Phải sòng phẳng với lịch sử
Huỳnh Tấn Mẫm anh nợ chúng tôi một mạng người!

Huỳnh Bá Hải



Rồi những người gây tội ác ngày xưa như Nguyễn Đăng Trừng, Trịnh Đình Ban, Huỳnh Tấn Mẫm đều bị thất sủng và gạt ra bên lê của các nhóm lợi ích. Nhưng chúng tôi chưa thấy những người này lên tiếng xin lỗi hay bị đền tội vì gây ra cái chết cho những người tài năng vô tội.
BẢN CHẤT CỦA CỘNG SẢN LÀ GIAN TRÁ VÀ BẠO LỰC. HỌ GIỎI GIEO RẮC SỰ SỢ HÃI VÀ SỐNG TRÊN NỖI LO SỢ HÃI HÙNG CỦA NẠN NHÂN. KHÔNG PHẢI NGÀY XƯA TRƯỚC 1975 MÀ CHO ĐẾN BÂY GIỜ CỘNG SẢN CŨNG ĐÃ DÙNG BẠO LỰC ĐỂ HUỶ DIỆT NỀN VĂN MINH VÀ TIẾN BỘ. NGUY HIỂM NHẤT LÀ CỘNG SẢN HUỶ HOẠI NHÂN CÁCH CỦA CON NGƯỜI VÀ LÀM TÊ LIỆT MỌI SỰ PHẢN KHÁNG TRONG XÃ HỘI. SỰ LÃNH CẢM CHÍNH TRỊ, BÀNG QUAN VỚI VẬN MỆNH DÂN TỘC CỦA GIỚI TIN LÀNH VIỆT NAM CÓ PHẦN PHÁT XUẤT TỪ SỰ SỢ HÃI BẠO LỰC KHỦNG BỐ CỦA CỘNG SẢN. CÁI CHẾT CỦA SINH VIÊN LÊ KHÁC SINH NHẬT LÀ MỘT VÍ DỤ.



Theo truyền thống, ngày 1.1 hàng năm sinh viên Tin Lành hay ngồi lại nhắc đến chuyện cũ. Năm 2020 với sự tiến bộ của IT chúng tôi lại gặp nhau online từ khắp nơi trên thế giới. Bạn bè thời sinh viên của tôi hiện nay đa phần sống ở nước ngoài: Mỹ, Úc, Canada, Singapore, Việt Nam. Chỉ có một mình tôi sống ở Na-Uy, miền Bắc - Âu xa xôi lạnh lẽo. Chúng tôi, ngày xưa học các trường đại học ở Việt Nam như Đại Học Y Dược, Đại học Tổng Hợp, Đại học Kinh Tề, Đại học Sư Phạm, Đại học Tài chính - Kế toán, Đại học Ngân Hàng... Sau 1975 thì người theo Đạo Tin Lành bị cấm vào Đại Học. Những ai rất giỏi và gia đình biết chạy hay lách thì mới may mắn kiếm một chỗ ngồi trên giảng đường.
Rời miền quê ở Quảng Nam vào Sài Gòn để theo học một chuyên ngành mới mẻ sau 1975: Khoa Luật thuộc trường Đại học Tổng Hợp Sài Gòn với học bổng loại A khoá LH92. Ngay từ đầu tôi đã gặp được sự phản ứng mạnh mẽ của các nhà thờ Tin Lành ở Sài Gòn: "Tin Lành mà học Luật à?" Rồi thì: "Con ai mà gan vậy? Không thấy tấm gương của Lê Khắc Sinh Nhật sao mà lao vào?" Lúc đó tôi cũng là sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt (Nha Khoa) của Đại Học Y Dược danh giá nên tôi ít quan tâm chuyện bên ngoài để tìm hiểu lê Khắc Sinh Nhật là ai. Hơn nữa đây là Khoá Luật đầu tiên sau 1975 tôi theo học thoả mãn óc tò mò nên xem vào học Luật Khoa như một cuộc dạo chơi là chính. Để lấy cái "giấy báo trúng tuyển Đại Học" thì ba của tôi phải trả 1 chỉ vàng và thêm 1 chỉ vàng để đi "cắt hộ khẩu" nữa. Đó là tôi may mắn đạt điểm chuẩn. Sau này vào Đại học tôi mới biết các bạn của tôi mua điểm, làm giả hộ khẩu, tốn kém hơn tôi gấp trăm lần.
Quay lại chuyện sinh hoạt sinh viên Tin Lành thập niên 1990. Lúc đó rất ít người theo Đạo Tin Lành được vào Đại Học. Chỉ có 1 nhóm nhỏ thôi. Chúng tôi học Kinh Thánh và sinh hoạt chung rất bí mật. Đã vậy tôi còn được các anh chị đi trước dặn tới dặn lui là "đừng sinh hoạt chính trị gì nha". Lúc đó trong lớp Luật LH92 có 23 sinh viên, nhưng có 1 bạn tên Sáng tham gia chính trị khiến an ninh theo dõi chúng tôi rất sát sao. Tôi theo Đạo Tin Lành họ càng quan tâm đặc biệt hơn. Quả thật thời đó do học 2 trường Đại Học, lo dạy thêm, làm thêm kiếm tiền trang trải, lo công việc dạy thiếu nhi ở nhà thờ Tin Lành thì lấy đâu thời gian mà "quan tâm chính trị".
Phong trào Sinh Viên Tin Lành sau 30 năm cho đến nay có hàng chục ngàn sinh viên Tin Lành nhưng không ai dám "quan tâm đến chính trị" vì còn ám ảnh đến cái chết của sinh viên Tin Lành có tên là Lê Khắc Sinh Nhật. Bị thành đoàn của ông Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban, Nguyễn Đăng Trừng giết chết vào năm 1971 ngay tại trường Luật Sài Gòn.

Lê Khắc Sinh Nhật sinh năm 1948 là con trai út của mục sư Lê Khắc Hoà. Anh học Luật tại Sài Gòn và được bầu vào ban Chấp hành của Tổng Hội Sinh Viên nhiệm kỳ 1970-1971. Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật: Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Luật Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1970 -1971, phó chủ tịch Tổng Hội SVSG 1970-1971. Vì bị thất sủng trong Tổng hội sinh viên nên đám nằm vùng Việt Cộng gồm: Nguyễn Đăng Trừng - Huỳnh Tấn Mẫm - Trịnh Đình Ban tìm cách sát hại các thành viên trong Ban Chấp Hành của Tổng hội sinh viên. Và đây là cái chết của anh Lê Khắc Sinh Nhật chấn động Sài Gòn lúc bấy giờ:
"Ngày 28.6.1971, biệt động thành bắn chết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại hành lang trường Luật Sài Gòn. Ban ám sát thuộc Thành Đoàn Cộng Sản cử 2 tên tới Đại học Luật khoa số 4, DuyTân, nhận là người nhà của Lê Khắc Sinh Nhật và muốn gặp anh có việc cần. Lúc đó sắp tới mùa thi cuối niên học, Nhật đang hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất về cách thi cử tại một giảng đường. Nghe báo có người nhà tìm, Nhật đi ra. Vừa tới hành lang trước phòng Ban đại diện sinh viên, tên ám sát nhận diện đúng là Lê Khắc Sinh Nhật, hắn mau lẹ móc súng từ trong áo jacket ra bắn liền 3 phát trúng ngực Lê Khắc Sinh Nhật. Sau đó, hắn vội vàng phóng ra ngoài và nhảy lên xe, do một tên khác lái, đang nổ máy chờ sẵn. Viên Cảnh sát đứng gác bên ngoài bắn mấy phát chỉ thiên. Trên đường đào tẩu, chúng còn quăng ngược lại một quả lựu đạn, nhưng may mắn lựu đạn không nổ.
Vừa nghe tin Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát, nhạc sĩ Vũ Thành An đã sáng tác ngay một bài hát tưởng niệm, mở đầu như sau: ‘Anh sinh ngày sinh của Chúa, Chúa gọi anh về giữa tuổi đôi mươi. Anh sinh ngày sinh của Trời…’.

Thành đoàn CS giết Lê Khắc Sinh Nhật vì 2 lý do: Một là để răn đe các sinh viên thuần túy có tinh thần quốc gia; hai là để trả mối hận gây nên do Liên danh Lê Khắc Sinh Nhựt đã thắng liên danh Việt Cộng Trịnh Đình Ban (Bảy Điểm) trong cuộc bầu cử Ban Đại diện sinh viên Luật khoa niên khóa 70-71; đồng thời Nhật còn đứng Phó Nội vụ trong liên danh Lý Bửu Lâm (Kiến trúc) thắng cử trong cuộc bầu Ban Đại diện Tổng hội SVSG, giành lại Tổng hội SVSG từ tay Thành đoàn Cộng sản. Cuộc bầu cử này tổ chức tại Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (Nông Lâm Súc) vào ngày 20.6.1971. Sau khi biết kết quả kiểm phiếu nghiêng về liên danh Lý Bửu Lâm, bọn sinh viên Việt Cộng dở ngay bản tính côn đồ, chúng nhảy lên bục “đá thùng phiếu để hủy bỏ kết quả bầu cử” và ẩu đả hỗn loạn (Trần Bạch Đằng. Trui Rèn Trong Lửa Đó. Tái bản 1. Trang 21).
Bị thất bại trong cuộc bầu cử Tổng hội sinh viên, Thành Đoàn Cộng sản hết sức cay cú. Họ đã đưa ra 2 quyết định: Một là sát hại sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật; hai là chỉ thị Huỳnh Tấn Mẫm tập họp một số sinh viên tại trụ sở Tổng vụ Thanh niên Phật tử số 294 đường Công Lý vào ngày 28 tháng 7 năm 1971 để bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có. Đó là ‘Tổng hội Sinh viên Việt Nam’, do Huỳnh Tấn Mẫm làm chủ tịch và Nguyễn Thị Yến làm tổng thư ký.
Quyết định hạ sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật là một quyết định tàn ác, đê tiện của Thành Đoàn Cộng Sản. Vì thế, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù họ tung ra nhiều tài liệu và sách báo khoe khoang thành tích đấu tranh của các tổ chức Thành Đoàn, nhưng đặc biệt họ không hề dám công khai nhắc tới ‘thành tích’ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật." (Nguồn: Bạch Diện Thư Sinh).
Đám tang của sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật chấn động Sài Gòn. Khiến giới Tin Lành ám ảnh kinh hoàng cho đến tận hôm nay. Đầu tiên gia đình an táng tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi giờ là công viên Lê Văn Tám. Sau 1975 thì gia đình cải táng phần mộ anh Lê Khắc Sinh Nhật về nghĩa trang Ân Từ Viên kế bên phần mộ thân sinh của anh. Đây là nghĩa trang Tin Lành thuộc tỉnh Bình Dương ngày nay.
Cho đến gần đây tôi mới khám phá ra nỗi ám ảnh của giới Tin Lành về việc quan tâm đến chính trị có ít nhiều đến cái chết của sinh viên Luật Khoa: Lê Khắc Sinh Nhật. Người Tin Lành trong và ngoài nước rất SỢ cụm từ "chính trị".
Cho đến nay chúng ta chỉ nghe đến người Tin Lành ở Tây Nguyên biểu tình năm 2001 và 2004. Dưới miền xuôi thì chỉ biết đến các mục sư Nguyễn Hồng Quang, mục sư Thân Văn Trường, mục sư Dương Kim Khải, mục sư Nguyễn Mạnh Hùng. Còn lại các nhà thờ Tin Lành từ Nam chí Bắc, từ trong nước ra Hải Ngoại rất ngại và sợ khi bàn luận đến chính trị.
Rồi những người gây tội ác ngày xưa như Nguyễn Đăng Trừng, Trịnh Đình Ban, Huỳnh Tấn Mẫm đều bị thất sủng và gạt ra bên lê của các nhóm lợi ích của các nhóm lợi ích. Nhưng chúng tôi chưa thấy những người này lên tiếng xin lỗi hay bị đền tội vì gây ra cái chết cho những người tài năng vô tội.

Những ngày đầu năm 2021 thì nhóm phóng viên của báo Thanh Niên họp mặt. Tôi có nghe phong phanh có xô xát đánh nhau ngay trong bàn tiệc ngày đầu năm 1.1.2021 trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm, dù ông bị Nguyễn Công Khế cướp công. Bản chất của cộng sản là gian trá và bạo lực. Họ giỏi gieo rắc sự sợ hãi và sống trên nỗi lo sợ hãi hùng của nạn nhân. Không phải ngày xưa trước 1975 mà cho đến bây giờ cộng sản cũng đã dùng bạo lực để huỷ diệt nền văn minh và tiến bộ. Nguy hiểm nhất là cộng sản huỷ hoại nhân cách của con người và làm tê liệt mọi sự phản kháng trong xã hội. Sự lãnh cảm chính trị, bàng quan với vận mệnh dân tộc của giới Tin Lành Việt Nam có phần phát xuất từ sự sợ hãi bạo lực khủng bố của cộng sản. Cái chết của sinh viên Lê Khác Sinh Nhật là một ví dụ.
Huỳnh Tấn Mẫm và các đồng chí của ông còn nợ chúng tôi một mạng người! Và con người tài hoa, lịch lãm, tận hiến cho xã hội đó chính là LÊ KHẮC SINH NHẬT.


PS: Sau 1975 thì gia đình của anh Lê Khắc Sinh Nhật về sống ở Tân Thuận- Quận 7, Sài Gòn. Chị ruột của anh Lê Khắc Sinh Nhật là vợ của mục sư Đặng Thiên Ân hiện nay đang định cư tại USA. Mục sư Đặng Thiên Ân trước đây là chánh văn phòng Tổng Liên Hội - Hội Thánh Tin lành Việt Nam ( Miền Nam ) số 155 Trần Hừng Đạo- Quận 1, Sài Gòn.
Huỳnh Bá Hải

Tài liệu tham khảo:
1.https://sites.google.com/site/ngaytancuavc/home/3-toi-diet-chung/bon-sinh-vien-viet-cong-giet-thay-giet-ban?fbclid=IwAR2wSYKBYyDfmqMjPhkjM41VKf1mwewY1eystgZB7PxHnANtjCMVbochdjE
2. http://www.aihuuluatkhoa.com/yahoo_site_admin/assets/docs/Ban_A-17.13194928.pdf
3.  Phần mộ của Lê Khắc Sinh Nhật ngày nay.



Một thế hệ bị vỡ mộng

Vinh Râu



Dostoïevski là nhà văn Nga mà tôi hâm mộ, tác giả của câu nói bất hủ: "Cái đẹp cứu chuộc thế giới". Ông có viết tiểu thuyết “Lũ người quỷ ám”, mô tả cực hay một thế hệ trí thức trẻ tuổi của Nga loay hoay định hướng con đường ý thức của họ.
Từ lâu, tôi âm mưu bắt chước ông, hăm he viết câu chuyện văn chương về một thế hệ trí thức trẻ tuổi ở các đô thị miền Nam Việt Nam trước 1975, bỏ học đường để tràn xuống đường đấu tranh chống Mỹ rồi đi theo những người cộng sản. Thế hệ đó lớn hơn tôi từ 5 tuổi đến một con giáp. Tiếc rằng, phần vì lười biếng, phần vì tôi là nhà báo, chưa có thói quen làm nhà văn nên đến giờ này, âm mưu vẫn chỉ là âm mưu mà thôi, hi...hi...
Qua những mối quan hệ làm báo, tôi tiếp xúc rất nhiều người thuộc thế hệ đó. Từ ý thức chống ngoại bang( Mỹ), họ vô rừng theo Việt cộng hoặc nằm vùng cho Việt cộng ở nhiều vai trò. Sau 30-4-1975, họ được hưởng khá nhiều đặc ân, những đặc ân mà chế độ mới dành cho người cùng phe, có công trong công cuộc chống Mỹ và đánh sập chế độ Sài gòn.
Thế nhưng có một thực tế là, dù chu cấp đặc ân nhưng các lãnh đạo cộng sản chưa bao giờ hoàn toàn tin tưởng vào thế hệ này, có lẽ vì họ là trí thức do chế độ Sài gòn đào tạo( mà người nổi danh nhất và nhiều công trạng nhất trong giới trí thức ấy là Phạm Xuân Ẩn, sau 1975 được phong đến chức tướng nhưng cũng chẳng được chế độ mới tin tưởng bao nhiêu).

Một người trong số đó mà tôi gặp đầu tiên là thủ lĩnh sinh viên- chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài gòn Huỳnh Tấn Mẫm, một kẻ chống chế độ VNCH và trở thành cục cưng của chế độ mới CHXHCN sau 1975. Tôi quen anh  lúc anh đang làm tổng biên tập báo Thanh Niên còn tôi đang là sinh viên năm thứ 4, được anh mời tới tòa soạn ở đường Cống Quỳnh, rủ rê về làm báo cùng anh sau khi ra trường. Tiếc rằng tôi chưa bao giờ có vinh hạnh cùng anh trở thành đồng nghiệp. Khi anh bị bắn bay khỏi chức TBT báo TN để về hội Chữ thập đỏ, anh đề nghị tôi cùng vài người bạn của tôi, cùng anh sáng lập tờ báo Nhân Đạo của Hội. Rất tiếc, dự án này cũng ko thành, rồi anh em tạm thời chia tay.
Ấn tượng của tôi về anh Mẫm, là con người này hiền quá, chân thật quá. Tôi tự hỏi, với tính cách như thế, ko hiểu sao anh có thể trở thành một người làm chính trị và tham gia những cuộc đấu đá trong thế giới đó? Anh giống như một chàng trí thức trẻ đẹp trai bị chính trị lợi dụng trong một số tác phẩm tiểu thuyết. Anh dường như ko hòa hợp được với guồng máy của những người cộng sản vì công danh của anh sau 1975 khá lận đận. Sau này, anh là một trong số những" thủ lĩnh" xuống đường, nhưng ko phải để chống Mỹ mà chống Tàu cộng. Những cuộc xuống đường này bị nhà cầm quyền cấm đoán và ngăn cản. Rồi lại thấy anh có tên trong những bản kiến nghị tập thể nhạy cảm gởi cho chế độ, vân vân.
Ngôn ngữ chính trị ở Việt Nam gọi hiện tượng này là đổi màu.
Một người đổi màu khác là anh Lê Hiếu Đằng. Tôi gặp anh thường xuyên và hay lấy tin từ anh khi anh còn làm phó chủ tịch thường trực MTTQ, kiêm trưởng ban văn hóa xã hội của Hội đồng nhân dân thành phố. Anh Đằng người Quảng, cũng thật thà như anh Mẫm nhưng tính cách bộc trực và dữ dội hơn anh Mẫm với những góp ý khá mạnh bạo cho lãnh đạo địa phương khi giữ những chức vụ trên. Anh thuộc loại phó chủ tịch suốt đời vì ko ai cho anh làm chủ tịch. Sau 1975, anh từng là giảng viên về Chủ nghĩa xã hội khoa học tại trường đảng Nguyễn Văn Cừ. Thế nhưng, từ một cán bộ gộc trong bộ máy chính quyền thành phố, anh dần chuyển hướng thành một người” đấu tranh cho dân chủ”. Năm 2013, người đảng viên cộng sản có 45 tuổi đảng này tuyên bố bỏ đảng. Sau khi anh mất đi, một số” người dân chủ” đã lấy tên anh đặt cho CLB của họ.
Tôi còn quen biết nhiều người khác nữa trong thế hệ đó. Có người vẫn trung thành làm việc cho đảng và nhà nước với chức vụ khá cao cho đến tuổi về hưu, có người chán nản bỏ việc bỏ đảng nữa chừng để ra ngoài mưu sinh. Có người là con gia đình Việt cộng nòi, bản thân làm Việt cộng con khi còn nhỏ tuổi; có người trước 1975 sống chết cho sự nghiệp chống Mỹ của những người cộng sản. Thời đó, họ đấu tranh đến cùng, ko sợ tù đày và sẵn sàng hy sinh cho” sự nghiệp cách mạng”. Ngay trong giới làm báo đồng nghiệp tôi, cũng đầy người của thế hệ ấy.
Thế mà bây giờ, nhiều người trong số họ nằm trong hàng ngũ của” những người dân chủ”. Nhiều người khác thì ko. Nhưng đa số họ đều gặm nhấm nỗi đau vỡ mộng trong lúc nhớ về tuổi thanh xuân khi đã về già. Mỗi khi có dịp gặp họ, bàn về thời sự nước nhà, tôi thường gặp ở họ thái độ chung là buồn phiền, nản lòng  và không ngại ngần phê phán hiện tình đất nước. Ko ít người trong số họ bày tỏ trên mạng xã hội sự bất bình của mình với nhà cầm quyền trong một số vấn đề cụ thể.
Tôi muốn biết vì sao như thế thì những người anh em ấy bảo rằng họ là một thế hệ bị vỡ mộng. Vỡ mộng bởi những gì diễn ra trên đất nước sau khi những người cộng sản chiến thắng cuộc chiến tranh ko như ý muốn của họ. Chế độ Sài Gòn đã sụp đổ theo ý họ nhưng họ không bao giờ tưởng tượng được rằng, sau khi hòa bình thống nhất là một miền Nam xác xơ vì các chính sách tàn nhẫn lùa binh lính chế độ cũ vào trại cải tạo, xua dân đô thị miền Nam bỏ phố lên rừng làm kinh tế mới, đánh đập tư sản, ngăn sông cấm chợ, vân vân… Hậu quả là cả triệu người miền Nam phải xuống thuyền vượt biên lưu lạc khắp thế giới. Sau đó là 2 cuộc chiến đẩm máu với Miên và Tàu, đất nước trì trệ hàng thập niên...
Những người khắt khe cho rằng, thế hệ đó cũng chịu một phần lỗi lầm vì tiếp tay đưa đến thực trạng xã hội của ngày hôm nay. Đôi khi, đó cũng là bộc bạch chân thật của những người biết phản tỉnh.
Tôi hỏi, nếu như cho các anh làm lại từ thời sinh viên thì như thế nào?
Trả lời:” Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Nếu được làm lại, bọn tôi cũng sẽ y vậy”, haha.
-Tại sao?
-Tại hành động ngày đó của bọn tôi xuất phát từ lòng yêu nước cùng với lý tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước. Lý tưởng này trùng với ngọn cờ của những người cộng sản.
-Thế giờ thì sao?
-Thì gặm nhắm sự lừa dối chứ sao!

Đặc tính của tuổi trẻ là nông nổi. Có tinh thần yêu nước, có lý tưởng nhưng tránh sao khỏi nông nổi. Đã nông nổi thì tránh sao khỏi bị lầm lẫn, lừa dối. Cả dân tộc còn đi theo những lời nói dối thì huống gì một thế hệ!
Mà khi còn trẻ có ai biết mình nông nổi đâu. Họ chỉ thấy được sai lầm, nếu có, sau một quá trình dài trải nghiệm cùng diễn tiến của thực tại đất nước. Mà có khi đó cũng chẳng phải là sai lầm, khi sự tiếp diễn của lịch sử Việt Nam được đặt để như một thứ định mệnh quái quỷ đã ám vào dân tộc của chúng ta.
Vinh Râu
25 tháng 3.2021
Thesaigonpost.com  



Thư gởi “Thành phần thứ Ba”

Khánh Hưng

I.
Tôi có một người chú bà con, có học nhất, có tư cách nhất, và được tôn trọng nhất trong dòng họ. Trước năm 1975, ông ấy là một linh mục Công giáo trẻ, là hiệu trưởng của một trường trung học, và có chân trong nhiều tổ chức xã hội có tiếng. Có thể nói, thời ấy, ông có đầy đủ, vừa danh dự, vừa quyền hành, và cả vật chất. Các tổ chức nhân đạo phi chính phủ cấp cho ông kinh phí một cách hào phóng để xây trường học và các cơ sở xã hội mà ông muốn. Ông có đủ các loại xe và phương tiện để phục vụ cho công việc của ông.
Các viên chức chính quyền miền Nam từ quận trưởng, tỉnh trưởng cho đến những cấp cao hơn luôn tỏ ra kính trọng và cả sợ hãi chú tôi. Tôi đã từng chứng kiến một tỉnh trưởng nói với ông: 'Xin cha nguôi giận tha cho con', dù ông tỉnh trưởng này lớn hơn ông trên 10 tuổi. Thế nhưng ông là người thường xuyên tổ chức những cuộc biểu tình chống chính quyền miền Nam một cách quyết liệt. Tôi luôn nhớ cái khẩu hiệu của ông, 'chính quyền miền Nam là một chính quyền tham nhũng, và thối nát'.
Ngày 30/4/1975, ông tỏ ra vui vẻ khi bộ đội giải phóng đến mượn trường học và nhà ở của ông làm nơi đóng quân tạm. Sau ba tháng, bộ đội dọn đi và họ dọn luôn toàn bộ cái tài sản công lẫn tư của ông. Họ không chỉ tháo tôn, khung gỗ, mà cạy luôn cả gạch móng của tất cả những trường học và cơ sở của ông. Tám tháng sau ngày miền Nam giải phóng, ông bị đưa đi 'cải tạo' trong thời gian hai năm. Vậy mà, suốt ba mươi năm qua, tôi chưa hề thấy ông một lần dám cãi lại anh trưởng công an xã, một học trò của ông đã bỏ học từ năm lớp 7 để theo đám du côn trong vùng, và sau này thường xuyên bắt ông ngối viết kiểm điểm.
II.
Hôm nay tôi đọc trên báo Tuổi Trẻ bài 'Sự Lựa Chọn Của Người Trí Thức', nói về Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức nổi tiếng ở miền Nam đi theo Cộng sản và đã từng giữ chức Chủ tịch Mặt Trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Luật sư Thọ là người gốc Công Giáo và hoàn toàn trưởng thành trong nền giáo dục Pháp. Ở miền Nam, ông đã có tất cả, từ địa vị, vật chất, danh dự, và sự kính trọng. Thế nhưng ông đã bỏ tất cả để đi theo cộng sản.
Sau năm 1975, gần như người ta không còn nghe đến tên ông. Tôi đã từng đến nhà ông trên đường Phạm Ngọc Thạch trong một dịp lễ đặc biệt, và đúng như lời đồn đãi, từ người gác cửa, lái xe, cho đến người y tá của ông, đều do cơ quan 'bảo vệ nội bộ' của Đảng cung cấp. Người Sài Gòn kể rằng, trước lúc chết, ông có nguyện vọng được xưng tội với một linh mục. Vì mục đích nhân đạo, chính quyền đã đồng ý với điều kiện là người 'thư ký' của ông phải đứng bên cạnh cuộc xưng tội giữa ông với ông linh mục nọ.
III.
Thế hệ của tôi đã học chữ quốc ngữ qua dòng nhạc phản chiến đầy hào khí Lạc Hồng của Trịnh Công Sơn. Khi tôi vào đại học, được nghe lời truyền tụng về huyền thoại chống chiến tranh, được cho nhìn những tấm ảnh nhạc sĩ họ Trịnh ốm yếu, với đôi kiếng cận dày, ôm cây dàn ngạo nghễ hát trên một sân khấu phản chiến, giữa Trung tâm Sài Gòn với một 'lực lượng cảnh sát và mật thám' dày đặc của một chính quyền Miền Nam 'tay sai, tàn bạo, thối nát'. Vì thế, hơn cả sự ngưỡng mộ tài hoa của một nhạc sĩ, trong lòng tôi còn dành cho họ Trịnh sự kính trọng đối với một chí sĩ bất khuất trước cường quyền. Nhưng sau này, khi đi làm và có cơ hội tiếp xúc với ông, tôi hoàn toàn thất vọng. Trịnh Công Sơn rất sợ bị công an 'thăm hỏi'. Dù là một người xa lánh với những kẻ quyền lực, Trịnh công Sơn luôn treo tấm hình ông chụp chung với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt ở phòng khách. Ông đã nhiều lần bày tỏ với bạn bè một ý định ngây thơ và hết sức tội nghiệp là tấm ảnh đó có thể giúp ông tránh bị công an chụp mũ. Một nhạc sĩ hàng đầu của một dân tộc, từng hiên ngang công khai thách thức chính quyền miền Nam, đã trở nên hèn hạ đến mức phải dùng một tấm ảnh để đánh lừa nỗi sợ hãi của chính mình. Trước khi ông mất vài năm, tôi đã vài lần gặp ông trong các hội nghị tổng kết của một số cơ quan tổ chức văn hoá tại Sài Gòn. Trong tất cả các hội nghị đó, những hàng ghế danh dự được dành cho các cán bộ văn hoá, tuyên huấn kể cả cấp quận huyện. Những cán bộ này phát biểu, chúc tụng nhau nhưng không ai để ý đến ông. Ông ngồi lọt thỏm ở các hàng ghế sau với một vài người bạn. Tôi xin lỗi vong hồn ông để nói điều này: Cộng sản đã dành cho nhạc sĩ huyền thoại Trịnh Công Sơn vị trí của một trong số hàng ngàn 'CÔNG NHÂN SẢN XUẤT NHẠC...' không hơn không kém. Thân phận của ông trong hai mươi sáu năm sau 1975, chỉ trừ khi ông chết, còn kém hơn một cán bộ phòng văn hoá quận 1.
IV.
Tôi đến Mỹ trễ sau khi miền Nam đã được giải phóng hơn 20 năm. Ở Mỹ, tôi có hai người bạn. Gọi là bạn nhưng họ đều lớn hơn tôi trên 10 tuổi, và cả hai là người miền Nam, đã đến Mỹ từ trước 30/4/1975. Cả hai đều có bằng tiến sĩ và đều có địa vị cao trong xã hội Mỹ. Hai người bạn tôi nằm trong số những người thường hay về Việt Nam và luôn ao ước cơ hội để giúp đỡ và phụng sự quê hương Việt Nam.
Điều đáng nói là, hai người bạn tôi luôn chỉ trích xã hội Mỹ, hệ thống chính trị Mỹ, và các chính trị gia Mỹ. Nói về bất cứ lĩnh vực nào, họ cũng đều tìm ra cái xấu, cái đáng phê phán của nước Mỹ. Ngược lại, dường như bạn tôi tỏ ra dễ dãi hơn đối với tình trạng ở Việt Nam và dường như không có ấn tượng gì lớn đối với tình trạng tham nhũng - thối nát trong xã hội cộng sản Việt Nam hiện nay. Có lần bạn tôi nói rằng, ông mới đến Mỹ mà sao ông chống cộng hơn tôi?
Vì sao?
Tôi đã bỏ Việt Nam ra đi khi tôi ở lứa tuổi đã quá trễ để học một ngôn ngữ mới, để tạo lập một nghề nghiệp mới, để có một mối quan hệ xã hội mới, và để có thể làm quen với khí hậu ôn đới. Thế nhưng tôi đã phải ra đi vì tâm trí tôi không thể chịu đựng nỗi sự hành hạ của những điều bất công, thối nát, lừa dối, và tàn bạo đang xảy ra từng ngày xung quanh tôi. Một buổi sáng, tôi thấy anh xe ôm đầu ngỏ nhà tôi trên đường Lê Văn Sĩ, quận 3 dường như đang khóc. Tôi hỏi anh, và anh nói rằng chiếc xe honda cũ của anh đã bị công an thu giữ, không biết làm cách nào để xin lại. Lý do là vì xe honda ôm chỉ đựợc chở 1 người khách nhưng hôm qua, anh đã chở một người khách - môt phụ nữ có đứa con 5 tuổi. Tất nhiên, đứa bé 5 tuổi không thể ngồi một mình sau xe ôm được. Nhưng 'luật pháp' không phân biệt lớn nhỏ. Anh xe ôm nói, vì đó là chuyến xe đầu tiên trong ngày, nên anh không có đủ 50 ngàn để 'dúi' cho anh cảnh sát giao thông, và vì thế, chiếc xe của anh đã bị tạm giữ. Anh xe ôm này có ba đứa con. Chỉ riêng phải đóng 'sổ vàng' để được giữ chổ tại trường công lập gần nhà, mỗi đứa cần có 2 triệu, chưa kể tiền học thêm hàng tháng. Trung bình mỗi ngày anh kiếm được 100 ngàn đồng bằng nghề xe ôm. Vợ anh bán bánh canh trong hẽm mỗi ngày kiếm được khoảng 50 ngàn. Thu nhập của hai vợ chông cộng lại tính ra chưa đủ tiền trường cho ba đứa con, chưa nói đến những bất trắc thường xuyên xảy ra như vụ chiếc xe bị tạm giữ.
Ở Việt Nam, cứ 10 người bạn gặp, sẽ có 7 người có hoàn cảnh như anh xe ôm nói trên.
Còn anh bạn tôi thì luôn chỉ trích nước Mỹ...
Tôi đã sống ở Mỹ hơn 5 năm, đã có ít nhất hai mươi lần liên hệ với các cơ quan chính quyền. Tôi chưa hề bắt gặp một công chức nào thiếu nhã nhặn và lịch sự với tôi ngay cả khi tôi đến để xin các khoản trợ cấp. Không ai trong số hàng chục gia đình bà con và quen biết của tôi đã sống tại Mỹ hơn 20 năm phàn nàn về một lần phải bị làm khó dễ hay phải lo lót cho công chức Mỹ.
Ở Mỹ, không nói đến chương trình phổ thông hoàn toàn miễn phí, mà bất cứ ai cũng có đủ cơ hội để đi học đại học. Gần như 100% người Việt Nam di cư đến Mỹ đều đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp giáo dục (financial aid). Do đó mà đã có tới hơn 45% người Việt đến Mỹ dưới 20 tuổi học xong đại học hoặc trên đại học. (California, Department of Education, 2004-Survey). Ở Việt Nam hiện nay, không dám nói đến bậc đại học, ngay cả vào lớp một thôi, chỉ riêng tiền đóng 'sổ vàng' trung bình là 1 triệu đồng cho một học sinh, khoản tiền này không được qui định bởi luật pháp nhưng không phi pháp... Khoản tiền đóng 'sổ vàng' này, như báo Tuổi Trẻ từng đưa tin, có trường lên tới 5 triệu đồng cho một quốc gia có mức thu nhập trên đầu người vào khoảng 7 triệu rưởi. Nhưng đó chỉ mới là khoản nhập môn. Tổng các khoản chi học thêm, qùa cáp thầy cô giáo, và phương tiện học hành của mỗi học sinh chiếm tương đương với ít nhất là 1/3 số thu nhập của anh xe ôm kia.

Ở bất cứ phương diện nào, bạn cũng có thể thấy một khoảng cách rõ ràng giữa hai xã hội.
Dì của tôi, năm nay trên 60 tuổi đang nhận chăm sóc một cháu bé 1 tuổi tại Santa Cruze (CA) cho vợ chồng một kỹ sư người Việt. Hàng tuần dì lái cũng một chiếc Toyota 2004 đi làm 5 ngày, mỗi tháng dì lãnh 1000 dollars tiền lương, chưa kể ăn uống và quà cáp trong các dịp lễ. Mức thu nhập của dì tôi tương đương với mức lương trung bình của 4 kỹ sư điện toán giỏi tại Sài gòn hiện nay.
Truyền thông Mỹ hôm nay (18/12/2005) xôn xao đưa những chỉ trích và đánh giá gay gắt về việc Tổng thống Bush đã có lần cho phép cơ quan an ninh quốc gia theo dõi điện thoại và email của nghi phạm khủng bố trong nước Mỹ. Cũng trong thời gian này, ở Việt Nam xảy ra một chuyện ngược lại: Công an tống giam biệt tích hai anh em nhà ở đường Nguyễn Kiệm vì tội tham gia diễn đàn Paltalk nhưng không có một dòng tin nào xuất hiện trên 500 tờ báo hiện có tại Việt Nam.
Chỉ cần nhìn sơ qua, bạn cũng có thể thấy, những điều mà bạn chưa hài lòng ở nước Mỹ là những điều mà đồng bào của bạn dù nằm mơ cũng không thấy được. Chỉ cần lướt qua vài hình ảnh và số liệu, bạn cũng có thể thấy cái bất công trong xã hội Mỹ này chỉ bằng một viên bi trong một giỏ bi bất công dưới chế độ cộng sản. Ở trên trái đất này, không hề có thiên đường. Điều mà anh và tôi tìm kiếm không phải là một xã hội hòan hảo, mà là một xã hội có ít sự bất công hơn, có ít sự lừa dối hơn, và có ít cái xấu hơn. Trong ý nghĩa này, thì nuớc Mỹ là một mô hình tốt hơn vạn lần so với cái xã hội Việt Nam cộng sản, nơi mà sự ác, sự bất công, và sự lừa dối đang thống trị xã hội.
Quí vị 'Thành phần thứ ba' giống như những đứa bé nhà giàu đang sống êm ấm trong một lâu đài nhưng luôn nhìn qua cửa sổ, mơ tưởng được làm một chú bé mò cua trên cánh đồng đàng xa, dưới bầu trời đầy nắng, và bên cạnh một khu rừng nhiệt đới bí ẩn... Nhưng khi nào quí vị trở thành chú bé nhà nghèo kia, thì quí vị sẽ thấy công việc mò cua hoàn toàn không có mảy may của sự lãng mạn, nhưng là một sự khốn khó đến cùng cực vì lạnh, vì đói, vì nắng, và những những cơn sốt nghiệt ngã do cánh rừng kia mang lại.
Tóm lại, 'Thành phần thứ ba' là những người có thừa nhiệt huyết và dũng khí để đấu tranh quyết liệt chống những chính quyền của những xã hội dân chủ nhưng thiếu sự can đảm tối thiểu để bảo vệ một sự công bằng căn bản nhất dưới những chế độđộc tài. Và như thế, dù không chủ ý, 'thành phần thứ ba' đã bắc một nhịp cầu cho các chế độ độc tài như cộng sản Việt Nam.

https://www.huongduongtxd.com/thanhphanthuba.pdf


Tài liệu cũ: Tử hình Trần Văn Đang

Ls Nguyễn Văn Chức

Tôi về đến nhà, đã thấy chiếc xe mô tô đen của trung sĩ Ân đỗ trong sân. Ân giơ tay chào, đưa cho tôi một phong thư mầu vàng của tòa án Mặt Trận, và yêu cầu tôi đọc ngay. Phong thư đóng dấu ” ối mật . Tôi xé ra. Bức thư bên trong chỉ vỏn vẹn mấy dòng chữ đánh máy, nhưng tôi đọc rất lâu. Tôi ký sổ biên nhận, rồi bước vào trong nhà.
Ân có chào tôi hay không, và chiếc mô tô rồ máy bỏ đi lúc nào, tôi cũng không để ý. Tôi đang bận nghĩ đến hắn…

Cách đây khoảng 3 tháng, luật sư đoàn Sài Gòn chỉ định tôi biện hộ cho hắn trước tòa án Mặt Trận Vùng Ba Chiến Thuật. Hắn là tên đặc công bị bắt trong khi đặt chất nổ trên đường Tự Do. Hắn bị truy tố về hai tội phản nghịch và mưu sát; hắn có thể bị tử hình. Sau khi xem xong hồ sơ, tôi vào nhà lao để gặp hắn. Đây là một thói quen nghề nghiệp, và cũng là một cái thú. Nói chuyện với tử tù, thường phạm hay chính trị, đôi khi hấp dẫn hơn đọc một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất.
Tôi ngồi trong phòng đợi, nhìn ra vạt sân nắng bên kia chấn song sắt, rồi chợt nhớ đến Nguyễn Văn Trỗi. Trước đây, Trỗi cũng đã ngồi nói chuyện với tôi trong căn phòng này. Trỗi khóc như một đứa con nít, thỉnh thoảng đưa hai tay lên vắt nước mũi rồi quẹt xuống gầm bàn. Trỗi còn trẻ, mới 26 tuổi, nhưng trông già như người 40.
Hắn trẻ hơn Trỗi. Khi nhân viên nhà lao dẫn hắn đến gặp luật sư, miệng hắn đang còn nhai nhóp nhép, hình như là khô mực. Người hắn sặc mùi dầu khuynh diệp. Hắn khép nép ngồi xuống một cái ghế trước mặt, rồi chăm chú nhìn tôi. Lúc đó tôi mới để ý đến cái đầu húi cua và khuôn mặt non nớt của hắn. Khác hẳn với tấm hình đăng trên các báo: tóc dài bù xù, và mặt nhăn nheo như mang đầy thẹo. Tôi mỉm cười hỏi: ” Em vừa húi tóc? “. Hắn gật. Tôi lại hỏi: ” Em là Trần Văn Đang? “. Hắn gật.
– Em có bí danh Sáu Nhỏ, Hai Gà, Năm Lựu Đạn, có phải vậy không? Hắn gật.
– Em bị bắt khi đặt chất nổ trên đường Tự Do, có phải vậy không? Hắn gật.
Tôi nói cho hắn biết: tôi là luật sư sẽ cãi cho hắn trước tòa, hôm nay tôi vào nhà lao gặp hắn để tìm hiểu thêm về tội trạng của hắn. Và tôi yêu cầu hắn kể lại tất cả sự việc từ đầu đến cuối, để giúp tôi phối kiểm lại hồ sơ.
Hắn nhìn tập hồ sơ trên bàn, rồi nhìn ra ngoài sân rất lâu, như đang suy nghĩ lung về một vấn đề. Tôi cũng nhìn hắn và chợt thấy hắn dễ thương. Hắn vẫn ngồi im. Tôi hỏi: ” Khi lấy cung, người ta có tra tấn và hăm dọa em không? “. Hắn mở to mắt nhìn tôi. Tôi lại dục: ” Em nên kể lại tất cả sự việc, từ lúc được móc nối cho đến khi bị bắt, bị hỏi cung. Em kể lại hay không, đó là quyền của em. Em cũng có thể từ chối không nhận tôi là luật sư của em và chọn một luật sư khác. Đó là quyền của em “.
Hình như tôi còn nói nhiều nữa. Tôi muốn đến gần hắn, tôi muốn được ” hân hạnh ” nói chuyện với hắn.
Hắn nhìn tôi, tỏ vẻ dè dặt. Tôi đợi một lúc khá lâu, rồi lại hỏi: ” Tất cả những điều em khai trong hồ sơ đều là sự thật, có phải vậy không? “. Hắn gật đầu một cách thản nhiên.
Bên ngoài vạt nắng đã thu hẹp lại ở góc tường bao quanh cái sân nhỏ. Tiếng người gọi đi thăm nuôi, tiếng quát tháo, tiếng chửi thề… đã bắt đầu thưa thớt. Tôi không đeo đồng hồ, và trong phòng cũng không có đồng hồ, nhưng tôi đoán lúc đó khoảng 4 giờ chiều, nghĩa là gần hết giờ thăm nuôi phạm nhân. Riêng tôi, vì là luật sư, tôi có thể nói chuyện với thân chủ cho đến 5 giờ chiều. Khổ một nỗi, thân chủ lại không muốn nói chuyện với luật sư. Tôi đành phải làm cái công việc bất đắc dĩ của nghề nghiệp, là tóm tắt hồ sơ và đọc những điểm quan trọng cho thân chủ nghe, để thân chủ hoặc xác nhận, hoặc phủ nhận.
Hồ sơ hắn dầy gần trăm trang đánh máy, gồm phúc trình của CS và An Ninh Quân Đội. Cô thư ký của tôi đã chép độ 20 trang quan trọng nhất. Riêng tôi đã lận đận trọn một ngày ở tòa án Mặt Trận để đọc lại toàn bộ hồ sơ và ghi chú thêm. Lận đận như vậy, vì lương tâm nghề nghiệp, và cũng vì tò mò nghề nghiệp. Trong những vụ án chính trị lớn tại miền Nam, tôi từng tiêu hoang thì giờ tại tòa án, để đọc và suy nghĩ về những lời khai của các bị can. Nhờ đó, tôi đã biết được cái lý do sâu xa đã khiến văn hào Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc tự vận, một ngày trước khi tòa xử.

Tôi giở hồ sơ hắn ra và bắt đầu đọc:
Hắn sinh tại Gò Dầu Hạ, bố vô danh. Mười lăm tuổi, hắn mồ côi mẹ và được người chú mang lên làm công cho một tiệm sửa xe Vespa tại đường Trương Minh Giảng-Sài Gòn. Trong thời gian sống ở Sài Gòn hắn làm quen với một tên Tư. Tên này ” xây dựng ” hắn, và gửi hắn vào bưng học tập. Bốn tháng sau, hắn trở về Sài Gòn hoạt động trong tổ đặc công của tên Tư. Một ngày trước khi bị bắt, hắn được tên Tư cho đi ăn uống tại một con hẻm đường Nguyễn Huệ. Sau bữa ăn, cả hai thả bộ ra đường Tự Do để quan sát địa điểm hành động. Đó là một cái ” bar ” Mỹ mà hắn đã từng đi ngang qua nhiều lần. Chiều hôm sau, một buổi chiều thứ Bẩy, tên Tư đem về hai cái bọc, mỗi cái đựng 10 kg thuốc nổ và bộ phận nổ chậm. Tên Tư gài bộ phận nổ chậm, rồi đặt cái bọc thứ nhất trong thùng một chiếc Vespa mầu xanh. Cái bọc thứ hai được đặt trong thùng một chiếc Vespa mầu trắng. Rồi cả hai cùng đi tới địa điểm hành động. Lúc đó, đồng hồ nhà tên Tư chỉ đúng 5 giờ 15 phút. Hắn cưỡi chiếc xe Vespa mầu xanh, tên Tư cưỡi chiếc xe mầu trắng, hai xe cách nhau khoảng 200 thước. Hắn có nhiệm vụ phá cái bar Mỹ đã quan sát chiều hôm trước. Còn tên Tư có nhiệm vụ phá cái bar khác gần khách sạn Eden Rock ở cuối đường Tự Do. Khoảng 15 phút sau, hắn tới cái bar Mỹ. Hắn ngừng xe lại, còn tên Tư tiếp tục đi về phía cuối đường Tự Do. Hắn xuống xe, nhấc chiếc Vespa lên lề đường, rồi dắt chiếc xe về phía cái bar Mỹ. Theo chỉ thị của tên Tư, hắn có nhiệm vụ đỗ chiếc xe Vespa trước cửa cái bar Mỹ rồi bỏ đi. Tên Tư cũng cho hắn biết: quả mìn sẽ nổ đúng 6 giờ. Hắn không đeo đồng hồ. Hắn biết chắc hắn còn nhiều thì giờ, ít nhất là 15 phút để thi hành phận sự. Hắn lấy chân đạp vào chiếc cần sắt của chiếc Vespa, kéo ngược chiếc Vespa lên và dựng chiếc Vespa ngay trước cửa bar. Hắn chưa kịp bỏ đi, thì người cảnh sát đứng bên kia đường thổi còi và ngoắc tay làm hiệu cho hắn phải dắt chiếc xe đi chỗ khác. Hắn đâm ra lúng túng, và trong lúc hạ cần xe xuống, hắn làm đổ chiếc Vespa. Hắn hì hục dựng chiếc Vespa lên. Người cảnh sát bên kia đường lại thổi còi. Hắn đâm ra hốt hoảng. Chiếc Vespa trở nên quá nặng đối với hắn. Hắn sẽ phải dựng chiếc xe lên. Hắn sẽ phải dắt chiếc xe đi chỗ khác. Và hắn chợt nhớ tới quả mìn. Quả mìn sẽ nổ banh xác hắn. Hắn không kịp nghĩ thêm gì nữa. Hắn rầm chạy. Hắn chạy ngược về phía tiệm sơn mài Thành Lễ. Mấy người cảnh sát bên kia đường rút súng, huýt còi đuổi theo. Và hắn đã bị bắt. Khoảng 20 phút sau, nhân viên cảnh sát lục soát chiếc xe Vespa và đã tìm thấy quả mìn. Theo phúc trình của cảnh sát, thì bộ phận nổ chậm bị hư, nếu không, quả mìn đã nổ vào lúc 5 giờ 50 phút, nghĩa là lúc hắn đang lúng túng với chiếc xe Vespa. Theo hồ sơ, hắn nhận hết tội, tại nha CS cũng như tại An Ninh Quân Đội, và không một lần nào phản cung. Hắn có vợ và một đứa con trai 10 tháng.
Tôi đọc hồ sơ rất chậm, chờ đợi ở hắn một phản ứng, một cử chỉ, một lời nói. Nhưng tôi đã đọc hết dòng chót, mà hắn vẫn ngồi im, mặt cúi gầm xuống đất. Có lẽ hắn không nghe tôi đọc.
Tôi muốn hỏi hắn về những điểm trong hồ sơ, nhất là về tên Tư nào đó. Nhưng nhân viên nhà lao đã bước vào cho tôi biết chỉ còn đúng 5 phút với hắn. Tôi nhìn ra ngoài, thở dài. Vạt sân đã hết nắng. Khi xốc hồ sơ bỏ vô cặp, tôi vô ý làm rớt tấm ảnh của thằng con trai tôi mới được 8 tháng. Tôi chợt nhớ ra: hắn cũng có một đứa con trai trạc tuổi đó. Tôi liền hỏi: ” Từ ngày em bị bắt, em đã gặp con chưa? “. Hắn nhìn tôi rất nhanh, đôi mắt vụt trở nên khẩn thiết. Tôi lại hỏi: ” Em có muốn gặp vợ con em không? “. Hắn túm tím miệng, nuốt nước bọt cái ực, rồi nói một cách vội vàng: ” Ông có giúp tôi được không? “. Tôi gật. Lúc đó hắn mới cho tôi biết: theo lời khuyên của tên Tư, một tuần trước khi đặt chất nổ, hắn đã cho vợ con về sống với quê ngoại ở Mỏ Cày. Hắn hy vọng vợ hắn đọc báo đã biết tin hắn bị bắt và đã đem con lên Sài Gòn ở với người chú. Hắn cho tôi hai địa chỉ ở miệt Cầu Ông Lãnh, và xin tôi làm mọi cách để vợ con hắn vào thăm hắn trong tù. Hình như hắn muốn nói nhiều nữa, nhưng nhân viên nhà lao đã bước vào đem hắn đi. Hắn bỗng nắm chặt bàn tay tôi, cánh tay run run. Hắn nhìn tôi, và tôi thấy mắt hắn ướt.
Chiều hôm ấy, khi ra khỏi nhà lao, tôi lái xe thẳng đến khuôn viên nhà thờ Đức Bà, gửi xe cho một đứa bé, rồi thuê xích lô đạp về chợ Cầu Ông Lãnh. Tối mịt, tôi mới ra về. Tôi không tìm thấy vợ con hắn.
Trưa hôm sau, tôi viết hai lá thư, một cho người chú, một cho vợ hắn, báo tin ngày tòa xử và nhắn vợ hắn đến văn phòng tôi để làm thủ tục xin giấy đi thăm nuôi chồng. Ký xong bức thư, tôi vào nhà lao báo cho hắn biết về cuộc tìm kiếm của tôi. Nhưng tôi không được gặp hắn: hắn đã bị trả về An Ninh Quân Đội để bổ túc hồ sơ. Từ hôm đó đến ngày xử, tôi không có dịp gặp hắn nữa.

Hôm tòa xử, tôi đi rất sớm. Mới 8 giờ sáng tôi đã có mặt ở bến Bạch Đằng. Khi lái xe vào cổng tòa án Mặt Trận, tôi thấy một thiếu phụ ôm con ngồi nép ở lối đi, bên cạnh một cái lẵng mây. Không hiểu sao tôi nghĩ đó là vợ hắn. Tôi đỗ xe trong sân tòa án, rồi đi bộ ra cổng gặp người thiếu phụ. Tôi hỏi ngay: ” Chị là vợ anh Đang? “. Thiếu phụ gật. Tôi hỏi: ” Chị được tin hôm nào? “. Thiếu phụ cho biết: khi đọc báo biết tin chồng bị bắt, chị muốn lên Sài Gòn ngay, nhưng vì đứa con đau nặng, nên ông bà già không cho đi. Cách đây bốn hôm, chị nhận được thư của người chú báo tin ngày tòa xử, vả lại đứa con cũng đã gần hết bịnh, nên ông bà già cho đi.
Tôi nhìn đứa bé nằm ngủ trong lòng mẹ. Da nó xanh mét. Thỉnh thoảng nó cựa mình rên khe khẽ, người mẹ lại vỗ nhẹ lên người nó để ru. Chị ta hỏi tôi: ” Thưa ông, liệu ảnh có việc gì không? “. Tôi không tìm được câu trả lời. Tôi nhìn đứa bé rồi hỏi: ” Cháu được mấy tháng? “. Chị ta trả lời: ” Con sanh cháu được 10 tháng thì ảnh bị bắt “.
Bỗng có tiếng còi hụ và tiếng người nhốn nháo. Tôi nhìn về phía đường Bạch Đằng. Một chiếc xe nhà binh đang trờ tới. Đó là xe chở tội nhân. Những người đứng dưới đường vội vàng dạt ra hai bên để cho xe quẹo vào cổng tòa án. Khi chiếc xe đi ngang qua, tôi nhìn thấy hắn, và người vợ cũng nhìn thấy chồng. Chị ta vội vã đứng lên, một tay xách chiếc lẵng mây, một tay ôm con, lễ mễ chạy vào trong sân tòa.
Đoàn tội nhân đã xuống khỏi xe, đứng xếp hàng giữa sân tòa. Hắn đứng ở hàng chót, ngơ ngác nhìn quanh như tìm kiếm. Vợ hắn gọi lớn: ” Anh hai, em và con đây nè “. Hắn quay mặt về phía tiếng gọi, và khi trông thấy vợ hắn, hắn giơ hai tay bị còng lên như muốn ôm ghì một hình bóng. Vợ hắn đứng cách xa hắn chỉ một khoảng sân nhỏ. Chị ta bỏ chiếc lẵng mây xuống đất, ôm con xăm xăm chạy về phía hắn. Nhưng người lính đã ngăn chị ta lại, rồi ra lệnh cho đoàn tội nhân đi vào hành lang. Đây là một lối đi lộ thiên, nằm giữa hai bức tường của hai dãy nhà quay lưng vào nhau. Người ta dùng chỗ đó để tạm giữ tội nhân, trong khi chờ tòa gọi tội nhân ra trước vành móng ngựa.
Hắn ngồi hàng chót, nép vào chân tường. Tay hắn đã được mở còng. Vợ hắn lễ mễ ôm con lại gần. Người lính định cản lại, nhưng thấy tội nghiệp, nên đã để cho đi qua.
Tôi chỉ kịp trông thấy người đàn bà ngồi thụp xuống đất bên cạnh người chồng rồi khóc nức nở. Hắn không khóc, mở to mắt nhìn về trước mặt, một tay để lên vai vợ, một tay vuốt tóc con. Lúc sau người vợ lấy vạt áo lau nước mắt, rồi lấy ở trong lẵng ra một xị nước ngọt đựng trong túi nylon đưa cho chồng: ” Anh uống đi cho đã khát, em có mua cho anh ổ bánh mì thịt ở trong lẵng “. Hắn rời tay khỏi vai vợ, đỡ lấy túi nước ngọt đưa lên môi, nhưng tay kia vẫn sờ trên mình đứa con, đôi mắt dịu hẳn xuống. Trong một lúc tình cờ, hắn ngẩng đầu lên. Hắn nhìn thấy tôi đứng bên kia tường. Tôi giơ tay làm hiệu chào hắn.
Chỉ còn độ một hai giờ nữa, tòa sẽ kêu đến vụ hắn. Tôi muốn nói chuyện với hắn. Nhưng tôi không nỡ làm bận rộn cuộc xum họp mà tôi linh cảm là cuộc xum họp lần chót. Tôi thở dài ái ngại, rồi bỏ đi ra phía sân tòa. Thời gian như chậm lại. Hắn, con hắn, vợ hắn, lởn vởn trong đầu tôi. Làm thế nào để cứu hắn khỏi chết? Làm thế nào để tòa án hiểu rằng: hắn, cũng như Nguyễn Văn Trỗi, cũng như bao thanh thiếu niên khác, chỉ là nạn nhân đáng thương của một hệ thống đểu cáng và vô nhân đạo nhất lịch sử loài người.
Mãi mười một giờ trưa, tòa mới kêu đến tên hắn. Hắn từ hành lang đi ra, bên cạnh hai người lính. Vợ hắn lễ mễ ôm con theo từ đằng xa, rồi ngồi xuống một chiếc ghế cuối phòng xử. Phòng xử hôm đó đông nghẹt dân chúng. Bên ngoài, trời oi ả như sắp có cơn dông.
Trước vành móng ngựa, hắn nhỏ bé và non nớt hơn cái hôm tôi gặp hắn trong nhà lao. Da hắn xanh mướt, và nét mặt thản nhiên. Tôi đến bên hắn, hắn quay lại nhìn tôi một thoáng rồi lại nhìn thẳng đàng trước mặt. Không khí nặng nề. Cả phòng xử im lặng. Ông chánh thẩm hỏi lý lịch, rồi truyền cho hắn trở về ghế bị can để nghe bản cáo trạng. Tôi cũng từ vành móng ngựa đi theo xuống ngồi bên cạnh hắn. Hắn xích lại gần, như để tỏ lòng biết ơn. Viên lục sự bắt đầu đọc bản cáo trạng, tiếng ông ta vang lên đều đều. Cả tòa, từ ông chánh thẩm, ủy viên chính phủ, đến công chúng ngồi dưới, đều lắng tai nghe. Chỉ có hắn là không. Hắn nhìn đăm đăm đàng trước mặt, như đang suy nghĩ. Có lẽ hắn nghĩ tới vợ con hắn. Một lần, tôi chợt thấy hắn quay đầu lại nhìn xuống cuối phòng xử, như muốn tìm xem vợ con hắn ngồi ở đâu. Bỗng nhiên, mặt hắn biến sắc, tay hắn run run, đầu cúi rầm xuống.
Viên lục sự đã đọc xong bản cáo trạng. Hắn rời ghế bị can, rồi cùng tôi bước lên vành móng ngựa.
Ông chánh thẩm hỏi: ” Anh đã nghe bản cáo trạng. Anh bị cáo về tội phản nghịch và mưu sát. Anh có nhận tội không? “. Hắn gật đầu.
– Anh có thể kể lại cho tòa nghe tất cả sự việc từ đầu đến cuối không?
Hắn nhìn ông chánh thẩm, nhìn bồi thẩm đoàn, nhìn ủy viên chính phủ, nhìn tôi, rồi lắc đầu.
Ông chánh thẩm lại hỏi: ” Có phải anh đã đỗ chiếc Vespa trước cái bar Mỹ? “. Hắn gật.
– Anh có biết chiếc Vespa có chất nổ không?
Hắn gật.
– Anh đỗ chiếc Vespa trước cửa bar, để phá cái bar đó, có phải không?
Hắn gật.
– Tên Tư bao nhiêu tuổi, vóc dáng như thế nào?
Hắn đứng im không trả lời.
Ông chánh thẩm nhìn tôi, tôi nhìn ông ta. Một bên ở vào cái thế khó xử, một bên ở cái thế khó cãi. Đại tá Ủy viên Chính Phủ bỗng quát lớn: ”Tại sao bị can không trả lời?“. Hắn ngước mắt nhìn ủy viên chính phủ, rồi đứng im như pho tượng.
Khi tòa trao lời cho ủy viên chính Phủ chính thức đặt câu hỏi, thì ủy viên chính phủ nhún vai, như muốn nói với tòa rằng ông không có gì để hỏi một bị can chỉ biết gật với lắc đầu. Nhưng chỉ một vài giây sau, ông nói như hét: ”Thằng Tư, tên thật nó là gì. Địa chỉ nó ở đâu?“. Hắn lại nhìn ủy viên chính phủ rồi im lặng. Một lần nữa, ủy viên chính phủ lại nhún vai và làm cái cử chi quen thuộc để tòa hiểu rằng ông ta không còn gì để hỏi nữa.
Đến lượt tôi đặt câu hỏi. Tôi hỏi hắn: ”Khi bị lấy cung tại nha CS và An Ninh Quân Đội, em có bị tra tấn hoặc bị hăm dọa không?“. Hắn lắc đầu. Tôi lại hỏi: ”Em có hối hận vì đã trót nghe lời dụ dỗ của tên Tư không?“. Hắn cúi gầm mặt xuống lắc đầu.
Tôi đã đưa ra hai cây sào để cứu hắn. Không ngờ hắn đã từ chối không nắm lấy và hình như còn thích thú để cho nước cuốn trôi đi. Nước mắt người vợ và tình thương con đã không làm hắn thay đổi. Một đời luật sư, tôi từng ngang dọc trong những vụ kiện lớn của chế độ, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy mình bất lực như hôm nay.
Ủy viên Chính Phủ đứng lên buộc tội. Trong 15 phút hùng biện, ông gay gắt lên án bị can. Ông nhấn mạnh đến trường hợp quả tang phạm pháp, đến bản chất của tội trạng (phản nghịch và mưu sát) và sự ngoan cố của bị can. Ông kết luận: ” Trong cuộc đấu tranh chống lại bọn cộng sản ” kẻ thù của dân tộc ” chúng ta cần phải nghiêm trị những bọn phá hoại, những tên cán bộ nằm vùng, những tên đặc công khủng bố giết người không gớm tay. Nếu hôm đó quả mìn nổ, bao nhiêu dân chúng qua đường đã bị chết thảm, bao nhiêu người dân vô tội đã bị què cụt đui mù… “. Ông yêu cầu tòa lên án tử hình. Tòa trao lời cho tôi. Trách nhiệm của tôi quá lớn, và nhiệm vụ của tôi quá khó khăn. Tôi biện hộ cho một bị can phạm tội phản nghịch và mưu sát với trường hợp gia trọng. Bị can ấy nhận tội tại nha CS, tại An Ninh Quân Đội, và trước tòa án. Bị can ấy từ đầu đến cuối không lúc nào phản cung. Bị can ấy từ chối không trả lời tòa án, không trả lời ủy viên chính phủ, không trả lời luật sư. Bị can ấy im lặng tuyệt đối, như để bảo mật cái tổ đặc công giết người của hắn, theo một mệnh lệnh… Giọng tôi trầm trầm. Tôi nói, hình như không phải cho tòa nghe, mà cho chính tôi nghe. Tôi nói, để cố trả lời cho những câu hỏi mà chính tôi đang thắc mắc. Tại sao hắn không có một lời để tự bào chữa? Tại sao hắn đã nhận tội một cách thản nhiên, và không một lần nào phản cung, trong hồ sơ cũng như trước tòa án? Hắn là một tên đặc công bị bắt quả tang trong khi đặt chất nổ, chắc chắn hắn đã bị tra tấn của công an trong khi lấy cung. Tại sao hắn không nói điều ấy ra trước tòa? Và tên Tư? Tên Tư là ai? Tại sao hắn lại im lặng không chịu cung khai về tên Tư? Tại sao hắn lại từ chối không trả lời những câu hỏi có lợi cho hắn?
Không ai muốn chết. Không ai muốn bị hành hình. Không ai muốn bị đập chết như một con chó ở góc tường, như những nhân vật trong tiểu thuyết Kafka. Huống chi, hắn mới 21 tuổi, có vợ, có con, và thương vợ thương con. Thế thì tại sao hắn lại im lặng? Chỉ có một câu trả lời. Hắn bị quyến rũ phạm tội ác, và sau khi bị bắt, hắn vẫn bị theo rõi. Hắn sợ vợ con hắn bị trả thù, hắn đã phải im lặng, tuyệt đối im lặng. Biết đâu trong phòng xử hôm nay, lại không có tên Tư nào đó đang ngồi theo rõi hắn. Hướng về phía ông Ủy viên Chính Phủ, tôi nói như tâm sự: ” Tôi đồng ý với ông là chúng ta, những người quốc gia, phải thẳng tay trừng trị, nếu cần, phải giết những tên đặc công gian manh, những tên cán bộ khát máu, những tên đặc công giết người không gớm tay. Nhưng trong hiện vụ, tôi không nghĩ bị can là một tên cộng sản gian manh, một tên cán bộ khát máu, một tên giết người không gớm tay. Và đây là điểm cực kỳ quan trọng: quả mìn hôm ấy đã không nổ “.
Kết luận, tôi yêu cầu tòa khoan hồng. Bị can mới hai mươi mốt tuổi, chưa hề can án, có vợ còn trẻ và con còn nhỏ, vì vậy đáng được hưởng sự khoan hồng của luật pháp.
Sau lời biện hộ của tôi, tòa hỏi hắn: ”Luật sư đã biện hộ cho anh rồi. Anh có quyền nói lời chót. Anh muốn nói gì không?“. Hắn lắc đầu. Tòa ngưng xử, bước vào phòng để nghị án. Khoảng một giờ sau, tòa trở lại tuyên án: tử hình. Lập tức, hắn bị còng tay mang đi. Lúc đó, đã quá trưa, những đám mây đen từ đâu kéo về bao kín cả một góc trời đã mất ánh sáng. Dân chúng kéo nhau ra về. Tôi xách cặp đi ra xe như người mất hồn. Khi lái xe qua cổng tòa án, tôi thấy vợ hắn ôm con ngồi khóc. Tôi về văn phòng, viết đơn xin ân xá cho hắn. Đây chỉ là thủ tục tòa án, nhưng tôi đã làm với tất cả sự cẩn trọng của một lễ nghi tôn giáo. Tôi muốn cứu hắn khỏi chết. Vì nhân đạo. Vì nghề nghiệp. Và cũng vì trường hợp cá biệt của hắn.
Hắn khác Nguyễn Văn Trỗi. Nguyễn Văn Trỗi khóc lóc van xin trước tòa, và sau khi bị tòa lên án tử hình, Trỗi đã hô lớn ”Hồ Chí Minh muôn năm“. Hô xong lại khóc, lại van xin. Còn hắn, hắn nín thinh. Không khóc lóc, không van xin, không hô khẩu hiệu.
Hắn khác Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Hữu Thọ huênh hoang và cao ngạo trước tòa. Hắn chịu đựng, nhẫn nhục, đến độ gần như khắc kỷ. Tôi nghĩ đến con chó sói trong bài thơ ”La Mort du Loup” của thi hào Vigny.

Ba tháng đã trôi qua. Bức thư của tòa án Mặt Trận mà trung sĩ Ân đưa cho tôi chiều hôm nay chỉ vỏn vẹn mấy dòng chữ đánh máy: ”Trân trọng báo để luật sư tường: đơn xin ân xá của Trần Văn Đang đã bị bác. Ngày mai, hồi 5 giờ sáng, bản án tử hình sẽ được thi hành. Nếu luật sư muốn hiện diện nơi hành quyết, thì xin có mặt tại khám Chí Hòa vào lúc 4 giờ sáng. Trân trọng“.
Suốt đêm, tôi trằn trọc không ngủ, đầu óc lởn vởn khuôn mặt của hắn, và hình ảnh của hắn ngồi trong hành lang tòa án, một tay để lên vai vợ, một tay sờ lên mình đứa con. Chưa đầy 3 giờ sáng, tôi đã thức dậy, đi vào khám Chí Hòa. Tôi bước vào phòng đợi, đã thấy một nhà sư gầy gò mặc nâu sòng đang ngồi lần chuỗi hạt. Viên quản đốc nhà lao cho tôi biết: nhà sư đã đến trước tôi cả nửa giờ. Lát sau, một linh mục béo tốt bước vào, trong bộ quân phục thiếu tá tuyên úy. Bốn giờ ba mươi phút, ủy viên chính phủ đến. Rồi đoàn người, gồm viên quản đốc nhà lao, ủy viên chính phủ, luật sư, và hai vị tuyên úy, lặng lẽ đi vào một căn phòng rộng. Thường nhật, đây là chỗ điểm danh tội nhân. Hắn đã ngồi đó từ bao giờ, bên cạnh cái bọc quần áo. Ánh sáng vàng bệch của ngọn đèn cáu bụi trên trần nhà phả xuống bốn bức tường trắng xóa. Tôi chợt có ý nghĩ kỳ lạ là đang bước vào căn nhà xác của bệnh viện. Đoàn người tiến lại gần hắn. Hắn đứng dậy, đôi mắt như dò hỏi. Một phút im lặng, dài như một ngày. Đại tá ủy viên chính phủ trịnh trọng nói với hắn: ”Anh hãy cam đảm lên, và nghe tôi đọc“. Rồi ông lớn tiếng đọc bản án tử hình và bản quyết định bác đơn xin ân xá của hắn. Hắn cúi đầu nhìn xuống sàn nhà, đôi mắt mở to. Người hắn run lên. Nhưng chỉ giây lát, hắn lấy lại bình tĩnh. Hắn hỏi: ”Bao giờ người ta xử tôi?“. Viên quản đốc nhà lao để tay lên vai hắn: ”Ngay sáng hôm nay, trước khi mặt trời mọc“. Rồi ông thân mật nói với hắn: ”Bây giờ em muốn ăn uống gì không, khám đường sẽ chu tất cho em?“. Hắn lắc đầu.
Lúc đó, không ai bảo ai, mỗi người nói với hắn một vài câu an ủi. Không khí trở nên thân mật và âu yếm như trong một cuộc tiễn đưa. Riêng tôi chỉ nhìn hắn, tôi muốn nói chuyện riêng với hắn; đó là quyền của tôi, quyền của luật sư biện hộ. Ủy viên chính phủ đồng ý, và cho tôi biết: tôi có 5 phút. Rồi đoàn người bước ra khỏi phòng, để một mình tôi với hắn. Người cuối cùng đã bước ra khỏi phòng. Hắn nắm lấy tay tôi, và nhìn tôi rất lâu, đôi mắt ướt sũng. Tôi hỏi: ”Em có muốn nói nhắn với vợ em điều gì không?“. Hắn suy nghĩ giây lát, rồi nói: ”Em bị chúng nó lừa. Luật sư có gặp vợ em, thì bảo đừng ở dưới vườn nữa, và nuôi lấy con“. Tôi hỏi: ”Em chết, có điều gì oán hận không?“. Hắn không trả lời. Tôi an ủi hắn: ”Người ta, ai cũng phải chết một lần, đời sau mới là quan hệ. Em theo đạo nào?“. Tôi là người Công giáo. Tôi ước ao hắn dành một vài phút để nghĩ đến Thượng Đế và tình thương bao la của Người. Nhưng ủy viên chính phủ đã bước vào nói nhỏ: ”Luật sư hết giờ rồi“. Rồi ông thân mật hỏi hắn: ”Ở đây có hai vị tuyên úy em muốn nói chuyện với ai?“. Hắn nhìn nhà sư mặc áo tu hành, hắn nhìn vị linh mục mặc quân phục thiếu tá, rồi xin được nói chuyện với nhà sư. Tôi cúi đầu theo ủy viên chính phủ và vị linh mục đi ra một góc phòng. Nhìn về phía hắn, tôi thấy nhà sư cúi đầu tụng kinh, và hắn cũng cúi đầu như lắng tai nghe kinh. Khoảng khắc, nhà sư ngẩng đầu lên, đặt tay lên vai hắn, trong một cử chỉ vỗ về bao dung. Lúc đó, đồng hồ trên tường chỉ đúng 5 giờ sáng, giờ khởi hành. Người ta xúm lại chung quanh hắn, mỗi người nói với hắn một câu chân tình. Hắn như chợt nhớ ra, xin phép được thay quần áo. Một cảnh sát viên chạy lại cầm cái bọc quần áo đưa cho hắn. Hắn mở bọc, lấy ra một chiếc sơ mi cụt mầu xám, và một chiếc quần vải dragon đen đã bạc mầu. Khi hắn quay mặt vào tường để thay quần áo, tôi nhìn thấy những lằn roi trên da thịt xanh xao của hắn. Thay xong quần áo, hắn xin một điếu thuốc. Viên quản đốc nhà lao mỉm cười, rút trong túi ra một bao thuốc lá Ách Chuồn. Ông ta trịnh trọng lấy ra một điếu, dộng dộng trên ngón tay cái, rồi đưa cho hắn. Hắn ngậm điếu thuốc, và được viên quản đốc châm lửa. Lúc đó, nhân viên an ninh đến. Hắn ngoan ngoãn đưa hai tay chụm ra đằng trước để người ta còng. Rồi đoàn người lặng lẽ đi ra. Hắn đi đầu, thản nhiên bước qua từng đợt cửa, thỉnh thoảng dùng hai tay còng đưa điếu thuốc lên môi. Khi đoàn người ra tới sân nhà lao, điếu thuốc gần lụi, và hắn buông rơi xuống đất. Hắn bước lên chiếc xe bít bùng, đầu hơi cúi xuống. Cửa xe đóng sập lại. Tôi lên xe riêng, lái thật nhanh ra khỏi nhà lao.
Chiếc xe của tôi lầm lũi đi trong đêm, ánh đèn pha chiếu dài cả con đường Hòa Hưng, rồi đường Lê Văn Duyệt. Thành phố Sài Gòn đang trở mình thức giấc, một vài gánh hàng đi nép bên lề đường. Và đó đây, có tiếng động cơ quen thuộc của những chiếc xe Lam dậy sớm. Tới bùng binh chợ Bến Thành, tôi đã thấy một đám đông bu quanh vùng ánh sáng của pháp trường cát. Những phóng viên ngoại quốc chạy nhốn nháo, với máy ảnh và máy quay phim. Cảnh sát chận xe tôi lại. Khi nhìn thấy chiếc áo đen của tôi, họ dẹp đám đông cho xe tôi tiến vào. Tôi đỗ xe sát chân tường Nha Hỏa Xa, cách pháp trường cát độ 30 thước. Những ngọn đèn pha cực mạnh đã được đặt tại đó chiều hôm trước. Tất cả đều chiếu vào pháp trường cát, tạo nên một vùng ánh sáng rợn người. Một chiếc cọc đen đứng cô đơn, đằng sau là những bao cát chất thành vòng cung. Cách đó 3 thước, là chiếc quan tài đậy nắp, trên nắp có một tấm vải trắng. Xa nữa là chiếc xe chữa lửa.
Tôi đứng trong vòng ánh sáng chưa được 10 phút thì nghe tiếng còi hụ. Người ta chạy nhốn nháo. Tôi háy mắt nhìn về phía tiếng còi hụ, thì thấy đoàn xe chở tội nhân đang tiến tới. Chiếc xe bít bùng đỗ lại bên lề đường. Lát sau hắn bước xuống khỏi xe. Tôi vội choàng lên người chiếc áo đen, chạy ra với hắn. Hắn và tôi đi đầu, theo sau là đoàn áp giải. Hắn bước đều đều, mặt cúi xuống đất. Dân chúng bu nghẹt chung quanh, chỉ chừa một lối đi được ngăn giữ bằng hàng rào an ninh. Bây giờ chúng tôi đã bước vào vùng ánh sáng. Hắn bỗng ngửng đầu lên, và đứng khựng lại. Người lính đằng sau lấy tay đẩy nhẹ vào lưng hắn, hắn lại tiếp tục bước đi. Tôi đoán chiếc quan tài và chiếc khăn liệm đã làm hắn khựng lại. Hình ảnh trung thực của chiến tranh không được tìm thấy ở chiến trường ”da ngựa bọc thây“, mà được tìm thấy trong các bệnh viện, nơi đó có những hình hài cụt chân cụt tay, những đống thịt bầy nhầy, những hố mắt sâu thẳm, những cuốn băng bê bết máu, và những tiếng rên rỉ đau đớn. Và hình ảnh trung thực của cái chết vẫn là chiếc quan tài, tấm khăn liệm và những người thân yêu tiễn đưa. Bây giờ, hắn và tôi đã bước vào trong vòng những bao cát. Người ta mở còng, rồi giữ ghì lấy hai cánh tay hắn, đẩy hắn dựa lưng vào chiếc cọc sắt. Hai cổ chân hắn bị cột chặt vào thân cọc, hai cánh tay hắn bị kéo ngược ra đằng sau, cột ngược vào một cái cọc ngang. Chiếc cọc ngang này hơi cao, hắn phải kiễng chân lên. Hắn nhăn mặt kêu đau. Tôi nói với viên sĩ quan: ”Đằng nào tội nhân cũng sắp chết, ông nên cho hạ thấp chiếc cọc ngang xuống, kẻo máu bị ngừng ở nơi nách, tội nghiệp“. Viên sĩ quan gật đầu, hạ thấp chiếc cọc ngang xuống. Hắn nhìn tôi, và lần đầu tiên hắn nói: ”Cám ơn luật sư“. Lúc đó, đội hành quyết đã sắp hàng chỉnh tề, chỉ còn đợi sĩ quan Quân Trấn Trưởng của Quân khu Sài Gòn đến là khởi sự. Một phút, hai phút, rồi ba phút… Cả pháp trường im lặng, trong sự đợi chờ và trong ánh sáng chói chang.
Chỉ còn mình tôi đứng bên cạnh hắn. Hắn bỗng trăn trối: ”Em đã bị chúng nó lừa. Luật sư nhớ bảo vợ em đừng ở dưới vườn, đừng nghe theo chúng nó và gắng nuôi con“. Tôi gật đầu. Hắn nấc lên: ”Con ơi, Cảnh ơi, Cảnh ơi“. Tiếng nấc của hắn làm tôi mủi lòng. Tôi để tay lên vai hắn, định an ủi, nhưng cổ họng bị tắc nghẽn. Tôi chợt nghĩ đến linh hồn hắn. Tôi thì thầm bên tai hắn: ”Em hãy ăn năn hối cải, và cầu xin Chúa giúp em chết lành. Em chết, nhớ phù hộ cho vợ con em“. Hắn lại nấc lên: ”Con ơi, con ơi, Cảnh ơi, Cảnh ơi“. Lúc đó, có tiếng còi hụ. Quân Trấn Trưởng đến. Đội hành quyết đứng nghiêm. Người ta bịt mắt hắn. Hắn vẫn nấc, vẫn gọi tên con. Có tiếng lên đạn đàng sau lưng tôi. Ủy viên chính phủ nói lớn: ”Xin ông luật sư đứng tránh xa ra một bên“. Tôi đi giật lùi ngang về phía bên trái, mắt không rời hắn. Miệng hắn vẫn lắp bắp gọi tên con. Một tiếng hô. Một loạt đạn nổ. Đầu hắn ngoẹo xuống, gục về bên trái. Máu từ trong người hắn chảy róc xuống đùi, xuống chân, rồi bò ngoằn ngoèo trên lề đường. Viên đội trưởng hành quyết tiến lại, nắm tóc kéo ngược đầu hắn về phía sau, dí khẩu súng lục vào màng tang bên trái của hắn, bắn phát súng ân huệ. Một tiếng ”đẹt” khô khan. Người ta vội vàng liệm xác hắn, và chiếc vòi nước của chiếc xe chữa lửa vội vã phụt sạch những vết máu trên lề đường. Phương Đông, chân trời đã bắt đầu hừng đỏ.
Tối hôm đó, đài phát thanh Hà Nội mặc niệm hắn, hết lời ca tụng cái chết anh hùng của hắn. Đài phát thanh Hà Nội nói rõ ràng: từ lúc bị trói vào cọc cho đến lúc bị hành quyết, hắn đã noi gương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, không ngớt đả đảo Mỹ Ngụy và hô to khẩu hiệu ”Hồ Chí Minh muôn năm“.
Nguyễn Văn Chức

Chú thích (của luật sư Nguyễn Văn Chức):
Dưới đây là những chi tiết liên quan đến vụ Trần Văn Đang. Bị can sinh năm 1942 tại Vĩnh Long, bị bắt ngày 30 tháng 3 năm 1965 trong khi đặt chất nổ, bị đem ra tòa án Mặt Trận hai tuần sau, và bị bắn tại pháp trường cát bùng binh chợ Bến Thành sáng ngày 21 tháng 6 năm 1965.
Chánh thẩm xử án là đại tá Phan Đình Thứ (tức Lam Sơn), linh mục tuyên úy Công giáo tên Thông, nhà sư tuyên úy Phật giáo là đại đức Sĩ. Quân Trấn Trưởng là đại tá Giám.
Nguyễn Văn Trỗi bị bắt ngày 9 tháng 5 năm 1964, trong lúc đặt bom ở gầm cầu Công Lý, chờ ám sát phái đoàn của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mc Namara. Y bị toà án Vùng 3 Chiến Thuật xử tử hình. Trước toà, y khóc lóc, chửi bọn xúi y đi ôm bom là bọn ” chó đẻ “, và xin toà tha tội. Khi toà tuyên án tử hình, y hô to Hồ Chí Minh muôn năm. Hô xong y lại khóc và xin toà tha.
Năm 1993, tôi (luật sư Nguyễn Văn Chức) có đọc cuốn “Chung Một Bóng Cờ” do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia (Hà Nội) ấn hành, gồm những bài viết của Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng… Cuốn sách đã dành một trang để nói về cái chết của Anh Hùng Trần Văn Đang. Xin trích một vài dòng cuối: ” Sáng ngày 21 tháng 6 năm 1965 lúc 5 giờ 52 phút, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đem anh ra xử bắn tại pháp trường cát, với hy vọng có thể khủng bố được tinh thần nhân dân Sài Gòn. Nhưng chúng đã lầm. Trước đông đảo đồng bào và phóng viên trong và ngoài nước đang tụ tập dọc đường Hàm Nghi và chợ Bến Thành, vừa bước xuống xe, Trần Văn Đang dõng dạc nói lớn: Hỡi đồng bào chợ Bến Thành, hỡi đồng bào Sài Gòn thân yêu, tôi là Trần Văn Đang đây, chiến sĩ giải phóng, tôi đánh Mỹ để giải phóng dân tộc… Đả đảo đế quốc Mỹ… đả đảo tập đoàn tay sai bán nước. Ngay sau khi súng đã nổ, anh vẫn không ngừng hô to Hồ chủ tịch muôn năm, đả đảo đế quốc Mỹ ” (trích trong Chung Một Bóng Cờ, trang 886-887).

https://tienglongta.com

 

Đăng ngày 12 tháng 05.2021