banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Vinh danh những Quân Cán Chính VNCH

đã tự sát trong ngày 30.4.1975



45 năm kể từ ngày 30.4.1975, niềm uất hận tưỡng chừng như phôi pha, nhưng không, vẩn luôn canh cánh bên lòng...suốt chặng đường dài vừa qua nhân dân VN không bao giờ quên được sự hy sinh cao cả của các Công chức cao cấp, các Tướng lảnh, Sĩ Quan và quân nhân các cấp thuộc quân lực VNCH với trách nhiệm BẢO QUỐC AN DÂN trong không khí Tự Do cũa hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà. Họ là những người đã đi vào lòng đất mẹ, trước cũng như sau 30.4.1975. Tên tuổi của họ đã được hậu duệ VNCH chúng tôi ghi lại, để họ sống muôn đời với núi sông.
Những ai dã chết vì sông núi
Sẽ sống muôn đời với núi sông


Là những thê hệ VNCH sinh sau ngày 30.4.1975, chúng tôi viết để tỏ lòng ngưởng mộ sâu sắc và cám ơn những quân, cán chính VNCH, đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của đám Mafia đội lốt "giải phóng miền nam". Nhân mùa Quốc Nạn 30.4.2020, người viết xin được ghi lại những nét hào hùng của các chiến sỉ Quân Lực VNCH đã tuẫn tiết trong những ngày chót của cuộc chiến, để không rơi vào tay giặc. Các anh đã hiên ngang đi vào hồn thiêng sông nuí!



DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
Đất nước Việt Nam anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Những đấng tiền nhân tiên liệt đã vị quốc vong thân. Phận làm con cháu chúng ta cần ghi nhớ công đức, đó mới gọi là hiếu nghĩa vẹn toàn.

1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39- ...... và còn rất nhiều rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

DANH SÁCH BỔ TÚC(ngày 21/4/2015):
40- Cao Hoài Cải,Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận. Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.
41- Chín (9) quân nhân Nhảy Dù, họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra toán quân nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát cho sự ra đi nhuốm màu máu anh hùng nhất, đáng kính nhất của QLVNCH.
42- Bảy (7) người lính Dù mà trưởng toán là thiếu úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài quốc ca VNCH, họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự.
43- Trung Tá Đặng Xuân Thoại Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật (Tuẫn Tiết sau khi nghe Dương Văn Minh ra lệnh ngưng bắn và đầu hàng VC vào ngày 30-4-1975), và hàng trăm các chiến sĩ thuộc Nha Kỹ Thuật /BTTM, có danh sách đính kèm trong link:
Nguồn http://nktlittlesaigon.blogspot.de/…/anh-linh-tu-si-nha-ky-…

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.

Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi qúa khứ để được vinh thân phì da, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa....Thật xấu hổ cho những loại người nầy!
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vẩn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM cũa một quân nhân quân lực VNCH....Hậu duệ VNCH, chúng tôi kính phục họ, hảnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của quân lực VNCH còn lại sau cuộc chiến.
Giờ đây, bốn mươi lăm năm qua, vết thương của ngày quốc hận vản chưa lành nơi đồng bào và những quân , cán , chính VNCH còn
sống trong và ngoài nước.
Để tưởng nhớ đến những anh hùng tử sĩ VNCH đã anh dũng đi vào lòng đất mẹ, xin mổi người một nén tâm hương cho những anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được trân trọng, tôn vinh và đời đời nhớ ơn...
Anh hùng có tử...nhưng khí hùng luôn luôn bất tử!

CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT
ĐẶNG SỸ VINH - Thiếu tá BTL CSQG
tự sát cùng vợ và 7 con ngày 30/4/1975

Vào khoảng đầu năm 1974, Thiếu Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn.
Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.
Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh.
Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương.
Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống.
Sau đó tử tự bằng súng lục Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết:
“Bà Con mến, Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ Cộng-sản này. Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là ..., ở ..., và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi. Xin đa tạ Đặng Sĩ Vinh”.

BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO CỦA VNCH TUẨN TIẾT SAU NGÀY 30/4/1975
Ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành gốc miền Bắc, do cha tùng sự tại Huế cho nên ông học và tốt nghiệp Trung học tại đây, sau đó, trở ra Hà Nội học lấy Cử nhân Luật.
Đầu thập niên 1940: Cử Nhân Luật khoa, Đại học Luật khoa Hà Nội.
1945 : Chánh văn phòng, Bộ Tư Pháp (thời Thủ Tướng Trần Trọng Kim).
1946-1949: Giám Đốc Tư Pháp Liên Khu 3(thời kỳ kháng chiến chống Pháp).
1949-1951: Giám Đốc Kinh Tế Liên Khu 3 (thời kỳ kháng chiến chống Pháp), rời bỏ chiến khu, dùng mảng nhỏ, vượt biển Sầm Sơn Thanh Hóa trở về vùng quốc gia.
1952-1954: hành nghề Luật tại Sàigòn (trong văn phòng LS.Trương Đình Dzu).
1954: tham dự phái đoàn của Bộ Quốc Phòng (thời Thủ Tướng Bửu Lộc) sang Paris dự hội nghị.
1954-1955: Bộ Trưởng tại Phủ Thủ Tướng (thời Thủ Tướng Ngô Đình Diệm).
1955-1960: Bộ Trưởng Bộ Thông Tin, Việt Nam Cộng Hòa.
1955: Phát động Phong Trào Tố Cộng.
1955: Chủ Tịch Hội Đồng Tố Cộng (gồm các Bộ Thông Tin, Tư Pháp, Quốc Phòng, Nội Vụ )
1955: Dân biểu trong Quốc Hội Lập Hiến tham dự vào Ủy Ban soạn thảo Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa.
1962- 1964: Đại sứ Việt Nam tại Tunisie.
1970: Tổng Trưởng Ngọai Giao, Việt Nam Cộng Hòa.
1975: Ông quyết định không chịu ra trình diện đầu hàng quân Cộng Sản. Ngày 3 tháng 5 năm 1975, ông uống thuốc độc tự vận.
Ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành đã chọn cho mình một cái chết can trường để bảo vệ sĩ khí và tiết tháo của một nhân vật chính trị, của một viên chức cao cấp từng mang trọng trách. Khi biết tình thế không còn có thể cứu vãn được, bản thân không mong thấy được thành quả tốt đẹp của lý tưởng đời mình nữa thì ông an nhiên, thanh thản ra đi, quyết không chịu để bị lọt vào tay Cộng quân. Trên chính trường nước ta thời cận đại, một nhân tài, một nhân cách như ông Trần Chánh Thành, rõ ràng là không có nhiều.
Ôi cám cảnh thay! Anh hùng mạt lộ!
Khi tàn cuộc chiến, nước mất thành đổ, mới rõ mặt anh hùng, bất kể vị anh hùng ấy là võ hay là văn.

http://motgoctroi.com/StLic…/LSCandai/BachDienTS/TCThanh.htm

THỦ TƯỚNG PHAN HUY QUÁT CHẾT TRONG TÙ
Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965.
Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa.
Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.
Tang gia đã được phép để mang thi hài ra quàn tại chùa Xá Lợi và phát tang ở đấy vào ngày hôm sau, song phút chót, Hà Nội ra lệnh phải an táng ngay, vì ngày đó, 28 Tháng Tư 1979, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tới Sài Gòn; Việt Cộng sợ dư luận quốc tế – nếu biết đến cái chết bị bỏ mặc của một cựu Thủ Tướng Miền Nam – có thể ngó tới tình trạng giam cầm của hàng trăm ngàn người khác. Cũng bởi thế, rất ít người nghe biết đến sự đày đọa tù nhân Phan Huy Quát cũng như cái chết trong tù của ông – bên cạnh các trường hợp tương tự của các trí thức văn nghệ sĩ khác – của nhà cầm quyền Hà Nội. Chí Hòa, Sài Gòn – Một ngày cuối Tháng Tư 1979.
Ðám tang bị hối thúc rồi cũng chu toàn nhờ sự tận tình giúp đỡ của thân bằng, quyến thuộc. Sau tang lễ đơn sơ, còn sót lại là nghi vấn về cái chết của vị Cựu Thủ tướng. Hồ sơ bệnh lý do Việt cộng chính thức đưa ra là “nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cùng viêm gan siêu vi trùng”(?!)
Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương của tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30.4 năm nay.

Các blog đã đăng bài viết nầy:
1.Tổng hội quân cảnh:
http://www.tonghoiquancanh.net/to-quoc-ghi-on/
2.Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
http://thntsaigon.forumsreality.com/t1115-topic
3.Ly Hương
http://vietlyhuong.net/…/to-quoc-ghi-on-vinh-biet-chuan-tuo…
4.Tìm hiểu - Sưu tầm
http://timhieusuutam.blogspot.de/…/…/389-to-quoc-ghi-on.html


Hậu Duệ VNCH Nguyen Thi Hong, viết ngày 29.3.2013 được bổ túc ngày 21/4/2016, và ngày 3/4/2017. Viết lại ngày 03.04.2020
https://www.facebook.com/nguyen.thihong

 


 

Hỏi người có tiếc?

Đặng Chí Hùng

45 năm, thế là đã 45 năm của cái ngày đau thương cho Miền Nam nói riêng và VN nói chung. Cái ngày tang tóc ấy là một nỗi buồn trong lịch sử dân tộc VN. Nó dứt khoát không phải là “Nỗi buồn chiến Tranh” mà Bảo Ninh đã viết bởi vì ông ấy đã viết cho Miền Bắc mà không biết rằng kẻ gây chiến đau thương cho Miền Nam và Việt Nam lại bắt nguồn từ chính Miền Bắc. Và cho đến hôm nay, một người Miền Bắc chẳng có chút liên quan gì đến Miền Nam lại viết về cái ngày đó và hỏi rằng “Người còn có tiếc?”

Tôi muốn hỏi những người lính cộng sản, những người đã tham gia đoàn quân tiến vào Miền Nam năm 1975 rằng “Có phải Miền Nam nghèo khổ, sống trong cùm kẹp không?” Trả lời thật lòng đi, đừng trả lời bằng những điều dối trá trong sách của tuyên giáo cộng sản. Chắc chắn các vị còn lương tri sẽ phải trả lời giống như những gì bà Dương Thu Hương đã nói “Chế độ man rợ lại thắng chế độ văn minh”.
Vâng! Chiến thắng không phải là vĩnh cửu và chiến thắng không phải chỉ bằng quân sự. Nước Tàu đã mất cả ngàn năm chiến tranh xâm chiếm nước ta. Đã có lúc mấy trăm năm liền chúng cai trị dân ta, tìm mọi cách xóa đi nước Việt, người Việt và văn hóa Việt. Nhưng chúng đã không thành công. Điều đó đã nói lên một sự thật không thể chối bỏ rằng “Bạn có thể cưỡng bức một quốc gia, một dân tộc bằng quân sự, nhưng để đắc nhân tâm dân tộc đó, bạn phải có một tấm lòng”. Nhưng kẻ đi cưỡng bức thì làm gì có tấm lòng mà nhất là CSVN thì càng không có điều đó. Chúng ta đã thấy sau năm 1975, CSVN đã trả thù tàn bạo với những quân dân cán chính VNCH như thế nào, chắc tôi không còn nhắc tới nữa. Cho nên, cái gọi là “Chiến thắng mùa xuân 1975” của CSVN chỉ là một sự may mắn trong một thế cờ quân sự và chính trị của những nước lớn như Mỹ, Liên Xô (Cũ), Tàu cộng mà thôi.

Tôi trách những người lính Miền Bắc tham gia đoàn quân chiếm Miền Nam trong đó có nhiều người thân của tôi 7 phần thì tôi phải trách những người Miền Nam phá hoại Miền Nam 10 phần. Tại sao lại nói thế? Tôi không hề bao biện cho người Bắc, nhưng sống trong một xã hội độc tài toàn trị, không thông tin, không internet và nếu không gia nhập quân đội thì chỉ có nước “Sống không bằng chết” thì chuyện bị lừa, bị ép vào cái mục đích để làm bá quyền cho bộ chính trị là chuyện bình thường. Họ không hoàn toàn vô tội trong sự đau thương của dân tộc bởi dù đúng hay sai, chủ quan hay khách quan thì họ cũng đã ở trong guồng máy gây đau thương cho cả dân tộc.
Nhưng đáng trách hơn là những người Miền Nam trong cái gọi là Mặt Trận giải phóng Miền Nam. Họ chẳng phải mặt trận trung lập gì cả, họ thực sự là đảng viên CS lập ra để mà phá Miền Nam. Những nhân sĩ trí thức được VNCH cho ăn học đàng hoàng, trong và ngoài nước như Dương Quỳnh Hoa, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm vv…đã quay lại tiếp tay cho CSVN phá nát Miền Nam. Giờ thì VN ra sao? Đã đủ độc tài chưa? Đã đủ cay đắng chưa? Đã đủ nhục nhã chưa? Các vị có hối tiếc không? Các vị có hối hận hay không?

Không chỉ Miền Nam bị mất mà từ đó nước VN đã rơi vào thảm cảnh CS. Những người trí thức Miền Nam đã tham gia phá nát Miền Nam nghĩ gì khi VNCH là một đất nước có nền kinh tế, văn hóa, đời sống, giáo dục khiến cả Singapore, Thái vv…ngưỡng mộ, lấy làm mô hình học tập lại bị phá nát bởi sự tiếp tay của các người? Để giờ đây dân Sài Gòn bì bõm lội trong nước ngập bẩn đầy phân thối của cái tên Hồ Chí Minh.
Cái Hồ Chí Minh nó thối nát và bẩn thỉu như chính cái tên của con người mang họa cho Việt Nam đó. Miền Nam đau thương, cả nước đau thương. Hỏi các vị đã một lần nào xin lỗi Miền Nam? Hỏi các vị đã một lần dám nói lên những sự thật đau lòng mà các vị đã làm: Góp tay cùng CS giết chết VN.

Giờ thì nước nhục, lòng dân đau, người dân khổ, các vị có thấy hối tiếc nếu còn Miền Nam trù phú? Giá mà, giá mà…chắc các vị sẽ nhủ trong lòng như vậy. Nhưng đừng giá mà nữa mà đã đến lúc các vị phải công khai thừa nhận lỗi lầm, công khai sửa nó bằng cách chung tay cùng người dân xóa bỏ chế độ CS. Đó mới chính là cách bù lại lỗi lầm đúng nhất mà các vị MTGPMN phải làm. Các vị còn ngồi đó mà thở dài, mà im lặng để che giấu lỗi lầm quá khứ thì các vị càng để lỗi lầm của các vị nặng nề thêm.
45 năm rồi, Hỏi người có tiếc?

16/04/2020
Đặng Chí Hùng



Nhớ tháng ba gãy súng và tháng tư kết thúc, đăng bài viết của một người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, có ông và cha là cán bộ quân đội miền Bắc.

BÀI VIẾT KHÔNG BIẾT ĐẶT NHAN ĐỀ LÀ GÌ

Thảo Dân

Những ngày cuối tháng Tư năm 1975, lớp lớp đoàn quân giải phóng ào ạt tiến về Saigon trong niềm vui còn sống tới ngày thống nhất, trong niềm hạnh phúc vô biên vì lý tưởng chiến đấu họ đã hoàn thành. “Ta đi trong muốn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây. Sài Gòn ơi! Vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng” (Đất nước trọn niềm vui- Hoàng Hà).
Đoàn quân giải phóng đã thắng 2 tên thực dân đế quốc lớn nhất thời đại, chỉ vừa bước chân về tới Saigon, sau men say chiến thắng là bộc lộ những hạn chế, những lạc hậu, đồng thời choáng ngợp về một thế giới sang giàu phồn vinh thật chứ không phải “giả tạo”. Những người lính Bắc Việt trẻ măng hớn hở rạng rỡ lần đầu được ngồi lên chiếc xe gắn máy, hoặc sự ngạc nhiên tột độ khi ngồi xuống một gian hàng bán đủ thứ mặt hàng vô cùng phong phú dọc hè phố Saigon, một phóng viên chiến trường phe cách mạng hào hứng, cầm chiếc máy ảnh được sản xuất từ phương Tây và tò mò bấm thử, một anh cán bộ đầu đội mũ cối, chân đi dép râu, mặc bộ quân phục ka ki Nam Định xanh lá rộng thùng thình phải thắt tới nút cuối cùng của chiếc xanh tuya, hãnh diện đeo chiếc kính mát đen sì và chiếc đồng hồ mới thửa trên cổ tay gầy rộc, vai đeo một chiếc radio mua vội. Rất nhiều tấm hình lưu trữ khoảnh khắc lịch sử này có thể dễ dàng tìm trên mạng.
Họ mau chóng thể hiện những hồn nhiên đến ấu trĩ, những ngơ ngác đến tội nghiệp, lâm vào bao tình huống dở khóc dở cười, trở thành nhân vật trong những câu chuyện hài hước mỉa mai của quân dân cán chính miền Nam. Vô số hài thoại qua những tập ngữ mới lạ, trở thành “ký hiệu” thể hiện sự coi thường, khinh bỉ đi sâu vào trí não người miền Nam. Trên sách báo và câu chuyện đời thường của người miền Nam từng sống thời hậu chiến, nó vẫn được, bị nhắc lại một cách đầy thành kiến, mà hậu sinh nếu không được giải thích thì sẽ không hiểu người ta nói gì.
-Cái nồi ngồi trên cái cốc => Chỉ ly cà phê phin (một vật dụng có từ thời Pháp ở cả 3 miền Nam, Trung và Bắc kỳ chứ không hề xa lạ).
-Cái lọc cà phê => Chiếc áo ngực của phụ nữ miền Nam.
-Đồng hồ không người lái 12 cửa sổ (đồng hồ Seiko thời đó chạy tự động, không lên giây như đồng hồ của Nga, ở mỗi vị trí ghi giờ, thay vì các con số thì đính một viên nhựa khối vuông giả hột xoàn, óng ánh như cửa sổ sáng đèn).
-Tivi, tủ lạnh chạy đầy đường.
-Kem ăn không hết phải đem phơi.
Món hàng khi đó bộ đội yêu thích, hay mua để đem ra Bắc được gói vào 3 từ “Đạp- Đồng- Đài” (Xe đạp- đồng hồ- radio).

Mỗi lần đọc thấy một hài thoại như vậy, tôi có buồn không?
Có. Rất buồn. Và xót xa.
Vì trong đoàn quân Bắc Việt đó, có ông ngoại tôi, một giảng viên chính trị của Học viện Quân sự, sau này đóng ở Đà Lạt, người đã từ chối những ưu đãi dành cho cán bộ Việt cộng lấy từ tài sản của quân dân chế độ Saigon, tới khi về hưu vẫn ăn cơm tập thể nằm giường cá nhân. Món quà tôi nhớ nhất mỗi lần ông về phép là chiếc mũ nhựa có thể gấp lại cho trong túi đi học, ngoài ra, không có gì cả. Tất cả những gì mà gia đình có được, là do sự đảm đang, tháo vát và cả sự nghiệt ngã với con cái của bà ngoại tôi mà có. (Cần lưu ý, nếu các bạn trẻ tìm hiểu về Học viện quân sự Đà Lạt trên Wikipedia, rất dễ nhầm tưởng rằng Học viện này là của chế độ cọng sản lập ra, vì người viết không rõ là do kiến tức kém hay cố ý nhập nhèm, nhưng trên thực tế, nó được tiếp quản từ chế độ VNCH, nơi này vốn là trường võ bị Quốc gia Đà Lạt, một cơ sở cao cấp đào tạo sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tồn tại 25 năm, từ 1950- 1975, nơi xuất thân của rất nhiều tướng lĩnh tài ba). Ông ngoại cũng chính là người khi nói nói tới gia đình họ Ngô bao giờ cũng bằng một thái độ kính trọng, gọi là Cụ Diệm. Những ngày ông về hưu (ông đã cùng các cậu tôi rời quê sau khi cụ tôi mất), tôi may mắn được sống gần ông, được lục lọi tủ sách lúc nào mở ra cũng sực nức mùi băng phiến. Sách nước ngoài hầu như toàn văn học Xô viết, nhà văn Việt Nam ông yêu thích là Hữu Mai. Ông cho tôi đọc cả những cuốn sách phát hành rồi bị thu hồi như: Nhãn đầu mùa (tôi đã quên tác giả), Ly Thân (Trần Mạnh Hảo), Những Thiên Đường Mù (Dương Thu Hương), khác hẳn với ông bố giáo điều và cả tin của tôi, luôn kiểm soát tất cả những gì tôi đọc và nghĩ, nên Truyện Kiều cũng thuộc vào danh mục sách cấm, tới mức tôi phải láu cá lột bìa cuốn Bất Khuất của Nguyễn Đức Thuận để bọc vào tất cả mọi quyển, mỗi khi bố tôi lảng vảng tới gần, tôi chỉ cần giả vờ lơ đãng gấp sách lại, để hiện lên cái bìa sách Bất Khuất to đùng tôi tỉ mẩn tô vẽ là che mắt được mắt bố. Bố tôi cả tin đến nỗi mỗi khi tôi bướng bỉnh, lại mắng, Mày đọc Bất Khuất cho lắm vào.
Trong đoàn quân đó có bố tôi, một anh bộ đội Trường Sơn suốt từ 1964 đến năm 1976 mới xuất ngũ. Tài sản mang về là mấy bộ kim châm cứu (kỷ vật của cô người yêu cũ ở chiến trường) và bệnh sốt rét kinh niên. Để chữa khỏi bệnh cho bố, gia sản nghèo nàn của nhà tôi sạch bách. Mẹ tôi phải bán đi cả chiếc kiềng bạc của em tôi, bán đi chiếc nón lá Hà Đông được tặng, chưa dám đội lần nào và vô vàn sáng trưa chiều tối lọ mọ đạp xe, đi bộ khắp hang cùng ngõ hẻm của huyện để tìm thuốc và về hì hụi ninh, sắc cho bố uống.
Có chú họ tôi, mà mỗi lần nhắc chú, mẹ tôi đều kể lại câu chuyện đêm trước chú đi B, được về nhà, đã ra ngó từng gốc cây trong vườn, đã chạy khắp các đường làng rồi chạy vào bế tôi, đứa cháu nội đầu tiên của chi (một nhánh trong nội tộc), khi đó mới vài tháng tuổi rồi lại hối hả chạy bộ lên chỗ tập trung. Câu nói của chú tới giờ mẹ tôi vẫn nhắc, Em nhớ nhà, nhớ làng, nhớ cháu lắm chị ơi, nhớ từ nồi nước giải giở đi. (Quê tôi hồi đó thường để một cái nồi đất to ở góc vườn, đi giải vào đó để pha ra tưới rau).
Có một đồng hương của tôi, sau khi giải ngũ về làng, lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, xa lánh mọi người, ai nói gì cũng chỉ khe khẽ cười nhạt, đêm đêm trùm chăn nghe đài BBC, người vợ trẻ đang tuổi khao khát hạnh phúc lứa đôi cặp bồ với hết người này người khác, ông cũng chỉ khe khẽ cười đau khổ. Hễ ai bất bình hộ mà bâng quơ nhắc nhở xa gần, thì ông thở dài, Cả làng, cả nước này bị lừa chứ nói gì một người đàn bà. Kệ người ta.

Bởi thế, tôi trân trọng và thương xót người lính Bắc Việt bằng một cảm xúc máu thịt chân thành. Đằng sau cái ngô nghê ấu trĩ đó, là sự thật đói nghèo của miền Bắc lúc bấy giờ. Những tiện nghi quá đỗi bình thường với dân miền Nam như quẹt gaz, máy casesstte, quạt máy, đồ chơi điện tử…tới những vật dụng của gia đình trung lưu như máy hát đĩa, ti vi, tủ lạnh, xe máy, ô tô…là một thế giới trong mơ, không có thực ở miền Bắc. Sự hợm hĩnh dốt nát của họ là để che đậy mặc cảm tự ti của kẻ chiến thắng biết mình chiến bại, bại vì thua sút đối thủ cả vật chất lẫn tinh thần. Những người có học hành, hiểu biết thì sớm giật mình, bàng hoàng nhận ra mình đã nhầm. Thế nên mới có một Dương Thu Hương ngồi sụp xuống khóc nức nở giữa đường phố Saigon, để bắt đầu giai đoạn nhận thức phản tỉnh triệt để. Có một người lính trong bài thơ Phan Huy: “Tôi còn nhớ sau cái ngày “thống nhất”/ Tôi đã vào một xứ sở thần tiên/ Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền/ Cơm áo no lành con người hạnh phúc…Trước mắt tôi một miền Nam sinh động/ Đất nước con người dân chủ tự do/ Tôi đã khóc ròng, đứng giữa thủ đô…”.
Câu hỏi đặt ra, Nếu bất kỳ ai trong số dân miền Nam mà sống trong lòng miền Bắc, được giáo dục như bao thế hệ người miền Bắc từ 1954 trở về sau này, liệu có khá hơn, hoặc khác hơn họ không? Tôi không dám chắc.

Nói về đói khổ ở miền Bắc những năm tháng đó, thì có lẽ chỉ cần lấy 2 ví dụ. Người phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt, nếu không dùng giẻ rách từ quần áo cũ để thấm máu, thì sẽ dùng tro bếp gói vào trong miếng vải cũng từ đồ cũ, đóng làm khố cho qua những ngày khổ sở. Lương thực cũng thiếu đến nỗi, để ghìm khẩu vị lại, có nơi, người dân phải hấp vào nồi cơm một loại lá đắng, đắng không thể ăn thêm bát thứ 2. Câu chuyện thứ nhất, bà tôi kể. câu chuyện thứ 2 từ hồi ức của Lê Minh Hà trong tập Những triền xưa ai đi. Cuộc sống bần hàn như vậy, dễ hiểu rằng, những tiện nghi tối thiểu mang dấu ấn hiện đại không xuất hiện ở xã hội miền Bắc, trong hầu hết gia đình. Ai rất giàu mới có chiếc đài Orionton, mà mấy bác hàng xóm nhà tôi đọc là Ô ri ông tông. Xe đạp thì phải gắn biển số. Đó gần như là những thứ vật chất giá trị nhất. Huống hồ những thứ “xa xỉ” mang tính tiểu tư sản như phin pha cà phê hay áo ngực, quần lót cho phụ nữ.

Về văn hóa giáo dục thì sao?
“ Nhìn qua phương Tây, bên ấy có xu hướng đặc tả lớp trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là nạn nhân, những khổ đau mà các em phải nhận lãnh trong chính trị và xung đột quân sự là oan uổng vì trẻ thơ tượng trưng cho những gì thuần khiết và trong trắng. Thế nhưng những diễn ngôn bên phe xã hội chủ nghĩa thời Chiến tranh Lạnh thường biến hình ảnh thanh thiếu niên và thiếu nhi, cũng như nhi đồng “trở thành những chiến binh cách mạng gắn liền với lập trường chính trị của cuộc đấu tranh giai cấp ” (“Making Two Vietnams” by Olga Dror. ‘Việt Nam Nước Chia Hai Đàng’ trang 15 - Le Tung Chau dịch).
Nhận xét đó là xác đáng, với thiếu nhi của tất cả các nước XHCN nói chung và thiếu nhi Bắc Việt nói riêng. Ở đây, xin nhắc riêng về thiếu nhi và người dân Bắc Việt.
Trẻ em từ 6-9 tuổi nằm trong Đội Nhi đồng. Từ 9-15 tuổi trong Đội thiếu niên. Không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng được vào Đội Thiếu niên. Vì thế, bọn trẻ bằng mọi cách phải cố gắng hết sức của mình để được đeo khăn quàng đỏ, dấu hiệu nhận biết những cá nhân có tinh thần phấn đấu triệt để. Là một tổ chức nằm trong hệ thống chính trị nên Đội được giám sát bởi Đoàn Thanh niên (Ban đầu là Đoàn Thanh niên Lao Động, sau đổi thành Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM), và Đoàn lại được sự kiểm soát, dẫn dắt sát sao của tổ chức đảng (Ban đầu cũng là đảng Lao động, sau đổi thành Đảng Cộng sản đúng với bản chất). Một người từ ấu thơ đến trưởng thành, một mặt bị giám sát bởi tầng tầng lớp lớp tổ chức, bị chính trị hóa, mặt khác lại phấn đấu trở thành thành viên của nó, coi đó là tiêu chí chứng minh mình ưu tú hơn thành phần còn lại. Đó là cả một hành trình gian khổ, khắc kỷ, loại bỏ tối đa những yếu tố cá nhân, để chỉ còn là một sản phẩm hoàn hảo của định hướng, nghĩ chung một dòng, nói chung một giọng. Cuộc đời trở thành những cuộc thi đua không có điểm dừng. Thi đua “Làng sạch đồng xanh”, thi đua làm “Kế hoạch nhỏ”, “Ngàn việc tốt”, thi đua chào mừng sinh nhật bác "Em yêu bác Hồ Chí Minh", sinh nhật đảng "Ngàn hoa việc tốt dâng Đảng quang vinh", thể hiện tình đoàn kết với miền Nam: "Em sẽ về thăm miền Nam Tổ quốc thành đồng yêu dấu", hoặc bày tỏ tình cảm với các lực lượng vũ trang: "Em yêu anh bộ đội". Bao quát tất cả là phong trào thi đua ‘Thực hiện 5 điều bác Hồ dạy”. Danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ là “chứng chỉ” sát hạch phẩm chất chính trị của các công dân tí hon. Và như thế, khái niệm ngoan, đồng nghĩa với sự vâng lời, tuân phục và sùng tín. Ở các lứa tuổi trưởng thành, vẫn là phong trào thi đua. Thanh niên “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, phụ nữ “Ba đảm đang”, “Giỏi việc nước đảm việc nhà”, Trí thức “Ba quyết tâm”, Quân đội “Ba Nhất” “Thi đua Quyết thắng”, Giáo dục “Hai tốt”, Nông nghiệp: “Gió Duyên Hải”, Tiểu thủ công nghiệp: “Gió Đại Phong”… Thi đua trở thành một thứ tiêu chí để đánh giá thứ hạng công dân, buộc họ phải vắt kiệt sức phấn đấu để thể hiện lòng trung thành và nhiệt tình cách mạng.

Chương trình giáo dục các môn xã hội gần như trùng khớp với quan điểm xuất bản văn hóa. Các ấn phẩm thơ ca nhạc họa dành cho thiếu nhi nói riêng và các tầng lớp nhân dân nói chung, cùng nhằm tới những mục tiêu: Giáo dục lòng yêu chế độ đồng nghĩa lòng yêu nước, lòng căm thù giặc Mỹ và tay sai, tinh thần đấu tranh giai cấp và cách mạng triệt để, lòng sùng bái lãnh tụ… Để đạt mục tiêu giáo dục, thậm chí, người ta không ngần ngại ngụy tạo những nhân vật anh hùng như Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé, cô du kích Nguyễn Thị Kim Lai… Mọi công dân không có khái niệm bi quan nản lòng và mơ hồ dao động, hoặc ít nhất, không được tỏ ra như vậy, nếu không muốn gặp rắc rối, bị bêu riếu, xa lánh, kỳ thị, bị triệt đường học hành, làm ăn, sinh sống, bị dồn vào đường cùng. Trên thực tế, số người bi quan, dao động rất ít, thuộc về những người có học hành, hiểu biết hơn số đông còn lại.
Để đến với người đọc, tất cả sách báo đều được kiểm duyệt qua rất nhiều khâu từ bản thảo tới in ấn, xuất bản. Đường lối và phương châm giáo dục này hằn sâu trong trí não từ trẻ thơ tới khi trưởng thành, định hình nếp tư duy một chiều, định hướng, triệt tiêu phản biện, tin tưởng tuyệt đối vào những gì đã được giáo dục, dạy dỗ, tin vào số đông, bất kỳ ai sống khác, nghĩ khác là bị liệt vào thành phần bất hảo, cần phải giáo dục lại.
Từ đời sống thường nhật tới thông tin, văn hóa đều bị bưng bít. Đồng nghĩa với việc người miền Bắc nói chung và người lính Bắc Việt nói riêng, trở nên tức cười trong mắt những người anh em bên kia vĩ tuyến, những người nếu không phải đều được thụ hưởng cuộc sống văn minh Tây phương, cả về vật chất lẫn tinh thần, thì cũng không tới nỗi xa lạ với nó.
Người miền Bắc thành thực tin rằng đồng bào miền Nam đói khổ ngày đêm bị rên xiết dưới gót giày Mỹ ngụy, thành thực tin rằng, bằng máu xương của mình, sẽ giải phóng đồng bào, những người cùng dòng máu Lạc Hồng khỏi kẻ ngoại bang, sẽ xây dựng một đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập tự do.
Vì thế, bao nhiêu lá đơn tình nguyện nhập ngũ viết bằng máu. Bao nhiêu chàng trai còi cọc chưa trổ ria mép đã thủ trong túi quần mấy kg gạch đá vào túi quần để đủ cân nặng ra chiến trường.
Vì thế, bao nhiêu cô gái buộc gọn mái tóc dài, xung phong tới nơi bom đạn, để lại những Rừng Cười con gái đầy ám ảnh, để ngày trở về, trễ muộn, nhan sắc tàn phai, chỉ tuổi tác là dày thêm mãi, tuổi già cô độc không chồng, không con, trên mình mang đủ loại tật bệnh. Bao nhiêu máu xương trải dọc Trường Sơn? Bao nhiêu trai gái độ tuổi yêu đương nằm xuống khi chưa từng có một nụ hôn, chưa từng cầm tay người khác giới?
Vì thế, giấy báo tử bay đầy mái rạ, mẹ vẫn tiễn chồng rồi tới con đi. Có ai mong làm Mẹ Việt Nam anh hùng.

Ngược lại, ở miền Nam, với không khí học thuật cởi mở, đề cao dân tộc tính, đề cao tinh thần dân tộc, giáo dục lòng tự hào về dòng dõi con Lạc cháu Hồng, tình yêu quê hương bản quán, thông qua những bài dạy luân lý nhẹ nhàng, kết hợp hài hòa các nội dung văn hóa dân tộc, văn minh Tây phương và luân lý Khổng Nho, không giáo dục lòng căm thù, không có thần tượng chính trị, được gia đình, nhà trường và xã hội bảo bọc, che chắn “dựng một chốn trú ngụ an toàn giữa hai lằn đạn” để sống hồn nhiên, phát huy tối đa những phẩm chất ưu tú, cống hiến cho Quốc gia và thành nhân, thành danh ở vào khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ thành nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, thành sĩ quan, thành lính trận, thành những nhà quản trị quốc gia, đồng thời họ có thể lặn ngụp trong phong trào hippie với triết học hiện sinh thời thượng từ nước Mỹ xâm nhập để đi tìm bản ngã. Đó là nền văn hóa giáo dục Dân tộc- Nhân bản- Khai phóng. Bên cạnh khơi gợi lòng tự hào về bản thân, quê hương, dân tộc, họ còn được thực hành đức tính khiêm nhu, lễ độ. Điều đó càng khiến cho miền Nam nhìn người bộ đội từ rừng tràn xuống như những kẻ đói khổ, quê mùa, dốt nát và hợm hĩnh, và hố sâu ý thức hệ càng lúc càng sâu rộng mãi thêm ra khi “cách mạng” tiếp quản miền Nam, và giam cầm quân dân cán chính VNCH trong những trại cải tạo...

So sánh về văn hóa- giáo dục giữa hai miền như thế, để lý giải phần nào nguyên nhân sự hồn nhiên, ngô nghê và cả tâm thế phức hợp, đan xen giữa thái độ ngạo mạn của bên thắng cuộc lẫn mặc cảm thua kém về văn hóa và vật chất trước kẻ chiến bại.
Tôi không dám hi vọng thế hệ từng đổ máu trong chiến tranh, những người bị ly tán gia đình, mất thân nhân sau 1975, những người phải rời bỏ quê hương xứ sở để tìm đường sống có thể quên đi thù hận. Tôi không dám hi vọng lớp người đi trước có cái nhìn thay đổi về đối phương, cho dù, tôi chứng kiến một số tình bạn đẹp khác chiến tuyến. Nhưng, tôi ao ước rằng, thế hệ tôi, thế hệ con cháu tôi hãy hiểu và nhìn nhau bằng cái nhìn nhân ái. Cả từ hai phía. Dù là con em bên này hay bên kia, thì cùng sống trên dải đất này, từ khi thống nhất, chúng ta đều cùng chung một nền giáo dục, chung một vòm trời. Chúng ta, vô tình hay hữu ý, vẫn được giáo dục để nuôi nấng lòng căm thù. Nhưng lòng căm thù có giúp quốc thái dân an không? Không. Có thay đổi được xã hội không? Không. Lịch sử không thể nào thay đổi, nhưng tương lai có thể thay đổi. Chỉ có thể viết một chương mới bằng tấm lòng nhân văn, nhân ái, nếu không, sẽ mãi là “Một nỗi buồn mênh mông sâu thẳm cho phận dân mệnh nước mình”, như lời một người bạn tôi.

   

(Bài viết có tham khảo tư liệu trong cuốn “Making Two Vietnams” by Olga Dror. Việt Nam Nước Chia Hai Đàng - Le Tung Chau dịch).

Hình: Internet

https://www.facebook.com/doduyngoc/




Thống nhất ư?

Thống nhất cách nào? Cái gì?

Người Lính Già Oregon

1.  Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chỉ có Việt Cộng và bọn Cách Mạng Gian trong nước mới nhảy cỡn lên reo mừng, “hồ hởi” gọi đó là ngày “giải phóng miền Nam”. Bọn Việt Gian hải ngoại, cho đến bây giờ, vẫn chưa dám công khai sử dụng động từ “giải phóng”, vì sợ ăn đòn công luận, kể cả chùm chữ “ngày vinh quang của dân tộc” của tên nhạc sĩ nằm vùng và trốn quân dịch Trịnh Công Sơn đã nói trưa ngày 30/4/75 trên đài phát thanh Sài Gòn. Gần đây, bọn Việt Kiều Gian bắt đầu thử dùng chữ thống nhất, cốt thăm dò phản ứng, bắt chước tên hề Nguyễn Cao Kỳ táng tận lương tâm cũng đã thốt ra khi xum xoe ca tụng bọn lãnh đạo Vi Xi trong bữa tiếp tân do Nguyễn Minh Triết tổ chức tại Dana Point, CA, tháng 6 năm 2007, đại khái (không nguyên văn) như: “Quý vị có công thống nhất đất nước, điều mà chúng tôi muốn mà không làm nổi”.
Chữ thống nhất thoạt nghe có vẻ nhẹ nhàng, bớt lộ liễu hơn “giải phóng” và “vinh quang”, bị bọn trở cờ lợi dụng trong âm mưu biện minh cho cái mà chúng gọi là “hiện thực khách quan”: cả hai miền Nam-Bắc trở thành một nước, cùng đưa về một mối –nghĩa là, theo người tỵ nạn Việt Cộng, cùng chui vào một cái rọ khốn nạn Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Như vậy, chúng gân cổ cãi, không thống nhất thì còn là gì? Ở Pháp, tên Đặng Tiến, một bạn học cùng lớp Văn Khoa Pháp năm 1964, một cựu nhân viên Tòa đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ đào nhiệm vào cuối thập niên 1960, sang Pháp trốn và sống cho đến bây giờ, từng là thành viên trong Nhóm Thông Luận của Nguyễn Gia Kiểng, trong một bài thơ cho đứa con mới sinh trong, hay sau, ngày 30/4/75 cũng đã trơ trẽn nâng bi Vi Xi như sau:
Cha muốn nói với con
Những lời nói nửa đời chưa nói trọn
Độc lập, Thống nhất [tôi nhấn mạnh], Tự do
(“Nói với con Nhất Lập”, cf. báo Đoàn Kết, Paris, số 188, ngày 30/4/1976)
Ngoài ra, gần đây, trên vài diễn đàn thân hữu, một số thành viên tranh luận gay gắt với nhau về ý nghĩa chữ thống nhất, không ai chịu ai.

2. Tuy nhiên, về “hiện thực khách quan”, nghe vậy mà không phải vậy. Ở những thế kỷ trước, thế kỷ của chiến tranh, khi loài người còn hiếu chiến, chưa văn minh, việc giành dân lấn đất, dựa trên sức mạnh của vũ khí, là chuyện thường tình. Người ta thống nhất đất nước bằng quân sự, như đế quốc La Mã dưới triều đại Augustus, đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, đế quốc Tàu trong tay Tần Thủy Hoàng, đế quốc Pháp của Napoléon, Liên Xô của Staline,Việt Nam dưới thời Gia Long, Liên bang Union Hoa Kỳ sau chiến tranh Nam-Bắc v.v... Trong những thời kỳ ấy, không có giải pháp nào hữu hiệu hơn là quân sự, mặc dù đã có Tô Tần, Khổng Tử bên Trung Hoa cổ đại, hay Richelieu của thế kỷ XVII Pháp, Metternich củathế kỷ XIX Âu Châu... Ngày nay, ở thế kỷ của chúng ta, khao khát hòa bình, để hưởng thụ, chống và sợ chiến tranh, thế kỷ mà các bộ trưởng ngoại giao thi nhau trổ tài uốn ba tấc lưỡi, tiến trình và phương cách thống nhất khác đi nhiều, nghĩa là phải bằng đối thoại, thỏa hiệp, không còn đơn thuần xua quân tiến chiếm nước đối nghịch, rồi tự xưng hùng xưng bá, như Vi Xi Bắc Việt đã từng làm cách đây 37 năm đốivới VNCH.
Chính vì chủ trương hòa bình giữa các quốc gia mà Liên Hiệp Quốc không muốn thấy hai nước Đại Hàn thống nhất bằng quân sự và chiến tranh mặc dù Bắc Hàn nay đe mai dọa đánh Nam Hàn. Tàu Cộng hiếu chiến vẫn chưa dám tiếp thu Đài Loan vì còn sợ những hạm đội Mỹ. Đầu thập niên 1990, nước Đức được thống nhất không bằng chíến xa, đại bác từ Tây hay Đông, mà do lòng dân Đông Đức khao khát dân chủ, tự do, đã cùng nhau đứng lên đập phá bức tường Bá Linh ô nhục, mở đầu cho việc thống nhất không tốn một viên đạn, và nhờ vậy, hai miền Đông Tây hôm nay thật sự sống trong hòa bình, thịnh vượng, và tình tự dân tộc.

3.  Còn Việt Nam? Hiệp định Paris được ký đầu năm1973 bởi một đại diện đồng Minh Mỹ phản trắc, tráo trở có tên là Henry Kissinger –viên bộ trưởng ngoại giao bất tài vô tướng, nhưng kiêu căng, quỷ quyệt, đệ tử vụng về của Metternich, muốn thực tập những bài học bang giao quốc tế của trường Harvard mà y chưatiêu hóa kịp– đã đi đêm với tên Việt Cộng gộc, Lê Đức Thọ, thuộc loại cáo già quỷ quyệt, gian manh để âm mưu bán đứng VNCH cho miền Bắc, bằng cách, cho phép quân đội Cộng sản ở lại miền Nam, nằm sẵn, chờ ngày. Cả hai đã được lãnh giải Nobel Hòa Bình từ ỦyBan Thụy Điển quá ngây thơ, nếu không nói ngu xuẩn. Để rồi hai năm sau, tháng 4, 1975, theo kế hoạch của liên minh ma quỷ Thọ-Kissinger, Việt Cộng vùng lên, tấn công VNCH, một quốc gia hợp pháp, với sự đồng lõa bỉ ổi của Washington DC, Paris, và thế giới.Những gì xảy ra sau đó, tất cả những người tỵ nạn chân chính chúng ta và tất cả những nạn nhân khốn khổ của Cộng sàn đều biết quá rõ.
Như vậy, tiện nhân xin hỏi, Cộng Phỉ Bắc Việt đã có công thống nhất đất nước hay chúng chỉ là lũ xâm lăng xua quân đi chiếm Miền Nam, xé bỏ chính cái hiệp định mà chúng vừa ký chưa ráo mực, mà chúng xem như một tờ giấy lộn, không hơn không kém? Chúng là ai? –Là quân ăn cướp ngày đúng nghĩa, có môn bài và giấy phép cấp bởi những siêu quyền lực thế giới.

Nói rằng ViXi có công thống nhất  đất nước thì cũng không khác gì kể thành tích của một thằng trộm vào nhà anh, cướp lấy mọi thứ, kể cả vợ anh, rồi bảo: “Kể từ hôm nay, ta thống nhất nhé, nhà cửa, tài sản, vợ con của anh là củachung giữa anh và tôi nhé.” Nghe được không, hỡi những tên nằm vùng cắc ké, đê tiện hải ngoại đang cam tâm BB (động từ mới có nghĩa Bưng Bô, không dính líu gì đến Brigitte Bardot) cho Vi Xi? Đừng nói tôi chụp mũ. Các ngươi chưa phải là tay sai gộc để xứng đáng được chụp cho cái nón cối. Vả lại, không bao giờ Vi Xi cho phép những tên BB hạng nặng như Nguyễn Cao Kỳ (mà chúng gọi là “đứa con hoang trở về”), Phạm Duy, Phó Bá Long, Nguyễn Hữu Liêm, Vũ Đức Vượng, Trần Trường, những đứa trong các báo Người Việt, Việt Weekly v.v... trở thành Cộng sản, nghĩa là được vào hàng ngũ của chúng, dù xum xoe nâng bi, phục vụ chúng cách mấy. Sá gì các ngươi. Được lợi, nhưng chúng vẫn xembọn trở cờ, phản bội chính nghĩa quốc gia như một thứ khuyển mã (nôm na: chó ngựa), lợi dụng xong là đá đít, đuổi đi, hoặc như thời trước, bỏ rọ thả trôi sông, hoặc như thời nay, cho uống cà-phê hay đụng xe, không thương tiếc. Kìa như ông tiến sĩ Nguyễn MạnhTường từ Pháp phấn khởi trở về nước, cung cúc phục vụ Hồ Chí Minh và chế độ, thế mà khi không cần nữa chúng vẫn tống cổ ra khỏi club, siết hộ khẩu và lương thực, cho ăn đói, đến nỗi ôngphải viết hồi ký kể lể, than thân trách phận, dù quá muộn. Sá gì bọn tay sai hạng bét lấc cấc, vênh váo, hèn mạt, đầy dẫy ở hải ngoại, rặt một phường văn dốt vũ nát, chỉ có tài khôn nhà dại chợ, tức giỏi chửi đồng môn và thầy dạy, mà hễ thấy “người lạ” mớilên tiếng chất vấn đã thiếu điều vãi cả ra quần, miệng bỗng hóa câm như hến.
Một thắc mắc nữa. Tại sao nước nhà đã thống nhất  rồi mà bọn Việt Gian hải ngoại, gốc du học hay vượt biên, không chịu về ở hẳn bên đó? Tại sao? Vì theo VC nhưng vẫn sợ mã tấu VC? Vì không muốn bỏ mọi thứ tiện nghi ở hải ngoại? Vì ăn giannói dối với chính lòng mình? Vì được VC gài làm việc có lương vào các cộng đồng để phá hoại người quốc gia, theo nghị quyết 36? Rồi, bọn du học sinh gốc VC, chưa học xong, đã kiếm vợ kiếm chồng tại chỗ, cho nhau chơi thả gìàn để có con, dễ xin ở lại Mỹ. Hoặcnhững thuyền nhân từ các trại tỵ nạn, khi được phỏng vấn, muốn xin vào định cư tại Mỹ, hay các nước Âu Tây, hay những kẻ được gia đình bảo lãnh từ Việt Nam, có đứa nào trong bọn đang trở cờ kia dám dùng, lúc ấy, chữ đất nước thống nhất  với nhân viên phỏng vấn không? Còn khuya!

4. Từ ngữ tự nó trung tính, không màu, không mùi, nhưng vẫn có linh hồn riêng, cũng như mỗi con người. Chữ thống nhất cũng vậy. Nó chỉ là biểu tượng, hay biểu hiện,phản ảnh con người thực. Khi mang linh hồn ngập máu của bọn ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản, chữ thống nhất ám chỉ một công lao, một chiến thăng, dù là tưởngtượng, của “đảng ta”, của “nhân dân anh hùng chống Mỹ cứu nước” và đàng khác, một thái độ vô ơn đối với đất nước VNCH đã cưu mang chúng, bảo vệ chúng và cho chúng ăn học đến nơi đến chốn, trở thành Nhân. Ngược lại, khi mang linh hồn của người tỵ nạn có lậptrường quốc gia chân chính, vững chắc, chữ thống nhất đồngnghĩa với ăn cướp, xâm lăng, với các trại cải tạo, với hận thù, chia rẽ, kỳ thị. độc tài, áp bức, gian manh, tham nhũng, với đau thương, khổ nạn, bất hạnh, nghèo đói, với băng hoại xã hội và đạo lý, với nền giáo dục vong bản tồi tệ, với thứ văn hóa bần cố nông khuyến khích con chửi cha mẹ, trò chửi thầy, với âm mưu bán đất bán biển cho Tàu Cộng, kẻ thù muôn kiếp của dân tộc...
Cho nên, trên pháp lý, mọi người có quyền và tự do dùng chữ thống nhất. Nhưng kẻ nào sử dụng nó, công luận sẽ biết chắc chắn hắn là ai trong cộng đồng tỵ nạn hải ngoại. Đừng cãi chày cãi cối nữa. Vô ích.


Tất cả sĩ quan, viên chức, và trí thức miền Nam bị đưa đi tù cải tạo


Portland, ngày 3 tháng 9, 2012
Người Lính Già Oregon




30 tháng 4, đọc gì? viết gì?

Trích bài “Những mũi giáo đâm sau lưng, hay những kẻ nối giáo cho giặc” của ông Đỗ Hồng (DLB):
 
".............
Sự sụp đổ của một chế độ nhân bản không phải chỉ do người Mỹ quay lưng và “đồng minh tháo chạy”, mà còn do những mũi giáo đâm thẳng sau lưng dân tộc.
Những mũi giáo đó ẩn hiện khắp miền Nam VN. Nếu cho rằng đó là những kẻ, hay gia đình họ, đã nhờ được hưởng tự do và ít nhiều ơn mưa móc từ chế độ VNCH mà cuộc sống của họ tương đối sung túc thì họ có thể được gọi là những kẻ “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”.
Một số tập kết ra Bắc và nhiều tên khác ở lại nằm vùng trong Nam. Họ trà trộn, luồn lách vào các cơ quan công quyền, quốc hội và quân đội. Họ đóng vai những nhà báo khuynh tả. Họ mặc áo nghệ sĩ. Họ đội lốt tôn giáo. Họ mang hia đội mão trí thức. Họ thậm chí đi xuống tận cùng giai cấp xã hội để làm công nhân lao động nghèo khổ. Họ có khi là những người trẻ, nhẹ dạ, bị tuyên truyền, nhồi nhét những điều huyễn mị về chủ nghĩa cộng sản.
Những phần tử này được liệt vào thành phần thứ năm sau 4 cái ngu mà dân gian vẫn thường hay nói tới, khiến câu ca dao bình dân có thể được thêm vào như sau:
Trên đời có bốn cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
Thứ năm ngu nhưng lại đứng đầu
Đó là cuồng tín theo hầu cộng nô

Những người nổi tiếng gia nhập đảng cộng sản như:Nguyễn Thị Bình (Sa Đéc), Nguyễn Tấn Dũng (Cà Mau), Nguyễn Thị Định (Bến Tre), Nguyễn Hộ (Gò Vấp), Phan Văn Khải (Củ Chi), Võ Văn Kiệt (Vĩnh Long)… đều là gốc người miền Nam và chính họ hay gia đình họ đã từng hưởng trực tiếp hay gián tiếp ơn mưa móc của chính phủ VNCH.
Vào ngày 20/12/1960, con bài “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN” (MTDTGPMN) ra đời để bắt đầu quấy rối cuộc sống yên bình của dân chúng miền Nam. Những tên gạo cội của mặt trận này gồm có: Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, Đại đức Sơn Vọng, Trần Nam Trung, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bạch Đằng, Phan Văn Đáng, Nguyễn Hữu Thế, Nguyễn Thị Định, Thích Thượng Hào, Nguyễn Văn Ngợi, Lê Quang Thành, Đặng Trần Thi, Trần Bửu Kiếm…
Sau đó, cái quái thai “MTDTGPMNVN” của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) này đã đẻ ra cái gọi là“Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” (CPCMLTCHMNVN) với những tên chủ chốt như: Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Trần Bửu Kiếm, Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình, Cao Văn Bổn, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Kiết, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Thích Đôn Hậu…

Có lẽ cần mở ngoặc để nói đôi điều cái quái thai “MTDTGPMNVN”. Thế giới lúc bấy giờ đều gọi họ là Việt Cộng (VC), theo người Mỹ, trong khi người Việt gọi Việt Cộng là để chỉ chung Cộng Sản Việt Nam từ Nam chí Bắc. Không biết người Mỹ có cố tình gọi VC chỉ để nhắm vào phần tử của “MTDTGPMNVN” hay không mà khi tổ chức hội đàm Paris, họ lại dành cho mặt trận này một chỗ ngồi ngang hàng với VNCH. Cuộc hội đàm 4 bên thật sự không đúng nghĩa bởi vì 4 bên đó phải là Trung Cộng hay/và Liên Xô (nước đỡ đầu cho CSVN trong cuộc chiến) đối đầu với Mỹ (đại diện cho phe đồng minh) và VN Dân Chủ Cộng Hòa (hay CSBV) đối đầu với VNCH. Vì thế, Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ra đời trong sự thua thiệt bất công nghiêng về phía VNCH. CSBV với sự yểm trợ mạnh mẽ cả về vũ khí, tài chính lẫn nhân sự từ Trung Cộng và Liên Xô, đã trắng trợn vi phạm hiệp định này trong khi VNCH bị cúp mất viện trợ từ Mỹ nên đã ngậm ngùi bị bức tử vào ngày 30/4/1975. Phong trào phản chiến lớn rộng tại Mỹ và nhiều nơi, kể cả VN, đã có nhận định quá sai lầm về cuộc chiến. Họ không chống kẻ xâm lăng gây chiến mà lại chống người tự vệ chính đáng. Bốn mươi lăm năm đã trôi qua kể từ ngày ký hiệp định Paris với những đau khổ triền miên dành cho một dân tộc bất hạnh sau ngày Sài Gòn bị thất thủ. Đã có những nỗ lực đáng trân trọng để phục hoạt hiệp định Paris trong gần như vô vọng. Trước đó, những kẻ nằm mơ giữa ban ngày về cái gọi là “miền Nam trung lập” thuộc MTDTGPMN và CPCMLTMNVN đã vỡ mộng vì cả hai tổ chức này đều bị chính thức khai tử không kèn không trống vào ngày 2/7/1976.

Trở lại với những mũi giáo oan nghiệt đâm sau lưng, từ Dinh Độc Lập, có các cố vấn của Tổng Thống VNCH như Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ… Điều đáng lưu ý là những tên này cùng đồng bọn gồm 20 tên khác từng bị bắt nhốt bởi Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung phối hợp với Ty Công An Huế thời Đệ Nhất Cộng Hòa, nhưng đến ngày 1/11/1963, Hội Đồng Cách Mạng của Tướng Dương Văn Minh thả ra và sau đó họ đã len lỏi vào các cơ quan trọng yếu của VNCH.
Trong hàng ngũ sĩ quan cao cấp quân lực VNCH, có Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát, Nguyễn Hữu Hạnh… và vô số binh sĩ cũng như sĩ quan VNCH âm thầm làm việc tiếp tay cho CSVN, như Nguyễn Thành Trung, thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh…
Nằm vùng tại Quốc Hội VNCH có cái gọi là thành phần thứ ba và Dân Biểu Đối Lập như Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Ngô Bá Thành (Phạm Thị Thanh Vân), Kiều Mộng Thu, Hồng Sơn Đông, Nguyễn Văn Hàm, Đinh Văn Đệ…
Một số phần tử này cũng là những nhà báo thiên tả như Ngô Công Đức (Tin Sáng), Hồng Sơn Đông (Điện Tín) hợp cùng Chân Tín (Đối Diện), Họa Sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành), Phạm Xuân Ẩn (các báo ngoại quốc như Time, New York, Herald Tribune…) Vào đầu năm 1970, có khoảng 36 tờ báo tư nhân ở miền Nam, nhưng có rất ít báo của nhà nước, chẳng hạn như tờ Tiền Tuyến. Lợi dụng tự do báo chí, nhiều nhà báo thiên tả đã công khai đả phá chính phủ VNCH và cá nhân của TT Nguyễn Văn Thiệu. Thậm chí họ còn tổ chức diễn biến “ký giả xuống đường đi ăn mày” vào ngày 10/10/1974 để phản đối sắc luật 007 qui định về tiền ký quỹ ra báo.
Những mũi giáo đâm sau lưng còn phát xuất từ những kẻ đội lốt nghệ sĩ mà điển hình là Kim Cương, kẻ được cho là mang cấp bậc Thượng Tá của VC mặc dù bà ta phủ nhận điều này, nhưng có lẽ chẳng mấy ai tin. Ngoài ra, còn có một số nhạc sĩ nổi tiếng phản chiến như Trịnh Công Sơn (TCS), Trương Quốc Khánh, Tôn Thất Lập… Riêng TCS được xem là thiên tài âm nhạc và phù thủy ngôn ngữ, nhưng rất tiếc những tinh hoa đó lại phục vụ cho chế độ man rợ cộng sản.
Mặc lớp áo thầy tu, những mũi giáo đó đã lũng đoạn hàng ngũ quốc gia miền Nam. Những tay nổi bật trong thành phần này từ Thích Trí Quang cho tới Thích Nhất Hạnh, Chân Tín, ni sư Huỳnh Liên, Phan Khắc Từ, Trần Hữu Thanh… đều tích cực nối giáo cho giặc bằng mọi hình thức như xách động xuống đường, tuyệt thực, tự thiêu… dưới chiêu bài chống độc tài gia đình trị (thời đệ nhất Cộng Hòa), đòi quyền sống, đòi hòa bình, viết báo công kích chính phủ, chống tham nhũng (thời đệ nhị Cộng Hòa)…
Thành phần trí thức thiên tả miền Nam góp phần phá nát chính thể dân chủ của người quốc gia có khá nhiều, tiêu biểu như: Trương Bá Cần, Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Thế Uyên, Thế Nguyên, Duy Lam, Nguyễn Hữu Chung, Lê Văn Hảo, Lê Khắc Quyến (ông này là cha của ông Lê Khắc Nhàn tức Hằng Trường. Đại lão Hòa Thượng Tuyên Hóa đã đuổi ra khỏi Tăng Đoàn Vạn Phật Thành vì âm mưu chiếm chùa Vạn Phật và không được lấy pháp danh họ Hằng nữa), Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên...
Thành phần năng động nhất ở miền Nam gây khó khăn cho chính phủ VNCH ở hậu phương Sài Gòn là các học sinh sinh viên thiên tả như: Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Thị Quế Hương, Võ Như Lanh, Phan Kim Hạnh, Dương Văn Đầy, Trịnh Đình Ban… Ở miền Trung có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân… Ngoài ra, còn có một số lãnh tụ sinh viên ở Sài Gòn chuyên cầm đầu những cuộc xuống đường rầm rộ ở Sài Gòn như Nguyễn Văn Thắng (cựu SV Sư Phạm Sài Gòn), Đoàn Kỉnh (Đại Học Khoa Học SG) mà lý lịch không rõ là người quốc gia hay thân cộng.
Những mũi giáo đâm sau lưng dân tộc còn có vô số những tay nằm vùng hành nghề lao động tay chân như lái tắc xi, đạp xích lô… và thậm chí còn có những kẻ được gọi bằng danh xưng mỹ miều “bà mẹ chiến sĩ”. Sau ngày 30/4, bọn này xuất đầu lộ diện thành những tên VC mang băng đỏ trên cánh tay chỉ đường cho CSBV tiến vào Sài Gòn và sau đó giữ những chức vụ tại hạ tầng cơ sở hay trung ương.
Trên đây là những mũi giáo đâm sau lưng được người dân nhận diện ra tại Sài Gòn, không kể đến những kẻ khác hoạt động bí mật rải rác khắp miền Nam.
Những kẻ này đã góp phần lật đổ chế độ nhân bản VNCH và xây dựng nên một chế độ man di, tàn bạo gây thống khổ cho toàn dân suốt gần 44 năm dài…
Những kẻ nối giáo cho giặc cộng sau năm 1975 đều bị vắt chanh bỏ vỏ một cách không thương tiếc. Một số đấm ngực ăn năn thì đã quá muộn màng.
Ngay cả sau biến cố 30/4, trong làn sóng tị nạn ra hải ngoại cũng có không ít phần tử cộng sản trà trộn hay hoạt động ngầm cho VC dưới hình thức tôn giáo vận, văn hóa vận…
Rút tỉa kinh nghiệm sống chung với những mũi giáo phản trắc suốt mấy chục năm ở trong nước, đồng bào hải ngoại cần vạch mặt chỉ tên những kẻ này để vận động chính quyền sở tại tống cổ chúng về nước hầu duy trì cuộc sống yên bình cho cộng đồng..."

(ngưng trích)

Ngoài những con chuột đỏ trà trộn trong làn sóng người Việt tị nạn vượt biển vượt biên ra hải ngoại sau ngày 30.4.1975, còn có thêm những loại chuột đỏ khác sau đó được khơi khơi xách va-li lên máy bay sang Mỹ. Nào đoàn tụ gia đình, nào bảo lãnh thân nhân, nào hôn nhân (thật lẫn giả), nào “HO”, nào du sinh, nào đại gia VC và con cháu VC gộc, cùng nhau cấu kết với cựu tị nạn trở cờ…tạo thành một “đội ngũ” chuột đỏ rộng lớn dưới sự chỉ đạo giấu tay của các sứ quán VC, đã xâm nhập mọi sinh hoạt chính trị, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, báo chí, truyền thông ... trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Có thể nói các cộng đồng người Việt ở hải ngoại ngày nay đã thực sự biến thành những “vùng xôi đậu” giữa ta và địch, không khác gì tình trạng miền Nam VN trong thời chiến tranh. Khi ấy, chính quyền VNCH có quân đội, cảnh sát, tình báo, an ninh, mật vụ mà VC còn len lỏi vào khắp nơi, ngày nay ở hải ngoại, các tổ chức cộng đồng, các đảng phái, hội đoàn lấy gì để ngăn chặn những con chuột đỏ? Chưa kể sinh hoạt của các tổ chức cộng đồng, đảng phái và các hội đoàn rất lỏng lẻo, dễ dãi, tạo cơ hội cho những con chuột đỏ xâm nhập khi chúng đóng kịch là những con người đầy thiện chí, dễ thương, dễ bảo, nhiều tài vặt, mồm cũng nói “chống cộng”, có khi còn to mồm hơn người khác. Một khi xâm nhập được rồi thì những con chuột đỏ bắt đầu quậy phá.
Hậu quả như thế nào? Có lẽ không cần dẫn chứng.
Những ai còn quan tâm tới sinh hoạt cộng đồng và chưa quên bài học xương máu ngày 30.4.1975 thì không thể không nhìn thấy những gì đang diễn ra trước mắt.

Ký‎ Thiệt

http://www.tvvn.org/nhung-mui-giao-dam-sau-lung-do-hong/




Quốc Hận 30.4

Viết về người lính VNCH bất hạnh

Mường Giang
 
Trích đoạn …

Ngày xưa người Lính VN, chiến đấu trong vinh quang, khi trở về cũng thật hiên ngang, giữa cảnh phu phụ trùng phùng, nồng ấm kết lại mối tình xưa :
...xin vì chàng, xếp bào cởi giáp
xin vì chàng giũ lớp phong sương
vì chàng tay chuốc chén vàng
vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng...
(Chinh Phụ Ngâm Ðặng Trần Côn và Ðoàn Thị Ðiểm)

Ngày nay người chiến sĩ VNCH không có cái diễm phúc trên, vì suốt cuộc chiến hai mươi năm, ngoài mặt trận thì chống trả với kẻ thù trong nổi cô độc. Khi trở về lại bị kẻ thù đọa đầy, tù ngục và chết trong uất hận nghẹn ngào.
Thử hỏi giữa cõi đời này, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Ngày nay, đã có không biết bao nhiêu người , đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sốngnhờ sự bảo bọc của lính. Không biết trong tâm tư đó, có một giây phút nào do lương tâm xao động, khiến trái tim người, chợt nghĩ tới những kẻ bất hạnh đã VỊ QUỐC VONG THÂN ?
Xưa NGƯỜI LÍNH chiến đấu anh dũng trong khói lửa để bảo quốc an dân. Nay những người lính già còn sót lại sau cuộc chiến và lớp hậu duệ của lính năm nào, cũng đãvà đang tiếp tục tranh đấu không ngừng, cho một ngày về QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG được sống thật với tự do và no ấm, như chúng ta hiện nay đang hưởng tại quê người.
...tội nghiệp, đời trai chưa thỏa chí
sa trường dung ruổi đã phơi thây
đoàn quân hùng liệt nay về đất
hồn vẫn quanh co giẫm lối gầy
chiều chiều đứng ngóng ngàn mây nổi
mà khóc quê hương khuất bến bờ
nhớ lúc hát rừng nơi chiến địa
mộng hoàng hoa, khép giữa hư vô‘
(thơ Mường Giang)

Hai mươi năm chinh chiến, QLVNCH đã có 250.000 người gục ngã trước đạn thù và nửa triệu thương binh chịu đời bất hạnh vì một phần cơ thể đã gửi lại sa trường. Tuy nay chính phủ cũng như QLVNCH không còn nữa, nhưng trong tâm tư của mọi người được sống sót qua cuộc đổi đời mạt kiếp, thì lý tưởng và danh dự của Người Lính càng được sáng tỏ, trong niềm hãnh diện chung của quân-dân Miền Nam.
Lịch sử của một quốc gia là những gì trung thực, mà người dân của nước đó đã ghi chép không hề thêm bớt. Nhờ vậy ta mới biết được về cuộc nội chiến của Hoa Kỳ xảy ra từ năm 1861-1865, cùng với thái độ của dân chúng và chính quyền nước Mỹ tại Miền Bắc là kẻ thắng trận, đã không hề lên án, bỏ tù hay trả thù những người Miền Nam bại trận. Ðã vậy, Hoa Kỳ còn ghi ơn tất cả những chiến sĩ của hai miền vừa nằm xuống trong cuộc chiến, vì lý tưởng riêng của họ.
Thế Chiến 2 kết thúc, Tòa Án Quốc Tế Nuremburg chỉ kết tội những đầu sỏ trong phe Trục mà không hề bắt bớ hay gây khó khăn cho quân nhân các nước Ðức-Ý-Nhật… Năm 1920, lãnh tụ kháng chiến quân Libya là Tướng Mukhta bị người Ý bắt và tử hình, nhưng chính tổng tư lệnh Ý tại Bắc Phi là người đã ở lại pháp trường để lo lắng hậu sự cho vị anh hùng dân tộc Libya, vốn là kẻ thù của người Ý lúc đó.
Tại VN, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền tây Nam Phần năm 1867, sau đó là thành Hà Nội năm 1873. Các tướng lãnh thủ thành đương thời là Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.. đã oanh liệt tử tiết theo thành mất và được kẻ thù là người Pháp tôn kính mặc niệm như chính các tướng lãnh của họ. Sau rốt là số phận của 500.000 quân nhân Mỹ đã tham chiến tại VN, trong số này hơn 50.000 người tử trận. Ngày nay các chiến sĩ trên đã được quốc dân Hoa Kỳ trả lại công lý và danh dự, để họ hiên ngang ưỡn ngực, cũng như an giấc nghìn thu bên cạnh ông cha, một đời liệt sĩ. Tất cả đã chết cho lý tưởng quốc gia, sống vinh quang và yên nghỉ trong danh dự.
Người lính VNCH trong suốt hai mươi năm binh lửa cũng vậy, đã phơi gan trải mật để bảo vệ cho đất nước và mạng sống của đồng bào, bị Cộng Sản quốc tế Bắc Việt xâm lăng giết hại. Tóm lại gần hếtcuộc chiến, ở đâu có Cộng Sản khủng bố cướp bóc giết hại dân lành, là ở đó có sự hiện diện của người lính miền Nam. Ở đâu có bóng cờ vàng ba sọc đỏ, là ở đó người dân trong vùng chiến nạn, tìm đủ mọi cách trốn thoát sự kềm kẹp của giặc cộng, để trở về vùngquốc gia nhờ che chở đùm bọc. Ai có làm lính tác chiến hay người cán bộ áo đen Bình Ðịnh Nông Thôn, Cán Bộ Xã Hội.. mới biết được thế nào là nổi thống khổ, trên đe dưới búa, cá nằm giữa dao thớt, người dân tay không hứng hai lằn đạn bạn thù, của người VN trong thời ly loạn. Có là người dân bị kẹt trong vùng xôi đậu, lửa khói bom đạn, mới thấu hiểu đời người lính gian khổ chết chóc muôn trùng. Có là người dân quèn, nghèo sống đời cay cực, mới thương xót cho “ cảnh ba đồng, ba cộc “ của kiếp lính Miền Nam.
Nhức nhối và mai mỉa nhất, đó là hiện tượng "thuyền nhân tị nạn" sau ngày 30-4-1975. Ngoài tuyệt đại đa số nạn nhân đích thực của CSQT, trong số này không thiếu mặt “những tên tuổi lớn" một thời chạy theo VC đâm sau lưng người lính, những nhà văn, nhà báo, cha cố.. kể cả thành phần suốt đời chỉ biết sống ký sinh vào xã hội.. cũng lợi dụng “danh nghĩa người lính" để được tị nạn chính trị. Ứa gan hơn là những tên VC trà trộn trong hàng ngũ những người vượt biên, vượt biển, sau khi tới được bờ đất hứa, chúng trở mặt ngay, để lộ diện thành công an, cán bộ, đảng viên như ngày nào.. để nạt nộ, hăm dọa đồng hương, qua cái đòn “nếu theo Ngụy“, sẽ không được về VN để thăm nhà, như đã thấy tới độ mù mắt khắp nơi tại hải ngoại.

Trong nổi chịu đựng hy sinh âm thầm nhưng thảm nhất là người lính đã không bao giờ được một lời an ủi tử tế của hậu phương, để yên tâm tiếp tục cầm súng giết giặc bảo vệ cho người dân. Trái lại họ còn bị muôn ngàn bất hạnh đeo đuổi suốt cuộc chiến. Thật vậy, khi cầm súng thì cô đơn, nửa đường bị hậu phương, đồng minh và lãnh đạo phản bội bán đứng. Ngày trở về thì bị giặc trả thù đầy đoạ, rồi chết thầm trong đói nghèo tủi nhục.
Tiếp tay với những tâm hồn thác loạn, ăn cơm quốc gia thờ ma cọng sản, là bọn báo chí quốc tế bất tài, a dua, xu thời. Nhờ vậy mà cọng sản Bắc Việt, mới có cơ hội tung hoành một mình một cõi,thao túng vẽ vời huyền thoại, bóp mép lịch sử, để đầu độc các thế hệ VN đang sống trong sự kềm kẹp của chế độ bạo tàn, độc đảng. Nhưng rồi gieo gió thì phải gặt bảo, chính sự khoắc lác dại khờ trên, đã đưa toàn bộ đảng cọng sản VN chìm trong cái vũng bùn ô nhục, khi bí mật lịch sử lần lượt được mọi phe phái bật mí và hồi tưởng.
Câu chuyện tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận Tết Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn, vì không thể chịu nổi hành động dã man, đẩy các trẻ em trong xóm ra làm lá chắn đở đạn cho đồng bọn tẩu thoát. Vì quá tức giận không kềm chế được, nên tướng Loan đã rút súng Rouleau ngắn nòng, bắn chết tên VC chỉ huy là Bảy Lốp, tại ngả ba Vườn Lài (góc đường Vạn Hạnh, Minh Mạng và Vĩnh Viễn), trước mặt phóng viên Mỹ là Eddie Asams, nên đã chụp được tấm hình này, đem bán raokhắp thế giới và nhận được giải thưởng quốc tế.
Sau ngày 30-4-1975 Tướng Loan tới tị nạn tại Hoa Kỳ, đã bị bọn phản chiến cùng với giới truyền thông Mỹ làm lớn chuyện. Thậm chí có Elizabeth Holtzman (nữ dân biểu DC bang New York) và Dân biểu Harold Sawyer (CH bang Michigan), đã kiện cáo, đòi Chính phủ Mỹ trục xuất tướng Loan ra khỏi Hoa Kỳ, vì tội vi phạm nhân quyền nhưng bị thất bại .
Trước và sau ngày tướng Loan từ trần 14-7-1998, người phóng viên chụp tấm hình năm xưa Eddic Adams, đã viết một bài báo xin lỗi tướng Loan vì sự ray rứt hối hận của mình, trong đó có đoạn “Ông đã làm công việc của ông, còn tôi làm bổn phận của tôi“. Ngày tướng Loan qua đời, Eddic lại viết thêm môt bài báo khác đăng trên tờ Times, đồng thời gới tới một vòng hoa phúng điếu, trên đó có đính một danh thiếp viết tay “General, I am so, so, so... sorry“. Bao nhiêu đó, chắc cũng đủ làm nhức óc những tên “sống nhờ người tị nạn" nhưng lúc nào cũng viết lách, làm báo ca tụng VC.
Ðau đớn nhất là trận Hạ Lào 1971, cho dù các đơn vị đã tham chiến như SD Dù, TQLC, Sư Ðoàn 1 BB, Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ và Liên Ðoàn 1 BDQ có bị tổn thất nặng nề. Nhưng cuối cùng QLVNCH cũng đã đạt được mục đích của cuộc hành quân, là phá hủy gần như toàn bộ các cơ sở hậu cần, tiếp liệu tại các mật khu, binh trạm tại đây. Lúc đó, chỉ có Ðại Úy Trương Duy Hy, pháo đội trưởng PDC/44, tham dự cuộc hành quân, tại căn cứ Hỏa lực 30, là tác giả quyển Hồi ký “ Tử thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30, Hạ Lào “ là viết sự thật. Ngoài ra tất cả bọn phóng viên Mỹ & Tây phương đều ở Khe Sanh, hằng ngày nhìn cảnh máy bay tải thương xác lính và thương binh về tới tắp. Từ đó chụp hình, diễn dịch rồi gửi về nước, nói là QLVNCH đã thảm bại tại Hạ Lào, giống như hồi Tết Mậu Thân (1968).
Riêng làng báo Sài Gòn cũng vậy, vì không có ai vào tận chiến trường để chứng kiện sự thật, nên chỉ đành “chôm chĩa tin từ báo Mỹ“ rồi “Mao Tôn Cương thành trận đánh cuối cùng không có đại bàng“ rằng "VC đâu có quân số đông đảo để đánh QLVNCH, mà chỉ sử sụng hỏa pháo. Ở đây làm gì có kho tàng như tình báo đã báo cáo láo”. Tóm lại theo họ thì QLVNCH vì sợ hỏa lực của VC nên bỏ chạy. Có đọc những tin tức của báo chí Sài Gòn lúc đó, mới thấy máu của người Lính Miền Nam đã đổ suốt cuộc chiến để bảo vệ cho “đám này“, thật là uổng phí và tội nghiệp cho những kẻ đã nằm xuống truớc ngày 30-4-1975.
Nhưng người lính VNCH từ trước tới nay chỉ biết có cầm súng để chiến đấu giữ nước và bảo vệ sinh mạng cho người khác, chứ không quen viết lịch sử để ca tụng một chiều. Cho nên nếu có được một tiếng cảm ơn hay sự hồi phục danh dự, thì đó cũng chỉ là sự phản tỉnh của thế giới tự do khi đã biết được sự thật cùng ý nghĩa của cuộc chiến mà người Miền Nam phải bán mạng để chống ngăn giặc Bắc xâm lăng tới giờ phút cuối cùng. Ngoài ra còn có sự tưởng tiếc muộn màng của đồng bào hậu phương, đối với người chiến sĩ VNCH, khi chính bản thân và gia đình người dân qua cuộc đổi đời, cũng đã trở thành nạn nhân tận tuyệt, của một chế độ bạo tàn, của những con người không có nhân tính, mà hôm qua chính người dân coi như thần thành, nên đã công khai giúp và theo chúng, đâm sau lưng đồng đội, đồng bào mình.

Trong lúc đất nước đang lâm nguy vì giặc xâm lăng phương Bắc, trong lúc gần hết thanh niên nam nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội miền Nam, không phân biệt sang hèn, kinh thượng, bỏ nhà, bỏ lớp,bỏ hết tương lai của tuổi trẻ và đời người để lên đường ra biên cương chống giặc thù. Giữa lúc đất nước lầm than, muôn người khốn khổ vì chiến tranh do Hồ Chí Minh và cọng sản mang từ Liên Xô-Trung Cộng vào để dầy xéo non sông tổ quốc, thì tại hậu phương Miền Nam có một số người tự nhận mình là trí thức, giáo sư, tu sĩ, hầu hết đều đang độ xuân thì, mập mạnh nhưng lại tìm cách đứng bên lề cuộc chiến bằng đủ mọi lý do để được hoãn dịch, trốn nghĩa vụ làm trai trong thời tao loạn. Nếu vì sợ chết mà trốn đi lính,thì cũng còn có thể tha thứ nhưng những hạng người này, không bao giờ chịu để yên cho đồng bào và đất nước mình đang trăn trở trong cơn đau bom đạn, hận thù, đói nghèo và ly biệt. Họ hoàn toàn không thông cảm cho ai hết, ngoài cái lý tưởng đã thu lượm được, qua sách báo tây phương phản chiến và các kinh điển nhật tụng của thiên đàng xã hội chủ nghĩa, trong lúc được sống ở hậu phương, thừa mứa vật chất, đàn bà và thời gian để đâm thọt, phá hoại những người đang liều mạng xã thân bảo vệ mạng sống thừa thải ký sinh của mình.
Ngày nay ai cũng biết, cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1955-1975) rất đa dạng, phức tạp, khó có thể định nghĩa cho trọn vẹn. Nói chung tùy theo lý tưởng, ai muốn gọi thế nào cũng đều có ý nghĩa riêng với người trong cuộc. Cho nên với người Miền Nam VN, thì đây là một cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Cuộc chiến này hoàn toàn khác biệt với cuộc phân tranh của hai họ Trịnh Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, lúc đó chỉ là cuộc tương tàn nồi da xáo thịt để tranh giành quyền lãnh đạo của đất nước. Trái lại cuộc chiến lần này, người Miền Nam chiến đấu, vừa để tự vệ, vừa bảo vệ phân nửa mảnh đất VN, để khỏi bị Bắc Việt nhuộm đỏ bằng chủ thuyết cọng sản. Nhưng với bọn trí thức thiên tả, phản chiến nằm vùng lúc đó, lại trắng trợn phỉ báng, gọi QLVNCH là lính đánh thuê cho Mỹ.

Chính bọn trí thức thiên tả này đã lợi dụng quyền tự do báo chí ngôn luận của VNCH, để viết lách, bôi nhọ, xuyên tạc, tuyên truyền phá nát hậu phương, đâm sau lưng chiến sĩ tiền tuyến, đang liều chết để bảo vệ đồng bào, trong đó có cả sinh mạng ký sinh của chúng.
Cuối cùng, VNCH đã sụp đổ, kéo theo sự mất mát toàn diện mà người Việt QG đã tốn xương máu xây dựng. Người chạy thoát ra nước ngoài tuy không bị đau đớn thể xác nhưng tinh thần và sự dằn vặt, cũng đã làm cho họ điên đảo suốt quảng đời lưu vong nơi xứ người. Tội nghiệp nhất, cũng vẫn là Lính phải còng lưng cúi đầu gánh chịu những thảm tuyệt của kẻ thù man rợ, những điều mà chắc chắn thế giới tự do không hề nghĩ tới, vậy mà vẫn tới trong địa ngục trần gian của các nước Cộng Sản, trong đó có CSVN.
Ngoại trừ một số rất ít khôn ngoan hay có thân nhân VC bảo lãnh, hầu hết các cấp Quân, Công, Cán, Cảnh của Nam VN đều chịu sự hành hạ nơi chốn lao tù. Chúng bắt tất cả Sĩ quan và cán bộ, công chức, cảnh sát VNCH vào tù, qua cái gọi là “Trại Cải Tạo“ để đánh lừa thế giới, về sự dã man tàn ác đối với tù nhân chiến tranh, trái với công pháp quốc tế đã qui định. Hầu hết các trại tù đều lập ở Miền Bắc và Bắc Trung Phần, phía bên kia vĩ tuyến 17. Tại Miền Nam, trại tù nằm trong rừng núi cheo leo, ma thiêng nước độc, để lao động khổ sai, chết dần mòn vì sự hành hạ của quản giáo và nổi cực khổ, đói lạnh nhưng ăn uống thì thiếu thốn với khẩu phần hằng ngày, chỉ lưng chén cơm gạo xấu, trộn với khoai bắp, còn những người bị biệt giam thì đói khát vì phần ăn phát rất ít. Nói chung là không còn bút mực nào để kể cho hết nổi hận hờn tủi nhục của người tù dưới chế độ CS. Ðói quá nên người tù phải ăn tất cả những gì có trước mặt như rắn, rít, ếch nhái, chuột, trùn đất, cào cào... kể cả cỏ chai và cỏ diệu, thay cơm để đủ sức chống chọi với tử thần, lúc nào cũng như chực chờ sẳn bên cạnh :
Ngày hành xác giữa núi rừng hoang vắng,
đêm ôm đầu thương tiếc chuyện ngày xưa
bạn bè đến đây càng lúc càng thưa
thằng nằm xuống, thằng đày sang trại khác
thằng chống lại thì xác thân tan nát
thằng bệnh đau thân xác cũng không còn
đem xác người đi phá núi dời non
đem mạng sống để gở mìn tháo đạn
thay trời dẫn nước vào sông đã cạn
thay trâu kéo cầy phá vỡ ruộng hoang
buổi sáng gượng vui nhìn lúa trổ bông
nữa đêm khóc thầm đời lính bất hạnh
tôi đã sống qua những ngày đói lạnh
tôi đã nhét đầy tài liệu buồn nôn
kiểm điểm nghìn câu cho tốt tốt hơn
để theo đảng biến người thành khỉ vượn.
(thơ Mường Giang).

Lính sống bị trả thù đã đành, cho tới những người lính đã chết, CSQT cũng không tha, thì nói chi thành phần Thương Phế Binh, Cô Nhi Tư Sĩ của VNCH, lại càng bị đoạ đày thê thảm. Tất cả năm tháng dù nay đã đi vào quân sử nhưng sự thật vẵn còn nguyên trước mắt, với hai cảnh đời hiển hiện như một chứng tích nghìn đời không phai mờ : Ðó là địa ngục VN sau 38 năm bị giặc chiếm đóng và giá trị đích thực của QLVNCH từ 1960-1975, đã có rất nhiều cấp chỉ huy tài ba lẫn đạo đức, văn võ vẹn toàn, được đào tạo từ các quân trường nổi tiếng nhất vùng Ðông Nam Á thời đó gồm các Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, Bộ Binh Thủ Ðức, Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị, Các Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và Hải Quân, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và Cảnh Sát, Trường Ðại Học Quân Sự... chứ đâu phải chỉ có những tướng tá từ thời Pháp thuộc?!
Ngày xưa người Lính VN, chiến đấu trong vinh quang, khi trở về cũng thật hiên ngang, giữa cảnh phu phụ trùng phùng, nồng ấm kết lại mối tình xưa :
...xin vì chàng, xếp bào cởi giáp
xin vì chàng rũ lớp phong sương
vì chàng tay chuốc chén vàng
vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng...
(Chinh Phụ Ngâm - Ðặng Trần Côn và Ðoàn Thị Ðiểm)

Ngày nay người chiến sĩ VNCH không có cái diễm phúc trên, vì suốt cuộc chiến hai mươi năm, ngoài mặt trận thì chống trả với kẻ thù trong nổi cô độc. Khi trở về lại bị kẻ thù đọa đầy, tù ngục và chết trong uất hận nghẹn ngào.
Thử hỏi giữa cõi đời này, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH? Ngày nay, đã có không biết bao nhiêu người, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của lính. Không biết trong tâm tư đó, có một giây phút nào do lương tâm xao động, khiến trái tim người, chợt nghĩ tới những kẻ bất hạnh đã VỊ QUỐC VONG THÂN ?
Xưa NGƯỜI LÍNH chiến đấu anh dũng trong khói lửa để bảo quốc an dân. Nay những người lính già còn sót lại sau cuộc chiến và lớp hậu duệ của lính năm nào, cũng đã và đang tiếp tục tranh đấu không ngừng, cho một ngày về QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG được sống thật với tự do và no ấm, như chúng ta hiện nay đang hưởng tại quê người.
...tội nghiệp, đời trai chưa thỏa chí
sa trường dung ruổi đã phơi thây
đoàn quân hùng liệt nay về đất
hồn vẫn quanh co giẫm lối gầy
chiều chiều đứng ngóng ngàn mây nổi
mà khóc quê hương khuất bến bờ
nhớ lúc hát rừng nơi chiến địa
mộng hoàng hoa, khép giữa hư vô.
(thơ Mường Giang)

Xin nghiêng mình trước đồng đội đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa Dân Tộc Việt. Cũng xin chân thành biết ơn Quý Ân nhân đồng hương khắp mọi nẻo đường viễn xứ, đã và đang hướng về những người lính cũ ngày xưa, giờ họ là Quả phụ, cô nhi và thương phế binh VNCH. đang kẹt ở quê nhà.

Viết từ xóm Cồn - Hạ Uy Di
MƯỜNG GIANG



"Hoa Kỳ tự trói tay..."

Mường Giang

Ba mươi lăm năm sau Ngày Quốc Hận 30-4-1975, cựu Ngoại Trưởng Kissinger xác nhận: “Hoa Kỳ tự trói tay để thua CSVN chứ không do VNCH”


Sau hơn ba mươi bảy năm VNCH bị sụp đổ tính từ ngày 30-4-1975,nhưng tới nay vẫn còn nhiều tác giả ngoại quốc khi viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cọng sản, nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa bãi. Chính những cuốn sách này, đã khiến cho ai khi đọc tới cũng đều cócái cảm tưởng là “Những người lãnh đạo nước Mỹ lúc đó toàn ngu xuẩn hay điên rồ”, nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhã. Riêng đối với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường ĐôngDương để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự do, vì không giữ được lời hứa “bảo đảm quyền sống tự do của đồng bào Nam VN, Lào, Cambốt”. vẫn cứ phải loay hoay giữa “tự ái và lương tâm” khi muốn giải đáp trước công luận, lý do tại sao “Một cường quốc báchchiến bách thắng như Mỹ lúc đó và ngay cả ngày nay”, lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như cọng sản Bắc Việt? cho dù đối phương có được Nga, Tàu viện trợ và chống lưng.

Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhấtlà sự sụp đổ của gần hết khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và các nước Ðông Âu nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rõ phần nào giải đáp trên, khi đã biết rõ thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975).Tất cả từ đầu cho tới cuối, hoàn toàn “không ăn nhập gì tới lòng ái quốc, yêu nước thương dân”, mà báo chí Tây Phương thường gán ghép để có cớ ca tụng Hồ Chí Minh và đảng VC trong suốt cuộc chiến, vì họ bị tuyên truyền một chiều. Nay sự thật đã bị phanh phui, gây chiến tại Ðông Dương lần thứ 2 (1946-1975), thật sự “là không cần thiết lúc đó”.
Vì đối với Liên Xô thời đó, gây chiến “lại là kế hoạch nô lệ hoá toàn cầu của cọng sản đệ tam quốc tế”. Ðiều này ngày nay cũng đã được nhiều cán bộ cao cấp của VC như Trần Bạch Ðằng, Võ Văn Kiệt.. xác nhận. Còn hậu cứ lớn không phải tại Hà Nội, mà ở tận Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, được Hồ Chí Minh cùng đồng đảng mang về bành trướng khắp nước. Sứ mạng của Hồ đã hoàn thành một phần, ít ra là đã nhuộm đỏ được ba nước Việt-Lào-Cao Mên trên bán đảo Ðông Dương. Nhưng chiến thắng không phải do quân sự mang tới, mà nhờ vào “sự hèn nhát thụ động, của tập thể quần chúng trong vùng”, vìsợ sự khủng bố tàn độc của chủ nghĩa cộng sản nên cúi đầu tùng phục, để được yên ổn sống, dù là kiếp sống nô lệ hèn thừa bên lề đường như hiện tại trong thiên đường xã nghĩa VN.
Do đó, hầu hết đã phó mặc vận mệnh của đất nước, của chính bản thân và gia đình mình cho ai muốn làm lãnh tụ cũng được, coi đó như là chuyện không có liên can gì tới họ. Tóm lại “Chiến tranh VN vừa qua” là một cuộc chiến vô cùng phức tạp, giống như Pháp năm 1954, người Mỹ đã thua cọng sản trong mặt trận ý chí tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn và tàn nhẫn bất công ngay trên đất nước mình, chứ không phải ở chiến trường Ðông Dương. Cũng từ đó, người Mỹ thường nhắc nhớ tới thành ngữ ‘No more Việt Nam’ như một thứ mặc cảm tội lỗi, luôn đè nặng đất nước Hoa Kỳ, cho tới lúc Tổng thống Reagan vào ngày 21-5-1982, khai sinh một nước Mỹ mới, khi tuyên bố chiến lược tấn công, để ngăn chận sự bành trướng của khối cọng sản quốc tế.
Từ đó người Mỹ mới thôi cúi mặt và bắt đầu phục hồi danh dự cho những chiến binh Hoa Kỳ, đã tham chiến tại VN từ 1955-1975 và gọi đây là một trong những cuộc chiến chính nghĩa vĩ đại nhât, mà nhân dân Hoa Kỳ đã thực hiện được kể từ ngày lập quốc tới nay. Ðối với VNCH dù người lính miền Nam đã hy sinh tột đĩnh nhưng cũng chỉ giữ được nửa mãnh đất quê hương từ Bến Hải vào tới Cà Mâu, vỏn vẹn chỉ có hai mươi năm trường kỳ máu lệ. Tất cả “không phải vì QLVNCH không chịu chiến đấu trước kẻ thù, hoặc Miền Nam không có tướng tài và cấp lãnh đạo xứng đáng sau khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bị sát hại hay Chính Phủ VNCH không có chính nghĩa như Thượng Nghị Sĩ Mỹ là Mc. Cain từng tuyên bố trên báo chí... mà là NƯỚC MẮT NHƯỢC TIỂU VN. Nói đúng hơn, chúng ta đã bị Thực Dân Mới nhân danh Liên Hiệp Quốc, bán đứng trong canh bài phân chia ranhgiới chính trị, quân sự giữa hai khối tư bản và cọng sản, đã sắp xếp sẵn sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Nhiều nước Ðông Âu kể cả Ðức cũng chịu chung số phận nhược tiểu như VN và Cao Ly, khi nằm trong thế cờ quốc tế đã định đoạt sẵn. Nhưng may thay Họ đãtự mình tháo gỡ được gông cùm nô lệ cọng sản vào đầu năm 1990, khi Liên Bang Sô Viết và phần lớn khối cọng sản đệ tam quốc tế tan rã.

Tháng 7-1954, Pháp thua trận Ðiện Biên Phủ đưa tới thỏa hiệp Genèvechia hai đất nước VN, giống như tình trạng của Ðức và Cao Ly năm 1945. Theo nhận xét của GS người Mỹ Hans Morgenthau, thì đây là trò che đậy sự bất đồng, cũng là sự phân chia sẵn ranh giới chính trị, quân sự giữa khối cọng sản và Tây Phương, sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến. Tại Châu Âu, từ năm 1947 Liên Xô xé bỏ cam kết, mặc sức tung hoành, dùng quân sự lần hồi cưỡng chiếm các nước quanh vùng, dựng khối Ðông Âu, cô lập trong bức màn sắt. Tây Bá Linh và hai nước đồng minh của Mỹ lúc đó là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị nguy khốn, sắp rơi vào tay cọng sản. Ðể đối phó với tình trạng trên, Tổng Thống Mỹ Truman buộc lòng phải ban hành chiến lược ‘Ngăn Chặn’, đồng thời khai sinh chường trình ‘Marshall’, viện trợ giúp cho các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, quân sự đã bị thế chiến tàn phá. Song song Mỹ và các nước trên thành lập Tổ chức Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương, nhằm liên kết quân sự, để bảo vệ lẫn nhau và chống lại sự xâm lăng của Liên Xô và khối cọng sản quốc tế.
Nói chung những nước nào được Mỹ khoanh vùng, thì được gọi là ÐồngMinh và tận tình bảo vệ như Cao Ly và Ðài Loan ở Viễn Ðông. Nhưng dù chiến tranh có xảy ra dưới một hình thức nào chăng nửa, kể cả cuộc chiến thế giới tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, thì chủ trương của nước Mỹ qua tuyên bố của Tổng Thống Truman, chỉ để ‘tái lập hòa bình và biên giới sẵn có đã được qui định từ trước’. Ðây cũng là chiến lược của Mỹ khi tham chiến tại VN từ 1960-1975, qua nhiều đời tổng thống của lưởng đảng, chỉ nhằm mục đích “ngăn chận làn sóng đỏ đừng lấn qua ranh giới đã phân chia sẵn”, chứ không phải tới để giúp cho VN “giải phóng khỏi ách nô lệ cọng sản”“. Vì vậy cuối cùng để hoàn thành chiến lược, cần phải thương thuyết hòa bình, chứ không phải đánh nhau để kết thúc chiến tranh tại đó, khi người Mỹ đã đạt được chiến lược toàn cầu, có lợi cho quyền lợi của nước Mỹ.

Ðiều bất hạnh nhất của dân tộc VN mà bất cứ ai cũng nhận thấy, là đã có chung biên giới với nước Tàu. Ðã vậy còn bị lọt vào quỷ đạo của người Mỹ, khi Hoa Lục và Bắc Việt bị nhuộm đỏ. Nên vừa nhậm chức Tổng Thống Mỹ, Eisenhower đã tuyên bố không để mất Ðông Dương vì đây là một trong những quân bài Domino toàn vùng Ðông Nam Á, mà VN là tiền đồn quan trọng nhất. Còn John Kennedy, từ lúc còn là thượng nghị sĩ vào năm 1956 cũng đã coi VN rất quan trọng trong chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ, qua các yếu tố địa dư chính trị. Vì vậy khi đắc cử Tổng Thống, Ông đã chọn Miền Nam VN làm một thí điểm tại Châu Á, để thực thi nền dân chủ tự do chống lại chủ nghĩa độc tài khủng bố cọng sản.
Ðây cũng là một cuộc trắc nghiệm đầu tiên sau hai cuộc thế chiếnvừa qua, để đo lường về ý thức trách nhiệm cùng bổn phận của siêu cường Mỹ đứng đầu khối tự do.. chống lại chủ nghĩa cọng sản. Nhờ vậy ngày nay người ta mới có được những kết luận rất mẫu mực, về cái gọi là “chính nghĩa mập mờ của người Mỹ tại chiến trườngVN”, nói là để giúp dân tộc này chống lại cuộc xâm lăng của Bắc Việt. Tất cả chỉ là “một chiến lược què quặt bất nhất”, do một mặt “thì sợ dư luận của quần chúng Mỹ phản đối bị mất phiếu..”, mặt khác “cứ ham muốn đạt nhanh chiến thắng tại chiến trường” nhưng lại không cho phép phe mình tấn công tiêu diệt địch quân, với lý do “sợ đụng độ với Trung Cộng”. Ngoài ra các vị Tổng Thống có liên quan tới chiến tranh VN như J.Kennedy, Johnson, Nixon và Ford đều chỉ xữ dụng những phương tiện nhỏ đẻ đòi đạt chiến thắng lớn,nên cuối cùng phải bị sa lầy về mặt đạo đức, làm cho nước Mỹ bị thế giới cười chê về thủ đọan con buôn chính trị, từ sau tháng 5-1975 tới nay vẫn chưa lấy lại được uy tín cũ đã đánh mất tại VN.
Nhưng dù tại chiến trường VN trước năm 1975, Hoa Kỳ không hề bị sa lầy vẫn phải đóng kịch tháo chạy vì mục đích nối kết với Trung Cộng, phá vở thế liên hoàn Nga-Hoa đã hoàn thành từ 1972..

1 -  Hoa Kỳ Không Bao Giờ Sa Lầy Tại Nam VN:
Sau khi rời khỏi chính trường năm 1977, Ngoại trưởng kiêm cố vấnan ninh quốc gia Kissinger, nhân vật mang tiếng đã manh tâm bán đứng VNCH cho khối cọng sản đệ tam quốc tế, đã lần lượt xuất bản nhiều tập hồi ký chính trị như: Những năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) và Bí Lục Kissiger.. đã hé mở nhiềubí ẩn lịch sử cận đại về các thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Liên Xô-Trung Cộng,Chiến tranh VN và cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng thống Mỹ Richard Nixon vào tháng 2-1972, trước khi Hà Nội mở cuộc tấn công mùa hè vào các tỉnh Quảng Trị-Bình Long và KonTum, Bình Ðịnh của VNCH.
Cũng nhờ những tiết lộ này, mà ngày nay ta mới biết được bộ mặtthật của cặp Nixon-Kissinger, chỉ vì lợi lộc của riêng mình đã bán đứng đồng minh bạn bè cho kẻ thù. Vì muốn kéo Trung Cộng vào phe cánh, Hoa Kỳ qua Nixon-Kissinger đã chủ động đề nghị viện trợ tối đa cho Tàu tất cả những quân dụng vũ khí chiến lược, kể cả cung cấp vệ tinh để Tàu thu lượm tin tức tình báo từ Liên Xô. Theo Bill Burr, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề ngoại giao của Mỹ, thuộc Ðại Học Washington, cũng là chủ biên hồi ký Bí lục Kissinger, cho biết cuộc đi đêm bí mật của Kissinger tai Bắc Kinh, khởi đầu từ năm 1971 qua đề nghị Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chương trình vệ tinh tình báo để tặng Trung Cộng.
Sau đó tại trụ sở LHQ ở New York vào tháng 12-1971, Kissinger đãcho Hoàng Hoa nhiều tin tức liên quan tới quân sự của Liên Xô để chuyển về Tàu. Tuy vậy để che mắt Liên Xô và thế giới, Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng luôn đóng kịch kình chống nhau tại bàn hội nghị. Như trường hợp VN, trước khi Tổng thống Nixon chính thức thămTrung Cộng và sau này, Kissinger đã bí mật tới Bắc Kinh rất nhiều lân để gặp cả Mao-Chu và Trung Cộng cũng đã đáp ứng cho Mỹ thiết lập một trạm tình báo-quân sự, dọc theo biên giới Nga-Hoa để thu lượm tin tức, theo dõi tình hình chuyển động của Liên Xô. Tháng7-1973, một điệp viên CIA tên James Lilley được cữ giữ chức trưởng trạm tình báo này, cũng là người trực tiếp phụ trách đường dây liên lạc Trung-Mỹ. Tháng 4-1975 theo yêu cầu của Ðặng Tiểu Bình, Tổng thống G.Ford đã viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trangdụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger còn tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng. Tất cả cho thấy mức độ khả tín của người Mỹ trong lúc cùng hợp tác đồng mình, để từđó chúng ta mới nhận diện rõ ràng “về ý nghĩa của sự sa lầy tại VN”, mà các sử gia trong và ngoài nước thường hay gán ghép cho Hoa Kỳ.

Ðọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy dù dân chủ hay cộng hòa, tổng thốnghèn kém như Carter hoặc cứng rắn cở Reagan, thì ưu tiên số 1 của chính phủ cũng vẫn là làm sao cho dân chúng Hoa Kỳ được hưởng thụ nhiều hơn trước, để đảng nọ đảng kia mới còn cơ hội tái đắc cử cầm quyền tiếp. Hiểu thêm điều này nửa, mới cảm thấy bớt uất nghẹnkhi biết Tổng thống Johnson đã đưa vào VN tới 550.000 quân + 80.000 của các nước Ðồng Minh và 150 tỷ đô la chiến phí. Rồi đang lúc VNCH sắp đạt được chiến thắng cuối cùng, qua các trận đại chiến vào Tết Mậu Thân 1968, các cuộc hành quân Toàn Thắng vượt biêngiới sang Kampuchia 1970 và nhất là trận Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972.. thì Tổng Thống Mỹ là Nixon, kế thừa chiến lược của TT.Johnson lại ký Hiệp ước ngưng bắn Paris 1973 “tháo chạy khỏi VN”, bỏ mặc cho Miền Nam bị toàn khối cọng sản đệ tam quốc tế “cưỡng đoạt vào trưangày 30-4-1975”.
Ngày nay nhờ Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật ‘Quyền tự do tư liệu và thông tin’, nên Thư Viện Quốc Gia Mỹ đã giải cấm những văn kiện tuyệt mật, có liên quan tới cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1945-1975), qua nhiều đời Tổng Thống Mỹ liên hệ, từ Truman cho tới Carter.. Nhờ vậy người ngoài mới biết được những bi hài kịch đã diễn ra suốt thời gian Mỹ tham chiến tại VN, ngay trong hậu trường của những chóp bu tại Tòa Bạch Ốc, mà những nhân vật quyết định vận mạng của VN, phần lớn là Dân Sự hay Chuyên Viên Hành Chánh, trong đó hầu hết chưa một ngày ở trong quân ngủ hay trốn quândịch như trường hợp của Tổng Thống Bill Clinton sau này.

Ðó là việc quân lực Mỹ chưa bao giờ được phép xữ dụng hết khả năngchiến đấu, nhất là hai quân chủng Không và Hải quân Hoa Kỳ, chủ nhân ông của bất cứ chiến trường nào, rất được thế giới nể sợ. Còn một bí mật khác cũng không kém phần bi thảm, đó là khi Mỹ đưa quân đội mình tới chiến đấu ở VN, thì cũng đồng lúc tư bản Mỹ thahồ xuất cảng quân trang quân dụng sang Nga, các nước Ðông Âu lẫn Tàu. Sau đó các nước này thay nhãn đổi hiệu, rồi lại chuyển tiếp tới Hà Nội, để Bắc Việt chuyển vận vào Miền Nam cho Bộ đội Cọng Sản có phương tiện dồi dào, bắn giết chẳng những QLVNCH mà cả quân Mỹ và các nước đồng minh đang chiến đấu tại chiến trường.

Nói chung dù có thái độ cứng rắn như Tổng thống Truman, trước chủ nghĩa bành trướng sắt máu của Trùm Ðỏ Staline vào năm 1947 hay to miệng nhảy múa chống cộng cùng mình như Tổng thống Nixon, thì cuối cùng cũng vẫn là cùng thỏa thuận với nhau để chia chiến lợi phẩm trên xác chết của con mồi. Ðó là chân lý của nền chính trị con buôn kiểu tư bản Mỹ, vừa la làng xúi gịuc cũng như viện trợ để đồng minh chống cộng. Rồi cũng Mỹ lại rất tích cực buôn bán đủ thứ kể cả quân dụng vũ khí tối mật quốc phòng với các nước cộng sản trên.. như hiện tại cuộc giao dịch giữa Mỹ và hai nước TrungCộng-Ðài Loan, ai cũng thấy. Ðây cũng là một chứng minh thực tế, để cho bất cứ ai còn đang mang ảo tưởng vọng ngoại, trong công cuộc quang phục đất nước khỏi gông cùm cọng sản, xin chớ có hoài cộng đợi chờ. Vì con đường giải thể chế độ VC hiện nay chỉ có toàndân VN phải chịu lăn xã hy sinh đổ máu như người Miến, người Tạng..thì mới hy vọng tháo gỡ được cùm gông, vì chính họ trong quá khứ đã tự mình mang vào cổ ách nô lệ cọng sản.

 2 -  Hoa Kỳ Tự Trói Tay Để Thua CS Bắc Việt, Chứ Không Phải Tại VNCH:
Riêng về câu hỏi tại sao siêu cường Mỹ với một bộ máy chiến tranhghê gớm, lại để cho 55.000 quân sĩ thiệt mạng và mấy trăm ngàn người khác bị thương? cuối cùng tháo chạy, sau khi chỉ lấy được về nước, một số tù binh bị Bắc Việt cầm tù. Ðô đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giải thích ‘ cuộc chiến thất bại không phải vì chống không lại địch quân, mà vì chính sách của Hoa Thịnh Ðốn đã đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẽo đột nhiên dội bom, sau đó tự ý ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng.Cuối cùng tự mình trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ ‘.
Ðây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor,nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy từ năm 1961 ‘ Nếu Hoa Kỳ tới VN với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cọng sản, thì cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệtsào huyệt của chúng ‘.Nhưng tiếc thay đất Bắc nơi phái sinh ra cuộc chiến VN, lại là vùng đất bão đảm an toàn nhất, mà các tổng thống Mỹ dành cho VC.. Ðã vậy TT Johnson còn cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lãnh thổ Lào và Kampuchiagiáp ranh với VN. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường mòn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trử lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lãnh thổ VNCH.. Chính cựu Tổng thống Eisenhower cũng lên tiếng thắc mắclà tại sao TT. Johnson lại không dám tấn công thẳng vào đầu não của quân Bắc Việt tai Hà Nội, trong lúc đó hầu hết tướng lãnh Mỹ thì phẩn nộ, vì nhận được lệnh đánh nhau với VC phải đạt chiến thắng nhưng hai tay họ thì bị trói chặt bởi các luật lệ.

Có thể dùng thời điểm Tổng Thống Mỹ Eisenhower gởi thư thông báocho Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm vào tháng 10-1954 với lời hứa giúp VNCH trở thành một quốc gia mạnh, trường tồn, có khả năng chống lại mưu toan xâm lăng của Bắc Việt.. như là một cột mốc quan trong về sự nhập cuộc của Hoa Kỳ tại VN. Năm 1961 lúc Tổng Thống J.Kennedy nhậm chức, quan điểm của nước Mỹ vẫn không thay đổi về việc Bắc Việt đang xâm lăng VNCH, qua hình thức lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.. Tuy nhiên trong thành phần chính phủ Mỹ lúc đó đã có nhiều khuynh hướng, như thay thế Tổng Thống Ngô Ðình Diệmhay tăng cường viện trợ, quân sự kể cả gởi quân tới giúp VNCH chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Hà Nội. Sự tự tin hiểu biết về tình hình VN của các tổng thống Mỹ, sau này được các nhà báo Norman Podhoretz, Theodore H.White.. mai mỉa là không nhũn nhặn màcũng chẳng khôn ngoan chút nào, khi thật sự Hoa Thịnh Ðốn lúc đó không hiểu biết cho mấy về cái chiến trường VN nhỏ bé xa xôi tận miền Viễn Ðông, thế mà dám đề ra phương thức, chiến lược tràng giang, để giải quyết tình hình chính trị, xã hội, quân sự, kinhtế của đất nước ấy.
Ðiều này mãi tới năm 1981 mới thấy một sĩ quan cao cấp Mỹ nêu lêntrong tác phẩm của mình ‘chiến tranh tại VN là chiến tranh du kích, đáng lẽ ngay khi nhập cuộc, quân đội Mỹ phải hiểu rõ thực chất của cuộc chiến, để có chiến thuật chống khuynh đảo, diệt du kích, mà quân đội của các nước khác đều được huấn luyện học hỏi,trước khi nhập trận’.Tóm lại như Nixon đã nhận biết từ năm 1954, cọng sản dùng chiêu bài ‘chiến tranh giải phóng’, để mà xâm nhập và khuynh đảo chính trị tại Nam VN, chứ không bao giờ công khai vượt tuyến như tại Triều Tiên năm 1950. Thêm một điểm đặc biệtkhác, là lúc đầu những người trí thức và khoa bảng Mỹ gần như thờ ơ không ngó tới việc Hoa Kỳ tham chiến tại VN. Nhưng từ giai đoạn 1967 về sau, nhất là sự kiện cọng sản bị thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, thì giới trên nhập cuộc qua phongtrào phản chiến trên đất Mỹ, chống đối và đánh phá chính phủ dữ dội, còn hơn VC thứ thiệt ở VN. cũng chưa thấy hoạt động công khai dữ dằn như phong trào phản chiến tại Mỹ. Ðây là một nghịch lý nổi bật và mai mỉa nhất của Mỹ, trong cuộc chiến VN. Ðó là sự kiệncông dân Mỹ (như đào hát Jane Fonda chẳng hạn), đã công khai đứng hẳn về phía Hà Nội, cổ võ cho giặc chống lại quân đội và chính phủ mình, qua các cuộc biểu tình phản chiến, cầm cờ máu đốt cờ Mỹ, lên đài phát thanh truyền hình chửi bới hay tới tận Hà Nội để hoan hô Hồ Chí Minh..

Khi than rằng ‘Chúng ta đã đánh bại chính ta’, đó là nhận xét củaTổng Thống Johnson về nước Mỹ và ngay cả bản thân mình, trong suốt thời gian cầm quyền với một sức mạnh quân sự vô địch, nhưng đầu óc lại chỉ nghĩ tới chiến thắng VC bằng chính trị, một chiến lược giá rẻ, mà không một nhà lãnh đạo nào của thế giới nghĩ tớisự kỳ quặc này, nhất là khi phải đối mặt với những kẻ sát nhân khủng bố thâm độc như cọng sản quốc tế. Năm 1967 Nixon nhậm chức tổng thống, khiến ai cũng nghĩ tới nước Mỹ sẽ leo thang chiến tranh, vì ông ta là một nhân vật diều hâu có môn bài. Ông ta cũnggiống như TT Kennedy và Johnson, có chung mục tiêu là cả ba đều cương quyết không muốn VNCH phải sụp đổ vì Bắc Việt xâm lăng.
Nhưng cả ba đã lầm lẫn chiến lược lúc nhập cuộc. Với TT Kennedyvà Johnson, cả hai cùng chủ trương tham chiến trong giới hạn, để không gây xáo trộn tại chính quốc, nên nói ngăn chận nhưng vẫn không cản nổi sự xâm nhập của bộ đội từ bắc vào nam và sự khuynh đảo chính trị tại VNCH. Khi Nixon lên cầm quyền, cũng là lúc nướcMỹ qua vai trò của Kissiger, đang đi đêm để nhen nhúm sự nới kết Mỹ-Hoa, phá thế liên hoàn Nga-Trung, trong thế cờ thời chiến tranh lạnh giữa ba nước Hoa Kỳ-Liên Xô và Trung Cộng. Bởi vậy Nixon không bao giờ dám leo thang chiến tranh tại VN, vừa phản lại lờihứa ‘rút quân’ khi ứng cử, vừa làm mất sự thân thiện với Trung Cộng lẫn Nga đang cổ võ và ủng hộ VC cưỡng chiếm miền Nam. Ðó là lý do Nixon trao lại cuộc chiến đang tiếp diễn ác liệt tại chiến trường Nam VN, cho VNCH tự lo liệu, qua danh từ hào nhoáng ‘ViệtNam Hóa Chiến Tranh’.

Sau này qua các hồi ký chính trị của những nhân vật thân cận caocấp của Chính Phủ VNCH như Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Ðức Nhã.. ta mới biết được gánh nặng của các nhà lãnh đạo VNCH suốt 20 năm tồn tại, từ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương.. tất cả đều bị Hoa Kỳ dùng viện trợ và sinh mệnh, để áp lực VN phải thi hành theo đường hướng của Mỹ, nhất là sự ký kết hiệp ước ngưng bắn ngày 27-1-1973. Ngoài ra những bức thơ viết tay của Tổng Thống Nixon và Ford, gửi mật cho TT.Nguyễn Văn Thiệu, với sự trang trọng cam kết, đã nói lên cái gọi là ‘thựcchất của sự mưu tìm hòa bình trong danh dự’ và trên hết đã phần nào lột trần hai nhân vật ‘Nixon-Kissinger’, trong vai trò chủ động tháo chạy khỏi Miền Nam, để khỏi bị sa lầy.

Không được đáp ứng theo nhu cầu đòi hỏi, TT J.Kennedy đạo diễn tấn tuồng binh biến ngày 1-11-1963 hạ sát TT hợp pháp của VNCH là Ngô Ðình Diệm, để gây xáo trộn chính trị suốt ba năm, rồi kết luận miền Nam thiếu lãnh đạo. TT Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả hành động đê tiện là đedoạ ám sát TT Nguyễn Văn Thiệu, để hoàn thành cho được bản hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, mới có cớ hợp thức cho phép bộ đội miền Bắc có mặt tại miền Nam. Nói là ‘Việt Nam Hóa Chiến Tranh’ nhưng lại cắt viện trợ, ngưng cung cấp quân trang dụng như lời hứa,khiến cho QLVNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ, phải bỏ nhiều phần lãnh thổ vì không có phương tiện để phòng thủ.
Rồi trong lúc Bắc Việt xua hết lực lượng, tấn công cưỡng chiếmVNCH, thì người Mỹ tháo chạy trong danh dự, suốt đêm trên nóc nhà bằng trực thăng, qua sự đùm bọc bảo vệ an ninh của QLVNCH lúc đó.
Cuối cùng từ ấy đến nay, vẫn không ngớt đổ tội cho QLVNCH là khôngchịu chiến đấu, nên quân đội Mỹ phải sa lầy và Miền Nam mới bị sụp đổ.

Nhưng giấy làm sao gói được lửa và chắc là bị lương tâm cắn rứtdầy vò chịu không nổi, nên cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29-9-2010 đã tự thú “Sự thảm bại tại VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải VNCH”.

Lời phát biểu trên của Kissinger, tuy quá muộn màng vì thời giandài hơn 1/3 thế kỷ nhưng có còn hơn không, vì ít ra ông cũng còn đủ can đảm đứng ra gián tiếp thay mặt cho nước Mỹ để trả lại sự công bằng và danh dự cho QLVNCH.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Tư Đen Quốc Hận 2012
Mường Giang

 



Tâm tư Của một thằng lính "Ngụy"

Có vài điều tao thắc mắc từ lâu, tao muốn hỏi những người tự cho là yêu nước, yêu đảng, yêu dân đang ngày đêm bảo vệ Đảng, bảo vệ cho chính phủ mà hầu như đặt nó trên cả dân tộc, trên cả tổ quốc.

1. Mày chửi VNCH bán nước, tay sai, vậy cho hỏi Quốc Gia VNCH tồn tại 20 năm đã ký văn bản nào, hợp đồng nào bán, dâng đất cho ngoại bang rồi.?
Hãy kể tên 1 địa danh, hay 1 mét đất mà VNCH đã bán.? Ngược lại chứng minh Mỹ đã chiếm được 1 tấc đất, tấc vàng nào.? Hay là ngày nay khi tụi bây cầm quyền, Đảo thì mất dần, tổ quốc ngày càng thu hẹp.? Rụt rè trước kẻ ngoại xâm phương Bắc.?

2. Cho thằng Ngụy này hỏi: cái lá cờ đỏ sao vàng và lá cờ vàng 3 sọc đỏ cái nào có trước.? Nên nhớ nguồn gốc lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã tồn tại trên tổ Quốc Việt Nam có nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử hết nhé.

3. Cho tao hỏi Dân tộc ta có lịch sử 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước nhưng tại sao phải đến thế kỷ 20 mới có 1 người được cho là "đẻ ra cả dân tộc".!

4. Cho thằng Ngụy này hỏi tại sao VNCH ác, Mỹ Ngụy ác nhưng khi xảy ra giao tranh, hay biến cố dân lại lũ lượt xuôi Nam.? Tại sao không đi về phía Giải Phóng để có cuộc sống tốt hơn mà phải chạy về phía Quốc Gia để bị kìm kẹp.?

5. Cho thằng Ngụy này hỏi tại sao Có 1 tổ chức tự phong cho mình là tổ chức duy nhất có thể lãnh đạo được đất nước và bất kỳ ai không tin vào điều đó đều bị cho là "thế lực thù địch".

6. Cho thằng Ngụy này hỏi tại sao tụi bây luôn nói rằng giai cấp công nhân là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo nhưng thực ra giai cấp công nhân ở Việt Nam đang lo đi làm tăng ca kiếm ăn từng bữa khó khăn nói gì đến lãnh đạo ai.?

7. Tại sao tụi bây luôn tự hào khi nhận mình là đầy tớ của nhân dân, chỉ tiếc là ở xã hội này ông chủ thì đi wave tàu và ở nhà cấp 4 còn đầy tớ thì ở biệt thự và đi xe hơi. Mỗi lần ông chủ cần đầy tớ giúp việc gì thì phải làm đơn xin xỏ, đút lót tiền bạc...

8. Sao tao nghe nói lương công chức nhà nước ba cọc ba đồng nhưng người ta lại đua nhau bỏ ra cả trăm triệu đồng để xin vào biên chế.? Còn người dân thì còng lưng nộp thuế nuôi cán bộ nhưng mỗi khi cần cán bộ giúp việc gì thì họ phải đi xin xỏ, nài nỉ, bôi trơn và họ coi đó là chuyện bình thường.?

9. Tại sao Nhà nước của dân, do dân và vì dân nhưng người dân thì chẳng được quyền lựa chọn người lãnh đạo.? Công an thì ngày càng đông nhưng tội phạm thì ngày càng tăng, người dân bị mất trộm mà lên báo công an thì bị coi như kẻ đi ăn trộm vậy. Muốn được giải quyết thì đừng nói nhiều nhé, tiền đâu đưa mau. Nhưng ngạc nhiên là dân họ ngoan lắm, đưa tiền xong còn cảm ơn, giống như họ vừa được ban phát đặc ân vậy.?

10. Pháp luật thì khắt khe nhưng khi dân phạm luật thì họ bỏ tiền ra để chạy tội, vậy thì tội gì mà không ban hành thật nhiều thứ luật khắt khe.? Suốt ngày tuyên bố chống tham nhũng nhưng càng chống tham nhũng lại càng tăng, càng tinh giản biên chế thì công chức lại càng đông.?

11. Tại sao Bệnh viện, trường học thiếu thì không chịu xây mà suốt ngày đổ tiền vào xây tượng đài, bảo tàng để làm cảnh. Công ty nhà nước nào cũng báo lỗ nhưng lương lãnh đạo thì ở trên trời và đặc biệt chẳng bao giờ thấy phá sản.? Tụi bây nhìn thời VNCH tụi bây thấy thiếu gì ko.? Bịnh viện miễn phí, trường học miễn phí.? Tụi bây giải thích đi.!

12. Cứ chửi thời Pháp thuộc sưu cao thuế nặng nhưng thời nay thuế má đâu có kém, ví dụ như mua 1 lít xăng là đóng hơn 10 ngàn tiền thuế đó, mua 1 chiếc xe mà phải bỏ tiền ra gấp 3 đến 4 lần so với các nước khu vực.? Suốt ngày chê bai các nước tư sản nhưng động tý là lại đi ngửa tay xin tiền viện trợ.? Tại sao vậy.?

13. Miệng mở ra là VNCH giàu nhờ Mỹ viện trợ, do có thế lực ngoại bang giúp đỡ, phải tự lực tự cường.? nhưng Năm xưa tụi bây thì lại nhận viện trợ lương thực, vũ khí từ Liên Sô, Trung Cộng, và khối Cộng Sản.??? Ngày nay chẳng khác gì.? Ngửa tay xin tiền viện trợ hầu như khắp năm châu.? Nợ công ngập đầu.? Tại sao vậy.? Tự Lực Tự cường là thế nào.?

14. Tại sao Giải Phóng đất nước rồi, Miền Nam thoát khỏi kiềm kẹp rồi.? Mà tụi bây thì cứ lũ lượt xuống Nam ở.? Ôm của cải ra Bắc.? Thống Nhất rồi tại sao dân vẫn cứ lũ lượt chạy trốn vượt biên.? Mãi đến thập niên 90 mới chấm dứt.? Ngày nay cũng chẳng khác gì đó là vượt biên hợp pháp thôi.? Năm nào cũng hàng trăm người định cư nước ngoài.? Cũng từ bỏ quốc tịch Việt Nam.?

15. Tại sao đất nước đói nghèo lạc hậu nhưng Đảng thì lại quang vinh muôn năm.? Tụi bây có thấy nghịch lý không???

Nếu việt cộng tụi bây có ba xạo để lừa bịp nhân dân, hoặc là tráo trở mị dân thì cũng phải biết ngại ngùng xấu hổ khi bị đồng bào khắp nơi cùng nhau chửi rủa, khinh tởm và thù hận bọn bây gian manh khốn nạn nhé.!!!

Nguồn: Việt Nam Sử Liệu




45 năm sau ngày 30/04/1975

Người Việt vẫn công kích lý lịch của nhau

Võ Ngọc Ánh   

1975-2020
Tiếng súng đã ngưng 45 năm. Hai cựu thù Việt Nam cộng sản và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác tin cậy. Thế nhưng, người Việt với nhau vẫn chưa kết thúc được cuộc chiến.

 
1975 Việt Cọng tàn ác giết học sinh trong chiến tranh             2020 Việt Cọng vẫn mãi tàn ác, giết dân trong đồn công an

Hai bên Quốc - Cộng vẫn chưa ngưng thái độ, hành động tấn công lẫn nhau, ít ra là trong tâm trí, và trên mạng. Bên thắng cuộc chưa cao cả để thực tâm hòa giải.



Có con dân của một quốc gia nào có thể "cao cả" với kẻ thù khi lá cờ của họ bị kẻ thù đó cho vào chậu rửa chân để sỉ nhục họ ? (Hình lấy từ trang mạng KBC Hải Ngoại của tên tay sai VC Nguyễn Phương Hùng)

Khi tôi viết những dòng chữ này thì 45 năm trước hai phe Quốc Gia - Cộng Sản ở Việt Nam đã bước vào những trận cuối của cuộc chiến. Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa đang ở trong những ngày cuối cùng của hơn 20 năm cố gắng xây dựng, ổn định. Người bác của tôi đã nằm xuống trong trận chiến cuối cùng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong ngày mất tỉnh Quảng Tín (Quảng Nam bây giờ).
Tuy nhiên, cuộc chiến hai bên Quốc – Cộng với nhiều người Việt vẫn chưa kết thúc. Cuộc chiến đó hôm nay không diễn ra ở Huế, Cao Nguyên Trung phần, Phước Long, Phan Rang, hay Xuân Lộc… mà đang xảy ra trên không gian mạng, trong lòng người.

 
Phồn vinh giả tạo thì khoe ra                                                       Thực tế nghèo đói thì che dấu

‘Nã đạn’ vào nhau khi có thể
Một năm trước, tại buổi tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại trung tâm thương mại Sapa, ở thành phố Prague, CH Czech, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam phát biểu. “Khi tôi đón ông Donald Trump vào thăm Chính phủ, thì ổng cầm lá cờ Việt Nam ổng đưa lên khỏi đầu ổng. Bà con có thấy hình ảnh đó không? Đó là gì? Là bọn phản động, lưu vong người Việt và chống chúng ta rã rời chân tay luôn”.
Ông Phúc phát biểu như ở nhà. Vì đa phần người Việt tại Cộng Hòa Séc là con nhà có 'lý lịch đỏ’. Họ được chính quyền Việt Nam hiện nay cử đi học tập, xuất khẩu lao động tại Tiệp Khắc trong những năm 1980 thế kỷ trước.
Lời chân thật, không được soạn trước của ông Phúc cho thấy rõ suy nghĩ thực của chính quyền Việt Nam dù nhiều năm qua họ luôn dùng các mỹ từ: “Lắng nghe hơi thở kiều bào”, “Khúc ruột ngàn dặm”, “Người Việt tại nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc”, “Đồng bào hải ngoại”…
Cả Nghị quyết 36 về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, cũng chỉ là công cụ của Đảng Cộng Sản kêu gọi người Việt hải ngoại về đầu tư, sơn phết cho kiểu giả vờ của chính quyền.
Phát biểu của ông Phúc còn cho thấy, trong nhận thức của rất nhiều quan chức chính quyền Việt Nam vẫn xem người Việt phải rời bỏ quê hương sau ngày 30/4/1975 là “phản động”.
Quan chức hàng đầu quốc gia suy nghĩ như vậy, thì chẳng lạ trên không gian mạng có đầy các cá nhân, tổ chức Bên thắng luôn sẵn sàng tấn công bên “phản động” khi có cơ hội. Bởi họ được chính quyền dạy dỗ, cấp kinh phí, hỗ trợ để phỉ báng những người bên kia chiến tuyến, hoặc có cảm tình với chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Nạn nhân bị hứng chịu đôi khi chỉ vì cái lý lịch đang sinh sống ở các nước dân chủ phương Tây.


1975, nhiều người ra đi khỏi Sài Gòn, thì hôm nay nhiều Việt kiều lại trở về vui chơi, tự gỏ mạnh lên đầu để mất trí không còn nhớ được mình đã bị VC khinh dể gọi là thành phần ma cô đĩ điếm.

Tính từ “Phản động” chính quyền hiện nay dành cho những người từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, phải tị nạn cộng sản, xem ra không khác mấy khi hai phe Quốc – Cộng còn đang đánh nhau.
Hôm nay, những ‘viên đạn’ “Ngụy quân - ngụy quyền”, “Phản động”, “Lưu vong”, “Đu càng”, “Đồ ba que”, “Bám đít Mỹ”, “Thờ Mỹ”, “Nail tộc”, “Bò vàng”… thay vì đạn bằng đồng liên tục được bắn về phía bên kia. Cùng với đó những hình ảnh được Photoshop một cách cẩu thả, vụng về. Gần đây có thêm từ, “Tự nhục”. Tất cả chỉ để nhục mạ, phỉ báng, tấn công những người Việt không chung lý tưởng cộng sản.
Bên thua cuộc không có được nhiều ‘vũ khí’ ngoài vài khẩu, “Đồ cộng sản”, “Độc tài”, “Hồ tộc”, “Chư hầu Trung Cộng”, “Bò đỏ”, “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”, “Cộng sản nằm vùng” vì chống cộng sản không theo ý họ hoặc không phê phán chính phủ Việt Nam 'đủ mức'.
Hai bên không bỏ lỡ cơ hội để tấn công, khiêu khích lẫn nhau. Phủ nhận những thành quả mà bên kia đạt được.


Thành quả được TT Hoa Kỳ Obama ghé ăn bún chả ở Hà Nội   


Thành quả đã xuất khẩu được vô số gái Việt ra nước ngoài bán bún chả cho đàn ông xứ lạ

Cơ hội để đả phá nhau thì nhiều: có thể là một trận thắng bóng đá của đội tuyển quốc gia Việt Nam, thu hút đầu tư của Samsung, Intel, Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc…
Bên thua cười cợt vào những chính sách không hợp lòng dân của chính quyền trong nước. Kiểu, “Cộng Sản có làm gì ra hồn”. Chê bai chính quyền tạo ra bất công, điều hành kém cỏi, hoặc các khiếm khuyết xã hội đang có ở Việt Nam…
Bên thắng chi phối mọi mặt của Việt Nam khiến người thua không chịu được phải chọn cách lưu vong. Về mặt tâm lý, bên thua luyến tiếc về Việt Nam Cộng Hòa, một chính thể trong hoàn cảnh chiến tranh vẫn cố gắng tôn trọng, tuân thủ các giá trị tự do, dân chủ, bình đẳng, một xã hội có nhiều tiến bộ tại châu Á cùng thời.
Sau 45 năm tiếng súng đã ngưng, nhiều người Việt ở nước ngoài mà theo tôi biết vẫn chưa thể trở lại thăm quê hương, nơi họ đã sinh ra, hoặc nơi còn dòng tộc, có mồ mả ông bà, bởi họ bị chính quyền Việt Nam hiện nay không “hoan nghênh”, cho vào 'sổ đen', dùng chế độ visa để ngăn chặn nhập cảnh. Hàng vạn người thuộc diện này chẳng phải là 'khủng bố” như một số tờ báo ở Việt Nam mô tả, mà chỉ vì họ còn suy nghĩ, lời nói, hành động bị quy kết là “không thân thiện”, hoặc bị cho là “chống chính quyền Việt Nam”.
Cũng có người bên thua cuộc nguyện không trở về quê hương khi nào Việt Nam vẫn còn dưới sự cai trị độc quyền của đảng Cộng Sản. Quán tính cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn chưa chấm dứt! Buồn thay!


"Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc,” ông Trump nói

Chưa thật tâm hòa giải
Cuộc chiến đẫm máu của Việt Nam với Trung Quốc nổ ra đầu năm 1979 đã kéo dài hơn 10 năm sau đó. Chiến sự làm nhiều chục ngàn người Việt bỏ mạng, thương tật. Nhiều làng mạc, thị xã dọc sáu tỉnh biên giới với Trung Quốc bị san phẳng. Có những mỏm núi biên cương bị mất về tay láng giềng phương Bắc.
Mất mát cho Việt Nam vô cùng to lớn, nhưng chính quyền trong suốt nhiều năm qua chưa bao giờ chính thức có hành động kỷ niệm về cuộc chiến. Họ quyết tâm cấm đoán, đàn áp người dân tự đứng ra kỷ niệm, tưởng nhớ người Việt đã ngã xuống từ họng súng quân xâm lược Trung Quốc. Bởi sợ mất tình hữu nghị hai hai quốc gia.
Trong khi đó, cũng chính quyền ấy lại rất phô trương, không tiếc tiền bạc, công sức để mừng chiến thắng 30/4/1975 bằng vũ lực với anh em ruột thịt mình. Cái ngày đã đẩy hàng chục triệu người Việt vào cảnh mất nước. Hàng triệu Việt người phải bỏ nước ra đi. Hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình giữa biển cả, trong rừng sâu, là nạn nhân của hải tặc, bị cướp, bị hiếp. Sau chiến tranh, hàng trăm ngàn người Việt phải chịu “cải tạo”. Thực tế đi tù không bản án từ vài năm đến 17 năm như cố thiếu tướng Lê Minh Đảo.
Chính quyền Việt Nam một mặt nói đang làm lành vết thương, một mặt vẫn có quán tính cố khoét sâu thêm khoảng cách giữa người Việt với nhau. Nói về ngày 30/4/1975, vào năm 2005, ông Võ Văn Kiệt, cố thủ tướng của Việt Nam đã có những lời nhân văn, rằng đây là ngày "Có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu...”.
Từ đó đến nay ta thấy có gì thay đổi hơn không? Nếu thực tâm hòa giải, chính quyền Việt Nam hiện nay cần chấm dứt kỷ niệm một cách rình rang chiến thắng 30/4/1975 của phe mình.

Chưa kết thúc bởi cái lý lịch Quốc – Cộng vẫn còn
Hơn 5 năm trước khi tôi làm hồ sơ xin việc làm, phải có tờ khai lý lịch do UBND xã ký và đóng dấu. Thông tin là con ai, ở chỗ nào, đã từng phạm tội chưa…Thôi cũng được để người ta biết về mình khi dữ liệu công dân chưa có như các nước phát triển.
Nhưng tôi còn phải khai rõ ba mẹ tôi trước ngày 30/4/1975, ở đâu, làm gì, theo phe nào. Thiếu phần này khó được xác nhận. Tôi đi chứng lý lịch cho mình, nhưng phải khai những thứ vốn không phải của mình. Năm ngoái em gái tôi, khi tốt nghiệp đại học chuẩn bị hồ sơ đi xin việc cũng làm điều tương tự.
Cái lý lịch không quá ‘đen’ vì ba tôi chỉ đi lính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, không làm quan chức gì, và lần đó cũng chỉ cần xác nhận nhân thân để xin việc nên tôi chưa bị làm khó.
Tuy nhiên, tôi đã từng chứng kiến, nghe kể không biết bao lần về người quen biết rất khó khăn trong việc xác nhận lý lịch trước khi ngồi vào chức cao hơn trong chính quyền. Cửa ải vô cùng khó khăn xác nhận lý lịch để kết nạp vào Đảng Cộng Sản, tổ chức tự cho là đại diện cho toàn dân, nhưng hóa ra không phải vậy.
Một người thân của tôi mất gần ba năm, tốn không ít tiền trong việc tiệc tùng, phong bì cho cán bộ ở xã mới có được cái chứng nhận lý lịch để kết nạp đảng tại một ctơ quan cấp tỉnh vì cha ông trước 1975 không theo cách mạng.
Tôi có người chị cùng họ không chứng được lý lịch để kết nạp đảng cộng sản Việt Nam. Bởi cán bộ xã quyết không ‘làm sạch’ chức trung sĩ của ba chị trong thời chiến tranh Việt Nam và ông nội từng quan chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Chiến tranh Việt Nam vẫn chưa khép lại trong tâm trí, bởi nhiều người Việt vẫn đem những quan niệm thời chiến ra mạt sát, hạ nhục, công kích lẫn nhau. Bởi cái lý lịch Quốc - Cộng không cho mọi người Việt được bình đẳng như nhau.
Viết những dòng này sau khi đã sang Hoa Kỳ, ra đi từ miền quê Quảng Nam, tôi ngậm ngùi nghĩ đến cuộc chiến huynh đệ tương tàn chưa kết thúc. Nó còn đó bởi người Việt vẫn chưa hết chia rẽ vì lý do cuộc chiến để ngồi lại với nhau như người trong cùng một nhà, để hướng về tương lai Việt Nam.

2020-04-14

Võ Ngọc Ánh, sinh năm 1978 ở Quảng Nam, sống tại thành phố Tacoma, bang Washington, Mỹ được bốn năm nay.  News Tiếng Việt

Nguồn: BBC News Tiếng Việt   

 

 

Đăng ngày 30 tháng 04.2020