"The Vietnam War" là chiến tranh gì?
Thiện Ý - VOA
Poster của phim The Vietnam War
Bộ phim tài liệu “The Vietnam War” gồm 10 tập, thời lượng kéo dài 18 tiếng đồng hồ của hai nhà đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng của Mỹ là Ken Burnes và Lynn Novick, vừa được khởi chiếu hôm 17-9-2017, trên hệ thống truyền hình PBS (Public Broadcasting Service), mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi với 349 đài truyền hình trên khắp Hoa Kỳ. Sau đó, “The Vietnam War” đã được phổ biến rộng rãi trên mạng internet toàn cầu, ai cũng có thể coi được.
Bộ phim nhiều tập nói về cuộc chiến tranh Việt Nam này, đã được sự quan tâm của giới truyên thông, người dân Hoa Kỳ cũng như người Việt Nam trong cũng như ngoài nước, với những cảm nhận và phản ứng tâm lý, tình cảm, đánh giá khác nhau.
Bài viết này không nhằm nhận xét phê bình bộ phim nhiều tập “The Vietnam War” nên không đi sâu vào các chi tiết của bộ phim, mà chỉ tìm cách lý giải vì sao người xem đã có những cảm nhận và phản ứng tâm ký, tình cảm khác nhau, qua chủ đề: “The Vietnam War” là chiến tranh gì?
1. “The Vietnam War” là “cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” hay là “Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc”, không phải là “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam?
Đó là tên gọi cuộc chiến Việt nam của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từng là một bên trong cuộc chiến hôm qua, cho đến bây giờ vẫn gọi như thế. Nghĩa là Việt cộng không coi đó là “Cuộc nội chiến” giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt quốc) và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (gọi tắt là Việt cộng).
Như thế, Việt cộng tự coi chính quyền, quân đội của chế độ Miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) trong cuộc chiến là chính danh, đại diện cho dân tộc để có quyền phát động và tiến hành “chiến tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”. Đồng thời Việt cộng coi chính quyền và quân đội Việt quốc trong chế độ Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) là “ngụy quyền và ngụy quân” tay sai do “đế quốc Mỹ” dựng lên và cưu mang. Nói cách khác, Việt cộng đã đồng hóa Hoa Kỳ như thực dân Pháp xâm lược đô hộ Việt Nam; chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa như chính quyền, quân độ dưới chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (1858-1954).
Nhận định:
Cách gọi trên hiển nhiên là chủ quan, một chiều, không đúng với thực chất cũng như thực tế khách quan của cuộc chiến Việt Nam. Tất nhiên không được người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản chấp nhận. Vì ai cũng biết đó chỉ là kịch bản “ngụy dân tộc” để tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam dưới ngọn cờ “Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc”; để nhân dân trong nước và quốc tế lầm tưởng cuộc chiến tranh này chỉ là sự tiếp nối “cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập”.
Kịch bản “ngụy dân tộc” này từng được dùng để che đậy “cái đuôi cộng sản” ngay từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh (mặt nạ của Việt cộng), dưới ngọn cờ “giải phóng dân tộc” hòng khơi dạy lòng yêu nước chống ngoại xâm của người dân để huy động “Sức người, sức của” toàn dân vào cuộc chiến. Vì ngay từ thời đó, chủ nghĩa cộng sản còn xa lạ và đã là nỗi sợ hãi của dân chúng Việt Nam khi nghe nói về một chủ nghĩa ngoại lai “Tam Vô” (vô tổ quốc, vô gia đình và vô tôn giáo). Thế nên, sau khi thống trị một nửa nước Miền Bắc, Việt cộng tiếp tục dùng bảng hiệu “ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa”cho chế độ là “Việt Nam Dân Chủ CộngHòa” có từ sau 1945. Đồng thời đã dùng tên đảng Lao Động Việt Nam làm mặt nạ cho đảng CSVN (từ 1951). Tất cả bộ mặt “ngụy dân tộc” và “ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa” này đều đã lộ nguyên hình trước là Việt Minh, sau là Việt cộng, chỉ là công cụ của cộng sản quốc tế, đánh Tây, đánh Mỹ không phải để giành độc lập cho dân tộc, mà để giành chính quyền thực hiện chủ nghĩa cộng sản, phi dân tộc. Vì thế, sau khi chiếm được Miền Nam thống nhất đất nước, đã đưa cả nước tiên lên “xã hội chủ nghĩa” (tức giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa với đỉnh cao là Thiên đường cộng sản !).
Vì ngay khi cuộc chiến tranh đang diễn ra, chính lãnh tụ cộng đảng Viêt Nam Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đối với cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê không những là một cẩm nang thần kỳ mà còn là mặt trời soi sáng con đường thẳng tới thắng lợi cuối cùng, tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”. Còn Lê Duẩn, cố tổng Bí thư đảng CSVN, sau cuộc chiến cũng từng tuyên bố “Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…” Một sự tự thú làm công cụ tri tình cho cộng sản quốc tế tiến hành “chiến tranh cách mạng(đỏ)”, núp dưới chiêu bài “Chiến tranh giải phóng dân tộc” để nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam, tiến đến mục tiêu tối hậu là cộng sản hóa toàn cầu của cộng sản quốc tế, đứng đầu là hai tân đế quốc đỏ Nga-Tàu (thực tế nayđã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn).
Thế nhưng đến nay, Việt cộng vẫn trơ trẽn đeo mặt nạ cộng sản cho chế độ “đỏ vỏ xanh lòng” bằng bảng hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Mặc dầu “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô” và hầu hết “các nước xã hội chủ nghĩa anh em” đã chết từ 27 năm rồi (1990-2017).Thành ra, vai trò của cộng sản Liên Xô là gì và Cộng sản Bắc Việt phát động và tiến hành chiến tranh xâm chiếm Miền Nam cho ai, không cần nói ra thì ai cũng biết câu trả lời là gì rồi.
Đến bây giờ, sau nhiều ngày im lặng, báo chí Việt Nam hôm 21-9-2017 vừa qua đã đăng thông tin liên quan tới bộ phim tài liệu “The Vietnam War” của Mỹ, khi trích lại tuyên bố chính thức của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước”.
Đây là phản ứng chính thức đầu tiên về bộ phim nhiều tập “The Vietnam War” đang được nhiều người trong nước theo dõi. Nội dung bộ phim phản ánh thực chất cũng như thực tế không phải là cuộc chiến mà bao lâu nay đảng và nhà cầm quyền CSVN đã tuyên truyền lừa bịp; trong đó có những hình ảnh, sự thật bất lợi liên quan đến các lãnh tụ Việt cộng hàng đầu như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… và những tội ác chiến tranh không thể biện minh (như vụ thảm sát hàng ngàn người cùng màu da sắc máu Việt tộc trong cuộc tổng tiến công vào các đô thị Miền Nam dịp Tết Mậu Thân 1968…). Sau hơn 42 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc (1975-2017) đảng và nhà cầm quyền Việt Cộng vẫn còn gọi cuộc chiến Việt Nam theo kịch bàn ngụy dân tộc là “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa…” như lời người phát viên Lê Thị Thu Hằng nói, hoàn toàn duy ý chí, trái với thực chất và thực tế của cuộc chiến tranh này.
2. “The Vietnam War” là “Cuộc chiến tranh xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt” hay là “Cuộc chiến tranh tự vệ chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng”, không phải là “Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”?
Đó là cách gọi cuộc chiến Việt Nam của một số người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản từng sống ở Miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từng là một bên trong cuộc chiến. Những người này vẫn không coi là môt “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam. Những người gọi tên như thế, đã dựa trên căn cứ pháp lý là bản Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm biên giới tạm thời phân chia hai Miền Bắc và Nam Việt Nam; và Hiệp Định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam.
Theo đó, với hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam, đã tạo ra hai thực thể hội đủ yếu tố cấu thành hai quốc gia (lãnh thổ, dân cư và chính quyền) theo công pháp quốc tế.Vì vậy cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến giữa hai quốc gia nên không thể coi là “nội chiến” được; mà phải gọi là cuộc “Cuộc chiến tranh xâm lăng” của quốc gia Miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đối với quốc gia Miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa). Do đó, về phía Việt quốc cũng có thể gọi là “cuộc chiến tranh xâm lăng của cộng sản Bắc Việt” hay là “Cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Bắc Việt xâm lăng”….Cuộc chiến tranh này đã kết thúc vào ngày 30-4-1975 sau khi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc dùng bạo lực xâm chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam. Như tế là đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 1973 và cả Hiệp Định Genève 1954 mà Việt Minh hay Việt cộng đã ký kết với thực dân Pháp chia đôi đất nước.
Nhận định:
Dường như những người Việt Quốc nào, muốn dựa trên căn cứ pháp lý trên để không coi cuộc chiến giữa Việt Cộng và Việt Quốc là nội chiến, là để có cơ sở pháp lý đấu tranh đòi các cường quốc đóng vai trò bảo đảm việc thực thi hai bản Hiệp Định Genève 1954 và Paris 1973, “buộc Việt Cộng” phải thi hành những cam kết trong hai bản Hiệp Định này vì đã vi phạm trắng trợn khi dùng bạo lực cưỡng chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam. Nghĩa là đòi phải tái lập nguyên trạng Quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc Việt Nam và quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam, như trước 30-4-1975, ngày Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam, để thống nhất đất nước môt cách hòa bình... Để từ đó và sau đó có cơ sở pháp lý “Đòi trả lại” các hải đảo thuộc hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng cưỡng đoạt năm 1974 và sau đó, khi các đảo này thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh.
Thế nhưng theo nhận định của chúng tôi, thực tế liệu các cường quốc có trách nhiệm bảo đảm việc thực thi hai Hiệp Định Genève 1954 và Hiệp Định Paris 1973 có “buộc được Việt cộng” tái thi hành các hiệp định này; hay có căn cứ pháp lý “đòi Trung Cộng trả lại” các đảo đã cưỡng đoạt của VNCH hay không? Trả lời câu hỏi này thật không đơn giản. Vì cả hai Hiệp Định này đều được hình thành trong bối cảnh khác nhau, song đều do sự chủ động của các cường quốc liên quan để “thoát hiểm nhất thời” nhằm thành đạt lợi ích chiến lược riêng nào đó, chứ họ không cần để các Hiệp ước đó được thực thi.Vả lại, nên nhớ là chính quyền Quốc gia và kế tục là Việt Nam Cộng Hòa, đã từ chối cùng với Mỹ đã không ký vào văn bản Hiệp Định Genève 1954 thì không có quyền nại ra để coi là tình trạng chiến tranh giữa hai quốc gia dược. Vì thực tế cả hai chính quyền cộng sản Bắc Việt và chính quyền quốc gia Nam Việt đều coi nước Việt Nam là một, với một đất nước, hai chế độ chính trị đối nghịch, không thừa nhận nhau, đều tự nhận là chính danh, đại diện dân tộc Việt Nam để phủ định nhau, tiêu diệt nhau…
3. “The Vietnam War” là cuộc chiến tranh ủy nhiệm (Proxy War) không phải là “Cuộc nội chiến” (domestic warfare) .
Những người gọi tên cuộc chiến như thế,có thể là những người Việt Nam không cộng sản từng sống dưới hai chế độ đối nghịch trong cuộc chiến trên hai miền Nam Bắc Việt Nam. Những người này căn cứ vào thực tế cuộc chiến diễn ra trên hai miền đất nước Việt Nam trong bối cảnh “cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu” (Global war of Ideology ) giữa tư bản chủ nghĩa (Capitalism) và cộng sản chủ nghĩa (Communism), hình thành sau Thế Chiến II.(1939-1945).
Theo đó:
- Chính quyền cộng sản Bắc Việt được sự ủy nhiệm của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Liên-Xô (có sự cạnh tranh của Trung Cộng), nhận chi viện mọi mặt của Liên Xô, Trung quốc và các nước “Xã hội chủ nghĩa anh em” như vũ khí, đạn dược, kinh tế, tài chánh và cả nhân lực nữa… để làm nhiệm vụ “tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa”, chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam; đóng vai trò tên lính xung kích để mở mang bờ cõi cho cộng sản quốc tế, cộng sản hóa Miền Nam và các nước trong vùng thực hiện tham vọng cộng sản hóa toàn cầu, tiến đến một thế giới đại đồng mà đỉnh cao là “Thiên đường cộng sản” vốn là mục tiêu tối hậu của chủ nghĩa cộng sản.
- Chính quyền quốc gia Nam Việt, được sự ủy nhiệm của các cường quốc tư bản quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhận viện trợ mọi mặt như vũ khí, đạn dược,kinh tế, tài chánh và cả nhân sự …của hoa kỳ và các nước đồng minh, để làm nhiệm vụ “tiền đồn Thế giới Tự do”, thực hiện một “cuộc chiến tranh tự vệ” để ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh xâm lăng của CSBV, bảo vệ chế độ dân chủ, xây dựng và phát triển Miền Nam theo kiểu tư bản chủ nghĩa.v.v…
Nghĩa là một cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa hai phe cộng sản chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và phe tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là Hoa Kỳ, diễn ra dưới hình thức “Chiến tranh Nóng” cục bộ diễn ra trên đất nước Việt nam, với hai công cụ đều là người Việt Nam. Nhưng đó không phải là “cuộc nội chiến” mà là “Chiến tranh ủy nhiệm”. Vì Việt cộng nhận sự ủy nhiệm của Liên Xô và cộng sản quốc tế; còn Việt quốc thì được ủy nhiệm của Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh tư bản, để thực hiện chiến tranh xâm lần lãnh thổ (Việt cộng) và chiến tranh ngăn chặn, đẩy lùi (Việt quốc). Chính Tổng bí thư đảng CSVN đã từng nói “Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc…” hay Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm từng nói “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vỹ tuyến 17…”.Vì thế, những người có quan niệm này không coi chiến tranh Việt Nam là “Nội chiến” là thế.
Nhận định:
Theo nhận định của chúng tôi, căn cứ cho cách gọi như thế là không đúng với thực tế và thực chất của cuộc chiến tranh Việt Nam.Vì thực tế cũng như thực chất đó là một “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”. Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu (Global War of Ideology) giữa hai khối cộng sản đứng đầu là Liên Xô và khối tư bản đứng đầu là Hoa Kỳ. Hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam.Tuy hai cuộc chiến này trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoại cùng chung mục tiêu, lý tưởng, nhưng không là một vì khác ý đồ muốn thành đạt thông qua cuộc hiến này.
Chính vì thế mà sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975 cuộc nội chiến ý thức hệ Việt Nam vẫn chữa chấm dứt. Bên thất trận Việt Quốc vẫn tiếp tục chống cộng để thành đạt mục tiêu tối hậu của ý thức hệ quốc gia về chính trị là “dân chủ hóa đất nước”. Bên thắng cuộc Việt cộng vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu lý tưởng tối hậu là xây dựng chủ nghĩa xã hội của mình (mà nay đã thất bại hoàn toàn phải quay qua con đường kinh tê 1thò trường tư bản chủ nghĩa…) . Mặc dù cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hay là “Chiến tranh Lạnh”( theo cách gọi của Tây phương) giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã chấm dứt từ lâu, thế giới đã đi vào chiến lược toàn cầu mới.
4. “The Vietnam War” là một “Cuộc Nội Chiến Ý Thức Hệ Quốc-Cộng” giữa những người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và những người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản.
Đó là cách gọi có lẽ là của hầu hết những người Việt Nam từng ở hai bên cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua (1954-1975). Vì cách gọi này đúng với ý nghĩa chung của từ ngữ nội chiến (Domestic warfare) và diễn tả đúng thực chất cũng như thực tế khách quan của cuộc chiến
Theo ý nghĩa từ ngữ, nội chiến là xung đột vũ trang (chiến tranh quân sự) hay tâm lý (chiến tranh chính trị) trên quy mô cả nước, giữa người trong một nước, có tên gọi khác nhau tùy theo nguyên nhân đưa đến nội chiến. Tỷ như cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ (1761-1765) có tên gọi riêng “The Civil War” khác với từ ngữ chung về nội chiến (The domestic warfare); nguyên nhân là mâu thuẫn về vấn đề nô lệ chủng tộc người da đen giữa chính quyền các tiểu bang Miến Bắc chủ trương bãi bõ chế độ nô lệ, với chính quyền các tiểu bang Miền Nam muốn duy trì chế độ nô lệ. Cuộc chiến tranh Việt Nam nguyên nhân là sự đối kháng ý thức hệ giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản nên gọi là “Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”.
Tên gọi này cũng đã được thể hiện qua bộ phim nhiều tập “The Vietnam War” của hai nhà đạo diễn Mỹ đang được trình chiếu rộng rãi. Tuy nhiên nếu bộ phim phần nào thể hiện được tính khách quan, thì lại thể hiện mờ nhạt, không rõ nét tính chất “Nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam, đưa đến sự ngộ nhận chiến tranh Việt Nam như là cuộc chiến giữa Mỹ và Việt cộng; làm lu mờ vài trò chính quyền quốc gia trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam vốn là chủ thể chính trong cuôc nội chiến mà Hoa Kỳ chỉ đóng vai phụ; tương tự như vai trò của Liên Xô đối với chính quyền Cộng sản Bắc việt là một bên chính yếu trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng. Chính vì vây mà nhiều người Việt quốc khi xem bộ phim The Vietnam War đã có phản ứng bất bình đến phẫn nội.
Dẫu sao bộ phịm The Vietnam War cũng nói lên được phần nào thực chất cũng như thực tế của cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn này” chỉ vì khác biệt ý thức hệ. Ý thức hệ Quốc-Cộng đúng hay sai, lợi hại cho đất nước và và dân tộc thế nào thì đã có câu trả lời bằng chính thưc tế sau khi Việt cộng phát động, tiến hành chiến tranh “giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” đưa cả nước tiến lên “xã hội chủ nghĩa” với hậu quả ra sao?
Thiết tưởng không cần phải nói thêm những khác biệt về ý thức hệ đã đưa đến nội chiến, thì mọi người cũng đã biết và chúng tôi cũng đã lý giải tổng quát ở các phần trên bài viết này.
Thay lời kết: người viết xin đưa ra một số cảm nhận sau khi xem bộ phim tài liệu nhiều tập “The Vietnam War” do hai đạo diễn người Mỹ là Ken Burnes và Lynn Novick thực hiện.
Những hình ảnh tàn bạo của chiến tranh, những khuôn mặt lãnh đạo, điều hành, chỉ huy gián tiếp nay trực tiếp cuộc chiến tranh Việt Nam ở mọi phía (Diễn viên chính:Việt quốc và Việt Cộng- Diễn viên phụ: Hoa Kỳ và Liên Xô…) đối với người viết cũng như hầu hết nhân dân Việt Nam cũng như người dân Hoa Kỳ có quan tâm đến cuộc chiến đều đã quá quen thuộc.
Đối với người dân Hoa Kỳ quan tâm, họ cũng đã từng coi nhiều phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam trước đây do các nhà làm phim của họ, với nhiều hình ảnh của chiến tranh được lặp lại nhiều lần, hiển nhiên là họ cũng đã có những cảm nghĩ, phản ứng tâm lý khác nhau về cuộc chiến ngoài nước Mỹ, mà con em, cha anh họ đã chiến đấu hy sinh (58.000 tử sĩ) vì lý tưởng “Tự do, dân chủ” muốn thành đạt cho người dân Việt Nam mà đã không thành. Thế nhưng đó không hẳn là thất bại đối với những nhà hoạch định chủ trương, chính sách, mục tiêu tham gia cuộc chiến Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ cũng như các cường quốc hàng đầu phe cộng sản(Liên Xô, Trung quốc…) trong cuộc chiến tranh ý thức hệ cộng sản và tư bản toàn cầu, khi mà các mục tiếu chiến lược họ đã đạt được thông qua cuộc chiến tranh cục bộ này.
Đối với cá nhân người viết và có lẽ cũng của nhiều người Việt Nam hầu hết đã từng sống, chứng kiến hay từng là là nạn nhân của cuộc chiến, khi coi lại những hình ảnh chiến tranh quen thuộc, dù đã 42 năm sau cuộc chiến, vết thương lòng vẫn chưa lành, không khỏi cảm thấy đau xót, lòng quặn dau khi nhìn lại cảnh tàn sát giết hại nhau trong những trận chiến đẫm máu giữa người cùng màu da sắc máu Việt tộc ở cả hai bên chiến tuyến. Thật là một cuộc chiến vô ích và vô nghĩa đối với dân tộc Việt Nam. Vì cả Việt cộng cũng như Việt quốc, không bên nào thành đạt được mục tiếu tối hậu theo lý tưởng của mình, thông qua cuộc chiến “Nồi da xáo thịt” với núi xương sống máu của hàng triệu con người Việt Nam trên cả hai miền Bắc-Nam, tàn phá tan hoang đất nước, làm phân hóa dân tộc, di hại toàn diện và lâu dài cho các thế hệ mai sau..
Ước gì, từ nay vào mỗi dịp 30-4 hàng năm, ngày chấm dứt “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam, nhà đương quyền Việt Nam đừng ăn mừng như một ngày “Chiến thắng!” nữa; mà hãy chủ động đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa đất nước để mau chấm dứt giai đoạn cuối cùng của “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” này; là cái đuôi của “The Vietnam War”. Vì đó là mục tiêu tối hậu của ý thức hệ quốc gia về chính trị mà người Việt quốc theo đuổi trong nhiều thập niên qua. Nếu nay nhà đương quyền Việt Nam (thực chất và thực tế không còn làt cộng sản nữa) tự nguyện, tự giác, chủ động thực hiện được mục tiếu tối hậu này của Viêt quốc cũng là ý nguyện chung của toàn dân Việt, “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam sẽ chấm dứt tức thì, một cách hòa bình, không đổ máu. Tạo tiền đề thống nhất toàn lực quốc gia để xây dựng phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại; và để có thế lực đập tan cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Houston, ngày 27 tháng 9 năm 2017
Theo Thiện Ý/VOA
https://www.tinhthantranvanba.com
NHỮNG GÌ ĐƯỢC KỂ TRONG “THE VIETNAM WAR”?
Mạnh Kim
“The Vietnam War” không phải là bộ phim “one size fits all”. Khó có thể đề cập một chủ đề phức tạp liên quan không chỉ chiến tranh và súng đạn như “cuộc chiến Việt Nam” mà không “đụng chạm” bên này hoặc bên kia. Trong một tập này, người phe VNCH sẽ không thể không có cảm giác khó chịu; nhưng trong một tập khác, người phía Bắc Việt chắc chắn sẽ không thoải mái khi thất bại của họ bị phơi bày và giấu giếm của họ bị lôi ra.
Nếu trận Ấp Bắc được miêu tả là tổn thất nặng nề của VNCH thì trận An Lộc cũng được thuật là một thất bại nghiêm trọng của Bắc Việt với số thiệt mạng khoảng 10.000 người. Khi nói về ý chí của quân đội Bắc Việt, bộ phim cũng nói về tinh thần dũng cảm của lính VNCH (“kiên cường” là từ được sử dụng). Khi nói về tình trạng tham nhũng trong quân đội VNCH trong đó có việc hối lộ để tránh đi quân dịch thì phim cũng nhắc đến câu chuyện luôn được Hà Nội giấu kín: “Một số cán bộ đảng viên gửi con ra nước ngoài để tránh nhập ngũ” và “ai có tiền thì đút lót để ban tuyển quân tha cho con họ”…
Khi nói đến sự hỗn loạn trong chính trường VNCH, phim cũng đề cập đến cuộc thanh trừng nội bộ khốc liệt của Lê Duẩn khi bỏ tù hàng trăm người và soán chiếm quyền lực Hồ Chí Minh. Khi nói đến sự bưng bít thông tin của Mỹ thì phim cũng cho biết người dân miền Bắc phải “lén nghe đài BBC” để biết những thất bại chiến trường và tổn thất nhân mạng mà báo chí và truyền thông Hà Nội không bao giờ đề cập. Khi nói về việc Mỹ đổ vũ khí và quân bộ vào miền Nam, “The Vietnam War” cũng nói đến việc “320.000 lính Trung Quốc sang phục vụ ở hậu phương miền Bắc”.
Khi nói về hoạt động quân báo của VNCH, phim cũng nói về “các nhóm ám sát Việt Cộng được điệp viên Bắc Việt hướng dẫn, đi lại ngoài đường, mang theo lệnh giết binh lính (VNCH) đang về phép lẫn các thành viên trong gia đình họ” (Huế-Mậu Thân). Và khi nói về vụ Mỹ Lai, phim cũng nói về việc “trước khi rời thành phố (Huế), cộng sản đã hành quyết có hệ thống ít nhất 2.800 người mà họ gọi là bọn quá khích và phản cách mạng” trong sự kiện Mậu Thân 1968…
“The Vietnam War” không là bộ phim “one size fits all”. Nó dành cho tất cả nhưng không thỏa mãn được tất cả. Bởi vì, cuộc chiến đã để lại một gánh nặng tâm lý cực kỳ khủng khiếp. Nó chạm đến tổn thương lẫn kiêu hãnh. Nó khơi gợi vinh quang và nhục nhã, và sự lẫn lộn giữa vinh quang và nhục nhã. Nó dắt người ta đến ranh giới của đúng và sai, và sự lẫn lộn của đúng và sai. Chỉ bước thêm một bước nhỏ qua lằn ranh, người ta sẽ thấy họ dường như đã sai mà khi lùi lại thì họ lại thấy như là mình đúng. Cái tâm lý đó đè nặng lên lương tri đối với những người có lương tri khi nhìn lại ý nghĩa của việc tham chiến, và với cả những kẻ hậu thế quan sát cuộc chiến như một phần di sản khốc liệt của dân tộc.
“Nhờ anh viết hộ tôi cái gọi là “hội chứng bộ đội” mà bố mẹ tôi mắc phải và không ngừng dằn vặt hàng chục năm qua” – đó là lời nhắn của một người bạn vào hôm qua, sau khi bạn ấy kể câu chuyện rất buồn mà tất cả thành viên gia đình, đều thuộc phe thắng cuộc, phải chịu đựng, từ những mâu thuẫn gay gắt “không thể hàn gắn” khi tranh cãi về sự đúng-sai trong cái dư vị của cuộc chiến. Cô ấy thậm chí nói rằng, “những người lính (Bắc Việt) không bị hy sinh chắc gì đã may mắn hơn những người đã hy sinh!”. Đó là một phần rất khuất của cuộc chiến mà báo chí Việt Nam không bao giờ đề cập.
Chưa có cuộc xung đột nào trong lịch sử dân tộc có một hình thù kỳ quái như cuộc chiến Việt Nam: nó vừa là con quỷ khát máu vừa mang con tim người và những dằn vặt “rất người”. Nếu không thấy được điều này, mà chỉ tụng ca những chiến thắng sau các cuộc bắn giết đồng loại, thì tất cả mất mát và tổn thất xương máu trên tấm thân dân tộc chỉ là một mảnh khăn tang dúm dó vô nghĩa.
Cũng chưa có sự kiện đau thương nào trong lịch sử dân tộc mà sự dối trá tồn tại dai dẳng đến vậy. Nó tồn tại trong suốt giai đoạn chiến tranh và kéo lê sang thời hậu chiến. Trong chiến tranh, tuyên truyền và ngụy dựng hình ảnh “anh hùng” là liều “doping” kích thích tinh thần. Nhưng sau chiến tranh, tuyên truyền đã trở thành liều thuốc độc. Nó làm “hư hỏng” nhận thức thế hệ trẻ. Nó phản tác dụng, khi nó làm thay đổi tính chất cuộc chiến, biến những “anh hùng lực lượng vũ trang” thành những nhân vật nhảm nhí và buồn cười. Nó không mang lại ánh sáng sự thật. Công dụng được dùng không đúng và do vậy tầm sát thương của nó chỉ là đẩy nhanh sự hủy hoại lịch sử.
Với phe “chiến thắng”, cuộc chiến luôn được ca tụng, nhưng cùng lúc cuộc chiến cũng luôn bị tránh né, nếu nó được nhắc bằng những góc nhìn và quan điểm khác biệt. Thật không bình thường khi những người “chiến thắng” lại mang một mặc cảm tương tự một dạng thức ẩn ức tâm lý như thể họ không xứng đáng được gọi là người “chiến thắng”.
Cũng không có chủ đề nào mà sự ngụy biện được sử dụng dữ dội bằng chủ đề cuộc chiến Việt Nam. Sự ngụy biện không chỉ ở một phía để bênh vực một phía. Một nhân vật tên tuổi thuộc VNCH nói với tôi rằng, ông ta căm thù cộng sản đến mức từ khi di tản 1975 chưa lần nào trở về Việt Nam chừng nào đất nước “chưa sạch bóng Cộng thù”, nhưng ông ta cũng cho rằng chính sách đàn áp sĩ quan binh lính VNCH của Hà Nội thời hậu chiến là “bình thường”, vì chuyện ấy từng xảy ra trong lịch sử, thời nhà Nguyễn.
Nếu lấy những sai lầm lịch sử để biện minh cho sai lầm hiện tại thì sẽ chẳng có bài học nào được rút ra để tránh lặp lại sai lầm cho tương lai. Nếu đó được xem như là một cách “giải thích lịch sử” thì chẳng có “bài học lịch sử” nào được rút ra từ cuộc chiến Việt Nam và dân tộc sẽ tiếp tục sống trong một cuộc nội chiến không tiếng súng. Đã là quá muộn cho việc nhìn lại cuộc chiến, không bằng ký ức của đau thương, mà bằng sự thức tỉnh nhận ra sự thật và tôn trọng sự thật. Bản chất của chiến tranh là dối trá, ở tất cả các phía. Nhưng không có một nền hòa bình nào và sự hàn gắn hòa hợp nào có thể được mang lại nếu nó tiếp tục được xây bằng những viên gạch lẩn tránh sự thật. Hãy để cho thế hệ trẻ biết sự thật và rằng thế hệ cha ông không chỉ “đánh Mỹ hào hùng”, mà còn mắc những sai lầm như thế nào, để tương lai dân tộc còn có cơ may được định hình, từ một hiện tại hòa bình-hòa hợp chứ không phải từ quá khứ chiến tranh-chia rẽ.
…..
Ảnh: Chụp từ các tập phim “The Vietnam War”
Xin giới thiệu thêm một số quyển sách về cuộc chiến Việt Nam đáng đọc
- Chiến tranh Việt Nam, Cao Văn Luận
- Việt Nam 1945-1995, Lê Xuân Khoa
- Hành trình thế kỷ - 30 năm chiến tranh 1945-1975, Thụy Khuê
- Hồ sơ mật Dinh Độc Lập, Nguyễn Tiến Hưng
- Khi đồng minh tháo chạy, Nguyễn Tiến Hưng
- Khi đồng minh nhảy vào, Nguyễn Tiến Hưng
- Tâm tư Tổng thống Thiệu, Nguyễn Tiến Hưng
Những bút ký xuất sắc
- Tháng ba gãy súng, Cao Xuân Huy
- Bóng tối đi qua (I, II, III), Kim Nhật
- Về R., Kim Nhật
- Dọc đường số 1, Phan Nhật Nam
- Mùa hè đỏ lửa, Phan Nhật Nam
- 2.000 ngày đêm trấn thủ Củ Chi (bộ 7 cuốn), Xuân Vũ và Dương Đình Lôi
- Đường đi không đến, Xuân Vũ
- Những ngày dài trên quê hương (bút ký phóng sự chiến trường của Dương Nghiễm Mậu, Đoàn Kế Tường, Phạm Văn Phú, Hồng Phúc, Người Xứ Huế, Phạm Văn Bình, Phan Nhật Nam, Phan Huy, Sao Bắc Đẩu, Vũ Hoàng - NXB Văn Nghệ Dân Tộc, 1972)
Sách nghiên cứu ấn hành thời gian gần đây
- Hanoi’s War, Lien-Hang T. Nguyen (University of North Carolina Press; 2012)
- Misalliance, Edward Miller (Harvard University Press, 2013)
- Uprooted - A Vietnamese Family’s Journey 1935-1975, David Lucas (Lulu, 2015)
- Hue 1968, Mark Bowden (Atlantic Monthly Press; 2017)
…..
Về “The Vietnam War”, tập đầu tiên phát sóng tại Mỹ lúc 8pm ngày 17, tức 8am ngày thứ Hai, 18-9-2017, giờ VN. Lịch chiếu có ghi rõ ngày giờ phát lại từng tập. Xin theo dõi lịch chiếu và xem phim tại:
http://www.pbssocal.org/schedule/?program=21568
http://www.pbs.org/kenburns/the-vietnam-war/home/
http://www.pbs..org/show/vietnam-war/
Episode One
“Déjà Vu” (1858-1961)
Episode Two
“Riding the Tiger” (1961-1963)
Episode Three
“The River Styx” (January 1964-December 1965)
Episode Four
“Resolve” (January 1966-June 1967)
Episode Five
“This Is What We Do” (July 1967-December 1967)
Episode Six
“Things Fall Apart” (January 1968-July 1968)
Episode Seven
“The Veneer of Civilization” (June 1968-May 1969)
Episode Eight
“The History of the World” (April 1969-May 1970)
Episode Nine
“A Disrespectful Loyalty” (May 1970-March 1973)
Episode Ten
“The Weight of Memory” (March 1973-Onward)
https://www.facebook.com/nguyen.manhkim
Miền Nam thua CSBV vì Einstein đã từng nói: "Chúng ta không thể thắng kẻ ngu nếu chúng là số đông"
Bộ phim dài không có hậu
Bùi Tín
Bộ phim dài 10 tập (18 tiếng đồng hồ) của 2 đạo diễn Mỹ Ken Burns và Lynn Novick đã được trình chiếu rộng rãi trên TV cũng như trên internet.
Poster của phim The Vietnam War
Nhiều người chăm chú xem, thưởng thức và bình luận. Người khen khá nhiều, cho rằng các tác giả đã dày công sưu tầm, tuyển chọn những đoạn phim, hình ảnh tiêu biểu, quý giá nhất, có được cách nhìn khách quan, đa chiều.
Nhiều người phân vân, chê trách bộ phim có nhiều thiếu sót, chưa nói lên đầy đủ bản chất của cuộc chiến, tuy có đầu đề là "Chiến tranh Việt Nam", nhưng lại nặng về cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam !
Riêng với người Việt Nam, bộ phim bị chê trách nhiều hơn là khen.
Ở trong nước, ban tuyên huấn của Đảng Cộng Sản ra chỉ thị cho bộ máy truyền thông không trình chiếu, không bình luận, không bàn tán về bộ phim này, chắc là vì chưa nói lên được công lao của đảng trong toàn thắng "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước", còn nêu lên các vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế, trại cải tạo sĩ quan viên chức Viêt Nam Cộng Hòa và vụ thuyền nhân bi thảm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho rằng bộ phim không có giá trị vì không nói lên được chính nghĩa và thiện chí của Đảng, Nhà nước, Quân đội nhân dân và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh cách mạng.
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung đánh giá thấp, phê phán khá mạnh bộ phim, cho là không khách quan, không cân đối, không công bằng, sai lệch trong đánh giá thấp chính quyền miền Nam, đánh giá thấp quân đội Việt Nam Cộng hòa, nhìn nhận sai lệch quá ưu ái với phong trào chống chiến tranh trên đất Hoa Kỳ.
Tất nhiên cuộc chiến tranh kéo dài trong gần 30 năm, với 2 chiến trường miền Bắc, miền Nam Việt Nam, lây lan sang Cam-bốt, Lào, dính liền với cuộc chiến tranh lạnh giữa 2 phe gồm các siêu cường, cường quốc trên thế giới, với biết bao diễn biến với nhiều mặt phức tạp, khó lòng mô tả cho đầy đủ, làm vừa lòng mọi người, ở mọi phía.
Nhưng dù sao đây cũng là một cố gắng to lớn, mang cách nhìn phóng khoáng, đa diện ít định kiến, hiếm hoi, so với các bộ phim đã xuất hiện xưa nay.
Theo ý riêng của tôi, đây là cuốn phim hoành tráng, mang nhiều cố gắng, phản ánh nhiều mặt, nhiều nhân vật tiêu biểu của cuộc chiến.
Chỗ đứng chính trị của các tác giả làm phim chưa rõ. Họ có đứng trên lập trường ủng hộ hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, bảo vệ nhân quyền, cổ súy sự tôn trọng pháp luật quốc tế, của những công dân của thế giới mới hay không ? hay chỉ là lập trường lạnh lùng, trung lập, cách nhìn trung dung của người ngoài cuộc ?
Điều mà hình như các tác giả bỏ qua là cuộc chiến thuộc thế kỷ XX, mà nay đã bước vào thế kỷ XXI. Phần lớn những diễn viên chính của cuộc chiến đã đi vào dĩ vãng, bộ phim này là để cho lớp con cháu họ xem và suy ngẫm cho cuộc sống hiện tại.
Có những sự kiện lịch sử phải cần một thời gian khá dài mới có thể đánh giá đầy đủ đúng, sai, tốt xấu, tiến bộ hay lạc hậu. Hậu quả của cuộc chiến ra sao ? tốt đẹp hay bi đát cho từng bên, từng đối tượng. Như phải ngắm một quả núi từ xa.
Ví dụ như đối với nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, tuy đảng cộng sản huênh hoang là chính nghĩa, thiện chí, yêu nước, giải phóng, thống nhất, đại thắng, hoàn thành sứ mạng vẻ vang… nhưng hiện nay tất cả là giả dối, lừa gạt, là bịa đặt, không có thật. Sự thật chỉ là con số không to đùng.
Họ nói độc lập, nhưng từ sau Mật ước Thành Đô (tháng 9/1990) Việt Nam sống dưới một chế đô Bắc thuộc, phụ thuộc cả về chính trị, kinh tế, đối ngoại vừa tinh vi vừa lộ liễu, vậy thì lời thề Độc lập và Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 chỉ còn là bánh vẽ.
Họ nói dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng không hề có bầu cử tự do, chỉ có đảng chọn dân bầu, bỏ tù hàng trăm tù chính trị chống bành trướng, coi các công dân yêu nước, yêu dân chủ, nhân quyền là thù địch. Quốc hội chỉ là đảng hội khi 90% là đảng viên. Vậy dân chủ hay đảng làm chủ ?
Họ nói giải phóng, hứa hẹn, cam kết hòa hợp dân tộc nhưng cầm tù hàng trăm ngàn sĩ quan, viên chức Việt Nam Cộng hòa, cho nửa triệu cán bộ chính trị, kinh tế, văn hóa, đảng viên, công an, giáo chức, viên chức miền Bắc trình độ yếu ớt vào tiếp quản, cai trị miền Nam, thực tế là phá phách toàn diện cuộc sống vốn tiến bộ hơn miền Bắc, vậy giải phóng hay kềm kẹp, đẩy lùi miền Nam ?
Và lời hứa của ông Hồ sau chiến tranh sẽ xây dựng đất nước to lớn giàu mạnh gấp 10 lần thời chiến nay, đi đến đâu ? Có nhiều nhà cao tầng, nhưng thu nhập bất công gấp trăm lần thời xưa, nạn tham nhũng vượt xa thời thuộc Pháp, thời phong kiến. Đời sống, thu nhập dân thường kém Thái lan, Malaysia hàng 20 năm.
Vậy thì chiến thắng, đại thắng để làm gì ? Câu nói "dân ta tòan thắng đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai" trở nên cay đắng bẽ bàng. Đến nay phải công nhận rằng dân Việt Nam đã thua, thua to, thua triệt để, thua trắng tay. Linh mục Nguyễn Văn Lý nói không sai "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: chưa Độc lập - thiếu Tự Do – chưa Hạnh Phúc", là rất đúng, nhưng lại bị trả giá bằng hơn 10 năm tù !
Nhiệm vụ các nhà làm phim chân chính của nước ta là nên làm một bộ phim dài nói lên những sự thật ấy, khi mà bộ phim "The Vietnam war" đã bỏ quên.
Lẽ ra các nhà làm phim nói trên nên suy nghĩ để qua cuộc chiến tranh thế kỷ XX gợi ý cho những giải pháp cho các cuộc chiến, tranh chấp trong thế kỷ XXI này.
Vũ khí nguyên tử từng chuẩn bị được dùng ở Điện Biên Phủ, ở Triều Tiên, Cuba. Nay lại có nguy cơ nổ ra thật sự do cậu bé Kim Chính Ân - Ủn lên gân.
Các cuộc chiến ở Syria, Trung Đông, Ukraine… nên tìm ra giải pháp nào ? Làm sao tiêu trừ nạn khủng bố do Nhà nước Hồi giáo IS chủ trương ?
Vai trò của Liên Hợp Quốc trong sứ mạng bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh, cứu trợ các nạn nhân và người di cư ra sao ?
Vai trò của Hoa Kỳ nên co lại lo cho "nước Mỹ trước hết" hay cần đóng vai cường quốc số 1 có trách nhiệm cao quý trên thế giới ?
Bộ phim sẽ rất hay, hấp dẫn hơn, có ích khi nó có hậu nói đến hậu quả các cuộc chiến cho đến ngày hôm nay, mối quan hệ Việt Mỹ nay ra sao, Việt Nam đang trong tình hình thế nào và gợi ý, nhắn nhủ cho người xem tham gia vào giải quyết những vấn đề trước mắt của thế giới ra sao. Có lẽ nó cần bổ xung thêm 1 hay 2 tập kết thúc. Mong các nhà làm phim quan tâm.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 25/09/2017
Nhận định về bộ Phim Vietnam War
Phạm Trần Anh
Bộ phim không trung thực vì thiếu một số sự kiện lịch sử sau đây:
1. Chiến trường Việt Nam đối đầu giữa Cộng sản và Tư bản khiến sinh lực của dân tộc bị tiêu hao trầm trọng.
Trước đây, chúng ta bị bộ máy tuyên truyền của Cộng sản lừa dối rằng lực lượng đồng minh Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Thái Lan và Đại Hàn đến Việt Nam để chống lại một nước nhỏ bé là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và nhân dân miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, sau hơn 30 năm, chúng ta mới biết cả Liên Sô, Trung Cộng lẫn Bắc Triều Tiên đều tham chiến ở Việt Nam. Việt Nam trở thành chiến trường giữa 2 khối Cộng Sản và thế giới tự do. Sự thật lịch sử này được một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu như sau: “Trong giai đoạn giúp Việt Nam chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc đã vì Việt Nam mà đóng góp không biết bao nhiêu tài lực, nhân lực, vật lực, pháo binh, công binh, nhân viên đường sắt, nhân viên thư tín, hải quân, không quân, hậu cần vận tải … 16 sư đoàn, hơn 300.000 lính Hồng quân Trung Quốc ở Việt Nam trong hơn 3 năm 9 tháng đấu tranh. Tác chiến đối không 2153 lần, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ, bắt sống 42 phi công Mỹ, viện trợ Việt Nam xây dựng Hải Phòng, Hòn Gai, các thành phố duyên hải và xây dựng hệ thống phòng ngự ở tam giác châu thổ sông Hồng, tu sửa và xây dựng các tuyến đường huyết mạch, sân bay, tuyến đường sắt đông tây, mở đường trên biển chuyên chở vũ khí vào miền Nam và chi viện cho đường mòn Hồ Chí Minh. Từ năm 1950 đến năm 1978, TQ đã viện trợ cho Việt Nam hơn 200 tỷ mỹ kim, trong đó 93% là viện trợ không hoàn lại, đó là chưa kể xương máu mà 1446 chiến sỹ đã hy sinh, 4200 người trọng thương… những hy sinh đó tuyệt đối không thể tính được bằng tiền”.
Gần đây, chúng ta mới biết được là các đơn vị phòng không Liên Sô và phi công Bắc Hàn cũng tham dự cuộc chiến tranh VN. Cựu Trung Tướng Yevgeni Antonov, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự của Liên Sô tại Việt Nam tiết lộ rằng Liên Bang Sô Viết đã gởi một trung đoàn phòng không với đầy đủ vũ khí và trang bị sang Việt Nam tham chiến và 13 người lính phòng không Liên Xô đã chết trên chiến trường miền Bắc. Trung đoàn phòng không Liên Sô đã bắn rơi những chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trên bầu trời Hà Nội, kể cả chiếc chiến đấu cơ A-4 Skyhawk của Thượng Nghị Sĩ John McCain. Theo tiết lộ của cựu trung tướng Liên Xô Yevgeni Antonov, chỉ huy lực lượng phòng không Liên Xô tại Việt Nam từ 1969 đến 1970 thì Việt Nam là một phòng thí nghiệm cho vũ khí Liên Sô để chuẩn bị cho việc máy bay Mỹ và NATO oanh tạc vào nội địa Liên Sô trong trường hợp có chiến tranh giữa hai khối sau này. Ngày nay, chúng ta mới biết là Cao Ly (Triều Tiên- Bắc Hàn) đã đem nhiều phi đội máy bay do phi công Bắc Hàn lái sang tham chiến, nhiều phi công đã tử nạn trên chiến trường Việt Nam.
Sự thật lịch sử đã chứng minh rằng chính Hồ Chí Minh, cán bộ của CS quốc tế đã đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh ý hệ, hy sinh xương máu của hàng triệu người dân lành vô tội để bành trướng chủ nghĩa CS xuống toàn cõi Đông Dương. Sinh lực của dân tộc bị tiêu hao trầm trọng, hàng triệu người dân vô tội hy sinh, đất nước nghèo nàn tan hoang đổ nát, lòng người ly tán. Cái gọi là thống nhất đất nước chỉ là sự xâm lăng của bạo lực và hận thù khiến dân tộc Việt Nam ly tán, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do. Cộng sản Việt Nam đã phơi bầy bản chất độc tài dã man trả thù, hành hạ đày đọa quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tù gọi là “Cải tạo” cùng với biện pháp đổi tiền, đánh tư bản mại sản, bắt đi kinh tế mới để tước đoạt tài sản của nhân dân… Cộng sản Việt Nam tuyên truyền rằng đã “Thống nhất được đất nước” nhưng thực tế đã chứng minh rằng đất nước Việt Nam đã thống nhất từ ngày 23-4-1949, Quốc Hội Nam Kỳ đã giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất. Ngày 30-4-1975, Cộng sản xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản đã để lại trong lòng dân tộc một sự phân ly ngăn cách không gì có thể hàn gắn được nên hàng triệu người phải bỏ quê hương đi tìm tự do.
2. Cộng sản Việt Nam đã hy sinh cả chục triệu người Việt Nam vô tội để tiêu hao sinh lực Hoa Kỳ cho Liên Sô và Trung Cộng. Vì vậy, Liên Sô đã chi ra 2 tỉ dolars mỗi năm để phát động phong trào Phản chiến trên toàn thế giới và ngay trong lòng nước Mỹ khiến chính quyền Hoa Kỳ phải ngưng viện trợ cho việt Nam Cộng Hòa trong khi Liên Sô, Trung Cộng viện trợ tối đa cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Cộng) nên đã đưa tới sự thất bại ngày 30-4-1975. Hà Nội xem như kẻ “Thắng trận” nhưng người “Thắng Cuộc” cuối cùng trong nay mai chính là Dân tộc Việt Nam.
Khi bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản xuống Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, cả Liên Sô lẫn Trung Quốc đều chủ trương đánh Mỹ, tiêu hao sinh lực Hoa Kỳ cho đến người Việt Nam cuối cùng để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản. Mỗi năm Hoa Kỳ đã chi tiêu 20 tỷ dollars cho chiến tranh trong khi Liên Sô chỉ chi viện 1 tỷ dollars khiến ngân sách Hoa Kỳ kiệt quệ. Đảng CS Liên Sô đã bỏ ra 2 tỷ USD mỗi năm để phát động phong trào phản chiến trên toàn thế giới và đã thành công trong việc phân hóa hàng ngũ lãnh đạo Hoa Kỳ khiến nội tình nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng.
3. Bộ phim chỉ nói tới vụ thảm sát Mỹ Lai trong khi đó, một vụ thảm sát kinh hoàng hơn đó là Thảm sát Tết Mậu Thân và cuộc thảm sát ở Xuân Lộc do chính Việt Cộng sát hại dân lành Việt Nam. Chứng nhân lịch sử còn sống chính là nhà văn Trần Đức Thạch khi đó là người lính thuộc Sư đoàn 341 của bộ đội CSBV viết về “Hố Chôn Người Ám Ảnh” sau đây. Xin quý chiến hữu, các bạn phổ biến tối đa những sự thật lịch sử kinh hoàng này để mọi người chúng ta cùng biết rõ bản chất cuộc chiến và Ai là Tội đồ của dân tộc Việt Nam.
“Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30.4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập.. Cái hố chôn người bây giờ ra sao?!”
HỐ CHÔN NGƯỜI ÁM ẢNH…
Tháng 04-1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường.. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá.. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.
Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ... Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.
– Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!
Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng. Tôi quát: Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình. Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi: Anh ơi! đây là lệnh. Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa! Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm! Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!
Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh: Ai bắn đấy? Đại đội phó Hường đấy anh ạ! Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sóc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cân làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh: Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm! Không lo, có tôi đi cùng! Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại: Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến. Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp.. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”. Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá.. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi: Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.- Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.
Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này. Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét: Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!. Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ Hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…
Trần Đức Thạch, Cựu phân đội trưởng trinh sát, Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266 – Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4
Xem phim “The Vietnam War”
Song Chi
“The Vietnam War”, bộ phim tài liệu truyền hình 10 tập, dài 18 giờ của 2 tác giả Ken Burns và Lynn Novick, được công chiếu lần đầu tiên trên Public Broadcasting Service, Hoa Kỳ, ngày 17.9 vừa qua là bộ phim mới nhất của Mỹ về chiến tranh Việt Nam.
Được biết, các nhà làm phim đã phải mất 10 năm để thực hiện bộ phim, phỏng vấn 79 người Mỹ từng chiến đấu hay phản đối cuộc chiến, các chiến binh VN và thường dân ở cả hai miền Nam Bắc, và đã phải xử lý một khối lượng hình ảnh, tư liệu khổng lồ mà khi xem chúng ta cũng có thể hình dung được.
Như vậy, 42 năm sau khi cuộc chiến tranh đã kết thúc, người Mỹ và người Việt lại một lần nữa phải nhìn lại cuộc chiến với những hình ảnh sống động, tàn bạo, đẫm máu, nhức nhối.
Cảm nhận chung đầu tiên của người viết đây vẫn là một bộ phim của người Mỹ làm về chiến tranh VN, đã mổ xẻ được những sai lầm và tội ác của người Mỹ, nhất là của chính phủ Mỹ, khai thác tâm trạng của các vị chính khách, Tổng thống, cho tới những người Mỹ từng tham gia hay phản đối chiến tranh, đã phơi bày được sự chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ trong suốt cuộc chiến cũng như tất cả hậu quả mà cuộc chiến đã gây ra cho nước Mỹ. Nhưng bộ phim lại chưa làm được như thế về phía Việt Nam, cả với VNCH hay Việt Cộng.
Hình ảnh VNCH được thể hiện mờ nhạt, được đánh giá không đúng mức, thậm chí bị coi thường, từ lãnh đạo cho tới người lính, trong lúc hình ảnh Việt Cộng và Bắc Việt (hai từ được sử dụng để chỉ quân đội miền Bắc và lực lượng Mặt trận GPND trụ ở miền Nam, sau đây sẽ chỉ dùng chung một từ Việt Cộng cho cả hai) có phần được đề cao nhưng cũng chỉ mới nhìn thấy trên bề mặt, còn bao nhiêu sự thật về những người cộng sản trong cuộc chiến chưa được khai thác.
Không rõ các thế hệ người Mỹ trước đây hay bây giờ, khi xem phim có cảm thấy bộ phim đã giải đáp được cho mình những câu hỏi hay giải tỏa được những tâm tư về cuộc chiến hay không; nhưng với người VN dù thuộc bên thắng cuộc hay bên thua cuộc và con cháu họ, chắc chắn đều có những có lý do để không đồng ý với bộ phim.
Với người miền Nam, như vừa nói, là vì hình ảnh của chế độ VNCH không được đánh giá công bằng.
Trong suốt phần lớn chiều dài của bộ phim, chỉ thấy người Mỹ chiến đấu đánh Việt Cộng, những trận giao tranh, tâm tư của người lính Mỹ, những tổn thất…trong khi quân đội VNCH không thấy đâu. Còn giai đoạn sau khi đã bước vào thời kỳ “Việt Nam hóa chiến tranh”, tức là người Việt đánh người Việt, thì phim lại chuyển qua chủ yếu tập trung khai thác những mâu thuẫn, những chia rẽ đã trở nên gay gắt trong lòng nước Mỹ. Bộ phim dành rất nhiều lời khen cho ý chí sắt đá của giới lãnh đạo Hà Nội, tinh thần kỷ luật, quyết tâm chiến đấu, sự thiện chiến của những người cộng sản, ngược lại, rất ít khi có những lời khen dành cho chế độ hay quân đội VNCH.
Hiếm hoi lắm mới có những câu như: “Nhiều đơn vị VNCH chiến đấu giỏi, hồi Mậu Thân họ đánh là chủ yếu, và tính đến giữa năm 1969, đã có 90 000 người tử trận.” Hay công nhận những trận đánh An Lộc, tái chiếm Quảng Trị của VNCH vào mùa hè đỏ lửa 1972 v.v…“Người Mỹ ít khi nhìn nhận sự dũng cảm của họ. Chúng ta khinh thường họ, phóng đại sự yếu kém của họ, vì muốn khoe khoang tài năng của ta” (trích phỏng vấn Tom Vallery-thủy quân lục chiến).
Nhưng thật ra, việc phóng đại sự yếu kém của chế độ hay quân đội VNCH còn nhằm để biện minh cho người Mỹ. Chẳng hạn, để biện minh cho lý do Mỹ đổ quân vào VN là vì Sài Gòn có thể đổ sụp từ những năm 60, hay đánh giá tiêu cực về Tổng thống Ngô Đình Diệm là để biện minh cho việc Mỹ đã làm lơ, thậm chí khuyến khích, đảo chính Ngô Đình Diệm.
Không khác gì những người khuynh tả hay phản chiến trước kia, những mặt yếu kém của chế độ VNCH hay những sai lầm của chính phủ Mỹ được mổ xẻ, phơi bày nhưng những sự thật, sai lầm hay tội ác của Việt Cộng thì được cho qua. Cả một vụ thảm sát Mậu Thân cũng chỉ nói qua loa, bao nhiêu vụ ám sát, đánh bom, khủng bố của Việt Cộng diễn ra tại Sài Gòn, đô thị lớn ở miền Nam cho tới thôn quê suốt thập niên 60-70 của thế kỷ XX không hề được nhắc đến.
Và có rất nhiều câu chuyện mà sự thật đã được bộc lộ từ lâu, nhưng bộ phim vẫn không đưa vào. Ví dụ như vì sao tướng Nguyễn Ngọc Loan, tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Nam VN lúc đó, xử tử đặc công Việt Cộng Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố Sài Gòn (sau này chính tác giả của bức ảnh gây chấn động thế giới, phóng viên Eddie Adams, đã công khai xin lỗi Nguyễn Ngọc Loan và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức hình lên cuộc sống của vị tướng này); hay nhân vật Kim Phúc trong bức ảnh nổi tiếng “Em bé Napalm” được nhà nước VN sử dụng như một “nhân chứng chiến tranh” và được đưa sang Cuba học nhưng sau đó lại tìm cách xin tỵ nạn ở Canada chứ không đơn giản chỉ là rời VN, định cư ở Canada…
Một nửa sự thật thì không phải là sự thật. Trong cuộc chiến VN, có rất nhiều điều mà thế giới chỉ biết được “một nửa” ấy. Đáng tiếc rằng sau hơn 40 năm, một bộ phim tài liệu công phu như “The Vietnam War” lại không làm rõ những điều ấy để chứng tỏ sự khách quan của những người làm phim.
Về phía đảng cộng sản VN, họ cũng có nhiều lý do để không thích bộ phim. Cho dù những thông tin trong phim đưa ra nhiều người dân đã biết nhờ vào thời đại internet, Hà Nội vẫn không muốn những gì mà họ tuyên truyền bao lâu nay, qua bao thế hệ người dân VN bị phơi bày. Từ những vụ thanh trừng của đảng cộng sản thời kỳ đầu đối với tất cả những cá nhân, tổ chức không cộng sản, những trận giao tranh với con số thương vong thường cao hơn gấp bội kẻ thù, vụ thảm sát Mậu Thân, sai lầm và chủ quan trong vụ “tổng tiến công” Mậu Thân làm chết hàng chục ngàn lính chưa kể dân thường và hai lần tổng tiến công sau đó cũng thất bại, cho tới những chính sách sai lầm sau chiến tranh…
Đối với những người Việt được tuyên truyền, giáo dục về “cuộc chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam” sẽ có thể hiểu được vì sao người Mỹ thua, VNCH thua và những người cộng sản thắng. Trong một cuộc chiến, khi một bên luôn băn khoăn, luôn đặt ra quá nhiều câu hỏi, luôn bị tác động bởi phản ứng của người dân (phong trào phản chiến ở Mỹ hay những cuộc biểu tình chống Mỹ ở Sài Gòn), còn một bên chỉ có một mục tiêu duy nhất là đánh tới cùng, chỉ được phép nói đến sự lạc quan, chiến thắng, còn những thất bại, con số thương vong, số người tử trận không bao giờ công bố…thì bên đó chắc chắn phải thắng.
Người cộng sản không quan tâm đến cái giá của máu xương hay thời gian, thời gian thuộc về họ, trong khi đó là những điều mà người dân Mỹ, dư luận Mỹ không bao giờ cho phép chính phủ của họ. Khi người Mỹ muốn, họ nhảy vào VN cho bằng được rồi khi phải rút, họ tìm mọi cách, kể cả đi đêm với Bắc Việt, bắt tay với Trung Cộng, bán đứng đồng minh.
Xem xong bộ phim, tin rằng có lẽ chỉ trừ nhà cầm quyền VN, những ai còn say sưa với những hào quang chiến thắng trong quá khứ hay còn mê muội vì thiếu thông tin, hầu hết người VN dù thuộc phe thắng cuộc hay thua cuộc, dù từng đi qua cuộc chiến tranh hay sinh ra và lớn lên thời hậu chiến, đều cảm thấy buồn, ngậm ngùi, cay đắng. Cay đắng vì số phận nghiệt ngã của VN. Dân tộc này đã phải trải qua những năm tháng chiến tranh liên miên, trong đó cuộc chiến này là một bi kịch không gì bù đắp nổi, không chỉ đã tàn phá đất nước trong suốt bao nhiêu năm mà còn để lại những vết thương, sự chia rẽ đến tận bây giờ do những chính sách sai lầm của bên thắng cuộc. Cay đắng hơn nữa là cái giá quá đắt phải trả ấy để cuối cùng được gì, VN hiện tại đang đứng ở đâu trên bản đồ sắp hạng của thế giới, từ độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải cho tới tự do, hạnh phúc của nhân dân đều không đạt được.
Sẽ có nhiều cái “nếu” được đặt ra, nhưng có thể tóm gọn lại, nếu đảng cộng sản không giành được chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 thì toàn bộ con đường đi của đất nước này, dân tộc này đã khác. Và cuộc chiến tranh này cũng như những cuộc chiến với Khơ Me Đỏ, với Trung Cộng đã không xảy ra.
Nhưng lịch sử thì không bao giờ có chữ “nếu”…
Điều đáng nói hơn đó là nhìn vào hiện tại và tương lai. Người Mỹ đã mổ xẻ khá đầy đủ về cuộc chiến tranh VN, không che dấu những sai lầm, kể cả những tội ác, họ cũng đã sám hối-cả những người từng tham gia cuộc chiến cho tới những người phản đối chiến tranh từng dùng những từ ngữ nặng nề để gọi những người lính, họ cũng đã dựng cả bức tường khắc đầy đủ tên hơn 58, 000 người lính Mỹ hy sinh để tưởng nhớ những người đã ngã xuống và răn mình không bao giờ được phép có một Việt Nam thứ hai nữa.
Còn người VN? Đảng cộng sản chưa bao giờ dám nhìn lại quá khứ, lịch sử với họ là một thứ lịch sử được viết theo ý họ, bất chấp sự thật. Cho dù đã hơn 4 thập niên trôi qua.
Không dám nhìn lại quá khứ, không nhìn thẳng vào thực tại thì không học được gì và không bao giờ thoát khỏi những bóng ma của quá khứ.
Câu hỏi là đảng cộng sản, với quá nhiều sai lầm và tội ác, tất nhiên không đủ dũng khí và cả sự sáng suốt để sám hối, tỉnh thức đã đành, nhưng còn người Việt Nam dù thuộc phe nào đi nữa, liệu chúng ta có dám mổ xẻ đến tận cùng những trang sử đau đớn đã qua và trong hiện tại, để giành lấy quyền quyết định vận mệnh, tương lai của đất nước vào tay nhân dân?
songchi's blog (RFA)
PHÊ BÌNH VIETNAM WAR CỦA KEN BURNS
EPISODE 1
Hoàng Duy Hùng
Trong tháng 9 năm 2017, Đài Public Broadcasting Service (PBS), một cơ quan truyền thông giáo dục, chiếu một loạt (serie) phim tài liệu Vietnam War của Ken Burns trên toàn quốc Hoa Kỳ. Trước khi trình chiếu, PBS quảng cáo rầm rộ đây là loạt phim tài liệu rất giá trị do ông Ken Burns nghiên cứu 30 năm nên rất trung thực và khách quan.
Với tầm vóc trình chiếu toàn quốc do một cơ quan chú trọng giáo dục và với sự bảo trợ của nhiều mạnh thường quân như thế thì Vienam War của ông Ken Burns rất có uy thế cho thế hệ sau khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Người xưa nói: "Làm bác sĩ sai thì giết một người; làm chính trị sai thì giết một thế hệ; làm văn hóa sai thì giết tương lai cả một dân tộc." Vietnam War của ông Ken Burns là một tác phẩm văn hóa nghiên cứu về chính trị và sử của nước Việt và Hoa Kỳ, nếu có điều gì đó sai lầm thì nó sẽ "đầu độc" cho biết bao thế hệ tương lai.
Vì quan niệm tầm quan trọng Vietnam War của ông Ken Burns trên thế hệ tương lai, tôi xem phim tài liệu này. Mới xem xong tập đầu, Episode 1, tôi đã cảm thấy máu chảy rần rần lên trên đầu và sự giận dữ tột độ xâm chiếm tâm hồn tôi. Tôi liền viết một điện thư (email) cho ông Steve Sherman, một người bạn của ông Ken Burns, phản ảnh quan điểm của tôi. Tôi gởi bản sao email này cho một số thân hữu và gởi lên trên Diễn Đàn Chinh Nghĩa. Tôi cho rằng tập phim tài liệu này vô tình ông Ken Burns là cái loa tuyên truyền cho Cộng Sản Việt Nam, ca tụng Hồ Chí Minh quá lố và khiếp sợ quân đội Bắc Việt một cách lố bịch cũng như ông Ken Burns chạy tội cho Hoa Kỳ vì những mưu đồ chính trị đã sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tham gia một cuộc chiến với chủ trương không thắng để có cơ hội giải quyết toàn bộ vũ khí tồn đọng lại từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, và vì thế đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và giờ đây Ken Burns lần thứ hai đâm lút cán sau lưng các chiến sĩ VNCH. Tôi tỏ rõ lập trường là sẽ không để cho các con tôi xem phim tài liệu này vì đây là phim tuyên truyền đầu độc bóp méo lịch sử, hạ nhục Việt Nam Cộng Hòa, và tôi sẵn sàng công khai đối chất với ông Ken Burns về những quan điểm của ông ấy ở phim Vietnam War.
Không ngờ trong một thời gian ngắn, tôi nhận nhiều phản hồi từ email cho đến điện thoại, ngay cả ông Steve Sherman, ông Sherman cũng đồng ý với quan điểm của tôi và còn yêu cầu tôi hãy làm một điều gì đó để bảo vệ chính nghĩa của người Quốc Gia, của Việt Nam Cộng Hòa, mà do ông Ken Burns đã bóp méo vo tròn đầu độc. Ông Steve Sherman còn cho biết ông muốn nhiều người Việt Nam phản ứng về Vietnam War của Burns như tôi đã làm để ông đóng lại thành tập phản ảnh cho Burns biết cũng như lưu làm hồ sơ cho thế hệ sau.
Có người lại khích tướng: "Tôi coi hết từ đầu tới cuối.. không phản ứng. Chú mày năm 1975 còn bé tí teo, nóng chi vội."
Cá nhân tôi có nhiều hạn chế, nhưng trước lời khích lệ và "khích tướng" của nhiều người, bước đầu, tôi phân tích những sai lầm độc hại phim Vietnam War của ông Ken Burns, và hy vọng, từ đó nhiều vị thức giả có khả năng nhập cuộc. Chúng ta cần có một cao trào phản đối phim Vietnam War của ông Ken Burns ngõ hầu trong tương lai khi con em chúng ta lỡ có coi phim tài liệu này thì con em của chúng ta cũng sẽ biết phim này bị phản đối dữ dội và con em của chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan điểm mà chúng ta muốn trình bày.
Những Sai Lầm Trong Vietnam War Tập I của Ken Burns:
Tựa đề của tập phim là Vietnam War thì cần sự phản ảnh thời gian đồng đều cho các bên tham chiến trong đó có người Mỹ, Bắc Việt, và Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, Ken Burns dành quá nhiều thời gian cho Mỹ, cho Bắc Việt, còn thời gian cho quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa thì rất ít và nếu có thì chỉ trình bày những phần không quan trọng hoặc chỉ liên quan đến tầm ảnh hưởng chiến thuật chớ không nói lên được quan điểm chiến lược.
1. Tựa Đề tập I là Vietnam War từ thời 1858-1961, tức là từ thời chống Pháp Thuộc, ở phút thứ 15, Ken Burns ca tụng Nguyễn Tất Thành với bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc, năm 1919, đã đưa Bản Kiến Nghị cho phái đoàn của Tổng Thống Woodrow Wilson về vấn đề của Việt Nam. Thật ra, Phong Trào chống Pháp nổi danh thời gian đó phải nói đến hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Bản Kiến Nghị mà Nguyễn Tất Thành đi trao cho phái đoàn của Tống Thống Woodrow Wilson năm 1919 là do những nhà chí sĩ Việt Nam ở Paris lúc đó viết. Nhóm này gồm có luật sư Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, nhà ái quốc Phan Chu Trinh, và ông Nguyễn An Ninh, cả nhóm lấy bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Tất Thành chỉ là "người đưa thư" mà thôi, nhưng sau này Nguyễn Tất Thành "chôm credit" của cả nhóm và tự nhận mình là "Nguyễn Ái Quốc " từ giây phút đó. Công trình nghiên cứu sử 30 năm của Ken Burns không đá động gì đến những người như cụ Phan Chu Trinh, luật sư Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An Ninh, và cụ Phan Chu Trinh thì quả thật đó là một việc tai hại, vô tình, Ken Burns đã ban chính nghĩa và chính thống cho Nguyễn Tất Thành.
2. Tiếp theo phút 15, Ken Burns ca tụng Nguyễn Tất Thành sau đó lấy nhiều bí danh, và bí danh nổi bật nhất là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã được đánh bóng trở thành người độc thân hy sinh cả đời cho sự nghiệp cách mạng và độc lập của dân tộc Việt, trổi lên như một lãnh đạo sáng chói không có ai có thể so sánh được. Tôi bất đồng ở điểm này một cách sâu sắc vì những tài liệu gần đây của chính Trung Cộng tung ra cho biết Nguyễn Tất Thành với bí danh Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù Victoria, Hong Kong, năm 1932, và nhận chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chọn Thiếu Tá Hồ Quang người Trung Quốc để đóng tiếp vai Nguyễn Ái Quốc và sau này là Hồ Chí Minh, và vai Hồ Chí Minh cũng có nhiều người đóng chớ không phải một người. Vậy thì, người mà được gọi là "Hồ Chí Minh" chẳng phải vì tranh đấu chống Pháp giành độc lập cho Việt Nam, mà chỉ thi hành mệnh lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, và khi thi hành mệnh lệnh thì có nhiều điều gây tang thương cho dân tộc Việt. Thật ra, trước năm 1945, chẳng ai biết tên tuổi "Hồ Chí Minh," nhưng lúc đó người ta biết đến ba nhà ái quốc Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, biết đến những chí sĩ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, biết đến nhà cách mạng Trương Tử Anh sáng lập Đảng Đại Việt, biết đến nhà cách mạng Nguyễn Hữu Thanh tức ông Lý Đông A. Pháp sát hại nhà cách mạng Nguyễn Thái Học, còn Hồ Chí Minh và nhóm của ông ấy bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 10 vạn quan tiền, dùng nhiều thủ đoạn thâm hiểm thủ tiêu hay sát hại những nhà ái quốc khác như giết Trương Tử Anh và Lý Đông A để ngoi lên độc tôn lãnh đạo chống Pháp.!!
3. Từ phút 16 trở đi, Ken Burns nói về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành. Những gì Ken Burns nói là bản sao của Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền. Hồ Chí Minh dùng nhiều ngày sinh giả mạo, nhưng theo tôi, năm sinh của Nguyễn Tất Thành chính xác nhất là năm 1894 vì theo sổ thông bạ của làng Kim Liên: "Nguyễn Sinh Cung sinh vào tháng thứ ba năm thứ sáu của Vua Thành Thái." Năm thứ sáu của Vua Thành Thái tức là năm 1894. Lúc viết sổ bạ này, Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành hay là Hồ Chí Minh lúc đó chưa là gì hết thì làng Kim Liên không có lý do gì để giả mạo.
Ken Burns cho rằng cha con Nguyễn Tất Thành tham gia Phong Trào biểu tình chống Pháp. Tài liệu lịch sử ở trong Thư Khố Aix-en-Provence cho biết Nguyễn Sinh Huy, cha ruột của Nguyễn Tất Thành, năm 1910, bị Pháp bãi chức quan huyện Bình Khê tỉnh Quảng Nam vì say rượu đánh một nông dân tên là Tạ Đức Quang đến chết. Còn nguyên do Nguyễn Tất Thành rời khỏi nước, ngày 15 tháng 9 năm 1911, từ Marseille, Nguyễn Tất Thành viết đơn xin học vào Trường Thuộc Địa của Pháp là muốn học thành tài để phục vụ Mẫu Quốc Pháp tại những thuộc địa, chớ không phải là chống lại Pháp hoặc "đi tìm đường cứu nước" tranh đấu giành độc lập cho Việt Nam.
Ken Burns tuyên truyền dùm cho ĐCSVN về con người Hồ Chí Minh, khi Nhật xâm lăng Việt Nam, từ Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã nhận định Nhật cũng tàn ác như Pháp nên họ Hồ đã kêu gọi "đoàn kết, đại đoàn kết," và từ đó họ Hồ tìm cách xâm nhập về nước để tranh đấu.
Sự thật như thế nào?
Năm 1937, tại Quảng Đông, cụ Nguyễn Hải Thần và ông Hồ Học Lãm thành lập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Ông Hồ Học Lãm viết văn, dùng bút hiệu Hồ Chí Minh. Hồ Quang, thiếu tá tình báo của ĐCSTQ, nhận lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, dưới vỏ bọc Nguyễn Ái Quốc, lân la làm quen với cụ Hồ Học Lãm. Cụ Lãm lầm tưởng đây là người Việt lưu vong yêu nước chớ không ngờ đó là người Trung Quốc thi hành điệp vụ do Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản trao phó nên vui vẻ tiếp nhận. Sau khi cụ Lãm qua đời năm 1938, Hồ Quang lấy lý lịch của cụ Lãm, dùng luôn bút danh Hồ Chí Minh. Năm 1940, cụ Nguyễn Hải Thần cứu giúp Hồ Quang nay đã núp dưới danh Hồ Chí Minh ra khỏi nhà tù của Trung Hoa Quốc Dân Đảng vì lúc đó Trung Hoa Quốc Dân Đảng rất nghi ngờ Hồ Chí Minh là đảng viên Cộng Sản. Hồ Chí Minh ma mãnh nịnh bợ cụ Nguyễn Hải Thần và xin gia nhập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội nên cụ Nguyễn Hải Thần mới bảo lãnh cho Hồ Chí Minh ra khỏi tù. Tháng 2 năm 1941, Hồ Chí Minh xin cụ Nguyễn Hải Thần về nước để liên lạc và phát triển Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Cụ Nguyễn Hải Thần chấp nhận. Khi ấy, tên tuổi của cụ Nguyễn Hải Thần và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội rất nổi danh ở Việt Nam. Hồ Chí Minh về khu rừng Việt Bắc, đánh lận con đen, thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Khi ấy dân nghe na ná giống nhau, cứ tưởng Việt Minh là của cụ Nguyễn Hải Thần, là Quốc Gia, nên nhiều người yêu nước gia nhập. Năm 1945, khi cướp được chính quyền, Hồ Chí Minh công khai trở mặt với cụ Nguyễn Hải Thần thì dân mới vỡ lẽ, và từ đó họ gọi Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội là Việt Cách và Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội là Việt Minh.
Tại khu rừng Việt Bắc, Hồ Chí Minh ngã bệnh nặng. Thiếu Tá Archimedes Patti của Office of Strategic Services (OSS), tiền thân của CIA, cùng với một nhóm quân nhảy dù xuống để chăm sóc chữa bệnh cho Hồ Chí Minh và huấn luyện người của Hồ Chí Minh. Thật ra, khi ấy OSS cộng tác chặt chẽ với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và Trung Hoa Quốc Dân Đảng tưởng Hồ Chí Minh là người của cụ Nguyễn Hải Thần, chắc là Quốc Gia, nên giới thiệu, và khi Thiếu Tá Patti nhảy dù xuống thì Hồ Chí Minh nói láo tự nhận là Quốc Gia, nhưng qua sinh hoạt, thiếu tá Patti nghi ngờ nên đã báo cáo về cho Washington là "nghi ngờ Hồ Chí Minh là Cộng Sản," nhưng vẫn chọn giúp cho Hồ vì "Hồ nói được tiếng Anh và nếu là Cộng Sản thì có pha lẫn Quốc Gia."
Năm 1945, khi đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, có hai nhân viên của OSS tại quãng trường Ba Đình. Phút 26, Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, không nói đã trích lời văn này từ trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ. Thời nay, ai cũng cho rằng đó là tội đạo văn (plagiarism) rất là ghê tởm. Nhưng ông Ken Burns phớt lờ chi tiết đó, và ông cho rằng có thể đó là sự ngẫu nhiên xuất phát từ lòng yêu nước của Hồ Chí Minh mà lúc đó Hoa Kỳ đã không nắm bắt được. Theo Burns, lúc đó Hoa Kỳ nắm bắt được để móc nối thì có lẽ Hồ Chí Minh đã không ngã về Liên Xô. Đây quả thật là một quan điểm ngây thơ vì Hồ Chí Minh là gián điệp của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, ông ấy bề ngoài đóng vai rất hiền hòa dễ thương, nhưng bên trong là một con quỷ dâm dục và tàn ác, lợi dụng ai hoặc lợi dụng chuyện gì được thì lợi dụng, cả việc đạo văn để lấy lòng Mỹ, đừng hòng mà lôi kéo. Cứ lấy vụ cô Nông Thị Vàng ra làm điển hình, Ban Bảo Vệ Sức Khỏe chọn cô vàng làm "hộ lý" cho Hồ, Hồ quan hệ tình dục cho đã đời, rồi giao cô Vàng cho Trần Quốc Hoàn đi sát hại để phi tang.
Chính Lê Duẫn sau này đã tuyên bố: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô" nên ai nghĩ chuyện đấu tranh chống Thực Dân Pháp của Hồ và của ĐCSVN là sự tranh đấu độc lập cho nước nhà là một sai lầm to lớn.
4. Năm 1945, người Việt gọi là Năm Đói Ất Dậu. Thực Dân Nhật ác độc lấy gạo đốt thành than cho xe lửa chạy chớ không cho dân Việt ăn. Lúc ấy, các đảng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Xã Đảng của Lý Đông A, Đại Việt Quốc Dân Đảng kết hợp lại với nhau thành Đại Việt Quốc Dân Đảng, phát động chiến dịch cướp nhà kho của quân đội Nhật cứu đói cho dân. Khi ấy, Hồ Chí Minh chưa có thực lực, so sánh với người Quốc Gia lúc đó thì còn chênh lệch thua kém rất xa. Thế nhưng ở phút 25, Ken Burns lại không nói gì về các đảng phái Quốc Gia, lại ca tụng chính Hồ Chí Minh là người lãnh đạo ra lệnh cho các đảng viên cướp kho lương phân phát cho dân chúng ăn, và theo Ken Burns, Hồ và đàn em của ông được tung hô là những nhà cứu tinh.
Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Trung Hoa Quốc Dân Đảng phái Đại Tướng Lư Hán và Thiếu Tướng Tiêu Văn hộ tống nhà cách mạng Nguyễn Hải Thần về Hà Nội. Cụ Nguyễn Hải Thần giờ mới vỡ lẽ họ Hồ phản phé ông như thế nào. E sợ thế lực của cụ Nguyễn Hải Thần và thế lực Quốc Gia sẽ lớn mạnh, họ Hồ phát động chiến dịch Tuần Lễ Vàng, huy động dân chúng đóng góp vàng và dùng số vàng đó đấm mõm cho hai tướng Lư Hán và Tiêu Văn nhanh chóng trở về Quảng Đông. Hai Tướng Lư Hán và Tiêu Văn về Trung Quốc rồi thì họ Hồ ra tay tiêu diệt từ từ từng người một của các đảng phái Quốc Gia.
5. Bước sang phút 28:50, Ken Burns cho biết các chiến lược gia e ngại Việt Nam mà rơi vào tay Cộng Sản thì sẽ như con cờ domino đầu bị ngã kéo theo toàn thể Đông Dương, Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện và nhiều nước khác sẽ theo Cộng Sản. Ken Burns còn cho biết Tổng Pháp lúc đó là Charles De Gaulle kêu cứu Mỹ giúp họ đứng vững tại Đông Dương, kẻo không Pháp sẽ ngã theo Nga; do vậy, Mỹ đồng ý giúp Pháp.
Không đúng, từ lâu Mỹ đã có tham vọng thay thế Pháp ở Đông Dương nhưng tìm cơ hội thuận tiện mà thôi. Vì thế, sự giúp đỡ gọi là "chừng mực" đó có hai tác dụng: 1. Bề ngoài vẫn lấy lòng Pháp để Pháp vẫn là đồng minh; 2. Bề trong thì đi đêm để kẻ thù mạnh lên hất cẳng Pháp như vụ Mỹ cho OSS tiếp cận và huấn luyện đội quân của họ Hồ tại Pắc Pó. Vậy là Mỹ là "ân nhân" của cả hai.
6. Trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954, Ken Burns ca ngợi Tướng Võ Nguyên Giáp như một thiên tài quân sự. Ken Burns tuyên truyền còn hơn cả CSVN về khả năng của Võ Nguyên Giáp.
Ngày hôm nay, biết bao tài liệu từ Trung Cộng, từ nội bộ Đảng CSVN cũng như của những người chống đối đã vạch trần Võ Nguyên Giáp không hiểu biết gì về quân sự. Phải nói, kiến thức quân sự của Võ Nguyên Giáp rất là tồi nên chính CSVN cho họ Võ về làm Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch Sinh Đẻ như một hình thức hạ nhục và Võ Nguyên Giáp nuốt nhục về nhận bộ này đủ thấy rõ tư cách tồi bại của Giáp.
Có khoảng 11 ngàn quân của Pháp trấn đóng ở Điện Biên Phủ và họ tin rằng với sự góp sức bằng không lực thì Việt Minh không làm gì họ được. Pháp quá ngây thơ tin vào sự thành thật của Mỹ. Họ Hồ khôn hơn nhiều, họ Hồ xin cố vấn của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Nhiều tài liệu nay đã lộ rõ Trung Cộng ở đàng sau kế hoạch và chỉ đạo cách thức tấn chiếm Điện Biên Phủ. Nhiều tài liệu cho thấy các tướng tham mưu của Trung Cộng khinh khi kiến thức quân sự của Võ Nguyễn Giáp ra mặt, họ quyết định dùng chính sách "vây nông thôn lấy thành thị" và tấn công bất ngờ; và, quan trọng nhất là phải "thí quân." Chiến thuật "thí quân" là chiến thuật quan trọng nhất vì đạt được 2 mục tiêu: 1. Dùng biển người để làm thiệt hại quân thù; 2. quân thù thiệt hại thì quân ta cũng thiệt hại, nhưng quân ta đây không phải là quân chủ lực mà là "nội thù," nôm na là người Quốc Gia.
"Vây nông thôn lấy thành thị" thì các tướng tham mưu của Trung Cộng yêu cầu họ Hồ phải kêu gọi toàn dân Việt tham gia tiến về vây Điện Biên Phủ. "Bất ngờ" thì Trung Cộng chia xẻ cho biết kinh nghiệm của họ là phải ngụy trang để không quân không thấy gì hết, ban ngày thì nghỉ, ban đêm thì khởi hành. Còn biển người thì báo cho "phe chủ lực" phải hô to "anh em tiến lên" nhưng không được tiến chút nào, để cho những kẻ không phải là chủ lực, nhất là phe đảng phái Quốc Gia, vì lòng yêu nước, nôn nóng tiến lên trước, chết la liệt cái đã. Chính vì chiến thuật này mà trong trận Điện Biên Phủ, Pháp thiệt hại khoảng 8000 người mà Việt Minh (lúc đó cả Quốc Gia lẫn Cộng Sản) đã thiệt hại gần 50,000 mà đa số là Quốc Gia.
Rất nhiều tài liệu cho thấy Võ Nguyên Giáp không biết làm gì, lúc thì ra lệnh đưa khẩu pháo ra, bỗng thấy ai đó to tiếng, vào đàng trong họp, 15 phút sau đó trở ra, ra lệnh đưa khẩu pháo vào.
Ken Burns không hề tham khảo những ý kiến trái chiều, ca tụng Võ Nguyên Giáp như một thiên tài quân sự khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ. Nghe qua thấy Võ Nguyên Giáp còn giỏi hơn Quang Trung Đại Đế!!! Đây là quan điểm mà Ken Burns muốn con cháu của tôi thấm nhuần thì... "sorry, it's not my view."
Ở phút 55:53, Ken Burns cho biết Tổng Thống Dwight Eisenhower, không cần hỏi ý kiến Quốc Hội, đã cho những phi vụ cứu giúp quân Pháp tại Điện Biên Phủ nhưng cuối cùng Pháp vẫn thua. Đương nhiên, vì quyền lợi của người Mỹ và theo double standard (tiêu chuẩn nước đôi), Tổng Thống Mỹ qua nhiều đời, vẫn sử dụng tiêu chuẩn nước đôi như vậy để đạt tới mục tiêu chiến lược của Mình. TT Dwight Eisenhower giúp Pháp như chỉ cầm chừng để Pháp vẫn ghi ơn Mỹ, nhưng Pháp không đủ sức và Pháp thua thì Mỹ mới có cơ hội thay thế Pháp làm "đàn anh" ở Việt Nam và toàn cõi Đông Dương.
7. Tới biến cố chia đôi nước Việt năm 1954, Ben Kurns không hề nhắc tới đại diện của phe Quốc Gia là bác sĩ Trần Văn Đỗ phản đối kịch liệt và đã "khóc nức nở như vợ góa trẻ mất chồng" vì Đất Mẹ phải bị cắt đôi, trong khi đó phe của họ Hồ dửng dưng đồng ý tức thời vì như thế cho họ cơ hội thời gian củng cố lực lượng trước khi tấn chiếm toàn thể đất nước chớ không phải lúc đó họ Hồ và "mọi người tin rằng sau 2 năm có Tổng Tuyển Cử thì họ Hồ sẽ chiến thắng hoàn toàn."
Điểm mâu thuẫn của Ken Burns đó là "dân Việt suy tôn Hồ Chí Minh" như vậy thì tại sao sau Hiệp Định Geneva, dân Việt cả triệu người bỏ cả ruộng vườn nhà cửa để di cư vào Nam? Ken Burns có nhắc đến biến cố này, nhưng ông còn quên chưa nhắc đến Cộng Sản VN tìm bằng mọi cách ngăn chận dân di cư, còn có những vụ nổi dậy của dân như vụ Quỳnh Lưu. Nếu không có sự ngăn chận và hăm dọa của CSVN thì dân di cư vào Nam không phải là 1 triệu mà nhiều triệu người.
8. Ken Burns nói đến ông Ngô Đình Diệm về chấp chánh năm 1954 và những khó khăn ông Diệm gặp phải với Quân Đội Bình Xuyên là phần còn sót lại của quân Pháp. Burns không nhắc đến những khó khăn khác như Quân Đội của các giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo. Ken Burns cho rằng có những báo cáo không nên ủng hộ ông Diệm, nhưng bất thần ông Diệm tấn công dẹp Bình Xuyên cách ngon lành trong 1 tuần nên Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác phải ủng hộ ông Diệm là "một người đa nghi chỉ tin anh em mình" nên cuối cùng ông Diệm đã phải bị giết chết.
Thật ra ông Diệm bị giết chết không phải vì lý do đó. Lý do đơn giản đó là Hoa Kỳ muốn ông Diệm phải nhường cảng Cam Ranh cho họ đưa quân vào làm chủ tình hình như Hoa Kỳ lúc đó hoàn toàn khống chế Subic Bay ở Phi Luật Tân. Các nhà đại tư bản của Hoa Kỳ, nhất là các công ty chuyên về vũ khí, muốn kích động một cuộc chiến để giải quyết tất cả các vũ khí còn tồn đọng ở Đệ Nhị Thế Chiến, họ muốn dùng Việt Nam là bãi tha ma để thải vũ khí đó.
Thí dụ, vụ USS Maddox ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964. Lúc đầu Hoa Kỳ hô hoán lên hải quân CSVN ngụy trang là các tàu đánh cá tấn công hạm đội USS Maddox để rồi Mỹ phải đánh trả rồi chính thức đưa quân hàng loạt vào Việt Nam. Mãi tới năm 2005, tài liệu của National Security Agency (NSA) giải mã cho biết chả có lính hải quân nào của Cộng Sản Bắc Việt dám đùa dỡn hay tấn công USS Maddox, mà đây chỉ là sự giàn dựng của Hoa Kỳ để đưa quân vào Việt Nam.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm không muốn dân Việt là nạn nhân của vụ sa thải vũ khí tồn đọng hoặc là nơi để thử những vũ khí mới, thế là Hoa Kỳ dàn dựng một lô sự kiện nào là "đàn áp Phật Giáo," nào là "độc tài gia đình trị," v.v., để rồi, năm 1963, qua nhân viên tình báo CIA Lucien Conein ra lệnh cho Tướng Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh phải lật đổ ông Diệm. Các vị tuớng trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mà theo lời Tổng Thống Lyndon Johson, "thugs," tức là "bọn cướp sát nhân," đã đảo chính và sát hại hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu vì e sợ "nếu hai ông còn sống thì sau này có thể lật ngược thế cờ thì mấy ông Tướng này không còn đường trốn chạy."
9. Nói về chuyện Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ năm 1956 trở đi chuẩn bị xây dựng quân đội mạnh lên để chống sự xâm lăng của Bắc Việt, Ken Burns cho rằng điều đó không cần thiết vì lúc đó Hồ Chí Minh chủ trương tái kiến thiết và xây dựng lại Bắc Việt mà trong đó có những sai lầm của Đấu Tố Ruộng Đất. Ken Burns cho rằng chủ trương xâm lăng Nam Việt Nam là của Lê Duẫn. Đây là một sự bẻ cong, bóp méo lịch sử để chạy tội cho họ Hồ một cách rẻ tiền.
Sự thật như thế nào?
Vụ Đấu Tố Ruộng Đất xảy ra từ năm 1953 đến năm 1956. Chuyện này xảy ra trước khi ông Ngô Đình Diệm về nước nhận chức Thủ Tướng. Hồ Chí Minh nhận lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, bắt chước mô hình của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, phát động chiến dịch Đấu Tố Ruộng Đất với nhiều mục đích: 1. Triệt hạ những người có công vì sợ nạn kiêu binh; 2. Cơ hội cướp của để có ngân sách cho Đảng CSVN nói riêng và cho chính phủ của họ Hồ nói chung; 3. Gây hoang mang lo sợ để từ đó thiết lập công an trị. Sau khi có ngân sách, để trấn an dân chúng, Hồ Chí Minh đóng vai mèo khóc chuột, rút ưu khuyết điểm và mang Trường Chinh Đặng Xuân Khu ra làm dê tế thần nhận khuyết điểm sai lầm rồi hạ chức nhưng vẫn còn một số thực quyền. Cải Cách Ruộng Đất, Hồ giết chết từ 50,000 đến 100,000 trong đó có bà Cát Long là một đại ân nhân của Hồ.
Từ năm 1956 đến năm 1959, CSVN phát động chiến dịch bắt bớ giam cầm những tiếng nói đối lập mà CSVN e sợ những đảng viên của các đảng phái Quốc Gia còn ở lại. Bề ngoài là vụ Nhân Văn Giai Phẩm để trấn áp những nhà thơ, nhà văn nhưng bên trong là bắt bớ tiêu diệt cho tận gốc rễ những người mà họ Hồ nghi rằng là "còn sót lại" của đảng phái Quốc Gia. Trước khi mở chiến dịch xâm lăng miền Nam, họ Hồ muốn triệt tiêu cho tận cùng những người đối lập để an lòng mà xâm chiếm chớ không phải họ Hồ lo "kiến thiết và xây dựng lại miền Bắc" như quan điểm của Ken Burns.
10. Nói đến sau cuộc đảo chính Tổng Thống Diệm năm 1963, Ken Burns cho rằng các tướng lãnh và quân đội VNCH "tham nhũng và lười biếng" đến độ Tổng Thống Lyndon Johnson nổi giận phát biểu bằng mọi giá phải ép QLVNCH ra chiến trường chiến đấu. Năm 1964, Bộ Trưởng McNamara đến Việt Nam với sứ vụ tuyên bố Đại Tướng Nguyễn Khánh là "our boy" của Mỹ nhưng vì "Nguyễn Khánh" không có uy tín nên bị lật đổ và sau đó trong vòng 1 năm Nam Việt Nam đã thay đổi 9 chính phủ.
Không biết quý vị, nhất là quý tiền bối, nghĩ sao chớ tôi cảm thấy họ nhục mạ Việt Nam Cộng Hòa và QLVNCH tới mức không thể nhục mạ hơn được nữa. Như vậy, Đệ Nhị VNCH chỉ là "boy," là công cụ trò chơi của Mỹ mà thôi, và như vậy, CSVN nói "VNCH là nguỵ quân ngụy quyền tay sai cho Mỹ" thì đúng quá rồi.!!!! Đau lòng khi quá ít người ở trong Đệ Nhị VNCH lên tiếng phản đối quan điểm này. Và như vậy, CSVN tiến chiếm Việt Nam Cộng Hòa thì quá đúng rồi?!!
11. Phần mở đầu và phần cuối tập I, Ken Burns cho rằng Vietnam War là câu hỏi không có câu trả lời, người này đổ lỗi cho kẻ nọ, không ai trả lời nổi tại sao Hoa Kỳ thua. Điều này hoàn toàn sai.
Trong bài "Sau 40 Năm Bí Mật" viết vào năm 2011, tôi đã cho quý đồng hương biết rõ ông Daniel Ellsberg gốc Do Thái (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1931), là nhân viên của Research and Development (viết tắt là Rand), một công ty cánh tay tình báo của Hoa Kỳ, đã theo dõi từ đầu và tiết lộ Henry Kissinger đi đêm với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông năm 1971-1972 để bán đứng VNCH và Đài Loan. Chính vì áp lực những tiết lộ của Danel Ellsberg nên năm 2011, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chính thức tiết lộ 25,000 trang giấy cho biết Mỹ đã bán đứng VNCH và Đài Loan để đổi lấy giao thương với Trung Cộng hơn 1 tỷ dân mà Mỹ cho rằng thương trường đông dân này có lợi hơn cho Mỹ cũng như để kích động cho Khối Cộng Sản mâu thuẫn lẫn nhau từ đó đưa đến cảnh huynh đệ tương tàn.
Chính vì lý do này mà Mỹ đã làm ngơ cho Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, dầu rằng lúc đó Hải Quân VNCH kêu cứu hạm đội 7 của Hoa Kỳ cứu giúp về nhân đạo, họ vẫn làm ngơ không giúp đỡ. Đó là món quà ra mắt tặng cho Trung Cộng của chính phủ Nixon - Henry Kissinger.
Chính vì lý do này mà nhiều tài liệu từ bên phía CSVN lẫn Hoa Kỳ cho biết sau khi Tổng Thống Richard Nixon cho B52 "trải thảm đỏ" Hà Nội, đặc biệt là Phố Khâm Thiên của Hà Nội mùa Giáng Sinh năm 1972, đầu năm 1973, Lê Duẫn đánh điện gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, gởi cho Henry Kissinger, tín điện đầu hàng, nhưng Henry Kissinger dấu nhẹm vì Chiến Tranh Việt Nam là chiến tranh Hoa Kỳ không có chiến thắng, dùng sự thắng trận của CSVN để phân hóa Trung Cộng và Liên Sô, từ đó tạo nên sự phân rã của khối này.
Hoa Kỳ đã thua chiến thuật nhưng thắng chiến lược, y như thí xe để sát tuớng đối phương, thắng cả bàn cờ. Tại sao Ken Burns không dám nhắc đến điều này?
Lời Kết:
Bank of America là một trong những nhà bảo trợ để trình chiếu phim Vietnam War của Burns với chủ trương "because we believe what's perspective, comes understanding," - "vì chúng tôi tin rằng cái gì là quan điểm thì sẽ đưa đến sự hiểu biết lẫn nhau." Quan điểm của Burns trong tập 1 như sau: 1. Hồ Chí Minh là người yêu nước hy sinh lo cho dân, họ Hồ được dân Việt mến mộ tột cùng; 2. Hồ Chí Minh không muốn dùng vũ lực tấn chiếm miền Nam, chủ trương đó là của Lê Duẫn; 3. Tổng Thống Ngô Đình Diệm vì độc tài gia đình trị nên bị các tướng lãnh VNCH giết chết; 4. Quân đội của Bắc Việt và của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chiến đấu kiên trì, anh dũng, trong khi đó, các tướng tá trong QLVNCH thì tham nhũng ăn chơi phè phỡn đến độ Tổng Thống Lyndon Johnson phải bực mình nói tìm bằng mọi cách đẩy cho QLVNCH phải có trách nhiệm chiến đấu và QLVNCH phải ra chiến trường chớ không phải quân đội của Mỹ! Đây là quan điểm mà Ken Burns muốn truyền lại cho thế hệ sau, vì CSVN là kẻ thù "xứng đáng" thì đủ trọng lượng để trở thành người bạn "hợp tác chiến lược toàn diện."
Nếu Hồ Chí Minh và các đảng viên của ông ấy tranh đấu hy sinh gian khổ như vậy cho dân chúng như Ken Burns trình bày, thì tại sao năm 1954 hàng triệu người Việt bỏ lại nhà cửa ngoài Bắc để trốn chạy vào Nam và năm 1975 vài triệu người bỏ nước ra đi, trong đó có nửa triệu người làm mồi cho cá ở biển cả? Vậy thì người Quốc Gia tỵ nạn và các đảng phái Quốc Gia rõ ràng là "phản quốc" chớ còn gì nữa? Đó là lý do tại sao tôi phẫn uất khi xem tập phim tài liệu và tôi cho rằng Ken Burns là cái loa tuyên truyền độc hiểm cho CSVN bóp méo vo tròn lịch sử và đây là sự phản bội trắng trợn lần 2 của Hoa Kỳ đối với người Việt Quốc Gia.
http://viettudomunich.blogspot.com
Phim Vietnam War và mặt trái đàng sau
Lữ Giang
Hôm 17/9/2017, kênh truyền hình PBS của Mỹ bắt đầu chiếu bộ phim có tên là "The Vietnam War" (Chiến tranh Việt Nam) gồm 10 tập dài 18 tiếng với một khối hình ảnh đồ sộ, do hai đạo diễn nổi tiếng người Mỹ là Ken Burns và Lynn Novick thực hiện. Hai nhà đạo diễn này cho biết họ đã bỏ ra khoảng 10 năm để đọc các tài liệu liên hệ đến chiến tranh Việt Nam và phỏng vấn các nhân chứng để thực hiện bộ phim này.
Chỉ mới xem hai tập đầu, nhiều người Việt hải ngoại đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cho rằng qua bộ phim này, hai nhà đạo diễn nói trên đã trình bày không trung thực những gì đã thật sự xảy ra trong cuộc chiến Việt Nam. Rất nhiều sai lầm của bộ phim đã được nêu ra, đa số là phần mô tả về phía cộng sản Việt Nam.
Nhiều người Việt đã từng chiến đấu với Mỹ trong suốt 20 năm, đã sống trên đất Mỹ trên 40 năm và đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc chiến, nhưng cho đến nay vẫn còn tin rằng "Mỹ chống cộng và bảo vệ nhân quyền", và Mỹ vẫn là "đồng minh của ta". Sự thật bây giờ hoàn toàn khắc hẳn.
Vài lối nhìn của người Mỹ:
Quan điểm của học giả Spyridon Mitsotakis
Ngày 18/9/2017, Spyridon Mitsotakis, một học giả trẻ của Mỹ, sau khi xem 2 tập, đã viết bài "Ken Burns' Vietnam : Episode 1. Very Good, But 2 Omissions" (Việt Nam của Burns : Tập 1 rất tốt. Nhưng tập 2 thiếu sót) đăng trên trang nhà dailywire, nói rằng Ken Burns đã tốn nhiều công để đọc cái đống tài liệu to như núi có tính tuyên truyền và đơn giản hóa theo phong cách Howard Zinn của những người chống chiến tranh trước đây, nên đã đưa ra những nhận xét khách quan hơn, chẳng hạn như Mỹ chỉ miễn cưởng ủng hộ Pháp sau khi phe cộng sản nắm quyền kiểm soát ở Trung Quốc, còn phe cộng sản Việt Nam, trên thực tế, là những người cộng sản. Họ không phải là "những người theo chủ nghĩa quốc gia bị bắt buộc phải rơi vào vòng tay của Liên Xô". Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam không phải là một lực lượng độc lập… Còn những chuyện Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã làm trong thời kỳ chống Pháp, có nhiều chỗ nói không đúng.
Theo ông, Mỹ đã tiếp tục gây áp lực để Pháp cam kết chấm dứt chủ nghĩa thực dân và mở đường cho chính phủ tự trị ở Đông Dương trong tương lai. Pháp phải điều đình và ký hiệp định Geneve 1954 là vì thất trận ở Điện Biên Phủ. Cả Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đều không tham gia hiệp định đó.
Giáo sư Turner, Viorst và McGovern có tham gia ý kiến, nhưng toàn là những chuyện lẩm cẩm.
Cách nhìn của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á học
Ngày 19/9/2017, đài BBC đã phổ biến bài "Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War ?" của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á Học, Đại học California ở Berkeley, cho rằng các bộ phim trước đó đều kể về một câu chuyện đặc trưng và rõ ràng với quan điểm "Nước Mỹ trên hết". Nhưng với cuộc chiến ở Việt Nam, chúng ta có thể biện luận rằng người Việt xứng đáng đóng vai chính trong câu chuyện. Xét cho cùng, từ 1 đến 3 triệu người Việt đã bỏ mạng trong chiến tranh, lớn hơn rất nhiều (gấp từ 20 đến 60 lần) con số khoảng 58.000 người Mỹ chết trong cuộc xung đột. Thế nhưng, ý đồ lấy Mỹ làm trọng tâm không hề giấu giếm trong Vietnam War được thể hiện rõ ngay trong 3 cảnh mở màn giới thiệu phần 1 của bộ phim tài liệu 10 tập này. Cảnh đầu tiên tả những người lính Mỹ tham chiến, cảnh thứ hai cho thấy một cuộc diễu binh của quân đội Mỹ, và cảnh thứ ba là lời bình luận của cựu chiến binh Mỹ Karl Marlantes. Bài hát Hard Rain của Bob Dylan làm nền nhạc kết thúc phần một càng báo hiệu rõ hơn nữa xu hướng "dĩ Mỹ vi trung" làm điểm tham chiếu.
Theo tác giả, tập đầu vẽ lại lịch sử hiện đại Việt Nam như một bức biếm họa, trong đó sự áp bức của thực dân Pháp chỉ bị thách thức bởi sự xuất hiện của Hồ Chí Minh, nhân vật có tinh thần quốc gia duy nhất trong thời thuộc địa đã được đề cập đến, trong khi vô số các lực lượng đối lập với Hồ Chí Minh trong phong trào chống thực dân rộng lớn hơn, bao gồm các phe quốc gia, phe lập hiến, phe trotskyists, phe cộng hòa, phe bảo hoàng, phe phát xít và phe tân truyền thống. (Những tên này nghe rất lạ !).
Về Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, tác giả cho rằng Hồ Chí Minh, người được mô tả trong tập đầu, ít nhất là một phần nào đó, qua cách nhìn của người Việt, còn Ngô Đình Diệm chỉ được giới thiệu qua lời của giới chức Mỹ (ông "kiêu căng" và "ngạo mạn" một "đấng cứu thế không có thông điệp"). Mặc dù ông cầm quyền suốt gần 10 năm trong những hoàn cảnh vô cùng bấp bênh, tập phim đầu thể hiện rất ít sự quan tâm tới việc người dân Việt ở Miền Nam Việt Nam nghĩ gì về ông.
Cuối bài, tác giả nhận xét : Phần về phía Mỹ cảm động, sâu, đa diện - 8/10. Phần về phía Việt Nam quá hời hợt và phiến diện, may ra được 4/10. Đạo diễn phim tài liệu số 1 nước Mỹ làm phim này trong 10 năm mà chỉ có thế thì chưa đạt yêu cầu".
Đài RFI của Pháp ngày 22/9/2017 với đầu đề "Đạo diễn ‘Vietnam War’ hy vọng hàn gắn vết thương chiến tranh tại Mỹ" đã nhận xét rằng mong muốn của đạo diễn Ken Burns, được xem là bậc thầy về phim tài liệu, khi bỏ ra đến 10 năm và đầu tư đến 30 triệu đôla để thực hiện bộ phim đồ sộ này, cũng là nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh tại Hoa Kỳ, nơi mà thảm bại Việt Nam vẫn còn ám ảnh nhiều người.
Xem qua các tập phim, chúng tôi không nghĩ rằng Ken Burns và Lynn Novick thực hiện bộ phim này để "hàn gắn vết thương chiến tranh" mà chỉ nhắm yểm trợ chủ trương mới của Hoa Kỳ là biến cộng sản Việt Nam thành "đồng minh" thay thế Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Lối nhìn của một số người Việt
Người Việt ở trong và ngoài nước cũng có góp ý rất nhiều về bộ phim này, nhưng cả hai bên, đa số (kể cả những người có bằng tiến sĩ thật) vẫn chưa bỏ được "truyền thống dân tộc" là chỉ viết "cáo trạng" (accusation) hay "biện minh" (defense) chứ không viết những bài phân tích theo phương pháp khoa học. Bằng chứng thường là một nửa sự thật với kết luận bao giờ cũng là "Ta đúng Địch sai" hay "Ta thắng Địch thua", nên chưa đọc chúng ta cũng có thể biết kết luận như thế nào rồi.
Ánh mắt sửng sờ của một phụ nữ đang nhìn ngôi mộ tập thể được khai quật tại Điện Bài, Thừa Thiên-Huế, sau Tết Mậu Thân
Luật sư Hoàng Duy Hùng cho rằng Ken Burns dành quá nhiều thời gian cho Mỹ, cho Bắc Việt, còn thời gian cho quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa thì rất ít và nếu có thì chỉ trình bày những phần không quan trọng, hoặc chỉ liên quan đến tầm ảnh hưởng chiến thuật chớ không nói lên được quan điểm chiến lược. Chính Lê Duẫn sau này đã tuyên bố: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô" nên ai nghĩ chuyện đấu tranh chống Thực dân Pháp của Hồ và của Đảng cộng sản Việt Nam là sự tranh đấu độc lập cho nước nhà là một sai lầm to lớn.
Trong buổi nói chuyện Bàn tròn với BBC tiếng Việt, cựu đạo diễn blogger Song Chi đã chia sẻ nhận định của bà về bộ phim Chiến tranh Việt Nam như sau :
"Vẫn là cái nhìn của người Mỹ về Việt Nam. Bộ phim tư liệu phỏng vấn nhiều người khác nhau, tuy nhiên cả ba phe đều thấy những điểm không hài lòng".
Nhà văn Trần Mai Hạnh, cựu phóng viên chiến tranh, đã có quan điểm khách quan hơn khi nói với BBC :
"Tôi nghĩ những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra có một lần, cũng như đời người chỉ sống có một lần. Thời gian càng trôi xa, các sự kiện càng bị lớp bụi thời gian phủ mờ".
"Người ta rất dễ giải thích theo cái quan điểm của mình, hoặc đề cao quá mức, hoặc là thanh minh, hoặc là giải thích lại theo ý của mình những sự kiện lịch sử. Tôi quan niệm rằng cái quan trọng nhất của lịch sử chính là sự thật. Sự thật là món quà vô giá của Thượng đế trao cho con người. Nhìn từ phía nào cũng thế, phía người chiến thắng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày ấy hay phía bại trận là phía Việt Nam Cộng Hòa và phía Hoa Kỳ, nhìn ở góc độ nào cũng được, nhưng cuối cùng nó phải là sự thật".
Hôm 25/9/2017, đài BBC đã đăng bài "'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào Việt Nam" của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, đặc biệt nhấn mạnh đến những thiếu sót của cuốn phim khi đề cập về Đệ I Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã đọc cuốn "Khi Đồng minh nhảy vào" của ông xuất bản năm 2016. Mặc dầu đã có những công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy ông không phải là người đi với thời cuộc nên không nhận ra được trong đống tài liệu đó việc Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chế độ Đệ I Việt Nam Cộng Hòa như thế nào để có thể đổ quân vào Việt Nam. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ nói trong một bài khác.
Những tài liệu rất quan trọng
Việc làm của hai nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick chỉ là một hình thức ráp nối một số sự kiện được chọn lựa để vẽ lại lịch sử theo đơn đặt hàng. Muốn viết lịch sử một cách trung thực phải có tầm nhìn khách quan về mục tiêu, chiến lược và chiến thuật của Mỹ khi mở cuộc chiến ở Việt Nam, và phải căn cứ vào các tài liệu lịch sử được công nhận là có giá trị. Quan điểm của một số cá nhân được phỏng vấn không phải là sử liệu.
Chính quyền cộng sản Việt Nam không hề công bố đầy đủ các tài liệu liên quan đến cuộc chiến về phía họ. Cuốn "Tổng kết cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp thắng lợi và bài học" cũng như hai tập "Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954–1975" của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là những tài liệu tuyên truyền, trong đó nói phét quá nhiều. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng không công bố tài liệu lịch sử của cuộc chiến. Chỉ có một số cá nhân công bố một số tài liệu mà họ biết do vai trò của cá nhân. Cả hả hai bên đều viết theo định hướng "Ta thắng Địch thua" nên thiếu khách quan. Đó chỉ là thứ lịch sử giả tưởng, lịch sử được vẽ lại, chứ không phải là lịch sử thật.
Chỉ có Chính phủ Hoa Kỳ công bố các tài liệu lịch sử sau khi chiến tranh kết thúc. Trước hết là bộ The Pentagon Papers (Tài liệu của Ngũ Giác Đài) có tên chính thức là Report of the Office of the Secretary of Defense Vietnam Task Force, xuất hiện năm 1971, đến năm 2011 được giải mã toàn bộ và chính thức công bố. Tiếp theo là bộ "Foreign Relations of the United States" (Quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ) do Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lần lượt xuất bản gồm rất nhiều tập từ 1950 đến 1975. Sau đó là hàng đống tài liệu được lần lượt giải mã và công bố tiếp theo. Số tài liệu về cuộc chiến Việt Nam của Mỹ lên trên 150.000 trang.
Ngoài các tài liệu nói trên, có ba cuốn hồi ký của ba nhân vật chủ chốt có thể giúp hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đã được thực hiện như thế nào tại Việt Nam :
1. In the midst of wars (Vào giữa những cuộc chiến) của Đại tá Edward G. Lansdale, người đã được OSS (tức CIA sau này) phái đến để giúp Tổng thống Ngô Đình Diệm bình định và xây dựng một chế độ mạnh để chống Cộng. Chính ông là người thừa hành lệnh của Washington, giúp ông Diệm dẹp các giáo phái, thống nhất quân đội, truất phế Bảo Đại và xây dựng một đảng phái mạnh giống Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Ông cũng là người phản đối Đại sứ Elbridge Durbrow được Washington phái đến Nam Việt Nam để phá sập chế độ Ngô Đình Diệm và đổ quân vào. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng không nhận ra các tài liệu này.
2. In Retrospect the Tragedy and Lessons of Vietnam (Nhìn lại thảm kịch và những bài học của Việt Nam) của Robert S. McNamara, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, cho biết cuộc chiến đã được lệnh điều hành như thế nào.
3. Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, Trưởng phân tích chiến lược của CIA tại Sài Gòn, nói rõ kế hoạch Mỹ bỏ Miền Nam như thế nào. Cả cộng sản Việt Nam cũng như Việt Nam Cộng Hòa không hay biết gì về kế hoạch này nên cộng sản Việt Nam đã nướng quá nhiều quân trọng vụ Tết Mậu Thân năm 1968 và trong vụ Cổ thành Quảng Trị năm 1972 một cách vô ích, còn Việt Nam Cộng Hòa để mất Miền Nam chỉ trong vòng 40 ngày.
Vì Mỹ là nước chủ động trong cuộc chiến Việt Nam nên nếu không đọc những tài liệu chính thức do chính phủ Hoa Kỳ công bố, không thể biết chính xác mục tiêu của cuộc chiến là gì, nó đã diễn biến qua từng giai đoạn như thế nào và kế hoạch kết thúc cuộc chiến đó ra sao. Trước đây, Hà Nội biết rất ít về các tài liệu này nên nói phét rất thoải mái, nay đang bắt đầu tìm hiểu, nhưng chưa dám sử dụng vì nó khác xa với những gì Hà Nội đã mô tả.
Con đường Mỹ đang đi tới
Những sự kiện lịch sử chúng tôi vừa đưa ra cho thấy Mỹ đã đi vào và rút ra khỏi chiến tranh Việt Nam bằng những chiến lược và chiến thuật được tính toán rất tỉ mỉ và chính xác. Câu hỏi được đặt ra là tại sao bây giờ Mỹ phải cho vẽ lại một lịch sử chiến tranh với rất nhiều điểm trái với sự thật lịch sử ?
Một Thủy quân lục chiến Mỹ - ảnh Time Magazine, 10/1966
Lord Palmerston (1784–1865), cố Thủ tướng Anh, đã từng nói một câu bất hủ: "Nations have no permanent allies or enemies, they only have permanent interests" (Các quốc gia không có đồng minh hay kẻ thù mãi mãi, chỉ có các quyền lợi mãi mãi).
Cựu Ngoại trưởng Kerry đi thẳng vào thực tế: "Không ai có thể hình dung ra đất nước Việt Nam như ngày hôm nay. Việt Nam, một cựu thù của Mỹ, bây giờ lại là một đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ, trên cả bình diện con người lẫn quốc gia".
Như vậy Mỹ đang biến "cựu thù" thành "đồng minh" và "đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ" để dùng cộng sản Việt Nam làm lá chắn ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á, nên Mỹ phải vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam khi giao cho "cựu thù" Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Dĩ nhiên, Hà Nội biết rất rõ chiến lược và thủ đoạn này của Mỹ, nhưng tương kế tựu kế, chơi trò bắt cá hai tay để thủ lợi. Nếu có điều gì bất trắc, họ sẽ quay lại với Trung Quốc.
Khi Mỹ thay thế Việt Nam Cộng Hòa bằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, liệu người Việt đấu tranh có thể tiếp tục sử dụng cuốn "Quốc văn giáo khoa thư chống cộng" hiện nay để "giải phóng quê hương" được không? Câu trả lời là KHÔNG.
Muốn "giải phóng quê hương" không phải chỉ chống cộng mà còn phải "chống Mỹ cứu nước" nữa, vì Mỹ đang đứng trên cùng một chiến tuyến với cộng sản Việt Nam.
Nếu ngày 3/11/2015, qua kênh truyền hình PBS Hoa Kỳ đã ném cuốn phim "Terror in Little Saigon" do nhóm ProPublica and Frontline thực hiện lên đầu Đảng Việt Tân, một tổ chức chống cộng của người Việt đấu tranh được Mỹ bí mật hổ trợ, để ra lệnh lui binh, thì hôm 17/9/2017, cũng qua kênh truyền hình PBS, Mỹ cho phổ biến bộ phim "The Vietnam War", do hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick thực hiện, để nói cho người Mỹ và thế giới biết con đường mà nước Mỹ đang đi tới để tùy nghi thay đổi chiến thuật. Ai không thích ứng kịp mà lâm nạn thì tự lo liệu lấy. Con đường Mỹ đi thì Mỹ cứ đi. Chính trị là như thế.
Ngày 28/9/2017
Lữ Giang
CUỘC CHIẾN TRANH ĐI TÌM ÔNG CHỦ
Đào Hiếu
Tôi đã xem hết bộ phim The Vietnam War và có mấy ý kiến sau:
-Phim có nội dung không mới, không có phát hiện gì bất ngờ.
-Phim có nhiều đoạn tư liệu rời, minh hoạ khá sinh động và quý. Đặc biệt kỹ thuật montage và mise-en-scène thì rất hiện đại.
-Phim có những cuộc phỏng vấn chớp nhoáng, trong đó có nhiều phát biểu ấn tượng.
TUY NHIÊN:
-Phát biểu của Bảo Ninh, Nguyên Ngọc và Huy Đức đều không hay. Bảo Ninh thì lập lại ý của mấy câu thơ Nguyễn Duy. Nguyên Ngọc thì nói chung chung (hình như bản tôi xem có cắt xén phần Nguyên Ngọc nói về trận Mậu Thân ở Huế, phần cắt xén này -theo bạn bè tôi nhận xét - Nguyên Ngọc phát biểu quanh co, có ý biện hộ). Huy Đức thì quá bình thường.
-Nếu là tôi, tôi sẽ nói: “Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến điên rồ và ngu xuẩn. Hàng chục triệu người Việt Nam của cả hai miền Nam Bắc (lính và thường dân) đã chết. Hàng triệu gia đình đã tan nát, ly tán. Hàng ngàn thành phố, làng mạc đã bị tiêu huỷ. Dân tộc Việt Nam bị phân hoá, chia rẽ, thù hận nhau không biết bao giờ mới hàn gắn được. Dân tộc Việt Nam bị đặt dưới sự cai trị của một chế độ xấu xa chưa từng có trong lịch sử… Tất cả những mất mát kinh hoàng ấy chỉ để đổi lấy việc “được làm nô lệ cho Tàu”.
Nô lệ tức là đầy tớ. Làm đầy tớ thì có gì hay ho mà phải trả bằng một cái giá đắt kinh khủng như thế? Vậy chẳng phải chiến tranh Việt Nam là điên rồ và ngu xuẩn sao?”
Có người nói: chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến ý thức hệ, người khác lại nói: chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến.
Theo tôi, chiến tranh Việt Nam là một “cơn hoảng loạn đi tìm ông chủ”.
Thoạt tiên, ông chủ là Pháp (mở đầu bằng việc quân Pháp tấn công vào cảng Đà Nẵng năm 1858). Việt Nam không chịu làm đầy tớ của Pháp nên tìm cách đánh đuổi. Từ các vua triều Nguyễn cho đến Hồ Chí Minh là “một trăm năm đô hộ giặc Tây.”
Đuổi “giặc Tây” xong lại tới “đánh Mỹ” cũng vì “không chịu làm đầy tớ cho Mỹ”.
Hàng chục triệu người Việt đã chết trong “cuộc chiến tranh thần thánh” ấy.
Cuối cùng đã giành thắng lợi.
Và giành luôn quyền làm đầy tớ cho Tàu.
Vậy thì chúng ta phải gọi cái “The Vietnam War” kia là gì?
Không phải chiến tranh ý thức hệ vì cái gọi là “ý thức hệ” ấy là đồ giả, đã bị vứt sọt rác từ lâu rồi. Không phải nội chiến, vì ngoại bang (Mỹ, Tàu, Nga…) đã can thiệp quá thô bạo, quá lộ liễu.
Vậy tôi xin “ngần ngại đặt cho nó một cái tên. J’hésite à apposer le nom” (F. Sagan) là: CUỘC CHIẾN TRANH ĐI TÌM ÔNG CHỦ.
Ngày 25/9/2017
ĐÀO HIẾU
https://www.facebook.com/daohieuwriter
Đăng ngày 30 tháng 09.2017