banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Ba đền thờ Hồi-giáo (mosquées) bị đóng cửa 'tạm thờĩ' ở Pháp

Nhữ Đình Hùng

Sau vụ tấn-công khủng-bố ngày 13.11.2015 tại Paris, Nhà Nước Pháp đã ban-hành tình-trạng khẩn-trương và bắt đầu có những kiểm-soát chặt chẽ những đền thờ Hồi-giáo. Trong tuần lễ cuối tháng 11, đã có hai đền thờ Hồi-giáo bị đóng cửa tạm thời,một ở Arbresle (Rhône) và một ở Genevilliers (Hauts de Seine) đến ngày thứ tư 02.12, đến lượt đền thờ Lagny-sur-Marne ở Seine-sur-Marne bị đóng cửa tạm thời, theo tuyên-bố của tổng-trưởng nội-vụ Bernard Cazeneuve.

Nghị định đóng cửa đền thờ Lagny-sur-Marne đã được ban-hành sau khi có cuộc lục-soát đền thờ nêu trên, 'các cuộc lục-soát đã đưa đến việc có 22 người bị cấm rời khỏi lãnh-thổ, 9 việc chỉ định cư trú đối với những người trở thành cực-đoan (radicalisés), cũng như việc tịch thu một súng lục 9mm đưa đến việc bắt giữ người sở-hữu; tịch thu một đĩa cứng dấu trong tường, khám phá một trường dạy kinh Coran không khai-báo và các tài liệu về djihad trong các chỗ dành cho các người điều khiển đền thờ này.

Ba đền thờ này đã bị đóng cửa trong khuôn khổ tình-trạng khẩn cấp sau cuộc khủng-bố ở Paris. Theo tổng-trưởng Cazaneuve 'quyết-định đóng cửa một đền thờ vì lý do trở thành cuồng tín chưa bao giờ được một chánh-quyền thực-hiện... Tình-trạng khẩn-trương là điều luôn luôn cần-thiết. Chính là khủng-bố đã đe dọa tự do, không phải tình trạng khẩn-trương'.
Trong một phỏng vấn dành cho đài truyền-hình France 3 vào chiều thứ tư, 02.12, Thủ-tướng Valls nói rằng đền thờ ở Lagny 'cho thấy một nguy hiểm thực sự' và đòi hỏi 'luật lệ phài được áp-dụng chặt chẽ nhất là việc đeo mạng che kín mặt ở nơi công cộng. Vẫn theo ông Valls, việc đóng cửa các đền thờ đã được dự trù trước khi có cuộc khủng-bố ngày 13.11 nhưng nhờ ở tình trạng khẩn-trương nên đã có thể can-thiệp nhanh hơn nhiều'. Về đền thờ Lagny, ông Valls cho biết đền thờ này là một đe dọa thực sự. Ở đâu có rao giảng sự hận thù có thể đem đến sự cực-đoan-hoá một số thanh-niên, phải có những hành-động. Phải có mặt cùng khắp, chính là ý nghĩa của những vụ khám xét hành-chánh đưa ra trong lúc này... Không có chỗ cho những ai chuẩn-bị cho những hành-động cực đoan có thể đưa đến khủng-bố... không có chỗ trên nước Pháp cho những kẻ thù của cộng-hoà Pháp... Những hầm kho phải được lục soát... Và ở mọi nơi có sự rao giảng lòng thù hận, ở những nơi tìm thấy những trường học không dính liú gì đến những trường học của Cộng-Hoà, rao giảng chủ nghĩa Hồi-giáo cực đoan, không thể có những chỗ như thế này trên đất nước chúng ta'.

Việc đóng cửa ba đền thờ Hồi-giáo là điều xảy ra lần đầu tiên ở Pháp và xảy ra dưới một chánh-quyền tả phái cho thấy thực-sự có sự đe dọa. Tổng-trưởng Cazaneuve cho biết các hành-quân cảnh-sát đã được thực-hiện ở các đền thờ này trong khuôn khổ tình-trạng khẩn-trương, đã cho thấy có những ngờ vực về việc 'cực đoan hoá Hồi giáo'. Báo Express dẫn nguồn tin chánh-quyền nói 'những người rao giảng thù hận thúc đẩy người khác thù hận đã được báo'.

Những đền thờ Hồi-giáo bị đóng cửa đã bị cáo buộc những gì?

*Đền thờ ở Lagny-sur-Marne. Đền thờ này là đền thờ thứ ba bị đóng cửa. Trong cuộc lục soát, đã tìm thấy một súng lục, một 'đĩa cứng' dấu trong tường cũng như các tài-liệu về djihad. Cũng nhận ra một trường dạy coran không khai báo. Nhiều viên chức điều khiển đền thờ đã bị chỉ định cư trú tại nhà hoặc cấm không được rời khỏi Pháp. Người sáng lập và là chủ tịch đền thờ đến 2014 được biết đến như là một người Hồi giáo cực đoan, đã có những rao giảng chống Do Thái và thân Djihad, người này đã sang Ai-Cập.
*Đền thờ ở Genevilliers (Haut de Seine). Đền thờ này bị đóng cửa ngày 25.11. Các cuộc lục soát ở đây đã cho thấy có một số tiền mặt và các vũ-khí 'trắng' (dao, vũ khí bén nhọn). Nhà cầm quyền nghi ngờ đền thờ làm những công việc dấu diếm và không có phép. Lý do viện dẫn để đóng cửa là 'điểm tập hợp chánh của những phong-trào Hồi-giáo cực-đoan' . Theo hội-đồng dân-chủ Hồi giáo Pháp "ở đền thờ nay có những imams không rõ ràng và không đủ trình-độ".
*Đền thờ ở Arbresle (Rhône). Bị đóng cửa ngày 26.11 vì có 'hiểm tai gây rối trật tự công' và 'hiểm tai cực-đoan-hoá những người trẻ'. Toà hành chánh tỉnh cho biết có nhiều người salafiste lui tới đền thờ mà một số có liên-hệ với những người ở Syrie, còn toà hành chánh thị-xã nói có nhiều thanh niên để râu, mặc áo 'djellaba' và phụ nữ mang khăn choàng mặt!
Ngoài ba đền thờ đã bị đóng cửa tạm thời, nhà chức-trách còn đang xét tới việc đóng cửa bốn nhà nguyện khác không khai báo ở Nice.
Các đền thờ bị đóng cửa với tính cách tạm thời và trong thời gian có tình trạng khẩn cấp. Có thể các đền thờ này sẽ được mở cửa lại, theo giới chức thân cận với tổng-trưởng nội vụ 'trách nhiệm về việc cực-đoan-hoá không phải là nơi chốn hay các bức tường mà là các hiệp-hội,các con người'. Được biết các hiệp hội coi ba đền thờ này đã bị giải tán.
Hiện ở Pháp có 2200 đền thờ Hồi giáo, theo báo Le Figaro, 89 đền thờ do những người 'fondamentaliste' quản trị và 41 đền thờ bị những người 'salafistes' tấn-công.

Trong khi đó, người ta được biết Algérie đang làm thủ tục để sở-hữu-hoá Đền thờ Hồi Giáo ở Paris. Tổng trưởng bộ tôn giáo của Algérie cho biết 'Algérie đã bắt đầu các thủ tục về việc sở-hữu hoá đền thờ lớn Hồi giáo ở Paris (Grande Mosquée de Paris). Trong một điều trần về các nơi thờ phụng của cộng-đồng quốc gia tại nước ngoài, tổng trưởng bộ tôn-giáo của Algérie cho biết đã cho ngưng các trợ cấp dành cho đền thờ lớn Hồi-giáo ở Paris vì các hỗ trợ tài chánh đã được thực hiện 'trong lúc thiếu thoả thuận ấn định các cách chi-tiêu nguồn vốn này'. Nguồn vốn này được đặt trong chương mục toà đại sứ Algérie tại Pháp để chuyển cho đền thờ. Nhưng vì có những 'mờ tối' nên tạm ngưng trong lúc này cho đến khi tình trạng được sửa đổi. Theo Mohamed Aïssa, ngân khoản trợ cấp cho đền thời lớn Hồi giáo ở Paris lên đến 206 triệu dinars, sẽ được giải toả khi việc điều hành được theo đúng qui-tắc, và ngân khoản được phân phối một cách rõ ràng, trong suốt. Ông này không nói rõ khi nào các trợ cấp sẽ được tái lập, có nghĩa là trong lúc này đền thờ lớn Hồi-giáo ở Paris không có ngân-sách để hoạt động!
Vẫn theo Mohamed Aïssa, tham vọng của Algérie vượt xa việc kiểm soát các trợ cấp. Toà đại sứ Algérie được lệnh làm các thủ tục để sở hữu hoá đền thờ lớn Paris, biến nơi đây thành tài sản của quốc gia Algérie, dựa trên một điều luật của Pháp cho phép 'một nước ngoài đã tài trợ cho một hiệp hội theo luật của Pháp có thể, sau 15 năm, đòi quyền sở hữu của thực thể này, đó là trường hợp của đền thờ lớn Hồi giáo tại Paris, do công ty Habous quản-trị'. Được biết trong một thoả hiệp hợp tác giữa Pháp và Algérie vào năm 2001 đã đưa đến việc thành lập 'Société des Habous' theo luật lệ Pháp. Nhằm chuẩn bị cho việc này, một 'tuyên cáo dự định' (déclaration d'intention) đã được đưa ra trong thoả hiệp hợp tác được ký kết năm 2014 đặt trên ba trục là đào luyện các imams, các đoàn văn hoá, các hợp tác tôn giáo chống lại chủ nghiã tôn giáo cực đoan.
Điều này liệu có mở ngỏ cho những nước Hồi-giáo khác có được các đền thờ Hồi giáo tại Pháp đặt dưới sự quản-trị của nước họ không nếu như họ cũng đã tài trợ cho các đền thờ này cùng kiểu với Algérie?

Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/06.12.2015

Nguồn:
http://www.lexpressiondz.com/actualite/230801-l-algerie-lance-la-procedure-d-appropriation.html
http://www.rtl.fr/actu/societe-faits-divers/etat-d-urgence-bernard-cazeneuve-annonce-la-fermeture-de-trois-mosquees-depuis-la-semaine-
derniere-7780712535
http://www.lexpress.fr/actualite/societe/religion/ce-que-l-on-sait-de-la-fermeture-de-trois-mosquees-pour-radicalisation_1741800.html


 ĐƯỢC SỰ HỖ TRỢ CỦA FBI, CẢNH SÁT Ý BẮT GỌN 4 TÊN KHỦNG BỐ IS ÂM MƯU GIẾT CHẾT ĐỨC GIÁO HOÀNG FRANCIS

 

Đức Giáo Hoàng Francis, các nhà báo trong chuyến bay trở về Rome sauchuyến thăm sáu ngày ở châu Phi thứ hai. ảnh: AFP

Được sự trợ giúp của FBI Mỹ, các nhà chức trách Ý đã bắt giữ bốn kẻ khủng bố bao gồm người Ý và người Kosovo vào hôm Thứ Ba, những người này bị tình nghi lập kế hoạch cho một cuộc tấn công nhằm vào Giáo hoàng Francis. Tại trụ sở của Giáo hội Công giáo La Mã ở Vatican, nằm bên ngoài Rome, nơi an ninh được bố trí chặt chẽ kể từ khi tổ chức khủng bố Hồi giáo ISIS hay còn gọi là Daesh, đe dọa tấn công vào thủ đô Ý.
 
Cả bốn người trên bị bắt giữ bởi một cuộc bố ráp của cảnh sát từ Kosovo, một khu vực bên trong vùng Serbia ở đông nam châu Âu, nơi mà sự công nhận của quốc tế vẫn còn gây tranh cãi. Bốn người bị cáo buộc tham gia phối hợp cùng nhau để thực hiện một vụ khủng bố với mục đích cụ thể là nhằm vào vị Giáo Hoàng.

"Nhóm khủng bố này bị cáo buộc do truyền bá tư tưởng thánh chiến thông qua mạng xã hội", cảnh sát cho biết, theo báo cáo từ địa phương. Trước đó Nhóm này tuyên bố trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội rằng, Francis sẽ là "Vị Giáo Hoàng cuối cùng."Chính phủ Ý đã tiến hành các cuộc đột kích và tăng cường cảnh sát để tuần tra các đường phố ở Rome, sau một loạt các vụ tấn công khủng bố ở Paris ngày 13 tháng 11 khiến 129 người thiệt mạng và 352 người khác bị thương.

Sau vụ tấn công Paris, ISIS phát hành một video tuyên bố rằng Rome và Washington DC sẽ là hai trong số các mục tiêu tiếp theo của nhóm này. "nhân danh thánh Allah, nếu chúng ta đã có thể đạp đổ nước Pháp ngay trên quê hương của nó, tại Paris, sau đó chúng tôi xin thề, bởi mệnh lệnh của thánh Allah, chúng tôi sẽ tấn công nước Mỹ trong khu trung tâm của nó, tại Washington, Allah cho phép chúng ta, và chúng ta sẽ xâm lược Rome, Allah cho phép," những kẻ khủng bố cho biết trong một đoạn video được phát hành ngày 16 tháng 11.
 
Nguồn: Internet
 

 

Quân đội ĐCSTQ bán vũ khí cho IS


Chỉ cần nghe lời, vũ khí có thể cho không

Một kỹ sư trưởng từng làm việc cho hãng xuất khẩu vũ khí khổng lồ tại Trung Quốc Đại Lục gần đây đã chia sẻ với Đài Phát thanh Hy Vọng (Sound of Hope) quá trình quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuyển vũ khí bán cho các phần tử khủng bố khu vực Trung Đông và Somalia, ông nói tiền thu được từ những phi vụ làm ăn này kếch xù này về cơ bản đều rơi vào túi riêng của quan chức tướng lĩnh.

Có thể cho không vũ khí, nhưng phải nghe lời
Gần đây tổ chức khủng bố IS hoạt động ngày càng điên cuồng. Năm ngoái, tổ chức Giám sát luân chuyển vũ khí Conflict Armament Research đã phân thích xác đạn cùng vũ khí và nhận thấy đa số vũ khí IS sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngoài ra, trong năm 2009 truyền thông Israel đã đưa tin một tướng lĩnh trong quân đội cho biết, bốn hỏa tiễn mà Hamas bắn vào thành phố Beersheba ở phía nam của Israel là do Trung Quốc sản xuất. Hình ảnh mà truyền thông Tây phương chụp được vào năm 2014 khi quân đội Hamas duyệt binh ở Gaza cho thấy 107 tên lửa trưng bày ra là của Trung Quốc.
Theo người cung cấp thông tin, ĐCSTQ có thể thực hiện thành công những thương vụ này, một là vì quân phiến loạn và khủng bố đa số là nghèo, họ đành chọn vũ khí giá rẻ của Trung Quốc (ví dụ 1000 USD có thể mua được 2 khẩu AK47, trong khi mua súng carbine của Pháp cần 4000 USD mới mua được một khẩu); hai là ĐCSTQ không có nguyên tắc gì, chỉ cần đối phương nghe lời là được: nếu không có tiền thì phải phục vụ cho ĐCSTQ làm một số việc xấu theo yêu cầu, nếu đồng ý sẽ được cung cấp vũ khí miễn phí (trên thế giới không nước nào cho không vũ khí vì phải mất rất nhiều công sức mới làm được, cho dù là loại vũ khí quá thời hạn).
Bản thân người cung cấp thông tin kể lại quá trình ông được trải nghiệm như sau: Ông ta (bên mua) nói: Chúng tôi muốn vũ khí của Trung Quốc (quân đội Trung Quốc), chúng tôi không có tiền. Người phía Trung Quốc đáp lại, ok, chúng tôi có thể tặng cho anh, nhưng có hai điều kiện: một là các anh phải đánh lại chính quyền bản địa, các anh làm quân du kích và theo sự chỉ đạo của chúng tôi, đánh vào tòa nhà quốc hội hoặc dinh tổng thống gì đó; hai là các anh phải liên tục tấn công vào Đại sứ quán các nước phương Tây trú tại Somalia làm cho họ luôn bất an trong công việc.

Súng của những đội quân du kích ở Afghanistan, Pakistan, Pamir, Mông Cổ sử dụng đều là AK47 của Trung Quốc, còn đạn thì cung cấp vô điều kiện, muốn có bao nhiêu cũng được! Trung Quốc (ĐCSTQ) xuất khẩu vũ khí không chỉ vì tiền, mục đích chủ yếu của họ là truyền bá cái gọi là “Tư tưởng cách mạng của họ”, “làm rối loạn trật tự của thế giới tự do”.
Theo người cung cấp thông tin, việc xuất khẩu công khai vũ khí đạn dược kéo dài từ thời gian 1983 – 1989. Có khoảng 14 công ty xuất khẩu vũ khí lớn ở trong nước, người đứng đầu những công ty này thường có cấp bậc Thiếu tướng. Sau này dù ngoài mặt có lệnh cấm quân đội buôn bán, nhưng theo ông ta biết thì hoạt động mua bán vũ khí vẫn đang hoạt động.

Nội bộ ĐCSTQ tham gia buôn bán vũ khí

Người kỹ sư trưởng này kể lại trải nghiệm của mình khi giao dịch vũ khí. Ban đầu là phía công ty vũ khí của Trung Quốc Đại Lục khai thác nhu cầu của đối phương: ví dụ như Somalia, Trung Quốc có Đại sứ quán ở đó, người của Đại sứ quán biết đâu là quân chính phủ và đâu là quân phiến loạn, họ tiếp cận mời ăn uống và lai vãng qua lại với nhóm phần tử này. Khi những nhóm này có nhu cầu là Đại sứ quán biết ngay, họ báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao lại báo cho Bộ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng liền thông báo cho những công ty xuất khẩu.
Công ty xuất khẩu có người phiên dịch, có thể liên lạc trực tiếp với đối phương. Trong trường hợp không may không có thì sẽ liên lạc với Bộ Quốc an: Bộ Quốc an lập tức xem hồ sơ của Đại học Bắc Kinh, Đại học Nhân dân, Học viện Ngoại giao, xem người nào thông thạo tiếng Somalia và chỉ dẫn liên lạc với ông Tổng của công ty xuất khẩu. Những người phiên dịch này đều thuộc đối tượng “tin cậy về chính trị”, họ sẽ được yêu cầu giữ thông tin tuyệt mật.
Trên thực tế, đối tượng xuất khẩu vũ khí của ĐCSTQ không chỉ hạn chế trong một vài khu vực này.
Sau khi thiết lập được liên lạc thì cần gặp gỡ đàm phán. Thông thường trong những giao dịch này được lựa chọn đàm phán ở một nước thứ ba. Phía Trung Quốc sẽ nhờ Lãnh sự quán giúp đỡ: Lãnh sự quán chỉ định thời gian và địa điểm. Người đại diện là chuyên gia của công ty xuất khẩu đi đến, còn bên quân phiến loạn thì lấy danh nghĩa là một thương nhân, họ đến địa điểm ngồi đàm phán. Sau khi hoàn thành giao dịch, phía công ty xuất khẩu đến khu vực quân sự lấy hóa đơn hàng, quá trình này rất đơn giản, không có thủ tục gì. Nhân viên tham mưu của quân đội điện thoại cho Chủ nhiệm kho vũ khí, thường là cấp bậc Đại tá: Công ty Nam Phương mua một lô vũ khí, họ có tờ đơn, do xxx gửi đến kho các anh, sáng mai sẽ có 20 chiếc xe đến, các anh chuẩn bị giao hàng.
Bên giao hàng dĩ nhiên phải xem bên mua là ai. Nếu như là phiến quân Somalia, hải tặc, Trung Quốc sẽ chọn giao dịch đường biển, sẽ liên lạc với hạm đội Nam Hải và cho điều động tàu quân đội chuyển hàng: nguyên nhân, một là hạm đội Nam Hải có thể kiểm soát vùng biển Nam Thái Bình Dương, Nam Hải và Ấn Độ Dương; hai là như vậy họ có thể buôn bán tự do trên biển.
Phiến quân Somalia dùng tàu đánh cá loại lớn đi nhận hàng, cũng có khi có tàu hàng cỡ lớn.
Nếu bên mua là quốc gia trong lục địa, ví dụ như quân phiến loạn Afghanistan, phía Trung Quốc sẽ yêu cầu đối phương nhận hàng tại một vùng biên giới nào đó ở Trung Quốc. Ví dụ cuộc đàm phán như sau: Chúng tôi cần 20 chiếc xe, đến địa điểm xxx cách đồn biên phòng biên giới khoảng 100 mét. Phía Trung Quốc cũng có 29 xe chở vũ khí đến, và huy động cả lính phòng thủ đi ra giao hàng. Chúng tôi có chứng nhận của Bộ Công an, Bộ Quốc an và của Quân ủy Trung ương, quân lính không có quyền kiểm tra hàng trên xe.
Khoản tiền giao dịch khổng lồ vào túi riêng các tướng lĩnh
Người cung cấp thông tin tiết lộ, tiền giao dịch được chuyển cho công ty xuất khẩu vũ khí tại một ngân hàng ở Hồng Kông, dùng đô la Mỹ hoặc đô la Hồng Kông: Khoản tiền này không chuyển vào tài khoản của quân đội, do ông Tổng của công ty xuất khẩu mở tài khoản tại ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, khoản tiền này chỉ vài tướng lĩnh biết nên dùng như thế nào.
Ví dụ câu chuyện giữa hai tướng lĩnh
– Lão Trương, anh đi Mỹ chơi đi, anh muốn mua một cái nhà ở Mỹ không?
– Ừ, nếu có điều kiện cũng mua cho con cái tôi ở, nhưng tiền đâu ra? – Từ tài khoản này.
Cách sử dụng là như thế. Vũ khí đạn dược do nhân dân Trung Quốc chế tạo ra, nhưng tiền chỉ vào túi riêng vài người.
Người cung cấp thông tin còn nói, vì ngân hàng Trung Quốc có nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia, thành phố, nên quá trình giao dịch rất thuận lợi. “Vòi rồng” của ĐCSTQ có ngân hàng, báo đài, cả thương hội… tất cả đều trong kiểm soát của ĐCSTQ. Chỉ cần phía trên đưa một mẩu giấy, một cuộc điện thoại là phía dưới đều phải làm theo. Vì vậy, việc thâm nhập của ĐCSTQ trên toàn cầu là thâm nhập toàn diện. Họ không chỉ có đường dây buôn bán vũ khí mà còn có nhiều đường dây khác.

Theo letu.life (đăng lại theo Đài Phát thanh Hy Vọng)

Tinh Vệ biên dịch