banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Bài nói chuyện của Thủ tướng Angela Merkel

trước quốc hội Mỹ năm 2016

Bà Angela Merkel là thủ tướng (Kanzlerin) Đức Quốc.

Năm 1957 tôi mới lên ba ở Brandenburg, Đông Đức. Cha tôi là mục sư Tin Lành, mẹ tôi từng học sư phạm môn tiếng Anh và tiếng Latinh, nhưng mẹ tôi không được phép đi dạy ở Đông Đức. Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa từng mường tượng là sẽ có ngày bức tường Berlin sụp đổ, tôi chưa từng dám mơ là tôi lại có ngày đến Mỹ, chứ đừng nói đến chuyện có mặt tại Quốc Hội Mỹ như lúc này đây.
Miền đất hứa với cơ hội vô hạn cho mỗi người là giấc mơ không thể nào có đối với người thanh nữ như tôi ở Đông Đức. Bức tường với hàng rào thép gai và lệnh bắn bỏ bất cứ ai làm chúng tôi tưởng như không bao giờ có thể tới được bến bờ của thế giới tự do. Tôi chỉ có cách hình dung nước Mỹ qua phim ảnh và qua những cuốn sách được xách tay nhập lậu về Đông Đức.

Tôi đã từng thấy gì, tôi đã từng đọc gì? Tôi đã từng tha thiết điều gì?
Tôi đã từng tha thiết về giấc mơ Mỹ – về cơ hội cho mọi người được thành công, cho mọi người tạo dựng được điều mong ước của đời mình bằng nỗ lực của bản thân. Tôi cũng như mọi thanh niên Đông Đức hồi ấy chỉ ước được chiếc quần jean Mỹ mà lúc đó không tài nào kiếm được ở Đông Đức, còn tôi thì được người nhà ở Tây Đức thỉnh thoảng gửi cho.
Tôi đã từng tha thiết về hình ảnh bao la của nước Mỹ nơi mà không khí để thở cũng dường như tràn ngập tinh thần độc lập và tinh thần tự do. Đối với tôi cho đến tận năm 1989 thì nước Mỹ vẫn chỉ là một giấc mơ thôi. Rồi bức tường Berlin sụp đổ ngày 9 tháng 11 năm 1989 và đó chính điều mà tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới nước Mỹ.
Tôi xin cảm ơn 16 triệu người Mỹ đã từng làm nhiệm vụ ở Đức trong mấy chục năm qua. Nếu không có sự hỗ trợ của họ, của những người lính, của những nhà ngoại giao và của tất cả những ai đã đóng góp thì đã không mang lại được kết quả như ngày hôm nay để Châu Âu không còn bị bức tường chia rẽ. Họ chính là những đại sứ của Mỹ tại đất nước chúng tôi, cũng như những người Mỹ gốc Đức cũng là những đại sứ của Đức tại nước Mỹ.
Tôi nhớ tới John F. Kennedy đã được những người dân Berlin đang tuyệt vọng vô cùng yêu quý bởi lời ông nói khi thăm Berlin năm 1963: “Ich bin ein Berliner.” (Tôi là một người Berlin.)
Ronald Reagan cũng đã nhìn thấy được bước chuyển của thời đại khi ông đứng trước cổng Brandenburg Gate năm 1987 kêu gọi: “Ông Gorbachev, hãy mở cổng này ra … Ông Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này đi.” Sẽ mãi mãi không quên lời kêu gọi đó. Tôi cũng mới gặp lại Mikhail Gorbachev tuần trước và chúng tôi cũng xin tri ân ông.
Nhân dân Đức chúng tôi vô cùng biết ơn các bạn Mỹ. Nhân danh quốc gia và nhân danh cá nhân, chúng tôi sẽ không bao giờ quên điều đó. Ở nơi trước đây là bức tường tăm tối, cánh cửa bất ngờ mở ra và tất cả chúng tôi bước qua cánh cửa ấy. Tất cả mỗi người từ đó bắt đầu có cơ hội xây dựng một điều mới để mang lại sự thay đổi và là bước đầu tiên cho hành trình mới.
Bản thân tôi cũng có sự mở đầu mới mẻ. Tôi từ bỏ việc nghiên cứu vật lý tại Viện Hàn lâm khoa học ở Đông Đức và bắt đầu sự nghiệp chính trị. Cuối cùng tôi đã có dịp làm một điều gì mới, tôi hiểu rằng tôi đã có thể mang lại sự thay đổi và tôi có thể làm được điều gì đó.
Kể từ ngày chúng tôi được trao tặng món quà tự do vô giá đến nay đã hai mươi năm. Không có gì có thể thúc đẩy tôi mãnh liệt hơn, không có gì làm cho tôi tràn ngập cảm xúc tích cực hơn là sức mạnh của tự do, như lời của Bill Clinton tại Berlin năm 1994: “Không có gì ngăn được chúng ta. Tất cả đều có thể.”
Đúng như thế, tất cả đều có thể. Một người phụ nữ như tôi có thể đứng trước quý vị hôm nay, cũng như Arnold Vaatz là thành viên của phái đoàn Quốc hội Đức có mặt ở đây hôm nay cũng đã từng phải ngồi tù ở Đông Đức chỉ vì tội là người bất đồng chính kiến.
Ở thế kỷ 21 này, ở thời đại toàn cầu hóa này, tất cả mọi điều là có thể. Mặc dù phải công nhận toàn cầu hóa còn đầy trở ngại nhưng cả nước Đức và nước Mỹ đều thấu hiểu rằng nếu không toàn cầu hóa thì người ta sẽ đóng chặt cửa để chỉ biết mình và không biết tới ai cả rồi từ đó sẽ chỉ đưa đến bước cùng của sự cô lập và nỗi đau khổ. Phải suy nghĩ để tạo ra liên minh để làm việc cùng nhau, để cùng nhau tiến lên phía trước là cách duy nhất dẫn chúng ta đến tương lai tốt đẹp.
Nền tự do ở Berlin cũng như tiếng chuông tự do ở Philadelphia là những biểu tượng nhắc nhở chúng ta rằng tự do không tự dưng mà có. Tự do chỉ có thể giành được bằng đấu tranh và tự do phải được bảo vệ từng ngày trong đời sống của chúng ta.

Nguồn: Internet


"Viết về ngư dân Việt Nam",

bài hát bị CSVN kết tội

Vũ Đình Trọng/Người Việt

July 14, 2017


Nhạc sĩ Tuấn Khanh. (Hình: Facebook)

WESTMINSTER, California (NV) – “Bài ‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam’ tôi viết từ năm 2011 sau nhiều năm tôi chứng kiến ngư dân Việt Nam ra biển bị bắt cóc, đòi tiền chuộc, bị đâm chém, bị giết, bị cướp, thậm chí bị bắn, rồi có những người thiệt mạng đem xác trở về, mà sau đó nỗi đau là cái mà người Việt Nam hoàn toàn gánh chịu.”
Đó là lời của nhạc sĩ Tuấn Khanh nói về bài hát “Viết Về Ngư Dân Việt Nam,” hay còn được gọi một cái tên khác là “Biển Đông,” khi mới đây bài hát này bị nhà cầm quyền Việt Nam cho là “Bài hát ‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam’ của tác giả Tuấn Khanh trong dĩa CD nhạc thu giữ khi khám xét tại chỗ ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ‘mang nội dung kích động nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động”.
Cáo buộc này nằm trong cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa do Phó Viện trưởng Nguyễn Thanh Hào ký ngày 31 Tháng Năm vừa qua.
Đây không phải là bài hát đầu tiên mà nhạc sĩ Tuấn Khanh viết cho đồng bào, cho đất nước.
Từ năm 2006, khi những cuộc biểu tình đầu tiên của người dân Việt Nam nổ ra, người nhạc sĩ này đã viết bài “Trái tim Việt Nam của tôi,” và ngay sau đó, anh bị công an mời lên làm việc.
“Người ta tức giận hỏi tôi rằng tại sao tôi lại viết một bài hát như vậy. Tôi không hiểu tại sao người ta lại tức giận như thế trong khi bài hát tôi chỉ muốn nói một chuyện là vì sao Trung Quốc lại xâm lược Việt Nam? Tôi cũng không hiểu tại sao chuyện đó lại kéo dài cho từng bài hát của tôi. Và không phải mới đây, ngay cả khi trung tâm Asia trình diễn bài hát của tôi, tôi cũng bị mời lên hỏi là tại sao, và tại sao tôi lại đưa bài hát đó cho Asia, rồi bài hát đó nói ý gì… Tôi phải tường trình hết, rồi phải ký nhận như một quan điểm của mình,” anh cho biết.
Khi “ký nhận như một quan điểm của mình,” có nghĩa là anh đã chấp nhận một bản cáo trạng nào đó ẩn giấu trong đó, mà Tháng Năm vừa qua nó đã được bộc lộ ngay trong bản cáo trạng dành cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Ở một đoạn khác trong bản cáo trạng viết: “Ngoài ra Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn tàng trữ tại nơi ở của mình một tập thơ có tiêu đề "Bài thơ một vần" của tác giả Bùi Chát và một dĩa CD nhạc chứa bài hát "Viết về ngư dân Việt Nam" của tác giả Tuấn Khanh có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam.”
Đây là lời bài hát bị cho là “mang nội dung kích động:”
“Đêm nay gió lên rồi
Mà đường về xa lắm em ơi
Biển xanh nay nghe tù tội
Phận người theo con sóng trôi.

Chim ơi bay phía chân trời
Gửi lời này đến quê tôi
Quê tôi xa xôi vời vợi
Nước mắt rơi thành lời

Ngửa mặt lên trời
Như xác ngư dân trôi ngoài biển khơi
Trôi theo con sóng vỗ
Trôi theo phận nước tôi

Tiếng thở than nào
Trên áo tang đẫm máu
Có tiếng ai về sau
Hay linh hồn nghẹn ngào?

Đêm nay gió lên rồi
Đời người buồn lắm em ơi
Biết đâu tương lai mà đợi
Từng ngày nhìn con sóng trôi

Ai đang ngóng con thuyền
Vật vờ phía khơi xa?
Trôi theo con sóng xô
Trôi theo phận nước tôi

Ngửa mặt lên trời
Như xác ngư dân trôi ngoài biển khơi.
Trôi theo con sóng vỗ
Trôi theo phận nước tôi

Biết về nơi nào
Khi biển xanh nhuốm máu.
Ai mang chung niềm đau
Khi nước Việt nghẹn ngào?”

Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết: “Không phải chỉ có tôi mà rất nhiều người khác làm trong lãnh vực nghệ thuật rất ngạc nhiên. Tôi nghĩ trong tất cả các án lệ chính trị khi người ta phải khó khăn lắm để buộc tội một ai đó, người ta mới kéo vào những thành tố có liên quan đến vấn đề về thưởng thức văn học nghệ thuật trong đó. Rõ ràng bản cáo trạng đó muốn làm dầy lên tất cả những giá trị được gọi là sự khác biệt về quan điểm chính trị, và hành động mang tính bất đồng chính kiến. Người ta phải làm dày thêm bằng cách bổ sung thêm tất cả những giá trị khác về thi ca, âm nhạc. Đột nhiên tôi và thi sĩ Bùi Chát trở thành hai nhân vật đóng góp vào chuyện tạo thành mức án cho cô Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.”
“Trên đất nước này sau hơn 40 năm được thống nhất về mặt địa lý, vẫn có một điều làm cho người ta hiểu rằng có một cơ quan nào đó, hay những nhân vật nào đó luôn giám định tư tưởng người khác, đó là công việc người ta vẫn không hiểu nổi đó là công việc gì. Bởi vì giám định tư tưởng, hay giám định về suy nghĩ, nhận định về tinh thần chỉ dành cho các trại tâm thần mà thôi. Chứ còn ở một xã hội bình thường thì người ta không giám định tư tưởng,” anh nói.
“Như thế, có thể nhận ra rằng, bất cứ người dân nào trong nước, khi nói lên tiếng nói khác với quan điểm của nhà nước, hay đề cập đến những vấn đề nhà nước không muốn đề cập, đều mang cho mình một bản cáo trạng, với những từ kết tội chung chung ‘phá hoại khối đại đoàn kết,’ hay ‘kích động thù hằn dân tộc’…” anh nói tiếp.
“Khi ngư dân bị bắt cóc, đòi tiền chuộc, bị đâm chém, bị giết, bị cướp, thì chúng ta chỉ nhận vài lời phản đối nhẹ nhàng của Bộ Ngoại Giao, Trung Quốc không buồn trả lời những điều đó. Khi tôi viết về biển Việt Nam nhuốm máu, và không còn bình yên nữa đối với những người Việt Nam đã ngàn đời sống với biển, thì tôi lại nhận được một câu là ‘phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.’ Tôi không hiểu người Việt Nam và Trung Quốc có khối đại đoàn kết từ lúc nào. Với tôi đó là câu hỏi, và tôi vẫn còn đợi một lúc nào đó khi ai đó chất vấn tôi, tôi xin được hỏi rằng khối đoàn kết dân tộc Việt Nam-Trung Quốc từ đâu mà ra, và tôi đã làm sao để phá hoại khối đại đoàn kết đó khi tôi nói về nỗi đau của dân tộc mình!,” anh nói thêm.
Với bài hát này, nhạc sĩ Tuấn Khanh nhận được nhiều lời chia sẻ đồng cảm trên Facebook cũng như ngoài đời.
Tuy vậy, anh cũng nhận được một câu chất vấn từ nhiều người: “Tại sao nhạc sĩ viết và hát nhiều bài ‘phản động’ như thế trong hơn 10 năm mà vẫn không bị tù? Có người chống lưng hay chính anh là người của công an?”
Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết: “Chuyện hôm nay người ta sử dụng mình cho một bản án với người khác, hay ngày mai người ta giữ mình ở đó để chờ một bản án thì đó là hành động của nhà nước, người dân không thể kiểm soát được. Không phải lần đầu tiên tôi nhận được câu hỏi này, nhưng quả thật bài hát ‘Biển Đông’ không phải là bài hát đầu tiên tôi nhận được lời nhận định như vậy.”
“Tôi từng viết bài ‘Án Tù Cho Nghệ Sĩ Có Sợ Không?’ trên BBC, ngay lúc đó tôi đã thăm dò rất nhiều người đại để rằng giữa đổi một chuyện là (1) chúng ta sẽ im lặng, sống cuộc đời của mình, không màng điều gì khác ngoài miếng cơm manh áo, và những tư tưởng tu thân không màng đến thế sự, chỉ làm sao tốt cho bản thân mình, với việc (2) sống như một người nghệ sĩ tự do, sẵn sàng chấp nhận mọi chuyện nó đi đến. Tôi nhận ra rằng vẫn có một lớp nghệ sĩ chọn sự lựa chọn thứ hai,” anh nói.
“Tôi có những bạn bè như thế, và tôi cũng ‘lỡ’ có một hành trình như vậy rồi, không quay lại được nữa đâu. Lúc này tôi quay lại thì chắc tôi không đủ mặt mũi để nhìn thấy ai, và chắc chắn mọi người sẽ nói tôi là một loại người tráo trở. Tôi đã chọn một con đường. Không phải chỉ riêng tôi, mà nhiều người khác nghĩ rằng giờ này chuyện một mức án hay một cái gì đó sẽ đến với chúng tôi, thì phải chấp nhận nó thôi. Chúng ta không may khi có một nhà nước không nhìn nhận được, và không cảm nhận được sự khác biệt là một điều quý giá,” anh khẳng định./.
http://www.nguoi-viet.com


"Biển Đông" - Quốc Khanh & Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi


Chỉ trích Hà Nội vi phạm nhân quyền,

GS Thayer không được CSIS mời diễn thuyết?

Hà Giang/Người Việt

carl thayer
GS Carl Thayer
Với những ai quan tâm đến tranh chấp Biển Đông, Hội Nghị Biển Đông được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) tổ chức hàng năm tại Hoa Thịnh Đốn là một sự kiện quan trọng.
Một tuần trước ngày khai mạc Hội Nghị Biển Đông của CSIS năm nay, được tổ chức vào ngày 18 tháng Bảy, giáo sư Carl Thayer, một diễn giả thường xuyên có mặt tại hội nghị, post lên trang Facebook của mình tấm hình chụp ở hội nghị năm 2016. Đi kèm hình là dòng chú thích thoáng chút ngậm ngùi:
“Hình này chụp lúc tôi nói chuyện tại buổi Hội Thảo Biển Đông ở CSIS tại Hoa Thịnh Đốn. Tôi không được mời năm nay bởi Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, nhà tài trợ của họ, không muốn mời những diễn giả từng nói chuyện ở các hội nghị trước đây vì cần phải có sự ‘đa dạng’. Năm ngoái tôi cũng không được mời đến cuộc hội nghị Biển Đông ở Nha Trang do Học Viện Ngoại Giao Việt Nam tổ chức với lý do ‘viện dẫn’ là vì nhu cầu tương tự. Sở dĩ tôi dùng chữ “viện dẫn” là vì đã có những lý do trái ngược nhau để giải thích việc tôi không được mời.”
Không được mời diễn thuyết
Trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt, giáo sư Carl Thayer (chuyên gia nghiên cứu về Châu Á và Biển Đông, từ năm 2010 đến nay đã có hơn 85 bài diễn thuyết khắp nơi trên thế giới về đề tài tranh chấp Biển Đông), cho biết một số thân hữu của ông tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam không hài lòng về việc ông không được mời tham dự hội nghị, đã đặt vấn đề, và được cung cấp “những lời giải thích khác nhau”. Ông kể:
“Họ đưa ra một lý do mơ hồ là năm nay không mời người Úc nào cả, hay tôi sẽ không được mời với tư cách một người Úc [GS Carl Thayer là người Mỹ sinh sống ở Úc – NV]. Cũng có giải thích là tôi đã làm phật lòng một giới chức cao cấp vì một lý do nào không rõ. Tôi đoán có lẽ là vì bài diễn văn của tôi về ‘Vấn Đề Biển Đông và Nhân Quyền tại Việt Nam’ trong buổi hội thảo của Cộng Đồng Người Việt tại Úc, vào tháng Sáu năm 2016. Dĩ nhiên cũng có thêm lý do nữa là vì tôi phê phán Trung Quốc rất nặng nề, và như thế, được xem như là phe nhà của Việt Nam rồi, nên họ muốn dành tiền để mời thêm những học giả khác vào quỹ đạo của họ.”
Giả thuyết của giáo sư Carl Thayer là ông không được Hà Nội (phe nắm hầu bao ban tổ chức Hội Nghị Biển Đông của CSIS) mời diễn thuyết về đề tài mà ông rất am tường, chỉ vì đã đụng chạm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, có lý chút nào không?
Có ít nhất là một người đồng ý với suy nghĩ này của ông, rằng nhà cầm quyền Hà Nội không thích vấn đề vi phạm nhân quyền của họ bị nhắc đến.
Bàn tay dấu kín của Hà Nội
Ký giả Greg Rushford, một phóng viên điều tra kỳ cựu ở vùng Hoa Thịnh Đốn, trong bản tường trình “How Hanoi’s Hidden Hand Helps Shape a Think Tank’s Agenda in Washington” (Bàn tay dấu kín của Hà Nội ảnh hưởng đến nghị trình của một viên nghiên cứu ở Hoa Thịnh Đốn như thế nào?), phổ biến ngày 11 tháng Bảy, 2016, đưa ra nhận xét của ông về sự thiếu minh bạch của CSIS về nguồn tài trợ của tổ chức cũng như sự xung đột quyền lợi đến từ nguồn tài trợ.
Mở đầu bản tường trình, ký giả Rushford viết: “Thứ Ba ngày 18 tháng Bảy tới đây là một ngày trọng đại của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), một trong những viện nghiên cứu uy tín hàng đầu của Hoa Thịnh Đốn trong hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị hàng năm lần thứ bảy về Biển Đông của CSIS, như lần đầu tiên năm 2011, sẽ lại một lần nữa lưu ý dư luận về thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.”
“Các diễn giả từng được cơ quan an ninh quốc gia của Hoa Kỳ chứng nhận là lý lịch ‘ổn’, sẽ được vời đến từ Singapore, Việt Nam, Philippines và các nơi khác ở Châu Á. Họ sẽ sát cánh với các chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ, từ những tổ chức uy tín như Trường Cao Đẳng Hải Quân Hoa Kỳ và Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Tranh Hải Quân. Thượng nghị sĩ Cory Gardner, một đảng viên đảng Cộng Hòa từ Colorado, người điều phối nhóm thảo luận về Châu Á của Ủy ban Đối ngoại, sẽ khai mạc hội nghị bằng bài diễn văn về ‘Tiếp nối vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương'”.
Ông nêu vấn đề: “Vậy ai đã là người rộng rãi tài trợ cho các cuộc hội nghị nhằm khuyến khích tầm quan trọng của việc tiếp tục vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Á châu?”
Và ông tiết lộ: “Chủ tịch kiêm tổng giám đốc của CSIS, ông John Hamre, đã tránh né câu hỏi này trong suốt sáu năm qua. Chẳng hạn, vào tháng Bảy năm ngoái, CSIS công bố rằng Hội Thảo Biển Đông kỳ thứ Sáu đã’được thực hiện với sự hỗ trợ chung cho CSIS’. Công bố này không chỉ quá mơ hồ chẳng nói rõ được điều gì, mà còn là một sự ‘bóp méo sự thật’ một cách trắng trợn, theo một nguồn tin muốn được giữ kín. Để chứng minh điều mình nói, nguồn tin này đã cung cấp cho tôi [Greg Rushford – NV] tài liệu mật của nội bộ CSIS, cho biết chính xác tiền đến từ đâu.”
Ký giả Greg Rushford khẳng định: “Những bản ghi nhớ, email và nhiều tài liệu khác cho thấy tổng giám đốc CSIS, ông John Hamre đã có một ‘thiên thần’ bí mật ở Hà Nội. Và ‘thiên thần’ này có tiếng nói quan trọng trong việc ai được mời và ai không được mời đến tham dự các hội nghị hàng hải hàng năm của CSIS. Nhà hảo tâm bí mật của CSIS là một đơn vị của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Theo trang web chính thức, đơn vị này có tên là Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, làm việc trực tiếp với Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phạm Bình Minh, hiện là Phó thủ tướng Việt Nam, là thành viên cao cấp của Đảng, nắm chức bộ trưởng ngoại giao từ năm 2011.”
Ký giả Greg Rushford cho biết “Kể từ năm 2012, chính phủ Việt Nam đã tặng cho CSIS hơn $450,000 Mỹ kim để tổ chức các hội nghị Biển Đông hàng năm. Tổng Giám Đốc John Hamre nhất quyết từ chối trả lời những câu hỏi liên quan đến việc này, được liên tục gửi đến.”
Không những vị lãnh đạo cao cấp nhất của CSIS không trả lời báo chí, trong đó có tờ New York Times, về nguồn tài trợ, mà website của CSIS, vẫn theo ông Greg Rushford, cũng rất mơ hồ về điểm này. Đâu đó trên website của CSIS ghi rằng Học Viện Ngoại Giao Việt Nam (the Diplomatic Academy of Vietnam – DAV) có tặng cho CSIS “trên $5,000 nhưng dưới $99,000 đô la”, nhưng không hề giải thích Học Viện Ngoại Giao Việt Nam chính là một đơn vị của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, mà cũng không giải thích là món tiền được tặng sẽ được dùng vào việc gì.
Ngoài việc CSIS không nói rõ nguồn tiền tài trợ, phóng sự điều tra của Greg Rushford còn vạch ra là có một số xung đột quyền lợi khi ông Murray Hiebert, một cố vấn tối cao của CSIS từng làm ăn ở Việt Nam.
Xung đột quyền lợi hay sai lầm đạo đức?
Đơn cử một thí dụ về xung đột quyền lợi, phóng viên Greg Rushford viết: “Vào năm 2015, ông Murray Hiebert từng bị chỉ trích vì ông nhất định từ chối không đưa ra những phân tích có tính cách chỉ trích việc đàn áp nhân quyền của Việt Nam. Ông Hiebert cũng từng ra lệnh cho nhân viên an ninh lôi một nhà đấu tranh đòi nhân quyền cho Việt Nam người Mỹ gốc Việt ra khỏi khuôn viên của CSIS, sau khi bị giới chức của Hà Nội áp lực phải làm như thế.
Trong phần cuối phóng sự điều tra khá dài, ký giả Greg Rushford viết: “Độc giả sẽ tự rút ra kết luận về những gì Hà Nội đã đạt được khi tài trợ cho CSIS. Trong những năm được đề cập trong bài viết này, chương trình nghị sự về Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn có những phần chính. Hà Nội muốn tạo ra một bầu không khí trao đổi ý kiến để thúc đẩy quan hệ ngoại giao và an ninh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Các nhà phân tích của CSIS cũng muốn điều đó. Hà Nội muốn Tổng thống Barack Obama tới thăm Việt Nam, để giúp quan hệ đôi bên thắt chặt thêm, CSIS cũng ủng hộ chuyến đi đó. Hà Nội muốn Washington dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí nguy hiểm cho chế độ cộng sản. Các nhà phân tích của CSIS cũng chia sẻ quan điểm ấy. Và Việt Nam muốn có sự hỗ trợ của Mỹ đối với hợp đồng thương mại Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. CSIS cũng cổ vũ điều đó. Dĩ nhiên lãnh đạo của CSIS có thể lập luận rằng việc thúc đẩy một quan hệ chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Việt Nam cũng là điều hợp lý.”
Vấn đề nằm ở chỗ, Greg Rushford vạch ra: “Nhưng trên tất cả mọi thứ khác, nhà cầm quyền Việt Nam muốn giới trí thức ưu tú có thể ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại ở Hoa Thịnh Đốn ngoảnh mặt lờ đi các vụ vi phạm nhân quyền ở Hà Nội. Đảng Cộng Sản hiểu rằng sự sống còn của nó phụ thuộc vào việc tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến ôn hòa. Và như tôi đã tường trình trước đây về cách Hà Nội mua ảnh hưởng và chuyến đi Việt Nam lịch sử của Tổng Thống Obama, những lãnh đạo của CSIS đã cẩn thận để không làm phật lòng giới chức cao cấp Hà Nội, khi có những câu hỏi về tình hình tù nhân chính trị tại Việt Nam.”
“Từ chối không lên tiếng trước việc những công dân can đảm Việt Nam bị bắt giam chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, một quyền tự do phổ quát của con người, chắc chắn là một sai lầm đạo đức,” ông Rushford kết luận.
Trước tình trạng CSIS, viện nghiên cứu uy tín hàng đầu nước Mỹ bị vạch ra là đã nhận tiền để làm ngơ về vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, mà giáo sư Carl Thayer lại ngang nhiên diễn thuyết về điều này, thì giả thuyết vì thế mà ông không được mời diễn thuyết năm nay là điều có thể tin được.
Trả lời câu hỏi cảm tưởng của mình trước việc không được mời đến tham dự hội nghị về một đề tài ông rất am tường, Giáo Sư Carl Thayer phát biểu: “Tôi không rõ Việt Nam sẽ được gì, nhưng tôi thì đã mất niềm tin vào cả CSIS lẫn Học Viện Ngoại Giao Việt Nam.”
Tiền bạc rõ ràng đã mua được nhiều thứ. Trong trường hợp này, nó mua được sư im lặng trước những điều mà con người bình thường nào cũng thấy bất nhẫn.

13 july 2017
Liên lạc tác giả: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


Mặc cảm của sự dốt nát

Lê Hiển Dương

Lớp đào tạo bác sĩ "cấp tốc" trong vòng 6 tháng. Tốt nghiệp ra trường.

Bài của Nguyễn Liệu về “cái bằng tiến sĩ”

https://1.bp.blogspot.com/-ig2nYi6cccc/VwxFmZkNtOI/AAAAAAAAPbQ/YBUgnfxFQQA2VL5BC-uQ9jUIxjGyNNL-ACLcB/s1600/C%25C3%2581C%2BB%25C3%2581C%2BS%25E1%25BB%25B8%2BR%25E1%25BB%25AANG.png

Năm 1976, chấm dứt chiến tranh, bác sĩ Tôn thất Tùng, một bác sĩ giỏi, học tại Pháp, kẹt trong kháng chiến, rồi phải phục vụ cho Việt cộng, đã mạnh dạn viết bài báo đề nghị bác sĩ Việt cộng được đào tạo trong chiến tranh, phải thi và học lại. Nếu không học lại hoặc học mà thi không đậu, thì không cho hành nghề vì không đủ tiêu chuẩn của một bác sĩ.
Tôn thất Tùng, một đảng viên cộng sản, cũng phải đợi gần 80 tuổi mới liều mạng nói một sự thật mà đã cắn răng chịu đựng gần hết cuộc đời. Bởi vì chính ông đã chứng kiến đã đào tạo những đảng viên trung kiên, dốt nát trong 6 tháng trở thành bác sĩ y khoa, đáng lẽ phải đào tạo từ 6 năm đến 15 năm sau khi tốt nghiệp trung học..
Tại sao không gọi y tá mà phải gọi bác sĩ. Đó là đặc điểm của….

Dốt nhất, nghèo nhất, ít suy nghĩ nhất, ngu nhất, là những yếu tố căn bản của đảng viên trung kiên cộng sản. Mac và Engels quan niệm, con người ngu nhất, nghèo nhất là con người trung thành nhất. Giai cấp bần cố nông, công nhân thấp nhất, là giai cấp tiên phong của đảng cộng sản, ngoài ra là những giai cấp phản động, muốn dùng chúng phải cải tạo chúng theo giai cấp tiên phong.
Từ ngày có đảng cộng sản Việt Nam, người có học bị xem là kẻ thiếu trung thành, kẻ phản bội, cho nên lãnh tụ Mao trạch Đông quá mặc cảm dốt nát đã nói thẳng thừng “Trí thức không bằng cục phân”. Câu nói đó trở thành một nguyên lý cho đám cán bộ lãnh đạo cộng sản. Câu nói của Mao trạch Đông đó làm cho người lãnh đạo cộng sản tự tin rằng mình có giá trị, có bản lĩnh, có đạo đức cách mạng vô sản, vì mình không phải là trí thức, tức mình hơn cục phân. Nhiều lần tôi đã nói, nếu Hồ chí Minh là một trí thức như cụ Phan châu Trinh, như Nguyễn thế Truyền,… thì không bao giờ được làm bí thư của đảng cộng sản Đông dương. Thiếu bằng cấp, dốt nát, là một lợi khí tốt để cho Hồ chí Minh bước lên nấc thang lãnh đạo đảng cộng sản.
https://4.bp.blogspot.com/-YYhc21ti5wk/VwxIvktVvrI/AAAAAAAAPbc/Y8QwF72xYrU6NXn1T77K2nDNFPoekEwHgCLcB/s1600/L%25C3%2592%2B%25E1%25BA%25A4P%2BTI%25E1%25BA%25BEN%2BS%25E1%25BB%25B8.png
Tôi, người viết bài này, đã chứng kiến trước mặt, cái cảnh thê thảm của người lỡ có bằng cấp, muốn được đảng tin không biết làm sao xóa bỏ cái lỡ hiểu biết của mình. Cố nhiên họ một mặt không dám đọc sách, nhất là sách ngoại ngữ, vì giai cấp bần cố nông, bọn ăn mày ăn xin ngoài chợ, không làm chuyện đó. Hình thức thì có phần dễ, họ ăn mặc rách rưới, để thân thể cho dơ dáy, ngồi cạnh họ phải có mùi hôi của dân lao động chân chấm tay bùn. Ngôn ngữ rất khó, họ sợ hai chữ lãng mạn của lớp tiểu tư sản. Ví dụ họ không dám nói “trăng đẹp, hoa hồng đẹp, Tây Thi đẹp…” mà thường nói cho nhiều người nghe “ đống rơm của bác đẹp quá, các luống cày đẹp quá, hố ủ phân tuyệt đẹp. Bác (Hồ chí Minh )cầm cây cuốc đẹp quá, chú Đồng nhỗ cỏ đẹp quá…chị nuôi bản lĩnh quá, đẹp quá, chị du kích đứng gác đẹp quá v.v…Bởi vậy Chế Lan Viên mới viết “ Một lỗ hầm chông đẹp hơn vạn đoá hoa hồng”, Tế Hanh viết “ Năm nay anh trồng cây bưởi góc nhà”. Tôi chắc chắn trên 100% những người có học, không cần nhiều, cỡ lớp đệ tứ niên ngày xưa trở lên, nếu kẹt trong chế độ cộng sản từ 1945 đến 1975 đều ít nhiều phải đóng kịch như thế (Các thầy Hoàng Tuỵ, Lê trí Viễn, Nguyễn thiện Tụng, Phan Thao (con cụ Phan Khôi) Trần tế Hanh... đã qua thời kỳ cố lột xác như thế. Nếu không lột xác thì không được vào đảng)
Sau năm 1975, hết chiến tranh, cộng sản về thành, nhất là thành phố Sài gòn. Đám cán bộ trung cấp và cao cấp từ Bắc vào, từ núi xuống, từ bưng biền ra, chới với trước nép sống có văn hóa của người dân miền Nam, chế độ cũ. Sự ngớ ngẩn dốt nát lố bịch của đám cán bộ đó đã làm cho dân chúng miền Nam khinh khi, và đã có nhiều chuyện tiếu lâm ngày nay vẫn còn truyền.
Từ chỗ học tập làm cho giống lớp bần cố nông để vào đảng, nay cũng những cán bộ đó học tập làm cho giống lớp tiểu tư sản, lớp có tiền, lớp trí thức.
Bắt chước cách ăn mặc của lớp tiểu tư sản thì dễ, chỉ cần trước hết, liệng ném cái nón cối, bỏ hẳn đôi dép đế xe hơi gọi là đôi dép bác Hồ (đế xe hơi làm đôi dép nguyên là của cu li kéo xe, người đổ thùng cầu tiêu,… họ quá nghèo, không có tiền mua đôi giày, nên lượm đế xe hơi bỏ làm giầy, và những người này là trung kiên của đảng cộng sản, là cán bộ lãnh đạo đảng cộng sản sau đó. Cụ Hồ bắt chước họ, cho giống họ, nên dùng đôi dép đó chứ Hồ chí Minh không sáng chế ra đôi dép đó, thế mà gọi là dép bác Hồ bác cũng nhận bừa, không cần đính chính, đó cũng là tính chất của…)
https://1.bp.blogspot.com/-G03i9gloY18/VwxI3HnxevI/AAAAAAAAPbg/TsxUqek7H3YHcR3khTQ9JRLXgbD-B2faQCLcB/s1600/TI%25E1%25BA%25BEN%2BS%25E1%25BB%25B8%2BGI%25E1%25BA%25A4Y.png
Họ, cán bộ cộng sản, xa lánh ngay lớp bần cố nông nghèo đói. Ngày trước cán bộ cộng sản nếu kể lai lịch cha mẹ ông bà có người đói, người làm mướn, người ăn xin ăn mày, thậm chí có người chết đói, thì họ rất hãnh diện vì họ thuộc thành phần tốt nhất, vô sản nhất, lành mạnh nhất, trung kiên nhất. Ngày đó nếu cán bộ nào có cha mẹ, bà con, ông bà, là người khoa bảng, làm quan, thì xem như kẻ phản bội. Bởi vậy dù cố gắng tới mức nào, Phạm Tuyên con quan thượng thư Phạm Quỳnh, Bùi Tín con cụ thượng thư Bùi bằng Đoàn, Hoàng Tụy con cháu tướng Hoàng Diệu, nhiều lắm là làm nhạc sĩ , làm báo, làm giáo sư khoa học, không bao giờ được vào hàng ngũ cán trung kiên của đảng.
Từ ngày họ bắt chước người tiểu tư sản người trí thức thì họ cố tập cho ra lớp người này. Về ăn mặc, nói năng, kiểu cách ăn chơi, tiêu tiền, lễ nghi v…v.. dù sao cũng dễ bắt chước nhất là bắt chước sự ăn chơi sa đọa thì rất dễ. Nhưng bắt chước có trình độ hiểu biết thì thật là khó, gần như vô vọng.
Để khắc phụ sự khó khăn đó, đảng chủ trương cho học tại chức, học không cần đến trường, học không cần đọc sách, học không cần làm bài, và một năm có thể ghi danh vài ba lớp. Phải cần 12 năm để học hết trung học, đảng cho học hai năm hết trung học.
Bằng cử nhân bằng tiến sĩ cũng vậy cũng học tại chức.
Phe chiến thắng mà bị dân chúng chê dốt, đó là điều đau khổ nhất của Việt cộng. Đó là lý do bằng tiến sĩ mọc lên như nấm. Thêm vào đó, phong trào thi đua tham nhũng phát triển mạnh. ‘Ngành ngành tham nhũng, người người tham nhũng’, thì bằng cấp không cần ghi danh chờ thời gian nữa, mà có ngay, nếu có số tiền qui định.
Cán bộ cộng sản, nhà cửa có rồi, xe cộ có rồi, tỳ thiếp có rồi, bỏ nón cối, bỏ áo lãnh tụ, bỏ đôi dép Bác Hồ, ăn mặc kiểu tân tiến, kiểu Mỹ, tiệc tùng, uống rượu, cà phê, uống trà, nhảy đầm, theo kiểu bọn quí phái phong kiến ngày xưa….Nhưng còn thiếu trình độ học vấn để nông dân, dân lao động không khinh bỉ “dốt mà làm sang” nên phải có mảnh bằng. Đã mua thì chịu tốn mua thứ cao nhất tốt nhất, và do đó bằng tiến sĩ đảng bán đắt như tôm tươi.

Một đề nghị thực tế.
Tôi hoàn toàn đồng ý với đảng cộng sản ồ ạt sản xuất bằng cấp để đánh tan thành kiến “cộng sản là bần cố nông”. Trước năm 1954, dân chúng ở Quảng ngãi có ý khinh thường đám cán bộ đảng thường nói “ bọn bcn, tức bọn bần cố nông”. Không riêng gì ở Việt nam ở Cuba, Bắc Hàn ngày nay tiến sĩ bác sĩ đầy đường đầy sá, không làm gì cho hết. Bởi vì học rút ngắn thời gian, hạ thấp chương trình, và ưu tiên cho đảng viên không có thì giờ đi học và không biết chữ, hoặc biết sơ sơ, nhưng cần có bằng tiến sĩ.
Để khỏi gây tác hại cho dân chúng, tôi đề nghị, đảng không nên khuyến khích đảng viên cán bộ đảng nhận bằng tiến sĩ về y học, khoa học. Vì hai loại này có thể đưa đến chỗ giết người vì không thực học.
Tôi còn nhớ rất rõ năm 1984, ra khỏi tù tôi về Saigon. Con tôi bị sốt tôi nghi là sốt xuất huyết tôi đem vào bịnh viện nhi đồng. Theo lời khuyên chân thành và khẩn cấp của dân chúng, tôi thức trắng đêm bên giường bịnh, để canh chừng bác sĩ. Lúc đó bịnh viện Sài gòn có hai loại bác sĩ, một loại của chế độ cũ còn lại, một loại tập kết mới về, loại bác sĩ Tùng đã cảnh báo cho dân chúng biết. Tôi canh chừng nếu bác sĩ tập kết về khám bịnh hoặc chích thuốc cho con tôi, thì lập tức tôi cản không cho, và tôi cũng canh chừng nếu đứa nhỏ không sống được tôi phải bảo vệ xác chết của nó cho được toàn vẹn, đó là lời khuyên của đồng bào miền Nam.
Cấp bằng tiến sĩ không gây tác hại cho dân chúng, nên chọn những loại như văn chương nghệ thuật, phong tục, v..v… càng viễn vông càng mơ hồ càng tốt. Tôi rất phục TÔ HUY RỨA, TIẾN SĨ DỐT NHẤT Ở VIỆT NAM biết thân phận mình nên không chọn tiến sĩ y khoa hay tiến sĩ cầu cống, cũng không chọn tiến sĩ kinh tế, tiến sĩ luật, tiến sĩ giáo dục… vì những thứ này dễ lòi đuôi chuột khi đụng đến thực tế. Ông chọn tiến sĩ “xây dựng đảng”, không làm hại người nào.
Đảng nên xem bằng tiến sĩ như phẩm hàm cửu phẩm bát phẩm ngày xưa triều đình cho các viên chức đúng tiêu chuẩn. Những chức này không làm hại người nào, chỉ để gọi danh xưng mà thôi. Người ta thường gọi tiến sĩ về ngành gì ví dụ ông Nguyễn văn A tiến sĩ kinh tế, ông Nguyễn văn B tiến sĩ toán học v.v…
Những tiến sĩ này vô hại nên phát cho đảng viên:
Tiến sĩ văn chương thơ Bác,
Tiến sĩ ca dao kháng chiến,
Tiến sĩ mưa phùn gió Bấc,
Tiến sĩ cá thài bai,
Tiến sĩ buổi chiều vàng,
Tiến sĩ đồng lúa chín…..
Tôi ví dụ như vậy để các ông tiến sĩ không làm cho dân chúng lo lắng. Bởi vậy khi tôi nghe đảng ra quyết tâm phấn đấu trong 10 năm nữa sẽ đào tạo 20 ngàn tiến sĩ, tôi tin tưởng việc này đảng làm được và làm hơn có thể đưa lên gấp 10 tức 200 ngàn tiến sĩ.
Nguyễn Liệu
Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017


"GIẢI PHÓNG": NỖI KINH HOÀNG

CỦA NGƯỜI DÂN NAM VIỆT

Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên… Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế.

https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-gJAkEh6M6EU%2FVOHoRtUZCKI%2FAAAAAAAANRQ%2FWLGH9R7H_jA%2Fs1600%2FTi%25E1%25BA%25BFn%252BS%25E1%25BB%25B9%252BL%25C3%258A%252BHI%25E1%25BB%2582N%252BD%25C6%25AF%25C6%25A0NG.png&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*
Ts LÊ HIỂN DƯƠNG

Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…
Còn nhớ ngày 30 Tư năm 1975, lúc đó chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hởi, phấn khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bởi chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh “ngụy kềm, Mỹ hãm” nữa… Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần, chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khi đoàn xe tù đi ngang qua là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước… Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…
Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà nước chi viện vào miền Nam để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì…
Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng... rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!
Nhận xong nhiệm sở từ ty giáo dục Đồng Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường trung học sư phạm Đồng Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính quyền cách mạng đã tịch biên từ tên tư sản Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:
“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…
Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:
“Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”
Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng niền nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội…
Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc! Rồi “giải phóng mặt bằng” cũng chỉ mang nguồn lợi lớn lao cho một nhóm quan phương, nhưng lại là nỗi ám ảnh nỗi hãi hùng của muôn dân, bởi sau “giải phóng mặt bằng” là hàng trăm đồng bào lại phải vô tù ra khám bởi tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng và Lê Hữu Nam, là thương tật của nông dân Lê Thị Thanh …
Chẳng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này.
Ts Lê Hiển Dương - Cựu Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp

 

Đăng ngày 21 tháng 08.2017