Trên đường chạy đua tới Điện Elysée
Cách mạng hay khủng hoảng?
Nguyễn thị Cỏ May
Còn một tháng nữa là bầu cử vòng I chọn vị Tổng thống thứ 8 của nền Đệ V Cộng Hòa Pháp trong 11 ứng viên. Ông Hollande sẽ chấm dứt 5 năm cầm quyền của ông với một bản thành tích kém nhứt so với các vị tiền nhìệm. Ông chỉ được khen là người lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa sáng suốt vì lấy quyết định không ra tranh cử nữa.
Kết quả bầu cử Quốc Hội Hòa-lan hôm 15/3 giữ ông Mark Rutte, đảng Nhơn dân Tự do Dân chủ, ở lại tiếp tục làm Thủ tướng Chánh phủ đã giúp các nước Âu châu thở ra nhẹ nhỏm vì trước đó một tuần, ông Geert Wilders, đảng Tự do, có nhiều khả năng thắng cử. Tuy nhiên ông Wilders vẫn còn là mổi ám ảnh của Âu châu vì ông đứng thứ nhì của kết quả bầu cử và chiếm 20 ghế trong Quốc Hội.
Người ta lo sợ ông lên cầm quyền vì chủ trương quốc gia cực đoan của ông hiện là xu hướng khá mạnh đang lên ở Âu châu. Mà phải hiểu tại sao phong trào quốc gia cực đoan lại nổi lên mạnh ở Âu châu. Phải chăng vì mục tiêu của Hồi giáo quá khích (islamisme) vẫn nhắm Hồi giáo hóa Âu châu ? Bắt đầu Hòa-lan, Bỉ, Pháp, Anh… Những vụ cướp giựt, đốt xe, hảm hiếp, đòi hỏi áp dụng tập quán Hồi giáo, nếp sống Hồi giáo, chỉ là hiện tượng xã hội nhưng không ngoài tiến trình chiếm Âu châu là mục tiêu cuối cùng. Những người Hồi giáo làm được việc này nhờ áp lực lá phiếu của họ đối với ứng cử viên chánh khách chuyên nghiệp.
Trước thềm Điện Elysée, ông Tổng thống Hollande lớn tiếng cảnh cáo "Mặt trận Dân tộc" (FN) của bà Marine Le Pen sẽ thắng cử và đó sẽ là mối nguy hiểm lớn cho nước Pháp. Nhưng ông mở rộng cửa đón di dân Hồi giáo, dành nhiều ưu đãi, dùng ngân sách quốc gia trợ cấp một cách rộng rải, nhằm mục đích gom phiếu để thắng cử như nhiệm kỳ rồi. Pháp có đông Hồi giáo nhứt Âu châu, bất ổn nhứt Âu châu, thì không ai thấy đó là mối nguy!
Người ta chỉ sợ những phong trào cực đoan cánh hữu nhưng kết bạn, thân thiện với cực tả như cộng sản Đệ III và Đệ IV. Họ chỉ ghê tởm Hitler giết 6 triệu Do thái nhưng ùa chạy theo Mao, người giết 80 triệu Ba tàu và Staline giết 40 triệu dân Nga, Hồ Chí Minh giết hơn 1 triệu dân Việt nam vô tội để có chế độ cộng sản! Quả là những người mang kiếng đen chưa thấy quan tài nên chưa rơi lệ.
Điều đáng chú ý hiện nay là hệ thống chi phối thế giới đang bị hăm dọa sẽ khó tránh khủng hoảng nghiêm trọng, từ qui mô lớn như toàn cầu hóa tới những tổ chức khu vực như Âu châu, ASEAN,… và cả những giá trị đạo lý như bảo vệ nhơn quyền, dân chủ, tự do.
Hìện tượng này nổi bật ở Huê kỳ với sự thắng cử của ông Trump, tức đa số dân Huê kỳ nay công khai bày tỏ ý muốn chỉ có “người Huê kỳ và nước Huê kỳ là trên và trước hết”!
Nền Dân chủ, Tự do của Pháp bị hăm dọa?
Từ lúc ông Trump làm Tổng thống Huê kỳ và các phong trào quốc gia cực đoan Âu châu như ở Áo, Hòa-lan, Pháp, Hung, Ba-lan… phất lên, dân chúng các nơi tỏ ra lo lắng vì nghĩ rằng hiện tượng mới này sẽ phá vỡ nền dân chủ, tự do của Âu-Mỹ đang có.
Nhưng có ai nghĩ khi chúng ta đã trao lá phiếu vào tay một người làm chánh trị chuyên nghiệp thì quyền làm chủ đất nước, quyền quyết định đời sống và tương lai của chúng ta không còn của chúng ta nữa. Mọi thứ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu bìết, sự lương thiện của người được chúng ta tín nhiệm. Mà ngày nay, còn mấy người khi đã làm chánh trị chuyên nghiệp còn giữ được đạo đức trước áp lực của quyền lợi?
Nên sự lo ngại về nền Dân chủ, Tự do hiện nay sẽ bị đe dọa không phải không có cơ sở. Mà không hẳn chỉ do phong trào quốc gia cực đoan là thủ phạm.
Thử nhìn lại trường hợp ứng cử viên François Fillon ở Pháp bị “khui” khi có dấu hiệu thắng thế trong cuộc vận động tranh cử. Và nội vụ trở thành một vụ án đầy tính “chánh trị-truyền thông-pháp lý” (politico-médiatico-judiciaire). Khi nhắc lại chuyện này, Cỏ May tôi hoàn toàn không có ý bênh vực ông Fillon mà chỉ muốn nêu lên một trường hợp điển hình về nền dân chủ, tự do của Pháp trước quyền lợi phe cánh. Ông Fillon vi phạm đạo đức vì tuyển dụng bà Fillon làm trợ lý “kiểng” cho Dân biểu trong lúc đó 117 trường hợp tương tợ pháp luật, báo chí lại không đề cập tới. Nhưng vi phạm đạo đức không phải là vi phạm luật pháp để bị truy tố ra Tòa hình sự. Do đó, ông Fillon phản đối cho rằng ông là nạn nhơn một ”âm mưu“. Nhà báo Jean Nouailhac (Le Point, 14/03/17, Paris) nhận xét “sự nhanh chóng kỳ quặc của pháp lý và sự quá nhiệt tình của truyền thông đã làm cho ông Fillon nhận thấy như vậy”. Đa số người Pháp cho đó là một vụ án quái gở.
Tuần báo “Con vịt bị cột” (Le Canard enchaîné) vừa tung tin ra – tin nhận được từ Điện Elysé (Thư của ông Christian Roger, 5 impasse du Béal du Moulin, 34 990 Juvignac, gởi bảo đảm AR cho Le Canard enchainé, ngày 8/2/2017) – thì lập tức Tư pháp bìến thông tin đó trở thành một vụ "quốc sự" (affaire d’Etat). Báo chí, TV đồng thanh tố cáo, lên án, công kích như ông Fillon là đảng viên của một băng đảng bất lương. Một sự tấn công nhuần nhuyễn, nhịp nhàng nhưng vô cùng tàn bạo theo một kế hoạch được tổ chức chi ly, với những thông tin về hành chánh và thuế vụ mật, không giới hạn, từ cấp cao. Vì vậy mà 13 luật sư, thẩm phán, giáo sư luật khoa, cùng ký tên một bản “Lên tiếng” (un Appel) về vụ ông Fillon để bênh vực nền dân chủ pháp trị Pháp bị chánh quyền vi phạm nghiêm trọng vì cho đây đúng là một vụ “đảo chánh cơ chế”, nhằm đạt cho được mục đích ngăn cản ông Fillon ứng cử Tổng thống, bằng mọi giá, để ủng hộ gà nhà. Mà tấn công ông Fillon cho mục tiêu thiếu trong sáng như vậy còn có nghĩa là tỏ sự khinh thường 66,5% cử tri Pháp đã chọn ông Fillon.
Tội danh mà ông Fillon bị cáo buộc lại không đúng. Như tội “biển thủ công quỷ” (détournement de fonds publics) là chỉ người thi hành chức vụ công quyền vi phạm tài sản nhà nước. Mà ông Fillon là Dân biểu. Trong chế độ dân chủ, cơ quan có thẩm quyền đối với ông Fillon trong vụ «bà Fillon nhơn viên kiểng» là Văn phòng Quốc Hội chớ không phài chánh phủ.
Cho nên các luật gia ký tên bản «Lên tiếng» kết luận vụ truy tố ông Fillon là một sự vi phạm Hiến pháp, vi phạm thủ tục tố tụng hình sự làm tổn hại nền Dân chủ Cộng Hòa Pháp (Ký tên: Philippe FONTANA, Luật sư Tòa án Paris, André DECOCQ, Giáo sư lưu nhiệm Đại học Panthéon-Assas, Paris, Serge GUICHARD, Gs lưu nhiệm Đại học Panthéon-Assas, Paris, Guillaume Masse, Luật sư Paris,…)
Trở về với Dân chủ, Tự do?
Quốc gia ngày nay chỉ là một làng xóm của cái «Quốc gia Thế giới» trong hệ thống toàn cầu hóa. Người ta lo ngại bất ổn xảy ra khi các phong trào quốc gia cực đoan nổi lên đề cao quyền lợi quốc gia dân tộc mà quên đi sự đóng góp của các sắc dân nhập cư. Ở Pháp, nên nhớ tư tưởng Dân chủ, Tự do làm phát sanh Cách mạng 1789. Và chính người dân lãnh đạo phong trào này, từ sau Cách mạng, đặt nền móng cho chế độ Dân chủ, qui định bìên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia. Nên họ thấy nước Pháp là của người Pháp vì có chung lịch sử, có chung văn hóa, có chung những truyền thống và tín ngưởng. Những giá trị này, họ có được bằng xương máu nên họ phải bảo vệ và trân quí.
Huê kỳ, khác hơn Pháp và Âu châu, là một quốc gia tạp chủng. Nhưng muốn trở thành công dân Huê kỳ, người nhập cử phải xử dụng tiếng anh là quốc ngữ, phải hiểu và chấp nhận trật tự chung, phải tuyên thệ trung thành với Hiến pháp huê kỳ. Và di dân nhập cư phải mưu sinh để tạo lập cuộc đời mới. Mà muốn mưu sinh thì phải xử dụng được quốc ngữ, chấp hành luật pháp, tôn trọng văn hóa, tập quán quốc gia sở tại.
Điều này trở thành vấn đề của Pháp và Âu châu ngày nay.
Di dân ở Âu châu chỉ muốn người Âu châu phải biết tôn trọng văn hóa của họ, giảm thiểu từ từ những sanh hoạt và biểu hiện văn hóa truyền thống Âu châu. Chánh sách « thế tục » (La laïcité) chỉ áp dụng một chiều cho Âu châu. Còn « hội nhập » là Âu châu hội nhập theo Hồi giáo. Đại đa số dân chúng trung lưu, nghèo, nông dân phản ứng. Họ hô hào phải bảo vệ quốc gia dân tộc, chống lại sự xâm nhập ngoại lai làm tổn thương những giá trị truyền thống dân tộc. Từ đây xuất hiện phong trào chánh trị quốc gia cực đoan. Còn được gọi đó là phong trào "dân túy". Phong trào này có sức hấp dẫn rộng rải dân chúng cử tri ở Pháp và Âu châu. Mà bảo vệ biên giới, lảnh thổ, những giá trị đạo lý, quyền lợi quốc dân thì không gì khác hơn là trở về với lịch sử cách mạng Dân chủ, Tự do của Pháp hơn 200 năm trước đây.
Hệ thống và chống hệ thống
Thành lập Liên Hiệp Âu châu là để mở rộng Âu châu, xóa bỏ biên giới quốc gia thành viên. Tức xóa bỏ hệ thống quốc gia để sáp nhập vào một Âu châu. Thực tế ngày nay, công dân Âu châu có thể cư trú, làm việc, lưu thông trên 28 quốc gia thành viên. Nhưng vẫn còn nhiều lấn cấn giữa quốc gia thành viên và với Âu châu vì căn bàn là "đồng sàng dị mộng".
Cuộc trưng cầu dân ý về Brexit tại Anh năm ngoái, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ cuối năm ngoái và những phong trào quốc gia cực đoan hay dân túy đang trên đà lớn mạnh ở Âu châu cho thấy giá trị của những hệ thống hiện có bị chống đối hay xét lại. Chống hệ thống Âu châu, từ hệ thống chánh trị, xã hội tới hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Muốn quốc gia nào trở về lại cương vị cũ của mình.
Riêng tại Pháp, đảng viên đảng xã hội bỏ đảng, chống lại đảng. Đảng viên «Những người Cộng hòa» cũng chống lại đảng.
Các ứng cử viên Tổng thống tuyên bố nay đoạn tuyệt với hệ thống. Ông Fillon chống lại hệ thống cầm quyền vì đó chỉ là một nhóm nhỏ mà chi phối cả quốc dân. Bà Le Pen là người chống hệ thống trước nhứt. Rồi tới Jean-Luc Mélenchon, Emmanuel Macron…
Chống hệ thống không còn dành riêng cho phong trào quốc gia cực đoan hay dân túy nữa. Tuy cùng chống hệ thống nhưng không mang cùng ý nghĩa, chỉ có chung «kẻ thù». Đó như là «thứ gì không hay, tai vạ» cho dân chúng.
Chống hệ thống còn là xu hướng chống lại giới «ưu tú». Mà giới cầm quyền, nếu thuộc tả khuynh, cộng sản hay xã hội, có phải là giới «ưu tú» thiệt không? Hay hệ thống đảng đào tạo và đưa lên từ «Thanh niên xã hội chủ nghĩa», vào đoàn, vào Đảng và vào chánh quyền?
Bản tin «La Gauche m’a tuer » (https://www.youtube.com/embed/iquLi0N8uJ8) tố cáo 5 Tổng trưởng và cả Thủ tướng của chánh phủ Hollande (Valls, Thủ tướng. Bà Taubira, Tổng trưởng Tư pháp. Le Roux, Tổng trưởng Nội vụ vừa từ chức vì tuyển con gái làm trợ lý từ lúc 14 tuổi. Cambadélis, Đảng trưởng đảng Xã hội. Macron, Tổng trưởng kinh tế, nói dối đâu Normale Sup và có Ts Triết) xài bằng cấp giả, hoặc thiệt mà giả vì không một ngày đi học. Riêng ông Thủ tướng Manuel Valls nhờ Đại học do phe ta lãnh đạo cấp cho bằng Cử nhơn Sử như phần thưởng sau nhiều năm làm cán bộ Công ty Bảo hiểm sinh viên (MNEF), một cơ quan thuộc đảng xã hộị (chủ nghĩa) tập trung thanh niên, sinh viên xách động (agit-prop) biểu tình, xuống đường, chống phá chánh phủ phe hữu. Đảng viên đảng cầm quyền Tây mà cũng xài bằng cấp giả như đảng viên cấp lãnh đạo ở Hà nội. Phải chăng vì cùng phe xhcn, không giống lông thì cũng giống cánh!
Nhưng ở chìều sâu hơn, phá bỏ hệ thống phải còn do một chủ trương nào khác nữa không? Như một quyền lực trong bóng tối?
Chống ông Fillon vì ông là một người Công giáo thuần thành, chủ trương khôi phục lại những giá trị truyền thống, bản sắc, danh dự của nước Pháp?
Trong chánh phủ ông Hollande, có hơn mươi người là Thợ Hồ (franc-maçon). Riêng ông Hollande, hôm 27/02/2017, đuợc mời tới viếng thư viện của Thợ Hồ và đọc một bài diễn văn để tỏ lòng cảm ơn Thợ Hồ đã hợp tác với chánh phủ xây dựng nền Cộng hòa. Ông Hollande là ông Tổng thống đầu tiên được Thợ Hồ mời đọc diễn văn.
Sau buổi thảo luận của 5 ứng viên Tổng thống trên TV tối 21/03/2017, ông Macron được báo chí đánh giá là người sáng giá nhứt trong cuộc chạy đua vào điện Élysée cuối tháng tới đây. Mà ông Emmanuel Macron là ai?
Ông là lãnh tụ Thanh niên Thợ Hồ, con gà của giới tài chánh ngân hàng, giới chủ Truyền thông (TV, Radio, báo giấy, phát hành, xuất bản,…) mà hai giới này ngày nay là làm chủ hệ thống chánh trị thế giới.
Nguyễn thị Cỏ May
Đăng ngày 31 tháng 03.2017