banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Chế độ độc đảng phơi mặt

giữa thủ đô ánh sáng

Bùi Tín

23/08/2017

Tòa Trọng Tài Quốc Tế - ICC - International Chamber of Commerce.
Tòa Trọng Tài Quốc Tế - ICC - International Chamber of Commerce

 

Vụ án nhà kinh doanh Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện chính quyền Việt Nam được Tòa án trọng Tài Quốc tế (Tòa án TTQT) của ICC – International Chambre de Commerce – Phòng Thương mại Quốc tế, xét xử tại Paris từ ngày 21/8, đang làm xôn xao dư luận nước Pháp.
Báo chí Pháp cho biết ICC được thành lập gần 100 năm, từ năm 1923, cùng với cơ quan phụ thuộc là Tòa án Trọng tài Quốc tế do ICC chỉ định Hội Đồng Trọng tài để xét xử các vụ án liên quan đến buôn bán và kinh doanh quốc tế theo Luật quốc tế và các hợp đồng thỏa thuận giữa các quốc gia và các nhà kinh doanh của 137 quốc gia đã chính thức tham gia ICC. Việt Nam là một nước tham gia ICC.
Tòa án TTQT hàng năm thụ lý và xét xử hàng nghìn vụ kiện cáo, và tuyên án của Tòa là bắt buộc các bên phải tuân theo. Riêng trong năm 2016, Tòa thụ lý và xét xử 966 vụ án kinh tế và tài chính.
Các phiên tòa có khi ngắn vài ngày, có khi kéo dài đến mươi hôm do phải thẩm tra, đối chiếu, tranh tụng các bên, mỗi bên đều thuê những công ty pháp luật và luật sư tài giỏi nhất.
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện Nhà nước Việt Nam được Mạng Đối thọai ở trong nước và đài VOA ở Hoa Kỳ đăng bài nhiều kỳ, tả lại khá chi tiết về vụ án lớn. Ông Trịnh Vĩnh Bình cũng trả lời nhiều cuộc phỏng vấn dài, lần này ông đòi Nhà nước Việt Nam đền bù thiệt hại về kinh tế tài chính, thêm đền bù những năm tháng bị tù đầy ác nghiệt, trong phòng tối thiếu dưỡng khí, bị cùm tay, không cho tắm rửa giữa mùa Hè.

Sáng 21 và 22/8 chúng tôi đến trước trụ sở Tòa Trọng Tài Quốc Tế, tại 112, đường Kleber, Quận XIV giữa Paris, khi Tòa đang làm việc những buổi đầu, nghe kín 2 bên trình bày. Một số bà con người Việt ở Pháp, đến từ CHLB Đức, Hà Lan… mang cờ Việt Nam Cộng Hòa và biểu ngữ đòi công bằng cho doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình. Bà con sau đó ghé các quán cà phê, bàn luận sôi nổi về vụ án này, hy vọng Tòa sẽ mở công khai những phiên cuối. Nhiều bạn trẻ giải thích vụ án cho các bạn Pháp quan tâm.

Trên đại thể, có những nhận định, phán đoán như sau:
Qua vụ án lớn xử giữa thủ đô Ánh Sáng Paris, các nhược điểm của chế độ độc đảng toàn trị kiểu vô sản chuyên chính sẽ được phơi bày nguyên vẹn. Nạn tham nhũng dưới nhiều hình thức - trắng trợn, công khai, thành từng nhóm lợi ích ở các địa phương là phổ biến, mang tính chất mafia, khinh thường luật pháp suốt hàng chục năm, ngày một nặng nề hơn.
Nền tư pháp do đảng lũng đoạn nắm chặt là công cụ để chà đạp công lý và quyền lợi hợp pháp của công dân, của các nhà kinh doanh. Các cường hào mới - quan chức cộng sản tham ăn vô - lăm le cướp tiền của, cướp đất, cướp nhà, cướp ruộng vườn, vàng bạc của quý của nhân dân, giúp nhau tẩu tán nhanh, truyền tay nhau nhanh để mất tăm tích.
Điều bi đát nhất là của cải tham ô cực lớn này đều biệt tăm biệt tích, phân tán, tan nát không sao truy ra để thu hồi, dù chỉ một phần nhỏ.
Cuối cùng là dân đen phải è lưng gánh chịu hết. Họ đã mất một phần tài sản lương thiện của mình, nay mọi khoản tiền phạt lớn hàng tỷ hay vài tỷ đô la đền bù cho nhà kinh doanh họ Trịnh cũng sẽ lấy từ ngân sách quốc gia, là mồ hôi nước mắt của hàng chục triệu lao động, nông dân, trí thức lương thiện, bị bóc lột một lần nữa trong khi bọn tham nhũng xưa và nay vẫn sống nhởn nhơ, phè phỡn trong các biệt thự xa hoa sang trọng. Hai lần bất công !
Trong thời hội nhập hơn 40 năm nay, chế độ và Nhà nước Việt Nam đã được hưởng nhiều điều lợi lớn, vài trăm tỷ đôla FDI và ODA, thì nay ắt phải được giáo dục chu đáo để mở mắt thấy thật rõ thế nào là nền pháp quyền quốc tế, thế nào là một nền tư pháp nghiêm minh, độc lập, công bằng cho mọi người.
Một chế độ cổ hủ, vô pháp, vô đạo, tối tăm đã đến lúc phải cáo chung, nhường chỗ cho một chế đô dân chủ - pháp quyền, nghiêm minh, trong sạch, xứng đáng với dân tộc vốn chuộng công bằng và lòng nhân ái.

16x9 Image

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.

https://www.voatiengviet.com

 


Toàn cảnh cuộc chiến tranh

chống quân xâm lược Trung cộng năm 1979

(Chiến tranh biên giới phía Bắc)

Huỳnh Quốc Huy

Sự kêu gọi hối thúc động viên của đảng đối với các thế hệ trẻ thời ấy… xả thân quên mình, lên đường chống giặc.
Những vinh danh trên báo đài, mit-tinh trọng thể… được đảng tổ chức ngay sau cái mà đảng gọi là “chiến thắng chống quân Trung cộng xâm lược”; trong khi cùng lúc ấy, phía Trung Quốc cũng tuyên truyền vinh danh cái gọi là “chiến thắng vinh quang trong cuộc chiến phản vệ – dạy cho Việt Nam một bài học”…
Những người lính cả hai bên chiến tuyến, nằm xuống sau một cuộc chiến mà bên nào cũng cho rằng mình “chiến thắng”. Nhưng sau đó họ bị lãng quên. Và… sự bôi xoá, che dấu lịch sử không thể thô thiển và trân tráo hơn… ngày hôm nay. Mời các anh chị và các bạn cùng xem lại và GHI NHỚ… đừng quên.
Huỳnh Quốc Huy


Tháng 02/1979, lãnh tụ cộng sản Đặng tiểu Bình tuyên bố, tiến hành cuộc chiến tranh để “dạy cho Việt Nam một bài học”…

Tên này cũng là “tác giả” của cuộc tắm máu Thiên An Môn 1989. Khi hàng triệu sinh viên và thanh niên Trung cộng biểu tình đòi tự do dân chủ, hắn ta đã chỉ đạo phe quân đội man rợ (17/5/1989) rằng: “Chúng ta sẽ giết 200 nghìn người để đổi lấy 20 năm ổn định”.


Và lãnh tụ cộng sản Đặng tiểu Bình từng là một “đàn em”, người bạn thân thiết của tên lãnh tụ cộng sản Hồ chí Minh.

 


Ngày 17/02/1979, bộ máy tuyên truyền vận động từ Bắc chí Nam... kêu gọi thanh niên lên đường chống giặc Trung cộng xâm lược.


Một tờ bích chương tuyên truyền tại Saigon, có những hình ảnh về “chiến thắng quân Trung cộng xâm lược”, 1979.


Hàng trăm ngàn thanh niên được kêu gọi Tổng động viên, lên đường nhập ngũ gấp rút để lao vào cuộc chiến chống quân Trung cộng xâm lược, năm 1979.
(Ảnh chụp tại Hanoi)

 


Đông đảo thế hệ phụ nữ Việt nam suốt từ 1979 đến giữa 1980… luôn hăng hái nhập ngũ, lên đường chống giặc Trung cộng xâm lược.


Người Hà Nội, hẳn còn nhớ… lớp lớp thanh niên – học sinh sinh viên thời 1979 ngày ấy… đầy nhiệt huyết lên đường nhập ngũ, chống giặc Tàu cộng xâm lăng tàn phá quê hương…


năm 1979, một trong những chiến thuật chính của đảng là: điều động quân chủ lực ở miền Nam ra chống giặc Tàu cộng xâm lược ở… phía Bắc.


Đông đảo toàn dân – các dân tộc ít người sống dọc các tỉnh biên giới… được động viên nhập ngũ, tham gia du kích, dân quân tự vệ, lực lượng hậu cần, cứu thương, giao liên… để hỗ trợ cho cuộc chiến tranh chống giặc Tàu cộng xâm lược.


Với ưu thế quân số đông, tấn công bất ngờ và cấp bách… 9 quân đoàn với hơn 300.000 quân chủ lực của Tàu cộng nhanh chóng đánh bật các phòng tuyến yếu ớt của lực lượng quân đội mỏng và dân quân tự vệ ít được trang bị vũ khí… Chúng dễ dàng tiến sâu vào lãnh thổ nước Việt Nam ngay sau 1 ngày tấn công.


Chỉ một ngày sau khi giặc Tàu cộng xâm lược tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, chúng đã gây ra những cuộc thảm sát thường dân Việt Nam với hàng vạn người chết không toàn thây. Hình ảnh này chụp một nhóm hơn 3,200.00 thường dân Việt Nam bị quân Trung cộng tràn sang giết sạch tại tỉnh Hà Giang.


Và, bản chất man rợ vô nhân tính của quân xâm lược Trung cộng sớm bộc lộ. Chúng gây ra những cuộc thảm sát với thường dân một cách có chủ đích. Ảnh chụp một nhóm toàn trẻ em Hà Giang bị bắn chết dưới họng súng của quân xâm lược Trung cộng.


Một nữ du kích Việt Nam phía Bắc bị quân xâm lược Trung cộng bắt được, cưỡng hiếp tập thể, cắt các bộ phận trên cơ thể, cắt cụt tay chân, moi nội tạng… rồi bỏ nằm phơi xác chụp ảnh tuyên truyền để “hăm doạ” những người dân Việt Nam chống lại chúng.


17/2/1979, tại Bát Xát, Lào Cai, hàng trăm phụ nữ, trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Tàu cộng tiến sang.


Đặc biệt, tại làng Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hoà An, tỉnh Cao bằng… quân xâm lược Tàu cộng đã thảm sát 43 phụ nữ và trẻ em, quăng hết xuống giếng nước… Thật man rợ.


… Đây là hình chụp Giếng nước Tổng Chúp, tội ác man rợ rùng rợn do quân xâm lược Trung cộng gây ra ngày ấy, với 43 xác thường dân toàn phụ nữ và trẻ em bị chúng giết rồi vứt xuống giếng. Trong đó, có 13 phụ nữ đang mang thai và 7 trẻ em còn đeo trên lưng mẹ (dưới 1 tuổi).


Không chỉ thực hiện hành vi diệt chủng, giết hại thường dân… quân xâm lược Tàu cộng còn gây ra những vụ phá hoại tài sản dân chúng một cách có chủ đích.
Gần như toàn bộ Thành phố Lạng Sơn bị phá hủy tan hoang chỉ sau một ngày quân Trung cộng xâm lược tràn sang…


Dọc các tỉnh phía Bắc, đâu đâu cũng là cảnh hoang tàn chết chóc do quân Tàu cộng xâm lược gây ra…


Tại Hà nội, tháng 02 năm 1979, đảng bật đèn xanh cho lớp lớp thanh niên và toàn dân biểu tình – mít-tinh phản đối quân xâm lược Tàu cộng. Điều này làm thức tỉnh lòng yêu nước và ý chí tòng quân đánh giặc…


Trong tình thế quân xâm lược Trung cộng tấn công tiến sâu vào lãnh thổ, đe doạ Thủ đô…các cuộc huấn luyện cho thường dân biết bắn súng và thao dượt kỹ năng quân sự… được tổ chức nhanh chóng và thường ngày, ngay trên các khu vực công cộng ở thủ đô Hà nội ngày ấy.


Phía Trung cộng liên tục truyên truyền những “thành tích” thảm sát, diệt chủng, tội ác chiến tranh man rợ ấy… và do đó, thực chất của dân Tàu cộng thời ấy cũng hừng hực khí thế tòng quân lên đường “đánh giặc” theo lời kêu gọi của Đảng cộng sản Tàu.
Tranh cổ động này diễn tả cảnh quân Tàu cộng “ăn mừng chiến thắng trên xác người Việt”, năm 1979.


Hai bên lao vào cuộc chiến nhanh chóng (gần 1 tháng) và kết thúc với việc rút quân nhanh chóng của Tàu cộng.

Tháng 3 năm đó, tại Hà Nội, phía Việt Nam có một cuộc Mít-tinh ăn mừng chiến thắng rất đáng nhớ trong lòng người Hà nội…


Báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN – trang nhất đăng toàn tin bài và hình ảnh về “thắng lợi rất oanh liệt và toàn diện” trước quân xâm lược Trung cộng…


Tờ tin Thông tấn xã Việt Nam cũng đăng toàn tin tức và số liệu thiệt hại nhân mạng, khí tài… của quân xâm lược Tàu cộng.


Hàng loạt nhà xuất bản in hàng triệu quyển sách viết về GIẶC XÂM LƯỢC TÀU CỘNG… được phát hành trên cả nước.


Nhưng… sau đó không lâu… những Bia tưởng niệm chiến thắng của lớp lớp những người nằm xuống trong cuộc chiến ấy... bị công khai đục bỏ 4 chữ… “TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC”.


Những ngôi mộ chiến sĩ “vô danh”, không có một dòng chữ nào để ghi ơn họ ngã xuống để chống quân Tàu cộng xâm lược…


Các thế hệ Cựu chiến binh – người lính đã từng tham chiến thời ấy, hàng năm vẫn âm thầm tổ chức về lại chiến trường xưa, thăm lại mộ đồng đội đã chết… và ngậm ngùi khóc thương cho nhau.


Một người lính thời ấy, thăm lại nghĩa trang gồm rất nhiều đồng đội của ông, để đàn và hát những bài hát ngày xưa họ vẫn hát khi lên đường tòng quân đánh giặc. Ông đã khóc…


Và.. bây giờ… Cuộc chiến tranh chống quân Tàu cộng xâm lược năm 1979, thậm chí gần như không có chỗ trong Sách giáo khoa Lịch sử để dạy cho cháu con hậu sinh về một tên GIẶC TRUYỀN KIẾP của dân tộc.
(Ảnh biếm hoạ của hoạ sĩ L.A.P – Báo Tuổi trẻ cười, ngày 17/02/2017)

Huỳnh Quốc Huy


Chuyện chưa kể về những

ngư dân Việt sinh sống trên Biển Hồ

Ngụ cư trên Biển Hồ, cách xa đất liền, cộng đồng người Việt sống như một tộc người biệt lập với thế giới bên ngoài.
Tonle Sap – Cambodia mà người Việt quen gọi là Biển Hồ Campuchia, rộng khoảng 15.000km2, không nhìn thấy bờ, trải dài qua sáu tỉnh, thành, gồm Pursat, Battambang, Kompong Chahnang, Moung Roessei, Kampong Luong và Siem Reap. Đó là nơi sinh sống của hàng ngàn người Việt Nam với gần 600 hộ và hơn 3.000 nhân khẩu.
Tổ tiên của họ theo dòng Mekong, từ Việt Nam ngược sông Tiền và sông Hậu dùng nghề chài lưới để mưu sinh. Nơi nào có cá thì dừng lại và nơi cuối cùng họ định cư là Biển Hồ Tonle Sap, một cái hồ rộng mênh mông như biển.
Hàng ngàn người dân Việt Nam định cư trên Biển Hồ, trong đó có mấy ngàn hộ dân ở Siem Reap, đều là những cư dân vô thừa nhận dù họ can dự vào đời sống xã hội Campuchia từ bao đời nay trong vai trò cung cấp cá, một thực phẩm quan trọng cho người dân nước này.

Chuyen chua ke ve nhung ngu dan Viet sinh song tren Bien Ho - Anh 1
Ngủ trưa trên Biển Hồ

Tất cả họ không có quốc tịch Việt Nam vì là người Việt mất gốc, càng không một ai được nhập quốc tịch Campuchia của nước sở tại. Cuộc đời tồn tại với rất nhiều cái “không”, như: Không trạm y tế, không trường học, không giấy tờ tùy thân, không quốc tịch, không điện, nước, không biết đi giầy, dép...
Đau đớn thay! Khi họ ở trên biển hồ nước ngọt nhưng không có nước sạch để dùng, nước lại đục ngầu lợn cợn bùn, rác. Chất thải của hàng ngàn con người hàng ngày xả thẳng xuống Biển Hồ, là nguồn để ăn uống, sinh hoạt.
Đã vậy, họ khổ đến mức… chết cũng không có chỗ chôn. Vào mùa nước nổi phải treo xác chết trên bè, chờ nước rút mới mang vào bờ hỏa táng hoặc chôn trên đất chùa.
Ngụ cư trên Biển Hồ, cách xa đất liền, cộng đồng người Việt sống như một tộc người biệt lập với thế giới bên ngoài, không tương lai, đói khổ lại quanh năm đeo bám. Bởi lẽ, đánh cá ở Biển Hồ không phải là nghề có thể dễ dàng đổi đời. Cho dù ông bà xưa thường nói “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” hoặc “Rừng vàng, biển bạc” e rằng không đúng lắm với những “Việt kiều” này.

Chuyen chua ke ve nhung ngu dan Viet sinh song tren Bien Ho - Anh 2
Mưu sinh trên Biển Hồ

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên Biển Hồ, chính phủ Campuchia quy định một năm chỉ được đánh cá 6 tháng, 6 tháng còn lại... ngồi chơi. Họ không thể lên bờ làm thêm vì không có giấy tờ tùy thân. Nhiều người không còn đường mưu sinh đành dẹp bỏ lòng tự trọng, chèo kéo, xin tiền du khách.
Túng quẫn, một số người lén lút đánh bắt cá ở các khu vực cấm, đem bán cho các nhà hàng khách sạn thì bị bắt và phải đi tù. Hiện, trên 30 người đàn ông của làng chài người Việt đang đang có nguy cơ bị xử án tù vì không có tiền đóng phạt hoặc tái phạm nhiều lần. Mà không tái phạm sao được, bà con đánh bắt cá mưu sinh bao đời nay, có biết nghề nào khác.
Bao câu hỏi tôi tự đặt ra mà không có câu trả lời. Từ Biển Hồ xuôi theo dòng Tonle Sap để về An Giang và Đồng Tháp chưa đầy 300km, dẫu quê mẹ chưa giàu có lắm nhưng vẫn có đủ cơm no, áo ấm, trẻ em luôn được tạo điều kiện học hành, chăm sóc, yêu thương. tại sao lại không quay trở về quê hương?
Trên 500 nóc nhà lợp lá dừa, lụp xụp, tuềnh toàng. Gọi là nhà cho oai, chứ có căn chỉ là chiếc thuyền cũ rách nát, neo chơi vơi giữa hồ. Ngư dân đóng bè neo chặt trên mặt nước rồi dựng chòi thấp lè tè, che chắn tạm bợ đề phòng giông lốc. Họ cho biết có hôm gió lớn, cả nhà phải nhảy xuống nước níu giữ để chiếc bè không bị cuốn trôi.
Cuộc sống ở đây cực kỳ lênh đênh bằng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
Mùa nắng thì phải dời nhà ra giữa dòng, mùa mưa lại tìm nơi có nhiều bụi cây um tùm để neo nhà núp gió.
Những cuộc đời gặp nhau, ghép đôi mà nên vợ nên chồng, thêm con thêm cái, nheo nhóc.
Gặp một phụ nữ có 6 đứa con, 3 đứa lớn đang mò cua, bắt ốc, còn 3 đứa nhỏ ngồi trên ghe theo chị xin tiền, tôi hỏi: “Cuộc sống khó khăn mà sao chị sinh con nhiều quá vậy?”. Sau giây phút e ngại, người phụ nữ mạnh dạn: “Ở đây hổng có gì chơi… ngủ sớm… kệ mà!”.

Chuyen chua ke ve nhung ngu dan Viet sinh song tren Bien Ho - Anh 3
Mùa cấm đánh bắt cá, họ phải ăn mày kiếm sống

Ông Trần Văn Tư, SN 1937, từ Tây Ninh buôn muối qua Campuchia, nhiều lần đến Biển Hồ. Nhìn thấy cảnh những đứa trẻ thất học đói khổ phải lang thang sóng nước theo mẹ đi xin ăn, nên động lòng trắc ẩn. Ông bỏ việc buôn muối, đến Biển Hồ mở một lớp học, dạy cho những đứa trẻ biết viết cái chữ của cha ông.
Trung tâm được thành lập năm 1997, không thuộc hệ thống giáo dục Campuchia. Nó ra đời sau những năm tháng chạy vạy ngược xuôi gian nan của người thầy giáo già Trần Văn Tư, từng cùng gia đình rời bỏ quê hương đến nơi này.
Lúc đầu lớp học lèo tèo vài học sinh vì cha mẹ chúng không thấy ích lợi của việc học chữ. Ông Tư phải chèo thuyền đến từng hộ dân vận động con em họ tới lớp. Ông nghĩ ra một phương cách để dụ bọn trẻ và cha mẹ chúng: “nếu đi học sẽ được ông cho ăn sáng”. Đến khi vốn liếng vận động mạnh thường quân kha khá, ông biến lớp học thành “Trung tâm giáo dục từ thiện nuôi dạy trẻ em nghèo Biển Hồ”. Sau khi nâng dần lên mức “nuôi ăn ngày ba bữa”, thì đã có đến 314 đứa trẻ ở Biển Hồ theo học. Hai con trai và con dâu của ông Tư cũng là giáo viên trong số năm người tình nguyện ở đây.
Tham quan trên biển Hồ, chiếc tàu chở đoàn khách của chúng tôi chạy quanh làng chài người Việt. Tàu ghé vào trường học được làm bằng ba cái bè kết lại. Năm 2010, một số cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam – Quân khu 7 trở lại thăm chiến trường xưa và tặng một ngôi trường trên bè và một nhà máy nước sạch. Một Hội đoàn Công giáo tặng nhà thờ bè, các mục sư Hàn Quốc dựng nhà thờ ngay trên lòng hồ, có cả chùa bè để mong xoa dịu nỗi khổ của những người dân xa xứ.

Chuyen chua ke ve nhung ngu dan Viet sinh song tren Bien Ho - Anh 4
Ông Tư và lớp học từ thiện

Bước vào lớp, chúng tôi thấy những khẩu hiệu mà ở Việt Nam, lớp học nào cũng có: “Tiên học lễ, hậu học văn”, hoặc “Hãy dành những gì tốt nhất cho trẻ em”. Trên tường còn có cả thông báo cho các gia đình đang sinh sống tại Biển Hồ hãy đưa con em tới trường, và nhắc nhở: “Đừng để các em đi ăn xin trôi dạt bên ngoài”. Nhìn những khuôn mặt chân chất và hiền lành của các thầy cô giáo trên bè, tôi không nén nổi cảm giác kính phục. Tất cả đều từ Việt Nam tự nguyện sang đây dạy học, không có bất cứ một đồng lương hay các chế độ chính sách gì, ngoài những đồng tiền ủng hộ của du khách và các tổ chức từ thiện.
Trời đã quá trưa, cái nắng rát bỏng của đất Campuchia thiêu cháy da thịt, nhưng chúng tôi vẫn thấy nhiều trẻ em, theo chân những bà mẹ chèo ghe đu bám xung quanh trung tâm để xin tiền du khách. Đứa trẻ nào cũng gày gò, đen nhẻm, rách rưới, có đứa tay chân quặt quẹo, ốm yếu. Cuộc sống đã cuốn những người cha, người mẹ kia vào vòng xoáy mưu sinh với nỗi lo cơm áo gạo tiền. Đoàn du khách chúng tôi, không ai cầm được nước mắt.
Một nỗi buồn man mác cứ đeo đẳng mãi trong suốt chuyến đi của tôi với những khuôn mặt trẻ thơ ngơ ngác, u hoài. Dù rằng tha hương cầu thực thì chẳng thể có niềm vui, nhưng chẳng chốn nào buồn như chốn này. Những chiếc thuyền ăn xin với những cánh tay đen nhẻm chìa ra, một cảm giác đau xót choáng ngợp tâm trí tôi.
Tạm biệt Biển Hồ Tonle Sap, trời chiều nhạt nhòa mưa trên khóe mắt. Lòng chúng tôi như thắt lại, nặng trĩu với bao câu hỏi, bao nỗi niềm khó tả. Có lẽ, đó là nước mắt cho những số phận tha hương, những con người trôi nổi. Rồi mai đây, những thế hệ trẻ thơ lại đi đâu, về đâu, hay tiếp tục trôi nổi như cha mẹ chúng, như những chiếc thuyền trôi trên Biển Hồ Tonle Sap bao la, rộng lớn…

http://www.baomoi.com


Cười... XHCN...

Tên mới của nghề làm đĩ
Một cô gái bị bắt vào đồn công an. Tại đây cô phải khai lý lịch. Cô vừa khai tên xong thì tên công an ngước lên nhìn cô với vẻ ngạc nhiên:
"Lại là cô nữa!"
Cô gái thản nhiên:
"Dạ! Cũng em!"
Tên công an nhớ lại lần trước bị cô gái móc méo khi khai nghề nghiệp; nên lần này anh ta chận trước vì sợ bị cô gái "lợi dụng" chuyện khai báo để "nói xấu cán bộ":
"Tôi biết cô làm nghề gì rồi, khỏi khai!"
Cô gái cười:
"Dạ nghề của em thì không thay đổi, nhưng tên gọi có thay đổi ạ!"
Tên công an nhìn cô gái lườm lườm; hắn biết mấy cô gái giang hồ này mồm miệng rất chua ngoa, sợ bị mắc lỡm, nhưng không thể không hỏi. Hắn ta nói cộc lốc:
"Tên gì?"
Cô gái vẫn giữ nụ cười trên môi:
"Trước, em khai em làm nghề "chủ tịch quốc hội", vì em thấy bà chủtịch quốc hội cứ bị người ta gọi là "con đĩ thúi", thì anh bảo em nói xấu lãnh đạo. Cái tội nói xấu lãnh đạo sẽ bị nghiêm trị, em sợ lắm; với lại gần đây nghe các cán bộ lãnh đạo muốn đổi Hà Nội thành Paris; thành phố Hồ Chí Minh thành Singapore..., nên lần này em cũng bắt chước đổi tên..."
Tên công an sốt ruột cắt ngang:
"Cô thật lắm mồm! Tên gì thì khai ngay ra đi!"
Cô gái gật gù:
"Dạ anh công an nói rất đúng. Em thật nhiều mồm. Mồm để đối đáp với anh; mồm để cho bọn đàn ông chui ra từ đó mà làm chủ tịch, làm tổng bí thư, làm công an..."
Tên công an giận quá đập bàn văng tục:
"Địt mẹ! Con đĩ thúi. Mày xỏ xiên ông đó à? Mày có khai không thì bảo?"
Cô gái ra vẻ sợ sệt:
"Dạ dạ ... em khai chứ. Bố em mà vô đây cũng phải khai chứ nói gì em! Em đâu dám xỏ xiên ai, mà có muốn xỏ xiên cũng không có cái gì để xỏ. Chỉ có em từ hồi được giải phóng đến giờ mới bị hết thằng này xỏ tới thằng khác xiên! Bà chủ tịch quốc hội bị chửi là "con đĩ thúi" thì có cả cái đảng của anh nhảy vô bảo vệ nên thúi mấy cũng thành thơm. Còn em, bị anh chửi là thúi thì thành thúi thiệt rồi! Dạ dạ... nghề của em vẫn là nghề đĩ thúi; nhưng tên gọi mới là "đĩ nhà nước" ạ!"
Tên công an định mắng "cô thật lắm mồm" nhưng gượng lại kịp. Anh ta sừng sộ:
"Giờ lại lòi ra "đĩ nhà nước"! Đĩ nào là "đĩ nhà nước", đĩ nào là "đĩ nhân dân"?"
Cô gái khoa tay:
"Không có "đĩ nhân dân"; tuy em làm đĩ nhưng cũng phải là "đĩ nhà nước" mới oai, mới oách!"
Tên công an trợn mắt lầu bầu:
"Địt mẹ! Đĩ mà còn oách cái gì!"
"Dạ... Oách chứ. Hễ cái gì dính tới nhân dân thì không tàn cũng mạt. Anh không thấy sao? Quân đội nhân dân thì bị Tàu giết chết mà nhà nước không cho lấy xác, không cho làm lễ tưởng niệm. Công an nhân dân thì bị nhân dân gọi xách mé là chó vàng. Chỉ có cái kho bạc là ngon nhất thì đảng giành lấy làm ngân hàng nhà nước. Đời làm đĩ trăm đắng ngàn cay rồi, anh cho em ké chút tên nhà nước vô cho nó oách chút mà...!"
Tên công an chịu hết nổi, xua tay nói:
"Thôi cô về đi, không cần phải khai báo gì nữa. Nhưng tôi cho cô về lần này, không phạt là để cô kiểm điểm bản thân, kiếm cái nghề khác lương thiện mà làm ăn..."
Cô gái vẫn chưa chịu đi, cãi:
"Anh lại nói xấu em rồi! Nghề của em có chỗ nào không lương thiện? Em bán cái của em sở hữu chứ có trộm cắp lường gạt gì của ai đâu? Em thấy có đứa còn bán cả nước..."
Tên công an giận dữ quát lên, ngắt lời:
"Địt mẹ! Có chịu cút đi không?"
"Dạ đi. Đi chứ! Ở đây để rồi phải tự cắt cổ bằng tay trái một nhát, xong chuyển sang tay phải tự cắt thêm hai nhát nữa à?..."
_____________

Bụt trả lời lợn
Một con lợn sề bị đem ra chọc tiết, nó đau đớn kêu gào thảm thiết. Bụt hiện ra hỏi: vì sao con khóc?
Con lợn sề rưng rưng nước mắt: thưa Bụt, cuộc đời này thật bất công! Con sinh ra đã mang thân hình xấu xí, cả đời phải ăn cơm thừa canh cặn, thế mà cuối cùng lại bị giết thịt để làm thức ăn cho kẻ khác, vậy công bằng ở đâu?
Bụt cười:
- Con không hiểu rồi! Để ta giải thích cho con. Cuộc đời này có luật nhân quả, có kiếp luân hồi.
- Kiếp trước con bỏ ngoài tai những lời dạy bảo của ông bà cha mẹ, nên kiếp này trời phạt cho con mang đôi tai to.
- Kiếp trước con nhắm mắt làm ngơ trước những cảnh cơ cực của người khác, nên kiếp này trời phạt cho con mang đôi mắt híp.
- Kiếp trước con ngồi ì một chỗ nhiều, nên kiếp này trời bắt con mang chân ngắn, bụng to.
-Kiếp trước con nói nhiều làm ít, lừa phỉnh chúng sinh, nên kiếp này trời bắt giọng con " khịt khịt ".
- Kiếp trước con hát karaoke nhiều, nên kiếp này trời bắt mõm con nó dài.
- Kiếp trước con sa đọa trụy lạc, nên kiếp này trời phạt con mang nhiều vú.
- Kiếp trước con ăn chơi phè phỡn bằng tiền mồ hôi nước mắt của người khác, nên kiếp này trời bắt con ăn cơm thừa canh cặn.
- Kiếp trước con hãm hại nhiều người vô tội, nên kiếp này trời phạt con bị giết thịt.
Giờ Con đã giác ngộ ra chưa?
Con lợn sề gạt nước mắt, bán tín bán nghi, băn khoăn tự hỏi:
"Chả có nhẽ... kiếp trước mình là một... CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIÊT NAM HOẶC LÀ QUAN CHỨC nhà nước XHCN..." ???



   Hitler & Trịnh Xuân Thanh

 

Đăng ngày 10 tháng 09.2017