Chế độ bắt bớ bloggers, bưng bít thông tin
Lâm Văn Bé
(Cựu Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Đình Chiểu-Mỹ Tho)
Việt Nam là kẻ thù của Internet
Đó là cái tựa của Tổ chức Phóng viên Khômg biên giới (Reporters sans frontières= RSF) trong bản phúc trình công bố ngày 10 tháng 3 năm 2013 nhân Ngày Thế giới chống lại sự kiểm duyệt không gian ảo (Journée mondiale contre la cyber - censure).
Năm 2012, VN «được» kể là một trong 8 quốc gia có chính sách tự do báo chí tồi tệ nhất thế gìới. Chỉ số tự do báo chí của VN hạng 172 trong số 179 quốc gia. So với vùng Đông Nam Á, VN là quốc gia có quyền tự do báo chí thấp nhất, thua cả Miến Điện (hạng 169) vốn là quốc gia có chế độ quân phiệt đã cầm tù bà Aung San Suu Kyi, nhà tranh đấu nhân quyền đoạt giải Nobel, thua cả Lào (hạng 165) và Campuchia (hạng 117). So với thế giới, VN chỉ hơn Trung Quốc (173), Iran (174), Somalia (175), Syria (176),Turkmenistan (177) Bắc Hàn (178). Ở cuối bảng là Eritrea (179).
Không phải lần đầu tiên VN bị liệt kê vào sổ đen về tự do báo chí như vậy, mà từ năm 2008, VN luôn nằm trong danh sách 10 quốc gia có chỉ số tự do báo chí thấp nhất thế giới. Ngoài ra, RSF còn điểm mặt 39 hung thần đối với báo chí trên thế giới (Predators of Freedom of Information) trong đó có tên Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, mà dân VN gọi là Trọng lú, bởi lẽ ngoài biệt tài sắt máu với báo chí, Trọng lú còn là tay sai đắc lực cho Trung Cộng. Chính Trọng lú đã xác nhận « tại VN, báo chí có quyền hành nghề tự do, miễn là không chỉ trích đảng Cộng Sản». Thử hỏi với một chế độ cực kỳ thối nát và độc tài mà không ai được quyền đụng tới thì chỉ có bọn ngu xuẩn mới ăn ngược nói ngạo như vậy.
Bản phúc trình của RSF còn nêu lên tình trạng khủng bố, cầm tù những người có quan điểm chính trị dân chủ. Năm 2012, Cộng Sản đã bắt giam 166 người và kết án 48 người với tội danh là phá hoại an ninh trong đó có những bloggers, những nhà tranh đấu đòi hỏi nhân quyền. Đầu năm 2013, CS bắt giam 14 giáo dân trong đó có 8 bloggers bị kết án âm mưu lật đổ chính quyền. RSF kết luận Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các bloggers sau Trung Quốc.( theo RSF. Pays Ennemis Internet. Rapport 2013)
Cũng nhân dịp nầy, RSF và Google tuyên bố trao giải thưởng «Công dân trang mạng» (net citizen of the year) cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
Bà Giám đốc Lucie Morillon đã nói : “Tổ chức Phóng viên Không biên giới rất vui mừng trao tặng Giải Công dân Mạng 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh. Thật là vinh dự cho chúng tôi được vinh danh một ngòi bút can đảm đang là một động lực khích lệ cho giới viết blog tại Việt Nam nói riêng và các công dân mạng trên thế giới nói chung. Trao giải thưởng cho blogger Chênh là cách chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của những nhà báo tự do tại Việt Nam cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, và tự do internet bất chấp sự đàn áp và kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyền Hà Nội.”
Nghị định 72
Internet là phương tiện truyền thông phát triển kỷ lục trong 10 năm qua tại VN. Đến cuối năm 2012, VN có 30,8 triệu người sử dụng internet, chiếm 34% dân số. Đa số người sử dụng internet thuộc thành phần trẻ dưới 35 tuổi, và 95% người dùng để truy cập tin tức. Ngoài ra còn phải kể thêm 8,5 triệu người dùng Facebook và 19 triệu người dùng internet di động (theo WeareSocial, October 2012-VietNam). Sự phát triển phương tiện truyền thông nầy đã giúp dân chúng tiếp nhận nhanh chóng những tin tức trong nước và ngoài nước, do đó chính quyền cộng sản không ngừng tìm đủ mọi cách để ngăn chận những tin tức bất lợi cho chính phủ và khủng bố những cá nhân, đoàn thể sử dụng hay phổ biến nguồn thông tin nầy.
Chính trong chính sách ấy, tháng 7/2013, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành nghị định 72, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9, theo đó các người sử dụng internet và trang mạng xã hội chỉ được quyền trao đổi thông tin cá nhân của mình, không được phép trích dẫn và tổng hợp, phổ biến tin tức từ báo chí hoặc các trang mạng khác. Ngoài ra, các công ty Internet nước ngoài như Google, Facebook phải đặt một máy chủ tại Việt Nam để chánh phủ có thể kiểm soát nội dung nếu cần.
Nghị định 72 như vậy sẽ hủy diệt sứ mệnh căn bản của Internet là trao đổi thông tin liên mạng và quốc hữu hóa tất các công ty internet. Thông tin sẽ hoàn toàn bị kiểm soát, bị bưng bít và các biện pháp trừng phạt người sử dụng cũng như cơ quan cung cấp dịch vụ internet sẽ được xử lý theo quan điểm độc đoán của chính phủ. Với nghị định nầy, VN bị xem như một quốc gia côn đồ (état voyou) mà trước đây Trung Quốc cũng đã ban hành những biện pháp tương tự với Google, nhưng sau cùng phải hủy bỏ.
Nghị định 72 đã khơi dậy sự phản kháng của cả thế giới
RSF tuyên bố : Sự ra đời của nghị định nầy là cuộc tấn công tàn khốc nhất nhắm vào quyền tự do thông tin. RSF yêu cầu toàn thể cộng đồng quốc tế lên án một cách nghiêm khắc nếu chính quyền VN thực thi nghị định 72.
Liên Minh về Quyền tự do trên Mạng (Freedom Online Coalition gồm 21 quốc gia : Hoa Kỳ, Anh, Ái nhỉ Lan, Áo, Canada, Đức, Pháp, Hòa Lan, Phần Lan, Thụy Điển,Tiệp Khắc, Costa Rica, Estonia, Georgia, Ghana, Kenya, Latvia, Maldives, Mễ , Mông Cổ, Tunisia ) cũng ra thông cáo chung cho rằng Nghị định 72 không phù hợp với nghĩa vụ của VN đối với Công Uớc Quốc Tế, cũng như đối với cam kết của VN với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.(Freedom Online Coalition Joint Statement on VN’ decree 72).
Ngoài ra, hơn 500 trí thức trong nước và ngoài nước đã ký một Tuyên cáo chung lên án Nghị Định 72 là vi hiến và đi ngược lại các cam kết của VN với quốc tế về vấn đề nhân quyền, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên chủ tịch Hội Tin Học VN , người đầu tiên ký vào bảng Tuyên cáo đã nói với đài VOA ngày 29 tháng 8 là « Những điều khoản của nghị định nầy rất mơ hồ, là cái cớ để nhà chức trách muốn bắt ai thì bắt, muốn bỏ tù ai thì bỏ tù ».
Trước những phản ứng nầy, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyên thông Lê Nam Thắng (con của Lê Đức Thọ ) đã trả lời : "Nghị định 72 là nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệ vì có người sao chép lại nội dung các trang báo rồi đăng lên trang mạng của mình để lấy quảng cáo". Câu trả lời trên là một lối ngụy biện trơ tráo, lật lọng, bởi lẽ nếu muốn bảo vệ tài sản của người dân thì cứ áp dụng các luật về bản quyền hiện hành, cớ sao phải làm luật để kiểm soát người sử dụng internet ? Vả chăng, với một quốc gia mà tham nhũng, cướp đất là quốc sách thì nói chuyện bảo vệ tài sản nhân dân là trò cười. Đảng Cộng Sản Việt Nam không hề biết nhục khi nói láo.
Đánh phá trang mạng thù nghịch
Từ nhiều năm qua, chính phủ đã dùng nhiều thủ thuật hèn nhát để đánh phá các trang mạng mà cộng sản cho là phản động, kiểm soát người sử dụng internet, kiểm duyệt thông tin.
Tướng Vũ Hải Triều, Phó Cục trưởng Tổng Cục An Ninh đã ngông nghênh tuyên bố ngày 05/05/2010 là các chuyên gia kỹ thuật của cơ quan của ông đã đánh sập 300 trang mạng có nội dung «không phù hợp». Thực tế số trang mạng lớn nhỏ bị đánh phá lên đến cả ngàn. Theo RSF, VN có một đạo quân cảnh sát internet khoảng 80 0000 người chuyên theo dõi bloggers, đánh phá các trang mạng, và nghe lén điện thoại những người bị tình nghi. Theo cuộc điều tra của Freedom House hồi tháng 7/2012 thì có đến 91% người VN dùng internet di động mặc dù họ biết rất nguy hiểm vì bị chánh quyền nghe lén để theo dõi tung tích. Nhiều trang mạng bị tấn công thường xuyên như trang mạng Bauxite, Talawas, Anh Ba Sàm, Dân Làm Báo, Quan Làm Báo… bằng nhiều cách như tung virus, tung tin giả, thay đổi nội dung, thay đổi mật mã, không cho độc giả truy cập, từ chối dịch vụ (Distributed Denial of Service = DDoS ). Việc đánh phá các trang mạng trong nước còn dễ dàng hơn so với các trang mạng, các blog ở hải ngoại bởi lẽ đa số các cơ quan, công ty cung cấp dịch vụ internet là công ty quốc doanh như VNPT (VN Post and Telecommunication) chiếm 75% thị trường, công ty VietTel của quân đội. Công ty FTP Telecom, tuy là của tư nhân nhưng phải tùy thuộc vào bande passante của cơ quan nhà nước.
Các công ty cung cấp dịch vụ internet có thể ngăn chận, kiểm duyệt bằng tên miền DNS (domain name server), Man-in-the-middle attack = Attaque de l’homme du milieu (chận bắt những dữ kiện gởi qua trang mạng https mà cả hai đầu không biết), kiểm soát lý lịch cá nhân khi đăng ký (phải có địa chỉ hộ khẩu, kê khai nghề nghiệp, chỉ có 3 quốc gia trên thế giới áp dụng thủ tục nầy là VN, Trung Quốc và Bắc Hàn). Các công ty tư phải tuân theo những chỉ thị của chính quyền thí dụ như văn thư số 2545/VNVT đóng dấu tối mật ngày 07/06/2013 của Bộ Viễn Thông gởi cho các công ty cung cấp dịch vụ internet như sau : Để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, ngăn chận các thế lực thù địch vả phản động lợi dụng Facebook để tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước ta, yêu cầu các đơn vị khẩn trương ngăn chận truy cập đến trang mạng xã hội Facebook theo địa chỉ IP, website đính kèm.
Với bằng chứng nầy nầy, không ai có thể nói khác hơn VN hôm nay là một nước độc tài lạc hậu nhất thế giới về phương diện truyền thông. Ngoài ra, thủ tướng Ba Dũng đã ra chỉ thị : các bộ, ngành, các địa phương, cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến thông tin đăng tải trên các trang mạng phản động như Dân làm Báo, Quan làm Báo, Biển Đông… ( công văn số 7169/VPCP-NC).
Muốn bắt ai thì bắt
Bà Ngô Bá Thành, chuyên viên xách động xuống đường thời VNCH, được Cộng Sản phong cho chức Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia đã tuyên bố một câu dí dỏm để tạ tội trước khi chết : « VN có một rừng luật nhưng lại chuyên xài luật rừng ».
Cái luật rừng mà Cộng Sản hay dùng để khủng bố truyền thông và đối lập là điều 88 của bộ Hình luật đã được CS tùy tiện dẫn giải để bắt ai muốn bắt, bỏ tù ai muốn bỏ tù như ông Nguyễn Quang A đã tuyên bố với đài VOA.
Các hành vi chống nhà nước theo đìều 88 được các cơ quan tư pháp, bộ công an hiểu, giải thích và áp dụng như sau : Hành vi tuyên truyền nhằm giảm lòng tin với đảng Cộng Sản, với chế độ XHCN, phá hoại sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong xã hội, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền và chế độ XHCN. Hành vi xuyên tạc, đả kích các chủ trương, chính sách của đảng CS và nhà nước trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý cán bộ, công chức nhà nước…Hành vi lợi dụng những tiêu cực khoét vào những khó khăn trước mắt, thổi phòng những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hôi làm cho người khác không tin vào chế độ và sự lãnh đạo của đảng CS, sự quản lý điều hành của bộ máy nhà nước.
Đọc cái diều khoản với từ ngữ sặc mùi bác đảng như trên, người VN nào cũng có tội từ 3 đến 12 năm tù. Nếu là trọng tội (không biết thế nào là trọng tội) thì từ 12 đến 20 năm tù theo hình phạt của điều 88. Ngoài ra còn nhiều điều khoản ác ôn khác như điều 258 (xâm phạm lợi ích của nhà nước, của đoàn thể nhân dân), điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chánh phủ) mà các ông «tòa nhân dân» tùy tiện áp dụng theo lịnh của đảng.
Từ nhiều năm nay, CS đã bắt giam không xét xử hay xét xử với những bản án phi lý hàng trăm tù nhân lương tâm, những người tranh đấu cho tự do, nhân quyền, những người can đảm vạch trần những thối nát của chế độ. Mặc dù bị đàn áp và kiểm soát, số người Việt Nam can đảm ngày càng gia tăng bất chấp các mối đe dọa. Họ tìm cách vạch trần tệ nạn tham nhũng, cưỡng chế đất đai, sự hèn hạ của chính phủ đối với Trung Quốc, sự lộng hành của hệ thống công an. Danh sách các tù nhân sau đây là những trường hợp được báo chí đề cập đến trong thời gian gần đây.
- 05/11/2010 Cù Huy Hà Vũ : luật sư , tiến sĩ ở Pháp, bị bắt ngày 5/11/2010 với tội danh là « làm ra nhiều tài liệu nội dung chống nhà nước XHCNVN để tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, đòi lật đổ chính quyền, đòi thực hiện đa nguyên đa đảng đi ngược lại với quyền lợi dân tộc, kêu gọi nước ngoài can thiệp ». Ra tòa, ông Vũ tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lịnh bắt ông vì ông đã 2 lần kiện ông Dũng. Ông bị 7 năm tù giam và 3 năm quản chế. Human Rights Watch (HRW) bình luận là : Đảng Cộng Sản bỏ tù ông Vũ để răn đe người chống đối và điều nầy không thể chấp nhận được. Từ năm 2009 đến nay, VN có 486 tù nhân chính trị và tôn giáo và ông Vũ là một trong 40 nhà bất đồng chính kiến ôn hòa bị Hanội bắt giữ (VOA 03/09/2013)
- 20/01/2010 Nguyễn Tiến Trung : thạc sĩ kỹ nghệ truyền thông, hoạt động tranh đấu dân quyền từ lúc là sinh viên ở Pháp. Về nước năm 2008 bị gọi nhập ngũ, ông tiếp tục vạch trần các sai trái của chánh phủ. Bị bắt năm 2009, bị ra tòa cùng với 3 người bạn hoạt động dân quyền là Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long. Ông bị 7 năm tù giam, 3 năm quản thúc.
-Lê Công Định : luật sư, viết báo, có du học ở Mỹ (học bổng Fulbright), học triết ở Sorbonne, cổ xúy đa nguyên đa đảng. Bị kết án 5 năm tù, 3 năm quản chế. Được phóng thích vào tháng 2/2013
-Trần Huỳnh Duy Thức : kỹ sư, doanh nhân, chủ trương website : Change we need, hô hào dân chủ. Bị bắt tháng 5/2009 với tội âm mưu lật đổ chính quyền, bị 16 năm tù giam và năm 2013 bị biệt giam.
Các bản án nầy đã khiến nhiều cơ quan quốc tế như Human Rights Watch (HRW) , RSF, Freedom House, Amnisty International, Liên Minh Âu châu, lên tiếng phản đối và cho đó là sự nhạo báng với công lý.
- 24/09/2012 Ba bloggers của Câu lạc Bộ Nhà báo Tự do là Phan Thanh Hải (Anh Ba Saigon), Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần bị đưa ra tòa sau nhiều năm bị giam giữ với tội danh theo điều 88 của bộ Hình luật.
- Phan Thanh Hải (Anh Ba Saigon) : luật sư, bị chính quyền quấy nhiểu từ 2007 vì những bài viết của ông trên blog, bị bắt năm 2010 và bị kết án 4 năm tù giam. Được giảm án và vừa được thả.
- Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) là cưụ quân nhân CS, giải ngủ sau 1975. Sáng lập Câu lạc bộ nhà báo tự do, viết hàng trăm bài trên blog phê bình chế độ, ông bị bắt vì cùng với các sinh viên biểu tình chống Trung Cộng. Ông bị 30 tháng tù về tội trốn thuế nhưng sau đó lại bị thêm 12 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước. Tháng 7/2013, ông tuyệt thực để phản đối chánh sách đối xử với tù nhân. Ông đã 6 lần bị thay đổi nhà tù và lần cuối bị chuyển từ nhà tù Xuyên Mộc (Cà Mau) ra Nghệ An. Ông đã được cơ quan Theo dõi nhân quyền (HRW) trao giải thưởng Hellman-Hammett dành cho những người viết can đảm cổ xúy nhân quyền bị sách nhiểu, hành hung, cáo buộc, cầm tù vì những tội danh bịa đặt.
Từ năm 1989, năm thành lập, giải thưởng nhân quyền Hellman-Hammett đã trao giải cho hơn khoảng 60 nhà tranh đấu nhân quyền VN trong số hơn 700 người được vinh danh của 92 quốc gia trên thế giới. Sau đây là danh sách các người đã được vinh danh, một số đã ra nước ngoài hay ra đi vĩnh viễn, một số còn trong tù hay trong tình trạng quản thúc.
Tứ năm 1989 đến 2000 có : Doãn Quốc Sỹ, Như Phong Lê Văn Tiến, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, Nguyễn Hộ, Duy Lam, TGM Nguyễn Văn Thuận, Mai Trung Tĩnh, Nguyễn Đình Huy, Phạm Thái Thủy (nhà thơ).
Từ năm 2001 đến 2012 có : Năm 2001 : Bùi Ngọc Tấn (nhà văn), Phạm Quế Dương (cựu đảng viên, nhà sử học) ; Năm 2002 : LS Lê Chí Quang, BS Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Vũ Bình (cựu biên tập viên tạp chí CS), Thích Quảng Độ, Trần Khuê ; Năm 2007 : GS Nguyễn Chính Kết ; Năm 2008 : LM Nguyễn Văn Lý, LS Lê thị Công Nhân, LS Lê Quốc Quân, BS Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu) ; Năm 2009 : Thích Thiện Minh (không phải TTM trước 75), Nguyễn Hoàng Hải (Điếu Cày), Nguyễn Thượng Long, Trần Anh Kim (cựu trung tá CS), Phạm Thanh Nghiên ; Năm 2010 : Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), blogger Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Văn Trôi, Trần Đức Thạch ; Năm 2011 : LS Cù Huy Hà Vũ, Hồ thị Bích Khương (viết bài gởi cho Người Việt Cali), LS Lê Trần Luật, Nguyễn Xuân Nghĩa (nhà văn), Nguyễn Bắc Truyền, Vi Đức Hồi (cựu đảng viên CS), Phan Thanh Hải (anh Ba Saigon), Tạ Phong Tần ; Năm 2012 : Hoàng Ngọc Tuấn (nhà văn, blogger), Huỳnh Thục Vy (blogger, con của HNTuấn), Nguyễn Hữu Vinh, GS Phạm Minh Hoàng (Phan Kiến Quốc), Vũ Quốc Tú.
-Tạ Phong Tần là đảng viên CS và làm việc trong ngành công an. Từ năm 2006, bà thành lập blog Công lý và Sự Thật , viết nhiều bài tố cáo tham nhũng. Bà bị đuổi ra khỏi đảng và bị mất việc. Bà bị bắt năm 2011 và bị kết án 10 năm tù giam và 2 năm quản thúc. Ngày 30/07/2012, bà Đặng Kim Liêng, mẹ của bà Tần đã tự thiêu trước trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, quê của bà, để phản đối việc bắt giữ con của bà. Vụ án Tạ Phong Tần đã khiến nhiều cơ quan quốc tế chỉ trích. Báo Economist mô tả vụ án như các vụ xét xử dưới thời Liên Sô cũ, văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Tổ chức chống tra tấn (World Organisation Against Torture=OMCT) cũng yêu cầu VN trả tự do cho bà Tần. Ngày 08/03/2013, nhân ngày Quốc Tế Phụ nữ, chính phủ Hoa Kỳ đã trao giải thưởng cho bà là một trong 10 người phụ nữ can đảm của thế giới (International Woman of Courage Award Winners 2013). Cộng Sản VN vừa muối mặt, vừa điên tiết lên về việc phong tặng nầy vì theo Cộng sản, thế giới đã «trao giải thưởng cho một phạm nhân ».
- 06/06/2012 : Phan ngọc Tuấn bị 5 tù giam, nhà văn Trần Vũ Anh Bình : 6 năm tù giam và nhạc sĩ Võ Minh Trí (Việt Khang) : 6 năm tù
- 09/01/2013 : Paulus Lê Sơn, phóng viên báo Dòng Chúa Cứu Thế, hoạt động cho người bị nhiểm HIV, bị bắt ngày 03/08/2011, vì ký tên ủng hộ Cù Huy Hà Vũ. Bị kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế.
- 16/05/2013 : Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị ra tòa vì rải truyền đơn chống Trung Quốc. Phương Uyên bị 6 năm tù và Nguyên Kha bị 8 năm tù. Tuy nhiên, 3 tháng sau (16/08/2013), Phương Uyên được giảm án còn 3 năm tù treo và 3 năm quản thúc, còn Nguyên Kha được giảm án còn 4 năm tù giam. Việc giảm án nầy có thể là một mưu chước của CS để làm dịu bớt tạm thời sự chống đối của quốc tế trong mưu đồ ký hiệp thương với Mỹ.
09/07/2013 : Lê Quốc Quân, luật sư, blogger tranh đấu nhân quyền và tôn giáo, cổ xúy đa đảng và chống Trung Quốc, đã nhiều lần bị bắt và bị hành hung từ 2007, cả gia đình cũng bị công an quấy nhiểu. Ngày 27/12/2012, ông bị truy tố về tội trốn thuế. Dư luận chế diểu tòa án ngụy tạo tội trạng cũng như trước đây kết tội Cù Huy Hà Vũ có liên hệ với gái điếm bằng tang chứng là bọc cao su. Mười hai tổ chức nhân quyền nước ngoài phản đối, kẻ cả Trung Tâm Nhân Quyền Kennedy yêu cầu phóng thích Lê Quóc Quân. Ngày 09/07/2013, Lê Quốc Quân bị đưa ra tòa nhưng phiên tòa bị đình hoản vì «thẩm phán bị cảm đột xuất». Sự thực, số người dự phiên tòa quá đông và CS ngại có phản ứng «dột xuất» của người dân chống chế độ công an trị và các ông tòa nhân dân chỉ biết kêu án theo lịnh của đảng.
Bịt miệng báo chí
Việt Nam hiện nay có 812 tở báo in (197 báo , 615 tạp chí ) 67 đài truyền hình trung ương và địa phương, 1170 trang mạng thông tin điện tử. Tất cả đều đặt dưới quyền khống chế của nhà nước. Các tổng biên tập phải là đảng viên trung kiên, ngay cả với báo thể thao, báo nhi đồng, người đứng đầu cũng do đảng bổ nhiệm. Các ký giả đều là cán bộ, công an, muốn hành nghề phải có thẻ. Các tổng biên tập báo, đài phát thanh, đài truyền hình phải trình diện hàng tuần ở Bộ Thông Tin và Truyền thông để nhận chỉ thị và báo cáo hoạt động của cơ quan. Bộ Thông tin lại phải chịu sự chỉ đạo vủa Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng về đường lối thông tin. Như vậy, các cơ quan ngôn luận có thể thoát khỏi gọng kềm của Bộ Thông tin nhưng có thể bị Ban Tuyên giáo trừng phạt vì đi «chệch hướng».Thí dụ như hồi cuối năm 2012, khi Trung Quốc leo thang trong việc bắt bố ngư dân, tàu đánh cá VN và sinh viên xuống đường chống Trung Quốc, ban Tuyên giáo ra chỉ thị yêu cầu các đài phát thanh cũng như các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng như Nhân Dân, Thanh niên, Lao Động, Tiền Phong không được loan tin, hình ảnh, và phải sửa đổi các tin tức. Đối với các đài truyền hình ngoại quốc phát sóng tại VN, các công ty nầy phải thuê người biết tiếng Anh, tiếng Pháp xem trước để kiểm duyệt, loại bỏ những tin tức, hình ảnh «có vấn đề», do đó chương trình phải chậm lại nửa giờ để cho các người kiểm duyệt lọc tin. Bưng bít, xuyên tạc, ngụỵ tạo tin tức là sở trường tinh vi của phóng viên, ký giả. Họ viết theo lịnh của đảng, bóp méo sự thực, cốt sao có lợi cho đảng. Trường hợp điển hình gần đây, hồi tháng 8 năm 2013, các cơ quan truyền thông tại VN đã truyền tin đi là Đại sứ Mỹ tại VN, ông Davd Shear tuyên bố là «nhân quyền tại VN đã có những cải thiện đáng kể…». Đó là một tin láo khoét khiến tỏa đại sứ Mỹ phải lên tiếng cải chánh, thực là nhục nhã cho VN.
Tuy bị kềm kẹp, thỉnh thoảng vẫn có những ký giả có lương dám viết trung thực những điều tay nghe mắt thấy, nêu lên tệ trạng tham nhũng và bất công xã hội. Những ký giả can đảm đi theo «lề trái» nầy thường phải đi tù và các tổng biên tập bị cách chức. Thí dụ như khi báo chí loan tin tiền in của công ty Techbank của Lê Đức Minh, (con của cựu thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy) không có phẩm chất thì hai tờ báo Thời Đại và Công Lý bị đình bản và 6 tờ báo khác như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công Luận….bị cảnh cáo. Một vụ khủng bố báo chí khác hồi tháng 5/2008 là hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ phanh phui vụ tham nhũng khổng lồ PMU-18 liên quan đến các lãnh đạo chóp bu, hai phó tổng biên tập là Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến bị bắt giam và 7 nhà báo bị thu hồi thẻ hành nghề . Tháng 9/2012, Nguyễn Hoàng Khương, cũng là ký giả báo Tuổi Trẻ, cũng viết bài tố cáo tham nhũng và cũng bị 4 năm tù. Tội danh của các bị cáo: phá hoại quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước.
Anh Ba Sàm, blogger bị CS kết án là phản động đã viết : Trên đất nước tươi đẹp nầy chỉ có hai nơi là bí mật : thứ nhất là ở văn phòng bí thư Bộ chính trị và thứ hai là ở nhà tù.
Nói tóm lại, quyền tự do báo chí nói riêng và nhân quyến nói chung, VN bị xếp chung với 47 quốc gia không có tự do trên thế giới theo báo cáo của Freedom House công bố hồi tháng 1/2013. Theo báo cáo nầy, trong só 195 nước trên thế giới có 90 nước tự do, 58 nước bán tự do, và 47 nước không tự do trong đó có VN gần ở cuối bảng.. VN có chỉ số về tư do chính trị là 7, nhân quyền là 5 (1 ; tốt nhất, 7 : kém nhất).
Kết luận
Việt Nam hôm nay là quốc gia hậu tiến nếu kể về lợi tức đầu người, chậm tiến nếu kể về kỹ thuật, và lạc hậu nếu kể về chính sách truyền thông. Quyền tự do ngôn luận đã được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới tôn trọng như đệ tứ quyền, chỉ có VN và 2 đồng chí cộng sản là Bắc Hàn và Trung Quốc cùng vài quốc gia nhỏ độc tài là còn kềm kẹp truyền thông. Chánh sách khủng bố đàn áp các bloggers, các nhà tranh đấu nhân quyền đã làm bùng nổ sự oán hận và khinh bỉ của dân chúng với chế độ. Chưa bao giờ trong nước có cái cảnh người dân chửi chánh phủ công khai như lúc nầy, Mọi người đều chửi, từ anh tắc xi đến chị bán hàng rong, từ người nông dân tới chú công nhân, từ trí thức đến nghệ sĩ, kể cả một số đảng viên bất mãn vì phản tỉnh hay vì thất sũng.
Và cũng chưa bao giờ các bloggers công khai diễu cợt «thoải mái » với chánh quyền như lúc nầy. Có blogger đã viết : Dường như ai cũng chuẩn bị tinh thần để bước vào nhà tù vì biết rõ những gì mình viết về hiện trạng xã hội VN không bao giờ giới cầm quyền lắng nghe và dung thứ. (blogger Nguyễn Ngọc Già). Một blogger khác viết : Nếu trốn thuế đã bị như hơi «xưa» rồi thì điều 258 có thể điền vào, kế đến là tội làm mất trật tự công cộng, cư ngụ bất hợp pháp, tiết lộ bí mật quốc gia, gây mất đoàn kết dân tộc, khủng bố…Còn một tội nữa, người ta sẽ thêm vào danh sách : gây chia rẻ tình hữu nghị Việt-Trung. Mấy ông bà biểu tình, viết bài chống Trung Quốc mặc sức mà đếm lịch. (blogger Cánh Cò). Bầu trời VN đang cực kỳ oi bức, phải chăng báo hiệu một cơn bảo lớn ?
Cách đây 3 năm, nào ai có thể tưởng tượng một chế độ bạo tàn hơn 40 năm ở Lybia sẽ sụp đổ, vậy mà một năm sau, cha con Gadhafi nằm phơi thây sình thúi ngoài đường. Trông người lại nghĩ đến ta, đảng Cộng Sản VN đang hoảng hốt, dân tôc VN đang chuẩn bị làm một cuộc giải phóng, lần nầy thực sự là một cuộc giải phóng chính danh.
Khi vừa ra khỏi nhà tù, Nguyễn Phương Uyên đã dõng dạc tuyên bố : Tôi không cần giảm án.Tôi chỉ cần tòa xử đúng người, đúng tội. Tôi cho rằng chống đảng CS không phải chống đất nước. Các ông đừng đánh đồng.
Lời tuyên bố đanh thép của cô sinh viên trẻ 21 tuổi chắc không lay động được cung cách của loài cẩu trệ, nhưng với đàn anh, đàn chị, các bậc cha chú của Phương Uyên, những lời nói nầy phải xoáy vào tim óc để mỗi người tự chọn cho mình một thái độ phù hợp với lương tâm và lương tri trước sự leo thang tội ác của đảng cộng sản cầm quyền.
Đối với người Việt ở hải ngoại, trong tháng 6 vừa qua, 800 người Việt thuộc thế hệ 1,5 và sinh trưởng trên đất Mỹ đã từ khắp các tiểu bang về tập họp ở Washington DC để vận động với giới hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ thúc đẩy chánh phủ VN phải cải thiện tình trạng vi phạm nhân quyền, và lập kế họach hành động. Khi giới trẻ đã nhận thức đựợc trách nhiệm của họ thì chẳng lẽ thế hệ cha ông lại buông xuôi, thảnh thơi đi về VN du hí, tạo thêm buồn tủi cho bạn bè thân thuộc bất hạnh phải kéo lê kiếp sống lầm than và góp ngoại tệ cho kẻ thù củng cố chế độ...
Để chấm dứt, chúng tôi xin được lập lại lời nói của một đứa con nói với cha mẹ mà chúng tôi nghe được : Chừng nào phi trường Hà Nội và Saigon không còn thấy những du khách như ba mẹ, chừng đó nước VN hết còn Cộng Sản.
Câu nói thắm thía của đứa con nói với cha mẹ mà có lẽ cũng là lời nói của giới trẻ với tất cả ông bà cha mẹ người Việt Nam tỵ nạn. Khi xưa cha mẹ đã bị cộng sản đày đọa, lăng nhục, cha mẹ đã tìm cái sống trong cái chết để bỏ nước ra đi, thì hôm nay có gì vui sướng hãnh diện để cha mẹ đi đi về về khi kẻ thù còn đó.? Đó là một bổn phận tối thiểu của người ty nạn khi trả lời câu hỏi nầy để gọi là góp phần tối thiểu vào công cuộc cởi ách thống trị của kẻ thù.
Lâm Văn Bé – Tháng 9/2013