banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

 

 Bắc Hàn: mặt trận miền đông có yên tĩnh?

 
 
Nhữ Đình Hùng
 
Phát-ngôn-viên Denis Samsono cửa toà đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng cho biết là vào ngày thứ sáu 05.04 Bắc Hàn đã đề-nghị Nga nghĩ đến việc di tản toà đại sứ. Vẫn theo ông Samsono, không những Bắc Hàn chỉ yêu cầu Nga mà còn yêu cầu cả các toà đại sứ khác căn cứ vào tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn trên bán đảo Cao Ly.Việc loan-báo này xảy ra trong bầu không-khí căng thẳng trên bán đảo vào ngày hôm sau việc Bình Nhưỡng dàn ra một hoả tiễn ở bờ biển phiá đông.Theo ông Samsonov,được thông tấn xã Nga trích thuật," nước Nga ghi nhận lời đề nghị này và trong lúc này chúng tôi còn ở giai-đoạn lấy quyết-định".Theo một nữ phát ngôn viên bộ ngoại giao Anh, chánh quyền Bắc Hàn nói rằng kể từ ngày 10 tháng tư, Bắc Hàn sẽ không có khả năng để bảo đảm an ninh cho các sứ quán và những tổ chức quốc tế trong việc chiến-tranh bất chợt xảy ra. Vẫn theo bà này, có lẽ Bắc Hàn đã chọn cách làm này trong khuôn khổ 'đánh võ mồm' (offensive rhétorique) theo đó Hoa Kỳ là một đe dọa đối với họ.
Bộ ngoại giao Bulgarie cho biết các toà đại sứ Liên Âu hiện diện tại Bình Nhưỡng đã họp vào ngày thứ bảy 06.04 để 'thảo luận về một vị thế chung và một hành động chung'. Bộ ngoại giao Anh cho biết chánh quyền Bắc Hàn đã hỏi xem nước này có muốn duy trì toà đại sứ của họ hay không, nhưng trước mắt, chưa có dự án di tản. Pháp cũng cho biết không có ý định di tản một vài người Pháp có mặt tại chỗ, nhưng đánh-giá tình-trạng nghiêm-trọng, đã khẩn thiết yêu cầu Bắc Hàn 'tránh mọi khiêu khích mới'
Về phiá Hoa Kỳ,phát ngôn viên Ngũ Giác Đài George Little trong một cuộc họp báo cho biết 'những việc bắn thử hoả tiễn ngoài khuôn khổ cần thiết của họ tạo thành một khiêu khích'. Ngũ Giác Đài cũng cho biết 'mọi hành động khiêu khích phụ sẽ rất đáng tiếc'.
Phát ngôn viên toà Bạch Ốc Jay Carney cho biết Hoa Kỳ sẽ không ngạc nhiên nếu Bắc Hàn bất chợt phóng một hoả tiễn vì Bắc Hàn đã từng làm điều này trong quá khứ.
Trong ngày thứ năm 04.04, TTK LHQ Ban Ki-moon nói rằng 'các đe dọa về nguyên-tử không là là trò chơi' và ngại rằng 'mọi phán đoán lầm lạc trong tình hình này sẽ có thể tạo ra một khủng hoảng mà hậu quả rất nghiêm trọng!
Thông tấn xã Nam Hàn Yonhap trích dẫn lời một viên chức chánh quyền cao cấp ở Séoul nói là Bình Nhưỡng đã đưa một hoả tiễn tầm trung thứ hai đến bờ biển phiá đông. Hoả tiễn này được đặt lên một dàn phóng lưu động. Bộ quốc phòng Nam Hàn không đưa ra lời bình luận gì về tin này! Theo các tin tức có được,đây là loại hoả tiễn Musudan,có tầm 3000 cây số, được thấy lần đầu trong cuộc diễn binh tháng 10 năm 2010.Theo nguồn tin của Yonhap, Bắc Hàn có thể thực hiện một cuộc phóng hoả tiễn vào ngày 15.04 để kỷ niệm ngày sinh của Kim Nhật Thành, người khai sinh chế độ cộng sản ở Bắc Hàn.
Nam Hàn nói sẵn sàng để di tản các kiều dân của họ ở khu kỹ nghệ Kaesong mà họ khai thác chung với láng giềng phương Bắc.Tuy nhiên,họ không có định làm việc này tức khắc. Số kiều dân Nam Hàn còn làm việc ở khu kỹ nghệ này lên đến 608 người, trước đó vào ngày thứ tư 03.04, Bắc Hàn đã đóng lối vào khu kỹ nghệ và cho phép 222 nhân viên Nam Hàn rời khỏi nơi đây.Có cả thảy 123 xí nghiệp Nam Hàn được lập trong khu vực kỹ nghệ này,xử dụng 50.000 người Bắc Hàn.
Với yêu cầu của Bình Nhưỡng về việc các sứ quán 'nghĩ đến việc' cho di tản, người ta e rằng chiến-tranh không còn là điều không thể xảy ra mà đang trở thành là điều không thể tránh! Trong trường hợp này, hậu quả sẽ ra sao? Hoa Kỳ, Nga, Trung-Hoa sẽ có thái-độ nào nếu chiến-tranh xảy ra?
Điều cho tới nay người ta vẫn nghĩ là chiến-tranh không thể xảy ra trên bán đảo Cao Ly. Bắc Hàn được coi là ở trong tình trạng kiệt quệ về kinh tế, không thể chịu nổi các phí tổn cho cuộc chiến. Nam Hàn ngược lại, có khả năng chịu nổi các phí tổn của cuộc chiến nhờ có được một kinh tế phát triễn,một hạ tầng vững chắc nhưng tại sao phải đối đầu khi có thể tránh chiến tranh với các chương trình viện trợ nhân đạo cho Bắc Hàn?
Hoa Kỳ có cần thiết mở ra một mặt trận ở Đông Á sau khi rút chân ra khỏi chiến trường A Phú Hãn và xem chừng đang bận tâm với các cuộc nổi dậy ở Cận Đông và Phi Châu.?
Nga dù muốn dù không cũng đã là đồng minh của Bắc Hàn dù rằng ngày nay, Nga không còn là một nước theo cộng sản chủ nghĩa như thời Liên Sô. Mặt khác, Nga có những giao thiệp kinh tế với Nam Hàn, đặc biệt trong lãnh vực vật liệu không gian và quân sự.
Có thể nói Hoa Kỳ và Nga không mong muốn chiến tranh giữa hai nước Bắc Hàn và Nam Hàn xảy ra. Nếu có một giải pháp trong hậu trường, Hoa Kỳ và Nga có thể thoả thuận để bỏ hoặc giảm trừng phạt đối với Bắc Hàn và có những viện trợ về nhân đạo (thực phẩm, y tế..).
Còn lại là Trung Hoa,một đồng minh cố cựu, nước đã tham gia cuộc chiến Cao Ly 1950-1953 và hiện nay vẫn là đồng minh ý thức hệ.Đối với Trung Hoa, Bắc Hàn là tiền đồn báo động, bởi thế,Trung Hoa không thể chấp nhận có sự can thiệp nước ngoài vào cuộc chiến Bắc & Nam Hàn nếu như điều này xảy ra.
Có những tin tức nói một lực lượng quan-trọng của quân đội nhân dân Trung Hoa đã được điều động đến biên giới Bắc Hàn cùng với những vật liệu quân sự kể từ giữa tháng ba và vẫn còn tiếp tục. Theo Washington Post,việc này có thể liên hệ đến những tuyên bố mới đây của Bắc Hàn nói đến quyết tâm đáp ứng các khiêu khích bằng những luật lệ chiến tranh. Trong khi đó, giới thẩm quyền của Bắc Kinh nói đến việc ngăn ngừa làn sóng tị nạn đến từ Bắc Hàn nếu chiến tranh xảy ra. Trong lúc này,khó có thể biết sẽ có một lựclượng chí nguyện quân Trung Hoa như trường hợp chiến tranh Cao Ly 1950-1953 hay không!
Trước mắt,Trung Hoa không ngừng kêu gọi các phe hãy giữ bình tĩnh và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chương trình nguyên tử của Bắc Hàn bằng đường lối thương thuyết. Trong tình trạng đang có tranh chấp ở biển đông với Nhật Bản và tranh chấp ở biển Nam Hải với Việt Nam, Phi Luật Tân, Trung Hoa chắc chắn không cần thêm một khủng hoảng mới! Theo các chuyên gia phân tích, thái độ của Trung Hoa đã có thay đổi đối với Bắc Hàn như việc Trung Hoa không chống lại quyết nghị của HĐBA LHQ về việc trừng phạt Bắc Hàn sau việc nước này thử bom nguyên tử lần thứ ba!
Mặc dù những đe dọa,Bắc Hàn hẳn không dám tấn công Mỹ, ngược lại, có thể sẽ gây sự với Nam Hàn. Nếu điều này xảy ra, các nước sẽ xúm lại ép các phe ngồi vào bàn hội nghị cho một cuộc thương lượng hoà bình!
Trong trường hợp Bắc Hàn chỉ gay sự với Nam Hàn, liệu rằng Bắc Hàn có ưu thế? Mới nhìn thoáng qua, Bắc Hàn xem chừng có nhiều quân hơn, có nhiều trọng pháo và chiến xa hơn và có vẻ hiếu chiến hơn. Nhưng trang bị không hẳn đã bằng quân Nam Hàn.
Bắc Hàn có thể đưa ra trận nhiều quân,nhiều chiến cụ nhưng đa số đã lỗi thời và bảo trì kém. Vấn đề tiếp tế nhiên liệu cho các xe và phi cơ quân sự cũng được đặt ra! Đe dọa biến Nam Hàn thành biển lửa không phải là một đe dọa xuông, Nam Hàn không phải là không có tổn thất nhưng bảo rằng họ để cho Bắc Hàn nguyên vẹn là điều không tưởng! Dù cho Bắc Hàn thực hiện cuộc chiến với các võ khí có mức sát hại lớn như nguyên-tử (không chắc) hay hoá học (có thể), sự phản công của Nam Hàn là điều phải chờ đôi. Bắc Hàn có thể xử dụng chiến thuật biển người để dành thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ cứ điểm, gây các tổn hại quan trọng về nhân sự mà về lâu về dài sẽ là những hậu quả xã hội nghiêm trọng!
 
Nhữ Đình Hùng
 
http://www.egaliteetreconciliation.fr/Pyongyang-propose-a-la-Russie-d-envisager-d-evacuer-son-ambassade-17369.html
 
http://www.egaliteetreconciliation.fr/Guerre-des-deux-Corees-quand-l-impossible-devient-inevitable-17364.html