banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Điều quan trọng là chính đảng CSVN đã phá hủy truyền thống đạo đức, lòng nhân đạo và tình người, của dân tộc Việt Nam như ngày nay...
Rõ ràng là chế độ độc tài của đảng CSVN đã tạo ra, và phải gánh lấy trách nhiệm. Một xã hội văn minh, văn hóa tốt đẹp như trước kia chỉ có trên đất nước Việt Nam nầy, với điều kiện duy nhất là đảng CSVN phải bị tiêu diệt.

Nạn mại dâm và buôn người ở Việt Nam

Trúc Giang MN

1. Mở bài
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc Hội về việc phòng chống nạn mua bán người vào ngày 23-8-2018, Bộ Công an cho biết trong những năm qua, cơ quan chức năng đã khởi tố trên 1,000 vụ bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, với hơn 2,000 bị cáo và trên 3,100 nạn nhân, đa số bị bán qua Trung Quốc và Campuchia.
Đó là những vụ bị phát hiện, nhưng không biết còn bao nhiêu vụ được qua trót lọt, do công an biên phòng nhận hối lộ cho đi.

Trước kia, hồi sau tháng 5 năm 1975, Việt Cộng chiếm miền Nam, đã tuyên bố, mại dâm là tàn dư của Mỹ ngụy, thế nhưng hiện nay tệ nạn bán dâm (Mại dâm) đã phát triển “đại trà” và tràn lan khắp nơi trên đất nước, thậm chí tại trường học cũng có lầu xanh. Thầy trò mua bán dâm ngay tại văn phòng hiệu trưởng. Các tú bà cũng là học sinh, điều hành đường dây bán dâm cũng tại trường học.
Đó là thầy trò trường trung học cấp ba Việt Lâm, tỉnh Hà Giang. Hiệu trưởng Sầm Đức Xương, và hai học sinh Nguyễn Thúy Hằng (1992) và Nguyễn Thị Thanh Thúy (1991).
Hai tú bà nầy điều hành đường dây gái gọi, phục vụ tình dục cho lãnh đạo các ban ngành, và cả Chủ tịch UBND Hà Giang là Nguyễn Trường Tô nữa.
Học sinh, sinh viên, người mẫu và kể cả hoa khôi cũng nằm ngửa đếm tiền triệu.
Bây giờ không còn “Mỹ ngụy” vậy ai đã tạo ra “cái nghề không vốn” nầy? Chắc chắn là thành quả của hơn nửa thế kỷ làm cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa do đảng CSVN vĩ đại, lãnh đạo.
Xin hỏi Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo đảng, nhất là người “chị em ta” Nguyễn Thị Kim Ngân, cần phải thành khẩn trả lời, xem ai là người chịu trách nhiệm về việc chà đạp nữ quyền, và thân phận của con cháu bà Trưng, bà Triệu trong xã hội Việt Nam ngày nay?

2. Nạn mại dâm hiện nay ở Việt Nam
2.1. Việt Nam hiện nay có 300,000 người bán dâm
Ngày 2-11-2017, báo Người Lao Động đưa tin, theo tài liệu nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, thì Việt Nam có xấp xỉ khoảng 300,000 người bán dâm, trong đó có một số nam bán dâm.
Mại dâm (Bán dâm) phát triển mạnh, và hoạt động rất tinh vi dưới nhiều hinh thức kinh doanh trá hình, và cả trên internet nữa.
Gái bán dâm bao gồm học sinh trung học, giáo viên, viên chức, người mẫu, diễn viên, hoa khôi…
Hoạt động mại dâm ngày nay thay đổi nhiều, không còn tập trung ở các nhà chứa, không có đứng đường, mà là hoạt động đơn lẻ hoặc nhóm 2, 3 người. Gái bán dâm còn làm môi giới mại dâm. Ngoài ra, mại dâm còn được thực hiện dưới những hình thức như gái bao, du lịch tình dục (Sex tour), vũ trường, karaoke, cà phê ôm, bia ôm, đấm bóp (Massage). Một hình thức nữa, là móc nối với những hướng dẫn viên du lịch, cung cấp gái mại dâm cho du khách nước ngoài.

2.2. Người mẫu, diễn viên, hoa hậu, bán dâm


"Hoa khôi" của chân dài vừa bị bắt do môi giới bán dâm nghìn USD

Một số gái bán dâm là diễn viên, hoa hậu, có thu nhập cao, nhưng vì muốn ăn chơi sa đọa, nên bán thân thể mình. Trường hợp điển hình là các diễn viên, người mẫu: Yến Vy, Kim Tính, Hồng Hà, Võ Thị Mỹ Xuân, Thiên Kim, Lâm Nhật Ánh. Trong số nầy còn có người kiêm thêm vai môi giới bán dâm. Giá bán dâm của các đối tượng nầy lên đến hàng ngàn USD mỗi đêm.
Năm 2015, đã phát hiện Lại Thị Thu Trang (Sinh năm 1986) quê ở Quảng Ninh, diễn viên từng đoạt danh hiệu Á hậu trong cuộc thi sắc đẹp tại Đại học Sân khấu Điện ảnh, đã bán dâm với giá 7,000USD/ngày. Người mẫu bán dâm Hồng Hà đã từng nói, mục đích bán dâm là để mua xe hơi, và nhà lầu nhanh chóng.

2.3. Quảng cáo bán dâm trên trang mạng xã hội Zalo

Có một thời, trên trang mạng xã hội Zalo, xuất hiện rất nhiều hình ảnh gợi cảm, bốc lửa, với những cái nick rất xinh đẹp của những cô gái, quảng cáo thẳng thừng như: “Em là Kim Ngân, anh nào có nhu cầu thì alô cho em ở số 94xxx. Em đi 400K/40 phút. Phục vụ từ A đến Z”.
Tú bà của đường dây bán dâm trên internet dùng 5, 7 cái điện thoại di động, với nhiều số phone khác nhau để liên lạc, cho mật khẩu. Số phone trên trang mạng Zalo chỉ là khởi đầu.
Khi hai bên thỏa thuận cuộc mua bán, thì gái bán dâm đặt phòng ở nhà nghỉ, nằm chờ khách đến.
Bề trái của các quảng cáo. Hình ảnh xin đẹp trên internet là giả mạo, thật sự ngoài đời là gái xấu xí. Nếu khách từ chối việc mua bán thì ngay lập tức, bị bọn ma cô trấn lột, buộc phải trả đủ số tiền đã giao ước, cho dù không mua dâm.
Bọn ma cô, tú bà và gái bán dâm không bao giờ lương thiện cả.
Một thời gian sau, trang Zalo biến mất.

3. Hiệu trưởng Sầm Đức Xương đã biến trường học thành lầu xanh ở Hà Giang
3.1 Vì lợi ích trăm năm, trồng người
Bộ Giáo dục Đào tạo và nhà trường XHCN thực hiện “lời dạy” của Hồ Chí Minh “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. (Chung thân chi kế mạc như thụ nhân). Thật ra câu nói nầy của Quản Trọng, Tể tướng nước Tề, thời Xuân Thu ( 771-476 Trước Công Nguyên) bên Trung Hoa ngày xưa. Thế mà Hồ Chí Minh chóp câu nầy tự cho là của mình để con cháu mù quáng tin theo.
Nguyên văn toàn bộ hệ thống của Quản Trọng như sau:
Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc- (Kế hoạch một năm không gì hơn trồng ngũ cốc). Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc. (Kế hoạch mười năm không gì hơn trồng cây). Chung thân chi kế mạc như thụ nhân. (Kế hoạch cả đời không gì hơn trồng người)
Bộ Giáo dục và nhà trường XHCN đã đào tạo thầy trò Sầm Đức Xương, Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy, đã biến trường Việt Lâm thành lầu xanh, và đường dây gái gọi.
Vì lợi ích trăm năm, mà trồng những con người như thế đó thì tương lai của dân tộc sẽ đi về đâu?

3.2 Thầy trò mua bán dâm tại trường học.
http://1.bp.blogspot.com/_SWuEYKDOI2w/S2LhxtbicRI/AAAAAAAAjvk/HDm2cuoll9s/s400/01.jpgRelated image


Bị cáo Thúy Hằng trên đường vào tòa * Thầy trò trước vành móng ngựa

Sầm Đức Xương, hiệu trưởng trường trung học cấp ba Việt Lâm, huyện Vị Thanh, tỉnh Hà Giang, đã dùng quyền lực đe dọa những nữ sinh xinh đẹp, nhà nghèo mà học kém để gạ tình. Nếu ưng thuận thì được nhiều tiền và việc học tiến bộ. Trái lại, nếu không, thì bị ở lại lớp.
Nữ sinh bán dâm đầu tiên là Nguyễn Thị Thanh Thúy, đã khai trước tòa hồi năm 2011, là y thị đã có quan hệ tình dục với hiệu trưởng nầy 6 lần, trong đó có 2 lần tại văn phòng hiệu trưởng.
Bán trinh giá 3 triệu đồng, bán dâm từ 500 ngàn trở lên. Hiệu trưởng Sầm Đức Xương đã chi trả cho Thanh Thúy 4 triệu 500 ngàn đồng.

3.3 Thiết lập đường dây gái gọi tại trường học.
Vì sao xử kín vụ án Sầm Đức Xương?


Hiệu trưởng Sầm Đức Xương và Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND Hà Giang

Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy lôi kéo Nguyễn Thúy Hằng, bán dâm cho hiệu trưởng 3 lần, nhận được 650,000 đồng.
Thầy trò, hiệu trưởng nầy mở rộng địa bàn hoạt động bán dâm lên tới cấp tỉnh. Thanh Thúy và Thúy Hằng đã cung cấp tình dục cho những cán bộ lãnh đạo tỉnh, đứng đầu là Chủ Tịch UBND tỉnh là Nguyễn Trường Tô và 16 cán bộ lãnh đạo tỉnh, gồm những giám đốc các sở và ban ngành.
Hai học sinh nầy đứng đầu đường dây gái gọi tại trường cấp ba Việt Lâm. Đã có một “danh sách đen” những cán bộ mua dâm học sinh, hai nữ sinh nầy nhớ thuộc lòng số phone của những cán bộ tỉnh. Dịch vụ bán dâm bằng cell phone tiến hành đều đặn.
Do yêu cầu của khách hàng, Thúy Hằng và Thanh Thúy mở rộng thị trường bán dâm đến trường cấp hai trong tỉnh. Hàng chục nữ sinh từ 13 đến 18 tuổi tham gia đường dây gái gọi nầy.
Thúy Hằng đã lừa một học sinh 13 tuổi đến khách sạn cho hiệu trưởng Sầm Đức Xương phá trinh.
Vì có liên quan đến Chủ tịch UBND và 16 cán bộ lãnh đạo tỉnh, nên các phiên tòa được xử kín. 16 cán bộ có tên trong danh sách đen mua dâm được lọt lưới pháp luật.

4. Nữ sinh 9X bỏ học, điều hành đường dây mại dâm hàng ngàn đô la


Má mì Nguyễn Thị Hảo & các gái chân dài xinh đẹp

9X. Chữ X đi liền sau số 9, chỉ từ số không (0) đến số 9. 9X chỉ năm sanh từ 1990 đến 1999 thuộc thế hệ 90. Vì không xác định được năm sanh nên dùng tổng quát như thế.
Nguyễn Thị Hảo, 22 tuổi, từ tỉnh Vĩnh Phúc xuống Hà Nội học cao đẳng ngành ngân hàng, bỏ học giữa chừng, dấn thân vào con đường bán thân. Cô gái 22 tuổi nầy có nước da trắng, má lúm đồng tiền, thuộc gái chân dài rất xinh đẹp và hấp dẫn. Hảo có khả năng chiêu dụ các chân dài khác tham gia vào dịch vụ bán dâm, do cô ta làm đầu nậu, tú bà.
Bước đầu, Hảo chụp hình khỏa thân rồi đăng trên các mạng khiêu dâm, quảng cáo bán thân kèm theo số điện thoại và mức giá. Cô nầy còn đăng ảnh của các chân dài khác lên mục “gái gọi cao cấp” để câu khách.
Hảo không có chỗ ở nhất định, cô ta thuê một phòng ở khách sạn thuộc trung tâm Hà Nội, với giá 15 triệu đồng mỗi tháng.
Má mì xuất thân nông dân nầy thường khóc sướt mướt, mỗi lần ghi lời khai ở cơ quan điều tra công an. Trước đó, công an đã theo dõi và đột nhập vào hai phòng của khách sạn, bắt quả tang hai đôi nam nữ đang mua bán dâm.
Sau cuộc vui, hai khách mua dâm trả cho Hảo 30 triệu đồng, và Hảo giao cho mỗi chân dài 7 triệu đồng. Như vậy, má mì Hảo được 16 triệu đồng.
Theo cơ quan điều tra thì Hảo đã nhiều lần trực tiếp bán dâm, mỗi cuộc vui Hảo nhận được tiền triệu. Hảo khai với cơ quan điều tra rằng, nếu khách có nhu cầu, cô ta sẽ cho các gái chân dài đi Sex Tour xuyên Việt, thì khách phải trả 1000 USD cho tất cả mọi chí phí, bao gồm tiền khách sạn.

5. Tú bà chuyên tổ chức Sex tour cho các đại gia, từng là học sinh giỏi

Hai ‘tú bà’ Trần Đức Thùy Liên (phải) và Đoàn Thị Ngọc Minh (trái)

Hồi giữa tháng 5 năm 2015, hai khách làng chơi ở Hà Nội, một người là Việt kiều Mỹ tên Quang, và một đại gia tên Tuấn.
Tuấn gọi vào Sài Gòn nhờ tú bà Trần Đức Thùy Liên (31 tuổi), giới thiệu cho hai gái bán dâm. Thùy Liên và tú bà Đoàn Thị Ngọc Minh, cử hai gái bán dâm tên Thùy Lâm (23 tuổi) và Thanh Hoa (20 tuổi) ra Bắc bán dâm.
Tú bà Thùy Liên ra điều kiện:
Thùy Lâm 7,000 USD/2 ngày đêm
Thanh Hoa 14,000USD/2 ngày đêm, vì Thanh Hoa đã từng là hoa khôi.
Tuấn phải đưa trước 3,000USD về chi phí di chuyển từ Sài Gòn ra Hà Nội. Hai bên đồng ý.
Lúc 17 giờ ngày 25-5-2015, công an kiểm tra hành chánh khách sạn Hạ Long Plaza, và bắt quả tang hai cặp đang mua bán dâm.
Hai thanh niên mua dâm bị xử phạt hành chánh.
Hai tú bà ra tòa. Trần Đức Thùy Liên, 42 tháng tù giam. Đoàn Thị Ngọc Minh, nhờ đã là học sinh giỏi của huyện Hóc Môn, Sài Gòn, nên bị 27 tháng tù giam.
Qua điều tra, hai tú bà nầy là hai đối tượng cầm đầu đường dây mại dâm cao cấp, chuyên tổ chức Sex tour cho các đại gia, giá thấp nhất là 1,000USD, giá cao nhất là 20,000USD.

6. Buôn người và nô lệ tình dục
Buôn người (Human Trafficking)
Buôn người là hành động thương mại bất hợp pháp, nhằm mục đích thu lợi bất chánh. Nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em, bị lạm dụng tình dục hay lao động cưỡng bức, là một dạng nô lệ thời hiện đại.

Nô lệ tình dục (Sexual Slavery)
Nô lệ tình dục là cưỡng bức có tổ chức của những cá nhân hay nhóm người, bắt phụ nữ hay trẻ em phải thực hiện những hành vi tình dục ngoài ý muốn của họ. Đó là những người có thân phận bị lệ thuộc vào người khác như là một nô lệ, thường bị cưỡng bức tình dục, hoặc hoạt động mại dâm.

Tổng kê những vụ buôn bán người ở Việt Nam
Ngày 23-8-2018, Bộ Công an cho biết, trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã khởi tố trên 1,000 vụ án, với 2,000 bị can có liên quan đến hành vi mua bán người. Số nạn nhân được nêu ra là 3,100 người, đa số là phụ nữ và trẻ em, trong đó 80% là người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn về đời sống. Nghèo đói.
Tội phạm mua bán người vẫn xảy ra, và diễn biến rất phức tạp, tập trung chủ yếu vào hai biên giới Việt-Trung và Việt-Miên.
Bọn buôn người ngày càng có thủ đoạn tinh vi, hoạt động có tổ chức xuyên quốc gia. Một số hình thức được nêu ra là, thông qua các trang mạng xã hội, dụ dỗ, rủ rê các nạn nhân đi chơi, đi mua sắm ở các chợ sát biên giới, nhưng phần nhiều là giới thiệu việc làm lương bổng cao.

Những lý do chưa chận đứng được nạn mua bán người ở Việt Nam.
GS Shawn McHale, Giám đốc Trung Tâm Đông Nam Á của khoa Quan hệ Quốc tế, thuộc Đại học George Washington, sau một năm nghiên cứu tại chỗ ở Việt Nam, đã cho đài VOA biết như sau: “Đúng là việc buôn bán phụ nữ và trẻ em ngày càng gia tăng và phức tạp, vì những lý do sau đây:
1) Đa số các tổ chức phi chính phủ chống tệ nạn buôn người thì ở Hà Nội, trong khi việc buôn bán người diễn ra ở các biên giới Việt- Trung và Việt-Miên.
2) Lý do thứ hai là công an ở biên giới nhận hối lộ. Đây là vụ khó giải quyết.
Muốn trừ tận gốc nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, thì trước hết phải xem nơi nào xảy ra nhiều nhất, không phải ở tỉnh lỵ, thành phố, mà chính là nơi đang xảy ra, rồi dồn nổ lực triệt hạ và ngăn chặn”.

Thật ra cũng khó giải quyết vấn đề nầy, vì công an ăn hối lộ từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Đa số những vụ bán người đều có giấy tờ hợp lệ, mà chính nạn nhân cũng đồng ý đi ra nước ngoài, làm việc nhẹ nhàng mà lương bổng cao, vì nhà nghèo và cần tiền.

7. “Tú bà mặt búng ra sữa, 9 lần lừa bán phụ nữ sang Malaysia làm nô lệ tình dục”

 
Kim Eng Hoe                                                      Nguyễn Thị Kim Ngân

7.1 “Thiếu nữ Việt Nam cạn kiệt tình người”
Đó là cái tựa của một bài báo Người Lao Động ngày 3-5-2016.
Sau khi nhận được đơn tố cáo của các thân nhân, là những nạn nhân bị lừa đem bán sang Malaysia làm nô lệ tình dục, công an Tây Ninh đã bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Kim Ngân, 24 tuổi, và Kim Eng Hoe, 39 tuổi, quốc tịch Malaysia, về tội lừa bán phụ nữ làm nô lệ tình dục.
Nguyễn Thị Kim Ngân có ngoại hình rất xinh đẹp, ăn mặc sang trọng, lộng lẫy như một “hot girl”, xài tiền rất hào phóng. Kim Ngân đi tìm những thiếu nữ trẻ đẹp, dụ dỗ sang Malaysia làm tiếp viên nhà hàng, lương tháng 20 triệu đồng.
Tú bà trẻ đẹp nầy xuất tiền ra trả những chi phí về thủ tục xuất cảnh, đồng thời còn tặng cho mỗi người 3 triệu đồng để mua sắm quần áo và các thứ cần dùng.
Bề ngoài sang trọng, giàu có và hào phóng của Kim Ngân khiến cho các nạn nhân tin tưởng.
Khi đến Malaysia, ông chủ quán bar trá hình mại dâm tên gọi là Lão Bành, thu tất cả giấy tờ tùy thân của mỗi người, và bắt ép phải ký giấy nợ bao gồm chi phí xuất cảnh, tiền mua sắm quần áo mà tú bà Kim Ngân đã chi cho mọi việc, khi còn ở Việt Nam.
Người nào phản đối thì bị đánh đập dã man để làm gương. Mấy cô gái bị giam trong phòng được canh giữ chặt chẽ, và bắt phải đi bán dâm. Cuộc sống không khác gì nô lệ tình dục.
Mỗi lần đi khách, 260 ringgit (1.5 triệu đồng VN=64.5 USD) đều do quản lý thu giữ. Đến cuối tháng, cộng số tiền đã đi khách rồi trừ nợ đã ký trong giấy nợ, trừ thêm các chi phí về nhà trọ và ăn uống.
Hồi tháng 3 năm 2016, Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Malaysia giải cứu các cô gái về nước.
Thật không thể tưởng tượng được một cô gái 24 tuổi mà phạm tội ác tày trời như thế. Đã xô đẩy 9 cuộc đời vô tội vào thảm cảnh nô lệ tình dục, đau khổ suốt đời không nguôi.
Thật không thể tưởng tượng được truyền thống đạo đức của dân tộc đã bị đập tan nát dưới chế độ cộng sản hiện nay. Con người trở thành vô cảm trước nổi đau khổ của đồng bào mình.
 
7.2 Truyền thống tình đồng bào ruột thịt đã bị chế độ Cộng Sản Việt Nam phá nát tan tành
Trước kia, tình đồng bào được thể hiện qua những châm ngôn như: Thương người như thể thương thân. Lá lành đùm lá rách. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ…
Về tình nghĩa đồng bào, chỉ có người Việt Nam mới gọi nhau là “đồng bào” mà thôi. “Đồng bào” bắt nguồn từ câu chuyên Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra một bào thai chứa 100 cái trứng. Cùng một cha là Lạc Long Quân, cùng một mẹ là Âu Cơ cho nên cư xử với nhau như anh em ruột. Máu chảy ruột mềm. “Huynh đệ như thủ túc” là anh em như tay và chân của một cơ thể.
Tình nghĩa đồng bào đã bị chế độ cộng sản phá tan nát như ngày nay.
Có người mỉa mai cho rằng, lịch sử phát triển của loài người từ thời kỳ đồ đá, tiến lên thời kỳ đồ đồng, và hiện nay Việt Nam đang ở thời kỳ “Đồ đểu”.

8. Gái 9X bị bắt sang Trung Quốc làm nô lệ tình dục, ngày tiếp 30 lượt khách
Nguyễn Thị Lệ, quê ở Nghệ An, thuật lại như sau. “Khoảng 10 giờ ngày 16-1-2016, trong lúc hai chị em đang ngủ trưa thì bị hai người đàn ông Việt Nam tên Quyết và Thắng, tự nhiên xông vào phòng trọ dùng sức mạnh bắt hai chị em tôi, và đưa bọn em ra Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, để giao cho người phụ nữ tên Tuyên, và một người đàn ông, chuyên đưa người sang Trung Quốc. Khoảng 21 giờ cùng ngày, tụi em bị đưa qua đó”.
Bị giam lỏng 4 ngày tại một căn nhà hoang bên Trung Quốc. Sau đó, Nguyễn Thị Lệ bị bán cho một bà chủ, tên Hà Mỹ Linh, và bị bắt làm gái bán dâm. Lệ bị nhốt chung một phòng với 8 thiếu nữ Việt Nam khác. Đa số là người sắc tộc thiểu số như Thái, Mường, Tày…ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang, Lào Cai…
Mỗi ngày phải tiếp từ 20 đến 30 khách, mỗi lần 100 nhân dân tệ (350,000VNĐ).
Tú bà Hà Mỹ Linh cho biết, bà đã bỏ ra một số tiền rất lớn để mua những cô gái nầy, cho nên phải tiếp tục tiếp khách để trả nợ.
May mắn đến. Trong một lần công an Trung Quốc truy quét, Lệ bị bắt rồi đưa về giam ở đồn công an biên phòng, bị giam ở đó 2 tháng.
Nhờ có một người đi lao động về Việt Nam, họ giúp liên lạc với gia đình, và Việt Nam “làm việc” với công an Trung Quốc, nên Lệ được trả về nhà vào ngày 2-9-2016.

9. Gái Việt làm nô lệ tình dục phải tiếp hai ngàn lượt khách ở Malaysia
9.1 Sự độc ác không còn tính người của tú bà và ma cô Việt Nam ở Malaysia


Kẻ buôn người Trần Thị Phương Long        -       Nạn nhân Bùi Thị Nhung

Bùi Thị Nhung kể lại: “Tôi phải tiếp khách từ 11 giờ sáng đến 4 giờ sáng hôm sau, tính ra hai ngàn lượt khách ở Malaysia. Mỗi lần tiếp khách có bọn ma cô canh giữ. Hầu hết khách mua dâm người Malaysia, nhìn bộ dạng của họ ai cũng phải sợ. Mỗi lần “vào cuộc”, họ xem tôi như một con vật, một món đồ chơi (Sex toy), một búp bê tình dục, để cấu xé. Mỗi lần như thế, tôi đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Dù tôi bị mệt mõi, kiệt sức, van xin, nhưng họ không đoái hoài. Sợ nhất là khách mua dâm không xử dụng biện pháp an toàn.
Những ngày tôi bị hành kinh họ bắt tôi phải đút bông gòn vào và tiếp tục đi khách, nếu không nghe lời thì bị đánh đập dã man. Những gì xảy ra ở Malaysia thật là vô cùng khủng khiếp”.
Bùi Thị Nhung kể lại: “Trong khi hoàn cảnh gia đình khó khăn mà tôi không có việc làm, tôi được một người quen là Trần Thị Phương Long, ngỏ ý giúp đỡ sang Malaysia, bán cà phê phụ quán ăn, với đồng lương từ 9 đến 10 triệu đồng. Đặc biệt là được giữ trọn lương tháng, vì các chi phí về ăn, ở và tiêu vặt thì đã có chủ lo. Mỗi tháng được về thăm gia đình một lần.
Đang cần tiền nên tôi đồng ý sang Malaysia làm việc. Phương Long lo mọi giấy tờ để tôi được xuất ngoại.
Đến Malaysia, Phương Long nhốt tôi vào một phòng nhỏ. Sau một ngày nghỉ ngơi, tôi bắt đầu hứng chịu sự hành xác của những kẻ côn đồ. Khi biết mình bị lừa bán dâm, tôi khóc lóc, van xin, nhưng bị đánh đập và đe dọa thủ tiêu. Nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nên lúc nào tôi cũng khóc. Sự độc ác tàn nhẩn của Long thật là khủng khiếp. Lương tâm chai đá, không một chút động lòng.

9.2 Kế hoạch đào thoát thất bại
Nhiều người tìm cách trốn thoát thất bại, bị đánh đập không nương tay, không thương tiếc của “tú bà” và cả “tú ông”, nhưng tôi cương quyết chạy trốn, vì không chịu nổi sự đày đọa dã man của bọn mặt người mà lòng thú, ác quỷ đội lốt người đó, nhất là người Việt đối với người Việt ở xứ người. Ông trời sinh ra những con người như thế. Tổ tiên Rồng-Tiên mà sao lại có loại người độc ác, vô lương tâm như thế?”.
Bùi Thị Nhưng kể lại: “Khi quyết định chạy trốn tôi lên kế hoạch tỉ mỉ. Bắt đầu, tôi cố gắng phục vụ khách cho thật tốt, đồng thời tôi tỏ ra cho Phương Long thấy, là tôi làm quen được nghề nầy. Một hôm tôi ngỏ ý với Phương Long, xin về quê thăm cha mẹ và sẽ kéo theo những bạn bè sang Malaysia. Tôi nói ở quê còn nhiều cô gái nhà nghèo rất cần tiền và dù cho làm “gái” (gái bán dâm) họ cũng làm. Tuy nhiên ý định của tôi bất thành vì Phương Long rất có kinh nghiệm về quản lý”.

9.3 Vượt thoát thành công
Bùi Thị Nhung kể tiếp: “Tôi không chịu nổi suốt ngày bị hành hạ thân xác. Tôi luôn luôn nghĩ đến việc chạy trốn. Đến một hôm, nhờ sự giúp đỡ của bạn đồng cảnh ngộ, tôi trốn ra khỏi động quỷ. Lúc đó tôi chạy bộ, bất kể phương hướng, không biết đến đâu, tôi chạy hàng chục km trên đường vắng. Không biết mệt, không nghỉ vì sợ bị rượt bắt.
Thế rồi, tôi may mắn gặp được một đồng hương, nhiệt tình giúp đỡ nên tôi được đưa đến Sứ quán Việt Nam, rồi sau đó làm thủ tục về nước”.

10. Còn có hàng chục, hàng trăm cảnh thương tâm của gái Việt, bị bán làm nô lệ tình dục ở nước ngoài
Ngoài những điển hình đã nêu trên, còn có hàng chục, hàng trăm cảnh thương tâm của phụ nữ và trẻ em, bị bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, mà không có giấy mực nào ghi lại cho hết được.
Cô bé 16 tuổi ở Hà Giang, với 1000 ngày cay đắng làm nô lệ tình dục ở Trung Quốc.
Một gái vị thành niên mà có thủ đoạn lưu manh, mất tính người như trường hợp của Phạm Ngọc Linh, (18 tuổi) đã lừa hai bạn thân là Trần Thị Hồng (15 tuổi) và Vương Thị Hương (18 tuổi), cùng ngụ ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, bán hai bạn rất thân vào động mại dâm với chiêu bài là làm việc nhẹ mà hưởng lương “khủng”.


Bị cáo Phạm Ngọc Linh tại Tòa

11. Đảng Cộng sản Việt Nam phải chiu trách nhiệm về mọi thói hư tật xấu, tội lỗi của xã hội Việt Nam ngày nay.
11.1 Đảng Cộng Sản đã phá nát xã hội Việt Nam.
Mại dâm là chuyện nhỏ, ở đâu cũng có, thời nào cũng có, nhưng Việt Nam ngày nay chiếm giải vô địch về tệ nạn nầy. Điều quan trọng là chính đảng CSVN đã phá hủy truyền thống đạo đức, lòng nhân đạo và tình người, của dân tộc Việt Nam như ngày nay.
Vì sao người Việt lại đối xử với người Việt một cách tàn nhẫn và tán tận lương tâm như thế?
Đó là Hồ Chí Minh đã chia dân tộc ra nhiều thành phần, kích động gây hận thù, và đưa mã tấu cho bọn 3 đời bần cố nông chém giết người công khai và “hợp pháp”. Tên khát máu họ Hồ nầy lại nêu chủ trương “Trí, phú, địa, hào, phải đào tận gốc, trốc tận rễ”. Đó là nguyên nhân gây ra không còn tình đồng bào, tình dân tộc, và tình người.

11.2 Đồng tiền đập nát những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Chế độ độc tài sinh ra tham nhũng. Tham nhũng đoàn kết lại, bảo vệ nhau, bảo vệ phe nhóm, bảo vệ Đảng, để bảo vệ tài sản và tánh mạng người tham nhũng.
Còn tham nhũng thì còn hối lộ. Người đưa hối lộ để làm những việc phạm pháp, tội lỗi, và gây tội ác với đồng bào của mình.
Tất cả chỉ vì tiền. Vì tiền mà học sinh bán thân. Cái nghề không vốn, không cần chuyên môn, chỉ nằm ngửa đếm tiền đã nở rộ, tràn lan khắp mọi nơi trên đất nước nầy.
Đạo đức muôn đời của dân tộc, tình nghĩa đồng bào, tình người đã bị đồng tiền đập phá tan nát.
Rõ ràng là chế độ độc tài của đảng CSVN đã tạo ra, và phải gánh lấy trách nhiệm. Một xã hội văn minh, văn hóa tốt đẹp như trước kia chỉ có trên đất nước Việt Nam nầy, với điều kiện duy nhất là đảng CSVN phải bị tiêu diệt.

Về giá trị đồng tiền, có những câu như sau:
Tiền là tiên là phật
là sức bật của lò xo
là thước đo của lòng người
là tiếng cười của tuổi trẻ
là sức khỏe của tuổi già
là cái đà danh vọng
là cái lọng che thân
là cán cân công lý
tiền là hết ý.
(Bùi Văn Sạch)

12. Kết luận


Ảnh đau lòng: Dân hôi của mặc tài xế van xin. Hàng trăm người vào hôi bia

Từ một cô gái vị thành niên, mà có thủ đoạn thâm độc, mất nhân tính, đã lừa hai bạn rất thân của mình đem bán sang Trung Quốc làm nô lệ tình dục, đến những con người vô cảm, vô tư, bỏ hóa chất độc hại vào thực phẩm, để bán ra cho đồng bào của mình. Chết ai nấy bỏ.
Một điển hình đáng xấu hổ thể hiện trong vụ cướp bia khi xe bị tai nạn. Lúc 13h ngày 4-12-2013, chiếc xe chở 1500 thùng bia bị nạn ở Biên Hòa. Xe lật. Bia tràn ra dưới đất. Hàng trăm người “hồ hởi xung phong” vào cướp bia. Có người còn mang xe ba gác đến chở bia.
Chỉ không đầy một tiếng đồng hồ mà 1500 thùng bia chỉ còn lại 100 thùng. Nghĩa là đồng bào ta đã thu hoạch được 1400 thùng bia hiệu Tiger.

Đã hơn nửa thế kỷ làm cách mạng XHCN, do Đảng quang vinh lãnh đạo, mà thành quả như thế thì thật là đáng buồn. Nhưng đó là thành quả tự nhiên, vì đảng tham nhũng, chia bè phái đấu đá nhau tranh giành quyền lực, hèn với giặc, ác với dân, nói chung là bán nước.
Chỉ có một con đường duy nhất để phục hồi những phẩm chất, tinh hoa của dân tộc, để giữ nước, đó là phải tiêu diệt cái đảng ôn hoàng hắc ám nầy. Và đó cũng là trách nhiệm của hơn 90 triệu người Việt Nam trong nước. Nhưng viễn ảnh của nước Việt Nam xem ra đen tối quá, mù mịt quá, vì đồng bào ta chưa vượt ra khỏi cái tình trạng vô cảm. Chết ai nấy bỏ.

Trúc Giang MN


Bỉ trở thành trung tâm châu Âu

của nạn buôn người Việt Nam


Một biểu ngữ kêu gọi ngăn chặn tệ nạn buôn người ở Việt Nam.

Liên Hiệp Quốc ước tính các mạng lưới buôn lậu đưa khoảng 18.000 người từ Việt Nam sang châu Âu mỗi năm.
Một báo cáo của Trung tâm Di cư Liên bang Bỉ vừa công bố hôm thứ Tư (8/12) cho biết nạn buôn người nói chung và đặc biệt là buôn người từ Việt Nam sang châu Âu đã gia tăng trong thập niên qua, và những kẻ buôn người ngày càng hoạt động tích cực ở Bỉ khiến nước này trở thành trung tâm của châu Âu của các đường dây buôn người từ Việt Nam.

Theo báo cáo của Trung tâm Di cư Liên bang Bỉ Myria, từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 5 năm 2020, trong số 335 người Việt Nam được đưa lậu vào châu Âu, gần 60% đã đi qua các điểm trú tạm ở Bỉ và Pháp trước khi đến Vương quốc Anh.
Tờ Politico dẫn lời chuyên gia Stef Janssens, nhà nghiên cứu về nạn buôn người tại Myria, cho biết: “Do vị trí địa lý gần với Pháp và Anh, Bỉ trở thành trung tâm quan trọng của các mạng lưới buôn lậu người Việt Nam”.
Báo cáo cũng tiết lộ rằng 28 nạn nhân của nạn buôn người trong các vụ trầm trọng, bao gồm việc nhắm mục tiêu vào trẻ vị thành niên và sử dụng bạo lực hoặc đe dọa, đã được ghi danh tham gia một chương trình tư vấn ở Bỉ vào năm ngoái, trong đó có 23 người là người Việt Đây là con số cao thứ hai trong vòng 10 năm qua.

Tình trạng buôn người từ Việt Nam đã thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi 39 di dân Việt Nam được phát hiện chết trong một chiếc xe tải đông lạnh ở hạt Essex, đông nam nước Anh, khi đang trên đường đến Anh từ Zeebrugge, Bỉ, vào tháng 10 năm 2019. Một số nạn nhân được cho là bị buôn bán bất hợp pháp sang châu Âu để làm lao động cưỡng bức.

Mạng lưới tội phạm người Việt gây ra thảm kịch này đã hoạt động ở Bỉ từ năm 2018 và buôn lậu hơn 150 người sang châu Âu tính cho đến năm 2020, và đã kiếm được khoảng 7 triệu euro trong thời gian này, báo cáo cho biết, đồng thời thêm rằng nạn buôn người vẫn tiếp tục diễn ra sau thảm kịch chấn động trên, thậm chí giá vận chuyện cho hành trình nguy hiểm này còn tăng lên sau đó.
“Các nạn nhân được tuyển dụng với những lời hứa hão huyền về việc làm và thường lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Họ chủ yếu được buôn lậu vào Vương quốc Anh trong những điều kiện nguy hiểm đến tính mạng và phải làm việc trong điều kiện bóc lột trên đường đi, bao gồm cả ở Bỉ”, báo cáo viết.
“Chúng tôi thấy rằng các nạn nhân Việt Nam bị nhốt trong điều kiện tồi tệ tại các trại tạm trú, cho đến khi họ thu xếp xong việc thanh toán các khoản nợ”, chuyên gia Stef Janssens cho biết.
Một cô gái Việt Nam 16 tuổi được trích dẫn trong báo cáo nói rằng “Ở Hy Lạp, người đứng đầu nơi trú ẩn hỏi tôi có muốn ngủ với anh ta không, điều đó có nghĩa là để quan hệ tình dục. Nếu tôi làm điều đó, tôi có thể được rời đi sớm hơn”.
Do tiêu tốn chi phí quá lớn cho chuyến đi, các nạn nhân thường phải gánh những khoản nợ khổng lồ, khiến họ dễ bị bóc lột về kinh tế khi phải làm việc bất hợp pháp tại các tiệm làm móng, nhà hàng… tại Bỉ.

Nạn buôn người từ Việt Nam sang châu Âu đã trở thành một vấn nạn trong những năm gần đây. Một báo cáo năm 2017 của Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng các mạng lưới buôn lậu người Việt Nam đưa khoảng 18.000 người từ Việt Nam sang châu Âu mỗi năm, một giao dịch bất hợp pháp giúp cho các mạng lưới này kiếm khoảng 300 triệu euro mỗi năm.

https://www.voatiengviet.com/a/6867939.html



VN bị xếp hạng 3 trong nạn buôn người

Ngày 19 tháng 9, 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào Hạng 3, tệ hại nhất về nạn buôn người, làm ảnh hưởng đến thể diện quốc gia và có thể đến các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam.
Nạn buôn người mang tính hệ thống làm căn cứ cho việc xếp hạng là hình thức buôn người lao động lồng trong chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước.

Báo Cáo Buôn Người 2022:  VIỆT NAM: hạng 3
Nguyên văn bản báo cáo tiếng Anh:

https://www.state.gov/reports/2022-trafficking-in-persons-report/vietnam/

Chính phủ Việt Nam không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu để xóa bỏ nạn buôn người và chưa có nhiều nỗ lực để thực hiện điều này, ngay cả khi xem xét tác động của đại dịch COVID-19 đối với năng lực chống buôn người; do đó Việt Nam bị tụt xuống hạng 3.

Nguồn:
https://boxitvn.blogspot.com/2022/09/hay-chung-tay-bai-tru-tan-goc-nan-buon.html



Thêm 60 người Việt tháo chạy

khỏi Casino ở Campuchia


Hàng chục người đang được lực lượng chức năng Campuchia giữ lại ở bên kia biên giới

Hai vụ người Việt tháo chạy khỏi casino ở Campuchia diễn ra trong vòng một tháng.
Trong lúc trời mưa lớn, hàng chục người Việt bất ngờ tháo chạy tán loạn thoát khỏi casino ở thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng, Campuchia, hướng về cửa khẩu Mộc Bài.
Chiều 17/9, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh nhóm người Việt tháo chạy tán loạn khỏi casino ở Campuchia hướng về cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
Qua xác minh, vụ việc xảy ra khoảng 14h30 cùng ngày tại casino do người Trung Quốc làm chủ ở Bavet, tỉnh Svay Rieng.
Khoảng 60 người Việt bị lừa qua Campuchia làm việc nhẹ, lương cao tại casino trên. Trong lúc mưa lớn, nhóm người này đã tháo chạy. Tuy nhiên, một số người đã bị nhóm quản lý casino đuổi theo.
Một nguồn tin cho biết có 56 người chạy thoát khỏi casino, đang được tiếp nhận ở cửa khẩu, bốn người bị bắt giữ lại.
Đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh cho biết đã nắm được vụ việc nhóm người tháo chạy khỏi casino ở Bavet, tỉnh Svay Rieng hướng về Mộc Bài.
“Nhóm người này đang được lực lượng chức năng phía Campuchia giữ lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng đã cử lực lượng phối hợp với các bên liên quan hỗ trợ, xác minh và làm rõ vụ việc”, vị này cho biết.

Khúc sông nơi 40 người Việt bơi từ casino Campuchia về tỉnh An Giang

Hồi tháng trước, 40 người Việt liều mạng chạy trốn khỏi casino Rich Word, bơi qua sông Bình Di về tỉnh An Giang, một thiếu niên chết đuối trên sông.
Bà Nguyễn Thị Tuyền, người dân An Giang kể: “Trước vụ 40 người này thì trước đây cũng có nhiều thanh niên chừng hơn 20 tuổi, đa số ở miền Bắc, cũng nhảy xuống sông trốn về Việt Nam”.
Các nạn nhân bị lừa “qua đây làm khoẻ lắm, lương mấy chục triệu mỗi tháng”.
“Các thanh niên bơi về kể: để chạy chỉ tiêu, tụi nó phải lừa dòng họ, người quen, bạn bè luôn. Nếu không thì bị quản lý đánh đập, chích điện. Lúc nào biết mình chuẩn bị chuyển đi nơi khác để bán là các thanh niên ở casino liều mạng trốn về”, bà Tuyền nói.

https://www.datviet.com/them-60-nguoi-viet-thao-chay-khoi-casino-o-campuchia/



Người Việt bị lừa bán ở Cambodia quá nhiều

CSVN than khó khi giải cứu

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nỗ lực giải cứu người Việt Nam từ các đường dây lừa đảo ở tỉnh Preah Sihanouk gặp nhiều khó khăn khi số nạn nhân quá lớn và liên tục tăng, báo VNExpress dẫn lời ông Võ Ngọc Lý, Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Cambodia, hôm 14 Tháng Chín.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam ở tỉnh Preah Sihanouk, Cambodia, đã phối hợp cùng giới chức nước này tổ chức khoảng 50-60 cuộc kiểm tra, đưa được hơn 600 người Việt Nam ra khỏi những cơ sở lao động trái phép và hỗ trợ đưa về nước.
Tuy nhiên, theo ông Võ Ngọc Lý, số người Việt Nam sang Cambodia quá nhiều và số lượng trở thành nạn nhân trong các đường dây lừa đảo lao động “việc nhẹ lương cao” ở Cambodia trên thực tế lớn hơn rất nhiều, trong khi hoạt động giải cứu “gặp rất nhiều thách thức”.
Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam ở Sihanoukville mỗi ngày nhận được hàng chục thông tin nhờ giải cứu từ nhiều nguồn khác nhau.
“Gần đây, hầu như lúc nào cũng có người gọi điện trình báo, cả ngày lẫn đêm. Tin nhắn, cuộc gọi đến liên tục”, ông Lý cho biết.
Do các nạn nhân khi liên lạc cầu cứu phải đánh cược sự an toàn của bản thân khi bị chủ lao động giám sát gắt gao, bởi vậy thông tin cầu cứu được gửi tới Tổng Lãnh Sự Quán thường không đầy đủ và rất khó xác minh.
“Nhiều tin nhắn chỉ có tên tuổi, chứng minh thư của nạn nhân. Người nhà chỉ biết họ sang Cambodia hoặc đang ở thành phố Sihanukville, không rõ ở khu vực nào. Một số gửi định vị, nhưng chỉ thể hiện khu vực 5-6 tòa nhà, không biết rõ là tòa nhà nào”, ông Lý kể.
Trong khi đó, cảnh sát Cambodia khi tiếp nhận thông tin đều yêu cầu phải cung cấp cụ thể số phòng, số tầng, địa chỉ tòa nhà mới cử lực lượng tới xác minh, do nguồn lực của cảnh sát sở tại của họ mỏng, trong khi phải cùng lúc giải quyết đề nghị hỗ trợ từ nhiều quốc gia có công dân trong tình cảnh tương tự.
Tổng Lãnh Sự Lý nêu ra một vấn đề nhức nhối nữa là số người Việt Nam đến Cambodia bằng con đường bất hợp pháp gia tăng quá nhanh.
“Cứ đưa được một người ra thì lại thêm 2-3 người tìm đường sang đây lao động bất hợp pháp”, ông Lý cho biết.

Theo ghi nhận của cơ quan đại diện Việt Nam, tình trạng người Việt trở thành nạn nhân trong các cơ sở lao động trái phép ở các địa bàn như thành phố Sihanoukville gia tăng và “diễn biến phức tạp” kể từ cuối năm 2021 khi tình hình COVID-19 dần được kiểm soát và các biện pháp hạn chế đi lại ở biên giới hai nước được nới lỏng.
Các đường dây dùng mạng xã hội lôi kéo người Việt Nam vượt biên trái phép sang Cambodia với lời hứa “việc nhẹ, lương cao” không đòi hỏi trình độ chuyên môn, bằng cấp, hứa hẹn sẽ hỗ trợ chi phí, thủ tục nhập cảnh. Nạn nhân bị nhắm tới chủ yếu là thanh niên trong nhóm tuổi 20-30, thậm chí có những người mới 14-15 tuổi. Họ “cứ thấy bạn bè rủ là đi” mà không biết được những hiểm họa đang rình rập ở nơi đất khách quê người.
Theo ông Lý, người Việt khi sang đến Cambodia thường được yêu cầu ký hợp đồng bằng tiếng Khmer, tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc, không có tiếng Việt. Đại đa số đặt bút ký mà không biết trong hợp đồng có điều khoản gì và lập tức trở thành nạn nhân của đường dây lừa đảo.
Đến khi được giao việc thực tế, các nạn nhân này mới nhận ra công việc không đúng như hứa hẹn, mức lương không như kỳ vọng và phải chịu nhiều khoản phạt lớn mỗi khi vi phạm hợp đồng. Nhiều trường hợp nạn nhân bị hành hung và đòi tiền “đền bù hợp đồng” khi chống đối.
... Nhiều người đã phải gọi điện về nhà cầu cứu, thậm chí dọa tự sát vì ở trong công ty “sống không bằng chết” nên gia đình phải chạy vạy bán nhà, vay mượn để nộp tiền chuộc họ ra. Một số nạn nhân không gom đủ tiền chuộc đã tìm cách liên hệ với cơ quan hữu trách tại Việt Nam và Cambodia để nhờ giải cứu.
“Số nạn nhân được giải cứu và đưa ra khỏi những cơ sở như vậy dường như vẫn rất ít so với thực tế,” Tổng Lãnh Sự Võ Ngọc Lý ngao ngán nói.
(Tr.N)
September 14, 2022

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nguoi-viet-bi-lua-ban-o-cambodia-qua-nhieu-csvn-than-kho-khi-giai-cuu/

  Đăng ngày 20 tháng 12.2022