TẢN MẠN CHUYỆN ĐỜI
người lính già oregon
Những nhận xét về người Mỹ, Việt Nam hay Tây, hay Tàu phần lớn dựa trên tài liệu, sách vở. Mà sách vở thì thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh, kinh nghiệm, thực tế. Ví dụ, bài viết nổi tiếng “An Nam ta gì cũng cười” của cụ Nguyễn Văn Vĩnh trong Đông Dương Tạp Chí, cách đây gần một thế kỷ, bây giờ đâu còn thích hợp với tình trạng của người dân trong nước (đang khổ đau dưới ách thống trị của Coco Việt Cộng) hay ngoài nước (ngày cày hai jobs) làm sao mà cười cho nổi?
Chưa kể thành kiến, cảm tính của những nghiên cứu gia đối với các đối tượng mà họ không mấy ưa. Từ thành kiến đến kỳ thị mấy hồi. Bọn Tàu Phù xâm lược, từ thời Hai Bà Trưng cho đến hôm nay, nhất là hôm nay, đã không bao giờ khen người Việt, trái lại còn xem như kẻ thù man di mọi rợ. Ví dụ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, bị chúng gọi xách mé là Triệu Ẩu, và miệt thị là một người xấu xí có “vú dài ba thước”, vậy mà sách vở của ta vẫn lặp lại y chang và tin như thế.
Ngày nay, bọn lãnh đạo VC tự phong bán nước, Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang… bị Tập Cận Bình khinh bỉ hơn cả chó ngựa. Cũng vậy, hồi còn Tây đô hộ, trong sách giáo khoa cho những học sinh trường Pháp, vào thập niên 50, có đăng hình một cô gái, hình như người Thượng, đen thui, cục mịch, và ghi chú một cách mất dạy: “une belle jeune fille Annamite de Ha Noi” (một thiếu nữ đẹp Hà Nội).
Ngược lại, người An Nam ta cũng là tổ sư kỳ thị. Ví dụ, các vua triều Nguyễn sau Gia Long gọi Tây thực dân là “bạch quỷ”. Câu ca dao ám chỉ việc công chúa Huyền Trân bị gả cho Chế Mân, “Tiếc thay cây quế giữa rừng / Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo”, nếu không là kỳ thị, thì là cái gì vào đây, hả Trời? Ghét, hay khinh ai, người mình, nói chung, có tật gọi họ bằng thằng tuốt luốt: thằng Chệt, thằng Tây, thằng Mẽo, thằng Thượng, thằng Chàm, thằng Mên (Miên), thằng Lèo (Lào). Sau 1975, thằng VC răng đen mã tấu đã mở hết công xuất để chửi thằng Diệm, thằng Thiệu, thằng Kỳ, thằng Ngụy, thằng Kennedy, thằng Johnson, thằng Pol Pot…
Ngoài ra, tại Mỹ, bây giờ, ai cũng lo ngại không dám nêu hết cái xấu, cái man rợ, ví dụ của đám radical Muslims quá khích, vì sợ có thể ăn bom hay chặt đầu. Cả về từ ngữ, người Mỹ rất kỵ chữ black khi nói về dân da đen, và thay bằng African-American, nghe chả ra sao cả, nhất là từ khi một ông Mỹ lai Kenya được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ. Dùng chữ negro (nègre trong tiếng Pháp)thì càng phạm thượng hơn. Chữ negro, thực ra, bắt nguồn từ tĩnh từ Latin, nigger, nguyên thủy chỉ có nghĩa đen là đen, được dùng tại Mỹ từ khuya, kể cả thời Martin Luther King còn tranh đấu cho quyền của người nô lệ Phi Châu. Sau này nó mới hàm nghĩa khinh bỉ và làm người ta lo sợ. Rồi nữa, đen hay trắng cũng là màu, đẹp xấu tùy người đối diện, nhưng tại sao gọi white thì OK, mà black thì không? Chữ nghĩa, cũng như súng ống, tự nó vô tội. Chỉ những người dùng một cách điên khùng, ngu xuẩn, hoặc với tà tâm mới gây ra rắc rối, hoặc thảm kịch. Nhưng không vì những cá nhân này mà cấm đoán công dân mua súng hoặc dùng chữ black, negro. Hay, để mở ngoặc, chữ yellow, vàng, chỉ dân Á Châu, đặc biệt Nhật. Trước 1975, quả vậy, một quyển sách của Austin de Croze, có tựa đề Le péril jaune et le Japon, Paris, 1904, bàn về cuộc chiến tranh Nga-Nhật, trong đó Nhật được xem là một sức mạnh nguy hiểm.
Người Mỹ nói chung cũng bị kỳ thị và gọi là “Yankee” (chỉ binh lính của Union trong thời nội chiến), hay “Ah! ces Ricains” bởi người ngoại quốc bài Mỹ, giống như người Pháp bị gọi là “Gaulois” (từ thời đế quốc La Mã khi nước Pháp bị chiếm đóng và mang tên Gallia, La Gaule, có họ hàng với gallus, con gà trống) hay “frog” (vì cái tật khoái nhậu thịt ếch) vậy. Mỹ trắng bị đặt nickname là “honkie”. Người Mỹ nào kỳ thị thì bị gọi là “redneck” (cổ đỏ, tiếng lóng trước kia dùng để chỉ những trại chủ Miền Nam đối xử hà khắc với nô lệ). Mễ Lậu vượt tường, là “wetneck” (cổ ướt, vì mệt nhọc, chảy mồ hôi?), Mỹ Vàng, An Nam, có tên là “gook” (chữ được chế ra bởi lính Mỹ tại VN từ chữ “goo”, chất dơ bẩn, bùn lầy?), Nhật, là “Jap”, Tàu, là “Chink”, Tàu Cộng, là “Chicom” v.v…
Chuyện khác. Những ông Mỹ lấy vợ An Nam thì bố bảo không dám chê dân An Nam và nước mắm. Tỷ như anh chàng thượng nghị sĩ Dân Chủ Jim Webbs, trước kia làm bộ trưởng, thứ trưởng gì đó có bao giờ ngó ngàng gì đến đám Việt Kiều thiểu số đâu, năm 2016, ngấp nghé ra ứng cử tổng thống, vì nhu cầu hốt phiếu và có lẽ bị bà vợ Việt véo đùi, nên cũng phải tỏ ra ta đây hòa đồng với người Việt quốc gia tỵ nạn, tuyên bố chống Cộng cùng mình.
Chỉ có phe ta mới biết rõ phe mình. Cả tốt lẫn xấu. Cũng như Mỹ biết rõ Mỹ, Tây biết rõ Tây, Tàu biết rõ Tàu... một cách cụ thể, mà không cần đọc làm chi tài liệu vớ vẩn của những nhà nghiên cứu ngoại quốc.
1) Làm thế nào để biết đó là nhà người An Nam?
Tôi có một người bạn mần nghề đi dụ người ta mua nhà, bán nhà, mà văn chương trữ tình gọi là chuyên viên địa ốc. Một hôm ghé nhà tôi chơi. Chợt nhìn thấy một căn nhà bên kia đường, bèn nói:
- Tôi cá với anh nhà đó là của một người Việt Nam.
Tôi ngạc nhiên:
- Ủa, sao hay vậy cha? Đúng là nhà của một gia đình đồng hương ta...
Anh ta vênh mặt lên, hả hê:
- Nghề của chàng mà! Hễ thấy trước nhà nào có một hay hai cái xe Toyota đời mới, cáu cạnh, nếu bự càng chắc ăn hơn, và trước cửa nhà một đống giày dép thì nếu không phải là nhà Việt Nam ta thì chặt đầu tôi đi.
Từ đó, thỉnh thoảng buổi chiều đi bộ tập thể dục trong xóm, tôi cũng chú ý nhìn một vài nhà có xe toyota và một đống giày dép trước cửa... Lại thêm tiếng nhạc rền rỉ lê thê như có đám ma và giọng hát nhão nhoét của Chế Linh hay Thanh Tuyền xông ra, cùng với mùi xào tỏi với nước mắm từ cái bếp trong garage mở cửa hôi rình điếc mũi, tôi không khỏi thầm thán phục anh bạn chuyên dụ bán nhà có con mắt tinh đời.
Hoặc nữa, nếu thấy khách đến nhà ai, mà được chủ nhà dẫn vào bằng cửa garage, thay vì cửa chính, thì chém chết tôi cũng cả quyết đó là nhà của một đồng hương An Nam thứ thiệt.
Láng giềng sát cửa của tôi là gia đình một anh Việt kiều trẻ mới đến Mỹ độ vài năm. Anh ta hiền lành, tử tế, nhưng ngặt một nỗi là năm nào cũng nuôi gà mà không làm chuồng, thả chúng chạy rong trong sân –rất hôi thối, mất vệ sinh, và chúng cứ gáy loạn lên bất kể giờ giấc. Cũng như bên tôi, nhà anh ta có ba miếng sân: sân sau và sân hông trái giáp với nhà hai người Mỹ. Anh ta cũng khôn, không dám nuôi ở hai sân đó, sợ bị Mỹ kiện thưa. Mà nhè nuôi trong sân hông phải bên nhà tôi, mới chết chứ, bởi, chắc anh ta nghĩ, dù gì đồng hương cũng dễ chịu, và dễ nói chuyện, hơn. Còn lâu. Tôi định bụng, một ngày đẹp trời, chịu không nổi nữa mùi phân gà, nhất là vào mùa hè khí trời oi bức, sẽ sang gõ cửa, nói chuyện phải quấy trước, tiên lễ... rồi tùy theo thái độ của anh ta mà hậu binh...
2) Người Mỹ xấu xí, nghĩa đen:
Người Mỹ mà tôi muốn nói ở đây không phải là nhân vật Homer Atkins trong quyển tiểu thuyết sặc mùi chính trị The Ugly American của Eugene Burdick và William Lederer viết năm 1958 và đã được quay thành phim năm 1963 với Marlon Brando. Mà là những ông Mỹ già trong phòng gym Cascade 205 Portland của tôi. Từ khi về hưu, bị bác sĩ hăm dọa, bảo sẽ chết sớm nếu không uống rượu vang và không tập thể dục, mỗi ngày tôi đành phải đến tập khoảng một tiếng rưỡi. Phòng tập rộng thênh thang, có hơn 100 dụng cụ, một hồ bơi lớn, và một phòng tập tạ và tập Tai Chi. Tập khách, hay khách tập, đa số là dân Mỹ trắng trên sáu, bảy bó như tôi, và, cũng như tôi, chắc đã về hưu, hoặc thất nghiệp, và cũng sợ chết. Có cụ mặt mũi hồng hào, trông oai vệ, không bác sĩ thì cũng luật sư, giáo sư, tiến sĩ, nha sĩ, dược sĩ etc. Có vài ông bà Tàu, lúc nào cũng ồn ào, gọi nhau ơi ới, mặc dù có thông báo nhắc không được nói chuyện lớn.
Có hai phòng vệ sinh, tắm rửa, và thay đồ (locker room) kế cận nhau, một Nam, một Nữ, rất rộng, có hai mũi tên to tổ bố nhắc nhở đừng ai cố tình đi lộn. Trước và sau mỗi buổi tập, tôi phải vào khu Nam, dĩ nhiên, hai lần, để rửa tay, thay giày và quần áo tập. Và nơi đây, phải hai lần đối diện với sự thật trần truồng (the naked truth / la vérité nue) –hoàn toàn theo đúng nghĩa đen– của các cụ ông, lúc nào cũng dập dìu, vào ra, như đi hội chợ Tết, “vô tư” nói chuyện om sòm trong khi tất cả đều trần như nhộng, tồng ngồng, trên răng dưới lắc lư hai quả lựu đạn mini. Có cụ tắm gội, phải trần truồng, thì không nói chi. Có cụ vào trong đó cạo râu, đánh răng, khạc nhổ, sấy tóc, chắc muốn đỡ tiền nước, tiền điện ở nhà, hoặc tiết kiệm thì giờ, cũng thông cảm được. Nhưng có cụ vừa tắm xong, còn đang lau mình mẩy, hoặc đôi khi đang thay đồ, cứ để nguyên y phục Adam đi vòng vòng kiếm người quen cũng trần truồng như nhộng, sà vào tán dóc, và cười rổn rảng, nhe cả hai hàm răng giả.
Phần tôi, ngày đầu còn tò mò liếc qua cho biết sự tình, lâu ngày phát ngán, vào lẹ, rồi vội vàng cút ra ngay. Vì thấy các cụ hành nghề người mẫu, triển lãm thân thể, và của nợ, mà ớn đến tận óc. Các cụ ugly, xấu xí thật (theo nghĩa đen thui), bụng như thùng nước phở xe lửa, búng đâu ra mỡ đó, mông teo, vú xệ. Rồi một dàn súng cá nhân, nhắm vào nhau, hoặc vào tôi, loại súng dành riêng cho những tên phản chiến, peaceniks, hạng gộc, cỡ Jane Fonda, Tom Hayden, Bob Dylan hay John Kerry và Co, nghĩa là ngưng bắn, đồng loạt chĩa xuống sàn nhà. Có cụ còn thẹn thùng, rụt đầu ngoẹo cổ, làm bộ em chã, em chã, trơ trọi, không cây lá ngụy trang, trông cực kỳ thảm não. Các cụ càng lớn tuổi thì súng càng có hình dáng tân chế, hiện đại, nghĩa là nhỏ xíu, nòng cụt ngủn, giống như cây Colt 45 mới mua của tôi, không biết bắn có chết ai không.
Ấy là tôi chưa nói đến việc vài cụ có cái mông và cái lưng đầy ghẻ, mụt nào cũng đỏ bóng và “to đùng”. Trước kia, tập xong, tôi thường vào hồ bơi, vui sướng như cá gặp nước, ngoài ra còn được tắm kế bên vài em Mỹ nõn nà, mặc dù tay, chân, ngực, vai, đùi các em xăm đầy rồng rắn, xanh như da con thuồng luồng. Thế nhưng, một hôm, thấy một cụ có cái lưng ghẻ trông rất “chất lượng”, rất “ấn tượng”, rất “hoành tráng” vào tắm chung, tôi thấy… hãi quá, và tự nhiên thấy nổi ngứa khắp người. Bèn dẹp cái vụ bơi, từ đó.
Nói thế không có nghĩa tôi ngon lành hơn ai. Trái lại, cũng tàn tạ quá cỡ rồi. Nhưng từ lâu, tôi có một nguyên tắc bất biến: không thoát y nơi công cộng, kể cả khi còn khỏe, trẻ, và phong độ, ví dụ, tắm tại hồ nước tập thể ở quân trường Thủ Đức, hay sau này, tắm suối trong những trại cải tạo. Huống chi bây giờ, khi bóng đời nghiêng đổ và trăng lu xế nửa mái tình sầu (Huy Cận). Tục ngữ ta có câu: xấu che đẹp khoe.Đẹp cũng còn phải che, nói chi xấu. Hay là có che nó mới trở thành đẹp? Dưới cặp mắt ngu của tôi, thân thể người ta, kể cả tiên nữ, nếu để nguyên si, trần trụi, sẽ không còn đẹp, mặc dù những ông văn sĩ, thi sĩ, triết gia, học giả thất tình, hoặc uẩn ức sinh lý… ca tụng đó là tuyệt tác của Thượng Đế về mọi mặt. Còn tôi nghĩ khác: đẹp có nghĩa là phải bắt tôi tưởng tượng, phải gây mơ và gây mê, phải ru vào mộng mị. Không thể phô bày thực tế một cách lộ liễu, phũ phàng như các cụ Mỹ ở gym. Thực tế trần truồng chỉ chấp nhận trong phòng ngủ, phòng tắm, không ở những nơi công cộng. Tóm lại, phải hấp dẫn, quyến rũ, qua quần áo mặc vào luôn luôn, và cởi ra có lúc có nơi. Nắng Sài Gòn em đi cũng phải có áo lụa Hà Đông. Phải có áo em sứt chỉ đường tà hay qua cầu gió bay mới gợi chuyện yêu đương, hay trăm năm. Phải có em cười nâng tà áo đưa lên gió (Thế Lữ). Hay tôi thấy xiêm nghê nổi gió lùa (Xuân Diệu). Phải là người đẹp nhờ lụa / Lúa tốt nhờ phân, như một câu tục ngữ khác gợi nhắc. Tôi không hiểu cảm hứng của những họa sĩ vẽ tranh lõa thể bắt nguồn từ đâu, và cái đẹp hoàn toàn thể xác ấy nằm ở chỗ mô. Cho nên, tôi thích những bức vẽ madones của Botticelli và tranh đồng quê của Raffaello với những nàng thiếu nữ mặt hoa da phấn, tóc rẽ đường ngôi ở giữa, và áo quần chất chồng, kín mít.
Đời sống vợ chồng cũng thế. Tưởng lấy nhau rồi là xong, là lơi lỏng, không giữ gìn như thuở chờ đợi, ôi, thời gian rét lắm (Huy Cận) hay Chưa gặp em anh đã nghĩ rằng / Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng (Đinh Hùng). Vì vậy mới dễ chán nhau và rồi xa nhau. Vì vậy mà những cặp uyên ương trẻ sống thử một thời gian với nhau thường bai bai nhau sớm. Gần đây, trên những tờ báo giấy nào cũng có mục phòng the phụ trách bởi những ông bà ăn tiền già, hưỡn quá, hoặc mất ngủ, và những câu trả lời của họ thường thường dựa trên những lý do vu vơ vu va vớ va vớ vẩn mà quên yếu tố chính yếu: buông thả quá, người ta sẽ nhàm chán. Đã lâu rổi, tôi được đọc cuốn sách về cuộc đời bà Jackie Kennedy, kể rằng mỗi khi vào toilette, bà mở hết các robinet nước, để làm át những thứ tiếng khác.
Có lẽ cũng vì thế mà trong Kinh Thánh, sau khi Adam và Eve phạm tội, Chúa phạt hai người biết mắc cỡ, lấy lá che thân và đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Bắt sống đời trần tục, nghĩa là mặc quần áo đường hoàng, vì Chúa biết quá tạo vật mà Người dựng nên, nếu cứ ở với nhau tồng ngồng suốt ngày, như hai con nhộng thế kia, thì còn gì hấp dẫn, còn gì hứng thú để thực hiện lời Chúa phán: hãy sinh sản ra loài người, nhiều như sao trên trời, như cát dưới biển?
3) Người Việt xấu xí, nghĩa bóng:
a)Tại Mỹ:
Một buổi chiều, cô người quen đi làm về kẹt xe trên freeway, gọi điện thoại khẩn cấp nhờ tôi đi đón giùm đứa con học mẫu giáo ở trường gần nhà. Đến nơi, thấy dọc hai bên đường quanh trường, xe đậu kín mít, tôi phải bỏ xe tít mãi đàng xa. Đi bộ đến cổng, tôi thấy còn một khoảng cách trống hẹp giữa hai xe và một người đàn bà Việt Nam, gọi là không tên số 1, còn trẻ, đang cố gắng cho chiếc Toyota bự, dài, láng cóng chen vào, mấy lượt mà không được. Chiếc xe sau, đang đậu, cũng loại Toyota bự và tài xế cũng là một phụ nữ Việt Nam không tên số 2, tuổi sồn sồn, mặt hiền như sư tử đang ngái ngủ, sợ bị đụng bèn de một chút cho trống chỗ, nhưng chíếc Toyota của cô số 1 kia dài quá cũng không thể vào được. Bà tài xế số 2 quay kính xuống bắt đầu quát, bằng tiếng Việt, tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi, rất êm ái: “Đồ cà chớn, dzô sao được mà dzô, bộ đui hả?”. Cô không tên số 1 vẫn cứ ráng, vì chuông trường reo rồi và không thể nhúc nhích đi đâu được nữa. Phía sau xe bà không tên số 2 là hai xe khác, nên bà này không còn cách nào hơn là cho xe dọt ra luôn. Đi lên ngang hàng, bà không quên ngừng lại, giữa đường, nhìn chòng chọc vào mặt cô không tên số 1 thiếu điều ăn tươi nuốt sống, và hét lên, chửi, lần này bằng tiếng Đan Mạch, nguyên văn: “Bà mẹ mày, con ngựa! Chỗ chật mà mày cứ chen dzô. Ở đây là trường học, tao nhịn, ở chỗ khác tao xuống xe xé xác mày ra cho biết.” Tội nghiệp cô không tên số 1, cứ xin lỗi mãi, mà không biết lỗi gì.
Nếu không thấy tận mắt, nghe tận tai, thì cho kẹo tôi cũng không dám kể chuyện này, vì sợ bị chửi là thằng cha già mất nết bịa chuyện nói xấu phụ nữ đồng hương yêu quý, con cháu của ông vua Lạc Long Quân và bà tiên nữ Âu Cơ.
b) Tại Nha Trang:
Năm 2006, mẹ mất, tôi về Nha Trang thọ tang gấp. Tại nghĩa trang, sau khi mộ mẹ được lấp xong, tôi, trong tư cách trưởng nam, thay mặt tang quyến nói đôi lời cám ơn cha chánh xứ và thân bằng quyến thuộc đã đi đưa tiễn. Ai nấy lộ vẻ ngạc nhiên. Một người bạn học cũ, sau đó, giải thích:
- Văn hóa xã hội chủ nghĩa không có cái mục cám ơn và xin lỗi.
- ?
- Người dân, nói chung, không mang ơn ai cả, ngoại trừ mang ơn Bác và Đảng. Cụ thể hơn, làm hay cho ai cái gì, đó là bổn phận của anh, không ơn nghĩa gì ráo. Còn xin lỗi? Còn lâu à. Xe đụng chết người, bỏ chạy luôn, hoặc nếu thấy chưa chết, cũng de lại cán cho chết luôn. Vì nạn nhân chết, họ chỉ bồi thường một lần là xong, còn bị thương, tàn tật, phải nuôi nạn nhân suốt đời, lỗ vốn nặng. Cây cầu đang xây bị sập, chết bao nhiêu người, nhưng lãnh đạo tỉnh bơ, không lên tiếng xin lỗi, nói chi từ chức.
Cũng trong lần đó, tại Hòn Chồng gần nhà tôi, một phụ nữ khá lớn tuổi, vẻ lam lũ, cố gắng đẩy một chiếc xe ba gác chất đầy kẹo bánh lên dốc, mấy lần bị tuột và rớt đồ. Nhiều người đứng gần trông thấy, nhưng chỉ giương mắt ếch ngó. Đi ngang qua, tôi ngừng lại, đến bên phụ đẩy giùm cho chị ta. Xong xuôi, theo truyền thống xã hội chủ nghĩa cao quý, chị không nói cám ơn, dĩ nhiên, nhưng hỏi:
- Ông ở nước ngoài dzìa?
- Sao chị biết?
- Chỉ người nước ngoài dzăng minh mới biết đẩy giùm xe cho người khác.
c) Tại Paris:
Còn nhớ năm 1987, lúc đang là sinh viên Ph.D và dạy tại University of Oregon, tôi vào một nhà hàng Việt Nam ở Paris 13. Trong tiệm có bốn cô tiếp viên đang tía lia đấu hót, cười giỡn với nhau. Hôm ấy, theo thói quen, tôi ăn mặc cẩu thả, bụi đời, quần jeans, áo polo, giày ba ta, tất cả rất cũ kỹ. Liếc mắt thấy tôi, các cô vẫn tỉnh bơ, tiếp tục nói chuyện, không chào đón, hỏi han. Tôi vẫn không lên tiếng, ngồi yên, để xem sao. Đúng mười lăm phút sau, một cô bước tới, hỏi một cách cộc lốc:
- Bộ ông ở đảo mới tới phải hôn?
- Không, tôi từ Mỹ đến.
Cô ngạc nhiên, hỏi tiếp:
- Ủa, thiệt hả? Mà ông làm gì bên đó?
Tôi điềm tĩnh, thành khẩn khai báo:
- Vừa là sinh viên vừa là giáo sư Pháp văn tại một đại học.
Cô khựng lại, vuốt ngực, làm như bị nghẹt thở, dòm kỹ tôi từ đầu tới chân xem tôi có phải là thợ nổ không. Và hỏi thêm:
- Ủa, mà sao anh không nói cho tụi em biết trước?
- Không ai hỏi, làm sao tôi dám nói.
Rồi oang oang, cô gọi ba đồng nghiệp:
- Mấy chị ơi, lại đây coi anh sinh viên kiêm giáo sư từ Mỹ, thứ thiệt…
Cả bốn cô xúm xít quanh tôi, hỏi đủ thứ chuyện về nước Mỹ, trừ câu hỏi tôi đang chờ đợi: ăn món gì? Một cô dụ khị:
- Em nghe nói ở Mỹ sướng lắm. Tụi em được tàu Pháp dzớt phải qua Pháp cực quá. Làm tiền ít mà bị mấy thằng Tây và Dziệt kiều Tây qua trước kỳ thị, vì không gành (rành) tiếng Pháp. Tụi em mê qua Mỹ muốn chết. Hay là anh làm hôn thú với em, giả cũng đặng, gồi (rồi) anh đưa em qua đó sống nghe anh, gồi hạp mình tiến tới luôn, không hạp thì ô-gơ-voa, mất mát chi đâu…
4. Khi người Pháp kỳ thị:
Người Pháp, tôi nhận xét, không kỳ thị, hoặc không kỳ thị nhiều về màu da, sắc tộc, giới tính, giàu nghèo, sang hèn... cho bằng về ngôn ngữ, nghĩa là nếu anh nói tiếng Pháp không rành, không đúng văn phạm, không đúng accent Tây, thì xin mời anh đi chỗ khác chơi liền. Những ví dụ về điều này khá nhiều, nhưng bữa nay, tôi chỉ thuật lại hai chuyện nhỏ thôi.
a) tại gare de Lyon:
Số là một anh bạn Mỹ của tôi tại Portland đến gare de Lyon, hỏi, bằng tiếng Pháp dĩ nhiên, một anh nhân viên phụ trách Customer Service (nhưng mặt mày khó chịu, như tất cả mọi anh công chức Tây trên đời), rằng mấy giờ chuyến TGV (tàu nhanh) đi Lyon sắp tới sẽ khởi hành. Tôi biết trình độ Pháp ngữ của anh ta cũng không đến nỗi tệ, nhưng anh Tây nọ không thèm ngẩng mặt lên dòm anh Mỹ kia, vẫn tiếp tục cúi xuống đọc báo, và lạnh lùng trả lời: “Ici, on parle pas allemand” (ở đây người ta không nói tiếng Đức).
b) trên chuyến xe TGV đi Grenoble:
Năm 1990, một hôm tôi đáp xe lửa từ Paris về l’Université de Grenoble, nơi tôi được học bổng theo học khóa tu nghiệp Sư phạm Pháp. Một bà già Pháp ngồi bên, thuộc loại giết giặc, mặt khó đăm đăm, thỉnh thoảng liếc nhìn tôi với vẻ khinh bỉ, không thèm che giấu, mặc dù tôi chả làm gì mất lòng bả. Gần đến Lyon, một nhân viên (contrôleur) đến kiểm vé từng người. Vé tôi có trục trặc gì đó, nên tôi phải giải thích một hồi với ông này, và bà giết giặc chăm chú nghe. Sau đó, bà mới hỏi tôi:
- Cậu từ đâu đến?
- Từ Mỹ.
- Vraiment? Ở Mỹ, mà cậu biết nói tiếng Pháp thông thạo vậy sao?
Tôi bắt đầu nói phét, để chọc tức:
- Chứ sao? Bên Mỹ, mọi người đều nói tiếng Pháp, và hay hơn tôi…
Ngạc nhiên, bà la lớn:
- Ô ciel! Mais c’est incroyable! Absolument fantastique! Mà cậu đi Grenoble để thăm ai?
Đến đây, tôi không nổ chơi nữa, phải nổ thật:
- Tôi đang tu nghiệp Sư phạm tại l’Université Stendhal III và ở nội trú trong trường.
Cả hai chuyện trò rôm rả, và tôi thấy bà bỗng dễ thương một cách “đột xuất” và kỳ lạ. Đến ga Grenoble, thì tôi đã biết, qua bà, độ 98 phần trăm gia cảnh của bà: chồng tên André Bertin, bà tên Claire, và đứa con gái duy nhất tên Catherine, có chồng, là Guillaume, ba con, là Jean, Paul và Thèrèse, ở Bordeaux. Cụ André là quản thủ thư viện Grenoble, về hưu đã trên mười năm, thèm nói tiếng Latin, bỏ lâu ngày quá sợ rỉ sét, bà mách, và mê thơ Horace lắm, mà không biết ai để nói cùng, may mà có cậu, chúng tôi mời cậu thỉnh thoảng đến chơi và dùng cơm nhé... blablabla...
Từ đó, suốt chín tháng học ở Grenoble, tôi trở thành bạn tâm giao của gia đình Bertin, và mỗi hai tuần được họ mời đến nhà uống chùa cognac, ăn ké pâté gan ngỗng, rồi kể chuyện bên Mỹ cho cụ bà nghe và nói tiếng Latin với cụ ông.
Portland, 19/3/2018
Người Lính Già Oregon
FAKE THEORY, HAY CHUYỆN
QUẢ ĐỊA CẦU BỊ HÂM NÓNG
người lính già oregon
Chuyện đã quá cũ, nhưng Đảng Dân Chủ và Cấp Tiến cứ đặt vấn đề hoài, cho nên những người bàng quan, hiểu biết cực chẳng đã phải lên tiếng bàn mãi.
Sáng thứ hai 19/2/2018, trời Lập Xuân từ hai tuần rồi. Thức dậy sớm để đưa bà xã đi làm, tiện nhân thấy tuyết rơi đầy Portland từ đêm qua, phủ kín vườn trước vườn sau và các lối ngõ. Có thể chỉ là những sợi tuyết còn sót lại, tiếc nuối và vấn vương mùa Đông vừa mới từ biệt ra đi. Tuy không dữ dằn như trong đêm White Christmas cuối năm qua, nhưng vợ chồng tiện nhân phải mất mười lăm phút để cào sạch một đống tuyết dày đặc trên mui, kính xe và cửa sổ, chưa kể lối đi trơn như thoa mỡ.
Tuyết tiếp tục rơi suốt ngày thứ ba 20/2, khiến các trường học đóng cửa. Đến 8 giờ tối thì đường phố như phủ một lớp vải trắng. TV local còn dọa, đêm nay, thứ tư 21/2, tuyết sẽ rơi nhiều hơn nữa.
Quả vậy, theo tin tức từ báo chí và TV, kể cả Fake News thổ tả, CNN chẳng hạn, không hiểu tại sao, năm nay, do nhiệt độ xuống thấp tại Bắc Cực, một số nước, ví dụ Pháp, Thụy Sĩ, hay Canada, Trung Cộng, và nghe nói có cả Việt Nam (Hà Nội), và toàn lãnh thổ Mỹ quốc bỗng trở lạnh, ít nhiều thấu xương, một cách kỳ lạ, khủng khiếp. Trong số có tiểu bang Oregon nhà quê, thuộc vùng Tây Bắc, của NLGO tui –mà khí hậu quanh năm được mô tả giống như Đà Lạt êm mát, thơ mộng, trữ tình, hồi cái thằng VC rừng rú, răng đen mã tấu còn đu dây rừng, chưa vào cướp Miền Nam ta. Theo National Weather Service, có những tiểu bang Miền Đông, Trung Tây, Đông Nam, Mid-Atlantic, từ thung lũng Missouri Valley đến Ohio, Tennessee, qua những thành phố Chicago, New York, DC, Atlanta, Cleveland… lạnh dưới âm độ, và bị tuyết phủ đầy, và đường đông đá. Các phi trường tê liệt vì bão tuyết, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ. Thác Niagara, ở New York, đóng băng.
Cũng theo tin báo chí, Cơ quan Khí tượng Nga, hôm 4/2/2018, cho biết tuyết rơi dày trên thủ đô Moscow, chỉ trong một ngày, và lượng tuyết đổ xuống nhiều bằng phân nửa lượng tuyết của cả tháng ở đó, trong cùng thời điểm vào những năm trước, khiến một người chết và năm người bị thương.
Và trước đó hai hôm, thứ sáu 2/2, tại Akron, Ohio, một bé gái hai tuổi chơi trước cửa nhà đã bị chết cóng, vì nhiệt độ xuống thấp đột ngột, vào khoảng 12-19.
Khiến tiện nhân chợt nhớ câu thơ quen thuộc của Xuân Diệu, thời tiền chiến: “Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo / Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt xương da.” Tiện nhân hiểu ngầm, ở Việt Nam, làm gì có tuyết, nên ông thi sĩ của chúng ta dùng chữ “giá băng” để tả một cái lạnh ghê gớm, ngoài trời và, nhất là, trong lòng nàng kỹ nữ. Ở Mỹ, mùa tuyết này, những tài xế, trong số có tiện nhân, tuổi già hạt lệ như sương (Nguyễn Khuyến), cũng bảo “anh sợ lắm”, không phải cô đơn gì ráo, mà vì đường trơn trượt, lạng quạng xe lật, chết bỏ bu.
1. Trump rút khỏi Hiệp Ước Paris 2015:
Trước cái lạnh tê người “đột xuất” ấy, phe Cực Tả (Far-Left) và Cực Phóng (Ultra-Liberal), Cực Kỳ Cục (Archi-Ridiculous) ở Mỹ, cũng như trên thế giới, cậu nào cũng im re, câm mõm ếch. Vì biết nói làm sao đây, hả trời? Bình thường, các cậu phùng mang trợn mắt, hò hét, kinh lắm, hãy bảo vệ quả địa cầu, trước nguy cơ bị hâm nóng. Ví dụ, cậu Al Gore, thất cử tổng thống năm 2000 và thất nghiệp, bèn xoay qua cái nghề nói phét kiếm ăn bằng cách bày ra Fake Theory và cuốn phim về global warming vớ vẩn, láo toét, cốt hù thiên hạ, nhất là các bố ngây thơ, nhát như thỏ đế, trong Ủy Ban Nobel, để rồi sau đó ẵm về ngon lành cái giải Hòa Bình (địa cầu hâm nóng có dính líu với hòa bình, hay chiến tranh cơ chứ?) trị giá một triệu đô thơm phức. Ví dụ, cậu Macron, chủ nhân ông của thành phố Paris, nơi mà, năm 2015, Hiệp định về khí hậu, hay môi trường, gì đó được Fake United Nations (FUN), tức Liên Hiệp Quốc, tổ chức một cách “hoành tráng”, với sự ban phép lành đặc biệt của Vatican, mang ra thảo luận và tất cả các nước ký kết một cách hồ hởi phấn khởi. Con vịt què Obozo đã ứng trước một tỉ đô la, lấy từ quỹ đóng thuế của dân Mỹ, trước khi về vườn, và hứa sẽ đóng tiếp, cốt lấy tiếng thơm và gây khó khăn cho người kế vị, nhưng không dám trình Quốc Hội phê chuẩn. Có ba nước lớn ký cả hai tay, và hai chân, vì được miễn đóng niên liễm: Nga, Trung Cộng và Ấn Độ –mà các thành viên trong Nhóm Global Warming ngu ngốc, thiên vị, và khiếp nhược cho là các nước đang phát triển (developing) về kỹ nghệ. Chưa kể các nước tép riu, ở Phi Châu và Á Châu, đã không góp một xu, lại còn xúm vào ăn có và ăn chùa, nghĩa là được chia cho tiền của bá tánh Mỹ để bảo vệ và làm sạch môi trường của nước... mình.
Khi Tổng thống Trump, nhận thấy sự bất công đó và nhất là mưu đồ ngăn chận sự phát triển của nền kỹ nghệ Mỹ quốc, đã đơn phương rút ra khỏi Hiệp định, thì lập tức tất cả lãnh tụ các nước, trong FUN, các khoa học gia-thất-nghiệp-đói-rách-nay-bỗng-trở-thành-những-nhà-nghiên-kíu-khí-hậu-bá-láp để kiếm tí tiền còm, cậu Al Gore, cái đám Dân Chủ Cấp Tiến, bọn Fake News, Nhóm bảo vệ môi trường Greenpeace và Sierra Club, và các ngài chủ trương Địa Cầu Hâm Nóng, tức những Warmists… hùa sủa cắn ông tận tình, kết án ông chỉ biết tiền, không biết tí gì về khoa học, và thiên nhiên. Cậu Macron còn nhún vai, rất Tây, tuyên bố một câu xanh dờn, đại khái (không nguyên văn): “Trump rút, tant pis, mặc kệ thằng chả. Nay mai, thằng chả đổi ý, năn nỉ xin vào lại, ta hổng thèm cho đâu.” Dóc tổ. Từ trước đến nay, Mỹ đã đóng 22 tỷ cho vụ địa cầu hâm nóng này rồi. Hổng thèm cho Mỹ vào lại, thì lấy tiền ở đâu, nội chỉ để mua giấy kleenex cho các bố (hội) nghị viên chùi bọt mép trong lúc tranh luận đây, hả cậu nhóc? Vô lẽ móc túi Putin, hay Tập Cận Bình, lãnh tụ mặt dày của hai nước developing khổng lồ, giàu có?
Những cha nội này không biết, hay không nhớ, rằng nước Mỹ của Trump, tuy rút khỏi Hiệp Định Paris, vẫn kiểm soát và bảo vệ môi trường tối đa song song với sự phát triển kỹ nghệ, cũng như nước Mỹ dưới đời các tổng thống khác. Một ví dụ nhỏ, hằng năm, cứ đem chiếc xe cũ mèm trên 100 ngàn miles, đi DEQ (kiểm khói) thì biết chính phủ Mỹ quan tâm đến môi trường như thế nào. Pass được không dễ đâu. Chưa nói, đường xá lúc nào cũng sạch bong, không một cọng rác (và không ai xả rác bừa bãi), và nhà vệ sinh công cộng chỗ nào cũng có và rất sạch… khác xa với nhiều nước được gọi là tân tiến trên thế giới. Kinh nghiệm cá nhân cho phép tiện nhân khẳng định điều đó.
2) Global Warming và Kinh Thánh:
Để biện minh cho việc Vatican và Giáo Hoàng ủng hộ Hiệp định Global Warming Paris 2015, một chức sắc trong giáo hội, chưa quen, trả lời câu hỏi của tiện nhân rằng thì là trong Kinh Thánh cũng có đoạn Chúa nói về điều này. Hỏi “chỗ mô?” thì ông phán với giọng khinh khỉnh, coi tiện nhân như một di dân Lậu từ Mễ mới tới Mỹ: “Ông về tự tìm lấy”. Tuy bực mình, tiện nhân cũng mất nửa ngày mở Kinh Thánh tìm kiếm. Gặp Second Peter 3: 7-10, nhắc tới sự hủy hoại kinh khủng của thế giới, Genesis (Sáng thế) 1:26-28, Revelations (Mặc Khải) 16: 8-9, King James Version v.v... Tất cả nói về lửa, lửa, lửa, tức sức nóng, trong ngày Tận Thế, thiêu đốt quả địa cầu. Nhưng không chỗ nào nhắc tới khí CO2, hay fossil fuel. Mà Tận Thế là biến cố xảy ra do bàn tay toàn năng của Thiên Chúa, không thể do con người, xe hơi, phi cơ, máy lạnh, nhiên liệu, hay ống khói từ các nhà máy. Xem Young, Davis A., The biblical Flood: a case study of the Church's response to extrabiblical evidence, 1995, Grand Rapids, Mich.
3) Global Warming từ thời Thượng Cổ:
a) Thời Thượng Cổ, người ta nghi rằng khí hậu của một vùng đất nào đó có thể đã thay đổi qua hàng thế kỷ. Ví dụ, triết gia Hy Lạp Theophrastus (Théophraste, 372-287BC), đệ tử của Aristote, nói rằng nếu tát cạn nước đầm lầy, nhiều vùng đất trở thành băng giá, hoặc nếu chặt hết cây rừng thì nhiều vùng, ngược lại, không chống nổi ánh mặt trời, và sẽ nóng lên. Tại Rome, có Pliny the Elder (23AD - 79AD), tác giả Naturalis Historia (Lịch sử thiên nhiên), một tác phẩm bách khoa đồ sộ gồm sáu quyển, bàn về thực vật, động vật, thiên văn, khoáng chất, những hiện tượng thiên nhiên (quyển I-II), và địa lý các nước vào thời bấy giờ (quyển III-VI). Ông cũng là người đề nghị sử dụng cối xay bằng nước (water mills) để giã gạo.
Thời Phục Hưng và kế tiếp, các học giả cho rằng khí hậu thay đổi do sự can thiệp của con người: phá rừng (deforestation), dẫn thủy nhập điền (irrigation), cho súc vật gặm cỏ (grazing), chẳng hạn, đã làm biến đổi những vùng đất Địa Trung Hải, từ thời Thượng Cổ lận.
Trong khi đó, các cơ quan khí tượng quốc gia bắt đầu làm các cuộc quan sát khả tín về nhiệt độ, và lượng mưa, hoặc đại khái như thế. Kết quả được phân tích cho thấy có lúc nhiệt độ và nước lên cao và có lúc xuống thấp, nhưng sự thay đổi không cố định, thường trực. Vào cuối thế kỷ XIX, các khoa học gia không tin con người, dù sao, có thể thay đổi khí hậu trên quả địa cầu như là một tổng thể. Xem Neumann, J. (1985), Climatic Change as a Topic in the Classical Greek and Roman Literature. cf “Climatic Change”, 7: 441–454.
b) Văn chương thời Thượng Cổ Hy Lạp và Latin cũng nhắc đến biển động và nước dâng, báo hiệu một hiện tượng, hay biểu tượng, tiêu cực, do thần thánh, hay một thế lực siêu hình (Evil, Juppiter) làm nên:
- Kịch tác gia vĩ đại Sophocle, trong vở bi kịch Antigone (442BC), đã viết:
“Evil strikes at it down the generations wave after wave, like seas that batter a headland...” (Bất hạnh dập xuống qua các thế hệ theo từng đợt sóng tiếp nối, như biển vỗ vào bờ đất cao...”
- Và thi hào Latin Horace (65BC), trong Ode 11, còn có tựa Carpe diem (Hãy hái ngày đi):
“seu pluris hiemes seu tribuit Iuppiter ultimam,
quae nunc oppositis debilitat pumicibus mare”
(dù thần Jupiter cho ta thêm những mùa đông hay đây là mùa đông cuối
bây giờ làm suy yếu biển Tyrrhenian đang vỗ bờ đá ong).
4) Global Warming ngày nay: chỉ là trò lừa phỉnh (hoax):
Vì mưu đồ chính trị cũng như kinh tế, và nhất là ghét Trump, hay nước Mỹ
của Trump. Thực ra, trái đất đã có hàng triệu, nếu không nói hàng tỷ, năm rồi. Chuyện hâm nóng địa cầu là chuyện tuần hoàn tự nhiên của trời đất, do Thiên Chúa Quan Phòng dựng nên: hết lạnh rồi đến nóng, bốn mùa phân chia rõ rệt, mà quả địa cầu có sứt mẻ gì đâu? Kỹ nghệ tân tiến và con người chỉ góp phần quá nhỏ, không đáng kể, trong việc thải carbon dioxide phá hủy môi trường, đối với vũ trụ bao la. Có gì phải la hoảng lên như vậy?
Trò bịp bợm này được minh chứng bởi những sự việc sau đây:
a) Phải kiểm soát dân số toàn cầu. FUN và cựu Tổng Thư Ký Ban Ki Moon chủ trương, với lập luận dị kỳ, nếu không muốn nói điên rồ, là để bảo vệ hữu hiệu môi trường, phải hạn chế sinh đẻ. Quả vậy, Jeffrey Sachs, cố vấn môi trường cho FUN và cho Giáo Hoàng Francis, đã tuyên bố: phá thai là “a lower-risk and lower-cost option” than population growth (một chọn lựa ít rủi ro và ít tốn kém hơn sự gia tăng dân số) (cf Neumayr, The Political Pope, New York, 2017, trang 102, và Steffano Gennarini, “Who is Jeffrey Sachs and why was he at the Vatican?” in LifeSiteNews, March 14, 2015). Năm 2016, chính tay Sachs này đã hướng dẫn ứng cử viên Bernie Sanders, Dân Chủ Thân Cộng, vào gặp Giáo Hoàng. Coi chừng! Hạn chế sinh đẻ là việc làm trái với lời Chúa dạy đó đa. Trong Genesis, khi dựng nên loài người hoàn hảo, xinh đẹp, theo hình ảnh của Ngài, Chúa hài lòng, phán: Hãy sinh sôi, nẩy nở, “3.27: And God created man in his own image, in the image of God created he him; male and female created he them”. “3.28: And God blessed them: and God said unto them, Be fruitful, and multiply, and replenish the earth, and subdue it; and have dominion over the fish of the sea, and over the birds of the heavens, and over every living thing that moveth upon the earth.”
b)Gieo sợ hãi cho bá tánh. William Ruckelshaus, 85 tuổi, bộ trưởng EPA (Environmental Protection Agency, Bảo Vệ Môi Trường) dưới thời Nixon, mới đây, lên tiếng chỉ trích Tổng thống Trump và bộ trưởng EPA Scott Pruitt không biết lo cho thế giới và nước Mỹ, và nay mai, những thế hệ con cháu sẽ tử vong vì sự sơ xuất của họ (Fox News, 28/1/2018).
c)Chưa hết. Đám Warmists nhìn đâu cũng thấy khí CO2. Cũng như thằng VC nhìn gốc cây nào cũng thấy phản động Mỹ và Ngụy. Mới đây, những khoa học gia Anh quốc của University of Manchester đã phát giác “dấu vết khí CO2 trong bánh sandwich”. Vì, họ lý luận, loại bánh này kẹp thịt heo (bacon, ham, sausage), phô-mát, và tôm lớn (prawn), là những thành phần (ingredients) chứa đầy CO2. Cũng xin mở ngoặc, sandwich là món ăn bình dân, rất phổ biến, của người Anh, được đầu bếp của John Montagu (1718-1782), tức bá tước (earl) thứ tư của dòng họ Sandwich, chế riêng cho ông. Do đó, tiện nhân đoán, mấy cha nội Warmists này chắc có hợp đồng quảng cáo cho các nhà chế biến các món ăn nhanh khác chăng, chứ họ đâu ngớ ngẩn đến độ mất thì giờ nghiên cứu vấn đề rất cóc nhái này? Cứ cái đà này, tiện nhân nghĩ, nay mai có thể có một ông khoa học gia ngớ ngẩn khác, chủ trương hạn chế sanh đẻ, cũng kết án việc làm tình gây nên khí CO2, từ hai thân thể nóng hổi, hừng hực lửa, có hại cho địa cầu. Giống như khi ai đó lỡ phát ra một cái trung tiện (fart) vậy.
d)Thứ hai Feb. 5, mợ Hilly tái xuất hiện, mặt chai mày đá, đến Georgetown University (Washington DC) để thuyết trình tại Institute For Women, than phiền rằng mợ thua bởi vì nước Mỹ sexist, không coi trọng đàn bà, rập khuôn theo lời tuyên bố của bà già giết giặc Ruth Ginsburg tại Tối Cao Pháp Viện (do Bill Clinton đề cử). Và đồng thời, quan trọng hơn, mợ Hilly báo động, một cách kỳ lạ, vô nghĩa, rằng khí hậu thay đổi sẽ khiến đàn bà (không phải đàn ông, và mợ không nói tại sao, có lẽ vì muốn o bế phái nữ?) phải lo đi tìm thức ăn, vì cái nóng sẽ làm cỏ cây chết, mùa màng thất thu, và tất cả sẽ thành sa mạc hết ráo, kể cả Montana hay New York, và con người phải di tản về hướng Nam. Thua cay cú quá hóa khùng?
e) Những người có một chút hiểu biết và lương tri (bon sens) đều thấy sự hâm nóng địa cầu quả là một trò bịp. Từ năm 2012 (6 Nov.), Trump đã lên twitter: “Global warming was created by China and for the Chinese in order to make US manufacturing non-competitive…” John Coleman, đồng sáng lập viên Weather Channel, tuyên bố rằng “Global Warming is the greatest scam in history” (cf Jason, “Express News”, 2015).
f) Theo Washington Post, ngày Feb. 7, bộ trưởng EPA Scott Pruitt tuyên bố không tin cái vụ địa cầu bị hâm nóng. Nhưng, ông nói tiếp, như Rick Perry, bộ trưởng Energy (năng lượng), rằng nếu có, thì CO2 trong không khí cũng có lợicho nông dân và mùa màng.
g) Năm 2014, Brian Adams đã viết một quyển tiểu thuyết có tựa Love in the time of Climate Change (Tình yêu trong thời Thay Đổi Khí Hậu), bắt chước tựa đề nổi tiếng, Love in the time of Cholera (1988) của văn hào nước Colombia, Gabriel Garcia Márquez. Đây là một tiểu thuyết trào lộng, mà nhân vật chính, Casey, bị ám ảnh bởi vấn đề địa cầu bị hâm nóng. Casey tự trao cho mình một lúc hai nhiệm vụ song song, và khó khăn ngang nhau: cứu vãn thế giới và tìm kiếm một tình yêu đích thực. Truyện có nhiều đoạn mỉa mai, châm biếm, rất tếu, khiến độc giả cười rung cả… giường.
h) Năm 2014, các tay tổ Warmists cũng tiên đoán cảnh báo rằng quả địa cầu cũng sẽ bị hâm nóng “cực kỳ” vì khí CO2. Thực tế cho thấy, năm ấy, ngược lại, băng giá đạt mức kỷ lục tại vùng Antarctica (Nam Cực), tuyết rơi khắp chốn, và giá băng tràn mọi nẻo (Xuân Diệu), cũng như năm nay. Và theo nghiên cứu của NASA, khí CO2 tạo thành do những rừng già nhiệt đới quanh năm xanh biếc với lượng nước mưa hàng năm là 100 inches, tại Nam Phi Châu, Á Châu, và Tàu Cộng.
k) Sau hết, theo Horace Cooper, trong bài “California cities and crazy climate change lawsuits”, Feb.19, Fox News, những thành phố tại Cali, trước đây, kiện Exxon và những công ty năng lượng khác đã giấu không thông báo cho những nhà đầu tư và khách hàng của mình biết thiệt hại do khí hậu thay đổi, ví dụ, nước biển dâng cao làm giảm giá trị của nhà cửa. Bây giờ, lại chính những thành phố ấy tự phản cung, thú nhận họ không biết khí hậu có thay đổi hay không. Chuyện kiện tụng này quả là ruồi bu, tào lao.
Y chang chuyện Hâm Nóng Địa Cầu trên cửa miệng của những bố Warmists Cực Tả, Cực Phóng, Cực Kỳ Cục.
Portland, 23/2/2018
Người Lính Già Oregon
ĐỌC LẠI THE ODYSSEY
DƯỚI NHÃN QUAN CỦA MỘT TRUMPIST
người lính già oregon
1. The Odyssey (L’Odyssée), gồm 24 quyển, là một trong hai thiên anh hùng ca (tác phẩm kia là The Iliad), mà truyền thuyết gán cho Homer (Homère), trong đó tác giả nửa hư nửa thực Hy Lạp (sinh vào tiền bán thế kỷ VIII BC) tường thuật cuộc hồi hương đầy bi hùng của Odyssus (Ulysse), vua xứ Ithaca (Ithaque), sau khi đánh thắng thành Troie trở về quê cũ, bằng đường biển. Cũng xin mở ngoặc: James Joyce, nhà văn Ái Nhĩ Lan, đã viết lại truyện này, vào năm 1922, dưới dạng tiểu thuyết, có tựa đề Ulysses, với những chi tiết và nhân vật mô phỏng theo, hoặc lấy từ, tác phẩm của Homer, nhưng pha trộn thêm màu sắc đương thời và địa phương.
Trong Homer, tất cả các thủ lãnh tham chiến đồng minh khác đều trở về bình an, vô sự. Riêng Ulysse còn mãi lênh đênh trên đại dương giữa bão tố hãi hùng và bao nhiêu hiểm nguy trong khoảng gần mười năm, chưa cộng thêm hơn chín năm bị giam lỏng trên đảo của nữ thần Circé có phép biến các thủy thủ thành heo, và của nữ thần Calypso, cả hai đều xinh đẹp và đều si mê chàng, đến độ muốn cưới làm chồng, trong khi chàng lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi nhớ thương Penelope, người vợ thủy chung, đêm ngày mòn mỏi đợi chàng về. Hai nàng này chỉ chịu thả Ulysse ra sau khi nhận lệnh của Zeus, chúa tể các thần.
Kẻ thù của Ulysse khá đông, nhưng hung hãn nhất, bất cộng đái thiên, chính là Poseidon (Latin: Neptune), Thần Biển Cả và Động Đất, em của thần Zeus, cha của Polyphemus, một cyclops, quái thú khổng lồ chỉ có một mắt, đã giam các thủy thủ trong hang để dành ăn thịt từng người. Polyphemus bị Ulysse lừa, chuốc rượu say, và đâm bằng cây nhọn vào mắt trong khi ngủ, làm mù luôn. Poseidon quyết trả thù. Làm biển động và thuyền của chàng bị đắm, trôi dạt từ đảo này đến đảo khác. Đầu tiên là đảo của dân lotus eaters (ăn hột sen). Trừ chàng không ăn, các thủy thủ đồng hành ăn vào và bỗng chốc quên hết tổ quốc và nhiệm vụ, khiến chàng phải liều thân ra tay cứu chữa. Sau dạt vào đảo của dân Laestrygonians, chuyên ăn thịt người. Rồi phải tránh phần biển của những nàng Sirens mà tiếng hát làm ngất ngư các thủy thủ và lùa họ vào vùng đá ngầm, khiến thuyền vỡ. Để khỏi nghe tiếng hát, chàng bắt họ bịt cả hai tai bằng sáp. Rồi gặp Scylla, quái ngư có sáu đầu, ngồi trên mỏm đá ở eo biển chờ thuyền bè đi qua để đánh đắm, rồi Charybdis (Charybde), một dòng nước xoáy kinh khiếp đối diện, mà nếu tránh được thì lại phải rơi vào nanh vuốt Scylla. Nghĩa là, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, còn tệ hại hơn.
Trong khi đó, tại lâu đài của Ulysse ở Ithaca, một bọn suitors (người cầu hôn, prétendants), gồm những hoàng tử và con nhà quí tộc bê tha trong triều đình, mở yến tiệc ngày đêm, và đòi hoàng hậu Penelope phải chọn một người trong bọn làm chồng. Nàng không biết Ulysse còn sống hay chết, nên tìm kế hoãn binh, nại cớ con còn bé. Nay hoàng tử Telemachus (Télémaque) đã lớn, nàng phải quyết định. Hai tên suitors dữ tợn và xấc láo nhất, căm thù Ulysse nhất, là Antinous và Eurymachus.
Cuối cùng, vượt qua bao nhiêu gian khổ và hiểm nguy, nhờ sự trợ giúp của thần linh, đặc biệt Athena (Latin: Minerva), nữ thần của tài trí và thông minh, Ulysse được an toàn trở về Ithaca sum họp với vợ con, và những bạn bè và tôi tớ trung tín, như Eumaenus, chăn heo, hay Eurycleia, bà vú già. Chính tay chàng dùng cung tên bắn chết từng đứa một trong bọn suitors, và trừng trị gia nhân phản bội, như Melanthius, tên giữ dê. Kết thúc có hậu, như trong một truyện của Tàu.
2. Truyện The Odyssey đầy dẫy những tình tiết lạ lùng, hấp dẫn đối với trí tưởng tượng của độc giả. Nhưng đó không phải là mục đích và nội dung chính của bài này. Mà là con người Ulysse, một hero, trong cả hai nghĩa “nhân vật” của truyện và “anh hùng”. Quả vậy, Ulysse đã được Mary Ellen Snodgrass, tác giả quyển Greek Classics (Cliffs Notes Inc., 1988, Nebraska), giới thiệu như một nhân vật đầu tiên của những thiên anh hùng ca trong thời cổ đại Hy Lạp, nổi tiếng về trí thông minh, sức mạnh về tinh thần cũng như thể xác, và lòng dũng cảm tuyệt vời –tất cả đã giúp chàng hoàn thành ước nguyện, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Vì thế, Snodgrass nhận xét, chàng giống một nhân vật anh hùng hiện đại hơn bất cứ thủ lãnh Hy Lạp nào đã chiến đấu tại Troie. (“He is the first of the Greek epic heroes to be renowned for brain as well as muscle; his courage and prowess are beyond criticism, but he is more like a modern hero than any of the other chieftains who fought at Troy, for he has a sharp and inquiring mind. His mental and physical attributes are of equal importance in helping him to achieve his ends, and he uses either, depending upon circumstances. Because he is able to reason and evaluate things, he often hesitates before taking action where other heroes would have rushed blindly into the fray. […] his courage, wits, and stability enable him to endure all his difficulties and arrive home safely”) (sđd, p.50).
3 . Tác giả Mary Ellen Snodgrass đã xem Ulysse như một modern hero,
khiến tiện nhân không khỏi nghĩ đến Tổng thống Trump của lịch sử hiện đại Mỹ.
Dĩ nhiên, dù là một trong những người ủng hộ và thán phục Trump, mà bọn Fake News gọi mỉa mai là Trumpist, Trumpian, Trumpard, hay gì gì, tiện nhân không lố bịch và mù quáng đến nỗi hùa “khen phò mã tốt áo” và cho ông ngồi cùng chiếu với Ulysse, nhân vật giả tưởng và huyền thoại lẫy lừng trong văn học sử cổ đại Hy Lạp. Nhưng qua những ưu điểm, mà Snodgrass đã nêu lên một cách đúng đắn về Ulysse, những gian truân chàng đã trải qua, và thành công cuối cùng, mà Homer, và sau này James Joyce, đã kể lại, tiện nhân thấy Trump đúng là một tân Ulysse với kích thước nhỏ hơn, về mặt văn học, với những kẻ thù có tính cách tượng trưng hơn, nhưng với những đức tính tương tự, cần thiết để trở thành một người hùng, nếu không muốn nói một anh hùng, trong nghĩa đen thông dụng.
a) Như Poseidon và con Polyphemus, những Cyclopes, những Lotus Eaters, những Sirens, Charyde và Scylla, những suitors, và những tôi tớ phản chủ v.v... đối với Ulysse, kẻ thù của Trump cũng đông vô kể và công khai ra mặt. Từ bọn Mainstream Media Mỹ chết bầm, bọn Fake News chết tiệt, bọn Sore Losers, fans của Hillary, Obama, và Soros, bọn Black Lives Matter, bọn di dân Lậu, chưa kể mấy đứa “nhà báo” tự phong An Nam, văn dốt vũ nát, tuổi già lú lẫn, tội nghiệp, vì đói rách đã bán rẻ lương tâm và sự thật, đến lũ chính trị gia Dân Chủ Mỹ Cực Tả thổ tả, tạp nhạp, gồm những thẩm phán Liên bang, kể cả mụ già giết giặc xấu xí, lẩm cẩm, ở Tối Cao Pháp Viện, có tên Ruth Ginsberg, 86, mới đây tuyên bố sẽ bám trụ chống Trump cho đến hơi thở cuối cùng, những dân biểu, thượng nghị sĩ Cấp Tiến và Cực Phóng (Túng), đến đám tài tử Hollywood và talk show hosts bầy nhầy mà họng và mông to hơn đầu, lúc nào cũng ra rả, vô cớ mạt sát, chửi bới Trump. Khiến ông một mình, đơn phương tự chống đỡ và chống chọi lại, trong khi những công dân ủng hộ và bỏ phiếu cho ông không dám lên tiếng bênh vực, sợ bị đòn thù của lũ Trump-haters. Chưa kể những kẻ cùng đảng Cộng Hòa, vì tư lợi, cay cú cá nhân, ba phải, hoặc có máu phản bội bẩm sinh, cũng hùa theo lão Chuck Schumer (mà Trump đặt cho nickname “The chief clown” vì năm ngoái y đã mếu máo khóc, trông xí trai và nhăn nhúm như cái mền rách, bên cạnh những di dân bị chận tại phi trường New York), Nancy Pelosi, Dick Durbin (tên nói dối đã gắn chữ “shithole” vào miệng Trump), Dianne Feinstein (thông gia của Hilly), Maxine Waters và Al Green (cặp dân biểu lọ nồi hung hăng nhất đòi truất phế Trump bằng mọi giá) của Đảng Dân Chủ, để phá Trump, như cặp bài trùng Lindsey Graham và John McCain, và Susan Collins, và Bob Corker và Jeff Flake, dưới nhãn hiệu bịp bợm moderate Republicans... Thù trong giặc ngoài là vậy.
Tất cả đánh ông tơi tả, te tua, ít nhiều, ngay từ lúc ông ra tranh cử và được đề cử, chỉ vì ông là một ứng cử viên phi truyền thống, nôm na không giống ai. Thứ sáu 3 tháng 2 này, FISA (Foreign Intelligence Security Agency) memo của Bộ Tư Pháp và Cơ quan FBI thời Obama sẽ được Trump giải mật, mặc cho bọn Dân Chủ tìm đủ cách để ngăn chận, và lúc đó người dân Mỹ sẽ biết rõ âm mưu và kế hoạch của những cơ quan trên để vu khống, đánh phá ứng cử viên Cộng Hòa Trump như thế nào.
b) Cũng như Ulysse, Trump nổi tiếng thông minh và bền chí. Không thông minh và bền chí, làm sao trở thành tỷ phú trên thương trường? Không thông minh và bền chí làm sao đánh bại được mười sáu ứng cử viên gạo cội, nặng ký cùng “đảng ta”? Không thông minh và bền chí làm sao thắng được một đối thủ, mệnh danh phù thủy cái, quỷ quyệt, ma giáo, được sự ủng hộ công khai của cả một guồng máy chính quyền thối nát mãn nhiệm, từ tổng thống trở xuống, và của một dàn Truyền Thông Dòng Chính bồi bếp, vô sỉ, lúc nào cũng moi móc, bịa đặt những chuyện cóc nhái, ruồi bu về Trump từ mấy thập niên trước?
Người ta, có cả tiện nhân, đã tưởng lầm là Trump ăn nói bựa, hồ đồ và bạt mạng. Không đâu, theo thiển ý, trong vòng loại và lúc tranh cử tay đôi với Hilly, ông đã sử dụng một chiến thuật, đầy may rủi (risky), khá nguy hiểm, mà tiện nhân xin gọi là tháu cáy trong một canh xì phé, có nghĩa được ăn cả, ngả về không, để gây chú ý của người dân chưa biết gì, hay nhiều, về ông, và nhất là báo chí –vô tình quảng cáo không công, bằng cách dìm ông xuống bùn đen. Trong khi mười sáu ứng cử viên khác, vì sợ vấn đề “phải đạo chính trị” (political correctness), đã tỏ ra rụt rè, không dám nói mạnh, nói thẳng, ví dụ Jeb Bush, là người mà tiện nhân kỳ vọng nhất và ủng hộ tối đa, lại yếu xìu như con gà nút dây thun, ăn nói chả ra sao. Tiện nhân là dân tị nạn An Nam mà còn nhận thấy điều ấy, huống hồ những cử tri Mỹ đầu có sạn của những tiểu bang Rust Belt, như Pennsylvania, Ohio, Georgia hay Wisconsi? Người ta còn nghe những câu rất sỗ sàng ông dành cho đối thủ Hillary trong các buổi tranh luận: “I’ll put you in jail”, hay “you’ll go to jail”, hay “a nasty woman“, hay “crook Hillary”, và còn thấy thái độ áp đảo của ông khi đi chung quanh Hillary, lờn vờn như sư tử rình mồi... Cố tình hết.
c) Thắng cử, Trump đổi tông ngay. Bài diễn văn nhậm chức tháng giêng 2017, bài diễn văn State of the Union (SOTU) 30/1 mới đây, và nhiều bài diễn văn đọc tại các nước ông viếng thăm, trước Liên Hiệp Quốc, tại hội nghị APAC Đà Nẵng, hội nghị Devos Thụy Sĩ... cho thấy ông là một người hoàn toàn khác với hồi tranh cử. Nhất là bài diễn văn SOTU trong đó ông tổng kết và tường trình cho Quốc Hội và quốc dân những thành quả sau một năm tích cực làm việc của ông và nội các, đồng thời vạch ra chương trình hành động về nhiều mặt cho năm tới: cử tọa, và cả nước, bắt gặp một tổng thống Trump điềm đạm, khôn ngoan, chừng mực, có cái tâm lớn (khi ca tụng và biểu dương những khách mời đặc biệt, khi giơ cành olive cho phe đối nghịch nắm lấy, khi đề cao quân đội Mỹ, lòng ái quốc và tự hào trong mỗi công dân Mỹ). Ông phát biểu một cách suôn sẻ như ứng khẩu, không cần nhìn giấy, không cần teleprompter, như những lời nói xuất phát tự đáy tâm can. Tuyệt vời nhất là câu nói khi ông đề cập đến những dreamers thuộc diện DACA (mà phe Dân Chủ o bế “cực kỳ”, vì muốn hốt phiếu của họ sau này): “Americans are dreamers, too”. Qua đó, tiện nhân suy luận, Trump không bạt mạng, không hồ đồ, không bựa, như thiên hạ vẫn nghĩ sai. Không hành động hấp tấp, không suy nghĩ hời hợt, ông chính là một thương gia, một chính trị gia khôn ngoan, tài ba, lão luyện. Vì, quả thực, không ai có thể thay đổi bản chất thật của mình, dù tốt hay xấu, trong một thời gian quá ngắn như vậy, nói chi nếu chúng ta tin rằng bản chất không bao giờ thay đổi –điều mà những thằng cai tù cũng đã nói về những sĩ quan tù binh “ngụy” bất khuất, mà chúng cho là bất trị, vô phương cải tạo.
Nếu bây giờ, trở thành tổng thống rồi, ông dùng tweeter để trả lời, chỉ trích, châm chọc, hay thóa mạ địch thủ, thì đó là chuyện chẳng đặng đừng, và ông không có sự chọn lựa. Phải đánh trả tay đôi, mano a mano, nếu không sẽ thua. Và nêu đích danh từng tên địch thù một. Bọn Fake News cho hành động đó không xứng với, và làm giảm giá trị của, chức vị tổng thống, trong mưu đồ gài ông vào thế làm bia thụ động cho chúng nhắm bắn tự do, vô tội vạ. Còn ông thì chủ trương ăn miếng trả miếng, và nhất là dám bắt con bài tháu cáy, và ông đã, đang, và sẽ thắng lớn.
Vài nhà báo phe ta, rất đứng đắn, viết rằng ông có vài quyết định hấp tấp, “bốc đồng”, hoặc “sai lầm”, ví dụ trong việc cách chức Giám đốc FBI James Comey, tạo rắc rối chính trị cho ông. Tiện nhân không nghĩ thế, vì Trump làm, hay không làm, bất cứ điều gì, cũng vẫn bị bọn Dân Chủ và Fake Media lôi ra chỉ trích. Vả lại, Comey là người mà phe Dân Chủ ghét thậm tệ, muốn phế bỏ, vì đã “chơi Hilly một đòn bẩn làm mợ thua" [sic] và Trump đã suy nghĩ rất kỹ và rất lâu trước khi quyết định ra tay. Chẳng qua, Comey là dịp bằng vàng cho bọn Dân Chủ chụp lấy để phá Trump, chứ bọn chúng có thương yêu gì cái tên bất tài vô tướng này và mặt mày lộ rõ sự đần độn. Bằng cớ nữa: tuy special counsel Robert Mueller điều tra về vụ Russian collusion hơn nửa năm trời, đã ngốn bao nhiêu triệu tiền của dân đóng thuế, mà kết quả chưa thấy tăm hơi, và Trump muốn dẹp đi, nhưng ông đắn đo, chưa đụng đến. Cũng như đối với chương trình DACA, ông để cho hai đảng trong Quốc Hội thảo luận và biểu quyết. Ông chăm chú lắng nghe mọi ý kiến trước khi quyết định rút khỏi Hiệp ước Paris 2015 về Global Warming, hay tuyên bố về thủ đô Jerusalem của Do Thái. Giống như nhân vật Ulysse, qua kết luận của tác giả Snodgrass: “ Because he is able to reason and evaluate things, he often hesitates before taking action where other heroes would have rushed blindly into the fray.”
4. Cuối cùng, bọn Dân Chủ và Fake News, không còn cách nào hơn để loại bỏ Trump là tố (ẩu) ông mắc bệnh tâm thần. Bọn chúng nôn nóng chờ đợi kết quả khám bệnh hàng năm của ông, về thể xác và tinh thần. Everything’ s perfect, Rony Jackson, bác sĩ chính thức của Tòa Bạch Ốc, đã họp báo tuyên bố như thế, và theo lệnh Trump, đã trả lời mọi câu hỏi về sức khoẻ của tổng thống, trước sự thất vọng, tiu nghỉu, tẽn tò của bọn Fake News, CNN, NBC, CBS, The New York Time, Washington Post, Politico và những tờ lá cải khác. Trong khi những tiến sĩ về tâm thần, như cậu Leonard Glass của Harvard, và mợ Bandy Lee của Yale, không có giấy phép hành nghề, chỉ ngồi nhà, trong ghế bành, khám bệnh hàm thụ, bảo rằng Trump có triệu chứng… khùng (xin xem bài rất hay và đầy đủ của tác giả Ký Thiệt, phổ biến trên Mạng, ngày 31/1, “Tổng thống Trump có ‘khùng’ hay không?”).
Về việc chẩn bệnh, tiện nhân nhớ chuyện Câu Tiễn, ngày xưa, đã chịu nhục nếm phân của Cơ Phù Sai, vua nước Ngô thời Đông Châu, thế kỷ VI BC, để đoán khi nào ông này khỏi bệnh cảm. Bọn tiến sĩ bất lương và những dân biểu, nhà báo điên rồ, vô liêm sỉ kia, nếu muốn tìm cho ra triệu chứng bệnh tâm thần của Trump, thì còn chần chờ gì mà không mau bắt chước Câu Tiễn làm như thế, cho chắc ăn. Bảo đảm chính xác 100%. OK?
Và nhắc chuyện “ngày xưa”, tiện nhân chợt nhớ đến trường hợp của đại kịch tác gia Hy Lạp cổ, Sophocle, tác giả của hai tuyệt phẩm Oedipus Rex và Antigone, sống vào khoảng 400 năm trước Thiên Chúa, khi về già, đã bị Iophon, đứa con trai út, đưa ra tòa, và tố ông đã lẫn, không còn khả năng làm bố, vì ghen tức ông đã yêu quý đặc biệt thằng cháu nội, mà ông đặt tên là Sophocles The Younger, con của Ariston, con trai ngoại hôn của ông với một tình nhân ngoại quốc, và lo sợ ông giao hết gia tài cho nó, mà quên rằng luật thành Athens cấm cha mẹ không được truất quyền thừa kế của những người con hợp pháp. Trước tòa, Sophocle đã đọc thuộc lòng vở kịch Oedipus in Colona do ông viết, và chưa xuất bản. Ông được xử trắng án.
5. Trường hợp Trump cũng vậy: ông không lẫn, không điên, không khùng. Mà chính những kẻ thù nghịch, muốn phá ông, mới điên, mới khùng, mới lẫn. Trump, trái lại, vô cùng minh mẫn, thông minh, và những quyết định của ông, cho tới bây giờ, rất sáng suốt, ít nhất có lợi của quốc gia và nhân dân Hoa Kỳ, như đạo luật giảm thuế ông vừa ký, mà không một thượng nghị sĩ Demok-Rats nào bỏ phiếu thuận.
Như anh hùng Ulysse đã an toàn trở về với cố hương và gia đình, cách đây mấy ngàn năm, Trump cũng đã thành công rực rỡ, chỉ một năm sau khi đắc cử tổng thống. Trong một bối cảnh khác, dĩ nhiên, tuy thiếu vẻ yêu kiều của các nữ thần Athena, Circé và Calypso, và tiếng hát mê hồn của những nàng Sirens huyễn hoặc, nhưng không kém phần hồi hộp, nguy nan, thú vị. Và vô cùng lôi cuốn.
Portland, 2/2/2018
Người Lính Già Oregon
Đăng ngày 15 tháng 04.2018