Việt Nam đã là khu tự trị của Tàu cộng
Dương Hoài Linh
CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY VIỆT NAM ĐÃ LÀ MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG CỘNG KHÔNG CẦN ĐỢI ĐẾN NĂM 2020
Một số bạn vẫn còn mơ hồ khi nhất quyết cho rằng Việt Nam không thể là một khu tự trị của Trung Quốc, rằng chính trị ngày nay khác với thời mà Tây Tạng sát nhập vào Trung Quốc. Các bạn quá bị ám ảnh vào cái gọi là "Hiệp ước Thành Đô 1990" và mong cái ngày ấy đến xem thử nó có đúng không.
Thật sự Hiệp ước Thành Đô chỉ là một thỏa thuận ngầm giữa hai đảng cộng sản và thuộc vào loại tuyệt mật trong các loại bí mật quốc gia giữa đảng cộng sản Việt Nam và đảng CS Trung Quốc. Bạn muốn biết rõ bí mật này ? Làm ơn hãy đánh đổ hai đảng cộng sản này trước. Bạn muốn một ngày đẹp trời nào đó vào năm 2020, đảng CSTQ sẽ tuyên bố với toàn thế giới rằng Việt nam đã sát nhập vào Trung Quốc và trở thành một khu tự trị của nước này ?Xin lỗi sẽ không bao giờ có chuyện đó với đầu óc đã trở thành cáo của bọn Tàu. Chúng sẽ không dại gì làm thế để hứng búa rìu dư luận thế giới và cả dư luận Việt Nam.
Thời điểm Việt nam trở thành khu tự trị của Trung Quốc sẽ chỉ có hai đảng biết với nhau. Bởi lẻ đây là thời điểm bàn giao của một cuộc chiến xâm lược mềm khác hẳn với cuộc chiến xâm lược cứng khi Trung Quốc tiến quân vào Tây Tạng năm 1950. Và nó cũng khác hẳn thời điểm giao Hồng Kông cho Trung Hoa sau 155 năm (1842-1997) từ Vương quốc Liên Hiệp Anh. Đây là thời điểm có quy ước một cách công khai. Còn giữa Việt Nam và Trung Quốc nó chỉ được quy ước một cách bí mật.
Thế nhưng căn cứ trên định nghĩa thế nào là một khu tự trị thì không cần đợi đến năm 2020 Việt Nam bây giờ đã là một khu tự trị của Trung Quốc với những dấu hiệu không thể chối cãi.
Khu tự trị là gì ?
Đó là một chính quyền lớn hơn cấp tỉnh của Trung Quốc nhưng thực tế quyền hành không hơn. Tại sao có thể khẳng định chính quyền của một vùng đất nào đó là khu tự trị của Trung Quốc?
Câu trả lời là vì chính quyền đó lệ thuộc tất cả các mặt về kinh tế ,chính trị, văn hóa,quân sự,ngoại giao,giáo dục... với chính quyền trung ương.
Việt Nam có những biểu hiện đó không? Quá rõ để nhận thấy.
Trước hết trên bề mặt chưa cần nói đến lá cờ 6 sao. Hãy nói đến chính quyền , quân đội và văn hóa, giáo dục.
- Đại hội đảng CSVN do Trung Quốc chi phối kết quả thì đó là biểu hiện của khu tự trị.
- Tổng Bí Thư, Thủ tướng, Bộ trưởng quốc phòng, tướng lãnh quân đội lâu lâu phải sang chầu trung ương để báo cáo tình hình là biểu hiện của khu tự trị.
- Quân đội của Trung ương đóng quân trên lãnh thổ của vùng đất đó, nhiều binh chủng của quân đội trung ương có màu áo giống với quân đội vùng đất đó là đặc điểm của khu tự trị.
- Dân của nước mẹ có thể di dân sang là một đặc điểm nữa của khu tự trị.
- Kinh tế của nước mẹ tràn ngập lãnh thổ và nắm, chi phối hết nền kinh tế của vùng đất đó là đặc điểm quan trọng nhất của khu tự trị.
- Việc kiểm soát du lịch, thâm nhập về văn hóa giáo dục cũng là đặc điểm của khu tự trị.
Bây giờ đi vào sâu hơn ta sẽ xét những bằng chứng khó chối cãi sau đây:
- Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc: đào tạo thái thú cho khu tự trị.
- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc: kế hoạch kinh tế dài hạn của khu tự trị đã phải tuân thủ theo kế hoạch kinh tế dài hạn của nước mẹ.
- Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về việc hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung, dài hạn giai đoạn 2017-2019: Tiền tệ nợ nần của khu tự trị đã bàn giao cho nước mẹ.
- Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025: quân đội của hai bên đã hòa vào nhau thành một.
- Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc: công nhận về mặt lãnh thổ giữa hai bên đã không còn khái niệm biên giới.
- Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2017-2019: lãnh thổ của khu tự trị và nước mẹ đã là một, du khách nước mẹ có thể thoải mái đặt chân đến khu tự trị để du lịch.
- Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2017-2021: Sách báo tuyên truyền về văn hóa, chính trị, giáo dục đã về chung một nhà.
- Thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc: Hai đài tiếng nói của hai bên đã không còn đối nghịch nhau trong vấn đề tuyên truyền nữa. Nếu có cũng chỉ là kịch mà thôi.
Với những bằng chứng hiển nhiên đó, thế nhưng dân Việt nam vẫn mơ hồ chẳng hiểu thế nào là khu tự trị để cãi. Việt Nam đã biến thành một tỉnh của Trung Quốc theo thỏa thuận ngầm và điều này không cần 90 triệu dân Việt nam đồng ý mà chỉ cần Tập Cận Bình phát biểu trước quốc hội Việt nam vào năm 2015 sau đó tuyên bố trước quốc tế ở hội nghị châu Á không lâu sau đó. Tập đủ sức dàn dựng một clip bảo rằng nhân dân Việt nam đồng ý sát nhập vào Trung Quốc. Vấn đề là clip này chưa cần thiết phải tung ra mà thôi.
Tội nghiệp các chú cừu bây giờ vẫn còn mơ ngủ.
Khách sạn của Trung cộng ở Đà Nẵng
Đà Nẵng là điểm chiến lược của VN vì từ đó có thể đổ bộ vào VN bằng đường biển, hơn nữa trước kia cũng đã có những khách sạn do TC xây: chỉ cần đứng ở lầu 3 là có thể nhìn thấy sân bay quân sự của VN, hễ có chiến tranh thì chỉ cần ở vị trí này cũng đã nhìn rõ máy bay quân sự VN cất và hạ cánh rồi, những khách sạn này họ không cho VN vào, du khách VN đến thì nói hết phòng, nó chỉ cho Tàu vào ở thôi, ngay chính quan đầu tỉnh ĐN đòi vào quan sát cũng không được!,
Không thể tưởng tượng được cái NGU (hay cái HÈN) của tụi Cộng sản VN!
Khách sạn Đà Nẵng hỗ trợ Trung cộng quan sát mọi biến động vùng 3 Hải quân
Đặc mệnh toàn quyền TQ Hồ Càn Văn sang khánh thành một khách sạn cao tầng ven biển 5 sao tại Đà Nẵng. Ông Hồ Càn Văn cũng nói rằng chủ đầu tư khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng này thuộc tập đoàn Hòa Bình Đà Nẵng. Tập đoàn này và chủ nhân của nó, ông Nguyễn Hữu Đường, là một “người bạn thân thiết” của ông và của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc.
Đứng ở các tầng cao của khách sạn này, có thể quan sát toàn bộ tàu thuyền ra vào cảng Tiên Sa nói riêng và bờ biển Đà Nẵng nói chung.
Bạn bè thân thiết, hợp tác chặt chẽ
Cụ thể, sáng 1/10, Tập đoàn Hoà Bình đã khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng thuộc Tổ hợp căn hộ, khách sạn 5 sao Hoà Bình Green Đà Nẵng, với bể bơi dát vàng 24k cao và lớn nhất thế giới để phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 vào đầu tháng 11. Không chỉ gửi lẵng hoa chúc mừng mà nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa Hồ Cán Văn còn trực tiếp bay từ Bắc Kinh sang dự lễ khánh thành.
Phát biểu tại buổi lễ hoàn toàn bằng tiếng Việt trước sự chứng kiến của quan chức Tổng cục Du lịch và TP Đà Nẵng, ông Hồ Cán Văn cho hay, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình Nguyễn Hữu Đường là một người bạn rất thân thiết, đáng mến và đáng khâm phục đối với ông. Tập đoàn Hòa Bình có sự hợp tác rất chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp Trung cộng và họ cũng có mặt tham dự buổi lễ khánh thành này.
“Công trình này là sự đóng góp rất lớn của Tập đoàn Hòa Bình cho sự phát triển của TP Đà Nẵng và ngành du lịch Việt Nam. Lần này tôi đặc biệt bay từ Bắc Kinh sang Đà Nẵng là để tham dự lễ khánh thành công trình này. Đồng thời tôi cũng đưa một số nhà doanh nghiệp ở Bắc Kinh sang đây!” – ông Hồ Cán Văn nói.
Đặc biệt, nguyên Đại sứ Trung cộng tại Việt Nam nhấn mạnh: “Chắc quý vị đều biết, nhất là các đồng chí lãnh đạo sẽ biết, hiện nay Trung Quốc đề xuất chiến lược xây dựng “một vành đai, một con đường. Các doanh nghiệp mà tôi đưa sang đây chuyên môn phục vụ cho chiến lược đó, chủ yếu làm thương mại quốc tế và du lịch. Tôi mời họ sang dự lễ khánh thành công trình này của Tập đoàn Hòa Bình là để sau này cùng với tập đoàn tăng cường công tác quản lý, hoạt động cho có hiệu quả!”.
Ông Hồ Cán Văn nhấn mạnh "mấy năm vừa qua Tập đoàn Hòa Bình có sự liên kết, hợp tác với một số doanh nghiệp Trung Quốc, phạm vi rất rộng, kết quả rất tốt đẹp. Chủ tịch Tập đoàn Nguyễn Hữu Đường có sang thăm Bắc Kinh, Thẩm Dương, Hàng Châu, Thượng Hải, Quảng Châu… và có quan hệ rất gắn bó với các doanh nghiệp Trung Quốc, đưa lại lợi ích rất thiết thực cho các doanh nghiệp với nhau và đóng góp cho quan hệ hữu nghị, thương mại giữa hai nước".
Ông Hồ Cán Văn cũng cho hay, đối với người Trung Quốc thì Đà Nẵng là một nơi rất đẹp, có nhiều di tích, nhiều điểm du lịch rất hay. Bãi biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất trên thế giới nên được nhiều người Trung Quốc rất hâm mộ. Lượng du khách Trung cộng sang Đà Nẵng ngày càng nhiều, nhưng có nhiều người không có chỗ ở.
“Nhiều du khách Trung Quốc nói với tôi, khi sang Đà Nẵng đều ở nhà dân vì khách sạn còn hạn chế. Vì vậy, sự ra đời của những khách sạn như Vịnh Vàng Đà Nẵng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu cho du khách Trung Quốc. Tôi hứa với Chủ tịch Nguyễn Hữu Đường sẽ tăng cường giới thiệu các nhà doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác với Tập đoàn Hòa Bình đón khách Trung Quốc sang Đà Nẵng, vì có chỗ ở, chỗ ăn đàng hoàng rồi. Sau khi tham dự buổi lễ khánh thành này, tôi cùng các doanh nghiệp Trung Quốc trong đoàn sẽ đi thăm một số danh lam, thắng cảnh, điểm đến du lịch của Đà Nẵng, để khi về Bắc Kinh sẽ giới thiệu với du khách và các doanh nghiệp du lịch Trung Quốc!” – ông Hồ Cán Văn nói.
Lập kỷ lục bể bơi dát vàng cao nhất và lớn nhất thế giới
Vị trí đắc địa của bể bơi dát vàng
Như tin đã đưa, Tổ hợp Hoà Bình Green Đà Nẵng nằm trên khu đất 12.327,7m2 trên đường Lê Văn Duyệt (ngay bên cạnh cầu Thuận Phước, thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà), diện tích xây dựng 3.800m2, cao 29 tầng với tổng cộng 1.824 phòng khách sạn, căn hộ tiêu chuẩn 5 sao. Từ đây có thể dễ dàng kết nối với sân bay quốc tế Đà Nẵng, trung tâm thành phố, bãi biển Mỹ Khê, phố cổ Hội An…
Đặc biệt, trên nóc của khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng (tầng thứ 29) là một bể bơi vô cực lát gạch phủ vàng 24K. Tại lễ khánh thành, Tập đoàn Hòa Bình đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) chính thức trao chứng nhận tổ hợp căn hộ, khách sạn có “Bể bơi vô cực dát vàng 24K cao và lớn nhất Việt Nam”. Đồng thời, Tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) cũng xác nhận và công bố là “Bể bơi vô cực dát vàng 24K cao và lớn nhất thế giới” hiện nay.
Từ bể bơi dát vàng này có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh trung tâm TP Đà Nẵng…
Từ đây cũng dễ dàng quan sát, ghi nhận mọi di biến động của tàu thuyền vào ra…
“Chúng tôi tin rằng bể bơi vô cực của KS Vịnh Vàng Đà Nẵng không những sẽ mang đến cho du khách ấn tượng khó quên như được bơi lội giữa không trung mà đây sẽ trở thành điểm check-in không thể bỏ qua đối với du khách khi đến nghỉ dưỡng và du lịch tại Đà Nẵng” – Chủ tịch tập đoàn Hoà Bình – ông Nguyễn Hữu Đường chia sẻ.
Được xây dựng theo mô hình của tổ hợp Marina Bay Sands tại Singapore, bể bơi vô vực nằm trên mái khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng cũng là bể bơi dát vàng đầu tiên tại Việt Nam. Từ đây, du khách và cư dân vừa thư giãn, vừa ngắm cảnh quan sơn thuỷ hữu tình tuyệt đẹp của vịnh Đà Nẵng bao la, bán đảo Sơn Trà xanh ngắt, dòng sông Hàn và bãi biển trải dài như dải lụa, thành phố lung linh ánh đèn… đồng thời có thể dễ dàng quan sát và ghi nhận mọi di biến động của tàu thuyền vào ra khu vực cảng Tiên Sa (thuộc Cảng Đà Nẵng) cũng như khu vực cảng quân sự thuộc vùng 3 Hải quân…
Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Cán Văn ca ngợi: “Ở tầng 29 của KS này có một bể bơi “vàng” có thể nói là lớn nhất thế giới. Ở Singapore có một khách sạn tên Kim Sa, ở trên tầng cao nhất cũng có bể bơi dát vàng, nhưng đó gồm 3 bể bơi nhỏ gộp lại, còn ở khách sạn 5 sao Vịnh Vàng Đà Nẵng là bể bơi dát vàng rất lớn, trên thế giới còn chưa có. Đây cũng là một kỷ lục thế giới rất đáng chúc mừng!”.
Chuyện nước ngoài đầu tư vào VN, kể cả Trung Quốc thì tốt thôi. Sẽ không có gì phải lưu ý nếu như khách sạn Vịnh Vàng không nằm ở vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Đứng ở các tầng cao của khách sạn này, có thể quan sát toàn bộ tàu thuyền ra vào cảng Tiên Sa nói riêng và bờ biển Đà Nẵng nói chung. Ở Đà Nẵng bây giờ lắm chuyện về an ninh quốc gia bị rắc rối với người Trung Quốc mà ai cũng biết và không cần nhắc lại. Thời gian tới có khi sẽ rắc rối hơn nếu tòa lãnh sự Trung Quốc mở thêm ở đây, theo một thỏa thuận đã ký giữa Việt-Trung năm 2016.
Nguồn: Internet
Khách sạn Trung cộng tại bờ biển Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực.. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng,các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc. Đâu rồi Đà Nẵng xưa?
Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi.
Một người dân Đà nẵng bức xúc nói: “Chuyện cũ thời xưa, tối tối ra đường, nó đi đầy đường. Tất cả các quán ven ven đều có bảng hiệu Tàu hết rồi mà, thực đơn cũng chữ Tàu hết mà!”
Vào vai những du khách xứ Bắc ghé thăm xứ Quảng, chúng tôi dạo một vòng trên đường Hoàng Sa, con đường mà theo một người dân sống lâu năm ở đây nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh thời còn làm chủ tịch thành phố đã dành riêng cho việc tiếp đón và lưu trú của khách cấp nhà nước Trung Quốc nhằm khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có riêng tên đường và có riêng đơn vị hành chính hẳn hoi. Chuyện này hư thực ra sao chưa rõ.
Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời chức vị chủ tịch thành phố Đà Nẵng để ra Hà Nội nhậm chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương thì mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, con đường này trở thành biệt khu của người Tàu, mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Trung Hoa thu nhỏ.
Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng. Một người dân khác, tên Oanh, sống ở Đà nẵng lâu năm, chia sẻ với chúng tôi thêm về người Tàu ở thành phố này, bà Oanh cho biết, những năm trước 1980, thành phố Đà Nẵng vốn có rất nhiều người Tàu sống ở đây, họ là hậu duệ của những vị tướng Tàu “phản Thanh phục Minh”, xuôi thuyền sang Thuận Hóa, tức Huế bây giờ để xin triều đình nhà Nguyễn cho họ lưu trú, tránh nạn diệt vong trên quê hương của họ. Sống lâu năm, họ tổ chức thành hội, đoàn, có tổ chức Minh Hương hẳn hoi. Thế nhưng, chiến tranh Việt – Trung năm 1979 đã khiến họ đồng loạt quay về Trung Hoa theo lời hiệu triệu của chính phủ Trung Hoa thời bấy giờ.
Điều này cho thấy người Tàu dù đã sống lâu năm ở đất Việt Nam, họ vẫn tôn thờ Mao Trạch Đông, vẫn đau đáu về cố quốc và chưa bao giờ xem Việt Nam là quê hương, là tổ quốc thứ hai của họ giống như người Việt sang Mỹ lưu vong đã xem đất Mỹ là ân nhân, là quê hương yêu dấu thứ hai của mình. Chính vì thế, khi người Tàu xuất hiện dày đặc ở Đà Nẵng, điều này khiến cư dân Đà Nẵng cảm thấy lo ngại và bất an bởi chính sách bành trướng của họ.
Thả con tép câu con tôm
Một người dân Đà Nẵng khác tên Dũng, chia sẻ với chúng tôi rằng ông thấy người Tàu quá nguy hiểm, họ đã dễ dàng qua mặt nhà cầm quyền cũng như qua mặt nhân dân ở đây. Ông này nói thêm là thực ra, người Tàu trở lại Đà Nẵng không phải mới mẽ gì, họ sang đây đã ngót nghét mười năm trên danh nghĩa đi đầu tư kinh doanh, và hệ quả là những mảnh đất vàng, những điểm trọng yếu dọc bờ biến Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới China Beach. Không có người Việt Nam nào được đến gần khu vực xây dựng của họ. Theo ông Dũng phân tích, để có được những diện tích trọng yếu này, chắc chắn họ đã lót tay cho các quan chức không phải ít. Vì nhiều người dân Đà Nẵng mong mỏi được mua ở khu vực này nhưng không bao giờ có đủ cơ hội để mua. Nhưng người Trung Quốc đã khéo bỏ tiền ra để lấy trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến thành biệt khu của mình.
Khách sạn thuộc một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam tại Đà Nẵng.Và việc mua được những diện tích đất vàng ở Đà Nẵng cũng nhanh chóng kéo theo hệ quả là người dân ở khu vực này bị Tàu hóa vì động cơ kiếm tiền, không ít các cô gái ở đây sẵn sàng làm phục vụ ở các bar, nhà hàng của người Tàu vì theo họ, các ông chủ người Tàu trả tiền rất mát tay và xài rất sang. Hơn nữa, nếu không chọn làm việc cho các ông chủ người Tàu vốn sống gần nhà mình, các cô gái này phải đi làm việc trong khu công nghiệp cách nơi họ ở quá xa và đồng lương cũng còm cỏi.
Thuyền, biệt danh là “Thuyền Ba đờ ghe”, từng làm việc lâu năm với người Tàu trên đường Hoàng Sa, cho chúng tôi biết: “Họ qua mình họ ở thì đầu tiên cũng thiện cảm với mình. Nhưng khi mình đã làm việc cho họ rồi thì mình cũng không khác chi người ở cho họ thôi. Cái cách của họ với mình không thiện cảm lắm đâu. Không giống như người mình với người mình, có nghĩa là mình làm lấy lương nhưng người ta quý trọng mình. Còn họ mình làm được thì làm, không làm được thì họ nói khó chịu lắm! Không dễ đâu! Riêng ở Đà Nẵng đây thì nhiều lắm!”
Hiện tại, Thuyền không còn làm việc với người Tàu ở đây nữa, và cô cũng ngậm ngùi nhận ra rằng người chủ Trung Quốc chưa bao giờ đối xử tốt với nhân viên Việt Nam cả, một đồng xu của họ bỏ ra, bao giờ cũng ngầm chứa một phép toán bên trong mà ở đó, nếu là con gái, phải cộng trừ nhân chia cho ra đáp số bằng xác thịt, nhục dục và tiết hạnh. Còn nếu là con trai, cái giá phải trả là những đường dây ma túy, xã hội đen, làm kẻ bưng bô cho ông chủ, phải trả giá bằng sự vong nô tuyệt đối.
Điều này cho thấy các ông chủ Trung Quốc bao giờ cũng biết sử dụng đồng tiền và tùy từng tình huống mà kinh doanh nó, chiêu thức thả con tép để lấy con tôm của họ luôn đắc địa, luôn mang về cho họ phần thắng lợi. Và trên một mảnh đất,một quê hương mà kẻ ăn không hết, người làm không ra, thì những “kẻ ăn không hết” sẽ dễ dàng trở thành những tên Việt gian để đưa kẻ ngoại bang vào làm chủ, còn những “người làm không ra” sẽ rất dễ sa ngã vào những đồng tiền mị dân của kẻ thực dân mới với vỏ bọc nhà đầu tư, ông chủ tốt bụng.
Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng
Tạm biệt thành phố Đà Nẵng, chúng tôi ra thẳng sân bay và mua vé quay trở về miền Bắc, một cảm giác buồn xâm chiếm đến nghẹt thở, một nỗi bất an và trĩu nặng khi nghĩ đến chuyện trước đây, Bình Dương, Hà Tĩnh đã dày đặc người Tàu. Không ngờ, chưa bao lâu sau đó, Đà Nẵng cũng dày đặc người Tàu, rồi đây, không biết sẽ đến thành phố nào trở thành phố Tàu trên đất nước Việt Nam nữa đây?
Đương nhiên là người Trung Quốc đã có mặt trên khắp ba miền đất nước! Thật là buồn khi mơ hồ nhận ra rằng mình đang lưu vong trên quê cha đất tổ của mình!
Khách sạn dát vàng tại Đà Nẵng:
Nơi ẩn náu của tình báo Trung Quốc
Ông chủ tập đoàn Hòa Bình – đại gia Nguyễn Hữu Đường có biệt danh “Đường bia hay Đường malt”, được nhiều người biết đến với tham vọng “giải cứu” hàng Việt trước “dòng lũ” hàng Trung Quốc giá rẻ. Thế nhưng lạ một điều là vị đại gia này lại có mối có quan hệ thân thiết, hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Điều khiến dư luận bất ngờ hơn là, mới đây khi Hòa Bình khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng – nơi đây có thể kiểm soát mọi biến động vùng 3 Hải quân, thì đích thân nguyên đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam sang tham dự. Chính vì mối quan hệ thân mật này khiến dư luận hoài nghi và đặt ra câu hỏi, phải chăng đây là căn cứ địa để tình báo Hoa Nam hoạt động thu thập thông tin, nhằm thôn tính Đà Nẵng?
Sau khi xuất ngũ, năm 1981 ông Đường hành nghề chở bia thuê, nhưng chỉ sau 8 năm ông thành lập hẳn nhà máy bia trị giá đến 250 tỷ đồng. Đến năm 2004 ông bắt đầu lấn sân sang BĐS với nhiều dự án làm nên tên tuổi như: tháp đôi Hòa Bình Somerset; Chung cư cao cấp Hòa Bình Green City; trung tâm thương mại (TTTM) V+…Điều đáng nói là những dự án này đều được dát vàng thành lan can căn hộ, cửa thang máy và tất cả chi tiết làm bằng kim loại…Với chi phí thi công đắt đỏ như thế, nhưng ông không hề bị lỗ.
Ông Nguyễn Hữu Đường đang tiếp tay cho Trung Quốc chiếm Đà Nẵng?
Không như các đại gia có máu mặt như Trịnh Văn Quyết, Dương Công Minh, Vũ Quang Hội, Vũ Văn Tiền….tất cả họ đều sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia, khoáng sản, đất đai của người dân để làm giàu. Riêng ông Đường bia thì có cách làm giàu khác biệt.
Tiên phong trong phong trào chống hàng Trung Quốc giá rẻ
Trước “cơn lũ” hàng TQ lấn át khiến hàng Việt không còn chỗ đứng ngay trên sân nhà. Ông chủ Hòa Bình đã đầu tư xây dựng chuỗi TTTM V+ trên khắp cả nước và dành 5 tầng 25.000m2 sàn TTTM thuộc tổ hợp chung cư Hòa Bình Green City cho các DN sản xuất hàng Việt thuê miễn phí, với điều kiện là phải bán hàng xuất xứ Việt Nam, giá phải thấp hơn 30-50% so với giá bên ngoài.
Thậm chí ông Đường cũng đang vận động Chính phủ mở rộng mô hình này trên toàn quốc nhằm giúp hàng chục nghìn doanh nghiệp không phải đóng cửa mỗi năm, đồng thời hỗ trợ tích cực chiến dịch khuyến khích người Việt dùng hàng Việt. Tuy nhiên, sự thật là, rất ít doanh nghiệp Việt có thể thụ hưởng được sự ưu đãi đó. Hiện tại những DN này đang rơi vào tình trạng buôn bán ế ẩm và muốn rời khỏi TTTM này. Phải chăng Hòa Bình cố tình khoác lên “vỏ bọc” chống TQ, nhưng thực chất không phải như thế?
Ông Nguyễn Hữu Đường thành lập hẳn TTTM V+ trên khắp cả nước để khuyến khích DN Việt bán hàng Việt trước cơn lũ hàng Trung Quốc giá rẻ.
Mối quan hệ của Hòa Bình với TQ trên cả “thân mật”
Đi đầu trong phong trào chống hàng Trung Quốc giá rẻ, thế nhưng ông Đường malt lại có mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ với TQ. Có lẽ sẽ không có ai biết đến mối quan hệ thân thiết này, nếu như ông Hồ Cán Văn Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa không tiết lộ, hôm Hoà Bình khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng thuộc Tổ hợp căn hộ, KS 5 sao Hoà Bình Green Đà Nẵng.
Chắc có lẽ mối quan hệ trên cả “thân mật” nên phải đích thân ông Hồ Cán Văn bay từ Bắc Kinh sang dự lễ. Ông đại sứ còn tiết lộ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình Nguyễn Hữu Đường là một người bạn rất thân thiết, đáng mến và đáng khâm phục đối với ông. Ông còn khẳng định Hòa Bình hợp tác rất chặt chẽ với hàng loạt doanh nghiệp TQ trong nhiều năm qua ở phạm vi rất rộng và có nhiều kết quả tốt đẹp. Chủ tịch Tập đoàn Nguyễn Hữu Đường có sang thăm Bắc Kinh, Thẩm Dương, Hàng Châu, Thượng Hải, Quảng Châu…
Từ một anh chàng đạp xe xích lô, bỗng dưng trở thành đại gia bất động sản nghìn tỷ, khiến người ta nghi ngờ liệu đằng sau những công trình này có bóng ma của các doanh nghiệp Trung Quốc tài trợ? Một mặt là tuyên bố “tẩy chay” hàng TQ, thế nhưng đằng sau lại hợp tác vui vẻ, phải chăng ông Đường đang tung hỏa mù đánh lạc hướng dư luận nhằm thực hiện âm mưu gì chăng?
Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Càn Văn phát biểu tại lễ khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng sáng 1/10
Khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng – Nơi ẩn náu của tình báo Hoa Nam Cục
Khách sạn này có gì đặc biệt? Thứ nhất thuận tiện cho việc đi lại, vì từ đây có thể dễ dàng kết nối với sân bay quốc tế Đà Nẵng, trung tâm thành phố, bãi biển Mỹ Khê, phố cổ Hội An. Thứ hai đến đây du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Đà Nẵng. Điều đặc biệt nữa là nơi đây có bể bơi và tất cả các vật dụng của khách sạn đều được dát vàng 24k, thử nghĩ một người dân Việt bình thường lam lũ không đủ sống, thì làm sao có điều kiện sử dụng dịch vụ này?
Ông Hồ Cán Văn từng khẳng định“…khách sạn Vịnh Vàng sẽ đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu du khách Trung Quốc”, vậy nơi đây sẽ chỉ phục vụ cho những người TQ thôi ư, hay còn mục đích gì khác? Bởi tại bể bơi dát vàng của khách sạn cao 29 tầng này, du khách có thể dễ dàng quan sát và ghi nhận mọi di biến động của tàu thuyền vào ra khu vực cảng Tiên Sa (thuộc Cảng Đà Nẵng) cũng như khu vực cảng quân sự thuộc Vùng 3 Hải quân. Trấn giữ ở vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng, khi khánh thành thì đích thân Nguyên đại sứ TQ sang dự, liệu KS có mối quan hệ gì mờ ám với TQ? Phải chăng Bắc Kinh đổ tiền vào đầu tư nơi đây để làm căn cứ hoạt động bí mật?
Đứng ở các tầng cao của khách sạn này, có thể quan sát toàn bộ tàu thuyền ra vào cảng Tiên Sa nói riêng và bờ biển Đà Nẵng nói chung.
Nếu chúng ta tinh ý một chút thì có thể dễ dàng nhận thấy điều ẩn ý mà ông Nguyên Đại sứ Hồ Càn Văn phát biểu trong buổi lễ khánh thành: “sự ra đời của những KS như Vịnh Vàng Đà Nẵng …có chỗ ở, chỗ ăn đàng hoàng rồi cho khách TQ”. Vậy xin hỏi từ trước giờ khách TQ sang Việt Nam du lịch không có chỗ ở đàng hoàng hay sao? Hay ông muốn ám chỉ là tình báo Hoa Nam đã có căn cứ xa hoa công khai minh bạch, để làm chốn nương thân, dễ bề hoạt động thay vì trước đó phải lén lút?
Là người từng tham gia quân đội, chắc hẳn ông biết rõ hậu quả những nơi nhạy cảm về an ninh quốc gia khi rơi vào tay giặc ngoại bang, thế nhưng ông Đường lại xây khách sạn ngay tầm ngắm vào căn cứ quân sự của nước nhà? Phải chăng ông Đường đang tiếp tay cho TQ thôn tính Đà Nẵng trong nay mai?
Đà Nẵng là khúc ruột miền Trung, nếu chiếm được nơi đây thì có thể dễ dàng chia cắt Việt Nam thành hai miền. Nắm được vai trò trọng yếu này, TQ khuyến khích người dân sang du lịch và sinh sống thành lập khu phố và mua đất sát những khu căn cứ quân sự. Trước đó là những dự án của tập đoàn Sun Group, nay lại đến Hòa Bình Group, tất cả đều chỉa mũi nhọn vào căn cứ quân sự của Đà Nẵng.
Như vậy xin hỏi, ai đã cấp phép cho những dự án trên, ai đã biến Đà Nẵng thành lãnh địa riêng của người TQ?
Phải chăng chính vì những điều này mà khiến hai lãnh đạo Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ và Nguyễn Xuân Anh người thì bị kỷ luật cảnh cáo người thì bị cách chức?
Như vậy sau bao lâu nữa thì Đà Nẵng về tay TQ nếu còn những dự án nhạy cảm như thế này?
Tháng Mười 9, 2017
(Nhà Quản lý / Đất Việt)
http://news.doilinh.com
Ban Mê Thuột
Ngày 10 tháng 3, một cuộc đời đã mất
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Tôi trở về nhà. Bàn yên, ghế lặng, sách vở nằm im. Mười ba tuổi tôi đã cảm nhận được cuộc bể dâu. Hai anh em sinh đôi thằng Sinh thằng Sáng lớn hơn tôi 3 tuổi đi sùng sục khắp xóm với băng đỏ trên tay. Bác Khuê tài xế sát nhà làm tiệc mời hàng xóm tới nhậu oang oang để mọi người biết bác đang ăn mừng cách mạng về. Nhà thằng Khánh có ba nó làm lớn trong tòa tỉnh trưởng đóng cửa kín bưng. Ba tôi lính quèn nhưng nhờ nhậu giỏi nên quen biết lớn, sau một ngày đi mất tiêu, trở về nhà nói với má tôi chắc cả nhà ông tướng Cảnh, đại tá Quang đã đi rồi. Mình cũng phải đi thôi. Má tôi khóc lóc không biết nên đi hay ở, để lại mệ ngoại cho cậu Tương, má không đành. Ngày hôm sau, tin đồn người di tản chết như rươi trên quốc lộ Số 1 giải quyết mọi đắn đo của má. Còn tôi, tôi ra sau nhà, đào đất chôn Minô dưới gốc ổi...
Cuộc đời có nhiều khúc chia ly. Thâm Tâm "đưa người ta không đưa sang sông, sao có tiếng sóng ở trong lòng". Thanh Tâm Tuyền là "thằng điên khùng, ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới". Trịnh Công Sơn có "những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây, chút nắng vàng giờ đây cũng vội, khép lại từng đêm vui".
Lãng mạn hay ngậm ngùi, giây phút giã từ vẫn là điều biết trước. Phần tôi, đã không có một phút chia tay, không một lời đưa tiễn, không một vòng tay. Trưa 2 giờ, "hẹn gặp nhau ngày mai ở lớp học" - cô bạn học trò có đôi mắt người Sơn Tây cười quay đi. Đó là lần cuối tôi nhìn thấy mái tóc bước đi của bạn tôi. Đó là buổi sau cùng tôi có các bạn tôi. Đó là ngày chấm dứt thời thơ ấu. Trong một ngày, tôi mất vĩnh viễn một quãng đời đẹp nhất. Không biết trước. Không một lời chia tay. Không bao giờ gặp lại. Trong tôi, hình ảnh những đứa bạn đã dừng lại vĩnh viễn, sống và chết ở ngày ấy. Cho đến bây giờ.
Mười ba bạn vẫn mười ba
Dù đời nghiệt ngã dù ta đã già
Khói sương nhân ảnh có mờ
Bạn ta, ta giữ một ngày mười ba...
Ngày đó là ngày 9 tháng 3 năm 1975. Hôm sau, 10/3, Ban Mê Thuột thất thủ.
***
Buổi sáng, ôn nội, má tôi cùng đàn con 7 đứa di tản qua nhà chú Kim Liên. Nhà chị mái tôn vách gỗ, ở đây nguy hiểm; anh Hai lại không có nhà - Chú Kim Liên ân cần bảo. Tiếng đại pháo vẫn liên tục ầm ì vọng về từ chiều hôm qua trên thành phố hoang mang. Ba tôi không thấy về từ tiểu khu Mai Hắc Đế. Má tôi âu lo không biết nên đem theo những gì. Ôn tôi làu bàu nhà mình không ở, lại đi đâu. Tôi và lũ em vui mừng vì tự nhiên có một ngày nghỉ học. 1 giờ trưa, mọi toan tính, làu bàu, vui mừng đã chấm dứt khi những viên đạn AK xé nát khung cửa sắt phía trước và bên kia của con đường A Ma Trang Long ngập lửa. Chiến tranh thật sự gõ cửa vào nhà. Chú Kim Liên ngồi co rút dưới chân cầu thang, mặt không còn chút máu, mếu máo khóc. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy người lớn sợ hãi hơn tôi.
Chiều. Im lặng. Dãy nhà bên kia đường đã cháy rụi. Mọi người quyết định kéo nhau về chùa Khải Đoan. Ở chùa vẫn tốt hơn, ôn nói. Đi ngang đường Quang Trung, tôi nhìn thấy chiếc xe tăng áng trước chợ Đê. Hai người lính bộ đội mệt mỏi yên lặng đứng nhìn chúng tôi. Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy những người phía bên kia. Họ bình thường, không hung tợn như hình ảnh tôi có trong đầu qua những sách hình đã xem, những truyện đã đọc. Chú Kim Liên mặt mày lại tái mét, chân đi muốn khụy.
Tới ngã tư Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, má tôi thì thầm vào tai bảo tôi chạy về nhà lấy cái túi má giấu dưới bệ thờ. Không sao đâu ôn... xong con chạy liền tới chùa nghe con. Má tôi nói với ôn và dặn dò tôi. Trên đường về nhà tôi gặp anh Vi trốn lính hàng xóm. Anh đã gần 25, 26 mà khai sinh lúc nào cũng 16. Gần tới nhà thì anh bị chận lại. Mấy năm trốn cảnh sát Cộng hòa, hôm nay anh bị bộ đội cụ Hồ bắt. Anh Vi gỡ gạc chỉ vào tôi nói xạo - chỉ có hai anh em, bắt tui rồi nó sống với ai? Bắt luôn! Trên đường cùng đoàn người bị bắt đi về ngã cầu số 14, anh Vi thì thầm chết cha rồi Cu Em, điệu này giống Phước Long, anh em mình sẽ bị bắt đi lao công chiến trường. Cám ơn anh Vi. Mười ba tuổi, thằng Cu Em trở thành tù binh chiến tranh. Chẳng có dịp nào để trách anh vì 3 năm sau nghe tin anh Vi chết ở Buôn Hô vì bệnh lao.
***
Tháng ba, tôi đi qua những hàng cà phê đứng gió. Đôi chân với gai mắc cỡ đâm sâu từ đêm qua vẫn còn râm râm nhức. Tôi đi qua vùng kỷ niệm của những buổi trưa trốn học tiết đầu, rủ nhau đạp xe đạp vào những đồn điền cà phê bắt ve sầu, nằm ngửa mặt đón những tia nước đái giống như mưa phùn của hàng nghìn con ve mà chắc chỉ ở nơi này mới có.
Buổi chiều cả đoàn được dừng lại nghỉ qua đêm. Bác chủ đồn điền tốt bụng đem gạo và nồi nấu ra cho. Người con gái khoảng cùng tuổi cho tôi một cái mền xanh của quân đội Mỹ. Tôi ôm nồi xuống suối tắm và lấy nước nấu cơm. Vừa kịp vắt xong cái áo thì ầm ầm, tiếng bom như xé nát bên tai. F5 của không quân VNCH! Tiếng người la ơi ới. Chiếc phản lực bay với tốc độ vượt âm thanh nên tiếng bom đến trước tiếng động cơ theo sau. Tôi ôm nồi nước chạy vắt giò lên cổ. Bụi đỏ ngập bầu trời. Không kịp thở tôi về đến chỗ tập trung, nhìn lại nồi nước hình như không đổ một giọt. Sợ đến nỗi chạy trối sống trối chết mà vẫn vô thức giữ cho nồi nước còn nguyên. Lần đầu tiên trong đời, tôi biết thế nào là sợ đến té đái trước biên giới tử sinh. Tôi mất cái áo ở bờ suối. Tối hôm đó, nhớ má quá tôi quyết định trốn về.
***
Đi ngang qua nhà số 94 đường Lê Văn Duyệt nhìn vào tôi biết ôn, má và các em tôi không ở đó. Dì Vinh bán bánh căn đầu đường, má thằng Cứt bạn tôi, nói má con lúc ở chùa bả khóc quá chừng khi con bị mất tích. Cả nhà con bây giờ đang ở bên cậu Tương. Dì Vinh lấy một cái áo của thằng Cứt cho tôi mặc. Con ở trần về má con thấy bả còn khóc dữ. Về nhà cậu, má tôi ôm tôi bù lu bù loa. Ôm má, tôi nhìn ôn quẹt nước mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn được giọt nước mắt của ôn. Còn tôi không hiểu sao tôi không có được một giọt nước mắt. Và ba tôi vẫn biệt tăm.
Ngày hôm sau tôi theo má và ôn đi tìm ba. Con đường dẫn đến trường Trung học Tổng hợp nồng mùi xác chết. Trời Ban Mê giữa trưa tháng ba đã hầm hập gió mùa. Ôn, má và tôi đi suốt từ suối Đốc Học, đến tiểu khu Mai Hắc Đế, về phi trường L19 và dọc theo đường Hùng Vương. Những xác người sình căng giữa ngọ. Những con đường chết với đàn ruồi vo vo bay lên đáp xuống. Mỗi xác chết là mỗi bước phân vân, lưỡng lự. Mỗi xác chết ôn tôi rón rén đến gần nhìn. Mỗi xác chết nằm sấp ôn tôi lật ngữa. Mỗi xác chết ôn tôi cười mếu máo - không phải thằng Hai!. Mỗi xác chết má tôi cười theo sau làn nước mắt. Lần đầu tiên trong đời, tôi cười trên những xác người.
Một tuần sau ba tôi trở về với chiếc quần xà lỏn và cái áo may ô đen đủi. Đó là hình ảnh cuối cùng của người lính VNCH trong tôi. Ba tôi ôm ôn tôi khóc trước khi ôm má tôi.
Tháng Tư trở về ngôi nhà hương hỏa
con chó già nằm ngủ thiên thu
Minô, Minô gốc ổi vàng yên giấc
chiếc võng buồn tênh
không người đưa...
***
Mỗi tối ngồi nghe đài, ôn tôi lại mừng rỡ nói với cả nhà: Nha Trang mất. Pleiku mất. Đà Lạt mất… Mỗi địa danh thất thủ là mỗi gánh nhẹ được gỡ bỏ khỏi nỗi lo âu nặng nề của ôn. Ôn nói với má là ôn sợ nếu chỉ có Ban Mê Thuột bị mất giống như Phước Long mấy tháng trước đó thì đời thằng Hai sẽ tàn. Thôi thì mất hết là hết chiến tranh, thằng Hai, thằng Cu Em không phải bị bắt đi lao công chiến trường. Ôn tôi, một người làm cu li cho Tây, không biết đọc, biết viết chỉ nghĩ đơn giản như thế cho kết cục của một cuộc chiến 21 năm. Ngày 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ôn thở phào nhẹ nhõm. Lúc đó tôi đang ngồi viết lại những tờ khai lý lịch của ôn, mệ, ba và má. Mỗi lý lịch khoảng 10 trang. Mỗi người phải có ba bản sao. Tờ nào có một chữ sai phải viết lại cả trang.
Ngày 30 tháng 4, cả nước lo âu hay cả nước mừng rỡ tôi không biết. Tôi ngồi chửi thề vì phải viết tay gần 100 trang bản khai lý lịch gia đình.
***
Sau ngày giải phóng, má tôi đóng cửa tiệm buôn bán, chia tay đời sống tiểu tư sản và mua lại từ người bạn một đồn điền cà phê nhỏ để góp phần xây dựng đất nước. Má tôi dặn các em tôi ai hỏi phải nói như vậy. Được một năm má gần hết vốn. Cà phê thu hoạch được phải bán cho nhà nước với giá bèo nhưng phân bón phải mua giá chợ đen. Má tôi biểu chặt bớt cà phê để trồng khoai lang và khoai mì. Hì hục chặt được đâu mấy trăm cây thì cán bộ gọi lên phường bắt đóng tiền phạt. Cà phê là tài sản của nhân dân không được phá hoại. Không đủ tiền chăm sóc thì cà phê chết và lại bị phạt, má làm đơn xin dâng đồn điền cho nhà nước. Nhà nước không nhận vì đó là tài sản của nhân dân.
Một đêm tối, má lặng lẽ dắt các em tôi trốn về Sài Gòn. Ôn về Đà Lạt ở với O tôi. Ba tôi đi cải tạo vẫn mù tăm. Còn tôi ở lại, lang thang bụi đời và đi buôn lậu cà phê tuyến đường Sài Gòn - Ban Mê Thuột.
Lần ghé Ấp Ánh Sáng ở Đà Lạt thăm ôn, ôn hỏi bây giờ con làm gì? Dạ con đi buôn cà phê. Ôn nhìn tôi buồn rầu không nói. Đêm tôi chào ôn trước khi về lại Ban Mê, ôn ngồi hút thuốc cẩm lệ và kể cho tôi nghe cuộc đời làm đầy tớ, cu li, thất học của ôn. Kể chuyện đời ôn, nhìn đứa cháu đích tôn buôn lậu bụi đời, ôn nói ngày 30 tháng 4 ôn vui mừng vì chỉ biết lo cho ba con và con, bây giờ ôn mới thấy đó là một ngày khốn nạn. Trước khi tôi đi ôn giúi vào tay tôi chiếc nhẫn vàng hai chỉ và ôn khóc.
Đó là lần cuối tôi gặp ôn. Hai năm sau, ôn mất. Tôi không về nhìn ôn lần cuối và thắp được nén nhang trước mộ của ôn. Lúc đó, tôi đang bắt chước anh Vi chui nhủi ở Gò Công để trốn nghĩa vụ quân sự. Ngày ôn chết tôi không hay.
***
Năm tháng trôi. Người lính VNCH quần xà lỏn áo may ô lần cuối tôi nhìn thấy bây giờ lụ khụ ở nhà giữ cháu cho con. Anh bộ đội cụ Hồ ở chợ Đê ngày ấy bây giờ còn hay mất? Cũng đang lủi thủi giữ cháu như tên lính ngụy cùng thời? Đã qua rồi những nòng súng chĩa vào nhau. Đã mất hút theo thời gian những ngày khói lửa Trường Sơn, Đại lộ Kinh hoàng và Mùa hè Đỏ lửa. Nhưng vẫn còn đó một cuộc chiến tàn khốc giữa độc tài và những kẻ bị trị. Tử vong, tự hủy hoại và mất mát của 42 năm thời bình đã vượt xa nhiều lần so với 21 năm chinh chiến. Đất nước này vẫn triền miên trong một cuộc chiến không bom đạn.
42 năm trôi qua. Những đứa bé ngày xưa bây giờ đã quá nửa đời người. Con đường gian nan tưởng đã chấm dứt từ 42 năm trước, từ thời đại của thế hệ đàn anh, nay vẫn còn tiếp diễn và kéo dài qua thế hệ đàn em.
Ba mươi tháng tư. Một buổi tối năm nào ngồi nhậu trước chung cư, lũ chúng tôi cùng nhau say với quá khứ. Tính sổ ra mới biết cuộc đời của mỗi thằng chẳng có gì đáng kể từ cái ngày năm ấy. Bạn tôi say mèm nốc gọn chai bia và đọc hai câu của một nhà thơ nào đó:
Chuyến tôi đi xe đò đứt thắng
đ. mẹ đời đ. má tương lai.
Ba mươi tháng tư. Một ngày với nhiều tên gọi. Đại thắng mùa xuân, ngày giải phóng, ngày thống nhất, ngày quốc hận, tháng tư đen... Cuộc chiến không bom đạn lại được thêm giáo thêm gươm bởi những danh xưng định vị tư tưởng và lằn ranh ta-địch. Có nghĩa lý gì về tên gọi cho một ngày của quá khứ 40 năm. Tên của nó chỉ chính xác bằng bóng hình qua tấm gương soi của thực tế hiện tại.
42 năm sau, túm gọn cuộc đời của nhau bằng 2 câu thơ bạn tôi đọc, nhìn thực tại trần ai của đất nước để đo lường giá trị của mốc điểm lịch sử, tôi thấy cái tên gọi mà ôn tôi, một cu li không biết đọc không biết viết, đặt cho nó vào đêm cuối cùng tôi ngồi bên ôn là chính xác: 30 tháng 4 - ngày khốn nạn.
http://danlambaovn.blogspot.com
Rồi mình hòa giải
Mày trả lại tao những gì mày giải phóng
Rồi chúng mình sẽ nói chuyện anh em
Trả lại tao những năm tháng êm đềm...
Tao đã hưởng trước ngày mày có mặt
Trả lại cái tên mày đã cướp mất
Nơi sinh ra tao, tên gọi Sài Gòn,
Cái tên tao thuộc lòng từ thuở bé con,
Không phải cái tên dài thòn khó đọc.
Mày trả tự do về cho dân tộc
Tự do thờ phượng tự do yêu thương
Mày trả giáo dân về với giáo đường
Trả phật tử về với chùa với tự
Trả quyền tự do bầu bán ứng cử
Để dân tao được kén chọn hiền tài
Trả lại tao quyền tự quyết tương lai
Quyền hạnh phúc tao cho con cho cháu
Trả trường học về cho thầy cô giáo
Trả em thơ về với tuổi hồn nhiên
Trả ánh mắt vui trả nụ cười hiền
Về với trẻ suốt ba miền đất nước
Trả ngây thơ về lại miền sơn cước
Trả bao dung trở lại với đồng bằng
Trả biển trả đầm về với ngư dân
Trả nông dân ruộng đồng mày cưỡng chế
Trả tam quyền về lại cho thể chế
Trả quan tòa quyền xét xử công minh
Trả luật sư quyền biện hộ chủ mình
Trả toà án quyền đứng riêng độc lập
Trả học sinh quyền tự do học tập
Không Mao Nhiều, Các Mác với Le Nin,
Không đảng quang vinh, vô sản, vô tình,
Trả chúng nó quyền tự do đọc sách.
Trả người cầm bút tự do viết lách
Trả mọi người quyền cất những lời ca
Trả nhạc vàng về các nẻo đường xa
Để mọi lúc mọi nhà cùng vui hát
Trả hết cho tao những gì tao đã mất
Còn tao sẽ trả mày một thứ đỉnh cao
Sẽ trả mày cái chủ nghĩa tào lao
Mày dùng nó đưa tao vào khổ ải
Trả hết cho nhau... rồi mình Hòa Giải.
Thuc Tran
Việt kiều
Việt kiều về nước xôn xao
Quên đi nỗi nhục năm nào vượt biên.
Trốn chui trong những khoang thuyền
Nhưng nay vinh hiển xem thường nhục xưa.
Rủng rỉnh vài đồng đô thừa
Ào ào về lại nơi vừa ra đi.
Mặt mày vênh váo phương phi
Ăn chơi trác táng mỗi khi đêm về.
Thói đời nhìn thấy ủ ê
Nhiều tên ở Mỹ làm nghề lượm lon
Khi về đến tận Sàigòn
Nổ như cái pháo chẳng còn ngại chi:
Rằng là giám đốc Realty
Kỹ sư điện toán Huê Kỳ chính tông
Giáo sư dạy học trường công
Tiến sĩ hóa học làm trong Giác Đài.
Mục đích "nổ" để thị oai
Việt kiều thứ thiệt chẳng sai chút nào.
"Nổ" để mong kiếm ít "đào"
Gái tơ, mơn mởn ra vào hotel.
Ở đời chẳng biết phân minh
Giữa cái ô nhục - hiển vinh con người.
Xưa bị Việt Cộng trêu ngươi
Bỏ tù hành hạ ba đời tổ tông.
Nổi nhục chưa giải quyết xong
Nay lại đèo bồng trở lại mua vui.
Nhiều tên chơi trò hên xui
Đem tiền về "cúng"Cộng tìm mùi" đầu tư".
Nghe lời kêu gọi giả hư
Rằng yêu tổ quốc, bấy chừ Việt Nam.
"Ngày xưa chinh chiến cho cam
Anh em huynh đệ tương tàn với nhau.
Ngày nay "thống nhất" một màu
Cùng nhau xây dựng làm giàu nước non".
Nghe lời dụ dổ ngọt ngon
Nhiều tên mất hết chẳng còn đồng ten
Bỏ của chạy thoát thân hèn
Khi về đến Mỹ lại khen nước nhà:
Nào là phát triển xa hoa
Ngày nay sang trọng hơn là ngày xưa
Ăn chơi "bốn vách" dư thừa
Việt Cộng nay lại thích ưa Việt kiều:
Về đi nhà nước đón chiều
Queo côm (Welcome) chất xám đủ điều lời ru.
Nhiều tên trí thức còn ngu
Bon chen tìm gặp chóp bu Cộng thù.
Chúng qua nước Mỹ công du
Để mà xin được ấp - ru (approve) việc làm.
Cho đời sống được vinh sang
Mà quên nỗi khổ gian nan năm nào.
Múi mặt xa rời đồng bào
Tị nạn hải ngọai kêu gào đấu tranh.
Nhiều tay Hát Ô rỡm ranh
Chạy trốn cộng sản lại quay trở về.
Ăn chơi trác táng phủ phê
Nhiều tay già lại còn rê gái làng.
Góp phần phá vở tan hoang
Thuần phong mỹ tục hàng ngàn năm qua.
Người Việt truyền thống ông cha
Nghìn năm văn hiến, xót xa vô cùng.
Vậy mà có kẻ ung dung
Biết mình sai trái vẫn chung đầu vào.
Còn nói "ăn chơi cấp cao"
Việt kiều phải biết "mận" "đào" khác nhau.
Thôi thôi thành thật xin chào
Mấy tên tị nạn đổi màu kỳ nhông.
...............
Việt gian, Việt Cộng, Vịt Kìu
Ba Việt họp lại, tiêu điều nước Nam .
Nguồn: Internet
Đăng ngày 24 tháng 10.2017