Nét đặc thù của Nghiệp đoàn ở Pháp

2 Giám đốc Air France bị nhơn viên bạo hành


Nguyễn thị Cỏ May

Ông Xavier Broseta, Giám đốc Nhơn lực của Air France (Directeur des Ressources Humaines), tức Giám đốc Nhơn viên theo cách gọi trước đây, hôm thư hai 5/10/2015, trong một buổi họp thảo luận với đại diện công nhơn về chương trình giải quyết tình trạng thua lổ của Công ty, khi Air France loan báo sẽ phải bớt 2900 công nhơn thì lập tức «công nhơn» tràn vào phòng họp, bạo hành ông Xavier Broseta, Giám đốc Nhơn lực và ông Pierre Plissonnier, Giám đốc Air France ở Orly (Paris có 2 phi trường dân sự: Charles de Gaulle ở phía Đông-Bắc Paris và Orly, nhỏ hơn, ở phía Đông-Nam Paris).

Buội họp của Ban lãnh đạo Air France với Đại diện công nhơn đã phải ngưng. Sự bạo hành của công nhơn đã làm cho 7 người bị thương, trong đó có 2 nhơn viên an ninh bị thương, 1 nặng phải đi nhà thương, 5 người còn lại là nhơn viên Ban Giám đốc của Air France.
Ông Xavier Broseta, Giám đốc Nhơn lực, rời phòng họp khi một nhóm «công nhơn» tràn vào hành hung. Để thoát thân, ông đã phải vượt hàng rào kẽm nhờ sự giúp đỡ của nhơn viên an ninh, cà-vạt, quần áo tả tơi.
Báo chí phê bình «đây là một bức ảnh siêu thực xã hội Pháp».

Ban Giám đốc Air France đã cực lực lên án sự bạo hành vừa rồi không thể tha thứ được. Một đơn thưa cũng đã được gởi đi.
Ông Thủ tướng và Bộ trưởng Giao thông đồng lên án đây là những hành động không thể tha thứ, phải được xử phạt đúng mức. Hai ông bày tỏ sẽ hết lòng ủng hộ nhơn viên Air France.


nghiep doan phap

Ông Xavier Broseta, tốt nghiệp Quốc Gia Hành chánh (ENA), vào Air France năm 2012 trong lúc ở đây sự mâu thuẫn và xung đột giữa Ban Giám đốc với công nhơn đã căng thẳng cực mạnh. Ông cũng biết, cũng như mọi người khác, thuyết phục cấp lãnh đạo nghiệp đoàn để đạt thỏa thuận chung về quyền lợi của hai bên không phải là chuyện dễ xưa nay.

Lập trường cố hữu của nghìệp đoàn ở Pháp, như CGT, là mâu thuẫn cơ bản «ta/địch, ai thắng ai». Chủ nhơn là «tư bản bốc lột», phải tiêu diêt giai cấp chủ nhơn để tiến lên làm chủ xí nghiệp. Tuy ngày nay, CGT đã tách ra, không còn là một bộ phận của đảng cộng sản Pháp vì đảng cộng sản Pháp chẳng còn cơm cháo gì. Từ năm 2012, không dám đưa người ra ứng cử Tổng thống vì chỉ chiếm được không quá 3% cử tri, phải đền tiền sau bầu cử. Nhưng có cán bộ nghiệp đoàn vẫn còn là đảng viên hoặc ít lắm, cũng thấm nhuần tư tưởng mác-xít. Thật ra, họ tranh đấu cũng chỉ để giữ miếng beefteak cho bự mà khỏi lao động như những công nhơn thật sự và có lương tâm.

Ngày 5-10-2015
Buổi họp với Đại diện Công nhơn Air France bắt đầu từ 9 giờ 30 đã phải ngưng sau 1 giờ làm việc do «nhiều trăm người biểu tình» tràn vào phòng họp, vừa la hét «Juniac hãy từ chức» và «Chúng tôi đang ở xí nghiệp của chúng tôi ».
Ông Chủ tịch Tổng Giám đốc của Air France may mắn bất ngờ vừa rời khỏi phòng họp. Một Đại diện Nghiệp đoàn cho biết chương trình họp sẽ tiếp tục vào 14 giờ 30 trưa.
Tới 10 giờ, có hơn 500 người tụ tập trước trụ sở Air France biểu tình. Mà trụ sở Air France nằm trong phi trường Charles de Gaulle nên chỉ có công nhơn mới có mặt ở đó được.
Họ hô to «Gagey (tức ông Chủ tịch Tổng Giám đốc Air France), hãy đi chổ khác». «Kế hoạch D ? Ban Giám đốc hãy từ chức». Hoặc «Valls, (tức Thủ tướng Chánh phủ), trọng tài bị bán đứng rồi», như trên những bích chương của người biểu tình viết. Hoặc họ gào trước cửa sổ trụ sở «Ban Giám đốc vô trách nhiệm»,…
Theo ông Mehdi Kemounne, cán bộ CGT, nói với hãng tin AFP thì các bạn của ông không muốn cuộc họp bị phá hỏng và ông đã can thiệp để bảo vệ ông Xavier Broseta. Vẫn theo ông Mehdi Kemounne, các nghiệp đoàn đều mong muốn cuộc họp với ban giám đốc Air France sẽ đưa đến một thỏa thuận chung. Nhưng ba nghiệp đoàn CGT, FO và Unsa đã kêu gọi nhiều nghiệp đoàn bạn liên ngành biểu tình mạnh trong lúc họp với ban giám đốc.

Châm ngòi
Trong cuối năm rồi, ông Alexandre de Juniac, Chủ tịch Tổng Giám đốc (PDG) Air France-KLM tham dự một buổi gặp gỡ giữa các chủ nhơn xí nghiệp lớn, có cả Chủ tịch Nghiệp đoàn Chủ nhơn các xí nghìệp Pháp. Ông có phát biểu 20 phút về “Những thành tựu xã hội trước những thách thức thế giới”. Ông đặt lại vấn đề những thành tựu xã hội đạt được ở Pháp cho tới nay, phải chăng “công nhơn làm việc 35 giờ / tuần, đi hưu trí 62 tuổi, cấm trẻ con làm vìệc… Trẻ con là 9 tuổi, 12 tuổi, 17 tuổi ? Thế nào là trẻ con ?… làm việc 35 giờ / tuần là thành tựu à ? Mấy điều đó có nghĩa à. Mà là nghĩa gì ?..."
Trước cử tọa chủ nhơn, ông De Juniac vui vẻ kể lại lời ông PDG Qatar Airways nói với ông nhơn nhắc tới công nhơn ở Pháp biểu tình, đình công: “Này ông bạn De Juniac, ở Qatar, không thể có chuyện biểu tình, đình công như vậy được. Tôi cho lính hốt hết đem nhốt vào khám”. Cả hội trường, đều là chủ nhơn xí nghiệp và cũng đều là nạn nhơn của công nhơn đình công, vỗ tay hoan nghênh vang dội.
Nhưng Qatar không như Pháp. Ở Qatar, công nhơn ngoại quốc bị đối xử như nô lệ. Nhiều ngưòi gục ngã ngay trên công trường làm việc vì thiếu ăn và làm việc quá sức.

Air France từ lâu nay bị thua lỗ do chi phí quá lớn. Các xí nghiệp quốc doanh đều là con bò sữa của nghiệp đoàn. Năm 2012, khi ông De Juniac tới, ông đề nghị kế hoạch giảm 10 000 công nhơn và phi đội. Ông giải thích kế hoạch này thiết lập dựa trên những ý kiến của nhiều người tư vấn giỏi và xí nghiệp đã phải trả rất mắc tiền. Nhưng sẽ được áp dụng từng đợt trong thời gian tới. Riêng năm 2016 và 2017 sẽ bớt 1700 nhơn vìên dưới đất, 700 phi hành đoàn và 300 phi công. Mặt khác, đề nghị thêm vài tiết giảm như số giờ nghỉ sau chuyến bay sẽ giảm từ 13 giờ xuống còn 11 giờ,…Tức phi công sẽ làm việc nhiều hơn chút nhưng lương không tăng. Thật ra, lương phi công Air France cao hơn các nước khác ở Âu châu tới 27%. Cao hơn cả phi công Mỹ.
Nhưng có lẽ cái vidéo thâu thanh và hình ông De Juniac nói chuyện được nghiệp đoàn phổ biến với lời bình luận của cán bộ nghiệp đoàn đã làm cho nhiều người thấy khó chịu. Người ta thấy ông De Juniac đề nghị cứu Air France khỏi khủng hoảng không bằng một dự án cải thiện quản lý tốt hơn mà chỉ nhằm sa thải nhơn công.
Sự chọn lựa của ông dĩ nhiên làm cho các nghìệp đoàn phải phản ứng mà nghiệp đoàn phi công lại mạnh vì chiếm tới 65%. Trong lúc đó, ông De Juniac lại đặc biệt tập trung vận động để được làm Chủ tịch Tổng Giám đốc thêm một nhiệm kỳ nữa. Chánh phủ với 15,9% phần hùn cũng sẵn sàng ủng hộ ông tái đắc cử.
Trái lại, công nhơn thấy ở ông chỉ có tài giữ chức vụ của mình bằng cách làm mất công ăn vìệc làm của công nhơn.

Air France có 63 955 nhơn viên: 45 514 làm việc dưới đất, 13 720 phi hành đoàn (hôtesses, stewards,…) và 4720 phi công. Lương của phi công lớn hơn hết, từ 11 000 euros / tháng tới 19 000 euros / tháng, tùy theo thâm niên, bay loại máy bay nào, đường gần hay xa (Theo báo cáo năm 2013).
Lương bổng của ông De Juniac hiện nay là 675 000 euros / năm. Nhưng mức lương này xếp ông chỉ đứng thứ 102 trên 125 ông Chủ tịch Tổng Giám đốc các xí nghiệp lớn khác của Pháp.
Lương bổng hậu nhưng họ đều làm việc không có ngày nghỉ theo luật định, kể cả cuối tuần hay hè. Có khi cả tuần lễ không thấy mặt vợ con.

Nghiệp đoàn và quyền lợi xã hội
Nghiệp đoàn ở Pháp là sức mạnh xã hội vô cùng hung hãn. Phần lớn khuynh tả hay một bộ phận thật sự của đảng cộng sản Pháp, như CGT (Confédération générale du travail).
CGT chiếm đa số đoàn viên trong các nghiệp đoàn của các ngành quan trọng như Điện Lực, nhà in, métro, hỏa xa,… Riêng CGT của Điện Lực nắm giữ một ngân sách 500 000 euros và toàn bộ tài sản lên tới bạc tỷ.
Vừa rồi, các nghiệp đoàn tả phái như CGT,  FO (Force Ouvrière - Lực lượng thợ thuyền), tờ báo Nhơn Đạo (Journal l'Humanité), cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Pháp và cả đảng cộng sản bị Tòa án Paris xử hơn mươi vụ với tội «nhơn viên ma», tham nhũng, bội tín,… Nhưng báo chí không loan tin vì nhà in trong tay của họ. Và cả trong tay nghiệp đoàn phát hành nữa.
Và điều quan trọng mà ít ai biết là các nghiệp đoàn này làm chủ 14 lâu đài đồ sộ làm nơi nghỉ ngơi và bồi dưỡng theo tiêu chuẩn «Lâu đài-Khách sạn-Nhà hàng ăn» dành rìêng cho cán bộ nghiệp đoàn. Đó là những công nhơn không cần giỏi tay nghề, tận tâm hay siêng năng, mà chỉ cần chịu hô hào chống chủ nhơn, đưa ra nhiều yêu sách, sẽ được tuyển dụng và theo thời gian biểu tình, đình công... họ sẽ trở thành cán bộ lãnh đạo.

Nhỏ không học, lớn làm công nhơn. Làm công nhơn dở, vào làm cán bộ nghiệp đoàn. Cũng như ở Việt nam, nhỏ không học, đi phá làng, phá xóm, lớn lên gia nhập đảng cộng sản, vào TW đảng, lãnh đạo đất nước.
Gương Đỗ Mười, Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Nguyễn Tấn Dũng... hãy còn đó.

nghiep doan phap

Nguyễn thị Cỏ May

 

Đăng ngày 23 tháng 10.2015