banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Gần 40 năm tôi mới về lại nơi chôn nhau cắt rún. Bản đồ thôn xóm vẫn nằm trong trí óc nhưng tôi không thể nào tự tìm lối về nhà. Khi xe chạy qua mấy con đường mòn trong xóm mà năm xưa tôi thả bộ đến trường, tôi không nhận ra nơi nào hết. Khóm trúc, bụi tre cũng theo thời đại công nghiệp mà mai một đi. Những cánh đồng vô tận mà tôi từng thả diều, đánh gòng, đá banh với bạn hàng xóm nay đã mọc lên những hãng xưởng và  khu nước thải vô trách nhiệm. Bạn bè trong xóm giờ chỉ còn hình trên bàn thờ với bằng tuyên dương liệt sĩ. Ngôi trường làng năm nào nay đã thành dãy nhà lầu 2 từng nhưng dường như không người chăm sóc. Mái ngói đỏ tươi trộn lẫn tường đen đúa cũng đã tự nói lên “lòng yêu nghề mến trẻ “ của nền giáo dục hiện thời. Những thửa ruộng bị bỏ hoang do nước tràn ngập không lối thoát do sự xây rảnh vô trách nhiệm của người quyền cao chức rộng. Dân làng vẫn chạy cơm từng bữa nhưng những căn nhà tạm bợ trong thời chinh chiến đã được thay bằng những căn nhà tường vôi mái ngói đỏ tươi. Các em học sinh ở miền quê có lẻ vất vả hơn xưa, vẫn lội bộ đến trường và cha mẹ chạy lo tiền học phí.

tranlamphat

Về thăm đất Mẹ

Bốn mươi năm trở về thăm đất Mẹ
Nơi thôn làng ngỏ rẻ đã đổi thay
Nhớ hàng tre gốc trúc hàng ngày
Con đường nhỏ kéo cày hai buổi

Nay trở về như cơn gió thổi
Đứng lặng nhìn bối rối tâm can
Cánh đồng xưa không thể bỏ hoang
Đã thay thế bằng làng công nghiệp

Dân trong làng ngày đêm nhộn nhịp
Gắng gồng lên đuổi kịp miếng ăn
Nhìn dân làng sao quá nhọc nhằn
Đã mất hết đồng bằng ruộng rộc
Ngôi trường xưa lợp bằng ngói móc
Nay thành lầu đã mọc vươn cao

Những năm xưa đã vụt qua mau
Nhưng vẫn thấy nao nao trong dạ
Dân nơi đây vẫn một lòng một dạ
Vẫy tay chào người mặt lạ về quê!

Trảng bàng
20-11-2011

Trần-Lâm Phát