Giới thiệu sách
GS Phạm Cao Dương và Tuyển Tập
SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM
Lời nói đầu
Tác giả xin trân trọng kính gửi lời cảm tạ chân thành tới các tôn trưởng, các thân hữu, và các cựu sinh viên, học sinh cũ, cùng các độc giả nói chung, đã gợi ý và trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào sự hình thành của tác phẩm này từ nội dung đến hình thức, kể cả lối viết mang ít nhiều tình cảm nhẹ nhàng hơn, tuy vẫn luôn luôn tôn trọng sự thực, thay vì chặt chẽ, khô khan của Sử Học.
Với sự khuyến khích quý giá và ủng hộ nhiệt thành của chư quý vị, tác giả hy vọng cuốn sách nhỏ bé này có thể mang lại cho các thế hệ mai sau niềm tin tưởng sâu xa và vững chắc vào viễn ảnh lâu dài của Nòi Giống Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, hầu không làm uổng phí và tủi hổ cho sự hy sinh cao cả, đầy đau thương, máu và nước mắt của hàng triệu chiến sĩ đã tranh đấu cho Chính Nghĩa Quốc Gia, cùng ông bà, cha mẹ, vợ con, anh em họ trong Cuộc Chiến Ba Mươi Năm (1945-1975) vừa qua, đặc biệt là mạng sống của trên dưới nửa triệu thuyền nhân hay bộ nhân đã vùi thây ngoài biển khơi, sóng dữ hay trong rừng rậm hoang vu. Không có những sự hy sinh vô cùng lớn lao, cao cả và đầy đau thương này, nhân loại đã không động tâm và mở rộng vòng tay cứu vớt người dân tị nạn Việt Nam hồi cuối thế kỷ trước, dù các dân tị nạn này là di tản 1975, thuyền nhân, bộ nhân, cựu tù nhân cải tạo hay đoàn tụ gia đình, để cho các thế hệ trẻ nói trên có được cuộc sống phong phú, nhân bản và tự do như họ đang có hay sẽ có.
Riêng về Hiểm Họa Người Tầu từ Phương Bắc, hiểm họa này đã và đang trở nên vô cùng tinh vi và hiểm độc hơn bao giờ hết. Nó không chỉ nhắm vào đất đai, lãnh thổ hay lãnh hải của Việt Nam không mà thôi, mà còn đi sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống của người Việt Nam với mục tiêu là chính con người Việt Nam, bằng những thủ đoạn đầu độc âm thầm của thời đại mới, từ thực phẩm để ăn, không khí để thở, nguồn nước để uống, đất đai, biển cả để sản xuất thực phẩm ... Mục đích của phần Hiểm Họa Bắc Phương này là để mọi người cùng nhau nhìn lại những chủ trương và mưu độc đã có từ ngàn năm của người Tầu, từ đó dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, thường xuyên và tích cực đề cao cảnh giác thay vì để bị mờ mắt trước những quyền lợi nhất thời của cá nhân, đảng phái hay bè nhóm.
Gs Phạm Cao Dương
(Trích Lời nói đầu - Tuyển tập "Siêu Quốc Gia VN")
____
Lời cảm tạ cuối sách
Tác giả xin trân trọng kính gửi lời cảm tạ chân thành tới các tôn trưởng, các thân hữu, và các cựu sinh viên, học sinh cũ, cùng các độc giả nói chung, đã gợi ý và trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào sự hình thành của tác phẩm này từ nội dung đến hình thức, kể cả lối viết mang ít nhiều tình cảm nhẹ nhàng hơn, tuy vẫn luôn luôn tôn trọng sự thực, thay vì chặt chẽ, khô khan của Sử Học thuần túy, như trong tác phẩm Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới: Bảo Đại-Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam, 9/3/1945 – 30/8/1945 cũng mới xuất bản tại Hải Ngoại của cùng tác giả.
Với sự khuyến khích quý giá và ủng hộ nhiệt thành của chư quý vị, tác giả hy vọng, cuốn sách nhỏ bé này có thể mang lại cho các thế hệ mai sau niềm tin tưởng sâu xa và vững chắc vào viễn ảnh lâu dài của Nòi Giống Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải cố gắng, không làm uổng phí và tủi hổ cho sự hy sinh cao cả, đầy đau thương, máu và nước mắt của hàng triệu chiến sĩ đã tranh đấu cho Chính Nghĩa Quốc Gia, cùng ông bà, cha mẹ, vợ con, anh chị em họ và không biết bao nhiêu người dân hiền lành, chất phác, vô tội, trong Cuộc Chiến Ba Mươi Năm (1945-1975) và nhiều cuộc chiến tranh sau đó, trong đó có Chiến Tranh Biên Giới Việt -Trung 1979 và Trận Chiến Trường Sa 1988. Quan trọng hơn nữa là cuộc di tản vĩ đại kéo dài hơn hai mươi năm của người Việt ra khắp thế giới, với mạng sống của trên dưới nửa triệu thuyền nhân hay bộ nhân đã vùi thây ngoài biển khơi, sóng dữ hay trong rừng rậm hoang vu trên đường tìm kiếm tự do. Không có những sự hy sinh vô cùng lớn lao, cao cả và đầy đau thương này, nhân loại đã không động tâm và mở rộng vòng tay cứu vớt hàng triệu người dân tị nạn Việt Nam hồi cuối Thế Kỷ 20 trước, dù các dân tị nạn này là di tản 1975, thuyền nhân, bộ nhân, cựu tù nhân cải tạo hay đoàn tụ gia đình sau đó, để cho các thế hệ trẻ nói trên có được cuộc sống phong phú, nhân bản và tự do như họ đang có hay sẽ có.
Riêng về Hiểm Họa Người Tầu từ Phương Bắc, hiểm họa này đã có từ cả ngàn năm và đang trở nên vô cùng tinh vi và hiểm độc hơn bao giờ hết. Nó không chỉ nhắm vào đất đai, lãnh thổ hay lãnh hải của Việt Nam không mà thôi, mà còn đi sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống của người Việt Nam với mục tiêu là chính con người Việt Nam, bằng những thủ đoạn âm thầm của thời đại mới, cắt đứt hay đầu độc từ các nguồn thực phẩm để ăn, không khí để thở, nước để uống, đất đai, biển cả để sản xuất thực phẩm ... Những Cột Đồng Đông Hán vô hình hay trá hình của Thời Kỳ Tân Mã Viện đã được họ trồng khắp mọi nơi, từ thượng nguồn Sông Cửu Long và nhiều sông khác, đến các rừng đầu nguồn, các gói thầu dọc khắp lãnh thổ, những mỏ bâuxít... Mục đích của phần Hiểm Họa Bắc Phương này là để mọi người cùng nhau nhìn lại những chủ trương và mưu độc đã có từ xa xưa của người Tầu, từ đó dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ phương trời nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, phải cùng nhau thường xuyên và tích cực đề cao cảnh giác thay vì để bị mờ mắt trước những quyền lợi nhất thời của cá nhân, đảng phái hay bè nhóm. Vượt qua được hiểm họa lần này, nòi giống ta sẽ có thể tiếp tục đứng vững và thênh thang bước sang Thiên Niên Kỷ mới, Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, “như một dân tộc lớn” ngang hàng với các dân tộc lớn khác, với những ý nghĩa trong sáng, cao đẹp của từ ngữ này, không còn là nhược tiểu như xưa nữa, để con người một khi đã sinh ra là được sống trọn vẹn kiếp người trong hạnh phúc, không còn cảnh trẻ sơ sinh bị chết khát ngoài biển khơi trước sự bất lực, đau đớn của cha mẹ, để tuổi trẻ được sống với đầy đủ ông bà, cha mẹ, anh chị em và được đến trường trong sự che chở, dạy bảo của thày cô, để thanh niên không bị ném vào lò lửa chiến tranh, để người già được con cháu thương yêu chăm sóc, thay vì bảy tám mươi còn phải ra đồng cày ruộng, bên cạnh những nghĩa trang trắng xóa bia liệt sĩ trong đó có mộ bia con mình. Ước vọng không có gì to lớn, mới mẻ, vì từ lâu, một hiền triết Á Đông, Khổng Tử, đã phát biểu na ná như vậy, khi ông được hỏi về ý nguyện của mình. Đó là “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi”. Tác giả xin lập lại ở đây coi như một chút “gói ghém trước khi về cõi” của một cá nhân nhỏ bé trước sự tồn vong của cả một dân tộc gửi tới mọi người.
Một nhân vật có tiếng trong nước, từ nhiều chục năm trước khuyến cáo tác giả là “nên viết thế nào cho mọi người chấp nhận”. Điều này rất tiếc tác giả không làm được vì nó hoàn toàn trái với tinh thần sử học. Tác giả xin mượn hai câu thơ sau đây của Giáo Sư - Kịch Tác Gia, Thần Tháp Rùa Vũ Khắc Khoan, người sĩ phu Bắc Hà đã từ bỏ đất Bắc vô Nam năm 1954, sau Hiệp Định Genève, để diễn tả tinh thần này:
Rằng ta tự thuở nào tuổi trẻ
Nguyện không hùa theo kẻ làm cao.*
với sự tin tưởng là không có gì tồn tại vĩnh viễn trong thế gian này ngoại trừ những gì được coi là CHÂN, là THIỆN, là MỸ.
Tác giả vô cùng trân trọng,
Phạm Cao Dương
Kỷ niệm 75 năm ngày Vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam Độc Lập (11/3/1945 – 11/3/2020)
Tháng Ba và Tháng Tư 2020, thời nạn dịch Vũ-Hán khởi phát từ nước Tầu và làm náo loạn cả thế giới.
*Chú thích: Hai câu thơ này được trích từ bài “Vọng Cố Nhân” của Nhà Văn Họ Vũ, nguyên văn toàn đoạn như sau:
Gác xép suông tình hẻm nhỏ
Vò đầu hát láo nghêu ngao.
Rằng ta tự thuở nào tuổi trẻ
Nguyện không hùa theo kẻ làm cao.
Rằng ta trượng phu hề lòng như trăng sao,
Chí như Hy Mã
Đỉnh nhọn hề vươn cao.
Thời nhiễu nhương hề ta phù suy vùng vẫy…
* * *
Ý kiến độc giả:
Giáo sư Phạm Cao Dương là nhà nghiên cứu Sử, giáo sư Sử Học tại các viện đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa và nhiều viện đại học miền Nam California, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu sử và văn hóa có giá trị. Ông cũng viết nhiều sách giáo khoa về sử và văn hóa Việt Nam rất cần thiết cho bậc đại học. Giáo sư Phạm Cao Dương là người hết lòng với đất nước, nhiệt tâm với các môn sinh. Trong nhiều bài nghiên cứu, ông gửi gấm tấm lòng của ông đối với đất nước, tới sự tồn vong của dân tộc Việt. Đối với các môn sinh, ông “truyền lửa” cho tuổi trẻ: gây dựng tình cảm thầy trò thân mật, khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ trẻ, nhắn nhủ thế hệ trẻ dấn thân cho đất nước.
Truyền cảm hứng cho học trò như giáo sư Phạm Cao Dương đã thực hiện cũng là chủ trương của nhiều nhà giáo dục Tây phương. Nhiều thế hệ môn sinh của ông đã đi theo con đường do ông hướng dẫn và dành cho thầy lòng quý mến đặc biệt. Trước kia, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, sử địa chỉ là môn học khiêm nhường (hệ số 2 trong kỳ thi tú tài ở bậc trung học). Nhưng từ khi các giáo chức trung học được đào tạo dưới mái trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, trong đó giáo sư Phạm Cao Dương là một trong những vị thầy nòng cốt, sử địa không còn là môn “ăn chơi” nữa. Môn học này hun đúc tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ. Đây cũng là mục tiêu của môn sử học trong nền giáo dục Úc Đại Lợi sau này: đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân của cộng đồng và công dân của thế giới.
Nghiên cứu là việc không có thời gian ngừng nghỉ đối với giáo sư Phạm Cao Dương. Vượt qua những trở ngại về tuổi tác (ngoài 80 tuổi) và giới hạn về sức khỏe, ba năm trước, giáo sư Phạm Cao Dương đã cho ra mắt một công trình nghiên cứu đồ sộ Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới : Bảo Đại – Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam. Cuốn sách dầy 826 trang, soi sáng cho lịch sử hiện đại Việt Nam: nói lên những sự thật mà một số người không hiểu rõ và các sử quan của chế độ cộng sản cố tình xuyên tạc. Chẳng hạn trước khi Việt Minh cướp chính quyền, một chính phủ quốc gia đã thành hình gồm những thành phần ưu tú của đất nước, để cùng hoàng đế Bảo Đại thực hiện một cuộc cách mạng phi bạo lực, từ trên xuống ngõ hầu thực tiến trình dân chủ hóa đất nước. Nhìn vào cuốn sách sử dầy cộm, nặng ký, và khối lượng tài liệu khổng lồ mà sử gia dùng để tham khảo, học trò của ông cảm phục sức làm việc và tấm lòng của thầy.
Trong năm 2019, giáo sư Phạm Cao Dương lại cho ra mắt một công trình nghiên cứu khác: Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại Và Hiểm Họa Bắc Phương. Đây là một tuyển tập dầy 448 trang gồm những bài viết của ông từ trước 1975 tới nay. Bút pháp của ông biến đổi: không sử dụng lời văn khô khan như các bài nghiên cứu bác học, mà dịu dàng, uyển chuyển khiến độc giả thoải mái, nhẹ nhàng khi đọc tác phẩm này. Tiềm năng của thầy vẫn phong độ.Thầy đóng góp thêm cho văn hóa Việt Nam một công trình giá trị. Dưới con mắt của sử gia, với phương pháp của sử học, giáo sư Phạm Cao Dương đã tìm kiếm, đánh giá, phân tích, liên kết, suy luận, giải thích,tổng hợp, ...những dữ kiện từ cổ chí kim để tìm ra sự thật. Ngoài những tài liệu nằm trong các thư viện, các viện nghiên cứu,...tự nó đã có giá trị, giáo sư Phạm Cao Dương không bỏ qua nhiều dạng tài liệu khác nằm trong dân gian, cộng đồng, mà giá trị thật sống động, gần gũi với người đọc. Tiểu sử nhân vật (thí dụ tiểu sử của chính ông) là bằng chứng sống trong giai đoạn nhiễu nhương của đất nước. Những câu ca dao tục ngữ, những bài hát, những tác phẩm văn học (đặc biệt là thơ) dưới con mắt của một sử gia, tạo nên tinh thần thân mật, nhẹ nhàng cho độc giả. Những sự kiện thời sự được nhìn dưới nhãn quan một nhà sử học: giải thích và liên kết sự kiện, tạo nên một tầm nhìn bao quát, để từ đó người đọc hiểu được những gì đang xảy ra ngay trước mắt họ.
Tuyển tập Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại và Hiểm Họa Bắc Phương gồm bốn phần:
1. Phần thứ nhất: Biến đau thương thành sức mạnh – Sự hình thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại.
2. Phần thứ hai: Hiểm họa mất nước hay là mưu độc ngàn năm của người Tầu.
3. Phần thứ ba: Thực chất của mối tình cố cựu môi hở răng lạnh Hoa-Việt.
4. Phần thứ tư: Phụ lục
Chúng ta có thể hiểu cuốn sách bao gồm hai đề mục: Sự hình thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại và Mưu độc ngàn năm của người Tầu. Phần thứ ba của cuốn sách cũng không ngoài “Mưu độc ngàn năm của người Tàu”.
Sau biến cố 30 – 4 – 1975, “loài quỷ dữ xua con ra đại dương”, hàng triệu người Việt đành bỏ nước ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, tìm cuộc sống mới nơi đất khách, quê người. Người Việt phiêu bạt khắp nơi trên thế giới. Bước sang thế kỷ 21, mặt trời không bao giờ lặn trên những mảnh đất có người Việt cư ngụ. Giáo sư Phạm Cao Dương gợi ý dùng danh xưng cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại là Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại. Siêu quốc gia này hình thành không bằng lãnh thổ, chính quyền, mà bằng con người, con người với mồ hôi nước mắt và nỗi thống khổ cùng cực của con người. Ông nhận định rằng chiến tranh có thể tránh được, vết thương dân tộc có thể hàn gắn được, nhưng người ta không làm. Ông nhắc tới thời đại Nguyễn Du: các sĩ phu Bắc Hà được phục vụ tân triều với đầy đủ danh dự, kể cả cấp cao của triều đình Huế. Ông cũng nhắc tới lịch sử chiến tranh Nam – Bắc Hoa Kỳ: khi kết thúc chiến tranh, hai bên đều giữ tư cách cho nhau, không phân biệt kẻ thắng, người thua. Với tinh thần như thế, Hoa Kỳ vươn lên địa vị một cường quốc.
Giáo sư Phạm Cao Dương đặc biệt quan tâm tới giới trẻ Việt Nam hải ngoại, vì họ là những người mang sứ mạng góp phần xây dựng một nước Việt Nam cường thịnh và một dân tộc dân tộc Việt Nam thực sự tiến bộ, văn minh và hùng mạnh trong tương lai. Ông cũng nhắn nhủ các em phải nỗ lực để trở thành thành phần ưu tú trong ngành mà các em chọn. Ông nhắc tới Hồ Nguyên Trừng, một người Việt lưu vong sang Trung Hoa được hoàng đế nhà Minh trọng dụng, giao cho chức vụ Binh Bộ Thượng Thư, để nhắc nhở các em vận dụng trí thông minh để phục vụ đồng bào và đất nước, chứ không vì miếng ăn và sự giàu sang.
Giáo sư Phạm Cao Dương tin tưởng vào sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Ông tin tưởng rằng mạch sống đầy sinh lực, đầy linh khí tiềm tàng, ẩn náu trong mỗi con người Việt Nam, dù chúng ta sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tổ tiên chúng ta đã đứng vững hơn hai ngàn năm, không có lý do gì chúng ta không đứng vững thêm vài ba ngàn năm nữa để dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn.
Tấm lòng của giáo sư Phạm Cao Dương đối với dân tộc còn thể hiện qua nhận định rằng người Việt của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại là những người tị nạn, chứ không phải di cư. Di cư là dời bỏ vĩnh viễn, là dứt khoát với quê hương, hướng về miền đất mới. Còn tị nạn là ra đi tạm thời, vẫn một lòng một dạ gắn bó với quê hương thực sự của mình (“ Lão vĩnh viễn chỉ là khách”). Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam là những báu vật phải bảo vệ để giữ vững tinh thần và văn hóa Việt. Nhận định của ông cũng là quan niệm của môn song ngữ học (bilingualism) ngày nay: bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của di dân vì những lợi ích mà di dân đem lại cho quê hương mới của họ. Người di dân Mỹ La Tinh đem vào Hoa Kỳ vốn quý của họ là di sản văn hóa lâu đời Tây Ban Nha. Còn người tị nạn Việt Nam đem vào quốc gia tạm dung của chúng ta vốn quý mà chúng ta đem theo: đó là bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt.
Trong phần thứ nhất của tuyển tập Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại và... có một chương nói tới Đặc Tính Lãng Mạn Trong Những Năm Đầu Của Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp. Đặc tính lãng mạn của người Việt Nam thể hiện trong mọi phạm vi sinh hoạt, mọi hoàn cảnh, kể cả thời chiến. Chính nhờ đặc tính này, cùng với một đặc tinh khác (bi thảm tính), dân tộc ta đã giữ được thế quân bình trong đời sống cá nhân cũng như tập thể, từ đó đã vượt qua tất cả mọi khó khăn và đã đứng vững và đứng thẳng trong mọi hoàn cảnh trong nhiều thiên niên kỷ.
Trong phần thứ hai của tuyển tập, giáo sư Phạm Cao Dương phân tích những âm mưu thâm độc của người Tàu đối với dân tộc Việt chúng ta qua hai sự kiện: chính sách đồng hóa tiêu diệt người Việt dưới thời Mã Viện từ hai ngàn năm trước, và chính sách hủy diệt văn hóa Việt dưới thời nhà Minh đô hộ nước ta (600 năm trước).
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện tổ chức chính quyền ở các quận, huyện giống như ở chính quốc. Sinh hoạt của người Việt bị kiểm soát chặt chẽ. Văn hóa Tầu được truyền bá rộng rãi.
Dưới thời Minh thuộc, Trương Phụ thu hết sách từ cổ chí kim của nước ta, đem về Tầu. Sau đó, họ đem các sách Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo của Trung Hoa vào thay thế.
Mưu độc ngàn năm của người Tầu lại tái diễn trong thế kỷ 20. Với chủ trương xâm lược vùng Đông Nam Châu Á, Trung Cộng chi phối đường lối của Hồ Chí Minh. Lưu Thiếu Kỳ cùng với Staline muốn Hồ Chí Minh tiến tới chủ nghĩa vô sản nhanh hơn là lo đánh Pháp. Với các cố vấn Tầu, Việt Minh thực hiện cuộc cách mạng vô sản theo khuôn Các cố vấn Tầu trong guồng máy chiến tranh của Việt Minh nắm quyền quyết định quân sự chứ không phải các tướng tá Việt Minh. Âm mưu thâm độc của người Tầu còn được thấy qua những sự kiện vào cuối thiên niên kỷ thứ hai và đầu thiên niên kỷ thứ ba: xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sử dụng quyền lực mềm để xâm chiếm Việt Nam qua các đặc khu kinh tế.
Trong phần thứ hai của tuyển tập, giáo sư Phạm Cao Dương cũng nói tới sức mạnh của khối cộng đồng người Việt hải ngoại đã tranh đấu thành công (cùng với sức mạnh của người Việt trong nước) khi yêu cầu Hội Địa Lý Quốc Gia (National Geographic Society) của Hoa Kỳ xét lại danh xưng cho hợp lý: không dùng South China Sea / Mer de Chine / Mer de Chine Méridionale, mà đổi thành Southeast Asia Sea / Mer de l’Asie du Sud-Est. Điều này cho thấy nếu người Việt trong và ngoài nước đồng lòng thì có thể thành công cho đất nước.
Người Tầu chuẩn bị việc thực hiện mưu lược của họ với nhiều phương thức, trong đó, công tác nghiên cứu về Việt Nam để phục vụ nhu cầu chính trị của họ cũng được được lưu ý. Họ dùng hàng trăm nhân viên và thường mượn lời các học giả Âu Mỹ để phát biểu những điều có lợi cho họ.
Trong tuyển tập, giáo sư Phạm Cao Dương cũng đề cập tới những tranh chấp về biên giới mà các triều đình nước ta luôn luôn quan tâm. Mưu độc của người Tầu cũng thể hiện qua vấn đề này. Bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ làl sứ mạng vô cùng thiêng liêng của vua quan, nho sĩ trí thức, và cả những hoàng hậu, hoàng phi, công chúa.
Trong bài thứ 6 trong tuyển tập, giáo sư Phạm Cao Dương nhận định rằng trong những xung đột với người Pháp vào cuối thế kỷ 19, triều đình Việt Nam có chủ trương, đường lối rõ ràng, có kiến thức, biết theo dõi tình hình, khéo léo và biết cách làm việc, chứ không phải u tối, ươn hèn như một số người lầm tưởng và các sử quan cộng sản bôi nhọ.
Bài cuối cùng trong tập 3 nói về hiệp định Genève. Chúng ta lại thấy âm mưu thâm độc của người Tầu: chủ trương của Trung Quốc trong hội nghị Genève là tạo ra khu vực an toàn cho Trung Quốc ở phía nam, chia cắt lâu dài Việt Nam, hòng làm suy yếu ba nước Đông Dương.
Về hình thức của sách, Siêu Quốc Gia ... dùng cỡ chữ trung bình, nên người lớn tuổi đọc mà không mỏi mắt.. Bìa sách mỏng, nên trọng lượng sách không nặng, người đọc cầm trên tay rất gọn. Một số sách in trong nước dùng bìa dầy cộm, trông sách thật bề thế, có vẻ “ăn chắc, mặc bền”, nhưng thật là nặng nề đối với độc giả, nhất là độc giả chân lỏng, tay run. Bìa sách Siêu Quốc Gia ... dùng loại giấy cứng mỏng khiến độc giả cầm không mỏi tay. Bìa sách in bức tranh bầy chim lạc đang bay về vùng ánh sáng. Phải chăng đây là hình ảnh của dân Việt đang tìm nơi an lành cho mình? Tuy nhiên, sách chỉ có vài tấm ảnh, nên người đọc không thấy mát mắt cho lắm. Nếu tác giả cho thêm một vài bản đồ và hình ảnh thì độc giả thấy vui mắt hơn. Nhưng sách đã dầy, hình ảnh và bản đồ thêm vào sẽ làm cho sách dầy hơn, người đọc cầm sách lên thấy nặng nề và chi phí ấn loát lại tăng lên.
Suốt cuộc đời, giáo sư Phạm Cao Dương cống hiến cho nền sử học nước nhà, cho thế hệ trẻ, cho tương lai của đất nước Việt Nam. Ngày nay, hiểm họa Bắc phương lại đang xuất hiện. Âm mưu thâm độc của người Tầu đang đe dọa sự tồn vong của đất nước. Tuyển tập Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại và Hiểm Họa Bắc Phương nhắc nhở cho mọi người dân Việt, trong cũng như ngoài nước phải thức tỉnh với kẻ thù ngàn năm của dân tộc. Giáo sư Phạm Cao Dương nhắc nhở cho chúng ta rằng sự tồn vong của đất nước trước âm mưu thâm độc của người Tầu không tính bằng trăm năm, mà tính bằng hàng ngàn năm. Theo ông, một siêu quốc gia Việt Nam tại hải ngoại là một tiềm năng quan trọng của người Việt Nam. Chúng ta tin tưởng rằng với số dân hơn 90 triệu người trong nước cùng với hơn ba triệu người tại hải ngoại, dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn.
12 tháng 03.2020
Trần Thế Đức
ĐHSPSG, ban Sử Địa, khóa 7
___________
Valentine Day – Ngày Tình Yêu mỗi năm là dịp để mọi người chia sẻ tình yêu cho nhau. Ở tuổi 70, tuổi thất thập cổ lai hy, là người học Sử Địa ở Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm Saigon, tôi muốn viết về tình yêu mà tôi được đọc, được học trong Lịch Sử Việt Nam. Thật là mủi lòng, kính trọng khi học về Nữ Tướng Bùi Thị Xuân và Chồng là Thái Phó Trần Quang Diệu đã xả thân bảo vệ Nhà Tây Sơn, khi học về Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản tuẫn tiết sau khi phải dâng ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Những bài học về Lịch Sử Việt Nam ở trung học đã thấm sâu vào hồn tôi. Ước vọng của nhiều người cũng như của tôi là sẽ trở thành thày giáo, cô giáo dạy Sử Địa để gieo truyền lại cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước Việt Nam.
Sau kỳ thi tuyển cả ngàn thí sinh mà chỉ có hơn ba chục người được tuyển chọn, tôi may mắn trở thành sinh viên khóa cuối của Ban Sử Địa Đại Học Sư Phạm Saigon. Trong Ban Sử Điạ Đại Học Saigon chúng tôi phải học rất nhiều môn học ngoài các môn chính về Sử và Địa. Hai Giáo Sư cơ bản toàn thời gian của Ban Sử Địa là Giáo Sư Phạm Đình Tiếu và Giáo Sư Phạm Cao Dương. Giáo Sư Phạm Đình Tiếu, dạy Địa Lý cũng là Giáo Sư Phụ Tá Khoa Trưởng Đặc Trách Sinh Viên Vụ, Thày rất gần gũi với các sinh viên, năm 1992 Thày Phạm Đình Tiếu đã vĩnh viễn ra đi sau cơn bạo bịnh ở Paris, bên Pháp. Thày Lâm Thanh Liêm, Trưởng Ban Điạ Lý Đại Học Văn Khoa, bạn đồng khóa Sử Địa I Đại Học Sư Phạm Saigon với Giáo Sư Phạm Đình Tiếu cũng ra đi vĩnh viễn bên Paris năm 2020. Bây giờ ba người bạn thân, đồng khóa Sử Địa I Đại Học Sư Phạm Saigon chỉ còn Giáo Sư Phạm Cao Dương, Sử Gia Phạm Cao Dương.
Sử Gia Phạm Cao Dương, Thày của chúng tôi ở Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Saigon với nụ cười rất tươi, giọng nói “đầy lửa” của Thày đã cho chúng tôi thắm thiết thêm tình yêu Lịch Sử Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước Việt Nam... Dưới đây là một số tài liệu về các sinh hoạt của Thày Dương:
Phạm Cao Dương, Tiến Sĩ Sử Học, Đại Học Paris-Pháp, trước năm 1975 là giảng sư tại các Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa, Viện Đại Học Saigon, đồng thời cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại Học Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Đà Lạt, Cao Đài… Ngoài việc dạy học, Giáo Sư Phạm Cao Dương còn là Hội Viên của các Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Đồng Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học và Uỷ Ban Điển Chế Văn Tự của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Trong phạm vi khảo cứu, Giáo Sư là tác giả của nhiều sách lịch sử và văn hóa Việt Nam xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh trong đó có các tác phẩm Vietnamese Peasants Under French Domination, do Trung Tâm Nam và Đông Nam Á, Đại Học Berkeley và University Press of America cùng ấn hành năm 1985 và nhiều sách hay tài liệu giáo khoa khác. Riêng cuốn Vietnamese Peasants Under French Domination đã được phổ biến ở nhiều thư viện trên thế giới và được nhiều học giả quốc tế đánh giá cao. Giáo Sư Dương cũng từng là cộng tác viên của Trung Tâm Nam và Đông Nam Á, Đại Học Berkeley, Hoa Kỳ và Trung Tâm Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học Pháp.
Sau năm 1975, Ông định cư tại Hoa Kỳ và tiếp tục hoạt động trong các ngành giáo dục và nghiên cứu. Ông đã từng giảng dạy về Lịch Sử, Văn Hóa và ngôn ngữ Việt Nam tại các Đại Học miền Nam California như UCLA, UCI, CSU Fullerton, CSU Long Beach.
Từ khi tới định cư tại Hoa Kỳ Giáo Sư Phạm Cao Dương hoạt động không ngưng nghỉ trong trong cộng đồng Tị nạn Việt Nam, đặc biệt trong các lãnh vực văn hoá giáo dục. Ông đã tận tâm tận lực vận động thành lập các lớp chương trình giảng dạy về tiếng Việt, lịch sử và văn hóa Việt Nam trong các đại học miền nam California.
Năm 2001 Giáo Sư Phạm Cao Dương được Đại Học UCLA vinh danh trong buổi Dạ Tiệc "Millennium Legacies and Tributes 2001" cho những người đã có công đóng góp cho cộng đồng.
Ông cũng là người đã đưa sáng kiến và tận tâm tận lực vận động thành lập Văn Khố Đông Nam Á tại Đại Học UC Irvine.
“30 năm Văn Khố Đông Nam Á UCI: Giữ gìn nhiều di sản người Việt tị nạn
Bà Anne Frank, sáng lập viên của văn khố, nói: “Công đầu phải nói là của ông Phạm Cao Dương. Ông ấy hối thúc tôi phải thành lập một nơi lưu giữ những tài liệu cần thiết về sự bỏ nước ra đi của người Việt Nam. Từ ý này, tôi nghĩ là nên sưu tập cho cả khu vực Đông Nam Á. Tôi không ngờ văn khố phát triển nhanh như vậy và được như hôm nay.
Xin mạn phép chép lại những lời của Vị đồng môn - đàn Anh Nhà Giáo Trần Thế Đức, ở Sydney bên Úc viết về Thày Phạm Cao Dương trên mạng Áí Hữu Đại Học Sư Phạm Saigon bên Pháp do Thanh Hương một cựu sinh viên Ban Sử Địa Đại Học Sư Phạm thực hiện:
“Giáo sư Phạm Cao Dương là nhà nghiên cứu Sử, giáo sư Sử Học tại các viện đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa và nhiều đại học miền Nam California, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu sử và văn hóa có giá trị. Ông cũng viết nhiều sách giáo khoa về sử và văn hóa Việt Nam rất cần thiết cho bậc đại học.
Giáo sư Phạm Cao Dương là người hết lòng với đất nước, nhiệt tâm với các môn sinh. Trong nhiều bài nghiên cứu, ông gửi gấm tấm lòng của ông đối với đất nước, tới sự tồn vong của dân tộc Việt. Đối với các môn sinh, ông “truyền lửa” cho tuổi trẻ: gây dựng tình cảm thầy trò thân mật, khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ trẻ, nhắn nhủ thế hệ trẻ dấn thân cho đất nước. Truyền cảm hứng cho học trò như giáo sư Phạm Cao Dương đã thực hiện cũng là chủ trương của nhiều nhà giáo dục Tây phương. Nhiều thế hệ môn sinh của ông đã đi theo con đường do ông hướng dẫn và dành cho thầy lòng quý mến đặc biệt".
Cũng xin mạn phép trích dẫn lại bình luận của Ban Biên Tập Đặc San Bắc Ninh Xuân Canh Tý 2020 về tác phẩm “Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại và Hiểm Họa Bắc Phương” của Thày Phạm Cao Dương:
“Tất cả những bài viết gom lại cho phần Hiểm Họa Bắc Phương để muốn nhắc nhở chúng ta về hiểm họa người Tàu. Nhưng không phải chỉ là chuyện thụ động nhắc nhở, tác giả còn đề ra một số dự án, công tác mà Người Việt Hải Ngoại nên làm để bảo vệ Cộng Đồng mình, Đất Nước Mình. Công tác đầu tiên khi vấn đề Biển Đông được quốc tế hóa là trình bày, bảo tồn các tài liệu lịch sử về Biển Đông, chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ Việt Nam.
Một nhận xét rất độc đáo của tác giả về quan hệ giữa Việt Nam và Tàu là “ý thức coi mình ngang hàng với người Tàu của người Việt đã có từ rất sớm, ít ra từ thời Lý Thường Kiệt, và được khẳng định bởi Trần Bình Trọng. …” Nhận xét này để nhắc nhở mọi người về ý nghĩ phổ biến của người Cộng Sản Việt Nam là luôn coi người Việt là đàn em của người Tàu. Cộng Đồng Hải Ngoại muốn chống hiểm họa từ phương bắc, trước hết phải chống lại niềm tự ti trên của những người Cộng Sản Việt Nam.
Trong tác phẩm, chúng ta cũng có cơ hội duyệt xét lại vấn đề biên giới Việt Nam và Trung Cộng qua các thời đại, cùng những nhận định của người Tàu về người Việt Nam, về đất nước Việt Nam.
Rất nhiều điều khác nữa Giáo Sư Phạm Cao Dương đề cập đến trong tác phẩm này chẳng hạn như về hai chữ “Văn Hiến” trong “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Cho nên đây là tác phẩm mỗi người chúng ta, dù ở lứa tuổi nào cũng đều nên đọc. Đọc rồi, thỉnh thoảng mở ra đọc lại, như một tự nhắc nhở về bổn phận mình đối với đất nước, đặc biệt đối với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Tự nhắc nhở cũng là để được sống với niềm tin lạc quan về đất nước, về cộng đồng.
Và, cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn Giáo Sư Phạm Cao Dương về những nỗ lực của ông dành cho độc giả, tạo cơ hội cho độc giả ngẫm lại hai chữ “Việt Nam”, sáu chữ “Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại”, nhất là ý niệm “Siêu Quốc Gia Việt Nam”. Xin cảm tạ tấm lòng của một Nhà Sử Học, Một Nhà Giáo yêu đất nước và con người Việt Nam".
Từ hơn nửa thế kỷ Giáo Sư Phạm Cao Dương viết nhiều tác phẩm bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh. Sau biến cố 30/4/1975 có hai tác phẩm có thể mua được trên Internet là “Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới, Bảo Đại-Trần Trọng Kim & Đế Quốc Việt Nam và Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại & Hiểm Họa Bắc Phương”. Riêng tác phẩm “Vietnamese Peasants Under French Domination” do Trung Tâm Nam và Đông Nam Á, Đại Học Berkeley và University Press of America cùng ấn hành năm 1985 đã được phổ biến ở nhiều thư viện trên thế giới, vì là sách khảo cứu nên số in rất giới hạn chỉ có thể mua lại sách cũ mà thôi.
Xin chép lại những lời rất thống thiết của Thày tôi, Giáo Sư, Sử Gia Phạm Cao Dương, viết về hai tác phẩm nói trên của Thày:
“Chính nhờ những sự trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích của rất nhiều bậc Tôn Trưởng, Quý thân hữu, Quý độc giả, cựu sinh viên, học sinh cũ, và những người yêu quê hương đất nước Việt Nam mà trên đường đi tới tuổi 90, tôi đã có thể hoàn thành hai tác phẩm " Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới, BẢO ĐẠI -TR ̀N TRỌNG KIM và ĐẾ QUỐC VIỆT NAM " và "SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM TẠI HẢI NGOẠI và HIỂM HOẠ BẮC PHƯƠNG"
ĐẾ QUỐC VIỆT NAM là quốc hiệu chính thức của nước Việt Nam trong những ngày đầu tiên độc lập sau một thời gian dài thuộc Pháp, trước Biến Cố 19/8/1945 – Việt Minh Cướp Chính Quyền, biến cố mở đầu cho khúc quanh lớn của lịch sử, khúc quanh đã đưa Việt Nam vào những cơn lốc kinh hoàng, đầy đau thương của Thế Kỷ 20. Nếu không có Biến Cố 19/8/1945 này, Việt Nam đã có độc lập, thống nhất, dân chủ và tự do ngay từ năm 1945, trước ngày 19/8/1945 này rồi. Đây cũng là thời của Hoàng Đế Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Triều Đại Nhà Nguyễn và cũng là cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam. Mặt khác đây cũng là thời của nội các của nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, một trí thức được rất đông người trong nước từ Bắc chí Nam biết tiếng và yêu mến qua tác phẩm Việt Nam Sử Lược, cuốn sử gối đầu giường của nhiều thế hệ người Việt rất lâu về sau này, đồng thời cũng là nội các của những người có học nổi tiếng trong nước đương thời.
Đây là một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam, với những người đẹp, việc đẹp và ước nguyện đẹp, tác giả xin được trang trọng gửi tới các Bạn Trẻ Việt Nam bây giờ, sau này và mãi mãi".
***
Trích Lời Cảm Tạ Cuối Sách "SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM TẠI HẢI NGOẠI và HIỂM HOẠ BẮC PHƯƠNG" của tác giả:
"Vượt qua được hiểm họa Bắc Phương lần này, nòi giống ta sẽ có thể tiếp tục đứng vững và thênh thang bước sang Thiên Niên Kỷ mới, Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, “như một dân tộc lớn” ngang hàng với các dân tộc lớn khác, với những ý nghĩa trong sáng, cao đẹp của từ ngữ này, không còn là nhược tiểu như xưa nữa, để con người một khi đã sinh ra là được sống trọn vẹn kiếp người trong hạnh phúc, không còn cảnh trẻ sơ sinh bị chết khát ngoài biển khơi trước sự bất lực, đau đớn của cha mẹ, để tuổi trẻ được sống với đầy đủ ông bà, cha mẹ, anh chị em và được đến trường trong sự
che chở, dạy bảo của thày cô, để thanh niên không bị ném vào lò lửa chiến tranh, để người già được con cháu thương yêu chăm sóc, thay vì bảy tám mươi còn phải ra đồng cày ruộng, bên cạnh những nghĩa trang trắng xóa bia liệt sĩ trong đó có
mộ bia con mình. Ước vọng không có gì to lớn, mới mẻ, vì từ lâu, một hiền triết Á Đông, nếu tác giả không lầm, Khổng Tử, đã phát biểu na ná như vậy, khi ông được hỏi về ý nguyện của mình. Đó là “Lão giả an chi, thiếu giả hoài chi, bằng hữu tín chi”. Tác giả xin lập lại ở đây coi như một chút “gói ghém trước khi về cõi” của một cá nhân nhỏ bé trước sự tồn vong của cả một dân tộc gửi tới mọi người."
Xin trân trọng chép lại nhận định của Nhà Giáo Nguyễn Đôn Phong, Canada, người bạn thân đồng lớp với Thày Phạm Cao Dương, Sử Địa I Ban Sử Điạ Đại Học Sư Phạm Saigon về " SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM và HIỂM HOẠ BẮC PHƯƠNG", tác phẩm mới của Giáo Sư Phạm Cao Dương:
“Khởi đầu từ 30/4/1975 dân tộc Việt Nam ở miền nam của vĩ tuyến 17 mở ra một phong trào, kéo dài trong nhiều năm, chạy trốn đạo quân xâm lược của Cộng Sản Hà Nội. Biến cố này hé lộ ra sự hình thành nét đầu tiên của một Cộng Đồng Người Việt mà về sau Giáo Sư Phạm Cao Dương đặt tên là Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại và chính Giáo sư đã đóng góp một phần rất xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa.
Sau cuốn Đế Quốc Việt Nam phát hành năm 2017 thì hai năm sau Giáo Sư Phạm Cao Dương lại cho ra mắt độc giả cuốn sách mới dưới dạng tuyển tập với tên gọi là Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại và Hiểm Họa Bắc Phương.
Nếu Đế Quốc Việt Nam là cuốn sách thuần sử thì cuốn Siêu Quốc Gia Việt Nam lại trải ra đầy ắp tình người của tác giả, tình yêu tổ quốc, tình yêu dân tộc, tình yêu quê hương, gây rất nhiều xúc động cho độc giả, giúp cho các thế hệ trẻ ý thức được khả năng trí tuệ tiềm tàng trong khối óc của dân tộc.
Nếu Đế Quốc Việt Nam đóng khung trong một thời gian mấy tháng thì Siêu Quốc Gia Việt Nam lại mở rộng viễn ảnh tương lai cho cộng đồng dân tộc ở Hải Ngoại. Những chi tiết trong nhiều lĩnh vực tiết lộ cho người đọc hiểu tác giả có một trí nhớ sâu sắc và lâu dài. Tất cả những điều này nâng giá trị cuốn sách lên một tầm cao nữa, rất quí để làm giàu thêm các ngăn sách trên đầu giường của con dân đất Việt nào còn nặng lòng với Quốc Gia Dân Tộc".
Dưới đây là lời giới thiệu của đồng môn - đàn anh, Nhiếp Ảnh Gia Vũ Công Hiển, giới thiệu hai tác phẩm nói trên của Thày Phạm Cao Dương:
“Xin trân trọng giới thiệu với quý thân hữu hai tác phẩm của Giáo sư Phạm Cao Dương vừa được tái bản, "Siêu Quốc Gia Việt Nam" và "Bảo Đại-Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam".
Đã qua tuổi bát tuần, có lẽ đây sẽ là những tác phẩm sau cùng mà Giáo sư cống hiến cho đời, cho đất nước, cho giới trẻ. Xin mời quý thân hữu nhiệt tình ủng hộ.
(Giáo sư Phạm Cao Dương là vị Thầy đầu tiên tôi gặp khi bước chân vào ĐHSP Sài gòn năm 1964 tại lớp Cổ sử Tây phương).
Để kết luận xin mượn lời của Nhà Văn Thu Hương, Seattle, viết về Thày Phạm Cao Dương:
“Trong tâm hồn trò Thầy thì Thầy Dương bao giờ cũng trẻ, trong tư tưởng trong sắc thái và Thầy luôn luôn là một ngọn đuốc của vị Thầy đúng nghĩa. Thầy là cây cổ thụ của trò, tàn lá xum xuê cho bóng mát cho thế hệ chúng em. Thầy Dương luôn là niềm hãnh diện rằng lòng yêu mến của Thầy cho trò và nhất là cho Quê hưong Việt với những bài viết sắc bén, một kho tàng tri thức mà ít người dùng thời giờ tâm huyết một đời như Thầy".
Phạm Bích Lan
Đại Học Sư Phạm Saigon, Ban Sử Địa, Khoá 15 , 1973
______________
...Một tuyển tập những bài viết có giá trị trong nhiều năm qua. Sức mạnh của khối người Việt Nam chạy ra biển Đông tìm đường sống trong cái chết sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975. Sức mạnh của khối người Việt chạy ra biển đông, chết hơn nửa triệu không đến được bờ tự do, được gọi là Thuyền Nhân tị nạn, đã đánh thức lương tâm nhân loại. Cộng Sản không thể bôi nhọ hay xoá tên Thuyền Nhân, Bộ Nhân tị nạn trong lịch sử Việt Nam. Sức mạnh của khoảng trên năm trăm ngàn người theo chương trình O.D.P (the Orderly Departure Program) qua diện H.O (Humanitarian Operation) cho quân cán chính của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà bị hành hạ trong các trại cải tạo lớn của Cộng Sản Việt.
Tất cả đã góp phần vào sự hình thành và phát triển nhanh chóng của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại.
Người Việt tị nạn Cộng Sản sống trên năm châu, hội nhập vào đời sống các quốc gia họ đến, đã đạt được những chức vụ quan trọng trong chính quyền hay ngoài xã hội trên phần đất tạm dung nhưng nay đã trở thành quê hương thứ hai của họ. Tuổi trẻ Việt Nam Hải Ngoại đạt được những thành công vượt bực trong mọi lãnh vực. Khối người Việt Nam Hải Ngoại là kho tàng vô giá cho Việt Nam hiện tại và tương lai. Đầu thế kỷ XXI một SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM, không còn là điều không tưởng. SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM không có lãnh thổ, không có chính quyền, không có thủ đô nhưng tất cả đều nằm sâu thẳm trong lòng mọi người dân của SIÊU QUỐC GIA ấy… Chúng ta có chung một lịch sử, chung một nguồn gốc, chung tiếng nói, chung phong tục tập quán và đã phải ra đi trong cùng một hoàn cảnh, môt thời điểm . “ Từ sau năm 1975, mặt trời không bao giờ lặn trên những miền đất có người Việt Nam cư ngụ.” (trang 63)...
Lê thị Thu-Hương
Cornville, Arizona, Mỹ Quốc
03.03.2020
_________
Tấm lòng một Nhà Sử học & Văn hóa qua tác phẩm
Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại & Hiểm Họa Bắc Phương
Ấn Bản mới 2020 - Tác giả: Giáo Sư Phạm Cao Dương
Chúng tôi có một nhóm bạn bè thường trao đổi e mail cho nhau. Cuối năm, gửi nhau những lời chúc Tết, cạnh đó, gửi thêm vài mẩu chuyện vui, buồn, vvv… Một người bạn gửi câu chuyện “Năm Chuột Nói Chuyện Cá”, không thấy tên tác giả, vỏn vẹn hàng chữ “From: Mr thanh huynh”
Câu chuyện nói về Cá Hồi của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tác giả kể rằng nhà nước “ta” bắt chước người Nhật, tung “cá hồi Việt Nam”, là lớp người vượt biên (bán chính thức, chui) đi ra đại dương tới các nước trong năm châu, bốn bể, để mỗi năm đám cá hồi đó “về nguồn”, mang biết bao lợi ích cho “đảng và nhà nước ta”. Câu chuyện gợi lên hình ảnh khôn lanh, láu cá của Cộng Sản Hà Nội và nét bi thảm của những người Việt Nam Cộng Hòa chân chính, khiến chúng tôi liên tưởng đến một lý luận khác, một suy nghĩ khác của Giáo Sư Phạm Cao Dương về lớp người Việt Nam chạy trốn Cộng Sản Hà Nội để đi ra khắp thế giới. Giáo Sư gọi những người Việt hải ngoại này là “Siêu Quốc Gia Việt Nam”. Ý niệm này được ông hình thành trong bài viết trên tạp chí Thế Kỷ 21 năm 1989, bây giờ được trình bày rõ nét hơn.
Ý niệm Siêu Quốc Gia được Giáo Sư Phạm Cao Dương đề cập đến trong tác phẩm mới nhất của ông, mà ông gọi như một di chúc thống thiết là một “gói ghém trước khi về cõi”. Thống thiết vì cùng với ý niệm Siêu Quốc Gia, Giáo Sư còn đề cập đến một đề tài rất thời sự nhưng cũng chất chứa tính chất ‘trường kỳ lịch sử” của đất nước Việt Nam chúng ta: “Hiểm Họa Phương Bắc”.
Điều thú vị ít thấy (đúng ra là chưa thấy) ở một tác phẩm văn chương hay nghiên cứu mà người đọc nhận thấy ngay trong Tuyển Tập “Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại và Hiểm Họa Phương Bắc” của tác giả Phạm Cao Dương là, trong “Lời Mở Đầu”, ông đã viết một cách mộc mạc, chân thành rằng “Số bài viết còn rất nhiều nhưng vì nhu cầu ấn loát và giá thành của cuốn sách cần được giữ sao cho thật thấp để mọi người, nhất là các vị đã về hưu … có thể có được …” Đúng là lời nói của một tấm lòng tha thiết đối với độc giả, với “Cộng Đồng”, với lớp người cùng trang lứa tác giả, từ đó, ẩn chứa mối quan tâm sâu sắc đối với Đất Nước Việt Nam Chúng ta.
Tác phẩm gồm hơn 20 bài chia làm bốn phần.
- Phần Thứ Nhất: “Biến đau thương thành sức mạnh – Sự hình thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại”.
- Phần Thứ Hai: Hiểm Họa Mất Nước hay là Mưu Độc Ngàn Năm của Người Tầu.
- Phần Thứ Ba: Thực Chất của mối tình cố cựu môi hở răng lạnh Hoa-Việt.
- Phần Thứ Tư: Phụ Lục.
Đây là Tuyển Tập những bài viết được chọn lọc trong số hàng trăm bài viết của tác giả từ trước 1975 và những năm sau này ờ hải ngoại, với nội dung qui chiếu vào hai đề tài chính đề cập ngay tại tựa quyển sách. Là một nhà sử học, tác giả nhìn vào thời cuộc như một diễn biến mang tính triền miên của chiều dài lịch sử dân tộc. Tác giả nhận định cuộc trốn chạy Cộng Sản của nguời dân Việt trong các chuyến vượt biên là một “Thiên Thư Định Phận” lần thứ hai của dân tộc mình, sau lần định phận thứ nhất qua “tuyên ngôn” của Lý Thường Kiệt: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”.
Cho nên, với tác giả, lịch sử Việt Nam phải được nhìn theo mốc tính hàng ngàn năm, và ở thiên niên kỷ thứ 3 này sự hình thành một Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại là một mốc quyết định, đó là sự hình thành một Siêu Quốc Gia Việt Nam. Ông viết rất thống thiết với niềm tin tưởng mãnh liệt như một nhát chém vào cột mốc tiên tri: “Dân tộc Việt Nam đã đứng vững ít ra là hai ngàn năm nên chắc chắn sẽ còn đứng vững nhiều ngàn năm nữa. Cùng với dân tộc, chúng ta, Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại cũng sẽ đứng vững”. Chúng tôi nghĩ, điều khẳng định này rất đáng để những vị đang bi quan về sức tàn phá của “Nghị Quyết 36” của Hà Nội trong cộng đồng hải ngoại lưu ý. Chúng tôi hình dung lời khẳng định trên như một tiếng trống thôi thúc mỗi người trong cộng đồng tìm về với nhau để cùng xây dựng một cộng đồng vững mạnh. Niềm tin đó cũng là tâm tình của nhà sử học Phạm Cao Dương đối với tiền đồ dân tộc Việt Nam.
Độc giả sẽ tìm thấy rất nhiều sự kiện lịch sử thời kỳ hiện đại của chúng ta, đặc biệt là những sự kiện trước và sau 1945 chừng 10 năm, 20 năm. Quí vị thuộc thế hệ 1920, 1930, 1940 sẽ tìm lại hình ảnh của chính mình qua những sự kiện tác giả trình bày, và tưởng như lòng mình cũng được trải ra, để bây giờ hơn nửa thế kỷ sau, tự mình chiêm nghiệm. Tác phẩm như không phải của riêng tác giả, mà của mỗi người đang đọc tác phẩm này. Còn các bạn trẻ, lớp từ 1960 về sau, qua tác phẩm sẽ hiểu được, hình dung được Cha, Anh mình đã qua những cảnh đời như thế nào, đã qua những đắn đo, giằng co trong tư tưởng, tâm huyết với đất nước, với đồng bào như thế nào, và đã thành công hay thất bại thế nào trong trường kỳ lịch sử dân tộc. Duy chỉ có điều, dù thế hệ nào chăng nữa sau khi đọc hết những bài viết của Giáo Sư Phạm Cao Dương in trong sách, chúng ta cũng phải đồng ý với ông rằng: “… Trong toàn bộ lịch sử Việt Nam không có thời nào suy đốn và nhiều bạo lực hơn thời kỳ sau 1945”. Đó là tác giả nói đến sự hình thành, hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam, của những Người Cộng Sản Việt Nam.
Tuy nhiên, bàng bạc trong tác phẩm, chúng ta luôn luôn tìm thấy niềm tin tưởng và lạc quan của tác giả vào tương lai của dân tộc Việt nam. Đặc biệt niềm tin tưởng và lạc quan này rất rõ nét khi tác giả, một nhà văn hóa gửi gấm tâm tình cho các bạn trẻ, cho các bạn sinh viên đang theo học tại hải ngoại. Độc giả tìm thấy điểm này trong các bài viết như “Nhân mùa khai trường 1991 Chào Mừng Những Người Việt Của Thế Kỷ 21”, “Thư gửi một sinh viên cũ”, “Tiếng Việt và Trẻ em Việt ở Hải Ngoại”, …
Trong phần này, tác giả lược lại “Mưu độc ngàn năm của người Tàu”, lúc nào cũng tìm cách thôn tính nước Việt ta, bởi vì, như lời Mao Trạch Đông mà tác giả trích dẫn: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Mục tiêu của chúng ta là toàn thể trái đất”. Trước mưu độc ngàn năm đó, chúng ta cũng được tác giả kể lại các cuộc khởi nghĩa, chống phương bắc của dân tộc mình, như cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Tất cả những bài viết gom lại cho phần này để muốn nhắc nhở chúng ta về hiểm họa người Tàu. Nhưng không phải chỉ là chuyện thụ động nhắc nhở, tác giả còn đề ra một số dự án, công tác mà Người Việt Hải Ngoại nên làm để bảo vệ Cộng Đồng mình, Đất Nước Mình. Công tác đầu tiên khi vấn đề Biển Đông được quốc tế hóa là trình bày, bảo tồn các tài liệu lịch sử về Biển Đông, chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ Việt Nam.
Một nhận xét rất độc đáo của tác giả về quan hệ giữa Việt Nam và Tàu là “ý thức coi mình ngang hàng với người Tàu của người Việt đã có từ rất sớm, ít ra từ thời Lý Thường Kiệt, và được khẳng định bởi Trần Bình Trọng. …” Nhận xét này để nhắc nhở mọi người về ý nghĩ phổ biến của người Cộng Sản Việt Nam là luôn coi người Việt là đàn em của người Tàu. Cộng Đồng Hải Ngoại muốn chống hiểm họa từ phương bắc, trước hết phải chống lại niềm tự ti trên của những người Cộng Sản Việt Nam.
Trong tác phẩm, chúng ta cũng có cơ hội duyệt xét lại vấn đề biên giới Việt Nam và Trung Cộng qua các thời đại, cùng những nhận định của người Tàu về người Việt Nam, về đất nước Việt Nam.
Rất nhiều điều khác nữa Giáo Sư Phạm Cao Dương đề cập đến trong tác phẩm này chẳng hạn như về hai chữ “Văn Hiến” trong “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Cho nên đây là tác phẩm mỗi người chúng ta, dù ở lứa tuổi nào cũng đều nên đọc. Đọc rồi, thỉnh thoảng mở ra đọc lại, như một tự nhắc nhở về bổn phận mình đối với đất nước, đặc biệt đối với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Tự nhắc nhở cũng là để được sống với niềm tin lạc quan về đất nước, về cộng đồng.
Và, cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn Giáo Sư Phạm Cao Dương về những nỗ lực của ông dành cho độc giả, tạo cơ hội cho độc giả ngẫm lại hai chữ “Việt Nam”, sáu chữ “Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại”, nhất là ý niệm “Siêu Quốc Gia Việt Nam”. Xin cảm tạ tấm lòng của một Nhà Sử Học, Một Nhà Giáo yêu đất nước và con người Việt Nam.
Ban Biên Tập Đặc San Bắc Ninh Xuân Canh Tý 2020
_____________
Chúng tôi xin cám ơn Giáo Sư Phạm Cao Dương đả gởi tặng sách Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại và Hiểm Họa Bắc Phương
Chúng tôi rất vui mừng gặp lại Giáo Sư và cô Khánh Vân tại chùa Điều Ngự và nhất là thấy Giáo Sư vẫn còn khỏe.
Giáo Sư Phạm Cao Dương, tiến sĩ sử học, Paris-Pháp. Trước năm 1975 là giảng sư tại Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Sau 1975, ông giảng dạy về lịch sử, văn hóa Việt Nam tại các Đại Học California như UCLA, UCI… Ông là tác giả nhiều tác phẩm bằng tiếng Việt, Pháp và Anh, từ trước 1975, trong đó có “Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới: Bảo Đại-Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam,” Amazon, 2018.
Tuyển tập Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại và Hiểm Họa Bắc Phương . Đây là một tuyển tập dầy 448 trang gồm những bài viết của ông từ trước 1975 tới nay-gồm bốn phần:
1. Phần thứ nhất: Sự hình thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại.
2. Phần thứ hai: Hiểm Họa Bắc Phương
3. Phần thứ ba: Thực chất của mối liên hệ Trung Hoa-Việt Nam
4. Phần thứ tư: Phụ lục giới thiệu về những nhận định về hai tác phẩm mới của tác giả và các môn sinh
- Phần Thứ Nhất: Sự Hình Thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại ,được giới thiệu bằng những câu chuyện đau thương của một thế hệ những người sinh ra giữa thập niên 30 trong thế kỷ thứ 20, một thế hệ đang được hưởng một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cùng gia đình, thì thời cuộc đổi thay, sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm Việt Nam, người Việt đã bị đẩy ra khỏi đất nước của mình sau 4/1975 đi tỵ nạn và cuộc đổi đời nhiều thay đổi.
GS Dương đã cho rằng đó lại là một điều tốt lành: Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại trở thành một Siêu Quốc Gia Hải Ngoại với sự hội nhập của những người có trách nhiệm ngay từ nhửng ngày đầu tỵ nạn và sự thành công của những nhân tài Việt Nam của những thế hệ tiếp nối.
- Phần Thứ Hai: Hiểm Hoạ Bắc Phương.
Tác giả cho biết người Trung Hoa là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam, luôn luôn âm mưu thâm độc để thực hiện chủ trương bá quyền để thôn tính Việt NamThêm vào đó, hiểm họa diệt vong đã được sự tiếp sức của những phần tử bán nước, sẵn sàng làm tay sai cho Tầu chỉ vì lợi ích cá nhân, phe nhóm,
Sau đó hai phần phụ viết về mối liên hệ lâu đời giữa Việt Nam và Trung Hoa và những nhận định về tác phẩm của tác giả và một số kỷ niệm của tác giả về các môn sinh.
Xin cảm ơn G.S. Phạm Cao Dương, dù tuổi đã cao gần 90, đã bỏ biết bao nhiêu tâm huyết, thời gian để hoàn thành quyển sách này giúp cho các thế hệ mai sau biết về lý do tại sao có người Việt tỵ nạn và sự thành hình Siêu Quốc Gia Việt Nam Hải Ngoại
Xin trân trọng giới thiệu tuyển tập này và đây là tài liệu quý giá để quý vị tham khảo và cho thế hệ mai sau học hỏi
13 tháng 03.2020
BS Võ Đình Hữu
______________
Giáo sư Phạm Cao Dương là nhà nghiên cứu Sử, giáo sư Sử Học tại các viện đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa và nhiều viện đại học miền Nam California, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu sử và văn hóa có giá trị. Ông cũng viết nhiều sách giáo khoa về sử và văn hóa Việt Nam rất cần thiết cho bậc đại học.
Giáo sư Phạm Cao Dương là người hết lòng với đất nước, nhiệt tâm với các môn sinh. Trong nhiều bài nghiên cứu, ông gửi gấm tấm lòng của ông đối với đất nước, tới sự tồn vong của dân tộc Việt. Đối với các môn sinh, ông “truyền lửa” cho tuổi trẻ: gây dựng tình cảm thầy trò thân mật, khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ trẻ, nhắn nhủ thế hệ trẻ dấn thân cho đất nước. Truyền cảm hứng cho học trò như giáo sư Phạm Cao Dương đã thực hiện cũng là chủ trương của nhiều nhà giáo dục Tây phương. Nhiều thế hệ môn sinh của ông đã đi theo con đường do ông hướng dẫn và dành cho thầy lòng quý mến đặc biệt. Trước kia, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, sử địa chỉ là môn học khiêm nhường (hệ số 2 trong kỳ thi tú tài ở bậc trung học). Nhưng từ khi các giáo chức trung học được đào tạo dưới mái trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, trong đó giáo sư Phạm Cao Dương là một trong những vị thầy nòng cốt, sử địa không còn là môn “ăn chơi” nữa. Môn học này hun đúc tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ. Đây cũng là mục tiêu của môn sử học trong nền giáo dục Úc Đại Lợi sau này: đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân của cộng đồng và công dân của thế giới.
Nghiên cứu là việc không có thời gian ngừng nghỉ đối với giáo sư Phạm Cao Dương. Vượt qua những trở ngại về tuổi tác (ngoài 80 tuổi) và giới hạn về sức khỏe, ba năm trước, giáo sư Phạm Cao Dương đã cho ra mắt một công trình nghiên cứu đồ sộ Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới : Bảo Đại – Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam. Cuốn sách dầy 826 trang, soi sáng cho lịch sử hiện đại Việt Nam: nói lên những sự thật mà một số người không hiểu rõ và các sử quan của chế độ cộng sản cố tình xuyên tạc. Chẳng hạn trước khi Việt Minh cướp chính quyền, một chính phủ quốc gia đã thành hình gồm những thành phần ưu tú của đất nước, để cùng hoàng đế Bảo Đại thực hiện một cuộc cách mạng phi bạo lực, từ trên xuống ngõ hầu thực tiến trình dân chủ hóa đất nước. Nhìn vào cuốn sách sử dầy cộm, nặng ký, và khối lượng tài liệu khổng lồ mà sử gia dùng để tham khảo, học trò của ông cảm phục sức làm việc và tấm lòng của thầy.
Trong năm 2019, giáo sư Phạm Cao Dương lại cho ra mắt một công trình nghiên cứu khác: Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại Và Hiểm Họa Bắc Phương. Đây là một tuyển tập dầy 448 trang gồm những bài viết của ông từ trước 1975 tới nay. Bút pháp của ông biến đổi: không sử dụng lời văn khô khan như các bài nghiên cứu bác học, mà dịu dàng, uyển chuyển khiến độc giả thoải mái, nhẹ nhàng khi đọc tác phẩm này. Tiềm năng của thầy vẫn phong độ.Thầy đóng góp thêm cho văn hóa Việt Nam một công trình giá trị. Dưới con mắt của sử gia, với phương pháp của sử học, giáo sư Phạm Cao Dương đã tìm kiếm, đánh giá, phân tích, liên kết, suy luận, giải thích,tổng hợp, ...những dữ kiện từ cổ chí kim để tìm ra sự thật. Ngoài những tài liệu nằm trong các thư viện, các viện nghiên cứu,...tự nó đã có giá trị, giáo sư Phạm Cao Dương không bỏ qua nhiều dạng tài liệu khác nằm trong dân gian, cộng đồng, mà giá trị thật sống động, gần gũi với người đọc. Tiểu sử nhân vật (thí dụ tiểu sử của chính ông) là bằng chứng sống trong giai đoạn nhiễu nhương của đất nước. Những câu ca dao tục ngữ, những bài hát, những tác phẩm văn học (đặc biệt là thơ) dưới con mắt của một sử gia, tạo nên tinh thần thân mật, nhẹ nhàng cho độc giả. Những sự kiện thời sự được nhìn dưới nhãn quan một nhà sử học: giải thích và liên kết sự kiện, tạo nên một tầm nhìn bao quát, để từ đó người đọc hiểu được những gì đang xảy ra ngay trước mắt họ.
Tuyển tập Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại và Hiểm Họa Bắc Phương gồm bốn phần:
1. Phần thứ nhất: Biến đau thương thành sức mạnh – Sự hình thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại.
2. Phần thứ hai: Hiểm họa mất nước hay là mưu độc ngàn năm của người Tầu.
3. Phần thứ ba: Thực chất của mối tình cố cựu môi hở răng lạnh Hoa-Việt.
4. Phần thứ tư: Phụ lục
Chúng ta có thể hiểu cuốn sách bao gồm hai đề mục: Sự hình thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại và Mưu độc ngàn năm của người Tầu. Phần thứ ba của cuốn sách cũng không ngoài “Mưu độc ngàn năm của người Tàu”.
Sau biến cố 30 – 4 – 1975, “loài quỷ dữ xua con ra đại dương”, hàng triệu người Việt đành bỏ nước ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, tìm cuộc sống mới nơi đất khách, quê người. Người Việt phiêu bạt khắp nơi trên thế giới. Bước sang thế kỷ 21, mặt trời không bao giờ lặn trên những mảnh đất có người Việt cư ngụ. Giáo sư Phạm Cao Dương gợi ý dùng danh xưng cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại là Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại. Siêu quốc gia này hình thành không bằng lãnh thổ, chính quyền, mà bằng con người, con người với mồ hôi nước mắt và nỗi thống khổ cùng cực của con người. Ông nhận định rằng chiến tranh có thể tránh được, vết thương dân tộc có thể hàn gắn được, nhưng người ta không làm. Ông nhắc tới thời đại Nguyễn Du: các sĩ phu Bắc Hà được phục vụ tân triều với đầy đủ danh dự, kể cả cấp cao của triều đình Huế. Ông cũng nhắc tới lịch sử chiến tranh Nam – Bắc Hoa Kỳ: khi kết thúc chiến tranh, hai bên đều giữ tư cách cho nhau, không phân biệt kẻ thắng, người thua. Với tinh thần như thế, Hoa Kỳ vươn lên địa vị một cường quốc.
Giáo sư Phạm Cao Dương đặc biệt quan tâm tới giới trẻ Việt Nam hải ngoại, vì họ là những người mang sứ mạng góp phần xây dựng một nước Việt Nam cường thịnh và một dân tộc dân tộc Việt Nam thực sự tiến bộ, văn minh và hùng mạnh trong tương lai. Ông cũng nhắn nhủ các em phải nỗ lực để trở thành thành phần ưu tú trong ngành mà các em chọn. Ông nhắc tới Hồ Nguyên Trừng, một người Việt lưu vong sang Trung Hoa được hoàng đế nhà Minh trọng dụng, giao cho chức vụ Binh Bộ Thượng Thư, để nhắc nhở các em vận dụng trí thông minh để phục vụ đồng bào và đất nước, chứ không vì miếng ăn và sự giàu sang.
Giáo sư Phạm Cao Dương tin tưởng vào sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Ông tin tưởng rằng mạch sống đầy sinh lực, đầy linh khí tiềm tàng, ẩn náu trong mỗi con người Việt Nam, dù chúng ta sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tổ tiên chúng ta đã đứng vững hơn hai ngàn năm, không có lý do gì chúng ta không đứng vững thêm vài ba ngàn năm nữa để dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn.
Tấm lòng của giáo sư Phạm Cao Dương đối với dân tộc còn thể hiện qua nhận định rằng người Việt của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại là những người tị nạn, chứ không phải di cư. Di cư là dời bỏ vĩnh viễn, là dứt khoát với quê hương, hướng về miền đất mới. Còn tị nạn là ra đi tạm thời, vẫn một lòng một dạ gắn bó với quê hương thực sự của mình (“ Lão vĩnh viễn chỉ là khách”). Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam là những báu vật phải bảo vệ để giữ vững tinh thần và văn hóa Việt. Nhận định của ông cũng là quan niệm của môn song ngữ học (bilingualism) ngày nay: bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của di dân vì những lợi ích mà di dân đem lại cho quê hương mới của họ. Người di dân Mỹ La Tinh đem vào Hoa Kỳ vốn quý của họ là di sản văn hóa lâu đời Tây Ban Nha. Còn người tị nạn Việt Nam đem vào quốc gia tạm dung của chúng ta vốn quý mà chúng ta đem theo: đó là bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt.
Trong phần thứ nhất của tuyển tập Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại và... có một chương nói tới Đặc Tính Lãng Mạn Trong Những Năm Đầu Của Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp. Đặc tính lãng mạn của người Việt Nam thể hiện trong mọi phạm vi sinh hoạt, mọi hoàn cảnh, kể cả thời chiến. Chính nhờ đặc tính này, cùng với một đặc tinh khác (bi thảm tính), dân tộc ta đã giữ được thế quân bình trong đời sống cá nhân cũng như tập thể, từ đó đã vượt qua tất cả mọi khó khăn và đã đứng vững và đứng thẳng trong mọi hoàn cảnh trong nhiều thiên niên kỷ.
Trong phần thứ hai của tuyển tập, giáo sư Phạm Cao Dương phân tích những âm mưu thâm độc của người Tàu đối với dân tộc Việt chúng ta qua hai sự kiện: chính sách đồng hóa tiêu diệt người Việt dưới thời Mã Viện từ hai ngàn năm trước, và chính sách hủy diệt văn hóa Việt dưới thời nhà Minh đô hộ nước ta (600 năm trước).
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện tổ chức chính quyền ở các quận, huyện giống như ở chính quốc. Sinh hoạt của người Việt bị kiểm soát chặt chẽ. Văn hóa Tầu được truyền bá rộng rãi.
Dưới thời Minh thuộc, Trương Phụ thu hết sách từ cổ chí kim của nước ta, đem về Tầu. Sau đó, họ đem các sách Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo của Trung Hoa vào thay thế.
Mưu độc ngàn năm của người Tầu lại tái diễn trong thế kỷ 20. Với chủ trương xâm lược vùng Đông Nam Châu Á, Trung Cộng chi phối đường lối của Hồ Chí Minh. Lưu Thiếu Kỳ cùng với Staline muốn Hồ Chí Minh tiến tới chủ nghĩa vô sản nhanh hơn là lo đánh Pháp. Với các cố vấn Tầu, Việt Minh thực hiện cuộc cách mạng vô sản theo khuôn Các cố vấn Tầu trong guồng máy chiến tranh của Việt Minh nắm quyền quyết định quân sự chứ không phải các tướng tá Việt Minh. Âm mưu thâm độc của người Tầu còn được thấy qua những sự kiện vào cuối thiên niên kỷ thứ hai và đầu thiên niên kỷ thứ ba: xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sử dụng quyền lực mềm để xâm chiếm Việt Nam qua các đặc khu kinh tế.
Trong phần thứ hai của tuyển tập, giáo sư Phạm Cao Dương cũng nói tới sức mạnh của khối cộng đồng người Việt hải ngoại đã tranh đấu thành công (cùng với sức mạnh của người Việt trong nước) khi yêu cầu Hội Địa Lý Quốc Gia (National Geographic Society) của Hoa Kỳ xét lại danh xưng cho hợp lý: không dùng South China Sea / Mer de Chine / Mer de Chine Méridionale, mà đổi thành Southeast Asia Sea / Mer de l’Asie du Sud-Est. Điều này cho thấy nếu người Việt trong và ngoài nước đồng lòng thì có thể thành công cho đất nước.
Người Tầu chuẩn bị việc thực hiện mưu lược của họ với nhiều phương thức, trong đó, công tác nghiên cứu về Việt Nam để phục vụ nhu cầu chính trị của họ cũng được được lưu ý. Họ dùng hàng trăm nhân viên và thường mượn lời các học giả Âu Mỹ để phát biểu những điều có lợi cho họ.
Trong tuyển tập, giáo sư Phạm Cao Dương cũng đề cập tới những tranh chấp về biên giới mà các triều đình nước ta luôn luôn quan tâm. Mưu độc của người Tầu cũng thể hiện qua vấn đề này. Bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ làl sứ mạng vô cùng thiêng liêng của vua quan, nho sĩ trí thức, và cả những hoàng hậu, hoàng phi, công chúa.
Trong bài thứ 6 trong tuyển tập, giáo sư Phạm Cao Dương nhận định rằng trong những xung đột với người Pháp vào cuối thế kỷ 19, triều đình Việt Nam có chủ trương, đường lối rõ ràng, có kiến thức, biết theo dõi tình hình, khéo léo và biết cách làm việc, chứ không phải u tối, ươn hèn như một số người lầm tưởng và các sử quan cộng sản bôi nhọ.
Bài cuối cùng trong tập 3 nói về hiệp định Genève. Chúng ta lại thấy âm mưu thâm độc của người Tầu: chủ trương của Trung Quốc trong hội nghị Genève là tạo ra khu vực an toàn cho Trung Quốc ở phía nam, chia cắt lâu dài Việt Nam, hòng làm suy yếu ba nước Đông Dương.
Về hình thức của sách, Siêu Quốc Gia ... dùng cỡ chữ trung bình, nên người lớn tuổi đọc mà không mỏi mắt.. Bìa sách mỏng, nên trọng lượng sách không nặng, người đọc cầm trên tay rất gọn. Một số sách in trong nước dùng bìa dầy cộm, trông sách thật bề thế, có vẻ “ăn chắc, mặc bền”, nhưng thật là nặng nề đối với độc giả, nhất là độc giả chân lỏng, tay run. Bìa sách Siêu Quốc Gia ... dùng loại giấy cứng mỏng khiến độc giả cầm không mỏi tay. Bìa sách in bức tranh bầy chim lạc đang bay về vùng ánh sáng. Phải chăng đây là hình ảnh của dân Việt đang tìm nơi an lành cho mình? Tuy nhiên, sách chỉ có vài tấm ảnh, nên người đọc không thấy mát mắt cho lắm. Nếu tác giả cho thêm một vài bản đồ và hình ảnh thì độc giả thấy vui mắt hơn. Nhưng sách đã dầy, hình ảnh và bản đồ thêm vào sẽ làm cho sách dầy hơn, người đọc cầm sách lên thấy nặng nề và chi phí ấn loát lại tăng lên.
Suốt cuộc đời, giáo sư Phạm Cao Dương cống hiến cho nền sử học nước nhà, cho thế hệ trẻ, cho tương lai của đất nước Việt Nam. Ngày nay, hiểm họa Bắc phương lại đang xuất hiện. Âm mưu thâm độc của người Tầu đang đe dọa sự tồn vong của đất nước. Tuyển tập Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại và Hiểm Họa Bắc Phương nhắc nhở cho mọi người dân Việt, trong cũng như ngoài nước phải thức tỉnh với kẻ thù ngàn năm của dân tộc. Giáo sư Phạm Cao Dương nhắc nhở cho chúng ta rằng sự tồn vong của đất nước trước âm mưu thâm độc của người Tầu không tính bằng trăm năm, mà tính bằng hàng ngàn năm. Theo ông, một siêu quốc gia Việt Nam tại hải ngoại là một tiềm năng quan trọng của người Việt Nam. Chúng ta tin tưởng rằng với số dân hơn 90 triệu người trong nước cùng với hơn ba triệu người tại hải ngoại, dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn.
12 tháng 03.2020
Trần Thế Đức
ĐHSPSG, ban Sử Địa, khóa 7
______________
Vừa nhận được cuốn sách của vị Thầy cũ, Giáo Sư Phạm Cao Dương, gửi tặng, tuyển tập SIÊU QUỐC GIA TẠI HẢI NGOẠI và HIỂM HỌA PHƯƠNG BẮC. Cảm ơn Thầy Cô rất nhiều. Cuốn sách thật NẶNG, không chỉ vì nó dầy hơn 400 trang giấy tốt, mà còn vì nội dung thật phong phú và đa dạng.
Vào thời buổi @, sách báo in trên giấy trở nên yếu thế dần so với sách báo điện tử nhưng chỉ cần lật dăm bảy trang đã đủ cuốn hút người đọc tiếp tục lật tới những trang sau. Sách cho thấy tác giả có một kiến thức uyên bác về lịch sử do kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ dạy Sử và viết Sử. Hơn thế nữa, ông không chỉ kể lể sự kiện như những cuốn sách lịch sử thông thường mà còn nêu ra những điều mới mẻ dựa trên lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... Ông không viết về QUÁ KHỨ mà viết cho HIỆN TẠI và TƯƠNG LAI, viết cho thế hệ đi sau. Đã bước vào tuổi tám mươi nhưng văn phong của tác giả vẫn còn đầy chất lửa như tôi đã từng cảm thấy vào tháng 10/1964 khi bước vào lớp Cổ Sử Tây Phương trong buổi học đầu tiên tại Đại học Sư phạm Sài gòn. Thật đáng khâm phục và ngưỡng mộ, nhất là sau khi ông vừa cho ra đời cuốn sách dầy trên 800 trang, Bảo Đại-Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam.
Tuyển tập gồm hai phần chính, phần đầu là Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại với 10 bài viết về sinh hoạt của người Việt bên ngoài lãnh thổ Việt Nam sau năm 1975. Phần sau là Hiểm Họa Phương Bắc, nêu lên mưu độc của người Tàu từ hàng ngàn năm trước cho đến ngày nay. Trong sách, người đọc không chỉ thấy nhắc đến các danh nhân lịch sử quen thuộc mà con thấy nhắc tới các văn nghệ sĩ sau này. Do đó đọc sách sẽ thấy hấp dẫn hơn một quyển lịch sử thuần túy. Dù viết về đề tài nào người đọc cũng nhận thấy tác giả đúng là một sử gia chuyên nghiệp, luôn viết với tính khách quan và khoa học, ngay cả với tình hình chính trị phức tạp hiện tại. Và trong giọng văn của tác giả luôn phảng phất tình yêu quê hương dân tộc.
Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm SIÊU QUỐC GIA TẠI HẢI NGOẠI và HIỂM HỌA PHƯƠNG BẮC của Giáo sư Phạm Cao Dương với thân hữu.
Feb. 14, 2020
Vũ Công Hiển
(Dạy trung học tại San Francisco từ 1980 đến 2010)
_____________
Khởi đầu từ 30/4/1975 dân tộc Việt Nam ở miền nam của vĩ tuyến 17 mở ra một phong trào, kéo dài trong nhiều năm, chạy trốn đạo quân xâm lược của Cộng Sản Hà Nội. Biến cố này hé lộ ra sự hình thành nét đầu tiên của một Cộng Đồng Người Việt mà về sau Giáo Sư Phạm Cao Dương đặt tên là Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại và chính Giáo sư đã đóng góp một phần rất xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa.
Sau cuốn Đế Quốc Việt Nam phát hành năm 2017 thì hai năm sau Giáo Sư Phạm cao Dương lại cho ra mắt độc giả cuốn sách mới dưới dạng tuyển tập với tên gọi là Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại và Hiểm Họa Bắc Phương.
Nếu Đế Quốc Việt Nam là cuốn sách thuần sử thì cuốn Siêu Quốc Gia Việt Nam lại trải ra đầy ắp tình người của tác giả, tình yêu tổ quốc, tình yêu dân tộc, tình yêu quê hương, gây rất nhiều xúc động cho độc giả, giúp cho các thế hệ trẻ ý thức được khả năng trí tuệ tiềm tàng trong khối óc của dân tộc.
Nếu Đế Quốc Việt Nam đóng khung trong một thời gian mấy tháng thì Siêu Quốc Gia Việt Nam lại mở rộng viễn ảnh tương lai cho cộng đồng dân tộc ở Hải Ngoại. Những chi tiết trong nhiều lĩnh vực tiết lộ cho người đọc hiểu tác giả có một trí nhớ sâu sắc và lâu dài. Tất cả những điều này nâng giá trị cuốn sách lên một tầm cao nữa, rất quí để làm giàu thêm các ngăn sách trên đầu giường của con dân đất Việt nào còn nặng lòng với Quốc Gia Dân Tộc.
Chúng ta có thể dể dàng cảm nhận rằng phần u uất nhất của cuốn sách là phần Hiểm Họa Bắc Phương tập trung vào 215 trang , từ trang 159 đến trang 374, mà tác giả chia ra làm hai phần nhỏ hơn là (1) Hiểm họa mất nước hay là mưu độc ngàn năm của Người Tàu và (2) là Thực chất của mối tình cố cựu môi hở răng lạnh Hoa Việt.
Giáo Sư Phạm Cao Dương đã trình bày trong hai phần này tội ác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đối với đất nước và dân tộc Việt Nam. Nhờ đó các thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ và mai sau ý thức được rằng Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á suốt từ hơn 2000 năm qua đã là nạn nhân của một chính sách hủy diệt toàn diện của người Tàu. Trong khi đó thế giới Phương Tây, từ khi ĐCSTQ thống trị toàn bộ lục địa, mới có cơ hội sống thực nghiệm với Hán tộc kiêu căng, tàn ác và lại bị nhồi sọ bởi chủ nghĩa Mác-Lê-Mao. Vì lý do này các nước Phương Tây ngày nay mới giác ngộ rằng sự giàu có của Trung Cộng bây giờ không "tự động" dẫn nước này đến một nền chính trị dân chủ tự do thực sự như họ từng mong muốn.
Khi xem hết phần Hiểm Họa Bắc Phương này một ý nghĩ có thể vụt qua trong trí độc giả là, khi chỉ đơn thân độc mã chống lại giặc xâm lược Tàu trong suốt chiều dài của lịch sử bắt đầu từ thời Hai Bà Trưng và kéo dài cho đến ngày nay, thì dân tộc Việt Nam đã viết lên một trong những bản thiên anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử của loài người. Nhưng vào thế kỷ 21, Việt Nam không còn đơn độc trong cuộc chiến này nữa. Với truyền thống bất khuất chống xâm lăng của tổ tiên, bây giờ hậu duệ Việt Nam nên có một thái độ xử lý ra sao đối với hiểm họa Bắc Phương này. Chúng ta không có vũ khí hiện đại để tiêu diệt quân đội Trung Cộng nhưng chúng ta có quyền ủng hộ những giải pháp "đáp trả" triệt để, để tiêu diệt kẻ thù truyền kiếp này. Giải pháp công khai đó là ngày nay Đài Loan hăm dọa đánh sập đập Tam Hiệp và xóa sổ Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Vậy tình hình thế giới bây giờ là cơ hội ngàn năm một thuở để Việt Nam dấn thân tham gia giành lại Độc Lập và Tự Do.
Để cho sự tham gia này có những lý luận cơ bản vững vàng chúng ta nên nêu lên vài luận điểm như sau:
1/ Cho những ai mà "Lương tâm" còn áy náy vì giải pháp "đáp trả" đập Tam Hiệp thì họ nên tự an ủi bằng câu chuyện thường hay nhắc tới của một Tiền Kiếp của Đức Phật. Chuyện kể lại rằng người mà sau này sẽ trở thành Đức Phật, đã tung vũ khí để giết chết năm tên cướp có ác tâm ám hại hành khách trên một chiếc thuyền, với lời ước nguyện ngày sau, khi giác ngộ thành Phật sẽ cứu độ những tên cướp này. Và vì vậy năm tên cướp ngày trước trở thành năm vị đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật, thường được gọi là năm anh em Kiều Trần Như. Như thế Đức Phật là vị giáo chủ đã vạch ra cho chúng ta một con đường đi đúng đắn, miễn là chúng ta tin tưởng tiến lên.
2/ Đừng tưởng rằng người Việt Nam chỉ muốn đẩy một nửa số dân tộc Trung Hoa ra biển, nhưng ngược lại họ còn có những gợi ý tích cực như sau cho dân tộc Trung Hoa:
a/ Sau Thế Chiến Thứ Hai dân tộc Đức không còn tự xưng là dân tộc siêu đẳng đứng trên các dân tộc khác và có quyền thống trị họ.
b/ Dân tộc Nhật Bản phải chấp nhận một bản hiến pháp dân chủ và không có quyền có quân đội mà chỉ có lực lượng cảnh sát an ninh.
3/ Điều đáng tiếc là dân tộc Trung Hoa tự hào với nền văn minh 5 000 năm của họ nhưng không hề có lấy một phát minh lớn nào cả ngoại trừ thuốc súng và la bàn. Không phải Hán tộc ngày nay mới bị Hoa kỳ tố cáo cho toàn thế giới biết là tên ăn cắp tài sản trí tuệ và làm hàng nhái, mà từ xưa các dân tộc Bách việt đã từng biết những thủ đoạn lưu manh của quân bọn xâm lược Bắc Kinh này. Một thí dụ làm bằng chứng nổi tiếng nhất là người Tàu cố dấu nhẹm tên của một người Việt Nam bị quân Minh bắt làm tù binh vào đầu thế kỷ 15. Ông là Nguyễn An, một thiên tài ngành kiến trúc được giao cho nhiệm vụ điều khiển xây dựng Tử Cấm Thành của Bắc Kinh. Một đoàn khoa học gia người Đức đã khám phá ra bí mật này và làm phim đưa lên YouTube.
Điều mà loài người trên khắp thế giới dể dàng nhận thấy là Ấn Độ với dân số tương đương với Trung Quốc nhưng không bao giờ biểu lộ một chính sách ngoại giao hiếu chiến và ngang ngược như Trung quốc. Không biết là Đảng CSTQ có biết chọn sống chung hoà bình với nhân loại không, hay là muốn một nữa dân số của họ bị nhận chìm trong Biển Hoa Đông. Nhưng có một điều mà chúng ta biết chắc chắn là, không có một quốc gia nào trên thế giới chấp nhận sống chung với họ, nếu cuối cùng họ không bị đánh bại và bị chia năm xẻ bảy.
25 tháng 1/2020
Gs Nguyễn Đôn Phong
______________
Là một thành phần người tị nạn, tuổi đời trên chín mươi, tôi thấy cuốn sách này mỗi gia đình hay cá nhân người Việt Nam nào cũng cần có vì cuốn sách nói lên được hầu như tất cả *biến cố lịch sử đau thương* của dân tộc Việt Nam từ năm 1945 cho tới tận bây giờ và viễn tượng tốt đẹp trong tương lai như tác giả đã viết: "Biến đau thương thành sức mạnh".
Thuyền Nhân tị nạn Việt Nam với những cuộc vượt biên, vượt biển đầy gian nguy, tìm sự sống trong cái chết, phần sống ít hơn phần chết của họ, đã đánh động lương tâm nhân loại khiến cho các nước trên thế giới đã mở rộng vòng tay đón nhận chính thức thêm nhiều đợt tị nạn người Việt khác trong hàng chục năm như các diện HO, Bảo lãnh, con lai... sau này. Đây cũng là đề tài chính được tác giả và nhất là người họa sĩ đã dùng để trình bày cả bìa trước lẫn bìa sau của cuốn sách, với hình ảnh con tầu chao đảo gần chìm giữa biển khơi và như đàn chim vỡ tổ bay tứ tán... khiến cho tác phẩm mang nhiều ý nghĩa mà mọi người nên tìm đọc vì ai cũng có thể thấy một phần của đời mình hay của người thân yêu của mình trong đó. Chúng ta từ đâu đến? Vì sao? Lại có mặt hôm nay tại đây?
Chính những sự hy sinh đi tìm sự sống trong cái chết đã làm Huyền thoại CSVN bị sụp đổ ...
Tháng 1/2020
Lão ông Vũ Đình Hậu
______________
Nhận được tin Giáo Sư Phạm Cao Dương mới phát hành một tác phẩm mới, một tuyển tập mang nhiều tâm tư về hiện tình đất nước và dân tộc Việt Nam với một quan niệm có tính cách rất là tích cực cho một giải pháp về Việt Nam, “Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại & Hiểm Hoạ Bắc Phương“ tôi đã order quyển sách này vào cuối tháng 11 nhưng mãi đến giữa tháng 12 mới nhận được sách vì Lulu Press cho biết sách đã bán hết sau đợt phát hành đầu tiên.
Về hình thức, quyển sách đã gây ấn tượng với bìa trước được trình bầy rất trang nhã với hình ảnh một đàn chim “Lạc Việt“ tung cánh bay khắp địa cầu và bìa sau là hình ảnh của đàn chim đang hướng dẫn con tầu vượt biển trong tình trạng rất hiểm nguy đi tìm sự sống trong cái chết nơi miền đất vô định, sống kiếp lưu vong.
Về nội dung, quyển sách dầy 452 trang gồm có hai phần chính: Sự Hình Thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại và Hiểm Hoạ Bắc Phương. Ngoài ra, tác giả còn viết thêm một phần phụ về thực chất mối liên hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa và phần phụ lục giới thiệu về những nhận định về hai tác phẩm mới của tác giả và các môn sinh.
- Phần Thứ Nhất: Sự Hình Thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại
được giới thiệu bằng những câu chuyện đau thương của một thế hệ những người sinh ra giữa thập niên 30 trong thế kỷ thứ 20, chỉ trong vòng hơn 10 năm, một thế hệ đang được hưởng một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cùng gia đình, bỗng nhiên bị ném vào cơn bão của lịch sử để rồi sau đó lan tỏa ra trên toàn cõi nước Việt Nam, kết quả là không biết bao nhiêu ngàn người Việt đã bị đẩy ra khỏi đất nước của mình sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm Việt Nam trong nhiều tình huống khác nhau.
Dưới sự nhận định của G.S. Phạm Cao Dương, tác giả đã có một cái nhìn hết sức lạc quan là cái hậu quả đó lại là một điều tốt lành: Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại trở thành một Siêu Quốc Gia Hải Ngoại với sự đóng góp của những người có trách nhiệm ngay từ buổi đầu tiên và sự vươn lên của những nhân tài Việt Nam của những thế hệ tiếp nối.
Tác giả đã dẫn dắt người đọc qua những sự kiện lịch sử bằng lối văn kể truyện qua rất nhiều chương trình hội thảo trên đài truyền hình và báo chí giúp cho mọi thế hệ có thể hiểu được qua lối trình bầy rất giản dị và dễ hiểu.
- Phần Thứ Hai: Hiểm Hoạ Bắc Phương.
Người Tầu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam, không bao giờ ngưng những âm mưu thâm độc để thực hiện chủ trương bá quyền để Thêm vào đó, hiểm họa diệt vong đã được sự tiếp sức của những phần tử bán nước, sẵn sàng làm nô lệ cho Tầu chỉ vì lợi ích cá nhân, phe nhóm, không nghĩ đến một đất nước đã được xây dựng và bồi đắp, bảo vệ bởi Ông, Cha chúng ta hàng ngàn năm nay.
Ngoài ra, tác giả còn có hai phần phụ viết về thực chất mối liên hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa và giới thiệu những nhận định về hai tác phẩm mới của tác giả và một số kỷ niệm của tác giả về các môn sinh.
Xin cảm ơn G.S. Phạm Cao Dương, dù tuổi đã cao trên 80, sức khỏe không hoàn hảo, nhưng với tấm lòng yêu nước mãnh liệt với dân tộc, đã bỏ biết bao nhiêu tâm huyết, thời gian để hoàn thành quyển sách này giúp cho các thế hệ trẻ có một niềm tin vào tương lai sáng lạn cho một Siêu Quốc Gia Việt Nam.
Thành thật tri ân sâu xa và trân trọng trước sự hy sinh vô bờ bến của G.S. Phạm Cao Dương trong việc đóng góp vào sự tồn vong của dân tộc Việt Nam và là ngọn đuốc soi đường cho các thế hệ trẻ tại hải ngoại.
Tháng 12 / 2019
Học trò của Thày
Nguyễn Trường Hy
______________
Cuối năm 2019, giáo sư Phạm Cao Duong gửi tới người đọc VN một tuyển tập mới , nội dung mang nhiều trăn trở về hiện tình quê hương dân tộc VN với hướng nhìn tích cực về một tương lai xán lạn : Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại & Hiểm Hoạ Bắc Phương.
Sách gồm 452 trang với bìa được trình bày trang nhã : bìa trước với đàn chim Lạc Việt tung cánh khắp muôn phương, bìa sau cũng có đàn chim Lạc Việt dẫn dắt con tàu vượt biển trùng khơi đi tìm miền đất lành.
Nội dung tuyển tập gồm hai phần chính, cũng là hai chủ đề người Việt yêu nước quan tâm hàng đầu; đó là Cộng Đồng Việt Hải Ngoại và Hiểm Hoạ Mất Nước hay là mưu độc ngàn năm của người Tàu.(trang 17-253)
Ngoài ra còn phần phụ thêm viết về thực chất mối liên hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa. ( trang 255-373 )
Đặc biệt có một phần Phụ Lục cuối tác phẩm giới thiệu những nhận định về hai tác phẩm mới của tác giả và một số kỷ niệm của tác giả và các môn sinh .( trang 375-448 )
Xin phép được giới thiệu về hai nội dung chính của tác phẩm :
A. Phần thứ nhất : Sự hình thành Siêu Quốc Gia Việt Nam tại Hải Ngoại
Đây là phần tác giả " tâm tình " cùng độc giả, bởi nội dung bao gồm những sự kiện do chính tác giả mắt thấy tai nghe. Bằng lối văn " kể truyện ", giáo sư Phạm Cao Dương giải thích từ ngữ Siêu Quốc Gia Việt Nam được dùng cho tựa sách. Tác giả đã dẫn dắt người đọc những sự kiện lịch sử Việt Nam của thập niên 30, 40 của thế kỷ 20 bằng chính kinh nghiệm thực tế của mình. Các bạn trẻ của thế kỷ 21 có thể dùng những " truyện kể " này làm những sử liệu giá trị cho các công trình nghiên cứu về lịch sử VN giai đoạn thế kỷ 20.
Tôi chợt nghĩ, phần thứ nhất của tác phẩm mang hình thức " sử liệu truyền khẩu ", chọn lọc từ những bài phát biểu của tác giả trong các buổi hội thảo hay trên báo chí, thật giản dị và đi thẳng vào nội dung mỗi vấn đề, để các bạn trẻ hải ngoại và cả trong nước thông hiểu và ghi nhớ rất dễ dàng trong hoàn cảnh nào Siêu Quốc Gia Việt Nam đã hình thành và phát triển.
Cũng vì vậy, cuối mỗi bài viết trong phần thứ nhất, chúng ta không thấy phần ghi chú các Thư Tịch, bởi nội dung mỗi bài đã là nguồn sử liệu. Chỉ duy nhất hai bài 8 và 9 có phần Thư tịch để dẫn giải và làm rõ thêm nội dung bài viết của tác giả.( trang 135 và trang 149 )
Với phần thứ nhất, tác giả đã tin tưởng một tương lai " vẻ vang dân Việt ", sẽ xây dựng Cộng Đồng VN Hải Ngoại vững mạnh và sau này khi hoàn cảnh và thời thế thuận tiện, sẽ góp phần xây dựng một nước Việt Nam tự do hoà bình, thịnh vượng và nhân bản.
B. Phần thứ hai và thứ ba:Hiểm Hoạ Mất Nước (mưu độc ngàn năm của người Tàu) & Thực chất của mối tình cố cựu môi hở răng lạnh Hoa-Việt
Đây là chủ đề người Việt yêu nước đều đang quan tâm và ưu tư trong tình trạng quốc gia Việt Nam còn trong tay bọn bán nước Cộng sản Việt Nam vì lợi ích phe nhóm ( Đảng CSVN ) mà cam tâm sẵn sàng làm nô lệ cho Tàu, không hề đếm xỉa đến quê hương dân tộc. Tác giả đã dùng nhiều nguồn sử liệu dẫn chứng mưu thâm và chủ trương bá quyền hiểm họa phương Bắc của Tàu từ ngàn xưa tới ngày nay.
Để dẫn chứng những nhận định hiểm họa mất nước là có thật, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn sử liệu với ghi chú thư tịch rõ ràng dưới mỗi bài viết để giúp các bạn trẻ Việt Nam dễ tra cứu và thẩm định.
Vô cùng cảm kích và trân trọng tâm huyết của giáo sư Phạm Cao Dương, ở tuổi ngoài 80 sức khỏe không tốt nhưng với tấm lòng vì quốc gia dân tộc, giáo sư đã bỏ nhiều thời gian và công sức đem kim chỉ nam và niềm tin cho tuổi trẻ Viêt Nam một viễn ảnh tốt đẹp tương lai qua tác phẩm Siêu Quốc Gia Việt Nam.
Tháng 11/2019
Học trò của thày,
Lưu anh Dũng
_________
Một buổi trưa đẹp trời, ông bà Giáo Sư Phạm Cao Dương và Khánh Vân đến thăm, mang tặng vợ chồng tôi một món quà quý giá và thật ý nghĩa! Đó là Tuyển Tập "SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM tại hải ngoại và HIỂM HOẠ BẮC PHƯƠNG" mới vừa in xong! Thật lòng mà nói, Giáo Sư Phạm Cao Dương, năm nay đã có số tuổi 84, trải qua mấy cuộc giải phẩu, sức khoẻ không được tốt lắm... Thế mà vẫn mang hoài bảo chuyển lửa cho thế hệ đàn em về những suy tư và vốn liếng hiểu biết của mình qua tình tự dân tộc của lòng yêu tổ quốc thiết tha...
Tuyển tập, nhác trông như một tác phẩm tiểu thuyết, nhưng thật sự nó chứa đựng một kho tàng lịch sử trải dài gần thế kỷ cuộc đời tác giả. Nhìn đề tựa cuốn sách, ta liên tưởng đến một giai đoạn lịch sử đau thương nghiệt ngã suốt thời gian chuyển tiếp từ Phong Kiến - Đế Quốc - Cộng Sản mà toàn thể nhân dân Việt Nam phải gánh chịu, cho đến một ngày phải tìm cách dứt áo trốn chạy khỏi tổ quốc, sống kiếp lưu vong!
Dân Do Thái vì sao phải bị lưu lạc khắp nơi và cuối cùng cũng có được một quốc gia, nhưng số người Do Thái sinh sống hầu hết các nước trên thế giới mới chính là lực lượng nòng cốt của Siêu Cường Do Thái! Sau ngày 30-4-75, con dân Việt Nam, dù không bị mất nước như Do Thái, nhưng đã bị chủ thuyết Cộng Sản và người Cộng Sản xâm chiếm khống chế. Vì thế làn sóng vượt biên tìm tự do, tìm đất dung thân diễn ra thật thê thảm. Suốt hành trình "tìm cái sống trong cái chết" suốt mấy chục năm qua, giờ đây dân Việt Nam có mặt hầu hết trên toàn thế giới. Mặc dù thời gian chưa đầy nửa thế kỷ, nhưng con dân của Hùng Vương đã vươn lên, đã có chổ đứng trên các nơi họ định cư... Người Việt Nam đang và sẽ là "SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM hải ngoại"! Giáo Sư Phạm Cao Dương đã cho ta một khái niệm, một ý tưởng và một cái tên thật sự có ý nghĩa! Tác giả còn kèm theo sau cái tên - Siêu Quốc Gia Việt Nam tại hải ngoại - chữ "và" để nhấn mạnh thêm một hiểm hoạ kinh hoàng suốt từ khi Vua Hùng dựng nước cho đến nay: HIỂM HOẠ BẮC PHƯƠNG!
Sách dày 448 trang, chưa kể bìa in trình bày trang nhã với một đàn chim "Lạc Việt" tung cánh khắp địa cầu. Trang đầu tiên, tác giả ghi mấy câu: "Nếu trong thế kỷ 19, một học sinh người Anh được học rằng: - Mặt trời không bao giờ lặn trên Đế Quốc Anh - Thì sang Thế Kỷ 21, Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, một học sinh Việt Nam sẽ được học rằng: Mặt trời không bao giờ lặn trên những miền đất có người Việt Nam cư ngụ!
Mà quả thật là như vậy! Ngay bây giờ là năm 2019, người Việt Nam lưu lạc khắp mọi quốc gia trên thế giới. Họ đang làm lại cuộc đời và chuyển mình theo thế con chim Lạc Việt tung khắp muôn nơi. Mặt trời Úc đang chiếu rọi thì ở Hoa Kỳ đang buổi tối. Bây giờ chúng ta xem thử tác giả muốn nói với thế hệ mai sau những gì và tại sao con dân Việt lại phải ra đi lập nghiệp khắp địa cầu; tại sao giặc Tàu phương Bắc là mối hoạ chung thân!
Sách gồm có 4 Chương: Chương Thứ Nhất có nội dung: Biến đau thương thành sức mạnh - Sự hình thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam hải ngoại. Chương Thứ Hai có nội dung: Hiểm hoạ mất nước hay là mưu độc ngàn năm của Người Tàu. Chương thứ Ba nói về thực chất của mối tình cố cựu môi hở răng lạnh Hoa Việt. Chương Thứ Tư là Phụ lục...
Trong "Lời Mở Đầu" tác giả thố lộ về Tuyển Tập nầy được truy lục những bài tác giả viết từ trước năm 1975 cho đến bây giờ. Tác Giả tuyển chọn các bài giá trị theo thời gian để hậu thế theo dỏi liên tục tiến trình lịch sử qua những giai đoạn mà dân tộc Việt Nam phải gánh thương đau và hậu quả của nó! Bài hát "Vang Vang tình Việt Nam" của Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng được lồng trong Lời Mở Đầu như một tóm tắc gởi gấm của tác giả cho hậu thế:
"Ông cha ta mài miệt
Vượt sóng gió hiểm nghèo
Trong bao điều tha thiết
Là tiếng nói mang theo
Ta yêu thương gìn giữ
Tình Việt Nam thiêng liêng
Tình núi hoa sông gấm
Trong bóng dáng mẹ hiền..."
Đây là tuyển tập một số những bài tác giả viết trước và sau năm 1975. Những bài này được lựa chọn chung quanh hai vấn đề chính mà người Việt hiện đang phải đối diện. Đó là sự hình thành và phát triển của Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại như một cơ hội ngàn năm một thuở của Nòi Giống Việt Nam sau cuộc chiến dài 30 năm (1945 - 1975), tiếp theo là cuộc di cư tị nạn đầy chết chóc, đau thương và nước mắt sau Biến Cố 30 tháng Tư 1975, với hơn nửa triệu người vùi thây ngoài biển cả và hiểm họa triền miên của người Tầu.
Tuyển tập này nhằm hướng đến các thế hệ trẻ với lòng kỳ vọng vào tương lai lâu dài của Dân Tộc, để cùng nhau tin tưởng là “Chừng nào mặt trời còn mọc, nòi giống Việt sẽ mãi mãi trường tồn và luôn luôn đứng thẳng, đứng vững như những con người nhân bản, tự do, tự chủ, dựa trên Đạo Làm Người”.
Tác giả lựa những bài quan trọng đối với sự phát triển và tồn vong của đất nước và dân tộc Việt Nam hiện tại, có nhiều người muốn đọc và phần nào cũng là những suy tư riêng của tác giả trong việc tìm hiểu lịch sử, xã hội và văn hóa nước nhà cũng như về Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại. Những bài này được lựa chọn xoay quanh hai chủ đề chính mà người Việt đang phải đối diện là sự hình thành của Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại mà tác gỉa gọi là Siêu Quốc Gia Việt Nam và Hiểm Họa Ngàn Năm của người Tầu hiện đang có cơ tái diễn và nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Sự hình thành của Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại có thể coi như “Thiên Thư định phận lần thứ hai” trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau định phận lần thứ nhất một ngàn năm trước, ở thời Nhà Lý với Lý Thường Kiệt, nhưng có tầm vóc lớn hơn nhiều vì nếu ở thời Nhà Lý khoảng không gian Trời dành cho dân tộc Việt Nam chỉ bao gồm có một nửa lãnh thổ Việt Nam hiện tại mà Thượng Hoàng Trần Nhân Tông gọi là bằng bàn tay khi thấy Vua Trần Anh Tông triều phong tước hiệu cho quá nhiều người, thì từ sau năm 1975, sau khi bị đẩy tung ra khắp thế giới không nơi nào là không có người Việt cư ngụ, để từ sau năm này, thay thế cho các học sinh người Anh, các trẻ em Việt Nam có thể hãnh diện được học rằng: “Mặt trời không bao giờ lặn trên những miền đất có người Việt Nam cư ngụ ”.
Phần thứ nhất này được khởi đầu bằng bài “Biến đau thương thành sức mạnh”. Bài này cũng được mở đầu bằng câu chuyện đau thương của một thế hệ, thế hệ của những người sinh ra giữa thập niên ba mươi của thế kỷ trước, Thế Kỷ 20, trước sau trên dưới chục năm, một thế hệ đang từ một cuộc sống tương đối yên bình, hạnh phúc, đã bỗng dưng bị cuốn hút vào những cơn lốc kinh hoàng của lịch sử nước nhà cũng như lịch sử của cả nhân loại, để sau đó bị bẩy tung ra khắp thế giới trong nhiều chục năm sau biến cố 1975, đã liên tục tranh đấu vượt mọi khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, nhục nhằn để sống còn, sống với đầy đủ phẩm giá của con người và hướng về tương lai lâu dài cho chính mình, cho con cháu mình và rộng ra là của cả dân tộc.
Câu chuyện mặc dù vô cùng bi thảm nhưng tác giả tin là có hậu và cái hậu đã bắt đầu ló dạng. Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại đã mang nhiều hứa hẹn là sẽ trở thành một tập thể đặc biệt của nhân loại mà, như trên đã nói, tác giả gọi là Siêu Quốc Gia Việt Nam ở Hải Ngoại với tất cả những ưu và nhược điểm của nó mà thế hệ của chúng tôi, do định mạng của dân tộc, đã có may mắn và từ đó trách nhiệm được góp phần vào sự thành hình ngay từ những ngày đầu.
Phần thứ hai được dành cho Hiểm Họa Phương Bắc với những âm mưu thâm độc đã có từ ngàn năm trước, từ thời Hai Bà Trưng với “Cột Đồng Đông Hán của Mã Viện” của người Tầu, đang tái diễn ở trong nước, cả trên đất liền lẫn ngoài biển cả. Hiểm họa lần này vô cùng độc hại vì cả mục tiêu lẫn cách thức thực hiện của nó. Về mục tiêu, một mặt nó đe dọa sự tồn vong của chính con người của nòi giống Việt ngay trên chính quốc của mình.
Đây là một "Tuyển Tập" được tác gia giành thời gian lục lọi gần thế kỷ và đem hết tâm trí gởi vào. Một cuốn sách nặng chứa bao nhiêu điều mà lịch sử đau thương Việt Nam trải qua đã đang và sẽ còn gánh chịu... Nó là tài liệu quý giá cho hậu duệ trong biên khảo và truy lục. Xin chân thành giới thiệu cùng toàn thể mọi người quan tâm muốn tìm hiểu và khảo cứu!
Xin cám ơn Giáo Sư Phạm Cao Dương đã ưu ái tặng sách - Chúc Giáo Sư và Bà Nhà, GS Khánh Vân, nhiều sức khoẻ và hạnh phúc!
Quý vị quan tâm nên vào trang nhà phía dưới để tìm hiểu thêm, hoạc liên lạc trực tiếp với tác giả qua:
Email:
http://www.lulu.com/shop/duong-cao-pham/sieu-quoc-gia-viet-nam/paperback/product-24308078.html
Ngày 14-11-2019
letamanh
SIEU QUOC GIA VIET NAM
Par Duong Cao Pham
Couverture souple, 448 Pages
Prix : 19,29 € (HT)
SIEU QUOC GIA VIET NAM TAI HAI NGOAI la danh xung tac gia dung de goi Cong Dong Nguoi Viet Hai Ngoai The Ky 21, Thien Nien Ky Thu Ba.
Tuyen tap nay duoc lua chon chung quanh hai van de chinh nguoi Viet dang phai truc dien: Su hinh thanh cua Cong Dong Viet Nam Tai Hai Ngoai nhu co hoi ngan nam mot thuo cua Noi Giong Viet Nam sau Cuoc Chien 30 Nam (1945-1975), tiep theo la cuoc ti nan day chet choc, dau thuong sau Bien Co 30 thang Tu 1975, voi hon nua trieu nguoi chet ngoai bien ca va Hiem Hoa Ngan Nam cua Nguoi Tau.
Pham Cao Duong, Tien Si Su Hoc, Paris-Phap, truoc nam 1975 la giang su tai Dai Hoc Su Pham va Dai Hoc Van Khoa Saigon. Sau 1975, Ong giang day ve Lich Su,
Van Hoa VN tai cac Dai Hoc California, nhu UCLA, UCI … Ong la tac gia nhieu tac pham bang tieng Viet, Phap va Anh, tu truoc 1975, trong do co Truoc Khi Bao Lut Tran Toi: Bao Dai- Tran Trong Kim va De Quoc Viet Nam, Amazon, 2018 va Vietnamese Peasants Under French Domination, UC Berkeley va University Press
of America, 1985.
http://www.lulu.com/shop/duong-cao-pham/sieu-quoc-gia-viet-nam/
Đăng ngày 19 tháng 11.2019