banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Tháng 11. 2017 nhớ về tháng 11 năm 1956

Budapest dân Hung, Quỳnh Lưu, dân Việt cùng mơ tự do!

Mơ người đã toại, mơ mình vẫn mong...

Phan Văn Song

Tháng 11 năm nay 2017, tháng của những hoài vọng, nhớ thương, cảm nghĩ, tháng của cả các xứ Âu Mỹ cảm xúc, thương về những chiến binh cha ông mình, đã bỏ mình cho cuộc Đại chiến lần thứ nhứt: một cuộc Đại chiến vô nghĩa, tối tân lần đầu tiên trong lịch sử của thời đại mới của loài người. Trên 80 quốc gia tham dự, với một số thương vong tử sĩ khổng lồ – ở Pháp, ở Đức không một làng nào không có bản tử sĩ của làng ấy - Ngày nay tháng 11 đến, dân văn hóa Anh Mỹ đều gài cánh hoa poppies đỏ trên vai áo, dân thuộc văn hóa Pháp gài cánh hoa muguet xanh. Những cánh hoa biểu tượng kỷ niệm và thương nhớ của thời Đại chiến ấy nói lên cái vô lý của một cuộc chiến vô nghĩa: sự đụng chạm giữa hai khối biểu tượng hai quyền lực.
Trái lại, 61 năm về trước, năm 1956, cũng trong tháng 11, tại hai quốc gia hạng nhì, hai dân tộc, một bên âu, một bên á, cùng thuộc khối cộng sản, cùng bị che khuất bởi một bức màn sắt kín đáo, cùng bị cả một hệ thống chế độ độc tài, với một chủ nghĩa khát máu, với một chánh sách bàn tay sắt, kềm kẹp, cùng nổi dậy, cùng đòi dân chủ, cùng đòi quyền tự quyết, tự do… cả hai đều bị đàn áp trong biển máu, và cả hai đều bị thế giới tự do bỏ rơi, và ngày nay quên lững. Hôm nay, xin nhắc lại, gọi là đốt nén hương tưởng niệm các anh hùng đã bỏ mình vì chánh nghĩa, vì tự do, vì dân chủ.

1. Cuộc nổi dậy Budapest, Hung gia Lợi
1956, chỉ trong 6 ngày của đầu tháng 11, từ 4 đến 10, 61 năm trước, hàng trăm xe tăng T-54 và nhiều sư đoàn Liên Sô tấn công vào Hungary để tiêu diệt cuộc cách mạng vì tự do dân chủ của nhơn dân Hung.
Trong 6 ngày, máu của hàng ngàn người dân của thành phố Budapest, của nhơn dân Hungary đã nhuộm đỏ đường phố thủ đô Budapest. Imre Nagy, người được toàn dân Hung dân chủ lựa chọn bầu lên làm thủ tướng và tuyên bố thành lập chánh phủ đa đảng, bị bắt và hai năm sau, bị xử bắn.
János Kádár, một lãnh tụ Đảng Cộng Sản Hung gia Lợi, được chỉ thị Đảng Cộng Sản Sô Viết lên nắm quyền và tái lập chế độ Cộng Sản – giữ quyền lực, trong đàn áp và độc tài, cho đến ngày cả khối Cộng Sản Đông Âu cùng nhau sụp đổ năm 1989.
Cuộc chiến không cân bằng giữa những người kháng chiến, gồm chánh quyền cách mạng của các nhà dân chủ tranh đấu chống chế độ Cộng Sản, những thanh niên, trai gái, yêu dân chủ, yêu Độc lập quốc gia mình, yêu tự do, tình nguyện, dù vũ trang sơ sài với súng săn, với súng đạn, quân trang do quân đội nhơn dân Hungary cung cấp, dám đối mặt với hằng trăm xe tăng T-54, cùng 17 sư đoàn thiện chiến Liên Xô. Kết quả là cuộc khởi nghĩa bị dập tắt trong máu lửa.
Đây là một thiên hùng ca của dân tộc Hungary, là một gương sáng cho dân Việt Nam ngày nay nếu muốn đi tìm độc lập tự do! Một bài học đầu tiên, cho các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, cùng các nhơn viên Công an Việt Nam và Quân đội Nhơn dân Việt Nam, nếu ngày mai, nếu phải đối mặt với Tàu Cộng và các tay sai Việt Nam, là năm 1956, tại Hungary, ngoại trừ một số rất ít sĩ quan đầy tớ quan thầy Liên Sô, đa số các đơn vị Công an và Quân đội Nhơn dân Hung đều đứng về phía chánh phủ cách mạng. Không có đơn vị nào của Công an và Quân đội Nhơn dân Hung đã đàn áp nhơn dân họ. Họ bị quân Liên Sô bao vây và giải giới. Lực lượng không quân của Hung cũng bị vô hiệu hóa sớm.
Cái dại dột của Quân đội và Công an Hungary lúc bấy giờ là lưỡng lự, thiếu ý chí, thiếu tình dân tộc, trung thành với Đảng và bất hiếu với Nước! Họ quá chần chờ, không ủng hộ hẳn, họ đã không theo Thủ tướng Imre Nagy.
Nếu biết ủng hộ Imre Nagy, là phải tuyên chiến hẳn với Liên Sô. Nếu chiến tranh, thế giới sẽ cứu bồ vì là đất nước Hungary, nhỏ, bị cưỡng chiếm. Chớ không phải là Đảng Cộng Sản anh em Liên Sô giúp Đảng Cộng Sản đàn em Hungary dẹp loạn!
Một dịp may đã mất! Tiếc thật. Và đây cũng là một bài học cho Việt Nam tương lai. Phải khai chiến thực sự với Trung Cộng. Nếu không, sẽ tạo cớ cho Tàu Cộng kéo quân qua giúp đỡ đàn em dẹp loạn.
Một bài học phải thuộc lòng để nhớ đời là cũng như bài học Việt Nam Cộng Hòa đã học: đừng tin tưởng vào Âu Mỹ, Liên Hiệp Quốc hay ai... cả! Lúc bấy giờ, trước và trong khi Liên Xô tấn công Hungary, chánh phủ Imre Nagy đã liên tục cầu cứu Liên Hiệp Quốc và yêu cầu các chánh phủ tự do Âu Mỹ can thiệp. Ngoài các bản tin qua đài phát thanh Châu Âu Tự Do, vài tuyên bố, vài tuyên cáo đòi hỏi Liên Sô rút quân, các nước Mỹ, Anh, Pháp và Châu Âu dân chủ không có một phản ứng nào!
Tổng Thống Eisenhower, Huê Kỳ, theo tài liệu trong Văn khố Quốc Gia - National Security Archive Electronic Briefing Book, còn nói thêm là nhứt định không can thiệp, với lý do – xen vào nội bộ quốc gia độc lập – và còn giả dối, đạo đức giả hơn nữa, đưa ra giả thuyết rằng, e sợ, sẽ đưa thế giới vào một cuộc thế chiến, có khả năng nguyên tử.
Ôi thế giới chánh trị Mỹ! Toàn đạo đức giả! Thế mà ngày nay vẫn còn người tin tưởng bám vào!
Số thương vong: Số người Hungary bị quân Liên Sô giết ước lượng khoảng 2.500 người và 20.000 người khác bị thương. Khoảng một nửa số người bị thương là thanh niên dưới 30 tuổi và hơn một nửa số người bị giết là công nhơn. Nhiều ngàn người đã bị chế độ Cộng Sản do Liên Sô dựng lên bắt giam và trong số đó 229 người bị xử bắn ngoài một số lớn dân Hungary cũng vượt biên tỵ nạn ở các quốc gia Tây Âu và Huê kỳ Canada.
Một kỷ niệm, Sài gòn, sau ngày 30 tháng tư năm 1975. Một cặp vợ chồng trẻ người Pháp bạn với chúng tôi. Anh chồng còn trẻ trong tuổi quân dịch Pháp, đi phục vụ tại Việt Nam trong chương trình xã hội và văn hóa, làm việc ở Alliance Française Sài gòn. Chị vợ, cùng tuổi, đang tập sự ở Sứ quán, chị là người Pháp gốc Hungary, sanh ở Pháp, trong một gia đình trốn bỏ Budapest sau tháng 11/1956, để tỵ nạn Pháp. Chị được nuôi dưỡng, dạy dổ trong không khí và tinh thần chống Cộng, biết rõ hiểu rõ thế nào là Cộng Sản. Chính chị đã khuyên với vợ chồng tôi là hãy giao cho vợ chồng anh chị thằng Cu lớn của chúng tôi để anh chị đem về Pháp. Và may quá, chúng tôi nghe lời chị. Là nhơn viên ở Toà Lãnh sự, vợ tôi dễ dàng dán cái hình thằng Cu vào passeport-thông hành của chị, và thế là thằng bé di tản theo mẹ (giả) hồi hương Pháp. Chúng tôi, lúc ấy, vẫn còn dại dột tin tưởng vào những cái lỉnh kỉnh đàng hoàng, như luật lệ, như ngoại giao… nhưng sao lúc ấy dám ăn gian? Sợ quá đâm bất thiện!
Và dù phải trải qua phong ba bão tố 4 năm tù tội cho cá nhơn tôi, và bà xã, 4 năm phục vụ ở Tòa Lãnh Sự Pháp đầy chông gai… Chúng tôi vẫn cám ơn Ơn Trên – và vợ chồng người bạn - đã cho chúng tôi gặp cô bạn gốc Hungary, hiểu rõ thế nào là Cộng Sản đã làm một hành động "ngoài luật lệ" để cứu thằng con trai của chúng tôi. Xin cám ơn quý bạn đã chia sẻ câu chuyện nầy!

2. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, Việt Nam
Bối cảnh: 1956, 61 năm trước, sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhơn đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên Cộng Sản Việt Nam trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang mang, lo sợ tột độ. Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuê. Một không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng.
Do đó, cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng Cộng Sản Việt Nam rất lo sợ. Số là, toàn thể nhơn dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp đã mở một đại hội để tố cáo những chánh sách cai trị do đấu tố tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ Việt Cộng thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhơn dân và yêu cầu trả danh dự và tài sản lại cho những gia đình nạn nhơn.
Giữa lúc tình hình nóng bỏng đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giấy để lên Hà Nội. Hàng ngàn người đã kéo ra đường số một chờ đợị. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thơ và kiến nghị. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe phái đoàn lại, 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.
Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai, để bàn thảo về ngày thứ bảỵ. Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và một đại đội công an võ trang để giải tán. Bạo động: Súng và lựu đạn nổ vang trờị. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh. Những người phía sau tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước. Cuối cùng, dân chúng đã bao vây bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm đó, Cộng Sản đưa thêm 2 trung đoàn về giải vây đồng bọn.
Sáng ngày 11/11/56, trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, ngoài sự tiên liệu. Hồ Chí Minh điên tiết: Nghê An là quê hắn, phải giải quyết để gỡ thể diện cho mình và đảng. Dân chúng cũng bắt đầu có một số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Cuộc nổi dậy có đủ cả tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên Đảng Cộng Sản.
Đêm 12/11/1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu yểm trợ. Cũng cùng đêm ấy, 3000 thanh niên các xã ven tỉnh Thanh Hóa, kéo vào tiếp viện nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em mang gạo, thực phẩm đến tiếp tế. Cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3. Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết. Hồ Chí Minh cho sử dụng Sư đoàn nầy, thay vì dùng bộ đội miền Bắc, để có dịp trút tội cho Sư đoàn người miền Nam. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về tiếp cứu, đầy đủ lương thực, quyết tử trường kỳ đấu tranh.
Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhơn dân Quỳnh Lưu. Hồ Chí Minh quyết tâm ra lịnh phải dẹp cuộc nổi dậy nầy. Trước sức mạnh của bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến... Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội Việt Cộng đã xông vào các làng xã, bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu.
Dù nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội, ngày nay vẫn tiếp tục cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu. Dù họ đã đàn áp, giết hại và đày ải hơn 10.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã và vẫn còn là gương sáng cho các thế hệ tiếp nối.
Phải đòi cho được tự do, công bằng và tất cả những quyền căn bản của con người. Tiếng trống, tiếng mõ, oai hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 61 năm về trước, nay, vẫn còn vọng về thúc dục người có lòng ái quốc, tiếp tục nhắn nhủ, kêu gọi người can trường đi tìm chơn lý của cuộc sống!

Thay lời kết
Lịch sử cho thấy, dù trong một điều kiện vô cùng khó khăn, tinh thần tranh đấu của người dân Budapest - Hungary, của người nông dân Quỳnh Lưu, Nghệ An - Việt Nam, không chết, không tàn rụi trong cô đơn và không ngồi đó chờ đợi bàn tay của Anh, Mỹ hay thế giới!
Riêng dân Hungary, ngọn lửa tự do vẫn cháy âm ỉ, để rồi 31 năm sau bộc phát thành cuộc cách mạng dân chủ đầu tiên giải phóng toàn thể các quốc gia Đông Âu, năm 1989.
Khác với dân Việt Nam, người dân Hungary không đợi ông tổng thống Mỹ nào đến để khuyên họ phải biết yêu nước, phải biết đấu tranh.
Người dân Hungary đã không đợi một Bill Clinton đến Budapest như ông đã đến Hà Nội ngày 17 tháng 11. 2000 để nhắc nhở “Tương lai của các bạn nên nằm trong đôi bàn tay của mình, đôi bàn tay của nhơn dân Việt Nam.”
Họ cũng không chờ một Barack Obama đến Hà nội, vừa làm bộ ăn phở, vừa để dạy khéo cho dân Việt rằng “Vận mệnh Việt Nam nằm trong tay người Việt” hay một Donald Trump, ma mãnh, chưởi khéo dân Việt Nam bằng bài học lịch sử với Hai Bà Trưng hùng cường – chống Tàu đuổi Hán - và nhắc dân Việt ta bài học yêu nước khi kết luận rằng “Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằng thế giới có nhiều nơi, nhiều ước mơ, và nhiều con đường. Nhưng trên khắp thế giới, không có nơi nào như nhà mình”. - Đau quá!
Tóm lại, các tổng thống Mỹ mỗi người một vẻ nhưng cùng nhắc toàn dân Việt Nam rằng: “Con người (tự trọng, và yêu nước) phải biết đứng trên đôi chân của chính mình”.
Như Thánh Kinh Bible đã dạy: "Aide-toi, Dieu t’aidera - Hãy tự lo đi, Chúa sẽ giúp cho bạn". Mỹ ngày nay nói "Aide toi, les USA t’aideront – Hãy tự lo đi, Mỹ sẽ lo cho bạn!"
Có thế thôi! Khỏi phải lo nữa!
23-11-2017
Hồi Nhơn Sơn, tháng 11, đầy thương nhớ!
Phan Văn song



Việt Nam và bài học sau APEC 2017


Dù APEC hay dù TPP cũng không cứu được Việt Nam

Nếu công nhơn Việt Nam không có phẩm chất

Phan Văn Song

Một tuần sau APEC, chúng ta thấy những gì? Chúng ta thử rút những kinh nghiệm gì? Thời sự thế giới có biết đến chúng ta không?
Dư luận thế giới tuần qua, nói nhiều đến cuộc Á du của ông Thổng Thống Mỹ Trump, hết Nhựt đến Đại Hàn, nói nhiều, bàn nhiều về ông Xi Jinping từ nay đã là Vua ở xứ Tàu, lại còn được ông Trump giao quyền điều khiển thiên hạ. Tuy nhiên, về mặt kinh tế, tài chánh, dư luận chuyên nghiệp quốc tế vẫn cho rằng Trung Cộng vẫn còn dùng những mánh khóe "gian thương" để chiếm thị trường. Nói tóm lại, Trung quốc vẫn được dư luận thế giới chú trọng đến nhiều, nhưng rất tiêu cực. Thế giới vẫn tiếp tục đặt câu hỏi về ông Vua Xi Jinping có vuốt ve hay hù dọa được chú Kim Ủn bớt hung hăng đòi tiếp tục nguyên tử hóa đảo Guam của Mỹ không? Và xem ông Tổng Trump có thay đổi cách nhìn, sau khi đi gặp dân Á đông không?
Thiên hạ tuần qua, vẫn tiếp tục theo dõi những chiến thắng của liên minh Syrie Irak đang phá vỡ những hang ổ cuối cùng của khủng bố Daesh. Nhưng lại lo lắng đặt những câu hỏi về những gia đình chiến binh Daesh, hoặc nay cả cá nhơn các chiến binh Daesh gốc Âu châu đang muốn hồi hương. Có nên, vì lòng nhơn đạo, đem của nợ ấy về nhà không? Với cái rủi ro là sẽ đem luôn về nhà những nguy cơ, từ nay có thể diễn ra ở Âu châu - Pháp Anh Đức – cho cuộc sống hằng ngày, nhứt là ở những đô thị, hay ven đô với những cộng đồng gốc Hồi, đã di cư từ lâu hay vừa mới nhập cư. Và nguy hiểm cho kỷ nghệ du khách, một yếu điểm để khủng bố tấn công.

1. APEC: Cửa hàng triển lãm hay chỉ là trạm nghỉ chơn của Trump
Hội nghị APEC tại Đà Nẵng - Việt Nam tuần qua? Xin lỗi, ngành thông tin Pháp không nói đến. Ở Pháp hầu như không ai biết cả! Lại càng không biết và không nói tới APEC, khi thời sự ngày nay chú trọng đến thời tiết, và thay đổi thời tiết hơn. Chú trọng đến miền Trung Việt Nam đang bị bão Damrey tàn phá, và đang bị lũ lụt. Sau những cơn bão ở Hurricanes ở Tây Đại Dương, dĩ nhiên thời sự phải chú trọng đến những Tài phong (Typhoons) ở Tây Thái Bình Dương để cân bằng. Ngày nay, dư luận ở Pháp chú trọng đến thời tiết, và vệ sinh lương thực nhiều hơn chánh trị thế giới!
Thật vô phước cho người Việt! Một đất nước nếu có những lãnh đạo thật sự là những người lãnh đạo, thì dù đang có lễ lạc đi nữa, nếu trong nước có thiên tai thì cấp tốc ngưng ngay lễ lạc, lo thiên tai, lo ngay việc cứu trợ. Ngưng tổ chức APEC, để tiền để cứu nạn nhơn lũ lụt cuồng phong có ích hơn! APEC mang lại gì cho Việt Nam? Số ăn xin vẫn ăn xin, số ăn mày vẫn ăn mày, số nô lệ vẫn mãi mãi nô lệ, số gái mãi dâm mãi mãi đi bán dâm! Trên 40 năm hòa bình, Việt Nam vẫn còn ở thời đồ đá, thời đại trung cổ, không chế được một cái đinh, không ráp được một chiếc xe đạp! Dệt lụa là nghề cổ truyền của Việt Nam, thế mà phải nhập cảng lụa tàu vào rồi đóng dấu lụa made in Vietnam để trá hàng!
Công bằng mà nói, cũng có vài đài thông tin Pháp cũng có nhắc sơ đến APEC Việt Nam, nhưng chỉ để chú ý cuộc Á du của ông Trump nhiểu hơn và xem Việt Nam như trạm dừng chơn, ghé bến, của Tổng Thống Trump trên đường Á du đó thôi – cả bà vợ Mélania cũng không thèm đến Việt Nam – và Phi – xứ của các anh lãnh đạo cà chớn. Thiên hạ vẫn tò mò thắc mắc tình duyên Trump-Xi hay Mỹ-Tàu nhiều hơn, và cái lo lắng lớn hơn là làm sao cặp bài trùng Mỹ-Tàu giải quyết tên Ủn Bắc Hàn thôi! Còn Việt Nam, còn APEC, cả chuyện TPP, nay do Tàu điều khiển cũng là chuyện tiểu tiết. Và riêng, đối với cá nhơn chúng tôi cũng thế, vì đấy chỉ là những màn kịch, và tổ chức APEC là một dịp để bọn Công Sản, vơ vét, ăn có, đớp tiền cò, tiền còm (commission) rút ruột công trình đó thôi! Hay cả chuyện vào TPP làm ăn, có Mỹ hay không có Mỹ, dân Việt Nam tiếp tục vẫn trai làm cu li, gái làm điếm của thế giới!
Bằng chứng của cái thờ ơ ấy là tất cả media xứ Pháp và Liên Âu; chỉ chú trọng đến việc Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đi khai trương Bảo Tàng Louvres ở Abou Dhabi và ghé thăm công tử MNS (Mohammed Ben Salman), nhà Vua tương lai xứ Ả Rập Saudi vừa bắt nhốt 200 tên tham nhũng gọi là làm sạch – đạo đức hóa - đất nước mình – Đúng là Thanh Kiếm và Sách Kinh Coran!
Trở lại Việt Nam, ta không quên chuyện xưa: các ngư dân bị Hải quân Tàu bắt vẫn chưa được trả về, đến nay, vẫn không ai biết; để nói thêm chuyện ngày nay, lũ lụt, nhà trôi của mất, cũng vẫn không ai lo. Trái lại, các quan chức lớn đều có mặt ăn nhậu hả hê với các quan chức lớn ở Đà Nẳng và APEC! - Hãy xem videos, hình chụp quảng cáo trên mạng, với những bộ mặt cười tươi, trơ trẻn, ôm hôn, bá vai, níu cổ!
Sao Nhà nước Việt Nam vô tâm như thế? Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam vô hậu như vậy? Nhưng nếu Đảng vô hậu, Nhà nước vô tâm. Còn lương tâm người Đảng viên, lương tâm người lãnh đạo đối với dân, đối với đất nước, đối với Tổ quốc? Ở đâu?…

Việt Nam khi nhận tổ chức mở hội là muốn trình làng cho thiên hạ thế giới biết là nay mình ngon lành, đang là một nước đang lên đang phát triển, dư tiền lắm bạc. Đã chứng minh là mình có đủ tiền để tổ chức một APEC. Tại sao lại VẪN tiếp tục đi ngửa tay ăn xin, ăn mày, vay mượn? Không biết mắc cở sao? Hay tổ chức để cùng nhau chia xẻ tiền cò, rút ruột công trình, chia chác?
Và giả ngơ quên các nạn nhơn lũ lụt và giả ngơ quên các ngư dân đang bị Tàu bắt?
Vì khi tổ chức một Hội nghị cho APEC (Asia – Pacific Economic Cooperation) nghĩa là phải tham dự cùng các quốc gia Á châu vùng Thái bình Dương để cùng nhau phát triển để cùng nhau hợp tác kinh tế. Như vậy Việt Nam phải Phát Triển (viết hoa) đồng nhịp, đồng điệu để sống còn, cạnh tranh ngang ngửa với láng giềng. Thí dụ Việt Nam ngang ngửa với Singapore. Thế nhưng, thử hỏi:
Thực sự, Việt Nam, có thành tâm muốn phát triển không? Có thật muốn không?
Và nếu chúng ta thử đánh giá sự phát triển của Việt Nam - vào sự các tư bản ngoại quốc muốn biến Việt nam làm một cái xưởng của thế giới, với những những công nhơn nô lệ rẻ tiền? Thì tội nghiệp người công nhơn Việt Nam quá! Đó chỉ là cách bán mồ hôi sức lao động của dân ta thôi!
Và lại còn có người bàng quan (nhưng vô tâm, vô lương, vô sỉ) hy vọng, nghĩ rằng, như vậy, rồi đây chẳng chốc, vài năm thôi, Việt Nam sẽ vọt lên như Trung Quốc. Tại sao lúc nào cũng so sánh với Trung Cộng, sao không so sánh với Nhựt? Với Đại Hàn, với...

2. Điều kiện phát triển
"Muốn thực hiện những hứa hẹn phát triển kinh tế , Việt nam phải tân trang tất cả hạ tầng cơ sở. Và đặc biệt chú trọng đến phát triển xã hội". Geoffroy Caillet – Tuần Báo Kinh tế Viễn Đông, ngày 5 tháng 10 2010.
a) Tân trang hạ tầng cơ sở:
Một hình ảnh quen thuộc: Hà nôi, hay Sài gòn, một ngày bình thường, vào một buổi chiều, trên một con đường đông người và đông khách du lịch, một đám người tụ tập ngước cổ nhìn một cảnh... rất ăn khách du lịch ngoại quốc... những cameras, những máy chụp hình nhá lên liên tục, hình ảnh nầy chỉ thấy ở Việt Nam: Đứng trên những cây thang cao bằng tre, các thợ điện đang thay ráp, cắt sửa, những bó giây cáp điện bùi nhùi rối rắm trên những cột điện, chui lòn phanh phui những mạng lưới giây điện, rối bù trên bầu trời của những đường phố Hà nội hay Sài gòn. Không ở đâu, người du khách âu mỹ có thể thấy những anh thợ điện làm việc như thế nầy. Không ở đâu người du khách, nhứt là âu mỹ, có thể đứng gần một anh thợ điện làm việc trên một nhóm đường giây điện công cộng như ở Việt Nam. Bổng, một tia điện xè chớp, một tiếng nổ, trong những tiếng ồ, hơi hoảng, của các khán giả. Chả sao, đấy chỉ một "chạm điện", một "cua-xiệc-quy" (court circuit) nho nhỏ, bình thường, do hệ thống điện quá già nua, quá tải. Cuối cùng hệ thống điện cũng được sửa chạy… sẽ chạy ngon lành… cho đến kỳ sửa tới. Và cả con đường bừng sống lại, tiệm ăn, khách sạn bựt sáng, đèn đường, đèn néon, đèn bảng hiệu… nào cà phê, nào hàng ăn, nào hàng uống… tất cả nhấp nháy sống lại, tiếng nhạc, tiếng loa… ồn ào, tấp nập... tất cả nhờ vào điện, tất cả cần điện.
Và hệ thống điện quá tải, cà rịt, cà đụi, chạy bữa có bữa không! bữa đực bữa cái! Nhưng cái tài của anh thợ điện Việt Nam sửa cả. Cắt, nối, câu, kéo… chỉ có cái kềm và đôi tay… Ôi Việt Nam muôn thuở, ngày tôi bỏ Sài gòn ra đi, nay đã 40 năm, vẫn còn nghe chuyện Sài gòn bị "cúp điện"!!!
Cải tiến hạ tầng cơ sở: điện, nước, giao thông... là một nhu cầu bức thiết để có một Việt Nam cùng một nhịp phát triển để có thể hợp tác với các quốc gia cùng vùng (Á châu thái bình dương). Một tầm vóc phát triển với một nhịp độ để đưa Việt Nam thành một quốc gia có tầm hoạt động cao, ít ra cùng tầm cở với các bạn cùng ở APEC, ASEAN!
Nhưng muốn được như vậy, nhiều việc phải làm: một thí dụ, một hệ thống hỏa xa cao tốc, nối liền Hà nội –Sài gòn trong vòng 6 tiếng, phải được thiết lập. Nhưng chương trình ấy phải bãi bỏ, vào ngày 19 tháng 6 năm 2013 bởi Quốc hội Việt Nam. Con đường cao tốc ấy sẽ tốn 600 dollars nợ cho mỗi người Việt Nam (lúc ấy, mỗi công dân Việt Nam đã nợ 800 dollars rồi) – "Mỗi người Viêt Nam gánh 800 USD nợ công tức 51,7% GDP VN – 1500 US$"/Thống kê Ngân hàng Quốc tế 2012. Với 600 USD cho đường hỏa xa cao tốc nữa, thế là sẽ mất toi toàn bộ GDP/mỗi đầu người – 1400 USD - thế là phá sản.
Do đó, cũng như mọi quốc gia có giấc mơ thành những nước có một "Tổng sản lượng trung bình" - là bao nhiêu? - Việt Nam ngay từ bây giờ phải có một tầm nhìn và một sự lựa chọn chiến lược trong chánh sách và đường hướng phát triển để Việt Nam bước vào con đường công nghiệp hóa nền kinh tế phát triển.
Xây cất hạ tầng cơ sở như đã nói trên, vẫn chưa đủ, nếu không biết đào tạo tay nghề công nhơn lao động. Tay nghề của công nhơn Việt Nam rất yếu kém, và đặc biệt trong ngành Ngân hàng và Luật học. Bài toán khó giải của Hà nội là không được để các quốc gia nghèo có lao động rẻ tiền vượt mình, mà cũng không để các quốc gia cùng nhóm mình giựt khách hàng đầu tư vì có một lực lượng công nhơn có tay nghề có kỹ thuật công nghiệp cao hơn mình. Vậy thì:
b) Phải biết phát triển xã hội và đầu tư vào con người:
Nhưng khổ nổi: Đến ngày hôm nay, các nước đầu tư vẫn còn "thích" Việt Nam. Trong những vùng nông thôn ngoại ô thành phố Sài gòn, đất canh tác tuần tự biến thành khu kỹ nghệ. Sự phát triển các khu kỹ nghệ ấy nói lên được sự đánh giá cao của các quốc gia đầu tư, nhờ chương trình khuyến khích bằng thuế vụ của Nhà nước Việt Nam. Một nhà đầu tư Pháp giải thích: "Nói một cách tổng quát, chúng tôi những nhà đầu tư ngoại quốc vẫn còn thích vào Việt Nam. Một phần vì Nhà nước Việt Nam tạo những điều kiện khuyến khích đầu tư. Nhưng ở mặt khác, cũng có nhiều tiêu cực, như thủ tục rườm rà, hủ tục tham nhũng, vẫn còn làm mất thì giờ và sức nhẫn nại; và thêm vào đó kỹ thuật nghề nghiệp, tay nghề của công nhơn việt nam còn rất kém cỏi. Nhưng nói chung, Việt Nam vẫn còn hấp dẫn người đầu tư ngoại quốc, nhưng với một loại kỹ nghệ nào đó, không cần kỹ thuật cao!".
Xin diễn dịch: Pháp đầu tư thích vào Việt Nam, vì dân Việt Nam là dân nô lệ không có tay nghề, rẻ tiền nhứt thế giới!
Hiện nay, tư bản Á châu chiếm trọn hạng đầu trong giới đầu tư, nhứt là Nhựt Bổn và Đại Hàn. Nhưng những tư bản Âu Mỹ cũng bắt đầu tới từ năm 2010.

3. Cần thiết: nâng phẩm chất tay nghề công nhơn Việt Nam
Phẩm chất lao động của con người Việt Nam sẽ là cái nhức nhối cho phát triển ở Việt Nam.
Chả nhẽ cứ đi làm lao công lắp ráp mãi sao? Chả nhẽ làm điếm gái nhảy hay chạy bàn mãi sao?
Theo thống kê Ngân hàng Quốc tế, chỉ số dân nghèo ở Việt Nam đã từ 58% năm 1993 tụt xuống còn 12,3 % năm 2009 và con số Tổng sản lượng đầu người đã được đưa lên từ 400 USD đến 1200 USD cũng trong giai đoạn đấy - Năm 2016 là 2000 USD - Thế nhưng, đó là con số! không tính đến những sai biệt giàu nghèo khổng lồ. Làm sao sang bằng tình trạng giàu nghèo ấy cho công bằng hạp lý hơn. Sai biệt giữa cán bộ và người dân, sai biệt giữa người dân đô thị và người dân nông thôn, ruộng rẩy. Và giáo dục, muốn có bằng cấp phải mua, muốn vào trường giỏi cũng phải mua, đi học phải cúng tiền giáo sư để học thêm…
Còn phẩm chất kỹ thuật nghề nghiệp, hiện nay đầu tư kỹ nghệ du lịch nhiều, đầu tư kỹ nghệ ăn uống nhiều! Nhưng ngày mai, nếu có thương nghiệp đầu tư kỹ nghệ mủi nhọn, như công xưởng công cụ máy móc, như xe hơi, như tàu bè hàng hải, lấy đâu tay nghề, nếu không có đội ngũ công nhơn có học vấn cao, có kỹ thuật giỏi. Người Việt Nam ngày nay có người giỏi toán, có người giỏi văn nhưng chưa thấy có người kỹ sư có bằng sáng chế. (khi nói người VN là người trong nước).

Thay lời kết
Cái giá phải trả: Giáo dục và Huấn nghiệp
Muốn có một phát triển đồng bộ bền vững phải cải tổ lại ngành Giáo dục. Muốn có những nhà đầu tư khả dĩ đem lại cho Việt Nam một phát triển đồng bộ và bền vững, phải ngay từ bây giờ có một chương trình đào tạo những công nhơn có kỹ thuật và sáng kiến, chả nhẽ suốt đời làm công nhơn lắp ráp, còn kỹ sư sáng tạo lại của ngoại quốc nhập vào. Đừng quá vội vã tổ chức công nhơn "kiểu mì ăn liền" để trả lời cho nhu cầu của thị trường kinh tế, làm giàu cho chế độ.
Cũng đừng quá bắt chước Trung Quốc. Sau một thời gian nhảy vọt, hiện nay Trung quốc bắt đầu có những trạng thái bất đồng: bất đồng giữa đô thị và nông thôn. Từ lâu nay ở Trung Cộng, người dân nông thôn lên thành thị làm việc phải có giấy phép và chỉ sống tạm bợ thôi. Đó là những mingong, dân công. Mặc dù chính những dân công là thành phần đóng góp xây dựng làm giàu cho Trung Quốc nhưng nay họ chỉ là những công dân hạng hai trên đất nước mình, và họ đã bắt đầu đòi hỏi một sự phát triển công bằng giữa công dân đô thị và công dân nông thôn.
Cũng đừng bắt chước Trung Quốc chỉ chú trọng vào thị trường xuất cảng thế giới. Nếu thế giới không mua thì gặp khó khăn và khủng hoảng ngay. Trung cộng may mắn còn có thị trường các nước chư hầu tiêu thụ giùm: Việt Miên Lèo, và Phi Châu. Nhưng Việt Nam thì chẳng có ai cả!
Nói tóm lại, cái giá phải trả để phát triển một nước Việt Nam phải bắt đầu bằng ngành Giáo dục. Giáo dục không phải tuyên bố có một triệu anh Tiến sĩ, nhưng Giáo dục phải có những anh công nhơn giỏi, những nghệ nhơn đầy sáng tạo. Một bộ môn nghiên cứu khoa học và sáng chế công nghiệp. Giáo dục là đào tạo những bộ môn hữu ích cho những nghiệp vụ phục vụ một đất nước có tầm vóc phát triển cao: Ngân hàng, Luật học, các bộ môn công pháp, thương mãi, thương mãi quốc tế... Cả Trung quốc mà ai ai cũng cho là có một tầm vóc phát triển cao ngày nay vẫn còn một ngành Ngân hàng và một ngành Luật học rất thấp kém. Chưa nói đến những ngành Khoa học Nhơn văn để đo lường cái trình độ văn minh của một quốc gia và một dân tộc: Trung Quốc ngày nay không có một nhà Triết học, một nhà Xã hội học hay một nhà Nhơn chủng học có tầm vóc quốc tế.
Việt Nam hãy cố gắng vươn mắt ngó sang phía Đông, bên kia bờ Thái Bình Dương, phía Mỹ hay ngó sang phía Tây, bên kia bờ Lục địa Âu Á phía Tây Âu, đừng ngó lên phía Bắc. Phía Bắc, chỉ học làm thứ công dân hạng 2, học làm những mingong thôi! Và phải dẹp cái Đảng Cộng Sản đi!
17-11-2017
Hồi Nhơn Sơn, cuối Thu 2017.
Phan Văn Song

 

Đăng ngày 29 tháng 11.2017