banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Chiều xuân xưa

Điệp Mỹ Linh

Kéo seat belt xong, nghe tiếng hát từ CD, bà Vân ngạc nhiên, hỏi Kimberly – con gái của Bà – bằng tiếng Anh; vì Kimberly sinh tại Mỹ:
- Kim! Con nghe nhạc Việt à?
Vừa cho xe chạy từ từ Kim vừa “dạ”.
- Làm thế nào con hiểu được?
- Hiểu lời ca hay không, không thành vấn đề; vấn đề là nhạc hay thì con nghe.
- Con nói đúng. Nền âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 là một kho tàng nghệ thuật.
Kim im lặng lái xe. Bài hát dứt. Tình khúc kế tiếp được bắt đầu bằng dòng nhạc rất quen; rồi bà Vân nghe tiếng hát ngọt ngào: "Mây cuốn mịt mù che khuất ánh sao. Lạnh lùng sương xuống đã lâu...”
Bà Vân thở dài, nhìn ra khoảng không gian mênh mông của một chiều Xuân nhạt nắng, như muốn tìm lại hình ảnh Quân – người yêu thời thơ dại của Bà. Tiếng hát vẫn tha thiết, dịu dàng: “… Nhìn sao thề rằng yêu mãi người ơi! Dù nhiều giông tố trong đời; dù cho ngàn sao đổi ngôi!...” Bà Vân xoay mặt sang phải để Kim không thấy mắt Bà đang nhòa lệ.

Theo dòng nước mắt hoen mờ, bà Vân tưởng như thấy được hình ảnh Quân lung linh trong nắng chiều. Không gian đã khác, thời gian đã lâu, nhưng hình ảnh của Quân vẫn hiên ngang – pha chút ngạo man – như buổi chiều Xuân xưa, nơi “tòa án nhân dân” ở kinh tế mới Xuân Hưng!
Bìa rừng tại kinh tế mới Xuân Hưng là nơi con cháu của “Ngụy” mỗi ngày phải vào, tìm bất cứ thứ gì để phụ vào kinh tế gia đình.

Thời bao cấp đó, Áng Vân chỉ là cô gái thành thị, vừa chớm tuổi dậy thì. Áng Vân chẳng hiểu tại sao bỗng dưng (!) Mẹ và ba chị em của nàng phải vào sống nơi rừng thiêng nước độc này để Mẹ và chị phải “buôn đầu ngược, bán đầu xuôi”, Tuấn – em của nàng – và nàng phải trở thành hai đứa trẻ mót củi, mót khoai.
Áng Vân, Tuấn và nhóm người mót củi, mót khoai thường ăn trưa chỉ với củ khoai lang hay một khúc khoai mì. Như thường lệ, Áng Vân bảo Tuấn ăn xong nên tựa lên bao cát đựng khoai để nghỉ trưa và cũng như canh chừng khoai để người ta khỏi ăn cắp; rồi nàng đi xa xa khỏi nhóm người, tìm nơi vắng vẻ, ngồi ăn một mình và suy gẫm về những điều mà khối óc non nớt của nàng không thể hiểu được!
Vì không hiểu được những uẩn khúc của dòng đời, Áng Vân cảm thấy buồn thương và tiếc nhớ những ngày tháng sum vầy, hạnh phúc đã qua. Đôi khi buồn quá, Áng Vân ngân nga những câu hát chợt đến trong hồn.

Một hôm đang ngân nga đến đoạn: “… Nhưng đã muộn làm sao níu giấc mơ, tìm làm sao những phút xưa… Giờ đây ngoài trời im vắng mình tôi, tìm vì sao khuất bên trời, thầm mơ một tinh tú rơi…”  Áng Vân chợt nghe tiếng lá khô xào xạc từ phía sau. Quay lui, Áng Vân thấy một thanh niên cao, da sậm màu, mặc quần đùi, áo thun rách, đang nhìn nàng và cười một cách rất thân thiện. Áng Vân chỉ im lặng, nhìn người thanh niên. Thanh niên vừa bước đến gần vừa khen:
- Cô bé hát hay lắm. Mấy hôm nay anh nghe văng vẳng hoài mà không biết ai hát.
- Sao chú không nghĩ đó là tiếng hát từ radio?
Thanh niên ngồi đối diện với nàng, đáp:
- Khắp vùng kinh tế mới này ai còn được cái radio nào đâu mà nghe nhạc! Thêm nữa, nhạc “Ngụy” bị tụi nó cấm, đâu ai dám nghe! Còn nếu tiếng hát từ radio thì phải có tiếng nhạc hòa theo.
- Bộ chú biết nhạc sao?
- Biết chút chút. Còn cô bé, chắc cô bé chơi đàn? Đàn gì, nói anh nghe đi.
- Sao chú biết em chơi đàn?
- Thấy ngón tay của cô bé dài và suông đuộc thì biết chứ. Em chơi đàn gì?
- Dạ, hồi đó em chơi piano.
- Bây giờ cơm còn chưa có mà ăn thì làm sao còn piano để em đàn. Tội nghiệp em!
Áng Vân cười buồn.Thấy nét mặt và ánh mắt của Quân có vẻ như xa vắng, nàng hỏi:
- Hồi trước chú làm gì?
- Anh học Dược. Ồ, xin lỗi, chưa tự giới thiệu với cô bé. Anh tên Quân. Em tên gì?
- Dạ, Áng Vân.
- Nhà anh ở ấp 11. Nhà em ở ấp mấy?
- Dạ, ấp 5.
- Gần mà. Hôm nào em “mót” được nhiều củi nhiều khoai, cho anh biết, anh xách về giùm. Anh đi rừng chặt cây bán cho lò hầm than mỗi ngày.
- Chú xách củi và khoai của em rồi ai vác cây cho chú? Em vác không nổi đâu!
- Người xinh như cô bé ai nỡ bắt vác cây đâu mà lo! À, anh đâu đã già, tại sao em gọi anh bằng chú?
Áng Vân nhăn mũi, cười tươi, lộ chiếc răng khểnh rất dễ thương. Quân cũng cười, tiếp:
- Cho anh làm anh cô bé, được không? Anh không có anh em gì hết.
Áng Vân cúi mặt, lặng im. Chỉ một thoáng sau, Áng Vân đưa tay che mặt. Quân bối rối:
- Áng Vân! Tại sao tự dưng Áng Vân buồn quá vậy? Anh không cố ý làm em buồn. Cho anh xin lỗi, nha, cô bé?
Im lặng. Nhưng Quân nghe tiếng Áng Vân thút thít. Quân lúng túng:
- Cho anh xin lỗi. Nếu cô bé không cho anh làm anh của em thì thôi, đừng khóc!
- Không phải lỗi của chú, chú đừng xin lỗi nữa.
- Thế thì tại sao Áng Vân khóc?
Vì tâm trạng bất an, Áng Vân vô tình đáp:
- Tại vì anh làm em nhớ anh của em!
- Ô, anh của em vượt biển rồi, phải không?
- Dạ. Ông anh vượt biển, bị công an biên phòng bắn chết! Hai người anh khác bị Việt Cộng nhốt trong trại cải tạo, một người trốn trại, bị bắn chết!
Áng Vân cúi mặt, khóc tức tưởi. Quân thở dài:
- Bố của anh cũng bị Việt Cộng nhốt tù rồi, cô bé ơi!
Như được dịp thố lộ nỗi niềm, Áng Vân vừa quẹt nước mắt vừa kể:
- Ba em cũng bị Việt Cộng nhốt tù nữa! Khi Ba em khiêng tre, ngã, đầu đụng đá, chết, Mẹ em và gia đình không biết tin. Lúc Mẹ em đi thăm thì không ai biết mộ của Ba em chôn chỗ nào! Sao Việt Cộng ác quá vậy, Trời!
- Thôi, đừng khóc nữa, cô bé!
Áng Vân quẹt nước mắt, nhìn Quân như dò xét. Quân cười:
- Làm gì mà quan sát anh kỹ vậy?
- Em nghĩ, có lẽ chú cũng cỡ tuổi với ông anh thứ ba của em.
- Thế à? Thế hồi trước anh ấy làm việc ở đâu?
- Dạ, anh ấy là trung úy Không Quân.
- Ô, sĩ quan cỡ đó thì Việt Cộng không tha đâu.
- Còn chú? Tại sao Việt Cộng lại tha chú?
Chợt nhớ tiếng “anh” mà lúc nãy Áng Vân gọi chàng, Quân nghịch:
- Gọi anh bằng anh đi rồi anh trả lời.
Áng Vâng e thẹn, cúi mặt. Quân tiếp:
- Cô bé đoán anh cỡ tuổi với người anh trung úy Không Quân của cô bé mà tại sao cô bé không gọi anh bằng anh?
Áng Vân chỉ cười. Quân lại hỏi:
- Cô bé tập cho anh hát bài mà em thường hát đó, được không?
- Dạ, bài đó tựa là Tìm Một Ánh Sao, dễ hát lắm.
- Dễ thì tập cho anh đi.
- Em tập cho chú hát thì chú phải cho em biết tại sao Việt Cộng không bỏ tù chú, nhen?
- Rồi. Cô bé hát trước từng câu, anh hát theo.
Sau khi Quân biết cách hát, Áng Vân nhắc:
- Bây giờ chú trả lời em đi.
Quân lập lại câu nói lúc nãy:
- Gọi anh bằng anh đi rồi anh trả lời.
Vừa khi đó Tuấn chạy nhanh đến:
- Chị đi đâu em tìm quá chừng! Trở ra rẫy, không thôi họ lượm hết, còn đâu mà mót.
Áng Vân bảo Tuấn:
- Tuấn! Chào chú Quân đi, em!
Tuấn cúi đầu:
- Dạ, chào chú Quân.
- Chào em Tuấn…
Quân chưa nói dứt câu, Áng Vân vội đứng lên, nói:
- Thôi, chú không nói thì thôi. Em chào chú. Em phải trở ra rẫy khoai mì.
Quân cũng đứng lên, nhưng lại khom xuống ngay để lấy chiếc nón lá rách đội lên cho Áng Vân, đáp:
- Sao dễ giận quá vậy? Anh trả lời cô bé nè! Vì anh là con trai duy nhất trong gia đình, được miễn quân dịch. Đó là luật của chính thể Việt Nam Cộng Hòa.
Áng Vân chậm bước theo Tuấn rồi quay sang hỏi Quân:
- Thật không, chú?
Quân cũng đi theo nàng, đáp:
- Thật mà! Không bao giờ anh dối em đâu. Ô, mai cô bé có đến chỗ hồi nãy để ăn trưa hay không?
Như ngầm hiểu sự thừa thãi về sự hiện diện của mình, Tuấn vừa chạy vừa nói vọng lại:
- Em ra rẫy trước, nhen, chị!
Áng Vân nhìn theo Tuấn, cười rồi đáp lời Quân:
- Dạ, em chưa biết.
Giọng Quân trở nên tha thiết:
- Trưa mai cô bé tới chỗ đó đi. Mình ăn trưa, nói về âm nhạc về ca hát, nhé! Anh chờ.
Nhìn nụ cười đôn hậu và ánh mắt trìu mến của Quân, Áng Vân cảm nhận được những rung động thần tiên trong lòng. Nàng e thẹn “dạ” nho nhỏ.
Từ đó, sau khi ăn trưa, Quân và Áng Vân nói chuyện về nhạc thì ít mà Quân dạy Anh văn cho Áng Vân thì nhiều.
Gần Tết, năm 1976, đến chỗ ăn trưa, thấy Quân đang săm soi cây mai nhỏ nhưng đầy hoa, được trồng trong cái “soon” lủng, Áng Vân ngạc nhiên:
- Cây mai ở đâu mà đẹp quá vậy, chú?
- Anh gieo hột, lâu rồi. Đây là lần đầu tiên cây mai trổ hoa. Anh tặng em làm quà Tết.
Áng Vân thật sự xúc động, quên giữ kẻ, reo mừng:
- Làm thế nào anh trồng được cây mai đẹp dữ vậy?
Quân cười thầm khi nghe tiếng “anh”; nhưng chàng giả vờ không biết để Áng Vân khỏi ngượng:
- Anh đem cây mai đến cho cô bé thấy trước. Chiều anh sẽ đem cây mai đến nhà cho em; vì chậu hoa nặng, anh không muốn em bưng.
- Làm sao anh biết nhà em mà đến?
- Biết mà! Thôi, lo ăn trưa đi để anh còn dò bài cho em.
Trong lúc hai người ăn trưa – dường như đã nhận ra tình cảm của Quân dành cho nàng – Áng Vân hỏi:
- Có khi nào anh nhớ thời gian anh đi học hay không?
- Có! Nhớ nhiều lắm. Còn em?
- Từ ngày Việt Cộng vô đây, họ đã cướp tất cả mọi thứ quý hóa trong đời em rồi!
- Cả miền Nam mình ai cũng bị như vậy chứ không phải một mình em hay là một mình anh. Mà thôi, chính trị không phải là chuyện của cô bé. Nói về ca hát đi!
- Anh muốn nói về nhạc phẩm nào?
- Anh muốn em và anh nên chọn bài Tìm Một Ánh Sao làm “nhạc hiệu”.
- Nhạc hiệu là một phân đoạn của một bản nhạc, được dạo lên trước một chương trình nào đó; còn bài Tìm Một Ánh Sao làm nhạc hiệu cho cái gì?
Quân muốn đáp “nhạc hiệu của tình yêu”, nhưng nhận ra thời gian chưa thuận tiện, vội nói khác:
- “Nhạc hiệu” của em và anh để chúng ta nhận ra nhau. Khi nào em nghe tiếng chàng nào hát bài Tìm Một Ánh Sao thì em biết rằng anh đang tìm em. Ngược lại, khi nào cô bé muốn tìm anh thì cô bé cũng hát bài đó, anh sẽ nhận biết và tìm em. Đồng ý không?
Cách nói chuyện và đặt câu của Quân không thể nào cô bé ngây thơ như Áng Vân có thể chối từ. Nàng im lặng, cúi mặt, cười.

Từ đó, sau bữa ăn chiều – bằng bo bo – Quân thường đi ngang nhà Áng Vân và hát nho nhỏ: “… Tôi muốn tìm về vang bóng lúc xưa, mà lòng sao mãi ngẩn ngơ. Tàn đêm qua tôi nằm mơ…” Vì nhà chỉ là mấy tấm phên che quanh và cũng vì Quân đã dặn, Áng Vân nhận ra “nhạc hiệu”, vội xin Mẹ đến nhà bạn chơi. Mẹ dặn: “Con phải về trước khi trời tối.”
Chiều mùng Ba Tết, năm 1976 – sau ba ngày mọi người nghỉ Tết – theo “nhạc hiệu” của Quân, chàng và nàng lại gặp nhau, cùng đi chầm chậm trên con đường mòn dẫn ra đường cái quan. Quân cũng chỉ nói những điều vui vui làm Áng Vân cười. Thấy mọi nhà lên đèn, Áng Vân tỏ ý cáo từ. Quân cầm tay nàng, đắm đuối nhìn vào mắt nàng:
- Trưa mai anh có chuyện quan trọng muốn nói với em!
Áng Vân chưa kịp hỏi “Tại sao anh phải chờ đến mai” thì Quân đã kéo nàng vào lòng. Áng Vân lả người trong vòng tay của chàng. Quân hơi khom xuống, đặt lên môi nàng nụ hôn thật dịu dàng. Quân từ từ buông nàng ra, khẽ nói:
- Em về đi, kẻo Mẹ trông”.
Áng Vân vẫn còn ngơ ngác, tưởng như nàng còn ngầy ngật bềnh bồng trong giấc mơ tuyệt vời!
Đêm đó Áng Vân ngủ không được. Lòng nàng cứ lâng lâng trong niềm hạnh phúc vô biên, nhớ dư vị của nụ hôn đầu đời.

***

Trưa hôm sau, Áng Vân đến chỗ cũ, chờ cả buổi cũng vẫn không thấy Quân. Áng Vân tủi thân, khóc. Bất ngờ nàng thấy một mảnh giấy được xếp nhỏ, gắn nơi cành cây, ngay chỗ lần đầu tiên Quân ngồi đối diện với nàng. Mở mảnh giấy ra, nàng thấy nét chữ của Quân:
“Áng Vân thương yêu,
Rất tiếc, anh không thể gặp em như đã hứa. Anh chỉ mong em hiểu rằng anh thương em nhiều lắm, nhiều hơn anh thương bản thân anh nữa!…”

Dòng hồi tưởng của bà Vân vừa đến đây, điện thoại cầm tay của Bà “rung”. Nhấn nút, thấy số điện thoại của Danny Trần – chồng của bà Vân, đang sống bên Việt Nam – giọng Bà không vui:
- Ông cần gì?
- Gọi thăm em với mấy đứa nhỏ chứ có cần gì đâu.
- Mấy đứa nhỏ “mạnh khù”, tôi chưa chết! Còn gì hỏi nữa không?
- Mỗi lần điện thoại thăm em, em cứ nói xóc họng không hà!
- Vậy thì đừng gọi. Tôi đâu bảo ông gọi tôi.
- Anh ở bên này vì muốn giữ gìn tài sản của mình để khỏi bị gạt đến trắng tay vì cái nạn nhờ bà con đứng tên nhà cửa giùm chứ có phải anh ham chơi bời đâu.
- Giờ này mà ông còn bảo tôi tin lời ông hay sao?
- Vợ chồng gì nói chuyện với nhau cứ như “dùi đục chấm mắm nêm”!
- Ông là thợ mộc, không cần “dùi đục” thì cần cái gì?
- Bye!

Bà Vân thở mạnh như vừa trút được gánh nặng! Lúc nãy, nhớ đến Quân, tình cảm của bà Vân lênh láng, tràn ngập yêu thương. Bây giờ, chỉ sau vài phút điện đàm với Danny, lòng bà Vân lại dâng lên không biết bao nhiêu niềm cay đắng!
Không cay đắng sao được khi mà, suốt bao nhiêu năm dài, từ năm 1977, nhiều thanh niên – ngay cả cán bộ, bộ đội, công an – trong các ấp ở Xuân Hưng để ý đến Áng Vân nhưng đều bị nàng chối từ. Thấy chị của Áng Vân và Tuấn đều lập gia đình, có cháu cho Mẹ bế mà Áng Vân cứ lủi thủi một mình, Mẹ rất buồn!

Cuối thập niên 90,đầu thập niên 2000, “phong trào” về Việt Nam tìm vợ cho con hoặc mấy ông già về Việt Nam thụ hưởng trên thân xác của những cô gái chỉ đáng tuổi con út của mấy ông ấy thì Danny về hưu và cũng muốn “gặm cỏ non”. Để cho oai, mỗi lần về Việt Nam, Danny đem theo danh thiếp, in bằng tiếng Anh: Mr. Danny Tran, chuyên thầu xây cất. Sau nhiều lần khuyên giải, can ngăn không được, vợ của Danny đưa đơn ly dị.
Khi người quen giới thiệu Danny với gia đình Áng Vân, Mẹ bằng lòng ngay vì Mẹ nghĩ, Mẹ không có tiền để “chạy” cho Áng Vân xuất khẩu lao động hoặc lấy chồng Đại Hàn, Trung Cộng, do đó, bất cứ ai đem Áng Vân thoát khỏi cảnh sống cùng cực ở Việt Nam, Mẹ cũng nhận lời.
Áng Vân khóc rất nhiều. Nhưng rồi nàng nghĩ, Quân không còn nữa, vậy thì, nếu tấm thân của nàng có thể đem đến cho Mẹ và anh chị em đủ cơm ăn áo mặc thì nàng chấp nhận, chỉ với điều kiện là phải đưa nàng sang Mỹ – vì nàng kỳ vọng rằng nàng sẽ từ từ đem được gia đình sang sau.
Sau đám cưới, Danny đưa Áng Vân về Mỹ để khoe. Nhưng, sau khi Áng Vân sinh hai đứa con, Danny lại ở Việt Nam sáu tháng, về Mỹ chỉ vài tuần. Lúc này Áng Vân mới vô tình biết rằng, tờ giấy bằng tiếng Anh mà Danny kèm theo, buộc nàng ký khi làm hôn thú với Danny là tờ Prenuptial Agreement (1). Áng Vân không còn lý do gì để sống với Danny nữa; nhưng nàng muốn chờ hai con học hành đỗ đạt xong, nàng sẽ lìa xa Danny…

Thấy bà Vân như miên man trong sự suy tư nào đó, Kim hỏi:
- Mommy! Mommy okay chứ?
- Bài hát đó gợi lại trong lòng Măng thời gian đói khổ ở kinh tế mới cho nên Măng buồn.
Cho xe dừng ngay chỗ dành riêng cho khách, Kim nhấn nút, lấy CD ra, bỏ vào hộp nhựa có tên bản nhạc, trao cho bà Vân:
- Tặng Mommy đó.
- Cảm ơn con.
Bà Vân bước xuống:
- Con trở lại trường đi.
- Dạ. Mommy trở lại sở làm chứ?
- Không. Gần hết ngày rồi, Măng về luôn.
- Bye, Mommy!
Sau khi trả tiền, lấy hóa đơn, bà Vân thấy chiếc xe của Bà được lái đến, đậu cùng hàng với những xe đã sửa xong.
Cho xe nổ máy xong, bà Vân lấy CD Kim mới tặng, cho vào máy. Chiếc xe chạy êm ả trong dòng xe dập dìu. Lúc tiếng hát đến đoạn: “… Năm ấy mình thường đi dưới ánh sao. Hẹn rằng khi thấy nhớ nhau, mình ra bên song tìm sao...” thì nước mắt của bà Vân lại lả chả rơi!
Vừa quẹt nước mắt bà Vân vừa nhớ lại tâm trạng của Áng Vân suốt thời gian dài vắng tin Quân…

***

Từ sau Tết, năm 1976, không biết bao nhiêu lần Áng Vân muốn đến ấp 11, hỏi thăm nhà của gia đình Quân để dò tin tức xem điều gì đã xảy ra cho Quân. Nhưng vì biết tính Mẹ nghiêm khắc, nàng không dám. Cuối cùng, Áng Vân nghĩ rằng, có thể Quân cùng với gia đình đã vượt biên. Ý nghĩ này làm cho nàng buồn nhưng lại giúp nàng bình tâm và nàng thầm cầu nguyện cho Quân cùng gia đình chàng được đến bến bờ Tự do.

Chiều 27 Tết, năm 1977, đang săm soi cây mai do Quân tặng năm ngoái, Áng Vân nghe “loa phường” yêu cầu đồng bào, đúng ba giờ chiều, đến “tòa án nhân dân” xem “xử ný” tên “phản động”! Áng Vân chẳng để ý. Nhưng không hiểu tại sao Mẹ lại lo lắng, gọi Tuấn nhiều lần, vẫn không nghe Tuấn lên tiếng. Mẹ than:
- Tình hình chính trị chưa yên. Tụi Việt Cộng chưa hoàn toàn kiểm soát được vấn đề an ninh. Nghe đồn kháng chiến nổi lên rần rần, bây giờ loa phường lại kêu đi xem xử án. Không biết xử con ai mà thằng Tuấn đi đâu mất biệt!
Nghe Mẹ nói, Áng Vân cũng cảm thấy lo cho em:
- Để con đi tìm xem Tuấn đang ở đâu.
Mẹ chưa kịp cản, Áng Vân đã chạy ra sân. Vừa qua khỏi bụi chuối, Áng Vân thấy Tuấn – với vẻ hoảng hốt tột cùng – chạy như bay về phía nàng, kéo tay nàng:
- Đi! Mau lên, chị! Tới xem. Tụi Việt Cộng dã man thiệt!
Từ xa xa, Áng Vân thấy dân chúng đứng thành vòng tròn nơi sân đá banh. Đến gần, Áng Vân thấy một người đàn ông bị còng tay, mắt bịt kín bằng tấm vải, bị tống từ trên xe xuống đất. Sau khi gượng đứng lên, ông ấy bị hai tên công an kẹp hai bên, đưa đến cọc gỗ rồi cột tay của ông ấy vào cọc gỗ. Mọi người nghe giọng sang sảng của ông ấy:
- Yêu cầu đừng bịt mắt. Tôi không sợ chết!
Một cán bộ đến mở băng bịt mắt cho người đàn ông. Chiếc băng bịt mắt của ông ấy vừa được lấy đi thì Áng Vân hoa mắt, tay chân run rẩy và khối óc tưởng như muốn vỡ tung trong nỗi hãi hùng! Cán bộ quát lớn:
- Ai có “niên hệ” với tên Quân phản động này thì bước ra khỏi đám đông, nhìn hắn “nần” cuối.
Với ánh mắt lạc thần và nét mặt ngơ ngác như trong cơn mê, Áng Vân lừng lửng bước ra. Trong khi Tuấn không biết phải phản ứng như thế nào thì Quân cong người, vừa giật giật cọc gỗ như muốn nhổ cọc gỗ lên, vừa gào lớn:
- Áng Vân! Đừng! Đừng làm như thế cô bé ơi!
Một tên công an chạy đến, bịt miệng Quân lại và một cán bộ chạy đến, giữ chặt cánh tay của Áng Vân trong khi mọi người dân quanh hiện trường đều sửng người, đứng yên như tượng đá!
Áng Vân nhìn Quân chăm chăm như nhìn vào một hiện tượng kỳ bí của thiên nhiên. Nàng hoàn toàn bị phân tâm, đứng im, chỉ nghe lao xao mơ hồ như ai nói gì đó – rất lớn và rất lâu – rồi một cán bộ rút súng lục, đến bên Quân. Quân vừa hô lớn “Việt Nam Cộng Hòa muô…” thì tiếng đạn nổ! Quân gục xuống trong tiếng thét hãi hùng của Áng Vân!...

Khi nào nỗi đau thương sống lại trong hồn bà Vân thì lòng vị tha của Bà đối với Cộng sản Việt Nam cũng bị “khoét" đi một mảnh! Bà Vân thở dài, quẹt nước mắt. Vừa khi đó, với hành động vô thức, bà Vân lái xe chầm chậm ngang một ngôi chùa. Nghe tiếng chuông vang vọng, bà Vân quẹo xe vào sân chùa, với ý niệm cầu nguyện cho linh hồn của những người thân yêu!

Quỳ nơi góc chánh điện, bà Vân chấp hai tay, hướng tâm về Phật Bà Quan Thế Âm, niệm danh hiệu Phật Bà. Sau một lúc lắng lòng cho đau thương tràn về, bà Vân rời chánh điện.
Đi ngang phòng ăn, bà Vân chợt thấy chậu mai vàng rực rỡ được để cạnh hồ nước nhỏ. Bà Vân dừng bước, nâng niu từng cành mai, lòng ngậm ngùi nhớ đến người xưa. Trong niềm thương nhớ vô bờ, bà Vân tưởng như thấy được nhân dáng hiên ngang ngạo mạn của Quân – vào buổi chiều xuân xưa nơi vùng kinh tế mới Xuân Hưng – chờn vờn trên mặt hồ phẳng lặng.

Chiếc lá vàng từ đâu bay đến, chao lượn, rồi rơi xuống mặt hồ. Bóng Quân giao động, lung linh, rồi tan loãng. Vừa khi ấy, bà Vân tưởng như tiếng hát của Quân văng vẳng trong sân chùa và trong lòng Bà: "…Tê tái lặng nhìn năm tháng lướt mau. Nghẹn ngào như mới vắng nhau, hồn mênh mang mơ về đâu? Mộng xưa tàn rồi tôi vẫn còn mơ…” (2) Một cách kín đáo, bà Vân vẫy tay tạ từ hình bóng Quân.
Cung cách của bà Vân lần này cũng đầy quyến luyến tiếc thương chẳng khác chi ngày xưa, lúc bà Vân thăm mộ của Quân lần cuối, trước khi Bà theo Danny sang Mỹ!
Điệp Mỹ Linh

1.- Giấy thỏa thuận trước khi kết hôn.
2.- Tất cả lời ca trong truyện ngắn này được trích từ "Tìm Một Ánh Sao" của Hoàng Trọng.

http://www.diepmylinh.com


LIÊN THÀNH
Học trò môn Việt văn của Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường tại trường Quốc Học Huế.
GỞI : THẦY HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Nguyên Giáo sư Việt văn trường Quốc Học - Huế.
Nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Việt cộng Huế Tết Mậu Thân 1968.

Thưa Thầy,
Tôi vừa đọc được bức thư trăn trối của thầy viết vào ngày 1 tháng 2 năm 2012 với tựa đề: "Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”.
Thưa thầy,
Câu chuyện quá buồn của thầy quả tình buồn thật, bởi lẽ một đời thầy đã ngu muội đi theo một đảng cướp gọi là đảng cướp cộng sản Việt Nam đã gây bao nhiêu oan khiên tội lỗi, bao nhiêu khổ đau cho toàn dân tộc Việt Nam trên 64 năm nay.
Mậu Thân 1968 chính thầy, tên tội đồ Hồ Chí Minh, và Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam đã phạm vào hai tội ác tày trời của nhân loại đó là: Tội Ác Chiến Tranh và Tội Ác Diệt Chủng. Khi bọn chúng và thầy đã gây nên cuộc tắm máu đồng bào vô tội Huế với tổng số 5327 thường dân vô tội Huế bị sát hại bằng cách chôn sống, hoặc dùng cuốc xẻn đập vào đầu nạn nhân.
Đầu thư, thầy nói rằng: Năm nay thầy đã 81 tuổi, những gì thầy dã nói ,đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận cho thầy để rồi chẳng mấy hồi nữa, thầy phải về trời và bằng tâm về cõi phật.
Trong bức thư gồn 2 trang của thầy gởi ra từ đầu đến cuối thầy đã chối bỏ là cuộc thảm sát 5327 thường dân vô tội Huế thầy không nhúng tay vào, thầy vô can vì thầy không có mặt ở Huế.

Thưa thầy, tôi nghĩ rằng Lời cuối cho câu chuyên quá buồn” của thầy không phải là lời cuối, và cũng không phải là câu chuyện quá buồn, mà là câu chuyện quá kinh khủng của một kẻ sát nhân đã nhúng tay vào máu, thảm sát 5327 thường dân vô tội tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968. Bởi vì thầy đã có mặt tại Huế trong suốt 22 ngày tức 624 giờ mà thầy và đám Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn thị Đoan Trinh, Hoàng Lanh, Tống Hoàng Nguyên, Bảy Lanh, Lê Tư Minh , Lê Chưởng, Trần văn Quang tàn sát đồng bào Huế theo lệnh của tên Ác quỷ Hồ Chí Minh, và bộ chính trị đảng cướp việt Nam trong một chiến dịch gọi là “Bạo lực cách mạng “ hay “Bạo lực đỏ”,Vì dân Huế không hưởng ứng lời kiêu gọi của ác quỷ Hồ Chí Minh và đảng cướp cộng sản Việt Nam “Tổng nổi dậy” tại Huế.
Thưa Thầy “Lời cuối câu chuyện buồn” không thể chấm dứt vào lời cuối được vì cho dù thầy có còn sống hay chết, thầy và đám sát nhân, ác quỷ, tội đồ dân tộc, cũng phải ra trước vành móng ngựa của một tòa án Quốc tế để tạ lỗi trước vong vinh của 5327 thường dân vô tội Huế đã bị thảm sát, và cũng phải đền tội ác theo luật pháp quốc tế hiện hành.

Thưa thày,
Trong bức thư “Lời cuối cho Câu Chuyện Quá buồn” thầy có nói:
“Những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta”
Thưa thầy, Tôi Liên Thành Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Và Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Vào thời điển 22 ngày máu lửa tại Huế tôi là phó trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thửa Thiên Huế, và vì nhu cầu an ninh khi đó tôi được Trung Tá Phan Văn Khoa Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên, Thị Trưởng Thị Xã Huế bổ nhiệm tôi kiêm nhiện Quận Trưởng Quận III thị xã Huế.Trong suốt thời gian đó, lực lượng Cảnh Sát do tôi chỉ huy, phối hợp với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh [ USMC Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ] phản công đẩy lui lực lượng cộng sản Chính quy, du kích và đám Việt gian cọng sản của thầy ra khỏi thành phố Huế.Và đúng 10 giờ sáng ngày 26/2/1968 lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoa phất phới tung bay trên Kỳ Đài Ngọ Môn. Tôi là một chứng nhân và cũng là một tác nhân trong 26 ngày đó.
Sau đó, theo lệnh Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, tôi, Liên Thành Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế người đứng đầu Ủy Ban Điều Tra vụ tàn sát 5327 thường dân Huế bị thảm sát trong đó có 204 đồng bào bị chôn sống tại Bãi Dâu, và 1200 người bị bắt đi mất tích.
Ủy Ban điều tra dã thu thập hằng trăm lời khai của thân nhân nạn nhân bị chôn sống tại Bãi Dâu qua quyết định của ông Chánh Án Hoàng Phủ Ngọc Tường của Tòa án Nhân Dân. Tòa án nầy được Lê Chưởng, Chính Ủy mặt trận Trị Thiên cho lệnh Tống Hoàng Nguyên, Bảy Lanh, Hoàng Kim Loan thành lập tại Bãi Dâu. Theo lời khai của Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế, Hoàng Kim Loan [bị lực lựng Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế bắt cào tháng 5/1972] thì chính hắn là người đề cử Tổng Thư Ký Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình ông Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi vào ghế Chánh Án Tòa Án Nhân Dân tại Bãi Dâu.
Đây là một Ủy ban điều tra tội phạm tàn sát đồng bào vô tội Huế vào Tết Mậu Thân 1968, của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa mà tôi là trưởng ban của ủy ban điều tra nây, chứ không phải như thầy viết trong thư là: “Những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta”

Cho đến ngày giờ nầy của tháng 2 năm 2018, thầy vẫn là tội đồ của dân tộc vẫn là kẻ phạm tội ác chiến tranh và tội ác Chiến Tranh và Tội Ác Diệt Chủng.

Cho dù thầy còn, hay mất dưới 18 tầng địa ngục [chứ không phải như thầy nói thầy sẽ về cõi Phật, không được đâu thầy], thân nhân, và vong linh của trên 5327 thường dân vô tội Huế và 1200 người bị mật tích sẽ cùng với tôi đưa thầy và bè đảng cướp của thầy ra toàn án Quốc tế về hai tội trạng trên để trả lại Công Bằng và Cộng Lý cho Nạn Nhận Vô Tội bị thầy và bè dảng của thầy giết chết trong Mậu Thân Tại Huế.
C:\Users\user\Downloads\image (3).png
Cô Hoàng Dạ Thi

Thưa Thầy,
Cô Hoàng Dạ Thi hiện đang sống yên vui tại thành Phố Huntington Beach, Orange County, Nam Calif.USA. gần khu Little Sài Gon. Thủ Đô của Người Việt Tỵ Nạn chúng tôi.
Mặc dầu chúng tôi biết rõ Cha của cô ta là ai, nhưng chúng tôi, những người Việt Quốc Gia tỵ nạn đảng cướp Cộng sản Việt Nam,chúng tôi đối xử với cô trong tình thương mến của những người Việt Nam đồng hương sống xa quê hương. Xin Thầy yên tâm.
Chúng tôi là những người Việt Quốc Gia sống trong đạo đức, nhân ngĩa không như những lời thầy đã trả lời qua cuộc phỏng vấn với Ông Burchett trong bộ phim Vietnam Television rằng:
“Lý do thứ hai, những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra thì có nhiều người đã tham gia cách mạng. Những người nầy theo lực lượng cách mạng vào rừng sâu sau cuộc tần công Tết Mâu Thân và khi đó kẻ thù trở vào thành phố, chúng đã giết những người thân của những gia đình nầy, rồi đem chôn trong các hầm tập thể”.
Tôi và mọi người thật không ngờ thầy đã tráo trở, nói láo mà không biết hổ thẹn với lương tâm của mình.
Đạo đức tối thiểu của một nhà giáo ở đâu hỡi thầy?
Thư cũng đã dài. Xin chào Thầy
Liên Thành
Cell Phone: 626-257-1057. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
____________

Xin Đồng bào trong nước và hải ngoại đọc kỷ những lời phát biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới đây qua các buổi phóng vấn của ký giả , báo, đài, quốc tế, để minh xét Hoàng phủ Ngọc Tường có mặt trong 22 ngày thảm sát tại Huế, Mậu Thân 1968 hay không.

CUỘC PHỎNG VẤN CỦA PHÒNG VIÊN THỤY KHÊ ĐÀI RFI VỚI HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG VÀO THÁNG 7/1997 TẠI PHÁP

Nhân dịp Hoàng Phủ Ngọc Tường được sang Pháp vào tháng 7/1997, phóng Viên Thụy Khê dài RFI (Radio France International) đã dành cho Hoàng Phủ Ngọc Tường một cơ hội để trình bày quan điểm liên quan đến Tết Mậu Thân và nhất là để biện minh cho việc Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không có mặt tại Huế, đồng thời ông Tường cho hay những người tố cáo ông là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn.
“Sự thật là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975 .
Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế”.

Sự thật thì thế nào?
Từ phát biểu trên của ông, cho tôi được phép hỏi, vậy thì việc ông ngồi ghế chánh án xử 204 tại trường Gia Hội, trong đó có những học trò của mình, những bà quả phụ, những em cô nhi mang tội làm sở Mỹ tại căn cứ Mỹ Phú Bài là làm cho CIA, rồi bản án được thi hành ngay lập tức bằng cách chôn sống ngay trong sân trường.
Chính miệng ông đã xác nhận rằng ông có mặt tại Huế Tết Mậu Thân, thời điểm ông xác nhận điều này là vào năm 1982, thời điểm mà bọn Việt Cộng nằm vùng hãy còn hãnh diện với những thành tích cách mạng đấu tranh giai cấp giết người.

Và đây nữa lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường năm 1982:
“Tôi đã đi trên những cái đường hẻm, mà ban đêm tôi tưởng là bùn thì tôi mở ra, bấm đèn lên, thì thấy toàn là máu lầy lội như vậy. Và đó là cả khu phố bị bom Mỹ đã giết thì cái số đó nhất là trong những ngày cuối cùng thì chúng tôi rút ra và nó đã thâu lại và đem đi chôn...”
Tuy nhiên, khi được Thụy Khê hỏi về những lời Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyên bố trên đài truyền hình Mỹ, Hoàng phủ Ngọc Tường chối thế này:
“Hồi đó ông Burchett và đoàn làm phim lịch sử truyền hình tới Huế, chọn tôi để chất vấn về chuyện tang tóc ở đây. Lâu rồi trả lời ứng khẩu thôi. Tôi không nhớ thật cụ thể những điều tôi đã nói và càng không có dịp xem lại chuyện phim như nó được chiếu ở ngoại quốc.”
(Trích Thụy Khuê, “Nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu Thân ở Huế” RFI ngày 12/7/1997).

Xin hỏi, quý vị có thể chấp nhận lời biện hộ này của tên đồ tể hay không?
Những chuyện bao che, dối trá của Hoàng Phủ Ngọc Tường và đồng bọn trở thành sự trơ trẽn đáng xấu hổ khi chúng ta cùng nhau nghe lại cuộc phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bộ phim tài liệu 13 tập nhan đề: “Việtnam: Television History”.
Trong bộ phim này, Hoàng Phủ Ngọc Tường xuất hiện như một tên đao phủ sắt máu, ngôn ngữ hận thù, thái độ của một người Cộng sản chính hiệu, hơn cả người cộng sản có thẻ đảng.
Hoàng Phủ Ngọc Tường kể rằng chính anh ta chứng kiến cảnh dội bom của Mỹ vào một bệnh viện gần chợ Đông Ba làm chết và bị thương 200 người mà đêm tối anh ta dẫm lên đám đất bùn hòa lẫn máu người chết.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đương nhiên xác nhận ông có mặt ở Huế. Ông ta đã lộ nguyên hình.”

Cuộc Phỏng vấn của Ông Burchett với Hoàng Phủ Ngọc Tường vào 1982 tại Huế:
Hỏi:
- Ông có thể mô tả biến cố nổi dậy ở Huế, đặc biết liên quan đến vụ thảm sát. Ở đậy xin đề nghị ông trả lời cho biết những gì xảy ra ở Huế. Có những vụ trả thù, đàn áp?
Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Ông muốn nói đến vụ thảm sát mậu Thân ở Huế? Đó là một chiến công vĩ đại của nhân dân Huế, nhưng nhân dân Huế đã phải trả một giá đắt cho chiến thắng nầy. Đó là sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và Ngụy sau đó. Vì thế nhân dân Huế phải trả giá đắt nhất so với các thành phố khác của chúng tôi. Cũng chỉ vì ở đây người Mỹ đã chịu sự tổn thất nặng nề về sinh mạng, về vật chất và chính trị tại Huế.
Sự trả đũa vô cùng khủng khiếp. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã tùng sống qua các thời kỳ chiến đấu chống lại Pháp, và thời chiến tranh chống lại người Mỹ. Tôi nghĩ rằng bọn chủ nghĩa thực dân mới thì khôn hơn bọn thuộc địa cũ. Bọn thuộc địa cũ thì chơi franc jeu hơn là thực dân mới. Nói khác, bọn chũ nghĩa thực dân mới thường tàn bạo hơn thực dân cũ. Và điều đó là chắc chắn đúng như vậy trong suốt cuộc tổng công kích Mậu Thân vừa qua.
Bởi vì tội ác do Mỹ tạo ra được toàn thể thế giới quan tâm, chúng chuyển tất cả tội ác của chúng và đổ lỗi cho những người làm cách mạng chống lại nhân dân của họ. Tôi ám chỉ chúng đã dùng vụ thảm sát như một bửu bối đặc biệt để bôi nhọ cách mạng Việt Nam trong cuộc hòa đàm Paris.
Đây là điều tôi muốn nêu rõ vì tôi biết như là một nhân chứng. Tôi sẽ nói cho ông mọi sự một cách khách quan nhất.
- Thứ nhất riêng những người bị giết, có nhiều người đã bị giết chắc chắn là do chúng tôi phải thi hành bản án tử hình. Bởi khi chúng tôi đến nhà họ, họ đã bắn đến cùng vào những chiến sĩ của chúng tôi, làm bị thương khi chúng tôi kêu gọi họ đầu hàng. Vì thế những người nầy đã bị chúng tôi bắn chết tại chỗ. Trong đám những người nầy có tên Phó Tỉnh Trưởng lúc đó hắn đang sống tại Huế.”

Ghi chú của tác giả:
Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:
“đồng bào Huế bị thảm sát trong Mậu Thân là sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và Ngụy.”
Sự thật thì như thế này:
Đồng bào Huế đã bị thảm sát là sự trả thù chưa từng thấy của bọn cộng sản và bọn nằm vùng. Tại sao ư? Tại vì dân chúng không hưởng ứng cuộc tổng nổi dậy nên các ông căm thù mà giết họ, vì dân chúng Huế sợ bầy quỷ đỏ các ông, các ông đi đến đâu thì dân chúng bỏ chạy đến đó. Họ chạy vắt chân lên cổ, họ chạy dưới làn mưa đạn, càng có mưa đạn thì họ càng tràn ra ngoài đường để chạy, vì họ biết rằng đó chính là lúc các ông phải núp trốn, họ bỏ lại tất cả nhà cửa, của cải quý giá, chỉ để thoát thân. Mà họ chạy đi đâu? Họ chạy đi tìm vòng tay che chở của người lính VNCH, người lính Mỹ. Từng đoàn người tỵ nạn kéo nhau chạy, khi họ thấy được bóng dáng người lính VNCH, thì, nói theo giọng người Huế thường nói, “họ mừng còn hơn cha chết sống lại” hay là “mừng hơn mạ đi chợ về”. Xin nghe một vài câu nói và cử chỉ của dân Huế đối với người lính Việt Nam Cộng Hòa:
Tại Quận I vào sáng mùng 2 Tết:
“Chạy mau đi bà con ơi! Răng Việt Cộng nhiều rứa! Chạy mau đi, chạy về hướng nớ, có lính của Sư Đoàn I, có ôn Tướng Trưởng ở đó”.
Tại vùng Đập Đá, Vĩ Dạ, Gia Hội, Tiểu Đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân đổ quân tái chiếm vùng Gia Hội, Quận II. Họ từ Đập Đá ngang qua thôn Vĩ Dạ, vượt sông Hương qua Cồn Hến, qua Gia Hội. Đồng bào các vùng đó bất chấp hiểm nguy bật chấp súng đạn của Cộng Quân họ tuôn ra đường la lớn:
“Lính mình bà con ơi! lính Biệt Động Quân bà con ơi! Sống rồi bà con ơi!”
Dân chúng nhào ra ôm lấy người lính Biệt Động Quân, họ vui mừng xúc động đến chảy nước mắt:
“Răng mà đến chậm rứa, tụi Việt Cộng giết dân mình nhiều quá”.
Đồng bào dúi vào tay những người lính Biệt Động Quân những đòn bánh tét, những gói mứt nhỏ, và dặn dò:
“Tụi hắn đông lắm, mấy en cẩn thận nghe”.

Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi tin rằng ông biết thừa biết đây là sự thật, và mong rằng giờ đây ông phải thấy thẹn với chính ông và người dân Huế, xin ông đừng nói láo nữa, không ai tin ông đâu.

Riêng về chuyện ông Phó Tỉnh Thừa Thiên bị lực lượng Hoàng Phủ Ngọc Tường thì hành bản án tử hình vì khi bọn cộng sản đến nhà họ, họ đã bắn đến viên đạn cuối cùng làm cho người của ông bị thương nên các ông phải thi hành bản án tử hình là bắn chết họ tại chỗ. Sự thật ra sao?
Hoàng Phủ Ngọc Tường, người mà ông nói là tên Phó Tỉnh Trưởng bị các ông xử tử tại nhà, người đó không phải là Phó Tỉnh Trưởng, mà là ông Trần Đình Thương, Phó Thị Trưởng Thị xã Huế. Ông ta không có súng lấy gì mà chống cự và bắn chết đồng chí của ông?
Sự thật là: tư thất của ông Phó Thị Trưởng Thị xã Huế ở ngay ngã ba Nguyễn Huệ-Nguyễn Hoàng, trước nhà ông ta là vuờn hoa Bến Ngự. Sáng mùng 2 Tết Mậu Thân, súng nổ tứ bề ở vùng Bến Ngự, Ông Phó Trần Đình Thương vì không nắm vững tình hình bên ngoài, cỡi xe Honda phóng chạy ra khỏi nhà có lẽ để chạy về Tòa Hành Chánh Tỉnh, hoặc định chạy trốn một nơi nào đó.
Xe vừa ra khỏi cổng thì bị hằng lọat đạn Ak của bọn Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn thị Đoan Trinh bắn vào người. Cả xe và người ông Trần Đình Thương văng qua bên kia đường nơi vuờn hoa Bến Ngự. Ông Phó Thương nằm gục chết trên chiếc xe Honda. Hơn 15 ngày sau, khi tình hình khu vực quân III tạm ổn, gia đình của ông ta mới đem đuợc thi hài của ông ta vào nhà, khi đó thi thể đã sình thối.
Đó là sự thật, rất nhiều người sống ở vùng Bến Ngự đã thấy ông Phó Trân Đình Thương nằm gục chết trên chiếc xe Honda, lưng mang nhiều vết đạn, xác bị bỏ hoang nhiều ngày nên đã sình thối.

Hãy nghe Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:
“Trong một ít trường hợp một số bị giết vì đã từng tra tấn các cư dân gây cho toàn thể gia đình bị tù tôi và đầy ra Côn Đảo. Chính nhân dân căm thù quá lâu, họ bị tra tấn gia đình họ phải trả thù. Vì thế khi cách mạng bùng lên và lấy lại được thế kẻ mạnh, nhân dân bùng lên và đi lục soát tìm cho ra những tên bạo nguợc nầy để trừ khử chúng như trừ khử những con rắn độc, mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh.”

Hình ảnh Cách Mạng giết rắn độc
“trừ khử chúng như trừ những con rắn độc, mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh”. Lời Hoàng Phủ Ngọc Tường
“Mặc dầu chính sách của chúng tôi nhằm cải tạo và không bao giờ giết bất cứ ai đã đầu hàng chúng tôi, song khi dân trong thành phố đã nắm công lý trong tay của chính họ, thì các cấp lãnh đạo cách mạng của chúng tôi không còn cóp thể kiểm soát dân chúng trong suốt thời kỳ đang diễn ra, nhưng tôi phải nói cho ông biết rằng, mỗi một tên bị giết, thì chúng đã giết ít nhất mười người khác trong các gia đình bị nạn.”
“Chúng giết mười người bây giờ giết một người bọn chúng, cái giá đó là rất nhẹ. Giết một người là công bằng. Nợ máu đó, căm thù và thi hành bản án như vậy là rất nhẹ và công bằng”.

Ghi chú của tác giả:
Hoàng Phủ Ngọc Tường độc ác, tàn bạo có thua gì tên lãnh tụ Pol Pot của Khmer đỏ ?
5327 thường dân Huế bị giết chết, và 1200 người bị mất tích là những kẻ đã từng tra tấn, gây cho toàn thể gia đình đám Việt Cộng nằm vùng bị tù tội và đày ra Côn Đảo sao?
Hai trăm lẻ bốn người bị ông tòa Hoàng Phủ Ngọc Tường chánh án Tòa Án Nhân Dân tại trường học Gia Hội ban cho bản án chôn sống chẳng lẽ họ là những kẻ đã từng tra tấn dân chúng gây cho dân chúng bị tù tội và đày ra Côn Đảo sao?
Thực chất 204 sinh mạng này là ai? Họ là những người đàn bà, những góa phụ, những trẻ nhỏ đi quét dọn nhà cửa, giặc áo quần cho lính Mỹ tại căn cứ Phú Bài, ông tòa Hoàng Phủ Ngọc Tường kết tội cho họ là tay sai cho đế quốc Mỹ xâm lược, làm cho tình báo CIA.
Và vì vậy, theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, những người nầy phải bị trử khử như trử khử những con rắn độc, nếu như để chúng sống sót chúng sẽ còn gây tội ác nhiều hơn nữa trong chiến tranh?

Hoàng phủ Ngọc Tưởng nhấn mạnh với với ký giả Burchett rằng những người đó mỗi người đã giết ít nhất là 10 người của cách mạng, bây giờ giết lại chỉ có một người như vậy là quá nhẹ quá công bằng!

1- Giáo sư Lê Văn Thi và phụ thân của ông ta bị chôn sống trên vùng xã Thủy Xuân. Giáo sư Thi là đồng nghiệp của Hoàng phủ Ngọc Tường tại trường Quốc Học. Sau nầy ông du học đậu tiến sĩ về nguyên tử lực. Về nước, ông phục vụ tại lò điện nguyên tử Đà Lạt. Mậu Thân ông ra Huế thăm nhà tại Cầu Lòn thuộc xã Thủy Xuân, quận Hương Thủy. Đám Vũ Trang Thanh Niên của nguyễn Đắc Xuân bắt ông tại nhà và dẫn đi, cụ thân sinh của giáo sư Thi chạy theo năn nỉ cũng bị chúng bắt dẫn đi luôn, và sau đó cả hai cha con đều bị chôn sống.
Xin hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo sư Thi và thân phụ đã giết tên “cách mạng” nào chưa?
2- Linh mục Bửu Đồng, linh mục Hoàng Ngọc Bang 73 tuổi, sư huynh Agribert, sư huynh Sylvestre, ba sư huynh dòng Thánh Tâm là thầy Bá Long, thầy Mai Thịnh, thầy Hermand, ba linh mục người Pháp là Cha Guy, Cha Urbain, cha Cresssonnier.
Xin hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường, các vị này đã giết tên nằm vùng nào chưa?
3- Ba bác sĩ người Đức và bà vợ của một trong 3 bác sĩ đó.
Xin hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường và đảng cộng sản, 4 người này đã giết tên Việt Cộng nào chưa?
4- Ba anh và một người bạn của bà Thái Hòa là Sinh viên Đại Học Huế và ông nội của 3 người đó.
5- Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn Lê Hữu Bôi
6- Thượng nghị sĩ Trần Điền
7- Ông Võ Thành Minh
Và nhiều… ngàn người bị chôn sống nữa, những người này đã giết tên Việt Cộng nào chưa?
Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về tàn sát Mậu Thân “sự căm thù và sự thi hành bản án như vậy là nhẹ, mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh”

Sau Mậu Thân số người bị giết chết là 5327 người, và 1200 người bị mất tích, và hoàn toàn không có một ai bị cộng quân bắt trong Mậu Thân được trả về. Hơn nữa các cơ quan tình báo của VNCH cũng như đồng minh cũng không ghi nhận có một trại tù cải tạo nào của Cộng Sản trong vùng rừng núi tỉnh Thừa Thiên.
Hãy nghe một sự thật: có 428 người bị bắt trong đó có 300 thanh niên tự vệ làng Phủ Cam, số người nầy đã bị giam tại Chùa Từ Đàm, bị thẩm vấn, tra tấn đánh đập, và sau đó tất cả bị giải lên rừng. Và gần 1 năm sau họ được trả về, điều nầy tôi xác nhận Hoàng phủ Ngọc Tường nói đúng. Nhưng…
Họ được trả về với gia đình là những bộ xương tay, xương chân, xương sọ người mà lực luợng hành quân của Quân Lực VNCH và Hoa Kỳ đã phát hiện được. Khi trở về với gia đình, họ chỉ còn là 428 bộ xương được thu nhặt nằm rải rác dọc Khe Đá Mài.
Thời gian sau Mậu Thân cộng quân bị thiệt hại quá nặng, quân số hầu như chỉ còn 10% trước khi tấn công Huế, khi rút lui không còn lương thực chết đói dọc đường, lại bị Sư Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ chận đánh tả tơi, phải trốn chạy tuốt tận biên giới Lào thì hỏi làm gì còn có thể thiết lập trại tù cải tạo trên rừng?

Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thật nói láo từ đầu đến cuối.
Hãy nghe hắn nói tiếp:
“Phần lớn sự chết chóc đã xảy ra. Một khối lớn những xác chết đó là ai? Chính nhân dân bị bọn Mỹ làm chết không biết bao nhiêu trong đợt phản kích nầy. Những người nầy bị giết và được chôn trong thành phố rồi sau đó được khai quật bởi Mỹ và quay phim truyên truyền cho Mỹ”.
“Chẳng hạn, nó bỏ bom rơi vào một bệnh viện nhỏ, gần chợ Đông Ba, nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị thương. Tôi đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pin lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ tàn phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn”.
“Lý do thứ hai, những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra thì có nhiều người đã tham gia cách mạng. Những người nầy theo lực lượng cách mạng vào rừng sâu sau cuộc tần công Tết Mâu Thân và khi đó kẻ thù trở vào thành phố, chúng đã giết những người thân của những gia đình nầy, rồi đem chôn trong các hần tập thể.
Cộng thêm những tù nhân đi theo chúng tôi vào rừng bị giết hại bởi máy bay Mỹ”.
Càng nghe những lời nói của hắn, dân Huế càng kinh tởm về tư cách hèn mạt, ăn nói láo lường của tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Xin hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường, khi đám tàn quân của cộng sản tháo chạy ra khỏi thành phố, đám tay chân bộ hạ nằm vùng chạy theo lên núi, trong đám đó có những kẻ chủ chốt vụ tàn sát đồng bào Huế như:
Lê Văn Hảo, Tôn Thất Dương Tiềm, Lê Hữu Dũng, Nguyễn Thúc Tuân, Nguyễn Đóa, Pham Thị Xuân Quế, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Hữu Vấn, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Ngọc Tường và... cả hằng trăm kẻ sát nhân nữa, theo cộng quân chạy lên rừng, thử hỏi thân nhân của những kẻ đó có ai sau Mậu Thân đã bị chính quyền VNCH giết hại rồi đem chôn tập thể hay không? xin đưa bằng chứng?
Ông phải biết rằng, miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia pháp trị, luật pháp phân minh và rõ ràng, không một ai phạm tội bắt người trái phép, giết người, mà không bị luật pháp chế tài ngay lập tức. Xin đưa một ví dụ:
Luật Pháp VNCH quy định: Quyền hạn của Trưởng Ty cảnh Sát chỉ có quyền giữ một can phạm, tình nghi, tối đa là 24 giờ. Sau 24 giờ nếu không xin lệnh Tòa án, lệnh ông Biện Lý, Ông Biện Lý có quyền tống giam Trưởng ty Cảnh sát ngay lập tức vì tội bắt người trái phép.
Trong bộ hình luật của VNCH không có một chữ nào quy định rằng những ai có liên hệ ruột thịt, máu mủ, với những tên cộng sản đều phải bị bắt, phải bị giết.

Xin hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường Sau Mậu Thân gia đình ông, cha mẹ anh em ông có ai bị chúng tôi bắt, giết rồi đem chôn tập thể không? Hoặc bất kỳ thân nhân của những người tôi vừa nêu tên ở trên có gia đình nào bị hại như ông đã nói với ký giả Burchett?
Tôi xin tác giả bức điện thư cho phép tôi được trích bức thư nầy như một phần góp vào sự thật “Hoàng Phủ Ngọc Tưởng đã chối rằng không có mặt tại Huế trong Mậu Thân 1968”.
Xin cảm tạ.

Nội dung bức điện thư như sau:
Các bạn thân mến,
ACE (Anh chị em) Y khoa Huế ở những năm 1,2,3 đều có biết Hoàng Phủ Ngọc Phan (mà LM Cao văn Luận gọi là Ngọc Phần, cha muốn tránh chữ Phân) Phan em ruột của Tường. Hai anh em Tường, Phan đều thù người quốc gia qua câu thơ của Phan viết ngay sau bìa vở của chị Tinh Châu:
Cha con giặc giết đã lâu
Con càng khôn lớn càng căm máu thù.
Tôi mượn vở của chị Tinh Châu mà phát hiện ra.
Phan thường đi La Chữ để liên lạc với Việt Cộng vào gần cuối năm 1964. Từ đó tôi không dám nói chuyện hoặc lui tới nhà của Phan mượn vở của nhau.
Về chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi biết được ít nhiều. Hắn là giáo sư lại đem lòng yêu học trò là em vợ của tôi. Trước khi hắn trốn vào bưng hắn đã đến nhà vợ tôi, nhắn em vợ tôi là đừng có làm sở Mỹ hoặc lấy người Mỹ.
Tết Mậu Thân 1868 cả hai anh em Phan-Tường mang súng đến nhà tôi ở Ngự Viên (Sau đổi thành Nguyễn Du) vào gặp Ba tôi.
Trước đó khi còn học chung Y Khoa 2, thỉnh thoảng Phan đến nhà tôi để mượn vở, Ba tôi xem như con cháu, thế mà lần nầy Ba tôi sợ Phan-Tường như sợ tử thần. Phan nói:
- Bác, Thằng Định mô rồi, nói hắn ra giúp băng bó cho nhân dân.
Ba tôi nói là tôi đã ở nhà vợ trong Thành Nội.
Phan nói:
- Định lấy vợ rồi à?
Phan vừa nói vừa nhìn khắp nhà, làm ba tôi gần đứng tim, vì anh tôi đang ở trên trần nhà.
Tường nói dối là đã không về Huế, vào dịp Tết Mậu Thân. Thật tiếc rằng không có bức ảnh hắn đứng trong sân nhà Ba tôi.
Về sau 1975 Tường còn đến nhà vợ tôi, khi biết em vợ tôi đã lấy chồng ở Sàigòn, hắn tiu nghỉu hỏi về tôi. Vợ tôi nói tôi đi “học tập”. Hắn giở giọng hách dịch. Phải học tập mới sáng suốt đường lối chớ.
Đúng là giọng điệu Việt Cộng.
Còn chị Phạm Thị Xuân Quế. Tôi về Huế thăm các con cháu tôi lúc chúng còn ở lại Việt Nam, tôi gặp chị Xuân Quế 2 lần, nhưng chị ấy cúi mặt. Việt Cộng mà cũng biết thẹn! Thẹn vì đồng chí của chị nhốt tù tôi đến 10 năm ròng mà lại con tra tấn tôi đến liệt cả hai tay. Chắc là Tôn Thất Kỳ đã kể lại. Tôn Thất Kỳ có đến thăm tôi ở Bệnh viện Huế khi tôi được đưa từ trại từ Bình Điền về Huế vì tôi bị tắc ruột.
Kể lại cùng các bạn nghe cho biết
Merry Christmas
Thân mến,
Định.

Bao nhiêu nhân chứng đã cả quyết rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại tết Mậu Thân Huế. Nhưng tất cả cũng không giá trị bằng một nhân chứng đặc biệt, đó là chính là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chính miệng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói ra rằng hắn đã có mặt tại Huế tết Mậu Thân với ông Burchett trong bộ Phim Lịch sử gồm 13 tập mà Ông Burchett đã thực hiện và phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường, và đã chiếu khắp cùng Hoa kỳ và thế giới. Bộ phim 13 tập nầy có tên là:
Viet Nam: A Television History.
Xin quý vị hãy lắng nghe lời Hoàng Phủ Ngọc Tường nói trong trích đoạn dưới đây:
“Thí dụ là như ở một bệnh viện nhỏ ở bên phố Đông Ba thì nó đã thả 1 trái bom và đúng 200 người vừa chết vừa bị thương ở tại chổ đó. Tôi đã đi trên những cái đường hẻm mà ban đêm, tôi tưởng là bùn thì tôi mở ra, bấm đèn lên, thì thấy toàn là máu lầy lội như vậy. Và đó là cả khu phố bị bom Mỹ đã giết, thì cái số đó nhất là trong những ngày cuối cùng thì chúng tôi rút ra và nó đã thâu lại và đem đi chôn...”
Ai đã đi trên những con đường hẻm ban đêm tết Mậu Thân? Ai nói ra lời đó?

Hoàng Phủ Ngọc Tường! Năm mươi năm trôi qua từ sau Mậu Thân 1968 cho đến nay, bao nhiêu đau thương, bao nhiêu u uẩn, xót xa trong lòng thân nhân của 5327 thường dân bị thảm sát và 1200 người bị mất tích do chính ông và các đồng chí Bác Đảng của ông là thủ phạm, mọi người đều biết điều đó, nhưng ông đã chối tội, đã nói láo trước công luận là ông không có hiện diện tại Huế, không nhúng tay vào vụ thảm sát sát đó, và ông còn ngược ngạo rằng vụ thảm sát đó là do Mỹ Ngụy gây ra rồi âm mưu đổ cho “cách mạng”. Giờ đây sự dối trá của ông đã trở thành bỉ ổi, trơ trẻn và đáng xấu hổ, đáng khinh bỉ, vì chính ông đã xác nhận:
1/Ông có mặt tại Huế, ông đi trên con đường hẻm vào ban đêm và ông tưởng rằng ông đang dẫm chân trên đống bùn. Thế mà khi ông bấm đèn lên thì thấy máu lầy lội khắp mọi nơi, máu này là do bom Mỹ giết cả khu phố Đông Ba (?!).
2/Thân nhân của 204 nạn nhân bị ông xử tội chết với giầy trắng mực đen đã khai với ủy ban điều tra đặc biệt của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế, tất đều xác nhận ông là chánh án tòa án nhân dân tại Bãi Dâu và quyết định xử tội chết cho thân nhân họ là ông, là Hoàng Phủ Ngọc Tường.
3/Email của ông Định Sinh Viên Y khoa Huế bạn của Hoàng Phủ Ngoc Phan xác nhận rằng:
Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngoc Phan trong Tết Mậu Thân 1968, có đến nhà của ông Định tại Ngự Viên sau đổi thành đường Nguyễn Du thuộc Quân II Thị xã Huế để tìm gặp Ông Định [Xin xem phần trên]

Quá đủ để kết luận rằng chính ông có mặt Tại Huế trong suốt 22 ngày đau thương chết chóc của đồng bào Huế cũng như chính ông và đồng bọn đã là những tên đồ tể say máu người qua các sự kiện như ông tặng bản án tử hình “tên phó tỉnh trưởng”, những giải thích biện hộ rằng thay vì giết đủ 10 người theo luật công bằng thì các ông chỉ giết lại có 1, như vậy là quá nhẹ quá khoan hồng v.v

Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông nói rằng Ông Burchett nói “công lý chẳng bao giờ được thi hành”. Không! Không phải như vậy. Ông sẽ thấy trong tương lai cận kề, rất gần “sự thật và công lý phải được thi hành” để rửa sạch oan khiên cho 5327 thường dân Huế bị chính ông và đồng bọn giết chết, và 1200 người mất tích. Bỏi vì chính tôi và thân nhân của các nạn nhân Mậu Thân Huế đã nộp hồ sơ truy tố ông và các đồng chí của ông cũng như đảng Cộng Sản Việt Nam ra tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng.
Liên Thành

https://baovecovang2012.wordpress.com


TẾT NHẤT GÌ MÀ BUỒN QUÁ!

Đó là lời than của bà cụ ngồi ăn ở lề đường Phố Cầu Gỗ - Hà Nội. Cụ nói nhà cụ ở trong ngõ, có người cháu từ Hải Phòng lên thăm, rồi nhân lúc cụ đi vắng, dọn sạch không còn thứ gì. Buồn quá cụ ra ngồi ngoài đường ăn để khỏi thấy căn nhà trống...
(Không phải Tết thì ai cũng vui.)

tet buon

Ảnh: Vũ Công Hiển

 

Đăng ngày 15 tháng 02.2018