Khoác áo nào cũng cá mè một lứa

Phạm Trần

“Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6.1.1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay 2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh.”

Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên - Huế) là một nhà nghiên cứu xã hội học, văn hóa, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 1988 - 1999, ông là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam
Từ năm 1990 - 2006, ông là thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.
Với các chức danh vừa kể, ông Tương Lai là một trí thức cao cấp trong ruột của đảng Cộng sản Việt Nam đương thời, hậu thân của đảng Lao Động. Nhưng cái gốc của đảng Lao Động, lại bắt rễ từ đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đầu tiên do ông Hồ Chí Minh (còn mang tên Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc) thành lập ngày 3 tháng2 năm1930 tại Hồng Kông, theo chỉ đạo của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản. au đó ông Hồ lại thay áo thành đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 10/1930, theo lệnh của Đông Phương Bộ, một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản.
Theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở (BKTT) thì Đệ tam Quốc tế Cộng sản được thành lập vào tháng 3 năm 1919 ở Moskva dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin.
Như vậy, rõ ràng ông Hồ là cán bộ của Cộng sản Quốc tế và được sử dụng để nhiễm độc Cộng sản vào bán đảo Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cao Miên, dưới danh nghĩa “chống thực dân, phong kiến và đấu tranh dành độc lập”.

TỪ CỘNG SẢN SANG ĐÔNG DƯƠNG
Quay ngược thời gian, theo tài liệu của Bách khoa Tòan thư mở (BKTT) thì:”Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ thị của Đông Phương Bộ (là một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế) yêu cầu Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ.”
Thành phần tham dự được kể: ” Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh tại Đại hội II ghi ngày thành lập Đảng là 6 tháng 1 nhưng Nghị quyết tại Đại hội III năm 1960 đổi là ngày 3 tháng 2 năm 1930.
Nhưng chỉ 8 tháng sau, tài liệu cho biết:”Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.”
Từ sau Đại hội này, đảng của ông Hồ rút vào hoạt động bí mật dưới danh nghĩa đảng Cộng sản Đông Dương.
Vì vậy, Luận cương Chính trị của đảng đã viết:”Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản.”Sự lệ thuộc hòan toàn vào Cộng sản Nga còn được ghi trong Điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương, tại Đại hội lần thứ nhất ngày 29 tháng 3 năm 1935.
Điều này viết: ”Đảng Cộng sản Đông Dương, đội tiền phong duy nhất của vô sản giai cấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản, lãnh đạo nông dân lao động và tất thảy quần chúng lao động khác, chỉ huy họ làm cách mạng phản đế và điền địa (mưu cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, dân cày được ruộng đất, các dân tộc thiểu số được giải phóng), lập chính quyền Xôviết công nông binh, đặng dự bị điều kiện tranh đấu thực hiện vô sản chuyên chính, kiến thiết xã hội chủ nghĩa là thời kỳ đầu của cộng sản chủ nghĩa theo chương trình của Quốc tế Cộng sản.”
Đối với đảng viên, Điều lệ đòi họ :”Phải tự nâng cao trình độ chánh trị của mình, phải học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và hết thảy các nghị quyết quan trọng của Đảng và các vấn đề chánh trị và tổ chức, phải giải thích cho quần chúng không có chân Đảng những nghị quyết của Đảng và Quốc tế Cộng sản.” Nhưng ngoài mặt, ông Hồ lại phát động chiến tranh dưới chiếc áo gỉa mạo Mặt trận Việt Minh, ra đời ngày 19-5-1941 để gọi là “giải phóng, giành độc lập cho dân tộc và phát triển đất nước.”Sự giấu mặt Cộng sản của ông Hồ đã được Tác gỉa Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Quân đội CSVN tiết lộ trong Chương 4 của cuốn “Đường Tới Điện Biên Phủ”, rằng:”Mặt trận Việt Minh là cách lựa chọn đúng đắn của Nguyễn Ai Quốc để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày Tổng khởi nghĩa năm 1945 mới có 5.000 đảng viên, nay đã thành một đội ngũ đông đảo: 760.000 người. Trong kháng chiến, mọi hoạt động của Đảng, cũng như những sinh hoạt của đảng viên, vẫn tiến hành bí mật. Chỉ đôi khi những người cộng sản mới xuất hiện dưới danh nghĩa "hội viên Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác".
Chính vì mưu mô lấy chiếc áo “Mặt trận Việt Minh” che mặt Cộng sản mà hàng chục ngàn người Việt Nam yêu nước, trong số có nhiều trí thức và thương gia đã mắc bẫy của Việt Minh để lao đầu vào lửa đạn hy sinh cho một lý tưởng, khi biết sai lầm thì đã qúa muộn.
Vì vậy điều được gọi là ông Hồ ra đi tìm được cứu nước chứa được bao nhiêu phầm trăm là sự thật ?

LAO ĐỘNG RA ĐỜI
Nhưng tại sao Đông Dương lại đổi thành Lao động ?
Giải thích điều này, Tướng Giáp viết :”Đầu năm 1950, sau khi đi gặp các đảng bạn Liên Xô và Trung Quốc trở về, Bác bàn với Trung ương đã tới lúc Đảng ra hoạt động công khai. Tình hình cách mạng trong nước cũng như trên thế giới đã thay đổi nhiều. Qua những năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo kháng chiến, uy tín của Đảng trong nhân dân đã trở thành tuyệt đối. Các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự xuất hiện công khai của Đảng sẽ mang lại một nguồn động viên mới trong nhân dân thúc đẩy cuộn kháng chiến sớm đi tới thắng lợi. Nhưng xét cả về bối cảnh quốc tế cũng như tình hình trong nước, để tập hợp quần chúng thật rộng rãi như chủ trương của Đảng nhiều năm qua, và hạn chế sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, Đảng cần có một cái tên mới. Bác đề nghị lấy tên Đảng Lao động Việt Nam. Việc thay đổi tên Đảng không phải là vấn đề riêng của cách mạng Việt Nam mà còn liên quan đến cách mạng Lào và Campuhia.”
Sự ra đời của đảng Lao Động, con đẻ của Cộng sản Đông Dương, ngày 19 tháng 2 năm 1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang chẳng qua chỉ để xoá đi thất bại đòan kết toàn dân của ông Hồ, sau khi đảng CSVN đã phản bội những cam kết hợp tác chân chính với các đảng phái Quốc gia trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến năm 1946.
Đồng thời cũng vì đã được hai đảng Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đồng ý.
Vì vậy Tuyên ngôn của đảng Lao Động phổ biến ngày ấy xác nhận:
“Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nguyên tắc tổ chức của Đảng là dân chủ tập trung.
Kỷ luật của Đảng là kỷ luật nghiêm ngặt và tự giác.
Chính sách của Đảng là chính sách ích quốc lợi dân.
Luật phát triển của Đảng là phê bình và tự phê bình.”
Nhiệm vụ chính của Đảng Lao động Việt Nam hiện nay là:
Đoàn kết, lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc để tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược, đánh đổ bọn can thiệp Mỹ, đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, làm cho nước nhà độc lập và thống nhất thực sự.
Đảng Lao động Việt Nam hết sức ủng hộ Chính phủ Dân chủ Cộng hoà, đoàn kết và cộng tác chặt chẽ với các đảng phái, các đoàn thể trong Mặt trận Liên-Việt, để thực hiện dân chủ nhân dân về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, vǎn hoá.”
Trong Chính cương, đảng này còn cam đoan: “Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.”

CHỦ NGHĨA NGỌAI LAI
Về mặt tư tưởng chính trị, đảng của ông Hồ, dù có thay hình đổi dạng như con Tắc Kè từ ngày thành lập 3/2/1930, thì chủ nghĩa ngọai lai Cộng sản từng bị lên án đã giết chết hơn 100 triệu người trên thế giới, trong số này có cả ở Việt Nam, Trung Hoa và Nga Sô, vẫn được lãnh đạo Cộng sản Việt Nam nhắm mắt đội lên đầu tung hô và tôn thờ.
Bằng chứng như Điều lệ của đảng Lao Động Việt Nam đã xác nhận mối quan hệ mật thiết với Chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô (Liên bang Xô Viết) và tư tưởng Cộng sản của Mao Trạch Đông bên Tầu:”Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.”Đàng viên thì phải:”Luôn luôn cố gắng nâng cao trình độ chính trị, trau dồi tư tưởng của mình bằng cách học tập chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông.”
Tuy nhiên, đến Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960) thì điều lệ đảng xóa bỏ chữ "Engels, Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông",và từ Đại hội Đảng lần thứ 7 (1991) thêm vào chữ tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Do đó, đảng này đã viết lại rằng:” Đảng lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx - Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Đảng Lao động Việt Nam đi đường lối quần chúng trong mọi hoạt động của mình. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ và có kỷ luật rất nghiêm minh. Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cǎn bản của Đảng.”
Cương lĩnh của đảng năm 1991 xác định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Marx - Engels - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 ghi tiếp: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi .Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội" .
Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử 87 năm có mặt trên đất nước Việt Nam, từ đảng Cộng sản đầu tiên cho đến Đông Dương,Lao Động rồi lại quay về với Cộng sản từ 1976, những người Cộng sản đã nhúng tay vào máu dân tộc dòng dã 30 năm từ 1945 đến 1975.
Riêng cái tên Lao Động, được rêu rao trá hình tổng cộng 24 năm cầm quyền từ 1951 đến 1975, đã làm tan hoang đất nước và gây ra rất nhiều tội ác đẫm máu trong các vụ án Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến 1956 với hàng chục ngàn nạn nhân bị xử oan. Con số người bị hành quyết được phỏng định từ 15,000 đến 25,000 người. Nổi tiếng và oan nghiệt nhất là Bà Nguyễn Thị Năm, hay Cát Hanh Long (tên một hiệu buôn do bà làm chủ ở Hải Phòng), một ân nhân của nhiều lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN khi còn kháng chiến như : Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt , Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị.
Ngoài ra còn phải kể đến tội ác của Lao Động trong vụ án Nhân văn Giai Phẩm 1955-1958; Vụ án “Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”, hay còn gọi là vụ án Xét Lại Chống Đảng, bắt đầu từ 1963 cho mãi đến 1973.
Ở trong miền Nam của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, cái đảng Lao Động này đã mang quân xâm lược miền Nam từ 1954 đến 1975; là thủ phạm giết người trong cuộc được gọi là “tổng tiến công và nổi dậy” Tết Mậu Thân năm 1968 nói chung và thảm sát gần 8,000 người ở Huế nói riêng.
Tổn thất dân sự trong cuộc nội chiến do đảng Lao Động chủ động gây ra được ước tính từ 1,000,000 đến 4,000,000 người.
Ngoài ra, cũng cái đảng Lao Động này, sau đó lại mang tên Cộng sản từ năm 1976, sau khi chiến tranh kết thúc, còn nhúng tay vào các vụ làm chết hay mất tích của hàng chục ngàn quân và dân người miền Nam bị bắt vào các trại tù lao động giả danh cải tạo hay trên đường vuợt biển, vượt biên tìm tự do từ sau ngày quân Cộng sản miền Bắc chiếm miền Nam tháng 4/1975.
Như vậy, trong trường hợp Giáo sư Tương Lai, người đã dũng cảm tuyên bố “dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng (Cộng sản) của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh” thì có cán cân nào đo được quyết định của ông?
Hay ta cũng cần phải gọi hồn nguyên lãnh tụ Trung Hoa Đặng Tiểu Bình để yêu cầu ông giải thích tại sao ông đã nói câu “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột”?
Chuyện oái oăm của Giáo sư Tương Lai là liệu ông có sợ vỡ bình khi đánh chuột, hay chúng cũng cá mè một lứa vì đảng CSVN của ông Trọng cũng chỉ là hậu thân của đảng Lao Động do chính ông Hồ Chí Minh đổi tên thay cho Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 19 tháng 2 năm 1951?

Phạm Trần
(09/2017)


 Từ cướp 1945 đến chiếm 1975

Phạm Trần



Quang cảnh Nhà hát lớn Hà Nội ngày Việt Minh cướp chính quyền 19/8/1945.
Ảnh: internet

Cứ mỗi dịp có kỷ niệm ngày 19 tháng Tám, người Cộng sản Việt Nam (CSVN) lại thi đua nói phét và nói dối với lịch sử để che đậy hành động “cướp” chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945.
Cũng như thế, họ đã “chiếm miền Nam tử tế và văn minh của Việt Nam Cộng hòa ngày 30/04/1975 mà cứ nói bừa rằng “giải phóng” để chối tội xâm lăng.
Hãy đọc những lời họ tự diễn: “Cách đây tròn 72 năm, với khí thế sục sôi cách mạng, nắm bắt thời cơ “nghìn năm có một”, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân nhất tề đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám “long trời lở đất”, đập tan xiềng xích nô lệ, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền trong cả nước; dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.” (báo Quân đội Nhân dân, ngày 19/08/2017)
Chả làm gì có cái gọi là “Cách mạng Tháng Tám “long trời lở đất” đã diễn ra trong ngày 19 tháng 8 năm 1945.
Trong lịch sử đảng CSVN, từ ngày thành lập 03/02/1930, người Cộng sản đã nổi tiếng nói thật thì ít, mà nói dối thì nhiều cho nên họ cần phải học từ các trí thức đứng đắn ngay trong hàng ngũ mình để ăn ngay nói thật, nếu không sợ có ngày bị Thánh Thần cắt lưỡi.
Một trong những trí thức đàng hoàng này là Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cống, nhà giáo tại Đại học Xây dựng đã nghỉ hưu.
Ông viết trên Facebook ngày 16/8/2016: “Đêm 9 tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp. Trên đất VN không còn người Pháp cai trị. Ngày 11-3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp. Tháng 4-1945 giải tán triều đình phong kiến với các Thượng thư, lập Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu và các Bộ trưởng. Ngày 15-8 Nhật đầu hàng Đồng minh. Ngày 17-8 Chính quyền Hà nội tổ chức mít tinh, treo cờ Quẻ Ly để chào mừng nước Việt Nam độc lập. Cuộc mít tinh này đã bị người của VM (Việt Minh) “cướp” đoạt, hạ cờ Quẻ Ly xuống, giương cờ đỏ sao vàng lên và kêu gọi đi theo VM. Từ trước ngày 17-8 thủ tướngTrần Trọng Kim, Bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn đã 5 lần tiếp xúc, hội đàm với đại diện của VM tại Hà nội (Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Khang) với đề nghị mời người của VM tham gia Chính phủ hoặc hợp tác lập Chính phủ liên hiệp để chuẩn bị đón tiếp quân Đồng minh, nhường quyền kiểm soát phần lớn đất nước cho VM một cách hòa bình. Nhưng cả 5 lần đều bị đại diện VM từ chối với tuyên bố là VM đủ lực lượng để “cướp” toàn bộ chính quyền mà không cần sự hợp tác nào hết, chỉ có đấu tranh một mất một còn. Để tỏ rõ thiện chí không dùng bạo lực, chính phủ ông Kim và Bảo Đại không thành lập quân đội, không có Bộ Quốc phòng.
Ngày 19-8 VM “cướp” chính quyền ở Hà nội. Sau đó việc “cướp” chính quyền lan rộng ra toàn quốc. Việc “cướp” này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng vì không gặp phải sự chống đối. Ngày 25-8 vua Bảo Đại thoái vị.”
Giáo sư Cống, 80 tuổi, quê Quảng Bình (sinh ngày 12/12/1937) tuy là người đã công tác nhiều năm trong hệ thống giáo dục nhà nước CSVN, nhưng sau khi về hưu, ông đã viết nhiều bài chỉ trích chính sách cai trị của đảng và lên án những sai lầm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông còn công khai ủng hộ đa nguyên đa đảng.
Vì vậy, Giáo sư, Tiến sỹ Sử học Phạm Cao Dương của Việt Nam Cộng hòa đã viết: “Trong năm lần gặp gỡ kể trên, ngoại trừ cuộc gặp gỡ lần thứ năm, bốn lần đầu lần nào phía chính phủ cũng đưa ra những đề nghị mời Việt Minh vào chính phủ làm việc để cứu nước nhưng tất cả đều bị từ chối. Lý do là Việt Minh với Đảng Cộng Sản đứng đằng sau đã chủ trương cướp chính quyền từ đó một mình lãnh đạo đất để thực hiện cuộc cách mạng riêng của mình bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho dân tộc, phản ảnh qua những câu trả lời của người đại diện Việt Minh cho những câu hỏi do chính Thủ Tướng Trần Trọng Kim đặt ra và kể lại. Biến cố 19 tháng 8 do đó đã xảy ra”.
(Trích “Trước khi bão lụt tràn tới -BẢO ĐẠI – TRẦN TRỌNG KIM và ĐẾ QUỐC VIỆT NAM (9/3/1945 – 30/8/1945)” (Phạm Cao Dương-Nhà xuất bản Truyền Thống Việt 2017).
Theo sách Phạm Cao Dương thì trong hồi ký “Một cơn gió bụi”, Tác giả Trần Trọng Kim viết: “Đảng Việt Minh lúc ấy rất hoạt động, đánh huyện này, phá phủ kia, lính Bảo An ở các nơi, phần nhiều bị Việt Minh tuyên truyền, tuy chưa theo hẳn, nhưng không chống cự nữa. Nhân dân bấy giờ rất hoang mang, một đường có chính phủ quốc gia, nhưng vì thời gian eo hẹp, chưa kịp sắp đặt gì cả, công việc thấy có nhiều sự khốn khó mà thường nghe sự tuyên truyền của Việt Minh nói họ đã có các nước đồng minh giúp đỡ cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Dân ta từ khi bị người Pháp sang cai trị, cứ khao khát độc lập, nay nghe Việt Minh nói như thế, ai nghe nói đảng Việt Minh lên cầm quyền, dân không phải đóng thuế nữa, được hoàn toàn tự do và có nhiều hạnh phúc, thành ra ai cũng tin theo. Ngay những đạo thanh niên tiền tuyến do Bộ Thanh Niên lập ra, cũng có ý ngả về Việt Minh.”
Cụ Kim viết tiếp: “Tôi thấy tình thế ấy, tôi bảo ông Phan Kế Toại (Khâm sai Bắc Bộ) đi tìm một vài người Việt Minh đến nói chuyện, vì lúc ấy tôi còn tưởng đảng Việt Minh dù theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng chắc cũng nghĩ đến tương lai nước nhà. Hôm sau ông Toại đưa một thiếu niên Việt Minh đến Lê Trọng Nghĩa , tôi nói ‘chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng của các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng cùng một mục đích như nhau, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài để cứu nước được không?
“Người ấy (Lê Trọng Nghĩa ) nói: – Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.
– Cụ Kim: “Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi nhưng vì đi đường thẳng có nhiều sự khó khăn, nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.”
– Lê Trọng Nghĩa: “Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng để đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.”
– Cụ Kim: “Theo như ý của các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.”
– Lê Trọng Nghĩa: “Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù trong nước mười phần chết chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại còn hơn với chín phần kia.”
– Cụ Kim: “Rồi người ấy đọc một bài hình như đã học thuộc lòng để kể những công việc của đảng Việt Minh. Tôi thấy thái độ người ấy như thế tôi biết không thể lấy nghĩa lý nói chuyện được.”
“Tôi nói: – Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?
– Lê Trọng Nghĩa: “Chúng tôi sẽ “cướp quyền” để tỏ cho cả nước đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu cho ai nhường.”
– Cụ Kim: “Các ông chắc là các nước đồng minh tin ở sức mạnh của các ông không?
– Lê Trọng Nghĩa: “Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm.”
– Cụ Kim: “Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử”.
Như vậy, rõ ràng người CSVN, qua tên gọi Việt Minh đã chủ trương “cướp” chính quyền Trần Trọng Kim để dành độc quyền cai trị theo lề lối Cộng sản độc tài. Sau này, đảng CSVN cũng đã dùng mọi mánh khoé, kể cả khủng bố và ám sát để lọai các thành viên không Cộng sản, Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh hội, ra khỏi Chính phủ liên hiệp Kháng chiến. Từ đó, đất nước lại lâm vào cuộc nội chiến kéo dài 30 năm (1945-1975) do đảng CSVN chủ động đã gây tang thương cho dân tộc cho đến bây giờ (2017).

NHẠC SỸ TÔ HẢI
Nhân chứng của ngày 19/8/1945 tại Hà Nội, Nhạc sỹ Tô Hải cũng viết: “Cuộc cướp chính quyền từ trong tay Nhật + Pháp không hề có! Mà đơn giản chỉ là một cuộc lật đổ một chính quyền còn non trẻ: Chính phủ Trần trọng Kim với những nhân vật nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước. 126 ngày nắm giữ một chính quyền của một đất nước hoang tàn, chết đói đầy đường, không một đồng trong ngân quỹ, 95% người dân không biết chữ…, được thế giới công nhận và sau này,đa số vẫn được mời vào “Chính phủ liên hiệp”?… Vậy vì sao mà phải “lờ tịt” cái Sự Thật đó đi?” (Theo Dân Luận, ngày 21/08/2010)
Ai lờ đi? Đảng CSVN và những người gọi là “viết Sử” Cộng sản Việt Nam vì họ không dám nói và viết sự thật khi không có lợi cho họ.
Nhạc sỹ Tô Hải, người đã tuyên bố bỏ đảng ngày 25 tháng 5 năm 2014, năm nay (2017) đã 90 tuổi mà phải viết tập “Hồi ký của một thằng hèn” (Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ in ra năm 2009) đê ăn năn về những việc làm của ông thì nỗi cay đắng phải sâu thẳm lắm.
Vì vậy, ông đã cắn răng viết về ngày 19/08/1945 rằng: “Tóm lại, theo tớ, 19 tháng 8 năm 45 nếu tớ là nhà viết sử có lương tâm tớ sẽ viết hẳn một chương CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM VÀ CUỘC ĐẢO CHÍNH 19 THÁNG 8 NĂM 45. Tiếp theo đó là những trang bi tráng nhất về lịch sử dân tộc Việt Nam sau cuộc đảo chính này… Vì:
Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã bắt đầu bị đổi mầu từ đây.
– Máu đổ xương rơi cũng bắt đầu từ đây!
– Hầu hết những ai không chịu đổi mầu đã, hoặc bị thủ tiêu hoặc “tìm đường cứu nước” bằng một hướng đi khác để trở thành “kẻ thù của Nhân Dân” hoặc đơn giản hơn chỉ để sống và làm việc bằng trái tim và khối óc của chính mình. Một vài người đã mang theo nỗi oan ức xuống tuyền đài thậm chí có người phải tự sát với lời trăn trối để đời “Lịch sử sẽ phán xét cho tôi” (Nguyễn Tường Tam)
– Những ai còn lại đành cam chịu kiếp sống Sợ, sống Hèn chờ đợi, hy vọng vào một ngày được thực sự Tự do, Độc lập….
Trong cùng thời diểm đó, có biết bao nước thuộc địa khác trên khắp thế giới đã chẳng phải “thề phanh thây, uống máu quân thù…” cũng độc lập tự do… mà có một thời gian dài người ta “tuyên giáo” chúng ta là “Độc Lập… giả hiệu”! Cho đến hôm nay, cho đến bao giờ? Bao giờ nước ta mới đuổi kịp các “nước độc lập giả hiệu” như Ấn Độ, Indonexia, Singapore, Thailand… nhỉ?”
Tóm lại, là một nhân chứng đã sống và “hoạt động cách mạng quáng gà” rồi “cách mạng câm -điếc” suốt 65 năm, qua 3 chế độ “Quân chủ lập hiến” Trần Trọng Kim, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, bây giờ sắp giã từ cõi đời này, tớ thấy có nhiệm vụ phải nói lên những gì mà lớp trẻ, kể cả các Nhà lãnh đạo trẻ, những trí thức trẻ (đối với tớ cứ từ 60 trở xuống đều coi là Trẻ cả) và đặc biệt các nhà viết sử trẻ nên đào sâu, tìm hiểu về cái thời gian lịch sử bị xuyên tạc cố ý này… Chỉ tiếc rằng: Những điều tớ kể lại chỉ nằm ở trên cái blog cỏn con của tớ, chẳng có ai hưởng ứng vì: Đa số nhân chứng sống như tớ, kẻ đã qua đời, kẻ còn sống thì đã lẫn cẫn, kẻ thì… vừa Ngu vừa Hèn cho nên, có cho ăn “cháo gan cóc tía” cũng chẳng dám nói lên cái thời tay cầm cờ vàng ba sọc đỏ, miệng hát “Này thanh niên ơi…” dưới bàn tay bắt nhịp của chính Khâm Sai Đại Thần Phan Kế Toại!”

TIẾP TỤC NHẬN HÃO
Ấy thế mà báo chí CSVN cứ tiếp tục nhận hão những thứ không phải của mình để tự công kênh nhau vào chỗ trơ trẽn như bài xã luận của báo Nhân Dân ngày 19/08/2017.
Với đầu đề “Cách mạng Tháng Tám và hành trình đổi mới”, Nhân Dân tự ca thế này: “Cách đây tròn 72 năm, trong mùa thu lịch sử, ngày 19-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cả dân tộc triệu người như một, với khí thế như sấm rung chớp giật, nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lật đổ chế độ phong kiến, đập tan xiềng xích áp bức của chế độ thực dân, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Với thành công vang dội đó, chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới cũng có thể tự hào rằng: Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi với hơn năm nghìn đảng viên đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn quốc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông – Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Bài Xã Luận viết tiếp: “Cách mạng Tháng Tám thành công là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống yêu nước nồng nàn, bản lĩnh, trí tuệ và ý chí quật cường của dân tộc ta được kế thừa, phát huy lên tầm cao mới trong cuộc đấu tranh do Ðảng ta tổ chức và lãnh đạo; là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt, tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén tạo thời cơ và chớp thời cơ nghìn năm có một, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Ðảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Từ ngày Ðảng ta ra đời (3-2-1930), dưới sự lãnh đạo của Ðảng, đất nước ta, dân tộc ta đã giành được những thắng lợi vẻ vang, lập nên những kỳ tích trong suốt chiều dài lịch sử: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước, non sông về một dải; công cuộc Ðổi mới đã đạt được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước vượt qua đói nghèo, vững bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”
Ô hay, tại sao lại “giải phóng miền nam”? Miền Nam của Việt Nam Cộng hòa từ 1954 đến 1975 có bị nước nào đô hộ đâu mà “giải phóng”? Trên 20 triệu người miền Nam đang sống hiền hòa, văn minh và sung túc đã tự nhiên bị quân miền Bắc tràn xuống xâm lăng phá làng phá xóm, gây ra máu đổ thịt rơi trong suốt 20 năm mà gọi là “giải phóng” à?
Bây giờ trên 40 năm sau ngày được gọi là “thống nhất đất nước” năm 1976, người Cộng sản mới sáng mắt ra để nuối tiếc những lỗi lầm đạp đổ hệ thống kinh tế thị trường và nền giáo dục nhân bản tân tiến của miền Nam.
Bởi vì những chủ trương gọi là “Đổi mới” từ 1986 cho đến “Tái cơ cấu kinh tế” đợt 1, đợt 2 để làm cho đúng “kinh tế thị trường” mà ngóc đầu lên của đảng Cộng sản lại chính là sách lược kinh tế rất thành công của VNCH mà người Cộng sản đã quáng gà đạp đổ khi chiếm được miền Nam năm 1975!
Bây giờ 72 năm sau ngày 19/8/1945 mà nhân dân vẫn chưa có “tự do, hạnh phúc” hay “công bằng, dân chủ, văn minh” như “mục tiêu cao cả của Cách mạng Tháng Tám” và chủ trương “Đổi mới” đề ra thì cuộc Cách mạng này có ý nghĩa gì ngoài chiếc bánh vẽ?
31-08-2017
Phạm Trần


Hai năm trước, 2015, Tiến sĩ Trần Huy Bích và sử gia Trần Gia Phụng đến nhà tôi chơi. Tôi có mời một anh bạn cư dân trong Royal Garden Mobile Home này đến dùng chén rượu nhạt.
Mặc dầu ông Trần Gia Phụng là khách lần đầu tiên đến nhà, nhưng tôi vẫn nói lên cảm nghĩ của tôi, bởi vì tôi luôn luôn tôn trọng sự thật. Tôi nói tôi không đồng ý với sử gia Trần Gia Phụng kết tội Tổng thống Ngô Đình Diệm có chủ trương đàn áp tôn giáo. Viết sử như thế làm cho người đọc sẽ nghĩ rằng người viết sử không lương thiện, có xu hướng lấy lòng bọn Việt Cộng giả dạng tu sĩ Phật giáo giống như nhóm Giao Điểm. Tôi là người Phật giáo chân chính, nên tôi kịch liệt chống lại bọn lợi dụng Phật giáo làm chuyện tồi bại. Chỉ có những Phật tử ngu mới chạy theo mấy anh đầu trọc giả dạng bần tăng.
Tất nhiên sử gia Trần Gia Phụng không hài lòng về lời phát biểu của tôi. Sử gia Trần Gia Phụng có bà vợ là bạn học của bà vợ tôi, rất thân nhau, nhưng không vì thế mà tôi vị tình để nói khác những gì tôi suy nghĩ.
Năm ngoái, tôi tham dự một buổi nói chuyện về Văn Hóa tại Thư Viện Việt Nam trên đường Euclid. Sử gia Trần Gia Phụng được mời lên nói chuyện. Lúc xuống, sử gia Trần Gia Phụng xuống bắt tay ông Tôn Thất Dziên, anh vợ của ông Phụng. Mặc dầu ông Tôn Thất Dziên ngồi sát bên tay trái tôi, nhưng ông Phụng lờ đi như không nhìn thấy tôi, bước qua mặt tôi, rồi bắt tay một người khác ngồi sát bên tay phải tôi.
Tôi khinh thái độ kém văn hóa của ông Trần Gia Phụng, vì không có bản lĩnh của một người được gọi là sử gia được độc giả đóng góp ý kiến. Ông Trần Gia Phụng tuy lớn tuổi nhưng vẫn là người chưa trưởng thành.
Một con người như ông Trần Gia Phụng mà dám xưng là sử gia bóp méo lịch sử thì cô giáo Trần thị Lam ở Hà Tĩnh than thở về cái giống dân có tới 4 ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm là đúng quá rồi.
Tôi chỉ là anh nhà binh tầm thường, khi độc giả thắc mắc về bài viết của mình, tôi đã thẳng thắn trả lời. Nếu nhận định của độc giả là đúng thì tôi cám ơn và ghi nhận để sửa sai.
Thái độ của ông Trần Gia Phụng đối với tôi, là thái độ không chấp nhận ai được quyền nhận xét về mình. Nếu ông Trần Gia Phụng ở địa vị cầm quyền, lãnh đạo quốc gia thì ông ta đâu khác gì những tên cộng sản cầm quyền hiện nay.
Một sử gia như ông Trần Gia Phụng bất khả tín mà có người vẫn mời ông lên diễn thuyết thì có giá trị gì để tin vào những lời ông nói?
Người đi vào con đường viết lách, phải lấy sự lương thiện làm đầu; chứ không thể làm trò ma tịt như bọn kháng chiến giả mạo được, bởi vì độc giả không ngu.

Bằng Phong Đặng văn Âu


Trần Gia Phụng,

người thấy được cọng rác chê cả căn nhà

Ông Bút

Thông thường một sử gia, một người chuyên tâm viết sử, ít ai đem lòng oán hận cá nhân, đặt vào ngòi bút của mình. Bởi dòng mực theo đó không còn trong sáng, khách quan, không còn giá trị, xứng đáng cho thế hệ mai sau học hỏi.
Trước 1975 ông Trần Gia Phụng, (TGP) dạy môn Sử Địa, trường trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Sau đó ông chú tâm viết sử, một địch thủ sâu sắc dài lâu của ông TGP là: Dòng tộc, gia đình cố TT Ngô Đình Diệm.
Đất Quảng Nam, nói về tôn giáo, phần đông theo đạo Phật, đạo Thờ Cúng Ông Bà, còn gọi Đạo Lương, Đạo Cao Đài. Đạo Công Giáo có tỷ lệ nhỏ hơn.
Nói về đảng phái chính trị, người dân theo đảng: Việt Nam Quốc Dân Đảng, hoặc Đại Việt, Cần Lao Nhân Vị tỷ lệ thấp hơn.
NgoDinhDiem_ChapChanh
TT Ngô Đình Diệm chấp chánh (ngothelinh.tripod.com)

Gia đình tôi, kẻ viết bài này, cũng ở trong đa số đó, về tôn giáo và đảng phái, 1954, ông Ngô Đình Diệm chấp chánh làm thủ tướng, dòng họ nhà tôi hai bên nội ngoại, đều đi tù tại lao xá Hội An, địa điểm cũ phía bên trái Chùa Phật Học. Cha và bác tôi ở tù từ 1956 – 1959, hai người cậu ruột của tôi ở tù từ 1956 – 1958. Tất cả vì “tội” Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Năm 15 tuổi, tôi gia nhập Thiếu Niên Việt Nam Quốc Dân Đảng, năm 17 tuổi kết nạp chính thức vào đảng, qua học lịch sử đảng, tôi nêu câu hỏi:
“1954, Ông Ngô Đình Diệm mới về nước, ông ta chưa kịp đưa ra đường lối, hoặc một chính sách nào rõ rệt. Vì sao đảng ly khai, 143 đảng viên mang 143 khẩu súng, lên núi thượng lập căn cứ?”
Những người hướng dẫn học tập, chỉ nói chung chung: “Vì ông Diệm độc tài, không cho VNQĐD và đảng khác hoạt động,” tôi hỏi tiếp: Vậy tại sao năm 1957 ông NĐD mời người của VNQĐD ra làm tỉnh trưởng, tỉnh Quảng Nam, đó là Thiếu Tá Nguyễn Đình Thiệp? Câu này không ai trả lời, tôi mang câu hỏi đi dài qua mấy thập niên…
1996, gia đình tôi định cư tại Hoa Kỳ, chẳng hiểu do đâu ông Đại Úy Thiết Giáp Phạm Văn Bảng biết tin và ghé thăm. Đây là vị khách đầu tiên của gia đình tôi trên đất mới. Anh Bảng cho biết anh từng đảng viên VNQĐD, và nói: Ở gần đây có nhiều đảng viên, như cụ Phan Vỹ, cụ Phan Ngô… Một tuần sau cụ Phan Vỹ, ông Dương Gia, quận ủy Quế Sơn, ông Trịnh Công Vinh, thị bộ Hội An, đến thăm. Sau tuần trà nước quý ông hỏi: Chú mầy qua đây rồi, có định sinh hoạt tiếp chứ? Tôi hỏi quý anh qua trước, sinh hoạt đảng, trung ương có kiểm điểm gì chưa? Quý ông hỏi lại: (có phần gay gắt) Lỗi gì mà phải kiểm điểm? Tôi đem câu hỏi thời tuổi đôi mươi lặp lại!
“TT NĐD lỗi gì, khiến đảng ly khai, lập căn cứ địa chống chính phủ?”
(Cùng thời điểm, đảng Đại Việt cũng ly khai, với chiến khu Ba Lòng, Quảng Trị).
Không ai trả lời, tôi nói: “Cho phép tôi được tự trả lời:
Đảng ly khai, chống ông Diệm, vì ông ta không phải là người của Việt Quốc, như vậy đảng tranh đấu không phải cho quyền lợi dân tộc và tổ quốc, đảng tranh đấu vì quyền lợi của đảng, đảng nào cũng có tôn chỉ như nhau, bỏ chính phủ và quân đội chiến đấu trong cô đơn. Đó là một trong ngàn lý do chúng ta chiến bại, hay ngược lại chúng ta vô tình, góp cho quân thù thành tựu ngày 30/4/1975!
Ngày xưa chưa trưởng thành, quý vị khiến sao nghe vậy, tôi không hối tiếc tháng ngày thanh xuân, và ví nó như hôm nay, mới đến Mỹ, xe chưa có, bằng lái chưa có, ai chở đi đâu cũng mặc, đúng sai khó biết, nhưng một khi đã có, tôi sẽ biết đường nào đúng, sai. Nếu sai mà không biết mình sai, tôi sẽ không cùng hành trình nữa. Tóm lại tôi không bỏ, không phản đảng, đảng tịch mãi mãi VNQĐD, song không đứng trong hàng ngũ nữa, tôi sẽ hòa cùng Đồng Hương trong công cuộc tranh đấu này…
Sự kiện khác: Quê tôi thuộc quận Quế Sơn, Quảng Nam, quận nằm phía đông Trường Sơn, địa thế cheo leo nghèo khó, nơi thâm sơn cùng thẳm. Năm 1960 ông nội tôi làm Chùa cho dân tu (ông tôi không theo đạo Phật). 1962 khánh thành, lễ khánh thành rất lớn, Khuông Hội PG ngoài Huế, tỉnh hội Hội An, và ông Quận Trưởng Nguyễn Lê Thọ (ông Thọ đạo Công Giáo) cùng về tham dự lễ. Mới sáu, bảy tuổi đầu, nhưng đây là sự kiện lớn của quê hương, nhất là vùng quê nghèo khó, nên không thể nào quên. Thế nhưng lớn lên một tí đi đâu, và bất kể trang sách nào cũng đều nói: “Ông Diệm đàn áp Phật Giáo.” Thiết tưởng tôn giáo nào, cũng khuyến dạy con người ăn nói ngay lành, để tránh nghiệp chướng, vu oan giá họa cho kẻ khác, người thường tình cũng không thể làm, chưa nói tới chân tu. Do đó theo tôi, ngày nay ai nói “ông Diệm đàn áp phật Giáo” một là kẻ đó quá ngu xuẩn, chỉ biết tin sách vở, tài liệu, không đem trí não phân tích, phán xét, hoặc kẻ đó lương tâm bất thiện.
Kể từ nền Quân Chủ cáo chung tới nay, chưa có ai thương dân, yêu nước chí thành bằng ông Ngô Đình Diệm, chưa ai kiến tạo một xã hội đạo đức và nề nếp được như ông.
Một gia đình bị suy sụp vật chất, nhưng khéo gìn giữ gia phong, cũng có ngày chấn hưng thịnh vượng, sung túc. Nhưng suy đồi đạo đức, gia đình đó kể như vất đi. Quốc gia là gia đình rộng lớn, hãy nhìn về đất nước hiện nay, sau 37 năm không tiếng súng, nền giáo dục luợm thượm, đạo đức phá sản, một ngày với hàng chục án hiếp dâm, cha hiếp dâm con, ông ngoại, ông nội hiếp dâm cháu! Còn vô vàn điều kinh tởm khác…
Tôi sùng kính ông Ngô Đình Diệm, vì ông yêu nước chân thành, không là tu sĩ, nhưng sống đời đạo hạnh khắc kỹ. Không TU nhưng ông đã HÀNH đạo từng ngày, từng giờ trong cuộc sống, tất nhiên ông cũng phạm “sai lầm, sai lầm” quá lớn: Lương tâm kẻ tu hành, lại dấn thân vào sự nghiệp chính trị! Ông không thể là đối thủ của loài lang sói hung hiểm, ông đem lòng chân nhân, quân tử đãi ngộ kẻ tiểu nhân, đây là những sai lầm căn bản.

Ông Trần Gia Phụng viết gì?
Phần mở đầu bài này, tôi viết ông TGP không chỉ thâm thù với cá nhân TT NĐD, còn thâm thù với cả dòng tộc Ngô Đình, dẫn chứng:
Trong bài bút ký đầu xuân, ông TGP viết cho một đặc san, xuất bản năm 2003, tựa đề “Đi tìm Ngũ Phụng” bài này được đăng phần đầu tiên của đặc san, từ trang 9 tới trang 25, trong này trang 16 và 17, trích nguyên văn:
“Mùa xuân năm 1963, tôi nghe một chuyện như sau tại Đà Nẵng. Số là ngày tết Quý Mão tôi theo phụ thân tôi đến thăm một người bạn của ông. Khi đến nơi tại đó có sẵn một vị khách đã già. Chủ nhà giới thiệu đây là một nhà chiêm tinh, ở xa đến, ghé thăm dịp đầu năm. Lúc đó tôi đang học đại học nên có đủ trí không để nghe chuyện. Ông khách chiêm tinh gia đang nói chuyện về ngôi mộ của ông Ngô Đình Khả ở Phủ Cam Huế, ông cho biết trong mùa đông vừa qua (cuối 1962) sét đánh trúng ngôi mộ của ông Ngô Đình Khả. Không biết gia đình “Ngô tổng thống” năm nay (1963) có bị gì không? Thế rồi ông chiêm tinh gia, kể về ngôi mộ thiên táng của thân sinh ông Ngô Đình Khả, tức ông nội TT Diệm, theo ông thầy bói này thân sinh ông Khả ở làng Lệ Thủy (Quảng Bình) làm nghề “mõ” rất nghèo. Những ai lớn tuổi từng sống ở làng quê Việt Nam, đều biết rằng trong làng “mõ” là người đi rao tin tức trong làng, những mệnh lệnh của lý trưởng, ban điều hành làng, khi đi rao, người nầy dùng cái “mõ” gõ cốc cốc cốc, để gây sự chú ý của dân làng, và dân làng gọi một cách bình dân và rẻ rúng “thằng mõ”. Ngày trước dân làng, người ta rất xem thường “thằng mõ”.
Riêng ông “mõ” làng Lệ Thủy, phụ thân của ông Ngô Đình Khả qua đời, gia đình nghèo qúa, không có tiền chôn. Vị linh mục ở nhà thờ đó, hình như linh mục Nguyễn Văn Thơ (sau vào Đà Nẵng chết chôn ở khu “mả Tây” Đà Nẵng, tức khu vực trường Nữ Hồng Đức sau nầy) đã cho hai người phu dùng chiếu cuốn xác ông “mõ” đem đi chôn. Lúc đó trời đã xế chiều nên khi vào rừng hai người nầy sợ cọp, để xác lại bên một gốc cây, rồi bỏ về. Hôm sau trở lui, hai ông định đào lỗ chôn người qúa cố, nhưng thấy mối đã đùn phủ đầy xác ông “mõ”, trở thành ngôi mộ thiên táng. Người ta cho rằng nhờ đó mà dòng họ Ngô bộc phát. Con của ông “mõ” là ông Ngô Đình Khả, bơ vơ vì mất cha, được linh mục Thơ và nhà thờ nuôi cho ăn học, sau này làm lớn trong triều đình Huế. Rồi đến các ông Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, con ông Ngô Đình Khả. Ông Khôi có một thời làm tổng đốc Quảng Nam, còn ông Diệm làm tổng thống VNCH từ 1955 – 1963.
Tôi nghĩ rằng câu chuyện do ông thầy bói, kể trong mùa xuân năm đó chỉ là truyền thuyết hoang đường về phong thủy mà thôi”- hết trích.

Thủ đoạn của ông Phụng khá tinh vi, xuyên tạc, suy bỉ dòng họ người ta đã đời, cuối cùng kết luận “chuyện hoang đường”? Với khả năng người viết văn xoàng, cỡ ba xu thì tạm chấp nhận được, còn ông Phụng, người chuyên dạy sử và viết sử, cũng tệ đến thế ru? Ông viết chuyện hoang đường, rồi xử trí thế nào chứ? “Truyền thuyết phong thủy hoang đường” còn ông nội của TT NĐD nghèo đến nỗi sống vô gia cư, thác vô địa táng, đâu có hoang đường, phải không thầy dạy sử, sử gia Trần Gia Phụng?
Dụng ý gì, TGP tự mình đem chôn LM Nguyễn Văn Thơ tại “khu nghĩa địa mả Tây” ông muốn kết tội “cha đạo theo giặc Pháp chứ gì”? Tiếc thay ông Phụng sinh ra, lớn lên tại Đà Nẵng, lại là người dạy sử, viết sử, lại đi viết sai bét về một sự kiện chính tại quê nhà. Ông Phụng nên nhớ rằng: Không hề có bất cứ một Linh mục nào đã chôn tại nghĩa địa “mả Tây”, Đà Nẵng.

Người Viết văn, viết sử cần có tính cẩn trọng, là phải tìm bỏ bớt những phi lý, những mâu thuẫn trong câu chuyện, hầu thuyết phục người đọc, ông nghĩ sao: Cũng LM Thơ, khi ông mõ chết, LM không có nổi chiếc quan tài, phải bó chiếu chôn ông mõ, nhưng lại nuôi con ông Mõ, là ông Ngô Đình Khả học thành tài? Tiền một quan tài, và tiền nuôi ăn học, món tiền nào lớn hơn? Nên nhớ ở làng quê Việt Nam, không có ai kinh doanh hàm (quan tài). Khi có người qua đời, con cháu không lo nổi, xóm làng vác cưa vào rừng xẻ gỗ, chẳng phải xin xỏ ai. Chưa có xứ nào bó chiếu chôn, ngoại trừ Quảng Bình, như giáo sư, sử gia TGP nói!?
Nghĩa tử là nghĩa tận, đạo lý, nghĩa tình đồng bào để đâu?
Cả xứ đạo của LM Thơ đều nghèo mạt đến thế sao? Nghèo bạc tiền, nghèo cả đạo đức sao?
Nghèo, cha chết bơ vơ, biết chí thú ăn học thành tài, trở thành ông quan đại thần nhà Nguyễn, với tiết tháo và đạo đức sáng ngời, qua câu ca dao truyền đời: “Đày vua không Khả, đào mả không Bài”. Đâu có phải nghèo, mà ngu dốt, vô hạnh như bè lũ Việt gian Cộng Sản ngày nay.
Mới đây trên Đàn Chim Việt, với bài 23/10 Ngày trưng cầu dân ý.
Ông Trần Gia Phụng, đã cố tình lãng quên thời đại khắc nghiệt và hoàn cảnh lịch sử nước nhà, vào thời điểm trưng cầu dân ý. Ông Phụng nêu 2 điểm trong phần kết luận.
Phần 1
“Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm… nghĩa là một hình thức độc diễn”.
Đại ý tác giả, cho rằng ông Diệm đã tiếm ngôi. Tôi nghĩ trong tình thế này muốn cứu nước, cứu dân, không riêng ông Diệm, bất cứ ai cũng đành lòng hành động như thế, bởi quốc trưởng Việt Nam, nhưng thường trú Paris Pháp quốc! Làm sao thỉnh quốc trưởng về được, 100% ông không về. Nếu có tham gia ứng cử, Bảo Đại sẽ thua nhiều người khác nữa, đâu chỉ thua mỗi ông Diệm.
Phần 2
“Kết quả trưng cầu dân ý là… và quyết định chức danh quốc trưởng.”
Ông Diệm về nước ngân khố rỗng không, quân đội còn trong tay Pháp, Chợ Lớn của Bảy Viễn, là động đĩ, là sòng bài, hang ổ hút xách, đảng phái vùng lên chống lại khắp nơi nơi, đồng bào Miền Bắc ùn ùn di cư cả triệu người. Liệu rĩ rã, tà tà tiến theo từng công đoạn hợp hiến, hợp pháp như ông Phụng đòi hỏi, có thực hiện được không? Giả sử theo tiến trình mang tính hình thức, che mắt người dân, để lên làm Tổng Thống khỏi ai dị nghị, ông Nhu, ông Diệm chắc thừa sức nghĩ đến, song trách nhiệm với tình thế đất nước hiện tại, điều quan trọng và cần thiết hơn.
Ông Ngô Đình Diệm, có giá trị và sự hiện hữu không chỉ từ 1954 – 1963, mà cả sau khi ông bị sát hại 1963 – 1967 đất nước vô chủ, quân vô phèng, đã nói lên cái giá trị đó. Sự kiện này quả rất ngạc nhiên, đối với chủ nhân ông bỏ tiền thuê mướn, chi phí đảo chánh.
Ông Ngô Đình Diệm, đã chết và đã làm người sống phải sợ hãi, vì từ 1963, đến hiện nay chưa ai dám công khai mở miệng nói: “Tôi giết ông Diệm”, đa phần chỉ úp úp, mở mở “Ai hiểu sao cũng được”. Thậm chí cấp chỉ huy giết đàn em Thiếu Tá Nhung, để bịt đầu mối. Vậy ông Ngô Đình Diệm xứng đáng tiêu biểu: CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA DÂN TỘC.
Ai đã sát hại ông, chính là kẻ hèn và TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC.
Giả sử người Mỹ chấp nhận giải pháp của TT Ngô Đình Diệm: Không đổ quân vào Miền Nam Việt Nam, họ đã tiết kiệm ít nhất năm chục ngàn sinh mạng của binh sĩ. Nhưng không, họ đã quyết tâm giết bằng được ba anh em ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn, để đánh đổi một cái giá vô cùng đắt, cuối cùng mang về xứ “một hội chứng Việt Nam” thê thảm.
Với một bài toán này thôi, chúng ta thấy được sức mạnh phi thường của: CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA DÂN TỘC.

Người Việt có câu: “Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”, ông Trần Gia Phụng, dù có tài ba đến đâu cũng sai lệch. Khi nhìn thấy chỉ một cọng rác, đi đánh giá toàn bộ một căn nhà, với lời lẽ đôi khi hằn học: có lúc viết trổng Ngô Đình Diệm, đôi khi Diệm, có chổ đóng ngoặc kép chữ “Ngô Tổng Thống”. Có thể ông và hàng triệu người không thích ông NĐD, nhưng ông vẫn là TT VNCH.
– Tôi học trò Trần Quý Cáp Hội An, có những bạn thân học trò của ông Phụng, trường Phan Chu Trinh. Tôi biết vị trí đứa học trò, song trong lòng tôi không thể trọng nể ông được, vì quá nhiều lần ông viết sai lệch, tìm mọi cách xuyên tạc cố TT Ngô Đình Diệm.
– Là quân nhân, chỉ cần một anh Trung Sĩ, tôi phải trọng họ, vì tôi Hạ Sĩ Nhất, song với Đại Tướng Dương Văn Minh, tôi khinh bỉ tận cùng.

Tháng Mười Một, lễ Tưởng Niệm qua rồi. Nay lòng thành kính, ngưỡng mộ dâng lên nhà chí sĩ ái quốc Ngô Đình Diệm, cùng anh linh, tử sĩ Quân Dân Cán Chính VNCH nén nhang tri mộ.
Hoài cảm, tháng 11
Chín năm tàn mộng hưng nước Việt
Nghìn thu ôm ấp chí tự cường
“cách mạng” (1) đem về những tang thương
Đọc trang sử cũ tuôn dòng lệ
Chạnh nhớ người xưa lụy nước non
Ngày mai ví thử quê mẹ còn
Ta về đắp tượng người trung liệt
hai hàng Tần Cối, quỳ hai bên (2)

Ông Bút

1/ “cách mạng” Hồ Chí Minh, Dương Văn Minh tự xưng “cách mạng”
2/ Tần Cối: Thích Trí Quang, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính…

https://honnuoc.com

 Đăng ngày 21 tháng 09.2017