Giọt dầu hôi
Peter C. Trần
“Con sâu làm rầu rồi canh” là câu nói nghe hoài. Nấu nồi canh nóng hổi, thơm phức, múc ra tô, dọn lên bàn ăn, cả nhà chan chan húp húp, cái tự nhiên thấy con sâu xanh lè lẫn trong mớ rau! Hơi nhợn một chút, nhưng chẳng ai phải ói thôn ói thốc vì thấy con sâu, phải không? Sâu thôi mà! Tộc Việt bỏ nguyên con đuông sống, đang lội như con lăng quăng trong tô nước mắm ớt, nhai ngon lành. Hơi nhột nhột, nhưng cái béo ngậy của nó làm cho người nhai phê đến quên hết mọi cảm giác ghê hay sợ! Các con cháu thần mặt trời múc con cá sống đang bơi tung tăng trong thau, bỏ vộ miệng nhai rạo rạo, ngon lành, như dân Mẽo ăn thịt bò rare beefsteak còn tươm máu. Tộc kim chi thì nhai con mực sống, râu ria nó cứ bám vô mép người nhai, chỉ cần lừa qua tém lại vài cái, tóm gọn vô miệng, dùng 32 cái răng vừa cắt vừa nghiền, trong nháy mắt, ực một cái, xuống tới bao tử! Con sâu xanh lè trong nồi canh đã nấu chín nhừ, dễ gì làm khó được nhân dân anh hùng xứ đông lào ta! Thì lấy muỗng vớt nó ra, quăng xuống đất, rồi chan chan chan húp húp tiếp, như chưa hề có chuyện gì xảy ra! Nó còn chưa ghê và dơ như con ruồi mà! Ruồi cũng... vớt bỏ, ăn tiếp được! Đúng nà nhân dân ta dzất anh hùng! Khỏi cần bước dza ngõ, ngay trong nhà cũng toàn nà anh hùng!
Nhưng Mười Lúa bảo đảm, có một thứ rớt vô nồi canh, thì dù nhân dân VN anh hùng, con cháu thần mặt trời, tộc ăn kim chi trừ cơm, hay cái bọn mắt xanh mũi lỏ ăn thịt sống, cũng không thể nào húp được! Một giọt dầu hôi! Đúng vậy! Một giọt thôi! Chỉ còn nước bưng nguyên nồi canh đi đổ bỏ. Dù đổ vô máng heo, cũng không có con nợn lào nhắm mắt nuốt trôi được nồi canh chỉ vỏn vẹn có một giọt dầu hôi rớt vô!
Rồi, ai thích chuyện tào lao thì mời bưng ly cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc” ra đi. Vừa nhâm nhi vừa đọc chơi. Mệt cứ nghỉ. Mười Lúa viết tới lúc không còn đủ công lực để ra chiêu “nhứt dương chỉ” trên bàn phím, thì cũng tắt máy đi ngủ. Lão nhà quê Mười Lúa xưa nay tàn là uýnh bàn phím bằng hai ngón trỏ! Vậy chớ cũng ra chiêu tới tấp! Viết 5000 chữ chưa ăn thua gì với lão! Khà khà khà!
Dầu hôi người miền Nam kêu là dầu lửa. Mỹ kêu là kerosine hay lamp oil. Dường như chỉ có tộc cối phía ngoài vĩ tuyến 17 mới gọi là dầu hôi. Tui quen miệng kêu nó là dầu lửa và cũng thích chữ dầu lửa hơn dầu hôi.
Trước 75, trong quê không có điện, cho nên người ta đốt đèn bằng dầu lửa.
Dầu lửa là một thứ không thể thiếu cho người dân quê để đốt sáng ban đêm. Ngày xửa ngày xưa, thời ông cha của tui, dân quê đốt sáng bằng dầu trái mù u, vừa khói, vừa hôi, và cái công đoạn biến chế từ trái mù u thành ra đèn để đốt thì cũng trần thân! Dân quê rặt như tui rành trái mù u, nhiều kỷ niệm với nó, nhưng dân thành, làm gì biết nó là trái gì, tròn méo ra sao? Cùng lắm nghe được Như Quỳnh hay Hương Lan ca một câu trong bài Lá Diêu Bông: “...bướm vàng đã đậu cây mù u rồi, lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn”! Đèn mù u nói cho văn hoa, chớ thật ra nó giống cây nhang hơn giống cái đèn. Người ta lấy ruột trái mù u, đăm cho nát ra, trộn chung với bông gòn, rồi nắn nó xung quanh một miếng tre nhỏ. Đem phơi năm bảy nắng cho khô. Đốt lên, cũng có ngọn lửa và cháy chậm như nhang vậy. Tui cũng chỉ nghe cha má kể lại, chớ chưa từng thấy đèn mù u bao giờ. Bây giờ thời đại a còng, tới đèn dầu lửa cũng đã bị thay bằng đèn điện hết luôn rồi, nên đèn mù u mấy ai nghe nói hay biết nó là cái giống gì đâu.
Vào cái thời “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” và một thời gian rất dài sau đó, người ta xài trái mù u (dầu dừa, hay cái giống gì khác) để thấp sáng. Tới cái thời “Một trăm năm nô lệ giặt Tây” và “Hai mươi năm nội chiến từng ngày”, thì dân ta đã có dầu lửa thay thế!
Nhắc 1000 năm nô lệ giặc Tàu, để tui “đu trend” một chút về chuyện “một bọn lai căng”, “một lũ bội tình”, nhân chuyện thiên hạ đang rất ồn ào về tên nhạc sĩ “nội tuyến” TCS và bà “thợ hát” Khánh Ly! Tên nhạc sĩ nội tuyến, đâm sau lưng chiến sĩ, ăn cơm quốc gia thờ ma CS, tui đã cho hắn “de” khỏi óc tui ngay ngày 30/4, khi hắn lên đài Sài Gòn, “hồ hởi phấn khởi” rống bài “Nối vòng tay lớn” để đón ông bà ông vải hắn vào chiếm SG! Ca sĩ Khánh Ly, tui không thần tượng, cũng không nặng lời phê bình, chỉ coi bà ta như một “thợ hát”! Thợ hát thì có ai trả tiền là hát, có ai chịu vỗ tay là hát. Đó là lý do tại sao người ta rần rần viết về chuyện phim “Em và Trịnh”, rồi chuyện KL về VN, hát bài “Gia Tài của mẹ” ở Dalat làm cho chúng nó nhảy dựng lên vì thốn đít khi TCS gọi ông cố tổ của chúng là “giặc Tàu”, gọi chúng là “một bọn lai căng”, “một lũ bội tình”, mà tui vẫn im ru! Trở lại chuyện dầu lửa.
Có nhiều loại đèn dầu lắm.
Tiệc tùng cưới hỏi hay ma chay giỗ quải, người ta dùng đèn “măng-xông”. Đèn có bình dầu lớn cả lít, có ống bơm hơi, có cái măng-xông bằng vải, có cái kiếng hình trụ to bằng bắp chuối mấy bà Mễ, che xung quang cái mang-xông. Đốt lên nó sáng rực cả một góc trời, y như “trái sáng” (thơ nhạc kêu là: hoả châu) do máy bay thả ban đêm, để soi tụi VC lẩn trốn ở lùm nào mà khỉa. Nhà khá giả mới có đèn măng-xông nghen. Có ai hỏng biết hay hỏng thấy đèn măng-xông không? Thời cụ Diệm, khi quân xâm lược chưa lộng hành ở miền Nam, quê tui còn yên bình, cày cấy được, nhà tui khá giả, cũng có cái đèn măng-xông, nên tui rành. Giặc về, bỏ quê chạy giặc, bỏ hết ruộng nương, nhà tui nghèo mạt, nghèo xơ xác, nghèo chưa từng thấy, và dĩ nhiên ruộng vườn bị chúng lấy hết, và cho đến hôm nay, anh chị em tui vẫn nghèo thê thãm! Từ no cơm ấm áo đến đói khổ bần hàn, từ phú nông trở thành bần cố nông, đều nhờ ơn quân xâm lược!
Ban đêm thường thì người dân quê dùng đèn bánh ú! Cái đèn bánh ú nó không giống bánh ú, mà nó giống cái bánh ích (ít?), nhưng không hiểu sao người ta kêu nó là đèn bánh ú? Bình chứa dầu làm bằng thiếc. Tim đèn nhỏ, ít hao dầu, nhưng ánh sáng thì lờ mờ lắm. Những bữa trời có gió, đèn bánh ú với cái tim và ngọn lửa nhỏ xíu, cứ tắt lên tắt xuống hoài, cho nên người ta chế ra loại đèn tối tân hơn, gọi là đén ống khói.
Đèn ống khói tim đèn bự hơn, cháy sáng hơn, và dĩ nhiên nó “uống” dầu nhiều lần hơn đèn bánh ú. Bình chứa dầu bằng thuỷ tinh, lớn cả chục lần đèn bánh ú. Tim đèn có thể vặn cao thấp để điều chỉnh ngọn lửa lớn nhỏ. Tối tân hơn đèn bánh ú một trời một vực! Bên trên tim đèn, nó có cái ống khói bằng thuỷ tinh trong suốt, phần dưới phình lớn ra, phần trên hình trụ y như cái ống khói của nhà máy. Chắc vì vậy nên người ta gọi nó là đèn ống khói. Có cái ống khói bên ngoài tim đèn, thì gió cỡ nào cũng không sợ tắt! Tuy vậy, đèn ống khói chỉ xài được trong nhà, chớ bưng ra đường, lắc qua lắc lại, ống khói sẽ văng ra, bể, đèn tắt ngúm! Cái khó nó bó cái khôn, hay nói cách khác, người ta phát minh ra thứ mới tiện dụng hơn cái cũ. Từ đó có đèn bão.
Đèn bão thì khác hoàn toàn hình dạng và công dụng của hai loại đèn vừa kể. Tui không chắc chữ bão dấu ngã hay dấu hỏi, nhưng tui suy đoán nó là dấu ngã. Dạy bảo dấu hỏi. Bão táp phong ba dấu ngã. Đèn bão có nghĩa là dù có bão thì cũng không tắt được nó, huống hồ là gió! Có lý không? Đèn bão cái ống khói hình bầu dục, lớn gấp mấy lần đèn ống khói, được “nai nịt” bằng một cái niềng sắt từ cái chụp ở trên với bình chứa dầu, và bên trên còn có cái quai để xách, cho nên rất an toàn. Đèn bão chỉ để đi ra ngoài cắm câu, giăng lưới, thăm bẫy chuột,... chớ nó không có sáng như đèn ống khói. Có ai hỏng biết cái đèn bão không?
Còn một loại đèn nữa, nhỏ xíu, hình dáng na ná đèn ống khói, gọi là đèn Huê Kỳ thì phải. Bóng đèn nhỏ, hình bầu dục thay vì hình trụ như đèn ống khói. Tim đèn nhỏ xíu, chỉnh cao thấp được, nhưng ánh sáng còn thua đèn bánh ú. Nó giống đèn ngủ hơn, vì ánh sáng lờ mờ như đèn ma! Ờ! Có lẽ ví ánh sáng của nó giống ánh sáng của “đèn đom đóm” mà thấy thằng vua quan xứ thiên đường hay xài để học tập.... cách ăn cướp của dân, thì đúng nhứt! Chắc viết về đèn nhiêu đủ rồi.
Dùng món nầy để “định nghĩa” món khác, thiệt là khó quá. Thôi, ai muốn biết thêm về các loại đèn, cách nay cả hơn nửa thế kỷ, thì đi hỏi con nhỏ Google đi! Tui viết hoài mấy cái này mệt quá. Để tui vô đề chuyện chính tui muốin viết bữa nay - Giọt dầu hôi.
Cả ngày lu bu với đủ thứ chuyện, cho nên tui hay có thói quen post bài lên FB vào ban đêm, rồi khò! Sáng dậy còn “say ke”, nằm trên giường, mở FB coi thử bạn bè và thiên hạ xa gần có đọc không, và khen, chê, thế nào. Thường thì vừa đọc vừa tủm tỉm cười mỉm chi chuột mình ên! Đó là một niềm vui khi chơi FB, và dĩ nhiên cũng là niềm vui của người ham viết. Viết mà không ai đọc thì buồn không thua gì các bà các cô tối ngày ẹo qua ẹo lại, seo-phì một pô rất công phu, dùng app sửa tới lửa lui cả buổi, hí hửng đưa lên FB, mà lời khen lưa thưa còn hơn lúa xạ thất mùa! Đọc mà thấy nhiều likes, nhiều cmm, nhiều lời khen, sảng khoái lắm! Vui vì những cmm của bạn bè gần xa, và cả những người không phải bạn FB, giống như ly sâm bổ lượng, vừa ngọt, vừa mát, với đủ thứ hương vị của cái món giải khát có đủ thứ tả pí lù trong đó.
Nhưng có một giọt dầu hôi trong nồi canh rau đắng tui viết và posted vừa qua. Đúng ra là giọt dầu hôi trong nồi canh rau đắng bên nhà người bạn Don Nguyen/Quang Caumuoi/Cầu Muối Quang của tui.
Tui posted bài RAU ĐẮNG NẤU CANH. Chuyện chẳng có gì lớn lao. Ông bạn thân cho một mớ rau đắng. Bà xã nấu nồi canh rau đắng với tôm đập dập vò viên, ngon tuyệt vời. Vừa thưởng thức món canh thơm, ngon, ngọt, vợ nấu, vừa nghĩ đến cái tình anh em hàng xóm láng giềng: cọng rau, cái bánh, cũng chia sẻ. Rồi nghĩ bắt quàng đến những nồi canh rau đắng nơi quê nhà. Rồi nhớ cha, nhớ má, nhớ anh chị em, nhớ từng ngọn rau tấc đất bỏ lại nơi chôn nhau cắt rún. Nó đơn giản chỉ là một cảm xúc nhớ nhà, khi ngồi ăn lại món canh rau đắng sau hơn 50 năm xa quê hương, nên ăn xong, tui te te đi bật máy lên viết và post.
Ông bạn FB Quang Caumuoi ở tận xứ Kangaru đọc được bài viết của tui với nhiều cảm xúc, cũng bật máy lên viết một bài CÒN THƯƠNG RAU ĐẮNG MỌC SAU HÈ. Tui lướt qua hết mọi cmm trên nhà tui, rồi cũng lướt qua hết tất cả cmm ở nhà chú Quang. Nói cách chung, người viết và người đọc, ai cũng có nhiều kỷ niệm về rau đắng để nhớ để thương, và cách nghĩ về rau đắng cũng rất riêng tư, nhưng đều là những ký ức đẹp, những cảm giác khó quên khi cái lưỡi nếm vị đắng của nó một cách khác nhau: Khi thì rau đáng nấu canh cá rô cá trê cá lóc, khi thì lẩu mắm, khi thì cháo cá rau đắng, khi thì ăn sống,...
Đang hứng chí như vậy, cái tự dưng có một giọt dầu rớt vô nồi canh. Trong những cmm thơm ngon mùi rau đắng bên nhà chú Quang, có một giọt dầu hôi như vầy: “Trước giải phóng năm nào cũng về miền Tây Sa Đéc quê nội, sau giải phóng muốn về cũng ko có tiền để về gì đi kinh tế mới, kinh tế nó mới thành thử ko tiền để về”. Tui trích nguyên con, sai chánh tả kệ!
Hai chữ “giải phóng” được lập lại hai lần, chính là giọt dầu hôi tui không thể nào chịu được! Lòng trĩu nặng, mất hứng! Người viết thuộc thế hệ trẻ, cho nên tui không hề chê trách hay thù ghét gì cả, bởi vì cô ta cũng chỉ là một nạn nhân bị nhồi sọ đến mức không còn phân biệt nghĩa của chử “giải phóng” và “xâm lược”. Buồn vì gợi nhớ đến ngày quê hương bị bức tử bằng hai chữ “giải phóng” vô cùng đểu giả!
Một lời nói dối cứ lập đi lập lại hoài, người ta sẽ tin đó là sự thật. Tuyên truyền, nhồi sọ, từ trường học đến loa phường 24/7/365, thì óc nào mà còn trinh nguyên? “Cha già dâm dật” (chữ nghĩa của Trần Khải Thanh Thuỷ, thì phải?), chịch từ Âu đến Á, từ Tây đến Tàu, từ Kinh tới Thượng, già không bỏ nhỏ không tha, vợ đồng chí cũng quất tuốt... vậy mà phong cho ông ta là Bồ Tát còn trinh, chưa cắt chỉ, cũng chán vạn đứa ngu tin như tin sấm! Chịch ai, chịch hồi nào, chịch ở đâu,... tui không quan tâm làm gì, bởi vì hễ là con người bình thường, thì dù nam hay nữ, già hay trẻ, Tây hay Việt, vua quan hay dân đinh, cái nhu cầu đó cũng giống như nhu cầu ăn, ngủ, ỉa, đái, vậy thôi. Tui thấy “bịnh” ở chỗ một kẻ rất ư là “phàm phu tục tử” mà khi được “thần thánh hóa”, được phong Bồ Tát, vẫn có người sụp lạy như lạy Phật thiệt! Lạ gì hai chữ “xâm lược” bị biến thành “giải phóng”! Nó dễ nhồi như trở bàn tay, bởi vì đâu phải ai cũng quỡn để tìm hiểu lịch sử. Chưa nói tới, lịch sử trong tay họ đã bị móp méo như chiếc xe rơi xuống vực thẩm bẹp dúm, không còn hình dạng. Chưa nói tới, đụng vô mấy chuyện “nhạy cảm” đó, chúng nó quánh sặc máu họng, mặt va vô dùi cui nát bét không còn hình dạng!
Tui kể thêm một chuyện có thiệt ở Mỹ. Trong một buổi party đang ăn nhậu rôm rả, có một ông HO, từng tù xanh xương trong các trại tù cải tạo nhiều năm từ Nam ra Bắc, bị chúng hành còn thua súc vật, vậy mà sang Mỹ rồi, cũng xài chữ “giải phóng” trong câu chuyện. Tui cho rằng anh ta quen miệng. Nghe riết, bị buộc phải nói riết, thành quen miệng, chớ trình độ một sĩ quan của VNCH, làm gì mà u mê tới mức không phân biệt được thế nào là xâm lăng, thế nào là giải phóng? Mọi người trong buổi tiệc chưng hửng, mất hứng! Đúng là một giọt dầu hôi rớt vô nồi canh!
Kể thêm một giọt dầu hôi nữa. Tui có thằng bạn học, “đu càng” sang Mỹ, có bằng kỹ sư Mỹ đàng hoàng. Tui thân nó từ VN sang tận Mỹ. Cũng từng qua lại, ngủ nhà nó, và nó cũng ghé thăm và ngủ nhà tui. Chơi FB đang vui vẻ lắm, nhưng hỏng biết nó ăn bùa mê thuốc lú hồi nào, tự dưng post một bài, tui đọc muốn té xỉu! Nó trở cờ 180 độ! Trong bài viết, nó không dùng chữ “giải phóng”, nhưng nó lý luận vầy: Miền Bắc đánh miền Nam là vì muốn “thống nhứt đất nước”, vì miền Nam bội tín, không chịu tổ chức trưng cầu dân ý theo những qui định của Hiệp Định Geneve! Thay vì đeo cái mặt nạ “giải phóng” như họ tuyên truyền xưa nay, nó chơi chiêu “thống nhứt đất nước”.
Tui viết một bài phản biện cho nó đại ý: Tổ cha mày, thằng ngu! Giả dụ mày là con gái, cha mẹ mày và cha mẹ thằng Chó thằng Mèo nào đó, có đính ước gả mày cho nó. Sau này khi mày tới tuổi dậy thì, tuổi cập kê, cha mẹ mày và mày mới khám phá ra nó là kẻ giết người cướp của, hút sách, đàng điếm, rượu chè cờ bạc,.... Vậy cha mẹ mày và mày có ngu tới mức phải giữ lởi giao ước hay không? Không giữ lời, cho nên nó dẫn côn đồ qua phá nhà mày, rồi đè mày ra hiếp dâm hội đồng (hấp diêm tập thể), vậy nó có chính nghĩa hay không? Lý luận của mày thì thằng côn đồ kia có chính nghĩa, còn nạn nhân như nhà mày trở thành kẻ thất tín, không có chính nghĩa à? Đúng là đồ ngu ngục!
Đó là nói chuyện xử thế ở đời. Giờ nói về chính trị nghe chơi. Tao giả dụ như miền Nam chịu thi hành trưng cầu dân ý để thống nhứt đất nước. Giả dụ CS miền Bắc thắng, thì tất nhiên không có chuyện gì để nói. Nhưng nếu giả dụ họ thua, mày nói tao nghe coi họ có chịu thua, chịu giải giới, chịu khuất phục chánh quyền miền Nam, chịu bỏ chủ CNCS, chịu thôi thờ ngoại bang Nga Tàu hay không? Tao thách mày trả lời đó! Dám trả lời hông? Mày trả lời có, họ sẽ giữ lời, thì mày đúng là thằng ăn cám xú, miền quê tao gọi là cái thứ “gục quần què” mới ngu mạt hạng đi tin chúng nó giữ lời! Bất cứ Hiệp Định nào, ký chưa ráo mực là nó xé chùi đít hết! Hiệp Định Paris 1973 còn sờ sờ đó. Bất cứ cam kết nào, chúng cũng nuốt lời! Chúng cam kết hưu chiến cho dân ăn Tết, rồi ồ ạt đem quân đánh giết đồng bào trong ba ngày Tết thiêng liêng. Tết Mậu Thân 1968, máu nhuộm thành sông và những ngôi mộ tập thể xương cao như núi ở cố đô Huế. Người dân lành cả miền Nam chết thế nào, lúc đó mày đã mười mấy tuổi, có trí khôn để biết, để nhớ ngày đó mà? Biến cố bội tín, tàn ác, dã man đó, được chúng tuyên truyền là “cuộc tổng tấn công và nổi dậy của quân dân miền Nam”!
Tui viết nhưng rồi quyết định không post lên FB của nó để phản biện. Tui chỉ âm thầm unfriend một thằng bạn thân từ đó. Bà xã tui nói sao anh làm vậy? Tui trả lời: Chỉ có unfriend nó tui mới còn giữ lại cái tình bạn nhiều năm. Không unfiend, thì với cái ngu của nó, có ngày tui chửi nó nát nước rồi cũng từ nhau luôn.
Những người bạn thân khác của tui đều biết tui muốn nói thằng bạn nào. Tui đã không viết tên cúng cơm của nó lên đây, thì xin các bạn cũng tôn trọng quyết định của tui, đừng bật mí làm gì. Tui sống ở Mỹ hơn 40 năm nên lây cái văn hoá Mỹ một chút rồi. Tui không ưa quan điểm chính trị đối lập, nhưng tôi vẫn tôn trọng quyền tự do của đối phương. Không cần quá khích tới mức phải triệt tiêu nhau. Trong gia đình của Mỹ, chia hai phe, phe theo Dân Chủ, phe theo CH, là chuyện thường. Những kẻ theo DC, từng bầu cho cái tên “vua quỳ” vừa lú vừa lẫn, và con mẹ “Phó nằm” mở miệng ra cười ha hả như con điên, bây giờ nhìn nước Mỹ tanh bành, họ sẽ tự sáng mắt! Đâu có cần phải xách dao mác hay súng ống uýnh nhau với họ làm chi? Nước Mỹ tới nông nỗi này mà chúng vẫn kiên trì u mê, thì chỉ có thể nói là chúng bị trúng tà! Họ ăn gì, tui vừa lạy vừa cúng họ!
Cuộc chiến 20 năm của VN là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, nhưng không phài là cuộc nội chiến như TCS viết hay nhiều người nghĩ. Có người nói nó là Chiến Tranh Ủy nhiệm (proxy war). Có người nói nó là cuộc nội chiến (civil war). Tất cả đều không phải.
Nói nó là chiến tranh uỷ nhiệm, không hoàn toàn đúng, mặc dù súng đạn đều do hai thế lực ngoại bang cung cấp cho cả hai chiến tuyến. Trong chiến tranh uỷ nhiệm, hai phe tham chiến “sống mái” với nhau như hai con gà trong trường gà, do hai thằng chủ gà và đám cá cược bày ra, và hoàn toàn vì lợi ích của chúng nó. Cuộc chiến 20 năm tương tàn của VN có sự tham chiến của ngoại bang nên không thể nói nó là proxy war. Đừng có ai nói quân Bắc Việt không có lính Tàu, lính Bắc Hàn, hay Liên Sô nghen. Đầy nhóc!
Nói là nội chiến cũng không đúng. Vì nội chiến chỉ là xung đột nội bộ, anh em một nhà đánh nhau vì một lý do nào đó, nhưng không nhằm tiêu diệt kẻ thua cuộc. Nội chiến Mỹ là một thí dụ. Bên thắng cuộc chỉ xoá bỏ chế độ nô lệ, ngoài ra không đụng gì đến thể chế, không tiêu diệt đối phương, không triệt tiêu văn hoá, không bắt các Tiểu Bang bại trận miền Nam từ bỏ bất cứ quyền lợi nào được Liên Bang qui định trước đó.
Cuộc chiến VN nó giống y như quân Mông Cổ chiếm Trung Nguyên, y như quân Anh Pháp đi chiếm thuộc địa, y như quân VN đánh chiếm Chiêm Thành,... Bên thắng cuộc, tàn ác dĩ nhiên, ngoài chuyện cướp tài nguyên, họ cướp luôn thể chế, xoá bỏ tất cả mọi thứ thuộc về bên thua cuộc. Một cuộc chiến như vậy không có từ ngữ nào chính xác hơn là “xâm lược”! Chỉ có quân xâm lăng mới tàn ác, giết người cướp của, đày đoạ bên thua cuộc, xoá bỏ chánh quyền, thay thế văn hoá, triệt tiêu tất cả những gì của bên thua cuộc.
Thời buổi này có rất nhiều thông tin. Chỉ một cái click là có ngay. Người đọc hãy tìm đọc những thông tin của chính “bên thắng cuộc” viết, để khỏi nói tui là “thế lực thù địch”, xuyên tạc, bóp méo sự thật. Một vài thí dụ:
* Tại Hội nghị Lần thứ Sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng CSVN đã có chủ trương đánh Mỹ rồi: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ.”
Chủ trương này từ đâu mà ra? Từ Tàu, từ Mao chớ từ đâu! Trong chiến tranh Triều Tiên, có gần 400 ngàn quân Trung Cộng bị giết, trong số đó có Mao Ngạn Anh (Mao Anying), con trai trưởng được cưng nhất của Mao. Từ đó, kẻ thù lớn nhất của Mao Trạch Đông là Mỹ. Mao chỉ thị toàn bộ bộ máy tuyên truyền tại Trung Cộng phải chống Mỹ bằng mọi giá. Chống Mỹ từ xa, chống Mỹ ở gần, chống Mỹ trong lý luận, chống Mỹ trong thực tế, chống Mỹ khi có mặt Mỹ và chống Mỹ khi không có mặt Mỹ. Nói thêm: Kim Nhật Thành của Bắc Hàn đem quân đánh Nam Hàn, cũng dùng chiêu bài “giải phóng”, “thống nhứt đất nước”, nhưng thực chất là một cuộc chiến tranh xâm luợc, và muốn nhuộm đỏ cả nước theo chỉ thị của quan thày Nga Tàu. Bị Mỹ và đồng minh đánh cho phù mỏ, nên con và cháu của y từ đó đã hoàn toàn từ bỏ ý định xâm lăng. Thằng mập Ủn lâu lâu lấy vũ khí nguyên tử ra hù chơi cho dzui để kiếm cơm, chớ đố dám đánh!
Khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” của VN, được thai nghén từ quan điểm đó vào thời điểm đó. Nhưng “nước” trong khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” phải hiểu là nước Tàu chứ không phải nước Việt, bởi vì ở thời điểm đó chưa có một người lính hay một cố vấn Mỹ nào ở Việt Nam cả. Ngày Hội Nghị lần thứ Sáu, 15 tháng 7, 1954, ngay cả Hiệp định Geneva 1954 cũng còn chưa ký mà!
* Hội Nghị lần thứ 15, tháng 1-1959, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Lao Động Việt Nam, nêu rõ chủ trương: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam". (Nghị quyết hội nghị Trung ương 15, Nhân Dân, 10-03-2005). Manh nha xâm lăng miền Nam được viết thành giấy trắng mực đen, chối cãi gì?
* Thật ra, mục đích CS hóa Việt Nam đã được đề ra từ 1930, chớ không phải 1954 hay 1959 đâu. Cương lĩnh của dảng CS ghi rõ: “Ðảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc, đại biểu cho quyền lợi chính và lâu dài cho cả giai cấp vô sản, lãnh đạo tranh đấu để đạt mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.” (Các cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo điện tử đảng CSVN, 23/03/2020)
* Chắc không ai không biết cái câu tuyên bố xanh dờn của TBT Lê Duẩn: “Ta đánh Mỹ không phải chỉ cho ta mà đánh cho ông Liên Xô và ông Trung Quốc nữa”?
* Con số chính thức do chính đảng CS công bố năm 1995, hơn hai triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến này. Chỉ vì một chủ nghĩa ngoại lai, đã có từng ấy người vô tội đã nằm xuống cho một tham vọng điên cuồng. Họ tội tình gì phải chết? Mặc áo Tàu, cầm súng Nga, ăn lương khô Tàu, hay xài quân trang quân dụng của Mỹ, họ vẫn lả những thanh niên da vàng vô tội, không đáng phải chết. Gia đình tui cũng một chết, một thương tật suốt đời!
Kết luận rồi nghỉ.
* “Chống Mỹ cứu nước” hay “giải phóng miền Nam” chỉ là một chiêu bài che đậy một cuộc xâm lược có toan tính, có chuẩn bị từ lâu, rất lâu, trước khi người Mỹ đầu tiên đặt chân lên hải cảng Đà Nẵng ngày 8 tháng 3, năm 1965.
* Thống nhứt đất nước cũng là một chiêu bài đê tiện khác. Giả sử, nếu có bầu cử để “thống nhất đất nước” và đảng CS thua, liệu họ sẽ giải nhiệm các cấp chính trị viên và sáp nhập vào quân đội quốc gia, giải tán bộ máy công an chìm nổi, đóng cửa các cơ quan tuyên truyền, từ chức khỏi tất cả chức vụ điều hành đất nước? Điều đó chỉ xảy ra, khi mặt trời mọc ở hướng tây và lặn ở hướng đông! Do đó, với nhân dân miền Nam, thì cuộc chiến này đơn giản chỉ là cuộc chiến tự vệ của những người Việt yêu tự do dân chủ chống lại ý thức hệ CS độc tài. Và nó là một cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc. Giải phóng cái gì?
* VNCH là một quốc gia Độc Lập-Tự Do và dĩ nhiên toàn dân rất ấm no, Hạnh Phúc. Ấm no là không ăn bo bo đến trẹo bản họng. Lúa gạo còn dư ăn để nuôi heo nữa kìa! Hạnh phúc là vì có đủ thứ tự do: Tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do làm giàu,... Còn CHXHCNVN bên kia vĩ tuyến thì ngược lại. Không Độc Lập, không Tự Do, và đương nhiên người dân làm gì mà có hạnh phúc dưới sự cai trị độc tài kềm kẹp. Người dân đói xanh xương và cuộc đời y như con ngựa bị khớp mỏ, che mắt, bịt tai, để chỉ biết câm miệng, nhắm mắt, chạy theo một hướng do thằng nài giựt dây cương. Ai mới cần giải phóng ai?
* Mười Lúa luôn luôn nổi sùng khi nghe bất cứ ai xài hai chữ “giải phóng” là vậy! Nó không phải chỉ là một giọt dầu hôi rớt vô nồi canh, mà nó là một vết thương chưa bao giờ lành.
Peter Tran
https://www.facebook.com/peter.tran.77582
Những cái mặt nạ
Peter C. Tran
Thế nào là kỳ thị chủng tộc? Có ai định nghĩa dùm tui hai chữ kỳ thị không? Thời @, dễ và nhanh gọn nhứt là đi hỏi chị Google. Cứ vào gõ đại mấy chữ: “What is racism?”, hay “racial discrimination” chẳng hạn, thì nó sẽ quăng ra cho cả ngàn thứ định nghĩa, đọc tới chết cũng không hết.
Kệ bà nó định nghĩa ra sao hay giải thích kiểu gì. Mười Lúa tui định nghĩa ngắn gọn vầy: Hễ thấy da đen, thấy da trắng, thấy nói tiếng Tàu, thấy ăn burrito, thấy húp nước mắm,… là ghét liền, là phân biệt đối xử, không cần biết nam, nữ, xấu, đẹp, già, trẻ, lớn, bé, không cần biết họ có học hay dốt nát, không cần biết họ lương thiện hay là bọn đầu trộm đuôi cướp. Vô nhà thương, khi nhìn thấy vị BS da đen, BS da vàng, BS Tàu,… liền lắc đầu từ chối không cho BS đó đụng tới, chỉ vì màu da, là kỳ thị. Ghi danh học ĐH, thấy ông/bà thầy giáo khác màu da với mình, tức thì drop bỏ lớp đó để add vào một lớp khác, là kỳ thị. Xin việc bị từ chối, không cho cơ hội thăng tiến, trả lương thấp hơn, cô lập người ta,… chỉ vì màu da, là kỳ thị.
Một cộng đồng mà phần lớn các thành viên là những kẻ lười biếng, ăn chơi, hút sách, cướp bóc giựt giọc, có ai muốn sống chung, sống gần họ không? Có ai muốn mua nhà trong khu của họ không? Xa lánh họ không phải là kỳ thị mà là sợ họ. Gặp những người bất lịch sự, khạc nhổ ngoài đường, ăn nói hoang hoang như chỗ không người, không biết xếp hàng, giành giật từng miếng ăn,… bạn có coi trọng họ không? Khinh bỉ, coi thường họ, khác với kỳ thị họ. Trong một cộng đồng mà phần lớn các thành viên đều không tốt, thì người ta có thành kiến không hay về cả cồng đồng đó, cũng là chuyện dễ hiểu. Thành kiến chưa phải là kỳ thị.
Đó là quan điểm cá nhân của tui về kỳ thị. Nếu bạn không đồng ý, không dựa vào quan điểm này để nhận xét, phê bình, hay phản biện, OK, tui cũng vẫn tôn trọng ý kiến của bạn. Nhưng nhớ, đừng ép tui phải chấp nhận quan điểm của bạn. Chơi vậy mới là chơi. Ép người khác là chơi gác, chơi cha! Chơi kiểu đó ai thèm chơi?
Tôi lập lại quan điểm của tôi lần nữa: Kỳ thị là khi gặp một ai đó, bất kể họ tốt xấu, chỉ dựa vào màu da mà ghét, mà khinh, mà xa lánh họ.
Tui sống ở Mỹ tính ra cũng tròm trèm 40 năm, trải qua 6 đời Tổng Thống từ ông già gân Ronald Reagon đến ông lão Trump. Tui đã chứng kiến rất nhiều vụ biểu tình, bắn giết cảnh sát, giết người, cướp bóc, của người da đen mỗi khi có chuyện cảnh sát bắn, hay đánh đập nghi can da đen: Rodney King năm 1991 ở Los Angeles, Michael Brown năm 2014 ở Ferguson, Freddie Gray 2015 ở Baltimore,… và chuyện George Floyd (GF) ở Minneapolis đang nóng hổi. Nhưng chưa lần nào ồn ào, tệ hại, lan ra nhiều quốc gia như lần này.
Tui cũng từng chứng kiến: Mỗi lần tranh cử là mỗi lần thấy những trò hề, hay những mánh khoé đê tiện của những chính trị gia. Nhưng tui chưa bao giờ thấy lần bầu cử nào mà có nhiều trò hèn hạ, bẩn thỉu, đê tiện như như kỳ bầu cử năm năm 2020 nầy.
Mỗi lần biểu tình nhân danh “kỳ thị”, hầu như mười lần như một, đều có cướp bóc, giết người, hôi của. Riết rồi phát nhàm, phát chán! Ngoài cái chuyện dễ bị chụp mũ là “cuồng Trump”, hay “kỳ thị màu da”, đây có lẽ là lý do mà tôi im ru, không thích viết về chính trị hay bạo loạn của người da đen.
Tui không e ngại người biểu tình chân chính, ôn hoà, tuân thủ pháp luật, thậm chí còn ủng hộ họ thể hiện quyền tự do được hiến định. Tui không ưa bọn chính trị gia xôi thịt, luôn đeo những cái mặt nạ được thiết kế hoa văn mỹ miều, dùng cái chiêu bài kỳ thị để kiếm phiếu! Tôi càng không ưa cái đám BLM, Antifa, lợi dụng biểu tình để trả thù cảnh sát, cướp bóc, đốt phá, bắn giết người vô tội.
Rồi, ai thích chuyện tào lao thì mời bưng ly cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc” ra đi. Vừa nhâm nhi, vừa đọc chơi. Chán cứ ngừng. Tui viết tới mệt cũng sẽ nghỉ.
1. George Floyd.
George là ai? Cuộc đời, sự nghiệp tình ái, lý lịch trích ngang, trích xuôi, trích dọc,… khỏi viết dong dài, vì mạng xã hội đăng nhóc hết rồi. Tóm gọn một câu: Anh ta là người da đen, chết oan dưới tay cảnh sát, với cái lý lịch tội phạm dài thoàng, chớ không phải là một thánh nhân, và càng không phải là một anh hùng dân tộc ngã xuống vì bảo vệ quê hương đất nước, để cho những tên Nhạc Bất Quần giả quỳ, giả khóc, để kiếm danh, kiếm lợi. Tui chú trọng đến mấy điểm trong vụ đình đám này:
* Cảnh sát ác ôn. Phải nói cho rõ: tên cảnh sát Derek Chauvin dùng đầu gối đè cổ George Floyd và ba tên cảnh sát kia thản nhiên đứng nhìn, là bọn ác ôn. Cảnh sát cũng là con người, có thiện có ác. Có rất rất rất nhiều cảnh sát hiền lương, tốt bụng, thì cũng có những tên cảnh sát bất nhân.
Bốn tên cảnh sát trong vụ này, phải dùng chữ cho chính xác, là những tên hung thần, không có tính người. May cho nước Mỹ là đại đa số cảnh sát Mỹ rất tốt, đáng ca ngợi, chớ không như nhiều nước khác, khi nói tới CS là thiên hạ nghĩ ngay đến những tên máu lạnh, giết người không gớm tay.
Tỷ lệ tốt xấu của cảnh sát Mỹ, nên dùng làm chuẩn mực để phán đoán. Tương tự như vậy: Con số Linh Mục Công Giáo mang tội ấu dâm chưa tới 1%. Điều đó có nghĩa là 100 ông LM cả đời hy sinh, quên mình phục vụ tha nhân, thì chưa tới một ông phạm tội. Nói vậy không có nghĩa là bênh vực cho “chưa tới một” ông LM phạm tội. Tội là tội. Nói vậy cũng không có nghĩa là bênh vực tên cảnh sát ác ôn đè lên cổ Floyd tới chết mà không hề biểu lộ một chút cảm xúc của lòng thương xót. Ác là ác. Nói vậy chỉ để nói lên cái tâm lý thường tình của con người khi phán đoán một vấn đề, cụ thể nhứt là thí dụ về một chấm đen nhỏ bằng đầu tăm trên tờ giấy trắng: Người ta sẽ “thấy” cái chấm đen đó, dù nó chiếm chừng một phần triệu của tờ giấy, mà không “thấy” đến phần trắng tinh còn lại của tờ giấy. Người ta thấy rõ, rất rõ cái chấm đen, bởi vì người ta cố tình nhìn nó. Người ta không thấy 99.9999999% phần giấy trắng tinh còn lại của tờ giấy là bởi vì người ta cố tình chỉ đi tìm cái bất hảo. Nên nhớ, trên đời này không có ai, không có bất cứ cái gì tuyệt đối hoàn hảo. Nên thực tế và công tâm một chút khi nhìn vấn đề. Nên nhìn cái tỷ lệ tốt/xấu hơn là chỉ chăm chăm dán mắt vào cái xấu.
Vì một vài cảnh sát ác ôn mà “chụp” tất cả cảnh sát là ác ôn, rồi kêu gọi giết cảnh sát, xoá bỏ cơ quan cảnh sát, thì đó là lý lẽ của những kẻ đầu óc hạt tiêu, và ác hơn cảnh sát ác! Luật pháp Mỹ không có “kim bài miễn tử” cho cảnh sát. Cảnh sát ác sẽ bị trừng trị đích đáng y như một công dân bình thường. Có tên cảnh sát ác ôn nào không bị luật pháp trừng trị đâu? Tại sao bọn người quá khích kia muốn hành xử thay luật pháp? Họ đang dùng cái mặt nạ vẽ chữ “chính nghĩa” để thực hiện những điều phi nghĩa, phi nhân, vô pháp, vô cương. Họ dùng cái mặt nạ “công lý” để chà đạp lên công lý. Khi tui đang viết bài này đã có 6 cảnh sát bị giết và hàng trăm, hàng ngàn cơ sở kinh doanh của những người dân siêng năng, cần cù, lương thiện, bị bọn này thiêu huỷ hay cướp sạch. Cái mặt nạ ghê tởm đó cần lột xuống!
* Có chắc Floyd chết vì bị đè cổ không? Ai cũng kết luận 100% là Yes. Tui nói chưa chắc. Khoan giãy đong đỏng như “nước sôi đổ trong quần” khi đọc những lời này. Ngay khi coi cái clip đó, dĩ nhiên tui cũng phát quạu, căm tức với hành vi “máu lạnh” của tên cảnh sát đang đè cổ Foyd. Y tỉnh bơ, và gần như có vẻ đang enjoy chuyện này, trước lời kêu cứu “I can’t breath” của nạn nhân! Nhưng nói Floyd chết vì bị đè, làm cho nghẹt thở, thì tui có chút nghi ngờ liền:
Thứ nhất, chuyện đè cổ nghi can của cảnh sát là chuyện thường. Tui vẫn thấy cảnh này nhiều lần khi cảnh sát cần trấn áp nghi can chống cự họ, bất kể nghi can da đen, da trắng, Mễ…. Bấm “Cops” trên YouTube, coi nhiều một chút, sẽ thấy. Đó là biện pháp được sở cảnh sát cho phép, và cảnh sát đã được huấn luyện như vậy. Nếu đè kiểu này làm chết người, chắc chắn nó phải bị cấm.
Thứ hai, khí quản nằm phía trước cần cổ chớ không phải bên hong hay phía sau ót. Dùng tay xiết cổ từ phía sau thì nghẹt thở là chuyện dễ hiểu. Dùng đầu gối đè bên hong cổ, có thể làm trặc xương cổ, gẫy cổ, hay làm nghẹt động mạch chớ khó có thể nghẹt thở.
Thứ ba, nghẹt thở thì không thể nói được. Coi mấy tay đánh đô vật Mỹ. Mỗi lần bị đối phương siết cổ từ phía sau, họ chỉ có đập tay xuống sàn sân đấu, để đầu hàng, chớ có la ó xin xỏ gì được. Có thể Floyd không bị nghẹt khí quản, vì anh ta nói nhiều lần “I can’t breath”, nghe rõ từng chữ. Nghẹt thở sao nói được?
Thứ tư, khi bị còng tay ra sau lưng, cách gì mà nghi can có thể gồng người, gồng cần cổ để đẩy cả sức nặng của tên cảnh sát đang đè trên cổ anh ta lên? Điều đó chứng tỏ tay cảnh sát đã không dùng toàn bộ sức nặng và sức mạnh của mình để đè lên cổ Floyd.
Thứ năm, những tin tức nóng hổi sau cái chết đó có nói rằng Floyd có dấu hiệu đang “phê”.
Bây nhiêu đó đủ để tui nghi ngờ nguyên nhân cái chết, có thể do nhiều nguyên nhân khác. Khi tui nói điều này cho cả nhà nghe, lập tức con tui phản đối dữ dội, đại ý: Bất kể anh ta chết vì lý do gì, overdose, heart attack, ashma,… khi người ta kêu không thở được là phải ngừng. Con tui nói không sai. Trấn cổ kiểu đó chỉ để trấn áp kẻ chống cự. Khi nghi can đã bị khống chế, đã còng tay quặt ra sau lưng, còn chống cự gì nữa mà vẫn đè cổ người ta như vậy? Ác chỗ đó. Bất kể GF là người lương thiện hay tên cướp, hành động của tên Chauvin là tội ác. Tui đồng ý hoàn toàn. Tui không bênh vực tên cảnh sát đó. Tui chỉ nghi ngờ lý do chết mà thôi.
Toà án Mỹ sẽ dùng báo cáo pháp y (autopsy), căn cứ vào lý do gây ra cái chết để phán tội Chauvin. Nếu chết vì nghẹt thở do bị đè cổ như mọi người nghĩ, thì bản án không dành cho tội ngộ sát cấp 3, hay cấp 2, mà là mưu sát cấp 1. Án từ chung thân đến tử hình chớ không nhẹ đâu. Tôi sẽ rất hài lòng và tui cũng tin rằng mọi người sẽ rất hài lòng về bản án đó nếu thật sự Floyd chết là do bị đè cổ. Nhưng nếu không do đè làm cho nghẹt thở, mà chết vì lý do khác, thì Chauvin có thể bị truy tố tội ngộ sát cấp 3 hay cấp 2 là cùng.
Kết quả pháp y cho biết: Floyd đã bị nhiễm Corona virus, có tiền sử về bệnh tim, có chất ma túy đá và một số drugs khác trong máu. Ngoài chuyện bị đè cổ như chúng ta thấy, còn lý do nào khác làm anh ta chết không? Chờ coi toà phán. Không cần phải nhảy đong đỏng lên rồi đi phá làng phá xóm, giết chóc, cướp giựt. Chưa biết chính xác 100% nguyên do gây ra cái chết mà xuống đường rầm rầm, e là quá vội, quá hấp tấp. Lợi dụng quyền được biểu tình để cướp bóc, phá hoại, giết người, là tội ác được khoát áo chính nghĩa. Có pháp luật làm chi mà không để pháp luật hành sự?
2. Cái chết của Floyd làm lộ ra những cái mặt nạ ghê tởm:
* Cựu TT Obama, một Nhạc Bất Quần thời đại.
Tui trích một đoạn bài viết trên FB của người bạn, Lq Vu:
Ngày 12 tháng 4 năm 2015, Freddie Carlos Gray, Jr., một người đàn ông người Mỹ gốc Phi (tui ghi chú thêm: sợ bị chụp mũ là kỳ thị, cho nên ở Mỹ người ta không dám viết da đen, mà phải viết Mỹ gốc Phi Châu: African-American), 25 tuổi đã bị cảnh sát Baltimore bắt. Trong khi đang được chở trong một chiếc xe cảnh sát, anh Gray rơi vào tình trạng hôn mê và được đưa tới một trung tâm chấn thương. Anh Gray chết vào ngày 19 tháng 4 năm 2015; cái chết của anh được cho là do chấn thương tủy sống.
Sau tang lễ của anh Gray, những kẻ bạo loạn đã đốt cháy hơn 100 xe hơi và 15 tòa nhà, ít nhất 20 cảnh sát đã bị thương và gần 200 người đã bị bắt giữ.
Trong cuộc họp báo chung với Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 28 tháng 4 năm 2015 tại Vườn Hồng của Toà Bạch Ốc, cựu Tổng Thống Barack Obama đã nói về tình trạng bất ổn tại Baltimore:
“Không thể biện minh gì cho thứ bạo lực mà chúng ta thấy ngày hôm qua. Đó là phản tác dụng. Những người cầm xà beng và bắt đầu mở toang cửa để cướp bóc, họ không phải là biểu tình. Họ không bày tỏ được điểu gì. Họ đang ăn cướp. Khi họ đốt cháy một tòa nhà, họ đang phạm tội. Và họ đang phá hủy và phá hoại các doanh nghiệp và cơ hội trong cộng đồng của chính họ. Điều đó cướp đi việc làm và cơ hội của những người trong khu vực đó.”
Ngưng trích.
TT Obama nói chính xác 100%, và trong cương vị một nguyên thủ quốc gia, đó là những phát biểu không chê vào đâu được. Tui cho điểm 20/20.
Ông ta nói thì OK, rất OK, nhưng Trump phát biểu tương tự như vậy, lập tức bị đám TTTT và đám DC xôi thịt chụp cho cái mũ đàn áp biểu tình, chống người biểu tình đòi công lý, và họ tổ chức biểu tình ngay trước White House (có bạo động gây xô sát với nhân viên mật vụ), làm như ông ta là kẻ gây ra cái chết của George Floyd vậy.
Ngày July 12th, 2016, thì khác. Khi Obama đến dự đám tang năm người cảnh sát Dallas, do một người da đen tên là Micah Xavier Johnson phục kích bắn chết. Thay vì lên án tên sát nhân Micah, ông đã bênh vực cho những tên tội phạm da đen, đổ lỗi cho người da trắng kỳ thị họ. Ông đã đánh đồng giữa trúng sai, giữa tội phạm và kỳ thị, và khơi dậy lòng hận thù chủng tộc, khi phát biểu: “Tôi thấy những người để tang cho cho năm cảnh sát, và tôi cũng thấy những người khóc cho Alton Sterling và Philando Castile. Quí vị hiện diện ở đây hôm nay, việc này cũng dễ hiểu”. (Alton, nghi can da đen, có súng trong người, chống cự cảnh sát bị bắn chết ngày July 5th, 2016 ở Baton Rouge, tiểu Bang Louisiana. Philando cũng là nghi can da đen, có súng, bị cảnh sát bắn chết ở thành phố St. Anthony, tiểu bang Minnesota, July 6th, 2016. Micah lấy lý do trả thù cho hai người da đen này nên phục kích giết chết 5 cảnh sát).
Trước khi mãn nhiệm vài tháng, Obama đã trở giọng 180 độ, từ lên án bạo loạn sang khuyến khích bạo loạn! Và bây giờ, nhân vụ George Floyd (GF), thì ông cựu TT này nói gì, và thái độ ra sao?
June 3, 2020, ngài cựu TT viết: I’ve been hearing a little bit of chatter on the internet about voting versus protests, politics and participation versus civil and direct action. This is not an either-or. This is a both-and. To bring about real change, we both have to highlight a problem and make people in power uncomfortable, but we also have to translate that into practical solution and laws that can be implement and we can monitor and make sure we’re following up on.
Ông ta không những không lên án, không chống đối chuyện biểu tình cướp phá hiện nay, mà còn xúi dân nổi loạn, gây khó dễ cho chính quyền. Ông ta kêu gọi có giải pháp, thay đổi luật,… trong khi ông ta ngồi 8 năm ở Nhà Trắng đã không những không làm đụng móng tay bất cứ một thay đổi nào, mà trước khi mãn nhiệm còn ngầm khơi dậy chuyện kỳ thị.
Nên biết: Chuyện GF xảy ra ở thành phố Minneapolis, TB Minnesota. Đó là TB dưới quyền “cai trị” của phe DC: Thống đốc DC, Thị trưởng DC, cảnh sát trưởng DC, Bộ Trưởng Tư Pháp DC. Các TB, các thành phố có biểu tình bạo loạn dữ dội nhất, cũng toàn là các TB hay thành phố do những nhà lãnh đạo anh minh, tài cán, DC điều hành! Cảnh sát trực thuộc quyền của Thị Trưởng, của Thống Đốc, không dính gì đến Tổng Thống. Nhưng Obama muốn thấy người biểu tình xuất hiện ở Nhà Trắng kìa!
Thà ông ta ngồi im không nói gì, người ta chỉ nghĩ ông ta là một Nhạc Bất Quần. Nhưng khi ông ta lên tiếng, ông ta đã chứng minh điều đó. Thời Obama “trị vì” nước Mỹ, phải nói là thời kỳ đen tối nhất về nạn bạo loạn chớ không phải thời nay. Dĩ nhiên ông ta ngu gì mà đái vô chân mình khi xúi dân chống lại chính ông ta, làm cho những kẻ nắm quyền hành phải mất ăn mất ngủ (make people in power uncomfortable). Một bộ mặt giả nhân giả nghĩa!
Nhìn Obama, đọc những lời ông ta viết, nghe ông ta phát biểu trong các cuộc phỏng vấn trên các đài tàng hình, tui nhớ tới một ông TT khác, cũng phe DC:
TT Lyndon Johnson (VC gọi ông là: “thằng” Gông-Sơn), năm 1964, khi ký điều luật cho phép người da đen được đi bầu (Civil Right Acts of 1964), đã nói một câu để đời, tiêu biểu cho Dân Chủ: “Trong vòng hai trăm năm tới, đám mọi da đen này sẽ bầu cho đảng Dân Chủ.” (I’ll have those niggers voting Democratic for 200 years.) Chữ nigger là tiếng lóng, dùng ám chỉ người da đen như dân mọi rợ. Cho phép họ được đi bầu, để họ bầu cho đảng của mình, chớ không phải vì mục đích bình đẳng, hay yêu thương gì họ. Lý do chính trị, đảng phái 100%. Ông ta là một TT mà dùng chữ mọi (niggers) thì không thấy ai chửi rủa, nhưng người dân thường mà xài chữ này thì coi chừng, tiêu mạng đó!
Đạo đức giả 100% luôn! Kỳ thị ở đây, phải nói là đảng Dân Chủ, mà Johnson là người kỳ thị da đen rõ ràng và tiêu biểu nhất. Johnson và Obama là những tên Nhạc Bất Quần ở Mỹ, tài ba hơn cả Nhạc Bất Quần bên Tàu.
* Joe Biden với cái mặt nạ “chống kỳ thị”, đã quì gối xin phiếu người da đen.
“If you have a problem figuring out whether you’re for me or Trump, then you ain’t black”. Nói nôm na, ngắn gọn: If you don’t vote for me, you are not black - Nếu chú em không bầu cho tui, thì chú em không phải người da đen.
Joe phát biểu câu đó với một người da đen, điều khiển chương trình của một đài phát thanh, ngày 22/05/2020, khi anh ta tỏ ra do dự, chưa biết ủng hộ ngài Joe Biden vĩ đại, hay ủng hộ lão ba trợn Trump. Joe đã tỏ ra mình là người am hiểu “mối tình giữa người da đen và đảng DC” của ông ta. Năm 2016 chỉ có 8% dân da đen ủng hộ và bầu cho Trump. Nghĩa là trên dưới 90% bầu cho Hillary, “ứng nghiệm” y bon lời tiên tri của TT Johnson. Đó không phải là chuyện gì mới lạ hay khó hiểu, vì bất cứ Tiểu Bang hay thành phố nào người da đen sinh sống đông đảo, đều là thành trì của đảng DC.
TT Abraham Lincoln, CH, là người có công giải phóng nô lệ, xoá bỏ chế độ nô lệ, và bị ám sát chết cũng vì lý tưởng nhân bản này. Trớ trêu thay, đại đa số người da đen luôn là fan của DC, và dĩ nhiên bầu cho DC, chớ không ưa CH. Đó là điều khó hiểu, và cũng rất dễ hiểu. Khó hiểu là tại sao người da đen có trí nhớ kém cõi, quên ai là ân nhân của cộng đồng mình! Chuyện dễ hiểu là sự kiện: “Kẻ cho con cá, và kẻ cho cần câu”. DC cho họ nhiều cá, nằm nhà, nhậu nhẹt, ăn chơi, cũng có cá xơi đời đời kiếp kiếp! CH ho họ cần câu, phải ra khơi, phải bỏ công sức mới có cá mà ăn! Chuyện thường tình. Cũng giống như thằng nào biết “nịnh đầm”, khéo nịnh, nịnh giỏi, thì chiếm được trái tim nàng, dù đó là tên điếm thúi hay tên sở khanh!
Joe bị cộng đồng người da đen hành cho lên bờ xuống ruộng vì câu phát biểu rất “chân tình” đó. Đó là khi dễ họ! Đó là kỳ thị! Đó là quơ đũa cả nắm. Đó là ngông cuồng! Đó là ấu trĩ chính trị! Kết quả: Thăm dò gần đây cho thấy, từ 8% người da đen ủng hộ Trump bốn năm trước, đã tăng vọt lên 34%!
Joe mặt xanh như tàu lá chuối, bởi vì khi cán cân đang ngang ngửa, thì chỉ một cây đinh nhỏ bằng cọng tóc, cũng đủ làm cho nó nghiêng về bên nào! Những thăm dò của phe ta trước ngày bầu cử 2016 cho thấy nữ thần Hillary dẫn trước lão ba trợn Trump một khoảng cách xa cỡ trái đất tới sao hoả: 95% versus 5%! Nghĩa là nàng chỉ rửa mông chờ leo lên ngai, khỏi cần làm gì cũng thắng chắc! Một tờ báo danh tiếng Mỹ đã in sẵn lên trang bìa, hình nữ TT đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc, để kịp chúc mừng ngày hôm sau, đành xé chùi đít, chùi một trăm năm cũng chưa hết giấy để chùi! Joe là cái thá gì so với “nữ tướng” vang danh khắp thế giới này? Dân da đen tẩy chay trận này, thì coi như về nhà chờ vô viện dưỡng lão, và chờ theo ông bà ông vãi, chớ cái mộng lên ngai vàng coi như thành mây gió!
Nhìn tấm hình ngài Joe quì gối để xin phiếu của người da đen, thiệt tui muốn ói! Ông ta quì để tỏ lòng tôn kính anh GF, để xót thương một mạng người chết oan, hay chỉ vì cái lưỡi búa 34% làm cho ông ta trở nên hèn hạ đến như vậy? Còn một đám “đồng chí” của Joe, dẫn đầu là mụ phù thuỷ ăn thịt con nít, Pelosy, cũng “theo gương” vị thủ lãnh tối cao của mình. Họ quì vì lý do tỏ lòng ngưỡng mộ anh GF như một anh hùng dân tộc vị quốc vong thân, hay chỉ để tiếc thương một cái chết oan khiên, hay chỉ vì một ý đồ đen tối, đê tiện? Hỏi là trả lời rồi.
Những người Việt ở bển và bên này, nếu có quỳ gối để tỏ lòng thương xót một mạng người chết oan, để đòi hỏi công lý cho anh ta, tui hoàn toàn hiểu và trân trọng tấm lòng của họ. Tui chỉ nhắc nhỏ họ một câu: Nếu quí vị có lòng bồ tát như vậy, thì quí vị cũng nên quì xuống trước những cái chết oan khiên, nên xuống đường chống những kẻ ác nhân thất đức, nên đốt sạch, đốt hết dinh cơ, đốt hết “sân sau” của bọn ác ôn hút máu dân lành, coi mạng con dân thua con kiến. Cớ gì mạng một anh thường dân Mỹ đen lại cao quí hơn mạng của vô vàn đồng bào cùng màu da, cùng giống nòi với mình? Dám đòi đái lên ông Trump, thì nhớ, khi gặp bọn cường hào ác bá, hãy mau mau vạch quần ra đái vào mặt chúng, chớ hỏng phải sợ chúng tới xanh mặt, tới teo chim, tới bí đái!
Thôi, ngừng viết về đám chính trị xôi thịt, mị dân ở Mỹ và những kẻ lợi dụng xác chết để cầu danh cầu lợi như bầy kên kên! Tui viết thêm ba điều bốn chuyện nữa, kết luận, rồi nghỉ:
- Chuyên nô lệ và kỳ thị màu da ở Mỹ đã thuộc về quá khứ, giống như chuyện giác đấu thời La-mã xưa. Có ai còn lôi chuyện đó ra để tẩy chay Italy không? Nó thuộc về lịch sử rồi. Hitler tàn sát người Do Thái là tội của Hitler và đồng đảng. Nó cũng thuộc về quá khứ. Có ai giờ nầy còn lôi chuyện ác ôn nầy ra để “hỏi tội” tất cả người Đức không? Hiện tai, trường học Mỹ, công sở Mỹ, hay bất cứ nơi nào, tuyệt đối cấm kỳ thị. Ở Mỹ, chỉ cần nói một lời kỳ thị, có thái độ kỳ thị, sẽ bị người xung quanh nhìn mình với ánh mắt như nhìn những người thời buổi này còn ăn thịt chó, và tất nhiên sẽ rất phiền hà với pháp luật! Đó là sự thật.
- Tôi là dân thiểu số, sống hơn nửa kiếp người ở đây, và chưa bao giờ có cảm giác bị kỳ thị vì màu da? Tại sao? Bởi vì người Việt là một cộng đồng thành đạt, ít tệ nạn xã hội, ít tội ác. Tôi nói ít chớ không phải là không có. Nói Mỹ kỳ thị màu da là không đúng. Luật pháp không những cấm kỳ thị, ngược lại nước Mỹ dành rất nhiều ưu đãi cho những cộng đồng thiểu số, nhất là lãnh vực giáo dục. Có thể nói, người da màu, đặc biệt là da đen, có nhiều cơ hội hơn người da trắng, chớ không phải là cơ hội đồng đều. Tổng Thống, Bộ Trưởng, Thẩm Phán Tối cao Pháp Viện, Nghị sĩ, Dân Biểu, Thống Đốc, Thị Trưởng, Giáo sư, Bác sĩ, Tướng lãnh cao cấp, người da màu nói chung, và da đen nói riêng, đầy nhóc. Kỳ thị, thì làm gì có cơ hội cho họ? Hãy nói lời công đạo, chớ đừng dùng cái chiêu bài kỳ thị, hay phóng đại chuyện kỳ thị, để biện minh cho những thất bại, tệ nạn, hay mưu đồ chính trị hèn hạ.
- Biểu cái đám tài tử Hollywood mua nhà ở khu da đen coi họ dám không? Ngay cả những tài tử da đen gao cội, đình đám, giàu sụ, biểu họ mua nhà trong khu của người đồng chủng, coi họ có chịu không? Họ ở những khu sang trọng như Berverly Hill, nhà giá hàng chục triệu trở lên. Vậy họ có kỳ thị không? Họ, những đạo diễn, những diễn viên, trở thành những kẻ giàu có, tiếng tăm, và nên nhớ, họ đã hốt bạc bằng những phim chém giết, bạo động. Họ hân hoan đi trên thảm đỏ để nhận giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc, diễn viên xuất sắc trong những bộ phim đầy cảnh bạo lực đó, và cũng chính họ hả họng gào thét: “Đến lúc chúng ta phải đứng lên chống lại súng đạn, chống lại bạo lực, tước vũ khí của cảnh sát…”! Hãy lột mặt nạ của bọn giả nhân giả nghĩa này!
- Ở Mỹ, bất cứ tù nhân nào có ý định tự tử mà cai tù biết được, thì lập tức nhà tù sẽ mướn y tá, 24/24, tức là 3 ca, mỗi ca 8 tiếng, được trả lương y như làm việc săn sóc bệnh nhân trong nhà thương, chỉ để ngồi canh coi tù nhân này có tự tử hay không, để kịp thời báo cho cai tù, hòng ngăn cản. Khi ở tù, tính mạng của tù nhân là trách nhiệm của chánh phủ, cụ thể là cai tù. Bất kể vì lý do gì mà tù nhân chết, gia đình họ sẽ thưa, thắng chắc 100%, và chính phủ phải đền hộc máu! Mạng một người tù, một phạm nhân còn được bảo vệ như vậy, huống hồ là sinh mạng của một công dân bình thường. Luật Mỹ đó. Không có chuyện “tự chết trong đồn CA”, rồi CA phủi tay, và người thân chỉ biết vừa nhận xác vừa khóc, rồi huề cả làng đâu!
- Một người bạn ở Úc ngao ngán post tin: nước Úc đang rầm rộ tổ chức biểu tình phản đối cảnh sát Mỹ giết người. Tui có viết một cmm vầy:
“Bạn có nhớ chuyện một công dân Úc, da trắng, sang Mỹ để làm đám cưới với fiancé, bị một cảnh sát da đen Mỹ bắn chết một cách vô cớ không?
Ngày 17-7-2017, cũng tại thành phố mà George Floyd vừa bị CS đè cổ tới chết, cô Justine Diamond, vì tốt bụng, đã bấm 911 gọi CS khi cô nghe tiếng kêu la của người phụ nữ hàng xóm. Cô Justine nghi là có cướp, hiếp dâm, hay bạo hành gia đình… Hai cảnh sát Mỹ đến. Bất ngờ, tên CS Mahomed Noor, một người da đen gốc Hồi Giáo, rút súng ra bắn cô ta mấy phát vô bụng mà không cần hỏi lý do. Cô ta chết ngay tại chỗ. Một xác hai mạng vì cô đang mang thai.
Đương nhiên tên CS máu lạnh, giết người vô cớ đó vô tù, lãnh án 12.5 cuốn lịch, và sở CS phải đền 20 triệu USD từ tiền thuế dân Mỹ. Đó là công lý, là luật pháp Mỹ. Tui hài lòng về chuyện này 100%. Gây tội thì đền tội. Không cần phải biểu tình đòi công lý chi cả, vì luật pháp Mỹ sẽ trừng trị tên cảnh sát này một cách đích đáng theo tội ác anh ta gây ra.
Truyền thông Mỹ chỉ đưa tin sơ xài vụ này. Không thấy ai nói một chữ, một câu nào về chuyện “White Lives Matter” hết! Không hề thấy một chữ nào nói CS da đen kỳ thị da trắng hết! Không thấy da trắng, da đen, da vàng xuống đường biểu tình. Không ai đập phá, hôi của, giết CS hết!
Nhưng anh Mỹ đen GF bị chết, thì đám truyền thông thổ tả, đám ăn tiền Tàu, đám DC kền kền, liền mượn xác anh ta để thực hiện mưu đồ đen tối. Một bọn giả nhân giả nghĩa đáng ghê tởm! Mấy tay CS làm chết anh da đen rồi sẽ tù mọt gong. Đó là công lý, là pháp luật Mỹ. Tui hài lòng về điều này và chờ coi bọn CS này bị kêu án ra sao. Nếu luật pháp bao che mấy tên CS ác ôn này, thì tui cũng sẽ xuống đường đòi công lý.
Bên Úc bạn có thấy ai lên tiếng, hay biểu tình bênh vực người phụ nữ da trắng hiền lành, lương thiện, tốt bụng, công dân Úc của họ, chết một cách lãng nhách này không? Tui không nghe, không thấy. Nếu có thì cũng không ồn ào như đám hát bội và đám khóc mướn ở Mỹ hiện nay.
Cho nên tui nói họ hành xử “giống như” đám chó hùa ở làng quê: Một con sủa thì hai ba con, vài chục con tru theo mà không cần biết mấy con kia sủa trộm, sủa cướp, hay chỉ sủa… ma!”
Kết luận:
Thương cảm cho một cái chết oan uổng, tức tưởi (dù đương sự không phải người tốt đi chăng nữa), hay căm ghét cảnh sát tàn ác, là chuyện thiên kinh địa nghĩa, không có gì để phê phán, bàn cãi. Dùng chiêu bài kỳ thị, dùng cái mặt nạ chống kỳ thị, để thực hiện những mưu đồ đen tối, là đê tiện.
Người ta viện cớ đi đòi công lý cho một người Mỹ đen, bằng cách gây ra vô số những điều bất lương cho những người dân lương thiện, và trớ trêu làm sao: đa số nạn nhân là Mỹ đen! Dùng nhiều tội ác để chống lại một tội ác, chỉ là tăng thêm tội ác. Ủng hộ cho cách hành xử này, thì đúng là chỉ có những con kền kền, sống bằng xác người.
Đừng tưởng những chiếc mặt nạ có thể che được gương mặt thật của mình! Đeo chi mất công! Hãy gỡ hết những cái mặt nạ xuống!
15.06.2020
Peter Trần
https://www.facebook.com/peter.tran.77582
Hawaï, cây còng, cây điệp
Peter C. Tran
Hồi còn cởi truồng tắm sông, nghe người ta nói về quần đảo Ha-Uy-Di (Hawaii), tôi thầm mơ: Nếu hên mà lượm được cây đèn thần Aladin, thế nào tôi cũng xin thần đèn một điều ước, là cho tôi được một lần đặt chân đến cái xứ sở thần tiên đó. Tắm ở bãi biển đó một lần cho biết thiên đường hạ giới mà người ta ca ngợi đó nó ra làm sao, thì đã biết bao nhiêu, so với ngày ngày lặn hụp ở con kinh nhà quê nhỏ xíu, nước sình đục ngầu này. Mơ chơi cho vui thôi, chớ từ cha sanh mẹ đẻ ở cái xứ đồng chua nước mặn này, tui còn chưa biết biển ra làm sao, bãi biển như thế nào, thì cách gì mà có cơ hội bơi ở bãi biển Hạ-Uy-Di, ở một thế giới xa lạ, chưa biết nó nằm ở đâu trong bầu trời này.
“Ai biết ra sao ngày sau”! Không cần lượm được đèn thần, không cần ước, không cần vái ông tà ông địa cúng con gà hay nải chuối, vậy mà tui cũng có dịp đặt chân đến quần đảo thần tiên này ba lần rồi. Mãn cái nguyện luôn. Khỏi cần nhờ thần đèn! Khỏi tốn con gà, cũng không tốn nải chuối!
Lần đầu gia đình tôi đi đảo Oahu, một đảo nhỏ, nhưng nhộn nhịp, vì thủ đô Honolulu của Tiểu Bang Hawaii được đặt tại đây. Pear Habor (Trân Châu Cảng) cũng ở đây. Bãi biển Waikiki đẹp mê hồn trận cũng ở đây luôn. Lần thứ hai, chúng tôi đi đảo Maui, một hòn đảo yên tĩnh, nhiều cảnh đẹp, nhiều kỳ hoa dị thảo, đặc biệt có một con đường đèo Hana nổi tiếng ngoằn ngoèo, nguy hiểm nhất thế giới. Ở cuối con đường tử thần Hana có những tiệm bán áo thun, in hàng chữ rất giựt gân: Thanks God! I survived! (Tạ ơn Thượng Đế. Tôi còn mạng!) Lần này chúng tôi đi đảo Big Island, đảo lớn nhất của quần đảo Hawaii. Không nhộn nhịp, không nhiều cảnh quan như hai đảo kia, nhưng cũng để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Có ba chuyện đáng nhớ. Chút sẽ viết. Giờ tui miêu tả sơ sơ Hawaii.
- Quần đảo Hawaii là Tiểu Bang thứ 50, TB sau cùng của Mỹ, được sát nhập ngày 21-08-1959.
- Hawaii còn có cái nick name là Aloha State (phỏng dịch là Tiểu Bang tình yêu), hay Paradise of the Pacific (thiên đường Thái Bình Dương).
- Hawaii là Tiểu Bang duy nhất nằm ngoài biển khơi, không thuộc Châu Mỹ. Cả Tiểu Bang là một quần đảo, có hằng trăm đảo, nằm ở trung tâm biển Thái Bình Dương, cách xa đất Mỹ cả 3000 cây số đường chim bay.
- Ngôn ngữ hành chánh đương nhiên là English, nhưng người bản địa vẫn dùng tiếng của họ (Hawaiian). Hawaiian chỉ có 12 mẫu tự (chữ cái), gồm 5 nguyên âm A, E, I, O, U và 7 phụ âm H, K, L, M, N, P, W. Kiếm đỏ con mắt cũng không bao giờ có một chữ nào bắt đầu bằng những phụ âm như B, C, D, G, Q, R, S, T, V, X. Tên Donald Trump, kể cả tên cúng cơm và họ, chắc chắn không có! Đặc biệt, các nguyên âm đi liền nhau trong một chữ rất nhiều: Oahu, Hawaii, kukui, heenalu,… Bất cứ ngôn ngữ nào, thường thì nguyên âm ít hơn phụ âm. Bởi vì số nguyên âm và phụ âm ngang ngửa nhau, cho nên một chữ của Hawaiian ta thấy có rất nhiều nguyên âm. Có khi số nguyên âm còn nhiều hơn phụ âm. Ngay cả tên Hawaii, có bốn nguyên âm (a,a,i,i) mà chỉ có 2 phụ âm (h,w). Núi lửa Kilauea, chỉ có 2 phụ âm (k, l), và có tới 5 nguyên âm (i, a, u, e, a). Hawaiian là ngôn ngữ đa âm, và một âm hay được lập lại nhiều lần trong cùng một chữ, thí dụ: Humuhumunukunukuapuaa, tên một loài cá. Hu mu hu mu, nu ku nu ku, a pu, a a! Ai đọc được chữ này một cách trơn tru, tui lạy! Đọc lên nghe giống như đọc thần chú! Aloha là một từ vô cùng phổ biến, có khắp mọi hang cùng ngõ hẻm, và có nhiều nghĩa: Hello, Good bye, tình yêu, sự quan tâm,…
- Người bản địa Hawaiian da ngâm, lớn con, khoẻ mạnh. Họ sống rất tàng tàng, không vội vã, và cái dấu “hang loose” (xem hình) là biểu tượng cho cách sống thoải mái, chậm chạp, bất cần đời này.
- Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, nên ở Hawaii ấm áp quanh năm, đặc biệt ẩm độ không quá cao, nên có phần dễ thở hơn khí hậu VN. Nước biển thì lúc nào cũng ấm áp do nó nằm ở vòng đai lửa Thái Bình Dương. Tắm ngày đêm gì cũng không “rét thun vòi” như biển California! Biển Cali nhảy xuống, nhảy lên bờ liền, kiểm tra lại “vốn liếng”, bảo đảm thứ nào cũng còn chừng một phần ba! Các bà không tin tui, thử một phát, trái bưởi Năm Roi còn bằng trái cam Texas! Các ông hoài nghi? Thử một cú, thì cái “ngàn vàng”, quí nhất, bảo đảm còn chưa bằng hột đậu phộng lép! Thêm tí mắm muối nữa cho đậm đà câu chuyện: Cali nổi tiếng cam navel. Texas nổi tiếng cam Texas. Cam Texas trái nhỏ xíu, mỏng da, đặc ruột, mọng nước, còn cam navel của Cali lớn gần bằng trái bưởi, to đùng nhưng xốp xộp, nhìn phát ham, nhưng ăn phát chán! Nói biển Cali lạnh, tui so sánh các thứ này kia kia nọ là nói thiệt, cụ thể, dễ hiểu nhất! Ai không tin, đến Cali, tắm thử, hay ăn thử cam navel một lần cho biết!
- Hawaii rất nhiều núi lửa. Nó nổi tiếng, thu hút khách du lịch một phần cũng là vì núi lửa. Lúc nào cũng có núi lửa hoạt động, không đảo này thì cũng đảo khác. Bỏ ra chừng 4 tờ Franlin ngó xéo ($400USD) cho một người, thì có thể ngồi trên trực thăng cho người ta chở, lượn qua lượn lại, coi dung nham đang trào lên và chảy tràn lan trên mặt đất. Tui vừa sợ trực thăng rớt cháy queo râu, vừa kẹo kéo, nên không thử! Núi lửa Kilauea ở Big Island vừa phun phún thạch ngày 3 tháng 5, 2018, còn nóng hổi! Nghe thấy sợ? Đúng vậy, chúng tôi nghỉ hè ở khu vực Kona, nơi núi lửa này viếng hồi năm ngoái, còn nhìn thấy nham thạch đen thùi lùi, từng mảng tràn ngập, từ phi trường đến khách sạn. Khắp mọi nơi đều một màu đen thui. Rải rác hai bên đường, xa xa còn thấy người ta dựng mội cây thập giá, vài bó hoa, là dấu hiệu để tưởng nhớ có người đã bỏ mình ngay địa điểm đó vì phún thạch.
- Khu vực Kona, thuộc Big Island là vùng sản xuất cà phê mang tên Kona, nổi tiếng khắp thế giới. Dĩ nhiên giá đắt thấu trời. Tui gởi vài tấm hình, nhìn giá thử coi có phát chóng mặt không cho biết! Tui không biết uống cà phê, dĩ nhiên không phải là dân ghiền cà phê, nên cà phê Kona không có trong cái danh sách đốt tiền trong chuyến đi này. Coi cho biết để ai nói tới cũng không ngóc mỏ, ngơ ngác như con cá kèo!
- Vua chúa Hawaii. Vua nhìn còn đỡ, sao Hoàng Hậu nhìn thấy không phê chút nào vậy ta? Coi vài tấm hình tui post sẽ tin liền. Cỡ người đẹp Bình Dương Thẩm Thuý Hằng, hay em Ngọc Trinh, mà xuất hiện ở Hawaii thời đó, chắc mấy ông vua Hawaii thế nào cũng “lết bánh”, không thác vì người đẹp, cũng thành “Lê ngọa triều”! Chỉ là so sánh chơi, chớ chuyện xấu đẹp là vốn trời cho, muốn, hay không muốn mà được đâu.
- Quần áo thì màu mè sặc sở, hoa lá cành. Dân Philippine hay dân Thái Lan cũng thích màu mè hoa lá cành, nhưng nhìn vô thấy buồn, thấy boring (chán), nhưng hoa lá cành của Hawaii thì ngược lại, nhìn thấy thơ mộng, thấy dễ thương làm sao đâu á! Tuổi trẻ thích đua đòi, khoe khoang không lạ. Các cụ già lụ khụ cũng mặc, không sợ ai xầm xì chê bai “già hỏng nên nết” gì cả! Tui ở Cali, nhưng mùa hè vẫn mặc loại hoa lá cành này đi phố, đi nhà thờ như thường. Ở VN mà mặc kiểu này, chắc thiên hạ xì xầm: Cái ông già ham vui, đua đòi, chết tới nơi cứ tưởng mình còn trẻ!
Sơ sơ về “thiên đường hạ giới” thôi. Ai muốn biết thêm về quần đảo thần tiên Hạ-Uy-Di, cứ đi hỏi thằng Google, cái gì nó cũng biết. Tui chỉ viết đại khái, cho những kẻ “làm biếng nhớt thây”, không thích tra cứu. Mục đích của tui viết bài nầy nằm ở chỗ khác.
Cũng là chuyện tào lao, viết chuyện nọ xọ chuyện kia, đá qua đá lại cho vui tuổi già. Viết chơi như thiệt. Viết thiệt như viết chơi. Mượn chuyện này đá chuyện kia. Tui khoái vậy. Ai thích đọc chuyện tào lao của tui thì chuẩn bị ly cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc” đi. Vừa nhâm nhi vừa đọc. Chán cứ nghỉ. Tui viết mệt cũng ấn nút biến, không sợ ai la rầy gì cả. Giờ mới vô đề nè.
1. Mọi ăn thịt người.
Ai đi Hawaii cũng không bao giờ bỏ qua cái mục chính là Luau (đọc lu-au), tức là mua vé ăn tối và coi văn nghệ văn gừng. Thường họ tổ chức ở ngay bờ biển gió thoang thoảng, sóng rì rào, thơm mùi nước mặn. Gia đình bốn người lớn, ba đứa nhỏ, mất khoảng sáu tờ ($600USD) cho một bữa ăn tối như vậy. Cũng đáng đồng tiền bát gạo lắm. Hơn nữa, đi chơi thì phải bóp bụng làm vui, mua sự thoải mái, sau một năm cày bừa, cho nên không mấy ai xót ruột nát gan cái vụ này đâu.
Trong bữa ăn buffet bao bụng này, du khách có dịp ăn thả dàn, uống cocktail (rượu pha nước trái cây) hay beer thả cửa. Thằng Mễ ngồi chung bàn với tôi chơi hai dĩa đồ ăn vun vèo che khuất mặt nó, và 5 lon beer! Tui mà ăn được như nó, uống được như nó, chắc thành… Mễ luôn! Trả bằng giá tiền, nó lời hơn mình gấp hai ba lần! Thịt heo, thịt bò, cá sống, cộng với đủ thứ rau, bánh, trái cây,… Bụng nào thử cho hết từng đó món. Chỉ chọn vài món hạp khẩu, đã đủ no cành hong rồi.
Vừa ăn, vừa coi văn nghệ của người bản địa. Thanh niên thiếu nữ đều sexy, chỉ mặc khố, kết bằng lá chuối hay cỏ. Riêng những cô gái Hawaiian, da ngâm, thịt chắc, mang áo ngực bằng hai cái miễng vùa (gáo dừa khô), nhìn khác lạ và có khi còn “phê” hơn nhìn em Ngọc Trinh. Có người sẽ so sánh: Cam Texas ngon hơn cam navel của Cali cho mà coi! Đồng ý. Họ múa sôi động hơn Hùng Cường và Mai Lệ Huyền nhảy giựt gân trong những buổi nhạc kích động trước 75 nhiều. Lắc bụng, lắc mông, uốn éo, lúc lơi lả nhẹ nhàng, lúc mạnh bạo như điên như dại. Nhạc là những âm điệu trầm bổng, lúc nhẹ nhàng, lúc như bão táp, lúc hiền hoà, lúc nghe hơi rừng rú, rờn rợn. Trong mỗi bữa Luau, nhứt định phải có màn múa lửa. Múa hay khỏi chê luôn.
Đang ăn ngon lành, đang thưởng thức văn nghệ tới hồi múa lửa vô cùng hấp dẫn thì trời mưa. Mưa lâm râm làm tăng thêm vẻ thần tiên, thêm tình điệu cho những đôi uyên ương đi hưởng tuần trăng mật, nhưng nặng hột một chút, thì thấy ảm đạm, thê lương, bi đát, nhất là cho những bô lão gần đất xa trời. Họ phát cho mỗi người một cái áo mưa dã chiến, mặc cho khỏi ướt. Không ướt nước mưa, nhưng chỉ chừng một phút là ướt mồ hôi, vì nó hầm chịu không thấu. Bữa ăn trở nên lảng xẹt từ cái trận mưa vô duyên, và cái áo mưa dị họm này! Làm mất phê hết trơn hết trọi!
Con gái thấy ba hơi mất hứng, nên quay sang gầy chuyện cho ba nó vui:
- Ba thấy nó múa lửa hay không ba?
- Hay lắm con.
Không hiểu sao tôi lại nghĩ bắt quàng sang chuyện kinh dị, trong lúc đang thưởng thức cảnh múa lửa có 1-0-2 này? Tôi trầm ngâm một chút rồi pha trò với con gái. Đúng ra tui cũng muốn pha trò để cha con quên đi cái cảnh “ăn dưới mưa”:
- Mình ngồi đây coi nó múa, thấy hay, nhưng nếu vài trăm năm trước, đi vượt biên, tấp vô đảo, mà thấy nó múa lửa kiểu này chắc ba són đái đó con!
Con gái ngạc nhiên hỏi lại:
- Hay quá, đâu có gì đáng sợ ba?
- Con có coi phim xưa, thời còn ăn lông lở lỗ, họ tả cảnh các bộ lạc bơi thuyền từ đảo này sang đảo khác để đánh nhau không? Đánh thắng trận, chiến lợi phẩm thường là những cô gái, một vài thằng đàn ông mập mạp nhiều thịt của bộ lạc bại trận, bị bắt sống. Đem về bộ lạc, chúng đốt lửa, ca hát nhảy múa, ăn uống mừng chiến công. Tới màn múa lửa cũng là lúc họ chuẩn bị… làm thịt mấy chiến lợi phẩm vừa tóm được, để nướng nhậu! Không xón đái cũng té c…!
Hai cha con cười một chút để quên mưa. May là trận mưa không kéo dài.
Cùng một sự kiện, một hoạt cảnh, nhưng phải coi nó được diễn ra ở đâu, lúc nào. Cười thích thú hay sợ teo bu gi cũng là nó. Cũng giống như giác đấu, là trò tiêu khiển thời nô lệ, thì bây giờ chỉ nhắc lại, người ta cũng thấy nó mọi rợ, dã man, tàn ác, khủng khiếp! CCRĐ thời 1954, đối với đám người mê muội tin theo chủ nghĩa CS, là một chiến tích, một kỳ công, một cuộc cách mạng long trời lở đất,… Chỉ 50 năm sau, chính họ cũng phải công nhận rằng đó là một sai lầm, một tội ác tày trời, chém giết chính đồng bào ruột thịt của mình, ngay cả con cái cũng dám giết cả cha mẹ ruột, một thứ tội ác trời không dung, đất không tha, và con người cũng đời đời nguyền rủa! Tôi bảo đảm, dù một ngàn năm sau, hễ nhắc tới CSVN, thì lịch sử vẫn còn ghi lại tội ác này. Một hành động giả đò lau nước mắt cá sấu của mụ Carrie Lam bên Hồng Công, trong cuộc xuống đường đông chưa từng thấy của dân chúng mấy ngày qua, cũng làm cho biết bao nhiêu người liên tưởng đến giọt nước mắt đểu giả năm nẳm!
Thôi! Nhắc chi chuyện không vui làm người đọc mất hứng. Để tui đá sang chuyện khác.
2. Cây còng.
Vừa xuống phi trường, đang chờ lấy hành lý, tui đã vội mở điện thoại lên bấm bấm bấm lia lịa. Bà xã ngạc nhiên. Bả nhìn tới nhìn lui không thấy cảnh đẹp, cũng không thấy người đẹp, không “gái Texas” hay “gái Cali navel” nào ăn mặc sexy như NT, sao tui bấm máy dữ:
- Ông chụp cái gì mà lia lịa vậy?
- Tui chụp cái cây này nè!
- Cây cổ thụ xấu òm, không bông, không trái, da sần sùi, có gì mà chụp ông già?
- Bà biết nó là cây gì không? Cây còng đó!
- Cây còng là cây gì, quí giá gì, có gì mà ông mê nó dữ vậy? Chắc gợi nhớ….
Tui hiểu ý bả sắp “kê tủ đứng”, nên ngắt lời:
- Chẳng quí giá gì. Cũng chưa từng hò hẹn với cô nào dưới gốc cây còng!
- Vậy sao chụp liên tục? Tui tưởng,….
Tui ngồi kể cho bả và con gái nghe chuyện ngày xưa:
Ngày xưa nhà tui có một cây còng lớn như cây này, mọc ở bờ sông. Tàn của nó de từ bờ sông ra một khoảng rất lớn trên con sông quê nhỏ. Cha tui bắt cây cầu, lót ván mù u, có băng ghế hai bên để ngồi, có chỗ dựa, vừa để cho mọi người chiều chiều ngồi hứng gió sông, vừa coi người ta chèo xuồng qua lại. Trong quê chỉ có vậy, chớ có gì hay ho, thơ mộng hơn đâu? Bên hong cầu, cha tui còn làm thêm một cái cầu thang bắc xuống nước, cho mấy chị tui rửa chén, hay xuống tắm rửa. Tui và thằng em không bao giờ xài cái cầu thang đó, mà từ trên cầu phóng cái đùng xuống sông, vừa nhanh, vừa gọn, vừa đã.
Nhìn cây còng, tui nhớ ông già, nhớ nhà, nhớ quê. Tui chụp, để về Cali, lâu lâu mở ra coi lại, chớ Cali làm gì tìm ra cây còng để gợi nhớ, gợi thương. Cây còng là cả quê hương của tui! Tui muốn đem quê hương về Cali cho nó tiện.
Nhớ nhà xong, lại quay qua nhớ Chủng Viện, ngôi trường có cả tuổi thanh xuân của mình chôn trong đó. Vừa bước vào cổng trường là thấy cây còng cổ thụ sừng sững trong sân. Bao nhiêu lần tui đi dưới bóng mát của nó. Ra vào cổng trường là chui ngang bóng mát của nó. Gần 50 năm không trở lại trường. Nghe nói cây còng đó đã bị đốn bỏ từ lâu. Dù xa nó, dù nó không còn hiện hữu, nhưng thấy cây còng nơi đất lạ, là thấy nó. Nó làm tui nhớ thầy xưa, bạn cũ, nhớ bao nhiêu kỷ niệm vui buồn một thời trai trẻ ở ngôi trường thân yêu này. Tui chụp để về Cali, lâu lâu mở ra coi, để nhớ trường cho dễ.
Vậy đó!
3. Cây điệp.
Tui thích gọi “tên cúng cơm” của nó là cây điệp, hơn là cái tên thành thị xa hoa, đầy vẻ văn thơ: phượng vĩ. Đúng vậy, tôi vô cùng vui sướng gặp lại nó sau hơn 40 năm xa cách. Ở Big Island, đi đâu cũng thấy nó. Mùa này, hoa nở xum xuê, kín mít cả cây, đỏ thẫm một màu rực rỡ, khắp mọi nẻo đường. Hè mà. Nhìn thấy nó, tui cũng chụp hình lia lịa. Bà xã tôi biết cây phương vĩ, vì sân trường cũ của bả cũng có trồng, bả cũng từng lấy cánh hoa ép vào trang sách học trò, nên không thắc mắc khi thấy tui bấm máy.
Tui cứ gọi nó là cây điệp, vì từ nhỏ, tôi nghe người quê tôi gọi nó như vậy. Ra thành học, đọc báo chí, tiểu thuyết, và nghe hoài bản nhạc “Nổi buồn hoa phượng”, mới biết nó có cái tên màu mè “phượng vĩ” (hoa đuôi phụng?). Có ai không biết, không thuộc bài này, để tui “nhắc tuồng” vài câu: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn. Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương. Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi. Phút gần gũi nhau mất rồi. Tạ từ là hết người ơi. Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng. Biết ai còn nhớ đến ân tình không?... Màu hoa phượng thắm như máu con tim,… Chách chách chách, chách bum, chách bùm, chách bum. Điệu Bolero quen thuộc…” Nghe Hoàng Oanh, Hương Lan hay Như Quỳnh ca bài này rất mùi mẫn, làm cho cái rún muốn rụng luôn, nhứt là những đứa học sinh đã từng rậm rực, đã từng biết cặp bồ! Nhớ da diết, nhớ “mất ăn mất ngủ” là chuyện có thật chớ hỏng phải phóng đại, viết cho quá, chỉ có trong tiểu thuyết ngôn tình đâu! Ai từng yêu thì tin tui liền. Ai chưa có trải nghiệm này, tui nói là người nhà quê, “quê một cục tổ chảng”, vì mùi vị nhớ thương trong tình yêu, nó lâm li như vậy mà cũng chưa hề nếm thử qua, thiệt là uổng phí cả một đời! Trừ mấy vị tu chưa xong, hay những kẻ thất tình, quyết “cắt đứt dây chuông” ra nghen!
Ở đây tui cũng thấy bông bụp. Cũng giống như hoa phượng vĩ, hoa dâm bụt (hibiscus) quê tôi gọi là bông bụp. Ai muốn kêu nó là dâm gì thì dâm, kệ! Tui cứ kêu nó là bông bụp! Kêu như vậy mới thấy được quê mình. Quê tui người ta trồng bông bụp làm hàng rào. Ở Hawaii bông bụp cũng làm hàng rào, và nó cũng mọc hoang khắp nơi, mọc như rừng, đi đâu cũng thấy. Tôi không có nhiều kỷ niệm với bông bụp, nên cho nó qua phà trong bài này.
Mỗi lần tui nói cây điệp thì bà xã cứ “sửa lưng” tui, rằng thì là cái tên phượng vĩ nghe thanh tao, còn cái tên cây điệp nghe lạ hoắc lạ hù, nghe quê muốn chết! Ông nói cây điệp chỉ mình ông hiểu, chớ ai mà biết ông nói cây gì, bla, bla,...
Kệ! Chỉ mình tui biết nó là cây điệp. Cây điệp cổ thụ mọc trước sân nhà thờ Ông Dèo, nơi tôi mỗi ngày đi học đều chơi giỡn, u hấp, đá gà, bắn bi dưới bóng mát của nó. Cây điệp của ký ức. Cây điệp của mình ên tui. Tui thường leo lên thân nó bẻ bông, bẻ trái non.
Cái bông màu đỏ chói. Chỉ có một cánh hoa dày hơn mấy cánh kia, mới có nhiều đốm trắng. Tui bẻ nguyên một cái hoa chỉ để rứt cái cánh hoa đặc biệt đó bỏ vào miệng nhai. Cái vị hơi chua chua, chớ chẳng ngon lành gì, nhưng cũng đủ làm cho một thằng nhóc nhà quê vui lạ lùng.
Trái non thì đập ra, lấy hột ăn chơi. Lột lớp vỏ xanh bên ngoài hột, tách bỏ hai lá non xanh xanh nhỏ xíu bên trong, chỉ còn phần cơm trong suốt, bỏ vào miệng nhai ngon lành. Hơi dòn dòn, chẳng mùi, cũng không vị. Tôi đã thử không lột vỏ, không bỏ nhuỵ, thì nó đắng nghét!
Nhìn thấy mấy trái điệp chín khô trên cành, tôi ráng nhón lên để bẻ mà người thiếu thước tấc, nên vói không tới. Tui nhờ anh lao công cao lêu nghêu của khách sạn bẻ dùm. Anh ta thắc mắc: bẻ chi? Tui nói đem về Cali tui trồng. Anh ta hù: Coi chừng rắc rối khi mang rau quả, thực vật, từ Bang này sang Bang khác, làm tui cũng lo. Kệ, nó bắt bỏ thì mới bỏ, chớ dịp may mấy khi có để kiếm ra hột điệp.
Cánh hoa điệp, hột điệp, nguyên cây điệp, chẳng ngon lành, chẳng cao quí chi cả, nhưng nó chứa cả một trời tuổi thơ. Nhìn thấy nó, là thấy cả quê hương, thấy căn nhà xưa, thấy dòng sông nhỏ, thấy ngôi giáo đường cổ kính, thấy lớp học nhà quê mái lá nền đất, thấy bà phước, thấy hết mấy đứa bạn cùng nhau phá làng phá xóm năm nào!
Tui chụp hình lia lịa. Mai về Cali còn mở ra coi để dễ thấy quê mình, để nhìn lại những ngày còn cởi truồng tắm sông.
Đọc tới đây thế nào cũng có người lên tiếng: Nhớ nhà, nhớ quê hương xứ sở da diết như vậy, sao không về thăm một chuyến. Quê mình giờ thay đổi, cởi mở, VC không còn ác ôn như thuở xưa,…
Câu này đã có nhiều người hỏi. Thay vì trả lời rõ ràng, tui hay đánh trống lảng: “Chưa muốn về vì còn sợ VC lắm!” Người ta nói VC không còn ác ôn như thuở xưa, không đúng 100%. Chúng không ác như xưa, nghĩa là vẫn còn ác, chớ chưa hết ác đâu!
Có người bạn nói: “Mày chẳng là cái đinh gì để VC làm khó làm dễ. Chỉ lâu lâu nổi nóng chửi chúng một câu. Lâu lâu ngứa chân cẳng thì đá giò lái một phát. Đâu có phải là thằng Việt Tân, hay thế lực thù địch gì mà chúng phải dè chừng mày. Biết bao nhiêu người “đào ông bới cha” chúng hằng ngày trên phê tê bốc, mà có sao đâu,…” Nói vậy cũng không sai, nhưng vẫn chưa đủ sức thuyết phục tui.
Tui không muốn về, có nhiều lý do, chắc phải viết một bài tào lao dài thoàng mới kể hết. Chỉ nói gọn lỏn một câu: “Ngày về lòng hân hoan, hồi hộp. Ngày trở lại Mỹ, lòng đầy u uẩn, với những vết thương nát mình mẩy, mà dù có lành cũng còn hoài những vết thẹo! Vậy thì về làm chi? Đi Hawaii ngắm còng, ngắm điệp, nhìn bông bụp, nhìn cây gừa,… cũng thấy quê hương trong đó rồi.”
Kết luận được rồi.
Tui lấy hột còng và dĩ nhiên lấy thêm một nắm hột điệp đem về Cali. May quá, qua phi trường họ không bắt điền custom form gì hết. Nếu họ không cho qua cửa, chắc tui khóc! Tui đã ủ nó trong giấy ướt cả tuần rồi, ngày nào cũng mở coi nó nứt nanh, lên mộng chưa để ương, mà vẫn chưa thấy.
Nếu nó chịu mọc, chịu sống ở Cali, thì tui không cần tìm kỷ niệm, tìm quá khứ trong cái USB chứa hình nữa. Tui trồng nó trong sân sau nhà. Bước ra cửa là thấy quê hương, thấy cả một vùng trời kỷ niệm của mình liền.
Điệp ơi! Còng ơi! Tụi bay đừng phụ lòng ta! Hãy mau mau nứt nanh, mau mọc mộng. Ráng làm quen, ráng thích nghi với khí hậu Cali, ráng lớn như thổi nghen! Ta sẽ cưng tụi bay hơn những thằng apple, nectarine, peach, orange, cherry, persimmons,… gấp trăm lần, bởi vì chúng nó bước ra đường thấy đầy, còn hai đứa tụi bay là những thứ “hàng độc”, phải bay mấy ngàn cây số mới thấy.
Quê hương nằm trên tàn cây còng, ẩn trong hoa điệp, trốn trong hột điệp. Vậy cũng đủ dzui, cũng hả dạ rồi. Về chi khi cái ác chưa hết?
Peter Chánh Trần
Mùa hè Hawaii, 2019.
https://www.facebook.com/peter.tran.77582
Đăng ngày 14 tháng 07.2022