banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Nhơn quyền của cộng sản

Nguyễn thị Cỏ May

Ngày 22 tháng 2/2021, Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhơn quyền (UNHRC) khai mạc tại Genève, Thụy Sĩ. Mở đầu là Phiên họp trực tuyến với sự tham dự của hơn 115 phái đoàn. Phiên họp do Chủ tịch Hội đồng Nhơn quyền, bà Nazhat Shameem Khan (Đại sứ nước Fiji) chủ tọa. Bản tin của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thuật lời ông Phạm Bình Minh, trưởng phái đoàn Hà nội, là "Việt Nam sẽ tham gia ứng cử thành viên Hội Đồng Nhơn Quyền (UNHRC) nhiệm kỳ 2023-2025". Từ Hà Nội, ông phát biểu “với mong muốn đóng góp nhiều hơn và hiệu quả hơn nữa vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người". Nhiệm kỳ 2013 – 2015, Việt nam đã được bầu với 184 phiếu trên 192.
Hội đồng Nhơn quyền là một cơ quan liên chánh phủ trong hệ thống Liên Hiệp Quốc gồm 47 Quốc gia chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên toàn cầu.
Tàu lại đắc cử vào Hội đồng Nhơn quyền nhiệm kỳ 2021-2023. Từ năm 2006 thành lập Hội đồng Nhơn quyền, Tàu đã liên tiếp đắc cử 5 lần trong những năm 2006, 2009, 2013, 2016 và 2020 vì một quốc gia chỉ có quyền làm thành viên 2 nhiệm kỳ liên tiếp rồi phải nhường cho quốc gia khác sau đó mới trở lại.  Tàu đã đắc cử 5 lần, có thể nói Hội đồng Nhơn quyền đã bị Tàu bỏ túi.
Mỗi lần đắc cử, Tàu đều bị nhiều nước công kích là nước vi phạm nhơn quyền có hệ thống. Như vừa rồi, bị Mỹ tố cáo nhưng đại diện Bắc kinh vẫn thản nhiên đưa ra khoe cho là những thực hiện của họ về nhơn quyền, cho biết họ áp dụng thành công những tiêu chuẩn quốc tế về quyền lao động và nhơn quyền.
Về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ đang bị Tập Cận-bình tiêu diệt, Âu châu và riêng nghị sĩ pháp Glucksmann  đả kích định chế Liên Hiệp Quốc phải chăng vẫn "không thấy thảm cảnh của cả triệu con người này (Duy Ngô Nhĩ) làm cho họ đau lòng nên đã bầu Tàu vào Hội đồng Nhơn quyền chăng?"
Lập tức tên Đại sứ Trung cộng tại Paris phản ứng với lời lẽ thô bạo chưa từng có nhà ngoại giao nào có thể nói được "Hãy ngừng gây rắc rối về các vấn đề liên quan đến Tân Cương vốn hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc. Không một quốc gia hay lực lượng nào có quyền xen vào, và mọi nỗ lực chống lại Trung Quốc đều sẽ thất bại".
Dĩ nhiên Nghị sĩ Raphaël Glucksmann đã đáp trả, nhắc lại nhiệm vụ của ông tại Nghị Viện Châu Âu: "Tôi được bầu ra đấu tranh cho quyền của con người. Và tôi sẽ đấu tranh đến cùng. Vì vậy, quý vị hãy thay đổi giọng điệu đi. Và trên hết: Hãy đóng cửa các trại».
Nhiều Đại biểu Âu châu tiếp lên tiếng yêu cầu Âu châu hãy ngưng đàm phán về giao thương với Trung cộng. Nghi sĩ Yannick Jadot của Pháp tố cáo "áp lực" mà chánh quyền Trung Quốc "đã đè nặng trong nhiều năm qua đối với các đại biểu dân cử châu Âu". Ông kêu gọi Tổng thống Emmanuel Macron "ngăn chặn các cuộc đàm phán đang diễn ra về thỏa thuận đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc".
Nghị sĩ Pascal Durand trực tiếp hỏi đại sứ quán Trung Quốc: "Quý vị nghĩ là mình đang ở đâu? Tôi biết rằng dân chủ và quyền tự do ngôn luận của một đại diện dân cử là những khái niệm khó hiểu đối với quý vị, nhưng dù muốn hay không, thì có rất nhiều người trong chúng tôi ủng hộ Raphaël Glucksmann để nói: Đúng thế, hãy đóng cửa các trại đi!"
Nhiều phản ứng khác lần lượt được đưa ra, đặc biệt là từ hai nữ nghị sĩ châu Âu Aurore Lalucq và Leïla Chaibi, nói đến một "mưu toan đe dọa" của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, làm nổi bật "mức độ nghiêm trọng của tình hình".
Các tổ chức theo dõi nhơn quyền và các nước dân chủ tự do tố cáo Tàu và Hà nội vi phạm nhơn quyền nghiêm trọng nhưng tại sao họ vẫn vi phạm và vẫn được bầu vào Hội đồng Nhơn quyền? Vậy thật sự họ có vi phạm nhơn quyền hay không? Và họ hiểu nhơn quyền như thế nào?

Tội diệt chủng
Từ lúc lên cầm quyền bằng chế  độ cộng sản năm 1949, Mao Trạch-đông đã sát hại không dưới 80 triệu dân Tàu để bảo vệ chế độ để còn truyền lại cho các thế hệ nối tiếp. Tới Đặng Tiểu Bình, xe tăng, quân đội dẹp sinh viên biểu tình ở Thiên An môn, giết không dưới 10 ngàn sinh viên và thanh thiếu niên. Giang Trạch Dân tàn sát Pháp Luân công, bắt làm tù, cho mổ lấy nội tạng bán. Việc mổ lấy nôi tạng bán vẫn còn tiếp tục cho tới ngày nay. Thế giới biết nhưng cũng chỉ biết mà thôi.
Tới Tập Cận Bình thì tội ác của Tàu cộng không còn giới hạn nữa đang làm cho cả thế giới văn minh lên tiếng phản đối. Tội ác diệt chủng dân Ouighour dưới hình thức đặt sệt cộng sản Tàu là tù tập trung, lao động khổ sai dưới hình thức huấn nghệ, cai tù hảm hiếp phu nữ, triệt sản, đàn áp, tra tấn những người có thái độ phản kháng… cho mục tiêu  hán hóa triệt để dân Ouighour, tức diệt chủng cả về mặt văn hóa.


Ở Tây tạng, Tập cho công an xông vào các tu viện, hảm hiếp các nữ tu và các phụ nữ Tây tạng  để ngày nay được một số thanh niên Tây tạng ngã theo.
Trong vụ Hồng-kông, Tập đã giết và bỏ tù, tra tấn bao nhiêu sinh viên thanh niên vô tội?
Gần đây, Tập nhằm trả đủa Huê kỳ trong trận thuế quan, cho tung ra dịch Vũ hán chẳng những đánh Huê kỳ mà còn làm cho  Âu châu và cả thế giới suy sụp về nhơn mạng và kinh tế (xem BBC, nhà nghiên cúu đức Adrian Zinz, AP News.com, Ruth ingram, Reuts, Quôc hội Canada, David Kilgour, và về Ouighour, báo cáo hôm 9/3/21 của Newlines Institute for Strategy and Policy,...).

Nhơn quyền của Xi Jinping

Còn Việt nam? Hồ Chí Minh trước sau vẫn tôn thờ Sịt (Staline) và Mao vì cho rằng hai người này không bao giờ sai lầm nên Hồ đã rập khuôn làm cải cách ruộng đất ở Việt nam từ 1953 tới 1957, giết hại nông dân vô tội, tại hiện trường, trước sau chiến dịch cải cách, không dưới 500000 người. Ngoài ra, từ kháng chiến chống Pháp, Hồ giết hàng ngàn người yêu nước không cộng sản. Tết năm 1968, tại Huế, Hồ giết hơn 4000 dân Huế chỉ trong vụ Mậu thân.
Và gần đây, đảng cộng sản của Hồ, nay với Nguyễn Phú Trọng đầu đảng, đang đêm đã cho 3000 công an, võ trang cực mạnh, hành quân tấn công vào thôn xóm Đồng Tâm, giết ngay trên giường ngủ nhơn dân vô tội, bắt đi 29 người, xử tử hình 2 người. Tất cả chỉ vì mọi người không chịu để cho họ cướp đất đem bán.
Những ai nói tiếng nói đảng không vừa ý, như phê bình đảng, bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ đất nước chống Tàu xâm lược, đều bị qui chụp chống đảng, bắt bỏ tù với những bản án từ mười năm trở lên. Và số nạn nhơn hiện nay là 66 người.
Tính chung cho tới ngày 30/04/75, Hồ và đảng cộng sản Hà nội, do Hồ sáng lập để phục vụ cộng sản quốc tế, đã giết hại nhơn dân việt nam không dưới 10 triệu người để giữ chế độ cộng sản cai trị Việt nam. Nhờ thành tích diệt chủng, Hồ Chí Minh mới được báo Anh và Ba-lan chọn bầu là tên tội phạm chống nhơn loại đứng hàng thứ mười trên thế giới.
Tội diệt chủng, tội chống nhơn loại là "tội bất khả thời tiêu" mà Sịt (đảng cộng sản Liên-xô không còn), Mao, Hồ Chí Minh đều chết nhưng 2 đảng cộng sản Tàu và Hà nội còn thì phải chịu trách nhiệm trước Tòa án quốc tế trong một ngày nào đó.

Tàu nói nhơn quyền
Ngay từ lúc thành lập nhà cầm quyền Cộng hòa Nhơn dân Trung hoa, Trung Quốc hoàn toàn phủ định nhơn quyền theo giá trị phổ quát. Họ cho rằng «không thể có bất cứ khái niệm nhơn quyền siêu giai cấp nào, bởi lẽ mọi lợi ích hiện thực đều có tính giai cấp, cho nên bất cứ quyền lợi nào phản ánh lợi ích ấy đều có tính giai cấp. Nếu không đúng như vậy thì «thứ gọi là nhơn quyền» đó chỉ là sản phẩm của giai cấp tư sản dùng làm công cụ lừa bịp nhơn dân, tô son trát phấn cho bộ máy cai trị của họ».
Không những các nhà lãnh đạo không bao giờ nói đến vấn đề nhơn quyền mà tất cả các văn bản pháp luật, kể cả Hiến pháp Trung Quốc, đều không có bất kỳ thể hiện nào về nhơn quyền. Từ ngữ nhơn quyền không xuất hiện trong mọi ấn phẩm, trừ các sách lịch sử. Trên thực tế, các quyền tự do cơ bản của nhơn dân lao động đều bị hạn chế, nhứt là tự do ngôn luận, tự do lập hội, đảng. Những người không thuộc giai cấp công nông càng bị hạn chế hơn. Thành phần trí thức cũ, tư sản, người thuộc phái hữu thì bị tước bỏ mọi quyền tự do, thậm chí bị ngược đãi. Trong Cách mạng Văn hóa, họ bị chụp mũ “phái phản động” trong đó có rất nhiều công dân lương thiện, các nhà cách mạng thật sự. Tất cả đều bị Hồng Vệ Binh đánh đập, tra tấn, xử tù, xử tử vô cùng dã man không theo bất cứ luật pháp nào.
Đến sau năm 1999, sau thời gian dài bắt đầu học hỏi về Nhơn quyền theo giá trị tây phương (theo LHQ), phát hành "Sách Trắng về Nhơn quyền", tại Đại học Cambridge ở Anh, Giang Trạch-dân lên tiếng nhìn nhận «nhơn quyền tập thể và nhơn quyền cá nhơn không mâu thuẫn với nhau và Trung Quốc sẽ cố gắng xúc tiến việc bảo vệ nhơn quyền cá nhơn, nhưng phải dựa trên cơ sở năng lực kinh tế của mình».
Mãi đến đầu thế kỷ XXI, khái niệm nhơn quyền bắt đầu đi vào hệ thống từ ngữ của Đảng và Nhà nước Trung Quốc mà không bị tránh né như trước. Cuối năm 2002, Trung ương Đảng Cộng sản đề nghị viết điều khoản “Bảo vệ nhơn quyền của công dân” vào Hiến pháp. Trong kỳ họp tháng 2/2003, Quốc hội Trung Quốc thông qua đề nghị này.
Cuối cùng, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, vấn đề bảo đảm nhơn quyền được đưa vào Hiến pháp. Điều 33 Hiến pháp quy định: “Người nào có quốc tịch nước Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa đều là công dân nước Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa, bình đẳng trước pháp luật. Được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm nhơn quyền…” Điều 37 quy định: «... Bất cứ công dân nào cũng không bị giam giữ khi chưa có phê chuẩn hoặc quyết định của Viện Kiểm sát Nhơn dân hoặc quyết định của Tòa án Nhơn dân và do cơ quan công an thi hành…”.
Như vậy Hiến pháp Trung Quốc đã thừa nhận tất cả mọi người có quốc tịch nước Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa đều được nhà nước bảo đảm nhơn quyền, không phân biệt thân phận, giai cấp và chánh kiến của họ (?). Điều đó cho thấy quan niệm nhơn quyền ở Trung Quốc đã chuyển biến theo hướng những giá trị phổ quát, ít ra trên giấy trắng mực đen.

Khi Tàu được bầu vào Hội đồng Nhơn quyền Liên Hiệp Quốc
Chuyện ngược đời trong quan hệ quốc tế. Tới nay hãy còn không ít chế độ phản dân chủ lại được chiếc ghế thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Sự kiện Nga và nhứt là Trung Quốc được tái đắc cử vào Hội đồng Nhơn quyền nên được hiểu như thế nào?
Phải chăng «Bầu những chế độ độc tài này như là những thẩm phán của Liên Hiệp Quốc về Nhơn quyền thì không khác gì cho một băng đảng đốt nhà gia nhập lực lượng cứu hỏa!».  
Trên đây là bình luận đầy phẫn nộ của Hillel Neuer, người điều hành hiệp hội UN Watch, một tổ chức phi chánh phủ đặc trách theo dõi việc tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc về nhơn quyền của các thành viên Liên Hiệp Quốc.
Trung quốc nằm trong khu vực Châu Á Thái bình dương, với 4 ghế phải tranh giành nhau gay gắt, thế mà qua chiến thuật vận động cửa sau, theo hướng hai bên cùng có lợi, đã được bầu. Theo nhựt báo Le Figaro, Trung quốc đã tạo được một liên minh gồm các chế độ mà phúc lợi của người dân không phải là mục tiêu tiến tới, và cô lập, loại trừ mọi đối thủ khác.
Từ năm 2014, Tập Cận-bình đã chỉ thị các quan chức cao cấp tranh thủ các chức vụ điều hành ở các tổ chức quốc tế để lèo lái thế giới theo chánh sách của đảng cộng sản.
Nay vào được Hội đồng Nhơn quyền, Trung quốc sẽ xử dụng nơi này làm chỗ ẩn núp kiên cố chống lại mọi tấn công nhơn quyền, còn ngăn cản những điều bất lợi cho chế độ độc tài Bắc kinh.
Nguyễn thị Cỏ May



Ai đã gây ra cuộc chiến 1955-1975?  

Đường Trường sơn, một chứng tích do CS Bắc việt thành lập để xâm lăng miền Nam

Ngày 19/5/1959, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy Trung ương tổ chức “Đoàn công tác tác đặc biệt” (Đoàn 304, sau đổi thành Đoàn 559, có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho chiến trường Miền Nam; đưa bộ đội, cán bộ vào Nam, ra Bắc theo yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.(trích báo UB Mặt Trân Tổ Quốc T/P HCM,ngày 22.2.2013,  bài "Đường Trường Sơn, tuyến đường vận tải chiến lược mang tầm vóc lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam")
Việt Cộng dưới sự lãnh đạo của tên đồ tể Hồ Chí Minh, thành viên của đệ tam quốc tế CS, đã cho thành lập tuyến đường Trường Sơn vào năm 1959 để chuyển vũ khí đạn được vào miền Nam VN và thi hành chiến lược nhuộm đỏ toàn vùng Đông Nam Á lẫn Đông Dương, theo lệnh của quan thầy Liên Xô.
Để thực hiện cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam, HCM đã nguỵ danh cuộc chiến xâm lăng nầy bằng mỹ từ "Giải Phóng miền Nam" và đánh Mỹ cứu nước, mặc dù trong thời gian nầy Mỹ chưa đổ quân vào miền Nam VN, thật tức cười!
Chúng đã gạt cả miền Bắc, để lao đầu vào một cuộc chiến tàn phá miền Nam Việt Nam.
Hãy nghe chúng khoe khoang thành tích về đường Trường Sơn (trích bài học lịch sử của Đại Học Sư Phạm TP.HCM):
"Sau 16 năm xây dựng, tổng kết lại tuyến đường có 5 trục dọc, 21 trục ngang như một trận đồ phủ kín dãy Trường Sơn, cả sườn Đông lẫn sườn Tây. Tổng chiều dài toàn tuyến lên tới 20.000 km, xuyên Bắc - Nam, xuyên 3 nước Đông Dương, vươn tới tất cả các chiến trường. Hệ thống hậu cần đường Trường Sơn đã chuyển được hơn một triệu tấn hàng, vũ khí vào cho các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn 2 triệu lượt người vào chiến trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật..."
Với những con số mà chúng khoe khoang, đủ thấy tội nghiệp cho miền Nam VN và các chiến sĩ VNCH, họ đã rất vất vả để bảo vệ sự tự do và an bình cho đồng bào của mình, trước dã tâm của HCM và CS Đệ Tam Quốc Tế.
22.02.2013
Kim Anh Le
 
https://www.facebook.com/minhtriet.nguyen.5


Những câu hỏi treo trên đầu

đại án thảm sát Đồng Tâm

Tuấn Khanh

Trong sự kiện Đồng Tâm, nhà cầm quyền đã bắt hàng chục người, đặt ra nhiều mức án tàn nhẫn với người già, thanh niên như một cách trả thù cho việc không trả lời được về mặt pháp lý, với âm mưu muốn cướp mảnh đất đồng Sênh của người dân.
Không phải việc xung đột với nhà cầm quyền và người dân về quyền sở hữu đất đai chỉ mới có với người dân Đồng Tâm. Trước đó đã có vụ án Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, Đất Dương Nội với gương mặt đại diện như bà Cấn thị Thêu… nhưng đến Đồng Tâm, sự xung đột đến từ quyết tâm nhà cầm quyền kiêu ngạo muốn chứng minh thế lực và quyền cai trị của mình, bất chấp lời kêu gào của hàng trăm người ở Đồng Tâm muốn có những phiên tòa xét công khai, bằng chính các chứng cứ pháp lý mà họ đã có.
Hai lần,tháng 4 năm 2017, khi người dân trình bày lẽ phải thuộc về mình, công an Hà Nội dưới quyền của chủ tịch Nguyễn Đức Chung (vốn xuất thân từ giám đốc công an) đã bắt cóc và đánh cụ Lê Đình Kình hơn 80 tuổi đến gãy chân, thương tật vĩnh viễn. Người dân Đồng Tâm vẫn tiếp tục đòi ra tòa để phân xử về đất đai và bồi thường cho người thủ lĩnh tinh thần của họ. Nhưng đến chính quyền im lặng và đến rạng sáng ngày 9 tháng 1, năm 2020, lại đem 3000 quân đột kích vào xã Đồng Tâm, bắt và đánh đập nhiều người, bắn chết cụ Lê Đình Kình (84 tuổi) ngay trong nhà của ông.
Mặc dù mở ra nhiều hướng ngôn luận lấp liếm và vu cáo cho người dân Đồng Tâm bằng cả một hệ thống truyền thông chính trị khổng lồ suốt một thời gian dài, nhưng công an Việt Nam vẫn không thể che mất được thế giới và tất cả những người quan tâm về sự kiện này. Nhà văn Nguyên Ngọc đã gọi đây là một “tội ác trời không dung đất không tha”, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao  thì đặt câu hỏi rằng “Nhiệm vụ gì?  Mà một lực lượng hơn 3000 người vũ trang tiến vào làng khi người dân đang ngủ yên?”.  Khắp nơi từ trong và ngoài nước, đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra với chính quyền về vụ thảm sát này. Thế nhưng không có lời đáp nào từ bộ máy nhà nước.

Dưới đây là vài câu hỏi chính, mà nhà cầm quyền Việt Nam cần trả lời trực tiếp và cụ thể, chứ không thể né tránh dưới máu và nước mắt của người dân Đồng Tâm.
Tòa án nào đã đưa ra lệnh cưỡng chế hay tấn công vào dân làng Đồng Tâm. Công an Việt Nam cần giới thiệu với tất cả mọi người cho thấy lệnh từ tòa án xác nhận về quyền chính đáng thực hiện cuộc đột kích dã man này, cũng như ai là người đã đồng ý để thực hiện sự kiện.
Sự kiện cần nhớ, là vào lúc rạng sáng (từ 3g sáng ngày 9 tháng 1), công an đã mở đầu đánh chiếm xã Đồng Tâm, nơi không hề có bất kỳ phòng tuyến kháng cự nào, và lệnh bắt người ở nơi đó diễn ra hỗn loạn, không có lệnh bắt hay quyết định pháp lý nào.
Nhưng việc tấn công vào làng Đồng Tâm lại không hề có một căn cứ pháp lý nào cả. Báo chí nhà nước thì đồng loạt đặt tên ông Kình cầm đầu nhóm phiến loạn, nhóm khủng bố… nhưng lại không có một cơ quan pháp luật nào khẳng định điều đó. Điều đó cho thấy 3000 cảnh sát cơ động không thể tổ chức tấn công và giết người từ những dư luận linh tinh, từ những tin đồn. Liên tục sau sự kiện, 3 lần giải thích của Bộ Công An bất nhất, đều cho thấy cuộc tấn công vào thôn Hoành không hề có lệnh của tòa án, viện kiểm sát hay công an…  Nhà văn Nguyên Ngọc từng nói rằng “Kịch bản của cuộc tấn công cho thấy rõ: họ cô lập mọi gia đình chung quanh nhà ông Kình, dùng thuốc nổ phá cửa, tấn công bắt người và tra tấn, và giết.
Người ta tìm thấy một cái bao đầy quần áo đầy máu, mà chúng dùng để lau dọn phi tang vụ tra tấn. Sau đó chúng dùng súng bắn vào ông. Cái phát súng bắn vào tim đó – tôi là bộ đội, tôi biết rõ – vết thương cho thấy phát súng đó bắn gọn, bắn rất gần, kê thẳng vào ngực mà bắn. Vết đạn sắc gọn, không nở toét ra như bắn từ xa. Họ còn bắn thêm vào đầu, bắn vào chân”.
Đây là một sự kiện kinh hoàng, lan rộng đến tin tức của thế giới, nhưng lại vô cùng bí ẩn vì đến giờ, cả nước Việt Nam, người dân Không ai có thể biết được rằng ai là chủ mưu hay là người đưa ra kế hoạch điên cuồng này. Thậm chí, suốt một năm nay cho đến khi lệnh tập kích có tên gọi là kế hoạch 419a được tiết lộ. Luật sư cũng như tất cả những người quan tâm về sự kiện này hiện vẫn đang đòi hỏi Bộ công an phải trả lời rằng: chủ trương tàn bạo đó là từ ai, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay chỉ là của Bộ trưởng Công an Tô Lâm?
Mù mờ chung quanh cái chết của 3 nhân viên công an tấn công vào xã Đồng Tâm, mà nhân dân đòi làm rõ nhưng công an thì chối quanh. Phía công an nói Hai ông Lê Đình công và Lê Đình Chức đã đẩy những chiến sĩ công an này xuống một hố sâu bên hông nhà sau, đó đổ xăng xuống thiêu sống những người này.  Đây là mấu chốt của những mức án tử hình mà tòa đưa ra, và cũng là nội dung kích động với người dân bên ngoài về một cái gọi là “tội ác”. Thế nhưng mọi chứng tích về điều này cũng như chứng lý cho lời kết tội, công an đều không đưa ra được. Hiện trường còn lại người ta tìm thấy không có nơi nào có dấu hiệu bị đốt cháy như công an nói.  Và cũng không ai làm chứng cho thấy được việc hai người nông dân có thể đối phó được với ba công an như vậy.
Điểm mờ ám nhất là phía công an đã vội vã  an táng bí mật và nhanh chóng những thi thể mà không có biên bản pháp y nào trưng ra. Có đến 14 luật sư đã yêu cầu tòa án phải thực nghiệm lại hiện trường để xác minh những lời kết tội đối với những người nông dân Đồng Tâm nhưng  chính quyền thì bác bỏ, thậm chí trong đó lời bác bỏ trơ trẽn nhất, được tổ chức lập đi lập lại đó là “vì lý do nhân đạo”.
Nói trong một cuộc phỏng vấn từ đài BBC, tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao từng đặt câu hỏi rằng “Công an có nhiệm vụ là để bảo vệ nhân dân.  Vậy thì ba chiến sĩ công an đó nửa đêm đi vào làng, leo lên nóc nhà của người ta làm gì, theo lệnh của ai, để chết một cách đau đớn như vậy?”
Vì sao phải xông vào nhà bắn chết một người già 84 tuổi, đang phải ngồi xe lăn, lục soát và lấy đi mọi của cải cũng như giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu Đồng Sênh đang tranh chấp? Nhiều câu hỏi về mặt nghiệp vụ của công an không được trả lời ở đây là ai đã bắn cụ Kình, và vì sao phải bắn? Cũng như lấy cắp tài sản và giấy tờ của nhà cụ Kình, rồi ngăn chặn tiền quyên góp phúng điếu đến cho gia đình cụ. Đó là chưa nói đại diện của Bộ công an là Thiếu tướng Tô Ân Xô, còn lên giọng phỉ báng cụ Kình là một loại cường hào địa chủ mới, tạo cớ cho hệ thống truyền thông độc quyền của nhà nước sỉ nhục người dân Đồng Tâm và gia đình cụ Kình. Hành động này nhắc cho người ta nhớ rất nhiều về việc những người cộng sản đã giết chết bà Nguyễn Thị Năm ở Hà Nội vào những ngày cải cách ruộng đất.
Bà Năm hay cụ Kình có một điểm chung, họ là những người đi theo phục vụ cách mạng hoặc giúp đỡ cho cách mạng. Nhưng rồi sau đó, họ bị chọn để giết chết, làm gương cho một giai đoạn trấn áp và cầm quyền của hệ thống cộng sản.  Và mặc dù đã giết sai, làm sai, nhưng hệ thống phục vụ tay sai cho tuyên truyền được lệnh phải liên tục chửi rủa, vu vạ, dựng lên những câu chuyện tồi tệ về nạn nhân. Từ bà Năm (vào năm 1945) cho đến cụ Kình (chuyện của năm 2020), vấn đề được đặt ra rằng, không hề có câu hỏi nào từ thắc mắc của người dân về tính minh bạch lẫn chính đáng của việc giết người, mà được chính quyền trả lời. Đáp lại chỉ có những tiếng reo hò thao túng vô nghĩa từ bọn thủ ác.  
Điều không thể hiểu nổi trong cái gọi là luật pháp của nhà nước xã hội chủ nghĩa, là khi bà Dư Thị Thành, vợ của ông Lê Đình kình nộp đơn để đòi làm rõ việc bà chứng kiến chuyện công an Cộng sản Việt Nam bắn chết chồng bà ngay tại phòng ngủ của ông, hệ thống cầm quyền trả lại, với lý do rằng bà không có chứng cứ gì để nói được điều như vậy.
Trên đây chỉ là ba câu hỏi đơn giản gửi đến công an và chính quyền Hà Nội về việc bắn chết một công dân và áp đảo tinh thần của cả một quốc gia về việc tùy tiện sử dụng vũ lực không cần thiết. Khi nào những câu hỏi này còn chưa được trả lời minh bạch, thì lúc đó giá trị và bộ mặt của những người cầm quyền Hà Nội  vẫn tiếp tục được gọi tên bằng những ý nghĩa tồi tệ nhất trong mắt nhân dân.
09/03/2021
Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Tuấn Khanh's Blog

 

Đăng ngày 14 tháng 03.2021