banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Tổng Thống Donald Trump:

Ai là người bầu cho Ông ?

Tổng thống Donald Trump đã trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hoa Kỳ đạt hơn 71 triệu phiếu bầu hợp lệ tính đến ngày 8/11 (giờ Mỹ), theo kết quả không đầy đủ do Fox News công bố.
Tổng thống được lòng dân nhất
Tổng thống Trump cũng đã phá vỡ kỷ lục của cựu Tổng thống Barack Obama, người đã nhận được 69.498.516 phiếu bầu trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008, theo Ủy ban Bầu cử Liên bang. Ông Obama trở thành Tổng thống được "mến mộ" nhất, khi đạt số phiếu phổ thông cao nhất trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ tới thời điểm đó.

Trong cuộc bầu cử ngày 3/11 năm nay, ông Trump phá kỷ lục của ông Obama, trở thành một Tổng thống đang tại vị "được lòng dân" nhất khi đạt số phiếu cao kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ với 71 triệu phiếu bầu của cử tri.
Cũng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 vừa qua, ông Biden giành được 74,5 triệu phiếu bầu, cũng đạt kỷ lục là một ứng cử viên Tổng Thống đạt được số phiếu phổ thông cao nhất trong lịch sử gần 250 năm của Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, có một điểm hơi trái ngược khi so sánh 2 kỷ lục này của ông Obama và ông Trump: Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, ông Obama trúng cử nhiệm kỳ II khi đạt được 62,5 triệu phiếu bầu của cử tri, tức mất khoảng 11% số phiếu so với nhiệm kỳ đầu. Còn ông Trump khi tranh cử nhiệm kỳ II vào 3/11 năm nay, số phiếu phổ thông bầu cho ông tăng lên từ 63 triệu phiếu của nhiệm kỳ I cách đây 4 năm (2016) lên 71 triệu phiếu, tức tăng 13%.
Điều này có nghĩa gì? Ông Obama càng ở lâu trên cương vị Tổng thống thì dường như càng mất uy tín, và càng mất lòng dân. Còn ông Trump càng nắm quyền thì càng được nhiều người thích và yêu quý hơn!

Có một “tin đồn” trong số những người ủng hộ ông Biden rằng, chỉ những người dân trí thấp mới bầu cho ông Trump. Thực tế điều này có đúng ko? Câu trả lời là: Đúng và không đúng.
Sao lại đúng? Để trả lời câu hỏi này, bạn thử suy nghĩ xem đối tượng nào bị coi là trình độ dân trí thấp ở Mỹ (một cách bất thành văn)? Có phải là người Mỹ da đen và người Mỹ da màu?
Về người Mỹ da đen: Phiếu bầu của người Mỹ gốc Phi cho các ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa trong các cuộc bầu cử Tổng thống gần đây như sau: McCain: 4% (năm 2008); Romney: 6% (năm 2012); Trump: 8% (năm 2016); Trump: 12% (năm 2020).
Trong đó riêng tỷ lệ nam thanh niên gốc Phi bầu cho Tổng thống Trump vừa rồi là 20%, cao nhất trong 60 năm qua. Và đặc biệt việc này lại xảy ra sau cái chết của “người hùng” George Floyd.
Về người Mỹ da màu: Phiếu bầu của người người Mỹ gốc Latinh cho các ứng cử viên Cộng hòa: McCain: 31% (năm 2008); Romney: 22% (năm 2012); Trump: 27% (năm 2016) và Trump: 32% (năm 2020).
Trong 60 năm qua, kể từ khi Nixon và Kennedy tranh cử Tổng thống, ông Trump là ứng cử viên Đảng Cộng Hòa đạt được được tỷ lệ người không phải da trắng bầu cao nhất.
Như vậy, ông Trump là một trong các ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa được người Mỹ gốc Phi và gốc Latinh yêu mến nhất trong lịch sử cận đại. Chỉ riêng đối với người Mỹ gốc Phi, Tổng thống Trump được họ "yêu mến", ủng hộ cao hơn gấp 3 lần so với thượng nghị sĩ John McCain nếu xét về số liệu thống kê.
Ông Trump từ trước đến giờ bị cánh tả “gắn mác” là người kỳ thị chủng tộc, nhưng nếu đúng là ông kỳ thị thì theo lẽ thông thường, tỷ lệ phiếu thuộc nhóm sắc dân này bầu cho ông phải ít hơn chứ?
Ngoài ra, trong suốt 4 năm cầm quyền từ 2016-2020, Tổng thống Trump đã cải thiện và làm tốt hơn quan hệ với các sắc tộc so với các đời Tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa khác. Nhờ đó, tỷ lệ ủng hộ của người da đen và da màu đối với Tổng thống Trump sau 4 năm mới tăng được như vậy.
71 triệu cử tri trên khắp nước Mỹ, theo con số thống kê chưa chính thức tính đến sáng ngày 12/11 là 73 triệu, chả lẽ toàn bộ 73 triệu người này đa số là người ít học?

Theo truyền thống, đảng Dân chủ với xu hướng tự do được những người ủng hộ nữ quyền, người chuyển giới, đồng tính... ủng hộ rất cao. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm nay, tỷ lệ thuộc nhóm LGBT năm nay bầu cho Tổng thống Trump cao gấp đôi so với cuộc bầu cử năm 2016. Còn về nữ giới, tính đến thời điểm này số nữ Hạ nghị sĩ Đảng Cộng Hòa trúng cử trong năm nay sẽ vượt con số kỷ lục 25 nghị sĩ đạt được vào năm 2006.
Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa khi ra tranh cử hoặc tái cử đều gắn với khẩu hiệu tranh cử và hành động của ông Trump. Vì thế mà Đảng Cộng hòa trước khi tranh cử còn bị công kích là đảng của Donald Trump! Có nghĩa là thông điệp của Tổng thống Trump đã được nhiều cử tri và người dân đón nhận, ông đã giúp Đảng Cộng hòa thống nhất hàng ngũ, củng cố vị thế của mình. Đây là một chiến tích không hề nhỏ của một vị doanh nhân lần đầu bước chân vào chính trị.
Nếu như trong cuộc bầu cử năm 2010, cách đây 10 năm, lần đầu tiên kể từ năm 1928, Đảng Cộng hòa giành được con số kỷ lục là kiểm soát 54/99 cơ quan lập pháp bang, trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, Đảng Cộng hòa tăng sự kiểm soát của mình lên 57/99, thì năm nay, họ mở rộng sự kiểm soát từ 57 lên 59/99 các cơ quan lập pháp bang - mức cao nhất trong lịch sử Đảng Cộng hòa. Nói một cách khác, phe Cộng Hòa đang kiểm soát quyền lực và ảnh hưởng khá tốt từ cấp tiểu bang đến liên bang. Tổng thống Trump đã làm được điều mà các “lão tướng” đảng Cộng hòa trước đó khao khát mà chưa làm được.
Với số lượng người dân, đảng viên ủng hộ vững chắc như vậy, dường như nếu không gian dối, phe Dân chủ khó lòng có thể giành thắng lợi. Và giờ, hiệp đá bù giờ đã bắt đầu, chúng ta hãy cũng theo dõi những diễn biến gay cấn phía trước…
Mộc Trà



Phần mềm Dominion bị tố

xoá gần 3 triệu phiếu bầu cho ông Trump   

Tổng thống Trump dẫn nguồn tin từ truyền hình OANN cho biết phần mềm bầu cử Dominion đã xóa đến 2,7 triệu phiếu bầu cho ông trên toàn quốc.
Trong bình luận trên  Twitter ngày 12/11, Tổng thống Donald Trump dẫn nguồn tin cho biết phần mềm bầu cử do Dominion Voting Systems, là hãng cung cấp máy bỏ phiếu trên khắp nước Mỹ, đã xóa mất 2,7 triệu phiếu bầu dành cho ông.
“ Báo cáo: Dominion đã xoá 2,7 triệu phiếu bầu cho Trump trên toàn quốc. Phân tích dữ liệu cho thấy 221.000 phiếu ở Pennsylvania cho Tổng thống Trump đã bị chuyển sang cho ông Biden. 941.000 phiếu cho Trump bị xóa. Những bang sử dụng hệ thống bỏ phiếu Dominion chuyển 435.000 phiếu từ Trump sang cho Biden”, ông Trump dẫn nguồn tin của Chanel Rion, hãng tin  OANN.
Bang chiến trường Pennsylvania là nơi hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Joe Biden cạnh tranh quyết liệt để giành được 20 phiếu đại cử tri. Ông Biden đã được xướng tên là người chiến thắng tại bang này.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cho biết, tiểu bang Pennsylvania là khu vực mà các phiếu bầu vẫn còn đang bị nghi ngờ về tính hợp pháp. Chiến dịch cáo buộc có những hành vi gian lận cử tri và các vấn đề xung quanh việc cho phép các giám sát viên của đảng Cộng hòa vào những cơ sở kiểm phiếu ở thành phố Philadelphia.

Công ty phần mềm Dominion, có trụ sở tại Toronto, đã trở thành chủ đề gây tranh cãi kể từ khi có thông tin cho rằng họ có quan hệ chặt chẽ với các chính trị gia đảng Dân chủ và các nhà vận động hành lang.
Trong thông báo sau đó, Dominion bác bỏ bất kỳ cáo buộc nào về việc chuyển phiếu bầu từ ông Trump sang ông Biden, cũng như các vấn đề về phần mềm liên quan tới hệ thống bỏ phiếu của công ty này.
“Các hệ thống của chúng tôi tiếp tục kiểm phiếu một cách chính xác và đáng tin cậy, giới chức phụ trách bầu cử tại các địa phương và các bang đã công khai xác nhận tính toàn vẹn của quá trình này”, Dominion viết trong thông báo đăng trên  Denver Post.
Năm ngoái, bang Georgia đã ký hợp đồng 107 triệu USD với Dominion để triển khai hệ thống bỏ phiếu giấy tại bang này trước cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ. Hệ thống này thay thế các máy bỏ phiếu được sử dụng trước đó tại Georgia bằng các máy có khả năng in phiếu giấy sau khi cử tri lựa chọn ứng viên tổng thống.
Bà  Jenna Ellis, cố vấn của ông Trump, đã đăng trên Twitter rằng tiểu bang Texas đã từ chối sử dụng hệ thống bỏ phiếu của Dominion do “các vấn đề an ninh”.
Đằng sau công ty Dominion Voting Systems là ai?
Công ty Dominion Voting Systems là một trong ba nhà cung cấp thiết bị bầu cử kiểm soát 88% thị trường Hoa Kỳ.
Khi điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 1/2020, ông John Poulos, Giám đốc điều hành của Dominion Voting Systems xác nhận rằng máy móc của họ sản xuất bao gồm các bộ phận từ Trung Quốc, theo trang  World Tribute.
"Theo hiểu biết của chúng tôi, một số bộ phận không có cách nào để sản xuất ở Hoa Kỳ", ông Poulos nói.
Giới phân tích từng lo ngại về tính an toàn của chuỗi cung ứng, cũng như việc giả mạo thiết bị bầu cử trong quá trình sản xuất.
Công ty Dominion Voting Systems dường như có quan hệ với các thành viên nổi tiếng trong đảng Dân chủ, như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Bill Clinton và Hillary Clinton.
Hãng tin  Bloomberg đưa tin vào tháng 4 năm ngoái rằng Dominion Voting Systems đã thuê một công ty vận động hành lang của một trợ lý lâu năm cho bà Pelosi. Họ đã thuê hãng luật Brownstein Farber Hyatt & Schreck.  Nadeam Elshami, cựu chánh văn phòng của Pelosi, là một trong những người vận động hành lang của hãng này.
Trong năm 2014, hãng Dominion được liệt kê trên tờ  Washington Post là đã quyên góp từ $25.000- $ 50.000 cho  quỹ Clinton Foundation.
Năm nay, phần mềm Dominion được sử dụng để kiểm phiếu ở các bang quan trọng như Pennsylvania, Georgia, Wisconsin, Nevada, Minnesota, Arizona và Michigan.
Nguyễn Sơn




Pennsylvania: Người chết cũng "thích"

tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ?   

Cuối ngày 11/11 (giờ Mỹ), chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh một số trường hợp bị cáo buộc là những người đã qua đời cũng tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, diễn ra vào tuần trước ở bang Pennsylvania.
Ban vận động của ông Trump cho biết: “Hồ sơ cử tri cho thấy có người đã sử dụng danh tính của công dân John H. Granahan ở Allentown, Pennsylvania để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử gần đây, mặc dù ông Granahan đã qua đời vào tháng 5/2019. Nhà tang lễ và nhà hỏa táng Dusckas Martin đã đưa ra cáo phó khi ông Granahan qua đời”.
Một cố công dân bị lợi dụng danh tính khác là bà Judy Presto ở Southpark, Pennsylvania, đã qua đời vào năm 2013. Chiến dịch Tổng thống Trump khẳng định, "có người đã đăng ký cho bà ấy bỏ phiếu vào tháng 9/2020 và rồi đi bỏ phiếu bằng tên của bà ấy trong cuộc bầu cử tuần trước". Chiến dịch còn đính kèm một bản cáo phó của bà Presto được báo  Pittsburgh Post-Gazette công bố vào thời điểm đó.
Nhắc đến trường hợp thứ 3, chiến dịch cho biết: “[Công dân] Elizabeth Bartman ở Drexel Hill, Pennsylvania được cho là đã đăng ký bỏ phiếu vào tháng 9/2020 và bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tuần trước, mặc dù bà đã qua đời vào năm 2008". Cáo phó của bà Bartman được tờ  Philadelphia Inquirer thông báo cách đây 12 năm.
Văn phòng Thư ký trưởng của bang Pennsylvania vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận kể từ sáng ngày 12/11, và chưa đưa ra phản hồi công khai về những tuyên bố mới nhất của chiến dịch Tổng thống Trump trên các trang tin khác.
Vài giờ trước khi bản thông cáo báo chí này, ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump khẳng định cũng có tình trạng các cử tri đã qua đời  "đội mồ sống dậy" để đi bỏ phiếu ở Georgia. Đây cũng được coi là trong những tiểu bang chiến địa quan trọng trong các kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ. Ban vận động nhấn mạnh, các cáo phó của các cử tri quá cố này đều được thông tri trên các tờ báo địa phương như  Atlanta Journal-Constitution.
Văn phòng Thư ký trưởng Georgia chuyên phụ trách về các cuộc bầu cử tại tiểu bang đã không trả lời yêu cầu bình luận vào ngày 11/11.
Các hãng tin lớn đều kết luận ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã chiến thắng ở cả 2 bang là Pennsylvania và Georgia.  The Epoch Times và  NTD Việt Nam vẫn chưa tuyên bố ông Biden hay ông Trump là người chiến thắng ở cả 2 bang này, vì còn chờ kết quả của các cuộc điều tra, các tranh chấp pháp lý và Đại cử tri đoàn đưa ra tiếng nói cuối cùng về cuộc đua Tổng thống.
Ông Biden hiện dẫn trước Tổng thống Trump khoảng 50.000 phiếu bầu ở Pennsylvania và khoảng 14.000 phiếu bầu ở Georgia, theo dữ liệu từ các cơ quan bầu cử của từng bang tương ứng. Ban vận động của ông Trump đã đệ trình một số đơn kiện ở cả 2 bang, cũng như ở các tiểu bang khác là Nevada, Arizona và Michigan. Họ cũng đã yêu cầu kiểm phiếu lại ở Georgia và Wisconsin.
Việc kiểm phiếu vẫn đang tiếp tục ở Pennsylvania. Giới chức các địa hạt York, Bucks và Chester cho biết chưa thể hoàn thành việc phân loại tổng cộng khoảng 16.000 lá phiếu tạm thời vào ngày 11/11. Khoảng 10.000 lá phiếu qua thư đã được các hạt tiếp nhận 3 ngày sau khi Ngày Bầu cử (3/11) kết thúc. Việc gia hạn thời gian nhận phiếu bầu là một phán quyết gây tranh cãi của Tòa án Tối cao Pennsylvania, và phía đảng Cộng hòa đã đưa vụ việc lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, với sự hưởng ứng từ một số  Tổng Chưởng lý tại các bang do đảng Cộng hòa lãnh đạo.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh




Chiến dịch TT Trump tiết lộ bằng chứng

về việc "người chết đi bỏ phiếu" ở Georgia   

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump mới đây cung cấp hàng loạt các trường hợp người chết đăng ký bỏ phiếu ở bang dao động quan trọng Georgia.
Trong tuần qua, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và chiến dịch tái tranh cử của ông đã cáo buộc những hành vi gian lận cử tri và những bất thường trong việc kiểm phiếu có lợi cho ông Biden ở các bang dao động.
Ngày 11/11, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã cung cấp các trường hợp người chết đăng ký bỏ phiếu ở Georgia. Đây là một bang dao động quan trọng, với cách biệt rất hẹp giữa 2 ứng cử viên Tổng thống, hiện tại lợi thế tạm nghiêng về phía ông Joe Biden.
Ví dụ, chiến dịch đã đưa ra trường hợp của cử tri Deborah Jean Christiansen từ Roswell, ngoại ô Atlanta, Georgia. Người này qua đời vào tháng 5/2019, nhưng một người nào đó đã đăng ký cho cô đi bỏ phiếu vào ngày 5/10, trích dẫn hồ sơ cử tri và thông tin cáo phó trên tờ báo  Atlanta Journal-Constitution (AJC).
Một trường hợp khác, danh tính của công dân James Blalock ở Covington, Georgia đã được sử dụng để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử diễn ra vào tuần trước. Trên thực tế người này đã qua đời vào năm 2006. Thông báo về cái chết của cố công dân Blalock được đăng trên tờ báo  Atlanta Journal-Constitution (AJC) ngay sau khi anh này qua đời vào năm đó, chiến dịch tuyên bố.
Một người khác có tên là Linda Kesler, đăng ký địa chỉ nhà ở Nicholson, Georgia, cũng đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vừa qua. Tuy nhiên, trên thực tế bà đã qua đời vào năm 2003, theo cáo phó tên tờ báo the  Atlanta Journal-Constitution (AJC).
Thêm một trường hợp nữa là công dân Edward Skwiot ở Trenton, Georgia, cũng đã đi bỏ phiếu vào tuần trước, mặc dù người này đã qua đời vào năm 2015. Thông báo tử vong của Edward Skwiot được đăng tải trên tờ  Chattanooga Times Free Press vào tháng 4/2015.

Chiến dịch của ông Trump khẳng định: “Những nạn nhân của hành vi gian lận cử tri này xứng đáng nhận được công lý, và các cử tri hợp pháp có thể tin tưởng rằng lá phiếu của họ không trở nên vô nghĩa do những lá phiếu bất hợp pháp”.
Văn phòng Thư ký trưởng Georgia đã không trả lời yêu cầu bình luận về những cáo buộc mới nhất này của chiến dịch.
Trong khi đó, Thư ký trưởng Brad Raffensperger của bang Georgia cho biết, bang của ông sẽ thực hiện kiểm đếm bằng tay đối với các lá phiếu được bỏ trong cuộc bầu cử ngày 3/11. Ông là thành viên của Đảng Cộng hòa.
“Điều này sẽ giúp xây dựng lại niềm tin. Đồng thời, đó sẽ là một cuộc thanh tra, một cuộc tái kiểm phiếu và một cuộc tái đánh giá cùng lúc”, Thư ký trưởng Raffensperger cho biết.
Ông cũng cho biết rằng, tiểu bang sẽ làm việc với các quan chức cấp hạt để hoàn thành việc kiểm phiếu lại trước hạn chót là ngày 20/11 tại Georgia.
Các quan chức của Đảng Cộng hòa tại tiểu bang cũng cáo buộc có những bất thường khác trong quy trình kiểm phiếu. Trưởng ban Bầu cử hạt Fulton, ông Richard Barron Fulton, đã thừa nhận bất thường này ở một mức độ nào đó.
Người đứng đầu đảng Cộng hòa tại tiểu bang là ông David Shafer nói: “Hãy để tôi nhắc lại. Các quan chức bầu cử của hạt Fulton nói với giới truyền thông và các quan sát viên của chúng tôi rằng, họ sẽ đóng cửa trung tâm kiểm phiếu tại State Farm Arena lúc 10:30 tối vào đêm bầu cử, [nhưng] lại tiếp tục bí mật kiểm phiếu cho đến 1 giờ sáng”.
Ông nói thêm rằng: “Không ai bàn luận việc các quan chức bầu cử hạt Fulton đã thông báo sai về thời gian dừng kiểm phiếu là vào lúc 10:30 tối. Không ai nói về việc các quan chức bầu cử của hạt Fulton tiếp tục kiểm phiếu một cách bất hợp pháp, sau khi các quan sát viên của chúng tôi rời trung tâm”.
Trưởng ban bầu cử hạt Fulton nói với  AJC một tuần trước rằng, ông đã thực sự cho nhân viên về nhà lúc 10:30 tối vào ngày 3/11 (giờ Mỹ). Sau đó ông nói rằng, các quan sát viên đảng Cộng hòa tin rằng việc kiểm phiếu đã được thực hiện trong khoảng thời gian còn lại của đêm đó. Ông thừa nhận có 5 nhân viên của hạt đã kiểm phiếu cho đến khoảng 1 giờ sáng ngày 4/11. Một quan sát viên của tiểu bang cũng có mặt, ông nói.
Hạt Fulton bao gồm Atlanta -  thủ phủ và thành phố đông dân nhất của tiểu bang.
Toàn bộ quy trình dường như đã có những sai trái trong việc quản lý ở cấp tiểu bang, theo tuyên bố của các Thưởng nghị sĩ Kelly Loeffler và David Perdue. Những quan chức này đã kêu gọi Thư ký trưởng Raffensperger của bang từ chức vào đầu tuần này.
Ngày 7/11, một số hãng tin đã xướng tên người chiến thắng của cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, trong khi các bang vẫn chưa xác nhận kết quả kiểm phiếu và Cử tri đoàn chưa thực hiện bỏ phiếu quyết định Tổng thống đắc cử. Ban biên tập  The Epoch Times và  NTD Việt Nam sẽ không tuyên bố người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, cho đến khi tất cả các kết quả được xác nhận và mọi tranh chấp pháp lý được giải quyết triệt để trên toàn Hoa Kỳ.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh


 

Bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2020:

Cuộc chiến giữa Thiện và Ác

Điền Vân

Trong những ngày vừa qua, nước Mỹ và thế giới đã chứng kiến ​​một vụ gian lận bầu cử quy mô lớn đáng kinh ngạc: bất ngờ xuất hiện số lượng lớn “phiếu bầu đáng ngờ”, tất cả đều dành cho ông Biden, khiến tỷ lệ phiếu bầu tăng vọt trong vòng vài giờ. Một lượng lớn phiếu bầu hợp pháp từ cử tri Mỹ đã bị thay đổi, biến mất, loại bỏ, và thậm chí bị vô hiệu; các giám sát viên của Đảng Cộng hòa bị đẩy khỏi khu trung tâm bầu cử; nhiều hãng truyền thông chính thống phớt lờ bằng chứng chắc chắn và cho rằng TT.Trump đã đưa ra “cáo buộc vô căn cứ”.
Khi một số bang vẫn đang kiểm phiếu, khi ngày càng nhiều vụ gian lận bị phanh phui và chờ đợi điều tra và can thiệp của tư pháp, nhưng một số tổ chức truyền thông vẫn sốt sắng thông báo rằng ông Biden đã trúng cử, còn nhiều chính trị gia cũng nhanh chóng gửi lời chúc mừng và mong muốn được hợp tác với… Những động thái này phớt lờ sự thật, chà đạp nguyên tắc cạnh tranh công bằng, cổ vũ bên đã có hành vi gian lận trên quy mô lớn. Điều gì đang xảy ra?

Vì sao ông Tập Cận Bình vẫn chưa chúc mừng ông Joe Biden?
Bất chấp cuộc bầu cử bị phá hủy có hệ thống và được tính toán trước nhưng TT.Trump vẫn giành được kỷ lục với 71 triệu phiếu bầu. Thử tưởng tượng, nếu cuộc bầu cử này có thể được tiến hành một cách công bằng, hoặc số phiếu có thể được kiểm lại một cách công bằng thì số phiếu của TT.Trump chắc chắn sẽ tăng lên.
Nhiều cử tri Mỹ và người dân các nước nhìn thấy sự thật đều vô cùng đau buồn, thậm chí tức giận.
Vào ngày 7/11, hàng nghìn người đã tập trung trước Tòa án Tối cao Arizona, yêu cầu tòa án điều tra gian lận bầu cử và đồng thời phải truy cứu các tổ chức truyền thông đã loan báo chiến thắng của Biden. Dân biểu Walter Blackman của Khu vực bầu cử thứ 6 bang Arizona đã phát biểu tại buổi tập trung: “Tôi đã tham gia nhiều trận chiến ở nước ngoài và chiến đấu với nhiều tệ nạn, nhưng tôi không ngờ lại phải đối mặt với tệ nạn này khi trở về Mỹ.”
Trong một cuộc họp báo hôm 5/11, TT.Trump tuyên bố rằng ông phải đối mặt với sự can thiệp chưa từng có từ các tổ chức truyền thông lớn, các công ty công nghệ lớn và tập đoàn lớn. Chúng ta phải đặt câu hỏi vì đâu như vậy?

1. TT.Trump đã động chạm đến lợi ích của ai?
Trong lời tựa cuốn sách “Vĩ đại trở lại: Làm thế nào khắc phục nước Mỹ què quặt” (Great Again: How to Fix Our Crippled America), TT.Trump nêu rõ tâm huyết và sứ mệnh của mình: “Thật bất ngờ khi những người không bao giờ quan tâm đến cuộc bầu cử, hoặc không bao giờ bỏ phiếu lại ùn ùn kéo đến buổi tập trung của chúng tôi. Quy mô của buổi tập trung rất lớn, số lượng người không thể tin được. Lòng nhiệt tình này thuần túy do tình yêu dành cho những gì chúng tôi làm. Giới truyền thông, các chính trị gia và những người được gọi là lãnh đạo quốc gia tỏ ra hoảng hốt. Nhưng tôi vẫn kiên trì và đối mặt với mọi người vì tôi không cần sự hỗ trợ tài chính của bất kỳ ai, cũng không cần người ta tán đồng điều tôi đã nói hoặc đã làm. Tôi chỉ muốn làm chuyện đúng đắn. Tôi phải làm. Tôi không có lựa chọn nào khác.”
Tháng 1/2017, ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ và bắt đầu hành trình đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại. Trong 4 năm qua, TT.Trump luôn đặt lợi ích của nước Mỹ và người dân Mỹ lên hàng đầu. Đồng thời, để nghiêm túc thực hiện những lời hứa đã đưa ra hàng loạt cải cách trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao, gây chấn động thế giới.
“Tôi sẽ làm rung chuyển cơ sở ở cả hai phía của kênh chính trị, bởi vì tôi không bị mua chuộc. Tôi muốn đưa nước Mỹ trở lại, làm cho nước Mỹ vĩ đại và thịnh vượng trở lại.”
Trump đã nói như vậy, ông cũng đã thực hiện như vậy. Ông muốn “rút cạn đầm lầy của Washington”, do đó động chạm đến quyền lợi của một số lượng lớn các chính trị gia và hiệp hội. Mặt khác, ông hết lòng vì Chúa, bảo vệ các giá trị truyền thống, và bác bỏ chủ nghĩa xã hội, do đó làm nảy sinh lòng căm thù của cái gọi là những phần tử “tự do” và “cấp tiến”. Kết quả là, các lực lượng thiên tả trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, truyền thông và tư nhân của Mỹ đã kết hợp để tấn công và chỉ trích TT.Trump trong suốt 4 năm cho đến cuộc tổng tuyển cử.
Mọi người đã thấy rằng TT.Trump chỉ nhận lương hàng năm một đô la nhưng lại làm việc không mệt mỏi để tạo sự thịnh vượng kinh tế và sức mạnh quốc gia, nhưng lại chịu sự thù địch và vu khống chưa từng có. Một vị Tổng thống đã giành được sự ủng hộ của cử tri đa sắc tộc và thường thu hút đám đông người dân trong các cuộc vận động bầu cử đã bị công khai cướp kết quả cuộc bầu cử.
Những hiện tượng vô lý và xấu xí này phản ánh rằng sự căm ghét đối với ông Trump không xuất phát từ các tranh chấp đảng phái, mà là từ lựa chọn đạo đức sâu sắc hơn: quay trở lại truyền thống, duy trì công lý, hoặc đi chệch khỏi các chuẩn mực và gia nhập hàng ngũ cái ác.

2. Trump kiên quyết chống chủ nghĩa xã hội
Cách đây vài ngày, trong một đoạn video do truyền thông nước ngoài công bố cho thấy số người ủng hộ ông Biden mang theo các biểu ngữ có nội dung: “Chủ nghĩa tư bản đang giết chết chúng ta. Hãy đấu tranh cho lựa chọn xã hội chủ nghĩa”.
Rõ ràng, nếu Biden đắc cử, sẽ bật đèn xanh cho những người theo chủ nghĩa xã hội cũng như những người cộng sản, sẽ khiến nước Mỹ đi vào con đường xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài của nhiều chính sách đẹp, nhưng con đường này sẽ không bao giờ dẫn đến thịnh vượng.
Trong nhiều thập kỷ qua, cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đã dần nghiêng về cánh tả nước Mỹ qua các ý tưởng và chính sách của mình, đặc biệt là Đảng Dân chủ. Thực trạng này tương ứng với việc giới truyền thông chính thống và các ngành công nghiệp giải trí và văn hóa ở Mỹ nghiêng hẳn về phía cánh tả. Hậu quả toàn diện của nó thể hiện ở sự suy giảm đạo đức xã hội, tự do tín ngưỡng và đàn áp tự do ngôn luận và báo chí. Đồng thời cũng trợ giúp cho sự xâm nhập lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào Mỹ thông qua cấu kết với những kẻ hủ bại trong giới chính trị và kinh doanh. Trong các giao dịch thường xuyên giữa hai bên, lợi ích của Mỹ đã bị hy sinh và nền tảng của Mỹ đã bị xói mòn nghiêm trọng.
Cách đây 5 năm, hai nhà bình luận chính trị người Mỹ đã nói: “Nước Mỹ đang sụp đổ.” “Tất cả những gì xưa kia Marx mơ ước đang ở ngay trước mắt chúng ta”.
Trong khi nhiều người bảo thủ lo lắng về tương lai của Mỹ thì Donald Trump đã bước vào Nhà Trắng và dẫn dắt Mỹ trở lại truyền thống. TT.Trump tôn trọng lẽ sống, quý trọng Hiến pháp, coi trọng luật pháp và trật tự, đồng thời thề sẽ không bao giờ để Mỹ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Điều này về cơ bản là để kiềm chế các lực lượng chống truyền thống đe dọa nước Mỹ, có thể xem như là lật ngược được tình thế.
Vài tháng trước có 3 cử tri gốc Latin ở California cho biết: “Miễn là ông ấy (Trump) còn nắm quyền, ông ấy sẽ cho chúng tôi mọi thứ. Chúng tôi không phải lo lắng về bất cứ điều gì. Chúng tôi tin tưởng ông ấy.” “Chúng tôi không muốn chủ nghĩa xã hội, chúng tôi không muốn chủ nghĩa cộng sản”.
 
3. Trump chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ, bảo vệ nhân quyền và tự do tín ngưỡng
Chống lại ĐCSTQ là một trong những thành tựu quan trọng nhất của TT.Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Trong nhiều thập kỷ qua, chính quyền Trump là Chính phủ Mỹ cứng rắn nhất với ĐCSTQ. Một số chính trị gia cấp cao bao gồm Phó Tổng thống Pence và Ngoại trưởng Pompeo đã nhiều lần có bài phát biểu quan trọng, lên án việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền và đánh cắp công nghệ của Mỹ. ĐCSTQ đại diện cho sự dối trá lớn của 1,4 tỷ người Trung Quốc.
Dưới sự lãnh đạo của TT.Trump, Chính phủ Mỹ đã đưa ra một số biện pháp đối phó với ĐCSTQ, chẳng hạn như chiến tranh thương mại, truy quét gián điệp công nghệ của ĐCSTQ, bao vây Huawei, điều tra các tổ chức truyền thông của ĐCSTQ ở Mỹ, đóng cửa Tổng lãnh sự quán của ĐCSTQ ở Houston và đóng cửa các Viện Khổng Tử… Mặt khác, TT.Trump tích cực bảo vệ quyền tự do của người dân Trung Quốc, ông đã ký “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” để xử phạt các quan chức ở Trung Quốc và Hồng Kông đã vi phạm nhân quyền, đồng thời lên án ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công.
Dưới sự lãnh đạo của Mỹ, liên minh chống Cộng quốc tế dần hình thành, giúp ngày càng nhiều nước dám “nói không” với ĐCSTQ. Cục diện chính trị thế giới đang thay đổi và chính nghĩa đang trỗi dậy.
ĐCSTQ thường xuyên gặp trở ngại trong quá trình thâm nhập bên ngoài và ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập nên đương nhiên là thù ghét ông Trump. Trong vài năm qua, các tổ chức truyền thông của ĐCSTQ đã phát huy hết công suất, chế nhạo và xúc phạm TT.Trump và các quan chức Mỹ – những người đã nhìn thấu ĐCSTQ, tấn công hệ thống dân chủ Mỹ, và hả hê trước nạn dịch và bạo loạn ở Mỹ. Đối với những chính trị gia và doanh nhân Mỹ từng có quan hệ thân thiết ĐCSTQ, họ cũng nuôi mối hận thù vì bị TT. Trump chặn đường.
Tóm lại, lý do khiến TT.Trump gặp phải sự phản kháng lớn trong thời gian cầm quyền là vì ông đã dám bảo vệ truyền thống và chống lại cái ác. Vì vậy, ủng hộ ông Trump và chống Trump không đơn giản là lựa chọn chính trị, mà đó là lựa chọn sự thật, đạo đức và lương tâm.

4. Nhiều tổ chức truyền thông Mỹ đã suy thoái
Bốn năm trước, hầu hết các tổ chức truyền thông chính thống ở Mỹ ủng hộ bà Hillary Clinton; bốn năm sau lại càng có thêm nhiều tổ chức truyền thông chính thống ủng hộ ông Biden. Trong bốn năm qua, các tổ chức truyền thông cánh tả và một số người được gọi là phe “trung gian” đã tấn công TT. Trump mạnh mẽ. Họ phớt lờ hoặc coi thường những thành tựu chính trị của ông Trump, đưa ra và lan truyền những tin tức sai sự thật như “thông đồng với Nga”, cũng công bố những báo cáo mang tính quyết định phủ nhận ông Trump mà không cần điều tra, làm dấy lên làn sóng điên cuồng phủ báng nhắm vào tổng thống đương nhiệm. Ngay cả một số người được gọi là trung dung và thậm chí cả các tổ chức truyền thông thiên hữu đôi khi cũng đồng lõa, hình thành hiện tượng xuyên tạc kỳ lạ mức độ nghiêm trọng trong một xã hội dân chủ.
Trong cuộc tổng tuyển cử này, các tổ chức truyền thông chính thống là ứng viên trợ lực lớn nhất của ông Biden. Họ từ bỏ trách nhiệm đưa tin và điều tra sự thật, không chỉ che đậy hủ bại (nghi ngờ bán nước) của gia đình Biden (bao gồm cả chính họ) cấu kết với ĐCSTQ và Ukraine, mà còn hợp tác với các quan chức ở một số bang để thao túng kết quả bầu cử nhằm cố gắng giúp ông Biden đắc cử. Trước hàng bao nhiêu báo cáo về gian lận phiếu bầu trên khắp đất nước nhưng các tổ chức truyền thông này thậm chí đã gọi gian lận là “cáo buộc sai trái”.
Các hãng truyền thông nổi tiếng này, cái gọi là “báo lớn có tầm vóc lịch sử cả thế kỷ”, không ngần ngại hủy hoại danh tiếng của mình, tung tin thất thiệt ra nước Mỹ và thế giới, tham gia vào vụ gian lận bầu cử nhằm lật đổ tổng thống đương nhiệm, người đã “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, phá hoại hệ thống bầu cử Mỹ và hình ảnh quốc gia Mỹ. Lẽ nào họ không phải chịu trách nhiệm?

Kết luận
Gian lận nghiêm trọng trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay là đợt bùng phát lớn ở Mỹ về năng lượng tiêu cực tích tụ bởi sự xâm nhập lâu dài của ĐCSTQ, và đó là lời cảnh tỉnh cho thế giới.
Mặc dù phe cánh tả tỏ ra hung hãn, nhưng công lý sẽ không im lặng. Hiện TT.Trump và đội ngũ của ông đã long trọng đưa ra tuyên bố: Kết quả cuộc tổng tuyển cử không do truyền thông quyết định mà phụ thuộc vào lá phiếu hợp pháp của người dân. Nhiều thủ tục pháp lý đã hoặc sẽ được khởi động, đường dây nóng tố giác gian lận bầu cử đã tiếp nhận hơn 200.000 vụ việc.
Ngày 6/11, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ là Trey Trainor đã cho biết: ông tin rằng gian lận bầu cử đang diễn ra ở các bang vẫn đang kiểm phiếu. Ông nói rằng nếu luật không được tuân thủ, cuộc bầu cử sẽ là “bất hợp pháp”.
Ngày 7/11, những người ủng hộ TT.Trump đã tổ chức các cuộc tuần hành ở nhiều bang để phản đối gian lận bầu cử, phủ nhận chiến thắng của ông Biden và yêu cầu “ngừng gian lận”. Họ nói rằng họ sẽ sát cánh với ông Trump để bảo vệ Hiến pháp và nước Mỹ.
Cuộc bầu cử ở Mỹ là một tấm gương phản chiếu cuộc khủng hoảng đạo đức mà nhân loại đang phải đối mặt. Trong sự hỗn loạn nơi cái thiện và cái ác bị đảo lộn, thế giới cần những tổ chức truyền thông của lương tâm và lòng dũng cảm để đứng lên đấu tranh cho sự thật và công lý. Cuộc bầu cử này vẫn chưa kết thúc!

Video: Trưa ngày 7/11, nhiều cử tri ủng hộ Trump bên ngoài tòa án ở bang Arizona, yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với giới truyền thông.

Điền Vân lược dịch
Nguồn: The Epoch Times


 

Khi truyền thông dòng chính

trở thành truyền thông dòng tà

Lão Móc

Phải nói khi truyền thông dòng chính, tức các báo. đài phát thanh, đài truyền hình, các hãng tin cũng như các “hãng hi-tech” như facebook, Twitter v.v…  trên toàn nước Mỹ đồng loạt loan tin ông ứng cử viên Joe Biden “đắc cử” trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 năm 2020  và ông ứng cử viên Joe Biden hí hửng tuyên bố ông ta là Tổng Thống thứ  46 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là hệ thông truyền thông dòng chính đã tự biến mình thành TRUYỀN THÔNG DÒNG TÀ và ông ứng cử viên Joe Biden coi như vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ. Do đó, người ta thấy ngay sau đó, ông Joe Biden phải gửi lên mạng Twiiter hàng chữ để chạy tội, như sau: “I won’t be president until Jan 20th”.
Trong khi đó thì HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG DÒNG TÀ tiếp tục khuynh loát dư luận bằng nhiều cách như loan tin “Đệ Nhất phu nhân Melanie và con rễ của TT Trump là đã khuyên TT nên chiu thua và nên chuẩn bị tái ứng cử vào năm 2024”; trong khi trong thực tế thì không có chuyện này.
Bọn “truyền thông dòng tà” cũng loan tin một số Nghị sĩ Cộng Hoà cũng khuyên TT Trump nên “chịu thua’ và chuẩn bị “tái ứng cử vào năm 2024”; trong khi chính Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham yêu cầu TT Trump xúc tiến vụ kiện gian lận bầu cử của liên danh Joe Biden – Kamala Harris lên Tối Cao Pháp Viện và ông còn tuyên bố góp vào Quỹ Pháp Lý cuả TT Trump nửa triệu bạc.
Kế, Chủ Tịch Thượng Viên, Thượng Nghị Sĩ Mac MicConell đã lên tiếng yểm trợ vụ TT Trump qua luật sư Rudy Giuliani và dàn luật sư trong vụ tập trung các bằng chứng gia lận của ứng cử viên Joe Biden ở các tiểu bang tranh chấp để đưa các vụ kiện lên Tối Cao Pháp Viện.
Chuyện khôi hài – khôi hài đến độ quái đản- là lúc nào bọn “truyền thông dòng tà” cũng lặp đi, lặp lại chuyện “TT Trump tố cáo có gian lận trong bầu cử mà không đưa ra bằng chứng” . Trong khi ai cũng biết là  dàn luật sư của TT Trump sẽ đưa các bằng chứng ra trình các quan toà ở Tối Cao Pháp Viện.
Tưởng cũng nên biết là  chính Chủ Tịch Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang đã tuyên bố là có gian lận trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 năm 2020; nhưng bọn “truyền thông dòng tà” lại lờ đi mà cứ lải nhải loan tin “TT Trump tố cáo bầu cử có gian lận mà không đưa ra bằng chứng”.
Chuyện quái đản là bọn “truyền thông dòng tà” cứ lải nhải chuyện người giữ xâu hòm chìa khóa cuả Toà Bạch Ốc không chịu giao chià khoá cho ông Joe Biden theo lệnh của TT Trump; trong khi được phỏng vấn, Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo đã trả lời rất rõ ràng: “Sẽ có một sự chuyển giao êm đẹp sang chính quyền Trump đệ nhị”.

Bọn truyền thông thổ tả Mỹ gốc Mít từ Bắc California như báo CaliToday của hai nhà báo thổ tả Nguyễn Xuân Nam, Hương Giang và đồng bọn đến báo Người Vẹm của bọn Ngô Nhân Dụng, Đinh Quanh Anh Thái, Phạm Phú Thiện Giao, Vũ Quý Hạo Nhiên, Đỗ Dũng…  tiếp tục nhai lại nhữg gì mà bọn “truyền thông dòng tà” thải ra. Chưa hết, còn có tờ Việt Báo của vợ chồng Nhã Ca, Trần Dạ Từ lại lôi lại mấy cái bả mà bọn truyền thông thổ tả CaliToday, Người Vẹm… nhả ra và nhai tiếp. Lại tiếp tục “mấy cái trò chưa xảy ra”. Như “ca tụng” khi Joe Biden lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ… “toàn dân Mỹ sẽ xài toàn xe điện” vì ông già lú lẫn Joe Biden sẽ thay thế tất cả dàn xe của Toà Bạch Ốc thành xe điện.  
Chuyện càng nhố nhăng hơn khi bọn báo chí ở bên Pháp cũng bị lây lan vi khuẩn của bọn “truyền thông dòng tả” của Hoa Kỳ khi viết lếu láo:
“Chiến thắng vinh quang trong vất vả cuả Joe Biden và Kamala Harris là chủ đề chính của báo chí Pháp ngày 9-11-2020.
Le Figaro cho biết Putin rất ngại Joe Biden, còn Trung Quốc cuả Tập Cận Bình cũng không ảo vọng. “Một nước Mỹ mới”, “Một bàn cờ mới”, “Biden và Harris làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”.Đó là những tiêu đề trong mắt của Les Echos, La Croix và Liberation sáu ngày sau cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ dù Donald Trump vẫn chưa chịu thua”
*

TRUYỀN THÔNG DÒNG TÀ là chữ dùng của nhà văn Sơn Tùng để nói tới bọn truyền thông Hoa Kỳ đã phớt lờ chuyện cậu quý tử Hunter Biden của ứng cử viên Joe Biden với hai cái computer bỏ quên ở cửa tiệm sửa computer trong đó chứa đợng những chuyện làm ăn phi pháp với Trung Cộng, Ukraine của anh ta qua quyền lực của cha anh ta là Joe Biden khi ông này làm Phó Tổng Thống dưới trào TT Obama.
Bốn chữ TRUYỀN THÔNG DÒNG TÀ dùng vào chuyện bầu cử Tổng Thống trong ngày 3 tháng 11 năm 2020 vừa qua để nói tới bọn báo chí, đài phát thanh, phát hình, các hãng tin, các hãng hi-tech…không sai một chút nào
Bọn TRUYỀN THÔNG DÒNG TÀ đã tiếp tay liên danh Joe Biden – Kamala Harris để ĐÁNH CẮP CUỘC BẦU CỬ – như lời tố cáo trước đó của TT Donald Trump.

Trong bài “Sách lược chiếm quyền của đảng Dân Chủ”, bình luận gia Vũ Linh có viết như sau:
“...Nói tóm lại, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay chỉ là màn kết của một mưu toan quy mô của đảng DC để chiếm quyền một cách hợp pháp, hay ít nhất là mánh mung gian lận mà không bị bắt. Một tổng thống đạt được nhiều thành quả lớn cho đất Mỹ và dân Mỹ có thể bị hạ bởi một cụ già lẩm cẩm cả đời chẳng làm gì cho ra trò trống, cuối đời ra tranh cử chỉ biểu diễn được khả năng nói nhầm, một người mà gần một nửa dân Mỹ cho rằng đã bị đãng trí.
Thể chế Dân Chủ Mỹ mang tiếng tốt hơn tất cả mọi thể chế chính trị khác, dù sao cũng vẫn không hoàn hảo. Đã vậy, lại đang xuống cấp rất nhanh.
Cụ Biden nếu đắc cử, sẽ đi vào lịch sử như một tổng thống đắc cử vì gian lận quá giỏi, cho dù cụ không có chủ ý. Cụ có thể đắc chí vì đã thành công, nhưng con cháu chưa hẳn đã vui hay hãnh diện.
Một bài học: trong chính trị, chính nghĩa không phải lúc nào cũng thắng.
Bài học đó, dân Việt ta đã lãnh đủ năm 75, bây giờ dân Mỹ mới được nếm mùi.
Một điểm cuối đáng nói là nếu ‘chẳng may’ cụ Biden thay thế ‘ông thần’ Trump, chính trị Mỹ sẽ bất thình lình trở thành nhàm chán hơn cơm nếp nát, cụ Biden sẽ ngủ gật quanh năm ngày tháng, khiến cả nước cũng ngủ gật theo, chẳng còn bao nhiêu người có hứng thú theo dõi chính trị nữa. DĐTC sẽ chẳng còn bao nhiêu chuyện để viết, biết đâu sẽ đóng cửa và Vũ Linh sẽ phải xin tiền quý độc giả đi mua cần câu.
ù sao thì cũng… Good luck, America!”
Xin mượn đoạn viết trên của bình luận gia Vũ Linh để chấm dứt bài viết này.

LÃO MÓC
Nguồn: Internet




Trump của tao, Biden của mày

Ngân Bình



Chị Tự quay lại mấy lượt vì tiếng cười khúc khích không ngừng của hai cô con gái.
- Bây coi cái gì mà cười miết vậy?
Khuyên ngước lên, đưa tay ngoắc:
- Má, lại đây coi nè.
Cầm tấm hình trên tay, chị Tự ngắm nghía một hồi, rồi như khám phá được điều gì thú vị, chị sung sướng la lên:
- Ủa! in như… hai ông già… hồi còn trẻ phải hông?
Chị Thịnh đang trộn gỏi, ngưng tay, cười tươi rói:
- Chớ còn ai trồng khoai đất này. Nhìn kỹ mới thấy hai “chả” không khác gì nhiều. Chỉ là bây giờ già đi, trên mặt có nhiều giao thông hào hơn hồi xưa thôi.
- Mà bây kiếm đâu ra tấm hình này, hay vậy?
Khuyên chỉ Tuyền, trong khi con nhỏ nghinh mặt, trông chảnh dễ sợ:
- Nhỏ Tuyền nè, má thấy nó giỏi ghê không.
Tuyền cười thích thú:
- Không dám giỏi đâu, chỉ là hên thôi. Hôm 19 tháng 6, đọc mục “Hình ảnh các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa ngày xưa” trên báo, thấy tấm hình một anh lính, đầu quấn băng trắng xóa, vết máu còn bê bết trên những cọng tóc bên mang tai, cõng một anh lính khác trên lưng, với chân trái bị thương, máu me ướt đẫm ống quần, khuôn mặt đầy vẻ đau đớn. Tấm hình làm em rơi nước mắt. Em nhìn mãi không thôi, càng nhìn càng thấy những nét quen thuộc. Sau cùng thì em nhận ra ba và bác Tự. Em đưa má coi, má cũng quả quyết “hai ổng chớ ai”.
Ngay lúc đó em có ý nghĩ, đây là món quà sinh nhật ý nghĩa nhất để tặng ba, nên dặn má giữ bí mật. Em đã gọi lại tòa báo xin tấm ảnh đó. Sau khi nghe em nói, anh chủ báo sốt sắng “Để tôi rửa hình gửi tặng hai bác, như lời cám ơn dành cho người lính Biệt động quân, một binh chủng mà tôi rất ngưỡng mộ”.
Ngoài phòng khách, tiếng cười nói của hai người bạn già ồn ào không thua lớp trẻ, làm cho không khí căn nhà như ấm lên, dù chẳng có đông đảo bạn bè.

Tháng 8 năm nào Tuyền cũng tổ chức sinh nhật cho ông Thịnh, để ba cô có dịp gặp gỡ bạn bè, chén thù, chén tạc cho ấm cúng tuổi già và cũng là dịp để các ông bạn lính ngày xưa nhắc lại một thưở tung hoành ngang dọc, với lý tưởng kiêu hùng thời trai trẻ. Ông Tự đến từ Virginia. Lúc nào cũng trước một ngày, sau đó ở lại chơi cả tuần mới về. Đều đặn như vậy không vắng mặt năm nào, khi thì đi cả gia đình, khi thì một mình ông. Năm nay, khác với mọi năm, vì dịch Covid 19 đang lan tràn, nên Tuyền không mời bạn bè nào khác của ba cô, ngoại trừ gia đình ông Tự, vì hai ông vốn đã thân thiết nhau từ mấy mươi năm về trước, khi cùng đi lính và cùng chiến đấu, sinh tử bên nhau. Dù chỉ có hai người, nhưng không khí cũng không kém phần sôi nổi khi nhắc lại chuyện ngày xưa. Từ chuyện chinh chiến, tới chuyện tình cảm lúc còn độc thân:
- Tao biết, hồi đó mày bỏ đi chớ tiếc con Hoa hùi hụi.
- Mày cũng vậy chớ có khác gì đâu.
- Ừ tao tiếc đó, rồi sao?
- Trăng sao gì, cuối cùng chỉ có tình bạn vĩ đại giữa tao và mày.
- Ha!ha! đúng, đúng trăm phần trăm.
Tiếng cười vang lên thỏa thích. Hai bà vợ nhìn nhau lắc đầu:
- Có chuyện này mà năm nào cũng nhắc tới, nhắc lui. Hổng chừng bây giờ hai “chả” nhớ lại, rồi tiếc con nhỏ Hoa nào đó. Coi bộ… thiệt chớ hông phải chơi đâu nha chị.
Tuyền gân cổ bênh vực:
- Gì mà tiếc, hồi còn trẻ, tình yêu cuồng nhiệt như vũ bão mà ba với bác Tự còn sẵn sàng gạt bỏ để giữ vẹn tình bạn. Bây giờ, ông nào cũng có vợ hiền với đầy đủ công, ngôn, dung, hạnh, con cái thì xinh đẹp không thua ai, còn muốn gì nữa mà tiếc, hả bác?
Khuyên trề môi:
- Sao có người tự tin quá vậy ta, lại còn dám khen mình xinh đẹp.
- Hi!hi!!! hình như…. trong những đứa con xinh đẹp đó có cả chị nữa đó.
Rồi Tuyền mơ màng:
- Em thấy chuyện ba người cũng hay và cảm động lắm lắm. Hai chàng yêu một nàng…
Một người đi với một người
Một người đi với nụ cười hắt hiu
Hai người vui biết bao nhiêu
Một người lặng lẽ buồn thiu đứng nhìn
……
Bởi lòng đã trót nặng thương
Thôi ta đứng lại nhường đường anh qua
Người đi vui với một người
Biết chăng một người đang cười mà đau (*)
Bà Tự gật gù khen ngợi:
- Con nhỏ này hát hay quá ta!
- Cám ơn bác. Nhưng mà… ai là người thứ ba? ba con hay bác Tự?
- Ai biết, hai ông cứ ỡm ờ, đá qua đá lại, muốn giấu hay muốn khoe hổng biết. Bác với má mày cũng hổng quỡn để tra hỏi, nên cứ biết vậy thôi.
Khuyên nheo mắt:
- Mà nè, không có chuyện “Thôi ta đứng lại nhường đường anh qua”, mà hai ông cùng đứng lại. Người này nhường người kia, rốt cuộc cả hai ông đều rút lui, vậy mới tội nghiệp cô Hoa chớ.
Bà Thịnh tháo bao tay, gọi Tuyền mấy bận mà con nhỏ chỉ lo cười.
– Tuyền, lấy dao, lấy đĩa sẵn, để chút nữa cắt bánh sinh nhật. Nhớ cắm số 6 với số 8 lên nha.
Tuyền liếc mắt nhìn ra phía trước, giọng thì thầm:
– “Cho ổng nhớ, ổng không còn trẻ nữa”, phải không má? Má nói vậy hoài mà, và đặc biệt không quên tấm ảnh này để “surprise” ba với bác Tự.
Khuyên cũng bắt chước thì thầm theo:
- Không biết hai ông có nhận ra hai chàng chiến sĩ này là mình không ta? Em coi, dù bị thương, nhưng trông vẫn oai hùng và đẹp trai ghê.
Bà Tự thúc hối:
– Hai con nhỏ này, đừng tào lao thiên địa nữa, bưng dĩa gỏi với dĩa cua rang me lên trước đi.
Hai cô con gái chun mũi, hít hà:
- Nghe mùi cua thơm phức mới biết bụng mình đang đói cồn cào.

Có tiếng lao xao ngoài phòng khách, tiếng ông Thịnh lớn hơn, rồi tiếng cậu con trai có vẻ hoảng hốt. Tuyền quýnh quáng:
- Chết mồ, mau lên, ba em mà đói bụng là ổng quạu lắm đó.
Vừa ra đến phòng khách, cả bốn người khựng lại trong nỗi bàng hoàng khi thấy hai ông đang xỉ xỏ nhau, mặt ông nào cũng đỏ bừng, giọng nói không còn bình thường mà trở thành quát tháo:
- Mày có biết, Trump là một kẻ kỳ thị, gian xảo, lường gạt, nói láo. Dân chúng sẽ không tha cho Trump cái tội đã để cho cả trăm ngàn người chết vì bị nhiễm Covid.
- Vậy, chắc dân chúng tha cho Biden và đám dân chủ xách động bạo loạn, đập phá các di tích lịch sử mà mục đích là để triệt hạ ông Trump, chứ đâu thèm quan tâm đến quyền lợi của nước Mỹ. Mày đui hay sao mà không nhìn thấy?
- Tao không đui mà chỉ có mày là thằng ngốc, nên không thấy chính sách ngoại giao của Trump đã làm Mỹ mất đồng minh… Bọn cuồng trump như mày chỉ là một đám não cá vàng.
Mặt bà Tự xanh mướt, giọng nói lắp bắp:
- Cái… cái… gì vậy trời? Hai ông làm cái gì vậy?
- Tao không cuồng Trump mà tao thích Trump, vì tao nhìn thấy Trump làm được nhiều điều cho đất nước. Có tổng thống nào làm việc không lãnh lương, ngoài ông Trump, và chỉ có Trump mới dám vạch mặt bọn công sản Trung quốc.
- Hừ! đạo đức giả, Trump chống cộng sản Trung quốc, chớ đâu chống cộng sản Việt Nam. Bằng chứng là hắn cầm cờ đỏ sao vàng vẫy lia, vẫy lịa. Thấy mà bắt sôi máu. Bởi vậy tao mới nói mày ngu.
Bà Thịnh lấn tới, kéo tay chồng, run giọng:
- Ông điên rồi hả? bạn bè lâu ngày gặp gỡ, sao không nói chuyện gì cho vui, bàn luận chi ba cái chuyện chính trị, rồi không cùng quan điểm thì gấu ó, sĩ vả nhau. Hai ông ơi…làm ơn…
Ông Thịnh đẩy vợ ra phía sau:
- Tránh ra, đàn bà biết gì mà lộn xộn.
Ông Tự cười nửa miệng:
- Còn mày, mày biết được bao nhiêu mà lên giọng thày đời. Mày giỏi quá sao không nhìn ra Biden chỉ là kẻ bất tài. Không có tài nên phải quỳ gối, tôn vinh một tên tội phạm để kiếm phiếu.
- Đó là hành động của một người có lòng nhân ái, chứ không phải tự cao, tự đại, phách lối như Trump.
- Ha!ha!!! nhân ái. Chỉ có bọn đạo đức giả, đần độn mới nghĩ vậy, trong đó có mày. Già đầu mà còn ngu.
- Ba ơi! sao ba có thể nói bác Thịnh như vậy?
Những tiếng kêu thảng thốt. Những lời khuyên can trong nỗi nghẹn ngào. Những giọt nước mắt đớn đau. Tất cả đều không ngăn cản được hai người bạn đã từng vào sinh ra tử, đang mạt sát nhau bằng những ngôn từ xấu xa nhất, nặng nề nhất. Nhớ lại hình ảnh hai người bạn già gặp lại nhau sau mấy mươi năm xa cách, Tuyền ôm mặt khóc nức nở. Làm sao quên được ánh mắt chứa chan niềm vui sướng, khi hai ông ôm riết lấy nhau ngay tại phi trường. Ông này đẩy ổng kia ra, ngắm từ trên xuống dưới, rồi đưa tay vò đầu nhau. Tóc tai ai cũng rối bời trong niềm cảm xúc dâng trào. Hơn hai mươi năm xa cách, nỗi nhớ thương chừng như bất tận đã được đền bù ngay trong phút giây hội ngộ đầu tiên. Để rồi từ đó, tình bạn thêm khắng khít, khi vợ con của họ ngày càng gắn bó, thân thiết. Nhưng bây giờ…..sẽ còn lại gì sau cuộc cãi vã thật phi lý này.

Trum hay Biden, dù ai làm tổng thống, rồi họ cũng sẽ ra đi. Mọi mâu thuẫn, bất đồng sẽ trở thành quá khứ. Nhưng những mảnh vỡ của tình cảm thắm thiết, đậm đà của đôi bạn già từng sống chết có nhau, từng gắn bó, nương tựa nhau trong mảnh đời lưu lạc trên quê hương thứ hai này, mãi mãi không bao giờ có thể hàn gắn được sau những lời mạt sát thậm tệ như dao cứa vào tim.

Ngân Bình
(*) Nhạc phẩm “Chuyện Ba Người” của NS Quốc Dũng.
Nguồn: T.Vấn & BạnHữu

 

Đăng ngày 10 tháng 11.2020