Bệnh dịch theo

"Một vành đai, một con đường" của Tàu cộng

lan ra toàn thế giới

Kiên Định - Đại Kỷ Nguyên

Kế hoạch ‘Một vành đai, một con đường’ của chính quyền Trung Quốc làm người ta nhớ tới con đường tơ lụa cổ đại nối liền đế quốc Mông Cổ với châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, kết quả lại có vẻ như đang ngược lại với mong muốn của tất cả các nước tham gia.
Tác giả James Gorrie, một nhà văn, diễn giả ở Nam California, cũng là tác giả của cuốn The China Crisis (tạm dịch: Cuộc khủng hoảng Trung Quốc) mới đây đã chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề này.
Tương tự như việc cố gắng của người cai trị đế quốc Mông Cổ thế kỷ thứ 13, tầng lớp lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang hy vọng kế hoạch Một vành đai, một con đường có thể giúp họ đạt mục tiêu mở rộng ảnh hưởng thương mại và chính trị trên toàn lục đia Á – Âu.
Theo dự tính của nhiều chuyên gia, khi có nhiều dự án trực tiếp đầu tư ở nước ngoài, dĩ nhiên sẽ mang tới cho ĐCSTQ càng nhiều cơ hội, mở rộng quyền bá chủ kinh tế và chính trị của Bắc Kinh trên khắp Tây Âu, châu Phi và châu Mỹ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, ĐCSTQ có thể nhìn xa thấy tương lai của mình sẽ ảnh hưởng tới nền thương nghiệp toàn cầu, là trung tâm của công nghệ và ngành chế tạo. Đương nhiên, để thực hiện được kế hoạch vĩ đại này, trước tiên Bắc Kinh cần dịch chuyển trọng tâm kinh tế toàn cầu từ Mỹ sang Trung Quốc.

Dịch bệnh lây lan trên toàn cầu dọc theo kế hoạch ‘Một vành đai, một con đường’ của ĐCSTQ.

Trên thực tế, hiện thực rõ ràng có thể thấy là kế hoạch vĩ đại này của ĐCSTQ không mang lại sự phát triển kinh tế và chiến thắng chính trị toàn cầu cho chính họ, mà ngược lại mang tới thảm họa tiềm tàng cho toàn thế giới.
Tới thời điểm hiện nay, virus Vũ Hán hay đang được đề xuất gọi là “virus Trung cộng” vẫn đang không ngừng lan sang các quốc gia khác. Trên thực tế, mọi người đã bắt đầu so sánh nó với sự lây lan của Cái chết đen vào giữa thế kỷ 13.
Tối thiểu có thể nói, sự tương đồng lịch sử giữa hai sự kiện là đáng ngạc nhiên
Ví dụ, giống như dịch bệnh Cái chết đen năm đó, virus corona cũng bắt nguồn từ ĐCSTQ. Ngoài ra, cũng giống như dịch hạch, mầm bệnh chết người mới này lan rộng về phía tây, theo dấu chân của kế hoạch Một vành đai, một con đường của ĐCSTQ xuyên qua Iran (Ba Tư cổ đại) đi vào châu Âu qua cảng Italia.

Tỷ lệ lây nhiễm ở các nước láng giềng của Trung Quốc khá thấp
Giống như ôn dịch năm đó, những quốc gia có quan hệ thương mại với Bắc Kinh trở thành nhân tố chính trong sự lây lan của dịch bệnh, cho dù chắc chắn đó không phải là nhân tố duy nhất. Một số quốc gia có quan hệ kinh tế mật thiết hay liên hệ chiến lược với chính phủ Trung Quốc đều bị ảnh hưởng rất nặng. Mặt khác, một số đối tác thương mại gần Trung Quốc lại nghĩ cách tránh tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao.
Ví dụ, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có quan hệ thương mại vững chắc với Bắc Kinh. Tính đến ngày 21/3, Nhật Bản và Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm virus lần lượt là 1.054 và 8.799.
Điều đáng chú ý nhất trong giai đoạn này chính là tình hình ôn dịch ở Đài Loan và Hồng Kông. Cả hai khu vực đều kiên quyết chống Trung cộng dù có liên quan mật thiết tới Trung Quốc đại lục. Tính đến hết ngày 21/3, Đài Loan chỉ ghi nhận 153 trường hợp nhiễm bệnh.
Điều này phần lớn là do hành động nhanh chóng của chính phủ Đài Loan. Các biện pháp này bao gồm cấm đi du lịch ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Ma Cao, cấm xuất khẩu khẩu trang để đảm bảo nguồn cung cấp quốc gia và hạn chế du lịch để nhanh chóng xác định người mang virus tiềm năng.
Tình hình ở Hồng Kông cũng tương tự. Tính đến hết ngày 21/3, chỉ có 273 người bị nhiễm bệnh ở Hồng Kông và 4 người đã chết, mặc dù đây được coi như cửa nhà của ĐCSTQ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự phản cảm của thành phố này đối với chính quyền ĐCSTQ và đấu tranh của dân chúng đã hạn chế du khách tới du lịch, từ đó đã giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh tới nơi này. Kinh nghiệm Hồng Kông về dịch SARS năm 2002 cũng là một yếu tố chính. So với những nơi khác, thói quen vệ sinh tốt và đeo khẩu trang đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Hồng Kông.

Iran bị virus tấn công
Ngược lại, những quốc gia có mối quan hệ chính trị và các hoạt động thương mại với Bắc Kinh được xác minh là những quốc gia có virus lây lan hiệu quả nhất. Ở Trung Đông, mối quan hệ chiến lược của Iran với ĐCSTQ đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp xúc nhiều hơn với căn bệnh truyền nhiễm này, dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao hơn.
Trong khi hàng trăm công nhân Trung Quốc đang làm việc tại Iran, tác động của dịch bệnh đã ảnh hướng tới các nhà lãnh đạo cao nhất của Iran, với ít nhất 23 nghị sĩ (10% các nhà lập pháp Iran) bị nhiễm virus Vũ Hán.
Các nhà lãnh đạo của Iran đã chết vì virus bao gồm Hashem Bathayi Golpayegani, thành viên hội đồng giáo sĩ chịu trách nhiệm bổ nhiệm lãnh tụ tối cao Iran. Mohammad Mirmohammadi, một người bạn thân và cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei cũng đã tử vong. Hadi Khosrowshahi, cựu đại sứ Iran tại Vatican và là thành viên quốc hội mới được bầu đã qua đời hôm 27/2. Vài ngày sau đó, Hossein Sheikholeslam, 68 tuổi, cựu cố vấn ngoại trưởng Iran và cựu đại sứ Iran tại Syria cũng chết vì virus Vũ Hán.
Nhiều nhà lãnh đạo Iran cũng nhiễm virus, trong đó có Thứ trưởng Bộ Y tế Iraj Harirchi, Phó Tổng thống Masoumeh Ebtekar, Phó Chủ tịch về Phụ nữ và Gia đình, An ninh Quốc gia của Quốc hội Iran Và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Mojtaba Zolnour.

Ý một lần nữa phá vỡ cửa ngõ vào châu Âu
Ở châu Âu, Ý là một ví dụ khác có kết quả tương tự, nhưng nguyên nhân có rất nhiều. Là một thành viên đang gặp khó khăn của nhóm G7, Ý coi đầu tư trực tiếp nước ngoài của ĐCSTQ là nguồn tài trợ cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dân số già của đất nước, các khoản nợ lớn và sự chia rẽ chính trị đã mang tới gánh nặng kinh tế.
Vì những lý do này, Ý đã hết lòng lôi kéo nhóm G7 toàn tâm toàn ý chấp nhận các kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng cùng bến cảng của Bắc Kinh tại Genova và các nơi khác.
Tuy nhiên, một số người tin rằng việc Ý gia nhập ‘Một vành đai một con đường’ từ đó đưa dòng người Trung Quốc đông đảo tràn vào trong nước là lý do khiến nước này có tỷ lệ nhiễm và tử vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý hôm 21/3 cho biết, nước này ghi nhận 53.578 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó 4.825 đã chết. Tỷ lệ tử vong là 9%, cao hơn nhiều so với mức bình quân toàn cầu là 4,2% (theo số liệu từ worldometer).
Công nhân của kế hoạch Một vành đai một con đường của ĐCSTQ là những người cần chịu trách nhiệm một phần cho tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao của Ý. Nhưng có một nguyên nhân khác là có thể công dân Trung Quốc đã di cư bất hợp pháp sang Ý và các nước châu Âu khác. Hai yếu tố này, cùng với sự gia tăng dân số cao tuổi ở Ý, đã dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao bất thường ở nước này. Một điều làm người ta kinh sợ hơn đó là, 60 triệu người trên khắp nước Ý hiện đang phải cách ly.

Trên thực tế, ĐCSTQ và kế hoạch ‘Một vành đai một con đường’ của nó đã không thể dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu bước vào thế kỷ 21, mà ngược lại đang phá hủy nó. Ở Ý, nhiều nhà máy đã bị đóng cửa vì các thị trấn và thành phố đã bị cách ly trong nhiều tuần.
Dịch bệnh dường như đang tuân theo một quy tắc, những quốc gia vì lợi ích kinh tế mà nhắm mắt làm ngơ trước ĐCSTQ và sự tàn bạo của nó sẽ thu hoạch được hạt giống mà họ đã gieo. Đối với những người đồng minh với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, giấc mơ chinh phục thế giới của họ đã trở thành cơn ác mộng.
Dịch bệnh toàn cầu do virus ĐCSTQ mang đến cho thế giới bắt đầu biểu hiện rõ ràng. Các công ty từ nhiều quốc gia khác nhau đang tìm cách tháo chạy khỏi Trung Quốc nhanh hơn bao giờ hết. Các lệnh cấm du lịch đến Trung Quốc của các nước trên thế giới đã trở nên phổ biến. Hiện tại, hoạt động kinh tế thương mại với Bắc Kinh ở trong khu vực bao gồm cả ở Mỹ đang chậm lại, giảm xuống nhiều so với vài tuần trước.
Nói tóm lại, thế giới mà ĐCSTQ hy vọng chiếm được và thống trị bây giờ đã rất khác, mọi người không còn sẵn lòng lắng nghe những gì ĐCSTQ muốn nói, thậm chí người ta đang bắt đầu kêu gọi hãy gọi tên con virus mang tên ĐCSTQ.

22/03/20
Theo The Epochtimes
Kiên Định dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/


Big data tiết lộ:

tuyến đường ‘chạy trốn’ của 60.000 người Vũ Hán

khớp với sự lây lan đại dịch toàn cầu

Vào tháng 2/2020, một nhóm nghiên cứu của Đại học Southampton ở Anh đã sử dụng dữ liệu lớn phân tích, để mô phỏng và theo dõi dấu vết di chuyển của gần 60.000 người dân Vũ Hán trước khi thành phố này đóng cửa. Kết quả bất ngờ cho thấy có một sự trùng khớp đến kinh ngạc về lộ trình di tản của những người này với tình hình bùng phát dịch bệnh ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành toàn cầu, gần đây số bệnh nhân nhiễm dịch tại nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Mỹ đã tăng nhanh chóng. Vào ngày 23/1/2020, dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây lan và bùng phát mạnh trên khắp Trung Quốc đại lục, và tâm dịch Vũ Hán đã tuyên bố đóng cửa thành phố. Ngay trước đêm thành phố đóng cửa, một lượng lớn người dân Vũ Hán đã “chạy trốn” bằng nhiều cách khác nhau.
Thị trưởng Vũ Hán, ông Chu Tiên Vượng từng nói với truyền thông của Đại lục rằng hơn 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán trước khi thành phố này đóng cửa vào ngày 23/1.

Vào giữa tháng 2/2020, nhóm dữ liệu lớn Worldpop của Đại học Southampton, đã sử dụng phần mềm máy tính để phân tích các dữ liệu điện thoại di động và hàng không của gần 60.000 người Vũ Hán đã “chạy trốn” trước khi Vũ Hán đóng cửa. Phân tích này phát hiện ra rằng những người này đã di tản rải rác đến khắp 382 thành phố bên ngoài Trung Quốc, bao gồm Châu Á, Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc và những nơi khác. Trong những người bỏ trốn này có ít nhất 834 bệnh nhân được xác nhận nhiễm virus Vũ Hán.
Nhóm Worldpop đã chỉ ra rằng do dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn, nên nó có thể lan rộng hơn nữa ra bên ngoài, vì vậy tất cả các quốc gia cần phải chuẩn bị. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay, các thành phố có nguy cơ nhiễm dịch cao ở Trung Quốc và các trung tâm lớn trên thế giới nên tăng cường kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Tuy nhiên, do hướng dẫn sai lệch từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sự che đậy thông tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các quốc gia khác không cách nào biết được thông tin thật về tình hình dịch bệnh. Do đó, dòng người từ Vũ Hán (bao gồm cả những người được chẩn đoán nhiễm dịch) đã có cơ hội “chạy trốn” sang nhiều quốc gia khác trên thế giới, cuối cùng điều này dẫn đến việc toàn cầu “vỡ trận” và dịch bệnh bị mất kiểm soát.
Về vấn đề này, một cư dân mạng Facebook đã đăng tải thông tin về báo cáo của nhóm Worldpop vào ngày 14/2, và cho biết rằng điều này sẽ khiến cộng đồng thế giới không khỏi rùng mình kinh ngạc. Không lạ gì khi cả Châu Âu và Hoa Kỳ đều rơi vào tình trạng bùng phát mạnh.
Một số cư dân mạng cho rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho lần dịch bệnh này. ĐCSTQ đã phát động một “cuộc tấn công” vào toàn thế giới.

Vào cuối tháng 1/2020, khi dịch bệnh vượt mức kiểm soát, các quan chức của ĐCSTQ đã phải thừa nhận rằng virus Vũ Hán có thể lây truyền từ người sang người. Thời điểm đó, “chạy khỏi Vũ Hán” đã trở thành một từ khóa được tìm kiếm trên mạng Weibo. Người dân thành phố Vũ Hán đã “bỏ chạy” qua đường bộ và đường hàng không. Một số người bỏ chạy khỏi Vũ Hán vào ngày 20/1 còn “khoe” trên mạng xã hội rằng họ bị sốt đến 39 độ C. Một số người bị ho và sốt nhẹ, nhưng họ đã tự uống thuốc để “vượt qua” máy đo thân nhiệt hồng ngoại, và đã đáp máy bay đến Pháp thành công. Những người này còn đăng ảnh chia sẻ, nói rằng cuộc trốn thoát thành công của họ là “câu lạc bộ chiến thắng”.
Vào ngày 23/3, Phoenix Video đã đăng lại một video từ kênh truyền thông đại lục cho thấy vào ngày 19/3, bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán virus là bà Hồ Á Mẫn (sinh năm 1954). Bà là giáo sư “chủ nghĩa Marx Lenin”, cựu Viện trưởng Viện văn học Đại học Sư phạm Hoa Trung, Vũ Hán. Sau 49 ngày điều trị, bà Hồ Á Mẫn đã rời bệnh viện bệnh truyền nhiễm và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Rome.

Ngày 30/1, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, hai người khách du lịch từ Trung Quốc được xác nhận bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán là một cặp vợ chồng ở độ tuổi 66 và 67. Họ đã được cách ly để điều trị . Danh tính của họ không được tiết lộ.
Theo truyền thông Il Messaggero của Ý, cặp đôi người Trung Quốc này đã đến Milan vào ngày 23/1 và sau đó đến một khách sạn ở Rome. Trong chuyến đi, họ đã bắt xe buýt đến Cassino để tham quan; đêm ngày 29/1 họ cảm thấy không khỏe nên đã đi khám bệnh, và kết quả cho thấy họ dương tính với virus Vũ Hán. Điều này có nghĩa là hai người đã đi du lịch ở Ý 6 ngày trước khi được chẩn đoán nhiễm virus.
Bài báo cho biết cặp vợ chồng này cũng là ca viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được xác nhận ở Ý. Cư dân mạng nói: “Đây chắc chắn là bệnh nhân số 0 ở Ý, bệnh nhân số 0 ở Hoa Kỳ chắc chắn là người Trung Quốc ở Seattle. Bệnh nhân số 0 ở tất cả các quốc gia đều là do ĐCSTQ chuyển ra, vậy mà vẫn không biết xấu hổ còn đi đổ lỗi khắp nơi?”

Kể từ tháng 3/2020, dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng khắp thế giới, và ĐCSTQ đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, yêu cầu phải chịu trách nhiệm về những tổn thất to lớn do dịch bệnh gây ra. Trong khi đó, ĐCSTQ lại đi truyền bá “thuyết âm mưu” nhằm đổ lỗi cho Hoa Kỳ và Ý về nguồn gốc của virus.
Giáo sư Lý Dậu Đàm thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan nói với báo The Epoch Times rằng các nước châu Âu đã quá bất cẩn và nghe theo lời khuyên của WHO, kết quả các nước này đã trở thành ổ dịch, dịch bệnh bùng phát mạnh ở Châu Âu, sau đó truyền sang Hoa Kỳ.
Virus Vũ Hán đã “quét qua” hơn một trăm quốc gia chỉ trong ba tháng ngắn ngủi, nhưng đến tận đầu tháng 3/2020 WHO vẫn một mực từ chối thừa nhận đây là một đại dịch. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ngoại giới nghi ngờ và chỉ trích WHO và Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus vì “bảo vệ” ĐCSTQ, cho rằng WHO đã trở thành một “đảng chi bộ” ở nước ngoài của ĐCSTQ.
Ông Mario Vargas Llosa, một nhà văn người Peru và là tác giả được giải thưởng Nobel về văn học, gần đây đã lên tiếng phê bình rằng, chính vì hệ thống chính trị của ĐCSTQ mà thế giới hiện đang sống trong một cơn hoảng loạn dịch bệnh như thời trung cổ. Ông chỉ ra rằng bệnh dịch là sự trừng phạt của Thượng đế.

Theo Epoch Times

 



Nhà văn Israel, Barry Shaw:

Virus thực sự là "chính quyền Trung Quốc"

Vũ Dương - Đại Kỷ Nguyên

Thông tấn xã tự do Canada ngày 17/3 đã đăng tải bài viết của nhà văn nổi tiếng người Israel, Barry Shaw, bài viết có đề cập rằng dịch bệnh thực sự là nhà cầm quyền Trung Quốc, virus thực sự là Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bài viết đã gọi virus COVID-19 là “CCP virus” (virus ĐCSTQ) và tiết lộ rằng dưới ảnh hưởng của ĐCSTQ, các phương tiện truyền thông phương Tây đã cúi đầu và đổi tên cách gọi của chủng virus hòng che đậy nguồn gốc của loại virus này.
Barry Shaw nói cuộc sống của ông đã bị xáo trộn bởi virus ĐCSTQ và buộc phải sống cô lập, không thể ôm vợ hay bắt tay với bạn bè. “Virus ĐCSTQ đang cố gắng hủy hoại sức khỏe, lối sống của tôi và có thể giết chết tôi và gia đình”.

Đương quyền Trung Quốc là một "bộ máy tuyên truyền"
Trong bài viết Shaw lên án mạnh mẽ ĐCSTQ đã nhiều lần khuếch tán virus mà nó tạo nên ra khắp thế giới, và lần này cả thế giới cần phải truy cứu trách nhiệm của nó. “Trước tiên là SARS, bây giờ là cái này (virus ĐCSTQ), chưa kể đến vấn đề ô nhiễm toàn cầu trên quy mô lớn do Trung Quốc gây ra”.
Ông gọi virus COVID-19 là “một loại virus Trung Quốc bẩn thỉu và nguy hiểm khác”.
“Bạn nhận thấy rằng các phương tiện truyền thông Mỹ ban đầu gọi nó là “virus Vũ Hán” hoặc “virus Trung Quốc”, và sau đó họ dừng lại đột ngột? Tại sao lại như vậy?
“Bởi vì các phương tiện truyền thông đó đã cúi đầu trước chính phủ Trung Quốc, những người quá nhạy cảm về các vấn đề giới tính, dân tộc thiểu số và bài ngoại đã bị khuất phục trước yêu cầu của ĐCSTQ và đã thay đổi lối dùng từ của họ. Họ thậm chí đã đưa ra một mật mã ngu ngốc (COVID- 19) để gọi chủng virus này khiến nó được ẩn thân và giấu đi tên thật”.
Dòng tweet của tổng thống Mỹ nói thẳng virus này là “virus Trung Quốc”, Shaw nói, “Nhưng Tổng thống Trump đã không chịu khuất phục trước mối đe dọa của họ. Ông ấy không phải là người của cánh tả cấp tiến. Ông ấy đã đứng trước truyền thông và tuyên bố công khai”. Họ thừa biết rằng nó đến từ đâu.

"Dịch bệnh thực sự là Đảng cộng sản Trung Quốc"
Barry Shaw chia sẻ: “ĐCSTQ sau đó đe dọa sẽ cắt nguồn cung cấp vật tư trị liệu và khẩu trang y tế với Hoa Kỳ. Trong ngành dược phẩm, điều này xảy ra khi bạn giao cơ sở hạ tầng sản xuất cho ĐCSTQ như chính quyền Obama vậy”.
Khi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nói về kế hoạch phục hồi kinh tế của Trump, ông đã hỏi ứng viên Donald Trump lúc đó: “Ông có cây đũa thần nào không?” Shaw cho rằng bằng câu nói đó, Obama đã cho người dân của mình biết: “Cơ sở hạ tầng sản xuất sẽ không quay trở lại. Các bạn nghĩ gì đây? Tôi nào có cây đũa thần nào?”
Shaw nói trong bài viết: “Do vậy, chúng ta hãy ngừng việc thận trọng nhìn trước ngó sau khi nói về nó (chủng virus này), thừa nhận rằng bản thân chúng ta phải ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh mới nhất được sản xuất tại Trung Quốc này”.
“Dịch bệnh thực sự là ĐCSTQ, những chiêu trò bẩn thỉu hèn hạ cũng như dịch bệnh của nó đã ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Nếu chúng ta may mắn sống sót, chúng ta phải yêu cầu chính phủ chúng ta bắt ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về bệnh dịch và những chiêu trò hèn hạ bẩn thỉu đã bị đưa đến cho chúng ta. Trong khi chúng ta trước giờ chỉ im lặng và tự trả tiền để dọn dẹp cái mớ hỗn độn của họ”.
Ông lên án rằng: “Đối với tất cả những người cánh tả cấp tiến, những gì họ đã làm là tự do đàm luận về biến đổi khí hậu, còn đối với cái chính quyền độc ác tạo ra sự ô nhiễm thì lại không nghe không thấy, sống chết mặc bay. Tất cả những gì họ làm là thay đổi cách diễn đạt và khiến tự họ cảm thấy tốt hơn về bản thân. Xin lỗi. Điều này thật trơ trẽn”.
Cuối cùng ông nhấn mạnh: “Nếu bạn đồng ý với thông điệp này, xin vui lòng chia sẻ nó ra khắp thế giới để đánh thức thế giới đang bị che mờ này”.
Barry Shaw là một nhà văn nổi tiếng và trợ lý cao cấp về ngoại giao công chúng tại Viện nghiên cứu chiến lược Israel. Ông cũng là tác giả của quyển sách “Fighting Hamas, Bds and Anti-semitism”. Tác phẩm mới nhất của ông – “1917, Từ Palestine đến Vùng đất Israel”, là một tác phẩm sử thi cho thấy người Palestine và Cơ đốc giáo, Do Thái giáo đã mở đường cho việc khôi phục đất Israel cách đây một trăm năm.

21/03/20
Theo Nhạc Đông Khanh, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch

https://www.dkn.tv/


Gọi tên đúng cho loại virus

đang gây ra đại dịch toàn cầu

Ngọc Mai - Đại Kỷ Nguyên

Gần đây có những cuộc tranh cãi dấy lên về cách gọi đúng của loại virus đang gây nên đại dịch toàn cầu. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thích cái tên virus corona, trong khi nhiều người gọi là “virus Vũ Hán” vì nó nói đến nguồn gốc phát tán của virus.
Tuy nhiên, gần đây tờ The Epoch Times đã đề xuất một cách gọi khác là “virus ĐCSTQ” vì cách gọi này “có tính chính xác hơn”.
Cái tên “virus ĐCSTQ” nhắc nhở chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho sự coi thường sinh mệnh dẫn đến dịch bệnh bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới, gây ra nỗi sợ hãi lan rộng trong người dân và sự tàn phá nền kinh tế tại những nước đang phải đối mặt với đại dịch.
Trước đó, vào đầu tháng 12/2019, các quan chức của ĐCSTQ đã biết virus này xuất hiện ở Vũ Hán, nhưng họ che giấu thông tin tới 6 tuần. Chính quyền bắt giữ những người dân cố gắng cảnh báo sự nguy hiểm của virus và cáo buộc họ “truyền bá tin đồn”. Ngoài ra, ĐCSTQ sử dụng hệ thống kiểm duyệt gắt gao để ngăn chặn thông tin, xóa tất cả tin tức liên quan về bệnh dịch trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Vậy là một lượng lớn người dân, đáng lẽ đã có sự chuẩn bị, đề phòng trước bệnh dịch lại trở thành nạn nhân. Số người tử vong tại Vũ Hán được cho là lớn hơn nhiều so với những báo cáo của ĐCSTQ. Cuối tháng 1, hãng truyền thông Hồng Kông Initium Media cho biết số liệu tử vong xác thực có lẽ rất đáng sợ, chỉ riêng Nhà tang lễ Hán Khẩu đã có 14 lò hỏa táng hoạt động suốt ngày đêm để xử lý các thi thể.
Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc cũng đẩy mạnh tuyên truyền những hình ảnh tích cực về các nỗ lực ứng phó với virus của mình.
Cơ quan “kiểm soát dịch bệnh” tỉnh Hồ Bắc liệt kê những “thành tựu” của họ trong “báo cáo tuyên truyền” vào ngày 20/2: Có 215 câu chuyện tích cực trên ứng dụng của Hubei Daily, một tờ báo do chính phủ điều hành; 25 câu chuyện tích cực trên WeChat, một nền tảng truyền thông xã hội giống như Facebook; 39 video tích cực trên ứng dụng Tiktok; 72 câu chuyện tích cực trên ứng dụng tin tức Toutiao; và 42 bài đăng trên Weibo, một nền tảng giống như Twitter. “Tổng số lượt xem trang đạt 50 triệu”, theo báo cáo.
Trong khi đó, trên mạng lan truyền rất nhiều video về tình cảnh thê thảm của người dân Vũ Hán như người dân tuyệt vọng ném tiền qua cửa sổ, dân chúng la hét trong khủng hoảng, các bác sĩ suy sụp, cảnh sát tấn công dân thường, dùng vũ lực cưỡng chế bắt những người nghi nhiễm đến các bệnh viện dã chiến.

Thực chất, “nói dối” chính là một kịch bản đã được ĐCSTQ lặp lại nhiều lần. Theo một báo cáo đặc biệt gần đây của hãng tin Reuter, cách chính quyền Trung Quốc kiểm soát thông tin về dịch viêm phổi Vũ Hán rất giống với cách họ che giấu số liệu dịch tả lợn châu Phi diễn ra năm 2018-2019.
Trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, ĐCSTQ đã từ chối hợp tác với các nước phương Tây để tìm ra lời giải về nguồn gốc của virus. Các chuyên gia nước ngoài không được phép đến Vũ Hán.
Ngoài ra, thế giới cũng đặt ra nghi vấn về hoạt động của Viện Virus học Vũ Hán, vốn là phòng thí nghiệm P4 duy nhất của Trung Quốc. Nơi này chuyên dùng để nghiên cứu các mầm bệnh dễ lây truyền có thể gây bệnh chết người. Khi các thông tin chính thức về nguồn gốc của virus không được chứng minh, nhiều người đặt câu hỏi liệu virus Vũ Hán có phải bị rò rỉ từ Viện nghiên cứu này không?
Khi không thể đưa ra câu trả lời hợp lý về nguồn gốc của virus Vũ Hán, ĐCSTQ bắt đầu đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng nước Mỹ phải chịu trách nhiệm. Điều này khiến cả thế giới thấy khó hiểu, nếu không muốn nói là lố bịch. Tổng thống Mỹ sau đó đã đáp trả bằng cách gọi tên virus là “Virus Trung Quốc“. 


Tờ The Epoch Times chọn gọi virus corona là “virus ĐCSTQ” vì sự che giấu và đường lối quản lý sai lầm của chính quyền này khiến cho bệnh dịch lây lan rộng khắp Trung Quốc và toàn cầu (ảnh: Pixabay).

ĐCSTQ đã tuyên truyền nguồn gốc của dịch bệnh với người dân Trung Quốc bằng cách đổ lỗi cho Hoa Kỳ. Ban đầu, để ‘ổn định tình hình một cách giả tạo’, ĐCSTQ đã phủ nhận virus, che giấu thông tin dịch bệnh và bây giờ, để tiếp tục tô vẽ mình ĐCSTQ lại đổ trách nhiệm cho Mỹ, nhằm kích động tình yêu nước của dân chúng, khiến họ quay ra chỉ trích Hoa Kỳ. ĐCSTQ dường như tự biến mình thành nạn nhân.
Điểm này cho thấy cái tên “virus ĐCSTQ” là cần thiết để phân biệt rõ “thủ phạm”, ĐCSTQ là tác nhân chính làm phát tán virus. Cũng cần phân biệt nguồn gốc “Trung Quốc” với “ĐCSTQ”. Đất nước Trung Quốc và người dân Trung Quốc là nạn nhân của sự khoác lác và bất tài của ĐCSTQ.
Cái tên “virus ĐCSTQ” cũng là một lời cảnh báo cho những quốc gia và cá nhân có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, họ sẽ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong đại dịch lần này. Iran và Ý là hai quốc gia duy nhất trong nhóm G-7 tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của chính quyền Trung Quốc, đã trở thành những quốc gia có số ca nhiễm virus lớn nhất ngoài Trung Quốc. Đài Loan và Hồng Kông, vốn rất cảnh giác với ĐCSTQ, đã có rất ít ca nhiễm.  
Cuối cùng, “virus ĐCSTQ” nhắc nhở mọi người đến sự tà ác của ĐCSTQ. Bởi hình ảnh ĐCSTQ gắn với những thảm họa mà chính quyền Trung Quốc đã gây ra cho người dân Trung Quốc như vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn; bức hại tín ngưỡng, phá chùa chiền hủy hoại văn hóa; mổ cướp nội tạng sống các tù nhân lương tâm…
Cái tên “virus ĐCSTQ” là một cặp đôi hoàn hảo, virus gây ra bệnh độc, ĐCSTQ gây ra tin độc, đến nỗi một thượng nghị sĩ Ý từng phải thốt lên “Trung Quốc dưới thời của ĐCSTQ đã trở thành quốc gia tồi tệ nhất thế giới….Trung Quốc là khối u của toàn cầu“.

20/03/20
Ngọc Mai dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/



Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi

"điều tra quốc tế" đối với ĐCSTQ

vì che đậy sự thật về dịch Vũ Hán

Thượng nghị Mỹ Josh Hawley hôm 18/3 đã đăng bài kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu thông tin liên quan đến dịch Vũ Hán (Covid-19), khiến thế giới phải hứng chịu sự hoành hành của đại dịch toàn cầu vẫn đang trong tình trạng mất kiểm soát, theo The Epoch Times.
Ông Josh Hawley, 40 tuổi, đã nắm giữ cương vị Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ được 2 năm. Hiện ông đang là thành viên trẻ tuổi nhất tại Thượng viện. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là điều khiến ông nổi bật ở cả Mỹ và Trung Quốc.
Mới đây ngày 18/3, Thượng nghị sĩ Hawley đã có một động thái gây "sốt" khi đăng một dòng trạng thái trên Twitter, kêu gọi “một cuộc điều tra quốc tế rõ ràng về hành vi che đậy, lấp liếm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khiến cho bệnh dịch Covid-19 bùng phát thành đại dịch toàn cầu”. Ông Hawley cảnh báo “chính quyền Trung Quốc cần chuẩn bị tinh thần để bồi thường cho các quốc gia khác vì những thiệt hại do dịch bệnh mà họ đã gây ra”.
Hành động của Thượng nghị sĩ Hawley được cho là để đáp lại thông tin của ông Lachlan Markay, một nhà báo điều tra của tờ the Daily Beast, tiết lộ việc “một phòng thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán xác nhận dịch bệnh do chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) gây ra là dịch bệnh có khả năng lây nhiễm cao và hiện đã bị các nhà chức trách địa phương yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động thí nghiệm, tiêu hủy tất cả các mẫu thử và hiện giờ, chính quyền Trung Quốc đang cố che giấu sự thật này”.
Theo những số liệu mới nhất được ghi nhận, chủng virus corona mới đã lan rộng đến hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, gây ra ít nhất 9.989 ca tử vong, trong đó gồm 3.254 ca tử vong tại Trung Quốc, 3.405 ca tử vong tại Italy và 1.284 ca tử vong tại Iran. Đây cũng là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với số người tử vong chủ yếu là người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Gần đây, thời báo The Epoch Times đã gọi chủng virus corona mới là "virus ĐCS Trung Quốc" vì ĐCS Trung Quốc đã che đậy thông tin và không kiểm soát được dịch bệnh, khiến cho virus lây lan ra khỏi lãnh thổ quốc gia và trở thành đại dịch toàn cầu.
Được biết, Thượng nghị sĩ Josh Hawley thường là cái tên nổi bật trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Tuần trước, ông đã thẩm vấn chặt chẽ các nhân chứng trong phiên điều trần của Thượng viện về những mối nguy hại đối với người Mỹ trước sự phụ thuộc quá mức của Hoa Kỳ vào thuốc dược và vật tư y tế (như mặt nạ phẫu thuật và máy thở) được sản xuất tại Trung Quốc.
Trước đó, Thượng nghị sĩ Hawley cũng đã giới thiệu Đạo luật Bảo mật Chuỗi Cung ứng Y tế năm 2020, giao trọng trách cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, yêu cầu các nhà sản xuất “báo cáo hoặc đưa ra dự báo về sự thiếu hụt các trang thiết bị y tế hỗ trợ phục hồi với Cục giống cách mà họ đang báo cáo về tình hình dược phẩm”.
Biện pháp này cho phép Cục Quản lý “đẩy nhanh quy trình xét duyệt” những trang thiết bị y tế thiết yếu cần có sự kiểm duyệt trước khi đưa ra thị trường, đồng thời có quyền biên soạn những thông tin từ các nhà sản xuất về quy trình hoạt động của họ như các thông tin về “nguồn cung cấp các bộ phận cấu thành, nguồn cung ứng dược phẩm đang có trên thị trường, quyền sử dụng tất cả các nguyên liệu thô khan hiếm và bất kỳ các thông tin nào mà Cục cho là có liên quan để quy trình đánh giá bảo mật của chuỗi cung ứng sản phẩm y tế của Hoa Kỳ.”
Theo ông Hawley, đây là một biện pháp cần thiết bởi Mỹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc đối với hơn 150 loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc generics và các dược phẩm có thương hiệu cụ thể.

Bên cạnh đó vào tháng 10/2019, trước sự căng thẳng của hàng loạt các cuộc biểu tình của hàng trăm nghìn người dân Hồng Kông đòi quyền tự do dân chủ, phản đối sự đàn áp của Trung Quốc, ông Hawley đã đặt chân đến Hồng Kông, đàm phán với những lãnh đạo của các cuộc biểu tình và đăng một đoạn video lên Twitter tuyên bố ủng hộ động thái của người dân Hồng Kông.
Đoạn clip đã gây ra mâu thuẫn giữa ông và bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Đặc khu trưởng Hồng Kông, khi bà cho rằng vị Thượng nghị sĩ hành động “hoàn toàn vô trách nhiệm” và “đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về lực lượng cảnh sát Hồng Kông”.
Một động thái khác nhắm đến Trung Quốc của ông Hawley là việc hợp tác với Thượng nghị sĩ Rick Scott nhằm chặn ứng dụng TikTok trên toàn bộ các máy tính liên bang. Ông Hawley cho biết: “TikTok là một ứng dụng thuộc sở hữu của một doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm sự có mặt của ĐCS Trung Quốc. Ứng dụng này còn yêu cầu quyền chia sẻ dữ liệu người dùng”.
“Doanh nghiệp Trung Quốc thậm chí còn thừa nhận rằng họ thu thập những dữ liệu của người dùng cả khi ứng dụng đang chạy ngầm trong thiết bị, bao gồm việc thu thập tin nhắn, hình ảnh mà người dùng chia sẻ, xác định vị trí người dùng và theo dõi thao tác gõ phím của họ. Cơ quan liên bang Mỹ cho biết, TikTok chính là một mối nguy lớn về bảo mật đối với Hoa Kỳ và ứng dụng này sẽ không được phép có mặt trên bất kỳ thiết bị nào của chính phủ Mỹ”.
Biện pháp cấm vận đã được thi hành trong một phiên điều trần tại Thượng viện do ông Hawley chủ trì, trong đó ông nhấn mạnh rằng TikTok là ứng dụng đạt số lượng tải về nhiều nhất năm 2019 và hiện sở hữu lượng người dùng lớn hơn cả Facebook.
Các bộ phận liên bang như Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cục An ninh Vận tải hiện đã ban hành lệnh cấm sử dụng ứng dụng TikTok, nhưng các cơ quan chính phủ khác hiện chưa có động thái.
“Đây là một mối đe dọa lớn về an ninh quốc gia đối với người dân Mỹ”, ông Hawley cho biết.

20/03/20
Huy Hoàng (Theo The Epoch Times)



Thượng nghị sĩ Ý phải thốt lên

"Trung Quốc là khối u của toàn cầu"

Ngọc Mai - Đại Kỷ Nguyên

Mới đây, ông Maurizio Gasparri, thượng nghị sĩ, nguyên Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ý đã phải thốt lên “Trung Quốc là khối u của toàn cầu” vì những tuyên truyền dối trá khi nói rằng “Trung Quốc đã giúp đỡ Ý và các nước châu Âu khác trong đại dịch virus Vũ Hán”.
Trong một video, ông Maurizio Gasparri, thượng nghị sĩ, nguyên Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ý, đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc gây tổn hại cho toàn thế giới. Theo ông, Trung Quốc dưới thời của ĐCSTQ đã trở thành quốc gia tồi tệ nhất thế giới. Trung Quốc không chỉ là quốc gia có nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất, mà chính quyền nước này còn thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế thông qua các thủ đoạn không chính đáng, khiến các quốc gia đối tác rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Theo ông, chính quyền Trung Quốc lần này thậm chí đã che giấu và báo cáo giả về tình hình dịch bệnh, lừa dối toàn thế giới, khiến các nước trên thế giới đều bị rơi vào thảm họa.
Ông kêu gọi: “Các nước châu Âu, các vị phải thức tỉnh từ những gì xảy ra ở Ý, đừng bao giờ bị đánh lừa bởi những lời dối trá của ĐCSTQ”.
“Trung Quốc là khối u của toàn cầu”, ông nói.
Sau khi đăng, Video của ông đã thu hút nhiều sự chú ý. Cư dân mạng Lesliechou bình luận rằng, nên sửa lại rằng chính ĐCSTQ là khối u, chứ không phải Trung Quốc.

Một người dùng mạng tên Charlse, nói về nghị sĩ Gasparri: “Người như thế này phải là người đứng đầu lãnh đạo nước Ý!”.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc tuyên truyền rằng họ cử chuyên cơ vận chuyển vật tư y tế cung cấp cho Ý. Tuy nhiên truyền thông Ý nghi ngờ đây là “tin giả” và cho biết hàng chục nghìn khẩu trang cùng hàng nghìn bình oxy Đài Loan đều là do Ý bỏ tiền ra mua, đây là giao dịch thương mại.
Theo Tờ Il Foglio của Ý, ông Luigi Di Maio, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý, luôn sử dụng thuật ngữ “hàng cứu viện từ Trung Quốc” để mô tả các vật tư này. Đồng thời, ông này còn nhấn mạnh “Trung Quốc đem đến sự ấm áp trong mùa đông giá lạnh”, điều này gây ra sự hiểu nhầm cho người dân Ý. Trên thực tế, đây chỉ là giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và Ý. Vài ngày trước, ông Luigi Di Maio đã gọi điện cho ông Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đề xuất nhu cầu mua vật tư cho Ý, ông Vương Nghị phụ trách kết nối với nhà cung cấp Trung Quốc.
Bà Guilia Pompili, tác giả bài viết này trên tờ Il Foglio, là một nữ nhà báo nổi tiếng người Ý, cũng là người thường xuyên vạch trần các vụ bê bối của Trung Quốc. Bà đã viết: “Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý tuyên bố, gần đây Trung Quốc quyên tặng 20.000 bộ đồ bảo hộ, 50.000 liều thuốc thử nghiệm, 100.000 khẩu trang, 1000 bình oxy. Rất nhiều cư dân mạng yêu nước đã cảm ơn Trung Quốc vì cho rằng Trung Quốc không giống như EU, và họ đã thể hiện tình đoàn kết và tình bạn thực sự. Nhưng mọi người không cảm thấy kỳ quái sao?”.
Bà Guilia Pompili chỉ ra, trước đây chính quyền Trung Quốc đã cực lực tuyên truyền khắp nơi về “mô hình Trung Quốc chống bệnh dịch toàn cầu”, và bây giờ xuất khẩu số lượng lớn vật tư y tế là “làn sóng thứ hai” trong kế hoạch tuyên truyền chính trị của ĐCSTQ. Chỉ cần quan sát các kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc sẽ phát hiện trục chính đều xoay quanh mục tiêu ca ngợi “Trung Quốc từ thiện”. Ngoài Ý, ĐCSTQ cũng đã lên kế hoạch làm việc này với các nước châu Âu khác.
Theo kênh Formiche của Ý, tình bạn Trung Quốc – Ý là “tin giả” vì Ý chỉ là bàn đạp cho việc ĐCSTQ triển khai tiến sâu vào châu Âu. Tất nhiên, Ý không thể mong đợi có được các thiết bị y tế đắt tiền từ chính quyền Trung Quốc. Ý không những đã phải là “người dùng trả tiền”, mà tiếp sau “e rằng Ý sẽ còn phải bỏ ra nhiều hơn cái giá chính trị này”.

19/03/20
Theo secretchina
Ngọc Mai dịch và biên tập
 
https://www.dkn.tv/



Đăng ngày 30 tháng 03.2020