banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

LẠI CHUYỆN DÀI THẦY SÁU KHÔNG TÊN

người lính già oregon

I. Tại sao viết tiếp?
Thư trả lời của anh nhạc sĩ, kiêm thầy sáu, không tên này cho biết anh đã cầu nguyện với Chúa rằng anh về “quê hương của con” là để “đi sứ vụ Yêu Thương”, tức làm từ thiện. Nghĩa là, nói trắng ra, về bên đó để kiếm (thêm) tiền cho cái Quỹ Từ Thiện rất “bộn bạc” của anh ta tại Mỹ. Cụ thể, anh khuyên đồng bào quốc nội rằng khi mua sách anh viết về chuyện tình (vớ vẩn) ngày xưa, hoặc mua vé vào rạp nghe hát những bài không tên (NLGO xin nhắc: xúi đàn bà có chồng ngoại tình – điều quá tồi bại mà tôi chưa hề nghe trong bất cứ bài hát trữ tình ngoại quốc nổi tiếng nào), bá tánh hãy nhớ đến các cụ già đang đói cơm nhé! Lá thư của thầy làm mủi lòng cái đám hai trăm fans –được VC cho phép “tự phát” đội mưa đứng đón anh tại phi trường Nội Bài, ngày 27/7 vừa qua. Y như ông thiền sư hổ mang nọ, nổi tiếng phản chiến, chống VNCH, đã, năm nào, vinh quy bái tổ trở về quê hương khổ đau, võng lọng xênh xang, cũng được VC cầm ống đu đủ thổi lên chín tầng mây và được đồ đệ tiếp rước long trọng, một cách cũng “tự phát”, theo lệnh của VC, như một đối trọng (contrepoids) với những vị thượng tọa chân tu chống đối chúng trong nước.
Vài kẻ tại Portland, hay nơi khác, cũng tuyên bố chống Cộng cùng mình, nhưng kẹt cái tánh ham vui và mau quên, đã trách móc trực tiếp MS Huỳnh Quốc Bình, và gián tiếp NLGO tôi, bị dính miểng theo, rằng “sao mấy người không để yên cho người ta tu hành?”, hoặc "đừng xét đoán ai!" –điều chứng tỏ họ chả đọc những bài viết của chúng tôi về anh nhạc sĩ này. Cho nên, chẳng đặng đừng, tôi thấy cần lên tiếng nữa, một lần cho rõ trắng đen, và hy vọng đây sẽ là lần chót.

So sánh thư của anh nhạc sĩ kiêm thầy sáu không tên này, sau khi bị thiên hạ tố khổ về VN hát và bán sách, với những lời của nhân vật Tartuffe, trong vở kịch thơ của Molière, cách đây bốn thế kỷ, sau khi bị Damis, con trai của gia chủ Orgon, tố cáo là đã “thả dê”, tức tán tỉnh Elmire, vợ kế của cha, người ta nhận thấy một điều: cái giả, đặc biệt trong đạo đức, dù dưới vòm trời nào, vào thời điểm nào, với cá nhân nào, cũng đều giống nhau y chang, không hẹn mà gặp nhau, như hai chí lớn. Bằng cớ:
1- Về cách thức trả lời thì cả hai Tartuffe, Phú Lang Sa, tức Tây, thế kỷ XVII, và Tartuffe An Nam Mít, tức Ta, thế kỷ XXI hành xử không khác nhau mấy: (a) cùng đem Chúa ra làm áo giáp đỡ đạn, (b) cùng, it nhiều, dùng chiêu bài từ thiện, (c) và cùng xin Chúa tha tội cho người đã tố cáo (Tartuffe Tây) hoặc “sỉ nhục” (chữ dùng của Tartuffe Ta) mình.
2- Về nội dung thì cả hai đều là những tên đạo đức giả thứ thiệt, thuộc hạng lão luyện, cự phách ngang nhau, một chín một mười. Tartuffe Tây cố tình nhận vơ hết mọi thứ tội, tưởng tượng, khó tin, nặng nhất trên đời, ngoại trừ chính cái tội quyến rũ vợ người –cốt gây cho khán giả cái cảm giác y bị tố oan. Còn Tartuffe Ta thì cho mình đã bị “sỉ nhục” bởi “những người anh em” (trong vở kịch của Molière, Orgon cũng được Tartuffe gọi là “mon frère”, hiền huynh, và Damis, “mon cher fils”, con trai quý mến) –cốt kích động niềm thương cảm nơi những ông bà già mộ đạo, nếu không muốn nói cuồng tín, cỡ mẹ con Mme Pernelle.

Thực ra, chẳng ai sỉ nhục anh thầy sáu không tên, hay “hiểu khác” về anh. Các tác giả muốn, và đã, viết lên sự thật về con người thật của anh, từ hồi còn trong tù VC lận. Nếu các tác giả viết sai, anh cần lên tiếng phản bác, từng điểm một. Chẳng hạn việc anh ta, một lần, quì gối, giang rộng hai tay, giữa sân tập họp của một trại tù, trước hàng trăm tù nhân cải tạo, miệng mếu máo: “Ôi tôi không hiểu hạnh phúc này hôm nay vì sao mà tôi có. Đó là nhờ công ơn trời biển của Bác và Đảng, nhờ công ơn của cách mạng mà tôi thành người!” (cf bài của Trần Trung Chính, San José). Có hay không có việc làm ấy? To be or not to be?
Một điều mà anh ta quên, hoặc quá tự tin, ỷ lại, sau hai mươi năm sống yên ổn trong vỏ bọc phó tế: nếu anh cứ việc tu hành, và quyên tiền làm từ thiện hợp pháp, kể cả quảng cáo thuốc “ông uống bà khen”, người ta vẫn không đụng đến sợi lông chân nào của anh. Bỗng dưng, nghe lời dụ dỗ của VC và tay sai, hoặc bị cám dỗ bởi bản chất tham sân si, háo danh, thầy sáu nhà ta đã trở về, tháng 8 vừa qua, để ra mắt sách, ca hát, từ Bắc vô Nam, trong khi VC đàn áp dã man những đồng đạo yêu nước và dũng cảm của anh, linh mục và giáo dân, thì nếu bị đồng hương hải ngoại “đánh đòn” là cũng đáng đời lắm rồi, còn mách bu với Chúa làm chi? Lại còn tự ví mình với Chúa (có chắc anh vô tội như Chúa không?), và đem máu Chúa ra mà rủa sẽ đổ trên đầu các tác giả bài viết và con cháu họ, đó không phải phương cách tự bào chữa chính đáng, thuyết phục, mà là một kiểu cả vú lấp miệng em.
Riêng việc VC gian manh đang mở chiến dịch “hòa hợp hòa giải”, đã và đang chiêu dụ, mời mọc những người nổi danh hải ngoại, về nước nhóm họp, sinh hoạt chung, là có thật. Xin xem thư ngày 1/9/2017, được phổ biến trên Mạng (đính kèm), của tên Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà Văn VC, gửi nhà văn Quốc Gia Phan Nhật Nam, là một bằng chứng hùng hồn nhất.

II. Thiện ý và hành động:
Trích thư của thầy sáu: “Một điều nguyện ước của tôi là khi nào quý vị nghe nhạc VTA xin quý vị nhớ đến những người đau khổ chung quanh đặc biệt các ông bà cụ. Xin cho những người đang đói miếng cơm với tất cả lòng yêu thương trân trọng
Ô hô! Diễn nôm ý của nhạc sĩ, thì khi nào nghe một nam ca sĩ, hay một nữ ca sĩ lesbian, trong vai một thằng bồ cũ (nhà quê, nham nhở), hát hỏi người yêu, bây giờ đã có chồng, rằng “mưa bên chồng có làm em khóc... có làm em nhớ... những khi mình mặn nồng...”, nghĩa là xúi cô ta, đang rảnh quá, no cơm dửng mỡ, ngoại tình “hàm thụ” với nó, thì quý vị cũng làm ơn nhớ đến các cụ đang đói đấy. Dùng hai hình ảnh tương phản dữ dội ấy để kêu gọi lòng thương là một cách thức rẻ tiền, đầy mỉa mai cay độc, vô cùng tàn nhẫn.
Thầy sáu cứ nhắc đến “sứ vụ tình thương” (“sứ vụ”, không có trong tự điển, là cái quái gì?) tại Việt Nam làm tôi chợt nhớ câu tục ngữ cổ, thế kỷ XII, Pháp: “L’enfer est pavé de bonnes intentions” (Hỏa ngục lát đầy những thiện ý). Áp dụng vào trường hợp thầy phó tế, một kẻ tu hành, mà chính tai tôi nghe đã thề thốt, trước ngày lãnh chức thầy sáu, từ nay sẽ chối bỏ những bản nhạc đời của mình, tôi xin hỏi: hành động về VN kiếm tiền, dù dưới danh nghĩa nào, bằng cách bán sách và ca hát vui chơi, một cách trần tục, với sự cho phép, hoặc chỉ đạo, của bọn lãnh đạo tự phong VC, trong khi các linh mục và giáo dân toàn quốc đang xuống đường biểu tình chống Formosa và Tàu Cộng, bị bắt bớ, giam cầm, nhà thờ, đan viện bị đập phá, đó có phải là vô cảm, là vô luân, là vô ý thức không? Câu tục ngữ trên rất chí lý: hỏa ngục nhốt đầy những kẻ làm bậy, nhưng miệng luôn kêu gào là mình có ý tốt. Ăn cắp bánh mì, chẳng hạn, để nuôi gia đình, như Jean Valjean trong truyện của Victor Hugo, là có thiện ý, nhưng ăn cắp là ăn cắp, vẫn là một tội, dù nhẹ. Quả thế, không phải lúc nào thiện ý cũng biện minh cho hành động. Và, sẵn đây, xin lỗi cụ Machiavel, không phải lúc nào cứu cánh cũng biện minh cho phương tiện.

III. So sánh khách quan giữa hai chàng Tartuffe:
A. (1) Tartuffe Ta:
Lạy Chúa, trước chuyến đi về quê hương của con, con đã cầu nguyện Chúa rất nhiều và con đã xin Chúa cho con đi Sứ Vụ Yêu Thương”.
(2) Tartuffe Tây:
• Hồi I, màn 2: [Laurent là tà-loọc của Tartuffe, khuất mặt trong suốt vở kịch. Dorine là cô giúp việc trong gia đình Orgon, rất ghét Tartuffe].
Tartuffe, trông thấy Dorine, vội vàng nói:
Laurent, serrez ma haire avec ma discipline,
Laurent, hãy siết chặt áo lông ngựa với cây roi của ta [dùng để đánh tội]
Et priez que toujours le Ciel vous illumine.
Và hãy nguyện Ơn Trên luôn soi sáng cho ngươi.
Si l’on vient pour me voir, je vais aux prisonniers
Và nếu người ta đến gặp tôi, [hãy nói]tôi đi làm từ thiện
Des aumônes que j’ai partager les deniers.
Chia sẻ tiền tôi có cho những tù nhân.
• Hồi III, màn 6: Tartuffe nói với Orgon:
Oui, mon frère, je suis un méchant, un coupable,
Vâng, hiền huynh, tôi là một tên hung dữ, một tên tội đồ,
Un malheureux pécheur, tout plein d’iniquité,
Một tên tội lỗi khốn nạn, đầy bất chính,
Le plus grand scélérat qui jamais ait été;
Tên gian ác lớn nhất trên đời;
Chaque instant de ma vie est chargé de souillures;
Mỗi giây phút của đời tôi chất đầy xú uế;
Elle n’est qu’un amas de crimes et d’ordures;
Đời tôi chỉ là một đống tội ác và rác rưởi;
Et je vois que le Ciel, pour ma punition,
Và tôi thấy rằng Chúa Trời, để trừng phạt tôi,
Me veut mortifier en cette occasion.
Muốn tôi nhân dịp này ăn năn đánh tội.
De quelque grand forfait qu’on me puisse reprendre,
Dù cho người ta có thể kết tôi một tội dù nặng cỡ nào,
Je n’ai garde d’avoir l’orgueil de m’en défendre.
Tôi cũng xin khước từ sự kiêu hãnh được tự bào chữa.
Croyez ce qu’on vous dit, armez votre courroux,
Hãy tin điều người ta nói với huynh, hãy võ trang cơn thịnh nộ,
Et comme un criminel chassez-moi de chez vous:
Hãy tống cổ tôi ra khỏi nhà như một tên tội phạm:
Je ne saurois avoir tant de honte en partage,
Tôi không biết có biết bao tủi hổ về phần tôi,
Que je n’en aie encor mérité davantage.
Để tôi còn xứng đáng nhận lãnh thêm nữa.
[...]
Ah! laissez-le parler: vous l’accusez à tort,
Thôi, hãy để cho cậu ta [Damis] nói: huynh kết tội cậu ta sai rồi,
Et vous ferez bien mieux de croire à son rapport.
Tốt hơn, huynh hãy tin vào lời cáo buộc của cậu
Pourquoi sur un tel fait m’être si favorable?
Tại sao trước sự việc như vậy huynh còn thiện cảm với tôi đến thế ư?
[...] Tartuffe nói với Damis:
Oui, mon cher fils, parlez; traitez-moi de perfide,
Vâng, hãy nói đi, con trai quý mến; hãy xem chú là tên bất lương
D’infâme, de perdu, de voleur, d’homicide;
Tên đê hèn, hư hỏng, trộm cắp, giết người;
Accablez-moi de noms encor plus détestés:
Hãy tố chú bằng những từ đáng ghét hơn nữa:
Je n’y contredis point, je les ai mérités;
Chú không phản đối gì hết, chú đáng bị tố như thế;
Et j’en veux à genoux souffrir l’ignominie,
Và chú muốn quì xuống đây để chịu sự nhục nhã,
Comme une honte due aux crimes de ma vie.
Như một sự hổ thẹn bởi những tội ác của đời chú.

B. (1) Tartuffe Ta:
“Có những người anh em đã hiểu khác và đã sỉ nhục con. Con xin Chúa tha thứ cho họ. Con sẽ không nhận sự sỉ nhục này và xin Chúa cũng không trả ngược sư sỉ nhục cho chính họ và con cái của họ như dân Do Thái ngày xưa đã nói khi họ cương quyết đòi đóng đinh Chúa Giêsu: Mathew 27, 24: "Tổng trấn Philato thấy đã chẳng ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu đấy. 25, Dân đáp lại:" Máu hắn cứ đổ xuống chúng tôi và con cháu chúng tôi."
(2) Tartuffe Tây:

Hồi III, màn 7: Tartuffe nói với Chúa:
Oh Ciel, pardonne-lui la douleur qu’il me donne!
Lạy Chúa, xin Chúa tha thứ cho hắn [Damis]đã gây đau khổ cho con
[...] nói với Orgon:
Le seul penser de cette ingratitude
Ý nghĩ duy nhất về sự vô ơn này
Fait souffrir à mon âme un supplice si rude...
Đủ làm hồn tôi đớn đau vô chừng
L’horreur que j’en conçois... J’ai le cœur si serré,
Sự ghê tởm mà tôi cảm nhận từ nó... Lòng tôi quá thắt lại
Que je ne puis parler, et crois que j’en mourrai.
Đến nỗi tôi không thể nói năng gì, và tôi tưởng chết đi vì nó.
[...] Nước mắt đầm đìa, Tartuffe chạy lao về phía cửa, nơi Orgon đã đuổi Damis:
Rompons, rompons le cours de ces fâcheux débats.
Thôi, cắt đứt, cắt đứt những vụ bàn cãi phiền nhiễu này.
Je regarde céans quels grands troubles j’apporte,
Tôi nhìn, tại nơi đây, sự xáo trộn mà tôi mang đến to lớn dường nào,
Et crois qu’il est besoin, mon frère, que j’en sorte.
Và nghĩ rằng, hiền huynh ơi, tôi cần phải ra đi.

IV. Thay cho phần kết:
Để kết thúc bài này về nhạc sĩ kiêm thầy sáu không tên, nhân vật mà tôi không lấy làm thích thú để nhắc tới, nhưng phải nhắc, cực chẳng đã, tôi muốn mượn lời nói cuối cùng của nhân vật Hamlet trong vở kịch của Shakespeare: “And the rest is silence” (Và còn lại là sự im lặng). Vì đã thấy ớn đến tận cổ.

Portland, 9 September 2017
NLGO


MÀN KỊCH ĐÃ HẠ

người lính già oregon

Trong vở hài kịch nổi tiếng của Molière, Tartuffe ou l’hypocrite (1664), nhân vật chính, Tartuffe, là một gã vô lại, cơ hội chủ nghĩa, được Orgon, thuộc giới trung lưu (bourgeois), rước về nhà với sự chấp thuận của bà mẹ mộ đạo cuồng tín, Mme Pernelle, và hai mẹ con xem gã như một thánh sống. Trong khi, ngược lại, cả gia đình, từ Elmire, vợ kế của ông, đến Damis, con trai, đến Mariane, con gái, đến người anh vợ, đến cô người làm trực tính, trực ngôn, đều khinh ghét gã. Orgon, mỗi lần đi đâu về, đều ân cần vấn an Tartuffe trước tiên. Và dự tính gả Mariane cho gã, mặc dù cô đã có người yêu, là Valère. Trước mọi người, Tartuffe có thái độ khiêm cung, nói năng nhỏ nhẹ, dáng vẻ nghiêm trang, miệng lúc nào cũng kêu tên Chúa. Một hôm, có dịp gặp riêng Elmire, gã thả lời ong bướm. Từ phòng bên, Damis nghe được, liền báo cho bố biết, nhưng Tartuffe chối bay chối biến và tố ngược Damis vu khống, khiến Orgon, vì quá mê gã, bèn từ con, đuổi đi, và viết giấy tặng hết nhà cửa, tài sản cho gã. Còn Elmire giả vờ nói với gã, sẽ không tiết lộ việc này nếu gã chịu từ bỏ Mariane để cho cô lấy Valère. Rồi bày mưu, hẹn gặp Tartuffe tại phòng, làm như muốn đáp lại tình yêu của gã, nhưng trước đó, đã sắp xếp cho Orgon núp dưới bàn, nghe hết. Orgon bèn nổi giận lôi đình, đuổi gã ra khỏi nhà, trong khi Mme Pernelle vẫn không tin. Nhưng Tartuffe lại đuổi ngược gia chủ, sau khi trưng ra đầy đủ giấy tờ. Vua biết được câu chuyện, ra lệnh bắt gã. Vở kịch kết thúc có hậu cho gia đình Orgon với tin loan báo đám cưới của Mariane với Valère.

I. Tartuffe trong bối cảnh Portland, Oregon:
Tôi kể sơ về nội dung vở hài kịch Pháp, thế kỷ XVII, của Molière, để nhắc đến một vở hài kịch tương tự, đương thời, mà nhân vật là người thế kỷ XXI, đang sống giữa Cộng đồng của chúng tôi, tức Portland, Oregon. Anh là một nhạc sĩ nổi tiếng, đối với người Việt tỵ nạn trên thế giới, mặc nhiên trở thành người của quần chúng (public figure), nhưng tôi tạm gọi “không tên”, cho có vẻ lập dị như những bài hát của anh. Từ lúc chưa thành phó tế, anh nhạc sĩ không tên này luôn cư xử với mọi người còn hơn một nhà tu hành thứ thiệt: lễ độ, tươi cười, nhã nhặn, dáng vẻ e ấp như cô dâu mới về nhà chồng, và nhũn như con chi chi. Một lần, trong bữa ăn tại nhà một người bạn tôi, vốn mê những bài không tên, anh nhạc sĩ tuyên bố rằng anh đã có lời hứa với Chúa là sẽ không bao giờ hát và làm nhạc đời nữa. Liền sau đó, anh cầm đàn, hát một bài sặc mùi đạo, mà anh nói mới sáng tác. Tôi quên tựa đề, nhưng nhớ mang máng nội dung, đầy tính tượng trưng: một người leo lên dốc đá cheo leo, trượt chân ngã xuống mấy bận, cuối cùng cũng thành công, nhờ Chúa giơ tay dắt lên. Và kết thúc là một coda cao vút, ngân vang như tiếng kinh cầu, ai nghe cũng cảm động.
Nhiều lần, trước đây, bạn bè, người quen, và đồng hương Portland, Công giáo hay không, vốn dị ứng với anh nhạc sĩ kiêm thầy tu này, cho anh là một tên đạo đức giả thật. Biết tôi là con chiên trong giáo xứ Mỹ mà anh đang phục vụ, họ đã mớm ý cho, và thúc giục, tôi viết một bài tố anh ta về ba tội: làm ăng-ten trong trại tù cải tạo, làm thầy sáu mà không thuộc giáo lý, lợi dụng tiền bá tánh để làm giàu cá nhân… Tôi từ chối, bác bỏ những lời buộc tội mà tôi cho hoặc quá cũ, hoặc thiếu bằng chứng cụ thể, hoặc không đủ thuyết phục. Và qua đó, vô tình đóng vai luật sư bào chữa cho anh ta –điều mà anh chưa hề biết. Như sau:

A. Làm ăng ten trong tù?
Tôi nói với họ rằng tôi cũng đã ở tù tám năm ngoài Bắc, nhưng không chung trại, chung đội với anh ta, nên không chứng kiến tận mắt, và bởi vậy, không dám lên tiếng bàn bạc về điều gì mình không rõ, không thấy, mặc dù đã đọc nhức mắt nhiều bài viết ký tên tác giả đường hoàng, và nghe rát tai những tin đồn nặc danh, nửa thực nửa hư, thuộc loại tabloids, rất tiêu cực về anh. Tuy nhiên, tôi thắc mắc, về từ ngữ, khi các tác giả, độc giả, và tù nhân cải tạo gọi anh là ăng-ten, không biết có đúng (lắm) không. Bởi một lý do đơn giản: hệ thống ăng-ten trong tù được bố trí ngầm –không, hoặc khó, có ai phát giác được, và làm sao?– và đôi khi ăng-ten chính là thằng bạn tù tử tế, hiền như ma sơ, nằm cạnh bên. Thông thường, bọn ăng-ten được giao phó nhiệm vụ theo dõi và báo cáo, một cách bí mật, cho cán bộ trại về những hành động, và tư tưởng, của đồng đội, đặc biệt âm mưu trốn trại –là điều mà bọn cai tù lo sợ nhất. Nhưng để lập công, chúng báo cáo, hoặc bịa ra, đủ thứ chuyện, thượng vàng hạ cám, kể cả thở dài trong đêm, ngủ gật trong giờ “học tập”, hay lén hôn vợ trong nhà thăm nuôi v.v...
Riêng anh nhạc sĩ, qua lời của nhiều nhân chứng, có thời gian được cử làm thi đua, và đội trưởng một đội, với nhiệm vụ báo cáo một cách công khai, hợp pháp, về người và việc trong trại, trong đội, và mặc tình hành hạ đồng tù. Tôi nghĩ, đã là công khai thì không còn bị gọi ăng-ten nữa. Phải chăng vì hành động hắc ám, muốn lấy điểm với cai tù, mà anh đã bị những nạn nhân và nhân chứng quen miệng gán cho cái nickname ăng-ten, là danh xưng nặng nề và bỉ ổi nhất, mặc dù về hậu quả, tội làm ăng-ten hay làm đội trưởng, mà ác ôn, cũng ngang nhau, bên tám lạng bên nửa cân? Hoặc giả, có thể ở trại này, anh ta làm ăng-ten, ở trại nọ, làm đội trưởng ác ôn? Hoặc có thể ở cùng một trại, có lúc anh làm đội trưởng ác ôn, có lúc làm ăng-ten, cho nên lẫn lộn về chữ dùng chăng?

B. Làm thầy sáu dỏm?
1) Năm 1992, tôi đang nghỉ hè ở San José. Anh nhạc sĩ không tên, lúc ấy mới qua Mỹ, dự định tổ chức buổi tái ngộ với những fans của mình trong một hội trường gần đó và anh ta bị một số cựu quân nhân cảnh cáo, tẩy chay, và dọa hành hung, và cửa hội trường bị họ chận, cấm không cho ai vào dự, bởi bất mãn với thành tích “ăng-ten” của anh. Cho nên, tôi biết rất rõ. Anh bèn chạy lên Portland, để tỵ nạn. Tại đây, theo tin đồn miệng, hay phổ biến trên Mạng, nhưng không ai dám xác nhận: đầu tiên, anh ta vô chùa xin quy y. Bị chùa từ chối, anh bèn nhảy sang nhà thờ Tin Lành. Bị từ chối nữa, anh chưa biết đi đâu, thì bất ngờ được tiến cử lên LM chánh xứ La Vang bởi những người thân cận của ông. Biết anh là nhạc sĩ nổi tiếng, LM chánh xứ nhận ngay, cho vào ca đoàn và sau giữ chức “sứ vụ tông đồ mục vụ” (?), nhưng anh rất mù mờ về giáo lý, khiến giáo dân bàn tán, khó chịu. Về sau, không biết bằng cách nào, anh thuyết phục được ông LM chấp thuận cho học làm thầy sáu, mà không qua thủ tục bắt buộc cho tất cả ứng viên phó tế khác: phải đi học lấy bằng MA về Thần học (theology) tại University of Portland. Vì kém Anh văn, lại không có BA ở Mỹ, anh được Tòa Tổng Giám Mục Portland –thời đó, còn quá dễ dãi– châm chước cho tham dự các lớp Kinh Thánh căn bản do giáo phận tổ chức và học thần học “hàm thụ” tại chỗ với một LM trẻ, đệ tử của LM chánh xứ, và với sự giúp đỡ làm homework của một giáo viên dạy giáo lý tại La Vang. Năm 2001, anh được phong chức phó tế. Theo thiển ý, anh làm thầy sáu ngang, tức là tắt, cũng như làm quan tắt, chứ không phải làm thầy sáu chui hay dỏm, như dư luận dị nghị. Lúc ấy, LM chánh xứ đã đổi đi và một LM khác lên thay, và với ý kiến của giáo dân, ông cha xứ mới này từ chối, không nhận anh về giáo xứ La Vang, mặc dù đang rất cần một phó tế người Việt.

2) Rồi thầy sáu Việt Nam này được Tòa Tổng Giám Mục Portland bổ nhiệm về phục vụ một giáo xứ Mỹ, từ 2001 cho đến hôm nay.

a. Trong buổi lễ chiều Chúa Nhật, có tôi, anh được cha xứ Mỹ mời đứng lên tự giới thiệu, trước giáo dân Mỹ và thiểu số, gồm khá đông người Mễ, Phi, Nga… và lèo tèo vài bổn đạo Việt Nam. Vì thế, anh tha hồ bốc phét, khiếp quá, tuy không ác liệt như kho đạn Long Bình, hoặc văng miểng tới mây xanh như vài vị thuộc hàng cự phách trong Làng Nổ Oregon, về thân thế và lý lịch. Anh ta nói, và tôi còn nhớ rõ, tuy là một Trung úy Phật tử, nhưng anh đã có ơn gọi đi tu theo Công giáo, từ lúc còn ở Việt Nam trước 1975, sau khi một cô bạn gái dạy anh học kinh Kính Mừng, và đi đánh trận [hồi nào?], nhờ đọc kinh Kính Mừng, anh đã nhiều lần thoát chết, và sau 1975, trong tù VC, cũng nhờ đọc kinh ấy, anh đã khỏi bệnh mất ngủ [sic]. Nào là qua Mỹ, bị bệnh gần chết, anh đã nhờ Chúa và Đức Mẹ Maria cứu khỏi. Nào là anh có bằng Cử Nhân Luật ở VN, đặt nhạc trữ tình, nhưng, anh thêm, với thiên chức thầy sáu, từ nay anh sẽ quên đi “quá khứ sai lầm” đó. Nào là, động trời hơn, chức vụ cuối cùng của anh, trước ngày Sài Gòn sụp đổ, là chỉ huy Bộ Thông Tin của chính phủ Miền Nam và dùng chữ minister –bởi, tôi tự hỏi, anh cố tình nổ sảng hay không hiểu chữ đó có nghĩa “bộ trưởng”? Nào là anh bị giam nhiều năm tại những trại tù khắc nghiệt của VC, và ở đó được bạn bè rửa tội cho… Giáo dân Mỹ tò mò lắng nghe, không phản ứng, một phần vì lịch sự, một phần vì không ở trong chăn nên anh nói hươu nói vượn gì cũng tin tuốt luốt, một phần vì chỉ hiểu lõm bõm, cũng như tôi, tiếng Anh đầy accent An Nam Mít của anh.

b. Trung bình mỗi tháng, anh đến nhà thờ một lần để phụ giúp cha xứ làm lễ, và mỗi lần, trước và sau lễ, thấy tôi, anh ta gật đầu chào, và ngược lại, nhưng không bắt tay nhau, bởi mặc cảm từ cả hai phía. Tiếp xúc với anh, tôi cảm thấy khó thoải mái, nếu không muốn nói khó chịu, vì cử chỉ và lời ăn tiếng nói, khiêm nhường, hay nhún nhường quá đáng, của anh, có cái vẻ gì đó không thật, nếu không muốn nói giả tạo, làm tôi nghĩ đến vở kịch và nhân vật của Molière. Càng khó chịu hơn khi, sau này, nghe tin về một phép lạ, được ai đó đồn ầm trên báo và Mạng Việt Nam, đã xảy ra cho cặp kính mát của anh, nghĩa là giơ nó lên ánh mặt trời người ta thấy có hình Đức Mẹ hiện ra rõ ràng. Phép lạ nhảm nhí, lố bịch đó, ít lâu sau, không còn được ai nhắc nữa, nhưng nhiều người vẫn nhớ, để kể lại với ít nhiều châm biếm, mỉa mai.

c. Làm giàu từ những hoạt động từ thiện?
Tòa Tổng Giám Mục Portland và cha chánh xứ cho anh thời gian rộng rãi để lo cho Hội Từ Thiện, mà anh sáng lập năm 2005, và quảng cáo rầm rộ trong một flyer (đính kèm).

vu thanh an pub

Phải công nhận anh điều hành Hội một cách khoa học và qui mô, gồm cả việc bán điện thoại V247 và dược thảo chữa bách bệnh (trong đó có thuốc “tăng cường hạnh phúc gia đình”) và đã kiếm được tiền một cách hợp pháp, ít ra theo giấy tờ và báo cáo. Được tờ The Sentinel của Giáo phận và cha xứ nhiệt liệt ca ngợi, và anh mặc nhiên trở thành thầy sáu cưng của Tòa Giám Mục Portland. Thậm chí, cũng năm ngoái, 2016, cha xứ đã đi Manila, Philippines làm từ thiện, cùng với anh ta.
Có một điều làm đồng hương chê bai: thành công như thế, nhưng anh không bao giờ tham gia sinh hoạt Cộng Đồng, không đóng góp tài năng hay tài chánh cho Cộng Đồng khi cần. Nhưng sau hai mươi năm, vẫn né, vẫn núp dưới chiếc veste đen và cổ cồn trắng, và những ngày Chúa Nhật, dưới lễ phục –được sử dụng như một áo giáp vững chắc. Và rất tự tin, tưởng rằng người ta đã quên.
Nhưng người ta vẫn nhớ. Tôi thành thật nói với những kẻ còn căm ghét anh rằng, dù có tội gì chăng nữa, anh đã cải tà qui chánh và chọn con đường tu rồi thì hãy cho anh ta một cơ hội làm lại cuộc đời. Bằng cách để yên cho anh tu hành, leave him alone, như người Mỹ thường nói. Và tôi im lặng. Kiên nhẫn chờ đợi, và cầu mong, một ngày anh sớm thành “chánh quả”.

II. Áo gấm về làng:
Đùng một cái, có tin anh nhạc sĩ kiêm thầy tu này trở về Việt Nam làm một tua ra mắt và bán sách (Chuyện tình không tên) viết kể lại chuyện tình “hàm thụ” ngày xưa một cách vô duyên, lẩm cẩm, vớ vẩn (đối với một người trên bảy bó, quá tuổi hồi xuân, nếu không vớ vẩn, lẩm cẩm, vô duyên thì còn là cái gì?), đồng thời tổ chức hát những bài không tên cũ rích, cùng với những ca sĩ hải ngoại cóc nhái, vô liêm sỉ, mùa chay nào cũng có nước mắt, cộng với vài ca sĩ lô-can quốc nội, suốt tháng 8 này, tại Hà Nội, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Quảng Ngãi, và Sài Gòn. Tin được tung ra, chuyền đi nhanh như tên bắn, làm mọi người sửng sốt, thất vọng, nhưng không ngạc nhiên, vì bản chất là bản chất, ở đây, giả dối, và, như VC nói, không bao giờ thay đổi. Đối với anh ta, vấn đề chỉ là thời gian cho vở kịch bịp bợm, có lớp lang, dài đến hai mươi năm, hạ màn, trót lọt.
Hôm nay, tôi không còn chọn lựa, vì anh nhạc sĩ kiêm phó tế này đã vượt qua lằn ranh đỏ (red line). Nhìn những bức ảnh của anh chụp ngày 28/7 tại phi trường Nội Bài, và phổ biến tràn ngập trên Mạng, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao, hớn hở, khác xa hồi mới đến Portland, vào đầu thập niên 90, còn lẻ loi, lêu bêu, bèo nhèo, và cười nói tươi rói với các ca sĩ địa phương, bạn bè và thân nhân ra đón, tặng hoa, níu lấy tay, khiến những người tỵ nạn chống VC và các cựu tù binh cải tạo hiện ở hải ngoại không khỏi thấy ngứa mắt và ứa gan.
Mặt nạ rơi xuống, anh ta hiện nguyên hình một Tartuffe bằng xương bằng thịt đã đóng vai trò của mình quá xuất sắc, và bây giờ, cụ thể hơn, đã trở thành một công cụ ngu ngốc, nhưng hãnh diện, của VC, trong việc thực thi Nghị quyết 36, cũng như hơn bốn mươi năm trước, tại các trại tù, trong việc đối xử ác độc với các sĩ quan VNCH đồng đội của anh. Vì sao?

1) Thời điểm trở về (tự nguyện, hay được VC mời dụ?) của anh rất phù hợp với “ý đồ” và kế hoạch thâm độc của VC và tình thế hiện tại trong nước. Xin nhắc, tháng 8 là tháng VC kỷ niệm Hà Nội khởi nghĩa (19/8/1945), còn gọi là “Cánh mạng tháng 8”. Không phải bởi trùng hợp, ngẫu nhiên, hay tự phát, mà có đến hơn hai trăm người dân (ở không, rảnh quá sao?), được gọi là fans, đội mưa hàng giờ để đón nhạc sĩ thần tượng, tại phi trường, theo tin báo chí quốc nội –một vinh dự hãn hữu mà từ trước đến nay, không có Việt Kiều nào được nhận lãnh… VC là một lũ lưu manh, xảo quyệt, biết tận dụng mọi thủ đoạn. Khi cần đàn áp biểu tình, hay đập phá nhà thờ, tu viện, chúng điều động hàng trăm côn đồ, thay vì công an, và tuyên bố đó là “hành động tự phát” của nhân dân. Làm sao có một “hành động tự phát” nào dưới chế độ độc tài, đảng trị hiện nay, mà không được bọn lãnh đạo cho phép, sắp xếp, cổ võ, hoặc ngược lại, mà không bị ngăn chận, trừng phạt, đàn áp dã man?
Vai trò của anh này rất cần thiết cho VC trong giai đoạn và bối cảnh hiện tại bởi anh ta là một phó tế Công giáo và một nhạc sĩ nổi danh. Nhất cử lưỡng tiện. Như sau:

a. Về mặt nổi, anh ta trở về trong tư cách nghệ sĩ trình diễn, được nhiều người hâm mộ tiếp đón –theo dàn dựng của VC, là chuyện thường tình đối với công luận. Ngoài ra, VC ngu gì mà không biết anh là cựu sĩ quan bị tù cải tạo nổi tiếng, nhưng vẫn cho phép về trình diễn, mà không qua thủ tục kiểm duyệt khắt khe, cấm cản gì ráo, không bắt “cởi quần áo khám nghiệm” như những ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại khác (nghĩa bóng) về nước trình diễn, hay những cô gái quê (nghĩa đen) muốn lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan, kể cả những thằng ngưòi nửa điên nửa khùng, đui què sứt mẻ. Qua việc dành mọi ưu đãi cho anh nhạc sĩ này, phải chăng chúng muốn tuyên truyền, một lần nữa, chính sách “hòa hợp hòa giải”, “xóa bỏ hận thù” bịp bợm, mà chúng đã khổ công khua chiêng gõ mõ ầm ỉ, nhưng vẫn thất bại, suốt bao năm qua?

b. Về mặt chìm, là phó tế, anh bị dùng như một đối trọng (contrepoids) với những vị linh mục và giáo dân dũng cảm trong nước, từ mấy tháng nay, đã và đang ngày đêm xuống đường biểu tình chống tập đoàn Formosa và bọn lãnh đạo tham nhũng bán nước cầu vinh, cũng như, ở hải ngoại, chúng đang sử dụng những linh mục trẻ, quốc doanh, bố lếu bố láo, hay giả mạo, tại Texas, Florida hay Connecticut –đã lợi dụng bục giảng để công khai tuyên bố những lời mất dạy về VNCH và Ngày Quốc Hận 30/4. Cho phép một nhà tu hành Công giáo, dù chỉ là phó tế, chức nhỏ nhất trong hàng giáo phẩm, về nước ca hát, VC muốn chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng chúng không kỳ thị tôn giáo, và qua đó, và cùng với sự im lặng của Hội đồng Giám mục Việt Nam, chúng có thêm đồng minh và phương tiện để tiêu diệt một cách tinh vi và mạnh mẽ hơn những linh mục và giáo dân đang biểu tình phản kháng chúng. Đã không ủng hộ họ thì chớ, mà vô tình (hay nhận lệnh) anh thầy tu tắt này cũng không nhiều thì ít đã đồng lõa, tiếp tay triệt tiêu sự chiến đấu đầy chính nghĩa của họ, trước công luận?

2) Ngoài ra, khi về VN trình diễn nhạc đời, mà là nhạc tình sa đọa, đương nhiên anh ta đã tự lột bỏ chức thánh cao quý và chiếc áo tu hành mà anh, một Xuân Tóc Đỏ mới, đã may mắn vớ được –đã tạm thời che chở anh trước cơn thịnh nộ của những đồng hương tỵ nạn và các sĩ quan tù nhân cải tạo, một thời là nạn nhân trực tiếp, hay gián tiếp, của anh.
Thêm nữa, phải chăng vì chóa mắt trước danh và lợi, và lòng trần chưa dứt bỏ được tham sân si, anh ta đã vi phạm trầm trọng lời thề hứa, với Chúa, mà trong vai trò Tartuffe, anh thường lớn tiếng rêu rao, khi có dịp, là từ bỏ những bài trữ tình, dù có tên hay không tên, của anh?
Nhân tiện, NLGO tôi, trong tư cách một khách thưởng ngoạn, xin có lời bàn nhỏ về những bài không tên: nhạc thì ủy mị, rên siết, sướt mướt, nghĩa là tầm thường, và nội dung bài nào, nhất là bài không tên cuối cùng, cũng xúi giục người đàn bà có chồng ngoại tình, trong tư tưởng, với thằng bồ cũ rất bựa, rất nham nhở, rất cà chớn và rất độc ác đã công khai khoe khoang thành tích chơi gái, không biết giữ gìn thanh danh, bảo vệ hạnh phúc gia đình cho người đã (lỡ dại) trao thân cho nó. Tôi thực tình không hiểu nổi, về mặt nghệ thuật, và nhất là đạo đức, não trạng nào đã khiến người ta, ở hải ngoại hay trong nước, có thể mê mẩn những bài hát có nội dung vô luân đến thế, đến nỗi phải tiến cử anh ta học làm thầy sáu, hoặc phải đứng hàng giờ dưới mưa, chờ đón anh ta trở về nước, hoặc phải tranh nhau để được hát chung trong cuộc lưu diễn này. Trước 1975, chẳng hạn, một con bé hàng xóm của tôi, mới mười tuổi, thường nghêu ngao hát những câu, “mưa bên chồng có làm em khóc… có làm em nhớ những khi mình mặn nồng…”. Đúng là bệnh hoạn!
Tôi nghĩ rằng Tòa Tổng Giám Mục Portland và cha xứ họ đạo Mỹ chưa biết mục đích thật sự về VN lần này của anh. Nhưng tôi tin rồi họ cũng sẽ biết, kể cả việc làm “ăng-ten”, bức hại đồng đội trong tù, và việc rửa tội chui, còn là một nghi vấn đối với nhiều người. Vì tôi tin vào công lý tuyệt đối của Thiên Chúa, hay luật nhân quả (karma) trong đời thường. Còn anh dại gì mà khai thật. Họ cứ tưởng anh về VN lần này, cũng như mọi lần trước (và chắc chắn đã được nêu lên trong đơn xin phép của anh), là để làm từ thiện.

III. Thay cho lời kết:
Có lẽ sau bài viết này, tôi sẽ phải đi lễ tại một nhà thờ khác trong khu vực. Lý do duy nhất là để tránh nhìn thấy bộ mặt tởm lợm của một kẻ mà từ nay sẽ tiếp tục là chỗ trú ẩn an toàn cho sự lừa bịp và gian dối hóa thân. Một Tartuffe thời đại, mà những hành vi vừa qua tại Việt Nam có hậu quả rất khốc hại và lâu dài trên cả nước –còn tồi tệ hơn chính nhân vật đạo đức giả trong vở kịch của Molière.

Portland, 24/8/2017
NLGO


PLANNED PARENTHOOD

MỘT LÒ PHÁ THAI KHỔNG LỒ

người lính già oregon

1. Tin cho biết, thứ hai 17/7 vừa rồi, Bộ trưởng Tư Pháp của tiểu bang cực kỳ Dân Chủ Cấp Tiến Xanh Lè California, Xavier Becerra, lại đem xét xử, tại San Francisco Superior Court, vụ phóng viên David Daleiden, chủ tịch Center of Medical Progress (CMP), chống phá thai, và “đồng lõa” Sandra Merritt –năm 2015, đã phỏng vấn và lén lút quay phim một số nhân viên của Planned Parenthood (PP) tố cáo những bác sĩ của tổ chức này đã moi các bào thai từ bụng mẹ ra như thế nào, và đem bán những bộ phận thai nhi như thế nào. Daleiden không bị cáo buộc về tội nói sai sự thật, mà về việc không cho biết lý lịch, nghiệp vụ –tức phóng viên, nhà báo– của mình trước khi phỏng vấn người ta. Nghĩa là, theo văn chương bình dân, nhà báo đã giả dạng thường dân để moi tin tức, vì thông thường, những nhân viên ngại tiết lộ tệ trạng của sở làm cho báo chí. Nói cách khác, bị can ghi âm và thâu băng mà không được sự đồng ý của đối tượng.
Đọc tin này, tiện nhân không khỏi nghĩ đến Upton Sinclair (1878-1968), nhà báo và nhà văn có khuynh hướng xã hội, thiên Cộng, tác giả quyển tiểu thuyết gây tranh cãi The Jungle, 1906, khiến các phê bình gia gọi Sinclair là một muckraker, tức một nhà báo chuyên đi phanh phui những bê bối của chính quyền. Nội dung xoay quanh chuyện của một di dân nghèo khổ từ Lithuania, có tên Jurgis Rudkus và vợ, làm công việc gói thịt (meatpacking) trong một lò sát sinh ở Chicago, vào đầu thế kỷ XX. Điều kiện làm việc quá khắc nghiệt, tiền lương không đủ, và công nhân bị chủ lò bóc lột. Tương tự như Germinal (1885) của Émile Zola trước đó, mô tả đời sống, còn cơ cực gấp bội, của giới thợ thuyền, đặc biệt những phu mỏ than tại Pháp. Để có dữ kiện cụ thể, Sinclair đã giả công nhân làm việc mấy tháng tại đó. Quyển sách gây sốc cho chính quyền, và không nhà xuất bản nào dám in. Nhưng đỡ hơn Daleiden, Sinclair không bị đưa ra tòa. Trái lại, chính quyền cho ra đời quyết nghị có tên Meat Inspection Act.
Nhân vụ xử Daleinden, một bài báo mới đây đăng trên Mạng, “Planned Parenthood video trial – is free speech or privacy under fire?”, của John Moody, thuộc Fox News, đặt vấn đề với tòa án, liệu “tự do ngôn luận” và “sự riêng tư” (privacy) có bị đe dọa chăng? Moody cũng nêu lên sự kiện là đã có hàng ngàn cuộc phỏng vấn như thế diễn ra tại các nhà hàng, hay các phòng họp, tức là nơi công cộng. Rồi nếu kết tội những nhà báo giả dạng, tại sao không đưa ra tòa xét xử những cảnh sát chìm (undercover), chẳng hạn? Còn Brentford Fereira, luật sư của Deleinden. gọi thân chủ mình là “citizen journalist” (citizen, ở đây, đồng nghĩa với civilian tức dân sự, khác với công chức). Hiện giờ, chưa có tin gì về kết quả của vụ xử.

2. Tuy nhiên, vấn đề mà tiện nhân nêu ra trong bài này không phải là vụ xử án, mà là “lý lịch” và bản chất của cái gọi là Planned Parenthood, còn gọi là Planned Parenthood Federation of America. Đó là một tổ chức bất vụ lợi, miễn thuế, được hai chị em Margaret Sanger thành lập, dưới nhãn hiệu "bệnh viện ngừa thai" (birth control clinic), năm 1916, tại Brooklyn, NY, và từ năm 1942, đổi thành Planned Parenthood cho tới bây giờ. Parent - hood, có nghĩa, theo tự điển, là “sự / tình trạng làm cha mẹ” (tiếng Việt khó nghe). Nhưng parent, ở đây, lấy từ nguyên ngữ Latin, tức parere (động từ ở thể infinitive), parens (ở thể gerund / present participle), partum (ở thể past participle, ví dụ post-partum), có nghĩa sinh đẻ (to give birth), phải được hiểu, và dịch, là sự “sinh đẻ” có kế hoạch. Tổ chức này đặc trách về sức khoẻ phụ nữ, và chỉ riêng về bộ phận sinh dục nữ và những vấn đề liên đới: ngừa thai là chính, và giống như các nhà thương khác, cung cấp dịch vụ khám ngực, tử cung là phụ. Vào năm 2014, tổng sản lượng của PP là 1.3 tỷ đô do bá tánh tình nguyện đóng góp và trong số có 530 triệu tiền đài thọ của Liên Bang, tức là tiền của dân đóng thuế (kể cả nam giới, không dính líu gì đến kinh kỳ trồi sụt hay thuốc ngừa thai). Mục tiêu phục vụ và hành động rất tốt, đáng ca ngợi. PP có chi nhánh tại 12 nước trên thế giới, trong số có Anh và Pháp. Điều hành 650 bệnh viện tại Mỹ. Giám đốc hiện thời là Cécile Richards (con gái của bà cựu thống đốc Dân Chủ Texas, Ann Richards, rất kỵ Bush cả cha lẫn con), lương hàng năm là 1 triệu đô.
Điều đáng nói là trước kia, cùng với dịch vụ thông thường liên quan đến ngừa thai và sức khỏe đặc biệt cung cấp cho nữ giới, PP là hang ổ của những vụ phá thai bất hợp pháp, vì lúc ấy bị cấm. Sau phán quyết Roe v Wade (1973), Planned Parenthood v Casey (1992) của Tối Cao Pháp Viện, PP công khai hành nghề phá thai, thả giàn, có môn bài hẳn hoi, do các chính phủ Dân Chủ và Cộng Hòa (Nixon) cấp, và là thành viên của National Abortion Federation (NAF). Thống kê năm 2014 cho biết trong số 9.5 triệu dịch vụ kín có 350 ngàn vụ phá thai, mà thân chủ đa số là các teenagers (choai choai). Trong những năm qua, các bệnh viện PP là mục tiêu đánh phá, nổ súng, gây thương vong bởi những phần tử chống phá thai cực đoan, hoặc ra tòa khai mắc bệnh tâm thần. Năm 2015, CMP và David Daleiden tung ra cuốn video về những vụ phá thai dã man (những thai nhi đã bị móc khỏi bụng mẹ và chặt ra từng bộ phận để bán) được thực hiện tại các bệnh viện của PP –khiến công luận xôn xao, xúc động và căm phẫn.
• Trong số những nhà tài phiệt ủng hộ tiền cho PP có Bill & Melinda Gates Foundation, nhưng họ ghi kèm điều kiện là tránh dùng tiền đó vào việc phá thai.
• Trong vụ bầu cử 2016, PP đã bỏ ra 50 triệu, để ủng hộ và cổ động cho Hillary –ứng cử viên cực kỳ pro-choice. May quá, mợ thất cử. Thắng cử, Tổng thống Trump dọa cắt, và đã cắt, hết mọi ngân khoản của Liên Bang dành cho PP. Phe Dân Chủ Cấp Tiến và Truyền Thông Fake News Thổ Tả, dĩ nhiên, lập tức la ó, gọi ông là kỳ thị đàn bà, là bảo thủ cực đoan, là đạo đức giả, là bla-bla-bla. Như thường lệ.

3. Ông Trump thắng cử, được 52% phiếu của người Công giáo Mỹ vs Hillary 48%, vì lập trường chống phá thai, chứ không vì cá nhân của ông (hai lần ly dị, ăn nói rất bựa, rất “vô tổ chức”, theo chữ nghĩa VC) hay chính sách di dân, hay bức tường Mỹ-Mễ, hay chuyện (ruồi bu) global warming. Những người chống phá thai nêu ra nhiều lý do khác nhau. Tựu trung: (a) phá thai là phạm tội sát nhân, (b) về phương diện y khoa: lâu rồi, đầu thập niên 1990, trên tờ Paris Match, người ta phổ biến những bức hình chụp được của một bào thai, khi tượng hình, đã thở, nghĩa là đã có sự sống, và như thế có thể được xem là một sinh vật, nếu không muốn nói một con người, cần phải bảo vệ, (c) về phương diện tôn giáo, bào thai đã có một linh hồn, nghĩa là đã là một con người, (d) lại còn câu hỏi liên quan đến pháp lý: Tại sao giết một hài nhi được sinh ra khỏi bụng mẹ, ví dụ bóp mũi cho nó chết, hay bỏ trong thùng rác, bị kết tội sát nhân, mà giết một bào thai, sắp sửa trở thành hài nhi, bị móc ra từ trong bụng mẹ, thì lại OK? Phải chăng bào thai, trong trường hợp này, bị xem là một vật phế thải cần phải trút bỏ qua cửa trước, cũng như những cặn bã tự nhiên cần phải trút bỏ qua cửa sau? Thật phi lý, bất công, và tàn ác!

4. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế giới, và sự xác nhận của GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội Phụ Sản VN, vào tháng 9,2016, thì Việt Nam Cộng Sản là nước đứng đầu thế giới về phá thai, bứt xa Hoa Kỳ và các nước tân tiến, trong đó có 20% trường hợp còn ở tuổi vị thành niên. Thống kê không làm chúng ta ngạc nhiên chút nào: quả vậy, giá trị văn hóa, đạo đức, học vấn, xã hội, nhân bản… tất cả đã xuống dốc thê thảm dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ngày nay. Người dân đã trở thành vô cảm, dửng dưng trước thảm họa mất nước vào tay Tàu Cộng: người giàu có thì sáng nhậu, trưa nhậu, chiều nhậu, uống say ngủ lăn quay, không biết trời trăng mây nước, người nghèo thì bươn chải kiếm tiền, vất vả ngược xuôi, bữa no bữa đói, nhưng tất cả có chung một thái độ: không còn nghị lực đấu tranh –và đó cũng là điều mong muốn và “ý đồ” của lũ lãnh đạo tự phong. Đất nước mà còn bị người dân coi như đồ bỏ, thì sá chi những bào thai vô tội, không thể tự bảo vệ, tự chống đỡ. Một thiểu số còn ý thức và tỉnh táo đứng lên đấu tranh cho đất nước thì bị bạo quyền bắt bớ, đánh đập, giam tù, và có khi sát hại.

5. Tại Hoa Kỳ và Âu Châu, những kẻ ủng hộ phá thai thường lập luận rằng: “Tôi có toàn quyền trên cơ thể của tôi”. Đồng ý. Nghĩa là có toàn quyền cắt bỏ tử cung, hay chặt cánh tay, hay bắn cái bụp vào đầu mình, thì cứ việc. Nhưng thai nhi không phải chỉ là một phần thân thể, cánh tay hay tử cung, mà còn là một bản thể (essence) độc lập, khi bắt đầu tượng hình và biết thở, nhưng tạm thời phải sống nhờ, như một người khách trọ (guest), vào cơ thể của người mẹ trong một thời gian nhất định, chờ ngày vào đời, tức hiện hữu, hay hiện sinh (existence), nếu dùng chữ của Jean-Paul Sartre. Vì vậy, không ai có quyền hủy diệt bản thể độc lập ấy mà không có tội, nếu không đối với luật pháp bây giờ, thì cũng đối với lương tâm, trời đất, và Đấng Tối Cao trong các đạo giáo –tất cả đều cấm phá thai, dù chỉ là điều luật bất thành văn, vì từ hàng ngàn năm trước, vấn đề phá thai chưa được đặt ra. Chưa nói quả báo (karma) đời này hay đời sau, mà chỉ những cá nhân, hay tổ chức, như PP, vi phạm mới lãnh đủ hậu quả.
Tuy nhiên, như mọi vấn đề trên đời, phá thai cũng có luật trừ và được luật pháp chấp nhận khi cần cứu mạng sống người mẹ và trong trường hợp hiếp dâm hay loạn luân. Chính vì quan niệm khắt khe, không khoan nhượng, về phá thai mà linh mục Stephen Fermoyle, nhân vật trong quyển tiểu thuyết best-seller The Cardinal, 1950, của Henry Morton Robinson –không cho phép em gái chửa hoang của mình, tên Mona, phá thai theo đề nghị của bác sĩ, vì cái thai lớn quá và xương chậu (pelvis) của cô nhỏ quá (không biết thời đó phương pháp C-section đã được áp dụng chưa). Mona chết khi sanh đứa con gái, Regina, xinh đẹp, khoẻ mạnh. Truyện này đã được quay thành phim rất ăn khách, năm 1963, do Otto Preminger đạo diễn và tài tử lừng danh Romy Schneider đóng một vai phụ.

Portland, thứ bảy 22 - 7- 2017
NLGO


Nói chuyện với tên cò mồi Nguyễn Quốc Khải

người lính già oregon

Tưởng ai, té ra y là tên “nhà báo” (có người gọi y là “giáo sư”) mặt trơ đầu (láng) bóng Nguyễn Quốc Khải (đang sống tại Virginia, chứ chẳng ở nước Đức nước Điếc nào cả, tìm mất công) –người đã tham dự buổi gặp gỡ của Điếu Cày với Cộng đồng VN Washington DC vào tháng 11/2014, và mới đây, ngày 8/1/2017, nghe đồn đã có mặt trong buổi trình diễn “nhạc thính phòng” cũng tại Washington DC (lại Washington DC!) của ca-nô nhãi ranh Cam Ranh Mai Khôi do nhà văn cắc ké Nguyễn Thị Thanh Bình tổ chức. Trong bài “Mr. Điếu Cày goes to Washington”, NLGO có hai đoạn nhắc đến Nguyễn Quốc Khải, mà tiện nhân đã đặt bí danh là Django Khải:
“Một màn bi hài “ngoài luồng” xảy ra: Một ông, có lẽ trong Ban Tổ Chức, tên Khải (?), mặc jacket trắng, từ đâu thò đầu ra, chỉ tay vào mặt ông Hoan, hằn học chụp mũ ông là VC và mắng rằng, đại khái: “Người ta không trả lời thì thôi chứ, cứ ép mãi”. Ông Hoan không chịu thua, to tiếng mắng lại, và sau đó bỏ ra về.”
[…] “Cũng cái ông Django Khải này, vào đoạn cuối video, tái xuất hiện, lên cầm micro phát biểu, xin “đăng ký” gia nhập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do do Điếu Cày sáng lập, khiến Điếu Cày sướng quá, đứng lên bắt tay cám ơn một tân thành viên –khơi khơi “trồi lên yêu nước” […]muốn thành nhà báo tự do. Chu choa, cái ông Django Unchained này thật nhảm nhí: đang sống ở Mỹ, bộ thiếu tự do lắm sao, mà phải xin vào Câu Lạc Bộ của người ta để đòi quyền tự do viết như những người bị kềm kẹp trong nước? Thiếu tự do viết, hay thiếu khả năng viết […]? Đã vào thì hãy về bên đó sống chết với CLB, nghe không Django! Một màn kịch cò mồi hay một màn nâng bi trắng trợn, hay cả hai, cực kỳ lố bịch, nhưng không bịp được ai.”
Hôm nay, sau ba năm trôi qua, cực chẳng đã, tiện nhân lại phải đụng đến cái anh dở hơi đầu bóng này, mất thì giờ quá, nhưng bởi đã có chủ trương cố hữu, hay, đúng hơn, một lời thề với trăng sao, cỏ cây, mây nước: cái gì khác thì có thể cho qua được, nhưng hễ VC và tay sai nào đụng đến Cờ Vàng linh thiêng là tiện nhân bằng mọi giá phải chặt đẹp cái đuôi chồn cáo của chúng.

Xin trích vài câu trong bài viết dài của y, về Cờ Vàng Cờ Đỏ, như sau:

1. Ca Sĩ Mai Khôi, một người trẻ dũng cảm, đã từng tuyên bố: “Hãy quan tâm đến chính trị, đến quyền được nói, quyền được yêu, được ghét, quyền tự do sáng tác, quyền được ứng cử của mình và hãy đấu tranh để bảo vệ chúng. Cũng chính bằng âm nhạc, Khôi muốn nhắc nhở chính quyền phải tôn trọng các quyền thiêng liêng đó của người dân, vốn đã ghi trong hiến pháp”. Cô đã sáng tác những bài hát lên án chế độ độc tài CSVN. Như vậy Mai Khôi là một đồng minh của những người yêu chuộng tự do.

Ô hô! Ngươi đui mù, hay điếc lác, hay ngủ mơ không đó, hả Django Khải Bựa? Đút ống đu đủ vào để thổi lên mây một con ca-nô mất dạy “phản kháng” giả hiệu như rứa mà ngươi không biết ngượng cho cái thân già đến tuổi hồi xuân, mà lại xấu trai nữa, sao? Này nhé: Ca-nô Mai Khôi đã có những thành tích gì để ngươi ca nó là “dũng cảm”? Ngươi có biết những người tranh đấu thật, dũng cảm thật, trong nước, là những người đã và đang bị bắt bớ, tù đày không? Còn ca-nô Mai Khôi, tranh đấu cái giống gì mà lại được VC cho “trúng tuyển” lên bàn ngồi, nhưng câm miệng hến, cùng với Obozo –một con vịt què Mỹ thân Việt Cộng– trong khi những người trẻ yêu nước thật, chống đối thật, lại bị công an cấm cản không cho đến gần? Ca-nô đã tuyên bố những câu đẹp đẽ, trơn tru như trên tại đâu, lúc nào, hay chính ngươi phịa ra giùm? Còn nữa, ai cấm nó “quyền được yêu”, “quyền tự do sáng tác”? Trong một bài báo VC (đính kèm), người ta thấy nó công khai cặp bồ với nhiều thằng, trong đó có tên ca sĩ phản thùng láu cá Đức Huy, công khai ôm nút (nuốt?) lưỡi một thằng ngoại quốc, trình diễn lố lăng kiểu Gaga, hay Coca, hay Caca gì đó . So what? Thiên hạ cũng đã nghe, qua video, trong buổi “nhạc thính phòng” tại DC, vài bài nó hát, và ta muốn hỏi ngươi: nó “lên án chế độ độc tài CSVN” ở chỗ nào trong những bài ấy? Nó hát bài của Việt Gian Trịnh Công Sơn cũng là lên án VC đó sao? Ca-nô là “đồng minh” của ngươi, mặc kệ ngươi chứ, nhưng đối với ta và thân hữu, nó chỉ là một đứa “phản kháng” 100% cuội, được VC cho phép qua Âu Châu, và Mỹ (như Điếu Cày, thần tượng của ngươi), để được những thằng ngu và trí thức nửa mùa nham nhở ở hải ngoại vồ lấy, bơm lấy bơm để, đánh bóng, và nhân tiện chửi bới những người quốc gia, chống Cộng, chân chính –cái màn tuồng mà chính ngươi đang diễn đó nghen, một cách vụng về.

2. Ca Sĩ Mai Khôi còn sinh sống ở Việt Nam, nên không có đủ tự do để làm tất cả những gì người ở nước ngoài có thể làm. Những người ở hải ngoại cần thông hiểu vấn đề này.

Thông hiểu cái gì hả? Chính cái não bộ đặc sệt bã đậu VC của ngươi mới không “thông hiểu” gì hết. Ta hỏi ngươi:
(a) Tại sao Ted Osius, đại sứ Mỹ (có quyền bất khả xâm phạm), hay tên Điếu Cày bị trục xuất (không được về lại VN), nghĩa là có đầy đủ tự do, lại cứ né tránh Cờ Vàng? Phải chăng sự dị ứng đó nằm trong bản chất và xương tủy của chúng, cũng như của ngươi?
(b)Ca-nô Mai Khôi nếu phản kháng, chống đối VC thật, và “còn sinh sống ở Việt Nam”, mà lại được VC cấp chiếu khán ra ngoại quốc, Pháp, Đức, Mỹ… để đàn hát chống VC, ngươi có thấy lạ quá không, bộ thằng VC ngu đến rứa sao, hả Django Khải Bựa?

3. Tôi nghĩ rằng những người hay la lói [sic] om sòm lại là những người thiếu tự tin.

Django Khải Bựa lầm rồi. Trái lại, phải nói đó là những người rất tự tin. Rất tự tin nên mới có đủ bản lĩnh lôi những cái đầu ngu đần ra mà dạy dỗ đấy. Ngươi bảo rằng họ “thiếu tự tin”, “la lối om sòm”, nhưng ngươi có dám công khai trả lời họ không, bằng cách viết bài phản bác những lý lẽ chắc nịch của họ không, chẳng hạn của Bác sĩ Trần Văn Tích từ Đức quốc hay của Mục sư Huỳnh Quốc Bình, tại Oregon? Chắc chắn, ngươi không dám, bởi chính ngươi mới là kẻ thiếu tự tin.

4. Theo tinh thần tự do và dân chủ, Cô Mai Khôi có toàn quyền chọn lựa mầu cờ cô muốn phục vụ theo quan điểm chính trị của mình. […]Không một ai vỗ ngực tự cho mình là một chiến sĩ chống độc tài lại có thể buộc cô Mai Khôi phải phục vụ dưới một lá cờ nào cả, nếu không muốn tự mâu thuẫn với chính mình hay đạo đức giả.

Y chang luận điệu của Điếu Cày. Hay của một cô bé (tự giới thiệu là hướng đạo sinh tại Mỹ) –bị đầu độc bởi những người lớn vô trách nhiệm, vô liêm sỉ– đã phát biểu trong cuộc gặp gỡ năm 2014 giữa Điếu Cày và đồng bào DC, rằng: “Cờ Mỹ, cờ Đỏ, cờ Vàng cũng đều là biểu tượng. Tôi có tự do chọn lựa lá cờ tôi thích.”
OK, ca-nô Mai Khôi, cũng như cô gái đó, cũng như mọi người khác, Điếu Cày và Django Khải Bựa, có toàn quyền chọn lựa màu cờ trong tâm, hay trong phòng ngủ nhà mình. Nhưng khi chọn lựa xuất hiện trước một Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn, ca-nô phải tuân theo luật lệ, dù bất thành văn, của Cộng đồng đó. Nếu nó không muốn thấy Cờ Vàng thì đừng đến, xéo đi, cho người ta đỡ ngứa mắt. Ngươi còn ngụy biện, hỏi (để qua đó hàm ý ca tụng VC biết tôn trọng tự do) tại sao những ca sĩ hải ngoại về nước trình diễn không bị VC bắt chào cờ Đỏ. Ta trả lời: là tại vì VC không có lệ chào cờ, kể cả trong các trại tù cải tạo, bởi chúng không có tổ quốc, chúng chỉ là bọn lính đánh thuê cho Liên Xô và Tàu Cộng (Lê Duẩn nói công khai đấy), ngươi so sánh làm chi để bị mang tiếng là ngớ ngẩn, kém hiểu biết? Dù ca-nô sinh ra sau chiến tranh, không biết Quốc-Cộng là gì, thì còn có ông bà, cha mẹ, anh chị nó, ít nhiều dính líu đến chế độ VNCH, nó (và cả ngươi nữa) phải hiểu rằng lá Cờ Vàng mà hàng triệu quân dân Miền Nam đã đổ biết bao xương máu và nước mắt, đã hy sinh ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ cho Cờ luôn bay cao, phất phới, ngạo nghễ, như trên Cổ Thành Quảng Trị năm xưa –lá Cờ mà những người Việt Quốc gia chân chính (trong đó không có ngươi, dĩ nhiên) Tỵ nạn VC, sau 1975, còn nâng niu, ôm ấp không như một “biểu tượng” thông thường, mà như một di sản tinh thần linh thiêng, cao quý, như căn cước thực sự của những người Việt Nam tại hải ngoại.
Trở lại vấn đề tự do, dân chủ. Nếu, ví dụ, ca-nô được mời đến nhà ngươi ăn giỗ, mà “theo tinh thần tự do và dân chủ”, nó yêu cầu ngươi gỡ khung hình của bố mẹ, tổ tiên ngươi xuống khỏi bàn thờ, chỉ vì nó không thích, ngươi sẽ phản ứng ra sao: (a) Tự “trói vào tự do” cùng với nó, nghĩa là ôm nó vào lòng, và rên rỉ: “That’s OK, honey”? (b) Hay chửi thề và tống cổ nó ra đường?
Còn ngươi, ngươi cũng “có toàn quyền chọn lựa màu cờ”. Dĩ nhiên. Nhưng ta thách ngươi cầm lá cờ Máu, thay vì cờ Vàng, đi long nhong ngoài đường phố DC, hay Oregon của ta, để coi có bị người Việt Quốc gia chân chính đục cho phù mỏ (hiểu theo nghĩa bóng, dĩ nhiên) không? Ta còn nhớ, cách đây nhiều năm, tại một tiểu bang nọ, ở miền Đông Hoa Kỳ, trong một buổi lễ tưởng niệm 30/4, có hai thằng thanh niên VN, giả khùng giả say, đã lên khán đài giựt lá Cờ Vàng xuống, và tiểu tiện lên (và đó là tự do của ngươi!), bị đồng bào đập chết (nghĩa đen) ngay tại chỗ, mà không ai bị ra tòa. Xa hơn nữa, ngươi nói ngươi có tự do, nhưng hỏi ngươi có dám ló mặt đến, ví dụ, Cộng đồng Do Thái và trưng cờ Đức quốc xã ra không? Hay dám đến Cộng đồng Ba Lan với lá cờ búa liềm của Liên Xô không? Mấy tên trí thức giả hiệu như ngươi nói phét thì hăng lắm, nhưng đụng phải thực tế, thì quá nhát, miệng túm lại như miệng “Ông bình vôi” (Phan Khôi).

5. Nếu chúng ta ép buộc những người trong nước ra hải ngoại phải đứng dưới lá cờ vàng, phải cuốn vào cổ mình khăn quàng mầu vàng, phải chào cờ vàng, lối cư sử [sic] của chúng ta cũng độc tài chẳng khác gì CSVN cả. Chính nghĩa cao cả và võ khí vô cùng lợi hại của chúng ta là Tự Do.

Ngươi nên nhớ: không ai dí súng vào đầu “những người trong nước ra hải ngoại” bắt phải đến các Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ nạn để chào, hay đứng bên, Cờ Vàng. Đó là tự do chọn lựa. Nhưng nếu vì nhu cầu bợ đỡ VC như Ted Osius hay Tim, tức Aline Rebeaud, hoặc thi hành nhiệm vụ, gọi là mission impossible, được VC giao phó trước khi ra đi (làm sao khỏi, VC tử tế gì đâu mà cho xuất ngoại chùa những Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Kim Chi, Mai Khôi v.v...?), những kẻ này, kể cả Osius, khi xuất hiện tại những nơi đó, dù muốn dù không cũng phải tuân theo các thủ tục nhập gia (những Cộng đồng Pháp, hay Đức, không đòi hỏi như vậy, đó là chuyện của họ, và hãy để các Cộng đồng người Việt Tỵ nạn trên thế giới nói chuyện phải trái). Làm khác đi và bị người ta chửi thì cũng đáng đời. Đó là tự do, văn minh, và công bằng. Sợ lá Cờ Vàng, thì đừng tới. Mà đã tới, lại còn yêu sách, chỉ trích này nọ, là vô lễ, là mất dạy. Thế thôi. Tuy nhiên, dù sao “tội” của họ, những kẻ tôn thờ Cờ Đỏ từ thuở bé, nhẹ hơn “tội” của những thằng (và con) trước 1975 ăn cơm VNCH, hôm nay sống bám vào Cộng đồng Quốc gia Tỵ nạn hải ngoại để được ấm thân, để được nổ sảng về tự do, dân chủ, để được dịp khoe kinh nghiệm sống (vốn có ít xít ra nhiều: đi mới có vài nước mà làm như mình là một chính khách không bằng), và để phản bội trắng trợn chính nghĩa, như Django Khải Bựa đã, đang, và sẽ làm.
Nhưng, cuối cùng, Django Khải Bựa có “thông hiểu” Tự Do là gì không đã? Tự Do tuyệt đối, mà ngươi suy tôn trong bài viết, ta hiểu, có nghĩa là tự do muốn làm gì thì làm, bất kể có hợp pháp, hợp lý, hợp tình hay không? Tự Do vô hạn, vô kỷ luật ấy, đối với ngươi, phải chăng bao gồm, chẳng hạn đốt nhà thiên hạ, hoặc dụ dỗ vợ người ta, hoặc, đương nhiên, chọn lá cờ mình thích. Và riêng trường hợp “khách” Mai Khôi, từ VN sang DC, đòi dẹp bỏ lá cờ Vàng của “chủ”, tức Ban Tổ Chức buổi nhạc thính phòng hôm ấy, là tự do đó sao, hay chỉ biểu hiện tư cách của một con nhãi ca-nô vô giáo dục?
Lại còn, chính vì muốn vinh danh ca-nô Mai Khôi, một “người trẻ can đảm” trong mắt ngươi, mà ngươi đã làm dáng trích câu, không nguyên văn, không xuất xứ của Camus (mà nhà văn cắc ké Nguyễn Thị Thanh Bình còn phát âm sai tên), về tự do và nghệ thuật –câu mà tiện nhân không tin ngươi hiểu nổi, nếu quả thực có câu đó, trong toàn bộ triết học của Camus. Quả vậy, khác với Sartre, tất cả triết lý (kể cả tự do) và nghệ thuật của Camus đều nằm trong ý niệm “phi lý” (l’absurde). Trong Camus không có tự do như một thực thể cứng nhắc, mà một tự do trừu tượng, biến hóa theo cảm nhận của mỗi đối tượng –tác giả, nhân vật, hay độc giả. Chính vì vậy mà Camus, trong Le Mythe de Sisyphe (1942), viết: “Il faut imaginer Sisyphe heureux” (Hãy tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc). Sisyphe là nhân vật thần thoại Hy Lạp, sau khi chết, bị phạt lăn một tảng đá lớn lên đỉnh núi, nhưng cứ mỗi lần gần tới đỉnh, tảng đá lại rơi xuống chân, và Sisyphe bắt buộc phải bắt đầu lại từ đầu, mãi mãi, một việc làm hết sức phi lý, nhưng Sisyphe không có tự do chọn lựa nào khác. Nhưng thôi, bàn về Camus và văn chương với ngươi, thì thà vạch đầu gối nói chuyện sướng hơn.
Tự do nào cũng có luật lệ và giới hạn của nó, và cái giá phải trả rất đắt. Tự do chọn lựa màu cờ vàng hay đỏ cũng vậy. Hiểu không, Django Khải Bựa?

Portland, 17/1/2017
một ngày mưa, tuyết, và băng đá
NLGO


Người ngoại quốc chơi khăm quá đỗi: chỉ xài tiếng Việt trong những trường hợp bê bối gây ra bởi người An Nam thôi (ăn cắp, tham ăn, đổ rác bừa bãi v.v...). Than ôi! Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời... tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi... Làm bỉ nhân nhớ trường hợp đi Pháp, năm 2013, của Nguyễn Tấn Dũng, gốc du kích xã, khi làm thủ tướng trở thành luật gia, có bằng Cử Nhân Luật. Xin đọc bài đã cũ, sau đây, của bỉ nhân:

UN PAYSAN À PARIS

người lính già oregon

Bỉ nhân xin phép cụ Louis Aragon sửa đổi tựa đề quyển tiểu thuyết dễ thương Le paysan de Paris (1926) của cụ thành Un paysan à Paris (Một thằng nhà quê tại Paris) để nói về Nguyễn Tấn Dũng, tên thủ tướng tự phong của ngụy quyền Việt Cộng, hiện có mặt tại Pháp quốc. Đúng ra bỉ nhân phải đặt tựa là Un Viet Cong à Paris cho có vẻ "hiện thực". Nhưng cái chữ Việt Cộng đi đến đâu gây kinh hoàng và khinh bỉ đến đó, đang uống cognac Pháp cũng thấy mất ngon, đang làm yêu tự dưng mất trớn, vì tự nó chữ VC giết hết, tiêu diệt hết, kể cả văn chương. Sẵn đây, bỉ nhân cũng xin có lời rào trước đón sau. Số là, một thằng em bà con xa của bỉ nhân một lần gọi điện thoại trách bỉ nhân tại sao lại gọi những lãnh tụ VC, từ Hồ Chí Minh trở xuống, bằng "thằng" tuốt luốt, vì dù sao "họ cũng là chủ tịch nước, thủ tướng". Thấy câu hỏi ngớ ngẩn, nếu không nói là ngu quá, bỉ nhân lớn tiếng: "Chúng nó là bọn ăn cướp, cướp nước của dân Miền Nam năm 1975, cướp nhà, cướp đất, cướp tài sản của chính người dân hiện tại. Vậy, tao hỏi, mày thường gọi 'ông ăn mày', nhưng có bao giờ mày gọi 'ông ăn cướp' chưa, hay là 'thằng ăn cướp'? Hơn nữa, ai bầu cho chúng nó làm thủ tướng, chủ tịch nước?"

Bỉ nhân đã xem video tường thuật cuộc biểu tình rất khí thế chống Nguyễn Tấn Dũng tại Paris bởi một số đồng hương có lập trường quốc gia tuyệt vời, vững chắc, và bỉ nhân thấy phấn chấn, hả dạ, không ngớt kính phục họ. Tưởng xong, tưởng đủ, nào ngờ lại được xem thêm nội dung các bài tường thuật tỉ mỉ do ông bạn vàng Tôn Quang Tuấn chuyển, đã mở xem và nghe chương trình "diễu độc (địa)" hay "độc diễu" Les off de Domenach trên Canal+ về chuyến Tây du hí của tên thủ tướng Việt Cộng tự phong, độc tài công an trị, khát máu, khát tiền, gốc du kích xã, tiến sĩ dỏm, Nguyễn Tấn Dũng. Và bỉ nhân thấy nhục, nhục ơi là nhục. Không còn cái nhục nào "cực kỳ", cái nhục nào "hoành tráng", cái nhục nào "ấn tượng" hơn là cái nhục này gây ra bởi thằng nhà quê VC tại Paris. Nhục tái tê, nhục điếng người cho một nước "Việt Nam anh hùng đã đánh thắng hai đế quốc đầu sỏ là Pháp và Mỹ", "đã đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào" như lời chúng nó không ngớt huênh hoang. Nhục, vì dù sao đi nữa, dù chống chúng nó, dù chối bỏ chúng nó, dù đã phải bỏ nước ra đi lưu vong, quý bạn, bỉ nhân và chúng nó cũng đều là dân An Nam Mít cả, cũng máu đỏ, da vàng, mũi tẹt như nhau. Nhục thêm nữa là trong nước thằng thủ tướng nhà quê này hống hách, hung hăng, sắt máu bao nhiêu thì ra ngoài nước, trước những nhân viên ngoại quốc, dù là rất quèn (như ta thấy trong hình), hắn lại khúm núm, quê mùa một cục, nhũn như con chi chi, trông rất thảm hại, đúng là một thằng khôn nhà dại chợ. Lại nữa, trong show của Nicolas Domenach, người ta nghe viên thủ tướng Pháp, Jean-Marc Ayrault, gọi hắn là "Mr. le premier ministre Viêtnamien" mà không chỉ rõ là Việt Nam Cộng Sản, tức Việt Cộng, thì bất cứ người "Vietnamien" nào, trong nước cũng như hải ngoại, đều cảm thây nhột, thấy nhức, thấy nực, thấy nhục. Thằng nhà quê Dũng tại Paris làm bỉ nhân nhớ lại cái bản mặt nham nhở, vênh váo của thằng chủ tịch nước tự phong Trương Tấn Sang tại Mỹ đã chui lỗ chó vào Tòa Bạch Ốc hai tháng trước, ngồi nghe Obama nói mà mắt thì láo liêng như mắt thằng ăn trộm vào chuồng gà. Dạo này, không hiểu sao, những thằng chóp bu VC thay nhau đi các nước để ăn mày viện trợ, hoặc gửi nhà băng tiền ăn cắp của dân đóng thuế và thế giới trợ giúp, hoặc để, tout simplement, du hí cho biết và cho các mụ vợ gốc răng đen mã tấu đi đó đi đây, với đồng tiền của dân.

Riêng trường hợp Nguyễn Tấn Dũng, tại sao nhục?
Thưa, vì rằng thì là:
1) Cũng như Trương Tấn Sang đến Mỹ mới đây, tại Pháp, không một nhân vật quan trọng của Pháp nào ra đón tiếp Nguyễn Tấn Dũng cho phải phép. Bởi vì, họ đã biết tỏng biết tong hắn và những thằng lãnh đạo VC tự phong là những thằng nào rồi, gốc gác ra sao, lý lịch thế nào, nhưng kẹt vì vấn đề làm ăn và khúc mắc chính trị hai bên đều có lợi, nên họ phải muối mặt đánh bài lờ, muối mặt vào ngồi chung bàn họp báo này nọ.
2) Nhưng truyền thông Pháp không tha. Trong Canal+, show La Nouvelle Édition 27/9/2013 -là một show châm biếm những nhân vật của chính phủ Pháp, từ tổng thống trở xuống đến Quốc Hội, và Đảng Xã Hội, Parti Socialiste, đảng cầm quyền hiện nay- thủ tướng Ayrault than phiền về những "problèmes / difficultés de communication" khi tiếp Dũng, và cho chiếu cảnh Dũng đã ngó quanh phía sau và dùng tay chỉ chỏ vào ánh nắng mà không nói được một lời nào, dù một lời không đáng chi, khiến Ayrault ngơ ngác nhìn theo, và người phụ trách show dùng chữ compassion, tỏ dấu xót thương không biết cho ai, Ayrault hay Dũng. Vài giây sau, Ayrault mới hiểu ra và bảo nhân viên kéo tấm màn lại (voulez-vous tirer le rideau, s'il vous plait).
3) Chưa kể sau đó, trong bài diễn văn bằng tiếng Việt, Dũng đã phát âm (sai) tên của thủ tướng Pháp là Giăng Mắc Ơ-Rô (dịch nôm là “Euro treo khắp nơi”, nghĩa là nhiều lắm, có lẽ hắn mê tiền quá chăng?) khiến những người tham gia trong show và khán giả Tây cười ngặt nghẽo, và chế giễu, nói rằng chắc hẳn thủ tướng Ơ-Rô đau lòng ("il souffre") lắm (vì bị đọc sai tên).
Đến đây, bỉ nhân xin phép mở một ngoặc lớn. Cách phát âm sai tên của thủ tướng Pháp kể ra cũng là một "sáng tạo thiên tài" của Dũng, vì đúng ra, người Pháp phải đọc là Ai-Rô. Nhưng Ai-Rô trong ngôn ngữ Á Rập có nghĩa cái "của nợ" (hay "của quý" tùy đối tượng), tức dương vật (tức "male thing" theo tiếng Mỹ bồi, hay "pénis" theo tiếng Pháp... hàn lâm), làm cho những người dân Vùng Ả Rập bật cười. Cho nên, bộ Ngoại Giao Pháp ra thông cáo nên đọc trại là Aro, hay Haro (thêm chữ H ngang xương), hay Airôn (nghĩa là cho phép đọc hai consonnes L và T cuối cùng mà văn phạm cấm, giống như khi đọc tên xe Renault, Rơ Nô), nghĩa là đọc sao cũng đặng, miễn là không phải Ai-Rô. Nhưng Bộ này đã không nghĩ đến chữ Ơ-Rô tuyệt chiêu của Dũng, đó là một thiếu sót lớn. Dũng mặc dù không biết điều này (làm sao biết?) nhưng đã phát âm Ơ Rô, vô tình giúp Bộ Ngoại Giao Pháp thoát cơn bối rối.
Xin tán thêm: Trường hợp tên Ayrault giống trường hợp tên của ông chủ tịch Hạ Viện Mỹ hiện nay, John Boehner. Nếu đọc Bô Nưa, như tên viết (không đọc E và H) bắt buộc, người Mỹ lại nghĩ đến cái "của nợ", cho nên người ta đọc trại ra là Bê-Nưa (chữ O trở thành câm). Còn nữa, tên Dick (tên ngắn thân mật của Richard), dùng như danh từ chung và tiếng lóng, cũng có nghĩa "cục nợ" đó, như tên ông cựu phó tổng thống Dick Cheney, nhưng báo chí liberal Mỹ vốn ác cảm với ông này nên cứ xài nguyên con, không sửa Dick thành Richard, cho bỏ ghét.

Không biết tiếng Pháp hay tiếng Anh không phải là cái tội, không có gì đáng chê cười. Những tổng thống Mỹ có mấy ai biết tiếng Pháp, cũng như đâu phải lãnh tụ Pháp nào cũng rành rẽ tiếng Anh (của Mỹ)? Cứ nghe anh chàng mặt lúc nào cũng kênh kênh Dominique de Villepin, bộ trưởng ngoại giao thời Chirac phát biểu bằng tiếng Anh trong Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về vụ Bush Con muốn đánh Iraq, đầy accent Phú Lang Sa, nghe chói tai mà chẳng ai than phiền, bắt bẻ. Tuy nhiên, dù không biết ngoại ngữ, khi xuất ngoại thăm một nước, các nhà lãnh đạo những nước văn minh đều có thông dịch viên và được nhân viên nghi lễ (được trả lương để làm công việc này) chuẩn bị chuyến đi rất kỹ, từng chi tiết một, về cách ngồi cách đứng, cái nhoẻn miệng cười, cái gật đầu (ngoại trừ việc Obozo "đột xuất" cúi rạp người trước các quốc vương Ả Rập)... Và nhất là lãnh tụ nào cũng nói được tiếng Anh, mặc dù về phương diện quốc gia và phép tắc ngoại giao, họ thường công khai phát biểu bằng tiếng nước mình và có những thông dịch viên thành thạo túc trực dịch trực tiếp, chứ không cầm giấy đọc, như người ta thấy trong lần Trương Tấn Sang được Obozo tiếp kiến. Trường hợp Nguyễn Tấn Dũng giơ tay, chỉ tấm màn, mà không nói gì chứng tỏ hắn không biết ngôn ngữ nào, ngoài tiếng Việt, tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi.tiếng mẹ ru của hắn cũng không giống ai, ví dụ, hắn nói, "nước Pháp tại Âu châu và thế giới" là cái quái gì, hiểu chết liền, dịch được cũng chết liền.
Bỉ nhân cũng xin bàn thêm một chút về trường hợp thằng nhà quê Nguyễn Tấn Dũng tại Paris. Người Pháp, theo bỉ nhân nhận xét, không kỳ thị, hoặc không kỳ thị nhiều, về màu da, sắc tộc, giới tính, giàu nghèo, sang hèn... cho bằng về ngôn ngữ, nghĩa là nếu anh nói tiếng Pháp không rành, không đúng văn phạm, không đúng accent Tây, thì xin mời anh đi chỗ khác chơi. Những ví dụ về điều này khá nhiều, nhưng bỉ nhân bữa nay chỉ thuật lại một chuyện thật thôi. Số là một người bạn Mỹ của bỉ nhân tại Portland đến gare de Lyon, hỏi, bằng tiếng Pháp dĩ nhiên, một anh nhân viên phụ trách Customer Service (nhưng mặt mày khó đăm đăm, như tất cả mọi anh công chưc Tây trên đời), rằng mấy giờ chuyến TGV đi Lyon sắp tới sẽ khởi hành. Bỉ nhân biết vốn liếng Pháp ngữ anh ta cũng không đến nỗi tệ lắm, nhưng anh Tây nọ không thèm ngẩng mặt lên dòm anh Mỹ kia, vẫn tiếp tục đọc báo, và lạnh lùng trả lời: "Ici, on parle pas allemand" (ở đây người ta không nói tiếng Đức).

Nguyễn Tấn Dũng đến Paris không biết điều này, mà bọn nhân viên sứ quán VC tại Paris, có lẽ thuộc diện 6C (Con Cháu Của Các Cụ Cả, theo LM Nguyễn Văn Khải), nghĩa là toàn một lũ ăn hại đái nát, dốt đặc cán mai, cũng chẳng biết để mách bảo cho xếp lớn của mình. Để đến nỗi làm trò cười cho cả nước Pháp và thế giới, và chúng ta, và người Việt khắp năm châu, quốc nội cũng như hải ngoại, bị nhục lây.
Chưa bao giờ đất nước Việt Nam khốn khổ, nhục nhã về mọi mặt như dưới thời của bọn khỉ rừng biến thành người Cộng sản.

Portland, 29/9/2013
Người Lính Già Oregon
________________

Tiếng Việt phát triển ra thế giới một cách... đáng xấu hổ!

Gần đây, ngoài tiếng Anh và tiếng bản địa, tiếng Việt đã được "sử dụng" và phát triển tại khá nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... tại các siêu thị, nhà hàng một số bảng lưu ý đã viết bằng tiếng Việt nhằm mục đích phụ vụ riêng cho người Việt Nam. Tuy nhiên, sự "phát triển" này là đáng xấu hổ và chúng ta, những người Việt, cần tự hỏi vì sao và vì sao?

Ảnh: Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan.

Tiếng Việt được sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới, nhưng nội dung thì thật đáng xấu hổ cho người Việt Nam.
Không ít người Việt Nam khi ra nước ngoài (du lịch, học tập ...) đã có những hành động xấu như trộm cắp trong chợ, siêu thị, khi ăn buffet thì tham lam lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ phí...v.v... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.
Mới đây, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.

Biển cánh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản

Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển "nhắc nhở", cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.
Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan. Bức ảnh dưới đây ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt nội dung cho thấy người Việt Nam bị đánh giá là tham ăn và phung phí: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.

Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan.



Một tấm bảng khác cảnh báo người Việt



Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.

Bức hình bên dưới chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi: "Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)". Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.

Những tấm biển cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên đang ngày càng "phát triển" tại nhiều quốc gia cho thấy một cách rõ ràng là hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam đã trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.
Còn nhớ cách nay khoảng vài năm, khi có một vị linh mục ở Hà Nội nói đại ý rằng khi ông ra nước ngoài, ông cảm thấy xấu hổ vì thấy người Việt Nam luôn có những hành vi trộm cắp, gian dối và bị người nước ngoài xem thường - thì liền bị dư luận cả nước bức xúc, phản đối. Báo chí đăng nhiều bài chê bai vị linh mục này và nói ông không có lòng tự tôn, tự hào dân tộc, đáng xấu hổ.
Tuy nhiên, tới nay và qua những tấm bảng ở trên, thực tế cho thấy vị linh mục nọ nói không sai. Thiết nghĩ nếu chúng ta nói tới lòng tự hào, tự tôn dân tộc, thì trước hết chúng ta phải biết tự xấu hổ về những hành vi của người Việt mà người nước ngoài đã viết trên những tấm biển cảnh báo.

Nguồn: Internet

 

Đăng ngày 11 tháng 09.2017