Nước Mỹ chuyển mình để đổi màu?

Nguyễn thị Cỏ May

Sau cái chết của tên da đen George Floyd, nhiều giới chức da trắng, tổ chức, xí nghiệp của người da trắng và người da trắng chiếm đa số, tự cảm thấy như bị bắt buộc phải hứa sẽ tranh đấu chống «chủ thuyết da trắng ưu đẳng» (suprématisme suprémacisme blanc) ngay trong nội bộ của mình. Và còn phải tỏ ra tôn kính ngài George Floyd như vị Thần Mun tử đạo!


Tinh thần thờ Thần Mun từ đó thể hiện rõ nét hơn trong sở làm, trường học, truyền thông ở Mỹ là mọi người phải biết tỏ ra «woke». Không «woke» đồng nghĩa muốn dấy họa vào thân.
Một số đông người Mỹ cảm thấy như mình bổng nhiên bị kết án đơn giản là chống lại chủ thuyết mới «chống kỳ thị chủng tộc». Chống «woke»! Cái ý nghĩa cũ về kỳ thị chủng tộc và cả ý niệm về kỳ thị chủng tộc theo luật pháp cũng bị thay đổi hoàn toàn và tận gốc từ sau cái chết của George Floyd hồi tháng 5/20.
Nhiều người Mỹ tự ban cho mình cái sứ mạng phải bứng tận gốc cái thuyết kỳ thị chủng tộc, theo những người này, cái chủ thuyết đó đã làm nhiễm độc hết xã hội Mỹ. Vì vậy mà các sếp trong xí nghiệp (managers), truyền thông, các hiệu trưởng trường học từ các cấp tới Đại học đều tự hứa sẽ chống lại quan niệm cho rằng da trắng là hơn da đen, giàu có hơn, địa vị cao sang hon, hiểu biết hơn, tài giỏi hơn…

Hiện tượng mới này liền được mạng xã hội chuyển tải và khuếch tán rộng ra trở thành sức mạnh nhằm tấn công những biểu hiện lệch lạc về ý hệ kỳ thị chủng tộc mà Thần Mun là biểu tượng giá trị qui chiếu.
Đồng thời, nhiều nhà xuất bản cho ra đời nhiều ấn phẩm cổ súy chủ thuyết mới này. Nhiều sách bán chạy bất ngờ như «Fragilité Blanche» của Robin Di Angelo và «Comment devenir antiraciste» của Ibram X.Kendi. Những tác giả này đưa ra một định nghĩa mới, thật rộng nghĩa, cho tiếng «raciste» (người kỳ thị chủng tộc). Từ đó, nhiều nhà phê bình sơ ý xúc phạm điều cấm kỵ thiêng liêng liền bị lên án là «racistes» và bị xử lý đúng mức.
Từ mùa hè năm rồi, những trường hợp «phạm húy» như vậy ngày xảy ra càng nhiều và mang tính nghiêm trọng hơn. Tháng 2/2021, một ông Giáo sư Toán của một trường tư giàu có ở khu Manhattan - NY, can thiệp trong một buổi thảo luận nhóm. Và nhóm của ông là «nhóm da trắng thân hũu». Những nhóm khác nhau theo «bản sắc», tức chủng tộc. Một bà tư vấn điều khiển cuộc thảo luận. Sau đó, bà trình chiếu vidéo thâu lại các nhóm thảo luận. Bà đưa ra nhận xét «tinh thần cá nhơn» và «tính khách quan» vốn là những đặc tính của «chủ thuyết thượng đẳng da trắng» (Claire Levenson - le 05/10/2021, Le Point).
Những «phạm húy» này thật sự không phải chỉ nói để mà nói, mà nó mang ý nghĩa hình phạt. Vì nó là một thứ « hình luật nhân dân ». Hình phạt lại nặng nữa. Do ảnh hưởng «woke» đầy rẩy trên mạng xã hội như để cải tạo tư tưởng xã hội. Vi phạm, học sinh bị phạt, bị đuổi hợc. Công nhơn, viên chức bị cho thôi việc như lỗi nghề nghiệp. Cụ thể như trường hợp của ông Daniel Elder, hồi tháng 7/20, viết trên instagram «tôi biết nhiều người đốt cơ sở thương mãi của dân chúng nhơn những vụ nổi dậy chống cảnh sát hành hung». Thế là nhiều phản ứng nổi lên trên mạng. Kết quả là những bản nhạc, sách nhạc của nhạc sĩ Daniel Elder không thấy phơi bày và chính ông cũng bị các trường học từ chối ông dạy nhạc nữa. Có người tới đề nghị ông phổ biến lời xin lỗi được viết sẵn để ông được dạy học trở lại và tác phẩm của ông sẽ được luu hành. Nhưng ông từ chối!
Một ký giả của tờ NYT, Donald Mc Neil, hồi tháng 3/2021, bị bắt buộc nghỉ việc chỉ vì lập lại tiếng «nègre» (thằng mọi) khi viết về một đứa vị thành niên bị phạt vì đã nói tiếng «nègre» (thằng mọi) đó. Qua tháng 9/2021, một phụ nữ trẻ bị cho nghỉ việc sau khi phổ biến trên Twitter cái vidéo 30 giây thuật lại câu chuyện cãi vả với một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Phi về con chó của gia đình này trong đó có câu «...hãy trở về xứ của mấy người đi». Chính người chồng đã can thiệp với ông chủ sở làm của người phụ nữ kia.
Những chuyện va chạm loại này ngày càng nhiều bắt đầu đè nặng lên xã hội Mỹ. Nhưng làm sao nhận định lại rộng rải, ngiêm chỉnh, tính đúng đắn của thứ «công lý khẩn trương» này? Trong tình trạng chánh trị phân hóa chia rẻ nước Mỹ ngày nay sâu xa, nghĩ vấn đề sẽ không đơn giản được!

Nhà trường dạy về trách nhiệm
Ở nhiều Tiểu bang Cộng hòa, một đạo luật đưa ra không cho phép thầy giáo dạy ở nhà trường «một cá nhơn có trách nhiệm về những hành động mà người cùng chủng tộc hay cùng phái đã vi phạm trong quá khứ ». Và những người Cộng hòa phản đối chống lại «thuyết công kích chủng tộc» trong nhà trường. Kỳ thị chủng tộc còn được dạy ở nhà trường đó là mọi thứ ý hệ chia thế giới ra giữa «những người đàn áp» và những «nạn nhơn», tức bị đàn áp, dựa theo màu da.
Trong Đại hội đảng Cộng hòa ở Caroline Nord, cựu TT. Trump lên tiếng phản đối «phải cấm ngay thuyết công kích chủng tộc» trong nhà trường. Vì theo thuyết này, một cá nhơn chỉ vì chủng tộc và hệ phái mà từ trong bản thân, mình là kẻ kỳ thị chủng tộc, kẻ kỳ thị hệ phái hoặc kẻ đàn áp, không cần biết đó là có ý thức hay vô ý thức.
Tư tưởng kỳ thị chủng tộc được đem cho học trò thảo luận nhóm «hãy phân tích bản sắc qua sắc diện đen – trắng, trai hay gái» và phân tích thêm khả năng tiềm ẩn «áp bức» và «nạn nhơn» liên hệ.
Trong một collège ở San Francisco, ông Hiệu trưởng cho biết nhà trường của ông đã bứng gốc «thứ văn hóa da trắng thượng đẳng». Ông cắt nghĩa tính khách quan, sự hoàn hảo và tính uu tiên đánh giá chữ viết đều thuộc về cùng một thứ «văn hóa da trắng thượng đẳng».
Loại tư tưởng này xâm nhập cả vào những trường tư nhà giàu. Hồi tháng tư vừa qua, ở NY, một ông Giáo sư Toán bị đuổi chỉ vì ông tỏ ra ngờ vực về định nghĩa «tính khách quan» và «cá nhơn chủ nghĩa» được mô tả như những «đặc tính của sự thượng đẳng da trắng» trong một cuộc thảo luận.
Những người muốn loại hẳn những thừ ý tưởng kỳ quái này ra khỏi học đường đang bị nhiều khó khăn trong đời sống xã hội.
Trong lúc đó, thiểu số dân Á châu cũng đang gặp khó khăn. Họ không là kẻ kỳ thị chủng tộc, cũng không phải nạn nhơn. Địa vị của họ khá tế nhị đối với xu hướng chống kỳ thị, chống chủ thuyết thượng đẳng da trắng. Đa số thanh niên Á châu thành công trên mọi địa hạt trong xã hội Mỹ. Ông cha của chúng ngày tới Mỹ chỉ với cái quần xà lỏn, đi làm cật lực, nuôi dạy con cái. Không ai đòi hỏi gì hơn. Nhưng tại sao nay thế hệ thứ hai, thứ ba có nhiều người thành công hơn, nhiều người ưu tú hơn, hơn cả người da trắng, mà họ vẫn không là người da trắng?
Vậy phải chăng thuyết thượng đẳng da trắng tự nó không ổn lắm?

Ai bảo da đen là dở?
Thử nhìn lại Olympiques từ năm 1984, có người da trắng nào thắng giải chạy bộ 100 m không? Và những người này đều thuộc Tây phi. Thực tế chứng minh người da đen xưa nay vẫn chạy nhanh hơn người da trắng. Đáng bực Thầy! Theo một nghiên cúu, có sự khác biệc giữa người da đen Tây và Đông Phi châu. Tuy cùng Phi châu với nhau. Nếu người đen Tây phi chạy mau, giỏi về tốc lực thì người da đen Đông phi lại xuất sắc về độ bền bỉ, dẻo dai. Và họ chiếm giải về chạy marathon.
Nhưng những nhà nghiên cúu, chắc chắn là mấy ông Tây da trắng, lại không đồng ý với nhau về tính vượt trội này trong thể thao. Họ chưa thể xác định được đó là do yếu tố văn hóa xã hội, hay tướng người, hay địa phương tính, hay do di truyền?
Đây phải chăng là một đề tài khá nhạy cảm vì nó đưa ra sự xuất sắc của lực sĩ dựa trên tiêu chuẩn sinh học mà không trên màu da. Và người da trắng hoàn toàn chấp nhận, còn bái phục «tính thượng đẳng da đen» trong bộ môn chạy bộ!

Tại sao Đen, Trắng?
Theo «Nguồn gốc của sự bất bình đẳng về chủng tộc, cắt nghĩa bằng 37 câu chuyện kể của Veronika Gôrôg» thì da đen và da trắng vốn là anh em cùng một Cha. Không hề giữa họ có sự phân biệt đối xử vì đen hay trắng.
Xin kể một trong những truyện để nói chút chơi cho vui về tình hình đen trắng hiện nay đang e khó tránh khỏi khuấy động làm cho nước Mỹ chuyển mình. Và đổi màu?
Từ thuở lập địa, ông Trời đã có người con Đen và Trắng. Ông muốn những người này sẽ đem lại cho trái đất có đông người sanh sống. Một hôm, Ông có ý ban cho các con của Ông hai món quà để họ tự do chọn lựa. Món vàng (quí kim) và quà kia là biết đọc, biết viết. Người da Đen bèn chọn vàng. Ông Trời đồng ý. Được vàng, người con da Đen hài lòng và sống riêng rất hạnh phúc với vàng của mình. Thấy người con da Trắng không có gì khác có giá trị hơn là đọc và viết, Trời cảm thấy buồn và tội nghiệp cho con da Trắng. Ông bèn ban cho con da Trắng, nhờ biết đọc và biết viết, quyền điều khiển và bắt anh em da Đen phục vụ mình vỉnh viễn (G. Bosman, Voyage de Guinée, 1705, Utrech).
Nguyễn thị Cỏ May


Xã hội Hoa Kỳ đang trên đà sụp đổ

Kim Nguyễn


Trong thời gian tranh cử, Joe Biden đã hứa sẽ đoàn kết toàn dân, bảo đảm an ninh quốc gia, phục hồi kinh tế, đem lại công ăn việc làm cho người dân.  Trên thực tế, Joe Biden đã không thực hiện được bất kỳ một lời hứa nào, và uy tín của Joe Biden đang bị chìm sâu dưới nước.  Nhiều hãng truyền thông, ngay cả BBC News, CNN, Yahoo News, Washington Post. . .  cũng phải nhìn nhận điểm tín nhiệm của Joe Biden đang ở mức thấp nhất.  Viện Nghiên Cứu PEW cho kết quả:  Joe Biden bị mất 18% điểm tín nhiệm của cử tri da đen, 16% điểm của cử tri gốc Mỹ Châu La Tinh và 12% điểm của phụ nữ.  Thăm dò của trường Đại Học Quinnipiac còn cho hay đa số cử tri tin rằng chính quyền Joe Biden thiếu khả năng.  Chương trình nghị sự của Joe Biden bị bế tắc, vấn đề kinh tế, di dân vẫn còn tệ hại, và toàn bộ xã hội đang sa sút.  Cử tri không còn kiên nhẫn chờ đợi nữa, những tiếng la ó “F.J.B.” đã vang dội tại nhiều sân vận động.  Cử tri đã lên tiếng và họ sẽ tiếp tục lên tiếng phản đối những việc làm sai trái, lố bịch của Joe Biden.

Đem chính trị vào học đường
Thuyết Chủng Tộc (CRT) và Dự án 1619 đã được Joe Biden cho giảng dạy trong hệ thống giáo dục từ Mẫu Giáo tới lớp 12.  Theo tài liệu của nhiều báo chí cũng như Wikipedia:  “Dự án 1619 do nhà báo Nikole Hannah-Jones biên soạn, nhằm mục đích “sửa lại lịch sử đất nước” được New York Times đăng dài hạn và lần đầu tiên trên Tạp Chí New York Times vào tháng 8 năm 2019 nhân dịp ngày kỷ niệm 400 năm người Phi Châu đầu tiên bị đưa vào Hoa Kỳ làm nô lệ.  Tác giả Nikole Hannah-Jones khẳng định đất nước Hoa Kỳ là do người nô lệ da đen tạo dựng năm 1619.  Lập luận này đã được nhiều chính trị gia đảng Dân Chủ, phong trào Black Lives Matter và những nhóm cực đoan người da đen ủng hộ.  Tuy nhiên Dự án 1619 đã bị nhiều chỉ trích: tháng 12 năm 2019, năm nhà sử học Gordon S. Wood, James M. McPerson, Sean Wilentz, Victoria Bynum và James Oakes tuyên bố Dự án 1619 có quá nhiều sai lầm”.
Trong những ngày đầu nhậm chức, Joe Biden đã ký sắc lệnh đưa thuyết Chủng Tộc và Dự án 1619 vào giảng dạy trong hệ thống chính quyền liên bang và chương trình giáo dục.  Joe Biden làm việc này để trả ơn những người đã giúp ông ta đắc cử.  Khi tham dự Hội Nghị CPAC năm 2012, Andrew Breitbart, nhà sáng lập của Breitbart News đưa bằng chứng là Obama đã đi diễn thuyết tại nhiều nơi, vận động cho thuyết Chủng Tộc.  Andrew Breitbart đã bị giới báo chí đối lập tấn công, cho rằng Andrew Breitbart xuyên tạc.  Chín (9) năm sau, Joe Biden đã thực hiện chủ trương của Obama, đem thuyết Chủng Tộc vào chính trị và học đường của Hoa Kỳ.  Tiếc rằng Andrew Breitbart đã qua đời, ông ta đã không có cơ hội nhìn thấy danh dự của một nhà báo lương thiện, chuyên nghiệp, được phục hồi (The Federalist: “9 Years Ago, Andrew Breitbart Revealed Obama’s Ties To Critical Race Theory”).  
Nhiều cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đa số cử tri cho rằng đào sâu thuyết Chủng Tộc sẽ khiến mối quan hệ chủng tộc trở nên tồi tệ hơn.  Bác Sĩ Giải Phẫu Thần Kinh Ben Carson, một người da đen là cựu Bộ Trưởng Bộ Phát Triển Đô Thị và Gia Cư thời TT Trump nhận định:  “Chủ nghĩa Chủng Tộc là một nỗ lực gây chia rẽ và phá hủy đất nước chúng ta”.  Trong một cuộc phỏng vấn, cựu Ngoại Trưởng Mike Pompeo cũng xác định như vậy và còn nhấn mạnh: “Nếu cho rằng Hoa Kỳ được thành lập dựa trên tham nhũng, phân biệt chủng tộc thì thực sự nguy hiểm vì điều đó tấn công vào lịch sử của Hoa Kỳ, tấn công vào chính nền tảng của đất nước mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng trong 245 năm”.  Thống Đốc Ron DeSantis (FL) nói “Không thể chấp nhận được việc con em của chúng ta bị nhồi sọ là người da đen từ mấy trăm năm nay luôn luôn bị kỳ thị vì chủng tộc, và người da trắng là người có siêu quyền lực, vượt trên tất cả”.  Tới nay đã có hơn 20 tiểu bang cấm đưa thuyết Chủng Tộc vào chương trình học đường, nhiều tiểu bang này theo Cộng Hòa như Arizona, Florida, Idaho, Iowa, Oklahoma, Tennessee, Texas. . .  

Đa số phụ huynh học sinh đã phản đối thuyết chủng tộc được đưa vào học đường.  Tháng 6 vừa qua, một phụ huynh học sinh, bà Xi Van Fleet đã mạnh mẽ phản bác thuyết Chủng Tộc tại buổi họp của khu học chánh quận Loudoun, tiểu bang Virginia.  Bà Xi Van Fleet nói “Tôi 61 tuổi, là người lớn lên dưới chế độ cộng sản, tôi thấy những gì đang diễn ra ở trường học tại đây rất quen thuộc.  Quý vị đang dùng thuyết Chủng Tộc dạy con em chúng tôi trở thành những chiến sĩ đấu tranh cho công bằng chủng tộc, đây là phiên bản cuộc Cách Mạng Văn Hóa dưới thời Mao Trạch Đông.  Cộng sản đã dùng thuyết này để chia rẽ mọi người, sự khác biệt duy nhất là cộng sản xử dụng giai cấp thay cho chủng tộc”.  Vào đầu tháng 7, trong buổi họp tại một khu học chánh của tiểu bang Illinois, một phụ huynh học sinh người da đen, Ian Rice phát biểu: “Mẹ của con tôi là người da trắng, quý vị dạy người da trắng là người xấu, là quỷ, có nghĩa là quý vị dạy con của tôi chống lại mẹ của chúng.  Nhiệm vụ của giáo chức là dạy con em chúng tôi về toán và khoa học chứ không phải dạy về thuyết Chủng Tộc, quý vị không có đủ khả năng và kiến thức để làm công việc đó”.
Sau khi bị phụ huynh học sinh lên tiếng phản đối, và một vài vụ xô xát đã xảy ra,  Joe Biden đã gán cho những phụ huynh học sinh này là thành phần “khủng bố nội địa” và ông ta ra lệnh cho Bộ Trưởng Tư Pháp Merrick Garland trao trách nhiệm cho FBI điều tra.  Joe Biden đã dùng quyền lực để chống lại quyền tự do ngôn luận của người dân, một hành động chỉ xảy ra tại các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội độc tài, vậy mà đã xảy ra ngay tại đất nước tự do này.

Xã hội bất an
Hiện nay người dân đang phải đối mặt với một xã hội có nhiều tội ác, thất nghiệp và lạm phát.  Tội ác đã gia tăng khắp nơi tại Hoa Kỳ trong mùa hè vừa qua và vẫn còn tiếp tục gia tăng tại nhiều thành phố lớn.  Tin của CBS tại Houston, một thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ sau New York, Los Angeles và Chicago cho hay tội ác tại Houston đã tăng tới 35%.  Cơ quan Crime Stoppers của thành phố Houston đã tuyên bố  “Nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng tội ác là do việc giảm tiền Bond (tiền thế chân để được tại ngoại điều tra) hoặc loại Bond nhận diện cá nhân, cho phép những người bị buộc tội được tự do trong thời gian chờ phiên tòa mà phải đóng Bond rất ít hoặc không phải trả đồng nào.  Hậu quả là tội ác gia tăng, một số người sau khi được trả tự do đã phạm tội nhiều hơn, kể cả việc giết người”.  CNN cũng nói tới những vụ giết người trên hơn 70 thành phố đã tăng từ 30% tới 51% so với năm 2020.  Đây là những thành phố Minneapolis, New York City, Los Angeles, Chicago, New Orleans. . .  Đa số những thành phố này theo Dân Chủ, và họ đã cắt giảm ngân quỹ tài trợ cho cảnh sát, giờ đây phải đương đầu với làn sóng tội ác ngày một gia tăng.  
Đời sống của người dân gặp quá nhiều khó khăn:  Giá xăng hiện nay đã tăng hơn 40% tại nhiều nơi, ngân sách gia đình bị thiếu hụt, giá cả tăng quá mau và hàng hóa thì khan hiếm.  Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton khẳng định “Gốc rễ của vấn đề khan hiếm hàng hóa là do Joe Biden gây ra vì 30 năm trước đây ông ta đã vận động cho hàng hóa của Trung Cộng được nhập cảng vào Hoa Kỳ qua tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) và ngược lại ngành sản xuất hàng hóa và việc làm của Hoa Kỳ bị chuyển qua Trung Cộng.  Ngày nay, không dễ gì chúng ta có thể mua được một món hàng từ quần áo, giày dép, đồ chơi, vật dụng trong nhà hoặc đồ trang trí Giáng Sinh mà xuất xứ không phải từ Trung Cộng.  Vấn đề lạm phát do thiếu hụt nguồn cung ứng hiện nay cũng do Joe Biden gây ra vì ông ta đã khóa chặt nền kinh tế từ đầu năm nay”.   CNN và một số cơ quan truyền thông đưa tin “để đối phó với áp lực khan hiếm hàng hóa, chính quyền Biden đang xem xét lại việc dỡ bỏ quan thuế do Trump áp đặt lên hàng nhập cảng của Trung Cộng trước đây”.  Rõ ràng đây là cái bẫy của Trung Cộng nhằm giết chết nền kinh tế đang trong tình trạng yếu kém vì chính sách của Joe Biden.
Trong ngày đầu nhậm chức, Joe Biden đã đảo ngược chính sách năng lượng thành công của TT Trump.   Joe Biden đã ký sắc lệnh ngưng hoạt động của đường ống dẫn dầu Keystone XL, và cấm khai thác dầu trên đất của chính quyền liên bang, hậu quả là nhiều nhà máy lọc dầu bị đóng cửa, đưa tới tình trạng khan hiếm xăng dầu.  Dưới thời TT Trump, Hoa Kỳ đã đạt được độc lập về năng lượng, thêm vào đó còn có khả năng xuất cảng.  Nhà báo Sean O’Keefe và Tướng Anthony Zinni (đã về hưu) phê bình chính sách của Joe Biden:  “Kế hoạch đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo sẽ không tránh khỏi những hậu quả tệ hại đe dọa đến an ninh quốc gia và sự ổn định kinh tế của Hoa Kỳ.  Việc đóng cửa thêm nhiều nhà máy lọc dầu sẽ làm tăng sự phụ thuộc của chúng ta vào nguồn cung cấp của nước ngoài.  Vì lợi ích của an ninh quốc gia và sự ổn định kinh tế, chính quyền Biden phải hành động ngay bây giờ để giải quyết những tác hại của chính sách năng lượng tái tạo, tránh để cho Hoa Kỳ rơi vào thế yếu”.  (Trích bài bình luận “Why the Renewable Fuel Standard is a threat to our nation’s supply chain security” đăng trên The Hill).
Chính sách đối nội của Joe Biden đã gây ra nhiều vấn nạn cho đất nước.  Điều đáng lo ngại là ngay cả những vấn đề liên quan tới sinh hoạt thường ngày của người dân mà chính quyền Joe Biden đã không giải quyết được gì cả, vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra khi quốc gia thực sự gặp cơn nguy biến?
Kim Nguyễn
October 19-2021
Nhận Định Thời Cuộc

 

 

Đăng ngày 19 tháng 10.2021