banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Độc quyền :

TRỊNH XUÂN THANH ĐÃ THỰC SỰ KHAI BÁO GÌ ?

Từ Thức

Tôi TXT, xau khi tự ý làm việc với các đồng chí công an trong không khí thân hữu, tuyên bố đã tự ý về đầu thú để được xự khoan hồng của chính phủ cách mạng. Tôi không muốn chốn chánh nữa, muốn tự ý về nước để cộng tác với các nhà lãnh đạo để xây dưng xã hội chủ nghĩa cho nước ta và cho toàn thế giới
Nói tôi bị bắt cóc là luận điệu xuyên tạc của bọn phản động. Đây là xự thực những gì đã xẩy ra :
Xáng 23/07, tôi đi bách bộ chong một công viên ở Berlin. Đột nhiên có hai chiếc ô tô ( xe hơi ) chận đường. Tôi không biết là xe gì, vì chỉ quen xài vài hiệu bình dân như Mercedes, Porsch, Jaguar. Một nhóm chang bị võ khí từ đầu tới mang tai, tươi cười, hỏi, rất thân thiện :
-Anh có muốn tự ý về đầu thú không ?
Tôi nói đêm ngày chỉ mong ước chuyện đó.
Họ nói : Chỗ anh em yêu nước với nhau cả, chúng tôi nghe nói anh nhớ nhà, muốn về, rất cảm động, sẽ giúp anh hết mình. Nhà nước lo cho mỗi Việt Kiều bất hạnh phải sống ở nước ngoài. Đất nước cũng cần những người cần kiệm, liêm chính như anh.
Họ ân cần mời tôi lên xe, tôi tự ý xin được bịt mắt, bịt miệng . Sợ bị quáng đèn, không tốt cho hai con mắt. Không khí ở Berlin rất ô nhiễm, không chong xạch như VN, nhờ chính xách về môi chường của Đảng và chính phủ.
Họ đưa tôi vào một căn hầm trong một toà nhà, nghe nói là xứ quán VN . Ông Đại xứ nói : tôi không hay biết gì về chuyện này, nhưng xứ quán là nhà dân. Anh tự ý tới, cứ ở đây thoải mái như ở nhà.
Ông hỏi tại xao muốn về. Tôi thành thực nói, vì ngày nay nhà nước hết lòng diệt tham nhũng. Cả nước chỉ còn một mình tôi tham nhũng, tôi cảm thấy cô đơn. Tôi chán nước Đức rồi, muốn tự về đầu thú, xin khoan hồng, để được xống lương thiện trong một xã hội lương thiện.
Đồng chí Đại Xứ nói : " chỗ anh em, hỏi thật : 150 triệu đô,anh cất ở đâu,cứ đưa cho chúng tôi quản lý giúp. Chúng tôi quen quản lý tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn giúp dân. Ngày nay giữ tiền, vàng không phải là người thông minh".
Tôi thành thực khai báo là tôi không để tâm tới chuyện tiền bạc, nên cũng không hay còn bao nhiêu, cất chỗ nào. Tôi cũng như cái ông xã chưởng có dinh cơ lớn như tổng thống Mỹ, tâm xự với báo chí : '' mình nuôi heo, dành dụm được chút ít, muốn cất căn lều che mưa, che nắng cho mụ vợ bé, mấy con bồ nhí, ai ngờ đm mấy thằng kiến chúc xư, nó tự ý xây cái lâu đài to tổ bố, mấy chục phòng, phòng nào cũng có máy lạnh.''
Đồng chí đại xứ nói : "Anh cứ nghỉ ngơi, uống chà, đọc xách, chúng tôi sẽ tìm cách đưa anh tự ý về nước. Chuyện này , cũng như tôi, các đồng chí lãnh đạo không ai hay biết, nhưng dân muốn thì phải giúp. Nhà nước lo cho mỗi người dân, chỉ có một người dân buồn, chính phủ ngủ không được. Nhất là những khúc ruột ngàn dặm, không được tận hưởng những cái tốt đẹp của XHCN ".
Trước khi quay gót, đồng chí đại xứ khóa cửa cẩn thận, cho người canh gác, nói
''Phải khóa cửa, canh gác để anh ngủ yên . Cái xứ này nó loạn lắm, trộm cướp như rươi, không như nước ta đâu , đêm ngủ mở cửa, tiền bạc rơi ngoài đưòng không ai nhặt.''
Nửa đêm, người ta đánh thức tôi dậy. Đi ban đêm mát mẻ , lại không có mấy thằng cảnh xát giao thông nó chận mỗi ngã tư để vòi tiền. Ở nước ta, cảnh xát nghiêm khắc để tránh tai nạn giao thông, ở xứ này, nó bày ra để làm tiền. Thằng trên làm tiền khi tuyển mộ cảnh xát, cảnh xát vòi tiền dân, ai chết cứ việc chết. Tháng nào tụi nó cũng làm thống kê số nạn nhân tai nạn lưu thông, tháng nào cũng có người chết. Nước ta có thống kê đâu ? Không có tai nạn, không có người chết, lấy gì bày đặt thống kê như ba thằng tư bản ?
Họ đưa tôi lên một xe cứu thương, nói : chúng tôi tự ý đóng góp thuê xe này , để anh có chỗ nằm, đường xa thoải mái. Lại chạy nhanh nữa, vì cái xứ này ngu lắm, nó không nhường đường cho các nhà lãnh đạo đi lo việc nước, nhưng nhường xe cứu hỏa, cứu thương. Cảnh sát đứng nghiêm, chào đám ma , trong khi ở xứ ta, người chết lật đật xuống xe chào, tặng quà cảnh sát giao thông để bày tỏ lòng ưu ái.
Tới xân bay, họ đưa tôi một hộp thuốc ngủ, nói : " anh cứ tự ý uống cả hộp, lên máy bay, ngủ một giấc là về tới nhà." Quả thực, về tới VN lúc nào không hay, mở mắt thấy mình đang tự ý làm việc với các anh chị công an, người nào cũng ân cần, lễ độ.
Khi tự ý về đầu thú, vì tin tưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và nhà nước, tôi chỉ có hai nguyện vọng.
Thứ nhất là cộng tác trong việc chống tham nhũng, thứ hai cộng tác trong việc khai dân chí ( có đứa viết khai dân trí ).
Việc chống tham nhũng tôi hơi thất vọng, vì nhờ chiến dịch chống tham nhũng của nhà nước, bây giờ cả nước ta chong xạch. Bói không ra một thằng bất lương để dạy nó ăn cắp của công là xấu. Đúng như lời Bác dạy : cái kim, xợi chỉ của dân cũng không tơ hào. Ngày nay, dân có kim chỉ cứ an tâm, không cần dấu diếm, quả thực không có cán bộ nào tơ hào đâu.
Việc khai dân chí , tôi xẽ mở một lớp dạy viết văn, viết báo. Báo chí của ta hơn người ở cái hoàn toàn chung thực, nhưng cũng phải viết lách cho nó văn chương hơn. Dân cũng nên học, để khi được gọi lên làm việc, biết tự ý khai báo, nhìn nhận lỗi lầm cho nó rành mạch, không xai chính tả. Nước ta là nước có văn hóa, từ chên xuống dưới. Nói vậy, không phải để tự xướng, nhưng xự thực nó như vậy. Từ hôm tự ý về nước, tôi học được một điều : chỉ nói xự thực. Một chăm phần chăm xự thực.

Từ Thức
Paris 14/08/2017

Fb Từ Thức


Hitler nổi giận chuyện Trịnh Xuân Thanh bị bắt.


XIN LỖI, CÁM ƠN

Từ Thức

Tôi vừa viết mấy dòng: "Hỏi: Ở bên Tây mấy chục năm, ông học được những gì ? Đáp : Học biết nói : cám ơn, xin lỗi, tôi lầm", vì hôm trước, bị một anh Tàu chen lấn, té chỏng gọng. Anh ta dương mắt nhìn, trong khi Tây đầm họ xúm lại, hỏi han.
Người Việt mình, cũng như người Tàu, ít khi xin lỗi, vì lỗi chỉ ở người khác. Gân cổ lên cãi trước đã. Rồi thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, nếu cần.
Ít khi cám ơn, nhất là khi đã trả tiền. Không có lý do gì hạ mình cả... Cám ơn cô hầu bàn vừa bưng lên tô phở, ông xích lô è cổ đạp đưa mình tới nơi. Chỉ cám ơn người trên, nếu cần cúi rạp đầu. Không cám ơn người dưới. Hay tưởng là người dưới.
Khi tôi về VN lần cuối, cách đây 17, 18 năm, ăn uống, mua bán cái gì cũng phải trả đắt hơn người khác. Đi đâu cũng được những người hành khất bám theo. Đứng chờ ở bưu điện cả giờ không gởi được một lá thư bảo đảm, vì cứ tới phiên mình là có một ông, một bà không hiểu từ đâu tới, xông vào, chiếm chỗ. Hỏi sao vậy. Cô em gái nói : vì họ biết anh là Việt kiều. Làm sao biết tôi là "Việt Kiều"? Sau mấy ngày phơi nắng, mặt mũi cũng cháy đen như mọi người. Ăn mặc còn cẩu thả, xập xệ hơn nhiều người trong nước, thích biểu diễn đồ hiệu. Cô em giải thích : tại anh, cái gì cũng cám ơn, xin lỗi.
Người Việt rất ít khi nhận mình lầm. Ai cũng nắm sự thực trong tay. Thảo luận không phải để trao đổi, nhưng để thắng, để quàng lên đầu thiên hạ cái sự thực của mình. Suy nghĩ đòi hỏi cố gắng. Nhìn nhận mình lầm, sau khi đã suy nghĩ , còn khó hơn nữa. Chỉ cần coi những buổi hội thảo của người Việt. Cãi nhau như mổ bò, rồi ai nấy ôm cái sự thực to tổ bố của mình về nhà. Thêm sự hậm hực, đôi khi thù oán. Không quên chụp cho thiên hạ một cái nón cối. Dân nào cũng có thói xấu, chụp mũ là độc quyền của dân Việt. Đỡ phải lý luận, suy nghĩ, tìm hiểu, phân tách, thuyết phục, thông cảm : chụp cho thiên hạ một cái mũ là xong chuyện.
Một anh bạn tới Paris chơi, nhờ cho vài câu tiếng tây thông dụng. Dễ lắm: excusez-moi, merci, vous avez raison... Dễ, nhưng chưa chắc đã nói được, vì không quen. Nói sống lêu bêu ở xứ Tây mấy chục năm, học được chuyện biết nói "cám ơn, xin lỗi, tôi lầm, bạn có lý", nghe có vẻ đùa cợt, nhưng không xa sự thực bao nhiêu. Phải bao nhiêu năm văn minh XHCN mới dạy được dân mở miệng là đéo ?
Tôi nghiệm thấy khi ở Mỹ, Canada, Bắc Âu hay Nhật, mỗi lần có chen lấn, đụng chạm, mình chưa kịp phản ứng, người ngoại quốc họ đã mỉm cười xin lỗi. Từ lúc học, đến lúc hành xử một cách tự nhiên, cũng phải qua nhiều đường đất lắm. Nó đến từ từ, thành thói quen lúc nào không hay. Và khi đã thành thói quen, muốn bỏ cũng không được. Văn hóa, nó bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt thường nhật.

Trong hình ảnh có thể có: tranh vui và văn bản

Fb Từ Thức

 


Trên biển, chiếm đoạt các hải đảo để khai thác dầu lửa, hải sản, kiểm soát 1/3 giao thương thế giới. Trên đất, mua một phần lãnh thổ Lào, san bằng rừng, núi, đuổi dân địa phương để xây một thành phố 100.00 người Tàu, xây đường xe lửa xuyên Á. Đó là bước đầu của kế hoạch xâm lăng của Trung Quốc, dự án OBOR. Một đại họa cho VN !

OBOR, DỰ ÁN BÀNH TRƯỚNG

ĐẠI QUY MÔ CỦA TRUNG QUỐC

Từ Thức

Trung Hoa đang thực hiện một kế hoạch đại quy mô để chinh phục thế giới nhằm thay thế vai trò cường quốc số một của Hoa Kỳ và giải quyết những khó khăn nội bộ. Kế hoạch gọi là ‘’Cuộc chạy đua 100 năm‘’( The Hundred-Years Marathon ) chính giới Tây Phương đều biết, nhưng không ai đề cập tới vì sợ dư luận lo sợ.

ONE BELT, ONE ROAD
Tuần báo Pháp LE POINT, trong số đặc biệt về tham vọng đế quốc của Trung Hoa (1), đã nói về những chương trình vĩ đại của Trung quốc. Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, vì kẹt giữa hai lộ trình của Tầu, mệnh danh là dự án Obor, One Belt, One Road (một vòng đai, một đại lộ). Đại lộ: con “đường lụa"(route de la soie), chạy từ Trung Hoa, qua Lào, sát nách VN, Pakistan tới tận Âu Châu. Vòng đai: con đường hàng hải từ Biển Nam Hải qua Đại dương Ấn độ, dẫn tới các hải cảng Á và Phi Châu.
Dự án Obor sẽ củng cố thế lực chính trị, quân sự và kinh tế của Trung Hoa
Biển Đông kiểm soát 1/3 giao thương thế giới, cũng là nguồn tài nguyên vô giá về dầu lửa, dầu khí, hải sản. Con đường lụa bảo đảm việc chuyên chở hang hóa tới các thị trường Á, Âu và Phi Châu và chở tài nguyên về Tàu.
Chỉ riêng việc thực hiện con đường lụa (xẻ núi, đốn rừng, làm đường và hệ thống xe lửa), Tập Cận Bình đã quyết định dành một ngân khoản… 124 tỷ dollars, kể cả ngân khoản để mua chuộc chính quyền địa phương. Một phần lãnh thổ Lào đã bị chính quyền thối nát Vientiane, trong tay đảng duy nhất, đảng CS nổi tiếng tham nhũng Pathet Lao, bán cho Tàu.

BOTEN, NƯỚC TẦU TRÊN XỨ LÀO
Ký giả Sébastien Faletti của Le Point mô tả hành động xâm lấn ngang ngược của người Tầu ở BOTEN, một thi trấn nghèo của Lào, nằm giữa Vân Nam và Vientiane, đã cho Trung quốc thuê 99 năm ( nghiã là bán đứng cho Tàu).
Boten ngày nay người ta nói tiếng tầu, sống kiểu Tầu, 85% trên 3000 dân đến từ Trung Quốc. Duan Yenping nói: "Chúng tôi đã đuổi người Lào. Họ quá chậm chạp, và không có khả năng. Trong vòng 3 năm nữa, sẽ có 30.000 người Tàu tới cư ngụ, và sau đó 100.000". Duan Yenping là nữ giám đốc marketing của công ty địa ốc Heifeng Group. Heifeng được trao nhiệm vụ biến Boten thành một đô thị tân tiến của Trung Quốc. Một dự án vĩ đại trên 34 km2. “Chúng tôi sẽ san bằng 7 ngọn đồi để có thêm 10 ngàn hectares đất. Sẽ có một trung tâm thương mại, với những cửa hàng duty free, một trường sinh ngữ, khách sạn 10. 000 phòng ngủ để đón khách Tàu". Chưa kể một trường đua ngựa 500 hectares, lớn nhất Á Châu.
Bioten sẽ là chặng đầu tiên trên con đường lụa, gồm hai hệ thống lưu thông. Thứ nhất là đường xe lửa từ Bắc Kinh tới Bangkok, sau đó, từ 2025, tới Singapour. Thứ hai là đại lộ từ Tàu xuyên qua Lào, tới thủ đô Thái, Bangkok. Mục tiêu của con đường lụa, theo Jean Pierre Cabestan, giáo sư đại học tại Hồng kông, là biến kinh tế thương mại Trung Hoa thành trung tâm vũ trụ. Duan Wenping giải thích: Obor là dự án tối cần, không có Obor, vấn đề thặng dư sản xuất của Trung hoa sẽ cực kỳ nan giải.
Trung Quốc đang ngày đêm xẻ núi, phá rừng làm đường xe lửa trên đất Lào, qua những thỏa ước chỉ dành cho Lào một chút cơm thừa, canh cặn: Tầu sẽ nhận 70 % lợi tức của hệ thống xe lửa, công nhân và kỹ thuật hoàn toàn đến từ Trung Hoa được quyền định cư dọc đường sắt. Những điều kiện quá đáng như dưới chế độ thuộc địa khiến thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi lo ngại chủ quyền của các quốc gia liên hệ bị đe dọa.

TRUMP : CÁI MAY CỦA TẬP
Lịch sử cận đại Trung hoa có ba nhân vật chủ yếu. Mao đã dành độc lập, cướp chính quyền, áp đặt chủ nghĩa CS. Đặng Tiểu Bình đã giải phóng kinh tế. Và Tập Cận Bình, với tham vọng đế quốc càng ngày càng lộ liễu.
Le Point viết: Donald Trump, với chính sách bế quan tỏa cảng đã giúp Tập thực hiên mưu đồ của Trung Hoa. Zhang Lifan, một sử gia độc lập, sống tại Bắc Kinh nói: "Trump, với chính sách Amerique d’abord (America first) là một cái may lớn cho Tập. Ông ta tóm ngay cơ hội, đóng vai trò lãnh đạo phong trào thế giới hóa".
Tại Davos, Thụy Sĩ, Tập đóng vai người hùng của kinh tế thị trường. Thế giới ngây thơ rơi vào bẫy. Tại Paris, Trump ca ngợi Tập là nhà lãnh đạo lớn , báo chí ca tụng Tập tích cực ủng hộ thỏa ước Paris về môi trường trong khi Trump rút lui. Bên cạnh Poutine (Putin) hùng hổ, thế giới thấy Tập có vẻ hiền hòa. "Quên việc Tập đã xây những đảo nhân tạo ở biển Nam Hải để xác định chủ quyền của Trung Hoa, bất chấp nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và đàn áp đối lập còn tàn bạo hơn Poutine".
Tập, với chính trách bành trướng thế lực Trung Hoa, được sự ủng hộ của dân Tầu và đảng CS, có hy vọng kéo dài thời gian nắm quyền quá 10 năm như đã quy định. Ông ta hy vọng lợi dụng sự lúng túng của Tây Phương để lấn tới, thắng ván cờ quyết định. Liu Mingfu, lý thuyết gia, cố vấn được tin cẩn của Tập nói: Trung Hoa không thể chỉ đóng vai thứ nhì. "Trận đấu chung kết đã bắt đầu. Tập Cận Bình sẽ dẫn chúng tôi tới ngôi vị vô địch thế giới".

CUỘC CHẠY ĐUA 100 NĂM
Trả lời một cuộc phỏng vấn của Le Point, Michael Pillsbury, giám đốc Trung tâm Chiến Lược Trung Hoa của Hudson Institute, nói: kế hoạch “Chạy đua 100 năm" của Trung hoa nhằm thay thế Hoa kỳ trong vai trò cường quốc số 1 trước 2049, kỷ niệm 100 năm ngày Mao nắm quyền.
Pillsbury, được coi như chuyên gia hàng đầu của Tây Phương về Trung Hoa, tác giả cuốn sách nên đọc “The Hundred -Years Marathon“ (2), nói: từ 50 năm nay, Hoa Kỳ theo một chính sách ngây thơ, “hợp tác xây dựng” với Trung Quốc.
Người ta nghĩ Trung hoa đang trên đường dân chủ hóa, có cùng một hoài bảo như Mỹ. Người ta nghĩ sự trợ giúp của Mỹ cho một nước Tầu còn yếu, với giới lãnh đạo suy nghĩ như chúng ta, sẽ giúp Trung Hoa trở thành một cường quốc dân chủ, yêu hoà bình, không có tham vọng bành trướng địa phương cũng như toàn cầu. Thực tế đã chứng minh ngược lại.
Trong nhiều năm, khi còn yếu, Trung Hoa đóng vai trò hiền lành đó. Nhưng kể từ 2007, Michael Pillsbury nói, Trung Hoa thay đổi thái độ, nhất là từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, lợi dụng thế yếu của Hoa Kỳ sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Khởi đầu là biển Đông. "Trước đó , người Tàu nói với tôi, họ không phải là một cường quốc lãnh đạo, bởi vì họ không có hàng không mẫu hạm và căn cứ quân sự ở nước ngoài. Ngày nay, họ có cả hai. Việc xây dựng một căn cứ trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa có mục tiêu chiến lược chống các nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi kinh tế Trung hoa. Tôi đã dự một hội nghi ở Bắc Kinh, trong đó người ta giải thích rằng kinh tế quốc gia phát triển nhanh nhất là nhờ các tài nguyên ngoài biển, từ dâu lửa, dầu khí tới hải sản".

MUA, DỄ VÀ RẺ HƠN LÀ ĐÁNH CHIẾM
Pillsbury nói có thể có đụng độ ở biển Đông, vì Trung hoa có thói quen hành động như vậy, để dằn mặt đối phương. Nhưng thực ra, người Tàu rất thực tiễn. Họ không cần chiến tranh. “Họ có thể chiếm than đá, dầu lửa qua những công ty quốc doanh đặt cơ sở ở nước ngoài. Cựu chủ tịch nước Hu Jin-tao ( Hồ Cẩm Đào ) đã nói mua Đài Loan dễ và rẻ hơn là đánh chiếm Đài Loan".
Pillbury nói cái hiểm họa là năm 2049, PIB của Trung Hoa sẽ gấp đôi PIB Hoa Kỳ. Hãy tưởng tượng những tai họa (nếu Trung Hoa trở thành cường quốc số 1): nạn ô nhiễm, tệ trạng ăn cắp kỹ thuật, và sự ưu ái của Trung Hoa đối với những nhà độc tài như Assad hay Mugabe. Nhưng nếu mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ đạt tới 4%, va mức tăng trưởng của Trung Hoa thụt lùi hay chậm lại, Hoa Kỳ vẫn là cưòng quốc số 1.
Để kết luận, Pillsbury tỏ ra bi quan. Ông nói muốn đương đầu với Tàu, Hoa kỳ phải thay đổi hoàn toàn chính sách, coi Trung Hoa là một nước cạnh tranh, không phải là một quốc gia phải giúp đỡ. Phải kiếm ra những lãnh vực có thể làm áp lực. Khuyến khích các quốc gia trong vùng liên kết thành một khối để Trung Hoa bớt hung hăng. Bảo vệ những người chống chế độ, ủng hộ những người muốn cải cách. “Hoa kỳ mới bắt đầu thức dậy. Hy vọng chưa quá trễ".
Những người đáng lo ngại hơn một ngàn lần là người Việt Nam. Nhìn những gì xẩy ra ở Lào, đang diễn ra ở Boten, nghe lại câu nói của Hồ Cẩm Đào, chúng ta không khỏi ớn lạnh. Mua Đài Loan dễ và rẻ hơn là đánh chiếm Đài Loan. Đối với Đài Loan, đó là lý thuyết, vì Đài Loan là một nước dân chủ, không có lãnh tụ bán nước, và nhân dân Đài Loan sẽ không để cho ai bán một tấc đất. Ở VN, trái lại, đó là một thực tế. Lãnh thổ đã dần dần bán cho Tầu. Mua VN dễ và rẻ hơn đánh chiếm Việt Nam.
Từ Thức
Paris 07/08/2017

(1) Les nouvelles ambitions de la Chine. Tuần báo LE POINT. N° 2343 . 03/08/2017. France
(2) The Hundred-Ỳears Marathon. Michael Pillsbury.

Không có văn bản thay thế tự động nào.


Fb Từ Thức


HÔI MÙI DẦU LỬA

Nhật báo Pháp Le Figaro đặt câu hỏi tại sao VN chấp nhận làm tan vỡ mối liên bang với Đức, quốc gia quan trọng hàng đầu ở Âu Châu ?
"Vụ này khiến một chuyên gia về VN ngạc nhiên. VN là môt chế độ toàn trị, không nương tay với những người chống đối, những người muốn cải cách. Nhưng chưa bao giờ họ đi xa như vậy".
Luật sư của TXT, Petra Isabel Schlagenhauf, nói đây là một vụ hoàn toàn có tính cách chính trị. Thanh có hẹn với luật sư ngày 24/07 để thảo luận... về hồ sơ xin tị nạn, nhưng Thanh bị bắt cóc ngày hôm trước.
Le Figaro (04 /08) viết: theo báo Đức Bild Zeitung, Thanh sẵn sàng và sắp sửa "tiết lộ những chuyện nhũng lạm liên can tới chính quyền VN, tới bạn lớn của VN là Trung Quốc với hãng dầu khí Vietsovpetro".
Một chuyên gia khác nói chính phủ VN chính thức mở chiến dịch chống tham nhũng, nhưng thực ra ở hậu trường là chuyện tranh chấp giữa hai phe : phe bảo thủ và phe muốn đưa VN vào kinh tế thị trường .
TXT đã lên truyềTrong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnhn hình tuyên bố tự ý về đầu thú, nhưng chính quyền Đức không tin chuyện đó và cực lực phản đối "một vi phạm trắng trợn và chưa từng có luật lệ Đức và luật lệ quốc tế". Đức sẽ có "những biện pháp chính trị hay kinh tế" nếu VN không để Thanh trở lại Đức. Thanh có thể bị kết án tử hình (1). Le Figaro viết : Đức là quốc gia chủ chốt trong việc ký kết thoả ước thương mại với VN và là đồng minh quý báu nếu VN muốn thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc.


--------------------------
( 1 ) Nhiều báo "lề phải" đặt câu hỏi tại sao Đức bênh vực một tên tham nhũng. Đức không bênh vực tham nhũng, chỉ bảo vệ nguyên tắc chủ quyền của quốc gia. Hồ sơ tị nạn của Thanh chưa được xét. Đức không có thoả ước dẫn độ với VN. Và các nước Âu Châu không chấp nhận dẫn độ tới một nước đương sự có thể bi kết án tử hình, vì án tử hình đã được bãi bỏ ở Âu Châu.

Từ Thức
5 tháng 8.2017

Fb Từ Thức

 

Đăng ngày 15 tháng 08.2017