Ba giai đoạn nhận thức
Đào Hiếu
Thiền sư Duy Tín đời Tống nói về hành trình tu tập của mình, từ lúc đầu cho tới khi ngộ đạo, với ba câu ngắn như sau:
1.Trước khi tu thiền, tôi thấy núi chỉ là núi, nước chỉ là nước.
2.Khi đã nhập vào thế giới của Thiền, tôi thấy núi không phải là núi, nước không phải là nước.
3.Sau ba mươi năm tu thiền, tôi lại thấy núi chỉ là núi, nước chỉ là nước.
Ba câu trên phản ánh ba giai đoạn nhận thức:
1./NHẬN THỨC ĐƠN GIẢN: Yêu tổ quốc chỉ vì đó là nơi mẹ ta sinh ra ta.
2./NHẬN THỨC "HÔ KHẨU HIỆU": Sẵn sàng chết cho tổ quốc vì tổ quốc là hồn thiêng sông núi của ta, non sông gấm vóc của ta, rừng vàng biển bạc của ta.
3./NHẬN THỨC BÌNH THƯỜNG: Tổ quốc là của ta, nhưng rừng núi, biển cả, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, ruộng vườn, thậm chí sản phẩm do chúng ta làm ra… đều là tài sản của một nhóm cầm quyền. Chúng ta chỉ có mỗi mái tranh nghèo.
Rốt cuộc cũng giống như thiền sư Duy Tín đời Tống: Sau 30 năm tu thiền, lại thấy vấn đề rất đơn giản: Yêu tổ quốc chỉ vì đó là nơi mẹ ta sinh ra ta.
Ba giai đoạn nhận thức trên có thể dùng làm phương pháp suy luận cho rất nhiều vấn đề của xã hội hôm nay.
19/01/2023
Đào Hiếu
Điểm mặt chiến tranh
Đào Hiếu
Kết thúc một năm, chúng ta thử phân tích bản chất của một số cuộc chiến điển hình và cầu mong những tang thương đang xảy ra trên mặt đất này sớm chấm dứt.
1. CHIẾN TRANH TÔN GIÁO
Xảy ra một lần tại châu Âu giữa những người theo đạo Tin Lành (ở Anh) và những người theo đạo Thiên Chúa (ở Pháp). Các nhà sử học gọi đó là Chiến tranh Ba Mươi Năm (La guèrre de trente ans) từ năm 1618 đến năm 1648, làm chết gần 10 triệu người (hơn một nửa dân số châu Âu thời ấy).
2. CHIẾN TRANH XÂM CHIẾM LÃNH THỔ
Loại chiến tranh này xảy ra khắp nơi:
-Ở Trung Hoa, từ thời Đông Chu liệt quốc, Tam Quốc cho đến các triều đại như Tống, Nguyên, Minh, Thanh… các cuộc chiến đều có mục đích chiếm đất giành dân.
-Ở châu Âu thì có cuộc chiến tranh dài nhất lịch sự nhân loại (từ năm 1337 đến 1453) giữa nước Anh và nước Pháp cũng với mục đích tranh giành lãnh thổ. Các nhà sử học gọi đó là Chiến tranh Một Trăm Năm (La Guèrre de cent ans).
3. CHIẾN TRANH BUÔN BÁN VŨ KHÍ VÀ XÂM CHIẾM LÃNH THỔ, LÃNH HẢI
-Ở Việt Nam thì có cuộc chiến tranh giữa Liên Xô, Trung cộng và Mỹ. Họ mượn xương máu của người Việt để chia phần ảnh hưởng tại Biển Đông và Đông Nam Á. Còn các tập đoàn chế tạo vũ khí khổng lồ của Mỹ thì coi chiến tranh Việt Nam như một thị trường buốn bán vũ khí. Họ bán vũ khí cho chính phủ Mỹ để đem qua Việt Nam tiêu thụ. Việt Nam chỉ là nạn nhân của cuộc mua bán ấy.
- Cuộc chiến ở Afghanistan vừa qua cũng diễn tiến theo kịch bản như ở Việt Nam, và kết thúc cũng na ná như vậy.
- Cuộc chiến ở Ukraine hiện nay thì do Nga viết kịch bản. Đó là chiến tranh xâm lược. Vừa chiếm đất: Chiếm bán đảo Crimea, Donetsk, Luhansk, phần lớn Kherson, Zaporizhzhia và một đường ống dẫn nước ngọt quan trọng cho bán đảo Crimea.
Nga quyết chiếm Crimea vì đó là cửa ngõ ra biển duy nhất mà bằng mọi giá, Nga phải có, để giao thương với thế giới bên ngoài (những vùng biển khác không dùng được vì đóng băng quanh năm).
Tuy nhiên Ukraine cũng là chiến trường để các tập đoàn khổng lồ chế tạo vũ khí Mỹ vừa thử các loại vũ khí hiện đại, vừa bán vũ khí (bán cho chính phủ Mỹ để đưa qua Ukraine tiêu thụ y như kịch bản ở Việt Nam).
Trong cuộc chiến Ukaine này, kẻ NGU nhất là Nga, và người ngu nhất là Putin. Hắn đang làm cái công việc mà người Việt mình thường gọi là “cầm cu cho người ta đái”.
Putin đang cầm cu cho các công ty chế tạo vũ khí Mỹ và châu Âu đái. Hắn sắp kiệt sức rồi.
Hắn nhục như thế nhưng kết quả sẽ là “kẹt cứng”. Rút về thì mất mặt. Mà không rút thì chịu hết xiết, trước sau cũng phải buông.
Hiện nay Nga tiến thoái lưỡng nan, còn “thảm hại” hơn Mỹ ở Việt Nam dạo nào. Mỹ đã thoát thân bằng hội đàm Paris 1973, bỏ rơi VNCH. Còn Nga? Anh khổng lồ này sẽ thoát thân bằng cách nào?
Trung cộng thì đứng ngoài vừa uống bia vừa “coi đá banh”.
Rốt cuộc Mỹ vẫn là khôn nhất, và hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến Ukraine nhờ rút kinh nghiệm xương máu tại Việt Nam. Lại còn được tiếng là “hiệp sỹ”.
Chỉ có nhân dân Ukraine là chết. Đất nước Ukraine là tan nát.
THẾ CÒN "CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ" THÌ SAO?
Trong các loại chiến tranh mà chúng tôi vừa phân tích, hoàn toàn không có cuộc chiến nào gọi là CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ.
Lâu nay có người vẫn gọi cuộc chiến tranh Việt Nam là “chiến tranh ý thức hệ”. Tại sao gọi vậy?
Vì họ nghĩ rằng đó là cuộc chiến giữa “chủ nghĩa tư bản” (Mỹ) và “chủ nghĩa cộng sản” (Nga, Tàu). Nhưng thực tế, có ai là cộng sản đâu?
Tàu và Việt hả? Họ đâu phải cộng sản. Trước đây họ là phong kiến. Còn bây giờ họ là tư bản đỏ.
Còn Nga? Trước đây, thời liên-xô, nó là phát xít, còn bây giờ thì nó đang cầm cu cho Mỹ đái.
Vì vậy "ý thức hệ" chỉ tồn tại trong những trang sách đã mục nát.
Ngày 16/1/2023
Đào Hiếu
https://www.facebook.com/daohieuwriter
Đăng ngày 20 tháng 01.2023