Những cuộc thanh trừng đẫm máu

trong các đảng Cộng sản

Trúc Giang MN

1. Mở bài
Mục đích tối hậu của người làm chính trị là nắm lấy quyền lực. Ở những nước dân chủ thì quyền lực được nhân dân trao cho một cách hợp pháp, có giới hạn bằng những nhiệm kỳ, qua những cuộc bầu cử công bằng. Đó là sinh hoạt của xã hội văn minh.
Trái lại, bọn lưu manh thì dùng thủ đoạn và bạo lực để cướp chính quyền. Khi đã nắm được chính quyền rồi, thì dùng những thủ đoạn gian manh, lừa bịp để bảo vệ và duy trì quyền lực.
Mao Trạch Đông đã nói: “Súng đẻ ra chính quyền”.
Lịch sử của các đảng Cộng sản là lịch sử của những cuộc thanh trừng dã man, tàn bạo, điển hình là đảng CS Liên Xô, Trung Cộng và cả đảng CSVN nữa.
Tại sao các đồng chí lại phải thanh trừng lẫn nhau?
Lý do giản dị là, các đảng Cộng Sản (CS) là những tổ chức độc tài, không những độc tài với nhân dân, mà còn độc tài trong nội bộ đảng nữa. Không có dân chủ thì sinh ra tranh chấp. Tranh chấp sinh ra bè phái, phe nhóm. Sức mạnh là yếu tố chiến thắng trong mọi tranh chấp. Dùng sức mạnh để cai trị.
Vì nạn bè phái, phe nhóm, cho nên những cuộc thanh trừng thường kéo theo rất nhiều người từ trung ương đến địa phương, và cuộc thanh trừng được tổ chức bằng những chiến dịch hoặc được gọi là cuộc cách mạng.
Triệt hạ đối thủ chính trị bằng nhiều hình thức như đấu tố, bắt bớ giam cầm, ám sát, thủ tiêu, cô lập, quản chế…

2. Cuộc thanh trừng trong đảng Cộng Sản Liên Xô
2.1. Diễn tiến Đại Thanh Trừng
Đại Thanh Trừng là một chiến dịch thanh trừng đẫm máu diễn ra ở Liên Xô dưới sự chỉ đạo của Joseph Stalin vào thập niên 1930. Đó là một cuộc thanh trừng đẫm máu, tàn sát những người chống đối tư tưởng và chế độ của Stalin. Nạn nhân là những đảng viên cao cấp trong đảng Bolshevik (Đảng Cộng Sản Liên Xô). Nổi tiếng nhất là Leon Trotsky, bị tống ra khỏi đảng năm 1927, bị đày tới Kazakhstan năm 1928 và sau đó bị trục xuất ra khỏi Liên Xô năm 1929. Sau cùng, Stalin cho người ám sát Trotsky tại Mexico năm 1940.
Stalin đã hủy hoại về mặt tinh thần và thể xác những đối thủ chính trị, ngay cả những người từng là thân cận. Có đến hàng triệu người bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bách (Gulag), bị giết, như con trai của Trotsky là Lev Sedov.
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQuz-lRqHhvgbI1dCIhvfqsOB60ZMmgbOL1DPpKYfxTcVVbwET4
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQzm4tnkIlDVldzaHiXd4agOswbUT7H20EqGV84X9qSi_04SjBzRQ Gulag- Lịch sử trại cải tạo lao động Xô viết- Phần 2 | Nghiên Cứu Lịch Sử


Trại lao động khổ sai Gulag

Hai năm 1936, 1937 là thời gian kinh hoàng nhất đã bao trùm trên Liên Xô, gọi là “Nỗi khiếp sợ vĩ đại”.
Chính tay Stalin đã ký 40,000 giấy cho phép xử bắn những người tình nghi là đối thủ chính trị của ông ta. Ngoài ra, hàng loạt người bị bắt giữ, tra tấn và hành quyết mà không cần toà án.
Theo tài liêu được giải mật, chỉ riêng 2 năm 1937, 1938 đã có 681,692 người bị xử bắn. Các nhà sử học cho rằng con số nầy đã bị nhà nước Liên Xô giảm xuống. Thật ra, con số thật sự khoảng 1,548,367 người bị xử bắn. Tính ra, trung bình có hơn 1,000 người bị giết mỗi ngày.
Hàng triệu người được chuyển tới những trại lao động cưỡng bách.
Trong các cuộc điều tra của Bộ An Ninh thì có:
- 1.710.000 người bị bắt giữ.
- Có ít nhất là 2.000.000 người bị kết vào những tội dân sự.

2.2. Tới lượt Joseph Stalin bị thanh trừng
Tên Nga là Iosif Vissarionovich Stalin, sinh ngày 18-12-1878. Quân hàm Đại nguyên soái, Tổng tư lịnh Quân Đội Liên Xô.
Ngày 1-3-1953, sau khi ăn tối với Bộ trưởng Nội vụ là Beria (Giám đốc KGB) và 3 ứng viên có khả năng làm thủ tướng tương lai, là Georgi M. Malenkov, Nikolai A. Bulganin và Nikita S. Khrushchev, ở Moskva, thì Stalin bị ngã quỵ trong phòng rồi nằm liệt giường. Đám cận vệ lấy làm lạ là không thấy ông thức dậy vào buổi sáng hôm sau, nhưng họ có lịnh của Beria là không được quấy rầy Stalin, cho nên đến tối hôm đó, mới phát hiện Stalin đã chết.
Có nguồn tin cho rằng Beria đã đầu độc Stalin để chiếm đoạt chức vụ. Và Beria là người thay thế Stalin liền ngay sau đó.
Stalin được tuyên bố là đã qua đời vào ngày 5-3-1953 (74 tuổi). Thi hài được giữ trong Lăng Lênin cho mãi tới ngày 31-10-1961 thì mới bị mang ra khỏi Lăng và chôn bên cạnh tường của Điện Kremlin.

2.3. Beria, tên đao phủ của Stalin

Lavrentiy Pavlovich Beria

Lavrentiy Pavlovich Beria (29-3-1899 – 23-12-1953) là đại tướng 4 sao, trùm mật vụ KGB, tên đồ tể thi hành những vụ bắt bớ giam cầm, ám sát và thủ tiêu những đối thủ chính trị của Stalin.
15 thành viên của chính quyền Bolshevik đầu tiên, ngoại trừ Stalin, thì 14 người còn lại đã bị Beria xử bắn 10 người, và thủ tiêu 4 người. Beria cũng ra lịnh cho Ramon Mercader ám sát Trotsky tại Mexico ngày 20-8-1940.
Beria tiến hành thanh trừng trong quân đội.
- 3 trong 5 Nguyên soái bị tử hình.
- 3 trong 5 Tổng tư lịnh Quân Đoàn bị tử hình.
- 10 Phó tổng tư lịnh QĐ bị tử hình
- 57 trong 85 Tư lịnh Quân đoàn bị tử hình
- 110 trong 195 tư lịnh sư đoàn bị tử hình.
Beria, Giám đốc KGB, có thể bắt giữ và giết chết bất cứ ai, thường bắt gái đẹp ngoài phố đưa về văn phòng hãm hiếp.
Sau khi Stalin chết, Beria lên thay thế nhưng liền sau đó bị nhóm của Nikita Khrushchev, gồm Molotov và Malenkov bắt giam cùng với bè đảng hàng chục người.
Một toà án đặc biệt do nguyên soái Ivan Konev lãnh đạo, đã bí mật xét xử từ ngày 16 đến 23-12-1953. Khi quyết định của toà án đưa ra thì Beria đã bị xử bắn tại phòng giam của cơ quan Phòng không. Có nghĩa là, Beria đã bị giết chết trước khi toà án được thành lập.
Stalin đã tạo ra chính sách Tôn sùng cá nhân để tự tôn sùng mình. Nhiều nhà báo cho rằng Stalin tàn bạo hơn Hitler, ở chỗ Stalin tàn sát đồng bào của hắn bằng chính sách khủng bố nhà nước.

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTqeubi2IA7-j1ShwbsGY-nIm--0UxhjX0141ElS0yDFKFRtjoA2g

2.4. Đảng Cộng Sản Việt Nam “nâng bi” Stalin
Stalin là tên đồ tể của đảng CS Liên Xô (Bolshevik). Các khuôn mẫu về tàn sát đồng bào của Stalin đã được thi hành rập khuôn bởi những tên đồ tễ như Mao Trạch Đông, Pol Pot và cả Hồ Chí Minh nữa.
Sự thật còn chứng cớ ràng ràng không thể chối cãi được.
Tại Đại Hội II ở Việt Bắc vào tháng 2 năm 1951, Hồ Chí Minh lên tiếng hỏi: “Các cô các chú có biết vì sao ta đổi tên đảng Lao Động thành đảng Cộng Sản không?”. Cả hội trường đồng thanh đáp vang “Dạ không ạ!” Ông Hồ nghiêm nghị nói: “Bác đã xin ý kiến các đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông rồi. Các cô các  chú nên biết rằng, ai đó có thể sai, chứ hai vị lãnh tụ nầy của chúng ta không bao giờ phạm sai lầm, bác có thể bảo đảm chắc chắn như thế”. (Hồ Chí Minh)

Bức thơ Hồ chí Minh gởi cho Stalin:
Đồng chí I.V. Stalin thân  mến
Tôi gửi đồng chí chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Dự án chương trình do tôi soạn thảo, với sự hỗ trợ của đồng chí Liu Shao-qi và [đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Xô từ 1949-1951 Wang Jiaxang].
Mong đồng chí xem xét và cho chỉ thị về vấn đề này.
Gửi đồng chí lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh
31/10/1952

Hồ Chí Minh xin chỉ thị của tên đồ tể Stalin về việc giết đồng bào trong Cải Cách Ruông Đất.
Tố Hữu ca ngợi Stalin như sau:     
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng lúa tốt thuế mau xong
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt
......
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Xít ta lin bên cạnh nhi đồng
Áo ông “thấm đỏ máu hồng” (Áo ông trắng giữa mây hồng)
Mắt ông hiền hậu, miệng ông mĩm cười.
......
Ông Xit ta lin! ông Xít ta lin!
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười!”
(Tố Hữu)
Thật là nâng bi trâng tráo quá cở thợ mộc. Nâng bi tập thể, nâng bi có kế hoạch. Nâng bi tội ác! Vậy ai là tay sai đế quốc đây?
Ngày 30-10-2009, Tổng thống Nga Dmitry Atolyevich Medvedev đã viết trên trang Blog của ông như sau:
“Hàng triệu người đã chết vì khủng bố do những cáo buộc dối trá. Không có sự phát triển nào gọi là thành công, bằng cái giá của hàng triệu sinh mạng của đồng bào mình. Không gì có thể đặt trên sự sống của con người cả. Hành động giết hàng loạt nhân dân mình của Stalin, không có lời giải thích nào thoả đáng cả”.
Trong một bài diễn văn có tên là “Bài diễn văn bí mật” được đọc vào lúc nửa đêm ngày 5-3-1956, Khrushchev đã tố cáo tội ác của Stalin: Tôn sùng cá nhân, vi phạm nội quy đảng về lãnh đạo tập thể, là một kẻ sát nhân và tra tấn (Murderer, Torture), chụp mủ giết hại đảng viên lão thành Bolshevik.
Kết quả, hạ bệ Stalin. Mang xác Stalin ra khỏi Lăng Lênin.


Pho tượng đồng khổng lồ nhà độc tài Stalin với chiều cao 18m bị nhân dân Hungary lật đổ trong cuộc cách mạng dân chủ mùa thu năm 1956. Budapest, ngày 23-10-1956 (Ảnh tư liệu)

3. Thanh trừng trong đảng Cộng sản Trung Quốc
3.1.  Mao Trạch Đông xung đột với Lưu Thiếu Kỳ
Thất bại của “Đai Nhảy Vọt”
Mao Trạch Đông muốn nhảy từ nông nghiệp lạc hậu thẳng lên công nghiệp để trở thành một siêu cường quốc giàu nhất, mạnh nhất thế giới trong vòng 10 năm.
Sáng kiến xây dựng lò cao luyện thép ở sân nhà của nông dân. Thế là đã có trên một triệu lò cao được xây dựng.
Phát động chiến dịch thi đua đi tìm “quặng”. Già trẻ bé lớn đều phải tham gia. Đinh vít, dao búa, bản lề, cuốc xẻng và ngay cả kẹp tóc, kim khâu cũng bị thu nhặt đưa vào lò.
Khẩu hiệu ” một cục sắt là một tên đế quốc bị tiêu diệt”. Nông dân bỏ mùa màng, hoa màu không ai gặt, vào thi đua luyện thép.
Thiếu than đốt lò. Cột nhà, mái rạ, bàn ghế, cây cối trong vườn, ngoài rừng ra tro hết.
Thu được một triệu tấn kim loại, nhưng phân nửa là vô dụng.
Thất bại là do cái tối tâm dốt nát của một nông dân thất học Mao Trạch Đông mà ra.
Bành Đức Hoài lớn tiếng chỉ trích. Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình thì làm ngược lại những nguyên tắc của Mao. Thế là mâu thuẩn phát sinh, đưa đến thanh trừng.
Lưu Thiếu Kỳ thì bị loại trừ ra khỏi đảng, bỏ tù và hành hạ cho đến chết. Vợ của Lưu Thiếu Kỳ là Vương Quang Mỹ, bị Giang Thanh sai Hồng Vệ Binh đem ra đấu tố ngoài đường phố.
Buộc Vương phải mặc váy dơ bẩn, cổ mang vòng hạt ngọc giả làm bằng nhựa, to bằng quả bóng bàn. Bọn sinh viên Hồng Vệ Binh đánh đập, đá, bắt phải quỳ, cúi đầu xuống, nhưng Vương vẫn ngẩng đầu lên và đứng dậy.
Mao Trạch Đông dở trò độc ác, tách riêng vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ (LTK) ra mỗi người một nơi để đấu tố, tránh trường hợp Lưu phát biểu, tố cáo tội ác của Mao trước công chúng.
Hàng trăm người liên hệ xa gần với vợ chồng LTK đều bị bắt giữ, tra tấn, đe dọa, mớm cung, bịa chuyện để bắt tội LTK.
Vương Quang Mỹ, vợ của LTK bị giam 12 năm và sau đó bà chết lặng lẽ ngày 13-10-2006.
Bành Đức Hoài cũng vậy, bị giam cho đến chết trong tù năm 1976. Số của Bành Đức Hoài (BĐH) rất bi đát. Bị quản chế ở vùng núi Tứ Xuyên năm 1957. Năm 1961 được cho về thăm quê nhà ở Hồ Nam. Năm 1966, Mao sai một viên tướng đi giải BĐH về Bắc Kinh. Viên tướng cảm phục và xin tha tội cho Bành, thì bị Mao bỏ tù luôn.
Mao cho thuộc hạ, hành hạ Bành Đức Hoài một cách tàn nhẫn. Đánh đập bằng gậy, mang giày da đá và đạp làm cho Bành bị gãy 2 xương sườn, chết đi sống lại. Bị hỏi cung 260 lần để tìm người cùng phe nhóm. BĐH ở tù 15 năm, chết được chôn dưới một bí danh. Sau khi Mao chết, ngày chết của BĐH mới được các cháu chắt biết ngày làm giỗ. Bành Đức Hoài chết chỉ vì dám phê bình Mao Trạch Đông.

3.2. Mao Trạch Đông giết Lâm Bưu
Lâm Bưu là thuộc cấp của Bành Đức Hoài, lừa thầy phản bạn, được Mao cho Lâm Bưu thay thế BĐH ở chức vụ Bộ trưởng Quốc Phòng, rồi làm Phó chủ tịch đảng, là nhân vật số hai, và được chọn làm người kế vị Mao. Lâm Bưu là “Kiến trúc sư” của cuộc Cách mạng Văn hoá.
Mao còn cho vợ của Lâm Bưu (LB) vào Bộ Chính Trị. Bà nầy không có tài, mà còn nổi tiếng là đa dâm. Ở Nga, là bồ bịch với nhiều sĩ quan Nga, về nước thì quan hệ tình dục buông thả, vì Lâm Bưu bất lực, tạng yếu, sợ nước, sợ gió và tiếng động. Mật vụ của Mao còn ghi âm những cuộc trao đổi tình ái mùi mẫn trên điện thoại với viên Tổng tham mưu trưởng họ Hoàng.
Lòng tham quyền lực của Lâm Bưu không có giới hạn. LB muốn nắm lấy cái ghế Chủ tịch nước, thay thế Lưu Thiếu Kỳ. Trái lại, Mao Trạch Đông thì muốn bãi bỏ chức vụ đó, vì muốn trong nước chỉ có một chủ tịch, là chủ tịch đảng của Mao mà thôi.
Âm mưu bị phát hiện. Mao là người nham hiểm, ra tay triệt hạ những thủ hạ thân cận của LB. LB biết không chống lại nổi Mao, cho nên có ý định đưa vợ con chạy trốn.
Kế hoạch đã vạch ra nhưng chưa biết sẽ chạy trốn ở đâu, Hồng Kông, Nga, hay Đài Loan. Lâm Bưu, vợ là Diệp Quần và con trai là Lâm Lập Quả, có bí danh là Hổ.
Lâm Lập Quả đã thiết lập một tổ chức bí mật trong Bộ Tham mưu Không quân. Tổ chức gián điệp nầy bao gồm nhiều đơn vị, với những mật danh như “Hạm Đội Liên Hợp”, “Nhóm Nhỏ Thượng Hải”, “Tiểu Đoàn Hướng Dẫn”, hoạt động bí mật nhằm cướp đoạt quyền hành từ tay Mao Trạch Đông.
Lâm Lập Quả âm mưu ám sát Mao nhưng không thực hiện được.
Một sai lầm lớn của Hổ là viết thơ cho chị là Lâm Lập Hành, (Còn có tên là Lâm Đậu Đậu) bảo về nhà gấp để sáng sớm hôm sau cả nhà lên đường chạy trốn.
Nhưng người chị ruột nầy là người mê muội, bị nhồi sọ, và là 1 người rất tích cực trong Cách mạng Văn Hoá, cho rằng chạy ra nước ngoài là một hành vi phản bội tổ quốc, cho nên đã mật báo với lực lượng bảo vệ. Tin tức nầy được thông báo ngay cho Chu Ân Lai, và Chu ra lịnh kiểm soát vị trí của tất cả những phi cơ, nhất là chiếc Trident mà Lâm Bưu thường dùng.
Lâm Lập Quả (Hổ) được bạn bè báo tin về lịnh kiểm soát của Chu Ân Lai, cho nên phải chạy trốn ngay.
Lúc 23 giờ 50 ngày 13-9-1971, xe chở gia đình Lâm Bưu vào sân bay, nhưng xe không dừng ở trạm kiểm soát, mà chạy vượt qua cổng, làm cho viên quản lý thường đưa LB ra phi trường, biết rằng có việc chạy trốn, nên hô hoán lên, và nhảy ra khỏi xe. Có vài tiếng súng nổ.
Chiếc Trident đang đổ xăng mới có 12 tấn rưởi, nhưng phải cất cánh ngay. Phi hành đoàn 9 người nhưng chỉ còn có 4. Lại thêm một người bạn của Hổ trên chuyến bay.
2 giờ sau, phi cơ đến Ngoại Mông, trên đường qua Liên Xô, thì kim báo nhiên liệu sắp hết và bị nổ tung lúc 2 giờ 30 ngày 13-9-1971. Không ai sống sót. Nguồn tin cho rằng phi cơ bị hoả tiển bắn hạ.

3.3.  Mao Trạch Đông hạ bệ Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình (ĐTB) theo phe Lưu Thiếu Kỳ. Trong Cách mạng Văn Hoá, ĐTB bị cách hết các chức vụ. Từ năm 1969 đến 1972, vợ chồng ĐTB bị đưa về quản chế ở Giang Tây. Con cái tất cả đều bị đưa đi trại cải tạo.
Năm 1973:
Ngày 20-3-1973, ĐTB được phục hồi công tác, trở về Trung Nam Hải (Bắc Kinh). Giữ chức Phó chủ tịch đảng, phó thủ tướng cho Chu Ân Lai vì Chu Ân Lai làm ăn bết bát quá về kinh tế.
Năm 1976:
Sau khi Chu Ân Lai mất, Mao Trạch Đông lại cách chức ĐTB, chỉ còn danh hiệu đảng viên, và còn hộ khẩu ở Bắc Kinh. Bị quản chế 3 tháng.
Tháng 6 năm 1976
Mao Trạch Đông chết ngày 9-9-1976.
Sau khi “Bè Lũ Bốn Tên” bị lật đổ, bốn tên gồm: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diệu Văn Nguyên và Vương Hồng Vân. Bè lũ 4 tên chủ trương và thực hiện cuộc Cách mạng Văn hóa.
Đặng Tiểu Bình lại được phục hồi chức vụ.

Cách Mạng Văn Hoá Vô Sản đã tàn sát gần 10 triệu người, chỉ là để thanh trừng phe nhóm Lưu Thiếu Kỳ, sau khi Mao Trạch Đông bị mất uy tín do thất bại của Bước Đại Nhảy Vọt.
Lưu Thiếu Kỳ đã yêu cầu Mao hãy chấm dứt cuộc CMVH, đừng trừng phạt ai nữa, nếu cần, thì hãy trừng phạt Lưu nầy mà thôi.
Qua cuộc Cách Mạng Văn Hoá, Mao Trạch Đông đã đạt được mục đích là cũng cố và duy trì quyền lực.
Nhìn lại sự kiện bi thảm nầy, không có một tí gì gọi là cách mạng cả, mà cực kỳ phản văn hoá, vô nhân đạo, và còn đày đoạ đến tận cùng giai cấp nghèo khổ, vô sản.
Đối với người Việt Nam, thì hầu như nhà nào ở miền Bắc cũng phải trao hình của Mao Trạch Đông và Stalin cả. Biết bao nhiêu bài thơ ca ngợi Mao của Tố Hữu, Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư…nào là: Mao Trạch Đông là mặt trời, là cứu tinh, là ngôi sao sáng nhất, là cây đại thọ, là ngọn hải đăng, là Ông hiền từ, là Bác Nhân ái, là vị lãnh tụ anh minh…
Những lời của Mao được xem là chân lý vĩnh cữu.

4. Những vụ thanh trừng trong đảng Cộng Sản Việt Nam
Hồ Chí Minh “đi dây”, giữ thăng bằng đối với hai nước Cộng Sản đàn anh là Liên Xô và Trung Cộng.
- Thời 1930, theo Đệ Tam quốc tế, tức là Liên Xô.
- Thời 1963, Lê Duẩn. Lê Đức Thọ chống chủ nghĩa Xét Lại của Nikia Khruchchev, chống Liên Xô, theo Mao Trạch Đông.
- Thời 1975, theo Liên Xô chống Trung Cộng. Năm 1978 đuổi 250,000 người Hoa về Trung Cộng, và tổ chức vượt biên bán chính thức bằng tàu, gây ra “Nạn Kiều”. Dẫn đến chiến tranh biên giới (17-2-1979 – 16-3-1979).
- Thời 1990, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đến Thành Đô, Tứ Xuyên, xin Giang Trạch Dân cho Việt Nam được làm một khu sắc tộc tự trị, trực thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh như Mãn, Tạng, Hồi, Mông…Từ đó có cờ 6 ngôi sao.
Cứ mỗi lần thay đổi 180 độ giữa Trung Cộng và Liên Xô, thì phe nào mạnh, đàn áp, thanh trừng phe yếu dưới nhiều hình thức. Bắt giam không xét xử, khai trừ ra khỏi Đảng, cô lập, giết nhau dưới nhiều hình thức.

4.1. Nguyên do Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp bị hạ bệ và bị tước hết quyền lực              
1) Chủ nghĩa Xét lại của Nikita Khruchchev.
Năm 1953, Nikita Khruchchev được bầu vào chức vụ lãnh đạo Liên Xô. Ông chủ trương “Sống chung hòa bình” giữa chế độ Cộng Sản và Tư Bản, đứng đầu là Hoa Kỳ. Mao Trạch Đông của Trung Cộng phản đối quyết liệt. Lên án đó là Chủ nghĩa Xét Lại. Họ Mao chủ trương tiến hành đấu tranh vũ trang quyết liệt, không nhân nhượng để tiêu diệt chế độ Tư Bản.
Thế là Cộng Sản thế giới chia làm hai phe. Một phe chủ hòa theo Liên Xô, và phe chủ chiến theo Mao Trạch Đông.

2) “Vụ án Xét lại Chống Đảng” năm 1967 trong đảng Cộng Sản Việt Nam
Tên chính thức của vụ án là “Vụ án Tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại, và làm tình báo cho nước ngoài”. Vụ án mang mã số X77, do Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ, và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo. Đưa đến việc bắt giữ không xét xử nhiều nhân vật quan trọng của Đảng Lao động và Nhà Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ năm 1967, với cáo buộc những người nầy đi theo Chủ nghĩa Xét lại và làm gián điệp cho ngoại quốc. Vì gián điệp trong Sứ quán Liên Xô can thiệp, bảo vệ Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh.
Nhận xét về vai trò của Lê Đức Thọ:
…”Nó nắm toàn quyền sinh sát, giải giới bất cứ thành viên nào trong Đảng và chính phủ…” “…Nó vượt trội tất cả các loại mafia ở xứ khác”….”Chúng là những tên mafia được Thọ sáng tạo theo kiểu mới, siêu hơn cả mật vụ”. …”Thọ như con bạch tuộc, có trăm ngàn cái vòi, không chỉ cuộn chặt người trong nước…”. “Tôi còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm rồi !” “Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước: “Đ. M. Tao cũng sợ nó”.

3) Việc thanh trừng trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam
Nội bộ đảng Lao Động (Cộng Sản) cũng chia làm hai nhóm. Nhóm chủ trương “Sống chung hòa bình”, hòa hoãn của Nikita Khruchchev, được gọi nôm na là phe thân Liên Xô. Nhóm theo Mao Trạch Đông, cụ thể là dùng biện pháp vũ trang để đánh chiếm miền Nam Việt Nam.
Phe thân Liên Xô (Nikita Khruchchev) gồm có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh. Phe nầy không muốn đấu tranh vũ trang đánh chiếm miền Nam, vì làm như thế để Mỹ có cớ nhảy vào miền Nam và cũng có thể nhảy ra Hà Nội.
Phe chủ chiến gồm những người đang lãnh đạo và ủng hộ cuộc chiến đấu gọi là “Giải phóng miền Nam”. Gồm có, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Tố Hữu, Hoàng Tùng, Trần Quốc Hoàn…
Nhà nghiên cứu Sophie Quinn-Judge viết trên một tạp chí  Journal of Coldwar History hồi tháng 11 năm 2015 cho biết, trong vụ “Xét lại Chống Đảng” có 300 người bị bắt, trong đó có 30 nhân vật cao cấp”.

4) Những người bị bắt
Những người bị bắt giam không xét xử, gồm đa số là cán bộ lão thành, thân Liên Xô, và nhất là những tay chân bộ hạ trung thành với Võ Nguyên Giáp. Gồm có: Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Đại tá Lê Minh Nghĩa, Đại tá Đỗ Đức Kiên, Hoàng Thế Dũng, Nguyễn Kiên Giang, Minh Tranh, Trần Minh Việt, Phạm Hữu Viết, Phạm Kỳ Vân, Trần Thư, nhà báo Vũ Thư Hiên, nhà văn Bùi Ngọc Tấn…

5) Những người bị khai trừ ra khỏi Đảng
Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Lê Liêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh, Thiếu tướng Đặng Kim Giang, ông Bùi Công Trừng, đều bị khai trừ ra khỏi đảng.
Theo Judith Stowe, thì Võ Nguyên Giáp là đối tượng chính của Chiến dịch « Bài trừ Khuynh hướng Xét lại ». Người anh hùng Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp, bị giam lỏng, tay chân bộ hạ trung thành bị đưa vào tù. Còn ông thì được cử vào chức vụ kế hoạch hóa gia đình, nôm na gọi là cai đẻ. Người dân có câu: « Ngày xưa Đại tướng cầm quân, Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em ».
Riêng Hồ Chí Minh thì bị khống chế, cách ly, tước đoạt mọi quyền lực, cho giữ chức vụ Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mac-Lênin

4.2. Âm mưu tước đoạt quyền lực Hồ Chí Minh của hai tên họ Lê
Âm mưu tước đoạt quyền lực của Hồ Chí Minh. Theo một tài liệu được tiết lộ hồi sau năm 1975, thì Lê Duẩn và Lê Đức Thọ âm mưu tước đoạt quyền lực của Hồ Chí Minh bằng con đường đầu độc, thông qua các bác sĩ trị liệu, rồi căn cứ vào đó gán cho ông Hồ chết vì bệnh nhồi máu cơ tim. Ông Hồ không chết, bịnh nặng nên được đưa sang Trung Quốc chữa trị.
Thế là quyền lực thuộc về tay Lê Duẩn, Bí Thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động. Với sự hỗ trợ của hai chức vụ quan trọng là Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn, và Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Lê Đức Thọ. Ban Tổ chức Trung ương trực thuộc Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Đảng. Ban nầy quản lý cán bộ các cấp. Bổ nhiệm vào các chức vụ, thăng chức, thăng cấp bậc, thuyên chuyển, cách chức, khen thưởng, trừng phạt…Tóm lại, Ban nầy có quyền hạn rất lớn.

4.3. Chiến dịch hạ nhục Võ Nguyên Giáp
Đặng Đình Loan:
Đặng Đình Loan là bộ hạ của Lê Đức Anh, được giao nhiệm vụ đi thuyết trình từ Bắc tới Nam, mục đích hạ nhục Võ Nguyên Giáp.
Ở Huế, Đặng Đình Loan tiết lộ những điều cơ mật về Võ Nguyên Giáp như sau:
« Võ Nguyên Giáp là con nuôi của trùm mật thám Pháp tên Marty. Giáp tiếm quyền Phùng Đức Kiên trong việc thành lập quân Giải phóng ở Tân Trào.
- «Ở trận Điện Biên Phủ, Giáp sợ chết, cứ nằm lì dưới hầm suốt, may nhờ có Nguyễn Chí Thanh và Hoàng Văn Thái chỉ huy nên mới thắng lớn, rồi Giáp dành vinh quang cho mình. Giáp có tội theo phe «Xét Lại Chống Đảng» của Khrushchev, và thụt thò làm gián điệp cho Đại sứ Liên Xô Sherbacov. Giáp giỏi tài nịnh bợ ông Hồ.
- “Sau Hiệp định Giơ Neo Quơ, Giáp cho phục viên 8 vạn quân,  đưa 2 vạn ra nông trường. Đó là sai lầm về chiến lược. Khi quân Mỹ đánh, Giáp sợ chết, không dám vào miền Nam vì sợ Hoa Kỳ bỏ bom nguyên tử.
- «Năm 1974, khi làm chiến lược, Giáp làm kế hoạch 4 năm nên bị Lê Duẩn bác bỏ. «Nếu 4 năm thì đừng đánh nữa!»
- «Giáp bê bối, tằng tịu với vợ của nhà văn Đào Vũ, khi bà đến dạy piano ở nhà riêng. Lẽ ra, Giáp phải bị loại trừ từ lâu, nhưng vì sợ Liên Xô cúp viện trợ, nên loại ra khỏi Bộ Chính Trị năm 1981 ở Đại Hội V. Loại trừ ra khỏi Trung Ương năm 1991 ở Đại Hội VII» (Đặng Đình Loan)
Võ Nguyên Giáp bị hạ nhục, nên nhiều cán bộ cho rằng Võ Nguyên Giáp hèn nhát.

4.4. Những tướng lãnh thân cận với Võ Nguyên Giáp bị thanh toán

Lê Trọng Tấn

                     
Hoàng Văn Thái

Theo lệnh của Lê Đức Thọ, Cục An ninh Bộ Nội Vụ đã cho mật vụ giết Đại Tướng Hoàng Văn Thái vào khoảng 1986, và năm sau lại giết Đại Tướng Lê Trọng Tấn, đồng thời bắt hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ Quốc Phòng, là những người bị cho là trung thành với Võ Nguyên Giáp.
Vụ 7 tướng lãnh cao cấp, thuộc hạ của Võ Nguyên Giáp, trong đó có Thượng tướng Đào Trọng Lịch, bị « chết tai nạn » trong chuyến bay công tác sang Lào.

5. Lê Duẩn âm mưu sát hại Hồ Chí Minh
Năm 1967. Khi cần phải có mặt Hồ Chí Minh làm bù nhìn để chủ trì Hội nghị Trung ương 14, và ký tên vào Nghị Quyết của Hội nghị, Lê Duẩn cho máy bay sang Bắc Kinh để rước ông Hồ về Hà Nội. Thời gian được tính toán là máy bay sẽ về Hà Nội vào ban đêm.
Khi máy bay về đến Việt Nam, thì sân bay Nội Bài khi đó là sân bay quân sự, nên máy bay phải đáp xuống sân bay Gia Lâm vào đêm 23-12-1967. Phi công tên Thắng đối chiếu với những vị trí quen thuộc, như tháp điều khiển không lưu, thì thấy hai hàng đèn xác định đường băng đã lệch đi 15 độ. Không thể đáp xuống được, vì chắc chắn máy bay sẽ trượt ra ngoài đường băng, đâm thẳng đến Phố Nổi, gây tai nạn chết người. Phi công liên lạc vô tuyến với tháp điều khiển không lưu, thì không được trả lời, vì hệ thống vô tuyến bị cắt. Phi công Thắng trình bày vụ việc với ông Vũ Kỳ, thư ký của ông Hồ, xin được đáp xuống theo trí nhớ. Được ông Hồ chấp thuận, đáp theo trí nhớ được an toàn. Số mạng của ông Hồ chưa bị Ngọc Hoàng giủ sổ. Có lẽ ông Hồ nhận ra Lê Duẩn âm mưu hạ sát ông. Nếu còn quyền hành trong tay, thì ra lịnh điều tra vụ việc. Thế nhưng không. Im lặng trong tủi nhục.
Ra đón ông Hồ thì chỉ có hai tên họ Lê, và sau đó có Phạm Văn Đồng.

6. Hồ Chí Minh giết Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Nguyễn Chí Thanh (1914-1967) Ủy viên Bộ Chính Trị, Chính ủy “Quân Giải Phóng Miền Nam” từ miền Nam về Hà Nội dự Hội nghị Trung ương 14.
Người vợ của Nguyễn Chí Thanh tên Cúc thuật lại: “Chiều hôm đó anh Thanh vào ăn bữa tối với Bác Hồ. Mọi việc đều chuẩn bị sẵn sàng để sáng hôm sau anh về Nam thực hiện Nghị Quyết 14.
Đến nửa đêm, anh Thanh choàng tỉnh dậy và nói: “Anh thấy trong người khó chịu lắm. Có cảm giác như nước chảy ào ào trong người”. Ói ra máu..."
Bà Cúc kêu xe cứu cấp đưa Nguyễn Chí Thanh vào bịnh viện. Bà không được cho phép theo xe vào bịnh viện. Sau đó bác sĩ cho biết ông Thanh chết vì bịnh tim. Bà Cúc rất ngạc nhiên, vì chồng bà rất khỏe mạnh, không có triệu chứng nào về bịnh tim cả.
Những điều bất thường. Chiều hôm đó, khu vực Lý Nam Đế mất điện. Một khu vực đầu não của Hà Nội mà mất điện là một điều khó hiểu. Khó hiểu hơn nữa là bà Cúc không được cho đi theo xe đưa chồng vào bịnh viện.

7. Hồ Chí Minh bị Lê Đức Thọ khống chế
Trong “Hồi Ký Viết cho Mẹ và Quốc Hội”, ông Nguyễn Văn Trấn, một đảng viên cao cấp gốc miền Nam, thuật lại việc Lê Đức Thọ khống chế Hồ Chí Minh trong hội nghị Trung Ương 14. Nguyễn Văn Trấn kể lại lời của Bùi Công Trừng nói với ông.
“Với cái giọng “mẹ đời” Bùi Công Trừng nói với tôi:
– Cái thằng Lê Đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi lại lại trong phòng, như thể đội truởng một tổ pháo, đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị. Thằng Thọ đến Nguyễn Khánh Toàn, Hà Huy Giáp, thằng Huy…nói nói cái gì đó… Bọn họ nghiêm sắc mặt, gật đầu, và sau đó phát biểu theo ý kiến của hai tên họ Lê.
Mày coi, có tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá, quay vô đưa tay xin nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc-Hà: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã nào.”
Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. (Hết trích)
Cuối cùng, Nghị quyết ra quyết định cuộc “tổng công kích-tổng khởi nghĩa” Mậu thân 1968 ở 44 tỉnh, thành miền Nam Việt Nam.

8. Kết luận
Người làm chính trị lúc nào cũng muốn nắm lấy quyền lực. Ở các nước dân chủ, quyền lực được người dân trao cho, qua những cuộc bầu cử, có thời hạn, từng nhiệm kỳ.
Trái lại, ở một số nước, những kẻ ma giáo, bất lương lập bè đảng, cướp lấy chính quyền rồi củng cố quyền lực bằng chế độ độc tài. Độc tài sinh ra mọi tội ác, như tham nhũng, tranh giành quyền lực bằng những thủ đoạn nham hiểm, tàn bạo.
Chế độ Cộng Sản Việt Nam là một bằng chứng cụ thể trong lịch sử Việt Nam.

Trúc Giang MN
Minnesota ngày 9-2-2022

 

Đăng ngày 7 tháng 03.2022