banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

MỘT LỜI CHỨNG

trước khi lật qua một trang sử thảm khốc của dân tộc

Lê Trọng Quát

Tuy là kinh đô của Việt Nam từ lúc Vua Gia Long thống nhất  đất nước cho đến ngày cộng sản Việt minh cướp chính quyền tháng 8, 1945, Huế không lớn lắm và dân cũng không đông nên từ thành phần trung lưu trở lên, gần như ai cũng biết ai dù không quen.
Tôi biết ông Võ Đình Cường và anh Trác «  điên » mà thỉnh thoảng tôi gặp, đi một mình, trên đường phố, không để ý đến ai, không gây gổ ai.
Hai hôm sau vụ nổ ở đài Phát Thanh Huế, tôi rời Sài Gòn về Huế và từ phi trường Phú Bài đến thẳng Phú Cam nơi ông Ngô Đình Cẩn cư trú để hỏi cho rõ sự việc đã xẩy ra. Ông rất bối rối, tỏ ý muốn giải quyết gấp nội vụ và nhờ tôi đếnthẳng chùa Từ Đàm tiếp xúc với hai Thượng Tọa Trí Quang và Đôn Hậu để tìm cách giải quyết càng sớm càng tốt cho ông hay.
Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối, tôi gặp TT Trí Quang sau khi gặp TT Đôn Hậu. Cả  hai TT đều có mặt lúc ấy ở chùa Từ Đàm, mỗi TT trong một phòng riêng.. TT Đôn Hậu trình bày sự việc đã xẩy ra và trao cho tôi một bản văn gọi là 5 nguyện vọng của Phật Giáo và thỉnh cầu tôi trình bày với Tổng Thống Diệm cứu xét chấp thuận để sớm giảiquyết mọi chuyện.
TT Trí Quang thì khác. Ông tiếp tôi và khi đưa tôi ra xe, TT nói với tôi : «  Bác ơi, chế độ này cho nó sập cho rồi  ». Tuy tôi trẻ hơn TT nhưng các nhà sư hay dùng từ » bác » để gọi người khách cùng độ tuổi. Tôi hết sức bất ngờ trước lời nói hoàn toàn chính trị này.
Tôi trở lại cho ông Cẩn hay kết quả cuộc tiếp xúc và ông yêu cầu tôi vào gặp Tổng Thống gấp và gắng trình bày mọi chuyện đặng sớm có một giải pháp và tin cho ông biết ngay quyết định của Tổng Thống.
Hôm sau, tôi vào Sài Gòn và từ phi trường đến thẳng Dinh Gia Long xin gặp Tổng Thống. Tôi nhớ hôm ấy là một ngày cuối tuần. Tổng Thống vừa đi kinh lý đâu về với kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ông Thụ đang còn trong phòng sĩ quan tùyviên. Tôi được mời vào gặp Tổng Thống liền trong lúc đại úy Bằng, một cận vệ đang giúp gài nút ở nách áo dài trắng của Tởng Thống. Tôi liền trình bày cuộc tiếp xúc của tôi với hai Thượng Tọa và 5 nguyện vọng của Phật Giáo do TT Đôn Hậu nhờ tôi đệ trình TổngThống. Sau khi tôi trình bày ý kiến của tôi về các nguyện vọng này, Tổng Thống bằng lòng ngay và lộ vẻ vui hẳn. Tôi hỏi tiếp có được phép gọi về Huế để thi hành quyết định của Tổng Thống. Ông bảo tôi chờ hỏi ý kiến của ông Cố vấn ( Ngô Đình Nhu). Ông Cố vấngóp ý kiến với Tổng Thống về một vấn đề quan trọng  là thường và hợp lý. Tôi chờ đợi.
Khoảng hơn tuần sau, vào một buổi trưa, ông Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi văn Lương điện thoại cho tôi lúc tôi đang ở Sài Gòn làm việc tại Quốc Hội, nói  ông Cố vấn cho tôi biết rằng không thể nói chuyện với họ được nữa, chắc vì tình hình đã biến chuyển sôi động ở nhiều nơi.
Được tôi thông báo, ông Cẩn rất buồn và bày tỏ sự lo âu sâu xa như một linh cảm đen tối về chuyện gì có thể xẩy đến. Cũng như Tổng thống Diệm, ông Cẩn đối xử ân cần đối với Phật Giáo. Riêng đối với Thượng Tọa Trí Quang, ông Cẩncó những giao dịch lịch sự và tử tế. Các trường tư thục Bồ Đề phát triển ở nhiều tỉnh , không hạn chế. Trong Chính Phủ và các tướng lãnh,tỷ lệ người Công giáo không đến 30%. Ngay tại Huế, hai chức vụ lớn nhất là Đại Biểu Chính Phủ Trung Phần VN và Tỉnh Trưởngkiêm Thị Trưởng Thành phố Huế trong suốt thời Đệ Nhất Cộng Hòa không vị nào là người Công Giáo : ĐBCP Hồ Đắc Khương, Nguyễn Xuân Khương, Tỉnh,Thị Trưởng Hà Thúc Luyện, Nguyễn văn Đẳng.
Còn bảo rằng người theo đạo Phật chống lại Tổng Thống Diệm, ngay tại Huế, nơi có nhiều tín hữu Phật giáo, cũng là sai nốt. Đại đa số những Phật tử rất sáng suốt. Họ chỉ bất bằng vậy thôi về chuyện gần ngày lễ Phật đản, có lệnh cấmtreo một cờ Phật giáo mà thôi trước nhà vì từ trước cờ tôn giáo phải treo cùng cờ quốc gia trong các dịp lễ tôn giáo. Nhưng sự bất bằng ấy đã bị khai thác lợi dụng để trở thành một vụ kỳ thị Phật giáo. Về vụ nổ trước Đài Phát Thanh Huế, cần phải được điềutra để truy tố thủ phạm vì thiếu bằng chứng hiển nhiên và thủ phạm có thể thuộc về một tổ chức chống Chính Phủ Diệm như Cộng sản hay Tình báo Mỹ đang lúc một thế lực lớn của chính trường Mỹ đang muốn lật đổ Tổng Thống Diệm. hay một tổ chức thứ ba chống TổngThống Diệm lợi dụng hai  tổ chức trên.

Sau vụ đảo chính 1963, Thượng Tọa Trí Quang còn lãnh đạo các cuộc chống đối mang tính cách chính trị hoàn toàn, không một liên hệ nào với Phật giáo, sách động quần chúng Phật giáo mang cả bàn thờ Phật ra đường ở Huế, mưu đồ cùngmột số quân nhân tách Vùng I Chiến thuật  ra khỏi nước VNCH !
Không có một tội danh nào lớn hơn tội vừa kể, đương trường phạm pháp hay là quả tang (flagrant délit – in flagrante delicto) trong hình luật quốc gia, bất cứ nước nào.
Tiếp theo vụ sát hại TT Diệm và bào đệ Cố vấn Ngô Đình Nhu do lệnh của Dương văn Minh và đồng bọn phản loạn, Tướng Nguyễn Khánh đã ra lệnh giết ông Ngô Đình Cẩn và ông Phan Quang Đông. Y đã ra lệnh cho Đại tá Nguyễn văn Mầu, nguyên giám đốc nha Quân Pháp được y phong cho làm Bộ Trưởng Tư Pháp,soạn một cái gọi là sắc luật đặt ra một số tội danh mà y cho là đúng với các tội mà y muốn gán ép cho ông Ngô Đình Cẩn. Sắc luật còn qui định không có kháng án, chống án và xử xong là thi hành ngay.Tệ hại hơn nữa là sắc luật này được áp dụng cho những việcxẩy ra trước khi nó được ban hành. Trong luật pháp cả thế giới ngày nay luật pháp chỉ áp dụng cho các tội vi phạm sau khi luật được ban hành. Sự hồi tố nghĩa là áp dụng cho những tội phạm trước khi luật ra đời bị tuyệt đối cấm chỉ.
Với sắc luật phi pháp trắng trợn này và những sĩ quan do y chọn làm thẩm phán, cái gọi là Tòa án đặc biệt này đã kết án tử hình ông Ngô Đình Cẩn.
Cũng với thủ tục tố tụng hình sự phi pháp này, ông Phan Quang Đông, nhân viên của Phủ Tổng Thống đặc trách điều hành liên lạc với các điệp viên của VNCH hoạt động ở Bắc Việt bên kia vĩ tuyến 17, đặt cơ sở tại Huế, không dính dánggì đến các cơ quan chính quyền ở Huế, bị kết án tử hình và xử bắn ngay tại sân vận động Huế. Thiếu phụ trẻ, hiền thê của ông Đông, đang mang thai, đến lạy lục xin tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Vùng I chiến thuật ở Huế tha cho chồng nhưng Thi từ chối vì khôngdám làm trái ý TT Trí Quang, người trong bóng tối quyết định mọi việc ở trong vùng lúc bấy giờ.
Hai vụ xử án này là những hành động man rợ hiếm hoi trong lịch sử của nền tư pháp cận đại của thế giới.
Trách nhiệm trực tiếp là Nguyễn Khánh nên ngay sau lễ giổ Tổng Thống Diệm năm 2003 tại San Jose mà Khánh lì lợm vác mặt tới dự và vái lạy trước di ảnh Tổng Thống, tôi được bạn Ngô Đình Chương, người tổ chức buổi lễ, mời Khánh và tôi về nhà anh nói chuyện. Tôi chất vấn Khánh về hai vụ án nói trên. Y chối quanh một cách lúng túng, hèn hạ. Tối hôm ấy, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, không biết được ai thuật lại – có lẽ mấy người theo Khánh có mặt trong buổi nói chuyện – điện thoại cười bảo tôi « hồi chiều, anh quạt tướng Khánh dữ lắm há».
Tôi còn nhớ trong buổi lễ, ngoài Thủ Tướng Cẩn, còn có hai thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và Búi Đình Đạm. Chúng tôi xúc động ôm nhau . Hai vị tướng này không tham gia vụ đảo chính mà còn bị khó dễ sau đấy. Phần tôi, bị bọn phản loạn bắt giữ tại Tổng Nha cảnh sát quốc gia cho đến tháng hai 1965. Mới được trả tự do khoảng hơn tháng, tôi lại được «mời vào ở Tổng Nha CSQG» hai tuần vì lý do sợ tôi tham gia đảo chính, chỉnh lý xẩy ra khá nhiều trong thời kỳ hỗn loạn này.

Qua bốn cuộc tiếp xúc trực tiếp của tôi với Tổng Thống Diệm, ông Ngô Đình Cẩn, TT Đôn Hậu và TT trí Quang, tôi nhận thấy rõ ràng :
-Tổng Thống Diệm và ông Cẩn mong muốn giải quyết lanh chóng, công bằng và tốt đẹp ngay từ những ngày đầu tiên sau khi nội vụ xẩy ra tại Huế. Chính phủ và Quốc Hội Đệ Nhất VNCH không có một ý tưởng hay hành động nào kỳ thị Phật giáo.
-TT Trí Quang bày tỏ rõ ràng mưu đồ chính trị, khuynh đảo quốc gia.
Nhạc phụ tôi  một Phật tử thuần thành lúc sinh tiền có lần nói với nhà tôi : «TT Trí Quang giỏi thuyết pháp nhưng rất kiêu ngạo, giống như con chim hạc nhìn xuống hồ nước chỉ thấy có mình!». Có lẽ vì vậy, ông Thượng Tọa ôm mộng làm Thái Thượng Hoàng chăng!
Sau vụ đảo chính 1963 và biến động Miền Trung do TT Trí Quang lãnh đạo, Huế không còn «đẹp và thơ» nữa. Trong bầu khí Cố Đô như phảng phất một sự nghi kị, thiếu thiện cảm giữa một phần đông dân Huế cho đến Tết Mậu Thân 1968, khi bộ đội cộng sản tràn vào Huế thì nhiều tên tranh đấu hăng hái trong vụ biến động Miền Trung hai năm trước xuất đầu lộ diện chỉ điểm cho bọn chúng sát hại đồng bào trên năm ngàn người vô tội như chúng ta đã biết.
Những giọt nước mắt đổ xuống trong tang lễ của nhà Sư Thích Trí Quang tuy chân thật nhưng chỉ là sự than khóc một người thân vĩnh biệt của một thiểu số ít ỏi tín đồ trong lúc hơn nửa triệu đồng bào tỉnh Thừa Thiên - Huế uất hận, âm thầm kín đáo, không bao giờ quên được những ai đã gây tang thương cho họ và chờ đợi ngày sẽ đến, Cố Đô được giải thoát, tự do, trở lại đẹp và thơ, êm đềm bên giòng Hương Giang xanh biếc, lặng lờ trôi.

Paris, ngày 23 tháng 11, 2019
LS Lê Trọng Quát
Cựu giáo sư trường Quốc Học, Huế

 


THƯ MỜI HỘI LUẬN

Cựu Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát
Quốc Gia Thừa Thiên-Huế Ông Nguyễn Phúc Liên Thành

Mời Tiến Sĩ Cao Huy Thuần và Bà Tiến Sĩ Thái Thị Kim Loan
hội luận trên Đài Phát Thanh TIẾNG NÓI TỰ DO.
Với đề tài: Thích Trí Quang Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc.

Nam California , USA
Ngày 18/11/2019
Nơi gởi:   Nguyễn Phúc Liên Thành
Nơi Nhận:   - Tiến sĩ Cao Huy Thuần. Paris Pháp Quốc
- Bà Tiến Sĩ Thái Thị Kim Lan. Đức Quốc? Việt Nam?

 V/V: Mời Tiến sĩ Cao Huy Thuần và Bà Tiến Sĩ Thái Thị Kim Lan Hội luận cùng Cựu Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Thưa Thiên –Huế Ông Nguyễn Phúc LiênThành.
Đề tài Tranh Luận: THÍCH TRÍ QUANG THẦN TƯỢNG HAY TỘI ĐỒ DÂN TỘC.

Thưa Tiến Sĩ Cao Huy Thuần
Kính Thưa Tiến Sĩ Thái Thị Kim Lan,
Như Ông Bà đã biết, Ông Trí Quang đã chết vào ngày 8 tháng 11 năm2019 tại Chùa Từ Đàm Huế.
Ngay sau đó, có nhiều cuộc tranh luận, và bài viết trong đó có bài của Bà Thái Thị Kim Lang và ông Cao Huy Thuần. Cả hai Ông Bà đã hết lời ca tụng ông TríQuang như là một bậc thánh nhân, một người có công rất lớn trong việc “Lật đổ chế độ độc tài, kỳ thị tôn giáo, gia đình trị, của Đệ I Tổng Thống Việt Nam Cộng HòaNgô Đình Diệm” trong cuộc phản loạn của một số tướng lãnh VIệt Nam Cộng Hòa vào ngày 1/11/1963, và cuộc Biến Động Miền Trung năm 1966.
Tôi Nguyễn Phúc Liên Thành, một Phật Tử có Pháp danh Nguyên Tịnh,là tác giả của Tác phẩm Thích Trí Quang Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc.Là một chứng nhân trong thời đại nhiễu nhương từ 1963 và đặcbiệt là thời gian vào tháng 2/1966-6/1966, khi mà ông ThíchTrí Quang phát động phong trào tranh đấu cướp 6 tỉnh miền Trung với mưu đồ biến 6 tỉnh nầy thành khu tự trị dưới quyền Thích Trí Quang.
Mấy ngày trước đây khi đọc bài của Tiến Sĩ Cao Huy Thuần với đề tài: Thầy Thích Trí Quang: Một Trang Lịch Sử
Tôi rất buồn,vì không ngờ ông Cao Huy Thuần một nhà trí thức một người đã lớn tuổi [85?] đã là giáo sư Đại học Huế 1962-1964. Người cùng Hoàng Phù Ngọc Tường, Giáo sư Lê Tuyên, Giáo sư Lê Văn Hảo, Giáo sư Ngô Kha sáng lập tờ Báo Lập Trường chống Chính Phủ Miền Nam, rồi thời gian sau đó là giáo sư Đại Học Picardie Pháp Quốc..
Một người với tuổi đời đã lớn, có học vị cao, đã bóp béo sự thật, bóp néo lịch sử, khi ca tụng những hành động của ông Trí Quang trong cuộc phản loan 1963 và đặc là vụ biến Động Miền Trung vào mùa hè 1966.
Giáo sư Cao Huy Thuần đã trắng trợn đổi trắng thay đen cuộc tranh đấu 1966 tạiMiền Trung nhất là tại Huế do ông Trí Quang trực tiếp chỉ huy.
Là một chứng nhân, trong chức vụ Phó Trưởng Ty Ngành Cảnh Sát Đặc Biệt[Tình báo]. Ngoài Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan Từ Sài-Gòn ra Huế với Biệt Đoàn 222 Cảnh Sát DãChiến, Chiến Đoàn Thủy Quân Lục Chiến trong nhiệm vụ dẹp cuộc phản loạn miền Trung do ông Trí Quang lãnh đạo. Tôi với 1200 nhân viên tình báo tôi cũng là người trực tiếp đối đầu với ông Trí Quang và toàn thể lực lượng tranh đấu của ông ta.

Còn nhớ:
- Vào đêm ngày 5/6/1966 tôi nhận lệnh thượng cấp chỉ huy 2 đại đội Đia Phương Quân Từ Chi Khu Nam Hòa tiến chiếm Ty Cảnh Sát Thị Xã Huế tại trung tâm thành phố Huếđể làm đầu cầu an ninh cho những ngày kế tiếp lực lượng của Chính Phủ Trung Ương Sài Gòn đổ quân tái chiếm Huế. Tôi đã hoàn tất nhiệm vụ và rất may mắn là không có đổ máu.
- Sáng ngày hôm sau ,ngày 6/6/1966 vào đúng 10 giờ sáng, Trung Tá Phan Văn Khoa Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Thừa Thiên Huế, và Thiếu Tá Phạm Khắc Đạt đến tai Ty Cảnh Sát Thị Xã Huế, nơi tôi đóng quân, sau khi thăm hỏi anh em binh sĩ, Trung Tá Tỉnh Trưởng ký sứ Vụ Lệnh bổ nhiệm Thiếu Tá Phạm Khắc Đạt làm Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên Huế. Thiếu Úy Liên Thành làm Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt
- Vào 12 giờ trưa cùng ngày [6/6/1966] Trên Đài Phát Thanh Huế, khi ấy là “Đài Phát Thanh Cứu Nguy Phật Giáo” phát lời kêu gọi của Ông Trí Quang, liên tục 3 lần, với nội dung:
“Tôi là Trí Quang đây! Yêu Cầu đồng bào Huế đem bàn Thờ Phật ra đường ngăn chận quân đội Thiệu Kỳ đổ quân chiếm Huế.”
Chỉ khoảng 2 giờ sau, Bàn thờ Phật xuống đường khắp mọi nẻo đường thành phố Huế [QuậnI, II, III] , và sau đó là xuống đến 10 quận nông thôn[Quận Phong Điền,Quảng Điền, Hương Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Nam Hòa, Phú Thứ, Vinh Lộc, và Quận Phú Lộc]
- Ngày Hôm sau 7/6/1966 Biệt Đoàn 222 của Trung Tá Phan Huy Sảnh đổ quân ngay tại Ty Cảnh Sát Thị Xã Huế. Tôi bàn giao địa điểm nầy cho Trung Tá Sảnh và di chuyển Bộ Chỉ Huy của tôi sang địa điểm khác..
- Ngày 8 tháng 6/1966 Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát cùng Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Ông ta đến Huế.
- Ngày 9/6/1966 Đại Tá Loan cho lệnh tấn công chiếm lại đài Phát Thanh Huế tức “Đài Cứu Nguy Phật Giao” của ông Trí Quang. Đám sinh Viên Quyết Tử của Nguyễn Đắc Xuân bỏ chạy.
- Đêm ngày 9/6/1966 Đại Tá Loan tung Biệt Đoàn 222 Cảnh Sát Dã Chiến, và 500 nhân viên cảnh Sát Đặt Biệt của tôi hành quân dẹp bàn thờ vào 12 giờ khuy tại thành phố Huế.
- Tôi đi cạnh Đại Tá Loan, và chiếc bàn thờ Phật đầu tiên được dẹp vào lề đường là do Đại Tá Loan và tôi, mỗi người một bên bưng vào, sau đó chì một cái ngoắc tay của Đại Tá Loan, Biệt Đoàn 222 tràn ngập đường phố,  và chỉ 1 giờ sau không còn 1 bàn thờ Phật nào tại đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Hàng Bè, Bạch Đằng, Chi Lăng, thuộc Quận II Thành phố Huế.
Sau đó ông ra lệnh bung dây kẽm gai ngăn chận các đường đã giải tỏa xong và quay lại nói với tôi: “Giao lại cho mầy, tao về ngủ”.
Hai ngày kế tiếp, trên làn sóng Đài Phát Thanh Huế, Đại Tá Loan kêu gọi các thành phần tranh đấu học sinh, sinh viên ,công chức,tiểu thương chợ Đông Ba, Cảnh Sát,Quân Nhân Sư Đoàn I Bộ Binh phải trình diện ngay Bộ Chỉ Huy Hành Quân của ông đặt tại Phú Văn Lâu.
Lực lượng tranh đấu của ông Trí Quang tan rã. Hằng trăm, hằng ngàn thành phần tranh đấu trình diện tại Phú văn Lâu, và được gần 600 nhân viên Cảnh Sát Đặc Biệtcủa tôi phối hợp cùng Nha An Ninh Quân Đội thanh lọc và phân loại.
Số nhẹ tội cho trả tự do, số mặng tội Đại Tá Loan cho lệnh giải vào Sài Gòn.
- Một số chỉ huy trong Phong trào tranh đấu chạy trốn lên Mật Khu Việt Cộng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngoc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, để rồi Mậu Thân 1968bọn chúng trở lại thành phố Huế thẳng tay tàn sát 5327 nạn nhân vô tội Huế bị chết oan.
- Số lớn khác chạy trốn vào các chùa ven thành phố Huế đã bị tôi mở cuộc hành quân lục soát các chùa bắt giữ, giao lại cho Trung Tâm Hành Quân Đại Tá Loan giải vào Sai Gòn.
Ông Trí Quang, bấy giờ đã cùng đường, mặt mày tái xanh tuyên bố tuyệt thực 100 ngày, và từ chùa Từ Đàm về sân Tòa Hành Chánh Tỉnh ngồi lì, nhưng sau đó hoảng hốtsợ bị Đại Tá Loan bắt, nên ông lại kéo những người theo ông lên lại Chù Từ Đàm, tuyệt thực, với 2 lý do:
1/ Ông Trí Quang nghĩ rằng, chắc hẳn lực lượng an ninh không giám xông vào chùa để bắt ông ta.
2/ Tuyệt thực 10 ngày đã chết ngắt, huống gì đã lỡ tuyên bố tuyên thực 100 ngày thì phải trở lại chùa để đêm hôm thanh vắng ăn uống no say rồi ngày mai lại ngồi tuyệt thực, ban ngày uống nước sâm Đại Hàn thi cũng không răng. Chứ ngồi tuyệt thực tại sân Tòa Hành Chánh Tỉnh thì lấy cái chi mà ăn, thì 10 ngày sau là chết nhăn răng.
Thế nhưng ông Trí Quang chỉ đúng ở câu số 2. Câu số 1 ông đã sai, vì:
Chỉ 1 ngày sau khi ông Trí Quang lên lại chùa Từ Đàm thì Đại Tá Loan hỏi  tôi:
“Nó đâu rồi?”
- Lên lại chùa Từ Đàm rồi Đại Tá.
- Mầy lên bắt nó đem về đây.
Tôi đã đem 2 trung đội Cảnh Sát Dã Chiến và 50 Cảnh Sát Đặc Biệt lên bao vây chùa Từ Đàm. Cá nhân tôi và 20 Cảnh Sát Dặt biệt xông thẳng vào phòng ngủ của ông lụcsoát và bắt giữ ông đem ra xe về Tòa Đại Biểu nơi Đại Tá Loan Đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân, giao Trí Quang cho Đại Tá Loan.
- Ngày hôm sau trí Quang cùng đáp trực thăng với Đại tá Loan vào Đà Nẵng và sau đó bay đi Sài Gòn.
Vậy là xong, Phong trào phật Giáo Tranh Đấu của Thích Trí Quang tại miền Trung tan rã. Từ đó cho đến trước 1975, Trí Quang không một lần nào ông ta trở lại Huế.

Thưa Tiến sĩ  Cao Huy Thuần và Bà Tiến Sĩ Thái Thị Kim Lan,
Tôi Nguyễn Phúc Liên Thành trân trọng kính mời Ông/Bà tham dự buổi hội luận, tranh lận với đề tài “Thích Trí Quang là Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc” cùng tôi tranh luận trên Đài Phát Thanh Tiếng Nói Tự Do tại New orleamn.Louisana.
Người điều khiển chương trình hội luận là Ông Vương Kỳ Sơn , Giám Đốc Đài Phát Thanh Tiếng Nói Tự Do.
Đài Phát Thanh Tiếng Nói Tự Do Phát sóng khắp 50 Tiểu Ban tại Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, Úc Châu và Việt Nam từ Hà Nội đến Cà Mâu.
Bao nhiêu năm qua, giới trí thức trong PGVNTN của các ông vẫn tôn sùng ông Trí Quang là Thần là Thánh là nhân vật làm rung rinh nước mỹ. Thế nhưng các ông không nhìn thấy mặt thật của ông vì ông ta che đây rất khéo léo. Và đây là những đề tài mà tôi sẽ đưa ra trong cuộc hội luận với Tiến sĩ Cao Huy Thuần  và Tiến Sĩ Thái Thị Kim Lan.
Vào thời điểm tháng 6/1966, nếu Đại Tá Loan giao ông Trí Quang cho tôi chứ không đem ông ta vào giam tại Sài Gòn thì tôi sẽ đưa ông ta ra tòa và truy tố với những tội danh sau đây:
1) Phản Quốc:
Hoạt động cho địch:  Đảng viên Cộng sản, Tình Báo Viên của Cộng sản Bắc Việt. Hoạt động cho cơ quan tình báo nước ngoài (C.I.A.) không có sự cho phép của chính phủ.
2) Sát nhân:
- Vụ Tàn sát Giáo dân Thanh Bồ Đức Lợi ở Đà Nẵng.
- Vụ tàn sat 5327 thường dân Huế vô tôi vào Tết Mậu Thân 1968
- Các vụ tự thiêu từ 1963-1966 đều do y là chánh phạm nhúng tay chủ động. Điển hình như vụ Thích Quảng Đức, Thích Thanh Tuệ, và Thích Tiêu Diêu.
3) Phá rối trị an:
153 cuộc biểu tình bạo động từ tháng 8/1964-6/1966.
4) Khởi loạn chống chính phủ với trường hợp có binh lực và vũ khí.
Vụ biến động miền Trung.
5) Đốt phá tài sản của Ngoại Giao Đoàn:
Đốt Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ và Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ tại Huế, đốt xe Quân Cảnh Mỹ.
6) Chiếm giữ cơ sở công quyền:
Chiếm Đài Phát Thanh Huế làm Đài Phát Thanh “Cứu Nguy Phật Giáo”.
7) Chiếm đoạt tài sản Quốc gia:
Cướp kho súng, máy móc truyền tin, và 8 xe Jeep của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên -Huế trong cuộc phản loạn miền trung 6/1966.
8) Hiếp dâm gái vị thành niên:
Cô bé bị Thích Trí Quang hiếp dâm tên là Trần Thị Tuyết. Nội vụ được biết như sau:
Thích Trí Quang đã lên chùa Kim Sơn, gần chùa Linh Mụ, nhận cô bé Trần Thị Tuyết làm con nuôi. Nhưng thực chất là đầy tớ gái để sai vặt trà nước, giặt áo quần v.v… Khi ấy cô bé Trần Thị Tuyết mới có 12 tuổi. Tại sát cạnh chùa Từ Đàm có một ngôi nhà mà ông Thích Thiện Siêu trụ trì chùa Từ Đàm đã mua cho cha mẹ ông ta trú ngụ. Thích Trí Quang đã thương lượng với Thích Thiện Siêu làm thêm một phòng nhỏ cho cô bé Trần Thị Tuyết ở.
Cô bé Trần Thị Tuyết ngày qua chùa Từ Đàm phục dịch cho thầy và đêm về nghỉ ngơi tại phòng đó. Theo lời kể của cô ta với 2 nhân chứng, thì 3 năm sau khi ấy cô ta 15 tuổi, thì cô ta dã bị Thầy Trí Quang hãm hiếp cô ta trong phòng ngủ của thầy và cứ thế kéo dài cho đến nhiều năm sau cho đến khi cô trưởng thành... Ngôi nhà mà cô Trần Thị Tuyết ở còn có một gia đình khác trú ngụ. Đó là gia đình của Đại Úy Pháo Binh Hoàng Trọng Bôi. Hai trong số những người biết rõ hành động tồi bại của Thích Trí Quang đối với bé Trần Thị Tuyết không ai khác hơn là vợ chồng Đại Úy Pháo Binh Hoàng Trọng Bôi.

Qua 8 tội trạng của tên Việt cộng Thích Trí Quang mà tôi vừa nêu trên, chiếu theo luật pháp Việt Nam Cộng Hòa, thì bản án mà Tòa Quân Sự Mặt Trận phải dành cho Thích Trí Quang ít nhất cũng là: Tử hình.

HẮN KHÔNG PHẢI LÀ THẦN TƯỢNG, MÀ HẮN LÀ TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC

Trong trường hợp Ông/Bà chấp thuận lời mời thì ngày giờ hội luận sẽ là:
Ngày 21 tháng 11 năm 2019
3 giờ chiều tại Louisana LA.
10 giờ đêm tại Paris
7 giờ tối tại Cali.
Số điên thoại để vào Hội Luận : 504-322-3492
Số điện thoại để vào dự thính : 712-432-7868
Nếu Ông/Bà chấp nhận hội luận,xin ông bà vui lòng thông báo cho chúng tôi trước ngày 21/11/ 2019 được biết để chúng tôi tiện việc sắp xếp. Chúng tôi xin Ông/Bà cho chúng tôi số điện thoại của ông/Bà để đúng giờ hội luận chúng tôi sẽ gọi Ông /Bà mời vào hội luận.
Trân trọng,
Nguyễn Phúc Liên Thành
Cell Phone: 626-257-1057
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 


Là vị chân tu đòi hỏi phải minh bạch

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kông Kông (Danlamabao) - Nhà sư Thích Trí Quang thọ 96 tuổi, qua đời tại Huế. Ông có 44 năm sống dưới chế độ cộng sản. Năm 1975 ở tuổi 51, 52 (tuổi của sức sống và kinh nghiệm) nhưng ông hoàn toàn im lặng từ đó, ngoại trừ được phép phổ biến Trí Quang Tự Truyện năm 2011, do nhà xuất bản Tổng Hợp Tp HCM xuất bản.
Dù ông từng là linh hồn của Phật giáo đấu tranh “Vì đạo pháp và Dân tộc”, lãnh đạo nhóm Chùa Ấn Quang. Là “người làm rung chuyển nước Mỹ”, vì từng có sáng kiến độc đáo về phương cách tranh đấu mà trước ông chưa hề có, đó là khắp nơi đem bàn thờ Phật ra giữa đường phố để sư sãi tụng kinh. Với sáng kiến nầy chế độ đương thời rơi vào thế bị động. Vì thẳng tay dẹp bàn thờ máu sẽ đổ lênh láng, sẽ bị tội “công khai đàn áp Phật giáo”, điều cốt lõi mà Phật giáo đang phản đối! Còn làm ngơ thì phong trào Phật giáo tranh đấu càng bùng nổ, càng lan rộng.
Và, kết quả sau cùng là cả Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa đều bị sụp đổ. Miền Nam rơi vào tay cộng sản miền Bắc. 
 
Thử lướt qua bối cảnh thời Đệ nhất Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo:
Năm 1954, 1955 miền Nam gần như vô chính phủ. Ngân khố rỗng. Tình trạng cát cứ khắp nơi. Tuy được Mỹ hậu thuẫn nhưng không thể một sớm một chiều làm chủ được tình hình. Đặc biệt với chủ trương chống cộng! Do đó 2 triệu người miền Bắc dám từ bỏ “nơi chôn nhau cắt rún” sau lũy tre làng, là truyền thống lâu đời của văn hóa cội nguồn, để di cư vào Nam đã hẳn là những người thật sự chống cộng. Vì thế, lo cho số người khổng lồ nầy định cư cũng là điểm tựa cho chính phủ chống cộng. Họ được đối xử rất tốt là chuyện cũng bình thường.
Nhưng số người nầy hầu hết là Thiên Chúa giáo lại được (ai đó) từng bước đổi danh xưng thành Công giáo thì tự nó đã nói lên sự “khó chịu” chung. Tiếp đến việc “Công giáo” nhờ có tổ chức tốt và được phương Tây (thế giới của Thiên Chúa giáo) hỗ trợ nhiều cũng là bình thường. Rồi tham vọng âm thầm biến Thiên Chúa giáo thành quốc giáo (công giáo) không phải là không có, ví dụ chuyện về Tổng Giám muc Ngô Đình Thục chẳng hạn!
Vấn đề chính ở đây là tham vọng Tôn giáo (Thiên Chúa giáo muốn trở thành công giáo, Phật giáo đòi hỏi sự công bằng) mà không đặt đất nước và dân tộc cần phải chống cộng sản là ưu tiên! 
 
Mấy ngày qua có người từng gần gũi với nhà sư Thích Trí Quang muốn xác nhận ông không phải cộng sản. Không phải CIA. Ông là cao tăng Phật giáo thuần túy, chỉ hoằng pháp, bảo vệ chánh pháp. Có người còn khẳng định nhà sư Thích Trí Quang chống cộng (!)
Có người nói tranh đấu chống chế độ gia đình trị họ Ngô và đàn áp Phật giáo. Còn Mỹ giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm chứ không phải Phật giáo... (!)
Đúng vậy. Hồ sơ cho biết chính Mỹ giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vì quyền lợi Mỹ!
Nhưng vào thời điểm lịch sử lúc đó, chế độ Đệ nhất Cộng Hoà đã ổn định được đời sống người dân. Những hình ảnh xã hội đang còn tràn ngập, tự nó, đã xác định là nếp sống đó, văn minh đó là thật.
Do đó, nếu không có Phật giáo tranh đấu, hoặc tranh đấu đòi sự công bằng nhưng biết đặt Đất nước và Dân tộc lên trên, thì miền Nam vẫn ổn định. Mà ổn định thì Mỹ không bao giờ giết anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm cả! Như thế Đệ nhất Cộng Hòa tồn tại và sẽ không có ngày 30 tháng Tư! 
 
Vấn đề còn lại là tại sao nhà sư Thích Trí Quang im lặng hoàn toàn từ sau 1975?
Nếu tranh đấu vì Phật giáo bị đàn áp thì Phật giáo hiện tại không bị đàn áp? Phật giáo (quốc doanh) đang phát triển đúng hướng? Còn tranh đấu để bảo vệ chánh pháp thì tại sao với thời gian đằng đẵng những 20, 30 năm sau 1975, nhà sư Thích Trí Quang hoàn toàn im lặng trong khi vẫn đầy đủ uy tín và thừa kinh nghiệm lãnh đạo?
Nhưng với con mắt của giới bình dân tôi vẫn nghĩ đã là một nhà sư nổi tiếng mà im lặng để mặc dư luận thị phi sau thời gây bão lửa chính trường, thì ông đã không sòng phẳng. 
 
Trước hết là không sòng phẳng với những gì ông đã gây ra. Kế tiếp là không sòng phẳng với lịch sử. Sau cùng là không sòng phẳng với cái gọi là “Vì đạo pháp và Dân tộc”. Vì hơn lúc nào hết đạo Phật mà ông muốn hoằng pháp, đã và đang bị tổn hại đến không thể lường hết được! 
 
Một vị chân tu trước tiên đòi hỏi phải minh bạch, tôi nghĩ như thế! 
 
18.11.2019
 
 
___________
 
Ngày 20/7/1963 tại chùa Hồng Phúc, Hà Nội, Cộng sản Hà Nội dựng lên tháp tưởng niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã “tự thiêu ngày 11/6/1963 nhằm phản đối đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã tàn sát dã man đồng bào yêu nước ta ở miền Nam” (?)
Sau đó, trong một buổi hội đàm giữa Thích Đôn Hậu và Hồ Chí Minh vào năm 1968 tại miền Bắc, Hồ Chí Minh đã hoannghênh và cảm ơn cuộc tranh đấu của Phật giáo Ấn Quang đóng góp lớn lao vào sự nghiệp cách mạng của Cộng sản, mà điển hình là việc tự thiêu của sư Quảng Đức.


 
Tại Sài Gòn vào ngày 18/9/2010, Cộng sản phong ông Thích Quảng Đức là liệt sĩ nên đã dựng một bức tượng thật lớn để kỷ niệm. Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải (thứ ba từ phải sang) cũng như Phó Chủ tịch Thường Trực của Ủy Ban Nhân Dân Nguyễn Thành Tài đều ca ngợi Thích Quảng Đức là người có công với cách mạng Cộng sản.
 

 
 Thích Trí Quang
 
viên tịch hay đền tội?

Bằng Phong Đặng Văn Âu

Hồ Chí Minh là con quỷ chứ không phải người!
Bà Nguyễn thị Năm, ngoại hiệu Cát Hanh Long, là ân nhân của đảng Cộng sản Việt Nam. Bà cống hiến vàng bạc, nuôi dưỡng và che giấu Hồ Chí Minh cùng tập đoàn cán bộ cao cấp. Hồ Chí Minh luôn mồm bày tỏ lòng biết ơn của bà đối với Cách Mạng.
Nhưng đến năm 1953, Hồ Chí Minh chuẩn bị dư luận để giết bà Nguyễn thị Năm một cách danh chính ngôn thuận bằng bài báo “Địa Chủ Ác Ghê” ký tên CB đăng trên tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng.
Hồ Chí Minh dùng bao vải bọc bộ râu, Trường Chinh mang kính đen để không ai nhận ra mình ngồi chứng kiến cuộc đấu tố bà Nguyễn thị Năm. Sau khi bắn bà Nguyễn thị Năm, đội Cải cách ném xác bà vào hòm bằng gỗ tạp. Khổ người của bàcao lớn, chiều dài chiếc hòm không vừa, nên đội Cải cách phải dùng chân để đạp xác bà xuống. Hồ Chí Minh và Trường Chinh đều nghe tiếng xương gẫy kêu răng rắc, nhưng nét mặt vẫn thản nhiên, bình an. (Đó là lời tường thuật của Trần Đĩnh, một cán bộ cộng sản, trong cuốn Đèn Cù chứ không phải từ một nhà văn phía Mỹ Ngụy).
Chỉ có loài QUỶ SỨ mới thản nhiên ngồi chứng kiến cái chết của một người phụ nữ yêu nước, lại là ân nhân của mình như bọn Việt Cộng mà thôi!

Năm 1969, sau Tết Mậu Thân một năm, Hồ Chí Minh chết già (79 tuổi). Báo chí Miền Nam hân hoan loan tin: Hồ Chí Minh đã đền tội! Vì Hồ Chí Minh đã gây nhiều tội ác, như phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất năm 1952, như đọc hiệu lệnh để quân đội Việt Cộng (năm 1968) thảm sát đồng bào vô tội trên cả nước. Kẻ gây ra tội ác, khi chết, dù không bị hành quyết vẫn bị gọi là ĐỀN TỘI, giống như con cái của những nạn nhân Trung Hoa bị thảm sát trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa vui mừng khi nghe tin Mao Trạch Đồng đền tội, dù hắn bị chết già!
Trong lúc đó, nhà Toán học(!) Hồ Hữu Tường, nguyên cố vấn chính trị của Bình Xuyên, đương kim Dân biểu Quốc Hội Lập Pháp Việt Nam Cộng Hòa vận động một phái đoàn Quốc Hội ra Bắc đi phúng điếu Hồ Chí Minh. Lúc bấy giờ chưa có Internet,tôi chỉ viết cho Hồ Hữu Tường mấy chữ: Đồ có học mà ngu!

Hòa thượng Trí Quang mới chết, tôi đọc thấy tin tức trên mạng: Hòa Thượng Trí Quang Viên Tịch.
Một độc giả viết email cho tôi, hỏi thiên hạ dùng chữ Viên Tịch có đúng không?
Tôi trả lời đúng và không đúng!
Nếu người nào đứng về phía Chống Mỹ Cứu Nước như các ông Trần Kiêm Đoàn, Tạ văn Tài, Ngô Trọng Anh, Cao Huy Thuần thì thấy đúng!
Còn đối với tôi, Trí Quang không phải là nhà sư, Trí Quang là công cụ của Việt Cộng.

Dưới đây là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ:
Tổng thống Ngô Đình Diệm không đàn áp Phật giáo như Trí Quang vu khống. Dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, các Bộ trưởng, các Tướng lãnh đa số là Phật Giáo.
Đỗ Mậu làm Giám đốc An Ninh Quân Đội là Phật giáo.  
Đại tá Nguyễn văn Y làm Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình báo là Phật giáo.
Thiếu tướng (năm 1963) Trần Thiện Khiêm là Tổng Tham mưu trưởng là Phật giáo.
Những vị trí đứng đầu ngành An Ninh Quốc Gia và Quân Đội đều là Phật giáo thì Tổng thống Ngô Đình Diệm làm thế nào để sai khiến họ đàn áp Phật giáo?

Dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, các Chùa bị hư nát do chiến tranh đều được trùng tu, các trường Bồ Đề của Phật giáo mọc ra như nấm, các khuôn hội của Phật giáo cũng mọc ra như nầm. Nếu bảo Tổng thống Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo,xin hỏi làm sao có hiện tượng Phật giáo được phát triển “hoành tráng” (chữ của Việt Cộng) đến như thế?

Nếu chế độ Đệ Nhất Công Hòa đàn áp tôn giáo thì làm sao những Trần Quang Thuận, Pháp danh Trí Không (tức là chú tiểu không có trí, về sau đổi pháp danh sang Tâm Đức), Nhất Hạnh cũng được Tổng thống Ngô Đình Diệm dành đặc ân cho đi du học? Xin hỏi cụ Huỳnh văn Lang, Chủ tịch Viện Hối Đoái thời Đệ I VNCH thì sẽ rõ. Tổng thống Diệm muốn Phật giáo được chấn hưng, nên cho nhiều tu sĩ đi du học để Phật Giáo không bị cộng sản dụ dỗ. Không ngờ các tu sĩ Phật giáo du học ngoại quốc đều theo cộng sản!
Năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã nhượng bộ các đòi hỏi của phe “Tranh đấu Phật giáo” tối đa, nhưng Trí Quang nhất định không thỏa mãn. Ở Huế, ai cũng biết ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn đều có cuộc uống trà mạn đàm hàng tuần với Trí Quang. Ông Cẩn rất quý trọng Trí Quang. Lần nào Võ Đình Cường bị Công An Trung Phần bắt, Trí Quang nhờ ông Cẩn can thiệp thì Võ Đình Cường đều được thả.
Sau năm 1975, Võ Đình Cường hiện nguyên hình là cán bộ cao cấp Việt Cộng, đặc trách trí vận và tôn giáo vận. Lúc chết, Võ Đình Cường được Trần Kiêm Đoàn viết bài tưởng niệm! Tôi viết thư hỏi ông Trần Kiêm Đoàn tại sao lại tưởng niệm một tên Việt Cộng? Ông Trần Kiêm Đoàn không trả lời

Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị giết một cách dã man trong thùng xe thiết giáp M 113, ông Cẩn bị dẫn độ từ Huế vào Sài Gòn để chịu tội. Tòa tuyên án tử hình trong lúc ông Cẩn sắp chết vì bệnh tiểu đường lâu năm... Luật sư bào chữa cho ông Cẩn đệ đơn xin Quốc trưởng Nguyễn Khánh ban lệnh ân xá, nhưng Tướng Nguyễn Khánh sợ uy thế của Trí Quang, nên bác đơn. Trong các nước văn minh, một khi phạm nhân bị trọng bệnh sắp chết thì không bị chịu án tử hình. Do đó,dư luận Quốc tế đánh giá dân Việt Nam man rợ. Còn Tổng thống Lyndon Johnson thì gọi Tướng lãnh Việt Nam là một lũ côn đồ (Thug).
Nếu Tổng thống Ngô Đình Diệm thật sự là một tội đồ, một nhà độc tài khát máu như sự vu khống của phe “Tranh Đấu” (tôi để hai chữ tranh đấu trong ngoặc kép để người đọc hiểu đó là Trâu Đánh), thì tại sao không có ông Tướng nào dám nhận mình là người đã ra lệnh giết hai anh em ông để được mang danh hiệu “Tổ Quốc Ghi Ơn”?

Giáo sư Phan Quang Đông chỉ lo công tác gửi Biệt kích ra Bắc, không dính dáng đến cái gọi là đàn áp Phật giáo, bị Tòa Án Đặc Biệt Mặt Trận bắt, tuyên án tử hình. Vợ của Giáo sư Phan Quang Đông là Nguyễn thị Toan, học lớp Đệ Nhất C1 Quốc Học, (tôi học lớp Đệ Nhất B2 cùng năm), chạy lên Chùa van lạy Thầy Trí Quang can thiệp cho chồng, nhưng Thầy Trí Quang lạnh lùng đáp: “Thầy chỉ lo việc Tôn giáo, nên Thầy không dính dáng đến Chính trị”. Quý vị có thấy miệng lưỡi Trí Quang là nhà sư đạo cao đức trọng(!) mà lém lỉnh hơn Việt Cộng không?
Chẳng biết chị Nguyễn thị Toan và con cái giờ này ở đâu? Chúng tôi quá đau xót cho thân phận người phụ nữ hết sức hiền lành mà có chồng bị quỷ dữ ra tay giết hại.
Giáo sư Phan Quang Đông, người cùng quê Nghệ An với tôi, có cha và mẹ bị Việt Cộng đấu tố chết thảm khốc. Vì thù nhà, Giáo sư Phan Quang Đông nhận lời ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn đảm nhiệm công tác thả Biệt Kich ra Bắc, rồi cuối cùng mối thù nhà chưa trả được, thì bị chết dưới bàn tay của bọn người mang danh nghĩa Quốc Gia. Thử hỏi có nỗi đau đớn nào hơn? Giáo sư Phan Quang Đông bị xử bắn tại sân Vận Đông Huế giữa tiếng reo hò của đồng bào Phật tử của Thầy Trí Quang!
Khi nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh, Giáo sư Phan Quang Đông mang tất cả hồ sơ bí mật của những Biệt Kích đang hoạt động ở Miền Bắc giao cho Tướng Đỗ Cao Trí, đang là Tư Lệnh Vùng I, vì sợ tài liệu lọt ra ngoài thì nguy hiểm tính mạng của anh em. Nhưng Tướng Đỗ Cao Trí đã giao nạp cho Trí Quang theo sự yêu cầu của nhà sư “Tranh Đấu”! Tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa như thế đấy!

Chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đổ. Anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chết. Nhưng Thầy Trí Quang vẫn chưa hài lòng. Bất cứ chính quyền nào sau đó, Trí Quang đều kết án là “Chính Quyền Diệm Không Diệm”. Trí Quang đòi hỏi Chính quyền phải là dân sự. Đòi hỏi của Trí Quang được thỏa mãn. Quốc trường Phan Khắc Sửu đạo Cao Đài, Thủ tướng Phan Huy Quát đạo Phật cũng không yên thân với tham vọng của Thầy Trí Quang. Chính phủ Phan Khắc Sửu – Phan Huy Quát sụp đổ, giao lại cho Quân Đội. Các Tướng lãnh đề cử Tướng Nguyễn Cao Kỳ đứng ra thành lập chính phủ. Các chính trị gia, quần chúng cho rằng Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ chỉ có khả năng kéo dài ba bảy hăm mốt ngày, vì ông Kỳ còn quá trẻ (mới 35 tuổi), chưa có kinh nghiệm chính trị, lại là một “Playboy”. Không ngờ gặp phải anh Tướng “Cowboy” chịu chơi. Ông Tướng nào kéo quân về Saigon đảo chánh, đều bị Tướng Kỳ dẹp một cách gọn ghẽ.
Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Vùng I, đã được Tướng Kỳ đề nghị làm Thủ tướng trong cuộc họp Hội đồng Tướng lãnh tại Câu Lạc Bộ Hải Quân ở Bến Bạch Đằng; nhưng không dám nhận, vì sợ tình hình chính trị quá khó khăn. Nhưng sau khi thấy Nguyễn Cao Kỳ bình định một cách dễ dàng, có lẽ Nguyễn Chánh Thi nghĩ rằng Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng được thì mình cũng làm được. Trí Quang đọc được tham vọng của Nguyễn Chánh Thi, bèn xúi giục Nguyễn Chánh Thi gây nên cuộc Biến Động Miền Trung.
Tướng Kỳ gửi Chuẩn tướng Nguyễn văn Chuân ra dẹp, nhưng Tướng Chuân bất lực. Tiếp theo Tướng Kỳ gửi Tướng Huỳnh văn Cao ra dẹp, nhưng cũng dẹp không xong, viện cớ mình là Công Giáo mà dẹp phong trào Phật giáo thì sợ mang tiếng đàn áp Phật Giáo. Tướng Kỳ gửi một vị Tướng Phật Giáo. Đó là Trung tướng Tôn Thất Đính, con cưng của Tổng thống Diệm đảo chánh Tổng thống và được Phật Giáo Tranh Đấu tôn vinh là người anh hùng của Phật Giáo. Nhưng Tướng Đính mới đặt chân đến Huế không bao nhiêu ngày thì nhảy sang phe Phật Giáo Tranh Đấu. Tướng lãnh như thế đấy!
Sau đó, Tướng Kỳ phải đích thân mang quân ra dẹp cùng với Tướng Tư lệnh Cảnh Sát Nguyễn Ngọc Loan. Thầy Trí Quang kêu gọi đồng bào mang bàn thờ ra đường để cản đường Quân đội dẹp loạn. Trước tình trạng đó, Tướng Loan không biết xử trí ra sao, xin lệnh Tướng Kỳ để giải quyết. Tướng Kỳ bảo Tướng Loan cho xe GMC đến khiêng bàn thờ lên xe và nhớ trước khi khiêng thì bảo lính lạy bàn thờ cho đàng hoàng. Đồng bào thấy bàn thờ quý giá của mình truyền từ đời ông, đời cha, nay bị lính của Tướng Loan hốt, xót của quá, đành tự động bưng bàn thờ vào nhà, không cần đợi lính dẹp.
Tôi nhớ trong vụ dẹp loạn Miền Trung, tôi có thấy Đại Úy Trần Minh Công tháp tùng Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Nếu tôi nhận lầm, xin anh Trần Minh Công cải chính.
Đại sứ Cabot Lodge kể với Tướng Kỳ, ông hỏi Thầy Trí Quang đòi hạ Nguyễn Cao Kỳ xuống thì Ngài định đưa ai lên. Thầy Trí Quang đáp: “Tôi sẽ đưa Nguyễn Cao Kỳ lên”.
Kể xong. Đại sứ Cabot Lodge nói với Tướng Kỳ: “Nhà sư của nước ông làm chính trị diễu thật”!   Đấy! Trí Quang nói với bà Nguyễn Thị Toan, vợ Giáo sư Phan Quang Đông rằng Ngài “chỉ chuyên lo việc Tôn giáo chứ không dính vào Chính trị”! Trí Quang tưởng Tướng Kỳ giống như các Tướng khác, dễ khuynh đảo, muốn đưa xuống đưa lên lúc nào cũng được! Nếu không có khả năng dẹp loạn của Tướng Kỳ thì Miền Trung đã mất vào tay Việt Cộng từ năm 1966.
Nhận thấy không thể gây xáo trộn bằng đảo chánh với ông Tướng “Cowboy” Nguyễn Cao Kỳ, Thầy Trí Quang thay đổi chiến lược, chuyển sang đấu tranh Nghị trường, bằng cách đòi hỏi Tướng Nguyễn Cao Kỳ tổ chức bầu cử để có dân chủ. Trí Quang nghĩ rằng đấu tranh Nghị trường thì Phật giáo Tranh đấu sẽ thắng thế, vì Phật giáo chiếm từ 80% đến 90% dân số thì Thượng Nghị sĩ, Dân biểu thuộc phái Ấn Quang chiếm đa số. Trí Quang tha hồ khuynh đảo cơ quan Lập Pháp!

Theo tôi, Trí Quang không phải là nhà tranh đấu tài giỏi như tờ báo Times thổi phồng là “Người Làm Người Rung Chuyển Nước Mỹ”. Tầt cả những kế hoạch từ cài cắm người đến chiến lược hành động đều do Bộ Chính trị Việt Cộng ở miền Bắc thi hành. Một phần khác, sở dĩ Trí Quang thành công vì sự phản bội của các chính trị gia xôi thịt và tướng lãnh xôi thịt.

Sau khi Đất Nước Thống Nhất (nói theo luận điệu Việt Cộng), Tố Hữu tiết lộ với bà con của hắn ở Huế rằng Trí Quang và Võ Đình Cường đều được hắn chấp nhận lời tuyên thệ vào đảng Cộng sản. Nay Tố Hữu đã chết, chẳng biết thực hư thế nào. Tôi chẳng cần đếm xỉa Trí Quang là Quốc Gia hay Cộng Sản. Tôi chỉ xin bạn đọc đánh giá Trí Quang qua hành động của Trí Quang gây tình hình chính trị xáo trộn liên tục, gây nên cuộc Biến Động Miền Trung, vận động quần chúng đòi hòa bình bằng mọi giá, đuổi Mỹ về nước mà không hề đả động đến sự hiện diện của quân xâm lược Miền Bắc, thử hỏi Thầy Trí Quang đứng về phía nào. Nếu đồng bào cho rằng Trí Quang có công tranh đấu bảo vệ Đạo Pháp, xin hỏi suốt hơn 4 thập niên Việt Cộng thống trị, Phật Giáo bị bọn cầm quyền bắt buộc Quốc Doanh, Tượng Hồ Chí Minh đưa vào Chùa ngồi ngang với Phật, thì Đạo Pháp có còn không? Cái luận điệu bào về Đạo Pháp là bịp bợm, giống như Kháng Chiến Phục Quốc của Hoàng Cơ Minh là bịp. Chỉ có kẻ nào ngu mới tin thôi!

Chúng ta đang sống trong thời đại Quỷ Sứ ngự trị. Đạo lý đảo lộn, tất nhiên ngôn ngữ cũng đảo lộn. Thiện thành Ác. Chánh thành Tà.
Hồ Chí Minh được phong là Cha Già Dân Tộc, cái xác khô được nằm trong lồng kính ở Quãng trường Ba Đình.
Nhà Yêu Nước Ngô Đình Diệm bị gọi là tội đồ, độc tài khát máu. Không được dựng bia để ghi phương danh Tổng thống và mộ phần bị nằm ở một góc nghĩa địa tại Bình Dương.
Sự đảo ngược như vậy thì những từ ngữ VIÊN TỊCH hay ĐỀN TỘI còn có nghĩa gì đâu? Chúng ta đang sống trong thời đại của QỦY SỨ thì chỉ có đạo đức của ĐỊA NGỤC mà thôi!

Khi xưa, tôi thấy Nhà Toán Học Hồ Hữu Tường yêu cầu lập phái đoàn Dân Cử ra Bắc phúng điếu Hồ Chí Minh là một thằng ngu. Và ngày nay những nhà trí thức viết sách bào chữa cho Trí Quang không phải là Việt Cộng cũng là những thằng ngu. Hòa thượng Thích Tâm Châu là người sáng suốt, vì Ngài ghi trong Hồi Ký khẳng định Trí Quang là Việt Cộng.
Nếu có dư luận viên nào viết hỗn láo với tôi sau khi đọc bài nay, thì tôi biết ngay chúng nó là Việt Cộng!

Bằng Phong Đặng văn Âu
Email Address:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Telephone:  714 – 276 - 5600


 Thích Trí Quang và

những hồn ma bóng quế

 
 
 
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Thích Trí Quang nằm xuống. Đống tro tàn nguội lạnh của "thời kỳ tranh đấu chống Mỹ-Diệm" nhờ đó lại được xới tung lên. Xen lẫn tiếng gõ mõ cầu hồn và vinh danh người được cho là từng làm "rung chuyển nước Mỹ" là những tiếng hát bè đủ nhịp điệu của những kẻ một thời ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Họ vừa ca tụng "thầy" vừa gián tiếp ca ngợi thời oanh oanh liệt liệt của phong trào "chống Mỹ cứu nước" - trong đó có họ.
Gần nửa thế kỷ trôi qua. Giữa hiện tại bi thảm và tương lai đen tối của đất nước, những hồn ma bóng quế ngày nào chợt nhao nhao sống lại, nhảy múa quanh cái xác đang toả ánh âm u bởi những đóm lửa ma trơi. Đột nhiên, cả một giai đoạn được những con ma xó này cho là thời kỳ rực cháy lý tưởng dường như lên đồng và bừng bừng sống lại. Tưởng chừng như đất nước ngày hôm nay đang huy hoàng xán lạn nhờ vào những ngày tưới xăng đốt lửa lên đầu ở Sài Gòn dạo ấy. Những con ma xó ngày xưa lại chui ra khỏi bóng tối trùm mền để vừa ca ngợi hồn ma Trí Quang, vừa gián tiếp tự vỗ về lương tâm trong việc đã cùng "thầy" đứng lên chống "bè lũ Diệm-Nhu, Thiệu-Kỳ" cho "hoà bình", "độc lập". 
 
Hơn 40 năm, thời gian còn tương đối ngắn để có những phán xét lịch sử thật sự khách quan và công bằng về con người Thích Trí Quang. Nhưng từ năm 1975 đến nay - trong suốt 44 năm - chính Thích Trí Quang, với cuộc sống và thái độ của ông ta, đã viết bản án kết tội mình chứ không ai khác.
 
Cũng chính con người được cho là cao tăng đức độ từ bi ấy, đã ngoãnh mặt trước mọi khổ đau của đồng loại. Từ bi nào có được trong sự im lặng trước thảm cảnh thuyền nhân, hàng triệu người bỏ nước ra đi, hàng trăm ngàn người bỏ thây trên biển cả, hàng vạn người bị đày lên rừng sâu nước độc trong những trại tù mang tên "cải tạo", và tiếng khóc của dân oan kéo dài xuyên thế kỷ?
Cũng chính con người được cho là đấu tranh cho đạo pháp ấy đã lấy câm nín làm đại cục khi Hồ Chí Minh leo vào chùa, ngồi bên cạnh Phật, khi Phật pháp bị xâm lăng bởi những tên sư xin tí khí và đoàn ngũ tăng ni nắm quyền lãnh đạo giáo hội đã được đổi tên, quốc doanh hoá là những tên sư đội nón cối xếp hàng viếng lạy Hồ Giáo Chủ ở lăng Ba Đình.
Cũng chính con người được tung hô là yêu nước ấy đã kiên trì làm ma xó trong chùa, bỏ mặt đất nước bị nhà cầm quyền đem dâng, đem bán, bỏ mặt những thanh niên thiếu nữ Việt Nam - hình ảnh trung thực nhất của lòng yêu nước - bị bỏ tù, bị đày đoạ. Đối với ông Thích Trí Quang, chế độ "Mỹ Nguỵ" chắc hẵn phải xấu xa, tồi tệ, bán nước, hại dân hơn chế độ CSVN lắm lắm để mà "thầy" ngày trước đứng lên "tranh đấu" và ngày sau "thầy" an lành sống "hoà bình" với đám thổ phỉ Ba Đình? 
 
Bi Trí Dũng. Bi đối với số phận nghiệt ngã của đồng loại cũng không. Trí để nhìn ra những hệ quả và thủ phạm của hoang tàn đất nước cũng không. Dũng để nếu có nhận thức đúng đắn và từ đó bày tỏ thái độ, đứng lên cứu đạo, cứu nước, cứu đời cũng không. Những gì xảy ra sau ngày 30/04/1975 tự nó chứng minh con người thật của Trí Quang trước ngày 30/04/1975. Ông ta không xứng đáng được gọi nguyên pháp danh là Thích Trí Quang chứ đừng nói đến có 2 danh xưng Hoà Thượng đi trước tên.
Hơn nửa thế kỷ trước, Trí Quang và những hồn ma bóng quế ngày nay đã dùng xác người khác để đốt lên ngọn lửa ở Sài Gòn. Ngọn lửa ấy đã góp phần đốt cháy căn nhà Việt Nam ngày hôm nay. Không cần đến lịch sử ngồi vào ghế quan toà, chính hệ quả sau cùng dẫn đến tình trạng đất nước sau 1975 và đời sống của họ sau ngày tháng 4 đen là bản án tự kết tội họ. 
 
Hãy để cho những hồn ma bóng quế chết trong im lặng. Lịch sử đã quá mệt mỏi và chán chường với những con ma xó này. Khơi lại đống tro tàn của những "thành tích" góp phần làm nên bộ máy buôn người và bán nước hôm nay thì người ta sẽ lại lôi những con ma xó ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản ra để tế độ như đang tế độ tên nhạc nô, biệt kích văn hóa Trần Long Ẩn - đồng chí của Thích Trí Quang vừa ăn cơm quốc gia, vừa gỏ mỏ, vừa tụng kinh, vừa tiếp tay với tập đoàn quỷ đỏ vô thần làm tròn sứ mạng của chúng là - ta đánh là đánh cho Nga cho Tầu, là đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào, là đánh cho hộc máu đồng bào miền Nam. 
 
Hãy để quá khứ chôn vùi theo những lương tâm không bằng lương tháng và tâm hồn mỏng hơn cuốn sổ hưu của những người "hùng" chống Mỹ cứu nước bây giờ đã già nua theo sự nghiệp ăn mày quá khứ và ăn bám tương lai. Hãy để ông thầy tu làm rúng động nước Mỹ ngày xưa nhưng không lung lay được một sợi lông chân của Tàu ngày nay chết thật sự trong im lặng như ông ta đã chết trong giả vờ kể từ ngày 30 tháng 4. Hãy để những người dân Việt khốn khổ ngày hôm nay nhìn về phía trước, bỏ lại những lọc lừa của quá khứ và đứng lên hiện tại để tranh đấu cho tương lai của thế hệ mai sau.
Và nhắc nhở những hồn ma bóng quế nên nhớ rằng - Thích Trí Quang không phải là Phật pháp cũng như hàng ngàn tên Thích Tí Khí đang tụng kinh gõ mõ không phải là Thầy tu. Để đừng vơ đũa cả nắm và chụp mũ cho những ai có ý kiến ngược với mình đối với những kẻ cạo đầu, vào chùa làm loạn ngày xưa và xin tí khí ngày hôm nay là những người đang chống phá Phật Giáo.
16.11.2019
 
 

 
Chân tu hay đội lốt?
 

Sư làng nướng

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
...Trí Quang, ý thức được sự dễ tổn thương của một tổng thống Công giáo trong một nước Tin Lành
đang bị vướng vào việc ủng hộ một tổng thống Công giáo trong một nước Phật giáo, liền quyết định
ra sức đưa vụ việc ra tòa án công luận. Cho mời một phóng viên Mỹ đến gặp mình, Trí Quang thúc giục
nữ phóng viên này nói với Kennedy hãy bỏ rơi ông Diệm. "Nếu tổng thống không làm thì ông ta sẽ
thấy mười... bốn mươi... năm mươi nhà sư tự thiêu."...
 
 
Tháng Mười Hai 1962 - Tháng Ba 1963
Vũng Tàu, nơi nghỉ mát ở Biển Đông

Một nhân tố mới cần phải tính đến, khi 25.000 Phật tử cùng đổ về để tham dự lễ an vị tượng Phật mới.
Phật giáo Việt Nam là một trong vài nhân tố gắn bó xã hội mà đã vượt qua được sự can thiệp của thực
dân Pháp. Vì vậy, không ngạc nhiên là Phật giáo tái xuất hiện như là phương tiện truyền bá chủ nghĩa
dân tộc, là điềm báo trước sự phục hưng quốc gia. Chính ông Diệm đã ý thức được tiềm năng chính trị
này và, bất chấp truyền thống Công giáo ba trăm năm của gia đình, ông đã dốc lòng vun đắp cho sự
phục hưng Phật giáo. Trong chín năm cầm quyền, ông Diệm đã xây 1.200 chùa mới và tu bổ thêm
1.200 chùa khác.
Tuy không chiếm đa số trong dân chúng người Việt, nhưng bốn triệu Phật tử là một thành phần quan
trọng trong dân số 14 triệu người. Họ đông hơn người Công giáo gần như theo tỷ lệ ba một (có 1.5
triệu người Công giáo). Chính quyền Miền Nam Việt Nam thật liều lĩnh mới không quan tâm đến những
cử tri như vậy. Các lực lượng đối lập, tìm cách lật đổ ông Diệm, đã có trong tay đoàn quân tiên phong
cách mạng sẵn sàng.
 
 
Tháng Năm- Tháng Sáu 1963
Sài Gòn

Trí Quang bấy giờ ở trong Chùa Xá Lợi ở Sài Gòn. Vào sáng 11 tháng Sáu, vài nhà sư từ chùa này đi xe
đến một ngã tư đông đúc ở dưới phố. Họ đi kèm theo một nhà sư già tên Quảng Đức và tiếp tay cho
ông ta tự thiêu. Nhắm vào quan điểm cấp tiến của Nhà Trắng, sự hy sinh của nhà sư đã nhận được sự
cảm thông của dân chúng Mỹ dành cho tôn giáo của "đa số" ở Việt Nam là Phật giáo mà được cho là
đang bị một tổng thống Công giáo đàn áp.
Trí Quang, ý thức được sự dễ tổn thương của một tổng thống Công giáo trong một nước Tin Lành
đang bị vướng vào việc ủng hộ một tổng thống Công giáo trong một nước Phật giáo, liền quyết định
ra sức đưa vụ việc ra tòa án công luận. Cho mời một phóng viên Mỹ đến gặp mình, Trí Quang thúc giục
nữ phóng viên này nói với Kennedy hãy bỏ rơi ông Diệm. "Nếu tổng thống không làm thì ông ta sẽ
thấy mười... bốn mươi... năm mươi nhà sư tự thiêu."
Francis X. Winters

Nguồn: Trích dịch từ bài báo "They Shoot Allies, Don't They?" đăng trên tạp chí National Review số ra
ngày 25 tháng 11, 1988, trang 36. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.
 

Người dịch: 
 
 
 
 

 
Đăng ngày 19 tháng 11.2019
Bổ túc ngày 23 tháng 11.2019