banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Chiến tranh giấu mặt:

những mặt dưới cuộc tranh chấp Nga/Ukraine

Nhữ Đình Hùng



Nhân dịp phát hành cuốn sách "Guerres cachées: les dessous du conflit russo-ukkraine" do nhà xuất bản Seuil ấn hành, ông Marc Endeweld đã dành cho truyền thông nhiều cuộc phỏng vấn. Marc Endeweld là ký giả, tác giả của các tác phẩm "Ambigu Monsieur Macron", "Le Grand Manipulateur. Les réseaux secrets de Macron" và "L"emprise – La France sous influence".

Sau đây là những điểm rút ra từ các cuộc phỏng vấn:

Khí đốt đã giữ một vai trò lớn trong cuộc chiến
Nga và Ukraine đã thường xuyên đối đầu với nhau từ gần hai mươi năm nay vì vấn đề khí đốt. Trong đầu óc của người Nga, hệ thống ống dẩn khí đốt Nord Stream mà phần đầu tiên được đưa vào xử dụng năm 2012 đã nối liền Nga và Đức xuyên qua vùng Baltique, nhắm vào việc tránh đi qua Ukraine làm Ukraine mất đi một lợi tức đáng kể. Âu châu, lệ thuộc nặng vào khí đốt Nga, đã không có một chánh sách chung về khí đốt và cả về dầu hỏa! Và Nga và Mỹ đã biết lợi dụng sự chia rẽ này. Kể từ 2014, Mỹ đã không kèn không trống trở thành nước xuất cảng dầu và hơi đốt nhờ việc tỉm ra kỹ thuật khai thác mỏ dầu đá phiến (schiste) và việc chuyên chở hơi đốt hóa lỏng (GNL) bằng tàu chở khí méthane. Nga cũng vội vàng theo chân bằng cách xuất cảng hơi đốt hóa lỏng từ Sibérie với sự giúp đỡ của công ty Total của Pháp đã đầu tư hằng tỷ cạnh công ty Novatex của Nga!
Mặc dù vùng Donbass và lãnh hải Ukraine trong Hắc Hải có chứa hơi đốt và dầu hỏa, hơi đốt không phải là yếu tố chính trong chiến cuộc Nga/Ukraine.

Đằng sau cuộc chiến này là đối đầu Nga/Mỹ!
Nếu Nga dùng hơi đốt như thứ làm áp lực với Âu Châu, Mỹ thúc đẩy Âu Châu mua hơi đốt của họ. Chiến lược tấn công bằng hơi đốt ngày nay được coi như chủ thuyết quốc phòng. Nga lo ngại sự hợp tác giữa Mỹ và Ukraine về nguyên tử. Chiến tranh Nga/Ukraine không chỉ là tranh chấp lãnh thổ và không chỉ giới hạn cho vùng Donbass. Đằng sau những lời tuyên bố đao to búa lớn của Poutine, chính là việc Poutine muốn Zelensky chấm dứt tham vọng chủ quyền quốc gia về năng lượng, đặc biệt là nguyên tử. Vì nguyên tử có hai mặt dân sự và quân sự!
Ngay khi bắt đầu cuộc chiến ngày 24.02, quân Nga đã xông vào Tchernobyl dù rằng trung tâm nguyên tử này đã ngưng hoạt động, chỉ là nơi tồn trữ các phế liệu nguyên tử. Sau đó,quân Nga đã kiểm soát trung tâm nguyên tử Saporijia, một trung tâm lớn nhất Âu Châu.
Được biết trong những năm sau này, Ukraine đã tiến gần hơn với Mỹ trong lãnh vực nguyên tử, vừa để mua nhiên liệu nguyên tử vừa để xây dựng các nhà máy nguyên tử trong tương lai. Công ty Mỹ Westinghouse đã ký với Ukraine năm 2021 các khế ước lên đến hơn 30 tỉ đô-la! Với Poutine, đây quả là một điều phạm thượng, một tội khi quân. Bởi vì kể tử khi Liên sô tan rã cho tới gần đây, Nga cung cấp nhiên liệu, bảo trì các trung tâm nguyên tử, quản tri phế liệu nguyên tử, an toàn và giao thiệp với quốc tế nguyên tử năng lượng cục (AIAE).
Zelensky từ khi lên nắm quyền vào năm 2019 đã đặt hồ sơ nguyên tử dân sự lên hàng đầu, điều này khiến Nga nghi kị. Từ 2014,kể từ khi Nga sát nhập Ukraine, đã có những đòi hỏi đưa Ukraine trở lại qui chế quốc gia có võ khí nguyên tử.
Khi liên bang sô viết tan rã, hàng ngàn đầu đạn nguyên tử của liên sô đang được tồn trữ ở Ukraine nhưng Ukraine đã chấp nhận bàn giao cho Nga, phải nói là trong thời điểm đó,tình đồng chí giữa Ukraine và Nga vẫn còn như môi với răng! Một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine đã được ký kết (memorandum de Budapest) vào ngày 05/12/1994 có sự tham dự của Hoa Kỳ và Anh. Sau đó, Pháp và Trung Hoa cũng đồng ý tham dự. Để đổi lại việc phi nguyên tử hóa Ukraine và việc nước này tham gia vào hiệp ước không bành trướng võ khí nguyên tử (TNP) các nước tham dự ký kết dự trù việc tất cả các bên ký kết cam kết "tôn trọng sự độc lập,chủ quyền và biên giới hiện hữu" của Ukraine và không dùng đến đe dọa hay bạo lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chánh trị của Ukraine, không một vũ khí nào của họ được dùng để chống lại Ukraine nếu không phải là để tự vệ chánh đáng!
Hai thỏa hiệp tương tự cũng được ký kết trong cùng năm với Bíélorussie và Kazakhstan.

Thực ra, các thương thuyết giữa Ukraine và Nga đã diễn ra từ 1992,sau việc Liên sô bị tan rã! Lúc đó, số võ khí nguyên tử của liên sô nằm rải rác ở Nga, Ukraine, Bíelorussie và Kazakhstan. Hoa Kỳ, không muốn có thêm số nước có võ khí nguyên tử, đã đòi hỏi việc Nga phải thu hồi các võ khí nguyên tử này. Và các nước này đã bắt chẹt, đòi hỏi các khoản bù trừ về tài chánh, đặc biệt là Ukraine!
Sau khi Liên sô tan rã, Ukraine lúc đó trở thành cường quốc thứ ba về võ khí nguyên tử sau Hoa Kỳ và Nga, nước này thương thuyết một viện trợ dùng vào việc tháo dỡ và chuyển vận hơn 4000 đầu đạn nguyên tử sang liên bang Nga, một phần uranium trong các đầu đạn được giao lại cho Ukraine để làm nhiên liệu cho các trung tâm nguyên tử. Ngày nay, hiển nhiên là Ukraine đã "hối tiếc" việc này. Zlensky đã tuyên bố vào ngày 18.02 tại hội nghị Munich về việc nước ông không có vũ khí nguyên tử vì thế không có an ninh!
Nhưng, dù Ukraine không có võ khí nguyên tử, cuộc chiến Nga/Ukraine vẫn có một khía cạnh nguyên tử. Khi mà Poutine nói bóng nói gió tới võ khí nguyên tử, khi ông ta đặt lực lượng nguyên tử vào tình trạng báo động... điều cần thiết là phải tạo cho ông ta cơ hội xuống thang. Nhưng Âu Châu xem chừng không nghĩ đến điều đó! Gần đây,cựu bộ trưởng quốc phòng và ngoại trưởng Ba Lan, Rodoslaw Sikorski tuyên bố là Nga đã vi phạm "mémorandum de Budapest" và do đó, tây phương có thể cung cấp đầu đạn nguyên tử cho Ukraine để nước này có thể bảo vệ sự độc lập của mình, ông Sikorski đã đùa với lửa! Khi ông Poutine nói đến việc phi quân sự hóa Ukraine,hiển nhiên ông ta đã hình dung một Ukraine không có võ khí nguyên tử! Nếu viện trợ quân sự cho Ukraine gia tăng nhanh chóng nhất là với các đại bác và hỏa tiễn tầm xa có thể pháo kích vào trong lãnh thổ Nga, Poutine có thể sẽ có những trả đũa mạnh mẽ. Như thế, Âu Châu sẽ ở trong tình trạng gay cấn hơn là thời kỳ chiến tranh lạnh. Ngày nay, những biện pháp chống lại sự phổ biến nguyên tử xem chừng không hữu hiệu như trường hợp Iran, Bắc Hàn... Hoa Kỳ và Nga đã chế tạo các đầu đạn nguyên tử chiến thuật chắc hẳn không phải để... giữ trong kho!
31/07/2022
Nhữ Đình Hùng tổng hợp

Nguồn :
https://www.tf1info.fr/international/guerre-ukraine-russie-les-armes-nucleaires-tactiques-cette-menace-entre-les-mains-de-poutine-2216818.html
https://www.lavoixdunord.fr/1151182/article/2022-03-11/guerre-en-ukraine-pourquoi-parle-t-des-accords-de-minsk
la-croix.com/Monde/Guerre-Ukraine-quest-memorandum-Budapest-cense-garantir-lintegrite-lUkraine-2022-03-14-1201204902
https://www.francetvinfo.fr/monde/europe/manifestations-en-ukraine/les-enjeux-energetiques-du-conflit-russo-ukrainien-par-le-journaliste-marc-endeweld_5189173
https://www.iris-france.org/168660-guerres-cachees-les-dessous-du-conflit-russo-ukrainien-3-questions-a-marc-endeweld/



Zelensky vẫn nghĩ là sẽ chiến thắng!

Ngày hôm nay,24.07.2022, "chiến dịch đặc biệt" của Nga tại Ukraine bước sang tháng thứ sáu. Mặc dù quân đội Nga tiến rất chậm nhưng đã chiếm một phần phía Đông và tiến dần về phía Nam Ukraine, tổng thống Ukraine Zelensky vẫn tin tưởng rằng Ukraine sẽ chiến thắng! Qua hệ thống Télégram, ông viết "chiến tranh không bẻ gẫy Ukraine và sẽ không bẻ gẫy... Chúng ta không bỏ rơi,chúng ta bảo vệ những gì thuộc về chúng ta, chúng ta sẽ chiến thắng". Ông Zelensky tiếp tục kêu gọi Hoa Kỳ và các thành viên OTAN viện trợ thêm các võ khí nặng để chiến đấu chông lại lực lượng Nga và để lấy lại các vùng đã bị chiếm đóng. Theo tin tức của Ukraine, kể từ khi chiến tranh Nga/Ukraine xảy ra từ 24.02.2022 đến nay, đã có 40.000 quân Nga bị giết nhưng không thể kiểm chứng được. Các tin tình báo tây phương ước lượng mỗi bên bị thiệt 15.000 quân nhưng đây cũng chỉ là dự đoán! Mặc dù có một vài dấu hiệu được coi là "giảm cẳng như việc Nga cung cấp hơi đốt trở lại sau thời gian tạm ngưng để bảo trì hệ thống chuyển vận hơi đốt và việc Nga, Ukraine, Thổ nhĩ kỳ thỏa thuận việc Ukraine có thể xuất cảng ngũ cốc, chiến sự vẫn tiếp diễn ở các vùng Donetsk và Lougansk (đông Ukraine) và Mykolaiv, Kherson (nam Ukraine) và Kharkiv (đông bắc). Sáng chủ nhật 24.07 Mykolaiv đã bị tấn công bằng bốn hỏa tiễn di hành loại Kalibr, trong khi đó, theo viện nghiên cứu về chiến trnh ISW, quân đội Ukraine đang mở cuộc phản công ở Kherson.
Nguồn: https://www.ouest-france.fr/monde/guerre-en-ukraine/guerre-en-ukraine-contre-attaque-ukrainienne-a-kherson-hopitaux-detruits-le-point-sur-la-nuit-36d7d7e2-1b69-433f-a74c-fab5edfc6873
https://www.levif.be/international/ukraine/apres-cinq-mois-de-guerre-zelensky-refuse-de-capituler-et-reaffirme-sa-foi-en-la-victoire/

Chiến tranh Nga/Ukraine: Nga không dừng lại ở Donbass
Ngày thứ tư 20.07.2022, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov cho biết các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine sẽ không chỉ giới hạn ở vùng Dobass mà còn bao gồm một loạt các vùng đất khác! Điều cho thấy Moscou có tầm nhắm rát xa! Trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Ria Novosti, ông Lavrov cho biết không phải chỉ có các cộng hòa Donetsk và Lougansk (các lãnh thổ ly khai vùng Donbass) mà còn có cả những vùng Kherson và Zaporijjia (ở phía nam Ukraine) và một loạt các lãnh thổ khác... Ông Lavrov nói rằng những thay đổi về địa lý này là do việc tây phương đã cung cấp cho Ukraine những võ khí tầm xa điều hàm ý là nếu tây phương càng viện trợ cho Ukraine nhiều chừng nào thì Nga càng mở rộng mục tiêu chừng ấy!
Nguồn:https://www.rfi.fr/fr/europe/20220720-guerre-en-ukraine-la-russie-ne-se-concentre-plus-uniquement-sur-l-est-du-pays https://www.ouest-france.fr/monde/guerre-en-ukraine/la-russie-annonce-que-ses-objectifs-territoriaux-en-ukraine-vont-desormais-au-dela-de-l-est-du-pays-8fd05646-081b-11ed-9823-f7d8255489e8



Chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra vì Ukraine?
Kể từ khi chiến tranh Nga/Ukraine xảy ra, đã nhiều lần Nga dọa sẽ xử dụng đến vũ khí nguyên tử, đặc biệt trong trường hợp bị đe dọa đến sự sống còn. Nhưng, trong trường hợp nào võ khí nguyên tử có thể được xử dụng đến?
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Guardian, cựu tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã đưa ra vài soi sáng! Ông nói đến bốn trường hợp võ khí nguyên tử có thể được xử dụng, thứ nhất là khi Nga bị tấn công bằng hỏa tiễn nguyên tử, thứ hai là việc xử dụng các võ khí nguyên tử khác chống lại Nga hay các đồng minh, thứ ba là khi có cuộc tấn công chống lại các hạ tầng cơ sở thiết yếu cho việc ngăn chặn nguyên tử và cuối cùng, nếu có hành vi gây hấn chống lại Nga hay một trong những đồng minh, gây nguy hại đến việc sinh tồn của đất nước, kể cả khi không dùng đến võ khí nguyên tử!
Như vậy, theo Medvedev, Nga cương quyết bảo vệ sự độc lập và chủ quyền! Cho đến nay chưa có trường hợp nào xảy ra nhưng chỉ cần một chệch hướng là tai họa có thể xảy ra. Nhưng tổng thống Zelensky xem chừng như muốn đổ dầu vào lửa, ngày 26.03 ở diễn đàn Doha, Zelensky đã nói "Nga có thể tàn phá với võ khí nguyên tử không chỉ một nước mà cả địa cầu". Kể từ khi chiến cuộc Nga/Ukraine xảy ra kể từ 24.02.2022, các nhà lãnh đạo ở Kremlin đã nhiều lần đề cập đến võ khí nguyên tử. Và tây phương lại phải chú tâm theo dõi xem có những chuyển động nghi ngờ nào ở các căn cứ quân sự Nga không.
Dù tin rằng việc đề cập đến vũ khí nguyên tử chỉ là điều hù dọa,kể từ cuối tháng sáu, Nga và OTAn đều đặt trong tình trạng dự phòng! Trong cuộc hội đàm ngày 25.06.2022 tại Saint Péterbourg, Poutine đã nói với Loukachenko là Nga sẽ cung cấp cho Bíelorussie trong những tháng tới một số hệ thống hỏa tiễn chiến lược Iskander-M có thể bắn các hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn di hành, các hỏa tiễn này có thể mang đầu đạn thường hay đầu đạn nguyên tử. Theo Poutine, Mỹ đã cho tồn trữ tại sáu nước trong khối OTAN 200 võ khí nguyên tử và huy động 257 phi cơ không chỉ riêng của Mỹ, sẵn sàng để xử dụng. Về phía Mỹ, Hans M. Ktistersen, giám đốc "Nuclear Information Project" thuộc Federation of American Scientists nói là Nga đã xử dụng các lượng định cũ, không còn giá trị. Lượng định hiện nay chỉ khoảng 100 võ khí nguyên tử tồn trữ ở 5 quốc gia và số phi cơ được huy động khoảng 100 chiếc, nhưng dẫu sao, đó cũng là một thừa nhận việc OTAN có tàng trữ vũ khí nguyên tử ở Âu Châu!
Cho đến nay, việc xử dụng võ khí nguyên tử vẫn còn ở mức hăm dọa. Trên thực tế, liệu rằng Nga có thể làm được điều đó? Trên lý thuyêt, Nga có hỏa tiễn Satan2 (tên chánh xác là Sarmat) có khả năng bắn tới thủ đô các nước Âu Châu như Berlin, Paris, Londres trong vòng 3 phút rưỡi! Nhưng, hỏa tiễn này còn trong vòng thí nghiệm! Như vậy, đe dọa của Nga có lẽ là đòn bịp để các nước tây phương bớt dấn thân vào chiến sự Ukraine. Moscou cùng lúc đã chơi trên hai mặt, một là chiến tranh nguyên tử là điều nên tránh và hai là Nga có khả năng làm một cuộc chiến nguyên tử (vài tuần lễ sau khi chiến cuộc Ukraine bắt đầu, Nga đã dùng đến hỏa tiễn siêu thanh Kinjal và sau đó cho thử hỏa tiễn Sarmat).
Theo Bulletin of the Atomic Scientists, Nga có trên 500 võ khí chiến lược có thể mang 2500 đầu đạn nguyên tử, hơn 1900 đầu đạn nguyên tử chiến thuật... một số các võ khí này được phóng từ dàn phóng cố định, một số khác từ những dàn phóng di động như phi cơ, tiềm thủy đĩnh... Nga đã có hiện nay những hỏa tiễn chiến lược có thể tấn công hơn 16000km từ mặt đất và hơn 9000km tử tàu ngầm... Hỏa tiễn Iskander có tầm xa 500km còn Kinjal có tầm xa 2000km...
Điều đặt ra là Ukraine không phải là thành viên OTAN, nếu giả sử Ukraine bị tấn công bằng võ khí nguyên tử chiến thuật (ví dụ tấn công một đoàn quân xa chở vũ khí viện trợ trên đất ukraine), khối OTAN và Liên Âu sẽ phản ứng ra sao?
https://www.capital.fr/entreprises-marches/guerre-en-ukraine-la-russie-affirme-quelle-nutilisera-larme-nucleaire-quen-cas-de-menace-existentielle-1431811
https://www.linternaute.com/actualite/monde/2611117-guerre-nucleaire-nouvelle-menace-de-la-russie-contre-l-occident
25.07.2022
Nhữ Đình Hùng tổng hợp



Chiến tranh Nga - Ukraine

Không biết mèo nào sẽ cắn mỉu nào,có lẽ tình hình chiến tranh Nga/Ukraine còn kéo dài nên tổng thống Pháp Macron đã báo động dân chúng Pháp phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với những khó khăn trong tương lai. Chuyện này chắc có lý vì tổng thống Bíelorussie đã hé lộ việc tây phương có một kế hoạch để tấn công Nga. Thiệt hư khó biết!
Theo ông Alexandre Loukachenko cho biết,ông đã thảo luận với tổng thống Vladimir Poutine qua điện thoại chiều ngày 12.07.2022 việc tây phương chuẩn bị một kế hoạch tấn công Nga;theo kế hoạch này cuộc tấn công này sẽ đi ngang qua Ukraine và Bíélorussie. Trước đây,khi Nã Phá Luân đệ nhứt và quốc xã Đức cũng đã tấn công Nga bằng cách xuyên qua Ukraine và Bíelorussie!Không biết lịch sử có tái diễn không! Việc Bíelorussie tham chiến bên cạnh Nga được các nhà phân tích quân sự Mỹ thuộc Institute for the Study of war coi là khó có thể xảy ra ví có thể tạo ra bất ổn và đe dọa sự sống còn của chế độ của ông Alexandre Loukachenko;tuy nhiên,vì lý do ủng hộ Moscou và vì việc đàn áp phong trào đối lập trong nước, Bíelorussie cũng bị tây phương "trừng phạt",điều này càng đẩy Bíelorussie sang phía Nga! Nhưng tại sao ông Loukachenko lại hé lộ việc này? Phải chăng ông chuẩn bị việc quân đội có thể tham chiến cạnh Nga?Cho đến nay,chưa có việc quân Bíelorussie tham chiến bên cạnh quân Nga ở Ukraine,chỉ có việc cho phép Nga xử dụng lãnh thổ Bíelorussie làm hậu cứ để tấn công Ukraine bằng không quân và hỏa tiễn đạn đạo! Và gần đây,trong những tuần lễ vừa qua,ông Loukachenko đã cáo buộc Ukraine bắn hỏa tiễn về phía Bíelorussie! Việc ngờ vực ông Loukachenko chuẩn bị cho việc quân đội Níelorussie tham chiến ở Ukraine còn có thể thấy qua các phát biểu của ông nhân lễ tốt nghiệp của các quân trường trong nước. "Nước Bíelorussie đang đối phó với một cuộc chiến nhiều mặt trên một qui mô lớn"..."áp lực trên Minsk "gia tăng không chỉ trên lãnh vực quân sự chánh trị mà còn cả trên kinh tế và truyền thông. Theo Loukachenko,cuộc chiến này không chỉ đòi hỏi các cơ cấu quốc gia mà cả của OTAN,chuyên môn trong lãnh vực psy-ops (chiến tranh tâm lý) và chiến dịch lật đổ trong "cyberespace". Loukachenko ta thán việc nhiều đồng minh trong tổ chức OTSC (tổ chức minh ước an ninh tập thể) và CEI (cộng đồng các quốc gia độc lập) đã lựa chọn một thái độ chờ đợi...nhưng chánh sách Bíelorussie không hề lay chuyển! Chúng ta duy trì một đối thoại với các nước tôn trọng ý kiến và quyền lợi của chúng ta.Tiếp tục phát biểu với các khóa sinh tốt nghiệp,Loukachenko nỏi "tôi tin chắc là trong các quân trường,các anh đã học một cách chuyên chú tiến triển về tình hình quân sự và chánh trị và hiểu biết hoàn toàn những gì xảy ra ở biên giới phía tây chúng ta.Dưới cớ tăng cường phòng vệ và làm các cuộc diễn tập phòng vệ ",các quốc gia thuộc OTAN thành lập một lực lượng chiến xa tấn công,rõ ràng là không có tính cách phòng vệ. Các quân nhân hiểu được điều đó...OTAN đột nhiên quyết định là thời cơ đã đến để làm một chuyến "Drang nach Osten"(hành trình về phương đông);quên hẳn những chiến dịch tương tự đã chấm dứt như thế nào đối với những tiền bối của họ! Cùng lúc,phát ngôn viên bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng lên tiếng tố cáo Hoa Kỳ và đồng minh đang mở ra một cuộc chiến nhiều mặt với Nga,điều có thể dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự với Nga.Điều này theo bà Maria Zakharova là "một tranh chấp võ trang giữa hai siêu cường nguyên tử ".
Kể từ khi chiến cuộc Ukraine xảy ra,Nga đã nhiều lần đề cập đến vũ khí nguyên tử nhưng tây phương và Mỹ coi đây là những trò hù dọa! Trước sự ủng hộ không lay chuyển của tây phương đối với Ukraine,tổng thống Nga Poutine tiếp tục đưa ra một lời đe dọa trước khi các nước thuộc G20 nhóm họp ở Bali thuộc Indonésie vào thượng tuần tháng bảy 2022 rằng ông ta có thể chuyển sang những "điều nghiêm trọng". "ngày hôm nay,chúng ta nghe rằng họ muốn chiến thắng chúng ta trên chiến trường. Nói gì đây.Họ cứ thử.Mỗi người cần biết là chúng ta chưa bắt đầu những điều nghiêm trọng".Theo Peer de Jong,chuyên gia về địa chánh trị của học viện Themiis;có thể một giai đoạn tranh chấp mới sẽ mở ra trong vài tuần tới.Một là sẽ có một cuộc thương thuyết,điều có thể xảy ra; hai là cuộc chiến tiếp tục với những nổ lực của Nga nhằm buộc Zelenski phải qui hàng!Cho đến nay,các quốc gia tây phương tiếp tục hậu thuẫn Ukraine,tiếp tục lên án Nga và trong phiên họp của G20 do Indonésie tổ chức,ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã rời bỏ phòng họp! Kết quả là cuộc họp của G20 đã không có được thông cáo chung! Nếu như ông Poutine chỉ nói đến chuyện bắt đầu các điều nghiêm trọng,ông Dimitri Medvedev,phó chủ tịch hội đồng an ninh Nga đã nói đến chiến tranh nguyên tử chống lại tây phương vào ngày thứ tư 06.07.2022.Medvedev từng là thủ tướng (dưới hai nhiệm kỳ đầu của Poutine) rồi tổng thống (với Poutine làm thủ tướng). Trên "chương mục" Télegram cá nhân,Medvedev đã viết "Ngay ý tưởng trừng phạt một nước có kho nguyên tử lớn nhất thế giới đã tự nó là một điều ngu xuẩn.Và điều naéykha" dĩ tạo ra sự đe dọa cho sự sống cỏn của nhân loại".Trước đây,vào tháng ba,Medvedev đã từng đề cập đến việc Nga có thể xử dụng vũ khí nguyên tử.Các đe dọa xử dụng vũ khí nguyên tử của Nga có lẽ chỉ là chiến thuật răn đe! Nhữ Đình Hùng/tổng hợp truyền thông Pháp
20.07.2022
Nhữ Đình Hùng tổng hợp

 

Đăng ngày 05 tháng 08.2022