banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

"Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!"

 

Hà Nội lật lọng, khởi tố người dân Ðồng Tâm

vụ bắt nhốt công an


Ông Phạm Văn Trung, trung đoàn phó cảnh sát cơ động vái chào dân chúng xã Ðồng Tâm sau khi được thả. (Hình: Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội hôm 13 Tháng Sáu loan báo khởi tố người dân xã Ðồng Tâm, huyện Mỹ Ðức, trong vụ bắt giữ 38 cán bộ, công an, mặc dù hồi Tháng Tư vừa qua, ông Nguyễn Ðức Chung, chủ tịch thành phố đã viết bản cam kết là không khởi tố.
Hành động “lật lọng” này thể hiện bằng việc “Cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về 2 tội danh: Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.”
Theo truyền thông Việt Nam, vụ Ðồng Tâm bùng phát vào ngày 15 Tháng Tư khi 4 người dân xã Ðồng Tâm bị công an bắt để điều tra vụ án mà họ bị cáo buộc là “gây rối trật tự công cộng” liên quan đến giải tỏa đất đai ở đồng Sênh.
Trước bất công này, nhiều người dân đã chống lại lực lượng cưỡng chế khi có cả công an vào đàn áp. Vụ việc diễn ra đỉnh điểm là người dân bắt giữ 38 cán bộ, công an giam tại trụ sở của nhà văn hóa xã.
Ðến ngày 17 Tháng Tư, người dân đã thả 15 cảnh sát cơ động và 3 người khác tự chạy thoát.
Hà Nội lật lọng, khởi tố người dân Ðồng Tâm vụ bắt nhốt công an
Ông Nguyễn Ðức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội khi xuống gặp người dân xã Ðồng Tâm sau đó ký vào bản cam kết. (Hình: Zing)
Ngày 21 Tháng Tư người dân tiếp tục thả một giới chức là trưởng Ban Tuyên Giáo huyện Mỹ Ðức.
Một ngày sau, hôm 22 Tháng Tư, sau nhiều lần chần chừ, ông Nguyễn Ðức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội đã về Ðồng Tâm cam kết với người dân là “Không truy cứu trách nhiệm hình sự dân Ðồng Tâm.” Sau đó, 19 cán bộ và cảnh sát cơ động còn bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành đã được thả.
Bản cam kết của ông Chung được làm dưới sự chứng kiến của hai đại biểu Quốc Hội (một là trưởng Ban Dân Nguyện, một là người đại diện cho dân chúng xã Ðồng Tâm tại Quốc Hội Việt Nam) được đọc cho toàn xã cùng nghe qua hệ thống loa phóng thanh.
Cũng theo tường thuật của báo chí Việt Nam người ta mới biết, trong số các con tin bị cầm giữ có ông Phạm Văn Trung, trung đoàn phó trung đoàn Cảnh Sát Cơ Ðộng Hà Nội.
Có hai điểm đáng ngạc nhiên là nhiều con tin vui vẻ bắt tay tạm biệt những người cầm giữ mình, và ông Phạm Văn Trung, sĩ quan có cấp bậc và chức vụ cao nhất, chắp tay vái chào dân chúng xã Ðồng Tâm.
Hà Nội lật lọng, khởi tố người dân Ðồng Tâm vụ bắt nhốt công an
Bản cam kết của ông Nguyễn Ðức Chung trong đó có điều “không khởi tố người dân Ðồng Tâm.” (Hình: Facebook)

Ngay sau vụ Ðồng Tâm kết thúc, dư luận tỏ ý nghi ngờ về giá trị pháp lý về bản cam kết của ông Nguyễn Ðức Chung khi cho rằng về nguyên tắc, ông Chung không thể thay mặt hệ thống tư pháp xác định “trách nhiệm hình sự,” nhưng người ta tin rằng, các cam kết của ông Chung không phải là quyết định cá nhân.
Ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội CSVN, cho là cam kết của ông Chung là có căn bản pháp luật.
Ông lý luận, “Công lý là giá trị tòa án được giao nhiệm vụ bảo vệ, chứ không phải pháp luật. Với lý luận ‘Chính vì mang công lý trong tim, mà những người dân Ðồng Tâm đã phản ứng lại một cách tương thích với hành vi bắt giữ người rất tệ của những người đại diện cho chính quyền.’ Từ đó ông đặt câu hỏi, trừng trị người dân vì một sự đáp trả như vậy có đạt được công lý không?”
Vụ Ðồng Tâm gây rúng động dư luận tại Việt Nam trong nhiều ngày liền mà ngay cả giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN thừa nhận là “bài học lớn” như Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói là “do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật.”
Tuy nhiên, những gì thể hiện qua “quyết định khởi tố vụ án hình sự” người dân xã Ðồng Tâm, dư luận cho rằng lại một lần nữa người dân Việt Nam bị nhà cầm quyền “lừa đảo.” (KN)

http://www.nguoi-viet.com


Lm Nguyễn Đình Thục kêu cứu!


lmnguyendinhthuc


"Tôi đang đứng ở giữa vòng vây có cả mấy ngàn người mà tôi nghĩ đó là côn đồ mà chính quyền đang dùng để đàn áp tôi. Có thể buổi tối hôm nay tôi bị đánh đập. Cũng có thể tối hôm nay tôi bị giết. Nhưng tôi nghĩ vấn đề đó không quan trọng. Vấn đề ở đây mà tôi thấy là một chính quyền mà lại đi dung dưỡng bạo lực, kích động bạo lực để tấn công giáo dân và tấn công cả một linh mục đi dâng lễ. Tôi không làm gì sai trái. Tôi đi dâng lễ. Vậy thì tấn công tôi hóa ra là chính quyền này đang xúc phạm niềm tin tôn giáo, xúc phạm tự do tín ngưỡng của tôi..."


Diễn Châu đã đổ máu

Chính quyền Nghệ An huy động CSCĐ An ninh đàn áp hàng ngàn dân chạy loạn

Nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động khoảng 5000 CSCĐ, An ninh, công an... đến UBND huyện Diễn Châu để đàn áp hàng ngàn người dân, khiến người dân chạy tán loạn.

BẢN TƯỜNG TRÌNH
V/v công an bắt người trái phép ngày 15/5/2017
Tôi là linh mục JB. Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Song Ngọc, thuộc xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sáng hôm qua ngày 15 tháng 5 năm 2017, tôi cùng một số anh chị em đi công việc.
Lúc 9h30 sáng, khi đến đoạn đường thuộc thôn 4 xã Diễn An, Huyện Diễn Châu thì gặp cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe. Nhận được tín hiêu, lái xe đã tắt máy xuống xe để làm việc.
Trong khi lái xe đang làm việc với cảnh sát giao thông, thì một đoàn rất đông người gồm cả thường phục và sắc phục công an đột nhiên xuất hiện, giật cửa xe và ập vào thô bạo kéo một người đang ngồi trong xe ô tô của tôi là anh Hoàng Đức Bình ra khỏi xe và đem đi mất mà không nói một lời.
Một số người trên xe quá ngạc nhiên và bất bình, đã kịp thời đưa lên truyền thông về việc anh Hoàng Đức Bình bị bắt cóc đem đi, nhiều người dân đã tò mò đến, càng lúc càng đông làm cho đoạn đường qua quốc lộ 1 bị tắc nghẽn.
Trong thời gian nầy, một số người đã trà trộn vào đám đông với mục đích định gây rối. Người dân đã phát hiện và bắt được 4 người. Khoảng 15h45, đích thân tôi đã đưa họ ra khỏi đám đông đang giận dữ và thuê taxi chở họ đến nơi họ gửi xe máy.
Khoảng 16h, chúng tôi đi về trụ sở công an huyện Diễn Châu với ý định yêu cầu họ làm rõ việc bắt người sai pháp luật nhưng chúng tôi nhận được thông tin là anh Hoàng Đức Bình đã được đưa về tỉnh Nghệ An. Bà con đứng trước trụ sở công an huyện đồng thanh phản đối công an bắt người trái phép. Công an dùng dàn âm thanh với công suất rất lớn để gây căng thẳng cho bà con.
Chừng 30 phút sau, nhận thấy có sự phận nỗ lớn của người dân, để tránh sự bạo động không cần thiết và theo sự hướng dẫn của bề trên và các cha có mặt tại hiện trường, chúng tôi giải tán và ra về. Chừng 20 phút, kể từ khi đám đông bắt đầu giải tán, bà con cho biết là cảnh sát cơ động đã kéo đến rất đông và đánh đập cách tàn ác những người chưa kịp về.
Từ sự việc xảy ra như trên, tôi có vài nhận định như sau:
Việc cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe sau đó có những người mặc thường phục nhào vào bắt một người ngồi trong xe đem đi là vi phạm pháp luật.
Cụ thể là Khoản 2 Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “Việc bắt phải có lệnh và người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, phải có đại diện chính quyền địa phương, người láng giềng và người làm chứng.
Khoản 1 Điều 84 – Bộ Luật tố tụng hình sự còn ghi: “Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.”.
Tôi làm bản tường trình này để mọi người biết sự thật, nhằm tránh mọi việc bôi nhọ, cắt xén và vu cáo sau này.
Giáo xứ Song Ngọc ngày 16/5/2017
Người viết tường trình
JB. Nguyễn Đình Thục



Chính quyền Nghệ An huy động CSCĐ An ninh đàn áp hàng ngàn dân chạy loạn.



Sau hai ngày Hoàng Đức Bình bị bắt người dân khắp cả nước, nhất là tầng lớp thanh niên trẻ tuổi đã lên tiếng đòi tự do cho anh.


GM. Nguyễn Thái Hợp:

Một chuyến đi đau lòng!


Khánh An-VOA
Đang trong chuyến đi vận động quốc tế ở châu Âu và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa, Giám mục Giáo phận Vinh Phaolo Nguyễn Thái Hợp nói với VOA rằng ông đau lòng khi phải thực hiện một chuyến đi mà lẽ ra là của những người cầm quyền.
“Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn của chúng tôi vì thực sự chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những chuyến đi như vậy. Chúng tôi là những người làm mục vụ. Đáng lẽ những chuyến đi như vậy phải là của những người cầm quyền”.

Từ chối giúp đỡ của quốc tế
Trong chuyến đi kéo dài hai tuần tới Na Uy, Đức, Bỉ và Thụy Sĩ, phái đoàn của Giáo phận Vinh đã có những cuộc tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, một số Bộ Ngoại giao, các tổ chức thuộc Giáo Hội Công Giáo và các tổ chức xã hội dân sự.
Chia sẻ với VOA về kết quả chuyến đi, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói các cuộc tiếp xúc với các tổ chức quốc tế càng khiến ông thêm đau lòng.
“Buồn vì cách xử sự của những người cầm quyền, của những người đại diện của dân. Chẳng hạn, một điều cụ thể mà chúng tôi nhận thấy, khi ở Việt Nam tôi cũng đã nghe, là một số nước muốn đến để giúp đỡ cho Việt Nam, giúp cho Việt Nam có thể nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của thảm họa và nhất là xử lý thiên nhiên đã bị thảm họa đó bằng những phương pháp khoa học, kỹ thuật hiện đại để trả lại vùng biển miền Trung, và cho người dân biết thảm họa đến bao nhiêu, thảm họa kéo dài bao nhiêu, bao giờ có thể ăn cá được, bao giờ có thể đi ra biển được v.v.. Không những nhà nước đã từ chối một số nước, mà ngay cả cơ quan của Liên Hiệp Quốc cũng đã có những đề nghị đó mà không hiểu tại sao những người đại diện của dân cũng từ chối đề nghị của cơ quan Liên Hiệp Quốc. Điều đó khiến tôi cảm thấy đau lòng”.

Mị dân và vô trách nhiệm
Hơn một năm sau khi xảy ra thảm họa môi trường lịch sử, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói những câu hỏi rất căn bản của người dân như nguyên nhân của thảm họa, tác hại của nó thế nào, kéo dài bao lâu, khi nào biển miền Trung được khôi phục trở lại… vẫn chưa được trả lời thỏa đáng.
“Cho tới hôm nay, tôi thấy rằng chúng tôi chỉ gặp được những câu trả lời một cách rất mị dân và vô trách nhiệm. Chẳng hạn có những quan chức, khi thảm họa xảy ra ít lâu, đã xuống biển tắm để nói với dân rằng ‘Tắm đi!’. Có những người trả lời một cách vô trách nhiệm rằng biển miền Trung cũng như dân tộc Việt Nam oai hùng nên nó tự có thể tẩy xóa được thảm họa, những chất độc trở lại tình trạng ban đầu”.
Phái đoàn của Giáo phận Vinh trong chuyến đi vận động quốc tế và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa.
Phái đoàn của Giáo phận Vinh trong chuyến đi vận động quốc tế và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa

Những “cuộc xung đột đau lòng”
Kể từ khi xảy ra thảm họa môi trường ở vùng biển miền Trung hồi tháng 4/2016, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại địa phương và trên khắp các tỉnh thành đòi chính quyền và Formosa phải minh bạch thông tin về thảm họa và bồi thường xứng đáng cho người dân.
Mặc dù phía chính quyền nói đã phân phối số tiền đền bù 500 triệu đôla của Formosa tới các nạn nhân trực tiếp của thảm họa, nhưng nhiều người dân không đồng tình với cách giải quyết của chính quyền. Gần đây, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An.
“Nguyên nhân sâu xa vẫn là chưa đền bù xứng đáng. Có những người lẽ ra phải được đền bù xứng đáng thì vẫn chưa được vào danh sách [đền bù]. Có những người không liên quan gì đến thảm họa môi trường, không phải là nạn nhân thì đã được đền bù. Tại sao vậy? Phải chăng vì tham nhũng, vì lợi ích nhóm?”, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đặt câu hỏi.
Tỉnh Nghệ An vốn không được chính quyền xếp vào danh sách bồi thường của thảm họa Formosa, nhưng nhiều người dân địa phương nói họ đã mất nguồn sinh kế, lâm vào cảnh nợ nần vì ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa.
Giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết ông đã hai lần làm việc với chính quyền tỉnh Nghệ An và được chính quyền tỉnh cho biết đã đề đạt ra trung ương để đưa một số khu vực ở Nghệ An vào danh sách nạn nhân cần được bồi thường. Tuy nhiên cho tới nay, ông vẫn chưa nhận được câu trả lời cho vấn đề này. Theo ông, chính sự phẫn uất của người dân đã dẫn đến những "cuộc xung đột đau lòng" giữa người dân và chính quyền.
“Chuyện này đáng lẽ giải quyết một cách êm thắm giữa người dân và chính quyền, mà cuối cùng không được giải quyết, đưa đến những cuộc xung đột. Những cuộc xung đột đó thật sự rất đau lòng. Càng đau lòng hơn khi người dân bị đánh đập trong khi họ là những nạn nhân cần được đền bù xứng đáng”.
Người dẫn đầu phái đoàn của Giáo phận Vinh cho biết chuyến đi vận động lần này là một chuyến đi “tiếp cận”, giúp cho các thành viên biết cách nghiên cứu, sắp xếp và đề đạt các thỉnh nguyện của người dân một cách cụ thể hơn để gửi tới nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế khác nhau, với mong muốn giúp cho các nạn nhân của Formosa sớm tìm được câu trả lời cho những băn khoăn của họ và được đền bù thỏa đáng.
Tính đến sáng 18/5, thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa trên trang www.thamhoaformosa.com đã có trên 195.000 người ký tên.
Giáo phận Vinh có quyết định thành lập Ban Hỗ trợ các nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung vào tháng 9/2016, 5 tháng sau khi bắt đầu xảy ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt, khiến đời sống kinh tế trong khu vực gần như tê liệt.

https://www.voatiengviet.com

 


Bệnh viện Ung bướu TP.HCM:

Bệnh nhân chen nhau dưới gầm giường

Thy Huệ

Người bệnh chen nhau dưới gầm giường, nằm la liệt dọc các lối đi, hành lang, ghế đá là tình trạng quá tải trầm trọng đang diễn ra tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Bị tố chỉnh hồ sơ mời thầu, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM 'sẽ trả lời sau' Tiêu hủy 20.000 viên thuốc trị ung thư: Sở Y tế TP.HCM xin rút kinh nghiệm.
Bệnh viện liên tiếp có bệnh nhân nhảy lầu tự tử.
Hòa Bình: Bị u nang buồng trứng bên trái, bác sỹ mổ... bên phải.
Video: Giật mình cảnh bệnh nhân chen nhau dưới gầm giường tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. (Thy Huệ)

Bước chân vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ngay từ cổng vào đến các phòng khám, phòng lưu bệnh nhân, phòng bệnh, tất cả đều quá tải. Bệnh nhân chen chúc nhau chờ khám, người bệnh, người nhà nằm la liệt khắp các ngõ ngách bệnh viện.
Cụ thể, theo ghi nhận của phóng viên VTC News tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chiều 16/5, tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép 2 - 3 người một giường, thậm chí chen nhau dưới gầm giường, nằm la liệt dọc các lối đi,… đã trở thành điều “dĩ nhiên”.


Hinh anh

Bệnh nhân nằm la liệt dọc các lối đi.


Mọi ngõ ngách tại bệnh viện như cầu thang, ghế đá, thậm chí ngay trước cửa nhà vệ sinh vẫn có bệnh nhân nằm chờ được khám, điều trị. Nhiều bệnh nhân ở xa vì kinh tế khó khăn, không có tiền đi lại nên phải “đóng đinh” hàng tháng trời tại các ghế đá trong khuôn viên để chờ tái khám.
Bà Bùi Thị Huệ (ngụ Lâm Đồng), bệnh nhân ung thư vú, phàn nàn: “Tới bệnh viện là ám ảnh, chen nhau đi còn khó, nói gì chỗ nằm. Phòng 4 giường đúng ra là 4 người, mà không khi nào được vậy, ít nhất lúc nào cũng 12 người. Bác sĩ đến khám thì cũng phải cúi đầu xuống gầm giường mà khám thôi”.
Chung nỗi lòng của bà Huệ, bà Nguyễn Thị Xuyến (ngụ Đồng Nai) mệt mỏi: “Khổ lắm, tôi ung thư đến nay cũng 8 năm rồi, có đăng ký hồ sơ đầy đủ mà không có chỗ nằm. Chật chội quá nên tìm xuống hành lang nằm vậy. Tính nằm dọc lối đi trên khoa luôn, nhưng mà đâu còn chỗ, người bệnh nằm hết, người chăm bệnh thì chỉ đủ chỗ đứng thôi”.
Hinh anh

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nằm dưới gầm giường

Rõ ràng, khi bệnh viện quá tải thì người bệnh khổ, người nhà bệnh nhân khổ, thầy thuốc khổ và cả điều dưỡng cũng khổ.
Có thể nói, vấn đề quá tải bệnh viện chưa thực sự có nhiều chuyển biến. Nhưng với thông điệp mà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trước cử tri cả nước “Giảm tải bệnh viện luôn là mục tiêu mà ngành y tế chú trọng hàng đầu” thì người bệnh vẫn có thể hy vọng.
Và thẳng thắn nhìn nhận, các bệnh viện đã rất nỗ lực để giảm tải trong thời gian qua. Tuy nhiên, để giải “bài toán” quá tải thì không thể chỉ có lời cam kết “trên giấy” mang tính hình thức hoặc áp dụng những giải pháp tình thế như chia đều bệnh nhân giữa các khoa, phòng hoặc kê thêm giường ở hành lang,…
Điều quan trọng hơn cả là công tác giảm tải phải được thực hiện một cách quyết liệt dựa trên giải pháp khả thi, phù hợp điều kiện thực tế, đặc biệt là cải thiện chất lượng hệ thống cơ sở vật chất của các bệnh viện.

Nguồn: Internet

 

Đăng ngày 17 tháng 06.2017