banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Hôm nay (7/12) trong mục Thƣ Hàn Quốc ở trang chót của báo Tuổi Trẻ có đăng bài khá thú vị. Bài báo nhan đề “Ngƣời trẻ tuổi không ngoảnh mặt”, do tác giả Oanh K. viết. Trong đó, có thuật câu chuyện một ngƣời dân Hàn Quốc bình thƣờng, ông hàng xóm Kang, sau khi lên Seoul dự dám cƣới trở về, đã chỉ tay vào một nơi giới thiệu với tác giả là ngƣời đồng hành, nói : “Đây là nơi 20 năm trƣớc gia đình tôi đã sống. Trƣớc đây chẳng có cái gì, vậy mà sau 20 năm tôi không còn nhận ra, vì nhà cửa, khách sạn, đƣờng phố đã mọc lên quá nhanh, quá đàng hoàng và đẹp đẽ. Nếu chiến tranh xảy ra thì tất cả đều trở về nhƣ 20 năm trƣớc, đó là điều ngƣời dân Hàn Quốc không muốn chút nào. Lạy Chúa ! Chiến tranh đừng xảy ra !”.

Bài báo cũng nói : vào tuần trƣớc, đã diễn ra việc tuyển quân của lực lƣợng hải quân đúng theo thông lệ hàng năm, sau khi vụ nã pháo của quân đội CHDCND Triều Tiên vào đảo Yeonpyeong chỉ một vài ngày, số lƣợng thanh niên trẻ đăng ký tuyển đã tăng nhiều đến mức những ngƣời làm công tác tuyển quân cũng ngạc nhiên : tăng 28,5 % so với năm trƣớc. Một thanh niên dự tuyển đã nói lý do mà mình đăng lính : “Tôi nghĩ đất nƣớc đang gặp khó khăn nên việc đứng lên đảm nhiệm nghĩa vụ của công dân đối với đất nƣớc là cần thiết. Chúng tôi phải bảo vệ những thành quả kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ sự an toàn của những ngƣời dân”.

Rồi tác giả viết tiếp : “Câu nói ấy của chàng trai trẻ khiến nhiều trái tim Hàn Quốc xúc động, kể cả tôi, không phải ngƣời Hàn Quốc. Bởi những ngƣời trẻ ấy đang đƣợc thụ hƣởng một cuộc sống rất đầy đủ, sung sƣớng, nhƣng họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống trong nhung lụa để góp phần bảo vệ đất nƣớc, nếu điều xấu nhất xảy ra”. Bài báo cũng nói : “Hôm qua, 6-12, bắt đầu cho một tuần quân đội tập trận và bắn đạn thật trên biển. Có tới 29 điểm bắn thuộc khu vực biển tây, biển đông và biển nam. Cùng sự kiện này là thông tin 120 máy bay chiến đấu của Hàn Quốc đã sẵn sàng. Nhƣng hôm qua, hôm kia và rất nhiều hôm trƣớc nữa, ngƣời dân Hàn Quốc vẫn làm việc, đi chợ, đi chơi, trẻ con vẫn đi học, không khí lo lắng sợ hãi không còn nhƣ hôm CHDCND Triều Tiên bắn pháo vào đảo Yeonpyeyong…”

Bên cạnh bài báo này, báo Tuổi Trẻ cũng có đăng một hình ảnh về các thành viên nhóm chống chiến tranh và ủng hộ thống nhất Triều Tiên biểu tình chống việc gửi quân tham gia tập trận bắn đạn thật, trƣớc trụ sở Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ở Seoul ngày 6-12, trong đó có hình rất rõ nét con chim câu màu trắng hiền lành và dòng chữ màu đen to lớn NO WAR tức phản đối chiến tranh. Đây quả thật là một sự tƣơng phản hài hƣớc giữa tấm hình có con chim câu và câu nói hoàn toàn tự phát của chàng thanh niên trai trẻ. Sự tƣơng phản này cũng là sự tƣơng phản đã từ lâu mà mọi ngƣời đều biết về một đất nƣớc Bắc Hàn cha truyền con nối, một hệ thống chính trị quân sự cƣỡng bức mọi ngƣời dân, với đƣờng phố lúc nào cũng đầy những khẩu hiệu chính trị hăng tiết phát động chiến tranh, các tƣợng đài lãnh tụ họ Kim, cùng thực chất dân tình đói khổ, trái ngƣợc hẵn lại với một đất nƣớc Nam Hàn đang có một đời sống kinh tế phát triển vƣợt trội, một cuộc sống hạnh phúc, mà mọi ngƣời trên thế giới đều thấy.

Điều này hẵn cũng cho thấy hình ảnh con chim bồ câu và hai chữ No War vẫn thƣờng xuất hiện trong những phong trào phản chiến, những cuộc biểu tình chống chiến tranh từ xƣa đến nay ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong bản chất của nó quả thật là hoàn toàn vô nghĩa. Bởi vì hình tƣợng đó và khẩu hiệu quen thuộc đó bất kỳ ai đều cũng dùng đƣợc, còn dùng vào ý nghĩa, mục tiêu, hay một nội dung nào đó lại là chuyện khác. Nó cũng giống nhƣ một sợi dây hay cái bịt miệng, mà khi muốn, ngƣời ta có thể dùng để cột chặt, và vô hiệu hóa địch thủ của mình lại, để nhằm đánh đổ và tiêu diệt. Đó quả thật chỉ là một điều mánh lới của con ngƣời. Nó cũng nhƣ một thứ vũ khí, nhằm để lợi dụng và tuyên truyền chính trị cho những kẻ thơ ngây. Bởi rõ ràng so sánh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên ngày nay, thì ngƣời sợ chiến tranh tất phải là Hàn Quốc mà không phải Triều Tiên, cho dầu bộ máy tuyên truyền của Triều Tiên vẫn luôn luôn phải cho Hàn Quốc là kẻ hiếu chiến. Cái bi kịch của con ngƣời vẫn chính là ở đây, và cũng còn thuộc nhiều những khía cạnh khác nữa.

Trong các chế độ xã hội độc đoán, nhƣ kiểu Triều Tiên ngày nay, hay nhƣ Đông Đức, chế độ Taliban, Hussein, Pôn Pốt trƣớc đây, những chính quyền hà khắc mạnh mẽ, rõ ràng đều là những chính quyền luôn dựa vào sự tuyên truyền, khủng bố và sự đàn áp. Chính yếu tố tuyên truyền chính trị theo cách mê muội, kết hợp cùng sự đàn áp, khủng bố mạnh tay, là cơ sở, và cũng là nguyên lý xây dựng nên sự độc tài, độc đoán một cách hiệu quả nhất, mà bất cứ ai cũng biết. Thế nhƣng, mọi ngƣời trong cuộc hay ngoài cuộc nhƣ thế đều biết cả, mà ít có ai dám lên tiếng, đó chính là do sự hèn yếu của con ngƣời. Thà cứ yên thân để sống, còn hơn là phản đối điều tệ hại để phải bị nguy hiểm; đó vẫn chính là quan niệm sống, hay lẽ sống duy nhất, đơn giản nhất, thực tế nhất mà thông thƣờng phần lớn mọi ngƣời xƣa nay đều chấp nhận. Thà chịu hèn yếu mà tồn tại, để chờ cho đến khi có các thực tế trong xã hội độc tài đó có thể bị các yếu tố, hay những điều kiện nào đó từ bên trong hoặc bên ngoài, một khi trở thành chin muồi, buộc phải tất yếu đứng lên, hoặc phải can thiệp vào, để lật đổ sự khắc nghiệt, bất công, hoặc bằng con đƣờng chiến tranh, hoặc bằng con đƣờng can thiệp, hay bằng chính con đƣờng cách mạng.

Nên nói cho cùng lại, thì các sự đấu tranh trong xã hội loài ngƣời vẫn luôn luôn có, nhƣ sự đấu tranh về ý thức, về quyền lợi, tức về cả các mục đích tinh thần hay vật chất, mà nói chung lại, vẫn chỉ là sự đấu tranh giữa điều đúng và điều sai, giữa điều trái và điều phải, giữa điều tốt và điều xấu một cách tự nhiên, nhƣng nhất thiết không phải, hay không chỉ hoàn toàn là sự đấu tranh „giai cấp‟ nhƣ Mác đã hiểu. Bởi vì, chỉ có mỗi con ngƣời cá nhân, thể lý mới thật sự cụ thể, con „giai cấp‟ vẫn chỉ là ý niệm mơ hồ, hay sự tƣởng tƣợng quá đáng. Chính các cá nhân đó làm thành giai cấp nếu có giai cấp như thế đí, nhưng không phải nhất thiết là điều ngược lại. Nói cụ thể, „giai cấp‟ nếu có, thì chúng vẫn cứ tồn tại, trong khi đó mỗi cá nhân vẫn có thể từ giai cấp này bước sang giai cấp khác tùy theo mỗi giai đoạn lịch sử, trong cuộc đời của mình, hay trong mỗi hoàn cảnh và biến đổi khách quan của xã hội, mà mọi ngƣời đều biết. Nên có biết bao nhiêu cuộc biển dâu, thì „giai cấp‟ vẫn cứ còn, nhƣng những các cá nhân của con ngƣời thì mới luôn luôn thay đổi. Trong khi đó, dự kiến của Mác, để nhằm tiến lên một xã hội hoàn toàn không có „giai cấp‟, chỉ có thể xóa bỏ hết mọi „giai cấp‟, lại là điều chỉ hoàn toàn ảo tưởng hay không thực tế. Bởi vì, cũng giống như mọi rừng cây khi đã được đốn xong, đốt rụi xong, triệt gốc xong, thì trên mảnh đất cày xới lên đầy tro tàn đó, cũng lại một rừng cây mới như xưa hoàn toàn có thể mọc lên một cách tự nhiên. Bởi vì, mọi cảnh quan trên trái đất không thể nào chỉ có đồng bằng, mà còn phải có núi non, sông hồ, biển cả mới thành ra hình dung địa cầu, và mọi hình ảnh của rừng cây cũng giống hoàn toàn như thế.

Điều đó càng cho thấy chỉ có sự đấu tranh giữa cái tốt cái xấu, sự đúng sự sai, cái hay cái dở thì vẫn luôn luôn là điều thường có và phải có. Sự „bóc lột‟ và „giá trị thặng dư‟, thật sự cũng chỉ là tùy theo cách nhìn về kinh tế và xã hội theo những góc độ nào đó, mà quả thật về mặt khách quan, lại không thế nào không có. Do đó, sự điều chỉnh cần phải có, chính là cần đi từ hậu quả, nhƣng không thể do từ nguồn gốc hay ngay từ bản chất của chúng. Đó cũng là do ý nghĩa về mặt xã hội và cũng nhƣ về mặt tâm lý khách quan vốn dĩ hoàn toàn tự nhiên của con ngƣời. Nước lúc nào cũng luôn luôn phải tụ vào chỗ trũng. Đó là điều tự nhiên và không thể cách nào làm thay đổi hoàn toàn bản chất đó của nước. Tuy nhiên, con ngƣời vẫn có thể đắp đập, khai mương, để làm sao cho nước luôn được lưu thông, được điều tiết khả quan, có lợi ích, để cuối cùng mọi dòng nước đều có thể được chảy vào biển cả. Cái đúng và cái sai của một lý thuyết khoa học cũng chính là ở đó, mà không thể nào ở vào một điều gì khác. Song vẫn do các sự nhìn sai, các quan điểm sai về mặt lý thuyết và thực tế của xã hội, đã luôn luôn dẫn đến và tạo ra những điều đáng tiếc, trong đó, về đại thể, lại không thể không nói đến có đa phần lợi đụng. Và trong thực tế, chế độ diệt chủng của Khmer đỏ, hay những điều quái đản nơi trong cách mạng văn hóa cũng như hồng vệ binh từng một thời làm mưa làm gió ở Trung Quốc trước kia, đều cho thấy rõ ràng như thế.

Bởi thế, nếu có những cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi, thì nhất thiết nó sẽ phải xảy ra, không thể nào ngăn chận được, điều đó ngày nay ở bán đảo Triều Tiên cũng có thể sẽ phải như vậy. Điều này quả thật cũng đã từng xảy ra nhiều nơi, mà tất cả mọi ngƣời đều biết, đó chỉ là do các ý thức tâm lý của con ngƣời, bên phát động chiến tranh, và bên do những lý do nào đó không thể ngăn cản hay không thể thắng đƣợc chiến tranh. Vì chỉ có như vậy, thì lịch sử mới có thể đổi thay, con ngƣời mới có thể thật sự hoàn toàn giải phóng, hay hoàn toàn phải chịu lấy các số phận của mình. Nên chẳng hạn ngày nay, nếu chiến tranh có bắt buộc phải xảy ra nơi bán đảo Triều Tiên, thì hoặc đất nước Hàn sẽ được thống nhất, nhƣ kiểu nhƣ một nƣớc Đức trước đây, bằng cách trả lại mọi ý nghĩa sống và tính nhân phẩm cho con người nói chung. Hoặc cả hai nơi với phần lớn đều sẽ thành bình địa, để cuối cùng hoặc Triều Tiên sẽ thắng, và bao trùm lên đất nƣớc Hàn thống nhất trong một chế độ độc tài, toàn trị, với sự vinh danh “lãnh tụ” một cách hết sức vĩnh hằng, vô cùng thần thánh. Hoặc lại trở về với sự vĩnh viễn chia cắt lâu dài đã có, để cùng nói lên sự tương phản về kinh tế, chính trị, xã hội giống như xưa. Tất cả những điều đó rồi đều có thể xảy ra nếu ngòi nổ chiến tranh đƣợc khai hỏa, nhƣng cũng không quan trọng. Vì sự quan trọng nhất vẫn chính là lẽ phải, điều đúng, chân lý khách quan, hay tính chính đáng của con ngƣời và của cuộc đời, mà trong đó liệu sự can đảm, lòng quả cảm, hay sự cầu an, điều sai trái, tinh thần, thái độ yếu kém trong con người có thể sẽ chiến thắng hay không. Đó cũng còn chính là thân phận, là ý thức của con ngƣời và của xã hội ở nơi mỗi nƣớc, mỗi dân tộc, mỗi lịch sử mà mọi ngƣời hãy cứ nên chờ đợi để cùng thấy rõ.

V. H. T

Sg, 07/12/2010