Anh em Tsarnaev dự định tấn công cả New York

 
Theo nguồn tin của giới tư-pháp Mỹ  trong ngày thứ sáu 26.04, Djokhar Tsarnaev, nghi can trong vụ khủng-bố ở Boston, đã được di chuyển từ Trung-tâm y-tế Beth Israel Deaconess về giam giữ tại trung tâm y tế liên bang ở Devens,một 'nhà tù bịnh-viện' cách thành-phố Boston khoảng 60 cây số. Đây là một nhà tù y tế dành cho những người cần được chăm sóc đặc biệt hay dài hạn hay  mắc bệnh thần kinh.
Theo các giới chức thẩm quyền, tình trạng sức khoẻ của Djokhar  Tsarnaev đã ngày một khá hơn. Anh này bị cáo buộc về việc xử dụng vũ khí có tầm sát hại lớn trong vụ khủng bố ở Boston và có thể bị kết án tử hình.
 
Theo nguồn tin tư pháp, Djokhar Tsarnaev đã có những 'cộng-tác' với các điều tra viên.Trong khi còn ở bệnh-viện, Djokhar cho biết anh ta và người anh đã ở trong vụ khủng bố ở Boston, đã bị thôi thúc bởi các nguyên lý hồi giáo, đã hành động một mình,không có giúp đỡ tài chánh hay trợ giúp của một tổ chức khủng bố nào.
Thị trưởng của New York, Michael Bloomberg, trong ngày thứ năm 25.04 cho biết theo nguồn tin của FBI, hai nghi can trong vụ khủng bố ở Boston đã dự tính sẽ đến New York để làm một vụ khủng bố ở Times Saquare. "Họ có ý định sẽ đến New York bằng đường bộ và sẽ cho khai hoả các chất nổ ở Times Square". Hai anh em nhà Tsarnaev sau khi cướp xe và bắt tài xế làm con tin vào ngày thứ năm ở Boston, dự định sẽ dùng xe này đến New York và đặt  bảy  quả bom họ mang theo, căn cứ theo lời khai của Djokhar ở bịnh viện. Nhưng dọc đường,khi hai nghi can dừng xe để đổ săng, tài xế bị bắt làm con tin đã trốn được và báo động cảnh-sát. Cảnh sát đã lập tức mở cuộc truy nã và sau đó, trong cuộc chạm súng Tamerlan đã chết nhưng Djokhar bị thương, trốn chạy và bị bắt một ngày sau đó."
 
Sau cuộc khủng bố ở Boston, hầu như mọi người  lên tiếng lên án sự khủng bố nhưng cũng có một vài tiếng nói ngược lại, trong số đó có  Richard Falk, phúc-trình-viên đặc biệt của LHQ về nhân quyền trong lãnh thổ Palestine. Ông này đã yêu cầu mọi người ra khỏi giai đoạn xúc động để phân tách các nguyên nhân sâu xa của thảm hoạ. Ông này lưu tâm tới các lý do bên ngoài đưa đến việc những người hồi giáo tấn công với Hoa Kỳ và coi đây là hậu quả chánh-sách đối ngoại của Hoa Kỳ. "Dự án Hoa Kỳ nhằm thống trị thế giới đưa tới việc tạo ra đủ mọi loại kháng cự trong thế giới hậu thực dân". Ông cũng coi là cơ may cho đến nay Hoa Kỳ chưa bị các phản công tệ hại "nhưng điều này có thể xảy ra nhất là nếu không có gì được làm để nghĩ lại mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và những nước khác trên thế giới, khởi đầu bằng Trung Đông". Và, ông này cũng cáo buộc Hoa Kỳ đã dành ưu tiên cho việc hỗ trợ Do Thái, đòi Hoa Kỳ tự xét lại về vai trò của nước này. "Những thành tích quân sự và sự tin tưởng vĩnh cữu củanhững nhà lãnh đạo trong nền ngoại giao quyền lực mạnh (pouvoir fort) làm Hoa Kỳ thành một đe dọa đối với thế giới và cho chính nó".
Những phát biểu của Richard Falk đã bị  Hillel C. Neuer,  giám đốc của tổ chức phi chánh phủ UN Watch, phản đối với Ban Ki Moon.
Trong khi đó, theo Julien Salingue,  những luận điệu như thế cũng được dùng ngay trong chính giới Hoa Kỳ nhưng với lời lẽ khác, như là "việc tiếp tục sự hỗ trợ vô điều kiện của Hoa Kỳ cho Nhà Nước Do Thái gây ra một sự mất ản hưởng và tín nhiệm của hoa Kỳ ở Trung Đông"
 
Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/ 26.04.2013
 
Nguồn: