banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

COP25 tại Madrid:

“Hành tinh này gần đến mức không thể quay lại”

Mai Thanh Truyết

COP25 đang diễn ra tại Madrid từ ngày 2 đến 13 tháng 12 năm 2019. Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh quan trọng trong năm để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Hơn 50 nhà lãnh đạo thế giới đã tập trung cho hội nghị Biến đổi Khí hậu COP25 của LHQ năm 2019 tại trung tâm hội nghị IFema của Madrid.
Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, hôm Chủ nhựt nói rằng “hành tinh này gần đến mức không thể quay lại” (close to a point of no return). Hội nghị thượng đỉnh đánh dấu "điểm không thể quay lại" trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu của nhân loại.
Thượng đỉnh về khí hậu, sẽ đặt ra “khung làm việc” (framework) cho một giai đoạn mới về hành động khí hậu, bắt đầu từ 2/12 tại thủ đô của Tây Ban Nha. COP25 là Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu cuối cùng của LHQ trước năm 2020, năm mà nhiều quốc gia phải đệ trình các báo cáo và kế hoạch hành động khí hậu mới.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, nói rằng các quyết định quan trọng phải được đưa ra "ngay bây giờ" để hạn chế khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính.
"Chúng ta cần một sự thay đổi nhanh chóng và sâu sắc trong cách thức nhân loại kinh doanh, tạo ra năng lượng, xây dựng các thành phố, di chuyển và nuôi sống bản thân, loại bỏ chứng nghiện carbon", ông Antonio Guterres nói. Ông kêu gọi đặc biệt từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và điều tiết thị trường carbon.
"Tại hội nghị Thượng đỉnh tại Glasgow vào năm 2020 (COP26) với những đóng góp của các quốc gia có nhiều tham vọng hơn và những chiến lược dài hạn này phải dẫn đến việc khử carbon một cách có tuần tự, công bằng và hiệu quả. Guterres tuyên bố rằng hành tinh này rất gần tới điểm không thể quay trở lại và thúc giục tất cả các quốc gia cần có nhiều "tham vọng" hơn để cắt giảm khí thải ô nhiễm vì đây là "thời điểm quan trọng" để chống biến đổi khí hậu.

1. Khí hậu, bình đẳng và khử carbon
Tác động của biến đổi khí hậu 'ảnh hưởng' không đồng đều đến các quốc gia và các nhóm xã hội khác nhau đã được các nhà lãnh đạo thế giới đánh dấu. Bộ trưởng môi trường Chile Carolina Schmidt tuyên bố rằng tính cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thế giới "không công bằng" vì nó nhằm làm tổn thương những quốc gia dễ bị tổn thương (vulnerable) trước hết.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi cũng đề cập rằng cuộc khủng hoảng khí hậu cần được giải quyết theo nghĩa "công lý kinh tế và môi trường cho tất cả mọi người" (economic and environmental justice for all). Bà tiếp trong buổi lễ khai mạc:"Tất cả chúng ta đều tin rằng chúng ta có trách nhiệm đạo đức đối với các thế hệ tương lai để vượt qua hành tinh này theo cách tốt hơn, cách tốt nhất có thể".
King of Spain, Felipe VI cũng nêu ra rằng những người dễ bị tổn thương nhất là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các quốc gia đang phát triển bởi tác động của sự hâm nóng toàn cầu, làm trầm trọng thêm những rủi ro và nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội, nghèo đói.
Con đường khử carbon cũng được nhấn mạnh là một trong những mục tiêu chính của các quốc gia chống lại biến đổi khí hậu, một trong những vấn đề nổi bật từ hội nghị thượng đỉnh khí hậu cuối cùng được tổ chức năm ngoái (2018) tại Ba Lan (COP24).
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu:"Trong 10 ngày nữa, Ủy ban Châu Âu sẽ trình bày GreenDeal của EU. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành lục địa trung hòa khí hậu (climate neutral) đầu tiên vào năm 2050. Nếu chúng tôi muốn đạt được mục tiêu đó, chúng tôi phải hành động và thực hiện các chính sách của mình ngay bây giờ. Quá trình chuyển đổi này cần một sự thay đổi thế hệ.” FOR ACTION IS NOW

2. Những kết ước trong COP25
- Đạt được tính trung lập carbon: Đã đến lúc phải huy động một số lượng lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để đưa ra và thực hiện các giải pháp sẽ đẩy nhanh quá trình khử carbon của nền kinh tế;
- Thực hiện các giải pháp cụ thể cho quá trình khử carbon trong hệ thống điện: Đã đến lúc đầu tư vào các vấn đề như lưu trữ năng lượng, quản lý nhu cầu, sạc linh hoạt cho xe điện và kết nối;
- Phát triển năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng vững chắc: Đã đến lúc cần phải tiến bộ hơn với các mô hình bền vững để quản lý và thoát nước cũng như các giải pháp để giảm dấu ấn khí hậu ở các thành phố lớn;
- Kết hợp các mô hình đầu tư cho cơ sở hạ tầng bền vững ở châu Mỹ Latinh.
Chúng ta không có thời gian để trì hoãn hành động vì khí hậu. Tất cả chúng ta phải làm nhiều hơn bao giờ hết để tranh đấu cho mục tiêu nầy. Do đó, năng lượng sạch, hạ tầng cơ sở vững chắc, nước và các thành phố bền vững sẽ hình thành trong chương trình nghị sự COP25.
Chống biến đổi khí hậu là một ưu tiên quan trọng đối với mọi công dân thế giới. Mỗi chúng ta cần hành động để thiết lập một mô hình kinh doanh bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo tiến bộ xã hội và cân bằng môi trường.

3. Ngay bây giờ là thời điểm cần cho hành động
Một trong những động cơ thúc đẩy Hiệp định Paris – COP21 là việc áp dụng triệt để Điều 6 (Article 6). Phần này của Thỏa ước Paris cho phép các quốc gia hợp tác để đạt được các mục tiêu biến đổi khí hậu. Trong khi các quy tắc và hướng dẫn vẫn đang được xác định, Điều 6 giúp các quốc gia có thể hợp tác để giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm cả việc thông qua đầu tư vào các công nghệ thân thiện với carbon (carbon friendly technology) và sử dụng thị trường carbon (carbon market). Các hợp tác cùng có lợi (win-win collaboration) được thực hiện do Điều 6 dự kiến sẽ làm tăng ý chí tập thể về biển đổi khí hậu nói chung và giúp tránh các tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Năm nay tại COP25, các nhà đàm phán đang làm việc cật lực để áp dụng các quy tắc và hướng dẫn cứng rắn hơn để thực hiện Điều 6 và thúc đẩy hành động biến đổi khí hậu mạnh hơn so với COP21.

4. Làm thế nào để đối phó với sự biến đổi khí hậu?
Cần đưa hành động vì khí hậu của mỗi công dân toàn cầu nhằm gia tăng cường độ cao hơn!
Hoạt động của con người đang khiến hành tinh của chúng ta ấm lên với tốc độ đáng báo động qua những bằng chứng khoa học rất rõ ràng và không thể bác bỏ được. Các cơ quan khoa học quốc tế đã cảnh báo rằng chúng ta chỉ còn hơn 10 năm để giảm một nửa lượng khí thải để tránh những tác động tàn phá nhất của biến đổi khí hậu đối với nguồn cung thực phẩm, an ninh quốc gia, sức khỏe toàn cầu, thời tiết khắc nghiệt, v.v...
Chúng ta không còn thời gian để lãng phí nữa, và năm 2020 sẽ là một bước ngoặc quan trọng đối với hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần hành động khẩn cấp và tăng ý chí tập thể về biến đổi khí hậu ở mọi cấp độ, từ nguyên thủ quốc gia đệ trình các cam kết dứt khoát cho Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Tất cả chúng ta đều có khả năng làm một cái gì đó để giải quyết những thách thức khí hậu hiện nay và vẫn có thể làm nhiều điều hơn nữa trong lãnh vực nầy.

5. Những gì cần làm cho những ngày sắp tới?
- Tiếp cận thông tin
“Kiến thức là sức mạnh”. Hãy tìm hiểu thêm một cách khoa học về thách thức khí hậu và trách nhiệm mà tất cả các ngành chủ chốt trong việc giải quyết vấn đề. Hãy làm tăng thêm tiếng nói của bạn vào các vấn đề đang định hình cuộc tranh luận về khí hậu cũng như dữ liệu dựa trên bằng chứng mới liên quan trực tiếp đến những thay đổi khí hậu của chúng ta.
Xử dụng năng lực của bạn như một nhà khoa học công dân (citizen scientist).
- Hãy nhận lấy trách nhiệm cho chính mình
Hãy tự kiểm kê cá nhân về tác động của bạn lên hành tinh này, Và hãy nhớ rằng, nếu bạn có thể “cân đong đo đếm” được nó, bạn có thể quản lý nó! Từ đó, bạn có thể tính toán được lượng khí thải carbon của bạn. Và sau cùng, bạn có thể cân nhắc bù đắp lượng khí thải carbon bằng cách đầu tư vào các dự án năng lượng sạch và tái tạo trên khắp thế giới, thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo vệ hành tinh của chúng ta.
- Xem xét các ổ cắm điện trong nhà
Bạn có thể sử dụng năng lượng hiệu quả hơn bằng cách rút phích cắm ra khỏi ổ điện mỗi khi chấm dứt việc xử dụng một bộ phận điện nào đó. Và nếu có thể xử dựng năng lượng tái tạo trong nhà. Tất cả những điều này có thể giúp làm giảm tác động cá nhân của bạn. Như vậy, chính bạn đã cải thiện và đóng góp vào Hành động Xanh – Acts of Green của bạn đó!
- Di chuyển thông minh hơn
Giao thông vận tải hiện là nguồn phát thải carbon lớn nhất ở Hoa Kỳ. Bất kỳ bạn sống ở đâu, du lịch bằng xe hoặc máy bay đều góp phần lớn vào dấu ấn carbon (carbon imprint) toàn cầu như: xử dụng phương tiện công cộng, đi xe đạp hoặc đi bộ khi có thể - nó rất tốt cho sức khỏe, ví tiền của bạn và giảm thiểu được việc phát thải khí CO2.
- Hành động vì khí hậu
Thực phẩm của bạn là một dấu ấn carbon; đó là khí thải nhà kính được tạo ra bằng cách trồng, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, nấu ăn và chế biến thực phẩm cho chúng ta ăn. Việc sản xuất hàng loạt thịt, sữa và trứng có trên hành tinh của chúng ta đã là một tác động lớn trên sự biến đổi khí hậu!
Ngoài ra, chất thải thực phẩm là một góp phần rất lớn tiềm ẩn trong biến đổi khí hậu. Trên thực tế, nếu chất thải thực phẩm toàn cầu là một quốc gia, nó sẽ là nơi phát thải khí nhà kính lớn thứ ba, sau Trung Cộng và Hoa Kỳ. Dấu ấn carbon của thực phẩm bị lãng phí này ước tính là khoảng 3,3 tỷ tấn CO2.
Do đó, hãy thưởng thức bữa ăn có nguồn gốc thực vật, tiết giảm chất thải thực phẩm hoàn toàn và phân hủy phế liệu thực phẩm, bạn đã giải quyết được 3,3 tỷ tấn carbonic rồi đó!
- Tổ chức
Một người có thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nếu cùng nhau hợp quần, chúng ta có thể tạo ra một phong trào. Hãy xem xét các cộng đồng mà bạn là một thành viên: - Khu phố bạn đang ở; - Trường học, công ty hoặc tổ chức của bạn; - Chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, các tổ chức đức tin hoặc nhóm yoga của bạn… Tất cả hành động tập thể đó có thể có tác động lớn - và ảnh hưởng lớn - để thay đổi thói quen có hại cho sự biến đổi khí hậu.

6. Tại sao các quốc gia tăng tham vọng của họ lại khó khăn đến như vậy?
Nhiều quốc gia đã do dự để tăng tham vọng của họ vì nhiều lý do.
- Trước hết, nhiều quốc gia không tin tưởng rằng các nguồn phát thải CO2 lớn sẽ giảm đáng kể, một phần vì các quốc gia này không phải là các bên (parties) tham gia hoặc đã rút khỏi Nghị định thư Kyoto.
- Sự khác biệt về triết học, những hạn chế chính trị trong nước và khả năng công nghệ không đủ mạnh để áp lực các quốc gia có khả năng thực hiện các cam kết giảm phát thải.
- Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu và các nền kinh tế lớn nhất châu Á đã khựng lại… khiến nhiều quốc gia chuyển tiền ra khỏi những dự án năng lượng sạch và phát triển carbon thấp (clean energy and low-carbon development) nhằm tiếp tục ủng hộ các hoạt động kinh doanh thông thường.
Một yếu tố khác trong việc tăng tham vọng là liệu tất cả các quốc gia có nhận thức một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm phát thải là công bằng hay không?
Nhiều quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi tin rằng họ không cần phải thực hiện các hành động có ý nghĩa bởi vì họ không chịu trách nhiệm về mặt lịch sử đối với phần lớn khí thải CO2. Hơn nữa, nhiều quốc gia trong số trên cảm thấy rằng họ chỉ có thể hành động nếu các nước đã phát triển cung cấp tài chính, xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết.
Tăng cường tham vọng là yếu tố sống còn đối với sự thành công của United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC và sức khỏe của trái đất chúng ta đang sống. Nếu các quốc gia không đồng ý với các cam kết tham vọng hơn, cả về giảm thiểu phát thải và hỗ trợ tài chính, thì thế giới chắc chắn sẽ phải chịu tác động của biến đổi khí hậu.

7. Kết luận
Theo thỏa thuận năm 2015, hơn 200 quốc gia cam kết duy trì sự hâm nóng toàn cầu ở mức dưới 20C vào năm 2100 so với mức trước công nghiệp và, nếu có thể, ở mức dưới 1,5 độ trên. Thế giới bây giờ ấm hơn 1,1 độ so với thời điểm bắt đầu Cách mạng Công nghiệp - một sự thay đổi đã ảnh hưởng sâu sắc đến hành tinh và cuộc sống của con người.
Đúng vậy, biến đổi khí hậu ngày càng nằm trong chương trình nghị sự, bởi vì những tác động hủy diệt của nó ngày càng trở nên rõ ràng hơn và không thể bỏ qua - ngay cả bởi những người quyền lực nhất thế giới.
Mới hôm thứ Hai (2/12/2019), một báo cáo mới từ Oxfam cho thấy sau mỗi 2 giây, một người bị buộc rời khỏi nhà do biến đổi khí hậu.
Tổng Thư Ký LHQ Guterres phát biểu:”Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, và điểm không thể quay lại không còn ở phía chân trời nữa. Nó ở trong tầm nhìn và đang lao về phía chúng ta”.
Nghe qua có vẻ hơi đáng báo động. Câu hỏi được đặt ra là COP25 có thực sự là 'điểm không thể quay lại' không?
Woman dumps remains of her bushfire-ravaged home outside Australian parliament to protest climate changeCuộc họp ở Madrid là cuộc họp mặt cuối cùng của nhóm COP-Conference of Parties trước năm 2020, năm mà thỏa thuận Paris có hiệu lực.
Text Box: Người phụ nữ đã bỏ phần còn lại ngôi nhà của bà đã bị tàn phá trong đám cháy rừng bên ngoài quốc hội Úc để phản đối biến đổi khí hậuKhi các quốc gia ký thỏa thuận trở lại vào năm 2015, họ đã đồng ý rằng phát thải khí nhà kính toàn cầu phải đạt cực đại vào năm 2020, và sau đó bắt đầu giảm - hoặc thế giới sẽ đối mặt với thiệt hại, tai hại, và không thể đảo ngược.
Theo các kịch bản hiện tại, lượng khí thải sẽ cần giảm 7,6% mỗi năm trong thập kỷ tới.
Điều đó sẽ yêu cầu hầu hết các quốc gia phải tăng cường các cam kết của họ trước cuộc họp COP tiếp theo tại Glasgow vào tháng 11 sang năm 2020. Theo LHQ, nếu chúng ta chỉ dựa vào các kế hoạch khí hậu hiện tại, nhiệt độ có thể được dự đoán sẽ tăng thêm 3,20C vào cuối thế kỷ này.
Nghe thật đáng sợ. Nhưng chúng ta có thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn điều này?
Image result for cop25 madridVâng. Nhưng chúng ta cần phải hành động nhanh chóng. Bằng cách nào?
Hoa Kỳ chịu trách nhiệm cho 13% lượng khí thải toàn cầu, nguồn phát thải lớn thứ hai thế giới sau Trung Cộng. Nhưng thế giới có thể khó đạt được mục tiêu hơn nếu không có Mỹ - sự vắng mặt của Mỹ có nghĩa là những người gây ô nhiễm lớn khác trên thế giới sẽ phải tăng cường các cam kết của họ.
Mặc dù Thượng đỉnh COP25 còn đang diễn ra tại Madrid, nhưng người viết hình dung được bản Thông cáo chung, hay những Kết ước sắp tới, hay gì gì đi nữa…cũng chỉ là những văn bản có tính cách “hàn lâm” như những lần trước để rồi mỗi nguyên thủ quốc gia sẽ mang về bảo quản trong văn khố quốc gia…và để rồi cũng vào ngày nầy sang năm 2020 sẽ qua Glasgow, Anh Quốc tiếp thục tham dự Thượng đỉnh COP26.
Mong rằng kỳ họp ở Madrid lần này sẽ không là “giấc mơ trong mộng” nhưng sẽ mang lại những quyết định và kế hoạch cụ thể hơn 24 kỳ họp Thượng đỉnh trước.
“Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu” và “Hãy quay về hướng mặt trời thì bạn sẽ không thấy bóng tối.”  (Helen Keller)
Chào mừng Thượng đỉnh COP25 trong hy vọng.
Houston - 3/12/2019
Mai Thanh Truyết
 
Ghi chú:
In the climate negotiations, “ambition” refers to countries’ collective will—through both domestic action and international initiatives—to cut global greenhouse gas emissions enough to limit global temperature rise to 2°C above pre-industrial levels.
Trong các cuộc đàm phán về khí hậu, “tham vọng” đề cập đến ý chí tập thể của các quốc gia, thông qua cả hành động trong nước và các sáng kiến quốc tế nhằm cắt giảm khí thải nhà kính đủ để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2°C so với mức trước công nghiệp.

https://www.facebook.com/MaiThanhTruyetUSA



Phát triển bền vững sau thượng đỉnh COP21:

Thế giới chuẩn bị viễn ảnh năm 2030

Mai Thanh Truyết

Lời người viết: Trải qua gần 30 năm, từ giai đoạn Thương đỉnh Rio de Janeiro, Brasil năm 1992, cho đến Thượng đỉnh COP25 sắp sửa diễn ra tại Madrid, Spain vào tháng 12/2019 sắp đến, gần 200 quốc gia trên thế giới đã “hứa” sẽ làm giảm bớt việc phát thải khí carbonic – CO2, tác nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Và thành quả đạt được của mỗi quốc gia sẽ được báo cáo đầu tiên trong Thượng đỉnh COP26 vào tháng 12/2020. Người viết cố gắng nhìn vấn đề một cách tích cực là vẽ ra một viễn tượng lạc quan về năm 2030, một năm mà rất nhiều quốc gia “hứa” sẽ kiểm soát và giảm thiểu sự phát thải trở về định mức của năm 2005 như các Thượng đỉnh trước đã quy định.

Một sự kiện tích cực sau Thượng đỉnh COP21, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lưu tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và bắt đầu tập trung vào việc chuẩn bị cho tương lai nằm trong dấu ấn và mốc tương lai gần nhứt là năm 2030. Từ các quốc gia đông dân như Ấn Độ cho đến những quốc gia trong Liên hiệp Âu châu, Bắc Mỹ cho đến những quốc gia nhỏ bé bên Phi Châu, cộng đồng Á Rập. Thậm chí những tập đoàn công kỹ nghệ lớn cũng động não nhằm …sản xuất thành phẩm có chiều hướng thích hợp với môi trường.
Duy chỉ có quốc gia đông dân nhứt thế giới là Trung Cộng cho đến nay, người viết chưa tìm ra tài liệu hay chương trình hành động của TC cho năm 2030, dù TC đã hứa rất nhiều trong kết ước năm 2015 là COP21 ở Paris. Hứa nhưng chỉ thấy những dự án, viễn tượng năm 2030 qua mối liên lạc giữa ASEAN và TC xuyên qua các ảnh hưởng và áp lực kinh tế - chính trị của TC mà thôi.
Nhằm cố gắng tổng hợp những ý kiến, gợi ý của những nhà “tương lai học” (futurist) và cùng ghi lại các suy nghĩ về viễn tượng trên của một số quốc gia cũng như vài suy tư cá nhân để góp phần vào nhận định về việc thế giới chuẩn bị viễn ảnh năm 2030.

1. Hình ảnh thế giới năm 2030
Với tính lạc quan về tương lai năm 2030, hình dung chúng ta đang sống trong một nền kinh tế tuần hoàn toàn cầu. Tất cả cánh cửa khoa học đã “mở” ra khắp nơi trên thế giới và đã trở thành cố ý minh bạch (intentionally transparent). Chính nét suy nghĩ mở này đã tạo ra sự gia tăng niềm tin trong dây chuyền cung ứng thế giới và làm cho dây chuyền nầy có trách nhiệm hơn lên.
Các tiến bộ trong cuộc cách mạng công nghiệp như: - Trí tuệ nhân tạo), - “Mạng toàn cầu vạn vật” (Internet of Things -IoT), - và Công nghệ nano đã tạo thuận lợi cho việc theo dõi các kim loại và khoáng chất quan trọng từ mỏ đến người tiêu dùng. Sự minh bạch này đã báo trước một 'tiêu chuẩn mới” (new Norm), trong đó các nguyên liệu thô mà chúng ta sử dụng để sản xuất và xây dựng có thể được truy nguyên từ khi chúng được chiết xuất cho đến lần đầu tiên sử dụng, tái sản xuất và tái cấu trúc và tái sử dụng cuối cùng.
Bước vào năm 2030, không ai nói về nền kinh tế tuần hoàn; nó chỉ là nền kinh tế đích thực. Các “sân chơi cứng” (hard playground) trong sự thịnh vượng xã hội ngày càng tăng, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào vật liệu và năng lượng chính, đã được thực hiện. Chúng ta từng khổ sở khi nhìn thấy nhiều năm tháng ảm đạm trong những năm 2010, khi hàng tỷ tấn nguyên liệu được khai thác hàng năm để đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội – nhưng trong đó, chỉ một phần nhỏ được tái chế cho việc sản xuất trở lại.
Mọi người bước vào năm 2030 sẽ chứng kiến kỷ nguyên các sáng kiến đã được đưa ra để thúc đẩy hành động hướng tới lượng khí thải carbon trở về số không (net-zero) từ ngành công nghiệp nặng và ngành vận tải nặng. Những cải tiến trong chuỗi cung ứng pin bền vững đã cho phép các ngành công nghiệp vận tải và năng lượng giảm 30% lượng khí thải, mang các nền kinh tế về đúng hướng để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa ước Paris COP21. Để rồi, khi nhìn lại, chỉ còn rất ít danh mục được hưởng lợi nhiều hơn từ tầm nhìn của các chính trị gia và doanh nhân của chúng ta so với ngành công nghiệp pin. Cuộc cách mạng tế bào năng lượng (cell-powered) đã tạo ra 10 triệu việc làm, thêm 150 tỷ đô la cung cho nền kinh tế toàn cầu và cung cấp điện cho 600 triệu người.
Với giá thành công nghệ giảm nhanh tạo ra cơ hội lớn để giảm chất thải. Mạng lưới thế giới bắt đầu theo dõi các sản phẩm và vật liệu càng làm cho giá cả rẻ hơn nhiều so với trước đây, tăng cơ hội để phục hồi và tái chế trở lại.
Từ đó, chúng ta tập trung vào việc nắm bắt thêm nhiều giá trị hơn từ các cơ sở hạ tầng hiện có nhằm kết hợp hành động trong việc chế ngự những tác động của ô nhiễm, biến đổi khí hậu, và các tai ương khác của hành tinh chúng ta đang sống.
Với tầm nhìn về thế giới lạc quan và có tính khả thi cao như trên, hành tinh chúng ta đang sống sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2030?

2. Đời sống cá nhân sau năm 2030
Trong chiều hướng suy nghĩ trên, hình dung đến năm 2030, lượng khí thải CO2 của bạn sẽ giảm xuống rất xa. Không khí bạn thở sạch hơn. Thiên nhiên đang hồi phục. Thay đổi sự biến đổi khí hậu trong chiều hướng sẽ làm cho chúng ta có một môi trường sống lành mạnh hơn.
Đó là những gì xảy ra cho năm 2030 nếu chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Hình dung khi bạn bước ra khỏi cửa vào buổi sáng ở một thành phố xanh và đáng sống. Bạn có thể chọn gọi xe Taxi/Uber. Máy điện toán trong cell phone của bạn đã tính toán tuyến đường thông minh nhất cho chiếc xe đến đón bạn và đón một vài người khác trên đường đi. Vì hội đồng thành phố đã cấm xe hơi tư nhân trong thành phố, hàng loạt dịch vụ di chuyển mới đã có sẵn. Nó rẻ hơn khi bạn không sở hữu chiếc xe riêng của mình, và nó làm giảm tắc nghẽn; vì vậy bạn đến đích nhanh hơn và không phải mất thời gian tìm chỗ đậu xe. Sẽ có rất ít xe trên đường phố và phần còn lại là xe điện vì tất cả điện trong thành phố do năng lượng “xanh” cung cấp.
Các dụng cụ bằng nhựa (plastic) xử dụng một lần đã trở thành…huyền thoại. Khi bạn mua một dụng cụ, bạn mua một cái gì đó có thể dùng trong dài hạn. Nhưng bởi vì bạn mua ít thứ hơn rất nhiều so với trước đây, bạn thực sự có thể mua những sản phẩm có phẩm chất tốt hơn. Từ chối (rác không tái chế được) - Tái sử dụng -  Giảm thiểu - Tái chế - Refuse, Reuse, Reduce, Recycle… là lối nhìn mới về sự vật. Mọi công dân giờ đây sẽ có nhiều tiền hơn để chi cho các dịch vụ: dọn dẹp, làm vườn, giúp giặt giũ, bữa ăn lành mạnh dễ nấu, giải trí, trải nghiệm kinh nghiệm sống… Tất cả đều mang lại cho “con người” hiện đại trung bình nhiều lựa chọn hơn và nhiều thời gian dành cho những sinh hoạt hàng ngày hơn, từ đó, có thêm thì giờ cho những sinh hoạt tinh thần và tâm linh hơn…như đọc sách, cầu nguyện, sám hối chẳng hạn!
Tóm lại, giải quyết được các hệ lụy của sự biến đổi khí hậu làm cho đời sống con người thăng hoa hơn trong năm 2030 sắp tới.

3. Chế ngự được một số hình thức tội lỗi xã hội
Bước đầu tiên để giảm bạo lực vào năm 2030 là ý thức rõ ràng về vị trí, không gian, và thời gian bạo lực xảy ra trên thế giới. Chúng ta thử xét xem trường hợp bạo lực gây chết người. Có một quan niệm sai lầm rằng nhiều người chết trong các khu vực chiến tranh nhiều hơn là trong các quốc gia hòa bình.
Xin thưa, sau khi xét bạo lực xảy ra trên thế giới trong một thời gian dài, Liên Hiệp Quốc cho thấy thống kê ghi ngược lại. Văn phòng LHQ về Ma túy và Tội phạm ước tính tỷ lệ này là khoảng 5:1, có nghĩa là có nhiều người chết do các nhóm tội phạm có tổ chức hoặc do cá nhân ở các quốc gia như Brazil, Colombia và Mexico gấp 5 lần hơn so với các cuộc xung đột nội bộ ở các quốc gia như Afghanistan, Syria và Yemen.
Từ đó, chúng ta cần phải chú ý đến việc nghiên cứu và đầu tư nhiều biện pháp trong việc giảm thiểu nguyên nhân tạo ra bạo lực và cải thiện việc bảo vệ các khu vực và dân số bị ảnh hưởng. Chẳng hạn ở Mỹ, nghiên cứu cho thấy rằng việc tập trung vào việc giảm bạo lực gây chết người ở 40 thành phố có tỷ lệ giết người cao nhất có thể cứu sống hơn 12.000 người mỗi năm. Ở Mỹ La-tinh, sự việc giảm giết người chỉ trong bảy quốc gia bạo lực nhất trong 10 năm tới sẽ cứu sống hơn 365.000 người.

4. Hưởng không khí sạch là một quyền trong Hiến chương Nhân quyền LHQ
Sau 10 năm can thiệp, các nhà hoạt động và các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đã song hành bên nhau, không khí sạch được công nhận là quyền cơ bản của con người và các thành phố như New Delhi, Peking … sẽ quang đảng hơn và người dân sẽ nhìn thấy bầu trời xanh trong suốt cả năm.
Điều thay đổi từ những ngày đen tối ở năm 2020 đến ngày hôm nay, 2030 là sự thừa nhận sớm các tác động lên sức khỏe của sự ô nhiễm không khí của các chính phủ, thúc đẩy đến hành động trên toàn cầu.

5. Một thành phố cung ứng mọi phương tiện xanh cho bạn
Thông thường, các nhà thiết kế và chỉnh trang thành phố hiện tại thường phát họa những thành phố lớn với các cơ sở hạ tầng phức tạp. Thưc sự chúng ta có cần những thứ đó không? Rõ ràng là chúng ta cần những cơ sở hạ tầng mới để mở rộng các thành phố là quan trọng, nhưng có lẽ có một câu hỏi quan trọng hơn là chúng ta sử dụng và hưởng thụ những cơ sở hạ tầng hiện tại của mình đến mức nào?
Vào thập niên 1980, khi thế hệ “bùng nổ trẻ em” (baby boomers) đến với số lượng lớn tại các trường đại học trên khắp thế giới, hầu hết các trường chỉ đơn giản là nới rộng trường ốc với chi phí rất cao. Một ngoại lệ quan trọng ở Đại học Cape Town là vì không thể mở rộng được, cho nên Ban Điều hành đại học đã tự hỏi là cơ sở của trường đã dung chứa hết 100% diện tích xây dựng chưa?
Câu trả lời sau khi nghiên cứu là: - Trường chỉ xử dụng 17% số giờ giảng trong các lớp học, phòng thí nghiệm mà thôi! Và trong 30 năm tiếp theo, Đại học Cape Town đã tăng số lượng sinh viên gấp đôi trong khuôn viên trường mà không có bất kỳ chương trình xây dựng lớn nào, chỉ đơn giản bằng cách chấn chỉnh lại các thời khoa biểu hợp lý hơn cho việc giảng dạy và phân phối lớp học hợp lý hơn.
Phần lớn cơ sở hạ tầng ở các thành phố của chúng ta ở cũng không được sử dụng nhiều. Đường cao tốc được thiết kế cho giờ cao điểm; các trường học chỉ có học một buổi mỗi ngày, thường là vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối rảnh rỗi. Một nghiên cứu mang tên “Biến đổi các thành phố của Úc” (Transforming Australian Cities) đã đề ra rằng nếu tất cả sự phát triển trong tương lai nằm gần ranh giới tàu điện ngầm hiện tại, các thành phố sẽ tiết kiệm được 110 tỷ Đô la chi phí cơ sở hạ tầng trong hơn 50 năm cho mỗi 1 triệu người cư ngụ thêm vào thành phố.
Tầm nhìn cho năm 2030 là một thế giới nơi các thành phố tận dụng tốt hơn cơ sở hạ tầng hiện có, trước khi xây dựng các dự án mới với chi phí tài chính và môi trường lớn. Điều này sẽ thấy những người sống gần hơn với khả năng tiếp cận tốt với cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông công cộng, dịch vụ xã hội và không gian công cộng có phẩm chất tốt hơn, người dân có nơi đi bộ hợp lý là hình thức giao thông chính yếu.
Qua những phác họa trên đây, chúng ta thấy rằng thế giới năm 2030 sẽ là một khung trời đáng sống cho mọi công dân toàn cầu. Từ đó, tham vọng chính trị, tham vọng chiếm đoạt trên cương vị con người hay quốc gia lần lần sẽ giảm xuống vì tốc độ và sức ép của cuốc sống không còn đè nặng nữa.
Phải chăng thời điểm 2030 sẽ là một dấu ấn mới trên hành tinh chúng ta đang sống cho một Thiên Đàng Hạ Giới mà mỗi người trong chúng ta đang cố gắng truy tìm?
Chúng ta chờ xem tương lai sẽ trả lời như thế nào?

Một buổi sáng lạc quan - 21/11/2019
Mai Thanh Truyết

https://www.facebook.com/MaiThanhTruyetUSA

 

Đăng ngày 07 tháng 12.2019