trong đó có gia đình phải bỏ tiền cả triệu đồng như gia đình bà Trịnh Thị Huê là 1,300,000đ. (bằng $50).
Chị Lê Thị Hà cho biết thêm, “Tâm lý của người dân sợ không làm được sổ hộ khẩu mới nên Công an bảo nộp tiền thì họ nộp mà không có phản ứng gì. Còn những người nào cứng rắn, đòi hỏi phiếu thu thì họ sẽ trả lại tiền hoặc tạm thời chưa thu tiền.”
Trong khi đó ông Lê Như Anh - Trưởng Công an huyện Thọ Xuân thừa nhận với phóng viên báo chí, Công an huyện có cử hai cán bộ xuống phối hợp với Công an thị trấn Lam Sơn kê khai, rà soát lại sổ hộ khẩu, giấy khai sinh bị sai của người dân ở Thị trấn Lam Sơn. Tuy nhiên, việc thông tin thu tiền 200 ngàn đồng mỗi lỗi “chính tả” không có biên lai thì ông chưa “nắm” bắt được. Ông An cho biết, ông chưa nhận được phản ánh hay thông tin nào từ phía người dân về vấn đề này. Bao giờ ông Trưởng công an mới “nắm” được tình hình thì chưa rõ. Chắc người dân sợ ông quá nên không dám nói với ông đấy, họ chỉ chửi thầm thôi. Ông thử nghe lén xem sao.

Quyết định của UBND huyện Vĩnh Tường.

Lỗi tại ai?
Nhưng có một câu hỏi cần trả lời đó là lỗi “sai chính tả” đó có phải là lỗi của người dân không hay của chính những ông đè dân ra phạt, tức là lỗi đó do nhà cầm quyền gây nên. Hãy xét kỹ việc làm giấy tờ hộ khẩu đó như thế nào.
Người dân không thể tự ý kê khai, ghi chép những giấy tờ quan trọng như vậy. Mà nếu có tự khai đi chăng nữa (như giấy khai sinh) thì đều phải có sự kiểm soát của các cán bộ hộ tịch, không thể khai láo được. Khai hộ khẩu thì phải qua nhiều lớp từ anh trưởng khu phố đến công an phường xác nhận rồi đến Uỷ Ban Nhân Dân phường. Người dân không thể khai tên bừa bãi hoặc khai số nhà, số tổ số ấp sai được. Như thế là lỗi này hoàn thuộc về “cơ quan chức năng” chứ không phải của người dân. Thế thì tại sao lại bắt người dân gánh chịu sự sai sót đó? Quả là chuyện cực kỳ phi lý chỉ có ở VN mới dám làm. Đúng là cái gì cũng muốn nhất thế giới, kể cả việc làm sai, làm láo cũng nhất thế giới.

Thu tiền sai rồi, kiếm cách thu nữa
Có lẽ học tập được các kiếm tiền dân của các quan huyện Thọ Sơn- Thanh Hóa nên các quan huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) lại “phát minh” ra chuyện đẻ con thứ 3, nộp 2 triệu ($90) mới có giấy khai sinh. Vừa qua, báo chí phản ánh việc, người dân ở xã Bình Dương và xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc bức xúc khi phải nộp số tiền từ 2-4 triệu cho chính quyền địa phương vì sinh thứ 3 trở lên.
Đáng chú ý, người dân còn phản ánh, họ buộc phải nộp số tiền trên để được chính quyền giải quyết thủ tục làm giấy khai sinh cho con. Như vậy có nghĩa là nếu không đóng hai triệu thì đứa con đó không được làm giấy khai sinh coi như “không được đẻ”. Chuyện này cũng chẳng khác gì chuyện “không được chết” như tôi đã tường thuật từ năm 2015. Xin nhắc lại chuyện đó để thấy ở VN đẻ cũng không được, chết cũng không xong.

Nhiều người dân huyện Vĩnh Tường bất bình vì phải nộp số tiền lớn sau khi sinh con thứ 3.

Không được chết, vì “nợ” thôn 1.7 triệu đồng
Người dân thôn Chùa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) bàn tán xôn xao về chuyện bà Nguyễn Thị Lê “không được chết” vì nợ chính quyền thôn 1.7 triệu đồng…
Nguồn tin chính thức do phóng viên báo Lao Động đã tìm về thôn Chùa (xã Hương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) để tìm hiểu rõ thông tin. Anh trai của bà Nguyễn Thị Lê mắt ngân ngấn, chia sẻ về việc làm thiếu tình người của chính quyền nơi đây khi em gái mình qua đời.
Ông Nguyễn Văn Nam vừa khóc vừa kể lại: Ngày 9/11/2015, bà Lê qua đời, gia đình đã thông báo cho chính quyền địa phương biết để làm giấy chứng tử, phát loa truyền thanh thông báo, cũng như hỏi mượn xe tang, kèn trống… Tuy nhiên, những việc đó không được chính quyền địa phương cho mượn. Lý do đưa ra là bà Lê còn nợ thuế đất nông nghiệp, tiền đóng góp an ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… với số tiền hơn 1.7 triệu đồng (khoảng $85 USD).

Ông trưởng thôn nói gì?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khúc - trưởng thôn Chùa - cho biết: Gia đình tôi và gia đình bà Lê có quan hệ họ hàng rất gần. Việc này cũng làm tôi mất ngủ và suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, nếu không làm thế thì người dân có ý kiến. Trước khi làm, tôi đã hỏi ý kiến của lãnh đạo cấp trên, họp chi bộ thôn và căn cứ vào hương ước của làng. Bà Lê bị tàn tật, thuộc hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ của nhà nước, còn nghĩa vụ đóng góp với địa phương, xã hội thì vẫn phải làm. Tổng số tiền bà Lê chưa đóng góp, còn nợ là 1,716,000 đồng. Ở thôn có 11 hộ nghèo cũng đều phải đóng góp đầy đủ những khoản thu ấy…”.
Đã tàn tật lại thuộc loại gia đình nghèo mà khi chết chưa đóng thuế vẫn chưa được chết!!! Ôi, có nước nào trên thế giới có cái luật quái đản như thế không?

Phiếu thu số tiền 2 triệu đồng của một người dân xã Lũng Hạ vì sinh con thứ 3

Sinh con thứ ba thứ tư phải nộp phạt nhiều hơn
Trở lại chuyện sinh con thứ ba phải “nộp phạt”. Trả lời phóng viên báo chí, ngày 20 tháng 5, bà Nguyễn Thị Nhung, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường cho biết, phía UBND huyện đã tiếp nhận phản ánh của người dân và đang kiểm tra.
Theo bà Nhung, vào các năm 2011, 2012 tỷ lệ tăng dân số ở huyện Vĩnh Tường lên đến gần 30%. Lo ngại việc này sẽ làm ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nên tháng 3, 2013, UBND huyện ban hành quyết định “Quy định một số cơ chế chính sách Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2013 – 2020”.
Quyết định trên nêu rõ, những ai vi phạm sinh con thứ 3 trở lên sẽ bị phê bình… đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ cam kết tự nguyện đóng góp một khoản kinh phí vào quỹ ban DS –KHHGĐ xã, thị trấn nơi cư trú với mức 2 triệu đồng cho 1 lần vi phạm sinh con thứ 3, và 4 triệu đồng cho 1 lần vi phạm sinh con thứ 4 trở lên (bằng gần $100 USD). Như thế sinh con thứ năm thứ sáu sẽ phải nộp nhiều hơn là tất nhiên.
Bà Nhung cho biết, sau khi ban hành quyết định, chính quyền địa phương sẽ vận động người dân ký cam kết không sinh con thứ 3 trở lên. Nếu người dân vi phạm sẽ phải tự nguyện nộp tiền. Số tiền người dân tự nguyện ủng hộ để phục vụ công tác tuyên truyền Dân số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình (DS –KHHGĐ) và thưởng cho những đơn vị giảm được tỷ lệ sinh.
Như thế là bà Phó chủ tịch UBND đã xác nhận có quy định này, còn kiểm tra cái quái gì nữa. Vớ vẩn!
Đúng là cái Uỷ Ban Nhân Dân kia “cáo” thật. Đã ra quy định bắt buộc còn bắt người dân phải là cam kết tự nguyện nộp tiền. Vậy người dân cam kết hay các quan bắt buộc đây? Vừa bắt buộc vừa cam kết cho chắc ăn. Còn “chiêu thức” nào khôn và “cáo” hơn thế nữa không, mang ra xài nốt cho dân không cục cựa được?

Sổ hộ khẩu của người dân được sửa đổi.

Gà chết vì ăn quá no

Một chuyện khôi hài khác cũng vừa xảy ra tại Đà Nẵng xác minh thông tin gà ăn cá biển lăn ra chết. Người dân có gà bị chết cho rằng do ăn cá biển, tuy nhiên chính quyền sở tại nói qua xác minh những con gà này chết vì "ăn quá no". Vụ này có liên quan tới việc cá chết chưa tìm ra nguyên nhân nên tôi kể vắn tắt chuyện này.
Trưa 16/5 vừa qua, ông Trương Việt, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), xác nhận một gia đình dân trên địa bàn sau khi mua cá biển ở chợ về cho gà ăn thì gần nửa trong đàn gà 15 con lăn ra chết. Ông Việt nói:
"Chúng tôi đã xuống xác minh, thấy gà ăn quá no nên chết, nhưng người dân lại phao tin là do ăn cá biển. Thú y cũng lên kiểm tra rồi, nguyên nhân không phải do ăn cá." Theo Chủ tịch phường, gia đình này nuôi gà trong vườn, số lượng nhỏ, lâu lâu mới cho ăn mồi nên những con gà thấy cá đã ăn no. Ông Việt nói thêm, "Do số lượng gà chết ít nên chúng tôi không lấy mẫu kiểm tra."
Người dân trong nước cho biết không bao giờ có chuyện gà chết vì ăn quá no. Khi con gà ăn no chúng sẽ tìm nơi nghỉ ngơi cho tiêu hoá và diều gà bớt căng rồi chúng lại có thể vào ăn nữa chứ không ăn đến chết. Tôi chỉ nêu vài lời bình luận của người dân trên khắp các trang báo trong nước chứng minh sự vô lý này của người cầm quyền.
Đủ thứ láo
- Bạn This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. la làng: “Ôi, thần linh ơi! Từ thuở nào chưa thấy gà ăn quá no mà chết bao giờ!”.
- Cũng trên diễn đàn này, một facebooker bình luận: “Thương thay cho phận đàn gà ăn được một miếng cá thì lăn quay ra chết mà bị mang tiếng ăn tham. Còn mấy thằng ăn no thì nó lại... không chết. Ðời chẳng biết đâu mà lần.”
- Trong khi đó, facebooker Tr.N viết rằng: “Mấy thằng tham nhũng ăn bao nhiêu cũng không thấy no! Chứng tỏ chỉ bầy gà là trong sạch, không tham nhũng.”
- Nhà báo Trung Bảo hiện ở Ðà Nẵng viết trên trang facebook cá nhân rằng: “Chủ đàn gà nên tặng số gà này cho ủy ban phường liên hoan chứ đừng bỏ phí. Sau gà lên mâm Ðà Nẵng có món gà bội thực, có khi không phải vì ăn no mà vì nghe nói láo hoài nên cũng chết.”
Vài lời bình thôi, bạn đọc đã thấy sự “xác minh” này của ông chủ tịch phường ngớ ngẩn đến thế nào. Cái tật “làm thì láo báo cáo thì hay” đã trở thành phổ biến đến cả cái việc tuyên bố láo, kết luận láo, bỏ tù láo… đủ thứ láo chỉ có ở VN ngày nay.
Văn Quang, ngày 27 tháng 5, 2016


 

Đại biểu QH toàn là dân Trung cộng nhập tịch







________________

Bí ẩn người Trung Quốc ở Hội An

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-06

Bờ biển các xã Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Xuyên, nơi đang chuẩn bị trở thành khu du lịch sinh thái của vùng Nam Hội An tỉnh Quảng Nam nhờ vào đường nối cầu Cửa Đại đang dần rơi vào tay người Trung Quốc một cách bí ẩn. Hầu hết những bãi phi lao do bà con nông dân tự trồng và lấn biển cách đây hai mươi, hai mươi lăm năm đã nghiễm nhiên trở thành đất vàng để bán cho những ông chủ “lạ” mà người nông dân không hề hay biết. Câu chuyện bờ biển Quảng Nam đang là một ẩn số đối với người dân.

Khai thác Titan và chiếm trọn
Một cán bộ quản lý địa chính vẫn đương chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, tỏ ra bức xúc: “Qua bên khỏi cầu Cửa Đại, diện tích cho người ta thuê là gần 1000 hectare. Xây dựng trong vòng 35 năm thành một khu phức hợp giải trí, sòng bạc, và nhiều thứ khác… của tụi Đài Loan và Hồng Kông thì cũng là Trung Quốc thôi. Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…”.

Theo vị này, hầu hết vùng bãi biển đẹp, thơ mộng chạy dọc từ Nam Hội An vào đến Quảng Ngãi đã rơi vào tay người Trung Quốc theo nhiều cách. Trong đó có cả chuyện mượn tay người Việt Nam để mua và chính người Trung Quốc thuê lâu dài để khai thác quặng titan rồi sau đó trồng dừa, tiếp tục xây thành bao chia khu và cuối cùng là trở thành biệt địa của họ.
Trước đây vài năm, hầu hết các vùng bãi biển này là của người dân các xã biển Duy Xuyên trồng phi lao để giữ đất và lấn biển. Mỗi năm, sau một mùa mưa lụt, cát biển lại bồi thêm một lớp vào bờ, người nông dân, ngư dân lại ra đó trồng thêm vài cây phi lao để giữ cát, giữ đất. Và theo thời gian, rừng phi lao dọc bờ biển Duy Xuyên thêm mở rộng nhờ vào công trồng cây, chăm sóc, tưới tắm của bà con nhân dân nơi đây.
Thế rồi những năm 2010, đồng thời với hàng loạt dự án khai thác quặng titan ở khắp bờ biển miền Trung, vùng bờ biển Duy Hải, Duy Nghĩa cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đất của bà con nông dân lấn biển mấy chục năm nay đã bị nhà nước thu hồi một cách khéo léo. Thay vì nói rõ rằng đất sẽ bị thu hồi, chính quyền địa phương lại mời bà con có rừng phi lao lên họp và nói rằng hiện tại cần khai thác quặng nên tạm thời mượn đất để rút quặng và sẽ đền bù mỗi cây phi lao với giá hai chục ngàn đồng.
Bà con đã đồng ý để nhà nước khai thác quặng với hy vọng sau khi khai thác quặng thì nhà nước sẽ giao lại diện tích cho bà con tiếp tục trồng phi lao chắn sóng, tạo rừng phòng hộ. Bởi vì dù sao đây cũng là đất mà bà con ở đây đã khám phá, khai thác và gìn giữ mấy chục năm nay. Thế nhưng câu chuyện lại lệch sang hướng khác. Thay vì trả đất hoặc giao đất cho bà con nông dân, ngư dân Duy Xuyên thì chính quyền lại âm thầm cho thuê hoặc bán cho các nhà đầu tư mà người dân không hề hay biết.
Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…
- Một cán bộ ở Quảng Nam Vị cán bộ địa chính này cho rằng trên phương diện quản lý đất đai và căn cứ theo luật nhà đất thì hành vi này của chính quyền địa phương là hoàn toàn sai luật. Bởi lẽ đất của bà con nông dân, ngư dân bản địa đã khám phá, khai thác và giữ gìn mấy mươi năm nay, trước cả Khoán 10. Lẽ ra đến Khoán 10 năm 1995 thì nhà nước phải phân chia cho người dân theo đúng tính thần Khoán 10 và cấp sổ đỏ cho bà con nông dân tiện bể canh tác, làm ăn.
Đằng này không những không cấp sổ đỏ mà chính quyền địa phương còn tìm cách lấy đất của bà con với lý lẽ ban đầu là khai thác Titan dể rồi sau đó cho thuê, bán mà người dân không hề hay biết. Thậm chí người ta xây dựng ngay sau lưng khu dân cư của người dân mà người dân vẫn không biết rằng ai đang xây dựng, ai đang trồng dừa và xây dựng, trồng dừa để làm gì. Bởi đúng nguyên tắc thì người dân phải có một cuộc trưng cầu dân ý để được đưa ra những nguyện vọng của mình cũng như được đặt ra những câu hỏi, bày tỏ thắc mắc khi các khu du lịch hay khu nghỉ mát mọc lên thì có gây ảnh hưởng gì đến bà con nhân dân? Hơn nữa, vấn đề bán cho ai và cho ai thuê vẫn vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân, ngư dân.
Và chắc chắn một điều nếu như người Trung Quốc thuê hoặc mua đất ở khu vực này thì chẳng khác nào cõng rắn cắn gà nhà bởi ngư dân vùng biển Duy Xuyên từng nhiều lần bị Trung Quốc rượt đuổi trên biển Đông và những người câu mực muốn được yên thân phải mua phiếu đánh bắt của họ với giá cả mấy ngàn đô la mỗi năm. Bây giờ nếu người Trung Quốc đặt chân đến đất Duy Xuyên, làm mưa làm gió thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với người dân nơi đây.

Người dân muốn minh bạch
Một người từng là chủ của vườn phi lao đang bị trưng thu và đất rừng của chị đã bị giao cho một người ẩn danh ở Duy Hải, chia sẻ: “Dân địa phương mình ví dụ như trồng dương liễu thì nó đền từ mười đến mười lăm ngàn đồng một cây dương liễu. Một lô họ được bù cao nhất là ba chục triệu đồng. Làm xong thì nó trồng dừa và được nhà nước cấp sổ đỏ. Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!”

Chị này cho biết thêm là theo chỗ chị tìm hiểu, có cả hàng ngàn hecta đất kéo dài dọc bờ biển từ khu nam Hội An vào đến Núi Thành, Quảng Ngãi đã bị cho thuê hoặc bán mà người dân sống gần đó không hề hay biết. Chủ của những khu đất này cũng rất bí ẩn, thỉnh thoảng có người Trung Quốc đi xe hơi đến và được những người đang giữ đất chào một cách cung kính. Ông ta hoặc bà ta sẽ chỉ đạo người này làm việc này, người kia làm việc nọ. Sau đó móc tiền túi ra thưởng hay trả lương gì đó rồi đi một cách bí ẩn.

Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!

Chị này cho biết thêm là khu vực bờ biển Quảng Nam cũng như rừng dừa nước ở đây vốn là căn cứ địa của người lính Cộng sản trong những năm chiến tranh. Chính địa hình eo óc và rừng dừa nước bao phủ, rừng phi lao che chở nên hầu hết cán bộ Cộng sản nằm vùng cũng như lực lượng đặc công tăng cường đều chọn nơi đây làm căn cứ.
Và cũng chính vì căn cứ từ Quảng Lăng, Cổ Lưu kéo dài xuống Duy Hải, Duy Nghĩa rồi đảo ngược lên Duy Trung, Mỹ Sơn, chuyển qua vùng B Đại Lộc, Quảng Nam. Vành đai nằm vùng của cán bộ Cộng sản dày đặc ở đây nhờ vào rừng phi lao, rừng dừa nước tự nhiên và rừng cây nồi tiếp Trường Sơn đã biến vùng Hội An, Duy Xuyên Quảng Nam thành vùng xôi đậu, ban ngày Quốc Gia, ban đêm Cộng sản.
Chị này tỏ ra lo lắng bởi người Trung Quốc đã chọn ngay vành đai chiến lược trong kế hoạch nằm vùng của người Cộng sản trước đây để mua, thuê và kinh doanh. Chị bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh và trung ương khẩn cấp điều tra và làm rõ danh tánh cũng như mục đích của những người mua và thuê đất tại vùng bờ biển Quảng Nam. Bởi đó là chuyện sinh tử và hơn ai hết, đảng và nhà nước phải có trách nhiệm làm sáng tỏ để an dân!