Thảm họa học: La collapsologie
Giữa hy vọng và sáng suốt
Phan Văn Song
La Collapsologie đến từ Collapsus, đổ vỡ hay sụp đổ và logie lời, sự học. Collapsologie là sự nghiên cứu, sự học hỏi về những sụp đổ. Thế kỷ thứ 21 đến với những bước tiến nhảy vọt, với đôi hài bảy dặm. Và đời sống vật chất của con người, theo nhịp khoa học cũng tiến triển rất nhanh. Nhanh đến nổi, thiên nhiên không tiến theo kịp, và thiên nhiên phải nổi giận. Thiên tai bão tố những năm gần đây, xảy ra nhiều hơn, và mỗi lần mức độ tàn phá mãnh liệt hơn… Thiên tai do thiên nhiên, nhưng sự sống con người cũng ít nhiều gì gây những thiệt hại đến thiên nhiên. Người bạn đấu tranh, người đồng chí anh em của tôi chuyên môn vấn đề môi trường anh Ts Hóa học Mai Thanh Truyết đã nhiều năm tố cáo đấu tranh kêu gọi để chúng ta để ý, tôn trọng một tí đến môi trường môi sanh, thiên nhiên bao bọc chúng ta, để mỗi người chúng ta, một tí đóng góp vào cái của quý chung ấy. Tôi có thể dịch Collapsologie là Sụp đổ học, nhưng tôi lựa Thảm họa học. Không đúng nghĩa, nhưng mong các thân hữu thông cảm với tên chữ nầy.
Tôi hy vọng rằng các thân hữu sẽ không trách tôi đã quá bi quan, đã bôi đen tình hình, kêu «wảng kêu tiều», chưa gì mà la hoảng!… Thế giới, quả đất rộng lắm, già xưa, cả triệu năm kinh nghiệm, cả triệu năm nữa ăn thua gì. Mới sơ sơ mà đã la hoảng! Tôi là một thằng bi quan tiêu cực, catastrophiste, một người chỉ thấy toàn thảm họa. Rằng người ta chỉ thấy xe lửa trễ giờ, máy bay rớt tuy dù đó là thiểu số! Tỷ lệ xe lửa đúng giờ, máy bay không tai nạn nhiều hơn, và không bao giờ tỷ lệ hiểm nguy bằng zéro cả – le risque zéro n’existe pas! Đã ra đường là chấp nhận có nguy hiểm! Như vậy người thận trọng có hai cách, hoặc đọc cầu nguyện Chúa Phật che chở suốt hành trình, hoặc mua giấy bảo hiểm, may ra cái mạng mình giúp vợ con tí vốn liếng làm ăn.
Mở : Collapsologie – Thảm họa học:
Ai ai, mỗi chúng ta, ở Âu, Úc hay Mỹ châu ngày nay, nếu thích theo dõi tình hình hằng ngày, hoặc nghe rồi bỏ ngoài tai, tiếp tục sống với gia đình, lè phè với công việc hằng ngày, hoặc chán ngấy kệ cha, Mackêno, hoặc dấn thân, tìm tòi, nghiên cứu, lo lắng với tình hình quốc tế, quốc nội, quốc ngoại, cộng đồng đoàn thể xa gần. Do đó, có hai loại thái độ, hoặc lo thiền cho tâm tịnh, lo tập cho thân thể yên lành, sống yên lành cho những ngày còn lại trên dương thế, carpe diem, để hưởng an lành trong sạch, lòng không vương vấn bụi trần, loin des bruits et des fureur, hoặc quá lo lắng cho tương lai vận mệnh đất nước nơi mình cư ngụ, thấp thỏm theo dõi tin tức của quê hương Việt Nam xa xôi của mình, và lo hẳn cho cả thế giới, cho cả quốc gia, của người, của mình, của cả hành tinh-vũ trụ, vì không biết sau nầy, thế hệ hậu duệ con cháu mình ra sao? Nên nhớ thế giới tôi đang sống, là thế giới tôi mượn của con cháu tôi, tôi xài bao nhiêu phải ráng bồi thường trả lại cho con cháu tôi!
Nhưng đau đớn thay, lúc nầy, mỗi ngày đọc báo, nghe đài phát thanh, hay theo dõi truyền hình, đểu nghe toàn những tin tức đầy tuyệt vọng, toàn những thảm họa, thiên tai, khủng bố tai nạn: gần mình, quanh mình, hết môi trường, đến khí hậu, ra ngõ gặp ngay thấy ngay, ngay xứ mình ở, toàn là nạn nhơn, hết vì nạn chiến tranh, đến vì nạn kinh tế, do dân «di dân», vì tỵ nạn, hay nhập cư lậu, những người trong «hoàn cảnh» mình đã trãi qua, và ít nhiều thông cảm! Còn chưa kể nạn khủng bố Hồi giáo quá khích, nay đánh bom nơi nầy, mai dùng dao đâm người nơi khác… toàn là ở những thành phố vừa có cộng đồng người, nhưng cũng có cộng đồng người Việt ta, và có con cháu người việt ta cư ngụ, sanh hoạt…
1. Thảm họa Người chống Thiên nhiên:
Nhưng cái nguy hiểm hằng ngày, thường nhựt do chính chúng ta gây nên. Gần nhứt, gần hơn cả hiện tượng tàn phá môi sanh, là hiện tượng tàn phá lương thực, nào gạo giả, nào sữa giả, dược phẩm giả, ai ai cũng đã nghe qua, nhưng xa quá, tận xứ Tàu, tận xứ Ta. Nhưng khi nói đến hàng lương thực dỏm? Thì thiếu chi? Mỹ? Tây? Úc? đầy rẩy, dân Mỹ, dân Úc đổ thừa Tàu, đổ thừa Đông Âu, nhưng vẫn vì ham rẻ, không chịu mua hàng nhà, thích mua hàng nhập cảng… Tàu, Ấn , Đông Âu, A Rập, Việt Nam... nên mới ôi thôi, khi biết dỏm đã trễ rồi... Nào thịt nhiễm độc, nào dược phẩm nhiễm hóa chất… nào thuốc diệt trùng. Thuốc diệt trùng? Thoạt đầu, trợ giúp nhà vườn, nhà nông, chỉ diệt trùng, diệt sâu bọ, nhưng sau khi xịt vào, nhập vào nông phẩm, trái cây, rau cải, biến thành chất độc... hại con người! Thuốc xịt rầy trị sâu ngoài vườn ruộng, nơi canh tác, để giúp cho thu hoạch tốt, lợi nhuận cao (ôi lợi nhuận vì mi mà ta thành kẻ sát nhơn!) cũng biến thành thuốc xịt muỗi, xịt ruồi, xịt dán trong nhà… trợ giúp đời sống thoải mái, không ruồi, không muỗi, không dán, không chuột, không kiến, không nhền nhện.. không , không...Nhưng muốn thuốc giết, thuốc diệt, hữu hiệu… hóa học chỉ có một công thức! Khác chi? Giết rầy, giết muỗi xêm xêm… Tất cả là sâu bọ… Nhưng sức khỏe con người? Con người trung bình 70 kilô, con rầy con muỗi, vài grammes, chả sao...Con rầy chết, còn con người? Còn lâu! Cân nặng cả ngàn lần? Lâu lắm mới chết! Con người cân nặng bằng 1000 con rầy! Nhiễm độc cả 100 năm mới chết! Có bao nhiêu người sống trên 100 tuổi? Như vậy xác suất nguy hiểm là epsilon... không bao nhiêu... No star where!
Con người quá khôn ngoan, nhiều tham vọng, là ông vua của vũ trụ, hành tinh, sự sống, chinh phục tất cả, môi trường, thiên nhiên. Và vốn không tin tưởng thiên nhiên, vẫn xem thiên nhiên là địch thủ phải chinh phục, nếu không được, phải khắc phục. Vì sợ thiên nhiên, nên ích kỷ, chỉ muốn thiên nhiên phải phục vụ mình. Trồng cây ăn trái, muốn hưởng thụ một mình, diệt trùng, diệt sâu bọ cho rằng sâu bọ phá trái cây, thực sự sâu bọ cùng chung sống môi trường với người, phải ăn chia với người đó thôi! Dùng chất độc - hoá chất – để diệt sâu bọ, hóa ra cuối cùng chính cái độc hóa học ấy diệt người. Trong thực vật, phải diệt cỏ dại – và cái scandale cuối cùng của thuốc diệt cỏ Round Up do đó mà ra! Bao nhiêu người sẽ là nạn nhơn của Round Up, cũng như đã có bao nhiêu người nạn nhơn của «chì -pb trong nước», của chất amiante trong mái nhôm lợp nhà?
Nhưng tại sao gọi là cỏ dại? Tại sao chúng ta gọi cỏ ấy là cỏ dại? Định nghĩa cỏ dại là gì? Tại sao ta không chấp nhận cỏ dại? Một bãi thảm toàn «cỏ dại» cũng xanh cũng đẹp như một bãi thảm cỏ tốt «có tên có tuổi? - tên la tinh họ la tinh – sang trọng quý phái». Cỏ dại mọc chung với lúa mì, dù có thu hoạch ít đi nữa, nhưng dưới lòng đất sẽ có những sinh vật, con giun, con dế?, sẽ làm thoáng, làm đất có đời sống, có mầu mỡ hơn! Khi tưới Round Up diệt cỏ, diệt luôn cả giun cả dế, diệt luôn cả sinh vật dưới lòng đất, diệt luôn cả đời sống! Để người sống, người hủy hoại đời sống sanh vật cùng sống với người. Có khác chi ngày nay, một nước Mỹ trắng muốn sống còn, hủy hoại tất cả những Mỹ «da mầu» khác vậy? Thật là nghịch lý, viện cớ diệt cỏ dại, đành diệt hết màu mỡ, chất béo, bồi bổ tự nhiên của đất. Sau đó, để bồi bổ đất, phải thêm phân bón «hóa học»! Thật hết ý! Tất cả hủy hoại ấy, chỉ để thu hoạch lúa mì nhiều hơn. Nhưng bột mì ngày nay dư thừa. Ngày nay, sợ béo, diet, không ai ăn bánh mì nữa, nên Âu Tây ăn không hết, vì không ai mua, giá bán trụt xuống… Tây Mỹ dư thừa bột mì, Liên Âu phải bồi tiền giúp nghề nông để «cứu đói»… Bột mì thừa, cho xứ nghèo, xứ nghèo không biết ăn bột mì… Nghịch lý xã hội kinh tế! Nhưng vì nền địa lý chánh trị thế giới ngày nay, ai ai cũng muốn làm bá chủ và sức mạnh cả. Quên rằng những thiên tai thảm hoạ ngày nay là những bước đầu đi vào Tận thế - Final collap!
Lúc ông bố vợ tôi còn sống, tôi thường cải nhau với Cụ, vì lúc nào, Cụ vợ nhà tôi, vì chướng mắt với cái vườn đầy cỏ dại nhà tôi, cũng đòi làm cỏ cho sạch. Tôi thường xin Cụ hiểu rằng «Vì cá nhơn thằng tôi là một thằng tỵ nạn, tôi không nhổ cỏ dại, vì tôi là một thằng cỏ dại»!
Vườn tôi rất đẹp vì muôn màu muôn sắc, cỏ dại lẫn lộn với cỏ trồng, hoa trồng, cây trồng. Tôi chỉ cắt những hoa tàn, cây chết thôi! Một vườn hoa chỉ với một loại hoa, khác chi là một chế độ độc đoán. Tôi không thích vườn Nhựt bổn, vì nó giả tạo, vì nó «bị người kềm chế» - giả tạo vì nhơn tạo. Tôi không thích bonzai vì nó bị áp bức. Con người Nhựt bổn rất quý, nhưng nó bị xã hội kềm chế áp bức, nhiều định chế, luật lệ! Cũng như những người đàn bà Hồi giáo hay Khổng giáo vậy!
Nói như vậy, quý vị sẽ cho tôi là người tư do buông thả! Không! Với tôi, tư do là một sự tự nguyện, vì đó là một thương thuyết, cái không gian tự do của tôi ngừng lại trước không gian tự do bạn. Tôi không làm phiền bạn để bạn không làm phiền tôi. Tôi quý trọng bạn vì tôi quý trọng tôi! Tôi xếp hàng chờ phiên tôi, vì tôi đến sau người trước, và tôi mong người đến sau tôi chờ phiên tôi xong. Xếp hàng là một nếp sống văn minh. Và đo lường cái nếp sống văn minh là do ban tổ chức, do cơ quan sắp xếp có khoa học, xếp hàng có đàng hoàng vừa phải hay không?
Chúng ta là con người. Chúng ta có suy nghĩ. Suy nghĩ giúp chúng ta một nếp sống có suy nghĩ, có suy nghĩ là có thương thuyết, đối thoại. Xã hội, là cách sống chung cùng với nhiều người. Chỉ có hai cách: một, tranh nhau – struggle for life – hai, thương thuyết, tổ chức... Thú vật tranh nhau, con người tổ chức.
- Tôi là một người học Luật. Luật làm ra không phải để trị người, luật là những bản giao ước tạo thành mẫu sống giữa người và người với nhau. Vì người biết suy nghĩ, người trọng luật, vì tôn trọng luật là tôn trọng cái giao ước giữa người và người với nhau. Tất cả những sách Thánh hiền, Tứ Thư, Ngũ Kinh của Á Đông, hay Bible, Cựu Ước Tân Ước, Coran Tây Âu đều là những sách Luật để tổ chức xã hội con người? Chung sống với ước vọng ít nhiều hòa bình. Vì Người không tin tưởng Người nên mới bày trò Thánh Hiền, Thiên Chúa, Mô Sen, Mahomet, ông Phật, Khổng Tử, Lão Tử... để dẫn dắt Người
- Tôi đấu tranh cho một xã hôi Tự do. Một xã hôi tư do là một xã hội có giao ước giữa người và người với nhau. Tôi mơ một xã hội tử tế, với mọi thỏa thuận, mọi giao ước đều biết tôn trọng…
Đáng lý Dân Việt Nam ta, với bao nhiêu năm tháng chiến tranh, máu lửa, phải biết nhường nhịn, tử tế, đùm bọc nhau… Thế nhưng… Tại sao? Do chế độ Việt Cộng? – struggle for life – đấu tranh sanh tồn? Hỏi là trả lời!
2. Chiến tranh cục bộ: thảm họa Người chống Người
Hằng ngày, tràn ngập bởi các tin tức chiến tranh: Chiến tranh cục bộ Syrie-Irak chống Daech – cục bộ giữa người A Rập với nhau? Chưa hẳn, vì vẫn có lẫn lộn những anh ăn có, ăn ké, làm sen đầm? cũng có; vì lợi nhuận -dầu hỏa? cũng có. Hôm nay, những tin cuối cùng cho biết Daech hoàn toàn thất thủ (chưa chắc) nhưng thừa cơ hội, hai anh Irak và Thổ nhỉ Kỳ «xơi tái nhơn dân Kurdes», một cộng đồng sắc tộc mà cả ba sắc tộc Thổ (Thổ nhỉ Kỳ), Syrie (Ả Rập) và I rak (Á Rập) không chấp nhận, mặc dầu công trạng nhơn dân Kurdes rất lớn trong trận đánh chống Daech. Dân Kurdes cũng là những chiến binh do Mỹ giúp súng đạn, để chống Daech. Nhưng nay, vì kinh tế, vì tài chánh, vì vụ lợi, vì real politic - chánh trị thực dụng? Mỹ đang và sẽ bỏ rơi toàn dân Kurdes và quốc gia Kurdistan, như đã bỏ rơi dân Nam Việt và quốc gia Việt Nam Cộng Hòa!
Và Phi Chậu? Hiện nay Bắc Phi là cái nôi của những chiến tranh cục bộ: loạn ở Lybie, loạn ở Éthiopie – đánh bom ngày qua tại Mogadisco chết cả trăm người… Trung Phi, Mali, Tchad, quân phiến loạn vẫn còn hoành hành. Các nước Trung Phi gọi là tử tế, vẫn còn những vấn nạn: nghèo, mù chữ, và tham nhũng… giải quyết hoài, cả chục năm nay!
Xin mở một dấu ngoặc, kể một điển hình cái khó khăn của các nước tiền tiến giúp các quốc gia đang lên. Năm 1963, một sanh viên gốc Việt năm thứ ba Viện Khoa học Chánh trị-Institut des Sciences Politiques, Toulouse, Pháp cùng một phái đoàn tình nguyện, qua một xứ Phi Châu, tên bấy giờ là Haute Volta, thủ phủ Ougadougou, để trong ba tháng hè xây một trường học, đào một cái giếng, chích thuốc ngừa, dạy cho con nít uống sữa (công trình do hảng sữa Nestlé và Unesco đài thọ). Năm 2013, một sanh viên, cũng gốc Việt, năm thứ ba Viện Quốc gia Khoa học Áp dụng – Institut National des Sciences Appliquées, Rennes, Pháp cũng đi với một phái đoàn, qua một xứ Phi Châu, tên Burkina Faso, thủ phủ Ougadougou, cũng để xây trường học, đào một cái giếng, chích thuốc ngừa... 50 năm cách khoảng, năm 1963 là thằng tôi 21 tuổi, năm 2013 thằng cu Út con của tôi 20 tuổi! Haute Volta đổi tên, đổi chế độ, nhưng dân vẫn nghèo, vẫn thiếu trường học, vẫn... sống nhờ Xin Cho, cấp cứu, tài trợ của bọn da trắng. Có khác chi thời thuộc địa? Cũng như Việt Nam ngày nay, đuổi Tây thuộc địa, đánh Nhựt quân phiệt, đuổi Mỹ Tư bản… để tiếp tục vừa là thuộc địa Tàu, vừa tiếp tục, ngửa tay, đi ăn xin, ăn mày Tây Mỹ Nhựt…
Vẫn nghe Trump chưởi chú Ủn, và chú Ủn chưởi Trump! Một Tổng thống một cường quốc, cả thế giới trông cậy ngó vào… Như một thằng hề! Rồi nạn súng, ở Mỹ, buồn buồn, hể hứng, hể thích, thì bắn người, rồi tự tử. Ở Âu châu, cũng hứng, cũng thích thì xách xe ủi chết vài người, vác dao chém vài mạng rôi để lính bắn chết, cũng một loại tự tử. Trước khi chết la một câu «AllahAkbar» gọi là! Như vậy cuộc đời đở thất bại. Chết một cú anh hùng, được báo chí nói tên nói tuổi.
Tôi có lần lên báo, đề nghị truyền thông không nói tên nói tuổi các tên sát nhơn nầy, và trục xuất gia đình chúng hắn, tước quốc tịch-đồng trách nhiệm. Vì những sát nhơn nầy đều là những thằng bất toại, bất mãn, bất thành… cả! Tội lỗi do gia đình thiếu chăm sóc, giáo dục, không tròn bổn phận phụ huynh! Còn tên vô lại và sát nhơn, khủng bố, giết người vì vô dụng, sử dụng tài nghệ cú chót «gọi là» để ra đi, chơi cú đẹp, «cú chót» để tiếng cho đời...
«Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm» (Xuân Diệu)
3. Quả đất trả thù người:
Bão: năm nay đặc biệt bão kinh khủng. Ở Mỹ là Hurricanes, ở Đông Á là Tài Phong – Typhoons, chưa kề bão Ophélia đang hoành hành Ái Nhĩ Lan đầu tuần nay… và nạn đất truồi, đất sụp ở Mễ Tây Cơ, ở Tầu, Việt Nam ta… Vì nạn nhơn mãn, cất nhà kiến trúc lung tung che hết, mặt đất không còn cây, nước không có đất rút… Thiên tai ngày nay kinh khủng hơn xưa, vì người đông đâu cũng ở, đâu cũng chiếm. Hỏa hoạn Bắc Cali, hỏa hoạn Bồ đào Nha, Tây ban Nha là những bài học… Không tôn trọng thiên nhiên, thiên nhiên trả thù.
Nhưng chưa bao giờ hết, các quốc gia từ Âu Á đều đòi độc lập, nhơn danh Dân tộc Dân túy Quốc túy!... Độc lập! Còn cái cần thiết là Liên lập, nhưng không ai thích! Liên lập là đoàn kết! Ai cũng nói đoàn kết nhưng nói nhiều nhưng không thực hiện.
Catalunya, rồi sẽ Scotland, rồi Corse, ai cũng đòi Độc lập! rồi… Tại sao không Nam Việt Nam Tự do Độc Lập, khỏi Việt Nam Cộng sản Tàu.
Kết: Bài học Collapsologie
La Collapsologie, môn khoa học mới nầy dạy ta hãy từ chuyện thiên tai, thảm họa ngày nay, ráng tìm trong một bài học viễn tượng nầy để tránh sự sụp đổ ngày mai. Collap – Sụp đổ – Effondrement… Nếu một quốc gia, một hệ thống, còn người còn làm lại, nhưng nếu là một hệ thống thế giới? Nhưng nếu là cả thế giới? Là Tận Thế thôi!
Với Kim Ủn, với Trump, với Abé trang bị súng ống. Với tình Dân tộc, với dân tộc chủ nghĩa! Đế quốc Tàu, Đế quốc Nga, Đế quốc Thổ Ottoman, Vương Quốc A Rập… Những đòi hỏi độc lập tự chủ, nào hết Catalunya, sẽ đến Scottish, British, Corse,…
Một Thế chiến thứ ba là một rủi ro tốt đẹp nhứt! Vì sau Thế chiến có cơ xóa bài làm lại, thanh lọc, gạn lọc. Nếu không thì Final Collap.
Hy vọng loài người giữ sáng suốt. Mong lắm!
Chả nhẻ tất cả loài người lên Hỏa Tinh ở hết sao?!
18/10/2017
Hồi Nhơn Sơn, một tuần đầy bi quan, tiêu cực.
Phan Văn Song
Trung ngôn nghịch nhĩ
Lời nói thật bị vùi dập. Cả vú lấp miệng em
Câu chuyện về bác sĩ Hoàng Công Truyện bị phạt vì bài viết về bà bộ trưởng y tế trên Facebook cá nhân tưởng nhỏ mà không phải nhỏ.
Nếu bà bộ trưởng y tế cảm thấy những gì mà bác sĩ Hoàng Công Truyện viết về bà là xúc phạm cá nhân thì bà hoàn toàn có quyền khởi kiện ông Truyện ra tòa để tòa phân xử. Như thế mới đúng trình tự pháp lý của một vụ việc như thế trong một xã hội pháp quyền.
Nhưng điều đó đã không xảy ra. Ở đây, Bộ y tế rồi đến Sở y tế Thừa Thiên – Huế và Trung tâm y tế huyện Phong Điền đã nhảy vào cuộc để đưa đến án kỷ luật và món tiền phạt vạ bác sĩ Truyện, dù họ không phải là những cơ quan thừa hành pháp luật. Hơn nữa, những nơi này lại là những cơ quan nằm dưới sự quản lý của bà bộ trưởng, vì thế sự can thiệp của họ dường như đã vi phạm nguyên tắc “xung đột quyền lợi”
Với những nỗ lực xây dựng hàng rào che chắn bất khả xâm phạm để bảo vệ lãnh đạo của mình bất chấp dư luận, Bộ y tế, Sở y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế và Trung tâm y tế huyện Phong Điền đang làm một việc làm sai chức năng.
Fb Lê Quang Huy
Chuyện chỉ xảy ra trong chế độ cộng sản độc tài đảng trị:
"Khuyên" Bộ trưởng Y tế nghỉ, bác sĩ bị khiển trách, phạt tiền
(NLĐO)- Ngoài bị khiển trách, một bác sĩ ở Thừa Thiên - Huế còn bị xử phạt hành chính 5 triệu đồng vì "bôi nhọ" Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trên Facebook.
Ngày 19-10, ông Nguyễn Đức Lợi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết trung tâm vừa có quyết định thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách đối với bác sĩ Hoàng Công Truyện, Phó Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, vì vi phạm các quy định lliên quan đến viên chức.
Theo hồ sơ vụ việc, vào ngày 15-7, Bộ Y tế có công văn do ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, thừa lệnh Bộ trưởng ký gửi Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế kèm với bản nội dung in từ Facebook có tên Hoàng Công Truyện.
Công văn này cho biết vào tối 14-7, trên trang Facebook cá nhân Hoàng Công Truyện có đưa một nội dung "khuyên" bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, nên nghỉ, chê bộ trưởng không về cơ sở nên không biết nỗi khổ của y, bác sĩ tuyến dưới và yếu kém trong công tác tham mưu vấn đề an ninh ở bệnh viện... Kèm với đó là hình ảnh chụp bà Tiến cận cảnh.
Công văn của Bộ Y tế cho rằng nội dung trên Facebook này là bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người đứng đầu ngành y. Trong khi toàn ngành đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân thì những thông tin như vậy đã ảnh hưởng uy tín ngành nói chung và tạo dư luận xấu, gây hoang mang, giảm sút niềm tin của người dân với cá nhân bộ trưởng nói riêng.
Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với công an tỉnh khẩn trương kiểm tra và xác minh thông tin của tài khoản Facebook này. Trong trường hợp tài khoản này của cán bộ công tác trong ngành y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế, đề nghị Sở Y tế tỉnh có biện pháp kiểm điểm và xử lý theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, sau khi có công văn của Bộ Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế đã vào cuộc, làm rõ chủ tài khoản Facebook trên là của bác sĩ Hoàng Công Truyện, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng đối với bác sĩ Truyện.
Bác sĩ Truyện đã làm bản kiểm điểm, giải trình sự việc. Sau khi xem xét và được sự nhất trí của lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền đã có quyết định về việc thi hành kỷ luật bác sĩ này vào ngày 15-8.
Q.Nhật
Báo "Người Lao Động (19/10/2017)
Chị ơi chị ngủ cho ngon
Chị ơi chị ngủ cho ngon
Đừng lo mấy vụ cỏn con làm gì!
Dân đen mắt toét, chân chì
Chúng ngu không hiểu mới đi kêu trời
Chuyện buôn thuốc giả kiếm lời
Bở ăn như thế mấy người bỏ qua?
Vụ này xui xẻo lộ ra
Coi như kinh nghiệm lấy đà...vụ sau
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế đi họp
Chúng kêu bác sĩ tiêm đau
Bởi không đút lót cũng đâu đáng phiền!
"Lương Y" đâu phải thánh hiền
Làm gì cũng phải có tiền trao tay
Chuyện cưa chân lộn mới đây
Ui da- ai đúng tối ngày được đâu?
May chưa cưa lộn lên đầu
Phúc cho "chúng nó" khỏi chầu Diêm Vương
Bệnh nhân bốn mạng một giường
Hoặc nằm dưới đất - bình thường mà thôi
Tại vì dân số sinh sôi
Người đông nên phải ghép đôi, nằm sàn...
Chuyện tiêm nhầm thuốc chết oan
Nhỏ như con kiến! Chớ bàn chị nha!
Trứng kia còn lộn nữa là
Con người cũng vậy - ai mà chẳng sai
Dạo này chúng hét điếc tai:
"Bà nên từ chức"- kêu hoài cũng thôi!
Ghế to mình vẫn cứ ngồi
Chúng kêu khản cổ thế rồi cũng câm
Chị ơi chị cứ yên tâm
Quyền uy chị hãy cứ cầm trong tay
Đợi qua cơn sóng gió này
Chị em mình lại đến ngày bội thu
Ngủ ngon nhé chị.
Đăng ngày 24 tháng 10.2017