Nguyễn Phú Trọng trên đất Pháp 

Từ Thức 

Ông Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc một viếng thăm gần như lén lút ở Pháp. Như thông lệ, những ký kết thương mại giữa một nước dân chủ với một nước độc tài chỉ là những buổi ký kết giao kèo kín đáo. Cả hai đều ngại phải trả lời dư luận về vấn đề nhân quyền, về chiến dịch đàn áp đối lập, các bloggers tàn bạo nhất ở Việt Nam từ khi ông Trọng nắm bộ máy Đảng, nghĩa là nắm toàn quyền ở Việt Nam.

BANG GIAO THỰC TIỄN
Việt Nam muốn bắt tay với Pháp, vì đang gặp khó khăn với Đức từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đức và Pháp là hai quốc gia rường cột của Liên hiệp Âu Châu. Qua ngả Pháp, Cộng sản Việt Nam, càng ngày càng cô lập, muốn thổi nóng lại mối bang giao với Liên hiệp Âu Châu.
Emmanuel Macron, theo chủ nghĩa chính trị thực tiễn, muốn nhân cơ hội, nhẩy vào thị trường Việt Nam, chiếm chỗ của Đức.
Cho tới nay, Đức vẫn là quốc gia có đối tác thương mại với Việt Nam lớn nhất ở Âu Châu, với trên 9 tỷ Euros (10 tỷ dollars), năm 2016. Pháp chỉ đứng hàng thứ 16 trong số các quốc gia trao đổi thương mại với VN .
Macron nói nước Pháp phải có mặt nhiều hơn ở Việt Nam, một thị trường gần 100 triệu người, hiện nay chỉ thực hiện với Pháp 1% trên tổng số trao đổi thương mại quốc tế. Cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía VN: 4 tỷ rưỡi dollars xuất cảng so với 1 tỷ rưỡi nhập cảng.
Trong mục tiêu đó, Macron đã đạt được những thắng lợi đầu tiên. Trong cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký kết một số thoả ước thương mại quan trọng. Các công ty Pháp Bouygues, EDF, Safran sẽ thực hiện dự án xe điện ngầm ở thành phố, nhà nhiệt điện 2000 mégawatts ở Sơn Mỹ, trang bị kỹ thuật bảo trì hàng không và cung cấp 24 máy bay.

THAM VỌNG VĂN HÓA
Macron cho hay sẽ viếng thăm VN trong năm 2019. Đặt chân trở lại VN là cơ hội cho Pháp gây dựng lại ảnh hưởng trong vùng, bị sa sút từ trên một nửa thế kỷ. Không phải chỉ trên địa hạt chính trị, kinh tế, nhưng cả trên địa hạt văn hóa.
Tham vọng của Macron là nới rộng vùng nói tiếng Pháp (francophonie), làm sống lại ngôn ngữ Pháp, văn hóa Pháp đã bị quên lãng ở thuộc địa cũ. Macron nói sẽ xây dựng một Maison de France (Nhà Pháp) ở VN, tăng cường trao đổi văn hóa, giáo dục, du lịch giữa hai nước.
Trong bối cảnh đó, nhân quyền trở thành thứ yếu ở một xứ vẫn tự hào là cha đẻ của nhân quyền.
Nguyễn Phú Trọng tuyên bố hai bên "sẽ tôn trọng sự khác biệt về thể chế và nguyên tắc không can thiệp tới nội bộ của nước khác". Elysée (Dinh Tổng Thống Pháp) nói tự do ngôn luận, vấn đề các bloggers đã được đề cập tới trong cuộc gặp gỡ với Nguyễn Phú Trọng, và tin rằng việc cộng tác, giúp đỡ Việt Nam cải thiện các cơ sở pháp lý sẽ có ảnh hưởng tốt tới tự do ngôn luận, nhân quyền.
Theo Reuters, một cách chính thức, Pháp nói Việt nam đã có tiến bộ về nhân quyền, nhưng trong hành lang, Elysée nhìn nhận vấn đề nhân quyền là một ưu tư và "hiện có sự sa sút trong tình trạng nhân quyền ở VN, nhưng việc hợp tác trên phương diện pháp lý rất quan trọng, để tạo cơ hội đề cập và cải thiện vấn đề này".
Lối nói nước đôi của Macron phản ảnh sự lúng túng của Pháp.
Một mặt không muốn bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi, do tình thế cô lập của VN, trục trặc ngoại giao Đức-Việt, để gây lại ảnh hưởng Pháp ở Á Châu, sau khi đã tăng cường bang giao với Ấn Độ.
Một mặt hiểu rằng muốn đóng vai leader ở Âu Châu, lợi dụng cơ hội bà Merkel bị khó khăn vì chính trị nội bộ ở Đức, không thể phủi tay về vấn đề nhân quyền.

Quốc hội Âu Châu, tháng 12 vừa qua, đã thông qua một nghị quyết đòi trả tự do cho các ký giả và những người tranh đấu cho nhân quyền đang bị giam giữ. Một số dân biểu Âu Châu kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu đình chỉ việc phê chuẩn thoả ước giao thương giữa Việt Nam và Âu Châu, dự tính trong năm nay , vì những vi phạm nhân quyền càng ngày càng trắng trợn ở VN.
Nếu phải làm một bản tổng kết, có thể nói phiá Pháp đã đạt mục tiêu đầu: phê chuẩn trên dưới 10 tỷ euros thoả ước cho các công ty Pháp. Phiá VN chỉ có hy vọng nhờ Pháp cải thiện mối bang giao với Âu Châu càng ngày càng thê thảm, trong lúc VN cô lập hơn bao giờ hết.

Khi Nguyễn Phú Trọng đặt chân tới Paris, người Pháp gốc Việt đã biểu tình phản đối.
Ba tổ chức nhân quyền (1) đã kêu gọi chính phủ Pháp đừng gia tăng hợp tác với một quốc gia vi phạm trắng trợn nhân quyền. Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (RSF) đòi chính phủ đặt thẳng vấn đề tự do ngôn luận ở VN. RSF tố cáo chính sách đàn áp dã man những người chống đối, những bloggers, từ khi Nguyễn Phú Trọng nắm quyền. Các tổ chức Human Rights Watch, Amnesty International cho hay hiện nay có ít nhất 129 tù nhân chính trị bị giam giữ trái phép và chiến dịch đàn áp dữ dội đến độ nhiều người đối lập hay bất đồng chính kiến đã phải trốn ra ngoại quốc.

PUBLICITÉ
Cuộc viếng thăm của ông Trọng đã diễn ra trong sự thờ ơ hoàn toàn của dân Pháp và média Pháp.
Không có một nhân vật quan trọng nào đưa đón Nguyễn Phú Trọng. Không có họp báo, phỏng vấn để khỏi phải trả lời về nhân quyền. Trong thời gian ở Pháp, Nguyễn Phú Trọng chỉ tới thăm hai tỉnh nhỏ ngoại ô Paris, Choisy le Roi và Montreuil. Montreuil là thành phố hiếm hoi có thị trưởng là người Cộng Sản. Trước đây, tất cả các thành phố chung quanh Paris đều nằm trong tay đảng Cộng Sản, gọi là Thắt Lưng Đỏ ( Ceinture Rouge ). Ngày nay, trên toàn quốc, đảng Cộng Sản chỉ chiếm không tới 2% số phiếu bầu.
Hầu như báo chí, truyền hình không đả động gì tới cuộc viếng thăm, trừ vài bài báo về các thoả ước thương mại trong một tờ báo chuyên về kinh tế.
Báo chí lề phải trong nước làm rùm beng về một bài báo trên tờ Le Monde, nói về "Viễn ảnh tốt đẹp của cuộc bang giao Việt Pháp". Quả thực có nguyên một trang báo trên tờ Le Monde ngày 27/03, nhưng trên góc phải trang báo ghi rõ: PUBLICITÉ (quảng cáo). Nghĩa là trước sự thờ ơ của media, Đảng ta đã mua một trang quảng cáo để ca ngợi mình. Giá một trang quảng cáo trên Le Monde: 147.000 Euros (trên 150.000 dollars US).

Từ Thức

tuthuc-paris-blog.com

(1) FIDH ( IFHR , Internetioanl Federation for Human Rights), VCHR (Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l’Homme), LDH (Ligue des Droits de l’Homme).



Chuyến Tây du cấp cao nhạt nhẽo, bẽ bàng!

Bùi Tín

Bài viết của TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đăng trên trang quảng cáo (Publicité) của báo Pháp Le Monde
Bài viết của TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đăng trên trang quảng cáo (Publicité) của báo Pháp Le Monde


Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm đến sỹ diện, bộ cánh hào nhóang của mình. Chuyến đi Pháp, rất hiếm hoi sang một nước Tây Âu đang diễn ra là một cuộc viễn du quan trọng, một cuộc sát hạch xem uy tín của ông và của nước Việt nam XHCN của ông trước thế giới văn minh đang ở mức nào.

Cuộc đi thăm có hơn 2 ngày ngắn ngủi, chưa kết thúc, nhưng trong hơn 1 ngày qua đã có thể sơ kết về kết quá thật sự thấp kém và nghèo nàn đến thê thảm của nó.

Trước tiên nơi chiếc chuyên cơ từ Hà Nội sang đến vào tối 25/3 đã được mời đỗ ở sân bay nhỏ Orly, thường chỉ dùng cho các chuyến bay nội địa và các chuyến bay gần...
Ra đón đòan, người Việt đông gấp nhiều lần người Pháp là chủ nhà. Theo tin trên báo Nhân dân có phóng viên đi theo đòan, ra đón đòan có đại diện chính phủ Pháp (báo trong nước không nêu tên và chức vụ!?), đại sứ Pháp tại Việt Nam, đại sứ VN tại Pháp, đông đảo người Việt. Tuyệt nhiên không có một nghi thức lễ nghi nào thường dành cho đòan khách cấp cao, cấp nhà nước. Không chào cờ, không quốc ca, không có phát đại bác nào!

Sáng 26 nghi thức đón chính thức mới được tổ chức tại sân Hôtel des Invalides, nơi có bảo tàng quân sự, xưa là nơi nghỉ dưỡng của các thương binh chiến tranh nặng, tàn tật. Không hiểu sao lễ đón lại diễn ra ở đây, chuỵện chưa từng có...
T

rên báo Pháp, người đại diện của chính phủ Pháp ra đón đòan là ông Jacques Mézard, bộ trưởng bộ đất đai, nhà ở và quy họach đô thị; xem trong danh sách chính phủ, ông thường đứng ở vị trí thứ 13 trong thứ bậc về cấp, chức. Chỉ có một vụ phó bộ ngọai giao và một cục phó bộ quốc phòng! Rẻ rúng thế!

Ông Trọng được ông chủ tịch Quốc hội François Rugy "hội kiến" chiều 26 và sáng 27 được "hội kiến" với Thủ tướng Edouard Philippe, sau đó "hội kiến" với Chủ tịch Thượng viện Gerard Larcher.
Hội kiến là gì? là gặp mặt một lúc rất ngắn theo kiểu chào hỏi xã giao, không có bàn bạc, đàm phán gì sâu sắc. Thế là cả đòan VN đông đảo hơn 20 vị cấp cao đi theo tổng bí thư, có phó chủ tịch quốc hội Tòng thị Phóng, có phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngọai giao Phạm Bình Minh, trưởng Ban đối ngọai Hòang Bình Quân, một lọat thứ trưởng, vụ trưởng, đòan nhà báo đông… đi theo đều "thất nghiệp", không có ai tiếp chuyện. Tuyệt nhiên không có cuộc gặp mặt, trao đổi đàm phán gì giữa đòan đại biểu 2 bên. 2 văn bản được ký trong dịp này là văn bản về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và văn bản về sở hữu trí tuệ, thêm mẩu tin về Việt Nam mua một số máy bay chở khách cho hãng vận tải "Tre"- Bambou.Nghĩa là không có gì đặc biệt.

Còn tổng thống E. Macron? Ông gặp ông Trọng trong một buổi ăn trưa ngày 27 tức là ngày cuối cùng của chuyến thăm, và ra một tuyên bố chung sơ sài, ngắn gọn, chỉ có ý nghĩa hình thức. Không có đàm phán thật sự giữa 2 đòan, chỉ có những cuộc gặp nhỏ lẻ, không có diễn văn đón, chào như thường lệ, cũng không có thông cáo chung... Cũng không có lễ tiễn.
Qua loa, đại khái, có thể nói là nhạt nhẽo, không có nội dung gì đáng ghi nhớ, đáng bình luận.

Theo dõi kỹ trên tivi Pháp có hơn 10 mạng khác nhau, không hề thấy mặt mũi ông Trọng và đòan cấp cao của ông trong suốt 3 ngày qua, dù chỉ vài dây. "Mình như thế nào nên người ta mới nể trọng, xử sự như thế chứ!" lời ông nói sau chuyến đi Hoa Kỳ năm trước sao mà thâm thúy thấm thía cho chuyến đi này.

Trên báo le Monde nhân dịp này chỉ có vài tin và bài ngắn về Việt nam cùng ảnh ông Trọng, nhưng lại đăng trên trang Quảng cáo, nghĩa là phải trả tiền, được biết là gần 200.000 Euro/1 trang. Vậy là sứ quán VN tại Pháp đã phải bỏ tiền ra để đánh bóng quảng cáo cho ông Trọng như một món hàng! Thật óai oăm!

Những hiện tượng khác thường trên đây không có gì là lạ lùng, nếu chúng ta hiểu con người và quan điểm chính trị của tổng thống E. Macron. Năm ngóai ông E. Macron ra cuốn sách tự truyện "Révolution"- "Cách mạng" trong một tháng bán được gần 1 triệu cuốn, được dịch ngay sang 20 thứ tiếng. Tháng trước ở Việt Nam cuốn sách này do nhà xuất bản First news – Trí Việt dịch ra tiếng Việt và phát hành, chỉ trong một buổi hội sách bán được trên 1 ngàn cuốn.
Ngay ngòai bìa sách đã ghi thêm "Hành trình vì tự do".
Tư tưởng trung tâm của cuốn sách là sự tự nguyện đấu tranh cho tự do, không khoan nhượng, không do dự, cho tự do và dân chủ thứ thật, chống mọi hình thức độc đóan đảng trị, tự do bình đẳng trong chính trị, trong kinh tế, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, trong yêu đương, trong xã hội, gia đình, trường học.
Trong con mắt của một lãnh đạo trẻ trung 40 tuổi tròn, dấn thân hết mình cho tự do dân chủ nhân quyền, không thể có chỗ nào dành tình cảm chính trị cho những quyền lực độc tài ác với các chiến sỹ dân chủ chống bành trướng.

Chưa cần nói ra lời cảnh báo lên án trực tiếp khi gặp mặt, chỉ sự tiếp đón thờ ơ cấp rất thấp ban đầu đến các cuộc hội kiến xã giao nhạt nhẽo với thủ tướng, chủ tịch quốc hội và chủ tịch thượng viện, không có một nghi lễ trọng thị nào – không cờ quạt, quốc ca, không duyệt quân danh dự, không hội đàm, họp báo chung, không có quốc yến, không bắt tay tòan đòan chính thức, tất cả điều ấy còn hơn là lời nói rõ ràng rằng: ông không có tư cách thật sự nguyên thủ quốc gia, mà chỉ là đại diện cho một chính đảng chuyên chính kiểu Mác-xít đã hết thời, thù địch với tự do dân chủ, chúng tôi miễn cưỡng quan hệ với các ông, các ông hãy tự hiểu mình và đi tìm bạn kết thân chỗ khác.
Không phải ngẫu nhiên mà đòan ông Trọng đến Pháp khi cuộc khủng bố ở thị trấn Aude xảy ra. Một tên khủng bố Hồi giáo giữ con tin, dọa giết người. Anh trung tá cảnh binh Arnaud Beltrame tự nguyện thay chỗ một phụ nữ bị giữ làm con tin, tự dấn thân vào chỗ chết để cứu sống một phụ nữ không hề quen biết, để cuối cùng anh bị hung thủ bắn chết, khi anh dự định cưới vợ vào tháng 6 tới. Tổng thống E. Macron tuyên dương anh là một anh hùng, ngày 28 anh sẽ được lên cấp đại tá và nhận Huân chương Légion d’honneur và làm lễ quốc tang...

Thật là một bài học sống động cho lực lượng công an trong nước Việt, chuyên coi dân là thù địch nhất là tuổi trẻ khát khao tự do dân chủ, hàng vài chục người bị đánh chết trong trạm công an, cảnh sát mỗi năm, khi nào biết hy sinh vì dân như Trung tá A. Beltrame trên đây.

Mong rằng ông Trọng và đòan 40 cán bộ cấp cao đọc kỹ cuốn tự truyện của Tổng thống E. Macron và ghi nhớ tấm gương sáng của Trung tá A. Beltrame để kể lại cho lực lượng công an cảnh sát trong nước noi gương, coi như 2 món quà quý an ủi cho chuyến Tây du nhạt nhẽo và bẽ bàng này.

27/03/2018
Bùi Tín

https://www.voatiengviet.com



RSF: Pháp phải đặt vấn đề nhân quyền

với ông Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi Pháo thẳng thắn nêu lên các vấn đề nhân quyền khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Paris vào Chủ nhật này.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters Sans Frontières) kêu gọi Pháp thẳng thắn nêu lên các vấn đề nhân quyền khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Paris vào Chủ nhật này.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp kêu gọi chính phủ Pháp lên tiếng với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng về việc Việt Nam trấn áp các nhà báo và blogger độc lập, khi ông Trọng đến Paris vào Chủ nhật này.
Nhận lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron, ông Trọng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 3, theo truyền thông trong nước. Chuyến thăm cũng diễn ra nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt-Pháp.

"Quan hệ đối tác chiến lược" này có mục đích gì nếu thiếu tự do báo chí?" ông Daniel Bastard, trưởng phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong RSF, nói. "Chúng tôi kêu gọi nhà chức trách Pháp hãy chất vấn Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam những câu hỏi bị cấm ở nước ông ấy, những câu hỏi khiến các phóng viên Việt Nam bị cầm tù nếu họ dám hỏi."

RSF cho biết kể từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà báo công dân đã bị bắt, bị trục xuất hoặc bị kết án tới 9, 10 hoặc thậm chí 14 năm tù chỉ vì cố gắng cung cấp thông tin cho công chúng. "Đây là đợt trấn áp tồi tệ nhất nhắm vào quyền tự do cung cấp thông tin trong hơn 20 năm qua," RSF nói thêm.

Tổ chức vận động cho quyền tự do báo chí này cũng lưu ý tới tình trạng sức khỏe đang xấu đi của nhiều nhà báo công dân đang bị cầm tù, trong đó có luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và blogger Mẹ Nấm.
Nghị viện Châu Âu tháng 12 năm ngoái đã thông qua nghị quyết khẩn cấp đòi Việt Nam thả các nhà báo công dân mà họ nói là bị giam giữ sai trái ở Việt Nam.

Trong một thông cáo chung với hai tổ chức khác, RSF kêu gọi Pháp đòi hỏi nhà chức trách Việt Nam thực thi các nghĩa vụ quốc tế và tôn trọng các quyền được bảo đảm trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
"Điều thiết yếu là, trong các cuộc gặp với Tổng bí thư Trọng, các đại diện của Pháp phải hết sức thẳng thắn nêu lên các vấn đề nhân quyền," RSF nhấn mạnh trong thông cáo.

Việt Nam xếp thứ 175 trên 180 quốc gia trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2017 do RSF thực hiện.

24/03/2018

https://www.voatiengviet.com


TIỀN THUẾ CỦA DÂN LÀ TIỀN MỒ HÔI NƯỚC MẮT, SAO NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÓ THỂ PHUNG PHÍ NHƯ THẾ?

BÀI VIẾT CỦA TBT. TRỌNG ĐÃ ĐĂNG TRÊN TRANG QUẢNG CÁO CỦA BÁO PHÁP MẤT HƠN 4 TỈ VNĐ - THẬT LÀ KỲ CỤC VÀ TỐN KÉM.

Trang trọng, hoành tráng đến thế là cùng. Nhưng, lạ nhỉ, không thấy đề số trang, không thấy tên tờ báo. Bạn đọc cứ tin chúng tôi đi: đây là trang 11 số báo Le Monde đề ngày 27.03.2018, không đề số trang, nhưng bên trái là trang 10, mặt sau là trang 12, ai không tin, chịu khó bỏ ra 2,60 EUR mà kiểm tra. Nhìn kỹ hơn, ở đầu trang, bên phải, có đề rõ: Publicité (quảng cáo).

Hoá ra, nhật báo Le Monde không đăng bài viết của ông Trọng, mà đăng một trang quảng cáo cho ông. Vào trang mạng sau đây: http://www.tarifspresse.com/PDF/00551_20151030.pdf
bạn đọc có thể thấy giá tiền mua trang 11 (chưa kể thuế TVA) là 147.900EUR. Nếu tính thuế dành riêng cho quảng cáo báo chí (với điều kiện) là 2,1%, thì số tiền lên tới 151.000EUR. Tính theo hối suất (ngày 26.03.2018) là 4.228.000.000 đồng Việt Nam, nghĩa là hơn 4 tỉ VND.

Nguồn: Diễn Đàn (Paris), FB Lm. Lê Ngọc Thanh

Afficher la suite

L’image contient peut-être : 1 personne, sourit

 


Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cs Biểu tình phản đối Nguyễn Phú Trọng tại Paris


Báo chí Quốc tế đưa tin về trò hề của Nguyễn Phú Trọng tại Paris, Pháp

____________

Tường trình về ngày 26/03/2018:

Sau hai ngày lo xong công tác, tôi xin gởi đến các bạn vài hàng tường trình công việc.
Ngày thứ bảy 24/03/2018 anh chị em Việt Nam Quốc Dân Đảng Khu Bộ Paris có tổ chức một bữa cơm thân mật tại Paris nhân dịp Tết Mậu Tuất. Khá đông anh chị đã hưởng ứng trong một không khí vui nhộn có văn nghệ "cây nhà lá vườn" nhưng cũng không thiếu phần hào hứng. Ngay trong buổi "Ăn Tết" có một chị đã tự động "lì xì" cho các anh chị em trong ban tổ chức 30€. Anh chị em rất cảm kích thịnh tình của chị bạn. Xin hẹn các anh chị em, chúng ta sẽ gặp lại nhau vào một dịp gần đây.
Hôm nay, thứ hai 26/03/2018, một số rất đông anh chị em đã hưởng ứng lời kêu gọi của hai anh Sơn Hà và Lâm Khanh, tụ tập từ lúc 8giờ sáng một ngày đầu xuân gần trụ sở của việt cộng mà chúng "gọi là đại sứ quán", nhưng chúng ta gắn cho một "mỹ từ" là hang ổ cộng sản ở quận 8 Paris. Mặc dù hôm nay là ngày đầu tuần, ngày làm việc nhưng đã có rất nhiều bạn trẻ trai gái, chắc là đã hy sinh một ngày lương, đã hăng hái gặp nhau để phản đối sự hiện diện của tên tổng bí thư việt cộng với biệt danh là Trọng Lú tại thủ đô Paris nơi được mệnh danh Thủ Đô Ánh Sáng và là "Cái Nôi của Tự Do, Dân Chủ"!
Đúng là mặt chai mày đá không biết ngượng! Trong xứ, hắn hét ra lửa, nhưng ở xứ Pháp này chẳng ai coi ra gì! Có lẽ vì thế mà y chỉ được tiếp đón bởi một Bà Tỉnh Trưởng (Madame la Préfète!) theo một tấm ảnh trên FC! Đúng vậy vì Trọng Lú chỉ là chúa đảng cướp bên nhà chứ hắn không phải được dân chọn hay có một danh vị nào theo nguyên tắc của một Quốc Gia Pháp Định!
Có một anh bạn đưa kín đáo vào tay người hô khẩu hiệu 40€ và nói "Xin ủng hộ ban tổ chức". Sau khi thông báo cho hai anh trong ban tổ chức, tất cả đồng ý là số tiền đó sẽ đưọc đóng góp vào quỹ "Vinh Danh 70 năm Cờ Vàng" sẽ được tổ chức vào tháng 7/2018. Xin hoan hô tinh thần của anh bạn. Trong những người biểu tình, tôi còn thấy vài ông bà cụ rất lớn tuổi tay chống gậy, có con cháu dìu tay đi từng bước chậm hoà mình vào cuộc biểu tình.
TINH THẦN TRANH ĐẤU BẤT DIỆT!
Một chị và một anh đã thay phiên nhau hô to các khẩu hiệu chống cộng bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Việt. Và hai chị đã hát những bài ca đấu tranh với sự phụ họa của mọi người. Có một lúc, tất cả anh chị em đi diễn hành dưới lề đường vòng quanh công trường nơi biểu tình. Đặc biệt có một anh đi dẫn đường, tay lôi hình nộm với cái đầu là ảnh của Trọng Lú và chân bị cột bằng cờ máu rách tả tơi!
Trong lúc biểu tình, một người trong Palais de l'Elysée (Dinh Tổng Thống Pháp) đến báo là Văn Phòng Tổng Thống đã nhận được kháng thư chống Trọng Lú và xin được gặp Tổng Thống Emmanuel MACRON để:
1/ Trình danh sách những tù nhân chính trị và lương tâm, yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp để họ được trả lại tự do.
2/ Yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp để cho Dân Việt được hưởng Tự Do trong một thể chế Dân Chủ.
3/ Yêu cầu chính phủ Pháp làm áp lực để việt cộng tuân chỉ những điều lệ trong Hiệp ước về môi trường và thay đổi khí hậu (Accords sur l'Environnement et le Changement Climatique.

Vì các anh Sơn Hà và Lâm Khanh đã gởi thư chính thức trước vài ngày nên Văn Phòng Tổng Thống mời một đại diện vào Dinh Tổng Thống để trao tận tay văn bản cho Văn Phòng để họ trình lên Tổng Thống. Hình như đây là lần đầu tiên Văn Phòng Tổng Thống tiếp xúc với chúng ta!

Chuyện bên lề:
Trong lúc anh chị em hô to những khẩu hiệu chống cộng, có một tên "cộng con" đậu xe mang bảng số ngoại giao đến ngay chỗ biểu tình, xuống mở thùng xe, lấy ra một xe kéo loại đi chợ lôi bên tay phải, tay trái cầm một cái hộp (?) đi qua đường với gương mặt chầm bầm như khỉ bị táo bón! Đúng là loài vẹm. Lúc đầu tôi tưởng là hắn muốn cất đồ đạc vào nhà. Nhưng khi nhìn thấy bảng số ngoại giao đoàn thì tôi vẫn ngây thơ cho là hắn đến ổ của chúng. Nhìn hoài không thấy hắn đi về hướng đó. Chỉ không đầy một phút thì thấy hắn trở lại xe với hai đồ vật như cũ. Tôi hiểu liền là hắn bị cảnh sát đuổi vì biết hắn khiêu khích chúng ta. Lúc đó một anh bạn đã lấy lá cờ vàng cắm lên cái quạt gió của xe của hắn và chụp nhiều hình. Bọn cộng vẫn không chừa tật hung hăng, xấc láo! Nhưng các anh em chúng ta luôn giữ tư cách của một người Việt Nam Cộng Hoà có giáo dục, không thèm trả lời sự thô bỉ của lũ cộng, hèn với giặc ác với dân.
Biểu tình thành công ngoài sự mong ước của các anh chị tổ chức. Lúc sáng sớm, chúng tôi đến đầu tiên, chỉ thấy vài anh, lòng lo ngại. Nhưng sau đó thì anh chị em đến khá đông. Đó là nhờ sự hợp tác của 4 đảng, 8 hội đoàn và nhiều người không thuộc một tổ chức nào.

Kết luận:
ĐOÀN KẾT SẼ ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU THẮNG LỢI!

Nguyễn Cao Đường

 

Đăng ngày 29 tháng 03.2018