Chừng nào các bà mới thoát nạn các ông?


Nguyễn thị Cỏ May

Xin một phụ nữ cho hun một cái không được, bị từ chối, một cựu phóng viên lớn của đài TV C8 pháp bèn bước tới ôm hun đại lên vú của phụ nữ ấy, ngay trên sân khấu đài vào lúc hơn 1 giờ đêm 14 tháng 10/2016 làm cho khán giả vổ tay cười ầm lên như hoan nghênh một màn cụp lạc. Sau đó, cảnh này được loan tải rộng rải trên mạng xã hội gây nhiều phản ứng gay gắt từ dư luận khán giả, nhứt là Phong trào Phụ nữ tranh đấu nên Hội đồng Tối cao Truyền hình và Truyền thanh (CSA) sẽ mở cuộc điều tra để xử lý nội vụ.
Trước đó Dân biểu Phó Chủ tịch Quốc Hội, ông Denis Baupin của Đảng Xanh, bị nạn nhơn trong cơ quan chánh quyền nơi ông làm việc tố cáo ông sách nhiễu tình dục và ông đã phải từ chức Phó Chủ tịch Quốc Hội.
Chánh giới Phi châu và Hồi giáo quan hệ nhiều phụ nữ theo chế độ đa thê. Pháp ảnh hưởng văn hóa công giáo cấm đa thê nhưng giới chức chánh trị và cả xí nghiệp phần đông lợi dụng quyền lực hoặc tiền bạc tán tỉnh nữ đồng nghiệp, nữ thuộc ấp để làm tình hoặc táo bạo hơn, sách nhiễu tình dục. Đây là một tệ nạn xã hội pháp đang xảy ra khá phổ bìền ở mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi giới, từ Gìáo hội, Đại học, công tư sở, trên đường phố, trong xe công cộng,...
Luật pháp vừa hoàn chỉnh và bắt đầu áp dụng cho những trường hợp phạm pháp từ tháng 6/8/2012.

Sách nhiễu tình dục ở Pháp ?
Ở Pháp, giá trị dạo đức xã hội xuống cấp từ biến cố sinh viên tả phái xách động gây ra tháng 5/1968, bị ảnh hưởng, phụ nữ bị sách nhiễu tình dục ngày càng nghiêm trọng nên các phụ nữ tranh đấu bảo vệ nữ quyền thành lập một tổ chức lấy tên “Hội Âu châu chống bạo hành Phụ nữ nơi làm vìệc” (AVFT), trụ sở đặt tại Đại lộ Auguste Blanqui, Paris XIII. Văn phòng Hội chỉ có 6 người, gồm luật gia và Dân biểu Âu châu. Nhơn viên bận rộn suốt ngày, tay không rời cây viết, mắt dán chặt vào màn hình máy computer, máy nghe dính liền vào hai tai.
Một nhơn viên trả lời một nạn nhơn, hướng dẫn cách khai trường hợp bị sách nhiễu để lập hồ sơ “Chị đang nghỉ làm việc phải không? Chị nhắc Bác sĩ của chị không nên ghi chị là nạn nhơn vụ sách nhiễu tình dục, mà phải khám và ghi rõ chị hiện nay lo âu, trầm cảm, những triệu chứng do bị sách nhiễu tình dục theo chị kể. Chúng ta sẽ hẹn nhau. Hôm nay, cả ngày, tôi không rời khỏi đây được. Thứ ba, 25, 18 giờ nghen?”.
Mỗi năm, Hội mở đưọc 150 hồ sơ. Con số này gia tăng khá mạnh so với mấy năm trước, nhứt là từ sau vụ ông Denis Baupin, Phó Chủ tịch Quốc Hội,vừa xảy ra.
Điện thoại reo. Chuyện một phụ nữ ngà ngà say ra về sau bửa tiệc do hãng tổ chức. Một đồng nghiệp đi theo, chận lại, muốn ôm hun nhưng bị chị đẩy ra. Anh chàng móc thuốc ra mời. Cô bạn nhận điếu thuốc. Anh bèn kè chị tới công viên gần đó, ôm hun và nựng ngực chị. Không bị đẩy ra như lần trưóc. Thấy chắc ăn, anh chàng bèn tiến mạnh hơn, vội kéo khóa quần, rút “súng” ra, đặt vào tay cô bạn. Hành động này mới làm cho chị tỉnh người, vội bỏ chạy.
Mười hôm sau, chị ấy đem chuyện trình với Giám đốc Nhơn viên để thưa nhưng ở đây từ chối cho rằng chuyện xảy ra bên ngoài hảng nên không có thẩm quyền. Họ đề nghị sẽ đổi chị đi nơi khác, người đàn ông kia vẫn ở lại đây tiếp tục làm việc như thường. Chị ấy thấy như vậy bị áp lực quá nặng, đã nhiều lần toan tự tử vì bị trầm cảm.
Thường khi chuyện sách nhiễu tình dục xảy ra, người phụ nữ là nạn nhơn, còn nạn nhơn thêm là bị thiệt thòi, không được xử lý công bình. Luật pháp và tâm lý xã hội Pháp có xu hướng binh vực người đàn ông do ảnh hưởng văn hóa “đàn ông thuộc phái mạnh” từ ngàn xưa. Nên khi bị sách nhiễu, phụ nữ thường chịu đựng hoặc khai ra, giảm mức độ tình trạng nạn nhơn để tránh bị thua thiệt, có khi mất việc làm. Như bị sách nhiễu thân thể thì khai bị sách nhiễu tâm lý. Khi bị cưỡng bức, bạo hành thì mới khai bị sách nhiễu tình dục.
Thậm chí, trước Tòa án, một bà Tòa còn nói với nữ nạn nhơn khi người này khai với bà bị anh đồng nghiệp sàm sở, rờ mó thân thể vừa khen ngực đẹp “Này bà, đồng nghiệp khen bà thì đã có chuyện gì kia chớ?”.
Từ từ tâm lý xã hội thay đổi. Luật bảo vệ người phụ nữ nơi công quyền, tư sở, trên đưòng phố, trong gia đình… ra đời. Trước đó, muốn thưa tội sách nhiễu tình dục, phải làm hồ sơ thưa gởi theo hệ thống trong sở làm của hai người. Từ nay, nạn nhơn có thể thưa kiện trực tiếp. Nều thủ phạm là cấp trên thì tội sẽ nặng hơn.
Nhưng vấn đề của người phụ nữ chưa thật sự đáng lạc quan cho lắm. Ở Tòa Lao động (Prud’hommes), việc sách nhiễu tình dục chỉ được nhìn nhận 70%. Trước Tòa án Hình sự, chỉ có 6%. Trước cùng sự việc, luật pháp ở Mỹ nghiêm khắc hơn.

Nhưng thế nào là sách nhiễu tình dục ?
Về ranh giới giữa “sách nhiễu tình dục” và “dê cụ” hãy còn khá mơ hồ. Một ông tới vuốt ve, nựng nịu một phụ nữ, bà này không chịu, đẩy ra, sẽ bị tố cáo là “sách nhiễu tình dục”. Trên đường phố, một bà ăn mặc đúng thời trang, khoe lộ những đường nét gợi cảm, được một người đàn ông nhìn hơi kỷ, người đàn ông ấy cũng bị thưa về tội “sách nhiễu tình dục”. Hoặc trông thấy một người đẹp quyến rủ, buông lời chọc ghẹo, tán tỉnh, cũng bị khép cùng tội.
Cho tới tháng 5/2012, luật Hình sự của Pháp chỉ có ghi ngắn gọn về tội danh sách nhiễu tinh dục vì bị Hội đồng Nhơn sĩ (Conseil des Sages) kiểm duyệt cho rằng không phù hợp với Hìến pháp. Ba tháng sau, sách nhiễu tình dục mới được nới rộng ra về mặt áp dụng và mức độ hình phạt cũng gia tăng.
Điều luật qui định “sự kiện nói với một người, lập đi lập lại nhiều lần, hoặc hành động, ngụ ý đòi hỏi tình dục, làm tổn thương nhơn phẩm của người ấy hoặc gây cho người ấy sự lo sợ, sự bực bội, sự xấu hổ”. Bản văn Hình luật cũng nhìn nhận “sách nhiễu tình dục là mọi hình thức dùng áp lực mạnh nhằm mục đích đạt được sự thỏa mãn tình dục, người thụ hưởng có thể là tác giả hoặc không phải tác giả”.
Về hình phạt theo luật mới, thủ phạm bị phạt từ 2 năm tù và 30000€. Luật cũ chỉ có 1,5 năm tù và 15000€. Nếu nạn nhơn là vị thành niên, thủ phạm có thể bị 3 năm tù, 45000 €.

Sách nhiễu tình dục ở Mỹ
Ở Mỹ, đời sống xã hội quá phức tạp nên những tệ nạn như lạm dụng tình dục hay sách nhiễu tình dục xảy ra như cơm bửa. Không chỉ riêng trong dân chúng mà cả trong giới tu hành. Tệ nạn này ở California là khá nổi cộm. Có không ít thầy chùa bị ra tòa lãnh án tù và phạt tiền lên tới hàng triệu đô-la. Giáo hội Công giáo cũng không tránh khỏi.
Từ năm 1950 tới nay, Giáo hội Công giáo đã nộp phạt giúp các tu sĩ của Giáo hội hết 1 tỷ 500 đô-la. Nhiều Giáo phận đã phải đóng cửa khai phá sản. Giáo phận Los Angelès, từ 1930 bị 500 vụ kiện thưa liên hệ tới 200 tu sĩ. Gần đây, Giáo phận Los Angeles chấp nhận bồi thường 60 triệu đô-la cho 45 nạn nhơn. Thủ phạm là 22 cựu tu sĩ. Trước đó, cũng ở Los Angeles, Giáo hội đã chi trả 100 triệu đô-la cho 90 nạn nhơn.
Hồng Y Roger Mahony đã phải tuyên bố “Tôi cầu nguyện cho những nạn nhơn tìếp tục đi tới trong đời sống của họ và sẽ tìm thấy một tương lai tươi sáng cho cá nhơn và gia đình của họ”(Tin trên internet).
Ở Mỹ, chỉ cần nhìn chăm chăm vào ngực, đùi hay lướt mắt từ trên xuống dưới một phụ nữ là có thể bị đưa ra Tòa dù người nhìn không có ý thèm muốn, hoặc vì người phụ nữ có điểm gì quái lạ gợi sự tò mò. Hoặc có lời nói tán tỉnh nhẹ nhàng, lời mời đi ăn cơm tối, nài nỉ nhiều lần làm nàng bực mình, mặc dầu hoàn toàn không có hậu ý mờ ám, cũng có thể bị cho là sách nhiễu tình dục. Thấy một đứa bé dễ thương, đưa tay nựng má của bé cũng có thể bị tội dễ dàng nếu cha mẹ nó thưa.
Luật chống nạn sách nhiễu tình dục ở Mỹ quá nghìêm khắc nên cũng có mặt tiêu cực là bị kẻ xấu lợi dụng để kiếm tiền.
Nhưng thông thường thì chỉ những người nghèo mới bị phải ở tù. Người giàu có thưòng điều đình, chịu bồi thường tiền cho “nạn nhơn” vì bị thiệt hại về tinh thần. Về trường hợp các ông Cha bị Tòa phạt, được Giáo hội đài thọ tiền phạt cho Cha. Tuy tiền này đâu phải của các tu sĩ đóng góp? Có nhiều giáo dân thắc mắc tại sao Gìáo hội lại lãnh trách nhiệm thế Cha? Trước luật pháp ai làm tội thì người đó chịu chớ. Nhưng nếu Giáo hội không đứng ra lãnh giúp Cha thì chỉ có chết Cha mà thôi! Sau đó, các Cha sẽ đưọc đổi tới nơi khác làm Cha nữa!
Bên Phật giáo vì Giáo hội không mang ý nghĩa và quyền lực như Vatican nên vị trụ trì là ông chủ chùa, thật sự và pháp lý. Tiền của Phật tử cúng chùa được các thầy trụ trì xem như tiền của mình, vì đó là “tiền chùa”, nên các thầy muốn xài bao nhiêu, cho nhu cầu gì, tùy tiện. Vì vậy mới có nhiều thầy chùa đánh mất đạo hạnh. Đây cũng một phần do trách nhiệm tinh thần của Phật tử

Quyến rủ và sách nhiễu
Ông Philippe Brenot, Bác sĩ tâm thần, giải thích hai giới nam/nữ không bao giờ hiểu nhau về phương diện quyến rủ” bởi vì họ không được giáo dục giống nhau. Ngày nay, họ hảy còn được dạy tư tưởng “vượt trội ”. Đàn ông là kẻ mạnh, vững chắc hơn. Vì vậy có nhiều người mới nghĩ rằng mọi thứ đều thuộc về đàn ông. Là của đàn ông. Nên người ta không phải ngờ vực về cách ứng xử của họ là đúng. Có ai nhớ, cách đây năm mươi năm, người đàn bà nhìn người đàn ông lỡ bị bắt gặp sẽ bị lên án là “lẳng lơ”? Sự bất đồng nam/nữ này vẫn còn trong xã hội Pháp. Sự quyến rủ thuộc phản ứng nhận thức ở người đàn ông nhưng các bà lại chấp nhận. Cái ranh giới giữa bị quyến rủ thu hút và sách nhiễu hoàn toàn do phụ nữ xác định. Khi các bà phán ra “Thôi đủ rồi nghen” thì phải biết kịp thắng lại. Thắng không ăn hay thắng đứt là đi hầu Tòa!
Nên phải biết phân biệt với trường hợp sách nhiễu tình dục do phản ứng sung lực sanh lý.
Vẫn theo Bác sĩ Philippe Brenot, muốn chấm dứt tệ nạn xã hội này, tưởng chỉ có giáo dục đúng mức về giới tính để có sự bình đẳng thật sự về Nam/Nữ, để người này thấy người kia là một nhơn vị như mình mà xóa bỏ hẳn cái ấn tượng đàn ông là kẻ quyền lực có quyền chinh phục, chiếm đoạt bằng sức mạnh.

Nguyễn thị Cỏ May

http://www.institutdevictimologie.fr

 

Đăng ngày 24 tháng 10.2016