Từ chuyện Afghanistan
là mồ chôn Đế quốc...
Nguyễn thị Cỏ May
Sơ lược diễn tiến tình hình Afghanistan gần đây
Năm 1747, lợi dụng sự suy yếu của 2 nước Perse và Ấn, Ahmad Khan thống nhứt Afghanistan lần đầu tiên. Thanh niên Ahmad còn là một thi sĩ, đã đánh chiếm các bộ lạc khác dể mở mang xứ Afghanistan. Sau khi ông chết, xứ sở rơi vào khủng hoảng triền miên kéo dài 150 năm, với cả cuộc chiến với Đế quốc Anh.
Qua năm sau, một vị tướng của Anh tới trình diện triều đình Kaboul để xin thiết lập mối quan hệ với Afghanistan.
Năm 1840, xảy ra vụ xung đột giữa Anh và Nga. Chỉ 2 năm sau, trong một cuộc diễn binh, quân Afghans giết hết 16000 quân Anh không võ trang.
Để tránh xung đột, năm 1893, Anh kẻ một đường dài 2600 km trên vùng núi giữa Afghanistan và Ấn độ thuộc Đế quốc Anh.
Năm 1919, Liên xô bắt đầu viện trợ cho Afghanistan. Đến năm 1973, Afghanistan bị Liên xô lật đổ, thiết lập chế độ cộng sản. Năm 1979 Liên xô xâm chiếm Afghanistan, bị dân Afghans làm thánh chiến chống lại. Trong thời chiến tranh lạnh giữa hai khối, Mỹ muốn đưa Liên xô vào thế khó khăn, cho những nhóm khủng bố Hồi giáo từ các nơi lẻn về trong đó có cả chàng trai trẻ Oussama Ben Laden. Năm 1989, cầm cự không nổi nữa, Liên xô rút ra khỏi Afghanistan để khỏi sa lầy thêm, tổn thất nặng, với 13000 người chết và 53000 thương tật.
Qua 2 năm sau, Mỹ thật sự nhảy vô Afghanistan để truy lùng tên khủng bô Oussama Ben Laden đã chỉ huy đánh sập 2 tòa cao ốc ở NY làm cho 2977 người chết, chỉ để chứng tỏ «Mỹ không phải là quốc gia bất khả xâm phạm».
20 năm sau, Mỹ bỏ chạy khi quân Talibans chưa tới Kaboul. Và họ chỉ có 80000 quân trong lúc dưới tay Mỹ có 300000 quân Afghans được Mỹ huấn luyện và trang bị võ khí tối tân đủ loại.
Trước thực tế ở Afghanistan hôm rồi, có vài người của Nhà nước vc ở Hà nội tự sướng, nói một cách tự hào «Quân đội nhân dân ta chưa từng bị thua, đánh đâu thắng đó. Thắng cả virus Vũ hán!».
Kaki
Ở Việt nam trước 75, chắc ngày nay, vẫn còn vài người nhớ «Đảng kaki», «giới kaki», «dân kaki»... Có lần, một vị cố vấn lớn tuổi, có dịp can thiệp trực tiếp với ông Tổng thống Nguyễn văn Thiệu về vụ «Phụ tá An ninh Đặng văn Quang tại Tổng thống Phủ mang tai tiếng tham nhũng». Ông Thiệu trả lời «Tôi biết nhưng kẹt cùng aki với nhau. Khó quá!».
Vậy kaki là gì?
Nhơn nói chuyện về Afghanistan, thật bất ngờ chúng ta có được một thông tin khá lý thú về tiếng «kaki» với cả nguồn gốc của nó.
Ai cũng biết và cũng thấy lính là vận quân phục kaki. Hay nói kaki là nói người lính.
«Kaki» là tiếng Afghan, viết đúng, phải như viết như vầy «Khaki». Khaki có nghĩa là màu đất của vùng núi khô cằn nơi những chiến binh Pachtouns (sắc dân đông, thành lập xứ Afghanistan, chiếm phía Nam và Đông-Nam cùa Afghanistan) ngụy trang bằng y phục cùng màu đất. Năm 1900, quân Anh đóng quân ở biên giới Ấn-Afghan bắt chước cũng mặc quân phục cùng màu. Từ đó, quân đội là mặc quần áo màu đất khaki, tức vải màu kaki.
Ngoài ra, khi đi đánh giặc, dân Afghhans nghĩ ra cách làm cho đối phương không nhìn thấy quân ta nên ngụy trang cho tiệp với nơi mai phục. Từ xưa, Afghanistan vẫn là dân thiện chiến, lì lợm, thứ sớm đầu, tối đánh. Nên các nước địa phương gọi là «Vương quốc xấc xược», «Vương quốc du côn».
Phải chăng vì vậy mà lần lượt, cả 3 Đế quốc đầu xỏ Anh, Liên xô và Huê kỳ đã phải tháo chạy? Riêng Huê kỳ chạy không kịp chuẩn bị, bỏ lại ngày nay cả ngàn dân với gia đình trong tay quân Talibans, một số lớn võ khí trị giá cả 82 tỷ đô-la! Nhưng ông Tổng thống Joe Biden vẫn khẳng định là ông có lý. Một quyết định cực kỳ thông minh!
Dân Afghans hung hăng, giỏi đánh giặc?
Nhưng tại sao dân Afghans lại lì lợm, đánh giặc dai dẳng, làm cho các nước lớn, binh lính tinh nhuệ, trang bị tối tân, mà phải thua?
Theo nhà nhơn chủng học người Mỹ, ông Carleton Coon, dân Afghans có máu họ hàng với dân Kurdes và dân Berbères, giống dân miền núi, họ lúc nào cũng sống ly khai, chống đối, không giống những sắc dân ở đồng bằng. Có thử chinh phục họ, cũng không được.
Dân Turkestan, Afghanistan, Perse... từng sống du mục xa. Bản chất cố hũu của họ là đánh và chiếm đoạt.
Nhưng nỗi lo sợ của Afghanistan không ở người Anh mà Nga. Họ thấy nếu không có Anh tới thì Nga đã nuốt họ từ cuối thế kỷ 19e rồi. Với Anh, Afghanistan chỉ là bức thành bảo vệ Ấn độ cho họ. Còn Nga đi chậm, từng bước, nhưng là kẻ thù nguy hiểm của họ. Thế mà Nga cũng thua êm.
Thời hoàng kim của phụ nữ
Năm 1972, trên đường phố Kaboul, phụ nữ nhởn nhơ với mini-jupes đủ màu sắc. Đó là giai đoạn Afghanistan canh tân, thế tục, giải phóng, nhứt là giải phóng phụ nữ. Khăn trùm kín mặt không còn bị bắt buộc nữa.
Thành phần dân chúng có học, đều học theo Anh, Pháp, theo văn minh Anh Pháp. Một Trung học Pháp mở cửa. Giới khảo cổ Pháp tới làm việc. Được ưu đãi. Họ ở đó như một Quốc gia trong một Quóc gia.
Năm 1968, ông Georges Pompidou của Pháp tới Kaboul để đề nghị 2 nước hợp tác cùng khai thác mỏ sắt. Đây thật sự là lúc các cô gái Afghanes tới Đại học, đầu tóc chải kiểu mới, jupes ngắn khỏi đầu gối. Tuy nhiên hiện tượng này cũng chỉ mới xảy ra ở những thành phố lớn và chỉ trong giới khá giả, tây học mà thôi.
Đường xá bắt đầu tráng nhựa. Điện khí hóa. Du khách cũng lần lượt kéo nhau tới. Nhưng đại bộ phận xã hội bộ lạc vẫn chưa thay đổi được.
Rất tiếc thời hoàng kim vừa mới nhá lên lại vội tắt phụt mất vì Liên xô tới. Mỹ nhắm qua Pakistan, phong tỏa Kaboul.
Năm 1998, Ben Laden tuyên bố lệnh trừng phạt Huê kỳ từ đất lánh nạn. Ben Laden chọn Afghanistan ẩn trốn để đánh Huê kỳ vì nơi đây là đất màu kaki, màu mà người ẩn trốn khó bị lộ diện.
Sau vụ khủng bố 9-11, Huê kỳ tới Afghanistan và ở lại 20 năm.
Tại sao Huê kỳ tháo chạy khỏi Afghanistan?
«Suốt thời gian qua, Mỹ liên tục nói dối khủng khiếp là ta thành công tái thiết Afghanistan». Đó là lời tuyên bố trước Quốc hội Huê kỳ của ông John Sopko, Tổng Thanh tra đặc trách về Afghanistan (Le Point, 10/09/21, Paris).
Ông lớn tiếng tố cáo cái văn hóa nói dối đang ngự trị các Cơ quan quan trọng của Huê kỳ đặc trách tái thiết xứ Afghanistan. Ông còn dẫn chứng trước Quốc hội những thí dụ nổi cộm.
Ông đặt câu hỏi «145 tỷ đô la của Mỹ bỏ ra trong 20 năm qua để tái thiết Afghanistan đã chạy đi đâu?». Tính ra thì số tiền này nhiều hơn hồi năm 1945, Mỹ đã bỏ ra tái thiết Âu châu. Và đâu là kết quả?
Cuộc điều trần này đã xảy ra hồi đầu năm rồi nhưng nay mới được «Association National Security Archive» của Đại học George Washington tiết lộ. Đây là một tổ chức tranh đấu cho tính minh bạch của chánh sách đối ngoại Huê kỳ.
Phải nhiều năm làm việc trên thực địa với một ê-kíp 175 người, ông John Sopko mới có được kết quả như vậy.
Tất cả những gian dối đó đều do những báo cáo «phịa», tức báo cáo «đểu» hoặc lập trên những dữ liệu hoàn toàn tưởng tượng.
Theo ông John Sopko, vấn đề là mọi người được ngăn cản nói ra sự thật. Nghĩa là chúng ta khuyến khích mọi người nói dối. Và không chỉ trên chương trình này hay chương trình kia. Mà trên tất cả các chương trình tái thiết Afghanistan do Huê kỳ chủ trương.
Tham nhũng. Tất cả cấu kết với những Lãnh chúa. Tiền bạc lại đổ vào quá nhiều và quá mau. Tiền đã làm bại hoại nền kinh tế vốn yếu ớt cúa Afghanistan, nuôi dưỡng tham nhũng ngày thêm mập ra. Đã thấy có nhiều người mua nhà ở Dubai và Huê kỳ, xây ở Kaboul nhiều Palaces nguy nga.
Cách các Cơ quan tái thiết nói dối để tham nhũng rất đơn giản. Như một báo cáo của Usaid về giáo dục viết «Nay có 3 triệu gái và 5 triệu trai đi học so với trước kia chỉ có không tới 900000 trai gái đi học». Báo cáo này tuy không đúng sự thật nhưng Usaid đã không kiểm chứng lại.
Cũng theo báo cáo về y tế mà Usaid nhận được, số tử vong trẻ con giảm 60%, của các bà mẹ giảm 80%, số người được săn sóc sức khỏe lên tới 90%. Nhưng khi điều tra lại thì tất cả báo cáo đều sai sự thật Cụ thề như tuổi thọ suốt cả hai mươi năm qua, đàn ông chỉ thêm được 5 năm, phụ nữ tăng được 8 năm!
Ông John Sopko còn nói ra một chuyện mà không ai có thể nghĩ lại có thể xảy ra ở Afghanistan «Quân nhơn Mỹ dùng loạt phim TV loại NCIS làm phương tiện huấn luyện cảnh sát Afghhans» thay thế trường huấn luyện với huấn luyện viên tại chỗ.
Huê kỳ tham nhũng có tổ chức. Nói dối để tham nhũng trở thành một thứ văn hóa! Mà mãi hai mươi năm mới bị khám phá. Vậy Huê kỳ giỏi hơn VC?
Trước giờ chỉ nghe người ta nói VC tham nhũng có hệ thống. Hệ thống đảng, đoàn. Còn VC nới dối vì họ được cấy từ gène đểu của Hồ Chí Minh!
Nay ông T.T. Biden vội rút quân Mỹ vế gấp như tháo chạy, tuy Talibans chưa tới, vì sợ nếu để chậm, Mỹ sẽ bị mất thêm tiền cho tham nhũng hay còn vì một lý do nào sâu kín, khác hơn?
Nguyễn thị Cỏ May
Lễ đón linh cữu Hạ sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ tại TP Jackson
Daily wire by Diana Glebova – September 10, 2021
Thành phố Jackson, bang Wyoming, chiều nay thứ Sáu đã tràn ngập một biển cờ màu đỏ, trắng và xanh và 600 chiếc mô tô Harleys để vinh danh chuẩn Hạ sĩ Thủy quân lục chiến, Rylee McCollum, một trong 13 người Mỹ thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát bên ngoài Sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan.
Hàng trăm người xếp hàng dài trên đường phố với những lá cờ Mỹ trong suốt quá trình tang lễ McCollum, được cảnh sát hộ tống, tại trung tâm thành phố, họ đặt tay lên ngực khi bản nhạc “Lá cờ lấp lánh ánh sao” (quốc ca) nổi lên.
Một ban nhạc đã tham gia buổi biểu dương, chơi những bản nhạc yêu nước, tại quảng trường của thành phố
McCollum 21 tuổi, sống cách TP Jackson 45 phút chạy xe. Mới cưới vợ, McCollum hay tin sẽ có con chỉ ba tuần trước khi anh chết thảm thương vào ngày 26 tháng 8 Anh đang quản lý một trạm kiểm soát tại sân bay ở Kabul.
Trong suốt buổi lễ, một người đàn ông cầm một lá cờ có dòng chữ “Đ.M. Biden” (F*ck Biden), “và Đ.M. mày đã bỏ phiếu cho lão ta”.
McCollum “từng muốn trở thành lính TQLC suốt đời... em gái anh, Roice McCollum, cho biết trên The Casper Star Tribune. “Anh ấy quyết tâm tham gia bộ binh..."
Joe Biden đã nói chuyện với các thành viên gia đình của 13 quân nhân bị giết hại, sau khi ông tham dự buổi lễ chuyển giao thi hài của họ đến Trung tâm Y tế Quốc gia Walter Reed vào ngày 2 tháng 9.
Em gái của McCollum đã đáp lại bài phát biểu của Biden bằng cách nói rằng ông đã thể hiện một thái độ “hoàn toàn không quan tâm đến mất mát của lực lượng Thủy quân lục chiến của chúng ta”.
Trong suốt buổi lễ, một người đàn ông cầm một lá cờ có dòng chữ “Đ.M. Biden” (Fuck Biden), “và Đ.M. mày đã bỏ phiếu cho lão ta”
Mẹ của Rylee và Roice, Kathy McCollum, cũng đã bình luận về phản ứng của chính quyền Biden trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh.
“Con trai tôi đã chết một cách vô ích. Đây là một sự thất bại không cần thiết. Nó có thể đã được xử lý đúng cách. Họ đã có nhiều tháng và nhiều tháng để đưa tất cả mọi người rời khỏi Afghanistan và họ đã chọn cách không làm điều đó,” Kathy Mc Collum nói, “Tôi không bao giờ nghĩ kể cả trong một triệu năm nữa, rằng con tôi sẽ chết mà không vì một cái gì cả. Chẳng để làm gì. Bởi vì một kẻ điên cuồng mắc chứng mất trí nhớ lại muốn có một buổi chụp ảnh vào ngày 11 tháng 9, đó chính là điều đã làm tôi tiêu tan hết hy vọng”, bà nói.
Bản tụng ca Joe Biden (Nguồn: Getty Images/Anna Moneymaker/Getty Images, ảnh chụp màn hình Twitter Video
Đăng ngày 15 tháng 09.2021