banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

NGÀI TỂ TƯỚNG TẬP ĐÁNH VẦN

Có ngài tể tướng tập đánh vần
Cái đầu niêng niễng bị quá đần
Cắm cúi vờ lờ ... "càm giái đoạc" (cầm giấy đọc)
Đúng là "hề vãi" với lề dân
"Lề phải" thì cứ câm như hến
Chẳng dám phê bình ông "xúc phân"
"Ma-dzê in Việt Nam" bị niểng
Cái mặt ngu đâu chỉ một "lèng" (1 lần).

ĐỒ QUẢNG
cao ngọc cường, đđsn

nguyen xuan phucnguyen xuan phuc

 

nguyen xuan phuc

 


Vờ Cờ, không ngờ mi quá thảm!


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)

Vờ Cờ trên đây là hàng “ma dze in” Phúc Niểng, nhưng tiếng Việt trong sáng đọc là Vê Xê - viết tắt của hai chữ “Việt Cộng” và quân đồng minh tham chiến ở Miền Nam, thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước Tàu, gọi là Vi Xi. Viết một cách đúng đắn, nghiêm túc, cái tựa bài trên đây là: Vi Xi, không ngờ mi quá thảm!

“Vi Xi, không ngờ mi quá thảm!” là tiếng than rất “tổ quốc ăn năn” của hắn đã dại dột chọn con đường, thay vì ra đi, đã “bó tay về với triều đình” mới.
Hắn ăn năn, không phải vì ở lại để phải chịu cảnh tù (mà không) tội. (Tội gì nơi công dân của một quốc gia thi hành bổn phận bảo vệ tổ quốc mình, và khi thua trận, đã buông súng đầu hàng đối phương???).
Hắn ăn năn, vì đã không ngờ cốt cách “bên thắng cuộc” tức VC lại quá thảm như vậy, mặc dầu “người từ rừng về”, với văn minh nay đã trên 40 năm.
Ngày “tan hàng cố gắng” chấp nhận đau thương, hắn nghĩ, “Thôi thì đời mình từ đây rồi sẽ không khá nỗi, nhưng dầu sao, đất nước đã hết chiến tranh, thống nhất hai miền; từ đây, trong hòa bình, hai bên sẽ bắt tay cùng nhau xây dựng lại quê hương Việt Nam”.
Hắn đã lầm to. Không phải lầm vì “bên thắng cuộc” đã chẳng những không bắt tay hắn và “đồng bọn ngụy quân ngụy quyền ôm chân đế quốc Mỹ để bóc lột đồng bào Miền Nam”, mà còng tay vào trại tập trung lao động khổ sai. Hắn lầm khi “bên thắng cuộc” đã không bắt tay cả với “đồng bào Miền Nam ruột thịt” mà “bên thắng cuộc” luôn giương cao ngọn cờ “Giải Phóng”; đến bây giờ, 40 năm sau, người dân Miền Nam vẫn tiếp tục bị đối xử như “công dân hạng hai”.
Nhưng mà thôi, lầm như thế “cũng được đi”! Cái lầm mà không ai có thể ngờ tới được là trình độ và tư cách của các nhà lãnh đạo Việt Nam với 100 triệu dân lại thảm hại như mọi người đang đã và đang thấy.
“Hiện tượng” trình độ và tư cách quá thảm của những “đồng chí lãnh đạo” chóp bu của đảng CS và nhà nước XHCNvn không phải chỉ xuất hiện mới đây là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “ma zde in” ra những sản phẩm “Cờ Lờ Vờ” thay cho Campuchia, Lào, Việt Nam! Hay thủ tướng gì mà đọc diễn văn trước đại diện các tổ chức quốc tế, bá quan thiên hạ, cái mặt cứ cắm xuống cái bục gỗ khiến người ta không khỏi liên tưởng đến con lợn đang cắm đầu xuống cái máng cám. Nhưng hiện tượng “cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ” xuất hiện đều đều và từ lâu, nơi các “đồng chí lãnh đạo” thuộc mọi đẳng cấp: Đảng trưởng, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng, Bí thư thành, Bí thư Tỉnh. Thiết nghĩ khỏi dẫn chứng vì ai cũng đã biết.
Bàn về cái "quá thảm" của Vờ Cờ thì nhiều; quá thảm ở mọi mặt, chẳng hạn như nhân viên Cảnh Sát làm nhiệm vụ thổi còi chặn xe dọc đường, hay cầm dùi cui xua đuổi mấy bà bán hàng rong, mà cũng phải mang "quân hàm" đến cấp Úy, cấp Tá, so với Miền Nam trước 1975, những người làm việc tương tự, chỉ cần cấp thấp nhất!
Ở đây chỉ bàn về trình độ, tư cách của các “đồng chí lãnh đạo đảng ta”. Có thể nói túm lại một nhúm, theo cách “a bờ cờ”, là: Vờ Cờ, không ngờ mi quá thảm!
09.12.2016


Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com


http://danlambaovn.blogspot.com


Cách phát âm chữ cái tiếng Việt

Nhân vụ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - trước đây đã từng hô to ba lần "Ma-dzê in Việt nam" (Made in Vietnam) trong một hội nghị với các doanh nhân trong nước - phát âm Cờ-Lờ-Mờ-Vờ cho chữ tắt CLMV (Cambodia, Laos, Myanmar, Vietnam) trong một bài diễn văn khác, đã làm trò cười cho mọi người về cái dốt tiếng Anh lẫn tiếng Việt của người đứng đầu chính phủ CSVN này. Ngoài việc ông ta đã đọc bài diễn văn viết sẵn mà không hiểu nội dung chữ viết tắt là gì, ông cũng phát âm sai những chữ viết tắt đó. Với hai lần phát âm thiếu văn hóa đó, nhiều người trên mạng đã gọi ông là thủ tướng "Ma-dzê in Vờ Nờ" (Made in VN).
Xin mời đọc hai bài phân tích về cách phát âm chữ cái dưới đây:  (VCH)

 

Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt

Trần Việt Long

Vấn đề cách phát âm Bảng Chữ Cái (alphabet) tiếng Việt thì tôi xin nói vài lời thật ngắn gọn như sau, nhưng Anh Sáu và quý Anh, Chị cho tôi nói lời nói khách quan trên phương diện học thuật chứ không phải trên quan điểm chính trị. Nếu anh Sáu và quý Anh, Chị cho tôi thiên vị thì tôi thật buồn.
Có ba khía cạnh cần thảo luận là:
- Phân biệt âm và thanh cùng âm thanh [Không nói đến ngữ âm học (phonetics) và âm vị học (phonology) vì nó dài dòng lắm];
- Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt;
- Cách phát biểu thiếu văn hóa của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc về các chữ cái tiếng Việt.

1. Âm, thanh, và âm thanh.
Lời nói phát ra bằng âm tiết (rhythm) và thanh điệu (tone) mà thông thường chúng ta gọi chung là âm thanh (sound). Tiếng Việt là tiếng đơn âm nên một chữ hầu hết là một âm tiết; ví dụ (cái) bàn thì bàn là một âm tiết; table là hai âm tiết. Nhưng một cô gái nói chữ "thiết tha" thì tha thiết hơn một cậu trai nói chữ đó vì thanh điệu của cô gái nhẹ nhàng, dễ thương, trong và ngọt hơn cậu trai.

2. Phát âm bảng chữ cái tiếng Việt.
Không phải ông Hồ Chí Minh hay Đảng Cộng Sản Việt Nam "bày đặt" ra cách phát âm bờ (B / bê), cờ (C / xê), dờ (D / dê), đờ (Đ / đê), v.v .... mà cách phát âm này đã có từ hơn 100 năm trước mặc dầu bản thân ông Hồ Chí Minh gần như luôn luôn dùng cách phát âm này, và Phong Trào Bình Dân Giáo Dục của CSVN (thời Việt Minh) chỉ dùng cách phát âm này trong việc dạy chữ Việt.
Chúng ta phải nhớ ơn quý vị giáo sĩ Bồ Đào Nha và Linh mục Alexandre de Rhodes (thế kỷ thứ 17) đã sáng tạo ra chữ Việt từ mẫu tự La-tinh mà cách phát âm mẫu tự Việt gần như hoàn toàn giống với cách phát âm mẫu tự Latin; ví dụ, ubi societas, ubi jus/đọc là u-bi xô-xi-ê-tát, u-bi rút/khi có xã hội thì có luật pháp.
Đến khi Phong trào Văn Thân tàn lụi dần thì phong trào học chữ Quốc ngữ nở rộ mà những người học chữ Quốc ngữ đầu tiên là những người đã học chữ Pháp không phải là tín hữu Công giáo (Tín hữu Công giáo học chữ Quốc ngữ tại nhà thờ theo đúng cách phát âm nguyên thủy về bảng chữ cái của Linh mục Alexandre de Rhodes). Phong trào học chữ Quốc ngữ của những người đã biết chữ Pháp phát âm bảng chữ cáiQuốc Ngữ theo lối phát âm bảng chữ cái tiếng Pháp, và cuối cùng được cô đọng lại thành một quyển sách giáo khoa do Cụ Diệp Văn Cương viết thành quyển "Syllabaire Quoc Ngu-Sách Vần Quốc Ngữ" xuất bản tại Sài Gòn năm 1909.
[Cụ Diệp Văn Cương, 1862-1929, Cao Lãnh, Sa Đéc, một nhà giáo, một nhà trí thức tiêu biểu đại diện cho tầng lớp trí thức Miền Nam lúc bấy giờ, một vị Thầy của vua Đồng Khánh; lòng yêu nước và sở học của Thầy Diệp Văn Cương được Quận chúa Tôn Nữ Thiện Niệm, ái nữ của Thoại Thái Vương Hồng Y, hết lòng yêu kính và nàng chấp nhận làm vợ ... ]
Syllabaire Quoc Ngu trình bày cả hai cách đọc bảng mẫu tự alphabet; ví dụ (nguyên văn), B (thì đọc là bê - bờ), C (thì đọc là xê - cờ), D (thì đọc là dê - dờ), Đ (thì đọc là đê - đờ) ... .
Hiện nay trong nước, hệ thống giáo dục của chính quyền CSVN dùng cả hai cách phát âm bảng chữ cái Quốc Ngữ. Cách phát âm "bờ, cờ, dờ, đờ..." áp dụng cưỡng bách tại bậc Tiểu Học, nhất là trong diễn trình tập đánh vần; cách phát âm "bê, xê, dê, đê..." áp dụng tại bậc Trung Học và Đại Học, tuy không cưỡng bách nhưng cũng không phải là nhiệm ý, có thể nói là bán cưỡng bách.
Tại sao lại có hai cách phát âm bảng chữ cái song hành như thế? Lý do được các nhà giáo Tiểu Học và Sư Phạm đưa ra là cách phát âm Pháp "bờ, cờ, dờ, đờ ..." giúp các cháu "đánh vần mau" hơn cách phát âm La-tinh "bê, xê, dê, đê ... ."

3. Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc phát âm chữ cái thiếu văn hóa.
Trong diễn văn phát biểu vào ngày 2 tháng 12 năm 2016 nhân lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Ngân hàng Phát triển Á Ccâu và 20 năm ngày mở văn phòng đại diện Ngân hàng này tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đọc các chữ viết tắt tên các tổ chức đó thật buồn cười.
Trước hết ông Phúc không phải ở lứa tuổi học sinh Tiểu Học, càng không phải ở lứa tuổi học đánh vần, ông phải tôn trọng pháp quy giáo dục do chính Nhà nước CSVN ban hành là ở cấp Trung và Đại Học thì dùng cách phát âm bảng chữ cái theo âm nguyên thủy La-tinh.
Hai là, âm thanh "Cờ Lờ Mờ Vờ..." dễ bị chế diễu theo cách làm thơ lục bát rất dung tục và bình dân.
Ba là, đọc chữ cái trong các nhóm chữ viết tắt khác với cách đánh vần.
Và quan trọng nhất là ông ta nên nói cho thính giả hiểu ông ta muốn nói gì chứ ông ta chỉ nói các chữ viết tắt trong một buổi họp các chuyên viên kinh tế như thế thì không ra thể thống gì cả, và không chừng chính ông ta cũng không hiểu các chữ viết tắt đó nghĩa là gì vì trình độ kiến thức phổ thông của ông ta quá thấp. Đáng lẽ ông ta nên nói "Ngân hàng Phát triển Á châu" thay vì nói A-Đờ-Bờ (ADB).

A-Đờ-Bờ / ADB là Asian Development Bank / Ngân Hàng Phát Triển Á Châu
Cờ-Lờ-Mờ-Vờ / CLMV là Cambodia, Lao / Lào, Myanmar / Miến Điện, và Vietnam
Cờ-Lờ-Vờ / CLV là Cambodia, Lào, Việt-Nam
Đờ-Mờ-Cờ-Sờ / DMCS mà đáng lẽ phải viết là DMCs / Developing Member Countries / Các Quốc Gia Thành Viên Phát Triển.
Ác-Méc / ACMECS là Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy / Tổ Chức Sách Lược Hợp Tác Kinh Tế (và văn hóa, chính trị) của các Quốc Gia Vùng Sông Cửu Long gồm Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia, và Việt Nam được thành lập năm 2004.

Thật hổ thẹn cho nước Việt với một chiều dài thời gian văn hiến!
Cũng đành?

Tran Viet Long


Xin anh Trần Việt Long cho nghe ý kiến ...

Chữ “CÁI” tiếng Việt!!!

Phan Văn Phước

Tôi xin tuần tự trình bày cách gọi SAI TÊN của chữ CÁI Quốc Ngữ và cách PHÁT ÂM chính xác mỗi mẫu tự ấy và xin mạo muội nêu lên thiển ý của mình.

I - Cách phát âm sai
A) Cách các cháu ở Việt Nam gọi TÊN hầu hết các mẫu tự CÁI tiếng Việt như thế này: “bờ, cờ, dờ, đờ, gờ, hờ, mờ, nờ, lờ, pờ, cu, rờ, sờ, tờ, vờ, xờ, i” là SAI hoàn toàn vì những lý do sau đây:
1- Khái niệm “chữ CÁI” có nghĩa là từng mẫu tự (lettre, letter) RIÊNG LẺ!Các mẫu tự “b, c, d, đ, g, h, m, n, p, q, r, s, t, v, x” KHÔNG kết hợp với NGUYÊN ÂM nào cả thì CHẲNG tạo âm thanh “bờ, cờ, dờ, đờ, gờ, hờ, mờ, nờ, lờ, pờ, cu, rờ, sờ, tờ, vờ, xờ”.
2- Kết hợp mẫu tự T, t /te/ (tê) với nguyên âm (vowel) “a” thì tôi có thanh âm (sound) /t/ + thanh âm (sound) /a/---> /ta/ là cách phát âm (pronunciation) chữ (word, mot) “TA, ta”, chứ KHÔNG phải “tờ”, “a” ---> /ta/ bởi vì thanh âm /t/chẳng tạo ra thanh âm /ə/ (ơ) như nhiều người lầm tưởng!!!
3- Giáo sĩ Đắc-Lộ lấy TÊN gọi mẫu tự cái Latinh-Pháp để đặt cho mẫu tự CÁI tiếng Việt, chẳng hạn: B,b có tên gọi là /be/ (bê); T,t có tên gọi là /te/ (tê), chứ KHÔNG phải là /bə/ (bờ), /tə/ (tờ). Mẫu tự “s” trong Quốc Ngữ cũng có tên gọi như trong Pháp Ngữ là /ɛs/, chứ không phải “sờ”!
4- Mẫu tự “g” có TÊN là /ʒe/ như cách người Pháp gọi nó. Chữ “gmail” được phát âm theo người Pháp là /ʒemaj/ như trong “émail” hay “travail”, và theo người Anh thì /'dʒi:meɪl/, chứ KHÔNG phải “gờ-mêu” như nhiều người đọc cho nhau NGHE địa chỉ điện thư!!!
5- Các cháu Mẫu giáo ở bên nhà đọc “I,i” và “Y,y” giống nhau. Thật ra, “Y,y” tiếng Việt cũng có tên là Y grec! (Ngày trước, tôi được dạy: Y cờ-rét.) Người Anh, Pháp không nói “i ngắn, y dài” bao giờ.
6- Có rất nhiều người giỏi văn phạm tiếng Pháp và nói tiếng ấy “như gió”, nhưng lại “phiên âm” từ “baptême” sang tiếng Việt là “báp-têm”! Thật ra, các người ấy “gọi đúng TÊN” (spell) các mẫu tự (letters) trong chữ “baptême” là: be, a, pe, te, ə (accent circonflexe), ɛm, ə. Nhưng họ không ngờ rằng mẫu tự “p” (trong “baptême”) là CÂM. Cách phát âm /batɛm/ (ba-tem) mới là chính xác. Mẫu tự “e” (ơ) cuối trong “baptême” cũng CÂM. Ví dụ khác: Chữ “Genève” cũng được đọc là /ʒənɛv/ hay /ʒnɛv/, chứ không phảiGiơnevơ!

B) Người ngoại quốc đọc chữ CÁI tiếng Việt!
Bằng chứng đọc sai nhiều TÊN chữ cái: Pronouncing the Vietnamese Alphabet
Nhận xét:
1- Chỉ gọi đúng TÊN của các mẫu tự “a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư” và “y” (ở lần thứ hai: y grec), còn những mẫu tự khác thì gọi SAI TÊN, nhất là các mẫu tự “c, k, q” cũng “bị” gọi là CỜ!!!
2- Xin lấy ví dụ khác: TPP là cách viết tắt nhóm từ “Trans-Pacific Partnership Agreement”, cho nên “nó” được đọc theo TÊN gọi bằng chữ CÁI tiếng Anh là /ti:pi:pi:/ hay theo tiếng Việt là /tepepe/ (têpêpê), nhưng theo cách này “tờ, pờ, pờ” là SAI một trăm phần trăm!!!
3- Năm xưa, ở “Lớp Vỡ Lòng”, các Dì Phước dạy tôi cách ĐÁNH VẦN (ráp âm) thế nầy: “bờ, a---> ba” thay vì /b/ + /a/ ---> /ba/ có lẽ do các Dì ấy không biết ký hiệu PHIÊN ÂM quốc tế. Trong khi đó, các Dì vẫn chia lớp ra từng nhóm A, B, C (a,bê, xê), chứ không phát âm là: a, bờ, cờ!!!
4- Tác giả Trần Tiếu ra bài Toán Tiểu học: “Một chiếc xe khởi hành từ A đến B (bê)... Chiếc kia từ B (bê) đến A... “ Các Dì Phước Tiểu Học cũng không phát âm: “A, BỜ” bao giờ!!!
5- Lên Trung học, chúng tôi được ra bài tập: “Cho tam giác ABC...” (Soit un triangle ABC), chứ chẳng hề nghe “tam giác a, bờ, cờ”!!! Học sinh chọn Ban A, B, C, D (A, BÊ, XÊ, ĐÊ) chứ không hề phát âm: Ban A, BỜ, CỜ, DỜ!!!
6- Theo ngữ học (linguistique) và ngữ âm học (phonologie), khi đọc hay viết cho người ta biết họ của mình là Phan, tôi phải “xướng” lên TÊN từng chữ CÁI như sau: /pe/, /aʃ/, /a/, /ɛn/. (pê, hát, a, en) Nhưng tôi ghi cách phiên âm /fan/ nếu người ta muốn đọc đúng từ (chữ) ấy.
7- Vào khoảng năm 1983 hay 1984, Thầy Cô cả nước “phải” bắt học trò Tiểu Học viết chữ CÁI giống ký hiệu phiên âm quốc tế, trông thật kỳ cục, không có “chân phương” đẹp mắt như các cụ thường dạy: “Nét chữ, nết người!”
8- Xin chia sẻ cùng Bà Con phương pháp dạy đánh vần từng ngày mà tôi áp dụng cho các cháu nhỏ:
a) Viết và đọc mẫu tự “a”, rồi ráp (nhưng không cần gọi TÊN) mẫu tự “b” TRƯỚC “a”, tôi ĐỌC: ba, rồi hỏi: Ai là “ba” của con? “Ba” má có hai hay “ba” đứa con? Gái út của “ba” má là đứa con thứ “ba” hay thứ hai?
b) Tôi hỏi: “Má” đâu rồi? “Ba” kêu “bà” nội của con là “má” hay “mạ”? Tôi chỉ cho con chiếc áo “bà ba” và hát: Chiếc áo “bà ba” trên dòng sông thăm thẳm.
c) Dần dà, tôi ráp các chữ CÁI “d, đ, h, l, n, r, s, t, v, x” (nhưng không cần gọi TÊN chúng) TRƯỚC mẫu tự “a”, chẳng hạn tôi hỏi: Con thích “lá” xanh hay “lá” vàng rơi “lả tả”? Con thích mang “tả” không? Con thích ăn canh “cá” nấu với “cà” chua không? Con thích “ca” sĩ nào? Con ưa nghe ra-đi-ô không? Con đừng quên trả lời với người lớn: “Dạ” có! “Dạ” không! “Ba” thích uống “cà” phê “đá”.
d) Tôi lần lượt dạy cháu từng THANH ÂM: “ác, ạc, át, ạt; ai, ái, ài, ại; ắc, ắt, ặp, ắp, ấp, ập, ật”, chứ không bắt đánh vần như bé ở Việt Nam: “á, CỜ, ác” bởi vì, như đã nêu, âm /k/ cũng không tạo ra âm thanh /ə/ (ơ), vì chẳng muốn cháu lầm tưởng rằng “CỜ” là TÊN gọi chữ cái C,c!!!
e) Tôi cho các cháu ĐỌC mỗi ngày TỪNG thanh âm “oi, ói, òi, ỏi, õi, ọi, ôi, ối, ổi, ỗi, ơi, ới, ời, ởi, ỡi, ợi, ua, ùa, úa, ủa, ụa, ui, úi, ùi, ủi, ụi, ửi, uôi, uối, uổi, uỗi, uội, ươi, ưới, ười, ượi, ước, ược, ưu, ứu, ừu, ựu...” trước khi chọn thanh âm phù hợp để ghép với thanh âm “ph, th, nh, ng” tùy nghĩa của từng từ. Khi các cháu đã thạo cách vừa nêu, tôi bắt đầu dạy thanh âm: u+y: uy; ê+n: ên; uy+ên: uyên; ng+uyên: nguyên. Từ đó, tôi có thể thêm dấu sắc, huyền, ngã. Nếu dùng dấu hỏi thì tôi viết: tuyển. Các chữ “quá, quà, quả, quýt, thúy, túy, giặc, giặt gỵa (giặt giũ) thì tôi dạy sau. (Chữ “gỵa” có dấu nặng dưới “y”, chứ không phải “gịa” như Từ Điển Tiếng Việt ghi không đúng với ngữ âm học! Giáo Sư Lâm Toại ở Trường Providence bảo viết “gỵa”, Lm Nguyễn Văn Thích, Lm Jean Oxarango dạy phonologie ở Đại Học Văn Khoa Huế cũng đồng ý với Gs Lâm Toại bởi vì viết “gịa, giạ, ghịa, dịa” thì không ổn!)

II- Kết luận
Người Anh gọi TÊN của chứ CÁI “Z,z” là /zed/, người Mỹ gọi Z,z là /zi:/, người Pháp thì /zɛd/. Nhưng, khi phát âm từ “zone”, thì cả Anh-Mỹ-Pháp cho người nghe /z/ thay vì /zed/, /zi:/, /zɛd/. Chúng ta không có mẫu tự Z,z thì, trong “Phép giảng tám ngày”, Lm Đắc-Lộ đã bày cho người Việt âm /gi/ độc đáo trong chữ “giảng”. Ngài ấy cũng chỉ cho cách viết “ph” thay vì “f”. Vậy thì tôi chẳng rõ lý do nào khiến chúng ta “vô tình” bắt các cháu Mẫu giáo đọc SAI TÊN của chữ CÁI tiếng Việt và tập đánh vần cũng SAI luôn như đã trình bày trong phần I!!! Theo tôi, chúng ta chớ vội cho các cháu Mẫu giáo ĐỌC bảng chữ cái theo cách phản sư phạm. Xin mời xem và nghe:Dạy Bé tập đọc bảng chữ cái! Cách dạy: “a, ă, ăng ten, dờ, diều sáo, â, ấm nước” chẳng những SAI TÊN gọi từng chữ CÁI, mà còn khiến các bé càng bối rối bởi cách viết các TỪ vừa nêu!

Kính mời Việt Bào xem cách “thiên hạ” gọi TÊN chữ CÁI (của nước họ) có nhiều điểm giống “Quốc Ngữ”:
Tiếng Pháp:La chanson de l'alphabet - Comptine – YouTube

Tiếng Đức: German Alphabet Song - Learn German easily - Nursery rhymes ...
Tiếng Latinh: The Latin Alphabet Song – YouTube
Tiếng Anh (British English): Gọi tên của Z: ABC Song | British Zed Version
Tiếng Anh-Mỹ (American English): ABC Song | Alphabet Song

Phan Văn Phước


Myanmar images - Vũ Công Hiển



Đăng ngày 17 tháng 12.2016