KẺ ĐỊCH TRONG NHÀ BÊP

Đào Hiếu

ong-tao1

Có những người đàn ông rất hào phóng, thấy bạn bè nghèo không có chỗ ở liền mời về nhà ở chung, vô quán nhậu nhớ bạn hiền cũng bấm phone rủ đến lai rai ba sợi, có cái xe hơi, bạn muốn mượn, cứ lấy đi thoải mái. Loại đàn ông ấy trên đời này không phải là hiếm. Nhưng có một thứ mà người đàn ông không bao giờ chịu chia sẻ với ai, đó là vợ mình. Chỉ cần một câu nói, một cái liếc mắt là anh chồng đã “xù lông” lên, sẵn sàng chiến đấu. Vậy mà có một gã từ nhiều năm nay đã phải chia sẻ bà vợ duy nhất của mình cho một người đàn ông khác mà không hề than thở. Gã này là một quan chức nhà trời, có quyền gặp trực tiếp Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình dưới trần gian mỗi năm. Đó chính là ông Táo.*

Dân Việt Nam ta, hễ cứ đến ngày 23 Tết là cúng ông Táo, đốt vàng mã, lưu luyến tiễn ngài về trời mà không hề xét lý lịch xem ông ta là ai, có đáng để cho ta tin cậy và tôn kính đến như thế không?
Trước hết, ông ta là một thằng bất tài vì trên thế gian này dù sang hay hèn, dù giàu hay nghèo, dù quân tử hay tiểu nhân… ai ai cũng có một bà vợ, chỉ riêng ông Táo là không thể có. Ông ta phải chia sẻ vợ với một táo quân khác trong nhiều ngàn năm nay. Và như thế thực chất ông ta chỉ có nửa bà vợ. Táo quân còn là một thằng hèn vì đã không đủ dũng khí để giành vợ mình khỏi tay người khác. Đêm nào ông cũng nghiến răng nhìn vợ mình “quằn quại” dưới ách xâm lược của người đàn ông khác mà không dám hé nửa lời.Bất tài, hèn lại còn khiêu dâm nữa! Có lần Táo quân từ nhà bếp ra chợ để mua một con cá chép làm phương tiện bay về trời, ông ta bị quần chúng phát hiện đang… ở truồng! Lũ con nít chạy theo tốc áo lên coi, Táo quân giận quá rút đôi hia ra ném, tụi nhỏ vừa bỏ chạy vừa cười nhạo. Nhưng chúng ta hãy bỏ qua cái chuyện Táo quân ở truồng ra phố đi, vì dẫu sao cái mốt “đội mũ mang hia chẳng mặc quần” cũng là đồng phục của nhà Táo. Hãy sang một vấn đề khác.

Xưa nay ai ai cũng kính trọng Táo quân vì nghĩ rằng ông ta đứng về phía lẽ phải, hàng năm đều có dâng sớ lên Ngọc Hoàng Thượng Đế để tố cáo tham nhũng và những tệ nạn khác dưới trần gian, nhưng sự thật là Táo quân chỉ báo cáo những vụ bê bối lặt vặt ở trong… bếp như anh chồng ăn vụng với cô sen, bà chủ tò te với anh tài xế, còn những vụ tham nhũng lớn tầm cỡ quốc gia, trị giá hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng thì ông ta đếch dám động tới. Kết quả là tham nhũng và tệ nạn ngày càng nhiều, lộng hành trên khắp Việt Nam, vô phương cứu chữa.

Còn nữa, Táo quân là một kẻ tham quyền cố vị vào loại nhất thế giới. Quý vị chỉ cần điểm mặt một số kẻ tham quyền cố vị nổi tiếng của nhân loại thì sẽ rõ ngay: Này nhé, Fidel Castro làm vua xứ Cu Ba nghèo đói suốt 49 năm trời không chịu nhường cho ai, cuối cùng già quá, tay chân run rẩy, hết xíu oách đành phải nhường ngôi cho… em trai mình. Kim Nhật Thành làm vua xứ Triều Tiên 46 năm và tự phong là “chủ tịch vĩnh cửu”, cuối cùng trao ngai vàng cho con trai minh là Kim Jong-il, anh này còn chơi ngoạn mục hơn: đưa một thằng con nít miệng còn hôi sữa tên là Kim Jong-un lên làm đại tướng, ngồi chờ sẵn khi nào bố ra hiệu thì đặt mông vô ngai vàng liền, đố người nào tranh cướp được! Người thứ ba là Mao Xếnh Xáng, ngồi trên ngai vàng 33 năm, cuối đời dùng mọi thủ đoạn trong Cách Mạng Văn Hóa để loại bỏ đồng chí mình, âm mưu đưa… bà xã Giang Thanh lên ngai, tiếc thay đã thất bại. Tóm lại, xưa nay “bám ghế” lâu nhất cũng bốn năm chục năm, chưa có ai bám ghế kỷ lục như Táo quân nhà ta. Từ khi có dân tộc Việt Nam, cứ tạm cho là đời Hùng Vương tới giờ, ông ta cứ giữ rịt lấy cái ghế Táo quân ấy suốt hơn bốn ngàn năm nay “một tấc không đi, một ly không rời”. Và chắc chắn ngày nào còn dân Việt, có lẽ ông ta vẫn còn giữ chặt cái ghế đó. Và vì suốt nhiều ngàn năm nay ông ta không chịu về hưu cho nên cứ được hưởng lương trăm phần trăm dài dài, chưa kể các khoảng “lộc” khác như nhà, đất, đi du lịch nước ngoài… Và có thể nói Táo quân là anh cán bộ duy nhất trên đời này không bao giờ nghỉ hưu.
Nhưng ông ta làm công tác gì mà quan trọng đến nỗi không ai có thể thay thế được? Chẳng qua ông ta chỉ là một tên chỉ điểm, tối ngày lẩn quẩn trong xó bếp rình rập nhà dân xem có ai phát ngôn bừa bãi, bôi xấu chế độ, xúc phạm lãnh tụ, xúc phạm lãnh đạo, xem có trang web nào phản động, có blog cá nhân nào chống Đảng, chống tham nhũng, độc tài, tay sai ngoại bang… để lập báo cáo mật chờ đến cuối năm cưỡi cá chép về trời, chạy thẳng vô đồn công an tâng công lấy điểm. Như vậy, xét về tư cách thì Táo quân chỉ được không điểm, xét về đạo đức, người dễ tính cũng cho nửa điểm là cùng. Còn xét về trình độ văn hóa thì một thằng cha tối ngày chỉ biết “đội” đít nồi, chưa hề thấy hắn đi học bao giờ, thì chỉ có thể làm một tên chỉ điểm hạng bét mà thôi.

https://daohieu.wordpress.com


GIÁNG SINH MUỘN 2016

dao-hieu-deo-kinhLễ Giáng Sinh qua rồi tôi mới nhớ rằng mình đã không chúc tụng ai cả. Ngày Tết cũng vậy, sinh nhật, lễ lạt hội hè cũng vậy. Đời tôi gần như không quan tâm đến những dịp ấy. Có lẽ vì tôi không có ngày sinh, vì tôi sinh ra trong chiến tranh nên không một ai trong gia đình nhớ cái ngày ấy, kể cả mẹ tôi. Ngày sinh ghi trong giấy khai sinh chỉ là ngày giả, một nhân viên hộ tịch xã đã lấy đại cái ngày đi làm giấy khai sinh làm sinh nhật tôi. Nhưng có lẽ sẽ có người thân của tôi nhớ chính xác ngày mất. Ít ra là các con tôi. Cũng như tôi đã nhớ chính xác ngày giỗ cha mẹ tôi. Chỉ vì đó là những cuộc chia tay cuối cùng, là chuyến ra đi không trở lại.

Nhiều năm nay tôi vẫn nghĩ: đời mình không có ngày sinh nhật, không có ngày Tết, không có ngày lễ, không có Giáng sinh, không có Phật đản, không có Quốc khánh, không có giỗ tổ Hùng Vương…
Những ngày tưởng niệm các vị “anh hùng dân tộc”… đối với tôi còn vô nghĩa hơn nữa, vì tôi vẫn nghĩ: “giải phóng dân tộc” cũng chỉ là một cái nghề hái ra tiền như kinh doanh địa ốc, như nuôi bò sữa…

Từ hàng ngàn năm nay, trải qua bao nhiêu thời đại, bao nhiêu chế độ, ngành kinh doanh này luôn mang lại siêu lợi nhuận, vượt xa sản xuất vũ khí, vượt xa khai thác dầu mỏ… bởi vì những nhà kinh doanh này không phải vay vốn ngân hàng, họ vay máu của nhân dân, và đến khi thành công, họ liền quay lưng, bỏ mặc đồng bào mình sống lầm than, đói rét, mặc dù những lợi nhuận mà họ thu được là kinh khủng, là “cao như núi, dài như sông”(*), là mênh mông như biển cả.
Cho nên tôi vẫn có tâm lý xa lánh những ngày đó.
Cho nên ngày tháng của tôi thật buồn tẻ, thật đơn điệu, như những chiếc lá tàn héo, rụng dần, trôi hững hờ trên dòng thời gian bất tận.
Chỉ còn lại ngày giỗ cha mẹ tôi, tôi thường bắc ghế ngồi cạnh bàn thờ, rót một chén rượu nhỏ mời cha tôi cùng uống cạn.
Và đôi khi tôi khóc.

Đào Hiếu

(*) Thơ Tố Hữu (Ta Đi Tới)

https://daohieu.wordpress.com


 
MƯA LÂU THẤM ĐẤT
 
Chris Phan
 
Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành riêng một chương để viết về con ếch, với những dòng như sau: Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết.
Olivier Clerc năm 2005 cũng viết một bài ngắn có tên hơi dài là «Con ếch không biết mình đang bị luộc….và những bài học khác ở đời», được Michel Debaig và Luis Maria Huette phổ biến dưới tiêu đề Sự Nghịch Lý của con ếch.
Sau này, để cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ trái đất đang bị hâm nóng từ từ, cựu phó TT HK là ông Algore có thực hiện một cuốn phim gọi là Sự Thực Mất Lòng cũng khai thác đề tài này.
Câu chuyện bắt nguồn từ một tài liệu xuất hiện năm 1897 ghi lại một cuộc thí nghiệm tại Institut John-Hopkins năm 1982 : Một con ếch bị bỏ trong một nồi nước lạnh, sau đó người ta nâng nhiệt độ lên một cách rất chậm, chỉ 0,002 độ C mỗi giây. Sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích gì.
Câu chuyện lý thú nói trên khiến người ta liên tưởng đến hoàn cảnh nước Việt Nam ta, với tà quyền CS trong nước, và khối người Việt Hải Ngoại.
 
Vào đầu thập niên 1980, những người Việt định cư tại nước ngoài căm thù CS đến thâm gan, tím cật. Ai nói đến CS, là người ta chống đối mãnh liệt. Rồi ngày tháng qua đi, CS thì vẫn thi hành một chính sách độc tài, độc đảng như cũ, vẫn hà hiếp, bóc lột người trong nước như xưa, nhưng người tỵ nạn thì không phải tiếp xúc trực tiếp với những cán bộ ác ôn hàng ngày. Mối hận thù cũng không thể quên, nhưng cường độ một ngày một giảm đi. Hơn nữa, sau một thời gian dài cần cù làm ăn, người tỵ nạn đã có của ăn, của để, họ nghĩ đến việc trở về cố hương, để trước là thăm nơi quê cha đất tổ, nhưng cũng có phần để lên mặt với đời.
Mới đầu, số người về rất ít, sau càng ngày càng nhiều, nhất là vào các dịp Tết,
Rồi Ông Nguyễn Cao Kỳ, Rồi ông Phạm Duy, rồi các ca sỹ nổi tiếng như Khánh Ly, Lệ Thu, Elvis Phương, gia đình Tuấn Ngọc, Khánh Hà..v..v.., ngày nào lếch thếch nơi Mã Lai. Hồng Kông, hay Thái Lan, Nam Dương, trong các trại tỵ nạn, nay áo quần diêm dúa, môi son đỏ choét, về lại cố hương, để có được «hạnh phúc hát trước đồng bào», làm như lòng yêu nước của họ to hơn số đô la chứa trong các phong bì mà họ nhận được sau những buổi trình diễn cuối đời.

Ngày nào, khi Đàm Vĩnh Hưng qua hát, người ta bảo nhau đi phản đối, tay cầm cờ vàng, miệng hô đả đảo. Ngày nay, Nguyễn Thanh Sơn, người quan trọng gấp mấy lần Đàm Vĩnh Hưng, đi Mỹ, đi Canada, chẳng ai thèm đặt vấn đề, lại còn bắt tay, phỏng vấn xỳ xèo.
Việc này, thực đâu có gì lạ, mà phải la làng.
Chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của «boiling frog syndrome».

Trung Hoa là một nước láng giềng của Việt Nam. Anh chàng láng giềng này lúc nào cũng muốn nuốt chửng Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ này, họ dùng 2 chiến thuật:
Chiến thuật «tầm ăn dâu», từng bước, từng bước lấy của VN những tấc đất, những vùng biển, như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, đất đai vùng biên giới, việc này gây ra sự chống đối mãnh liệt, nhưng ít quan trọng hơn so với chiến thuật thứ hai.
Chiến thuật «luộc ếch» thâm độc hơn nhiều : lập công ty Trung Hoa khai thác các tài nguyên thiên nhiên, di dân , lấy vợ, đẻ con, xây chùa chiền theo kiểu Tầu, viết chữ Tầu trên các mặt tiền và trong các chỗ thờ phương, các bảng hiệu, lập các làng Tầu trên đất Việt v.v... Ngày một, ngày hai, người Việt sẽ thấy người Tầu, văn hóa Tầu, cách sống Tầu, quá thân thuộc với mình. Khi ấy, thì Việt Nam có thành một ngôi sao trên lá cờ Tầu, cũng chẳng có gì quan trọng.

Nghĩ đi, nghĩ lại, người Việt, và các con ếch, có gì khác nhau đâu?
 
CHRIS PHAN
 

Dựng tượng tổ ngành công an cộng sản

 felix

Cầu tổ cho bộ Công an lúc nào cũng trị được đám dân đen để lập công với đảng, dù có sắt máu như đồng chí tổ Felix Dzerzhinsky 

Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội vừa khánh thành tượng ông Felix Dzerzhinsky, lãnh đạo đầu tiên của ngành công an Liên Xô.
Theo báo Việt Nam, buổi lễ có sự tham gia của các quan chức ngành công an Việt Nam và ông Vadim Bublikov, Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và đại diện Trung tâm Văn hóa Nga tại Hà Nội.
Một bài trên báo Việt Nam viết:
"Ngày 20/01/2017, Học viện CSND đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Tượng nhà cách mạng Ph.D. Dgiec-zen-xki, người sáng lập cơ quan Công an Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới với câu nói nổi tiếng: "Người cán bộ Công an phải có cái đầu lạnh, trái tim nóng và đôi bàn tay sạch."

Cách mạng và phản cách mạng
Theo Bách khoa Toàn thư Anh (Britannica) Felix Dzerzhinsky sinh năm 1877 tại Kaunas (Kovno, Lithuania, khi đó thuộc Đế chế Nga) trong gia đình quý tộc nghèo người Ba Lan.
Cũng tại đây ông gia nhập Đảng Xã hội Dân chủ năm 1895 và bị cảnh sát Nga hoàng bắt vì hoạt động lật đổ.
Ông bị đầy đi Siberia nhưng bỏ trốn và tham gia Cách mạng Nga 1905.
Trở thành lãnh tụ của Đảng Xã hội Dân chủ Ba Lan-Lithuania và thuyết phục được đảng này hợp nhất với đảng cùng tên ở Nga.
Trong thời gian nổ ra Cách mạng Nga tháng 2/1917, ông vẫn đang bị cầm tù nhưng sau được thả và đóng vai trò trọng yếu trong Cách mạng tháng Mười.
Tại Petrograd, nhiều người bị lĩnh án tử hình, tay họ bị trói cùng nhau, và đến đêm bị đẩy lên các xà lan gỗ, đem ra ném xuống Vịnh Phần Lan. Người ký các lệnh đó chính là Felix DzerdzinskyĐài tiếng nói Ba Lan
Ngày 20/12/1917 ông được Lenin bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Uỷ ban chống phản cách mạng và phá hoại trên toàn Nga. Cái tên hiền lành này được rút gọn là Cheka, và chính là bộ máy công an của Liên Xô thời kỳ đầu.
Cheka đã giúp Lenin giữ gìn nền độc tài bằng các cuộc xử tử tùy thích bất cứ ai chính quyền Xô Viết coi là kẻ thù, theo Britannica.
TBT Trọng: "Công an phải bảo vệ Đảng"

Dzerzhinsky cũng là người đầu tiên lập ra các trại tập trung ở Nga, và có tiếng là "một lãnh đạo cộng sản không khoan nhượng, không tham nhũng và cuồng tín".
Theo Stephen Dalziel, phóng viên chuyên về Nga của BBC News, trong giai đoạn ngay sau khi Lenin lên nắm quyền ở Nga, "ít nhất nửa triệu người đã bị xử tử".
Britannica viết rằng trong cuộc chiến Liên Xô đánh Ba Lan năm 1919-20, ông Dzerzhinsky được giao nhiệm vụ lập ra Ủy ban Cách mạng Ba Lan để về lập chính quyền Bolshevik nếu Hồng quân thắng lợi.
Nhưng sau thất bại của họ, kế hoạch đó không thành và Dzerzhinsky rời ngành an ninh sang nắm vị trí Chính ủy Giao thông năm 1921.
Sang năm 1922, trong nỗ lực hạn chế quyền hành của Cheka mà lúc đỉnh cao có trên 250 nghìn quân, chính quyền Liên Xô trao lại ngành an ninh cho Cục Chính trị Quốc gia GPU.
Sau khi Lenin qua đời, Dzerzhinsky ủng hộ Stalin nhiệt thành và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Tối cao Liên Xô.
Ông bị đột quỵ và chết khi đang dự họp Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1926.
Image caption-Tượng Dzerzhinsky nay bị kéo về một công viên ở Moscow

Ba Lan đánh giá khác Nga
Tại Ba Lan thời phụ thuộc vào Liên Xô (1945-1989), tên của Dzerzhinsky được đặt cho nhiều đường phố.
Nhưng sau 1990, các tên phố và tượng đài Dzerzhinsky bị bỏ.
Ngày nay, quan điểm khá phổ biến tại Ba Lan coi ông Dzerzhinsky là kẻ phản lại quyền lợi dân tộc Ba Lan và là 'Đồ tể Đỏ'.
Ngoài chuyện đem quân Liên Xô đánh Ba Lan năm 1920, Dzerzhinsky được cho là đóng vai trò chính trong các vụ tàn sát người Nga bị quy kết là 'phản cách mạng'.
Theo một bài trên trang của Đài Tiếng nói Ba Lan về lịch sử:
"Tháng 10/1918, những công nhân tại Moscow đình công và bị vây bắt, quy kết là phản cách mạng và xử bắn bằng súng máy. Tại Petrograd, nhiều người bị lĩnh án tử hình, tay họ bị trói cùng nhau, và đến đêm bị đẩy lên các xà lan gỗ, đem ra ném xuống Vịnh Phần Lan. Người ký các lệnh đó chính là Felix Dzerzhinsky."

'Biết ơn Gorbachev đã khiến Liên Xô sụp đổ'
Nhưng cũng có sự tìm tòi giải thích vì sao người Ba Lan này lại trở thành nhân vật duy nhất có vị trí cao trong hệ thống Xô Viết và có hành động như vậy.
Giáo sư Pawel Wieczorkiewicz trong loạt bài 'Các nhân vật của Thế kỷ 20' giải thích Dzerzhinsky luôn "phục tùng hoàn toàn Lenin" trong các chiến dịch khủng bố và sẵn sàng làm tất cả để chế độ Xô Viết không mất quyền.
Làn sóng trấn áp được Dzerzhinsky đẩy lên cao độ năm 1918 sau vụ Lenin bị ám sát không chết.
Mặt khác, trong một bài trên trang tin Wiadomosci (10/11/2012), bà Marta Tychmanowicz tìm lại các sử liệu mới nhất nói ông Dzerzhinsky đã cưới vợ ở nhà thờ trong một buổi lễ của Công giáo La Mã.
Bài báo 'Cuộc đời hai mặt của Felix tay đẫm máu - người Ba Lan nhưng là cha đẻ của chủ nghĩa khủng bố Xô Viết' cho rằng ông Felix Dzierzinsky và bà Zofia Muszkat đã quỳ xuống trước cha đạo nhận lời ban phước trong nhà thờ Thánh Mikolaj ở Krakow ngày 10/11/1910.
felix lenin
Dzerzhinsky phục tùng hoàn toàn Lenin trong các chiến dịch khủng bố

Các tài liệu mới nhất về cuộc đời ông Dzerzhinski do Giáo sư sử học Michal Glowinski mô tả đây là một người xuất thân từ gia đình quý tộc sa sút vùng biên địa (Ba Lan - Lithuania) và có đời nhiều thất bại.
"Ông ta không học hành đến nơi đến chốn, bằng tú tài cũng không có, và bỏ học để trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp."
Năm 1920 sau khi đã là thành viên Đảng Xã hội Chủ nghĩa Ba Lan, ông bỏ sang theo Liên Xô và gia nhập Hồng quân. Ông Dzerzhinsky cuối cùng "đã trở thành người lãnh đạo tàn bạo của tổ chức đứng đằng sau làn sóng khủng bố Bolshevik", theo giáo sư Glowinski.
Còn bà Zofia, sinh ra tại Warsaw và có bằng đại học âm nhạc, đã sang Liên Xô sống cùng ông Dzerzhinsky cho đến khi qua đời năm 1968 và chỉ quay về thăm Ba Lan một vài lần.
Tượng 11 tấn của ông Dzerdzinsky từng đứng trước Bộ Công an Liên Xô nhưng sau bị kéo đi và đưa vào một công viên năm 1991.
Tuy thế, nước Nga hiện nay không chia sẻ quan điểm lên án ông Dzerzhinsky như tại Ba Lan, quê hương của ông. Hồi giữa năm 2015, một số nhóm cộng sản ở Nga lên tiếng đòi đưa bức tượng trở lại lên bệ, theo phóng viên BBC Sarah Rainsford từ Moscow.
Bức tượng Dzerzhinsky tại Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội có cơ hội trở thành tượng mới nhất của ông được dựng trên thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ.

http://www.bbc.com/vietnamese/

 

Đăng ngày 25 tháng 01.2017