Mistral : Pháp đề nghị bồi hoàn ít hơn tiền ứng trước của Nga

Nhữ Đình Hùng
 
Giữa Pháp và Nga, việc giao chiến-hạm loại Mistral đã là đề tài thảo-luận kể từ muà thu năm 2014. Pháp đã không chịu bàn-giao chiến-hạm loại Mistral cho Nga dưới cớ Nga can-thiệp vào Ukraine. Trong khi đó, Nga cho biết họ thực sự không cần mua chiến-hạm loại này vì có đủ khả-năng để tự đóng lấy, và sẵn sàng nhận bồi thường đổi lại việc Pháp không giao chiến-hạm.
Một phái bộ do tổng-thư-ký bộ Quốc-phòng Pháp Louis Gautier cầm đầu đã đang thương thuyết với phiá Nga về việc này. Liệu rằng chuyện dài Mistral đang đến hồi kết-thúc.
 
Theo như nhật-báo Nga Kommersant, Paris đã đưa ra một đề-nghị nhằm chánh-thức hủy bỏ giao-kèo: Nga cho phép bán các chiến-hạm này cho một nước khác đổi lại việc Pháp bồi-hoàn cho Nga 785 triệu euros! Phản-ứng của Nga trước việc này không cần chờ đợi. Theo Kommersant, phó thủ-tướng Nga, Dmitri Rogozine, đã cho phiá Pháp biết rằng 'đề nghị bồi hoàn do nước Pháp đưa ra hoàn toàn không phù-hợp với chúng tôi'.
Về phiá Nga, khoản bồi hoàn của Pháp đề nghị không tương xứng. Việc đặt hàng của Moscou có trị-giá 1,2 tỉ euros. Thêm vào đó, còn có các chi-phí phụ cho việc trang bị lại cảng để thích ứng với hai chiến-hạm khi được giao và chi-phí về việc huấn-luyện 400 thủy-binh. Nga đã trả trước 850 triệu euros trên tổng-số 1,2 tỉ euros, ước tính các tổn-hại của họ do việc không giao tàu lên tới 1,163  tỉ euros, vượt xa con số do Pháp đề-nghị (Trong khi đó, chiến hạm Mistral đóng cho Nga  Vladivostok đã hoàn-tất, lẽ ra phải được giao cho Nga vào mùa thu vẫn nằm ụ tại Saint Nazaire, còn chiến-hạm Sébastopol, đã đóng xong, đã chạy thử và sẽ hoàn-tất trong vài tuần nữa).
Vấn đề không bàn giao các chiến-hạm Vladivostok và Sébastopol cũng gây thiệt-hại cho Pháp vì phải thanh-toán các phí-khoản dùng cho việc bảo-trì và nằm ụ!
 
Việc bồi-hoàn của Pháp ngoài ra còn kèm theo một điều-kiện, đó là việc Nga đồng-ý cho Pháp bán lại các chiến-hạm này cho một đệ tam quốc-gia. Về phiá Nga, họ muốn thảo-luận trước hết về việc bồi thường do giao kèo bị hủy. Nhưng tại sao lại cần có việc Nga cho phép Pháp bán lại tàu cho một nước khác? Chính là vì các chiến-hạm này đã có một số thay đổi kiến-trúc theo yêu-cầu của Nga và có trang bị một số cơ-phận do Nga cung cấp (như 'boong tàu' (pont) có chiều cao thích-hợp với trực-thăng của Nga,hệ thống làm tan băng để thích hợp thời tiết băng giá, thiết-kế điện theo tiêu-chuẩn Nga...Trên nguyên tắc, tàu Vladivostok dự trù hoạt động trong vùng Vladivostok và tàu Sébastopol  có căn cứ ở cảng Sébastopol  thuộc Crimée).
 
Phải nói là về phiá Nga, nước này không tỏ vẻ khó chịu trước việc Pháp không chịu giao hai chiến hạm loại Mistral. Vladimir Poutine nói rằng Nga có khả năng đóng các tàu loại đó và sẵn sàng chấp nhận hủy giao kèo nếu như Pháp chịu bồi hoàn tương xứng với các thiệt hại mà Nga phải chịu đựng. Ngược lại, về phiá Pháp, việc không chuyển giao các chiến-hạm khiến Pháp phải gánh chịu các hậu quả. Trước hết là vấn đề uy tín. Liệu rằng các nước có khả năng mua vũ khí hay trang bị quân-sự của Pháp có yên tâm khi bỏ tiền đặt mua với hồi hộp là hàng sẽ không được giao dưới một cớ nào đó? Mặt khác, việc duy trì các chiến hạm này tại cảng cũng tốn kém vì phải trả tiền thuê ụ, tiền canh phòng, tiền bảo trì. Khoản tiêu tốn hằng tháng cho việc này vượt quá con số một triệu euros. Nước Pháp không có lý gì để kéo dài!
 
Nước Pháp đề-nghị Nga cho phép bán các chiến-hạm này cho một nước khác. Nhưng nước nào sẽ chịu mua? Trước đây có tin Pháp sẽ bán cho Trung Hoa do việc chiến-hạm Pháp Dixmude ghé cảng Trung-Hoa. Nhưng liệu việc này nếu có, sẽ không bị chỉ trích? Bởi lẽ Trung Hoa đang bị chỉ-trích vì các hành-vi gây hấn ở biển Đông và đã bị Phi Luật Tân thưa ra toà án quốc tế. Trong khi Nga can-thiệp vào Ukraine thì bị ngưng giao chiến hạm, lý cớ gì để bán cho Trung Hoa khi nước này vi-phạm chủ quyền nhiều nước ở biển Đông? Mặt khác, các chiến-hạm Vladivostok và Sébastopol đã được thực-hiện theo các yêu cầu kỹ thuật của Nga và đặc biệt để xử dụng trong vùng biển rất lạnh, các điều này sẽ phù hợp cho yêu cầu quốc gia nào? Ngoại trừ Canada ở trong vùng biển giá lạnh, nhưng các kiến trúc về 'boong tàu' có phù hợp cho phi cơ trực thăng của Canada? Và liệu rằng Canada có nhu cầu mua chiến hạm hay không? Và nếu không bán được cho nước nào hết, hai chiến hạm trên sẽ được gia nhập vào hải quân Pháp hay không. Hiện tại Pháp không có kế hoạch tăng cường lực lượng hải quân và đang xử dụng ba chiến hạm loại Mistral!! Để nằm ụ thì tốn tiền vô ích, muốn xử dụng thì phải trang bị lại tốn kém cũng cỡ vài chục triệu euros trong khi không có nhu cầu thực sự, chả lẽ đem đánh đắm?
Với giá đề nghị bồi hoàn của Pháp, người ta thấy khó hiểu. Bình thường, khi không giao hàng, việc bồi-hoàn toàn phần tiền ứng trước là lẽ đương nhiên, nhưng đề nghị bồi hoàn ít hơn là điều khó hiểu. Nhưng cả hai bên vẫn tiếp tục thảo luận mặc dù Nga nói rằng khoản bồi thường này không phù hợp và đòi một giá cao hơn! Việc thương thuyết về các chiến hạm loại Mistral xem chừng là một màn khói để che những thương thuyết khác quan-trọng hơn!
 
 
Ngoại trưởng Nga S.Lavrov vưà qua cho biết việc giải-quyết hồ-sơ Mistral không còn nằm trong lãnh-vực địa chánh-trị nữa mà là tư-pháp và thương-mãi. Tất cả tuỳ thuộc vào các điều kiện trong khế ước đã ký kết giữa Paris và Nga.
Theo thượng nghị sĩ Aymeri de Montesquiou, các cuộc thảo luận giữa Pháp và Nga về vấn-đề Mistral không mang tính-chất tranh-chấp (conflictuelles), đôi bên mong đạt tới một thoả hiệp hợp lý. Về phiá Nga, phó giám đốc sở hợp-tác quân-sự và kỹ thuật của Nga, Anatoli Pintchouk, theo tin của RIA.Novosti, cho biết hai bên hiện đang tham khảo và chờ đợi việc đạt tới một thoả hiệp vào cuối tháng năm; còn phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov, từ chối đưa ra các bình-luận về cuộc chiến các con số, chỉ nói là Nga sẵn sàng để nhận chiến hạm hoặc là tiền đã bỏ ra trong khế ước.
Việc khả dĩ không giao chiến hạm cho Nga đã tạo ra các chống đối trong giới chánh-trị Pháp. Một dân-biểu nghị-viện Âu Châu của Pháp, Gilles Lebreton, trong một thông-cáo báo-chí ngày 17 tháng 05 đã cáo-giác thái-độ của Tổng Thống François Hollande đã từ chối việc giao hai chiến-hạm cho Nga "người ta nghĩ gì một nước không giữ lời và không thi-hành những khế-ước của nó?".  Trong khi đó Gauthier Bouchet, nghị viên hội đồng thị xã Saint Nazaire coi rằng có sự phân biệt đối xử "Chúng ta trong tháng vừa qua đã bán 24 Rafal cho Qatar, một Qatar một cách khách quan đã có những  hoạt động hầu như chống lại lợi ích của chúng ta trên bình diện chính sách đối ngoại bởi vì nó tài trợ cho Nhà Nước Hồi Giáo".
Theo đô đốc Alain Coldefy, giám đốc tạp-chí Defense National, lợi ích của nươc Pháp là giao các mẫu-hạm trực-thăng này cho Nga. Ông bác bỏ lý lẽ là sau việc bán Rafal, Pháp coi nhẹ tầm quan-trọng kinh-tế của khế ước này và việc Nga nói không cần các chiến hạm Mistral. "Người ta đang ở trong giai đoạn làm giá...Các chiến-hạm này có ích cho hải quân Nga. Các yêu cầu là do phiá Nga cách đây bốn năm".
Nhưng dù nước Pháp giao hay không giao các chiến hạm Mistral cho Nga, theo Jacques Sapir, trong vụ này, Pháp là kẻ thiệt hại!
 
Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/ 26.05.2015
 
 

Finland tells 900,000 reservists their roles 'in the event of war'

Amid rising tension with Russia, Finland takes the rare step of sending letters to every military reservist

Finnish Border Guard boats patrol the waters near Helsinki, April 28, 2015
Finnish Border Guard boats patrol the waters near Helsinki in April after the Finnish navy resorted to depth-charging a suspected submarine that was detected near the capital Photo: Reuters

Finland has sent letters to nearly a million military reservists, setting out their roles “in the event of war” amid rising tension with neighbouring Russia. The letters have been dispatched to 900,000 former conscripts in the armed forces, including to Finns living abroad.The first were sent earlier this month, with the final batch distributed in the last few days.

Finland is not a member of Nato and the country shares an 830-mile border with Russia – the longest of any European nation apart from Ukraine. In the aftermath of Russia’s annexation of Crimea and the invasion of eastern Ukraine, Finland is uniquely vulnerable to any further aggression.

The letter tells the reservists which regiment or unit to report to in the event of hostilities. “Attached you will find your personal details as well as your role in the event of war,” it reads. One Finnish reservist, who received the letter, said: “The timing was not random. It is clearly due to a more aggressive stance by the Russians. I’ve been in the reserves for 15 years and this is the first time I’ve received something like this. They send out letters like this very rarely.”

Finland’s army has 16,000 soldiers, but it could expand to 285,000 if reserves were to be called up.

The government has denied that the letters are connected to the crisis in Ukraine or tension with Russia, saying that plans for the mass delivery began two years ago. “The reservist letter is associated with our intention to develop communications with our reservists, and not the prevailing security situation,” said Mika Kalliomaa, a spokesman for the Finnish Defence Forces. The aim was to check that the armed forces had the right contact details for all reservists, he added.

But experts said that even if the initiative pre-dated Russia’s seizure of Crimea, the letter was clearly prompted by worries about the Kremlin’s intentions. “If Russia had headed down the path towards being a liberal democracy, there would not have been the pressure to do this,” said Charly Salonius-Pasternak, a senior research fellow at the Finnish Institute of International Affairs. “In the current reality, it makes sense. The Finnish Defence Forces want to make sure that if they need to blow the whistle, they can rely on 230,000 reserves.” Mr Salonius-Pasternak added: “That is linked to the increasing instability in the region. Russia has shown that it can transport large numbers of troops across vast distances very quickly. I have never had so many people coming up to me asking if they should be worried about the security situation.”

The Soviet Union invaded Finland in 1939 and seized more than 10 per cent of the country’s territory. During the Cold War, Finland was officially neutral, but remained under the influence of its neighbour. In recent months, Russian warplanes have frequently probed Finnish air defences. In April, the Finnish navy resorted to depth-charging a suspected submarine that was detected near the capital, Helsinki.

Neighbouring countries are also on a heightened state of alert. Last October, Sweden carried out its biggest military mobilisation since the Cold War to hunt for a mysterious submarine sighted near Stockholm.

Although not a member of Nato, Finland has strengthened its ties with the Atlantic Alliance. Last month, the country promised more military cooperation with the armed forces of other Nordic countries. On Thursday, David Cameron joined EU leaders for a summit with six former Soviet states in Riga, the Latvian capital.

Angela Merkel, the German Chancellor, said the EU’s Eastern Partnership was not “directed against anyone”. But the two-day summit will inevitably discuss the military threat posed by Russia, not just to Ukraine but, potentially, to the Baltic states, which are Nato members.

http://www.telegraph.co.uk/