banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Sau Đại hội đảng cộng sản XII

Điều gì nhân dân cần biết?


Nguyễn thị Cỏ May

Trước Đại Hội XII, có không ít người Việt nam ở hải ngoại đã có thể đặt câu hỏi "Người Việt nam kỳ vọng gì ở Đại Hội đảng XII?". Nếu đó là những người cộng sản hay thân cộng thì rất bình thường . Nhưng nếu họ là những người "Quốc gia chống cộng" thì câu hỏi này khá bất thường. Bởi chính người dân trong nước, không có mấy người dám kỳ vọng ở kết quả Đại Hội. Họ thừa biết là đảng phải làm đại hội vì làm để có ăn. Đại Hội là chu kỳ mới phân bố lại quyền lợi với nhau để bảo đảm thế quân bình trong đảng hầu kéo dài đời sống của đảng, tức của đảng viên. Một cách tái phân bố lao động để thay phiên nhau làm giàu mà không phải lao động!

Hôm 11/3 vừa rồi, ở Paris, có một hội thảo nhan đề "Sau Đại Hội đảng cộng sản việt nam lần thứ XII: gián đoạn hay tiếp tục?". Câu trả lời là "tiếp tục". Không phải chỉ tiếp tục lãnh đạo mà tiếp tục giữ đường lối mác-xít và phụ thuộc đảng cộng sản Tàu. Khẳng định sự tiếp tục, phải chăng vì đảng công sản Hà nội, trước Đại Hội, đã nhận của Bắc kinh hơn 15 tỷ mỹ kim để tổ chức Đại Hội, kết quả đã được Bắc kinh thu xếp trước phải phù hợp với quyền lợi của họ?
Khi biết chuyện này, điều mà dân chúng Việt nam chờ đợi, sau Đại hội, chắc chắn không gì khác hơn là ông Nguyễn Phú Trọng nên báo cáo rõ cho dân chúng biết số tiền hơn 15 tỷ mỹ kim đó được xài như thế nào? Bao nhiêu dành cho phát triển đất nước? Bao nhiêu chia chác nhau? Ông Tổng Bí thư đảng, Bộ Chánh trị, Ban Chấp hành Trung ương... mỗi người được bao nhiêu như thù lao công cúc cung phục vụ thiên triều?

16 chữ vàng và 4 tốt
Trong quan hệ nhân xã, không ở đâu có những lời đẹp bằng ở nước cộng sản. Không chỉ dân dưới chế độ cộng sản bị gạt mà cả thế giới văn minh, khoa học, kỷ thuật tiên tiến, cũng đều bị cộng sản gạt như thường. Nhưng về 16 chữ vàng, 4 tốt, Hà nội hoàn toàn không bị gạt khi nhận lảnh. Trái lại, đó là một thành công ngoại giao. Một trao đổi bằng chủ quyền, lãnh thổ và lãnh hải của Việt nam cho Tàu. Cái thành tích này được Nguyễn Phú Trọng, nhơn vận động Đại Hội đảng, đã đem giáo dục đảng viên địa phương: "Nhờ đó mà ngày nay, ta mới ngồi đây mà bàn chuyện tổ chức Đại Hôi đảng!".
Văn hóa chánh trị của Tàu xưa nay vẫn không ngoài trao đổi trên căn bản tiền. Thật ra, chánh trị ngoại giao cũng không gì khác hơn là trao đổi quyền lợi với nhau. Nhờ biết khéo léo khai thác cái triết lý chánh trị này mà người Tàu đi tới đâu cũng sống được, làm giàu được. Và nhờ đó mà người Tàu có mặt trên khắp thế giới. Từ hang cùng, ngỏ hẻm. Chổ nào có oxy là có chú chệt.
Khi Bắc kinh dùng 16 chữ vàng ngụ ý nhắc nhở đảng cộng sản Hà nội ở chữ VÀNG. Chớ "16 chữ" hay bao nhiêu chữ, đều không quan trọng.
Những ngày đầu sau 30/04/1975, Chợ lớn nhà nhà đều treo cờ Trung cộng. Chỉ trong mấy ngày, sau đó, cờ Trung cộng đều bị hạ xuống, đem cất hết. Nhiều chú chệt, mặt mày phờ phạc.
Cỏ May tôi quen một người Tàu dạy học ở Trường Trung học Bác Ái, đường Nguyễn Trãi, Quận V, Sài gòn, có một cửa hàng bán hàng vải ở đường Khổng Tử, trước Bưu điện Chợ lớn, lúc này đã phải dẹp hàng vải, bày ra bán dụng cụ làm vườn, làm ruộng và thợ mộc.
Tôi lấy cái búa trên kệ, cầm đưa lên và nói với anh bạn chủ tiệm "Anh có cái này hộ mạng rồi. Còn lo gì nữa?". Anh ấy chụp cái liềm, tay kia cầm thêm cái búa, vừa trả lời tôi "Cái này đập không đủ thì cái này móc giựt lên. Chắc ăn. Không chạy đâu cho khỏi".
Cả hai cùng cười với nhau. Sau đó, anh ấy mới nói, như để tự trấn an: "Anh đừng có lo. Mình chỉ bị khó khăn trong lúc đầu thôi. Mọi việc sẽ bình thường trở lại.
Anh nói tiếp, vừa đưa hai ngón tay vào miệng túi áo sơ-mi của anh như để minh họa thêm lời nói: "Anh nên nhớ chừng nào túi áo may miệng trút xuống thì mình mới sợ. Chớ túi áo còn mở ra hướng lên trên, thì đừng sợ vì như vậy, mình vẫn nhét vào được cái gì người ta muốn".
Anh cười: "Chó có bao giờ chê cức... đâu!"(Dĩ nhiên, nói chó ở Việt nam).
Cái triết lý này ngày nay vẫn còn giá trị thực dụng. Và nhờ nó mà người Tàu tràn ngập ở Phi châu. Cả ở Âu châu. Ở Việt nam, nó cho phép người Tàu tự tung, tự tác như chủ nhà chớ không còn là "khách trú" nữa.

Hơn 15 tỷ đô-la của Bắc kinh
"Năm rồi, Bắc kinh đưa cho đảng cộng sản Hà nội hơn 15 tỷ đô-la dưới nhiều hình thức như đầu tư, hợp tác, giúp những hoạt động trong khối Asean (Hiệp Hội Đông Nam Á) và đưa trực tiếp cho các nhà lãnh đạo đảng ở Việt nam".
Câu chuyện này chưa ồn ào trong dư luận vì ít người biết tới tuy nó đã được phổ biến trên tập san Hérodote, số 157, chuyên về Việt nam, do nhà La Découverte, 9 bis, rue Abel-Hovelacque, 75013, Paris, phát hành giữa năm rồi.
Đây là tập san của nhóm nhà báo, nhà biên khảo có xu hướng khuynh tả do nhà biên khảo François Maspero chủ trương. Ông từng là bạn của Hà nội trong chiến tranh chống thực dân Pháp.

Tập Hérodote ấn bản quí II - 2015 với chủ đề "Những thách thức địa chánh của Việt nam"(Les enjeux géopolitiques du Viêtnam) qui tụ 18 nhà biên khảo chuyên về Việt nam và Á châu thực hiện dưới cùng trách nhiệm của học giả Benoit de Tréglodé, một chuyên viên tên tuổi lớn về Việt nam. Riêng phần ông, ông có bài mở đầu "Việt nam, Đảng, Quân đội và Nhơn dân". Ông lược qua tình hình chánh trị Việt nam từ "Đổi Mới", những khủng hoảng, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của "Nhà nước-Đảng"(Etat-Parti) và sự lệ thuộc chánh trị của đảng cộng sản Hà nội với đảng cộng sản Bắc-kinh. Về điểm này, ông phơi bày rất rõ:
Những nhà lãnh đạo đảng ở Việt nam, họ cũng biết bổ nhiệm những chức vụ lãnh đạo tối cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng... luôn luôn phải có sự đồng ý trên thực tế của đảng cộng sản Bắc kinh. Trong quan hệ chánh trị với Hà nội, việc đi đêm này tốn kém cho Bắc kinh khá lớn”.
Duy trì một người ở chức vụ lãnh đạo ở Việt nam sau này đòi hỏi phải có quan hệ tốt với Tàu và có tiền để chia chác trong bộ máy cầm quyền. Nhờ sử dụng hành lang này mà quan hệ giữa hai Nhà nước-Đảng Tàu và Việt nam trở thành tốt đẹp, tránh được mọi mâu thuẫn, xung đột không cần thiết.
Đặc biệt những dự án kinh tế ở Việt nam, những chương trinh đầu tư vào Việt nam đều phải thông qua những thảo luận và duyệt xét của những nhà lãnh đạo chánh trị.
Như vậy phải chăng Đại Hội đảng cộng sản XII vừa qua ở Hà nội được Bắc kinh mua trọn gói với giá hơn 15 tỷ mỹ kim? Số tiền này đươc đưa cho đảng cộng sản Hà nội qua nhiều hình thức, nhưng đều đưa qua tay của đảng cộng sản Hà nội. Nghĩa là qua tay của ông Nguyễn Phú Trọng vì ông là đảng trưởng.
Những khoản tiền dành cho phát triển, hợp tác... là bao nhiêu? Được xử dụng thật sự là bao nhiêu? còn bao nhiêu chạy vào túi của ai? Riêng khoản tiền "yểm trợ trực tiếp những nhà lãnh đạo việt nam" là bao nhiêu? Có bao nhiêu người được chia phần? Và những người này, mỗi người được bao nhiêu? Riêng ông Nguyễn Phú Trọng bỏ túi được bao nhiêu? Và ông Nguyễn Tấn Dũng tới giờ chót chịu rút lui êm, nhận được bao nhiêu? Hay chỉ có lời dạy bảo ngụ ý răn đe của Tập Cận Bình "Hãy đi chổ khác chơi. Ăn tới đây đủ rồi"?
Câu chuyện"hơn 15 tỷ đô-la"này có thể tin được. Không phải chỉ vì uy tín của nhà biên khảo lớn của Pháp, ông Benoit de Tréglodé, mà còn vì hiện tượng bất thường đã xảy ra ở những ngày sắp mở đại hội. Nguyễn Tấn Dũng đang trên đà chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua chiếm ghế Tổng Bí thư bổng tuyên bố rút lui. Đám đàn em thân tín của Dũng, chỉ trong môt sớm một chiều, quay lưng lại với Dũng và chiếm được chỗ tốt như mong đợi. Nguyễn Phú Trọng ở lại một nhiệm kỳ nữa tuy theo nội qui đã quá tuổi. Lý do ở lại chức vụ vì sự “ổn định và sự đoàn kết trong đảng”.

Giá những món hàng Hà nội bán cho Tàu
Cái triết lý "miệng túi áo mở ra phía trên" của văn hóa chánh trị Tàu đang được trìệt để áp dụng ở Việt nam và quả thật nhờ đó mà quyền lực và trật tự xã hội được ổn định. Hệ thống này dành cho mọi người. Trong dân chúng, người ta bảo nhau "Ai có tiền, hãy vào đảng. Vào đảng sẽ giàu thêm".
Mọi chức vụ và mọi quyết định của người ở chức vụ đều được trả giá. Theo tác giả Benoit de Tréglodé thì từ hai nhiệm kỳ đảng và chánh phủ gần đây, Thủ tướng muốn có đa số thì phải chi. Giá cho một Dân biểu bỏ phiếu thuận là 100000 mỹ kim. Giá mua Ủy vìên Bộ chánh trị và Trung ương đảng cao hơn. Còn muốn làm Ủy viên Bộ Chánh trị phải trả hơn 1 triêu mỹ kim.
Như vậy quá hiển nhiên là Bắc kinh bỏ túi trọn đảng cộng sản ở Việt nam một cách êm ái. Ngược lại, đảng cộng sản ở Việt nam đã ăn thì phải ngậm miệng để còn ăn nữa hoặc yên ổn để tiêu hóa. Việt nam có lên tiếng phản kháng Bắc kinh chiếm biển, uy hiếp chủ quyền, chỉ là nói cho có nói. Chớ thật sự hoàn toàn không nghĩ tới bảo vệ quyền lợi đất nước. Chỉ có đàn áp thanh niên biểu tình chống Tàu là làm thiệt. Cướp đất của dân, đàn áp nạn nhơn chống đối là làm chí tình.
Cả hai đảng cộng sản Bắc kinh và Hà nội ngày nay tồn tại nhờ biết dựa trên hai cột trụ vững chắc "quyền lực" làm sức mạnh và "tiền" làm lý tưởng.

Trong truyện "Xe lên, Xe xuống"của Nguyễn Bình Phương, xb Diễn Đàn Thế kỷ, Huê kỳ, có một giai thoại rất thú vị. Nó có thể lột trần bản chất cộng sản ở Việt nam. Trùm Thổ Phỉ Chu Chồ Sền gặp Tướng Chu văn Tấn, bảo "Chúng mày vì nghèo đi làm cách mạng. Chúng tao vì nghèo đi làm thổ phỉ. Tụi mình giống nhau". Chu văn Tấn bảo "Không giống nhau" nhưng không nói ra.
Trong lúc đó, Tướng Chu văn Tấn nói thầm "Chúng nó làm thổ phỉ, chúng nó nhận. Mình cũng làm thổ phỉ nhưng lại nói làm cách mạng để xây dựng một xã hội người không bóc lột người. Thì làm sao giống chúng nó được!".

Khác chứ! Khác nhiều chứ!

 

 

Đăng ngày 03 tháng 04.20