banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Hậu hội nghị trung ương 13

Người Buôn Gió

“…Nếu như Quân uỷ trung ương, tổng cục chính trị đi tiếp bước nữa cùng với Ban Nội Chính Trung Ương mà không quyết đoán, dứt khoát kịp thời, chắc chắn sẽ có những uỷ viên BCT đột tử từ nay đến Tết âm lịch…”

tancong_batngo

Hội nghị trung ương 13 của đảng CSVN kết thúc, danh sách nhân sự vào Bộ Chính Trị khoá 12 đã được thông qua. Nhưng phần nặng nề nhất là danh sách ứng cử viên đã quá tuổi đang ở trong BCT kỳ này, được ở lại kỳ tới chưa được ngã ngũ. Phải đợi đến hội nghị trung ương lần thứ 14 mới phân định được.
Trọng tâm dồn về chiếc ghế Tổng Bí Thư, nơi duy nhất chắc chắn sẽ có một uỷ viên BCT quá tuổi được ngồi đó.
Chiếc ghế TBT đến giờ phút này chưa được ngã ngũ giữa ba ứng cử viên quá tuổi là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.
Trước tiên ở ghế thủ tướng, cuộc đua diễn ra gay gắt giữa hai ứng cử viên hàng đầu là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Xuân Phúc. Hiện nay cả hai ông này đang tìm mọi cách để lấy được lá phiếu từ phe quân đội. Trong lúc ông Nhân thăm một số đơn vị quân đội để trao tặng quà trên cương vị là lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thì ông Phúc lại có một hành động khá bất ngờ không có trong tiền lệ. Đó là ông Phúc bơm tiền cho báo Quân Đội Nhân Dân ca ngơi mình qua một việc rất nhỏ không đáng phải tung hô, đó là bài báo Quân Đội ca ngợi ông Phúc xử lý chuyện xe khách vô kỷ luật ở một tình miền núi. Đặc biệt bài báo này đặt tiêu đề như có vẻ ông Phúc đã là thủ tướng và kết của bài là trân trọng cám ơn ông Phúc đã quan tâm.
Ông Nguyễn Xuân Phúc vốn là chủ nhiệm văn phòng chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng. Sau nhờ thoả hiệp với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang phản lại Nguyễn Tấn Dũng, cung cấp những hồ sơ về sai phạm của Nguyễn Tấn Dũng cho ban Nội Chính Trung Ương. Đổi lại ông Trọng và Sang đưa Phúc vào Bộ Chính Trị và chức phó thủ tướng để nhằm thay thế Nguyễn Tấn Dũng nếu vụ kỷ luật hồi hội nghị trung ương 6 năm 2012 thành công. Nhưng nhờ có tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng và thường trực ban bí thư Lê Hồng Anh giúp đỡ, Nguyễn Tấn Dũng đã thoát nạn. Nhận thức được tướng Hưởng trung thành với Nguyễn Tấn Dũng, sang đến năm 2013 hai ông Sang và Trọng đã ép được Nguyễn Văn Hưởng về hưu.
Thay thế ông Hưởng là tướng Tô Lâm. Với nhãn tiền của người đi trước, tướng Tô Lâm đã khôn khéo hơn khi lập lờ nước đôi giữa hai phe Sang, Trọng và Dũng để không phải về hưu như Hưởng, trái lại Tô Lâm có thể thêm 10 năm nữa trong sự nghiệp của mình để đi đến một ghế ngồi trong Bộ Chính Trị. Điều mà Nguyễn Văn Hưởng ước mơ mà không làm được bởi sự trung thành của mình với Dũng.
Hai ông Sang và Trọng đã rất khôn khéo khi dụ dỗ được những người theo mình bằng cách hứa những chức vụ lớn hơn. Chẳng hạn như trường hợp của Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh vốn trước kia không có mâu thuẫn với Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí có vẻ mặn mà. Nhưng ông Phùng Quang Thanh được hai ông Sang, Trọng hứa hẹn cho làm chủ tịch nước hay tổng bí thư và ông Nguyễn Bá Thanh được hứa đưa vào Bộ Chính Trị nếu hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng. Bởi nhìn thấy Nguyễn Xuân Phúc và Trần Đại Quang được thăng tiến bởi lời hứa của Sang và Trọng, hai ông Thanh đã mạo hiểm nghe lời. Rút cục cả hai thân bại, danh liệt.
Bây giờ thì trò hứa hẹn của ông Sang và Trọng lại được đưa ra trước mặt thứ trưởng an ninh Tô Lâm, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thứ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Ngoài tướng an ninh Tô Lâm lững lờ nước đôi, chọn cách an toàn ở giữa ngậm miệng ăn tiền nhìn thời cuôc nghiêng bên nào theo bên đó, vì phía trước của ông Tô Lâm là chỉ có thăng tiến chứ không có lùi. Hai ông Lịch và Phúc đều nỗ lực cố gắng những giờ phút cuối cùng để đáp ứng sự xúi dục của đàn anh Sang, Trọng vì con đường phía trước chưa rõ ràng thênh thang như Tô Lâm.
Ông Lịch đã tiến một bước mạo hiểm hơn, là nghe theo ông Trọng để ký kết hợp tác với Ban Nội Chính Trung Ương do ông Phan Đình Trạc làm trưởng ban, một quy chế phối hợp phòng chống tham nhũng. Nói một cách dễ hiểu là ông Ngô Xuân Lịch theo chỉ đạo của ông Trọng, chính thức ra mặt tiếp sức cho Ban Nội Chinh Trung Ương để tiêu diệt Nguyễn Tấn Dũng trong trận chiến cuối cùng sẽ diễn ra thời gian rất ngắn tới đây.
Sự ra mặt của thứ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã khiến quân đội chia thành hai phe, phe thuộc tổng cục chính trị do Lịch làm chủ, nghe theo Trọng và Sang. Phe này mạnh bởi có nhiều cây bút lý luận, có phương tiện báo chí, truyền hình tạo được dư luận. Nếu tham gia với Ban Nội Chính Trung Ương thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ cực kỳ khốn đốn.
Một phe khác thuộc bộ tổng tham mưu do thứ trưởng Đỗ Bá Tỵ nghiêng theo Nguyễn Tấn Dũng. Phe này không có lợi thế về truyền thông, nhưng lại mạnh về vũ lực. Ngay lập tức trước các động thái của phe Tổng Cục Chính Trị Quân Đôi nghiêng về Sang, Trong. Bên phe Bộ Tổng Tham Mưu đã ra đòn cảnh cáo, đó là cho lữ đoàn 144 quân cận vệ tập trận với nội dung bí mật tiếp cận mục tiêu nhắm bắn. Tin này không được báo Quân Đội Nhân Dân đưa, trái lại nó được những tờ báo thuộc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quản lý loan tải rộng rãi.
Quân cận về là bảo vệ, ngăn chặn ám sát. Thế nhưng lại đi tập nội dung ám sát để làm gì? Lữ đoàn cận vệ 144 có quyền mang vũ khí tiếp cận những buổi họp, hội nghị quan trọng của đất nước. Chẳng nói thì ai cũng hiểu mục tiêu của cuộc tập trận này chính là những người mà lữ đoàn 144 bảo vệ. Đó là câu cảnh cáo bạo lực mang đầy dáng dấp bạo tay của Nguyễn Tấn Dũng.
Chẳng thế nào khác được, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có 3 đòn để tấn công đôi thủ. Một là thông tin cá nhân, hai là áp lực kinh tế, ba là đòn giang hồ như Mai Cơn đã làm một lần cho song để bá chủ giang hồ. Đòn thông tin cá nhân trước kia Nguyễn Văn Hưởng đã dùng, nay Tô Lâm lưỡng lự. Đòn kinh tế lúc này đã bão hoà, 5 ăn, 5 thua. Những thông tin về thành tựu kinh tế hay thất bại về kinh tế đều nhiều như nhau. Hoa Kỳ tiếp Nguyễn Phú Trọng và bàn bạc về kinh tế, viện trợ hàng trăm triệu usd và đồng nghĩa Hoa Kỳ có thể viện trợ thêm lần sau nữa với Trọng.
Ba Dũng chỉ còn đòn cuối cùng là đổ máu, nhiều lần Ba Dũng đã hắng giọng nhấn mạnh mình trải qua chiến trận, mang trên mình hàng chục vết thương. Đó không phải là câu chuyện kể công, nó còn là thông điệp Nguyễn Tấn Dũng không sá gì chuyện đổ máu, chết chóc. Điều mà những con gà công nghiệp Mác Lê như Trọng và Sang chưa bao giờ trải qua và chưa bao giờ cảm nhận được.
Nếu như Quân uỷ trung ương, tổng cục chính trị đi tiếp bước nữa cùng với Ban Nội Chính Trung Ương mà không quyết đoán, dứt khoát kịp thời, chắc chắn sẽ có những uỷ viên BCT đột tử từ nay đến Tết âm lịch. Đây không phải là một nhận định câu khách cho bài viết. Thực tế gần đây trường hợp Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ đột tử đã chứng minh như vậy, hoặc xa hơn nữa là Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện đều đột tử khi bước vào kỳ sắp lên chức. Và trong bối cảnh gấp gáp của thời gian đại hội 12 đến gần, máu đổ là cách giải quyết kịp thời nhất trước khi mọi sự đã muộn màng.
Sẽ khó có cuộc thương lượng nào diễn ra giữa hai bên Sang, Trọng và Dũng.
Bởi Nguyễn Tấn Dũng mang theo cả tài sản gia đình vợ con, anh em đặt vào cuộc chơi này cùng với ước mơ sẽ là người quyền lực tột đỉnh nhất Việt Nam. Còn Nguyễn Phú Trọng thì ngất ngây với ước mơ sau chuyến đến Hoa Kỳ, rằng ông ta là người Cộng Sản Việt Nam duy nhất bang giao rộng mở với Hoa Kỳ mà vẫn giữ gìn được chế độ CNXH. Nguyễn Phú Trọng là TBT đầu tiên của CSVN đưa Việt Nam đi trên con đường CNXH mà vẫn bang giao với Phương Tây, Trung Quốc một cách êm ả, điều mà chưa có TBT CSVN nào làm được trước ông ta. Động cơ thúc đẩy của cả hai đều lớn, cũng là lý do cơ sở vì Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển hơn bao giờ hết đó là gia nhập TPP.
Một nguyên thủ đứng đầu Việt Nam tới đây sẽ hưởng những vinh danh trong cuộc thay đổi do TPP mang đến. Nguyên nhân này cũng là nguyên nhân mà Trương Tấn Sang thèm muốn. Nhưng Trương Tấn Sang chưa bao giờ là nhân vật mà phương Tây lẫn Trung Quốc để mắt tới. Đó là điểm hạn chế của Sang, ông Sang sẽ chọn cách ngầm cho Dũng và Trọng tương tàn không phân thắng bại để mình ở giữa được lợi.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com


Nguyễn Sinh Hùng đi cầu khẩn và đã ký kết,

bán thêm những gì cho Bắc Kinh?

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dân Làm Báo - Ngày 27 tháng 12, 2015, Nguyễn Sinh Hùng chấm dứt chuyến đi mang nhiều màu sắc Lê Chiêu Thống. Câu hỏi được đặt ra là Nguyễn Sinh Hùng đã nhân danh Quốc Hội ký kết gì trong thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc để mua chuộc sự đỡ đầu của Bắc Kinh cho những nhân sự thân Tàu chiếm ghế quyền lực trong đại hội đảng XII?
 
Bế mạc hội nghị Trung Ương 13, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố "Thời gian từ nay đến Đại hội (20-28/1/2016) không còn nhiều, còn không ít việc quan trọng phải làm" (1). Một trong những việc quan trọng, cực kỳ quan trọng, đó là ngay lập tức cử một đồng chí thân Tàu sang Bắc Kinh "cầu viện" để được thiên triều hỗ trợ, gia tăng nội lực cho cuộc giành ghế cai trị đất nước Việt Nam.
Do đó, mà Hội nghị TƯ 13 vừa chấm dứt vào chiều 21/12, trong thời điểm của những ngày cuối năm, sáng 23 tháng 12, Nguyễn Sinh Hùng đã cùng một đoàn tùy tùng khăn gói đi sứ sang Tàu cầu viện.
 
Nguyễn Sinh Hùng là chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN. Trên nguyên tắc thì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước. Do đó, Tàu cộng có thể nói rằng... tụi Việt Nam đã cữ người đại diện cao nhất của nước chúng sang đây để xin phép sự phê chuẩn của đảng ta về nhân sự lãnh đạo 90 triệu dân chúng nó!
Thế là tên chủ tịch của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam đã qua gặp Tổng Bí Thư tàu cộng Tập Cận Bình và trở về với nhiều "kết quả quan trọng" (2).
"Kết quả quan trọng" thật sự là gì thì đó là một điều bí mật, chỉ có các đồng chí thân thiết với Tập Cận Bình tại Bắc Bộ phủ mới biết rõ. Nhưng trước mắt, dựa vào thông tin của lề đảng thì điều mà kẻ đang nắm quyền đại diện dân đã đạt được cho chuyến đi chầu (và có thể công bố ra công chúng) là:
1. Hai bên nhất trí khẳng định coi trọng tình hữu nghị truyền thống mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối khác của hai nước đã dày công vun đắp.
Tức là quan hệ 16 vàng 4 tốt vẫn phải đời đời bền vững.
2. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại ý kiến của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội kiến chiều 23/12 khẳng định, hai bên còn tồn tại những bất đồng không thể giải quyết được trong một sớm một chiều. 
Tức là những gì Tập Cận Bình đã nói, được người đại diện cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam tái khẳng định và xem như khuôn vàng thước ngọc.
Và theo truyền thông lề đảng: "Một trong những kết quả nổi bật của chuyến thăm là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc." 
Giống như... mật nghị Thành Đô, kết quả thì rất nổi bật những nội dung thì rất chìm lĩm. Lần này Nguyễn Sinh Hùng cũng đã... bút sa gà chết ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và dân ta lại một lần nữa không biết trước lẫn biết sau, ông đảng viên cộng sản này đã nhân danh 90 triệu người dân ký cái gì với quân xâm lược.
Bởi vì, như thông lệ... thành đô, nội dung của thỏa thuận giữa quốc hội 2 nước nhưng đó lại là chuyện riêng, chuyện nội bộ, mua bán, đổi chát giữa hai đảng cộng sản, nhân dân Tàu lẫn Việt không có quyền được biết.
Đặc biệt trong chuyến đi chầu này, Nguyễn Sinh Hùng đã đến Thiều Sơn, Hồ Nam, với "Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng kính viếng”"kính cẩn nghiêng mình trước tượng Chủ tịch Mao Trạch Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ vĩ đại đã khai sinh ra Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa." (3)
Ngày 27 tháng 12, 2015, Nguyễn Sinh Hùng chấm dứt chuyến đi mang nhiều màu sắc Lê Chiêu Thống. Câu hỏi được đặt ra là Nguyễn Sinh Hùng đã nhân danh Quốc Hội ký kết với Bắc Kinh những gì trong thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc để mua chuộc sự đỡ đầu của Bắc Kinh cho những nhân sự thân Tàu chiếm ghế quyền lực vào đại hội đảng XII?
 
29.12.2015
 
 
 
Nguyễn sinh Hùng chủ tịch Quốc hội Việt cộng đang lạy tượng Mao Trạch Đông trong chuyến đi Trung cộng nhận thánh chỉ của thiên triều từ 23 đến 27/12 vừa qua !!!
 
nguyen sinh hung
 

Gay cấn hội nghị trung ương 13

Người Buôn Gió

Hội nghị trung ương ĐCSVN lần thứ 13 họp hai ngày không đi đến thống nhất về nhân sự. Trong khi hội nghị đang họp thì trên mạng internet xuất hiện lá thư được cho là của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lá thư được gửi đến toàn thể đảng viên ĐCSVN của Nguyễn Tấn Dũng dài 9 trang, nêu lên 12 điểm mà ông Dũng muốn thanh minh về những tin đồn có dụng ý xấu với ông và gia đình ông.
Đặc biệt trong lá thư, ông Dũng có viết hoa chữ TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ.
Trước đây đã có nguồn tin nói rằng, khi trung ương Đảng CSVN quyết định nới độ tuổi cho 4 ứng cử viên vào các chức TBT, Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch nước, thủ tướng. Lập tức nhiều uỷ viên BCT trong độ tuổi được nới như Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh, Phạm Quạng Nghị, Lê Thanh Hải...đều có nguyện vọng được tham gia ứng cử vào các chức vụ trên. Chỉ duy nhất có thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không làm đơn xin tái ứng cử và bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh làm đơn xin nghỉ vì lý do bệnh tật.
Ở lần này, trung ương có quyền đề cử, giới thiệu người ra ứng cử. Có thể ông Dũng không làm đơn xin ứng cử, nhưng chuyện các uỷ viên trung ương đề cử ông lại là chuyện khác. Ông Dũng trong lần tự kiểm điểm trước đây đã nói - Tôi không xin chức, đảng phân công gì tôi làm nấy.
Như vậy chuyện ông Dũng không xin tái ứng cử là có thật, cũng như ông tin tưởng vào các uỷ viên trung ương sẽ hậu thuẫn cho mình đánh bạt các đối thủ.
Nếu ông Dũng tự tin vào phần đông số uỷ viên trung ương đảng sẽ ủng hộ mình. Các đối thủ của ông là Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng sẽ dựa vào đâu.?
Hai ông Trọng và Sang càng về cuối càng bộc lộ là những con người có nhiều thủ đoạn khó lường, không phải là những người chân chất như người ta vẫn lầm tưởng. Việc thuyết phục được đàn em cũ của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Xuân Phúc phản lại Dũng một cách ngoạn mục, khiến cho Dũng khốn đốn liên tiếp vài năm. Đến khi Nguyễn Bá Thanh trưởng ban nội chính Trung Ương đột tử, cơn nguy biến của Dũng mới tạm chấm dứt. Lần này có thể hai ông Sang, Trọng lại chơi đòn lặp lại, đó là ve vãn thứ trưởng công an, phụ trách an ninh Tô Lâm vào Bộ Chính Trị, đổi lại Tô Lâm đứng ra khẳng định những tố cáo về sai phạm của ông Dũng là có thật. Ông Sang vừa qua đã phong hàm giáo sư cho tướng Tô Lâm, đồng thời ra một nghị định cho phép tướng công an nào có hàm giáo sư có thể phục vụ công tác thêm 10 năm nữa. Một sự ưu ái công khai cho tướng Tô Lâm ở tuổi về hưu năm tới đây.
Tuy số lượng uỷ viên trung ương Đảng ủng hộ ông Dũng đông, nhưng nếu tính chất lượng quyết định thì chỉ có hai phe công an và quân đội là có trọng lượng nhất. Về phía công an dường như không phải mối lo ngại của ông Dũng, bởi ông vốn từng là thứ trưởng công an, trong nhiều năm qua ông luôn được ủng hộ từ phía công an. Đặc biệt là khối an ninh vốn nắm giữ nhiều thông tin bí mật của các uỷ viên trung ương Đảng và BCT. Về phía quân đội, mới đây ông Dũng đã cho đàn em của mình là Nguyễn Thiện Nhân, ứng cử viên chức thủ tướng đi uý lạo phe quân đội. Ông Nhân trong đợt này đã tặng cho quân đội một số tiền cổ với hàm ý, nêú phe của ông Dũng thắng và ông Nhân là thủ tướng sẽ đảm bảo quyền lợi vất chất cho quân đội.
Phần cao trào quyết định cục diện chức TBT có thể đến từ chức thủ tưởng. Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc được chọn làm thủ tướng thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ rời chính trường và chuẩn bị nhận đòn thù như tổng thanh tra chinh phủ Nguyễn Văn Truyền đã nhận. Các đòn đánh sẽ tập trung vào việc làm ăn của con gái ông Dũng là Nguyễn Thanh Phượng sau đó sẽ đến việc vô hiệu hoá hai con trai ông là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết và các em trai ông Dũng.
Ngược lại nếu ông Nguyễn Thiện Nhân được chọn là thủ tướng, ông Dũng có thể thở phào. Vấn đề còn lại ông có thể nhường cho hai đối thủ của mình là Sang, Trọng giành nhau chức TBT, còn ông làm chủ tịch nước đầy quyền uy như người bảo trợ ông là Lê Đức Anh đã từng có.
Việc tung ra cho dư luận lá thư giãi bày 12 điểm bị công kích ở ngay tại thời điểm trung ương đang họp bàn nhân sự, là một đòn cáo già bậc thầy của Nguyễn Tấn Dũng. Hầu hết những chỉ trích trong 12 điểm đó đều là những vấn đề cũ, đã được nêu ra trước đây và bị ông Dũng hoá giải nhiều lần. Lá thư được đưa ra và gửi đích thân Nguyễn Phú Trọng, như một hàm ý chế giễu sự già nua, trì trệ, chỉ chăm chăm đi soi mói những điều cũ kỹ, lặp lại như một kẻ nhỏ mọn, chấp vặt của những kẻ đứng đằng sau những tố cáo ấy.
Có thể ông Sang, Trọng không tạo được sự ủng hộ của quân đội công an và phần đông uỷ viên trung ương để giúp hai ông tiếp tục duy trì địa vị bây giờ thêm nhiệm kỳ nữa. Nhưng không ai dám chắc hai ông sẽ chơi đòn Trạng Chết Chúa Cũng Băng Hà. Đó là hai ông Sang, Trọng cùng thống nhất đưa ra phương án nhân sự mới, trong đó những người quá tuổi đều phải về hưu.
Do lớp lãnh đạo chủ chốt của BCT khoá trước như Trọng, Sang, Dũng... nắm quá nhiều quyền lực, không có sự chuẩn bị cho lớp kế cận. Một dàn lãnh đạo mới sẽ mang nhiều yếu tố khó lường. Quyền lực sẽ bị phân tán, sự tranh giành sẽ khốc liệt hơn. Cơ hội của dân chủ, tiến bộ gần phương Tây và nguy cơ tiếp tục lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc sẽ rất rõ ràng.
Nếu hội nghị trung ương 13 đi đến giải pháp tất cả những người quá tuổi phải về, một lớp lãnh đạo mới lên thay thế. Những năm tới chắc chắn biến động diễn ra trên hầu hết tất cả lãnh vực kinh tế, ngoại giao, an ninh quốc phòng. Nhưng khả năng điều đó xảy ra là hiếm, kiểu gì bằng những ngón đòn hiểm mà khó có ai làm được, Nguyễn Tấn Dũng sẽ vẫn ở lại và sừng sững trong chính trường Việt Nam như một bố già đầy quyền lực.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com

 

Đăng ngày 29 tháng 12.2015