Cuộc “di dân” khổng lồ có một không hai trong lịch sử của người TC sang Việt Nam
Lượng khách du lịch TC sang Việt Nam thông qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) những ngày qua tăng đột biến, khiến nơi đây bị “thất thủ” vì tình trạng quá tải !.
Người ta ví, lượng khách TC vào Việt Nam, giống như cuộc “di dân” khổng lồ, có một không hai trong lịch sử, đây là điều đáng mừng hay lo? Hiện trong nước đã có quá nhiều lao động người TC, tại các khu kinh tế trọng điểm. Điều này khiến người ta không khỏi nghi ngại, liệu đây có phải chính sách “ngoại giao du lịch” để gây sức ép chính trị với CS Việt Nam, mà trước đó TC đã từng áp dụng với Đài Loan và Hàn Quốc?
Theo thống kê, năm ngoái lượng khách nước ngoài đến Việt Nam có khoảng 10 triệu khách, trong đó khách TC có khoảng 2,7 triệu người chiếm 30%. Năm nay chỉ tính đến giữa tháng 3, lượng khách TC đến Việt Nam thông qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) vào Vịnh Hạ Long, tăng mức kỷ lục. Khách TC xếp thành những hàng người đứng chờ ở cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh giống như Vạn Lý Trường Thành vậy !.
Khách xếp hàng dài đợi làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu Đông Hưng để nhập cảnh vào Móng Cái ngày 17/3/2017
Dòng người xếp hàng dài dưới mưa đợi đến lượt xuất cảnh bên cửa khẩu Đông Hưng. Ảnh: Lao động
Theo gã Lương Quang Sở, Trưởng ban Quản lý khu Kinh tế CS cửa khẩu Móng Cái cho hay: “Thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán, số lượt xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái khoảng 8,000-10,000 lượt/ngày, trong đó khách du lịch TC khoảng 2,500-3,500 người. Tuy nhiên, một tuần trở lại đây, số người xuất nhập cảnh lên tới 15,000 lượt/ngày, trong đó lượng khách du lịch TC khoảng 5,000 người, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái !”.
Cũng theo gã Đoàn Mạnh Linh, Trưởng phòng Quản lý Lữ hành, Sở Du lịch CS tỉnh Quảng Ninh, gần đây có đến 90% lượng người TC nhập cảnh để du lịch. Thậm chí người dân địa phương ví von rằng: “Nếu cùng người nhà đi lên một cái đảo, người nhà mà bị lạc thì không thể tìm thấy, vì nó quá đông du khách TC !”.
Khách TC sang Việt Nam có những hành vi ngạo mạn, không tôn trọng phong tục tập quán, lịch sử văn hóa Việt Nam, thậm chí họ còn công khai sử dụng đồng nhân dân tệ, công khai đốt cả tiền Việt Nam CS… nhưng không hề bị chính quyền CS Việt Nam xử phạt !.
Khách Trung Quốc công khai sử dụng đồng nhân dân tệ, công khai đốt cả tiền Việt Nam khiến dư luận vô cùng bức xúc
Chưa dừng lại ở đó, khách du lịch TC còn có thái độ xem thường người Việt, thế nhưng lại có không ít Doanh nghiệp Việt vì lợi nhuận mà “dựng” lên những cửa hàng chỉ để phục vụ người TC. Cụ thể, tại cửa hàng Tiến Đạt Dream 2, phường Hà Khẩu, khi có người Việt Nam vào thì bị nhân viên chặn lại và nói: “Cửa hàng chỉ phục vụ khách của Công ty Lữ hành. Người Việt Nam không được vào, thăm viếng cũng không được !”. Tương tự ở khu Du lịch quốc tế Tuần Châu của đại gia Đào Hồng Tuyển, mỗi khách TC đeo chiếc thẻ đeo có đánh số thì được vào, còn người Việt Nam không có thẻ thì đừng mơ mà vào được đâu!.
Ở trong nước, người dân không chỉ bị các Tập đoàn kinh tế lớn như: FLC, Sun Group, Him Lam, Hoa Sen…cướp ruộng đất, xem thường tính mạng thậm chí đẩy họ vào bước đường cùng, mà nay lại bị người TC chèn ép đủ điều. Người TC đến Việt Nam được phục vụ như một ông chủ thật sự, còn người Việt bị xem như công dân hạng 2, liệu người Việt Nam còn chỗ đứng ngay trên quê hương đất nước của mình hay không?
Có ai tự đặt ra câu hỏi tại sao mỗi ngày có đến hơn 5.000 người TC sang Việt Nam không? Đặc biệt là, họ đến đây dưới một dạng khuyến khích, tức được đi miễn phí. Bà Nguyễn Thị Dung, Giám đốc một khách sạn tại Tuần Châu (TP. Hạ Long) cho biết: “Khách TC tăng cao do các “tour du lịch 0 đồng” !.
Hàng ngàn người dân được đi du lịch miễn phí, chuyện thật tưởng như đùa, nhưng nó lại xảy ra ngay tại TC. Dư luận đặt ra câu hỏi, ai đã tài trợ cho hàng ngàn người dân này? Tại sao khuyến khích người dân sang Việt Nam, mà không phải là sang các quốc gia khác? Liệu có phải chính phủ TC dùng lượng khách du lịch như “lá bùa” để gây sức ép chính trị với CS Việt Nam, và đây là một phần của kế hoạch “di dân” khổng lồ của TC sang Viêt Nam?
Khách Trung Quốc tại cảng tàu Tuần Châu, Hạ Long. Ảnh: P.V
Như ta đã biết, khách du lịch tăng là một trong nguồn thu nhập đáng kể cho một quốc gia. Với số lượng dân hơn 1 tỷ người, TC không ngần ngại sử dụng tài nguyên sẳn có này làm “công cụ” gây sức ép với các quốc gia làm phật ý họ. Và các nước như Hàn Quốc và Đài Loan đang là nạn nhân của chính sách này. Ông Daniel Meesak, một Chuyên gia về du lịch TC hiện làm việc ở Đài Loan nhận định: “TC hiện là thị trường du khách lớn nhất thế giới, nên dĩ nhiên họ sẽ dùng lợi thế này để làm công cụ chính trị trong quan hệ với các nước láng giềng”. Liệu tới đây sẽ là Việt Nam CS chăng?
Tại sao TC lại chọn Quảng Ninh là mục tiêu tấn công mà không là tỉnh khác? Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, đặc biệt là giáp biên giới với TC. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vừa thuộc vùng duyên hải Bắc phần. Lợi dụng địa hình đặc thù này, TC cho người dân sang sẽ không mất nhiều thời gian và tiền của, để thực hiện mưu đồ một cách nhanh chóng.
Hãy cảnh giác trong việc hợp tác kinh tế với TC, vì đằng sau đó luôn là mưu đồ chính trị. TC là cha đẻ của những mưu kế, sách lược quân sự trong Binh Pháp Tôn Tử, nên chúng rất đa mưu túc kế trong việc thực mưu đồ dưới những lớp vỏ bọc khác để đạt được mục đích. Với cuộc “di dân” khổng lồ này. TC bắt đầu thực hiện kế hoạch thâu tóm Việt Nam trong định hướng đến năm 2020 mà dư luận đã đồn đoán bấy lâu nay chăng? Ngàn năm Bắc thuộc chẳng lẽ nay lại tái diễn?
Nguồn: Nhật Minh - Sự Thật Việt Nam
Là khách lạ ngay trên quê hương mình!
Thích Nữ Huệ Trân
Một tiệm bán hàng trên đường phố Nha Trang
Có tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tin và hình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long… đều đang biến dạng thành đất Tầu!
“Đất Tầu” chứ không phải “Phố Tầu” như China Town, Japanese Town, v.v… ở Hoa Kỳ, hay ngay như Chợ Lớn khi xưa, là những minh định rõ ràng trên phương diện thương mại, nơi đó, phố đó, với những thỏa thuận dành cho dân tộc đó buôn bán, giao tiếp, giới thiệu, những gì đặc thù của dân tộc họ, với người đồng hương cũng như với người bản xứ.
Những địa danh tại Việt Nam đang được đề cập đến không ở trong dạng thức đó. Hình ảnh phổ biến là những dãy phố, những hàng quán treo biển hoàn toàn chữ Tầu, không có một chữ tiếng Việt! Và choáng ngợp tới nhức mắt với 2 mầu vàng, đỏ.
Cũng theo tin tức thì có những tiệm, ngoài biển viết là bán các loại nước hoa, mỹ phẩm nổi tiếng (nhờ người biết chữ Tầu dịch lại) nhưng vào trong tiệm thì không hề có những món hàng loại đó, nhưng người ra, kẻ vào thì cứ xí xố tiếng Tầu, chả có chi thắc mắc!
Không biết người bán thực sự bán món gì và người mua thực sự tìm mua gì, thậm chí có tiệm, họ còn tự nhiên thoải mái mua bán bằng tiền Tầu!! Tất nhiên, đây chỉ là một vài địa danh tiêu biểu được báo chí nhắc tới.
Cũng theo những tin phổ biến rộng rãi, thì nhiều khách du lịch nước ngoài (không phải khách Tầu) khi dừng chân ở những địa danh nêu trên đã không khỏi ngẩn ngơ tự hỏi “Có mua lầm vé du lịch Trung Quốc, thay vì Việt Nam???”
Những bi hài kịch này khiến tôi nhớ về thời điểm khoảng giữa năm 2001. Đó là khi ranh giới Việt – Trung bị âm thầm dời đổi, chỉ bằng một cái bảng mới, với tên “Cây số Zero,” nằm giữa Ải Nam Quan cũ và Cửa Hữu Nghị bây giờ. Ranh giới này đã dời sâu vào nội địa Việt Nam, cắt đôi thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng, từng là thắng cảnh nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam, nay một nửa đã thuộc về Trung Quốc.
Dân chúng quanh vùng cao nguyên đó, khi nhìn thấy “Cây số Zero” cũng chỉ là nhìn thấy một cách mơ hồ. Chỉ khi có ai đó, hồn nhiên bước qua và bất ngờ bị gọi lại, hỏi giấy tờ, mới được dạy dỗ là đã phạm tội vượt biên giới, vì đây là… đất Tầu!!!
Đất đã vậy, biển thì sao? Chỉ tạm đọc một góc nhỏ trên nghiencuuquocte@org về chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp biển Đông từ 2007 đến 2012 sẽ hiểu ngay vì sao Trung Cộng có thể đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá ở biển Đông, đặc biệt là vào những mùa đánh bắt cao điểm đối với ngư dân Việt Nam; vì sao tàu chiến Trung Cộng có thể coi thường dư luận quốc tế mà nã súng vào những chiếc thuyền đánh cá mong manh của ngư dân Việt Nam, có nơi chỉ cách Sài-gòn 350 Km!!!…
Bị đuổi, bị cấm, bị bắn trên những vùng biển đã nhiều đời nuôi sống ngư dân mà không được nhà nước lên tiếng bảo vệ, che chở, thì chờ đợi chi ở những phiên tòa, khi người dân lên tiếng phản đối nhà máy gang thép Formosa của Đài Loan, thải khí độc tràn lan mặt biển khiến hải sản chết trắng suốt dọc bờ biển miền Trung, mà những người dân đó lại bị bắt, bị kết tội, bị bỏ tù…
Nhớ về những thời điểm này cũng khiến tôi nhớ một bài viết cũ, tôi viết đã hơn 10 năm, vì hình ảnh ngày nay quá tương phản!
Lục tìm chồng sách cũ, thấy lại bài viết trên trang giấy đã ngả vàng, tôi đọc lại, khó ngăn nỗi ngậm ngùi, nên xin trích dăm đoạn, chia sẻ nơi đây:
“ … Có phải những tầng mây xám thấp, mang theo tiết lạnh cuối đông mới khiến lòng người dễ bùi ngùi khi đọc một đoạn văn, nghe một dòng nhạc? Với tôi, hình như không! Tôi không thường bị ngoại cảnh kéo chùng xuống, mà những sự kiện phi thường trong thầm lặng lại là những gì dễ khiến tôi sửng sốt bàng hoàng.
Như hôm nay, ngoài vườn đang tràn ngập nắng vàng, mây xanh, gió mát và chim hót líu lo. Vậy mà tôi đang thổn thức vì vừa đọc một bài trên báo, viết về những người mẹ Tây Tạng can đảm, âm thầm đưa con nhỏ vượt Hy Mã Lạp Sơn với một ước mong duy nhất là gửi được con mình cho các ngôi trường của người Tây Tạng lưu vong, ở Napal hay Ấn Độ, nơi đó, những người mẹ hy vọng con mình được hướng dẫn nền giáo dục Tây Tạng và sẽ giữ được giáo Pháp của Phật Giáo Tây Tạng.
Vượt Hy Mã Lạp Sơn đồng nghĩa với vượt ranh giới giữa sống và chết, vì muôn trùng hiểm nguy của chênh vênh đèo núi, của tuyết phủ rêu phong, của những họng súng biên phòng hờm sẵn, của đói, lạnh, thương tích…
Vậy mà, những người mẹ vẫn đưa con ra đi; gửi được con rồi, lại đơn độc vượt núi băng rừng trở về, trong tâm trạng kiếp này đành vĩnh biệt!
Bi thương đến thế, nhưng theo bài báo thì hàng năm vẫn có từ 2500 đến 3000 người mẹ Tây Tạng vượt Hy Mã Lạp Sơn với tấm lòng băng thạch là tìm môi trường bảo vệ văn hóa của dân tộc mình cho lớp măng non. Niềm hy vọng đó của họ đang mòn dần theo năm tháng với những biến chuyển lạnh lùng của thế đứng toàn cầu! Nhưng thực tế đó không lay chuyển Trái-Tim-TâyTạng.
Đây có phải là quyết tâm bất thối, như những Phật tử tu pháp môn Tịnh Độ, hướng về Tây Phương Cực Lạc bằng Tín, Nguyện, Hành thì Tịnh Độ ngay nơi bước chân qua? Những người mẹ Tây Tạng vô danh đó tin gì, nguyện gì, mà có thể quyết tâm phụng hành như thế? Làm sao những người mẹ đó có đủ can đảm dắt các con nhỏ xông pha sương tuyết, thập phần hiểm nguy với dấu mốc mơ hồ, xa thẳm, là con mình sẽ không bị đồng hóa với ngoại bang, sẽ được nuôi dạy trong nền giáo dục đặc thù dân-tộc-tính và nhất là được tự do phụng thờ giáo pháp mà họ hãnh diện gọi riêng là Phật Giáo Tây Tạng?
Động lực giúp họ can đảm ra đi, chắc không phải chỉ là sức chảy của triền suối, dòng sông, mà phải là sức mạnh bạt ngàn sóng cả của đại dương trùng trùng bất tận.
Những bà mẹ Tây Tạng đó phải là những chiến sỹ vô danh quả cảm, phi thường, không chỉ âm thầm mang thân mình chiến đấu, bảo vệ nền văn hóa của dân tộc mà còn đặt cả hậu thân vào lý tưởng.
Trong lễ Quán Đảnh Mật Pháp Kalachakra lần thứ 30 của thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng đã ngậm ngùi bày tỏ rằng, rồi chỉ còn là vấn đề thời gian, một mai Tây Tạng bị sức ép, thống nhất vào Trung Quốc, nếu thế giới không bất ngờ đột ngột thay đổi cục diện cho một trật tự toàn cầu!
Đó là trạng huống thực tế mà những ai quan tâm đều có thể nhìn thấy. Đường xe lửa nối liền Hoa Lục và Tây Tạng sẽ ồ ạt đưa người Hán vượt biên hợp pháp, đem theo cồng kềnh hành trang ngũ trược vào một xứ sở bốn mùa trầm lắng tiếng chuông ngân!
Rồi sẽ còn không, hương thiền trang nghiêm nơi bao tu viện ẩn mình sau những rừng cây, đồi núi trong xanh?
Rồi sẽ còn không, tiếng kinh chiều nhắc nhở người quy thiện?
Rồi sẽ còn không, những cậu bé được dọn thân tâm từ thuở ấu thơ, hoan hỷ lấy mái tu viện làm nhà, lấy sư trưởng, bạn đồng môn làm thân thuộc?
Rồi sẽ còn không, nền văn hóa tắm đẫm giáo pháp từ bi, thể hiện trong từng cá nhân, từng gia đình? Rồi sẽ còn không, bóng ca -sa thấp thoáng trên đường phố, hòa vào dòng chảy của dân tộc, chung một đạo vị từ bi, nhân ái?
Rồi sẽ còn không, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của một xứ sở nhỏ bé với hơn sáu triệu dân mà đại đa số thuần nhất hướng về Chư Phật?
Hy vọng mong manh quá! Vậy mà những người mẹ can trường kia vẫn tiếp tục mang thân tâm mình và con mình để vun đắp, tài bồi niềm hy vọng ấy trong trạng huống cực kỳ hiểm nguy, cực kỳ cùng khốn! …”
Có ai quặn đau, tủi hổ khi nhìn về bên kia dãy Hy Mã Lạp Sơn, để thấy mờ ảo trong sương tuyết, những bà mẹ lầm lũi, run rẩy, ôm con vượt chết, chỉ để tới được miền đất tạm dung, nơi hy vọng tìm được sự sống cho thế hệ mai sau, một đời đáng sống. Đó là được sống với trọn vẹn TINH THẦN DÂN TỘC.
Trong khi, tại quê hương Việt Nam, những người còn đang nắm chủ quyền, lại tự biến dạng quê Cha đất Tổ bằng bản chất dị biệt của dân tộc khác!
Ngày nay đang tự biến thành Đất Tầu, liệu ngày mai còn là Đất Việt không? Ngước lên chót đỉnh non cao, nơi năm mươi con từng theo Mẹ lên núi. Nhìn xuống thẳm sâu đại dương, nơi năm mươi con từng theo Cha xuống biển. Ôi, dường như núi cao, biển sâu đều đang đồng vọng âm thanh… Âm thanh tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi!
Thích Nữ Huệ Trân (Mùa Hè mất dấu chim bay, 2018)
https://thuvienhoasen.org/
Đăng ngày 08 tháng 10.2022