Người hùng của tôi – John McCain
Điệp Mỹ Linh
Kính thưa quý độc giả,
Tựa đề của bài này đã xác định: Bài này chỉ gói ghém ý tưởng và tình cảm của riêng ĐML dành cho ông McCain – cựu tù binh, thương binh từng tham chiến tại Việt Nam – trước khi ông McCain lìa khỏi thế giới đảo điên/đầy đố kỵ/đầy tỵ hiềm của người đời, chứ ĐML không cố ý tôn vinh ông McCain là anh hùng của ai cả. Nếu độc giả nào cảm thấy không cùng ý niệm với ĐML về ông McCain thì ĐML rất tiếc là ĐML không thể biết được người hùng của quý vị là ai để ĐML có thể viết về người hùng của quý vị! Trân trọng. ĐML.
Mẹ con tôi vừa lấy hàng từ xe đẩy sắp lên quầy tính tiền tại Walmart vừa nói chuyện nho nhỏ bằng tiếng Việt. Bất ngờ tôi làm rơi hộp thuốc nhỏ mắt. Vừa xoay người, chưa kịp khom xuống để lượm, tôi thấy một ông Mỹ tóc bạc, đứng ngay sau tôi, nhặt lên, trao cho tôi. Tôi nói tiếng Anh:
- Cảm ơn ông.
Thật bất ngờ, ông Mỹ phát âm lơ lớ:
- Khoon co chi.
Tôi hỏi:
- Ô, có lẽ vợ của ông là người Việt, phải không ạ?
Ông đáp bằng tiếng Anh:
- Không. Vợ tôi không phải người Việt.
- Thế mà ông nói được tiếng Việt. Tuyệt thật!
- Tôi chỉ biết chút ít tiếng Việt, vì tôi đã tham chiến tại Việt Nam.
Tôi xúc động, nói ngay:
- Ông là một trong những người hùng của tôi.
- Cảm ơn bà đã nghĩ như thế.
- Ông có thể cho tôi “hug” ông để tỏ lòng biết ơn hay không?
Ông Mỹ cười, dang đôi tay. Tôi cũng dang tay, vừa hơi nhón chân để vịn vai ông ấy tôi vừa nói:
- Cảm ơn ông đã giúp chúng tôi chống lại V.C.
Sự việc trên đây cho thấy tôi không phải là người “phù thịnh hay phù suy” mà tôi chỉ là người trực tính, nghĩ sao nói vậy, thấy gì nói nấy. Tôi đã không thể góp phần nhỏ bé nào trong cuộc chiến tàn khốc – từ năm 1954 đến năm 1975 – do Cộng Sản Việt Nam (C.S.V.N.) gây ra thì tôi biết ơn bất cứ người nào đã hy sinh tuổi trẻ, hy sinh một phần cơ thể, có khi hy sinh cả tính mạng của họ để gia đình tôi và tôi được bình an.
Vì ý niệm của tôi là “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, cho nên, vào cuối thập niên 60, tin Hải Quân thiếu tá John McCain bị bắn rơi tại Bắc Việt được báo chí miền Nam Việt Nam đăng tải, tôi đã muốn viết về ông. Nhưng, vào thời điểm đó, khó kiếm tài liệu và cũng vì gia đình và xã hội miền Nam vẫn còn rất khắt khe với phụ nữ cho nên tôi rất ngại ngùng, không dám viết. Dù không dám viết, tôi cũng vẫn âm thầm cảm phục ông McCain – một quân nhân không cùng chủng tộc với tôi – đã thực hiện đến 23 phi vụ Bắc phạt để giúp người miền Nam chúng tôi chống lại sự xâm lăng tàn bạo của người đồng chủng từ phương Bắc Việt Nam.
Năm 2008, ông McCain ứng cử tổng thống Mỹ, tôi dự định sẽ dành cho ông một lá phiếu. Nhưng khi ông McCain chọn bà Sarah Palin – cựu Thống Đốc tiểu bang Alaska – làm phó tổng thống thì tôi thất vọng!
Gần đây, thấy trên Yahoo News câu này: Sen. John McCain (R-Ariz.) said he regrets choosing former Alaska Gov. Sarah Palin (R) to be his running mate during the 2008 presidential campaign, tôi mới không còn áy náy là đã không bầu cho liên danh của ông.
Sau khi ông McCain thất cử, tôi thấy hình ông McCain bị thương trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Trong hình, cánh tay phải của ông bị băng bột và treo lên. Một tấm ảnh khác chụp ông McCain – đi bằng đôi nạng – bắt tay Tổng Thống Nixon. Tôi cũng thấy tấm hình ông McCain cùng một số quân nhân Hoa Kỳ rời xe buýt tại phi trường Gia Lâm, Hà Nội để đến phi cơ, trở về Hoa Kỳ, ngày 14 tháng 03 năm 1973. Trong hình thứ ba, ông McCain đi đầu, theo sau là các quân nhân Hoa Kỳ. Sau nhiều năm bị người C.S.V.N. tra tấn dã man, bị biệt giam dài hạn và chịu nhiều thương tật mà các các quân nhân Hoa Kỳ cũng vẫn giữ được thái độ bất khuất, cương nghị với nét mặt nghiêm trang và đôi mắt nhìn thẳng.
Nét mặt và ánh mắt của ông McCain làm cho tôi cảm phục ông nhiều hơn và ý nghĩ viết về ông McCain lại trở về trong trí tôi. Nhưng tôi vẫn do dự vì tôi thấy vài bài người Việt di tản đả kích ông McCain bằng những danh từ và động từ rất nặng nề!
Đọc bản tin trên Yahoo, thấy quý vị dân cử ở Arizona – dù biết ông McCain đang… chờ chết – cũng vẫn chưa muốn bầu người khác thay thế chức vụ của ông McCain, tôi thầm vui và thán phục lòng nhân đạo và sự tế nhị của quý vị đồng viện với ông McCain. Nhưng khi thấy tin bà Kelly Sadler – phụ tá trong tòa Bạch Ốc – nói đùa về việc ông McCain chống lại sự bổ nhiệm bà Gina Haspel vào chức vụ giám đốc CIA rằng: "It doesn't matter, he's dying anyway" thì tôi rất bất bình về câu nói đùa quá tàn nhẫn của một phụ nữ đối với một cựu quân nhân, một người già – và cũng là một thượng nghị sĩ – mắc căn bệnh hiểm nghèo và đang chờ chết! Không phải một mình tôi bất bình về lời phát biểu của bà Kelly Sadler mà nhiều vị dân cử, thường dân cũng bất bình và họ yêu cầu Tòa Bạch Ốc phải công khai xin lỗi ông McCain; nhưng chỉ có bà Kelly Sadler điện thoại cho con gái của ông McCain để xin lỗi chứ Tòa Bạch Ốc vẫn giữ im lặng! Sự im lặng của quý vị trong Tòa Bạch Ốc làm tôi chợt nhớ câu Ông Bà mình thường nói: “Rau nào thì sâu nấy”. Con người được sinh ra phải chịu ảnh hưởng rất nhiều theo sự giáo dục của Cha Mẹ; lớn lên, đi học, lập gia đình và làm việc, con người lại chịu ảnh hưởng của Sếp, của bạn hữu cùng sở và môi trường chung quanh. (1)
Chiều nay, trong khi đi trên treadmill tại Gym, hàng chữ rất ý nghĩa phía sau chiếc áo T-shirt của một ông Mỹ già, cũng tập thể dục tại Gym này, gợi sự chú ý của tôi. Câu ấy như thế này: A Veteran – whether active duty, discharged, retired, reserve – is someone who, at one point in his or her life, wrote a blank check made payable to “The United States of America”, for an amount of “up to and including his or her life.” (Direct quote from Google. Author: Unknown Author)
Thế là, sau khi về nhà, tôi vào Google tìm tác giả câu nói ấy và tôi bắt đầu viết về Người Hùng của tôi – John McCain.
Khi viết về ông McCain, tôi biết sẽ có vài người Việt không đồng quan điểm với tôi. Nhưng, là một ngòi bút không chuyên nghiệp và không thích chính trị, tôi chỉ viết theo định hướng của riêng tôi: Chỉ viết theo sự rung động của trái tim và khối óc của tôi; chỉ viết lên những nét đẹp, nét hào hùng, nét trang nhã của người và của đời. Ngòi viết của tôi không phải và không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Và trong bài này – cũng như bài viết về Cố Hải Quân trung tá Hồ Quang Minh – tôi chỉ xin được nhìn ông McCain ở khía cạnh tích cực nhất, tốt đẹp nhất và nhân đạo nhất mà tôi có thể thấy được.
Vì thế, trong mắt tôi, ông McCain hội đủ những nét hào hùng rất đáng cho tôi trân quý.
Là con của vị Tướng Hải Quân Hoa Kỳ nhiều uy quyền, ông McCain cũng vẫn chấp nhận – nhiều khi còn tình nguyện – thi hành những công tác rất nguy hiểm như dội bom xuống các cứ điểm quân sự của C.S.V.N. tại Bắc Việt trong khi cả “rừng” hỏa tiễn SAM của Nga được C.S.V.N. “tung” lên ngập trời!
Trong phi vụ cuối cùng, ngày 26 tháng 10 năm 1967, phi cơ của ông McCain bị người C.S.V.N. dùng hỏa tiễn SAM của Nga bắn hạ. Ông McCain nhảy dù và rớt xuống Hồ Tây. Ông bị gảy chân phải và hai tay; tay phải gảy làm 3 đoạn.
Bị thương nặng như thế mà trên người ông McCain còn mang khoảng 50 pounds quân trang và quân dụng, cho nên – trong khi ngụp lặn trong Hồ Tây – ông McCain suýt chết đuối; vì cứ bị khi tỉnh khi mê! Cuối cùng, ông McCain được vài người Việt bơi ra cứu.
Khi vừa được đem lên bờ, ông McCain bị rất nhiều người đến chửi bới, nguyền rủa, khạc nhổ và đấm đá túi bụi. Một người chỉa súng vào ông và một người khác dùng lưỡi lê đâm vào vết thương nơi chân của ông.
Giữa lúc ông McCain bị nguy khốn như thế, một người đàn ông xuất hiện, bảo đám đông hãy dang ra, để ông McCain yên. Một phụ nữ bước đến, cố giúp ông McCain gượng dậy và đưa ly nước trà đến tận môi ông.
Sau những giây phút vừa kinh hoàng vừa xúc động tột cùng, ông McCain bị đưa thẳng vào nhà tù Hỏa Lò!
Tại nhà tù Hỏa Lò – dù ông McCain vẫn trong tình trạng khi tỉnh khi mê – người C.S.V.N. cũng lên án, kết tội và đánh đập để khai thác về tin tức quân sự của Hoa Kỳ. Ông McCain chỉ khai tên, họ, ngày, tháng, năm sinh, cấp bậc và số quân của ông. Thấy khó khai thác, người C.S.V.N. vừa đánh đấm ông McCain vừa đe dọa:
- Anh sẽ không được chữa trị vết thương cho đến khi nào anh chịu khai báo!
- Tôi sẽ không nói bất cứ điều gì chống lại Tổ Quốc của tôi.
- Anh sẽ không bao giờ được trở về Mỹ. Anh sẽ bị đưa ra tòa để kêu án như một tội phạm chiến tranh.
Đến ngày thứ tư, tình trạng sức khỏe và vết thương của ông McCain quá tồi tệ thì hai người C.S.V.N. vào. Người này tung mền của ông McCain và chỉ cho người kia xem các vết thương của ông. Chính lúc đó ông McCain mới thấy vết thương nơi chân phải của ông đã nhiễm trùng và sưng to như trái football! Thấy rõ sự nguy khốn cho mạng sống của mình, ông McCain yêu cầu cho gặp sĩ quan hoặc là vị nào có thẩm quyền.
Vị thẩm quyền bước vào. Ông McCain bảo;
- Tôi sẽ khai về tin tức quân sự nếu các anh đưa tôi đi bệnh viện.
Vị thẩm quyền quay bước; sau đó trở lại cùng với một bác sĩ. Bác sĩ xem mạch ông McCain và cho biết:
- Muộn quá rồi!
Ông McCain yêu cầu:
- Nếu được đưa đến bệnh viện, tôi sẽ hồi phục.
Bác sĩ bắt mạch một lần nữa và cũng bảo:
- Muộn quá rồi!
Bác sĩ và vị thẩm quyền rời phòng giam. Ông McCain lại bị hôn mê!
Sau đó không lâu, vị thẩm quyền hối hả trở lại phòng giam ông McCain và reo lớn:
- Bố của anh là một vị Tướng Hải Quân Hoa Kỳ. Bây giờ chúng tôi đem anh đến bệnh viện.
Tại bệnh viện, sau khi khám nghiệm, bác sĩ bảo chân của ông McCain phải được giải phẫu hai lần; nhưng bác sĩ không hề khám hoặc đề cập gì đến các vết thương nơi hai tay của ông. Sau đó bác sĩ chỉ thực hiện một cuộc giải phẫu chân chứ không phải hai như bác sĩ đã cho ông McCain biết trước đó – vì bác sĩ và vị thẩm quyền bảo ông McCain gan lỳ, không chịu khai tin tức quân sự!
Tình trạng sức khỏe của ông McCain sa sút quá tệ mà ông McCain cũng vẫn bị người C.S.V.N. đánh đập và tra tấn rất tàn bạo. Nhận thấy những trận “đòn thù” không thể làm ông McCain cung khai, người C.S.V.N. “chơi” trò tâm lý, hỏi ông McCain:
- Anh muốn trở về Mỹ hay không?
Ông McCain đáp “No!” Người C.S.V.N. lại hỏi:
- Tại sao?
Nhớ hai điều quan trọng khi theo học tại United States Naval Academy: Không chấp nhận tha bổng hoặc ân xá và không chấp nhận đặc ân, Ông McCain nêu lý do:
- Hải Quân trung tá Everett Alvarez Jr.là sĩ quan Hoa Kỳ đầu tiên bị tù thì ông ấy phải được trả tự do trước rồi mới đến chúng tôi.
Không lay chuyển được ý chí sắt đá của ông McCain, khi đem thư của vợ ông McCain vào cho ông, người C.S.V.N. bảo:
- Tổng Thống Lyndon Johnson bảo đưa anh về Mỹ.
Ông McCain lại bảo “No!” Thấy vẫn không lay chuyển được ông McCain, người C.S.V.N. lại đe dọa:
- Bác sĩ bảo rằng, với vết thương nặng như thế, anh không thể sống được nếu anh không được chữa trị tại Hoa Kỳ.
Ông McCain cũng vẫn bảo “No!”
Sáng ngày 04 tháng 07 năm 1968, Bố của ông McCain – Đô Đốc John Sidney "Jack" McCain, Jr. – được bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh Hạm Đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.
Nhân cơ hội này, người C.S.V.N. muốn lấy lòng giới chức Hoa Kỳ đồng thời cũng muốn tuyên truyền rằng người C.S.V.N. đầy lòng nhân đạo, cho nên, người C.S.V.N. lại hỏi ông McCain:
- Cấp trên của chúng tôi muốn biết câu trả lời dứt khoát của anh.
- Câu trả lời cuối cùng của tôi vẫn là “No!”
Sau đó, cả mười người canh tù xúm lại vừa đánh đấm, đạp và cào cấu vào người ông McCain vừa cười. Những người này buộc ông McCain phải viết lời thú tội là ông lấy làm tiếc đã có những hành động tội phạm chống lại người Bắc Việt Nam. Ông McCain cũng vẫn không thực hiện yêu cầu này và ông lại tiếp tục bị hành hạ.
Sự chịu đựng của ông McCain dường như đã can kiệt! Ý tưởng tự kết liễu cuộc đời chợt đến trong lòng, vì ông McCain nhận thấy ông đã bị dồn đến cuối đường! Nhưng rồi, bản năng sinh tồn thúc đẩy, ông McCain bảo:
- Okay, tôi sẽ cung khai.
Người C.S.V.N. viết lời tự thú bằng tiếng Việt. Ông McCain ký vào bản tự thú – mà ông McCain không hiểu người C.S.V.N. viết những gì trong đó!
Tháng 05 năm 1969, ông McCain bị buộc phải viết thư gửi đến phi công của Hải Quân Hoa Kỳ, thuyết phục các phi công này đừng thực hiện công tác thả bom miền Bắc Việt Nam nữa. Ông McCain lại bị trừng phạt và người C.S.V.N. đã nhảy và dẫm lên đầu gối của ông.
Ngoài sự tra tấn và hành hạ dã man do người C.S.V.N. trút xuống thân người ông, chính ông McCain cũng thấy rõ những thương tật do người C.S.V.N gây ra cho các bạn tù của ông; như đại tá Dick Stratton bị nạy và kéo móng tay cái rồi dí tàn thuốc hút đang cháy vào người; ông Ed Atterberry bị tra tấn đến chết v.v… Và ông McCain cũng nhận ra rằng tù nhân Hoa Kỳ nào bị thương trầm trọng thì người C.S.V.N. sẽ để cho tù nhân đó chết chứ người C.S.V.N không bao giờ cứu chữa! (2)
Những điều kể trên cho thấy, quả thật người C.S.V.N. đã tạo món “nợ máu” đối với ông McCain.
Thế nhưng, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc không lâu, ông McCain đã hỗ trợ đắc lực cho sự bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam với mục đích tìm quân nhân Hoa Kỳ mất tích và hài cốt của quân nhân Hoa Kỳ tử trận trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Có thể nói, sự hỗ trợ đầy nhân đạo của ông McCain để tạo nên sự bình thường hóa giữa Hoa Kỳ và nhà cầm quyền C.S.V.N. đã tạo nên nhiều phẫn nộ và sự đả kích của một số người Việt tỵ nạn. Nhưng, người nào phẫn nộ và đả kích ông McCain thì hãy bình tâm nghĩ lại, tự đặt cá nhân vị đó vào trường hợp của ông McCain khi bị rơi xuống Hồ Tây. Trong cảnh khốn cùng, cái chết đang cận kề thì có người bơi ra cứu; sau đó có người quát tháo, can ngăn nhóm người hành hung ông; và, hành động nhân từ của người phụ nữ cố nâng ông lên, đưa ly nước trà tận môi ông! Ôi, một cử chỉ cao cả và tuyệt vời đến như thế thì làm thế nào ông McCain quên cho được!
Vì tình đồng đội và – không nhiều thì ít – cũng vì hành động và cử chỉ tuyệt đẹp của một phụ nữ Việt Nam bên Hồ Tây mà ông McCain đã tích cực hỗ trợ trong việc bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Suy nghĩ của ông McCain cũng không khác chi câu nói của nhân vật Dũng trong truyện ngắn Tâm Nguyện Cá Hồi của Điệp Mỹ Linh. Khi bị ung thư thời kỳ cuối, Dũng muốn trở về để chết tại quê hương. Chị của Dũng hỏi: “Cậu về để sống với kẻ thù à?” Dũng đáp: “Chị à! Bọn lãnh đạo đảng Cộng Sản hèn hạ, bán nước và ngu dốt thây kệ mẹ nó; còn giải đất đó và dân tộc đó có tội tình gì đâu! Anh Hai, anh Năm và em đã đổ máu vì giải đất đó mà!...”
Vâng, chỉ có đảng và người C.S.V.N. mới là những kẻ có tội với Tổ Quốc vì C.S.V.N. đã “cỏng rắn cắn gà nhà” và bán nước cho Trung Cộng; còn giải đất hình chữ S và dân tộc Việt Nam nào có tội tình gì! Vì thế, đối với tôi, Hoa Kỳ bang giao với Việt Nam đã cứu người dân Việt Nam – nhất là người miền Nam bị C.S.V.N. đày đi kinh tế mới – thoát khỏi nạn đói trầm trọng vào thời bao cấp. Và cũng nhờ “bóng dáng” của Hoa Kỳ mà Trung Cộng chỉ chiếm Việt Nam theo thể tiệm tiến, chiếm từ từ, chiếm từng phần dưới hình thức mua nhà, thuê đất rồi thuê những cứ điểm chiến lược quân sự, chứ Trung Cộng không dám ngang nhiên xua quân từ biên giới Trung Cộng-Việt Nam tiến thẳng xuống Cà Mau và từ ngoài biển ùa vào để chiếm Việt Nam – như Iraq đã xua cả Bộ Binh, Không Quân và Hải Quân để tiến chiếm Kuwait ngày 02 tháng 08 năm 1990!
Có người lên án ông McCain là… phản quốc; vì ông McCain đã “bắt tay” với kẻ thù xưa! Thế thì tôi xin hỏi: Những người Việt tỵ nạn Cộng Sản trở về Việt Nam lấy vợ, lấy chồng, tìm vợ cho con hoặc những người Việt tỵ nạn làm thương mại, trốn thuế, giấu tiền mặt rồi đem về Việt Nam xây nhà, mua bất động sản thì quý vị liệt những người Việt Nam này vào hạng người nào?
Nếu quý vị kết tội ông McCain đã cung khai tin tức quân sự và quốc phòng cho C.S.V.N. vì ông “chịu đòn” không nổi nữa thì quý vị hãy tự đặt quý vị vào trường hợp của ông McCain: Bị thương chân phải và hai tay mà vẫn bị C.S.V.N. đánh đấm và tra khảo thì quý vị có làm anh hùng được không? Kẻ thù viết bản tự thú bằng sinh ngữ của kẻ thù – mà quý vị không thể hiểu – rồi bắt quý vị ký vào để bớt bị đánh đấm và tra khảo thì quý vị có làm anh hùng được không? Nhưng, điều quan trọng là chưa có tài liệu nào chứng minh rằng ông McCain đã cung khai với C.S.V.N. điều gì có hại cho Hoa Kỳ!
Nếu ông McCain thật sự là một người phản quốc thì làm thế nào trong hồ sơ của ông McCain được ghi như thế này: In 1982, McCain was elected to the United States House of Representatives, where he served two terms. He entered the U.S. Senate in 1987 and easily won reelection five times, most recently in 2016.
Người Mỹ không dại mà đi bầu cho “người phản quốc” đến nhiều nhiệm kỳ như thế.
Hiện tại, trong khi chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, ông McCain đã khẳng định rằng ông (McCain) không muốn ông Trump hiện diện trong đám tang của ông. Đây là sự chọn lựa cuối đời rất đáng tôn trọng của một người, chứ ông McCain không phải là “nhỏ mọn, tỵ hiềm, thù vặt” như vài người Việt – không thích ông McCain – kết luận.
Khi ông McCain còn sống, ông Trump đã đối xử thiếu lịch sự, thiếu lễ độ thì khi McCain chết, ông Trump tham dự đám tang rồi sẽ lợi dụng khung cảnh trang trọng trong đám tang của ông McCain để nói những lời khách sáo rỗng tuếch và tìm mọi phương cách tự đề cao “cái tôi” của ông Trump – như ông Trump từng thực hiện trong bất cứ cơ hội nào ông (Trump) được xuất hiện trước công chúng – thì sự hiện diện của ông Trump không bằng hạt cát!
Có người đặt câu hỏi: Tại sao ông McCain tha thứ cho CSVN – người đã hành hạ, đánh đập ông – mà ông McCain không thể tha thứ cho ông Trump?
Thực tế chứng minh: Về thể chất, khi còn trẻ, người này có thể mang, nâng, xách một vật thể nặng 50, 60 ký-lô; nhưng lúc người này già tám mươi tuổi thì không thể nào buộc người này mang, nâng, xách một vật thể tương đương như lúc người này còn trẻ được!
Nếu đã chấp nhận vấn đề thể chất là định luật của thiên nhiên thì vấn đề tâm hồn và tinh thần cũng không thể thoát khỏi định luật của thiên nhiên.
Ông McCain “không thèm” ông Trump – Tổng Thống Hoa Kỳ – hiện diện trong đám tang của ông (McCain); nhưng ông McCain lại tự chọn nơi an nghỉ cuối cùng đầy ý nghĩa. Đó là nghĩa trang của U.S. Naval Academy tại Maryland, rất gần nơi an nghỉ cuối cùng của người bạn Hải Quân thân thiết của ông – ông Charles "Chuck" Larson.
Vừa viết đến đây, tôi thấy trên Yahoo News có Tweet này của ông Donald J. Trump. Ông Trump tweeted như thế này: “Happy Memorial Day! Those who died for our great country would be very happy and proud at how well our country is doing today. Best economy in decades, lowest unemployment for Black and Hispanics EVER (and women in 18 years), rebuilding our military and so much more. Nice! (5/28/18, 8:58AM)” Đọc tweet này tôi cảm thấy niềm bất nhẫn dâng lên ngùn ngụt trong lòng! Ngày Chiến Sĩ Trận Vong là ngày gợi lại hình ảnh vừa hào hùng, vừa bi thảm, vừa đau thương của biết bao quân nhân đã vị quốc vong thân; đã gợi lại bao đau khổ, xót thương trong lòng Cha Mẹ, vợ chồng, con cháu của họ mà “Happy” cái nỗi gì! Muốn biết ngày Chiến Sĩ Trận Vong “happy” cỡ nào thì hãy nhìn những tấm hình đứa bé quỳ xuống, bàn tay nhỏ xíu đặt lên tên của Bố, Mẹ được khắc trên mộ bia; hãy nhìn vài phụ nữ ôm con, ngồi gục xuống mộ phần của chồng v.v… Quân nhân đã tử trận thì linh hồn của những quân nhân này buồn thương, nhớ tiếc Cha Mẹ, vợ chồng, con cháu, anh chị em của họ chứ những linh hồn này “happy and proud” cái nổi gì của thế gian!
Ngày Chiến Sĩ Trận Vong, ông Trump không một lời cảm ơn quân nhân và anh hùng đã chết cho đất nước này, lại chỉ thấy ông Trump tự đề cao một cách quá lố về những điều – không phải một mình ông Trump – đã thực hiện! Cuối Tweet, ông Trump lại “gõ” chữ “Nice”! Cái gì “Nice” trong ngày Vị Quốc Vong Thân? Không lẽ ngày kỵ giỗ người thân lìa đời mà là “Nice”? Hay là ông Trump muốn khoe rằng nền kinh tế tăng triển và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm? Vâng, từ ngày ông Trump cầm quyền, kinh tế khá hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn; thế còn những bạo loạn chết người xảy ra liên tục tại các trường học và sự kỳ thị giữa người da trắng và người da màu tăng lên nhanh thì ai chịu trách nhiệm?
Tư cách của một người như ông Trump mà dám lên tiếng phê phán một cựu quân nhân như ông McCain – người đã thi hành xong sứ mệnh của một thanh niên trong thời chiến; đã trải tấm lòng với đời và với người – thì tôi xem thường ông Trump!
Một người trốn lính trong thời chiến với lý do “bone spurs” nơi chân – mà người trốn lính này không nhớ là “bone spurs” ở chân nào – và cũng chính người trốn lính này đã công khai gọi các quốc gia Haiti, El Salvador và một phần của Africa là… hố phân (shithole countries)thì – dù chưa bao giờ ông McCain tự xưng ông là anh hùng – người trốn lính này cũng không đủ tư cách, không đủ thẩm quyền để phán xét, xác nhận hoặc phủ nhận ông McCain là một người hùng hay không phải là một người hùng!
ĐIỆP MỸ LINH
1. Tối nay – 06-05-18 -- vừa đọc lại để dò/sửa/bổ túc bài viết này, tôi được Change.org thông báo rằng bà Kelly Sadler vừa bị tòa Bạch Ốc cho nghỉ việc vì câu nói đùa vô ý thức của bà dành cho thượng nghị sĩ McCain.
2. Tài liệu tham khảo: The True Nature of John McCain’s HeroismBy James Carroll và John McCain, Prisoner of War: A First-Person Account .
John McCain anh hùng không?
Thượng nghị sĩ John McCain qua đời
Bằng Phong Đặng Văn Âu
Đứng trước cái chết của một người, nhất là một người mà chúng ta đã coi là bạn, thật là đáng tiếc. Hoa Kỳ là bạn đồng minh của VNCH.
Tôi xin mạn phép có đôi điều suy nghĩ về người quá cố:
1. Điều đáng khen ngợi:
a) Mặc dầu là con của một ông Tướng, nhưng McCain không cậy thân thế gia đình, ông đã tham gia vào quân đội để phụng sự Tổ Quốc Hoa Kỳ.
b) McCain chấp nhận làm một sĩ quan tác chiến, không chạy chọt để làm lính văn phòng.
c) Khi bị Việt Cộng cầm tù, ông McCain không uốn mình làm “antenne” cho địch, từ chối tuyên bố cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ vào Việt Nam là phi nghĩa. Khi biết ông là con của một Thủy Sư Đô Đốc đang làm Tư lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Việt Cộng đề nghị thả ông ra sớm, nhưng ông từ chối ân huệ đó, chỉ ra tù khi tất cả bạn tù được trả tự do.
d) Một việc làm đáng kể của ông McCain là đề nghị dự luật giúp những tù nhân VNCH và gia đình được sang Hoa Kỳ. Chúng ta mang ơn hành động nhân đạo của ông.
2. Điều đáng chê trách:
Vì bị ông Donald J. Trump không nhìn nhận mình là anh hùng, ông McCain bị chạm tự ái cá nhân, nên ra mặt chống Donald J. Trump mà không nghĩ đến quyền lợi Tổ Quốc.
Ông McCain phải biết 8 năm cầm quyền của Barack Hussein Obama đã làm cho uy tín của nước Mỹ xuống cấp như: Cúi rạp mình trước những Quốc Vương A Rập để xin lỗi vì chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; bị Trung Cộng ép buộc xuống thang sau đuôi máy bay Air Forcw I mà lủi thủi tuân hành. Obama sử dụng lá bài chủng tộc (race card) làm chia rẽ dân tộc. Kinh tế lụn bại; nạn thất nghiệp cao, mở cửa biên giới cho di dân bất hợp pháp tràn vào mà vẫn được quyền hưởng bảo hiểm y tế, được bỏ phiếu … Thế mà ông McCain đã làm:
1/ Chuyển hồ sơ ngụy tạo (fake dossier) cho FBI để tìm cho ra cái tội Trump thông đồng với Nga.
2/ Vì hận Trump, McCain bỏ phiếu chống lại dự luật của Thượng Viện hủy bỏ Obamacare.
3/ Viết di chúc yêu cầu không cho Donald J. Trump đến tham dự lễ tang của mình sau khi từ trần.
4/ Tỏ ra hối hận đã chọn bà Sarah Palin làm ứng cử viên Phó Tổng thống cho mình …
Xét về những hành động nêu trên của John McCain, tôi cho rằng ông ta không xứng đáng mang danh hiệu ANH HÙNG, bởi tình cách thù vặt rất tiểu tâm mà bất chấp quyền lợi quốc gia. Ông McCain phải biết nếu bà Hillary Clinton mà làm Tổng thống thì nước Mỹ sẽ mất vai trò lãnh đạo thế giới. Bà Hillary chỉ là con rối của Obama, sẽ phải duy trì chủ trương “Xã hội chủ nghĩa” của Obama. Dưới sự thống trị của Trung Cộng, chắc là một tai họa cho thế giới.
Chính nhờ sự hùng biện, vẻ đẹp duyên dáng, bà Sarah Palin đã thu hút sự ủng hộ của quần chúng mỗi khi bà nói chuyện trước đám đông. Nhờ đó, điểm thăm dò dư luận đối với ứng cử viên Cộng Hòa John McCain được nâng lên. Điểm ủng hộ McCain dần dần sút giảm từ sau các cuộc tranh luận (debates) giữa McCain với Obama, vì McCain tỏ ra bết bát.
Chúng ta đã từng nghe những bài điếu văn ca tụng, đề cao công đức người chết, mà trong lúc sinh thời, người đọc điếu văn chẳng tử tế gì với người qua đời. Rồi đây chúng ta sẽ được nghe những bài điếu văn ca ngợi ông John McCain và không một ai đề cập đến cái tiểu tâm, cái thù vặt nhỏ mọn, hèn hạ của ông.
Nếu ông John McCain thực sự là người yêu nước Mỹ thì ông phải ca ngợi những thành quả của Donald J Trump đã mang lại cho nước Mỹ trong hơn một năm qua: Thị trường chứng khoán tăng cao, nạn thất nghiệp của người da đen, người Latino, người Á Châu đều giảm, an ninh biên giới bảo đảm hơn dưới thời Obama, đặc biệt bảo hiểm y tế của các cựu chiến binh được quan tâm hơn, nhất là bệnh nhân không phải chờ hàng tháng ở các nhà thương Veteran.
Là người Chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện, John McCain phải hài lòng sự nâng cao sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ Tại sao McCain vẫn chống? Tại vì thù vặt.
Thức lâu mới biết đêm dài. Tôi đã từng khen ngợi Tổng thống 41 (George H. Bush); nhưng khi nghe ông tuyên bố bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton, chỉ vì con mình là Jeff Bush bị Donald Trump chê “low energy” mà không được đề cử làm ứng viên của đảng Cộng Hòa. Tôi bắt đầu đánh giá thấp một người mà tôi từng ủng hộ.
Đó là những nhận xét của tôi đối với các nhà lãnh đạo đảng Cộng Hòa. Nói chung họ đều tồi, đều coi lợi ích cá nhân, danh dự cá nhân cao hơn quyền lợi, danh dự của Đất Nước.
Bằng Phong Đặng văn Âu
Thượng Nghị Sĩ John McCain
qua đời ở tuổi 81
Thượng Nghị Sĩ John McCain, anh hùng trong chiến tranh Việt Nam, từng tranh cử tổng thống, đã qua đời vào chiều 25 Tháng Tám, thọ 81 tuổi, sau nhiều năm chiến đấu với bệnh ung thư não. (Hình: AP Photo/Gerald Herbert, File)
PHOENIX, Arizona (NV) – “Thượng Nghị Sĩ John Sidney McCain III qua đời vào 4 giờ 28 phút chiều Thứ Bảy, 25 Tháng Tám, 2018. Bên cạnh lúc ông ra đi có vợ Cindy và gia đình của ông. Vào lúc qua đời, ông đã trung thành phục vụ đất nước Hoa Kỳ suốt 60 năm qua.”
Thông cáo từ văn phòng của Thượng Nghị Sĩ John McCain, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008, và từng bị giam cầm hơn năm năm ở Hà Nội thời chiến tranh Việt Nam, cho biết như vậy.
Ông John Sidney McCain III chào đời ngày 29 Tháng Tám, 1936, tại một căn cứ hải quân Mỹ ở Panama. Xuất thân từ một gia đình ba đời phục vụ binh chủng hải quân của quân đội Hoa Kỳ, cha và ông nội đều mang hàm Đô Đốc, ông McCain trở thành phi công lái máy bay chiến đấu sau khi tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ.
Ông qua đời ở tuổi 81, một ngày sau khi gia đình ông loan báo ông đã quyết định dừng điều trị bệnh ung thư não ác tính từ hơn một năm qua.
Theo USA Today, ông sẽ được tri ân như một chính trị gia lớn của Arizona với sáu nhiệm kỳ thượng nghị sĩ tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Năm 2017, ông bị định bệnh, mắc chứng ung thư óc không thuốc chữa tên “glioblastoma.”
Ông McCain đã hai lần ứng cử tổng thống, nhưng năm 2000, ông bị thua ông George W. Bush lúc bấy giờ là thống đốc Texas, và năm 2008, thua ông Barack Obama lúc còn là thượng nghị sĩ tiểu bang Illinois.
Hai lần thất bại, mất cơ hội vào Tòa Bạch Ốc là những lần đáng nhớ nhất trong sự nghiệp chính trị của ông.
Năm 1982, ông đắc cử dân biểu Quốc Hội Liên Bang. Năm 1987, ông vào thượng viện, thay chỗ ông Barry Goldwater.
Ông McCain tái đắc cử vào những năm 1992, 1998, 2004, 2010 và 2016. Ông trở thành thượng nghị sĩ cao cấp của Arizona năm 1995 và chủ tịch Ủy Ban Vũ Trang (Armed Services Committee) năm 2015, vẫn theo USA Today.
Ngày 24 Tháng Tám, ông John McCain từ chối điều trị bệnh nan y. Rất nhiều giới chức đã gởi lời tỏ ý quan tâm đến sức khỏe ông ngay hôm ấy.
Một người dân đọc cuốn sách mới của Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa John McCain mang tên “The Restless Wave” tại Washington, DC, hôm 10 Tháng Năm, 2018. (Hình: Eric Baradat/AFP/Getty Images)
Thường được gọi là một người lạc lõng (maverick), ông có một tính khí phức tạp và sẽ được nhớ như một chính trị gia hết sức quan trọng từ Arizona trong suốt 50 năm.
Dính líu đến xì-căng-đan “Keating Five” cuối thập niên 1980 và bị Ủy Ban Đạo Đức Thượng Viện coi là không có phán xét chuẩn xác khi cùng bốn thượng nghị sĩ khác hội họp với ông Charles H. Keating Jr. một đại tài phiệt.
Vì vụ này, cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, ông bị coi là “maverick” khi ông dẫn đầu cuộc cải cách tài chính, cải cách di trú và chống các hãng thuốc lá khổng lồ. Trong cuộc tranh cử năm 2000, ông gọi những người đấu tranh cho tôn giáo là “đại diện của sự bất khoan dung,” một hành động gan dạ đối với người theo đảng Cộng Hòa, báo USA Today viết.
Năm 2015, ông nhiều lần chạm trán với ông Donald Trump.
Ngày 28 Tháng Bảy, 2017, ông cùng hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa bỏ lá phiếu quyết định ngăn cản nỗ lực của ông Trump trong việc bãi bỏ Obamacare.
Không như những đảng viên Cộng Hòa khác, ông McCain có bản lãnh để đối đầu với ông Trump.
Có một thời gian đầu thập niên 2000, ông từng có ý định theo đảng Dân Chủ và năm 2004, ứng cử viên Dân Chủ John Kerry muốn ông cùng tranh cử, nhưng sau cùng ông vẫn theo Cộng Hòa, gây sự bực bội cho phe đối kháng.
Thượng Nghị Sĩ John McCain. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)
Tờ New York Times trích lại lời của Thượng Nghị Sĩ John McCain cho biết, ông không muốn Tổng Thống Donald Trump xuất hiện tại lễ tang mình. Ông muốn Phó Tổng Thống Mike Pence đại diện Tòa Bạch Ốc.
Theo AP, lúc 7 giờ 10 phút tối 25 Tháng Tám (giờ California), Phó Tổng Thống Mike Pence đã gửi lời chia buồn tới gia đình của Thượng Nghị Sĩ Arizona John McCain về sự ra đi của ông.
Tổng Thống Donald Trump chia sẻ trên Twitter: “Tôi xin gửi lời chia buồn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới gia đình của Thượng Nghị Sĩ John McCain. Chúng tôi xin dành tình cảm và những lời nguyện cầu cho quý vị.” (ĐG)
August 25, 2018
https://www.nguoi-viet.com
John McCain và Donald Trump
Kim Âu
Chắc chắn tôi không phải là người lính Việt Nam, người tù chính trị Việt Nam đầu tiên từng gặp TNS John Mc Cain nhưng có lẽ khá sớm, không phải một lần mà vài lần có liên quan đến công việc từ năm 1995 khi chúng tôi đề nghị ông hỗ trợ dự luật về Vietnamese Commandos khi đưa ra quốc hội chứ không phải gặp để dựa hơi chụp hình làm cảnh. Lý do vì ông ta là một trong vài nhà lập pháp Hoa Kỳ đã từng tham gia chiến tranh Vietnam như John Kerry, Bob Kerrey, Chuck Robb v..v.. Họ có trách nhiệm của những người lính Hoa Kỳ phải ủng hộ những người lính đã từng cùng chung chiến tuyến với họ chứ không phải ban bố ơn huệ cho chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ lòng quý trọng với hai ông John Mc Cain và John Kerry về sự hỗ trợ của họ.
Tất nhiên những người đã thọ ơn ông ta giúp họ thì dù chỉ môt lời hứa suông cũng phải nhớ ơn huống chi ông Mc Cain có hành động giúp người Việt Tỵ Nạn cụ thể. Tuy vậy điều đó không có nghĩa là người ta phải cúc cung, cắn cỏ ngậm vành, bịt mồm, bịt miệng không được nói lên sự thật về những việc làm bất xứng của ông ta.
Trong vụ FISA, ông Mc Cain đã bỏ cả danh dự để phổ biến tài liệu giả mạo để hại Donald Trump một cách thật đê hèn, hạ tiện,may mà ông sắp ra đi chứ còn sống lâu thêm vài năm nữa không chừng cũng bị lôi ra tòa. John Mc Cain ngày nay đã bị thối não rồi, ông ấy chỉ còn là một cái xác biết cử động. Tất cả những gì “ghost writer” viết thay ông ấy chỉ là ý tưởng của người khác. Đúng là ông ta cay vì việc bị Donald Trump phản công bằng ngôn ngữ châm biếm... "TNS McCain được gọi là "anh hùng" (hero) chỉ vì ông ta bị bắt làm tù binh trong chiến tranh VN . Tôi thích những người anh hùng mà không bị quân địch bắt". Sự thực đây là một câu nói phản ứng rất dở của Donald Trump nhưng ông Mc Cain không đủ thông minh để đáp lại nên ôm hận và để lộ tính chất nhỏ nhen không nên có ở một chính trị gia cao tuổi.
Ông Mc Cain là một anh hùng thực sự trong cuộc chiến tranh Việt Nam, một chiến trường có hàng mấy triệu lượt người lính Mỹ tham gia và trở thành một nghị sĩ gương mẫu trong quốc hội. John Mc Cain dĩ nhiên hơn hẳn các anh trốn lính như Bill Clinton, Trump, địa phương quân giữ nhà như George Bush là những người chẳng bao giờ đối diện với hiểm nguy và tù tội vì họ chấp nhận làm “anh hèn” ở hậu phương an toàn ôm chữ “Thọ”. Ai chết mặc ai.
John Mc Cain là một phi công hải quân, bố ông ta là một cấp chỉ huy cao cấp của quân chủng Hài Quân, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, nhưng ông ta - John Mc Cain - không chối bỏ nhiệm vụ của một quân nhân tác chiến mà tình nguyện tiến đánh mục tiêu của đối phương, lái phi cơ lao vào lưới lửa phòng không của Hà Nội. Đó là hành động rất anh hùng nên mới bị bắn rơi và bị cầm tù. Nếu như Mc Cain chỉ bay tận trên trời cao, thả bom bừa bãi cho hết bom không cần biết trúng trật rồi quay về hạm đội an toàn không sứt mẻ, không có chuyện què tay, gãy chân, suýt mất mạng, phải chịu mấy năm tù tội thì chẳng người nào tôn vinh hay coi ông ta là anh hùng..
Tất nhiên không phải vì tù tội mà John Mc Cain trở thành anh hùng. Danh tiếng anh hùng đến với ông ta là chuyện bắt buộc, vì người lính John Mc Cain đã thi hành nhiệm vụ với lòng dũng cảm vô biên. Nhưng theo tôi khi đi vào con đường hoạt động chính trị. vì muốn đạt tới thành công, chính trị gia John Mc Cain đã bị hội kín biến thành con rối, suốt cuộc đời làm chính trị ông ta đã nhận tiền tài trợ của George Soros, một tên tài phiệt đại lưu manh ăn cắp tiền thuế của nước Mỹ. Hiện nay hắn - Goerge Soros - điều khiển rất nhiều nhân viên cao cấp các ngành, chính trị gia, ký giả, các nhân vật trong thế lực truyền thông đánh ngay vào nước Mỹ và kể cả việc dùng tiền của các tổ chức và quỹ non profit do hắn dựng lên để thuê người đi biểu tình đánh phá Trump gây ra nhiều cuộc bạo động. Rất nhiều người Mỹ kêu gọi đưa hắn vào tù nhưng công việc đó tiến triển rất chậm, lý do vì hắn quá giàu, hắn chỉ có 25 tỷ nhưng phe đảng của hắn có hàng nghìn tỷ, hầu như hắn đã mua đứt nhiều chính khách nổi tiếng trong đó có John Mc Cain, Hillary, John Kerry và tạo ra Obama v.v...
Chính trị tự nó đã là âm mưu (conspiracy), không phải là khẩu ngữ “theory of conspiracy” như người ta hay lập lại như vẹt nhưng không hề có chút hiểu biết về nó. Muốn làm chính trị không có mưu lược, thủ đoạn, độc chiêu thì đừng dính dáng đến chính trị. Tranh quyền cướp nước ở Hoa Kỳ không phải là chuyện của một cá nhân anh hùng siêu đẳng mà phải tập hợp được sức mạnh của cả một hệ thống gồm nhiều nhân tài xuất chúng, một mình ông Trump không làm được gì cả bởi thế những kẻ đã thành danh trên truyền thông Hoa Kỳ đang chửi bới chê bai ông Trump không phải là ngu đần, ganh tỵ mà chỉ trích vì được thuê mướn bằng “Tiền và rất nhiều Tiền” có thể nuôi sống họ suốt đời mà còn có thể biến đổi cuộc đời của họ như Obama chẳng hạn.
Donald Trump cầm quyền đến nay đã hơn một năm, những việc ông ta hứa với cử tri đều đang thực hiện tất nhiên không được 100% và có những việc bị ngăn trở như bức tường ở biên giới USA – Mexico. Nhưng hãy đợi đấy, sắp tới sẽ có nhiều cú ngoạn mục, một lũ lạm quyền, thối nát trong đầm lầy sẽ bị lôi ra truy tố chính thức chứ không phải vụ Russia Collusion bịa đặt, dàn dựng để nhằm mục đích thanh trừng bất cứ ai chống lại đường lối của bọn tài phiệt phe đảng của George Soros và để thị uy, dằn mặt đảng Cộng Hòa sau này không ai dám chống bè lũ tài phiệt quyền của Soros.
Nhưng vũ đài chính trị Hoa Kỳ ngày nay đâu phải chỉ có một nhóm tài phiệt độc quyền chi phối. Ngày nay nhóm tài phiệt không danh phận, không tiếng nói chỉ biết góp tiền trước đây phản ứng nên mới có Domald Trump. Tài Phiệt Quyền thế giới đã phân hóa vì cái chăn đã trở nên quá nhỏ bé, chật hẹp vì lòng tham của chúng quá lớn tác hại đến quyền lợi của đất nước và dân chúng Hoa Kỳ đến mức khó chịu đựng nổi.
Hãy nhìn vào đống nợ quốc gia do hai triều đại Bush – Obama để lại là đủ thấy bọn tài phiệt quyền tác hại đến thế nào. Hãy đặt câu hỏi Hillary Clinton đã làm gì để khiến thiên hạ nộp tiền cho Clinton Foundation hơn hai tỷ? Obama xuất thân khố rách, hoạt động tổ chức cộng đồng, làm tổng thống lương chẳng bõ bèn gì mà ngày nay sở hữu một tài sản khổng lồ? Đừng khoe chuyện ông ta viết hồi ký, đi đọc diễn văn. Con người có trí tuệ, khôn ngoan phải biết đặt ra những câu hỏi và tự trả lời cho chính mình về những hiện tượng quái dị đang xảy ra trước mắt. Đừng nghĩ rằng Hoa Kỳ không có những ngày tháng đen tối.
Clinton Foundation, One Uranium, FISA, Email Scandale là những vụ phạm pháp mang tính chất hình tội. Đảng Dân Chủ ung thối, điên cuồng bằng mọi cách phải đánh lạc hướng dư luận, kéo dài thời gian với hy vọng Trump sẽ không tiếp tục được nhiệm kỳ hai. Câu chuyện Russia Collusion chỉ là chuyện bịa đặt WITCH HUNT nhưng do ngay thời gian đầu nhậm chức Trump chưa biết rõ những cạm bẫy ghê gớm của “cái đầm lầy” nên đạp phải cái chông qua việc bổ nhiệm Rod Rosenstein để hắn tạo ra quái thai Special Cousel Robert Mueller treo lưỡi gươm Damocles lên trên đầu chính mình (Trump).
Phe thù địch bịa đặt, dàn dựng, bới móc không hạ được Trump, gần đây George Soros chủ trương dùng phương thức bắn tỉa, lợi dụng quái thai Robert Mueller với quyền lực vô hạn khủng bố những người chung quanh Trump. Tên Mueller này đóng vai trò như Lê Đức Thọ của Việt Cộng hắn khủng bố muốn bắt ai thì bắt (dĩ nhiên phải hợp thức hóa bằng luật do tên lạm quyền Rosenstein và Mueller cấu kết tạo ra) nên chúng ta mới thấy một bầu không khí sợ hãi trùm lên chính giới, luật gia và nhân viên ở Washington DC. Thậm chí nhiều người đã đào nhiệm khỏi chức vụ đương hành và nhiều người được đề cử cũng rút lui thoái thác trách nhiệm đối với quốc gia như Haspel.
Hiện tượng đó cho chúng ta thấy nhóm tài phiệt quyền già nua đang giẫy giụa quậy phá bằng tất cả mọi biện pháp khả thi. Chỉ có một điều chúng không dám hay không thể làm nổi là ám sát tổng thống Trump. Nhưng chắc chắn sẽ không có ai đứng trên pháp luật khi các lực lượng đối đầu đều có thực lực về tài chính và nhân sự. James Comey, Mc Cabe, James Baker, Page, mới chỉ là cái đuôi của con quái vật đầm lầy Washington DC. Thậm chí ngay cả vợ chồng Clinton, Obama cũng chỉ là lá bài mặt trong canh phé của bọn tư bản tài phiệt với nhau và với dân chúng Hoa Kỳ mà thôi. Lần này chúng ta may mắn được chứng kiến cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt của hai lực lượng tư bản tài phiệt cũ và mới trong đó Tài Phiệt Quyền Cũ đứng trên nền tảng của những người tự nhận là “giới tinh hoa”, phía đối đầu là nhóm Tài Phiệt Quyền Mới do Trump đại diện xây dựng sức mạnh quyền lực trên nền tảng quần chúng bình dân Hoa Kỳ với chủ nghĩa dân túy American First.
Trận chiến này đã có kết quả khả quan khi đạo luật về Thuế Vụ được thông qua tạo nên hiệu ứng rất tốt cho sự tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ. Nhưng bọn truyền thông chuột bọ chỉ tập chú vào câu chuyện mua dâm từ xa xưa của Trump, chẳng hiểu bọn chúng có hít được chút vi trùng tiêm la hay HIV nào từ ả gái gọi Stormy Daniels hay không? Tất nhiên đám làm truyền thông, báo chí kiếm cơm choai choai của cộng đồng Việt Nam không đủ tư cách nói đến chính trường nước Mỹ, bọn tào lao nhảm nhí này chỉ vuốt ve lừa đảo được những phường ngu dốt vội vàng vơ lấy để đưa lên làm tin nóng.
Chúng ta cần thấy rõ một sự thật, người Mỹ gốc Việt sống trên nước Mỹ nhân số vừa ít, vừa nghèo, quá nửa sống bằng trợ cấp, không hiểu gì về chính trị Hoa Kỳ và thế giới nhưng lợi dụng quyền tự do ngôn luận được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ nên tự cho phép mình có ý kiến về mọi vấn đề. Đương nhiên chẳng ai cấm cản nhưng những phát biểu tào lao, thiếu kiến thức, ngu dốt tự khoanh vòng một khối người hạ đẳng về tri thức chính trị - xã hội.
Những người thực sự hiểu biết về chính trị thường chỉ phớt qua MSNBC, CNN vài phút để xem bọn làm nghề truyền thông báo chí Hoa Kỳ tự nhận là “elites” dơ dáy, tệ hại đến đâu mà thôi. Trước đây chúng tôi rất thích đọc New York Times, Washington Post nhưng ngày nay giá trị của hai tờ báo này xem ra còn tệ hơn báo lá cải và những cây bút tưởng rằng có giá trị định hướng cho xã hội thật ra cũng chỉ là thứ bồi bút cho George Soros, đang phá hủy lương tri của nước Mỹ bằng những hành động, ngôn từ phi Mỹ bẩn thỉu hơn bọn đĩ điềm ế khách chửi đời.
Donald Trump đang làm một cuộc cách mạng hết sức cần thiết cho Hoa Kỳ, ông ta đang từng bước xóa bỏ tất cả những giá trị đã lỗi thời thuộc thế kỷ hai mươi, đã cũ kỹ mục nát như cầu cống, xa lộ, phi cảng, hải cảng của nước Mỹ đang cần được thay thế toàn bộ. Vì trong khi Tài Phiệt Quyền Cũ tự mãn ngủ say trên New World Order với sự sụp đổ của Cộng Sản ở Đông Âu, thế giới đã đổi thay quá nhiều dẫn đến những thách thức mới đòi hỏi nước Mỹ phải thay đổi.
Hiểm họa Xã Hội Chủ Nghĩa (Socialism) Ăn Bám qua con đường di dân bất hợp pháp, bọn quái vật trong cái đầm lầy lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Washington DC do Tài Phiệt Quyền tạo dựng đã quen thói tham nhũng, lạm quyền, thối nát, hỗn xược càng ngày càng sinh sôi nảy nở đã hút đến cạn kiệt sinh lực của nước Mỹ trong vòng 16 năm qua. Bằng chứng là số nợ cho mỗi công dân là 64,632USD, nợ của mỗi TAXPAYER là 174,408USD, Nước Mỹ ôm khối nợ 21,178,212,690,000USD.
Đương nhiên nếu cứ để cho Tài Phiệt Quyền Cũ cầm quyền qua Hillary Clinton nước Mỹ sẽ vỡ nợ. Nước Mỹ sẽ không sụp đổ do chẳng có quốc gia nào trên thế giới biến mất vì nợ nần nhưng chắc chắn khối kẻ ngày nay đang nhởn nhơ hưởng tiền “welfare, foodstamp” phải xếp hàng xin ăn như thời kỳ Đại Suy Thoái 1929 và Tài Phiệt Quyền sẽ tiếp tục giàu lên và tăng thêm uy lực kiểm soát, đưa dân Mỹ vào tròng nô lệ cho vật chất.
Tự do phỏng còn ý nghĩa gì khi con người hoàn toàn lệ thuộc vào đời sống kim tiền. Dân chủ ở nơi nào khi các nhà lập pháp, hành pháp và tư pháp đều nhận sự chỉ đạo, làm tay sai của bọn Tài Phiệt Quyền và Nhân quyền liệu có hiện diện khi việc nghe lén, khám xét, xâm phạm đời tư cá nhân, bắt bớ có chủ mưu, và người thọ thuế bị bóc lột đến 8% tổng giá trị đồng tiền được phát hành trả cho bọn tư bản tài phiệt và quốc hội vô thẩm quyền trong việc kiểm soát sự in ấn và phát hành đồng USD trong khi đó là quyền hiến định của quốc hội.
Nhìn chung bài viết đã hơi dài và ôm đồm nhưng nếu không viết ra thì lòng thấy xót xa cho sự ngu muội về chính trị của cộng đồng Việt Nam có nguồn gốc gần năm nghìn năm văn hiến. Theo thiển ý chúng ta nên ngưng những lời đàm tiếu, xỉ nhục cũng như tôn vinh Mc Cain hay Trump. Họ chỉ là những con người bình thường với đầy đủ tham, sân, si như tất cả mọi người. Vấn đề ở đây là giữa hai người; ai sẽ là người làm được những điều tốt đẹp cho nước Mỹ. John Mc Cain đã hết thời mà chưa chịu hết thời nên tự làm nhục bản thân. John Mc Cain đã thao túng và phản đảng Cộng Hòa một cách trắng trợn, lộ liễu qua lá phiếu. Dù là người rất quý trọng ông ta trước đây nhưng ngày nay nhìn cách hành xử của ông ta chúng tôi thấm thía câu "đa thọ- đa nhục".
Phần tổng thống Donald Trump, ông ta đang là người cầm lái con tàu Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hướng về tương lai đấy hy vọng. Khẩu hiệu "Make American Great Again" sẽ thay máu trị bệnh cho nước Mỹ chứ không phải "Change" theo kiểu Obama là chuyển giới, khuyến khích sử dụng ma túy và thay đổi cách ăn bám, tăng thêm những người di dân bất hợp pháp và tội ác vào Mỹ...
Dù là người Mỹ hay người Việt đã là con người lương thiện thì phải sống bằng mồ hôi và trí tuệ của chính bản thân làm ra chứ không phải sống bằng thủ đoạn gian manh khai láo, gian lận tiền an sinh, housing rồi ngồi nói láo.
Kim Âu
John McCain, người hùng hay tội đồ?
Peter Chánh Tran
FB hôm nay tràn lan những lời thương tiếc John Mc Cain. Nghĩa tử là nghĩa tận. Thương nên bộc lộ, không ưa thì nén lòng khi ai đó vừa nằm xuống. Đó là cái đạo lý của con người nói chung, của người Á Đông nói riêng.
Nhưng với những nhân vật công chúng (public figures), thì không nhứt thiết phải như vậy. Ông ta là một nhân vật nổi tiếng cả thế giới, một public figure for sure. Đã là người của công chúng, thì đương nhiên phải chấp nhận chuyện thương ghét của loài người mộtcách công khai, dù mình đang sống hay đã chết.
Tôi là công dân Mỹ, theo đảng Cộng Hoà như Mc Cain. Cùng phe nhưng chưa chắc cùng đường. Tôi viết theo cái nhìn và nhận định cá nhân.
Một vài ghi nhận về nhân vật Mc Cain:
* John Mc Cain là một sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ. Ông nội và ông thân sinh của ông ta đều là Tướng 4 sao Hải Quân. Đặc biệt, khi ông ta bị bắn hạ và bị bắt, thì ông già của ông ta đang là Đô Đốc (Admiral), Tư Lệnh Hải Quân Thái Bình Dương, người trực tiếp chỉ huy máy bay, cất cánh từ các hàng không mẫu hạm, để đánh bom Hanoi. Thân thế tóm gọn vài dòng chắc đủ rồi. CS Bắc Việt biết rõ điều này, nên khai thác Mc Cain triệt để, cũng là việc dễ hiểu.
* Mc Cain tốt nghiệp trường Hải Quân với hạng rất thấp. Sau đó học hai năm lấy bằng phi công. Ông ta là một phi công không giỏi, và cũng không nghiêm túc tuân thủ những qui định về sự an toàn. Ông ta đã gây một tai nạn khi cất cánh, làm 134 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Khi bay bỏ bom Hanoi, ông ta được cảnh báo (warning) là không nên bay thấp, đừng khinh địch, nhưng ông ta không thèmquan tâm. Kết quả là máy bay trúng đạn, rớt, và bị hành hạ năm năm rưỡi trong Hoả Lò (Mỹ gọi là Hanoi Hilton). Ông ta là một người có cá tính bướng bỉnh, suốt đời thích làm ngược lại lịnh của cấp trên. Cây dù che chắn lớn nhất cho ông ta là ông già làm xếp.
* Theo qui luật quân đội Hoa Kỳ, khi bị bắt, chỉ được khai tên họ, và cấp bậc. Không đựợc tiết lộ bí mật quân sự. Không hợp tác với giặc. Không nhận ân huệ của giặc. Dường như Mc đã không tuân thủ.
* Gần đây có nhiều bài báo viết rằng: Những đồng cảnh, bị tù chung với ông, tiết lộ rằng ông đã khai nhiều thứ có hại cho nước Mỹ, cho đồng đội, để được hưởng những ân huệ như bớt bị hành hạ. Nói chung họ rất coithường ông ta, nếu không muốn nói là họ khi dễ ông ta.
* Mc Cain gần như rất ít đề cập đến chuyện mình từng là tù binh chiến tranh. Thường thì khi có ai phỏng vấn mới nói. Dường như có cái gì ẩn khuất, làm cho ông ta không cảm thấy hãnh diện để khoe về thành tích mình bị tù đày.
* Một sự kiện khác: Trump thương lính, lo cho lính, nể trọng lính. Coi nội các, coi cách Trump đối xử với lính, lo cho lính thì biết. Trump là tay ăn nói bạt mạng, không kiêng dè ai cả. Lão ba trợn Trump đã kê tủ đứng Mc Cain, rằng thì là Mc Cain không đáng được coi là một anh hùng chiến tranh. "You are no hero!". Mc Cain không chỉ giận, mà phùng mang trợn má với ông Trump và trả đũa. Trump đề xướng huỷ bỏ Obama Care, cũng vì lá phiếu phản phé của Mc Cain mà không thành. Mc Cain phải có chuyện gì đó mới bị Trumpcoi thường và công khai móc họng như vậy. Nói theo người có ní nuận: Thì mình phải làm sao đó, thì người ta mới đối với mình vậy!
* Mc Cain ai cũng biết là người “có công rất lớn” trong việc vận động bỏ cấm vận VN, lập lại bang giao bình thường với VN. Đa số người VN hôm nay đều tỏ ra mang ơn Mc Cain về “kỳ tích” này!
Họ coi Mc Cain là đại ân nhân của dân Việt, cũng dễ hiểu thôi. Còn cấm vận là còn ăn bo bo trẹo bảng họng! Cấm vận còn kinh khủng hơn ném bom 12 ngày đêm! Bom nổ chỗ nào chỉ hư hại chỗ đó, rồi xây dựng lại được. Nhưng cấm vận thì cả nước Xuống Hàng Chó Ngựa!Coi Nga bị cấm vận khốn đốn cỡ nào? Coi Cuba thân sơ thất sở không ngoi đầu lên nổi. Coi Bắc Hàn của thằng Ủn,...
Mỹ cấm vận không có nghĩa là chỉ mình ên Mỹ không chơi với VN, mà tất cả đồng minh của Mỹ đều răm rắp tuân theo, đồng loạt sịt VN ra! Chừng đó cháo cũng không có mà húp! Phách cho dữ, nổ cho dữ, chê Mỹ, chửi Mỹ cho dữ, nó cấm vận một cái, thì cũng y như Tề Thiên bị vòng Kim Cô xiết trên đầu! Không chết cũng dãy đành đạch!
Nói chi xa: Mỹ cấm người Việt Hải ngoại gởi dollas về VN thôi, thử coi VN ra sao? Mỗi năm hàng chục tỷ ngoại tệ, ít gì? In giấy vàng mã đổi lấy dollas, còn gì sướng bằng? Ngày xưa VNCH chỉ nhận viện trợ 700 triệu/năm. Cúp viện trợ một cái, giống cua gảy càng,gà bị bẻ cựa, trâu bị cưa sừng, trong khi Bắc Việt vẫn ngửa tay nhận súng đạn của ngoại bang để tiếp tục giết giống da vàng, nên miền Nam thua liền cái rụp. Hơn 10 tỷ mà bị cúp, chuyện gì sẽ xảy ra?
Mc Cain ra tay nghĩa hiệp cứu vớt, không đội ơn hắn sao được?
Tương tự, chửi Việt Kiều đu càng cho dữ! Không có đu càng gởi tiền về, cá rô cây cũng không có mà mút! Phản quốc, hô biến cái, thành khúc ruột ngàn dặm là vậy đó! Biết vậy, nhưng không gởi không được! Khi họ giàu lên, Saigoi thành Paris, thì chừng đó Việt Kiềutrở về nguyên dạng đu càng, phản động, phản quốc cho mà coi! Biết hết, nhưng vẫn phải gởi, vì máu chảy ruột mềm, nở lòng nào nhìn người thân nhai bo bo cầm hơi!
Nhưng đế quốc Mỹ thì khác Việt Kiều. Cần cấm vận là nó cấm. Cần nhả là nó nhả. Cái nào có lợi cho Mỹ là họ làm, chớ thương yêu gì ai.
Vấn đề chính tôi đặt ra ở đây: Tại sao một người tù bị hành hạ còn tệ hơn súc vật, lại thương VN, hết lòng vận động chính phủ Mỹ bang giao, bỏ cấm vận VN? Ông ta không hận thù VC? Ông ta là thánh?
Tôi không tin Mc Cain không biết hận thù. Coi mấy người đi biểu tình bị CA đánh đập. Họ thù hận đến cỡ nào. Họ có có sợ CA không? Họ có ngừng chống đối không? Đánh dân dã man như vậy, cũng không nhầm nhò gì so với Mc Cain và các POW bị đánh đâu? Không thù CSlà chuyện không thể tin được. Tôi càng không tin Mc Cain là thánh sống. Trump chỉ kê nhẹ một câu đã hùng hỗ trả tròn. Ông ta có thể nào từ bi đến mức tha cho những kẻ hành hạ mình như súc vật?
Vậy giải thích thế nào? Bị kẻ thù nắm cáng?
Chỉ có thể giải thích như vậy thôi. Họ tung những tin tức Mc Cain từng hợp tác với CS, từng khai báo bí mật quân sự, từng thú tội, từng hại đồng đội… thì từ một anh hùng dân tộc, rớt cái bụp xuống đáy địa ngục, thành tên hèn hạ, phản quốc, đâm sau lưng chiếnsĩ và đồng đội! Sự nghiệp chính trị tiêu thành tro tức khắc! Trump chỉ sờ chim, bóp vú, ăn nói phang ngang bửa củi thôi, mà còn điêu đứng. Mc Cain bị phanh phui tội phản quốc thì coi như tàn đời. Làm gì ngồi được cái ghế Thượng Nghị Sĩ của Arzona 30 năm nay?
Nghe nói các chóp bu sang chầu thiên triều. Nó trải thảm đỏ, rượu thịt đầy mâm. Gái gú chìu tới bến. Đểu cái là nó lén quay hết cái cảnh mưa gió giông bão. Cáng nắm trong tay. Chừng nào âm binh nổi chứng, không chịu nghe phù thuỷ sai khiến, nó cầm lá bùa đó ra dán lên trán một cái, đứng như trời trồng! Biểu bán nước, giết cha, bán mẹ gì cũng làm hết!
Cũng may mà Mc Cain không đắc cử Tổng Thống! Nó nắm cáng, chừng đó đừng hòng hù nó chuyện cấm vận! Cái đám phản động chết rạp hết, vì TT John Mc Cain có dám đem chuyện nhân quyền, tự do, dân chủ ra để deal không? Nó cầm xấp giấy viết tay có chữ ký của cựu tùbinh chiến tranh ở Hoả Lò ngày xưa ra trình làng, coi cái ghế TT có gảy cẳng té nhào không cho biết!
Nghĩ tới mà phát sợ! May mà dân Mỹ thà chọn con gà nuốt dây thun Obama, chớ không chọn John Mc Cain!
Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Một sự kiện xảy ra, coi mình đứng từ đâu để nhìn. Tui đứng không cùng chỗ với những người hết lòng thương tiếc Mc Cain, là tui tự chọn lựa, và theo chủ kiến của mình, chớ không phải hễ chỗ nào đông là theo.
https://www.facebook.com/peter.tran.77582/
Hồi ký Hỏa Lò
Tác giả: John McCain
Đinh Yên Thảo chuyển dịch
Lời người dịch: Xuất thân trong một dòng họ ba đời binh nghiệp danh tiếng khi có ông nội và cha là những Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ, Thượng Nghị Sĩ John McCain là một trong các chính khách đương thời có những trải nghiệm cá nhân sâu đậm với cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong một phi vụ oanh tạc Hà Nội vào ngày 26 Tháng 10 năm 1967, phi cơ của Thiếu Tá không quân lực lượng Hải quân Hoa Kỳ John McCain, 31 tuổi, bị bắn hạ ngay trên bầu trời Hà Nội. Bị bắt sống, bị tra tấn và cầm tù trong hơn 5 năm trời, TNS McCain được trao trả tù binh vào Tháng 3 năm 1973 và đã viết về những năm tháng tù tội tại Hỏa Lò Hà Nội ngay sau khi được trả tự do. Bài viết được đăng lần đầu tiên trên tờ US News & World Report vào Tháng 5 năm 1973 và được đưa lên trang mạng này vào năm 2008. Để tưởng niệm TNS John McCain vừa qua đời, xin được giới thiệu đến độc giả một hồi ký giá trị và xác tín của ông về những ngày ngục tù này. Bản dịch do người dịch đặt tựa và tiểu mục (ĐYT)
Phần 1: Sa vào tay địch
Đó là ngày 26 Tháng 10 năm 1967. Tôi đang bay ngay trên bầu trời trung tâm Hà Nội đan chéo đầy hỏa tiễn trong phi vụ thứ 23 của mình, thì bị một hỏa tiễn Nga kích thước cỡ cột điện thoại bắn tung cánh phải chiếc Skyhawk ném bom tôi bay. Phi cơ bổ nhào từ cao độ khoảng 4,500 feet xuống đất, bị đảo ngược lại, gần như chúi thẳng đầu xuống đất. Tôi kéo cần bung dù thoát hiểm. Lực phóng làm tôi bị bất tỉnh vì tốc độ gió đâu khoảng 500 knot (chú thích người dịch: 926 km/giờ). Lúc đó tôi không nhận thức được, nhưng chân phải ngay quanh đầu gối và ba nơi trên cánh tay phải cùng cánh tay trái của tôi đã bị gãy. Tôi tỉnh lại ngay trước khi cánh dù của tôi rơi xuống một hồ nước ngay một góc của Hà Nội, một trong những hồ họ gọi là Hồ Tây. Mũ phi công và mặt nạ dưỡng khí của tôi đã bị thổi bay đâu mất. Tôi chạm mặt nước và bị chìm xuống đáy. Tôi nghĩ rằng hồ sâu khoảng 15 feet, cũng có thể 20. Tôi chòi chân phía dưới để nổi lên mặt nước. Lúc đó tôi không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào. Tôi hít một hơi không khí và bắt đầu chìm xuống lại. Tất nhiên là vậy vì tôi đang mang đồ bay và các thiết bị trên người nặng ít nhất cũng 50 lbs. Tôi chìm xuống và cố gắng chòi lên mặt nước lần nữa. Tôi không thể hiểu tại sao tôi không thể sử dụng chân phải hay tay của mình. Tôi choáng váng, trồi lên lần nữa và lại bị chìm xuống. Lần này thì tôi không thể trồi lên lại mặt nước. Mang chiếc áo phao cứu sinh trên người, tôi cúi xuống dùng miệng kéo dây và cuối cùng cũng nổi lên lại mặt nước.
Vài cán binh Bắc Việt đã bơi ra kéo tôi vào bờ và ngay lập tức họ bắt đầu lột đồ tôi ra, theo như thủ tục chung của họ. Tất nhiên vì đây là ngay trung tâm thành phố nên có đông người tụ tập, và tất cả bọn họ đã hò reo, gào hét, chửi rủa, phun nước miếng và đá tôi túi bụi. Khi họ đã cởi gần hết quần áo của tôi ra, tôi mới bắt đầu thấy đau nhói nơi đầu gối phải. Tôi gượng dậy và nhìn xuống nó. Bàn chân phải nằm xéo lên đầu gối trái của tôi, gần như vuông góc. Tôi thốt lên, “Chúa ơi! Chân tôi”. Dường như điều này làm họ điên tiết dù tôi không biết lý do tại sao. Một kẻ trong số họ dộng báng súng trường xuống vai tôi một cú khá nặng. Một kẻ khác đâm lưỡi lê vào chân tôi.. Đám đông này thực sự đang nổi cuồng. Ngay lúc đó, một thanh niên xuất hiện và hét nạt đám đông dạt ra. Một người phụ nữ khác đỡ tôi dậy và kề lên miệng tôi tách trà, trong lúc có mấy tay chụp hình bấm vài pô hình. Điều này làm đám đông dịu lại một chút. Thế rồi họ đưa tôi lên cáng, khiêng vào một chiếc xe tải và chở thẳng đến nhà tù chính của Hà Nội. Tôi được đưa vào một xà lim và đặt xuống sàn nhà. Tôi vẫn còn nằm trên cáng, chỉ mặc đồ lót và có khoác cho một tấm chăn lên người.
Trong ba hay bốn ngày sau, tôi tỉnh lại vài lần giữa cơn mê man bất tỉnh. Dù vậy tôi cũng bị đưa ra khảo cung nhiều lần – điều mà chúng tôi gọi là một cuộc “kiểm tra vấn đáp”. Đó là những lúc tôi bị đánh với đủ gán ghép về tội phạm chiến tranh. Bắt đầu bị đánh ngay ngày đầu tiên. Tôi không thèm khai bất cứ điều gì ngoại trừ họ tên, cấp bậc, số quân và ngày tháng năm sinh. Họ đánh tôi dập vùi, đánh tôi bất tỉnh. Họ liên tục hăm dọa, “Mày sẽ không nhận được bất kỳ chữa trị thuốc men gì cho đến khi mày mở miệng”. Tôi không tin lắm. Tôi nghĩ rằng nếu ráng cầm cự, thế nào rồi họ cũng đưa tôi đến bệnh viện. Tôi được tên lính canh cho ăn một tí thức ăn và uống chút nước. Nước thì tôi còn nuốt được, nhưng đồ ăn vẫn tiếp tục bị ói ra. Lúc đó, bọn họ chỉ muốn khảo tin tức quân sự chứ không phải tin tức chính trị. Nhưng mỗi khi họ hỏi tôi một cái gì đó, thì tôi cũng chỉ khai tên họ, cấp bậc, số quân và ngày tháng năm sinh chừng đó. Tôi nghĩ đến đâu ngày thứ tư gì đó thì có hai tên bước vào, thay vì chỉ một. Một tên kéo tấm chăn để chỉ cho tên kia vết thương của tôi. Tôi nhìn xuống đầu gối. Kích thước, hình dạng và màu sắc của trái banh sao thì nó cũng y vậy. Tôi còn nhớ khi tôi còn là một sĩ quan huấn luyện bay thì một đồng ngũ của tôi cũng đã bị đẩy ra khỏi máy bay của anh và bị gãy đùi. Chân bị tụ máu và rồi anh bị chết, một điều khá bất ngờ đối với chúng tôi – khi có người chết vì bị gãy chân. Tôi nhận ra rằng tôi cũng đang bị y hệt như vậy.
Khi tôi nhìn thấy vậy, tôi nói với người lính canh, “OK, cho tôi gặp cấp trên các anh”. Chỉ dăm phút, một sĩ quan tới, đó là người mà chúng ta sẽ còn biết rõ về sau, tạm gọi là “Con Rệp”. Hắn ta là một kẻ tra tấn tâm thần, một trong những quái vật tồi tệ nhất mà chúng tôi phải đối phó. Tôi nói, “OK, tôi sẽ cung cấp cho anh tin tức quân sự nếu anh đưa tôi đến bịnh viện”. Hắn rời phòng và trở lại với một bác sĩ, một gã mà chúng ta gọi là “Zorba”, một tên hoàn toàn không có khả năng. Hắn cúi xuống bắt mạch. Hắn không nói được tiếng Anh, nhưng lắc đầu và lúng búng gì đó với “Con Rệp”. Tôi hỏi: “Các anh có đưa tôi đến bệnh viện không?” “Con Rệp” trả lời, “Trễ rồi”. Tôi nói, “Nếu anh đưa tôi đến bệnh viện, tôi sẽ hồi phục”. “Zorba” bắt mạch tôi lần nữa, và lặp đi lặp lại, “Đã quá trễ”. Họ đứng dậy và bỏ đi, để tôi nằm lại bất tỉnh. Chỉ một lúc sau, “Con Rệp” ập vào phòng hét toáng lên, ” Cha mày là một đô đốc gộc. Bây giờ bọn tao sẽ đưa mày đến bịnh viện”.
Tôi kể lại chuyện này để nói lên điều này: Khó mà có tù nhân cụt tay chân nào còn sống sót trở về vì bọn Bắc Việt sẽ chẳng mất thì giờ chữa trị cho những ai bị trọng thương. Chỉ riêng việc chuyển từ kiểu đời sống tại Mỹ sang chốn lao tù bẩn thỉu, bụi bặm và nhiễm trùng, cũng đã khó cho ai còn sống sót. Trong thực tế, nội việc chữa trị tôi trong bệnh viện cũng đã xém làm tôi mất mạng.
Phần 2: Trong tay giặc
Tôi thức dậy một vài lần trong ba bốn ngày sau. Huyết thanh và máu đang được truyền cho tôi. Tôi trở nên khá tỉnh táo. Căn phòng mà tôi nằm không đến nỗi nhỏ lắm, khoảng đâu 15×15 feet, nhưng dơ dáy bẩn thỉu và bị trũng, mỗi khi trời mưa thì nước ngập sàn cũng từ nửa đến một inch. Tôi chẳng được tắm rửa lấy một lần trong bệnh viện. Tôi cũng gần như không hề thấy bóng dáng một bác sĩ hoặc một y tá nào, ngoại trừ bác sĩ có ghé liếc sơ tôi vài lần. Họ nói tiếng Pháp chớ không phải tiếng Anh.
Người canh tôi là thằng bé khoảng 16 tuổi, chắc vừa lên khỏi ruộng lúa. Trò tiêu khiển ưa thích của thằng bé là ngồi cạnh giường tôi và đọc một cuốn truyện có vẽ hình một ông già cầm khẩu súng trường trong tay, đang ngồi trên thân máy bay một chiếc F-105 bị bắn hạ. Thằng bé chỉ trỏ gì đó vào mình, rồi tát và đánh tôi. Nó làm điều đó một cách đầy khoái trá. Nó đút tôi ăn vì cả hai cánh tay của tôi đã bị gãy. Nó bưng vào chén mì gói có chút xương sụn, rồi đút tôi. Các xương sụn rất khó nhai. Tôi ngậm đầy miệng đâu ba bốn muỗng gì đó rồi nuốt trộng. Tôi chẳng ăn thêm được nữa, thế là thằng bé bưng ăn hết. Mỗi ngày hai lần tôi ăn khoảng ba hoặc bốn muỗng thức ăn như vậy.
Tôi nằm đó đâu khoảng 10 ngày, thì một buổi sáng có một tên “gook”- kiểu chúng ta gọi bọn Bắc Việt – đến. Gã này nói tiếng Anh rất giỏi. Hắn hỏi thăm tôi rồi bảo, “Chúng tôi có một người Pháp đến thăm Hà Nội và muốn mang tin tức về cho gia đình của anh”. Đóng chút ngây ngô vào lúc đó – vì cần phải khôn ngoan hơn với những loại người này – tôi hình dung chuyện này cũng chẳng thiệt thòi gì, nếu anh chàng này đến gặp tôi và quay về thông báo cho gia đình tôi rằng tôi vẫn còn sống sót. Khi đó tôi chưa biết được rằng tên của tôi đã được công bố trong chiến dịch tuyên truyền rầm rộ của Bắc Việt và bọn họ rất hí hửng vì đã bắt được tôi. Họ nói với một số bạn của tôi khi tôi bị bắt rằng, “Chúng tôi đang nắm thái tử trong tay”, làm tôi cũng mắc cười. Họ bảo tay người Pháp sẽ tới thăm tôi tối đó . Khoảng trưa, tôi được đặt lên chiếc xe lăn và đưa vào phòng mổ để băng bột tay phải cho tôi. Họ rất vất vả để nối xương lại với nhau, bởi vì cánh tay tôi đã bị gãy ba nơi, có hai khúc bị trôi dật dờ. Tôi phải chứng kiến cảnh một gã vật lộn để sắp lại xương tay cho mình trong khoảng một giờ rưỡi đồng hồ mà không có thuốc tê. Sự đau đớn tột độ làm tôi xỉu đi nhiều lần. Cuối cùng hắn ta đành bỏ cuộc và gắn cái ngực băng bột vào tôi. Điều này làm tôi kiệt sức và đó là lý do tại sao sau này, khi một số phim truyền hình được quay, nhiều người xem thấy tôi như thể đang bị say thuốc là vậy. Khi mọi chuyện đã xong, họ đưa tôi vào một căn phòng lớn với một chiếc giường ra trắng tươm tất. Tôi nghĩ, “Boy, mọi thứ coi bộ thực sự khá hơn”. Tay lính canh nói với tôi: “Bây giờ mày sẽ ở trong căn phòng mới này”.
Khoảng một giờ thì một gã đàn ông được gọi là “Mèo” đến. Về sau tôi mới biết rằng hắn ta là người đã phụ trách tất cả các trại tù binh tại Hà Nội cho đến cuối năm 1969. Hắn khá lanh lợi, một loại trí thức đang nắm quyền Bắc Việt. Hắn nằm trong Cục chính trị của Đảng Lao động Việt Nam. Điều đầu tiên hắn làm là đưa tôi nhận diện thẻ quân của Đại tá John Flynn – tức tướng John Flynn bây giờ – viên chỉ huy cao cấp của chúng tôi. Ông cũng bị bắn hạ trong cùng một ngày với tôi. “Mèo” nói qua một thông dịch viên, hắn không nói tiếng Anh lúc đó. “Người của truyền hình Pháp đang đến”. Tôi nói, “Tôi không nghĩ rằng tôi muốn được quay phim”. Hắn xẵng giọng, “Anh cần hai cuộc giải phẫu, và nếu anh không nói chuyện với anh ta thì chúng tôi sẽ lấy lớp băng bột ở ngực anh ra và anh sẽ không được giải phẫu gì thêm nữa”. Hắn tiếp: “Anh phải nói rằng anh biết ơn nhân dân Việt Nam và xin lỗi về những tội ác của mình”. Tôi nói với hắn ta là tôi sẽ không làm điều đó.
Cuối cùng, một người Pháp tên là Chalais bước vào, một tay cộng sản, như tôi biết ra sau đó, cùng với hai phóng viên ảnh khác. Ông ta hỏi tôi về sự đối xử và tôi nói với ông là thỏa đáng. “Mèo” và “Chihuahua”, một tên thẩm vấn khác, nhắc sau lưng tôi để nói theo rằng, tôi rất biết ơn cho việc chữa trị khoan hồng và nhân đạo của họ. Tôi từ chối, và khi chúng ép tôi, Chalais nói: “Tôi nghĩ rằng những gì ông nói với tôi cũng đủ rồi”. Sau đó Chalais hỏi tôi có nhắn tin gì về cho gia đình.. Tôi bảo với ông là hãy nhắn vợ và những người khác trong gia đình là tôi đang hồi phục và rất yêu thương họ. Một lần nữa, từ đàng sau, “Mèo” khăng khăng bắt tôi nói thêm đại loại là hy vọng rằng chiến tranh sẽ sớm kết thúc để tôi có thể được về nhà. Chalais cứng rắn cắt ngang lời hắn ta, bảo rằng ông đã hài lòng với câu trả lời của tôi. Ông đã giúp tôi thoát khỏi một tình huống đầy khó khăn. Chalais ở ngay Paris. Vợ tôi sau đó đã bay sang đó gặp ông ta và ông đã cho cô ấy một bản sao đoạn phim, về sau được chiếu trên đài truyền hình CBS tại Mỹ. Ngay khi ông vừa đi khỏi, bọn chúng lập tức đưa tôi lên xe đẩy và tống về lại căn phòng bẩn thỉu trước đó.
Sau đó, đã có nhiều người đã đến nói chuyện với tôi. Không phải ai trong họ cũng đến để thẩm vấn. Có lần một nhà văn già có chòm râu dài như Hồ Chí Minh và nổi tiếng của Bắc Việt đến phòng của tôi, muốn trò chuyện về Ernest Hemingway (Chú thích: Đó là nhà văn Nguyễn Tuân, người đã đưa cuộc nói chuyện này vào tập bút ký “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” theo chỉ thị đảng để ca ngợi chính sách “nhân đạo” (!?) của đảng với tù binh chiến tranh). Tôi nói với ông ta rằng Ernest Hemingway chống Cộng bằng vũ lực. Nó cho ông ta một điều gì đó để suy nghĩ. Những người khác đến để tìm hiểu về đời sống ở Mỹ. Họ hình dung rằng cha tôi cấp bậc quân sự cao như vậy, tất tôi phải được nhiều đặc quyền và trong vòng quyền lực. Họ không có khái niệm gì hết về cách vận hành dân chủ của chúng ta. Một trong những người đàn ông đến gặp tôi là tướng Võ Nguyên Giáp, được gọi là người hùng của Điện Biên Phủ mà tôi nhận biết qua ảnh sau này. Ông đến xem tôi ra sao, mà không nói gì. Ông là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và nằm trong Trung Ương Đảng cộng sản Bắc Việt.
Khoảng hai tuần sau, tôi đã được đưa vào giải phẫu chân có quay phim. Họ chẳng hề chữa trị gì cánh tay trái bị gãy của tôi. Nó tự lành. Họ bảo chân tôi cần hai cuộc giải phẫu, nhưng vì tôi đã có một ” thái độ xấu” nên họ sẽ không cho làm cuộc thứ hai. Tôi cũng chẳng biết họ đã làm cái quỷ gì trên chân tôi. Nhưng bây giờ quay về Mỹ, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ mổ và xem xét lại. Chưa gì ông đã báo với tôi rằng họ đã rạch sai đường mổ và cắt hết gân chằng ở một bên. Tôi ở trong bệnh viện khoảng đâu sáu tuần, sau đó được đưa đến một trại giam ở Hà Nội tạm gọi là “Đồn Điền”. Nó là vào cuối Tháng 12 năm 1967. Tôi được đưa vào chung một xà lim với hai người khác là George Day và Norris Overly, cả hai cùng là Thiếu tá Không quân. Tôi nằm trên cáng, chân còn cứng đơ và bộ ngực băng bột mà tôi đã mang được khoảng hai tháng. Từ trọng lượng bình thường 155 lbs, tôi tụt xuống còn khoảng 100 lbs. Sau này Thiếu Tá Day kể họ không nghĩ tôi sống thêm quá một tuần. Tôi cố gượng ngồi dậy được. Mỗi ngày tôi ngủ mê man khoảng 18 giờ, 20 giờ. Họ đã phải chăm sóc mọi thứ cho tôi. Họ được phép xách một xô nước để thỉnh thoảng rửa ráy cho tôi. Họ đút tôi ăn và chăm sóc tận tụy, và tôi hồi phục rất nhanh.
Chúng tôi chuyển đến một căn phòng khác ngay sau lễ Giáng sinh. Vào đầu Tháng Hai năm 1968, Thiếu Tá Overly được đưa ra khỏi phòng của chúng tôi và được trả tự do cùng với David Matheny và John Black. Họ là ba người tù binh đầu tiên được Bắc Việt trao trả. Tôi hiểu họ đã được khuyến dụ là không nên nói gì về việc đối xử tù nhân, để không gây nguy hiểm cho những người của chúng ta vẫn còn đang bị giam cầm. Chỉ còn lại Day và tôi một mình với nhau. Ông còn bó bột tay phải vì bị bắn sau lần ông đã bị bắt tận phía Nam, định vượt trốn và bị bắt lại lần nữa. Ngay sau khi tôi đã có thể đi được, vào khoảng Tháng 3 năm 1968, thì Thiếu Tá Day bị chuyển đi.
Phần 3: Khí phách người lính
Tôi bị biệt giam từ thời điểm 1968 đó trong hơn hai năm trời. Tôi không được phép gặp mặt, nói chuyện hay giao tiếp với bất kỳ tù nhân đồng ngũ nào. Phòng giam của tôi tạm vừa phải- khoảng 10×10, có cửa ra vào chắc chắn mà không có cửa sổ. Hệ thống thông gió là hai lỗ nhỏ ở trên trần nhà, khoảng 6×4 inch. Mái nhà bằng thiếc nên phòng nóng như thiêu. Phòng mờ mờ đêm cũng như ngày, nhưng họ luôn bật một bóng đèn nhỏ để có thể quan sát tôi. Tôi bị nhốt trong đó suốt hai năm.
Theo cái kiểu bị biệt giam này thì điều quan trọng nhất để tồn tại là liên lạc được với một ai đó, đôi khi nó chỉ là cái vẫy tay hoặc một cái nháy mắt, gõ vào tường, hoặc có ai đưa ngón tay ra hiệu cũng làm mọi chuyện khác đi. Nó cũng rất là quan trọng để giữ cho đầu óc mình làm việc và tất cả chúng tôi đều làm việc này. Một số người thích toán học nên họ nhẩm các phép toán phức tạp trong đầu vì chúng tôi chưa bao giờ được phép có giấy bút. Vài người khác thì xây nhà trong đầu, xây từ tầng hầm lên trên. Tôi thì thiên về triết học. Tôi từng đọc rất nhiều sách về lịch sử nên đã dành hết ngày này đến ngày khác để ôn lại trong đầu những cuốn sách lịch sử này, suy diễn nơi nào nước này hay nước khác đã sai đường, hay Mỹ nên làm gì trong lĩnh vực đối ngoại. Tôi cũng suy niệm rất nhiều về ý nghĩa của đời sống. Cũng dễ dàng rơi vào sự tưởng tượng. Tôi đã từng viết sách và kịch trong tâm trí mình, nhưng tôi nghi ngờ rằng trong số này chẳng có cuốn nào hơn được mức tiểu thuyết rẻ tiền nhất. Người ta đã hỏi tôi làm cách nào mà chúng tôi có thể nhớ được những chi tiết như mật mã, con số, tên họ cùng mọi thứ khác. Thực tế là, khi anh không có bất cứ điều gì khác để suy nghĩ, không bị chia trí thì nó thật dễ dàng. Kể từ khi tôi đã quay lại đây thì lại rất khó cho tôi để nhớ cả những điều đơn giản, ví dụ như tên của một người mà tôi vừa mới gặp. Trong thời gian bị biệt giam, tôi nhớ tên của tất cả 335 tù nhân chiến tranh ở Bắc Việt. Tôi vẫn còn nhớ chúng. Điều bạn phải chống chọi với nó là nỗi lo lắng. Nội tình trạng thể chất mình cũng dễ gây căng thẳng. Một lần tôi bị trĩ và đầu óc tôi bị chết dính vào nó khoảng ba ngày. Cuối cùng, tôi nhủ, “Coi McCain, mày có từng biết thằng nào chết vì bệnh trĩ chưa?”. Vì vậy tôi bỏ mặc không nghĩ ngợi nữa và sau vài tháng thì nó tự khỏi.
Câu chuyện của Ernie Brace minh họa cho việc liên lạc là quan trọng với chúng tôi thế nào. Lúc tôi đang bị nhốt tại “Đồn Điền” vào tháng 10 năm 1968, có một căn phòng phía sau phòng tôi. Tôi nghe vài tiếng động bên đó vì vậy tôi bắt đầu gõ nhẹ vào tường. Tín hiệu mà chúng tôi gọi là “cạo râu và cắt tóc” để anh chàng khác sẽ gõ lại hai tiếng. Trong hai tuần, tôi không nghe động tĩnh, nhưng cuối cùng thì có hai tiếng gõ. Tôi bắt đầu gõ theo bảng chữ cái – một cái là “a”, hai cái là ” b ” và cứ vậy. Rồi tôi bảo: “Áp tai vào tường”. Cuối cùng anh ta đến và tôi áp cái cốc vào tường, nói cho anh ta nghe được. Tôi chỉ cho anh mã gõ và các thông tin khác. Anh nói tên mình là Ernie Brace.. Ngay lúc đó thì có tên lính canh lai vãng, tôi nói với Ernie, “Thôi, ngày mai tôi gọi lại cho anh”. Cũng mất vài ngày anh ta mới quay lại bức tường. Anh chỉ nói được “Tôi là Ernie Brace” rồi bắt đầu khóc nức nở. Sau khoảng hai ngày thì anh dằn được cảm xúc của mình, và trong vòng một tuần anh chàng này đã biết cách gõ, giao tiếp, nhắn tin và làm rất tốt về sau. Ernie là một phi công dân sự bị bắn rơi ở Lào. Anh bị cùm chân trong một cái lồng tre trong rừng, cổ bị xích lại trong ba năm rưỡi, hầu như chẳng sử dụng đến đôi chân. Anh trốn thoát ba lần và sau lần thứ ba bị bắt lại, anh bị chôn đứng xuống đất, chỉ chừa lại cái đầu.
Trong những ngày đó, vẫn vào năm 1968, theo lẽ là chúng tôi được phép tắm cách ngày. Nhưng cái trại này thiếu nước nên đôi khi hai ba tuần, cả tháng cũng không được tắm. Tôi có một tên chuột cống canh ngục, lúc nào cũng đưa tôi ra sau chót. Bồn tắm kiểu cái chuồng ngựa đổ bê-tông.. Sau khi tất cả mọi người tắm, thường là không còn nước dư nhưng tôi cũng bị tống vào đứng không năm phút “tiêu chuẩn tắm” rồi bị đưa về lại phòng. Chuyện vệ sinh thì tôi được phát cho cái xô có nắp đậy không vừa miệng. Ngày nào cũng phải đổ nhưng có người khác xách giùm vì tôi còn đi chưa nổi. Từ lúc Day và Overly rời tôi, Day rời vào tháng 2 còn Overly thì tháng 3 năm 1968, việc đối xử căn bản là có đỡ. Khi tôi bị bắt gặp đang gõ tín hiệu, liên lạc với người phòng khác hay đại loại vậy thì chỉ bị tặc lưỡi “Tắc, tắc! Không được thế, không được thế”. Thật vậy, tôi nghĩ cũng không đến nỗi nào.
Ngày 15 tháng 6 năm 1968, một đêm tôi bị đưa lên phòng thẩm vấn. “Mèo” và một gã đàn ông khác mà chúng ta gọi là “Thỏ” đang ở đó. “Thỏ” nói tiếng Anh rất giỏi. “Mèo” là chỉ huy của tất cả các trại tù tại thời điểm đó. Với tôi, hắn làm như không nói được tiếng Anh, mặc dù rõ ràng theo tôi thì hắn biết, vì trong các cuộc trò chuyện, hắn đặt câu hỏi hoặc nói chuyện trước khi “Thỏ” dịch những gì tôi nói. Như bạn biết, người phương Đông hay nói vòng vo một chút. Đêm đầu tiên, “Mèo” nói chuyện với tôi khoảng hai tiếng. Tôi không biết ý hắn ra sao nhưng đại loại hắn nói với tôi là hắn từng quản các trại tù binh Pháp trong những năm 1950 và đã tha cho một vài người, và rằng gần đây hắn gặp lại thì họ đã cám ơn về lòng tốt của hắn. Hắn bảo Overly đã về nhà “với danh dự “. Tôi thực sự không biết phải nghĩ gì, bởi vì tôi đã từng có những cuộc thẩm vấn khác mà tôi chẳng khai báo. Lần này thì họ không tra tấn tôi. Họ chỉ nói rằng tôi sẽ không bao giờ được về nhà và sẽ bị xét xử như một tội phạm chiến tranh. Đó là đề tài thường xuyên của họ trong nhiều tháng. Đột nhiên “Mèo” hỏi tôi:
– Anh có muốn về nhà không?
Tôi sững người và tôi nói với bạn rất thẳng thắn rằng, tôi đã trả lời rằng tôi phải suy nghĩ về nó. Tôi trở về phòng và nghĩ ngợi khá lâu. Tôi đâu liên lạc được các sĩ quan cấp trên để có thể nhận được lời khuyên.. Tôi lo liệu tôi có còn sống hay không bởi vì tôi đang ở trong tình trạng khá xấu. Tôi vừa bị kiết lỵ khoảng một năm rưỡi nay, bị sụt cân lần nữa. Nhưng tôi hiểu quân cách sĩ quan rằng “không chấp nhận ân huệ hoặc ân xá ” và “sẽ không chấp nhận ưu đãi đặc biệt nào”, vì đối với ai đó được về nhà trước đó là một đặc ân đặc biệt. Không thể phá quân cách này. Ba đêm sau tôi được đưa trở lại. Hắn hỏi lại: “Anh có muốn về nhà không?”. Tôi nói: “Không”. Hắn ta muốn biết lý do, và tôi trả lời lý do. Tôi nói rằng, Alvarez (người Mỹ đầu tiên bị bắt) cần được thả đầu tiên, sau đó là các binh lính. “Mèo” nói với tôi rằng Tổng thống Lyndon Johnson đã ra lệnh cho tôi về nhà. Hắn đưa cho tôi một lá thư từ vợ tôi, trong đó cô đã viết: “Em ước chi anh là một trong ba người đã trở về nhà”. Tất nhiên, cô không cách nào hiểu được những phức tạp phía sau. “Mèo” cho biết rằng các bác sĩ đã nói với hắn rằng tôi không thể sống nổi trừ khi tôi được chữa trị tại Mỹ. Chúng tôi cứ vờn nhau điều này và tôi vẫn mực nói “Không”. Ba đêm tiếp sau đó cũng cứ như vậy. Trong sáng lễ Độc Lập 4 tháng 7 năm 1968, cùng một ngày cha tôi được thăng quyền Tổng Tư Lịnh Thái Bình Dương các lực lượng Hoa Kỳ, tôi được dẫn vào một căn phòng thẩm tra khác. “Thỏ” và “Mèo” đã ngồi ở đó. Tôi bước vào và ngồi xuống. “Thỏ” nói:
– Cấp trên chúng tôi muốn biết câu trả lời cuối cùng của anh.
– Câu trả lời cuối cùng của tôi cũng vậy. Đó là “Không”.
– Câu trả lời cuối cùng của anh phải không?
– Đó là câu trả lời cuối cùng của tôi.
“Mèo” đang ngồi với một đống giấy tờ trước mặt và một cây viết trong tay, hắn bẻ đôi cây viết, mực văng tung tóe. Hắn đứng lên, đá sầm cái ghế phía sau và nói: “Chúng dạy mày tốt lắm. Chúng dạy mày tốt lắm”. Tôi có thể thêm vào là, hắn nói bằng một giọng Anh rất chuẩn. Hắn quay ngoắt người, bước ra ngoài và đóng sầm cửa lại, để lại “Thỏ” và tôi ngồi lại. “Thỏ” nói: “Bây giờ, McCain, chuyện sẽ rất xấu cho anh đó. Về lại phòng”.
Phần 4: Đòn thù
Tất nhiên việc Bắc Việt muốn thả tôi đồng lúc khi cha tôi trở thành Tư lịnh Thái Bình Dương để làm như họ nhân đạo khi trả tự do cho con trai bị thương của một sĩ quan cao cấp của Hoa Kỳ. Họ cũng dùng điều này như một cách khích động đến các tù binh đồng ngũ của tôi vì Bắc Việt luôn đặt nặng chuyện “giai cấp”, để có thể sẽ rêu rao với người khác rằng, “Hãy xem kìa, đám quỷ tội nghiệp kia, quý tử của gã đang nắm quyền cuộc chiến đã về nhà và bỏ rơi chúng mày, không ai quan tâm đến đám lính thường chúng mày đâu”. Lúc nào tôi cũng xác quyết phải ngăn chặn bất kỳ sự lợi dụng vào cha và gia đình tôi. Thêm điều nữa là, dù họ nói với tôi rằng tôi sẽ không phải ký bất kỳ tuyên bố hoặc lời thú tội nào trước khi được trao trả, nhưng làm sao tin được. Họ đưa đến chân máy bay và nói “Bây giờ ký vào bản tuyên bố này”, thì ngay lúc đó tôi không biết mình có đủ sức chống chọi lại không, dù cho tôi rất cứng rắn vào thời điểm đó. Nhưng điều chủ yếu là tôi không cho mình cái quyền hưởng tự do trước những người như Alvarez, người đã từng bị giam ba năm trước khi tôi “bị tử nạn” – kiểu chúng tôi nói thay cho việc “bị bắn hạ”, vì cái cách trở thành một tù binh của Bắc Việt cũng giống như đang bị giết vậy. Khoảng một tháng rưỡi sau, khi ba tù binh được chọn để thả về đến Mỹ, tôi bị đối xử dã man cả trong một năm rưỡi trời vì thái độ cứng rắn trước đó.
Một đêm đám lính canh ập đến phòng tôi và nói: “Quản giáo muốn gặp mày”. Gã này là một tay đặc biệt ngu ngốc. Chúng tôi gọi hắn là “Đầu Lệch”. Một điều tôi nên đề cập ở đây là các trại tù được tổ chức rất giống kiểu quân đội của họ. Mỗi trại có một sĩ quan trưởng trại chịu trách nhiệm chính về việc hoạt động, thực phẩm… Họ có thêm một cán bộ tuyên huấn, thực chất là một sĩ quan chính trị để chuyên phụ trách các cuộc thẩm vấn và làm công tác tuyên truyền đã nghe được qua báo đài. Chúng tôi cũng đã có một tay như vậy mà chúng tôi đặt tên là “Công tử”. Hắn xuất thân từ một gia đình quan trọng tại Bắc Việt. Hắn mặc quân phục chải chuốt, có oai trong trại. “Công tử” có phần nào ẻo lả nhưng là người tốt, trong khi gã trại trưởng “Đầu lệch” là kẻ rất tàn bạo. Mỗi khi có điều gì xảy ra, thường “Công Tử” đến và nói: “Thế cơ đấy, tôi không biết họ đã làm thế với anh. Anh cứ hợp tác cho tốt vào thì mọi việc cứ đâu vào đấy”.
Trở lại câu chuyện trên, thì họ dắt tôi ra khỏi phòng của tôi để gặp “Đầu lệch”. Hắn nói “Mày dám vi phạm các nội quy trại. Mày là tên tội phạm xấu xa. Mày phải thú nhận tội ác của mình…”. Tôi nói rằng tôi sẽ không làm điều đó. Hắn hỏi “Tại sao mày láo lếu với các cán bộ thế?” Tôi trả lời: “Bởi vì họ đối xử với tôi như một con vật”. Khi tôi nói vậy, các tên lính canh đứng trong phòng – khoảng đâu 10 tên nhào vào đánh đấm tôi túi bụi. Chúng đá tôi từ phía này sang phía kia, vừa đánh đấm vừ0p0a cười cợt. Sau vài tiếng thì chúng cột tôi bằng dây thừng rồi bị tống vào một căn phòng nhỏ. Để trừng phạt, thường chúng đưa anh vào một căn phòng không có mùng chống muỗi, không giường, không quần áo gì hết. Trong bốn ngày tiếp đó, tôi bị đánh mỗi ngày khoảng hai ba tiếng như vậy bởi các nhóm lính canh khác nhau. Cánh tay trái của tôi bị gãy lại và các xương sườn bị nứt. Họ muốn tôi viết lời xin lỗi về những tội ác mà tôi đã gây ra với những người dân Bắc Việt và tôi rất biết ơn về các chữa trị mà tôi đã nhận được từ họ. Đúng là nghịch đời – rất nhiều tù nhân bị đối xử tàn nhẫn nhưng phải nói rằng họ biết ơn. Nhưng kiểu cộng sản là vậy.
Tôi bị nhốt vậy bốn ngày. Cuối cùng, tôi xuống mức tận cùng trong 5 năm rưỡi bị tù ở Bắc Việt, đến độ đã nghĩ đến chuyện tự tử, bởi vì tôi thấy mình đã ở cuối đường hầm. Tôi nói, được, tôi sẽ viết cho họ. Họ đưa tôi đến một trong những phòng thẩm vấn và trong 12 giờ tiếp đó, bọn tôi đã viết đi viết lại bao nhiêu lần. Tên thẩm vấn là một tên khá ngu ngốc, đã viết những lời thú nhận cuối cùng để tôi ký vào. Nó là giọng điệu của họ viết về tội ác xấu xa và những điều chung chung khác. Bọn chúng thì chưa hài lòng lắm nhưng với tôi thì cảm thấy nó quá khủng khiếp. Tôi cắn rứt, “Chúa ơi, con thực sự chẳng còn chọn lựa nào khác”. Tôi hiểu một điều chắc ai cũng hiểu: mỗi người có một lúc yếu đuối nào đó của mình. Tôi đã chạm đến mức của mình.
Nhưng sau đó thì bọn “gook” đã phạm một sai lầm rất nặng, bởi vì họ cho tôi quay lại xà lim và tịnh dưỡng một vài tuần. Thường thì chúng không làm điều đó với những ai đã bị chúng biến thành tệ hại. Tôi nghĩ rằng chắc chúng thấy tay tôi bị gãy và chân sụm vì bị đánh đập và tra tấn dã man như một con vật. Cánh tay tôi rất đau đớn, chẳng thể nhấc lên khỏi sàn. Với bệnh kiết lỵ, đó là cả một thời gian cực hình. Tạ ơn Chúa, chúng để tôi yên vài tuần. Sau đó, chúng gọi tôi lên một lần nữa và muốn cái gì khác đó. Bây giờ tôi không nhớ là gì nhưng đại loại không phải viết lời nhận tội nữa. Lúc này thì tôi đã có thể chống chọi lại. Tôi đủ sức đương đầu. Chúng không thể “hủy” tôi một lần nữa. Tôi đã nghiệm ra một điều là sự cầu nguyện giúp mình nhiều lắm. Không phải kiểu cầu mong một sức mạnh siêu nhân hoặc Thiên Chúa xuống tiêu diệt đám Bắc Việt đó. Nó là sự cầu nguyện để có được một tinh thần và thể chất cang cường, có được sự dẫn dắt và khôn ngoan để làm điều phải đạo. Tôi cầu sự xoa dịu mỗi khi tôi bị đau đớn và đôi khi tôi nhận được. Tôi đã được chứng nghiệm điều này nhiều lần. Trước áp lực như vậy, có vẻ chỉ có hai chọn lựa. Hoặc khuất phục để chúng bẻ cong mình dễ dàng hơn trong lần tới, hoặc chẳng làm được. Nói cách khác, nếu mình chịu đựng được thì mình ngày càng lì đòn hơn theo thời gian. Một phần vì nó chỉ là một quá trình chuyển đổi từ cách sống của mình sang cách sống kia. Nhưng phải biến căm ghét thành sức mạnh. Bây giờ tôi không còn căm ghét những kẻ như vậy. Tôi ghét và ghét cay ghét đắng những tên lãnh đạo. Đám lính canh chỉ biết làm công việc của họ. Khi họ được sai đánh bạn thì họ đánh. Một số coi đó là chuyện khoái trá. Nhiều tên thì đồng bóng. Một số thì tàn bạo, dường như luôn phấn khích trong chuyện đánh đập .
Từ đó trở đi, tôi liên tiếp bị đối xử tàn nhẫn. Có lúc tôi bị đánh ba hoặc bốn lần một tuần, có khi tôi được để yên vài tuần. Nhiều lần là do tôi vì chúng đã nhận thức hơn trước về mối nguy nếu để các tù binh Mỹ liên lạc được với nhau, nên mỗi khi bắt gặp thì chúng đánh kiểu đòn thù dã man. Tôi bị bắt gặp rất nhiều lần. Một phần là tôi chẳng quá thông minh để né được và lý do khác là tôi bị giam có một mình. Nếu bạn sống với người khác, có ai đó phụ được mình, có lẽ cũng giúp mình chống đỡ được. Nhưng tôi chưa bao giờ chùn tay. Liên lạc được với các tù nhân khác có giá trị tột bực, nó là sự khác biệt giữa việc có khả năng để kháng cự lại hay không thể. Các tù nhân khác có thể lập luận khác, rất nhiều, phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Một số người có khả năng tự sống còn cao hơn những người khác. Nhưng việc liên lạc chủ yếu để giữ vững tinh thần của mình. Chúng tôi chấp nhận rủi ro bị đánh đập dù chỉ nhắn với một người khác rằng, có bạn tù nào đó vừa nhận được một lá thư từ quê nhà. Nhưng nó cũng có giá trị thiết lập một hệ thống mệnh lệnh ngầm trong trại tù để các sĩ quan cao cấp đưa ra những cố vấn và hướng dẫn cho chúng tôi.
Phần 5: Đời sống ngục tù
Giai đoạn Bắc Việt liên tục đối xử tàn nhẫn với tù binh Mỹ kéo dài đến khoảng Tháng Mười năm 69. Họ muốn tôi gặp các nhóm phản chiến đến Hà Nội, trong đó có rất nhiều người nước ngoài như Cuba, Nga. Tôi nghĩ lúc đó chưa có nhiều người Mỹ “phản chiến” sớm vậy, dù các năm sau đó thì nhiều hơn. Tôi từ chối gặp bất kỳ nhóm nào. Với họ thì giá trị tuyên truyền sẽ rất lớn khi cha tôi là Tổng tư lệnh Thái Bình Dương.
Nhóm David Dellinger đến. Nhóm Tom Hayden đến. Ba nhóm tù nhân được thả, trên thực tế, dưới sự bảo trợ của các “nhóm hòa bình” vậy. Những người đầu tiên được thả về với một trong nhóm anh em Berrigan. Nhóm tiếp theo là toàn bộ một phi hành đoàn, có James Johnson , một trong những Bộ Ba Fort Hood (Chú: Nhóm 3 Binh Nhất Mỹ phản đối việc bị đưa sang Việt Nam) về cùng vợ của chủ biên tạp chí “Ramparts” và Rennie Davis. Nói chung, tôi nghĩ có tám hoặc chín người về kiểu đó. Sau đó là một nhóm thứ ba. Bắc Việt muốn tôi gặp tất cả các nhóm này, nhưng tôi đã có thể né được. Nhiều khi không thể làm họ mất mặt, vì vậy bạn phải cố gắng để đu đưa với nó. Bạn biết là “mặt mũi” là chuyện lớn với loại người này, và nếu bạn để họ có thể giữ thể diện thì được dễ dàng hơn rất nhiều. Ví dụ họ đánh tôi tàn nhẫn và bắt tôi phải gặp một phái đoàn, tôi trả lời “Được, tôi muốn gặp một nhóm vậy, nhưng tôi sẽ không nói bất cứ điều gì chống lại đất nước mình và tôi cũng không nói bất cứ điều gì về việc đối xử với tôi, nhưng nếu được hỏi, tôi sẽ kể sự thật về các điều kiện tôi đang bị giam giữ”. Họ bảo, “Anh đồng ý gặp một phái đoàn nên chúng tôi sẽ cho anh gặp”. Nhưng như mọi người thấy, họ chưa bao giờ cho tôi gặp. Một lần, họ muốn tôi viết vài hàng cho các tù nhân chiến hữu của tôi nhân dịp Giáng sinh. Tôi viết thế này: “Gởi đến các tù nhân chiến hữu mà tôi không được phép gặp mặt hay nói chuyện, tôi cầu mong gia đình các chiến hữu được tốt lành và hạnh phúc, và tôi hy vọng rằng các chiến hữu được phép viết và nhận thư gia đình theo Công ước Geneva năm 1949 mà những người đang giam cầm các bạn không cho phép. Xin Thiên Chúa ban phước lành đến các chiến hữu”. Họ nhận thư nhưng tất nhiên là không bao giờ được công bố nó. Nói cách khác, đôi khi viết cái gì đó ca ngợi chính phủ mình hoặc chống lại họ thì tốt hơn chuyện cứ nói “Tôi sẽ không viết bất cứ điều gì”- vì đó cũng có thể là cách câu giờ khi các điều viết ra này phải được thông lên đủ loại cấp trên của chúng.
Bây giờ để tôi kể với bạn câu chuyện của đại úy Dick Stratton. Anh bị bắn rơi vào Tháng Năm 1967, lúc vài nhóm phản chiến Mỹ đã nhao nhao la làng rằng Hoa Kỳ ném bom Hà Nội dù chúng tôi chưa làm vào thời điểm đó. Dick bị bắn rơi phía ngoài Hà Nội, nhưng họ muốn có một lời thú tội nhân lúc một ký giả Mỹ đang có mặt. Đó là vào mùa Xuân và mùa Hè năm 67 – chắc mọi người còn nhớ những câu chuyện rất giật gân về những thiệt hại do bom Mỹ? “Thỏ” và những tên khác thẩm vấn Dick Stratton rất tàn bạo. Tay Dick đầy các vết hằn dây thừng đã bị nhiễm trùng. Chúng thực sự bóp dẹp anh để có được một lời thú nhận rằng, anh đã ném bom Hà Nội như một bằng chứng sống. Chúng rút móng tay và gí tàn thuốc lá vào người anh. Dick bị dồn đến mức không thể nói “không”. Nhưng khi chúng đưa anh đến buổi họp báo, anh làm một hành động cúi chào – anh cúi chào 90 độ theo hướng này, anh cúi chào 90 độ theo hướng khác, đủ bốn góc. Với đám “gook” thì không phải điều gì quá lạ lẫm vì chúng quen với việc cúi chào vậy. Nhưng bất kỳ người Mỹ nào nhìn thấy hình ảnh của một người Mỹ gập mình đến thắt lưng để cúi chào vậy cũng biết rằng có điều gì đó không ổn, có điều gì đó đã xảy ra với anh ta.. Đó là lý do tại sao Dick làm những gì anh đã làm. Sau đó chúng tiếp tục tạo áp lực để anh ta nói rằng anh ta không bị tra tấn. Chúng tra tấn anh để buộc phải nói rằng anh không bị tra tấn. Dick vừa ra tuyên bố mạnh mẽ tại cuộc họp báo một vài tuần trước ở đây rằng anh muốn thấy Bắc Việt bị buộc tội là tội phạm chiến tranh. Anh ấy là một người cao quý. Anh và tôi đã ở chung trại “Đồn Điền” với nhau trong một thời gian dài và anh rất cang cường trong đó. Anh là một sĩ quan hải quân xuất sắc, một người Mỹ cống hiến hết mình và có đức tin sâu sắc. Tôi nghĩ đến Dick Stratton rất nhiều. Anh rất, rất là xui bị nhận những đối xử tàn tệ nhất mà đám “gook” có thể nặn ra.
Chúng tôi đã trải qua một mùa Xuân và Hè 1969 đặc biệt xấu vì có một cuộc vượt ngục tại một trong những trại tù. Hai người của ta là Ed Atterberry và John Dramesi lên kế hoạch chuẩn bị rất tốt nhưng đã bị bắt lại. Atterberry bị đánh đến chết sau cuộc vượt ngục bất thành này. Chẳng nghi ngờ gì về điều này khi Dramesi thấy Atterberry bị đưa vào một căn phòng và nghe tiếng đánh đập rồi bị biệt tăm từ đó. Còn Dramesi, nếu anh không phải là một người lì đòn thì cũng có thể đã bị đánh chết. Anh có thể là một trong những người gai góc nhất mà tôi từng gặp. Anh là dân từ Nam Philly, từng là một võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp và là một đô vật khi còn trong đại học. Các đòn thù lây sang tất cả các trại khác. Họ bắt đầu tra khảo chúng tôi về các kế hoạch vượt ngục. Thức ăn trở nên tồi tệ. Việc kiểm tra phòng trở nên rất nghiêm ngặt. Anh không thể có bất cứ điều gì trong phòng mình, không có gì. Họ không cho cả thuốc i-ốt xức ghẻ như trước vì Dramesi và Atterberry đã bôi i-ốt cho sậm da như người Việt Nam trước khi vượt ngục.
Mùa hè năm đó, từ Tháng Năm đến khoảng Tháng Chín thì cứ ngày hai lần, tuần sáu ngày, tất cả chúng tôi được cho ăn chỉ là canh bí đỏ và bánh mì tại trại mình. Đó là một chế độ ăn uống rất kham khổ, đầu tiên là ngán tận cổ thứ canh bí đỏ đó, kế đến là nó không có bất kỳ giá trị dinh dưỡng thực sự nào. Điều duy nhất để có thể giữ cho bất kỳ trọng lượng trên người là bánh mì, một cục bột nhão nhoét. Ngày Chủ Nhật, chúng tôi được cho ăn món chè đậu, đậu nấu với đường, không có chút thịt nào. Rất nhiều người chúng tôi ốm tong teo và hốc hác. Tôi xui xẻo bị bắt gặp đang liên lạc bạn tù bốn lần trong Tháng Năm năm 1969. Tôi bị tống vào một phòng trừng phạt đối diện với xà lim của tôi nhiều lần.. Cũng Tháng Năm 1969 đó, họ muốn tôi viết, như tôi còn nhớ, một lá thư cho các phi công Mỹ đang bay trên Bắc Việt để yêu cầu họ đừng làm điều đó nữa. Tôi đã bị buộc phải đứng liên tục – đôi khi chúng phạt mình đứng yên hay ngồi trên một chiếc ghế suốt một thời gian dài. Tôi bị bắt đứng vậy cũng mấy ngày, chỉ được nghỉ vài tiếng khi một lính canh – một người thực sự là con người duy nhất mà tôi từng gặp ở trong đó – cho tôi nằm xuống cho một vài giờ khi ông gác trong một đêm khuya. Một trong những thủ thuật chúng tôi đối phó để chúng chẳng hủy được mình là nếu cảm thấy đứng mệt quá thì tự ngồi xuống, để chúng buộc đứng lên lại. Vì vậy, tôi ngồi xuống và bị một tên lính canh bé choắt đặc biệt đáng căm ghét xông vào, nhảy giậm lên xuống đầu gối tôi. Vì chuyện này mà tôi đã phải mang nạng trở lại cả một năm rưỡi sau đó.
Đó là một mùa Hè dài đăng đẳng và khó khăn nhưng đến Tháng Mười năm 1969, đột nhiên có những thay đổi lớn trong trại. Sự tra tấn ngừng lại. Một ngày kia, gã “Công tử” đến phòng của tôi và thông báo tôi sẽ có được một người bạn tù ở chung phòng. Thức ăn đỡ hơn và phần ăn cũng nhiều hơn, còn đám lính canh ra vẻ thân thiện. Tôi cho rằng tất cả điều này trực tiếp nhờ vào các nỗ lực vận động của chính phủ và người dân ở Hoa Kỳ vào năm 1969. Em trai tôi là Joe rất tích cực trong Liên Đoàn Quốc gia những gia đình các tù nhân chiến tranh và mất tích người Mỹ tại Đông Nam Á. Tổ chức này bao trùm tất cả các nhóm gia đình tù binh chiến tranh POW. Joe đã giải thích cho tôi biết lý do tại sao thái độ Bắc Việt Nam đối với tù binh Mỹ lại thay đổi vậy. Vào khoảng những năm 1965, 1966 trước đó, khi việc ném bom miền Bắc tăng dần, Hà Nội trình diễn màn tuyên truyền đầu tiên của mình bằng cách điệu các phi công Mỹ bị đánh đập diễn hành qua các đường phố. Đáng ngạc nhiên với họ là phản ứng của truyền thông thế giới nói chung là tiêu cực. Kế đó Bắc Việt đã cố gắng chiến thuật buộc Thiếu tá Dick Stratton xuất hiện và xin lỗi vì những tội ác chiến tranh. Nhưng rõ ràng là ông đã bị ngược đãi và buộc phải làm điều này chỉ dưới sự cưỡng ép. Điều đó chỉ phản tác dụng. Họ làm tiếp việc trả tự do hai nhóm ba tù binh vào Tháng Hai và Tháng Mười năm 1968. Những tù binh này bị bắt dưới sáu tháng, chưa bị giảm cân đáng kể và nhìn còn khỏe mạnh.
Cho đến khi Nixon lên nắm chính phủ đầu năm 1969 thì trước đó chính phủ ở nhà còn giữ thái độ: “Không nói về tình trạng tù binh chiến tranh vì e rằng sẽ làm nguy hại tù binh Mỹ đang bị giam”. Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, đầu năm 1969, đã có các cuộc đàm phán hòa bình với Bắc Việt và Việt Cộng tại Paris (đàm phán đã bắt đầu dưới thời Tổng thống Johnson vào cuối năm 1968). Laird đem hình ảnh của những tù binh bị đánh đập tàn nhẫn mà các hãng tin nước ngoài chụp được, chẳng hạn như Frishman, Stratton, Hegdahl – tất cả đều bị xuống ký trầm trọng. Ông nói với Bắc Việt: “Công ước Geneva nói rằng các ông phải thả tất cả các tù binh bị bệnh và bị thương. Những người này đang bị bệnh và bị thương, tại sao họ không được trả tự do?”. Tháng Tám năm 1969, Hà Nội thả Frishman.. Anh không còn khuỷu tay, chỉ được gắn cánh tay cao su khập khiễng và sụt mất 65 lbs. Hegdahl ra tù và sụt 75 lbs. Wes Rumbull cũng được thả, phải bó bột vì gãy sống lưng. Frishman được phép tổ chức một cuộc họp báo và kể ra các chi tiết sự tra tấn và ngược đãi. Tin tức này xuất hiện trên toàn thế giới, và từ đó, bắt đầu từ mùa Thu năm 1969, việc đối xử tù binh đỡ hơn. Chúng tôi nghĩ tác động trực tiếp là đến từ thực tế Frishman là một nhân chứng sống thực về sự ngược đãi tù binh Mỹ của Bắc Việt.
Phần 6: Những kẻ phản chiến
Tôi tự hào về các hoạt động tranh đấu cho tù nhân chiến tranh của em trai tôi là Joe và Carol-vợ tôi, bên nhà. Sự khao khát của những người vợ có chồng tù tội theo thời gian thường là “Lạy Chúa, bất kể sao cũng được, con chỉ muốn chồng con được về”. Với Carol thì câu trả lời của cô ấy là, “Chỉ cần có được chồng tôi trở về không đủ đối với tôi và không đủ với John, mà tôi muốn anh ấy đứng thẳng người trở về”. Tôi được nhận khá ít thư từ Carol. Chỉ có ba thư trong bốn tháng đầu tiên tôi bị bắn hạ. Đám “gook” cho tôi nhận chỉ một lá thư trong bốn năm tù cuối.. Gói quà đầu tiên được nhận vào Tháng Năm 1969, sau đó họ cho mỗi năm một lần. Lý do tôi nhận rất ít thư từ Carol vì cô khăng khăng chỉ sử dụng các tổ chức hoạt động theo Công ước Geneva về việc đối xử với tù nhân chiến tranh, mà từ chối gửi thư thông qua Ủy ban liên lạc với các gia đình tù nhân do các nhóm phản chiến điều hành. Điều này mang lại cho tôi vài điều cần nói chi tiết hơn.
Như mọi người biết, trở lại thời điểm 1954, Bắc Việt đã ở thế tay trên trong việc lật đổ chính phủ Pháp tại Paris vì các cử tri Pháp đã chẳng còn quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam mà chính phủ của họ đã dự phần. Đó là cách Bắc Việt chiến thắng vào năm 1954, thắng ngay tại Pháp chớ không phải tại Việt Nam. Pháp đồng ý rút khỏi Đông Dương mà không đặt vấn đề gì khác khi ký thỏa thuận và kết quả là họ chỉ nhận lại một phần ba số tù binh chiến tranh của mình. Tôi tin rằng Hà Nội cũng hy vọng sẽ giành chiến thắng trong trường hợp chúng ta bằng cách làm suy giảm tinh thần dân Mỹ như vậy. Họ phải dẫn đưa dư luận thế giới về phía họ. Tôi nhớ vào năm 1968 hoặc 69, trong bài phát biểu của Phạm Văn Đồng với Quốc Hội VN, chúng ta bị banh tai với diễn văn có tiêu đề “Cả thế giới ủng hộ chúng ta” chớ không phải kiểu “Chúng ta đã đánh bại quân Mỹ xâm lược” hoặc bất cứ điều tương tự vậy.
Năm 1969, sau khi ba tù nhân được trả tự do về đến Mỹ và kể lại sự tàn bạo trong các trại tù binh chiến tranh thì Tổng Thống Nixon đã bật đèn xanh cho công bố điều này. Nó tác động mạnh đến việc đối xử với chúng tôi. Cảm tạ Chúa cho điều này, bởi nếu không phải vậy thì rất nhiều người trong chúng tôi sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội sống sót trở về. Một ví dụ nhỏ về cách thay đổi như sau: trên cửa xà lim tôi là các chấn song sắt, thường bị che bởi một tấm ván để tôi khỏi nhìn ra ngoài và để chặn sự thông gió. Một đêm, vào khoảng cuối Tháng Chín năm 1969, “Đầu Lệch”- tên trưởng trại tù đích thân đến và lấy nó ra để tôi bắt đầu có chút thoáng gió. Tôi chẳng tin vào mắt mình. Từ đó, mỗi đêm họ hé ô cửa trên để tôi có được chút thông gió. Chúng tôi bắt đầu được tắm thường xuyên hơn. Thiệt hết sức là ngạc nhiên. Vào Tháng 12 năm 1969, tôi được chuyển từ “Ngũ Giác Đài” sang “Las Vegas”, là một khu vực nhỏ tại Hỏa Lò do người Pháp xây năm 1945. Người Mỹ thì gọi nó là “Hà Nội Hilton”. “Khách Sạn Tan Tác” cũng là ở đó – đó là nơi đầu tiên mà ai cũng bị đưa đến thẩm vấn mở màn và sau đó bị đưa đến các trại khác. Toàn bộ nhà tù này có diện tích khoảng hai block đường.. Tại “Las Vegas “, tôi bị đưa vào một nhà nhỏ gọi là “Gold Nugget” có ba phòng giam. Chúng tôi đặt tên cho các ngôi nhà theo tên các khách sạn tại Las Vegas như “Thunderbird”, “Stardust”, “Riviera”, ” Gold Nugget” và “Desert Inn “. Bị chuyển đến “Gold Nugget” và ngay lập tức tôi có thể tạo sự liên lạc với những tù nhân quanh trại, vì khu vực tắm ở ngay cửa sổ phòng tôi nên tôi có thể nhìn qua kẽ trên cửa phòng tắm và liên lạc với nhau. Tôi bị biệt giam ở đó cho đến Tháng Ba năm 1970.
Họ ép tôi gặp các đoàn phản chiến Mỹ đã bắt đầu tăng dần nhưng không bị bất kỳ sự tra tấn nào để ép buộc. Vào Tháng Giêng năm 1970, tôi được đưa đến “Mèo” để thẩm vấn. Hắn nói với tôi rằng, hắn muốn tôi gặp một khách nước ngoài. Tôi lặp lại điều đã luôn nói với hắn trước đó rằng, tôi sẽ gặp họ nhưng tôi sẽ không nói bất cứ điều gì chống lại đất nước mình và nếu được hỏi về việc đối xử, tôi sẽ kể với họ về sự khắc nghiệt của nó. Rất ngạc nhiên cho tôi, hắn nói: “Tốt, anh không cần phải nói bất cứ điều gì”. Tôi nói với hắn tôi sẽ suy nghĩ về đề nghị này. Tôi trở về phòng và tìm cố vấn từ một sĩ quan cấp trên trong khu vực tù của mình và ông khuyên tôi cứ đi gặp. Vì thế tôi đã gặp một tay nói rằng hắn đến từ Tây Ban Nha, nhưng sau này tôi nghe được là đến từ Cuba. Hắn chẳng hỏi tôi bất kỳ câu hỏi nào về các vấn đề gây tranh cãi hoặc chuyện đối xử hay suy nghĩ của tôi về cuộc chiến. Tôi nói với hắn là tôi chẳng hối hận gì về những gì tôi đã làm và nếu có xảy ra lần nữa, tôi cũng sẽ làm lại y vậy. Điều đó dường như làm hắn nổi giận vì hắn là một cảm tình viên của Bắc Việt. Giữa lúc đó, một phóng viên bước vào chụp vài tấm hình. Tôi đã nói với “Mèo” trước đó là tôi không muốn có bất cứ sự công bố hình ảnh nào của tôi, vì vậy khi tôi về phòng sau cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 15, 20 phút gì đó, tôi nói với hắn là tôi sẽ không gặp khách nào khác vì hắn đã không giữ lời hứa. Sau đó Đại Tá Jeremiah Denton, người đang điều hành khu tù chúng tôi lúc đó đưa ra đường lối là chúng tôi không nên gặp bất kỳ đoàn nào khác. Tới Tháng Ba, tôi có được một bạn tù chung phòng là Đại tá Không quân John Finley. Ông và tôi sống chung được khoảng hai tháng. Một tháng sau khi ông nhập phòng, “Mèo” đến gặp tôi và bắt phải gặp một phái đoàn khác. Tôi từ chối nên bị phạt ngồi ghế ngoài trời trong ba ngày đêm liên tục. Sự ép buộc lên chúng tôi liên tục để phải gặp các phái đoàn phản chiến. Đầu Tháng Sáu tôi bị tách khỏi Đại tá Finley và bị đưa vào một xà lim gọi là “Calcutta”, cách xa các tù nhân gần nhất cũng khoảng 50 mét. Nó rộng chỉ 6×2 feet, không có lỗ thông gió và rất, rất là nóng. Suốt mùa hè tôi bị lả nhiệt vài ba lần và bị lỵ. Sức khỏe tồi tệ hẳn, tôi không được tắm rửa và khẩu phần bị cắt giảm xuống còn một nửa, thỉnh thoảng lại bị bỏ đói một ngày hay hơn. Suốt thời gian này tôi bị đưa đi thẩm vấn và bị ép phải gặp những người phản chiến nhưng tôi từ chối .
Tháng Chín tôi bị chuyển đến khu gọi là “Riviera” nằm tách biệt sau trại. Tôi ở đó cho đến khi Tháng Mười Hai năm 1970. Ở đó tôi có thể liên lạc với bạn tù khá tốt vì có một cánh cửa có lỗ thông gió quay ra ngoài. Tôi đứng lên cái xô rồi dùng bàn chải đánh răng để quơ tín hiệu cho các tù nhân khác và họ sẽ quơ lại cho tôi. Tháng Mười Hai tôi bị chuyển đến “Thunderbird”, một trong những ngôi nhà lớn với khoảng 15 phòng giam. Việc liên lạc với bạn tù rất tốt ở đây khi chúng tôi gõ tín hiệu lên vách giữa các phòng giam với nhau. Tôi học được rất nhiều về âm học trong thời gian này, vì nếu bạn biết gõ đúng chỗ trên vách thì có thể nghe được người khác ở cách xa bốn năm phòng. Cuối Tháng 12 năm 1970, tôi đoán là khoảng ngày 20, tôi được cho ra ngoài vào ban ngày với bốn người khác. Vào đêm Giáng Sinh, chúng tôi được đưa ra khỏi phòng mình và chuyển đến “Trại Thống nhất “, một phần khác của Hỏa Lò. Khoảng 45 người, chủ yếu bị đưa từ “Vegas” bị nhốt chung vào một phòng lớn. Có bảy phòng lớn như vậy và mỗi phòng giam 45 hoặc 50 tù nhân. Chúng tôi có tổng cộng 335 tù nhân tại thời điểm đó. Có bốn hoặc năm người không trong tình trạng tốt nên bị nhốt riêng. Các Đại Tá Flynn, Wynn, Bean và Caddis cũng bị nhốt riêng biệt, không được chuyển vào với chúng tôi lúc đó.
Tên giám thị của chúng tôi lại là “Con Rệp” mà chúng tôi rất căm ghét. Hắn hành hạ chúng tôi đủ điều, không cho chúng tôi tụ tập hơn ba người cùng lúc. Chúng sợ chúng tôi sẽ thiết lập sự truyền bá chính trị cho nhau. Chúng không cho chúng tôi được làm Thánh lễ. Tháng Ba năm 1971, các sĩ quan cấp trên quyết định rằng chúng tôi sẽ tổ chức một Thánh lễ. Đó là điều quan trọng với chúng tôi và cũng là điều đúng để tranh đấu. Chúng tôi tiến hành và tổ chức lễ. Những người chủ Thánh lễ ngay lập tức bị đưa ra khỏi phòng. Chúng tôi bắt đầu hát vang những bài Thánh ca và Quốc ca. Đám “gook” nghĩ đó là một cuộc nổi loạn nên mang dây thừng và dùng judo vật trói chúng tôi. Sau khoảng một hoặc hai tuần họ bắt đầu đưa các sĩ quan cấp trên ra khỏi phòng chúng tôi đến nơi khác. Cuối Tháng Ba chúng lại đưa thêm ba hay bốn người mỗi một trong bảy phòng ra, tổng cộng là 36 người.. Chúng tôi bị đưa đến một trại chúng tôi gọi là “Skid Row”, một trại trừng phạt từ Tháng Ba đến Tháng Tám, được trở về khoảng bốn tuần khi có ngập lụt quanh Hà Nội, rồi sau đó chúng tôi lại bị đưa ra đó lại cho đến Tháng Mười.
Ở đó chúng không đối xử tệ lắm với chúng tôi. Đám lính canh được phép đánh chúng tôi chỉ khi chúng tôi ngang ngạnh nhưng không được phép tra tấn chúng tôi để có được các tuyên bố mang tính tuyên truyền. Các xà lim đều rất nhỏ, khoảng 6×4 feet và chúng tôi bị biệt giam lần nữa. Đó là điều khó chịu nhất vì cứ làm mình nghĩ đến tất cả bạn bè đã từng bị giam chung một phòng lớn với nhau. Nhưng so với những năm 69 và trước đó thì chẳng đáng gì. Lợi thế lớn nhất khi bị giam chung phòng lớn là chỉ cần vài ba người trong nhóm phải đối phó với đám “gook” còn khi bị biệt giam thì lúc nào cũng phải tự mình đối phó với chúng, mà lúc nào chẳng có chuyện lục đục với chúng. Lẽ ra mình được phép có 15 phút để tắm nhưng mới năm phút thì tên “gook” đã bắt về lại phòng, vì vậy phải cãi với hắn và thế là bị hắn nhốt lại, không cho tắm một tuần. Nhưng khi ở trong một phòng lớn với những người khác, chẳng thèm dòm ngó đến chúng sẽ làm mình dễ chịu hơn rất nhiều.
Suốt giai đoạn này, bọn “gook” tấn công chúng tôi bằng các phát biểu phản chiến từ một số nhân vật cao cấp ngay Washington.. Đây là cách tuyên truyền hữu hiệu nhất để tấn công chúng tôi khi dùng chính phát biểu, tuyên bố của vài người nói chung là được trọng vọng tại Hoa Kỳ. Chúng dùng nhiều lời lẽ của Thượng Nghị Sĩ Fulbright, rồi TNS Brooke. Chúng lặp đi lặp lại lời của TNS Ted Kennedy, cũng như Averell Harriman. Chúng cũng thích Clark Clifford, ngay sau khi ông trở thành Bộ Trưởng Quốc Phòng thời Tổng Thống Johnson. Đến khi Ramsey Clark vào cuộc thì họ xem đó là bước tuyệt vời cho mục tiêu của họ (Chú: Ramsey Clark, cựu Bộ Trưởng Tư Pháp thời TT Johnson, người phản đối mạnh mẽ chiến tranh Việt Nam và năm 1972 đã sang Hà Nội để phản đối việc ném bom Hà Nội). Khi công luận ồn ào sau vụ công bố Hồ Sơ Ngũ Giác Đài (Chú: Pentagon Papers là tài liệu nghiên cứu mật của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về sự can dự chính trị và quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau Đệ Nhị Thế Chiến cho đến năm 1967, đã bị một nhân vật phản chiến trong nhóm nghiên cứu tiết lộ cho báo New York Times vào năm 1971) thì đây là một bước đệm lớn lao cho Hà Nội để tận dụng nó như một bằng chứng về những “âm mưu đen tối của đế quốc” mà họ vẫn thường rêu rao trong nhiều năm.
Phần cuối: Tự do
Tháng 11 năm 1971, Bắc Việt chuyển chúng tôi từ trại trừng phạt “Skid Row” về lại trại giam chung “Thống Nhất” trong phạm vi Hỏa Lò. Từ đó về sau thì hầu như chúng tôi bị nhốt chung với những người khác, kể cả những người được đưa vào sau, cũng khoảng 40 tù binh. Tháng 5 năm 1972, khi Mỹ bắt đầu oanh tạc mạnh sau khi Tổng Thống Nixon ra lịnh ném bom Bắc Việt và thả mìn các cảng, họ chuyển hầu như tất cả các sĩ quan cấp nhỏ lên trại “Dogpatch”- Trại Chó Vá gần biên giới Trung Cộng, chừa lại các sĩ quan cao cấp và nhóm chúng tôi. Tôi nghĩ rằng họ sợ Hà Nội sẽ bị đánh bom và nếu nhốt chung tất cả chúng tôi cùng một trại thì chỉ một quả bom rơi trúng cũng có thể xóa sổ tất cả. Vào thời điểm này, đám “gook” rất cộc cằn, hung dữ. Chúng từng kéo một tù binh ra khỏi phòng chúng tôi và đánh anh ta một trận bán sống bán chết vì anh đã làm lá cờ Mỹ trên lưng áo một tù binh khác. Anh là một thanh niên tốt, có tên là Mike Christian. Chúng thoi anh túi bụi ngay ngoài cửa phòng giam chúng tôi, sau đó cứ kéo lê vài feet lại đánh anh tàn nhẫn hết cả vòng quanh sân trại. Anh bị bể một bên màng nhĩ và gãy xương sườn. Nó là một bài học dằn mặt tất cả chúng tôi.
Cuối cùng đến cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên được là ngày 18 tháng 12 năm 1972. Khắp nơi rền tiếng bom theo lịnh ném bom dịp Giáng Sinh của Tổng Thống Nixon. Hà Nội bị đánh bom tức thời. Từ khung cửa sổ phòng giam nhìn ra trời, đó là cảnh tượng ngoạn mục nhất tôi đã từng chứng kiến và tất nhiên, nhìn rõ những ánh chớp trong đêm. Bom thả rất gần làm rung chuyển cả tòa nhà. Hỏa tiễn SAM đất-đối-không đan chéo bầu trời giữa tiếng còi hụ báo động inh tai quả thực là một cảnh tượng dữ dội. Khi một chiếc B-52 trúng đạn, ở độ cao hơn 30,000 feet, nó nổ sáng rực cả bầu trời, rồi ánh đỏ như ban ngày khá lâu vì rơi xuống từ trên không rất cao. Vào thời điểm đó chúng tôi biết là chúng tôi sẽ không bao giờ được trả tự do trừ khi chính phủ có hành động gì đó rất quyết liệt. Chúng tôi bị giam ba năm rưỡi trời mà không có vụ ném bom nào xảy ra nên nhận thức khá rõ cách duy nhất để chúng tôi được thả là chính phủ phải mạnh tay với Hà Nội. Vì vậy chúng tôi rất vui mừng, hò reo cổ vũ. Đám “gook” thì không thích điều đó chút nào, nhưng chúng tôi cóc để ý. Với chúng tôi thì rõ ràng là đàm phán sẽ không giải quyết được vấn đề. Lý do duy nhất tại sao Bắc Việt bắt đầu chịu đàm phán vào tháng 10 năm 1972 bởi vì họ cũng có thể đọc được các thăm dò và biết rằng Nixon sẽ chiến thắng áp đảo trong việc tái tranh cử nên họ muốn đàm phán Hiệp định đình chiến trước bầu cử.
Tôi ngưỡng mộ sự dũng lược của Tổng Thống Nixon. Có thể có chỉ trích ông trong vài điều, như vụ Watergate chẳng hạn. Nhưng ông phải đưa ra những quyết định không được ủng hộ lắm mà tôi có thể tưởng tượng như thả mìn, phong tỏa, ném bom. Tôi biết làm điều đó rất, rất là khó khăn cho ông nhưng đó là điều để kết thúc chiến tranh. Tôi nghĩ lý do ông hiểu điều này vì ông có kinh nghiệm đối phó với cộng sản. Ông biết sử dụng chiến thuật cây gậy và củ cà rốt. Chuyến công du của ông tới Trung Cộng và khi ký Hiệp ước Giới hạn Vũ khí Chiến lược với Nga được dựa trên thực tế là chúng ta mạnh hơn Cộng sản nên họ mới đàm phán. Họ chỉ hiểu khi dùng vũ lực. Và đó là lý do tại sao bây giờ tôi vẫn còn khó hiểu là trong khi mọi người đều biết rằng việc ném bom cuối cùng đã dẫn đến thỏa thuận ngừng bắn, thì tại sao mọi người vẫn chỉ trích chính sách đối ngoại của ông? Sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, Bắc Việt lên mặt hẳn. Họ biết Tổng Thống Johnson sẽ ngừng thả bom trước cuộc bầu cử 1968. Tháng Năm 1968, hai tướng Bắc Việt thẩm vấn tôi trong hai lần riêng biệt thì cả hai đều nói hầu như giống nhau từng chữ rằng: “Sau khi chúng tôi giải phóng miền Nam thì sẽ sang giải phóng Campuchia. Sau Campuchia sẽ đến Lào và sau Lào, chúng tôi sẽ giải phóng sang Thái Lan, Malaysia, Miến Điện. Chúng tôi sẽ giải phóng hết cả khu vực Đông Nam Á”. Họ làm tôi chẳng còn nghi ngờ gì nữa về âm mưu của họ không chỉ riêng với Nam Việt Nam. Một số người cười cợt bác bỏ “lý thuyết domino” nhưng Bắc Việt tin vào nó, chưa bao giờ chối bỏ nó. Hồ Chí Minh đã phát biểu nhiều, rất nhiều lần rằng, “Chúng ta tự hào ở tuyến đầu trong cuộc đấu tranh vũ trang giữa phe Xã hội Chủ nghĩa và bọn đế quốc Mỹ xâm lược”. Nó hiện hình không còn là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giành độc lập cho miền Nam Việt Nam mà mang đúng nghĩa những gì ông ta đã nói. Đó là tất cả những gì chủ nghĩa cộng sản nhắm tới: một cuộc đấu tranh vũ trang để lật đổ các nước Tư bản Chủ nghĩa. Tôi đọc nhiều sách lịch sử của họ. Họ đưa chúng tôi khá các loại sách tuyên truyền. Tại thời điểm sau Tết Mậu Thân này, Bắc Việt nghĩ rằng họ đã thắng cuộc chiến. Họ nghĩ họ làm tướng Westmoreland mất chức. Họ tin rằng họ làm đắm cơ hội để Johnson tái đắc cử. Và họ nghĩ rằng đa số người dân Mỹ đứng về phía họ. Đó là lý do tại sao họ oang oang tham vọng của mình quá sớm vì đánh giá sai bản lĩnh của Tổng Thống Nixon.
Quay trở lại vụ đánh bom Tháng 12 thì thoạt đầu, Bắc Việt có lẽ có rất nhiều hỏa tiễn SAM trong tay nhưng ngày càng thấy bắn ít dần, có nghĩa họ đã xài gần hết. Ngoài ra, trong vài ngày đầu tiên thì B-52 thả bom chủ yếu ngay quanh Hà Nội, sau đó trải ra xa thành phố thì theo tôi nghĩ, ta đã phá hủy được tất cả các mục tiêu quân sự trong Hà Nội. Tôi không biết số lượng phi hành đoàn B-52 bị bắn rơi bởi vì họ chỉ đưa các phi công bị thương vào trại của chúng tôi. Thái độ của các phi công chúng ta rất tốt. Tôi hỏi một phi công trẻ khóa West Point 70 rằng “Anh nghĩ sao khi nhận lịnh ném bom Hà Nội?”. Anh trả lời, “Tinh thần chúng tôi tăng vọt”. Tôi cũng nghe có một phi công B-52 khước từ nhiệm vụ trong vụ đánh bom Giáng sinh. Bạn luôn gặp chuyện kiểu đó, gặp những người khi khó khăn thì họ bị lương tâm cắn rứt. Tôi muốn nói điều này với bất cứ ai trong quân đội rằng, nếu anh không biết quốc gia mình đang làm cái gì thì nên tìm hiểu chúng và nếu thấy mình không thích điều quốc gia mình đang làm thì hãy đứng ngoài trước khi mọi chuyện được quyết định.
Một khi trở thành một tù binh chiến tranh, anh không có quyền bất đồng chính kiến, bởi vì những gì anh làm sẽ tổn hại đến quốc gia của mình. Anh không còn nói với tư cách cá nhân, mà nói như một quân nhân của quân đội Hoa Kỳ và mang trách nhiệm trung thành với Tổng Tư Lệnh chứ không phải với lương tâm của mình. Vài bạn tù của tôi đã không làm vậy nhưng chỉ là một thiểu số rất nhỏ. Tôi tự hỏi họ có nên bị truy tố không và thấy chẳng dễ dàng để trả lời chút nào. Nó có thể phá hủy hình ảnh đẹp của phần lớn chúng tôi mang về từ địa ngục đó. Hãy nhớ rằng, một số kẻ thay lòng đổi dạ sau chiến tranh Triều Tiên đã làm phần lớn dân Mỹ nghĩ rằng hầu hết các tù binh trong cuộc chiến này cũng là những kẻ phản bội. Nếu họ có bị xét xử thì không phải vì lập trường chống chiến tranh của họ, mà vì họ đã hợp tác với Bắc Việt đến mức độ gây nguy hại cho các tù binh khác. Và có điều này cần xem xét: Hoa Kỳ sẽ có những cuộc chiến tranh khác để chiến đấu cho đến khi Cộng Sản từ bỏ chủ thuyết bạo lực lật đổ chúng ta, những người này phải chịu sự lên án để sẽ không gây tiền lệ cho thái độ làm tổn hại quốc gia trong những cuộc chiến tương lai .
Vào cuối Tháng Giêng năm nay (1973), chúng tôi biết việc kết thúc chiến tranh đã đến gần. Tôi bị chuyển đến “Đồn Điền” và được cho ở chung theo nhóm được phân loại theo thời gian bị bắn hạ. Họ đã chuẩn bị sẵn sàng để trả tù binh theo nhóm. Đó là ngày 20 Tháng Giêng. Kể từ đó, mọi chuyện trở nên dễ chịu, họ chẳng sách nhiễu chúng tôi nữa. Nhưng theo kiểu của họ thì chúng tôi vẫn bị ăn uống kham khổ trong khoảng hai tuần, chỉ đêm trước khi được trao trả mới được ăn một bữa no nê ngon lành. Có một điều rất thú vị là sau khi tôi trở về, Henry Kissinger có kể với tôi rằng khi ông ở Hà Nội để ký thỏa thuận cuối cùng, Bắc Việt có đề nghị cho phép ông ta có thể mang một người cùng theo về Washington và đó là tôi. Tất nhiên là ông từ chối và tôi đã cảm ơn ông về điều đó rất nhiều, vì tôi không muốn là biệt lệ. Hầu hết mọi người đều cá cược rằng tôi là người cuối cùng được thả, nhưng bạn không bao giờ có thể hiểu được bọn “gook”.
Không có nghi lễ đặc biệt gì khi chúng tôi rời trại. Ủy ban kiểm soát Quốc tế đến và chúng tôi được phép nhìn quanh trại lần cuối. Có rất nhiều phóng viên ảnh, nhưng chẳng có gì trịnh trọng. Chúng tôi lên xe buýt và được đưa ra sân bay Gia Lâm. Người bạn cũ của tôi là “Thỏ” đã ở đó. Hắn đứng phía trước và bảo chúng tôi: “Khi nghe tôi đọc tên, các anh lên máy bay và về nhà”. Đó là ngày 15 tháng 3. Cho đến tận lúc đó, tôi cũng không cho phép bản thân mình có nhiều hơn một cảm giác hy vọng đầy thận trọng. Chúng tôi đã mừng hụt rất nhiều lần trước đó đến độ tôi quyết định rằng mình sẽ không được phấn khích cho đến khi nào bắt tay được với một người Mỹ mang quân phục. Điều đó đã xảy ra tại Gia Lâm và tôi biết nó đã kết thúc thật sự. Tôi chẳng thể nào diễn tả được cảm xúc của mình khi đi về chiếc phi cơ Không Quân Hoa Kỳ.
Bây giờ khi về nhà, tôi thấy có rất nhiều cuộc tranh cãi về quốc gia chúng ta. Tôi không đồng ý lắm. Tôi nghĩ nước Mỹ ngày nay là một quốc gia tốt đẹp hơn so với khi tôi rời nó sáu năm trước. Bắc Việt cung cấp cho chúng tôi rất ít tin tức, ngoại trừ các tin xấu về Hoa Kỳ. Chúng tôi không biết cuộc đổ bộ thành công lên mặt trăng đầu tiên năm 1969 cho đến khi nó được đề cập trong bài phát biểu của George McGovern rằng, Nixon có thể đưa con người lên mặt trăng nhưng ông không thể kết thúc chiến tranh Việt Nam. Họ dội lên chúng tôi những tin tức về cái chết của Martin Luther King và các cuộc bạo loạn sau đó. Thông tin như vậy cứ liên tục nhả ra khỏi loa. Tôi nghĩ Hoa Kỳ bây giờ là một quốc gia tốt đẹp hơn vì chúng tôi đã trải qua một quá trình thanh lọc, tái thẩm định chính mình. Tôi thấy một tinh thần tri ân về đời sống của chúng ta nhiều hơn, thấy tinh thần ái quốc cao hơn và nhìn thấy Quốc kỳ tung bay khắp mọi nơi. Tôi nghe thấy những giá trị mới đang được nhấn mạnh, như mối quan tâm về môi trường chẳng hạn.
Tôi nhận được rất nhiều thư từ các bạn trẻ và nhiều người đã gửi tặng tôi những chiếc vòng đeo tay POW có tên tôi mà họ đã mang. Một số không biết gì nhiều về cuộc chiến, nhưng họ có lòng ái quốc mạnh mẽ, các giá trị của họ đều tốt đẹp và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ nhìn thấy họ sẽ lớn lên thành những người Mỹ tốt hơn nhiều người trong chúng ta. Những tình cảm tuôn tràn này làm những người tù binh chiến tranh chúng tôi choáng ngợp và có chút ngượng ngùng bởi vì trên căn bản, chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi chỉ là người lính Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân bình thường. Bất cứ ai khác ở vị trí của chúng tôi cũng làm vậy. Dự tính tương lai của tôi là vẫn tiếp tục phục vụ trong Hải Quân nếu tôi còn có thể bay được. Điều đó phụ thuộc vào sự thành công của các phẫu thuật chỉnh hình cho cánh tay và chân tôi. Nếu tôi phải rời Hải Quân, tôi hy vọng sẽ phục vụ cho chính phủ trong khả năng của mình, tốt nhất trong ban đối ngoại của Bộ Ngoại Giao.
Tôi đã có rất nhiều thời gian để suy nghĩ trong tù và nghiệm ra rằng, một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người là, bên cạnh gia đình, hãy đóng góp gì đó cho đất nước của mình.
***
Comments:
- Không có ai viết hồi ký mà hoàn toàn trung thực .
- Ông J.S. MacCain bị tù chỉ khoảng 5 năm và vì là con của Đô Đốc Tư Lệnh HQ Mỹ ở TBD nên được VC "biêt đãi".
So với vô số trường hợp tù VC của Quân - Cán - Chính VNCH thì không thể sánh, nhưng với người Mỹ thì đã là khủng khiếp nên xưng tụng Ông MacCain là anh hùng.
“Bao nhiêu người cựu chiến binh Mỹ cũng bị Việt Cộng bắt mà sao chỉ mình ông McCain lại là anh hùng?"
Ông McCain là một chiến binh dũng cảm và đã làm được nhiều điều tốt cho nước Mỹ và đối với nhiều người Việt tỵ nạn CS, nhưng Ông chỉ là con người cũng có cả mặt không tốt.
Bảo rằng bị VC đày đoạ như vậy nhưng ông rộng lượng không thù hận , thế sao ông Trump chỉ cho là ông không phải là anh hùng thì ông cay cú luôn thọt gậy bánh xe phá Trump bất kể quyền lợi của nước Mỹ, lại không cho Trump dự tang lễ hoặc đọc điếu văn?
HCM đại gian, đại ác... như thế mà vẫn có vô số người khen , kẻ chê. Ông MacCain trăm lần hơn HCM, dĩ nhiên nhiều người xưng tụng thì cũng đúng.
HQ Trần Kim Diệp
.........
Ông Hưng Vũ, ở Westminster, thẳng thắn nói: “Là một quân nhân, ông bị bắt rồi được thả ra thì có gì là đặc biệt? Nếu gọi ông là anh hùng thì sao không gọi tất cả những cựu tù Cộng Sản là anh hùng?”
Ông thêm: “Bao nhiêu người cựu chiến binh Mỹ cũng bị Việt Cộng bắt mà sao chỉ mình ông McCain lại là anh hùng? Tôi cho rằng ông trải qua chiến tranh như bao nhiêu chiến sĩ khác. Có khác chăng là ông xuất thân từ gia đình giàu và có tiếng mà thôi.”
Ông Trần Văn Nghị, ở Santa Ana, cũng không nghĩ cố Thượng Nghị Sĩ McCain xứng đáng được ca ngợi thái quá: “Ông ấy có bị ‘tụi nó’ bắt giam, nhưng vì sao mà nhiều người lại cho rằng như vậy là giỏi? Tôi nghĩ, nếu giỏi hơn, ông đã không bị bắn rớt máy bay. Vụ ‘H.O.’ thì coi như ông ấy có nghĩ tới chiến hữu đồng minh, có tăng thêm ba năm trong hạn tuổi cho thân nhân cựu tù đi Mỹ, nhưng đó là hành động của một người bạn trung thành chứ chưa thể gọi là của một người cứu nhân, độ thế”.
Ông tóm tắt: “Ông McCain không là người xấu nhưng chưa thể là anh hùng”.
(Ðằng-Giao - NV)
Bộ đội BACHO cũng có lính Liên Xô tình nguyện sao ?
Ai đã bắn rơi máy bay của ông John McCain ...
Đảng CSVN còn nói láo nữa thôi? Đài truyền hình Nga phỏng vấn người lính Xô Viết bắn rớt máy bay của ông John Mc Cain.
Năm 2008 khi ông Yury Trushyekin lên tiếng trên báo chí Nga rằng chính ông mới là người bắn rớt máy bay của ông Thượng Nghị Sĩ Mỹ John Mc Cain, lúc ấy còn là thiếu tá hải quân Mỹ, thì đài truyền hình Nga đã nhiều lần phỏng vấn vị "anh hùng" này. Ông này về cuối đời sống nghèo khổ trong một căn hộ ở ngoại ô St Petersburg.
Ông Yury Trushyekin cho biết trong suốt thập niên 1960 -1970, đã có hàng ngàn binh lính và sĩ quan Nga được điều động sang miền Bắc Việt Nam để giúp quân cộng sản Bắc Việt chống Mỹ . Phần lớn làm công tác cố vấn, ngoài ra còn có mặt trực tiếp tại chiến trường để huấn luyện cho bộ đội CSVN cách sử dụng những vũ khí mà Nga cung cấp.
Ông trưng ra hình ảnh, hộ chiếu và cả một bằng khen của nhà nước CS Bắc Việt làm bằng chứng.
Riêng về việc bắn hạ máy bay của ông John Mc Cain, ông Yury Trushyekin cho biết bộ đội VN toàn bắn hụt, ngày hôm đó đã bắn hết 12 quả đạn tên lửa mà chẳng trúng quả nào! Khi chỉ còn 1 quả cuối cùng, ông đã phải thân chinh nhắm bắn mới hạ được phi cơ của ông Mc Cain.
Ông còn cho biết chính ông đã cứu mạng ông John McCain. Vì khi bộ đội CSVN vớt ông này lên, lúc đó đã bị gãy hết 2 tay và 1 chân, thì với lòng căm thù cao độ được huấn luyện sẵn, một đám đông đã nhào vào đánh đập, đâm ông này suýt chết. Ông Yury Trushyekin và đồng đội đã phải can thiệp và ra lệnh cho bộ đội ngừng tay và chỉ được bắt sống.
Trong cuốn hồi ký của mình, ông Mc Cain cũng kể lúc bị bắt, mặc dù bị trọng thương mình mẩy đầy máu và lúc ngất lúc tỉnh, ông đã bị hàng trăm tên bộ đội xông vào đấm đá, nhổ nước bọt và có ai đó còn cầm cả lưỡi lê đâm vào hông và chân ông!
Ông Yury Trushyekin kể tiếp rằng sau đó ông có vài lần vào thăm ông Mc Cain trong Hỏa Lò, nơi còn được gọi mỉa mai là "khách sạn Hà Nội Hilton". Ông nói CSVN đã cố gắng "cải tạo tư tưởng" cho ông John bằng cách bắt ông này đọc những quyển sách giáo điều cộng sản dày cộm, bao gồm cuốn của Karl Marx. Khi được hỏi nếu bây giờ gặp lại ông John Mc Cain thì ông sẽ nói gì? Ông Yury Trushyekin cười và bảo ông sẽ hỏi ông John đã đọc hết cuốn Marx chưa!
Riêng ông Mc Cain cho biết lúc đầu ông bị đối xử rất tệ hại, nhưng sau khi biết được ông là con trai và cháu nội của 2 vị tướng lừng danh của Mỹ thì ông được ưu đãi hơn, vì CS Bắc Việt biết ông có giá trị trao đổi. Lúc đó ông mới được chữa trị vết thương, và cái chân gãy được mổ, nhưng các bác sĩ làm việc quá dở làm dứt hết mấy sợi gân, khiến chân ông bị tật cho đến bây giờ.
Sao rồi đảng ơi? Còn nói láo nữa thôi? Nhục mặt chưa?
Quân đội nhân dân VN anh hùng à? Bách chiến bách thắng à? Thắng Mỹ thắng Pháp à? Không có Liên Xô và Trung Quốc thì thắng khối! Hèn gì mà ngày nay phải "đời đời nhớ ơn" cái đám ngoại bang này và phải dâng đất dâng biển đảo cho chúng nó!!!
Từ tướng Võ Nguyên Giáp bị tướng TQ viết hồi ký chê là kém mưu trí, chỉ biết nướng quân, đến "bộ đội cụ Hồ" cũng bị sĩ quan Liên Xô chê là toàn bắn hụt và hành xử như côn đồ!
Đẹp mặt chưa đảng? Quang vinh muôn năm chưa?
http://englishrussia.com/2009/01/19/mccane-shooter/
http://www.heraldsun.com.au/…/…/story-e6frf7lx-1111115686152
From: Tommy Luu
FB Lanney Tran
Luận anh hùng, Mc Cain?
Giao Chỉ, San Jose
Quốc Kỳ ngập ngừng trên Bạch Cung
Phương ngôn Việt Nam có câu rằng: Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ty họ hàng. Thượng nghị sĩ Mc Cain 81 tuổi ra đi ngày 25 tháng 8-2018. Khi còn sống ông đã một mình cản đường tổng thống Trump trên trường chính trị. Cho đến khi đi vào cõi ngàn thu, nhà chính khách già của miền đồng khô cỏ cháy Arizona còn gài độ trận sau cùng. Ông viết trong di chúc làm điên đầu đương kim tổng thống. Ông mời hai vị cựu tổng thống Obama và George Bush đọc lời tiễn biệt nhưng từ chối sự hiện diện của ông Trump. Ông Donald vốn là Cao Bồi New York cũng không tay vừa. Ngọn cờ trên Bạch Cung kéo xuống nửa chừng theo thông lệ được một ngày lại có lệnh kéo lên như cũ. Phát ngôn viên Nhà Trắng đọc lời chia buồn trong khi tổng thống chỉ gửi Tuýt cho tang gia mà không nhắc đến người anh hùng của nước Mỹ. Sau một ngày dài chịu áp lực của công luận và cựu chiến binh toàn quốc, tổng thống mới đọc lời chia buồn và cho kéo cờ tại Bạch Cung xuống chịu tang.
McCain, ông là ai?
Dòng họ McCain là những người có mặt từ thời Hoa Kỳ lập quốc. Thời tổng thống Washington đã có đại úy McCain dưới ngọn cờ cách mạng. Ông nội và cha của thượng nghị sĩ McCain đều là đô đốc trong hải quân Hoa Kỳ. Cuộc đời binh nghiệp và chính trị của McCain đầy huyền thoại. Theo truyền thống gia tộc, chàng trai gia nhập không lực của hải quân trở thành phi công phản lực. Chuyện nhà binh cũng có nhiều cay đắng. Ngày 19 tháng 7 năm 1967 trung úy Mc Cain đã phải chịu trách nhiệm liên quan đến trận hỏa hoạn kinh hồn trên chiến hạm USS Forestal làm chết 27 người và 100 bị thương. Hồ sơ quân bạ còn ghi ông bị thuyên chuyển cấp tốc qua hàng không mẫu hạm. Ba tháng sau trong phi vụ thả bom Hà Nội 26 tháng 10 năm 1967 phi cơ của ông bị hỏa tiễn của Nga bắn hạ. Chuyên viên người Nga tên là Yury trả lời báo Nga phỏng vấn rồi được BBC ghi lại câu chuyện khá đặc biệt. Hôm đó đơn vị phòng không thủ đô bắn hết tên lửa nhưng không thành công. Hỏa tiễn cuối cùng do chính cố vấn Nga khai hỏa đã bắn rơi phi cơ của McCain. Phi công nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và được cứu sống sau trận đòn hội chợ gẫy cả chân tay. McCain bị thương nặng có thể chết nhưng vài ngày sau được Hà Nội cho cứu chữa kịp thời khi biết tin cha ông đang là đô đốc tư lệnh hải quân Hoa kỳ tại Âu Châu. Trong thời gian bị tù trong hỏa lò Hà Nội tin tức chính thức ghi nhận McCain luôn luôn can trường giữ vững tư cách sỹ quan Hoa Kỳ, đặc biệt là danh dự của dòng họ McCain. Tuy nhiên chuyện bên lề đồn rằng cũng có lúc ông bị cộng sản khuất phục nên khai báo linh tinh. Hồ sơ quân bạ của hải quân Mỹ cũng như chính phủ cộng sản Hà Nội đều phủ nhận các tin tức kể trên. Tất cả đều ghi nhận việc ông từ chối đặc ân được trả tự do trước các bạn tù như là một hành động anh hùng hết sức quân tử. Sau này, trên hậu trường chính trị, khi nghe thiên hạ ca tụng ông thượng nghị sĩ POW anh hùng, tổng thống Trump vô cùng sốt tiết đã phán rằng, bị bắt làm tù binh có gì mà anh hùng. Có ngon thì đã chẳng bị bắt. Thực tình mà nói, tù binh chiến tranh là phần số, nhưng thái độ ứng xử trong thời gian bị tù đầy mới thể hiện tư cách anh hùng. Ông Mc Cain thực sự đã là anh hùng trong những năm sống trong ngục tù cộng sản. Dù là công dân Hoa Kỳ dân chủ, công bình bác ái nhưng nếu là con ông cháu cha thì McCain vẫn có thừa cơ hội để không phải bay phản lực trên bầu trời Hà Nội đầy lửa đạn. Ông đã tình nguyện đóng vai một phi công bình thường để trở thành một tù binh khốn khổ rất bình thường như mọi chiến binh khác. Sau này, với quyền hạn trong chính trường Hoa Kỳ, ông đã thông cảm với những người tù binh VNCH để đệ trình các dự luật đặc biệt tiếp nhận thêm HO đợt kế tiếp. Ông chính là người được mang tước hiệu HO Hoa Kỳ. Nếu tổng thông không nhận McCain là anh hùng thì mãi mãi ông vẫn là anh hùng của các gia đình HO Việt Nam.
Trở về từ chiến trường
Trở thành người của chính trường. Sau thời gian quân vụ và tù đầy trên 10 năm, ông về quê hương xây dựng lại sự nghiệp qua con đường chính trị. McCain trở thành dân biểu rồi qua thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Ông là chính khách danh tiếng của đảng Cộng Hòa nhưng không hoàn toàn đồng ý với đường lối của đảng. Quan điểm độc lập của thượng nghị sĩ McCain đã dành cho ông chỗ đứng đầy triển vọng tại tòa nhà lập pháp. Năm 2000 ra tranh cử trong đảng Cộng Hoà để dành ghế tổng thống, ông đã thua ông George Bush. Năm 2008 ông được cho đại diện Cộng Hòa nhưng lại thua trận chung kết với tổng thống Obama. Trong các kỳ bầu cử, ông McCain luôn luôn là ứng cử viên được đối phương và toàn thể cử tri cảm phục. Hai vị tổng thống đánh bại McCain luôn luôn kính trọng ông thượng nghị sĩ anh hùng của thượng viện và các gia đình đã trở thành hết sức thân hữu. Từ khi bắt đầu vào thượng viện cho đến những ngày biệt ly, McCain luôn luôn được sự kính trọng của lưỡng đảng và các tất cả 5 vị tổng thống Hoa Kỳ còn sống, ngoại trừ vị đương kim.
McCain và Việt Nam
Người Việt Nam ở hai bờ Thái Bình Dương cũng có những quan niệm khác biệt. Với tư cách tỵ nạn cộng sản vẫn giữ vững ngọn cờ vàng và không chấp nhận chế độ cộng sản. Nhưng dù ông McCain có chủ trương hòa giải với cộng sản. Dù ông có mở đường bang giao, có dành nỗ lực giúp cho kẻ cựu thù thì người Việt hải ngoại vẫn mãi mãi nhận McCain như vị ân nhân số một của cả cộng đồng. Tại San Jose trong năm qua có cô luật sư trẻ tên Thục Minh vốn là con của một HO đã tình nguyện về làm việc với văn phòng thượng nghị sĩ trong một thời gian dài. Cô đang làm cho một tổ hợp luật sư vùng Vịnh với lương rất cao nhưng sẵn sàng bỏ việc về giúp văn phòng thượng viện với số lương một nửa. Chỉ vì bố là HO Việt Nam nên hy sinh giúp việc cho ông HO Hoa Kỳ. Chính Thục Minh đã là người trực tiếp vận động với ông McCain đem Việt Khang qua Mỹ. Dự án kế tiếp có thể là giúp cho các thương binh VNCH qua Hoa Kỳ. Dù hiện nay cũng chẳng còn bao nhiêu sau gần nửa thế kỷ chinh chiến điêu linh nhưng với sự ra đi của ông McCain thì niềm hy vọng cũng tắt theo. Đó là chuyện người Việt hải ngoại, nhưng hiện nay trong nước dân Việt cũng hết lòng ngưỡng mộ ông McCain. Con người ngày xưa là tên Mỹ giặc lái tàn bạo bỏ bom Hà Nội nhưng lại là người đưa Việt Nam từ thời bao cấp chuyển qua thời mở của với con đường bang giao đem ánh sáng tự do mở dần chân trời mới. Những người dân Hà Nội đã đem hoa đến đặt dưới tượng đài McCain cạnh hồ Trúc Bạch. Nơi đây năm 1967 người phi công trẻ tuổi nhảy dù xuống bị dân Hà Nội đánh gẫy chân ngày nay bước đi vẫn chưa vững. Bị đánh gẫy tay, ngày nay không giơ tay qua được bờ vai. Thật là đặc biệt khi ông thượng nghị sĩ vẫn được người Việt thương yêu từ hai bên bờ đại dương.
Thông điệp của con gái
Bài văn đáng kể nhất trong đám tang của ông McCain không phải chờ đến khi chôn cất. Con gái ông đã viết ra và gửi thông điệp hết sức cảm động. Cô nói là cha con đã ở bên nhau suốt 33 năm. Khi cô ra đời, cha đã ở bên cạnh. 33 năm sau cô đã ở bên cha khi nhà thương rút ống để ông ra đi. Ông là cây đuốc soi đường cho mẹ con cô cả cuộc đời. Từ nay cả gia đình sẽ tiếp tục đi trong ánh sáng ấm áp của ngọn lửa mà cha cô để lại.
Sau cùng, chúng ta thử hỏi, Mc Cain có phải là anh hùng của nước Mỹ hay không? Mặc dù tang lễ làm tại điện Capitol như là quốc lễ nhưng với lòng người dân Mỹ, không phải tất cả coi ông là anh hùng. Nếu McCain ra đi cách đây ba năm, có thể lòng người chưa phân tán. Ai nấy đều dễ dàng nhận đây là vị anh hùng. Nhưng bây giờ, đang có một nửa cử tri đã bầu cho ông Trump. Nhân vật này đang trở thành thần tượng và được rất đông người tin theo. Trump bảo rằng McCain không phải là anh hùng. Xem ra cũng có lý. Bị tù thì có gì mà anh hùng. Vì vậy ngọn cờ tưởng niệm trên Bạch Cung cũng phải phân vân. Kéo lên kéo xuống. Nước Hoa Kỳ vĩ đại từ lâu nên có nhiều chuyện rất lạ. Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ty họ hàng. Phương ngôn ta đem luận chuyện chính trị Hoa Kỳ cũng chẳng sai.
Giao Chỉ - San Jose
Đăng ngày 26 tháng 08.2018